Thiên Sứ

KẾT LUẬN CỦA CÁC TIỀN ĐỀ.

1 bài viết trong chủ đề này

CHƯƠNG VII

KẾT LUẬN CỦA CÁC TIỀN ĐỀ.

Thưa các bạn đọc.

Như vậy, ở các chương trên, người viết đã chứng minh và xác định những luân điểm của mình trong bộ sách ‘Thuyết Âm Dương Ngũ hành – Lý thuyết thống nhất’ về các khái niệm: ‘Vật chất’; ‘Không gian’; ‘Thời gian’ và cuối cùng là khái niệm ‘Điểm’ trong Toán học và cuộc sống con người. Để minh định lại nội hàm các khái niệm được xác định của người viết, từ đó làm tiền đề cho mục đích chứng minh của bộ sách, người viết xin tổng kết như sau:
 


VII. I. Nội hàm khái niệm ‘Điểm’.
Người viết xác định rằng:

1.Tiền đề:

 

Quote

'Điểm' là một khái niệm quy ước, không có định lượng, được mặc định của tư duy trừu tượng, để mô tả những vấn đề liên quan đến nó và không có thật. 

 

 

 


2. Hệ quả:

 

Những hệ quả của điểm được mô tả trong Toán học, như: ‘Đường thẳng’; ‘Mặt phẳng’…..đều chỉ là hệ quả của một quy ước dùng trong Toán học và cuộc sống, hoàn toàn không có thật.
Đương nhiên, sẽ không có trên thực tế những khái niệm ‘mặt phẳng’ và ‘mặt phẳng cong’, hoặc ‘không gian cong’…Tất cả đều chỉ là những khái niệm thuộc tư duy trừu tượng, nhằm mô tả một thực tại vận đông và tương tác thực của vật chất.

 

VII. II. Nội hàm khái niệm ‘Vật chất’.

Người viết xác định rằng:
1.Tiền đề:

 

Quote

Khái niệm ‘vật chất’ là sản phẩm của tư duy trừu tượng tổng hợp, mà nội hàm của nó mô tả một phạm trù hàm chứa mọi sự tồn tại có ‘năng lượng’ và ‘tương tác’ thì gọi là ‘vật chất’.


2. Hệ quả:
2.1/ Như vậy, với tiền đề này thì tất cả những dạng tồn tại trong vũ trụ này, nếu chứa năng lương và tương tác, đều là ‘Vật chất’ và là đối tượng quán xét, tìm hiểu của con người.

Nói rõ hơn một cách hình ảnh theo định nghĩa về ‘vật chất’ của người viết: Thượng Đế cũng thuộc về phạm trù vật chất, nếu Ngài tương tác với vũ trụ này và cõi trần gian.
2.2/ Tất nhiên, một hệ quả tiếp theo sẽ là: Những đối tượng không chứa năng lượng và tương tác thì không thể là đối tượng quán xét thuộc phạm trù ‘Vật chất’.

 

 

 

VII. III. Nội hàm khái niệm ‘Thời gian’.

Người viết xác định rằng:

1.Tiền đề:

 

Quote

Thời gian chỉ là sản phẩm của ý thức của con người, được hình thành bởi cảm ứng sinh học trong con người với sự vận động tương tác của môi trường sống và vũ trụ liên quan. Khái niệm ‘thời gian’ là một phạm trù thuộc về tư duy trừu tượng, mang tính quy ước, nhằm mô tả chuỗi vận động và biến đổi của vật chất quan sát được. Thời gian hoàn toàn không có thật.

 

 

 

2. Hệ quả:

2.1/ Như vậy, với tiền đề này thì tất cả các phương pháp làm lịch, các phép đo thời gian trong lịch sử nền văn minh, đều chỉ là tính quy ước của con người, hệ quả của nhận thức sự vận động và tương tác của các mối tương quan giữa trái Đất – môi trường sống của con người – với sự vận động của các thiên thể bên ngoài trái Đất.
2.2/ Đương nhiên, một phương pháp làm lịch cao cấp nhất, sẽ là phương pháp đo thời gian, mà trong đó mô tả được hầu hết những sự vận động và tương tác của các thiên thể liên quan đến trái Đất. Trong lịch sử văn minh nhân loại, tính đến ngày hôm nay, phương pháp tính thời gian cao cấp nhất, chính là Âm lịch Đông phương. Đây là loại lịch mà phép đo thời gian mô tả được những quy luật vận đông và tương tác của môi trường không gian quanh trái Đất, một cách chi tiết và có khả năng tiên tri. Trong khi đó, Dương lịch mà một số học giả đề cao và muốn thay thê hoàn toàn Âm lịch Đông phương, chỉ mô tả một các cơ học và đơn giản sự vận động của trái Đất quay quanh mặt Trời với cảm ứng sáng tối của sinh vật nói chung.

2.3/ Độ dài tuổi thọ sinh học khác nhau, sẽ có ‘Cảm ứng sinh học’ về thời gian khác nhau, bởi tương quan cảm ứng tương tác với sự vận động môi trường khác nhau. Ngay trong một kiếp người, mặc dù độ đo thời gian quy ước không thay đổi. Nhưng trong các giai đoạn phát triển của con người từ thơ ấu đến tuổi già, cảm ứng sinh học về thời gian rất khác nhau. Càng về già, cảm giác thời gian đi càng nhanh. Bởi vì cấu trúc sinh học trong một cơ thể về già bị lão hóa và chậm lại.
2.4/ Môi trường khác nhau trong tương quan vận tốc của cấu trúc vật chất, sẽ cho những giá trị cảm ứng sinh học khác nhau về thời gian. Điều nay đã được ngài Enstein chứng minh về nguyên lý chung trong Thuyết Tương Đối rộng, khi học thuyết này xác định: Thời gian phụ thuộc vào tốc độ. Nhưng giới hạn của học thuyết này, chính ở sự xác định giới hạn tốc độ vũ trụ, không vượt quá tốc độ ánh sáng, trong điều kiện cấu trúc hạt của vật chất.
Giới hạn tốc độ vũ trụ trong thuyết Tương Đối, chỉ là một chân lý cục bộ và sai trong cái toàn thể. Điều này sẽ được chứng minh ở Phần II, trong Tập I của bộ sách này.

VII. IV. Nội hàm khái niệm ‘Không gian’.

Người viết xác định rằng:

1.Tiền đề:

 

Quote

Khái niệm ‘Không gian’ là sản phẩm của tư duy trừu tượng tổng hợp, không có thật, mà nội hàm của nó mô tả một phạm trù hàm chứa mọi sự tồn tại có chứa ‘năng lượng’ và ‘tương tác’ của ‘vật chất’.

2. Hệ quả:

2.2/ “Không gian’ là một từ đã phổ biến trong cuộc sống con người và đi vào cảm xúc và được mặc định trong nhân thức của con người. Cho nên, mặc dù là một khái niệm ảo, khó thay đổi. Nhưng thực tế cho thấy rõ, khái niệm ‘Không gian’ trong cuộc sống luôn có tính từ kèm theo mô tả một thuộc tính thật trên thực tế. Thí dụ: ‘không gian xanh’; không gian tĩnh lặng’; ‘Không gian u tối’….
2.1/ Như vậy, với tiền đề này thì khái niệm ‘Không gian’ không có thật. Do đó, các khái niệm liên quan đến ‘Không gian’ trong các lý thuyết khoa học, như: ‘Không gian cong’; ‘Không gian dãn nở’; ‘Không gian ba chiều’; ‘Không gian N chiều’…vv..đều không phản ánh đúng thực tế. Tất nhiên, nó phải được phản ánh bằng những khái niệm khác. Thí dụ: ‘Không gian cong’, có thể thay bằng ‘Chuyển động cong’; hoặc “Không gian ba chiều’ thay bằng “Hệ tọa độ ba mặt phẳng quy ước’.

VII. V. Hệ quả và sự ứng dụng của các tiền đề.
Trước khi đi đến kết luận cuối cùng của Phần I, trong Tập I của bộ sách này, người viết xin được nhắc lại ý tưởng của nhà bác học SW. Hawking và vấn đề đã trình bày, như sau:
 

Quote

| Để xác lập Lý thuyết thống nhất chúng ta phải thiết lập những tiền đề.

Lược Sử thời gian. SW Hawking.

Kính mới bạn đọc tiếp tục đọc tiếp Phần II của cuốn sách, có tựa là:
Do đó, những định nghĩa lại về khái niệm “Vật chất’; sự phủ định khái niệm “Không gian’ và Thời gian” như những thực tại…trong Phần I này, sẽ làm cơ sở cho những luận cứ chứng minh những khiếm khuyết, hoặc sai lầm của những Lý thuyết khoa học hiện đại, như: Thuyết Tương Đối rộng, Lý thuyết Dây, Lý thuyết Higg, Thuyết Big Bang…vv…Và bắt đầu từ những sai lầm, hoặc khiếm khuyết về mặt lý thuyết của các học thuyết này, sẽ lại là tiền đề để xác định một hệ thống lý thuyết bao trùm – tức Lý thuyết thống nhất – được coi là đúng.
Và khi những tiền đề đó, trở thành những phần tử trong một tập hợp với cấu trúc hợp lý của hệ thống lý thuyết - thì chính sự tồn tại của những tiền đề trong một cấu trúc hợp lý của hệ thống lý thuyết đó, sẽ chứng minh ngược lại những tiền đề đó, được coi là đúng. Hoặc những tiền đề đó bị coi là sai, nếu nó không tích hợp được một cách hợp lý, trong một hệ luận của một hệ thống lý thuyết, mà nền tảng xuất phát chính từ tiên đề đó đặt ra.
Bởi vì, nền văn minh hiện nay, chưa đạt được những nền tảng kiến thức, để mô tả một lý thuyết thống nhất. Cho nên nhất thiết nó phải được xác lập những tiền đề có tính bổ túc cho những khoảng trống tri thức của một nền văn minh, từ đó tổng hợp với những nền tảng tri thức hiện có, để dẫn đến một cấu trúc của lý thuyết thống nhất.
Người viết coi đây như một tiêu chí cần thiết và hợp lý, để chứng minh cho một hệ thống lý thuyết thống nhất.

SAI LẦM VÀ NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA CÁC HỌC THUYẾT KHOA HỌC HIỆN ĐẠI.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites