Thiên Sứ

BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY TRONG TÂM THỨC VIỆT

7 bài viết trong chủ đề này

BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY TRONG TÂM THỨC VIỆT

Trên bàn thờ tổ tiên vào những ngày Lễ Tết, có lẽ không ai quên trưng bày trên bàn thờ chiếc bánh chưng. Ngày nay, ít có gia đình nào trưng bày trên bàn thờ một giá trị văn hóa song hành với chiếc bánh chưng, như là một biểu tượng hài hòa của tạo hóa là chiếc bánh dày. Chiếc bánh dày gần như đã biến mất trên bàn thờ tổ tiên trong văn hóa truyền thống Việt ở mỗi gia đình trong ngày lễ Tết. Cái bánh dày ăn cũng không ngon, nó chỉ là nếp giã, nhạt phèo. Khi cầm ăn thì dính đầy vào tay, nhệu nhạo, nhếc nhác. Những nhà chuyên làm bánh chưng bán cho thiên hạ trong những ngày Tết, cũng chẳng ai làm bánh dầy để cúng. Bản thân tôi, năm ngoái cũng cố gắng đặt một gia đình người Bắc sống ở Sài Gòn, chuyên làm các loại bánh truyền thống một chiếc bánh dày. Nhưng họ cũng chỉ mang tới cho tôi một khối bột nếp giã, nhão nhoẹt và phải đựng vào một cái khuân. Sơn hào, hải vị, giò nem , ninh moc...đầy ứ trên bàn thờ tổ tiên. Chẳng còn ai quan tâm đến chiếc bánh dày truyền thống nữa. Nếu có thì hầu như chỉ còn trong tâm thức. Nhưng thật may mắn, nó còn trong tâm thức của tất cả người Việt Nam.

Trần Quốc Vượng cố gắng chứng minh rằng: Chiếc bánh chưng vuông với bốn sợi lạc (Lạt) hồng, thực ra không phải là sản phẩm duy nhất của dân tộc Việt. Ông ta dẫn chứng nơi này, nơi nọ cũng có những cái bánh tương tự như bánh chưng. Thậm chí ông ta còn dẫn chứng rằng người Nam Trung Quốc, người Nhật cũng có những sản phẩm giống như cái bánh chưng của người Việt (*). Ông ta muốn giải thiêng một linh vật của nền văn hiến huyền vĩ Việt, muốn nó bình thường khi so sánh với những cái giống nó và bình thường ở một số nơi trên thế giới hiện nay. Nhưng khả năng của ông ta không làm được chuyện đó.

Và ngày Tết, cái bánh chưng - sản phẩm còn lại - dấu chứng của 5000 năm văn hiến Việt vẫn nghễu nghện trên bàn thờ tổ tiên của hầu hết những gia đình Việt Nam.

Ngọn lửa hủy diệt văn hóa Việt tàn bạo của triều đình Tuyên Đức với tên bạo tướng Trương Phụ không xóa sổ nổi những giá trị văn hiến Việt. Nó chỉ đủ để cho những học giả đời sau lúng túng và ngơ ngác khi đi tìm những bằng chứng không thể tìm thấy trong đống vụn nát và tro tàn của sự tàn phá. Nhưng đấy chỉ là sự lúng túng và ngơ ngác của những kẻ hủ nho, loại "tầm chương , trích cú" dò từng câu, xét từng chữ. Kghi không tìm thấy cổ vật, không thấy sách nào nói đến thì trong cái tư duy cổ hủ ấy sẽ chẳng còn thấy cái gì hết. Và đấy là nguyên nhân gián tiếp và cũng chỉ là nguyên nhân từ một tư duy cận thị - để họ tập hợp nhau lại trong cái "hầu hết những nhà khoa học trong nước" có giới hạn tư duy như nhau, phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt. Đỉnh cao của sư thiển cận này là một giảng viên trường Đại học Cần thơ - Nguyễn Tiến Đoàn - đã sex gần 90% cơ thể giữa nơi trao đổi những giá trị vẻ đẹp quốc tế ở Đài Loan, mà tuyên bố rằng: Đây là y phục truyền thống của dân tộc Việt. Và thật buồn khi một trang điện tử khá tên tuổi ở Việt Nam - trang VnExpress - đưa tin một cách hồ hởi.

Nền văn hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến sẽ mai một với thời gian chăng? Nó sẽ chẳng còn gì nữa khi cội nguồn dân tộc - thời Hùng Vương - từ gần 5000 năm văn hiến - nay chỉ là "liên minh 15 bộ lạc" với những người "dân ở trần đóng khố". Những gia trị văn hóa truyền thống Việt vì thế mà trở nên rỗng tuyếch và không có nội dung khi người ta giải thích rằng nó du nhập từ văn hóa Hán....Những lời phát biểu về truyền thống, về bản sắc văn hóa cũng sẽ trở nên trơ trẽn khi cội nguồn lịch sử văn hóa Việt 5000 văn hiến bị phủ nhận.

Nhưng may mắn thay! Tổ tiên anh minh của người Việt - với tầm nhìn xa trông rộng, với trách nhiệm trước dân tộc - đã để lại cho con cháu đời sau một di sản văn hóa phi vật thể đồ sộ, vượt thời gian thăng trầm của lịch sử cho đến tận bây giờ. Không một thế lực nào, dù tàn bạo công khai trắng trơn, hay thâm hiểm, gian manh có thể xóa bỏ được những cái vô hình, chỉ có trong tâm thức con người.

Một trong những giá trị ấy chính là chiếc bánh chưng, bánh dầy trong tâm thức người Việt. Trần Quốc Vương dù với uy tín cao ngất ngưởng, dù với địa vị của một giáo sư, cũng không đủ khả năng minh chứng tính linh thiêng của bánh chưng bánh dày thành cái bình thường trong sinh hoạt hàng ngày. Ông ta không thể giải thích được vì sao bánh chưng bánh dày lại được trân trong và thành kinh dâng lên tổ tiên trong ngày lễ Tết, ông ta không thể giải thích được vì sao bánh chưng và bánh dày luôn phải có cặp với nhau - dù là giải thích với sự hợp lý tồi thiểu để minh chứng cho cái bình thường của nó - theo cách nghĩ của ông ta. Trần Quốc Vương, Đào Duy Anh là những người được coi là bậc thầy trong giới sử học Việt Nam hiện đại, không làm nổi điều này. Tất nhiên cái số đông trong "Hầu hết những nhà khoa học trong nước " sẽ không thể làm được. Còn cái "cộng đồng khoa học quốc tế" kia, liệu có thể xóa sổ được văn hóa truyền thống Việt nhân danh khoa học không (Còn đằng sau nó là cái gì thì tạm thời không phải là đề tài phân tích ở trang web này). Được đấy! Với điều kiện duy nhất là dùng sức mạnh, hoặc lợi dụng được sức mạnh phí lý trí. Còn nếu như chỉ một chút tư duy khoa học còn le lói trong đầu một kẻ cực đoan nào đấy triong việc phủ nhận văn hiến truyền thống Việt thì việc xóa sổ văn hóa truyền thống Việt trải gần 5000 văn hiến là điều không thể. Toàn bộ tri thưc khoa học của thế giới với tất cả những thành tựu cao cấp nhất sẽ sụp đổ vì tính phi logic của nó - nếu nó phủ nhận những gia trị của nền văn hiến Việt.

Trong một vũ trụ luôn vận động, tiến hóa và phát triển, tất yếu tri thức con người cũng phải tiến hóa, nếu như nó muốn tồn tại, dưới bất cứ hình thức nào. Do đó, tính phi logic của những tư duy khoa học sẽ hủy hoại chính nó và đó là nguyên nhân sự sụp đổ dây chuyền cho tất cả sự tiến bộ của nhân loại.

Dù nhân danh bất cứ một phương pháp luận nào, như Trịnh Xuân Thuân viết: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ cũng phải viễn dẫn toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ". Đấy là nói theo khoa học. Còn nói theo lý học Đông phương là "Vạn vật đồng nhất thể", nói theo Phật Pháp là "Một con cá quẫy đuôi cũng động tới tam thiên đại thiên thế giới" , nói theo Thiên Chúa giáo là: "Chúa ở khắp mọi nơi". Bởi vậy không thể áp dụng tính phi logic cho chỉ một dân tộc Việt mà không ành hưởng đến toàn bộ tri thức khoa học hiện đại, khi nó phổ biến toàn thế giới quan điểm phủ nhận gía trị văn hóa truyền thống Việt. Và vấn đề cũng không đơn giản là dân tộc Việt không chỉ thể hiện những giá trị văn hóa của họ qua những chiếc bánh chứng bánh dày, những lễ hội và y phục dân tộc.... mà tiềm ẩn trong đó là tất cả những giá trị minh triết Đông phương. Đây là điều mà hơn 2000 năm trôi qua - từ khi nền văn hiến Lạc Việt sụp đổ ở miến nam Dươngv tử - nền văn hóa Hoa hạ nhân danh cội nguồn văn hóa Đông phương đã phải bó tay nhìn sự bế tắc của nó. Chính những học giả hàng đầu của Hoa Hạ phải tự nhận thấy sự khó hiểu của những giá trị văn minh Đông phương mà họ tự nhận là của ông cha họ, chính họ đã phải tự phủ nhận vì tính không phát triển của những gía trị này trong tay họ trải hàng ngàn năm qua.

Tôi không hề quá lời khi nói rằng: Nền văn minh nhân loại hiện đại sẽ sụp đổ, nếu phủ nhận giá trị văn hiến Việt. Đây không phải là một quẻ bói - đầy màu sắc "mê tín dị đoan" mà là một sự phân tích nhân danh khoa học. Bởi vì, nhân loại vẫn cần sự tiến hóa, nó cần một sự tổng hợp những cái gì mà trí thức nhân loại đã thu nhận được một cách rời rạc thành một lý thuyết thống nhất. Dân tộc Việt là một dân tộc duy nhất với những giá trị văn hóa còn lại của gần 5000 năm thăng trầm của lịch sử văn hiến Việt chỉ thẳng đến lý thuyết này.

Khái niệm đầu tiên của lý thuyết đó, nằm trong chiếc bánh chưng bánh dầy của dân tộc Việt. Một linh vật của nền văn hiến Việt được lãnh tụ tối cao của tổ tiên là Vua Hùng Vương ấn chứng để lưu truyền trong suốt chiều dài thời gian gần 5000 năm của lịch sử giống nòi Lạc Việt.

Ngày Kim Thần Thất Sát

Giờ Thìn mùng 1 tháng Giêng năm Kỷ Sửu.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

------------------------------

* Chú thich: Tham khảo bài viết của Trần Quốc Vương ở linh này:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...t=0&start=0

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ nhỏ, cháu cũng được học và nghe nói về bánh chưng, bánh dày. Bánh chưng thì nổi tiếng rồi, nhưng bánh dày có vẻ ngày càng ít được nhắc đến. Bản thân cháu cũng chưa được nếm mùi vị bánh dày là như thế nào. Nếu nó giống như chú nói thì cũng chán chú nhỉ.

A, mà tại sao người ta không thêm nhân cho bánh dày hay thêm chút gia vị vào vỏ bánh nhỉ :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ nhỏ, cháu cũng được học và nghe nói về bánh chưng, bánh dày. Bánh chưng thì nổi tiếng rồi, nhưng bánh dày có vẻ ngày càng ít được nhắc đến. Bản thân cháu cũng chưa được nếm mùi vị bánh dày là như thế nào. Nếu nó giống như chú nói thì cũng chán chú nhỉ.

A, mà tại sao người ta không thêm nhân cho bánh dày hay thêm chút gia vị vào vỏ bánh nhỉ :rolleyes:

Bánh dày ăn với giò lụa ngon lắm đó bạn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày nhỏ, mình hay về quê dịp tết thấy các cô, các chú dã bánh Dày cả đêm. vui lắm. Đến giờ thì không còn thấy ai làm bánh Dày dịp tết nữa. Mọi người đều đi mua cả.

Ở đây cháu có 1 thắc mắc hỏi chú Thiên Sứ, hay Rin86 có biết: Tên cổ (hay tên gốc) của bánh Chưng hay bánh Dày? Vì tên này chắc do cách làm nên mới gọi như bây giờ (Bánh Chưng - Bánh được chưng; Bánh Dày - dã bánh (dày bánh) )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày nhỏ, mình hay về quê dịp tết thấy các cô, các chú dã bánh Dày cả đêm. vui lắm. Đến giờ thì không còn thấy ai làm bánh Dày dịp tết nữa. Mọi người đều đi mua cả.

Ở đây cháu có 1 thắc mắc hỏi chú Thiên Sứ, hay Rin86 có biết: Tên cổ (hay tên gốc) của bánh Chưng hay bánh Dày? Vì tên này chắc do cách làm nên mới gọi như bây giờ (Bánh Chưng - Bánh được chưng; Bánh Dày - dã bánh (dày bánh) )

Hình như năm ngoái, một học "giả" - theo nghĩa là không phải học thật - lớn tiếng trên một phương tiện truyền thông vào loại bậc top của Việt Nam là: Viết bánh giày là "Dày" theo truyền thống là sai rồi. Phải gọi đúng nó là bánh "Giày". Thế là một số phươpng tiện truyền thống khác cũng a dua theo, khi viết về bánh "Dày" cũng viết là "Giày". Đồng nghĩa với cái giày của người ta đang đi. Híc!

Ngày xưa, đường Cổ (Cổ xưa) Ngư - bây giờ là đường Thanh Niên - thì có một vị cao niên nho học uyên bác nào đó giải thích rằng: Nó là đường Cố (Cố gắng) Ngự (Vua ngự) đọc trệch qua. Ông ta giải thích rằng: Trước đây vùng này lũ lụt, nên phải gọi là Cố Ngự tức là con đê chống sóng. Những bộ nhớ với chương trình không mấy cao cấp - chắc tương đương với trình Windo lúc mới viết - thu nhận được cũng ra rả như vậy. Thực ra, từ Cổ Ngư là một trong hàng loạt những danh từ liên quan đến chữ "Cổ" rải rác khắp miến Bắc Việt Nam; như: Cổ Ngư, Cổ Nhuế, Cổ Pháp, Cổ Lễ, Cổ Loa.....vv.....Riêng cái thành Cổ Loa thì được coi là bằng chứng của kinh đô An Dương Vương - sự tiếp nối của nước Văn Lang vỏn vẹn ở châu thổ sống Hồng theo quan điểm: "Tổ tiên ta ở trần đóng khố" và Thời Hùng Vương là "liên minh 15 bộ lạc" . Nền văn hóa Việt ngày càng "ở trần đóng khố" bởi những kẻ "học giả nửa mùa" này. Híc!

Nền giáo dục thì tranh luận mổ sẽ đến nay là trên cả chục năm,đến nỗi khái niệm "cải cách giáo dục" - mỗi năm mỗi cải - trờ thành một từ không có mục đich và nội dung - mà toàn là những bố thuộc loại sừng sỏ bàn đấy nha - chưa tìm được lối ra.

Một danh nhân đã viết:

"Nếu anh bắn vào lịch sử bằng một viên đạn súng lục thì lịch sử sẽ tấn công bằng loạt đại bác".

Đây chính là hiệu ứng con bướm.

Trong một xã hội, mọi sự phát triển đều phải rất cân đối. Lý học Đông phương gọi là "cân bằng Âm Dương. Bởi vậy, không thể có một bộ phận của giáo dục - môn lịch sử - quá phi lý - nhưng lại không ảnh hưởng gì đến các môn khác. Đấy là chỉ nói về mặt tính khoa học do sự hợp lý các vần đề liên quan, chưa nói đến các mặt khác.

Thủ Tướng Phạm Văn Đồng khi sinh thời đã nhắc nhở điều này - tôi không nhớ nguyên văn - đại ý là: "Việt sử trên bốn ngàn năm (cách gọi cũ) liên quan đến sự tồn vong của cả dân tộc Việt. Cần phải nhớ điều này"(*).

Híc.

------------------------------

* Nguyên văn câu này của Ngài Phạm Văn Đồng đăng trên nguyệt san "Kiến thức ngày nay" số ra cũng cả gần 10 năm. Tác giả là Ngọc Giao.Bài viết liên quan đến Thiên Sứ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lỗi chính tả tại lễ hội Đền Hùng

Thay vì viết đúng "Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy", Ban tổ chức lễ hội Đền Hùng 2010 cho căng một tấm biển rất to với dòng chữ "bánh trưng, bánh giày".

Posted Image

Đây là những dòng chữ được in trên phông phía sau sân khấu được dựng lên tại cuộc thi truyền thống hàng năm nằm trong khuôn khổ lễ hội Đền Hùng. Lễ hội diễn ra 10 ngày, khai mạc hôm 14/4.

Posted Image

Thay vì viết đúng là "bánh chưng", tấm biển in thành "bánh trưng".

Posted Image

Từ viết đúng phải là "bánh giầy".

Posted Image

Học sinh tiểu học cũng có thể phát hiện ra lỗi chính tả này.

Trao đổi với VnExpresss.net GS.TS Nguyễn Đức Tồn, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cho biết, chỉ duy nhất cách viết "bánh chưng", "bánh giầy" là đúng, không có biến thể hay cách viết tương tự.

Trí Khang

----------------------------------------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ.

Viết "bánh chưng" thành "bánh trưng" thì sai đứt đuôi con nòng nọc đi rồi. Cái này thì "hầu hết các nhà khoa học trong nước" "cộng đồng khoa học quốc tế" đều công nhận. Nhưng viết bánh dầy là bánh "giày" thì cũng chối quá. Nhưng tiếc thay, nó lại được bảo kê bằng vị viện trưởng viện ngôn ngữ học thì ....thua rồi. Trong ngôn ngữ Việt, khi nói và viết về chiếc giày, đôi giày, cũng có địa phương đọc và viết là "giầy" , để chỉ một phương tiện dùng để đi vào chân. Còn dầy trong ngôn ngữ Việt để chỉ độ "dày , mỏng". Bởi vậy, cái bánh dày , hoặc dầy để nói lên độ dầy của cái bánh - mang tính hình tượng. Cách đây vài năm, một vị giáo sư khả kính nào đó, phát biểu trên báo rằng thì là phải viết bánh dày thành bánh "Giầy" mới đúng chính tả. Thế là cái bánh dầy Việt cổ - mà từ trước vẫn viết là "dày" - nay viết lên người ta tưởng đó là chiếc bánh hình cái giày (Hoặc giầy). Híc.

Bởi vậy, Thiên Sứ tôi đành cáo lỗi với các quí vị giáo sư khả kính kia , mà bị coi là viết sai chính tả là "Bánh Dày" vậy. Ngày lễ Tết, Thiên Sứ tôi cung kinh dâng lên tổ tiên chiếc bánh Dầy, chứ không dám cúng chiếc bánh "giầy".

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ta cho trẻ nhỏ nhận thức một cách trực quan là từ Vua Hùng cùng các quan lại đến con dân đều ở trần đóng khố như thế này đây. Thật không thể chịu nỗi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay