Thiên Sứ

TIẾNG VỖ TAY CỦA MỘT BÀN TAY.

9 bài viết trong chủ đề này

TIẾNG VỖ TAY CỦA MỘT BÀN TAY.

Minh Tính - Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Thân mến tặng: Doccocauthang

Đây là một công án nổi tiếng của Phật Pháp. Nó thực sự xuất hiện từ bao giờ trong lịch sử Phật giáo thì chưa thể khẳng định. Nhưng nó đã đi vào huyền thoại trong các truyền thuyết liên quan đến Phật giáo, được đưa vào phim ảnh và các sách nghiên cứu. Nhưng chưa có ai ngộ được điều này. Trong cuốn sách của mình in trước 1975, ông Thích Nhất Hạnh cũng đã đề cập đến công án nổi tiếng này. Nhưng ông chỉ giải thích một cách mơ hồ và không rốt ráo.

Nội dung đầy đủ của công án này là:

"Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?"

Lời Bạch

Từ ngàn xưa, con người cũng muốn biết được bản chất của mình. Câu hỏi: "Con người là gì? Nó từ đâu đến?" đến nay cũng chưa có lời giải đáp. Sự mong muốn tìm hiểu bản thể con người trong một tư duy minh triết, không chỉ có ở những nền văn minh Tây phương. Trong minh triết Đông phương từ nội dung những sách cổ nhất, cũng đề cao sự học để tìm hiểu chính bản thân mình. Cái học để "tự hiểu mình, tự biết mình" là cái học được coi là vô cùng. Trong chí nguyện của các phật tử, các nhà tu hành chân chính đều muốn ngộ đạt đến vô thượng chánh đẳng giác, đến sự giải thoát viên mãn.

Trong vũ trụ mênh mông vô tận. Con người từ đâu đến và trở về đâu? Phải chăng tất cả những điều đó, chúng ta có thể tìm thấy câu giải đáp trong bộ tạng kinh nổi tiếng "Thần Chú Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm". Đây là một vấn đề được đặt ra trong tiểu luận này. Nhưng mơ ước thì lớn lao, còn trí lực của người viết thì có hạn. Nên bạn đọc có thể chỉ coi đây như một ý kiến tham khảo và người viết không tự coi là đúng.

Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo thieukim thì công án này nếu viết rằng "Tiếng vỗ của một bàn tay" thì dễ thâm nhập vào tâm hơn.

Các công án thì không bao giờ có lời giải rõ ràng, nó tức thì hiểu được trong im lặng.

Nếu có các bài "giảng giải" thì cũng muốn khơi lên sự nhận biết của chúng ta mà thôi.

Trong im lặng, đôi khi qua một hơi thuốc :rolleyes: quý vị sẽ tìm ra lời giải đáp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo thieukim thì công án này nếu viết rằng "Tiếng vỗ của một bàn tay" thì dễ thâm nhập vào tâm hơn.

Các công án thì không bao giờ có lời giải rõ ràng, nó tức thì hiểu được trong im lặng.

Nếu có các bài "giảng giải" thì cũng muốn khơi lên sự nhận biết của chúng ta mà thôi.

Trong im lặng, đôi khi qua một hơi thuốc :rolleyes: quý vị sẽ tìm ra lời giải đáp.

Cứ cho là như vậy. Nhưng không phải ai cũng qua một hơi thuốc lá biết được sự huyền vi của nó.

"Để giải thích một điều rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toán bộ lịch sử hình thành vũ trụ" - Trịnh Xuân Thuận nói vậy. Nhưng phải là bậc Đại giác mới hiểu được chân lý tột cùng của vũ trụ qua làn khói thuốc - một điều rất nhỏ. Đức Phật nếu im lặng thì ngày này ai hiểu được sự huyền vi của Phật Pháp?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh ThienSu nói đúng, để giải thích 1 điều rất nhỏ cũng phải cần viện dẫn đến cả lịch sử từ sát na hình thành vũ trụ. Tôi nói đùa là qua một làn hơi thuốc lá, và cũng có viết "đôi khi"..., xin hiểu là có thể qua làn hơi nào đó không phải là thuốc lá vì theo Phật là không được uống rượu, không được hút thuốc!:rolleyes:

Đức Phật im lặng ghê lắm, anh không tin thì cứ nhìn tượng Phật là biết.

Và chắc mọi người còn nhớ câu chuyện kể về nụ cười của Ca Diếp? Từ sự im lặng này mới có câu: Niêm hoa vi tiếu.

thieukim hiểu "tiếng vỗ của một bàn tay" và "nụ cười khi nhìn thấy hoa" này giống nhau.

Dĩ nhiên mỗi người sẽ hiểu theo ý riêng của mình, thieukim không tự cho rằng mình hiểu đúng hay sai.

**********************************

Đức Thế Tôn thiền tọa trên đỉnh Linh Thứu. Bấy giờ có hơn một ngàn đệ tử câu hội để nghe Ngài thuyết pháp, nhưng Ngài im lặng. Một lát sau, Ngài đưa một cành hoa lên trước hội chúng. Không ai hiểu gì cả. Chỉ một mình ngài Đại Ca Diếp mỉm cười. Đức Thế Tôn bèn nói: Ta trao Chân pháp cho ông.

**********************************

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo thieukim thì công án này nếu viết rằng "Tiếng vỗ của một bàn tay" thì dễ thâm nhập vào tâm hơn.

Các công án thì không bao giờ có lời giải rõ ràng, nó tức thì hiểu được trong im lặng.

Nếu có các bài "giảng giải" thì cũng muốn khơi lên sự nhận biết của chúng ta mà thôi.

Trong im lặng, đôi khi qua một hơi thuốc :rolleyes: quý vị sẽ tìm ra lời giải đáp.

chao

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIẾNG VỖ TAY CỦA MỘT BÀN TAY.

Hơn 2300 năm trước Nhà triết học cổ Socrate đã đứng hàng giờ trên đường phố Athen. Ông đang muốn tìm một sự trả lời cho câu hỏi: "Con người là gì? Nó từ đâu đến?". Có lẽ, từ một câu hỏi đầy minh triết này Socrate đã để lại một hệ luận và khuyên con người "Hãy tự biết lấy chính mình". Socrate hy vọng hậu thế sẽ tìm ra câu trả lời thay cho ông. Không phải chỉ ở Hy Lạp, bên Đông phương, khi hỏi về mục đích của sự học, minh triết Đông Phương cũng cho rằng: "Cái học để tự biết mình và tự hiểu mình" là mục đích học cao cấp nhất. Nhưng cho đến nay, hơn 2300 năm đã trôi qua, sự tiến bộ của khoa học đã làm con người trở nên gần giống như thần thánh, vẫn chưa có câu trả lời: "Con người là gì? Nó từ đâu đến?".

Con người chưa tìm được câu trả lời cho nguyên nhân sự có mặt của chính mình trong vũ trụ. Câu trả lời: "Con người là kết quả của một sự tiến hóa vật chất trong vũ trụ". Cho đến nay những người có tư duy khoa học chỉ cần trung bình cũng hiểu điều này. Nhưng cũng không ít những người cho rằng: "Mọi sinh vật trên thế gian đều là sản phẩm của Thượng Đế, trong đó có con người" và con người chỉ vinh dự hơn muôn loài chỉ vì nó được Thượng Đế tạo ra với hình ảnh của chính Ngài. Trong lý học Đông phương có một khái niệm mơ hồ về hình ảnh con người trong vũ trụ. Đó là khái niệm "Thiên - Địa - Nhân". Rất nhiều người nghiên cứu triết học Đông phương đã cho rằng: Khái niệm này diễn tả con người là một trong ba chủ thể của vũ trụ. Nhưng cũng chính một trong những giá trị nổi tiếng của nền minh triết của Đông phương - Đạo Đức Kinh - có một quan niệm khiến con người tự ái - lại cho rằng: "Trời Đất coi con người như chó rơm". Hay nói một cách khác: Đạo đức kinh khẳng định rằng: Con người không phải là một trong ba chủ thể của vũ trụ. Sự nhìn nhận vị trí con người trong vũ trụ về mặt nội dung của Đạo Đức Kinh hoàn toàn giống vế đầu của nhà triết học Pháp Pascal, khi ông kết luận: "Con người chỉ là một cây sậy yếu ớt trong vũ trụ, nhưng nó là một cây sậy có tư tưởng".

Rút cục vấn đề: "Con người là gì? Nó từ đâu tới?" vẫn chưa có câu trả lời rốt ráo.

Hình như, tất cả những lời giải thích về con người trong mối tương quan vũ trụ của mọi nền minh triết Đông Tây đều chưa hoàn chỉnh. Cho đến ngày hôm nay, khi mà con người đã có trong tay những phương tiện giống như thần thánh thì trong hành trình tiếp theo của lịch sử, con người vẫn mải miết đi tìm chính mình. Nhưng trong kho tàng tri thức của nhân loại còn một tư duy minh triết khác đã xuất hiện và tồn tại rất lâu trong nền văn hóa Đông phương, hướng dẫn con người đi tìm sự giải thoát khỏi sự ràng buộc của chính mình. Nền tảng của sự minh triết này coi con người với tư cách là một sinh vật cao cấp nhất trong vũ trụ để có thể hiểu được chính mình và giải thoát con người khỏi mọi sự ràng buộc của thế nhân và của chính mình. Đó chính là minh triết Phật giáo và con người chỉ có thể được giải thoát khi nó hiểu được chính bản thể của nó.

Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?

Chính là một công án nổi tiếng của tư duy minh triết này. Và cho đến nay cũng chưa có câu trả lời rốt ráo.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Chắc quí vị và anh chị em cũng biết rằng:

Tôi đã khẳng định một cách chắc chắn rằng: Nền văn hiến và lịch sử của dân tộc Việt trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử và cội nguồn của nền minh triết Đông Phương với tất cả sự vĩ đại của nó thuộc về người Lạc Việt dưới thời trị vì của các vua Hùng trong nhà nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục và đông giáp Đông Hải. Và tôi đã minh chứng điều này nhân danh khoa học với tiêu chí khoa học hiện đại nhất. Bởi vậy, những bài viết về chủ để này đều nằm trong các mục chính thức có nội dung liên quan trên các diễn đàn mà tôi đã tham gia. Nhưng riêng với đề tài này - "Tiếng vỗ tay của một bàn tay" - tôi không tự cho mình là đúng, không tự cho rằng những gì mà tôi viết trong chủ đề này là kết luận cuối cùng. Mà chỉ là một vấn đề cần có sự tham gia góp ý của các bậc cao nhân. Bởi vậy, tôi chỉ xin phép được đưa xuống đây - trong mục Mạn Đàm - chứng tỏ thiện chí của mình.

Tôi trân trọng mọi sự góp ý. Nhưng cho phép tôi miễn tranh luận khi nội dung chưa hoàn tất.

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con nguo*`i vo^'n hay phu*'c ta.p ne^n kho' ma` cha^'p nha^.n nhu*~ng gi` đo*n gia?n de^~ hie^?u.

"Tieng vo cua mot ban tay" chi? la` su*. la(.ng thinh, kho^ng co' tie^'ng đo^.ng na`o !!!

Đo' la` ca?nh gio*'i va('ng la(.ng cu?a Thie^`n. Tie^?u nga~ ho`a ho*.p cu`ng đa.i nga~ bao la ....

tra^n tro.ng,

ndb

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con nguo*`i vo^'n hay phu*'c ta.p ne^n kho' ma` cha^'p nha^.n nhu*~ng gi` đo*n gia?n de^~ hie^?u.

"Tieng vo cua mot ban tay" chi? la` su*. la(.ng thinh, kho^ng co' tie^'ng đo^.ng na`o !!!

Đo' la` ca?nh gio*'i va('ng la(.ng cu?a Thie^`n. Tie^?u nga~ ho`a ho*.p cu`ng đa.i nga~ bao la ....

tra^n tro.ng,

ndb

Viết chữ cho đàng hoàng dùm tý. Viết thế , ai mà đọc cho ra. :angry:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay