Thiên Sứ

P.HCM: Nước cống thải cũng mang phẩy khuẩn tả

1 bài viết trong chủ đề này

Posted ImageNgày 12/4, Sở Y tế TP.HCM cho biết, kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy mẫu nước cống thải ra từ khu nhà trọ nơi bệnh nhân tiêu chảy cấp đầu tiên trên địa bàn thành phố cư ngụ cũng có phẩy khuẩn tả.

Posted Image

Những bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy thông thường đang điều trị tại khoa Nội B - BV Bệnh Nhiệt đới.

Cho đến 17 giờ ngày 12/4, kết quả xét nghiệm phân của anh Phạm X. P. - chủ nhà trọ nơi bà M. cư ngụ là âm tính với phẩy khuẩn tả.

Theo điều tra dịch tễ của Sở Y tế TP.HCM, vợ chồng anh Phạm X. P. đã ra Bắc vào cuối tháng 3. Trong chuyến đi đó, vợ chồng anh P. có ghé qua Thái Bình 2 giờ đồng hồ và ở Hải Phòng 3 ngày. Trong các bữa ăn, anh P. có ăn rau sống.

Anh P. cho biết, khi về lại thành phố, anh đã tiến hành sửa chữa bể chứa nước giếng khoan. Nước chứa trong bể này dùng để dội cầu và giặt giũ cho cả khu nhà trọ.

Các chuyên gia cảnh báo, nguồn nước là nơi lây lan phẩy khuẩn tả nhanh nhất. Tuy nhiên, phẩy khuẩn tả sẽ chết nếu đun sôi nước.

Trước đó, bể nước giếng khoan tại nơi ở của bệnh nhân tiêu chảy cấp đầu tiên của thành phố cũng được phát hiện nhiễm phẩy khuẩn tả. Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM kết hợp với UBND phường Hiệp Bình Chánh - Thủ Đức niêm phong và khử khuẩn nước.

Người dân sống tại khu vực xung quanh khu nhà trọ này đã được khuyến cáo không nên sử dụng nguồn nước lấy từ các giếng khoan.

Chị Võ Thị Hằng - Chủ tịnh phường Hiệp Bình Chánh - Thủ Đức cho biết, chi nhánh cấp nước Thủ Đức đã đặt một bồn nước 6 khối nhằm giải quyết trước mắt nhu cầu nước cho khoảng 24 hộ dân còn sử dụng nước giếng khoan tại khu vực.

TIN LIÊN QUAN

Đồng thời, ngày 10/4, phường Hiệp Bình Chánh cũng đã niêm phong một cơ sở sản xuất nước đóng chai, chỉ cách khu nhà trọ nơi bệnh nhân tiêu chảy đầu tiên của TP.HCM khoảng 50m. Tuy cơ sở này có giấy phép kinh doanh, nhưng lại không có giấy chứng nhận bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm do Sở Y tế TP.HCM cấp. Đồng thời, điều kiện sản xuất của cơ sở này không đảm bảo vệ sinh. Địa điểm sản xuất kề sát cạnh khu nước thải.

Trong khi đó, Viện Pasteur TP.HCM sẽ tiếp tục tiến hành điều tra rộng hơn nữa. Đặc biệt là với vợ chồng người chủ nhà trọ, dù họ không có phát bệnh. Theo BS. Lê Hoàng San, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, người dân ở khu vực này phản ánh trước đó, đường ống cống bị nghẹt, ruồi nhặng phát sinh nhiều.

"Chúng tôi sẽ điều tra lại các hố xí vệ sinh ở khu vực này, xem thử phải là ba ngăn tự hoại hay thải trực tiếp ra cống," BS. San nói.

Đồng thời các mẫu phân dương tính sẽ được gửi ra Viện Vệ sinh Dịch tể Trung ương, để kiểm tra xem có trùng với phẩy khuẩn tả đang lưu hành ở phía Bắc hay không.

Từ ngày 6/3 - 11/4, cả nước có 1.335 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm phải nhập viện với 136 ca dương tính với phẩy khuẩn tả.

  • H.Cát
  • Nguồn Vietnamnet.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay