Thiên Sứ

VẦN ĐỀ CỘI NGUỒN VIỆT TỘC,

1 bài viết trong chủ đề này

VẦN ĐỀ CỘI NGUỒN VIỆT TỘC.
Thưa quý vị và các bạn.
Cội nguồn Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến (2879 tr CN - 2019 sau CN), một thời huyền vĩ bên bớ Nam sông Dương Tử. Nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn. Đông giáp Đông hải, Tây giáp Ba thục. Lập quốc vào năm Nhâm Tuất, thứ 8, vận 7, Hội Ngọ. Tức 2879 tr. CN. Từ ngàn xưa, những người con dân Việt luôn tin tưởng điều này. Nhưng ngày nay, rất nhiều người cố đưa ra những cái gọi là "cơ sở khoa học", để chứng minh điều ngược lại và phủ nhận cội nguồn Việt tộc. Khiến cho, những thế hệ tiếp nối của dân tộc Việt ko biết cội nguồn Việt tộc từ đâu.
Đây chình là nguyên nhân để TTNC Lý học Đông phương và TT Minh triết Việt tổ chức một buổi tọa đàm về "Cội Nguồn Việt sử".
Sự thành công của cuộc Tọa Đàm này, với tôi chỉ giới hạn ở chỗ: Lần đầu tiên tiếng nói chứng minh "Cội nguồn Việt sử" được công khai. Để tiếp tục tìm về cội nguồn Việt sử, tôi đưa lên đây các bài viết của Tiến Sĩ Nguyễn Lê Anh liên quan đến vấn đề này, và phân tích của tôi để quý vị và các bạn tham khảo.
Các bài viết tiếp theo của Tiến Sĩ Nguyễn Lê Anh và các bài bình luận, phân tích của tôi, sẽ thể hiện ở phần comment.
Trong khi bài viết chưa hoàn tất, tôi rất cảm ơn, nếu quý vị và các bạn KHÔNG BÌNH LUẬN chen vào giữa. Có thể tôi buộc phải xóa bài. Mong quý vị và các bạn thông cảm.
BÀI THỨ NHẤT CỦA ÔNG LÊ ANH.

Lịch sông

20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Khi ấy Vịnh Hạ Long là đồng bằng có cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh. Mực nước biển bắt đầu dâng cao dần cho tới khoảng 10 nghìn năm về trước thì mực nước biển chỉ còn thấp hơn hiện nay 35m; đồng bằng Hạ Long chìm sâu dưới mực nước biển, nhưng đồng Bằng Bắc bộ như chúng ta biết ngày nay thì vẫn còn khô ráo và là rừng rậm nhiệt đới nguyên thủy cây cối cao lớn. Mực nước tiếp tục dâng trong vòng 4000 năm tiếp theo, và khoảng 6000 nghìn năm trước đây thì nước biển dâng tới Phú Thọ, nhấn chìm đồng bằng Bắc Bộ khi ấy xuống độ sâu trung bình khoảng 15m dưới mực nước biển. Trong suốt 6000 năm qua phù sa sông Hồng bồi đắp vịnh này thành ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đè lên đồng Bằng bắc Bộ cũ ở độ sâu tới khoảng 25m tinh từ mặt đất.

Như vậy 6000 năm về trước mực nước biển dâng cao, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ hiện nay là vịnh có độ sâu trung bình khoảng 25m. Bờ biển vào tới chân núi Ba Vì, qua Phú Thọ rồi men theo chân dãy núi Tam Đảo. Dòng Hải Lưu chảy theo hướng ngược chiều kim đồng Hồ tạo ra dòng nước chảy từ phía Quảng Ninh về Thanh Hóa.

Sông Thao chảy giữa và chia vùng núi phía Bắc của Việt Nam thành hai phần, phần Tây Bắc và phần Đông Bắc. Hai vùng núi này có chế độ mưa khác nhau. Tây Bắc là lưu vực của sông Đà, và Đông Bắc là của sông Lô. Cả hai vùng này đều ở độ cao hơn 1500m gồm nhiều đỉnh núi cao hơn 2000m, thậm chí hơn 3000m. Chính vì thế động năng (tức tốc độ dòng nước và lưu lượng) của sông Đà và sông Lô rất lớn.

Sông Thao bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam thuộc Trung Quốc ở độ cao 1776 m và chảy khoang 600km tới Việt Trì rồi hợp nhất với sông Đà và Sông Lô để tạo ra sông Hồng.

So với sông Đà và sông Lô thì lưu lượng của sông Thao nhỏ và do chảy trên đoạn dài 5000km mới tới biên giới Việt Nam mà động lượng cũng nhỏ. Sông Đà có lưu lượng gấp 4 lần sông Thao, động lượng gấp 10 lần; sông Lô có lưu lượng gấp 2 lần sông Thao và động lượng gấp 5 lần. Chính vì thế khi vào mùa mưa Tây Bắc con sông Hồng chịu tác động bởi dòng chảy của con sông Đà và mùa mưa Đông Bắc thì con sông Hồng chịu sự tác động của con sông Lô.

Mỗi khi nước sông Đà mạnh dòng sông Hồng lao về phía đầm Vạc ở chân núi Tam Đảo rồi chảy qua mũi Thánh Gióng về phía Chí Linh ra tới Quảng Ninh. Mỗi khi dòng nước sông Lô mạnh thì sông Hồng bị đẩy xuống phía Nam theo hướng con sông Tích Giang về phía Hòa Bình, qua Hà Nam, rồi tới Ninh Bình và đổ ra biển ở chỗ Thanh Hóa. Tuy nhiên xét về tổng thể dòng nước sông Hồng chịu sự tác động của dòng Hải Lưu chảy ngược chiều kim đồng hồ. Dòng Hải Lưu này khiến cho dòng chảy của sông Hồng không thoát ra biển ở Quảng Ninh mà xoáy lộn ngược trở lại. Dòng xoáy này đã vun phù sa tạo thành cồn mà sau này là Hoàng Thành Thăng Long. Hoàng Thành Thăng Long, cổ Loa và Gia Lâm là các gò cao tới 18m, như vậy chúng đã được hình thành ở thời kỳ biển tiến mà mức nước biển cao hơn.

Trong suốt thời gian 6000 năm qua mực nước biển vẫn giữ nguyên như vậy cho tới ngày nay. Mỗi năm con sông Hồng tải ra biển 100 triệu tấn phù sa, tương đương 75 triệu m³ đất. Đồng bằng Bắc Bộ có dạng tam giác cân, đáy là bờ biển dài 150km, đỉnh là Phú Thọ ở độ cao 30m so với mực nước biển. Tam giác Đồng Bằng Bắc bộ có chiều cao 200km vâỵ diện tích khoảng 15 nghìn km². Lượng phù sa 75 triệu m³ hàng năm của sông Hồng đủ để bồi một lớp đất dày 5mm lên toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, tức 5m cho 1000 năm. Trong vòng 6000 năm nó bồi lấp vịnh có độ sâu 20m để tạo ra đồng bằng Bắc Bộ ngư ngày nay.

Quá trình phù sa bồi lấp bắt đầu từ các vị trú mà dòng nước chảy chậm, ví dụ như các vùng ven chán núi. Như vậy phù sa đã đẩy dòng chảy sông Hồng xưa từ ven chân núi dãy núi Tam Đảo và ven dãy núi Ba Vì ra vị trí ở giữa hai dãy núi như như hiện nay để tạo thành dòng sông.

Di chỉ Đồng đậu ở tọa độ (21°14'00.9"N 105°35'17.2"E). Di chỉ có 4 tầng văn hóa là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn nằm chồng lên nhau lần lượt. Phát hiện này cho phép các nhà nghiên cứu khẳng định văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc bản địa. Văn hóa Đồng Đậu sau Phùng Nguyên khoảng 1500 năm, ở độ sâu 2m có tuổi từ 3500 năm đến 4000 năm thuộc thời kỳ đồ đồng. Khoảng cách từ di chỉ Đồng Đậu tới hồ Đại Lải là khoảng 17km. Như thế kể từ 6000 năm trước đây, cứ mỗi 1000 năm thì phù sa đẩy dòng nước sông Hồng ra xa khỏi dãy Tam Đảo và dãy Ba Vì khoảng 8km. Khoảng cách từ chân núi Ba Vì tới chân núi Tam Đảo khoảng 40km, như vậy cửa sông Hồng ra biển ở vị trí Mê Linh - Hát Giang đã được hình thành từ khoảng 4000 năm về trước. Khoảng cách từ Mê Linh - Hát Giang tới cửa biển Ba Lạt khoảng 150km. Như vậy theo thời gian cửa sông Hồng tiến ra ra biển theo vận tốc cứ mỗi 1000 năm khoảng từ 40km cho tới 45km tính từ cửa biển Ba Lạt.

Như chúng ta đã biết, ở cửa sông dòng nước bị dòng Hải Lưu chảy ngược chiều kim đồng hồ đẩy trở lại khiến tạo ra xoáy. Xoáy này vun phù sa lại thành gò nổi. Và khi gò nổi lớn đến một mức độ nhất định thì dòng sông bị chia thành 2 nhánh. Nhánh chính là dòng chảy sông Hồng còn nhánh phụ là các chi lưu chịu tác dụng của lực Coriolis chảy từ Tây sang Đông. Dòng chảy của sông Hồng được hình thành do vừa lùi ra xa khỏi chân núi Tam Đảo và do sự xuất hiện của các gò nổi. Các phân lưu như sông Phan và sông cà Lồ, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý đều được hình thành theo nguyên lý như vậy. Dự theo nguyên lý vận tốc cửa sông chúng ta có thể tính được thời gian hình thành ra các chi lưu này như: sông Ninh Cơ (30km) có tuổi khoảng 750 năm, Sông Đào (44km) có tuổi khoảng 1100 năm (Ở vùng đồng bằng, sông nhân tạo do người đào ra thì dòng chảy thẳng. Sông Sông Đào không như vậy), Sông Châu Giang (49km) có tuổi 1200 năm, sông Trà Lý (50km) có tuổi khoảng 1250 năm, sông Luộc (65km) có tuổi khoảng 1600 năm, sông Đuống (120km) có tuổi khoảng 3000 năm. Sông Đuống cách mũi Thánh Gióng khoảng 24km, tính độ tuổi theo vận tốc lùi ra xa khỏi dãy Tam Đảo, cứ 8km cho 1000 năm, thì tuổi của sông Đuống cũng là khoảng 3000 năm. Trên thực tế, do áp lực dòng sông Đà lớn gấp 2 lần sông Lô, mà trong thời gian đầu khi chưa xuất hiện gò đất có bán kính 10km chắn ngang cửa sông Hồng thì dòng nước mang phù sa chảy về phía Tam Đảo nhiều hơn là chảy về phía Ba Vì. Như thế khoảng 2500 năm về trước phần bờ phía Bắc sông Hồng được bồi nhiều hơn, và do vậy mà tuổi của sông Đuống khoảng 3000 năm là hợp lý. Cửa sông Cà Lồ ở vị trí Mê Linh nơi đến thờ Hai Bà Trưng, có tuổi khoảng 4000 năm. Sông Phan khoảng 5000 năm. Nội suy tuyến tính cho các sông từ sông Cà Lồ tới sông Đuống ta có: Sông Thiên Phù (nay đã bị bồi lấp hoàn toàn) có cửa ở vào vị trí 1/5 tính từ sông Đuống vậy tổi của sông Thiên Phù là khoảng 3200 năm; Đây cũng chính là tuổi của sông Tô Lịch; Sông Nhuệ có cửa ở Chèm, khoảng 2/5 khoảng cách tính từ phía sông Đuống, có tuổi khoảng 3400 năm. Hồ Tây sinh ra do sụt lún vào khoảng thế kỷ thứ 10. Sông Kim Ngưu chảy qua hồ Tây trước khi bị sụt lún. Dấu vết còn lại của sông Kim Ngư là vệt hồ Ngọc Hà. Ước tính cửa sông Kim Ngư ở vào khoảng 1/10 khoảng cách tính từ phía sông Đuống, vậy tuổi của sông Kim Ngưu khoảng 3300 năm

Dòng Tích Giang cách chân núi Ba Vì khoảng 8km, như thế tuổi của nó vào khoảng 5000 năm, cũng như thế sông Đáy cách chân núi Ba Vì khoảng 16km, vậy tuổi của sông Đáy là khoảng 4000 năm.

Theo nguyên tắc hình thành ra sông Hồng thì cửa sông là nơi tiếp giáp với biển. Như vậy các chi lưu của nó đều đã từng là bờ biển xưa.

Xưa khi chưa đắp đê sông thì mỗi khi mùa nước (vào tháng 8 tháng 9 âm lịch) nước sông chảy ngập hoàn toàn đồng bằng Bắc Bộ, một lớp nước khoảng nửa mét. Do bị phù sa bồi mà lòng các con sông, theo thời gian, có xu thế hẹp hơn. Mặc dù rất chậm nhưng dòng chảy cũng tuân thủ quy tắc bên lở bên bồi và chịu tác động của lực Coriolis. Xét về tổng thể, do chảy trên vùng đất mới mà dòng sông có xu thế dịch chuyển dần ra phía biển.

Từ tuổi sông quy ra tuổi của các làng xã ven sông. Và từ đây chúng ta có thể ước tính được tuổi của các Đình Chùa ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

 

 

BÀI THỨ HAI CỦA  TIẾN SĨ NGUYỄN LÊ ANH.
 

"Đẻ đất đẻ nước"

20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Khi ấy Vịnh Hạ Long là đồng bằng có cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh. Mực nước biển bắt đầu dâng cao dần cư dân cổ chạy lên vùng cao hơn. Người chạy lên đồng bằng sông Qinzhou là cư dân Bách Việt, còn chạy lên vùng Bắc Bộ nay là cư dân Việt cổ. Do có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hóa của người Việt là thừa hưởng của văn hóa Hạ Long mang đặc điểm của "văn hóa Nước" -- khí hậu ấm áp và di chuyển bằng thuyền; và do không có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hoa của Bách Việt là một nền văn hóa khác -- "văn hóa Cạn", đặc trưng cho vùng ôn đới và di chuyển bằng đường bộ.

Cho tới khoảng 10 nghìn năm về trước thì mực nước biển chỉ còn thấp hơn hiện nay 35m, đồng bằng Hạ Long chìm sâu dưới mực nước biển, nhưng đồng Bằng Bắc bộ như chúng ta biết ngày nay thì vẫn còn khô ráo và là rừng rậm nhiệt đới nguyên thủy cây cối cao lớn. Mực nước tiếp tục dâng trong vòng 4000 năm tiếp theo, và khoảng 6000 nghìn năm trước đây thì nước biển dâng tới Phú Thọ, nhấn chìm đồng bằng Bắc Bộ khi ấy xuống độ sâu trung bình khoảng 15m dưới mực nước biển. Trong suốt 6000 năm qua phù sa sông Hồng bồi đắp vịnh này thành ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đè lên đồng Bằng bắc Bộ cũ ở độ sâu tới khoảng 25m tinh từ mặt đất.

Theo dõi bản đồ khảo cổ của Trung Quốc chúng ta cũng thấy ngay vệt di chỉ 7000 năm tuổi 38,40,41,42,43,44,45,47 di cư từ biển vào, cùng đồng dạng với di chỉ Cái Bèo.

Như vậy cư dân đồng bằng Sông Hồng trước thời kỳ 6000 năm lịch sử biển lùi thì có một thời kỳ 4000 năm "lịch sử" biển tiến, cứ mỗi năm 50m bờ biển tiến sâu vào đất liền. Thời kỳ ấy chúng ta gọi là thời kỳ văn minh Tiền Sông Hồng.

Theo như di tích khảo cổ Cái Bèo thì 7000 năm về trước cư dân sông Hồng bước vào thời kỳ đồ Đá, tức là họ chưa có dụng cụ kim loại. Với rừng rậm nguyên sinh cây to bán kính vài mét ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, với công cụ đồ đá thô sơ thì việc chặt phá đốt rừng làm ruộng là rất khó, nhất là biển cứ tiến 50m một năm. Do cần muối và thức ăn và do việc di chuyển trong rừng nhiệt đới rất khó mà vệt dân cư sống trên cạn khi ấy chắc chỉ vào khoảng 20km dọc theo bờ biển. Nước cứ tiếp tục dâng và với khả năng di chuyển bằng thuyền sẵn có khi còn là cư dân đồng bằng Hạ Long mà có lẽ cư dân Sông Hồng khi ấy sống chủ yếu trên các bè mảng, hệt như dân cư làng chài Cái Bèo. Họ trú ngụ tránh bão ở những vùng vịnh nơi có thể lấy nước ngọt. Họ lập miếu thờ ở những chỗ này, có thể lúc đầu chỉ với mục đich đánh dấu.

Như thế làng chài vịnh Hạ Long có thể là di tích "hoá thạch" sống của nền văn minh Tiền Sông Hồng xưa từ 10 nghìn năm về trước. Và những vùng như Tràng An thuộc Ninh Bình ngày nay, các vùng núi Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Ninh là những nơi cư trú của người Việt Cổ nhiều nghìn năm về trước.

Nền văn minh Tiền Sông Hồng kéo dài 4000 năm trong điều kiện biển tiến. Vào thời kỳ 10 nghìn tới 7 nghìn năm về trước, nếu ước tính mật độ dân số bằng một nửa khi biển lùi thì dân cư khoảng 100 nghìn người. Xã hội phân chia thành hai phần, phần định cư trên cạn và phần ở trên các bè mảng trong vùng vịnh. Phương thức sản xuất chủ yếu là đánh bắt cá, làm muối, khai thác gỗ làm thuyền bè và trồng trọt trên các gò đồi cao.

Khoảng 6000 năm vừa qua mực nước biển giữ nguyên, tuy nhiên sông Hồng mang phù sa ra bồi và tạo ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đẩy bờ biển lùi ra xa khoảng 30km cho 1000 năm. Ngay sau khi nước biển ngừng dâng người Việt cổ quay lại vùng đất xưa của họ, tất nhiên nay đã được bồi lên một lớp phù sa mới. Họ là dân tộc Kinh. Những người Việt Cổ ở lại vùng cao là người Mường, họ được coi như những người Kinh "di cư" và, theo đúng quy luật, người di cư thì bảo lưu văn hóa cổ. Đặc biệt hơn nữa là những người "di cư" tức người Mường sống ở nơi điều kiện thiên nhiên không thay đổi nên giữ lại được gần hết nét văn hóa Kinh cổ hơn người Kinh.
Vậy các loại "Vua Hùng" đã có công dựng nước cần phải được tìm hiểu ra từ văn hóa Kinh cổ còn được lưu truyền gần như trọn vẹn ở dân tộc Mường này.

Vậy chính văn hóa Mường là hóa thạch sống văn hóa Việt Cổ từ 5000 năm về trước của nền văn minh sông Hồng trước thời kỳ biển lùi. Trong khi suốt thời gian 6000 năm qua, khi biển lùi, người Kinh đã quay trở lại làm chủ vùng đất đồng bằng sông Hồng xưa của mình, với văn hóa bị ảnh hưởng của cấu trúc Gò Đống nước tự chảy, gần giống như văn hóa như thời kỳ đồng bằng Hạ Long.

Đồng bằng Bắc Bộ là một tam giác Cân mà đỉnh là Phú Thọ. Chạy dài và tạo ra hai cạnh bên của tam giác đồng bằng Bắc Bộ là các dãy núi cao hàng nghìn mét với rừng rậm cây leo chằng chịt và rộng hàng trăm km đầy rãy trăn rắn và thú dữ ăn thịt, khiến cho tới tận đầu Công Nguyên hầu như không một ai có thể vượt qua. Sự giao tiếp văn minh chỉ có thể qua đường biển.

Người Mường đã giữ được sử thi "Đẻ đất đẻ nước" dạng truyền khẩu tới chục nghìn câu thơ -- có lẽ sử thi được truyền lại từ nền văn minh Tiền Sông Hồng.

Đây là cuốn thánh Kinh nói về sự hình thành vũ trụ, hình thành ra đất, ra nước, ra con người, và đạo đức làm người.

Xét về âm, thì âm thanh Mo phát ở sâu trong họng hơn so với âm thanh tiếng Việt hiện nay. Điều này là hợp lý, bởi vì âm thanh của người Việt di cư tới Tam Đảo Trung Quốc 500 năm về trước cũng phát âm hơi sâu nhưng không sâu như âm Mo. Âm phát ở sâu trong cuống họng là một yếu tố cho thấy tiếng việc xưa có thể là đa âm và quá trình tiến hóa âm thanh tiếng Việt là cực đại hóa số lượng dấy thanh, tức sử dụng tất cả các khả năng biên tần âm thanh.

Ở Việt Nam làng nào cũng có chùa. Chùa là kết quả của sự giao thoa văn hoá được du nhập từ thế giới bên ngoài qua đường biển. Khoảng 6000 năm về trước bờ biển ở sát chân dãy núi Tam Đảo ra tới tận mũi Thánh Gióng. Tốc độ phù sa của sông Hồng bồi từ Hồ Đại Lải ra tới di chỉ Đồng Đậu là 2500 năm cho 20km. Chùa Dâu cách mũi Thánh Gióng khoảng 30km, như vậy vệt chùa cổ đồng dạng về cấu trúc Tâm Linh của phật giáo Nguyên Thủy kéo dài từ Chí Linh qua, chùa Dâu, tới các chùa khu ở vực Bát Tràng, là đường bờ biển khoảng 2500 năm về trước. Vậy có thể đạo phật đã du nhập vào Việt Nam khoảng 500 năm trước Công Nguyên.

Phât giáo là một hình thức quan niệm ở dạng nhân cách hóa thế giới quan. Trong chùa thì ở nơi cao nhất linh thiêng nhất là thờ Tam Thế Phật. Tam Thế Phật đó là Phật quản lý tương lai, Phật quản lý hiện tại, Phật quản lý quá khứ. Chùa không phải là nơi để cầu xin nhằm làm thay đổi hiện trạng mà là nơi để hiểu được vũ trụ thế nào và chúng ta đang ở đâu, khuyên nhủ lòng nhân hậu và lòng biết ơn tổ tiên. Vì vào chùa ai cũng nhìn thấy tam thế phật cho nên người Việt cho rằng thời gian là một thứ tồn tại khách quan. Phía bên dưới Tam Thế Phật, tức thời guan, là các cõi tức là các khoảng trong không gian xyz. Người Việt cổ cho rằng có hai cõi chính, cõi Dương và cõi Âm.

Mo Mường là cuốn Thánh Kinh kể về sự hình thành thế giới, đất nước và cây cối được sinh ra làm sao, con người được sinh ra thế nào, và được kể ra cho linh hồn người chết nghe lần cuối khi sắp phải chia tay mãi mãi thế giới mà họ vừa sống.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự nhân cách hóa thành tượng của Kinh Mo. Đó chính là quan niệm về "Đẻ", tức sự sinh ra và hình thành vũ trụ, giải thích sự sinh ra con người và đạo đức sống. Cũng như Phật giáo, ở trên tầng cao nhất của điện Mẫu là thờ 3 Mẫu: Mẫu Thiên đại diện cho tính quy luật siêu nhiên, tức là tương lai; Mẫu Địa là các sự kiện xảy ra ngay hiện tại trên mặt đất; và mẫu Mẫu Thượng Ngàn là quá khứ nơi linh hồn trú ngụ. Mẫu Thượng Ngàn còn được thay bằng Mẫu Thỏa, tức là Nước, được người Kinh coi là nơi linh hồn trú ngụ.

Trong Chùa người Kinh thờ cả Phật lẫn Mẫu, điều này cho thấy người Kinh tiếp nhận Phật Giáo ở dạng gao thoa văn hóa.

Mo Mường kể linh hồn khi mất sẽ về cõi khác, ở đấy cũng sẽ nhận ruộng, nhận trâu bò và có cuộc sống bình thường chỉ có điều là ở bên cõi Âm. Như vậy mo Mường và tôn giáo Phật Giáo đình chùa của người Kinh không mâu thuẫn với nhau, đều là thể hiện đặc tính duy vật. Đó cũng là đặc tính sống thực tế của người Kinh, không bị ràng buộc bởi các triết lý siêu nhiên như Khổng Giáo, Lão Giáo.

Không như những chuyện Kinh Dương Vương, Trăm Trứng, Vua cha nọ Truyền ngôi cho con trai kia. Mo Mường thể hiện bản chất mẫu hệ và phồn thực, tự sinh sôi nảy nở, trong văn hóa của người Việt.

Cuốn Thánh Kinh Mo phản ánh đúng thực chất duy vật và tính phồn thực của cư dân Sông Hồng, tuyệt vời hơn tất cả Thánh Kinh nào được biết trên thế giới.

 

Người Kinh là ai, các "Vua Hùng" phải là ai?

Bằng cách khoan sâu nhiều kilomet vào các khối băng ở hai cực, người ta tìm thấy các lớp nước đóng băng, lớp này đè lên lớp kia, trong hàng triệu năm về trước. Từ độ dày mỏng và lượng khí CO2 bị giam cầm ở các lớp băng này mà người ta đã khôi phục được đồ thị mực nước biển theo thời gian. Theo đó mực nước biển thấp nhất là vào các thời điểm 140 nghìn năm, 80 nghìn năm, và 20 nghìn năm về trước.

Phân tích cấu trúc biến dị và di truyền của Gen trong ADN, người ta có thể xác định được cây gia phả. Dựa trên bản đồ Gen cư dân trên thế giới người ta biết được loài người văn minh có tổ tiên ở Châu Phi, tức họ đã di cư ra khỏi lục địa này khi mực nước biển xuống thấp.

Dựa vào việc phân tích các đặc điểm và sự tương quan ngôn ngữ người ta đã xây dựng cây tiến hóa ngôn ngữ các dân tộc. Cây ngôn ngữ này có gốc ở châu Phi. Tiếng nói chỉ có thể xuất hiện khi khả năng vận động của lưỡi vượt ra ngoài nhu cầu dùng để ăn như ở động vật. Con chó có thể hiểu hàng trăm từ chủ nói nhưng không thể nói bất kỳ từ nào trong số chúng, bởi vì để nói đòi hỏi phải một bó dây thần kinh lớn đến lưỡi, và điều đó đòi hỏi một lỗ lớn trong hộp sọ để chúng đi qua. Khảo cổ cho thấy chỉ có con người có điều đó, và cái lỗ to đến thế thì chỉ mới xuất hiện khoảng 150 nghìn năm trước đây.

Vào thời kỳ băng giá nước đóng băng ở hai cực Trái Đất nhiều tới mức mực nước biển thấp hơn tới 130m. Khi mực nước biển thấp thì cũng đồng nghĩa với mưa ít và hạn hán toàn cầu mà Châu Phi là nơi chịu tác động nặng nề. Người ta cho rằng loài người cổ đại đã tìm cách di cư khỏi Châu lục này vì không còn cái ăn và họ chỉ có thể di cư được ra khỏi châu Phi vào hai thời điểm 140 nghìn năm về trước hay 80 nghìn năm về trước, không thể sớm hơn bởi vì khi di cư ra khỏi châu Phi thì loài người đã có ngôn ngữ.

Ngôn ngữ và cấu trúc tư duy là một, sự tương đồng về cấu trúc tư duy và cách quan niệm về linh hồn cùng văn hóa cho thấy ngôn ngữ đã xuất hiện từ rất lâu trước khi loài người di cư ra khỏi châu Phi. Vậy loài người văn minh đã di cư ra khỏi châu Phi vào khoảng 80 nghìn năm về trước.

Dựa vào phân bố theo thời gian của các di chỉ từ 7000 năm về trước ở phía Nam sông Trường Giang của Trung Quốc, chúng ta có thể ước lượng được tốc độ di cư tự nhiên là vào khoảng 300km cho 1000 năm. Tất nhiên do mức độ văn minh và việc chưa có vật nuôi đã được đồng hóa mà tốc độ di cư của người cổ đại chậm hơn nhiều.

Về mặt nguyên tắc, sau khi ra khỏi Châu Phi ở vùng Tiểu Á loài người đã di chuyển theo hai hướng, hướng thứ nhất lên vùng biển Địa Trung hải và di tiếp phía bắc cao nguyên Tây Tạng, hướng thứ hai về phía nam cao nguyên Tây Tạng và dọc theo bờ biển Ấn Độ dương về tới Đông Nam Á và tới châu Úc. Do độ dài quãng đường di cư tới đồng bằng Bắc Bộ theo hướng phía Nam cao nguyên Tây Tạng ngắn hơn rất nhiều so với tổng quãng đường di cư tự nhiên theo hướng phía bắc cao nguyên Tây Tạng đi xuống, mà người Việt cổ đại là thuộc dòng người di cư tự nhiên từ vùng sừng châu Phi theo hướng nam cao nguyên Tây Tạng.

Do loài người cần muối và nước ngọt vì thế vệt đường di cư phải phụ thuộc vào hai yếu tố này. Như thế vệt di cư theo con đường phía bắc cao nguyên Tây Tạng có lẽ đã bắt đầu muộn hơn nhiều do phải chủ động nguồn muối, và điều ấy chỉ có thể có được khi súc vật được thần hóa thành công cụ mang vác.

Thời điểm đồng hóa được gia súc như sau:

Lạc đà 4000 ÷ 1400 TCN
Ngựa 4000 TCN
Cừu 9000 ÷ 11000 TCN
Dê 8000 TCN

Lợn 7000 TCN
Bò 6000 TCN
Trâu 4000 TCN

Như vậy việc khẳng định văn minh được di chuyển từ phía Bắc Trung Quốc nơi hạ lưu con sông Hoàng Hà xuống phía Đông Nam Á là không chính xác. Người cổ đại đã định cư ở vùng này khoảng 10 nghìn năm trước khi có sự di cư tự nhiên cư dân từ phía Bắc tới.

Để có được sự mường tượng chung về văn minh loài người chúng ta lưu ý "thành phố cổ đầu tiên được người di cư xây dựng là Göbekli Tepe ở phía cực Nam của của Turkey. Tuổi của thành phố này là khoảng 10 nghìn năm trước Công Nguyên".

20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Khi ấy Vịnh Hạ Long là đồng bằng có cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh. Mực nước biển bắt đầu dâng cao dần cư dân cổ chạy lên vùng cao hơn. Người chạy lên đồng bằng sông Qinzhou là cư dân Bách Việt, còn chạy lên vùng Bắc Bộ nay là cư dân Việt cổ. Do có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hóa của người Việt là thừa hưởng của văn hóa Hạ Long mang đặc điểm của "văn hóa Nước" -- khí hậu ấm áp và di chuyển bằng thuyền; và do không có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hoa của Bách Việt là một nền văn hóa khác -- "văn hóa Cạn", đặc trưng cho vùng ôn đới và di chuyển bằng đường bộ.

Cho tới khoảng 10 nghìn năm về trước thì mực nước biển chỉ còn thấp hơn hiện nay 35m, đồng bằng Hạ Long chìm sâu dưới mực nước biển, nhưng đồng Bằng Bắc bộ như chúng ta biết ngày nay thì vẫn còn khô ráo và là rừng rậm nhiệt đới nguyên thủy cây cối cao lớn. Mực nước tiếp tục dâng trong vòng 4000 năm tiếp theo, và khoảng 6000 nghìn năm trước đây thì nước biển dâng tới Phú Thọ, nhấn chìm đồng bằng Bắc Bộ khi ấy xuống độ sâu trung bình khoảng 15m dưới mực nước biển. Trong suốt 6000 năm qua phù sa sông Hồng bồi đắp vịnh này thành ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đè lên đồng Bằng bắc Bộ cũ ở độ sâu tới khoảng 25m tinh từ mặt đất.

Theo dõi bản đồ khảo cổ của Trung Quốc chúng ta cũng thấy ngay vệt di chỉ 7000 năm tuổi 38,40,41,42,43,44,45,47 di cư từ biển vào, cùng đồng dạng với di chỉ Cái Bèo.

Như vậy cư dân đồng bằng Sông Hồng trước thời kỳ 6000 năm lịch sử biển tiến thì có một thời kỳ 4000 năm "lịch sử" biển lùi, cứ mỗi năm 50m bờ biển tiến sâu vào đất liền. Thời kỳ ấy chúng ta gọi là thời kỳ văn minh Tiền Sông Hồng.

Theo như di tích khảo cổ Cái Bèo thì 7000 năm về trước cư dân sông Hồng bước vào thời kỳ đồ Đá, tức là họ chưa có dụng cụ kim loại. Với rừng rậm nguyên sinh cây to bán kính vài mét ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, với công cụ đồ đá thô sơ thì việc chặt phá đốt rừng làm ruộng là rất khó, nhất là biển cứ tiến 50m một năm. Do cần muối và thức ăn và do việc di chuyển trong rừng nhiệt đới rất khó mà vệt dân cư sống trên cạn khi ấy chắc chỉ vào khoảng 20km dọc theo bờ biển. Nước cứ tiếp tục dâng và với khả năng di chuyển bằng thuyền sẵn có khi còn là cư dân đồng bằng Hạ Long mà có lẽ cư dân Sông Hồng khi ấy sống chủ yếu trên các bè mảng, hệt như dân cư làng chài Cái Bèo. Họ trú ngụ tránh bão ở những vùng vịnh nơi có thể lấy nước ngọt. Họ lập miếu thờ ở những chỗ này, có thể lúc đầu chỉ với mục đich đánh dấu.

Như thế làng chài vịnh Hạ Long có thể là di tích "hoá thạch" sống của nền văn minh Tiền Sông Hồng xưa từ 10 nghìn năm về trước. Và những vùng như Tràng An thuộc Ninh Bình ngày nay, các vùng núi Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Ninh là những nơi cư trú của người Việt Cổ nhiều nghìn năm về trước.

Nền văn minh Tiền Sông Hồng kéo dài 4000 năm trong điều kiện biển tiến. Vào thời kỳ 10 nghìn tới 7 nghìn năm về trước, nếu ước tính mật độ dân số bằng một nửa khi biển lùi thì dân cư khoảng 100 nghìn người. Xã hội phân chia thành hai phần, phần định cư trên cạn và phần ở trên các bè mảng trong vùng vịnh. Phương thức sản xuất chủ yếu là đánh bắt cá, làm muối, khai thác gỗ làm thuyền bè và trồng trọt trên các gò đồi cao.

Khoảng 6000 năm vừa qua mực nước biển giữ nguyên, tuy nhiên sông Hồng mang phù sa ra bồi và tạo ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đẩy bờ biển lùi ra xa khoảng 30km cho 1000 năm. Ngay sau khi nước biển ngừng dâng người Việt cổ quay lại vùng đất xưa của họ, tất nhiên nay đã được bồi lên một lớp phù sa mới. Họ là dân tộc Kinh. Những người Việt Cổ ở lại vùng cao là người Mường, họ được coi như những người Kinh di cư và, theo đúng quy luật, người di cư giữ lại được nhiều nét văn hóa Việt cổ hơn người Kinh. Vậy các loại "Vua Hùng" đã có công dựng nước cần phải được tìm hiểu ra từ văn hóa cổ còn được lưu truyền gần như trọn vẹn ở dân tộc này.

Vậy chính văn hóa Mường là hóa thạch sống văn hóa Việt Cổ từ 5000 năm về trước của nền văn minh sông Hồng trước thời kỳ biển lùi. Trong khi suốt thời gian 6000 năm qua, khi biển lùi, người Kinh đã quay trở lại làm chủ vùng đất đồng bằng sông Hồng xưa của mình, với văn hóa bị ảnh hưởng của cấu trúc Gò Đống nước tự chảy, gần giống như văn hóa như thời kỳ đồng bằng Hạ Long.

Đồng bằng Bắc Bộ là một tam giác Cân mà đỉnh là Phú Thọ. Chạy dài và tạo ra hai cạnh bên của tam giác đồng bằng Bắc Bộ là các dãy núi cao hàng nghìn mét với rừng rậm cây leo chằng chịt và rộng hàng trăm km đầy rãy trăn rắn và thú dữ ăn thịt, khiến cho tới tận đầu Công Nguyên hầu như không một ai có thể vượt qua. Sự giao tiếp văn minh chỉ có thể qua đường biển.

Theo như nghiên cứu của Mai Thanh Sơn thì mãi đến đầu thế kỷ 18 thì người H'Mong mới đến định cư ở Việt Nam. Các dân tộc khác như Thái-Tráng từng sinh sống ở vùng Sơn Đông (山東). Với khoảng cách 2000km quá trình di cư tự nhiên tới được đồng bằng Bắc Bộ mất khoảng 7000 năm. Như vậy người Thái cũng như Tày di cư tự nhiên tới được vùng núi Việt Nam sớm nhất là đầu Công Nguyên. Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn cho biết thì nguyên nhân khiến cho các dân tộc Thái, Tày, Nùng phải di cư là do người Hán xâm chiếm đất nước của họ. Trên thực tế người Thái di cư tới vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên. Khi ấy đồng bằng Bắc bộ đã gần như hiện nay.

Như vậy không hề có một cuộc di dân lớn nào tới để hình thành ra người Việt ở Việt Nam. Người Việt đã liên tục ở mảnh đất này 10 nghìn năm qua.

Do cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh mà giao thông ở vùng này chủ yếu bằng đường thủy. Rất thuận lợi cho việc phòng thủ. Tuy nhiên Gò Đống thường nhỏ, với phương thức sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp thì ở không thể sinh sống mật độ cao. Cũng chính vì vậy mà ở vùng đất này không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ.

Như vậy cư dân Việt Cổ, tức người Kinh là tổ tiên của nền văn minh Sông Hồng. Người Kinh đã ở vùng đất này liên tục từ hơn 10 nghìn năm qua. Cư dân Việt cổ, và cả nền văn minh Sông Hồng ngày nay, kế thừa hoàn toàn văn hóa Hạ Long xưa. Do được thiên nhiên ưu ái mà dân số ở đồng bằng Sông Hồng vào đầu Công Nguyên đã lên tới 750 nghìn người. Các dòng người di cư nhỏ lẻ thuộc Bách Việt theo đường biển vẫn có thể tới nhưng bị đồng hóa hoàn toàn về văn hóa thành người Kinh, vừa do số lượng người ít, vừa là hệ lụy của quá trình hôn phối tự nhiên, và cũng là bởi có cùng văn hóa gốc do cùng xuất phát từ đồng bằng Hạ Long. Nhiều triều đại Vua chúa Việt nam có nguồn gốc từ Phương Bắc thuộc Bách Việt, nhưng không có nghĩa là nền văn minh Sông Hồng di cư từ nơi khác đến, và cũng không có nghĩa các dòng người di cư này không thuộc dân tộc Việt Nam. Nền văn minh Sông Hồng chỉ là các dòng người di cư vào các thời điểm khác nhau, những người di cư từ 10000 năm về trước và những người di cư từ 1000 năm ngần đây đều là từ một cộng đồng dân cư có độ đồng nhất về văn hóa và nhân chủng học.

Nền văn minh Sông Hồng có quyền nói về tuổi văn hóa 10 nghìn năm, nhưng Hán thì không. Dân tộc Hán chỉ là một khái niệm, là một sự cưỡng hợp các dân tộc khác nhau. Không có dân tộc Hán, không có văn hóa Hán vậy nên không có khái niệm Hán hóa. Hán chỉ là một sự cưỡng chiếm và cưỡng bức đổi tên gọi dân tộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay