wildlavender

Người Việt và căn bệnh ”Đáng là bao”

8 bài viết trong chủ đề này

Người việt và căn bệnh "đáng là bao"

Thử hỏi có bao nhiêu vị lãnh đạo đủ thanh liêm kỷ luật nhân viên chỉ vì lỗi hành vi biếu quà?

Nếu làm một bản liệt kê chi tiết N "kể tội" sự lãng phí của người Việt có lẽ cái danh sách ấy sẽ dài bất tận…

Chuyện ở một đám cưới

Nhà có dâu và chú rể cùng trên phố Bạch Mai (Hà Nội), cách nhau chưa đầy 300m. Ấy vậy mà nhà trai rình rang huy động tới đoàn xe 6 chiếc xế hộp đi... đón dâu. Sau khi xong xuôi thủ tục bên nhà gái, họ bước lên xe hoa (là chiếc Mercedes S500 đi thuê với giá 3,2 triệu đồng chỉ để chạy trong buổi sáng) và cả đoàn rồng rắn nối đuôi lăn bánh theo hướng phố Huế. Dân tình trong khu phố được phen mắt tròn mắt dẹt, họ không quay về nhà trai "bá cáo" ông tiên bà tổ mà còn chạy đi đâu? Mãi 45 phút sau, cái đoàn xe ấy ầm ĩ trở về rồi đỗ cả một đoạn dài khiến cho con đường Bạch Mai vốn chẳng được rộng rãi trở nên ùn tắc.

Trong khi pháo giấy bên nhà trai phụt ra tới tấp hân hoan chào đón thì cô dâu phờ phạc, son phấn lấm lem, mặt mũi tái xanh tái mét vì say xe... Thì ra, chỉ vì hai nhà quá gần, nên người ta bàn nhau bày vẽ làm một "tua khép kín" (mất hơn 10 phố vòng lên Hồ Gươm) diễu qua các con phố để quay phim, chụp ảnh cho xôm tụ. Biết hoàn cảnh nhà trai chẳng phải khá giả, có người buột miệng góp ý thì gia chủ xông xênh: "Cả đời mới có một lần, đáng là bao"!

Không lãng phí, không phải người Việt

Câu chuyện "cầu kỳ sinh lãng phí" kể trên chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô vàn cái sự lãng phí của người Việt.

Vào nhà hàng gọi món thừa mứa... vì "đáng là bao", người ta sẵn sàng bật đèn sáng trưng cả ngôi nhà 4 tầng suất đêm cho... đỡ lạnh lẽo, xả toilet bằng nút 6 lít (thay vì nút 3 lít) cho... nó nhanh. Rồi cũng vì lãng phí mà chẳng hiếm những buổi khai trương cửa tiệm với loa đài ầm ĩ cả khu phố, thuê người viết kịch bản, thuê MC, ca sĩ, vũ công rồi mời cả quan chức phường, quận (bằng phong bao dày cộm) đến dự để... gây thanh thế...

Trước "quốc nạn" lãng phí ấy, các cấp chính quyền đã ban hành không ít quyết định, chỉ thị, kêu gọi, động viên cán bộ, nhân dân thực hành tiết kiệm, không được dùng tiền công vào lễ khai trương, động thổ, không biếu xén lãnh đạo dịp lễ tết, không mua lẵng hoa khi dự hội nghị

Nhưng Nhà nước nói nhiều, thử hỏi mấy ai nghe? Thế nên báo chí thỉnh thoảng "bắt quả tang" được vị lãnh đạo A cưỡi chiếc xe công trị giá tương đương hàng nghìn con trâu đi chơi thể thao, vị B đi "kiểm tra thực hành tiết kiệm ở cơ sở", lúc nghỉ trưa ra xế hộp bật điều hòa mát lạnh để ngủ đẫy giấc, rồi những bữa ăn "rau mắm" đón khách của vị quan chức C toàn tay gấu, thịt bò tót, rượu hổ cốt,... với hóa đơn lên tới 20 - 25 triệu đồng, làm dân nghèo tối tăm mặt mũi. Bảo bỏ quà cáp, biếu xén để tiết kiệm ư? Đó chỉ là chỉ thị của chính quyền, chứ còn "mối quan hệ như cá với nước" là cấp dưới - cấp trên, thì chuyện ấy tựa như một thứ "lễ nghĩa" mà bây giờ và có lẽ mãi mãi sẽ chẳng thể đổi thay. Thử hỏi có bao nhiêu vị lãnh đạo đủ thanh liêm mà từ chối, đưa ra kỷ luật nhân viên chỉ vì cái lỗi đã có hành vi... biếu quà?

Bao giờ người Việt biết tiết kiệm?

Sau sự kiện giá xăng "phọt" lên 19.000 đồng/1ít vừa qua, nhiều người tính toán nhiều hơn đến các giải pháp nhằm tiết kiệm túi tiền. Họ hạn chế dùng xe máy cho những việc không thực sự can thiết, sử dụng xe buýt cho rẻ hơn... Nhưng đó là chuyện của những người biết quý trọng đồng tiền, của dân nghèo phải tính toán từng bữa, còn với dân có tiền, coi xăng, điện, nước, mớ rau... chỉ là những thứ vụn vặt, "đáng là bao" , thì có lẽ tiết kiệm còn quá xa xôi... Tác giả bài viết này có anh bạn mới đi công tác ở Đức về. Anh ấy bảo cả tháng rồi mà cứ bị ám ảnh bởi một người đàn ông Đức dùng vụn bánh mì quết, vét hết nước xốt và bỏ vào miệng ngon lành, một người Đức khác còn liếm đĩa thức ăn khi đã ăn xong. Mà họ làm cái việc đó giữa đám đông, trong một nhà hàng khá sang trọng và hơn hết là ở một đất nước có nền kinh tế phát triển vào loại nhất thế giới. Có bao nhiêu người Việt vượt qua lòng sĩ diện để làm được cái chuyện tiết kiệm như hai ngươi đàn ông Đức kia?

Theo Người đô thị

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả bài viết này có anh bạn mới đi công tác ở Đức về. Anh ấy bảo cả tháng rồi mà cứ bị ám ảnh bởi một người đàn ông Đức dùng vụn bánh mì quết, vét hết nước xốt và bỏ vào miệng ngon lành, một người Đức khác còn liếm đĩa thức ăn khi đã ăn xong. Mà họ làm cái việc đó giữa đám đông, trong một nhà hàng khá sang trọng và hơn hết là ở một đất nước có nền kinh tế phát triển vào loại nhất thế giới. Có bao nhiêu người Việt vượt qua lòng sĩ diện để làm được cái chuyện tiết kiệm như hai ngươi đàn ông Đức kia?

haha, toàn thể bài viết ở trên bị đoạn này làm trở nên xấu tệ !

"liếm đĩa" trong 1 nhà hàng sang trọng ở vào đất nước có nền kinh tế loại nhất thế giới à? Cái người đi Đức đó nhìn thấy hình ảnh này ở thành phố nào? Nhà hàng Đức hay nhà hàng Tàu, nhà hàng Việt?

Tác giả bài viết có bị thần kinh làm sao không mà bảo đó là "tiết kiệm" rồi còn dạy người Việt "vượt qua lòng sĩ diện" để "liếm đĩa" hoặc một hành động khác tương tự ?

Tác giả bài viết phải học lại chữ "tiết kiệm" và "tư cách" nghĩa là gì.

tôi nghĩ tác giả bài này và cả người trích lại cũng phải nhìn lại vấn đề đặt ra: phung phí là không đúng, nhưng tiết kiệm thì kiểu gì? lấy hình ảnh gì khác mà bàn luận chứ đừng mang kiểu "liếm đĩa" ra mà nói.

tôi cho rằng nếu một người Đức nào mà đọc được chuyện này thì họ cũng cười bò lăn bò càng ra đất!

Bài viết bởi vậy đánh giá là quá tệ!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra tác giả bài viết chắc chưa đi nước ngoài bao giờ, bên này Tây đi ăn nhà hàng, cuối tuần đi công viên chơi, thích mua xe to tốn xăng...chả thấy thằng nào nó liếm đĩa cả, ăn tiệm thừa thì cùng lắm là bỏ vào bịch mang về đó đơn giản chỉ là thói quen. Tiền tips của nó khá hào phóng, một nhà hàng nhỏ mà cuối buổi chia ra cho anh em bán hàng mỗi người cũng được khoảng $ 20 .

Báo lá cải thường hay nói phóng đại lên , sự việc chả có ai kiểm chứng tội gì mà không bịa ra cho đậm đà. Người Việt vốn nổi tiếng tiết kiệm, kể cả khi họ phóng tay chơi sang . Trừ khi là tiền chùa , tiền công không tiêu thì không kể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt vốn nổi tiếng tiết kiệm, kể cả khi họ phóng tay chơi sang . Trừ khi là tiền chùa , tiền công không tiêu thì không kể.

Chuẩn không cần chỉnh ... thành phần người nước ngoài "take away" phần ăn đem về là rất ít (bản thân tôi hình như chưa gặp bao giờ) chứ đừng nói tới chuyện liếm dĩa như cái bài báo kia nêu ra.

Nhưng nếu tôi đi ăn nhà hàng mà đồ ăn còn dư lại nhiều thì thế nào cũng xin cái hộp takeaway để mang về ... vì tôi không thích phí phạm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin kể một câu chuyện, trong câu chuyện này có cả tính tiết kiệm, bệnh sĩ, sự lừa đảo và tính phóng khoáng và sự bần tiện. Số là ngày ấy, tôi còn là học sinh một khóa đào tạo thợ cơ khí - năm ấy tôi chừng 16, 17 tuổi gì đó. Hôm ấy được nghỉ bài học lý thuyết. Mấy thằng chúng tôi lang thang ra Bờ Hồ ngồi chơi. Mỏi chân, ba bốn đứa chúng tồi ngồi nghỉ trên ghế đá. Vì hồi đó có cái xe đạp đi cũng là ...dân xịn. Lúc ấy có một cô gái khá xinh đẹp đi bộ ngang qua. Trên tay cô cầm 6 cái bánh xốp, loại 2 hào một cái, được gói hờ bằng một miếng giấy báo. Đây là một loại thực phẩm cao cấp thời bấy giờ. Còn ngày nay, không thấy loại bánh này ngay cả trong cỗ cúng cô hồn. Cầm đến 6 cái bánh xốp trị giá 1.200 đồng hồi đó là một món tiền đáng kính nể, so với lương của chúng tôi có 8 hào một ngày. Khi đến gần chỗ chúng tôi ngồi, cô ta đổi dáng đi cà lắc, cà giật. Lắc bên phải, lắc bên trái. nhưng nét mặt cô ta nghiêm trang, hơi có vẻ kiêu ngạo , không thèm để ý đến đám thanh niên tuy nhếch nhác với bộ đồ lao động, nhưng từ đẹp trai trở lên ngồi ở băng ghế đá.

Khi đến đúng chỗ chúng tôi ngồi, theo quán tính của con lắc, cả 6 cái bánh xốp bung ra lăn vòng vèo trên mặt đường. Sự việc xảy ra rất nhanh, cô ta thoáng quay lại và hơi có vẻ muốn cúi xuống lượm những chiếc bánh đang lăn lóc dưới đường. Thằng Hiền - một đứa trong đám chúng tôi - phản xạ còn nhanh hơn. Nó nói: "Nếu là tao, thì tao không thèm nhặt những cái bánh đã bẩn thỉu này!". Cô gái liếc mắt , nhìn chúng tôi ra vẻ khinh bỉ. Cô ta cũng không thèm nhặt và lại tiếp tục lắc bên phải, lắc bên trái đi luôn. Cô gái vừa đi khuất, thằng Hiền hích cùi chỏ vào thằng Thành ngồi cạnh. Cả hai cùng cười hố hố, chạy ra lượm hết những cái bánh và chia nhau ăn. Chúng nó đưa tôi một cái: "Này! Ăn đi chứ! Bánh ngon lắm. Chắc mới ra lò".

Share this post


Link to post
Share on other sites

haha, toàn thể bài viết ở trên bị đoạn này làm trở nên xấu tệ !

"liếm đĩa" trong 1 nhà hàng sang trọng ở vào đất nước có nền kinh tế loại nhất thế giới à? Cái người đi Đức đó nhìn thấy hình ảnh này ở thành phố nào? Nhà hàng Đức hay nhà hàng Tàu, nhà hàng Việt?

Tác giả bài viết có bị thần kinh làm sao không mà bảo đó là "tiết kiệm" rồi còn dạy người Việt "vượt qua lòng sĩ diện" để "liếm đĩa" hoặc một hành động khác tương tự ?

Tác giả bài viết phải học lại chữ "tiết kiệm" và "tư cách" nghĩa là gì.

tôi nghĩ tác giả bài này và cả người trích lại cũng phải nhìn lại vấn đề đặt ra: phung phí là không đúng, nhưng tiết kiệm thì kiểu gì? lấy hình ảnh gì khác mà bàn luận chứ đừng mang kiểu "liếm đĩa" ra mà nói.

tôi cho rằng nếu một người Đức nào mà đọc được chuyện này thì họ cũng cười bò lăn bò càng ra đất!

Bài viết bởi vậy đánh giá là quá tệ!!!

Tôi không tin hành vi ấy có thật, mà nếu có hành động ấy không xuất phát từ ý thức tiết kiệm mà chỉ vì người dùng nó vẫn còn thấy nó ngon mà tận dụng như ở ta khi ăn món có nước sốt hoặc nước dừa béo ngọt. Tác giả bài viết đã quá lời khi mô tả chi tiết này làm hỏng bài viết của mình.

Xin mạn phép đưa 1 câu chuyện liên quan đến hành động này:

Trong lớp tiểu học, Cô giáo ăn vụng món chuối nước dừa, khi đến cuối dĩa. Cô không cách nào thưởng thức được phần nước dừa còn lại.

Cô đưa mặt dĩa lên, dùng lưỡi kéo một đường thẳng !

-Đố các em dấu này dấu gì ?

-Các em đồng loạt trả lời : Dấu huyền ạ !

Sau đó cô kéo thêm một đường cắt ngang

-Dấu này dấu gì các em ?

-Câu trả lời : dấu cộng ạ !

Sau đó Cô làm sạch dĩa và tuyên bố xóa bảng nhé các em !

Chuyện tiết kiệm ??? không có thật ! !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện diễu kể trên có khi kể là Thầy đồ nghèo dạy học trò trong nhà và được trả công là những bữa ăn. Nhà học trò cũng nghèo nên Thầy đói, nên có lúc Thầy phải liếm sạch đĩa :rolleyes:

Nhưng đó là truyện để cười, hàm chứa điều gì thì chúng ta phải hiểu rõ ràng, và tôi cho là "tiết kiệm" chẳng có tí ti liên quan gì trong truyện cười này cả, bởi vậy dẫn luận không đúng thì lại càng hiểu sai lệch.

Tiết kiệm có định nghĩa là gì thì trong tự điển ghi rõ rồi. Không hoang phí dù sở hữu ít hay nhiều là tiết kiệm. Dè dặt, kiềm chế không tiêu xài, kể cả lời nói, hành động ... thì gọi là tiết. Còn "kiệm" là tằn tiện, là thiếu, là ít.

Qua đó chúng ta thấy hành động kể trên (liếm đĩa) không thể đưa ra để giải thích thế nào là tiết kiệm. Ý tôi chỉ muốn nói như vậy thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Thieukim đã thật sự quan tâm đến 2 từ tiết kiệm và phải dẫn chứng tự điển, ở đây không ai cần vì ai cũng hiểu. bàn luận tiếp theo là hành vi vét dĩa của người đàn ông nước ngoài, không thể minh chứng cho tính tiết kiệm. Và câu chuyện của Wild cũng chỉ mô tả sự ăn ngon và thưởng thức đến tận cùng 1 cách hài hước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay