vovinhivi

Khôi phục lễ rước Sĩ Nhiếp “Nam Giao học tổ”

6 bài viết trong chủ đề này

Bắc Ninh:

Khôi phục lễ rước Sĩ Nhiếp “Nam Giao học tổ”

(Dân trí) - Lễ rước và tế Thánh Vương Sĩ Nhiếp tại lăng và đền ở thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã được khôi phục lại trong dịp Tết Kỷ Sửu sau 66 năm vắng bóng.

Posted Image

Cổng vào lăng Sĩ Nhiếp ở huyện Thuận Thành. (Ảnh: dongtac.net)

Các nghi lễ đã tập trung tái hiện nét văn hoá lịch sử truyền thống, giúp cho người dân hiểu, biết và tưởng nhớ tới công lao của ông. Từ năm 1943 trở về trước, hằng năm nhân dân trong vùng đều tổ chức lễ rước và các nghi lễ hoàn chỉnh, song, do nhiều lý do khác nhau, hoạt động này đã gần như bị lãng quên.

Sĩ Nhiếp (137 - 226) là Thái thú đất Giao Chỉ vào thời Bắc thuộc từ năm 187 đến năm 226, phong là Long Độ Đình Hầu, đóng đô tại thành Luy Lâu. Ông là một vị quan cai trị có tài, có công phát triển văn hoá cho người Việt và được giới Nho học phong kiến Việt Nam sau này suy tôn là một trong những nhân vật mở đường cho Nho giáo ở Việt Nam, coi là “Nam giao học tổ”.

Ông là người đặt nền móng cho nền văn minh Đại Việt sau này, người đầu tiên mở trường dạy chữ Hán. Lợi dụng nhà Hán suy yếu, ông đã xây dựng Luy Lâu sầm uất như một kinh đô của nước độc lập. Thời kì này cả nước Hán loạn lạc liên miên nhưng vùng đất của Sĩ Nhiếp cai trị vẫn thái bình thịnh trị.

Đại Việt sử kí toàn thư xếp thời này là một triều đại riêng của nước ta, gọi là kỉ Sĩ Vương. Sĩ Nhiếp đã biến chùa Dâu thành trung tâm phật giáo lớn và cổ xưa nhất nước ta được các tăng sĩ Ấn Độ trực tiếp đến truyền giáo.

Chu Thanh Vân

TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông là người đặt nền móng cho nền văn minh Đại Việt sau này, người đầu tiên mở trường dạy chữ Hán. Lợi dụng nhà Hán suy yếu, ông đã xây dựng Luy Lâu sầm uất như một kinh đô của nước độc lập. Thời kì này cả nước Hán loạn lạc liên miên nhưng vùng đất của Sĩ Nhiếp cai trị vẫn thái bình thịnh trị.

Văn miếu ngày xưa thờ Khổng Tử - Vua Thanh gửi tấm hoành phi ghi "Vạn Thế Sư biểu", nay bỏ thờ Chu Văn An. Vậy nay công nhận Sĩ Nhiếp là Nam Giao Học Tổ thì Khổng Tử còn là cụ nội tằng tổ của Sĩ Nhiếp thì cũng phải thờ ở đâu chứ nhỉ?

Thờ Khổng Tử xong thì phải giới thiệu học thuật Trung Hoa chứ nhỉ, để cho nó có tinh thần khoa học, nhất quán: Và băt đầu dạy: Con Long Mã hiện trên sông Hoàng Hà Vua Phục Hy làm ra Hà Đồ, con Thần Qui hiện trên sông Lạc Thủy mang Lạc Thư vua Vũ tìm ta Ngũ hành...Híc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông là một vị quan cai trị có tài, có công phát triển văn hoá cho người Việt

ở Việt Nam, coi là “Nam giao học tổ”.

Anh Thiên Sứ thấy chưa, ông ta là tổ sư của sự học ở nước ta đấy! Không có ông ta thì nước nhà làm gì có văn hóa với chả văn hiến, có lẽ đến bây giờ, tôi với anh còn cởi trần đóng khố, ăn ốc, ăn sò thay cơm! (vì nghe nói ông ta còn dạy dân mình trồng lúa cơ mà, nếu không thì còn ăn ốc sò dài dài)! Công to ghê gớm! Tôn vinh là phải rồi!

Tôi ngậm ngùi cho cái đề xuất 5000 năm văn hiến Lạc Hồng một thời huyền vĩ ở phía nam sông Dương tử của anh quá!

" Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột.

Vạch trời kêu mà tuốt ... chữ ra!"

(thơ Phan Bội ... Vô Trước)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày xưa, khi tên đại tá thực dân Hăngri Rivie (kẻ hạ thành Hà Nội khiến Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành) bị nghĩa quân phục kích gết chết ở cầu Giấy (Hà Nội), mấy thằng cha quan triều đình bắt dân đến viếng, đọc văn tế. Bài văn tế được dân viết như sau:

" Nhớ ông xưa

Tóc ông quăn

Râu ông đỏ

Mũi ông lõ

Đít ông cưỡi lừa

Mồm ông huýt chó

Ai ngờ chúng chém cổ ông đi

Đầu ông nó mang đi

Thây ông nó để đó

Chúng tôi vâng mệnh triều đình

Tế ông

Chuối một buồng

Trứng một ổ

Ông ăn cho no

Ông nằm cho yên

Khốn nạn thân ông

Đéo mẹ cha nó!"

Không biết trong cái lễ rước vị tổ sư văn hóa Đại việt này, bài văn thế nào nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyện người ta bào Sĩ Nhiếp dạy dân Việt trồng lúa, không phải chỉ những thằng ngu trong nước tin điều đó. mà Nguyễn Ngọc Ngạn trong Thủy Nga Pari cũng nói như vậy khi dẫn chương trình, làm tôi điên lên vứt cái CD ấy đi rồi *.

Sao nhiều thằng ngu thế không biết! Những lý do sau đây chứng tỏ Sĩ Nhiếp không thể dạy dân ta trồng lúa nước:

- Nếu dân Việt trước đó không biết trồng lúa nước thì việc trồng lúa nước làm lương thực phải thay đổi thói quen ẩm thực của cả một dân tộc. Đây là cái láo thứ nhất.

- Trồng lúa nước không phải là văn minh phương Bắc.

- Trồng lúa thì phải có phương tiện sản xuất là trâu. Sĩ Nhiếp nhập cảng trâu ở Ấn Độ về chăng?

Còn việc Sĩ Nhiếp dạy dân ta học thì đó là một bằng chứng rất sắc sảo chứng tỏ sự thống nhất về chữ Viết trong đế chế Hán để tiện việc giao dịch giữa dân bản xứ và chính quyền đô hộ ngoại tộc. Cũng như chính phủ Bảo hộ Pháp mở trường thông ngôn vậy. Hàng ngàn năm đô hộ, chữ Việt cổ mất dần. Nên chữ Hán lên ngôi. Không lẽ tất cả thằng nào dạy tiếng nước ngoài ở Việt Nam đều tôn là tổ sư hết.

Ông ăn cho nó.

Ông ngủ cho yên.

Khốn nạn thân ông.

Đéo mẹ cha nó.

Cái này cũ Nguyễn Khuyến mần thơ chứ không phải tôi phạm nội quy diễn đàn ạ.

-------------------

* Thúy Nga Pari nhiều lần múa minh họa liên quan đến cổ sử cũng có "ở trần đóng khố", Nguyễn Ngọc Ngạn cũng nhiều lần nói đến văn minh sông Hồng. Sao thống nhất thế không biết. Đúng là được "Cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ". Híc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sĩ Nhiếp được phong vương , ấy là cái khôn của người Việt ta. :angry:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay