Posted 30 Tháng 1, 2009 Chúng tôi trân trọng lưu ý quí vị và anh chị em tham gia diễn đàn là: Trình Tử Vi Lạc Việt sử dụng Lịch Vạn Niên Dịch học phổ thông của Nhà Xuất Bàn Dân tộc. Cho nên có sự khác biệt với Âm lịch trên lịch blog ở một số ngày. Chúng tôi lưu ý quí vị và anh chị em điều này. Xin cảm ơn vì đã xem. ----------------------- NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CẦN THAM KHẢO Trình Tử Vi Lạc Việt đã được ban kỹ thuật Trung Tâm hiệu chỉnh đúng với Lịch Vạn Niên Dịch học phổ thông. Sự quan tâm của quí vị và anh chị em với trình Tử Vi Lạc Việt sẽ mang lại niềm vui cho chung tôi là những người lập ra trình này. Hiện nay, có dư luận là Trình Tử Vi Lạc Việt sai về nguyên lý so với Tử Vi theo cổ thư chữ Hán vì điểm căn bản của nó là đổi chỗ Thủy Hỏa. Chúng tôi xin được giải trình như sau: I - Sai biệt Thủy Hỏa. Tạm thời chúng tôi không tranh luận về tính đúng sai của việc đổi Thủy Hỏa trong chu kỳ hành khí 60 năm của lý học Đông Phương; mà chỉ xin đặt vấn đề rằng: Những phương pháp lập thành lá số Tử Vi theo cổ thư chữ Hán cũng có nhiều điểm khác biệt về cách an sao và cả số lượng sao và có nhiều phương pháp luận giải khác nhau. Vậy vấn đề đặt ra là: Trong các phương pháp khác nhau của Tử Vi có nguồn gốc Hán thì phương pháp nào đúng nhất? Tôi nghĩ rằng đây không phải vấn đề dễ trả lời vì tính thất truyền của một nguyên lý lý thuyết và một thực tại được nhận thức để hình thành lý thuyết đó là cơ sở để lập thành môn dự báo Đông Phương xuất sắc này. Bởi vậy, việc đi tìm và phục hồi lại nguyên lý lý thuyết đã thất truyền và chỉ ra một thực tại là cở sở của nguyên lý đó - từ đó ứng dụng một cách nhất quán vào việc hiệu chỉnh khoa Tử Vi nhân danh văn hiến Việt là một việc phù hợp với tiêu chí khoa học. II - Về Lịch dùng trong Tử Vi. Chúng ta đều biết rằng - thời gian là một dữ kiện rất quan trọng trong việc lập thành lá số. Sự sai lệch về thời gian sẽ dẫn đến sai lệch về lá số. Bởi vậy, việc nghiên cứu Lý học Đông phương đòi hỏi phải có một bộ Âm lịch chuẩn. Bộ lịch chuẩn này sẽ căn cứ vào những dữ kiện khách quan là thiên văn và sự vận động của không gian vũ trụ quanh địa cầu với một phương pháp nhất quán. Phương pháp nhất quán này chính là phương pháp làm lịch cổ Đông Phương - khi chưa có phương pháp làm lịch Tây phương du nhập. Bởi vậy - theo tôi - tất cả những phương pháp làm Lịch Đông phương nào căn cứ vào múi giờ Tây để tính lịch Đông phương là sai lầm vì tính không nhất quán về phương pháp. Tính nhất quán là một yếu tố cần theo tiêu chí khoa học. Việc ứng dụng lịch Vạn Niên Dịch học phổ thông trong mọi phương diện ứng dụng của Lý học Đông phương là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học và giờ Pháp Lệnh của chính phủ. Bởi vì múi giờ Thứ 7 - giờ Hanoi theo Pháp lệnh của chính phủ Việt Nam và múi giờ thứ 8 - giờ Bắc Kinh của Trung Quốc vẫn coi là một múi giờ trong một giờ Âm Lịch chỉ gồm 12 canh giờ so với giờ Tây phương 24 canh giờ. Một lần nữa cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em. Share this post Link to post Share on other sites