Posted 25 Tháng 1, 2009 VIỆT DỊCH TRÊN BÃI ĐÁ CỔ SAPA Kính thưa quí vị quan tâm. Từ lâu tôi đã hân hạnh trình bày quan niệm về cội nguồn Kinh Dịch thuộc về một nền văn minh vĩ đại trong cổ sử nhân loại: Nền văn minh Lạc Việt – cội nguồn của dân tộc Việt hiện nay. Đã có một số người tìm cách chứng minh điều này với những phương pháp khác nhau. Trong bài này, tôi xin chứng tỏ thêm cho luận điểm đó, bằng một hiện tượng trên bãi đá cổ Sapa liên quan đến Dịch học mà website của chúng ta đang nghiên cứu. Đó là hình một quẻ Dịch trên bãi đá cổ SaPa kèm theo những hình tượng độc đáo lý giải sự khởi nguyên và tính tuần hoàn của vũ trụ. Trước khi trình bày hiện tượng trên; tôi cũng xin có đôi lời giới thiệu về bãi đá cổ SaPa. Sapa là một thị trấn sát biên giới Việt Trung phía Tây Bắc – Bắc Việt Nam, cách tỉnh lỵ Lao Cai khoảng 100 km. Từ tỉnh lỵ Lao Cai có thể đến đây bằng xe hơi trên một con đường ngoằn ngoèo băng qua những triền núi. Đây là một nơi nghỉ mát nổi tiếng từ thời thuộc Pháp. Ở đây còn toạ lạc một số những biệt thự sang tịong với kiến trúc cổ của các chức sắc người Pháp ở Đông Dương. Cách thị trấn SaPa khoảng 40 – 50 km là bãi đá cổ Sapa nổi tiếng. Đây là một trong ba hoặc bốn bãi đá cổ có những ký tự bí ẩn còn lại trên thế giới. Bãi đá cổ này được phát hiện vào khoảng từ năm 1924 đến 1926 do các nhà khoa học Pháp. Các nhà khảo cổ cho rằng chúng được tạo nên từ khoảng hơn 2000 năm nay và thuộc di sản của người Việt cổ (*). Hiện nay chúng chỉ còn lại 198 hòn. Một số khoảng từ 18 đến 20 hòn bị hư hại do khi làm một con đường đi xuyên qua bãi đá đến làng Pò Lùng Chải. Tất cả những phiến đá ở đây đều được khắc những hình vẽ và những ký tự bí ẩn. Đã có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước cố gắng giải mã những ký tự này. Nhưng chưa có ai có được một sự lý giảI thoả đáng. Rất tiếc mặc dù người viết bài này đã tìm gặp trực tiếp người chỉ huy đội làm đường; nhưng anh không nhớ chính xác số hòn đá bị hư hại (ít nhất là 18, nhiều không quá 20 hòn). Con số những hòn đá (hiện hữu và đã mất) không chính xác này xấp xỉ con số 216. Tức là xấp xỉ độ số hào Dương trong 64 quẻ Dịch. Rất tiếc đây chỉ là giả thuyết. Vì số lương những hòn đá đã mất không khảo chứng được. Nhưng trong số những hòn đá này; có một hòn liên quan đến điều mà tôi trình bày trong bài viết này. Tảng đá có hình vẽ như sau: Hình trên này đã có nhiều nhà nghiên cứu giải mã khác nhau. Nhưng đáng chú ý là sự lý giải sau đây của nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Liễn vì tác giả cho rằng: Toàn bộ bãi đá cổ Sa Pa là những kiến thức về Vũ trụ có liên quan đến Kinh Dịch. Tôi xin được trích đăng sau đây đoạn liên quan đến hình vẽ trên để quí vị tham khảo. “ Nổi bật trên búc chạm đá là hình mặt trời 1 (Số 6 trên hình - số 1 trong nguyên văn của tác giả; số 6 là của tôi hiệu chỉnh vì một sự lý giải khác. Trong đoạn trích dẫn này; số của tác giả ghi nguyên văn; số của người viết trên hình trong ngoặc kế bên); 2 Trái đất (3) bố cục ở hai phía Đông Tấy; nhưng hơi chếch nhau phảI chăng là sự diễn tả cao thấp khác nhau của các hành tinh này theo sự nhận biết của con ngườI lúc đó. Bao quanh trờI đất là hai dảI các hình song song không khép kín; bên trái gồm ba giảI song song ko đều nhau; chạy dài liên tục bắt đầu từ Tây Bắc chạy xuống sát gần Trái Đất rồI hơi uốn lượn về phía Đông Nam 9 (2). Bên phảI cũng là ba giảI song song 10 (10) bắt đầu từ giữa hình khắc; rồI uốn vòng lên theo xích đạo Trái Đất; uốn vòng lên theo hướng Đông Bắc ; bao lấy mặt trờI ở phía Đông. Nửa trên của các dải này chỉ còn hai dải song song kéo dài liên tục lên Đông Bắc kết thúc ở điểm cao ngang vớI mặt trời và ba dảI ở phía Tấy Bắc.DảI thứ 3 ở ngoài cùng bên Đông chỉ có một đoạn vòng cung đến ngạng tầm điểm cực Bắc của Trái Đất thì kết thức. DảI này có 3 đoạn dài ngắn ko đồng đều; đoạn ngắn nhất ở khoảng giữa có hai vạch đứt ở hai đầu. Sách Dịch cổ cho ba dảI số 9 (2) là Nội Quái tượng trưng cho các lớp vỏ trái Đất; còn ba dảI số 10 (10) là NgoạI Quái tượng trưng cho các giảI sông Ngân hà.. Nhà nghiên cứu Dịch học Hống Quang cho đây là Lục Quyển bao gồm: Vũ Quyển nói về thờI kỳ hỗn mang chưa có hình dáng cụ thể ban đầu; Khí Quyển; Tầm Quyển; Sinh Quyển;Trí Quyển; Linh Quyển thuộc về giai đoạn vũ trụ đã định hình từ trạng thái hỗn mang Vô Cực đã thành Thái Cực…. […lược một đoạn nói về lịch sử thiên văn học Tây Phương…] Nhận thức của nhân loại đến thời Trung Cổ; mới cách chúng ta khoảng 400 trăm năm mà còn tranh cãi quyết liệt nhức nhối như vậy (Các vấn đề liên quan đến tri thức Thiên văn phương Tây vào thời cổ và Trung cổ - Thiên Sứ). Thế mà từ 3000 – 4000 năm trước CN tổ tiên ta đã chạm khắc “mô hình vũ trụ” vào đá cổ Sapa; khẳng định cả Mặt trờI và trái Đất đều là khối cầu tròn và đang quay. Chiều quay của Trái Đất từ Tây sang Đông ngược chiều kim đồng hồ; đúng như chiều quay của các hình đúc trên mặt trống đồng cổ kính của dân tộc. Sự chuyển động được biểu hiện bằng hình xoáy ốc từ tâm ra ngoài thật độc đáo. Đó là biểu trưng sức mạnh nộI tâm cũa tinh cấu; ko có sự can thiệp từ bên ngoài. Ở vòng xoáy ốc ngoài cùng nẩy lên một nhánh cây; phảI chăng đây là biểu hiện của sụ sống; của Sinh Quyển. Nhánh cây này có hai chòm lá ngả về phía Đông là phía mùa xuân. Như vậy quá đúng vớI triết lý Âm Dương Ngũ hành của các vị kỳ lão hiền triết Phục Hy; Thần Nông thờI thượng cổ. Vòng xoay của mặt trờI cũng do nộI lực xoáy ốc từ trong ra ngoài; ngược hướng vớI chiều quay của trái Đất từ Đông sang tây. Một chi tiết cần được chú ý là tổ tiên ta mô tả Mặt Tròi và Trái Đất đường kính gần ngang nhau; như một “cặp sao đôi”. Đây là ngẫu nhiên hay có chủ định từ trước? Từ nguồn trí thức linh giác nào mà ông cha ta khắc như vậy? Điều này rất đáng được suy nghĩ. Bên cạnh trái Đất tròn còn có một hình vuông nhỏ 3 (4). Đây ko lặp lạI sai lầm của Hoa tộc thờI cổ là “trờI tròn đất vuông” (Một số ngườI tớI nay còn giảI thích chuyện “bánh chưng bánh dày” theo hướng này là ko đúng). Ở đây hình vuông đặt cạnh Đất tròn thì làm sao nói chệch đi là trờI tròn cho được? PhảI thấy ở đây ngườI nghệ nhân vô danh đã nắm Kinh Dịch rất vững và đã chuyển hình chạm khắc sang một đề tài mớI:” Mẹ tròn con vuông”. Theo luận thuyết Âm Dương đất thuộc về Âm; về ngườI mẹ; còn trờI thuộc về Dương; thuộc về ngườI cha. Thành ngữ tiếng Việt nói cha TrờI ; mẹ Đất chính là vì vậy.Trong hình khắc mảnh vuông nhỏ đặt cạnh mẹ Đất phải hiểu là “Mẹ tròn con vuông”; một thành ngữ nói lên sụ mong mỏI; coi như lờI chúc tụng đốI vớI các bà mẹ bước vào kỳ sinh nở phảI được “vuông tròn” nghĩa là thuận lợI; ko gặp rủI ro trắc trở khi vượt cạn một mình. Ý nghĩa nhân văn ở đây quá rõ; nó hoàn toàn khác vớI quan điểm tĩnh tạI “Trời tròn đất vuông” của ngườI Trung Hoa cổ đại. [..lược một đoạn…] Trở lại với “Mô hình vũ trụ” (Hình đã dẫn – Thiên Sứ); cả mảng giữa của hình khắc dành cho con người. Tư tưởng chủ đạo ở đây là sự thể hiện rất rõ “luận điểm tam tài” của Kinh Dịch. Ở đây dưới ký hiệu quẻ Càn 7 (8) gồm ba vạch liền xếp chồng chéo lên nhau đặt hơi chếch về hướng Tây Nam – Đông Bắc là hai hình ngườI một nữ một nam được thể hiện bằng hình song song mang tính ước lệ nhiều hơn tả thực. NgườI nữ 4 (7) đứng hai chân giang rộng phía trên giảI ngoạI quái; bộ phận sinh dục khuyếch đạI rất rõ. Tư thế chếch theo hướng Đông Bắc – Đông Nam; đầu nhô gần sát vạch giữa quẻ Càn. Tay phảI cầm một khí cụ dài dơ thẳng chếch ở khoảng trống giữa Mặt trờI và ký hiệu quẻ Càn. NgườI Nam 5 (1) đứng ở tư thế khm lưng trên giải Nội quái; song từ phần ngang hông trở xuống ko được thể hiện. Bộ phận sinh dục ở đây cũng phóng to hơn bình thường. Phía trên đầu ngườI nam là ký hiêu quẻ Sơn Địa Bác 8 (9) gồm quẻ Chấn chồng lên quẻ Khôn; đặt xoay dọc giữa quẻ NgoạI quái và hình vuông nhỏ. Ký hiệu cuốI cùng đặt ở dướI vòng cung ngoạI quái; phía bên hông gần đoạn ngắn ở giữa nốI vớI hai đoạn dài hai bên là ký hiệu phồn thực 6. Qua đoạn trích dẫn ở trên tôi chỉ có mục đích giới thiệu về một hiện tượng giải mã những hình vẽ trên bãi đá cổ Sapa của các nhà nghiên cứu. Việc này đã có từ khi bãi đá cổ được phát hiện. Nhưng cho đến mãi gần đây mới có những ý kiến liên hệ những hình vẽ này với một học thuất cổ Đông phương là Kinh Dịch qua đoạn trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Liễn – đã tường vớI quí vị ở trên. Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì hình vẽ này còn chứng tỏ một nộI dung sâu sắc hơn nhiều sự kiến giải của ông Phạm Ngọc Liễn. Với một cái nhìn khác, tôi xin được tường sở ngộ của mình, hy vọng có sự cống hiến với quí vị và anh em một ý tưởng về cội nguồn của Kinh Dịch và những giá trị đích thưc của nó. Lần lượt những ký hiệu được đánh số trên hình được giải mã theo thứ tụ dưới đây: 1) Người đàn ông biểu tượng của tính thuần Dương ở giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ. 2) Trong Kinh Dịch quái Càn thuộc Dương, ba vạch dài biểu tượng tính thuần Dương ko có giới hạn (vô lượng vô biên). Hay nói cách khác: Đây chính là tình trạng của Thái Cực. 3) Tính Động xuất hiện tạo vòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Đây cũng là chiều vận động của các Thiên Hà hiện nay (trong đó bao gồm cả các sao và hành tinh). Chữ Vạn có chiều ngược chính là biểu tượng của tính động xuất hiện ở giai đoạn đầu của vũ trụ. 4) Hình vuông bên cạnh vòng xoáy cho biết khi tính động xuất hiện tức là sinh Âm; đối đãi với trạng thái tĩnh khởi nguyên (mẹ tròn con vuông). 5) Khi Âm xuất hiện thì sự vận động và phát triển tiến hoá trong vũ trụ bắt đầu. Điều này được hình tượng bằng một cái cây tiếp nối từ sự vận động của vòng xoáy. 6) Vòng xoáy thuận chiều kim đồng hồ là biểu tượng cho thấy sự tương tác của vũ trụ theo chiều ngược với chiều vận động của các thiên thể. Chữ Vạn có chiều thuận chính là biểu tượng của chiều tương tác vũ trụ. Xin các bạn lưu ý là: Qua các di vật khảo cổ có niên đạI xấp xỉ 10.000 năm cho thấy chữ “Vạn” đã tồn tại rất lâu trong văn minh nhân loại. 7) Sự chuyển hoá từ Dương sang Âm được biểu tượng bằng người đàn bà. 8) Khi Âm cực thịnh thì sinh Dương được biểu tượng bằng quái Càn trên đầu người đàn bà. 9) Hình này theo tác giả Phạm Ngọc Liễn là quẻ Sơn Địa Bác, nếu ta lật hình này theo chiều thuận kim đồng hồ và từ trái sang phải. Nhưng theo sở ngộ của tôi thì đây là quẻ Địa Lôi Phục. Nếu ta lật 90 độ theo chiều ngược kim đồng hồ là chiều vận động cũa các thiên thể trong vũ trụ. Theo Kinh Dịch thì ý nghĩa của quẻ Địa Lôi Phục là "Sự trở lại". Như vậy với hình tượng của quẻ Địa Lôi Phục cho thấy vũ trụ vận động tới cực điểm sẽ là sự quay trở về. Hay nói một cách khác: Toàn bộ bức tranh này nói về nguyên lý của sự vận động vĩ mô từ khời nguyên cho đến kết thúc và có tính chu kỳ của vũ trụ. (Sự trùng khớp trong cách lý giải sự khởi nguyên vũ trụ trên bãi đá cổ Sapa đã chứng minh trong tiểu luận: "Định mệnh có thật hay không?". Trao đổi học thuật, Lý học Đông phương. website lyhocdongphuong.org.vn). Nội dung bức tranh của người Lạc Việt trên bãi đá cổ Sapa đã chứng tỏ nguyên lý vũ trụ đã được phát hiện từ lâu và thuộc về nền văn minh này. Kinh Dịch thuộc về nền văn minh này với những ký hiệu quẻ trùng khớp vớI ý nghĩa của bức tranh. Với nội dung này của bức tranh chúng ta sẽ ko thể tìm thấy trong các cổ thư chữ Hán. Điều này cũng chúng tỏ rằng tên gọi đích thực của cuốn kỳ thư Đông phương này phải là: “Lạc thư chu dịch”. Tức là sách của người Lạc Việt nói về sự vận động tuần hoàn của vũ trụ. Vài lời chân thành tường sở ngộ. Hy vọng góp phần vào việc khám phá những bí ẩn của Kinh dịch trải hàng ngàn năm qua. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 5, 2012 Bãi đá cổ Sapa là cuốn Kinh Dịch của người Việt? 12/12/2011 06:17 (VTC News) - Toàn bộ bức họa trên đá nói về nguyên lý của sự vận động vĩ mô từ khởi nguyên cho đến kết thúc và có tính chu kỳ của vũ trụ. Nếu tính cả 18 hòn đá đã bị gài mìn nổ tung để làm đường xuyên qua bãi đá, thì tổng cộng bãi đá cổ Sapa có 216 hòn đá có hình vẽ. Đây chính là số hào Dương trong 64 quẻ Dịch. Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, từ số lượng hòn đá, ông đã nghĩ ngay đến chuyện bãi đá cổ Sapa ẩn chứa những bí ẩn của Kinh Dịch.Phần lớn các nhà khoa học cho rằng, bãi đá cổ Sapa được hình thành bởi các tộc người khác nhau qua nhiều giai đoạn thời gian và họ căn cứ vào sự định cư của tộc người Tày và người Mông ở đây trong thời gian 300 đến 900 năm trở về trước để tính thời gian ra đời của hình khắc. Như vậy, những hình khắc này là của các dân cư của hai dân tộc này. Do đó, những hình vẽ cũng biểu đạt những vấn đề đơn giản liên quan đến cuộc sống như nhà cửa, ruộng vườn, tục cúng bái…Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cực lực phản đối điều đó. Không thể có chuyện các cư dân trong vùng khắc chơi lên những tảng đá này. Nếu cư dân ở đây có ham thú khắc chơi lên đá, thì những vùng khác ở Lào Cai, ở các tỉnh khác cũng phải rất phổ biến hình khắc trên đá. Nhưng sự thực là hình khắc trên đá ở nước ta vô cùng hiếm. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã nghiên cứu rất kỹ các hình khắc trên bãi đá cổ Sapa và ông khẳng định rằng, hầu hết những hình khắc trên bãi đá đều có những hình tượng độc đáo lý giải sự khởi nguyên và tính tuần hoàn của vũ trụ, chứ không phải là những hình khắc nhăng cuội. Ông Tuấn Anh đặc biệt chú ý đến một hòn có hình vẽ như sau: Hình khắc này là trẻ con vẽ chơi hay mô tả sự khởi nguyên của vũ trụ? Đã có nhiều nhà nghiên cứu say mê giải mã hình khắc này theo cách khác nhau. Đáng chú ý là sự lý giải của ông Phạm Ngọc Liễn. Điều đặc biệt là nhà nghiên cứu này cũng cho rằng, toàn bộ bãi đá cổ Sapa là những kiến thức về vũ trụ có liên quan đến Kinh Dịch. Xin trích một đoạn giải mã hình vẽ trên của ông Liễn: Nổi bật trên bức chạm đá là hình mặt trời. Trái đất bố cục ở hai phía Đông và Tây, nhưng hơi chếch nhau. Phải chăng là sự diễn tả cao thấp khác nhau của các hành tinh theo sự nhận biết của con người lúc đó? Bao quanh trời đất là hai dải các hình song song không khép kín; bên trái gồm ba dải song song không đều nhau, chạy dài liên tục bắt đầu từ Tây Bắc chạy xuống sát gần trái đất rồi hơi uốn lượn về phía Đông Nam. Dập bản khắc trên bãi đá cổ Sapa. Bên phải cũng là ba dải song song bắt đầu từ giữa hình khắc, rồi uốn vòng lên theo xích đạo trái đất, uốn vòng lên theo hướng Đông Bắc, bao lấy mặt trời ở phía Đông. Nửa trên của các dải này chỉ còn hai dải song song kéo dài liên tục lên Đông Bắc kết thúc ở điểm cao ngang với mặt trời và ba dải ở phía Tây Bắc. Dải thứ 3 ở ngoài cùng bên Đông chỉ có một đoạn vòng cung đến ngang tầm điểm cực Bắc của trái đất thì kết thúc. Dải này có 3 đoạn dài ngắn không đồng đều, đoạn ngắn nhất ở khoảng giữa có hai vạch đứt ở hai đầu. Sách Dịch cổ cho ba dải bao quanh hình vẽ là Nội Quái, tượng trưng cho các lớp vỏ trái đất, còn ba dải còn lại là Ngoại Quái tượng trưng cho các giải sông Ngân Hà… Vẽ bậy lên hòn đá cổ. Nhà nghiên cứu Dịch học Hống Quang cho đây là lục quyển bao gồm: vũ quyển (nói về thời kỳ hỗn mang chưa có hình dáng cụ thể ban đầu), khí quyển, tầm quyển, sinh quyển, trí quyển, linh quyển, thuộc về giai đoạn vũ trụ đã định hình từ trạng thái hỗn mang vô cực đã thành thái cực….< Nhận thức của nhân loại đến thời Trung cổ, mới cách chúng ta khoảng 400 trăm năm mà còn tranh cãi quyết liệt nhức nhối về các vấn đề liên quan đến tri thức thiên văn, thế mà, từ mấy ngàn năm trước, tổ tiên ta đã chạm khắc “mô hình vũ trụ” vào đá cổ Sapa, khẳng định cả mặt trời và trái đất đều là khối cầu tròn và đang quay. Chiều quay của trái đất từ Tây sang Đông ngược chiều kim đồng hồ, đúng như chiều quay của các hình đúc trên mặt trống đồng cổ của dân tộc. Sự chuyển động được biểu hiện bằng hình xoáy ốc từ tâm ra ngoài thật độc đáo. Đó là biểu trưng sức mạnh nội tâm của tinh cầu, không có sự can thiệp từ bên ngoài. Ở vòng xoáy ốc ngoài cùng nẩy lên một nhánh cây. Phải chăng đây là biểu hiện của sự sống, của sinh quyển? Nhánh cây này có hai chòm lá ngả về phía Đông là phía mùa xuân. Như vậy quá đúng với triết lý Âm Dương Ngũ Hành của các vị kỳ lão hiền triết Phục Hy, Thần Nông thời thượng cổ. Du khách khắc hình nhà thờ đá lên hòn đá cổ. Vòng xoay của mặt trời cũng do nội lực xoáy ốc từ trong ra ngoài, ngược hướng với chiều quay của trái đất từ Đông sang Tây. Một chi tiết cần được chú ý là tổ tiên ta mô tả mặt trời và trái đất đường kính gần ngang nhau, như một “cặp sao đôi”. Đây là ngẫu nhiên hay có chủ định từ trước? Từ nguồn trí thức linh giác nào mà ông cha ta khắc như vậy? Điều này rất đáng được suy nghĩ. Bên cạnh trái đất tròn còn có một hình vuông nhỏ. Đây không lặp lại sai lầm của Hoa tộc thời cổ là “trời tròn đất vuông”. Ở đây hình vuông đặt cạnh đất tròn thì làm sao nói chệch đi là trời tròn cho được? Phải thấy ở đây người nghệ nhân vô danh đã nắm Kinh Dịch rất vững và đã chuyển hình chạm khắc sang một đề tài mới: “Mẹ tròn con vuông”. Theo luận thuyết Âm Dương, đất thuộc về âm, về người mẹ, còn trời thuộc về dương, về người cha. Thành ngữ tiếng Việt nói cha trời, mẹ đất chính là vì vậy. Trong hình khắc, mảnh vuông nhỏ đặt cạnh mẹ đất phải hiểu là “Mẹ tròn con vuông”, một thành ngữ nói lên sự mong mỏi, coi như lời chúc tụng đối với các bà mẹ bước vào kỳ sinh nở phải được “vuông tròn” nghĩa là thuận lợi, không gặp rủi ro trắc trở khi vượt cạn một mình. Ý nghĩa nhân văn ở đây quá rõ, nó hoàn toàn khác với quan điểm tĩnh tại “Trời tròn đất vuông” của người Trung Hoa cổ đại. Theo ông Phạm Ngọc Liễn, trí tuệ của bức vẽ này còn ẩn sâu nhiều điều hơn nữa. Theo ông, có thể gọi bức chạm khắc này là pho sách khá hoàn chỉnh mô tả khởi nguyên của vũ trụ mà có thể đặt cho nó cái tên là: Mô hình vũ trụ. Điều đặt biệt là cả mảng giữa của hình khắc dành cho con người. Tư tưởng chủ đạo ở đây là sự thể hiện rất rõ “luận điểm tam tài” của Kinh Dịch.Dưới ký hiệu quẻ Càn gồm ba vạch liền xếp chồng chéo lên nhau đặt hơi chếch về hướng Tây Nam – Đông Bắc là hai hình người một nữ một nam được thể hiện bằng hình song song mang tính ước lệ nhiều hơn tả thực. Người nữ đứng hai chân dang rộng phía trên giải ngoại quái, bộ phận sinh dục khuyếch đại rất rõ. Tư thế chếch theo hướng Đông Bắc – Đông Nam, đầu nhô gần sát vạch giữa quẻ Càn. Tay phải cầm một khí cụ dài giơ thẳng chếch ở khoảng trống giữa mặt trời và ký hiệu quẻ Càn. Người nam đứng ở trên giải Nội quái, song từ phần ngang hông trở xuống không được thể hiện. Bộ phận sinh dục cũng phóng to hơn bình thường. Phía trên đầu người nam là ký hiệu quẻ Sơn Địa Bác gồm quẻ Chấn chồng lên quẻ Khôn, đặt xoay dọc giữa quẻ Ngoại Quái và hình vuông nhỏ. Ký hiệu cuối cùng đặt ở dưới vòng cung Ngoại Quái, phía bên hông gần đoạn ngắn ở giữa nối với hai đoạn dài hai bên là ký hiệu phồn thực. Trên đây chỉ là một trong số rất ít những lý giải về hình vẽ trên bãi đá cổ Sapa và cũng không được chú ý lắm. Phần nhiều người ta nghiên cứu theo hướng, đây là những hình khắc thông thường, thậm chí… lăng nhăng. <Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông Phạm Ngọc Liễn đã lý giải đúng hướng, nhưng với hình vẽ trên thì nội dung của nó còn sâu sắc hơn nhiều sự kiến giải của ông Liễn. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh ở Sapa 14 năm trước. Ảnh: Tuấn Anh. Theo ông, toàn bộ bức khắc thể hiện cội nguồn của Kinh Dịch và những giá trị đích thực của nó. Lần lượt những ký hiệu được đánh số trên hình được ông giải mã và bổ sung theo thứ tự dưới đây: Hình 1: Người đàn ông biểu tượng của tính thuần dương ở giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ. Hình 2: Trong Kinh Dịch quái Càn thuộc dương, ba vạch dài biểu tượng tính thuần dương không có giới hạn (vô lượng vô biên). Hay nói cách khác: Đây chính là tình trạng của thái cực. Hình 3: Tính động xuất hiện tạo vòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Đây cũng là chiều vận động của các thiên hà hiện nay (trong đó bao gồm cả các sao và hành tinh). Chữ Vạn có chiều ngược chính là biểu tượng của tính động xuất hiện ở giai đoạn đầu của vũ trụ. Ông Tuấn Anh đánh dấu vào bản dập hình khắc để mô tả. Hình 4: Hình vuông bên cạnh vòng xoáy cho biết khi tính động xuất hiện tức là sinh âm, đối lại với trạng thái tĩnh khởi nguyên (mẹ tròn con vuông). Hình 5: Khi âm xuất hiện thì sự vận động và phát triển tiến hóa trong vũ trụ bắt đầu. Điều này được hình tượng bằng một cái cây tiếp nối từ sự vận động của vòng xoáy. Hình 6: Vòng xoáy thuận chiều kim đồng hồ là biểu tượng cho thấy sự tương tác của vũ trụ theo chiều ngược với chiều vận động của các thiên thể. Chữ Vạn có chiều thuận chính là biểu tượng của chiều tương tác vũ trụ (Qua các di vật khảo cổ có niên đại xấp xỉ 10.000 năm cho thấy chữ “Vạn” đã tồn tại rất lâu trong văn minh nhân loại). Hình 7: Sự chuyển hóa từ dương sang âm được biểu tượng bằng người đàn bà. Hình 8: Khi âm cực thịnh thì sinh dương được biểu tượng bằng quái Càn trên đầu người đàn bà. Hình 9: Hình này theo ông Liễn là quẻ Sơn Địa Bác. Nhưng nhà khoa học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho đây là quẻ Địa Lôi Phục. Nếu lật 90 độ theo chiều ngược kim đồng hồ là chiều vận động của các thiên thể trong vũ trụ. Theo Kinh Dịch thì ý nghĩa của quẻ này là "Sự trở lại". Như vậy với hình tượng của quẻ Địa Lôi Phục cho thấy vũ trụ vận động tới cực điểm sẽ là sự quay trở về. Những chiếc cọc bêtông không bảo vệ được những hòn đá cổ trước sự vô ý thức của con người. Như vậy, toàn bộ bức họa trên đá này nói về nguyên lý của sự vận động vĩ mô từ khởi nguyên cho đến kết thúc và có tính chu kỳ của vũ trụ. Với sự kiến giải này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định nội dung bức chạm khắc của người Lạc Việt trên bãi đá cổ Sapa đã chứng tỏ nguyên lý vũ trụ đã được phát hiện từ lâu và thuộc về nền văn minh này. Kinh Dịch thuộc về nền văn minh Lạc Việt với những ký hiệu quẻ trùng khớp với ý nghĩa của bức tranh. Với nội dung trên của bức khắc chúng ta sẽ không thể tìm thấy trong các cổ thư chữ Hán. Điều này cũng chứng tỏ tên gọi đích thực của cuốn kỳ thư Đông phương này phải là: “Lạc thư chu dịch”. Tức là sách của người Lạc Việt nói về sự vận động tuần hoàn của vũ trụ! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 5, 2012 Sư phụ ơi, con hý hoáy sửa lại bài cho chuẩn mà khi sửa xong lai không lưu được vì hết thời gian .... huhuhuuuuuu đâm ra chữ nghĩa và format xấu quá.... Mong Sư phụ thông cảm, xin ban quản trị sửa giùm hoặc xóa hộ, để phamhung post lại. Quan trọng nhất là cái hình Sư phụ cách đây 15 năm đã đến đó khảo cứu sau đây: ngày sưa Cụ Dị Nhân đẹp trai quá!! !!!! ai mà biết cụ đã nghiên cứu tuốt từ đó đến giờ nhỉ?? Trận trọng! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 10, 2012 khá phá hình khắc trên phiến đá cổ đại Hà Giang - Việt Nam Các nhà khoa học tìm thấy những hình khắc cổ trên đá ở huyện Xín Mần, Hà Giang. Họ cho rằng, đây là những hình khắc được tạo tác qua nhiều thời kỳ, niên đại. >> Di sản vô giá trên cao nguyên Đồng VănNghiên cứu những hình khắc thú vị này một lần nữa cho thấy, Hà Giang - tỉnh miền núi biên giới cực bắc của Tổ quốc là một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử, diện mạo văn hoá mang sắc thái riêng, độc đáo.Không cùng niên đại với các hình khắc cổ khác Ở Việt Nam những dấu tích nghệ thuật tạo hình thời tiền sử tìm thấy khá ít. Trước đây, tại hang Đồng Nội tỉnh Hoà Bình, các nhà khảo cổ Pháp đã tìm thấy trên vách hang những hình khắc mang tính ước lệ về động vật và khuôn mặt người. Theo một số nhà nghiên cứu, đó là những tác phẩm tạo hình sớm nhất ở nước ta hiện nay, thuộc giai đoạn sớm của thời đại đá mới, có tuổi cách nay gần 10.000 năm. Khi so sánh, kỹ thuật đục khắc ở Xín Mần thuần thục và tiến bộ hơn do vậy không thể xếp tương tương với Đồng Nội mà phải muộn hơn.Năm 1925, học giả người Pháp V. Goloubew đã phát hiện được bãi đá cổ Sapa ở tỉnh Lào Cai. Sau này, các nhà khoa học đã nhận định khu chạm khắc cổ này có nhiều niên đại khác nhau từ thời Đông Sơn đến thế kỷ 18 và cả những niên đại mới đây nữa. Khi so sánh nghệ thuật cổ Xín Mần với Nghệ thuật khắc trên bãi đá cổ Sapa thấy có một số điểm gần gũi trong phong cách tạo hình và mô tip đề tài thể hiện. Đó là những vạch khắc song song, hồi văn hình tròn, các lỗ vũm, biểu tượng sinh dục nữ… Điều này cho thấy giữa chủ nhân bãi đá cổ Xín Mần và Sapa có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên giữa chúng cũng có những điểm khác nhau như ở Xín Mần không có những nét khắc uốn lượn phóng túng mang tính sơ đồ, hoặc hoạ tiết hoa văn hình dăm cối đá, hoặc những ô hình vuông khắc chìm như ở Sapa. Ở Sapa chưa tìm thấy những vòng tròn đồng tâm bên trong có nhiều lỗ khoét, hoặc đồ án hình bàn chân người. Chính những khác biệt trên là cơ sở để thấy những hình khắc ở Xín Mần cổ xưa hơn hình khắc Sapa.Cần có phương án bảo vệ, nghiên cứuMặc dù chưa xác định được chính xác chủ nhân các hình khắc, nhưng có thể thấy là chế độ mẫu hệ còn giữ vai trò quan trọng trong nhóm tộc người sáng tạo các hình khắc cổ Xín Mần, điều này thể hiện rất rõ qua biểu tượng sinh thực khí của nữ giới. Ngoài ra, các hình khắc không được tạo tác cùng thời, bằng chứng là có những hình khắc vẽ chồng lên nhau hoặc đan xen nhau.(Vết khắc hình bàn chân người)Do còn nhiều hạn chế về điều kiện làm việc, việc điều tra khảo sát nghiên cứu khu vực bãi đá cổ Xín Mần chưa được tiến hành trên diện rộng. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều cơ quan chức năng, nhà nghiên cứu dành công sức, trí lực để khám phá và nghiên cứu khu bãi đá cổ Xín Mần. Qua đó có thể làm rõ được nghệ thuật tạo hình cổ ở Việt Nam. Di tích bãi đá cổ thuộc địa phận thôn Nấm Dẩn, xã Nấm Dẩn, nằm cách suối Nậm Khoòng 50m. Các tảng đã có bề mặt khá bằng phẳng, với hơn 80 hình chạm khắc và kích cỡ khác nhau. Dựa vào phương pháp phân loại hình thức các nhà khoa học tạm chia thành nhóm: họa tiết; hình hồi văn hình vuông và hình tròn; vạch đục khắc song song; những biểu tượng sinh thực khí; nhóm hình bàn chân người; nhóm hình người; và nhóm chưa xác định được hình dáng và ý nghĩa cụ thể.Để tạo những hình khắc này, người xưa đã sử dụng kỹ thuật đục khắc còn rất thô sơ, dùng búa, đục trực tiếp trên bề mặt tảng đá. Những rãnh đục này thường có mặt cắt hình lòng máng, bề rộng miệng khoảng từ 1cm-2cm, sâu từ 0,7cm-1cm. Các hình khắc có thể được phác họa trước, đặc biệt là những hình tròn.http://bocau.net/blog/ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites