Thiên Sứ

SỰ MƠ HỒ CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH VÀ KINH DỊCH, TRONG BẢN VĂN CHỮ HÁN CỔ

1 bài viết trong chủ đề này

CHƯƠNG II.

KHẢ NĂNG PHỤC HỒI THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ KINH DỊCH TỪ NỀN VĂN HIẾN VIỆT.

MỞ ĐẦU

Người viết đã chứng minh với bạn đọc rằng: Nền văn hóa Hán không thể phục hồi được thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Những nền tảng của học thuyết này, làm nên những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, vẫn sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh hiện đại. Nhưng bản văn cổ chữ Hán thực chất chỉ là sự sao chép lại một cách không hoàn chỉnh và chỉ giới hạn trong các phương pháp ứng dụng như một sự mặc định, chứ không hề được mô tả như một học thuyết hoàn chỉnh.
Trong phần đầu của chương II, người viết tiếp tục chứng minh điều này, để bổ xung cho luận điểm minh chứng rằng: Nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành, đã trình bày ở các phần trước.
Vấn đề còn lại của chương II – và cũng là nội dung chính của chương này, là:
người viết chứng minh những di sản văn hóa sử truyền thống còn lưu truyền trong nền văn hiến Việt, dù tan nát với sự thăng trầm của Việt sử, cũng đủ để chứng minh sự hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch.
Hay nói cách khác:
Đó chính là sự phù hợp với tiêu chí thứ II là chuẩn mực xác định nền văn hiến Việt là chủ nhân đích thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Tiêu chí này phát biểu rằng:

Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết, phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết đó và có khả năng phục hồi được học thuyết được coi là hình thành từ nền văn minh đó.

 

Chúng ta bắt đầu từ danh từ Âm Dương trong các bản văn chữ Hán cổ trong phần tiếp theo dưới đây.
Trong các bản văn cổ chữ Hán, từ Âm Dương được coi là xuất hiện vào thời Chu, trong các bản văn liên quan đến kinh Dịch, kinh Thi, kinh Thư, Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Về Ngũ hành thì được coi là xuất hiện trong kinh Thư với truyền thuyết vua Đại Vũ trị thủy trên sông Lạc Thủy (Một con sông nằm ở thượng nguồn sông Hoàng Hà). Chính vì sự xuất hiện của danh từ Âm Dương trong các bản văn nói trên, khiến các nhà nghiên cứu cho rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời trong nền văn minh Hán từ thời cổ đại.
II. I. NHỮNG DI SẢN TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁN VÀ SỰ MƠ HỒ CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH VÀ KINH DỊCH.

I.1. DANH TỪ ÂM DƯƠNG TRONG BẢN VĂN CHỮ HÁN CỔ.

Trong các tài liệu sự tầm được, người viết nhân thấy tư liệu của Giáo Sư Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ dưới đây tương đối đầy đủ, để bạn đọc có một ý niệm cụ thể và khái quát về sự xuất hiện của từ Âm Dương và ngữ cảnh của nó. Từ tư liệu này, người viết sẽ trình bày luận điểm của mình về những vấn đề liên quan.

Quote

 

Phần 7

 

ÂM DƯƠNG

 

Chương 1. Lai lịch

 

1. Nhà học giả Marcel Granet, trong quyển La Civilisation Chinoise, đã cho rằng: theo truyền thống Trung Hoa, thì hai chữ Âm Dương có lẽ đã được các nhà Thiên Văn Học Trung Hoa đầu tiên tạo ra. [1]

Nếu vậy thì quan niệm Âm Dương đã có ít nhất là từ thời vua Nghiêu (2357 - 2255) vì trong kinh Thư, thiên Nghiêu điển, ta thấy đề cập đến mấy nhà Thiên Văn Học như Hi Hòa, Hi Trọng, Hi Thúc. [2]

2. Ông M. Maspéro thì cho rằng tác giả Hệ Từ đã sáng tạo ra quan niệm Âm Dương. [3]

3. Nhưng nếu ta chấp nhận rằng Phục Hi (2852 - 2737) là người đầu tiên đã lập ra Bát Quái, thì ta thấy ngay rằng quan niệm Âm Dương đã được phát sinh từ khi nước Trung Hoa mới có văn, chưa có tự, nghĩa là từ khi còn dùng vạch thay chữ, tức là vào khoảng 2852 trước Công nguyên, vì ngay khi ấy ta đã thấy:       

Khảo kinh Thư ta thấy hai chữ Âm Dương được dùng liền nhau trong thiên Chu Quan. Thiên này có chữ tiếp lý Âm Dương, và cho rằng công việc điều hòa Âm Dương (điều hòa trời đất) là công việc quan Tể tướng. [4]

5. Khảo Kinh Thi, ta thấy: Âm thường chỉ Trời tối hoặc có mây, hay chỗ khuất, chỗ kín.[5] Dương thường chỉ mặt trời, chỗ sáng, hoặc mầu sắc rực rỡ, hoặc tháng 10, hoặc phía Nam của núi, phía Bắc của Sông. [6]

Hai chữ Âm Dương được dùng đi đôi với nhau trong bài thơ Công Lưu, nơi thiên Đại Nhã:

Tướng kỳ Âm Dương,

Quan kỳ lưu tuyền. [7]

(Xem chỗ râm, chỗ sáng; Xem giòng nước, giòng sông...)

6. Khảo Kinh Dịch ta thấy Hệ Từ và Thuyết Quái nhiều lần đề cập đến Âm Dương, nhưng không giải thích cặn kẽ. Trong Hệ Từ ta thấy những câu:

Nhất Âm nhất Dương chi vị đạo.  (Hệ Từ thượng, chương V)

Âm Dương bất trắc chi vị thần. (Hệ Từ thượng, chươngV)

Âm Dương chi nghĩa phối nhật nguyệt. (Hệ Từ thượng, chương VI)

Dương quái đa Âm, Âm quái đa Dương. (Hệ Từ hạ, chương IV)

Kiền Dương vật dã, Khôn Âm vật dã.  (Hệ Từ hạ, chương VI)

Trong Thuyết quái ta thấy những câu:

Lập Thiên chi đạo viết Âm dữ Dương. (Thuyết Quái, chương II)

Âm Dương tương bác. (Thuyết Quái, chương V)

7. Khảo Đạo Đức Kinh, ta thấy Lão Tử viết: Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương (Vạn vật cõng Âm mà ôm Dương: nghĩa là Âm ngoài mà Dương trong)

Những sự khảo sát trên cho thấy:

1/ Quan niệm Âm Dương manh nha từ thời Phục Hi.[8]

2/ Quan niệm này thịnh hành thời Chu nhất là vào thời Lão Tử, Khổng Tử ( thế kỷ 5 trước Công Nguyên).

3/ Quan niệm này thực ra đã được khai sinh do các đại hiền triết Trung Hoa chứ không phải do các nhà thiên văn học, các nhà bốc phệ, hay các âm nhạc gia như Marcel Granet đã chủ trương. [9]

-------------------
CHÚ THÍCH

[1] Cf. Marcel Granet, La Civilisation Chinoise, chap. Le Yin et le Yang. p. 116.

[2] Cf. James Legge, The Shoo King, The Canon of Yaou, p. 18, 19.

[3] Cf. Marcel Granet, La Civilisatin Chinoise, p. 117, note 1.

[4] Lập Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Tư duy tam công. Luận đạo, kinh bang, tiếp lý Âm Dương. , , . . , , .— Kinh Thư, Chu Quan, đoạn 5.

[5], The Shoo King, index p. 776.The Chinese Classics Cf. 

[6] Ib. p. 777.

[7] Cf. Kinh Thi, Đại Nhã, Chưng Dân, Công Lưu Vi, 5.

[8] Phục Hi dĩ tiền, bất tri như hà chiêm khảo, chí Phục Hi tương Âm Dương lưỡng cá hoạch quái thị nhân. , , .— Dịch Kinh Đại Toàn, trang 73a.

[9] Marcel Granet, La Pensée Chinoise, pages 116, 117.

 

Nguồn: Web của Giáo Sư Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ.

Như vậy, qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng thấy đó chỉ là những ngữ cảnh xuất hiện liên quan đến danh từ Âm Dương. Hoàn toàn không phải là sự mô tà một khái niệm nội hàm của hai từ này, chưa nói đến sự xác định một học thuyết quen gọi là thuyết Âm Dương. Nếu cho rằng: Âm Dương xuất hiện từ thời Phục Hy, bởi hai ký hiệu và thì đây lại là việc hết sức phi lý. Bởi vì, đó chỉ là ký hiệu phi ngôn ngữ, để hàng ngàn năm sau, người ta phải sử dụng ngôn ngữ để mô tả nó. Nếu coi hai ký hiệu này là sự thể hiện ý tưởng tổng hợp của khái niệm Âm Dương, thì Hà đồ do vua Phục Hy tìm ra trên lưng Long Mã với những chấm đen trắng, cũng đủ thể hiện khái niệm Âm Dương rồi.

 Bạn đọc xem lại đồ hình Hà Đồ phối Tiên Thiên bát quái được coi là của vua Phục Hy tìm ra từ khoảng 6000 năm cách ngày nay. Rõ ràng sau vua Phục Hy trải dài 3000 năm, đến tận đời Chu không hề có bản văn cổ chữ Hán nào mô tả nội hàm kháo niệm Âm Dương với tư cách là một học thuyết.

Rõ ràng sau vua Phục Hy trải dài 3000 năm, đến tận đời Chu không hề có bản văn cổ chữ Hán nào mô tả nội hàm khái niệm Âm Dương với tư cách là một học thuyết. Rõ ràng đây là sự phi lý nữa trong lịch sử hình thành cái gọi là thuyết Âm Dương trong lịch sử văn minh Hán. Nhưng ngay cả bản văn đời Chu, mà người viết giới thiệu ở trên cũng không làm sáng sủa hơn khái niệm của cặp từ “Âm Dương”. Cho đến 2000 năm tiếp theo trong văn minh Hán, đến đời Tống, Chu Đôn Di mới bàn về Âm Dương. Nhưng chính ông ta lại nhầm lẫn về khái niệm, khi cho rằng Âm Dương có trước “Lưỡng nghi”, mà người viết đã trình bày ở phần trên. Nếu Âm Dương có trước “Lưỡng Nghi” thì nó là một cặp từ mô tả một thực tại xuất hiện và vận động trong sự khởi nguyên của vũ trụ. Đâu phải là hệ quả của tư duy tổng hợp để gọi là một học thuyết?!
 Hay nói rõ hơn: Với 3000 năm tính từ đời Chu đến Tống, nền văn minh Hán vẫn không hề hiểu được nội hàm khái niệm của chính cặp từ Âm Dương, mà nền văn minh Hán tự nhận. Đấy là kết quả của cái gọi là “Thuyết Âm Dương xuất hiện vào đời Chu, trong nền văn minh Hán”.
Mọi việc cũng không hề sáng sửa hơn với học thuyết quen gọi là “Ngũ hành”

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites