wildlavender

“Em ơi Hà Nội... chóp”

7 bài viết trong chủ đề này

“Em ơi Hà Nội... chóp”

“Vì chạy theo mode, vì còn thiếu tri thức về kiến trúc nên có thể nói hiện tại chuyện làm nhà của các gia đình Việt Nam là nơi biểu hiện rất rõ nét ý muốn “cá tính hoá” một cách hỗn tạp. Anh thích nhà kiểu A thì làm nhà theo kiểu A, chị thích nhà kiểu B thì làm nhà theo kiểu B… Qua nhiều khu phố ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác, có thể nhận thấy sự chung sống rất kỳ khôi, theo phong cách hổ lốn giữa mode mái bằng, mode chóp nhọn và mode mái chảy!”

Với mode kiến trúc ở Việt Nam đương đại, chỉ xin đề cập từ góc nhìn văn hóa, không dám “lấn sân” sang công việc chuyên môn của các nhà kiến trúc. Sau quá trình tìm tòi để tìm được sự thích nghi, có lẽ phải mất hàng nghìn năm, người Việt mới xác lập được một hệ thống tiêu chí cho kiến trúc của ngôi nhà truyền thống. Từ một gian hai chái đến ba gian hai chái… đều kèm theo quy định về cột chính, cột hiên, về rui, mè, vì, kèo, câu đầu… Các ngôi nhà kiểu này ngày nay còn lại rất ít, có lẽ vì thế mà chúng ta thường gọi là “nhà cổ”! Với ngôi nhà truyền thống, mái chảy là thành phần rất quan trọng. Sinh thời, GS Trần Quốc Vượng nói rằng có thể xưa kia, khi người Việt chuyển tới sinh sống ở vùng đồng bằng, chiếc thuyền vừa là phương tiện kiếm sống ban ngày vừa là mái nhà về ban đêm, khi các cụ gác cây que rồi úp cái thuyền xuống, nên mái nhà của người Việt nhìn giống như chiếc thuyền úp (?). Dù chỉ là giả thuyết thì ý kiến của GS Trần Quốc Vượng cũng cho thấy “mái chảy” là sự lựa chọn tối ưu nhằm thích ứng với khí hậu nắng lắm mưa nhiều như ở miền Bắc. Nhớ ngày còn nhỏ đi sơ tán ở một vùng rừng cọ đồi chè thuộc Trấn Yên (Yên Bái). Ở đây tôi đã được ngắm một ngôi nhà gỗ năm gian “lịa tứ vi” (tức là bốn xung quanh thưng bằng gỗ), mái lợp bằng một loại vật liệu đen sì, tua tủa. Hỏi thăm thì biết đó là lá cọ, gia chủ đã sử dụng tới 7 vạn lá để lợp mái ngôi nhà này, mấy chục năm chưa phải lợp lại. Lá cọ đen và tua tủa vì trước khi lợp đã được ngâm xuống ao. Ngâm vài tháng thì vớt lên, rồi dùng cào cỏ (loại cào có cán dài, để làm cỏ lúa) tước hết phần lá nát, chỉ giữ lại “xương”, mỗi lá túm gọn lại còn tí xíu, nên cả ngôi nhà mới sử dụng hết 7 vạn tàu. “Xương” lá cọ ngâm trong nước lâu ngày, cứng như tre ngâm, dãi dầu mưa nắng chỉ có mòn chứ khó mục gãy. Mùa hè, ngồi trong ngôi nhà này rất mát mẻ, mùa đông thì ấm, không biết ngôi nhà nay có còn không?

Đến Việt Nam, người Pháp cũng làm mái chảy khi xây dựng nhà cửa, như các ngôi nhà Tây trên phố Phan Đình Phùng hay quanh hồ Thiền Quang ở Hà Nội. Theo tôi ở Hà Nội hiện có hai ngôi nhà rất đáng chú ý, đó là trụ sở Ủy ban Thể dục - Thể thao trên phố Trần Phú, và trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội trên phố Lý Nam Đế. Tôi đã làm việc ở Văn nghệ Quân đội trong một thời gian dài, nên có điều kiện nhìn ngắm, tìm hiểu. Căn nhà được xây dựng sau năm 1940, tức là cách chúng ta hơn nửa thế kỷ. Vậy mà thời đó người ta đã thiết kế nó như là sự phối kết nhuần nhị giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Đứng trước ngôi nhà, có thể nhận thấy sự bề thế và sang trọng, tôi bị thuyết phục bởi những nét hiện đại theo kiến trúc phương Tây và những nét cổ kính đặc trưng của kiến trúc phương Đông. Thêm nữa, chiếc mái chảy lợp ngói xem ra rất hài hoà với tổng thể ngôi nhà. Đáng tiếc là sau khi mấy ngôi nhà cao tầng được xây dựng xung quanh, gần đây nhà số 4 Lý Nam Đế đã bị rạn nứt.

Tới khi trong kiến trúc nhà cửa ở Việt Nam xuất hiện mode mái bằng thì chiếc mái chảy truyền thống đứng trước sự thách thức của kiểu nhà hộp xứ lạnh. Hàng chục năm trời, khi xây nhà mới, hầu như các gia đình đều xây nhà hộp hay nhà ống có mái bằng, bất chấp tình thế là đã tự buộc mình phải sinh sống trong những ngôi nhà nóng hầm hập vào mùa hè, thi thoảng lại phải gọi thợ tới… chống thấm! Tôi từng trèo lên mái bằng ngôi nhà của một anh bạn, trên đó các lớp chống thấm dày tới hơn 30cm, đủ loại vật liệu, từ xi-măng đến… nhựa đường. Chạy theo mode, nhiều người không chú ý tìm hiểu là tại sao những ngôi nhà ở Đại sứ quán Thụy Điển, ở làng SOS… người ta đều làm theo lối có mái chảy, lợp ngói hoặc lợp tôn. Tình hình cũng không sáng sủa hơn khi từ thành phố tới làng quê, mọi người thi nhau úp lên mái nhà những cái chóp vừa tròn vừa nhọn, tới mức đến nhiều nơi, tôi ngỡ là đang được ngắm phố xá ở vùng vịnh Péc-xích. Chẳng thế mà dạo trước đã có một bài báo khá hấp dẫn được viết với tựa đề là Em ơi, Hà Nội… chóp! Dần dà, hình như mọi người cũng đã nhận ra các hạn chế của mái bằng, chóp nhọn, cho nên mấy năm gần đây lại thấy mái chảy xuất hiện trở lại với mode lợp tôn Ausnam hoặc mode dán ngói gốm lên bê tông!

Có ảnh hưởng hay không, ít nhiều tùy thuộc vào khả năng kinh tế, vào sở thích của mỗi gia đình, song xét từ bộ mặt kiến trúc của xã hội thì lại đưa tới không ít sự kỳ quặc. Mode trong xây dựng nhà cửa không giống như mode trong trang phục. Với trang phục, người ta có thể thay thế mode này bằng mode khác trong một thời gian ngắn, quần áo “lỗi mode” vẫn có thể bán với giá rẻ. Với nhà cửa thì khó có thể thay thế trong chốc lát. Đặc biệt là với đa số người Việt Nam, làm nhà là việc lớn của cuộc đời, “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”, đâu phải thích lên là làm được. Vì chạy theo mode, vì còn thiếu tri thức về kiến trúc nên có thể nói hiện tại chuyện làm nhà của các gia đình Việt Nam là nơi biểu hiện rất rõ nét ý muốn “cá tính hoá” một cách hỗn tạp. Anh thích nhà kiểu A thì làm nhà theo kiểu A, chị thích nhà kiểu B thì làm nhà theo kiểu B… Thậm chí cái nhà kiểu A, kiểu B kia cũng bị biến báo chút ít theo sở thích mỗi người. Ai thích thế nào thì làm thế ấy, không riêng các khu phố cũ, ngay các khu phố mới xây dựng, tình trạng nhà cửa tạp nham, lộn xộn cũng đập ngay vào mắt. Nhà thò ra, nhà lại thụt vào. Nhà quét vôi xanh, nhà lại phết sơn vàng. Nhà ốp nhôm kính màu sáng, nhà lại gắn kính đen sì. Ngay cái ban-công cũng cực kỳ đa dạng về kiểu lối, cái xây bằng gạch, cái gắn “con sơn” bằng gốm, cái lại làm bằng i-nốc trông sáng loáng như phòng bệnh viện… Qua nhiều khu phố ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác, có thể nhận thấy sự chung sống rất kỳ khôi, theo phong cách hổ lốn giữa mode mái bằng, mode chóp nhọn và mode mái chảy!

Tình trạng trên đây xuất hiện chủ yếu là do nhiều người trong chúng ta đã đua theo mode chưa chú ý đến sự lựa chọn thẩm mỹ, chưa kể còn là “con gà tức nhau tiếng gáy”, đôi khi là sự hợm hĩnh, khoa trương của mấy ông bà trọc phú mới phất. Quan sát và suy ngẫm, tôi thấy trong việc làm nhà, hình như cư dân phía Bắc có thói quen “sao chép, học đòi” hơn cư dân phía Nam. Đến các tỉnh lẻ sẽ thấy khi “chuyển” các mode nhà cửa từ các đô thị lớn về, người ta không chỉ chuyển cái hay mà chuyển cả cái dở. Đi từ TP Điện Biên đến TP Đồng Hới sẽ gặp những đường phố y hệt nhau, cũng có chóp nhọn, cũng nhôm kính đen sì…, nghĩa là không chỉ con người mà cả cơ quan quản lý đô thị cũng không chú ý tạo ra dáng vẻ riêng và độc đáo cho thành phố của mình. Hy vọng TP Lào Cai mới đang xây dựng ở Cam Đường sẽ có nét riêng, không phải là bản sao của một mô hình nào khác. Thành phố này được quy hoạch từ đầu, do kiến trúc sư người Pháp thiết kế, dựa theo địa hình núi đồi sông suối. Tôi đã ngắm nghía đồ hình của Thành phố này, từ toàn cảnh tới bộ phận, rồi hình dung về một thành phố đẹp một cách hiện đại trong tương lai. Nghe nói ở TP Lào Cai sẽ trồng nhiều cây gạo, cũng là một nét độc đáo, như hai chữ Cốc Lếu (gốc gạo) đã có từ bao đời. Vậy là rồi đây cùng với Hà Nội có hoa sữa, Hải Phòng có hoa phượng, Đà Lạt có hoa mi-mo-da... sẽ có một Lào Cai với hoa gạo.

Hiện nay, các chung cư như Kim Liên, Trung Tự ở Hà Nội, hay chung cư ở TP Vinh đã cũ và lạc hậu. Các căn hộ như là chiếc hộp phần lớn đã bị biến dạng theo sở thích của từng chủ hộ. Rồi chúng còn được cơi nới tới mức làm biến dạng luôn cả toà nhà nguyên thuỷ, nhìn đâu cũng thấy lủng liểng “chuồng cọp”, vô số ống dẫn nước, tua tủa cần ăng-ten,… thêm nữa là bị mốc thếch vì lâu ngày không có vôi ve. Một số khu xây dựng về sau thì trong đó nhiều ngôi nhà chính đã mất hút, vì được bao bọc bởi các căn hộ nhỏ xây dựng trên đất lưu không, cũng năm bảy tầng, cao ngang ngửa với ngôi nhà cũ. Tôi tin đến một ngày nào đó, các chung cư xây dựng theo lối hiện đại, mỗi căn hộ rộng hàng trăm mét vuông với nhiều căn phòng sẽ thay thế các chung cư kiểu cũ và có thể thay thế một cách cơ bản các tư gia to nhỏ, lô nhô như những cái thước kẻ chọc lên trời, đang được xây dựng ồ ạt lâu nay. Tính thẩm mỹ, sự hợp lý, tiện dụng của những căn hộ chung cư kiểu mới đang hấp dẫn nhiều người. Nhưng để thay đổi một thói quen vốn đã khá ổn định là không dễ, cần phải có thời gian. Vấn đề ở đây không chỉ là tiền bạc, còn là nhận thức về sinh hoạt, về tổ chức cuộc sống theo kiểu lối và phong cách hiện đại.

Nguyễn Hòa

nguồn vietimes

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Tung bay, tà áo tung bay...”

“Ngày trước, các loại vải dùng may áo dài thường khá dày dặn nên không lộ da thịt, đồng thời cũng đủ để không ảnh hưởng đến sự thướt tha. Bây giờ áo dài nhiều kiểu, nhiều loại màu sắc hơn, và nhiều chị em sử dụng loại vải để may áo dài cũng mỏng hơn, nên sự phô diễn thân thể lại đi kèm theo cả sự mong manh của nhiệm vụ che “các phần tế nhị”, làm cho tình thế đôi khi trở nên “khêu gợi”.

Là một kẻ hâm mộ áo dài, nhiều khi tôi mất thời gian để ngắm không biết chán các chị, các em, các cháu mặc áo dài. Về lịch sử của áo dài, các nhà nghiên cứu cũng đã nói nhiều, xin không nhắc lại. Nhưng nhân đây, xin kể chuyện ngày nọ tôi đọc bài của một nhà nghiên cứu viết về áo dài một cách rất bay bổng và tôi thấy ông đã bộc lộ luôn cả sự hời hợt qua hai đoạn văn: “Tôi nghĩ chàng trai xứ Quảng vượt đèo Hải Vân lai kinh ứng thí mà thấy cô gái Huế bước đi không đành là đã bị giăng mắc từ chiếc áo dài trên dáng đi thon thả yểu điệu của những nàng thiếu nữ sông Hương” và “Áo dài có phải nguồn gốc từ chiếc áo cánh, áo tứ thân, áo mớ ba mớ bảy của người phụ nữ thôn quê Việt Nam xa xưa?”. Câu hỏi nhà nghiên cứu đặt ra chứng tỏ người viết chẳng quan tâm ngắm nghía áo dài cho ra đầu ra đũa, ông tán dông dài vầy vậy mà thôi. Tôi không rõ hai câu lục bát Học trò trong Quảng ra thi - Thấy cô gái Huế bước đi không đành ra đời từ thời gian nào, nhưng khi viết rằng “chàng trai xứ Quảng vượt đèo Hải Vân lai kinh ứng thí” thì hẳn là nhà nghiên cứu muốn nói đến các sĩ tử lều chõng đi thi thời xa xưa. Và như thế, tác giả quên rằng khoa thi cuối cùng ở Huế diễn ra năm 1919, còn áo dài tân thời (hay áo dài Lơ-muya) thì sau đó mới xuất hiện ở Việt Nam. Vậy “chàng trai xứ Quảng ra kinh ứng thí” đã bị “giăng mắc” vì kiểu áo dài nào nhỉ? Chắc chắn không phải là “áo dài Lơ-muya” rồi. Lại nữa, tôi chưa thấy ai nói áo dài có nguồn gốc từ áo cánh, chỉ thấy nói áo dài được cách tân từ áo tứ thân, ngũ thân truyền thống. Áo mớ ba mớ bảy lại càng không quan hệ gì với áo dài. Gọi là mớ ba mớ bảy vì ngày trước chị em mặc nhiều chiếc áo cánh có màu sắc khác nhau, chồng lên nhau thành nhiều lớp (ở miền Nam nóng hơn, chị em không mặc “áo mớ” mà mặc “áo cặp” gồm hai chiếc áo cánh - hay còn gọi là áo bà ba). Còn về cấu trúc, áo cánh mở ra ở phía trước, áo dài lại kín ở phía trước!

Tôi quan tâm đến trang phục chủ yếu là do hiếu kỳ, nên ý kiến của tôi có thể chưa chuẩn xác. Song xem phim tư liệu, ảnh và tranh thời ấy thì áo dài có khác thật. Áo thường hơi rộng, chiều dài chấm gót, cổ dựng khá cao, ít dùng khuy bấm mà dùng loại khuy không rõ tên gọi là gì, chỉ biết nó nhỏ xíu, tròn như viên bi và có móc bằng đồng để cài, như áo dài của cô gái trong bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân. (Nhớ ngày còn nhỏ, lục lọi hộp đồ khâu của mẹ, thấy mấy cái hạt tròn tròn trông như là ngọc trai, tôi “thó” luôn một hạt. Sau đó lấy một hộp dầu cao con hổ rửa thật sạch, lau khô, lót dưới đáy một lớp bông rồi cẩn thận đặt cái “viên ngọc” kia vào. Tôi giữ gìn rất cẩn thận, coi như báu vật. Mãi sau mới biết đó là... cúc áo dài của mẹ!). Quãng những năm 60 của thế kỷ trước, ở miền Nam có kiểu áo dài Lệ Xuân cổ khoét rộng, vai bồng,… cũng là một loại mode thời đó. Quan sát chiếc áo kiểu này, tôi nghĩ nó có dấu vết của váy dạ hội. Cũng vào thời kỳ đó ở miền Nam, áo dài bắt đầu được cắt ngắn hơn và cái áo dài “ngắn” ấy đã tồn tại đến hôm nay. Xem một số phim Việt Nam có cảnh về thời trước 1945, thấy nhân vật mặc áo dài “ngắn” mà tôi buồn cười, đạo diễn đã lười nhác đến mức không bỏ công tìm hiểu xem trước 1945 thì áo dài có kích thước dài - ngắn ra sao!

Posted Image

Về đại thể, áo dài của phụ nữ ba miền khá giống nhau về cấu trúc, nhưng áo dài ở Huế thường may xuôi, ít chú ý đến đường cong của eo (kiểu áo này làm tôi liên tưởng tới chiếc áo ngắn đến đầu gối mà các cụ gọi là áo Triều Châu). Ở Huế, áo dài màu tím hay màu sáng thì cũng thường mặc với quần dài màu tối, cũng là một kiểu phối màu khá đặc biệt, nhìn là biết ngay. Riêng áo dài của phụ nữ người Chăm thì hơi khác, cổ áo khoét tròn, màu sắc thường là màu nguyên thủy. Áo ấy đi cùng với chiếc khăn chùm khổ lớn khác màu, làm cho dáng dấp của các cô gái Chăm có phần e lệ, nhất là khi họ đội cà-om đi lấy nước! Quan sát sản phẩm của các nhà thiết kế áo dài hôm nay, thấy họ rất quan tâm đến việc thể hiện các đường cong trên cơ thể như eo, hông, ngực, vạt phía dưới của áo dài cũng được cắt như thế nào đó để khi bước đi vừa duyên dáng vừa thấp thoáng cặp đùi, thêm hai bên tà xẻ cao như sường sám của phụ nữ Trung Hoa,… giúp cho người có thân hình cân đối được phô diễn. Ngày trước, các loại vải dùng may áo dài thường khá dày dặn nên không lộ da thịt, đồng thời cũng đủ để không ảnh hưởng đến sự thướt tha. Bây giờ áo dài nhiều kiểu, nhiều loại màu sắc hơn, và nhiều chị em sử dụng loại vải để may áo dài cũng mỏng hơn, nên sự phô diễn thân thể lại đi kèm theo cả sự mong manh của nhiệm vụ che “các phần tế nhị”, làm cho tình thế đôi khi trở nên “khêu gợi”! Tôi không thấy đẹp mà thấy e ngại, thậm chí có lúc không muốn chia sẻ, vì có chị em mặc áo dài và quần dài mà vẫn lồ lộ cả “nội y” bên trong. Hình như không chỉ riêng tôi mới nghĩ vậy, trên báo chí cũng đã thấy có tác giả đề cập tới hiện tượng này. Cũng là một loại ý kiến mà chị em nên tham khảo.

Trong sinh hoạt xã hội Việt Nam đương đại, cùng với nón trắng, áo dài đang trở thành biểu tượng để trưng bày với bạn bè quốc tế nhiều hơn là ý nghĩa trang phục thông dụng (cụm từ “trang phục thông dụng” không bao hàm cả trang phục trong hoạt động sản xuất nói chung). Trừ khi tiếp khách hay biểu diễn văn nghệ, trừ nữ tiếp viên hàng không, nhân viên bán hàng, nhân viên giao dịch ngân hàng, giao dịch bưu điện, nữ sinh trung học ở một số trường hay một số cơ quan quy định phải mặc áo dài… thì không phải ai cũng có sở thích may áo dài và mặc áo dài trước đám đông. May áo dài như một thói quen, như một sở thích khác với may áo dài như một sự sắm sanh nhằm phục vụ một sự kiện nào đó. Tuy nhiên, khi không bị bắt buộc mà người phụ nữ may áo dài như một sự kiện tức là trong đó dường như đã chứa đựng dấu hiệu của mode, dù là họ may chỉ để mặc một đôi lần rồi… treo trong tủ!

Dẫu có bị thu hẹp hoàn cảnh thể hiện, thậm chí không còn giữ vị trí ưu thắng trong sở thích trang phục của phụ nữ Việt Nam, tôi vẫn tin áo dài sẽ tiếp tục trường tồn, dù đó là tin một cách rất cảm tính chứ chưa biết giải thích thế nào. Thực tế cho thấy áo dài bây giờ nhiều kiểu dáng rất đẹp, nhất là trong điều kiện chất liệu cùng yếu tố thẩm mỹ của các loại vải dùng may áo ngày càng được nâng cao. Tôi thích ngắm những cô gái thon thả, eo ót đâu ra đấy tha thướt trên đường, ngồi vắt vẻo sau xe máy, hoặc thong thả đạp xe. Tôi có cảm tình với những chiếc áo dài in (thêu) hoa văn thổ cẩm sắp xếp hợp lý, màu sắc hài hoà, vải mỏng nhưng kín đáo, không thấp thoáng da thịt, tạo ra dáng vẻ rất riêng. Hồi con gái tôi học trung học phổ thông, cháu may áo dài theo quy định của nhà trường, loại vải theo quy định cũng khá đẹp. Lần đầu tiên mặc áo dài, cháu khoe với bố, tôi sững sờ vì hóa ra con mình lớn rồi. Nhưng sau vì người thấp bé nên cháu cũng ít mặc áo dài, tôi đành chấp nhận cháu mặc quần áo phông, chứ bình thường mà bố con có việc đi đâu, tôi sẽ “bắt” cháu mặc áo dài!

Nguyễn Hòa

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Cái thúng mà thủng hai đầu...”

“Theo tôi, đến nay ở Việt Nam chưa có “văn minh váy”, hình như vẫn trong tình trạng ai thích thì may, rồi mặc đại lên người, trong khi đa số lại chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu cần thiết của sự mặc váy. Có chị người thấp béo lại mặc váy quá chật nên dễ tạo nên hình ảnh… “bụng cao ba ngấn”! Có chị ngồi trên xe máy hay ngồi trên ghế không cẩn trọng nên đôi khi hơi bị… hớ hênh!”

Bàn về mode ở Việt Nam hiện nay, có lẽ “váy” cũng là một đề tài thú vị và làm tôi nhớ đến một chuyện. Chẳng là hôm mới rồi, sau khi uống nước ngoài quán, bọn tôi đứng dậy ra về, rồi tất cả cùng phá lên cười vì thấy phía sau chiếc váy của một cô bạn lại lủng liểng một chiếc ghế nhựa. Té ra vải may váy hơi mỏng mà ghế thì bị nứt, vải giắt vào vết nứt và “đính” luôn chiếc ghế lên váy, phải gỡ mãi mới xong!

Hôm nay, dường như nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng váy là loại trang phục du nhập từ phương Tây, nhưng nếu liên hệ tới câu ca dao từ thời Minh Mạng rằng: “Tháng tám có chiếu vua ra - Cấm quần không đáy người ta hãi hùng - Không đi thì chợ không đông - Đi thì phải lột quần chồng sao đang - Có quần ra quán bán hàng - Không quần ra đứng đầu làng trông qua” thì hẳn là trước đó, phụ nữ Việt Nam mặc váy chứ không mặc quần. Tôi chưa tìm hiểu tại sao thời ấy người ta lại cấm phụ nữ mặc váy, song xem ra “chiếu” của vua ban rồi mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX, nhiều phụ nữ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vẫn mặc váy. Liệu có phải là nói lấy được nếu nhận xét câu đố: “Cái thúng mà thủng hai đầu - Bên ta thì có, bên Tầu thì không” còn chuyển tải cả thông điệp về sự khác nhau trong văn hóa, như ngày trước Nguyễn Trãi viết: “Phong tục Bắc, Nam cũng khác”(?). Trong thực tế, váy đã in dấu ấn của nó vào cuộc sống thường nhật của người Việt, nên đánh giá một anh đàn ông nhu nhược, người ta thường ví là “đàn ông mặc váy!”. Còn khi các bà, các chị mà “xắn váy quai cồng” thì tình hình xem ra đã có phần căng thẳng! Phải chăng xưa kia phụ nữ Việt Nam mặc váy là từ yêu cầu của tập quán canh tác lúa nước với nhiều công việc do phụ nữ đảm nhiệm. Làm ruộng nước mà mặc váy thì thuận tiện hơn chăng? Cũng như sự ổn định của đa số các giá trị vật chất - tinh thần khác, chiếc váy truyền thống của người Việt dường như bất biến với hai màu thâm (đen) và nâu. Váy “lĩnh” là loại sang trọng thì cũng màu đen. Dù khác nhau về kích thước ngắn hay dài, dù phía dưới xòe ra nhiều hay xòe ra ít, có trang trí hoa văn hay không có trang trí hoa văn… thì về cấu trúc, chiếc váy của phụ nữ người Kinh xưa kia không khác nhiều so với chiếc váy của phụ nữ người Mông, người Thái hôm nay, nói cách khác thì đúng là... “cái thúng mà thủng hai đầu”! Ngày trước, đến một bản nằm ở chân dãy Tam Đảo, thấy các cô gái người Trại (còn gọi là Sán Dìu) mặc váy xẻ đến tận hông, tôi “liếc trộm” những chiếc váy phơi trên bờ rào, thì phát hiện ra đó là loại váy gồm hai mảnh nối với nhau. Một mảnh phía trước một mảnh phía sau, mỗi khi các cô bước nhanh trông rất… khêu gợi!

Đến đầu thế kỷ XX, chưa thấy phụ nữ người Việt mặc váy theo kiểu Tây một cách phổ biến, kể cả vùng đô thị là nơi quá trình Âu hóa diễn ra rất sớm. Xem ảnh tư liệu thấy thời đó thì nam giới mặc đồ Âu nhiều hơn, có lẽ vì họ làm việc trong các sở Tây, là trí thức Tây học, là doanh nhân… Khi áo dài bắt đầu xuất hiện thì phụ nữ đô thị coi áo dài như một kiểu loại mode. Trong album ảnh của gia đình, tôi thấy cha tôi bận complê, mẹ tôi mặc áo tứ thân, vấn khăn, để răng đen. Các anh chị tôi khi ấy còn nhỏ, xem ảnh thấy anh trai lúc quần trắng áo the lúc lại mặc complê, chị gái lúc mặc quần lụa trắng áo cánh trắng, lúc áo dài bay phất phới. Lớn lên, thấy mẹ có một chiếc áo dài may bằng dạ mỏng màu đen, tôi hỏi, bà bảo may từ thời Pháp thuộc, để mặc vào dịp lễ tết hoặc hôm trời rét đi đâu đó.

Nhìn những bức ảnh, tôi liên tưởng tới tính “lưỡng phân” trong văn hóa trang phục của người Việt ở buổi giao thời, đó là lúc các cô gái như cô Kếu trong truyện Cô Kếu gái tân thời (Nguyễn Công Hoan) loay hoay đứng giữa cổ truyền với tân thời, rộng hơn là giữa truyền thống và hiện đại. Cô Kếu hướng tới cái mới, nhưng cô lại chưa có khả năng tự khẳng định sở thích, cá tính của mình. Cô phải bằng lòng với việc hàng ngày cắp rổ đi chợ, tranh thủ tạt qua nhà bạn, khoác bộ tân thời lên người, đi lại và ngắm nghía trước gương, rồi lại thay ra và... về. Khi cái cũ còn có sức mạnh trì níu thì con người phải tìm ra cách thức thích nghi, chứ chưa dám vượt thoát. Không đủ tài liệu để khẳng định, nhưng căn cứ vào những gì đã biết, tôi nghĩ sau những năm 50 của thế kỷ trước, phụ nữ ở miền Nam chưa mặc váy như một kiểu loại trang phục thịnh hành. Còn ở miền Bắc thì váy cực hiếm, ai đó sắm cũng chỉ là váy ngủ. Tôi từng nghe lỏm được một chị đi học từ nước ngoài về thì thào với chị tôi, là chị ấy tiếc huầy huậy vì từ khi về nước không dám mặc váy, sợ người ta cười. Còn trong mắt các cụ ngày ấy, váy như là biểu hiện của lẳng lơ, là “lai Tây”…!

Nghe nói một thời ở nước Pháp, các mệnh phụ, tiểu thư có mode mặc váy lồng gọng sắt đường kính hàng mét, đến mức có hai người đi ngược chiều trên đường phố mà không lách qua được vì… vướng váy! Được nuôi dưỡng trong môi trường mà sở thích thẩm mỹ cá nhân sớm được đề cao nên ở phương Tây, “văn minh váy” có điều kiện phát triển. Sự tái xuất hiện của váy (theo kiểu lối phương Tây) trong trang phục của người Việt Nam hôm nay chủ yếu tập trung ở vùng đô thị. Ở nông thôn, nhiều cô gái sau khi “em đi tỉnh về” có xúng xính váy áo cũng không còn bị nhìn ngó với ánh mắt kỳ thị như trước đây.

Mode váy cưới thì đang thịnh hành, đến nhiều nơi heo hút vẫn thấy có cửa hiệu cho thuê váy áo cưới. Ở Hà Nội, trên đường Nam Đồng, có một cửa hàng cho thuê váy áo cưới tên là Tuyết Lê. Đi qua tôi cứ buồn cười, nói theo kiểu ngày trước thì cái tên “tuyết lê” của cửa hàng sẽ dễ gây rắc rối! Tôi nhớ không chính xác ở phố nào, có người dùng một cái công-te-nơ đặt ngay trên vỉa hè làm cửa hàng cho thuê áo cưới, không rõ vào ngày hè oi ả, các “cô” ma-nơ-canh đang tùm hụp nào khăn, nào váy, nào áo có bị... toát mồ hôi!

Ở đô thị, thường chỉ có phụ nữ làm việc ở cơ quan hành chính mới mặc váy hàng ngày, còn với nhiều người, váy chủ yếu trưng diện trong các dịp lễ lạt, thăm viếng đó đây hay là đi chơi vào ngày nghỉ. Ngoài váy đồng phục của nhân viên một số công sở, hiện tại xem ra váy cũng chưa thật phong phú về kiểu loại, tuy nhiều người mặc váy trông rất đẹp. Các cô gái trẻ mặc jupe ngắn hay váy bò, các chị trung niên lại mặc váy hoa may theo kiểu váy liền áo rất... thông thoáng. Rồi váy bô-hê-miêng rộng, loe ra và có nhiều nếp gấp, nhìn đẹp nhưng không phải là ai mặc cũng hợp, vì phụ nữ Việt Nam vốn thấp bé. Tuy nhiên với nhiều chị, chiếc váy dài chấm gót lại có khả năng khắc phục sự thấp bé bằng cách đi giầy cao gót, đôi lần gặp người quen, tôi thấy họ cao lên một cách bất bình thường!

Theo tôi, đến nay ở Việt Nam chưa có “văn minh váy”, hình như vẫn trong tình trạng ai thích thì may, rồi mặc đại lên người, trong khi đa số lại chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu cần thiết của sự mặc váy. Có chị người thấp béo lại mặc váy quá chật nên dễ tạo nên hình ảnh… “bụng cao ba ngấn”! Có chị ngồi trên xe máy hay ngồi trên ghế không cẩn trọng nên đôi khi hơi bị… hớ hênh! Có chị lại hình như không chú ý đến chất liệu vải nên khi ra đường mặc chiếc váy nhăn nhúm, nhìn rất phản cảm. Có chị gày tong teo, chân lại vòng kiềng hoặc người bé tí ti mà cũng váy áo loà xoà. Có hôm trời rét đậm, mọi người quần áo sù sụ lớp trong lớp ngoài mà tôi vẫn thấy có chị mặc váy mỏng, đi tất giấy. Tôi tò mò hỏi chị không thấy lạnh à, chị bảo không lạnh gì cả. Quả là đáng khâm phục!

Nguyễn Hòa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ chiếc chậu đồng của bác phó cạo đến... tông-đơ điện

“Còn ở Việt Nam, hẳn ai cũng biết câu tục ngữ: “Hàm răng, mái tóc là vóc con người”. Ngày trước, anh nào húi “cua” bị coi là ngỗ ngược, còn giờ thì húi “cua” vẫn chưa là gì, vì nhiều thanh niên có mode... húi trọc. Trừ mấy anh bị nấm đầu phải húi trọc để “làm thuốc”, với mode húi trọc, anh nào đầu tròn trịa còn ra một nhẽ, có anh đầu sứt sẹo đầy “sân bay” mà cũng húi trọc thì rất buồn cười. “Đua theo mode”, họ không ngần ngại khoe cả hạn chế trước thiên hạ”.

Ngày xưa các mẹ các chị đều để tóc dài...

Không rõ trong lịch sử phát triển loài người thì các nghề thủ công nào là ra đời sớm nhất, về phần mình, tôi đồ rằng, cắt tóc là nghề thuộc vào nhóm này. Vì hẳn là từ cái thời thấy tóc tai ngày nào cũng mọc dài ra, rậm rạp bờm xờm, gây ngứa ngáy khó chịu thì con người phải nghĩ đến chuyện cắt phéng nó đi. Cách đây gần mười thế kỷ, trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê đã thấy có nhân vật phó cạo. Bị hiệp sĩ “mặt buồn” tấn công, bác phó phải chạy trối chết, còn chàng hiệp sĩ thì thu được chiến lợi phẩm là cái chậu đồng rách đựng nước cạo râu mà chàng lại tưởng là mũ sắt! Ngày trước, các bác phó cạo thường hành nghề ở một nơi cố định (cửa hàng, hay chiếc ghế và cái gương đặt ở góc phố, đầu ngõ, đầu làng...) hoặc xách hòm và ghế gấp đi lang thang. Các bác rất hay chuyện, hình như chuyện gì các bác cũng biết, mà kể lại hóm hỉnh nên trẻ con rất thích, nhất là khi bác “tán” mấy anh cu sợ cắt tóc, khóc lóc om xòm. Tôi rất khoái được nghe một bác phó có bài văn vần để hỏi khách trước khi cắt. Không nhớ chính xác vần điệu, nhưng đại loại là sau khi khách yên vị trên ghế, bác vừa giũ cái khăn choàng lên người khách vừa hỏi: “Anh cắt kiểu Cutudôp, kiểu Napôlêông, kiểu trí thức Pari, kiểu Hàn Mặc Tử hay kiểu Lâm Tới, Thế Anh...?”. Thời chiến tranh phá hoại, có tay gián điệp lợi dụng nghề cắt tóc đi lại đó đây để dò la tin tức, nên một dạo các bác cắt tóc rong hay bị nghi là... gián điệp. Ra giêng năm nọ, tôi gặp ở Sa Pa một anh cúp-phơ, phải công nhận anh là một tay lãng tử có hạng. Quê ở Nam Định mà anh đã xách đồ nghề lang thang mọi khu du lịch trên cả nước. Mỗi nơi anh kiếm một chỗ tá túc, rồi lôi đồ nghề ra làm việc, chán lại đi. Khi gặp tôi, anh đã cư ngụ ở Sa Pa được mấy tháng. Tết năm ấy anh không về quê, đêm giao thừa kiếm chai rượu với cái báng chưng, rồi vác theo cái chăn trèo lên đỉnh núi Hàm Rồng nằm ngắm trời ngắm đất. Anh tự hào khoe với tôi: “Em đã xoa đầu hơn 40 quốc tịch!”, chẳng là vì anh đã cắt tóc cho du khách đến từ hơn 40 nước!

Ngày còn còn nhỏ, một trong những cái thú của tôi khi đi cắt tóc là ra cái quán ở đầu phố vừa ngồi đọc Tam quốc, Thuỷ hử, Thuyết Đường, Chinh đông chinh tây... vừa được nghe bác cúp-phơ “đánh” kéo tanh tách rất điệu nghệ. Trên cái ghế dài dành cho khách ngồi chờ, bác để toàn truyện hay, cuốn nào cũng đã cũ rích, mép sờn quăn tít vì quá nhiều người đọc. Với bọn trẻ chúng tôi thì bác phó “ủi” cho vài đường tông-đơ từ dưới lên trên, rồi lấy kéo sửa sang là xong. Còn với các anh lớn thì bác cẩn thận hơn, nghe nói cắt bằng kéo thì nhiều tiền hơn là dùng tông-đơ. Mà thời ấy tóc cũng ít mode hơn bây giờ. Các mẹ, các chị thường để tóc dài. Người già thường vấn khăn. Ở hàng xén thấy bán những chiếc khăn vấn dài bằng vải phin hình chữ nhật, chiều rộng khoảng một gang. Khăn thường có hai màu đen hoặc nâu, để các bà cuộn tóc vào rồi quấn tròn quanh đầu. Về già, tóc các cụ rụng nhiều, nên thấy bán cái “độn tóc” bằng vải, đầu to bằng ngón tay cái rồi nhỏ dần, nhìn như con rắn. “Độn tóc” có độ dài khác nhau, tuỳ vào độ dài tóc của mỗi người. “Độn tóc” cuốn chung với tóc, rồi cuộn vào khăn vấn để dễ cuốn và nhìn to hơn. Các chị để tóc như nữ nhân vật trong tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân, một số chị ở đô thị thì phi-dê. Lúc tôi lớn lên, thấy các anh thanh niên có mode để tóc phía trước hơi loăn xoăn. Các anh này lấy đũa cả “nướng” lên bếp lửa rồi cuộn tóc xung quanh, tóc xoăn được vài ngày, vì thế mà nửa dưới đôi đũa cả của nhiều gia đình thường cháy đen thui. Anh nào sành điệu thì thửa một cái kéo dài, hai lưỡi tròn như lòng máng úp ngửa lên nhau. “Nướng” kéo lên bếp lửa rồi kẹp tóc vào giữa, kẹp kiểu này tóc xoăn lâu hơn, có điều là nếu “nướng” kéo quá lửa thì tóc cháy khét lẹt. Có anh lại nuôi tóc “tỉa”, sau gáy nhìn như “đít vịt”, khi đi chơi thì phết lớp bi-dăng-tin, mái tóc bóng loáng như bôi mỡ lợn. Hồi ấy mà phố xá bụi bặm như bây giờ thì có lẽ mái tóc nhiều anh sẽ bê bết. Nên mới chuyện trẻ con tưởng dầu cao Con hổ là bi-dăng-tin nên cũng cậy ra phết lên tóc, đến lúc đầu bị nóng ran thì cha mẹ cuống cà kê, nhanh chóng lấy nước lạnh và xà-phòng để gội!

Nếu so sánh về sự phong phú và tần số thay đổi thì có lẽ mode đối với mái tóc không thua kém mode trong trang phục. Tuy nhiên, hình như ngày xưa vấn đề tóc tai của người Việt cũng đơn giản. Trẻ em trai thì chỉ giữ một chỏm phía trước, còn bao nhiêu cắt trụi, cái chỏm đó gọi là “trái đào” (Về sau thấy có nhà đem úp lên đầu đứa trẻ một cái bát to, tóc thừa ra ở phía dưới bao nhiêu thì cách sạch bấy nhiêu, nên các anh cu này có bộ tóc rất độc đáo, dưới thì nhẵn thín, còn trên lại dày cộp). Còn trẻ em gái thì để tóc dài ở phía sau, buộc túm và cong vút lên, nên gọi là “tóc đuôi gà”. Xem ảnh và tranh vẽ thì thấy thời trước đàn ông cắt tóc ngắn, phụ nữ để tóc dài. Tóc của nhiều phụ nữ để rất dài, có chị để chấm gót, mỗi khi chải tóc phải đứng lên ghế. Ngày nay, hình ảnh các chị ra đầu nhà hong tóc cho khô, hoặc tết hai “đuôi sam” vắt vẻo hầu như đã không còn. Cũng như trong trang phục, dần dần mái tóc của con người, ngoài ý nghĩa thẩm mỹ còn phải mang cả ý nghĩa xã hội. Quý tộc châu Âu xưa kia có mode đeo tóc giả. Sau khi triều Mãn Thanh thành lập ở Trung Hoa, đàn ông ở Trung Hoa phải để tóc theo kiểu tóc người Mãn, cắt trụi phía trước, để dài phía sau, tết như đuôi sam. Còn ở Việt Nam, hẳn ai cũng biết câu tục ngữ: “Hàm răng, mái tóc là vóc con người”. Ngày trước, anh nào húi “cua” bị coi là ngỗ ngược, còn giờ thì húi “cua” vẫn chưa là gì, vì nhiều thanh niên có mode... húi trọc. Trừ mấy anh bị nấm đầu phải húi trọc để “làm thuốc”, với mode húi trọc, anh nào đầu tròn trịa còn ra một nhẽ, có anh đầu sứt sẹo đầy “sân bay” mà cũng húi trọc thì rất buồn cười. “Đua theo mode”, họ không ngần ngại khoe cả hạn chế trước thiên hạ. Lại có anh thích tạo dáng thi sĩ, để mớ tóc dài bồng bềnh phất phơ trước trán, thi thoảng lơ đễnh hất ngược lên.

Hồi những năm 80 của thế kỷ trước, cánh thanh niên có mode “tiền thưa hậu bít” (không rõ tại sao ngày ấy lại dùng khái niệm “bít-dít” để chỉ các tay chơi, chữ “bít” là theo nghĩa này). “Tiền thưa hậu bít” là phía trước cắt ngắn và tỉa thưa, còn phía sau thì loà xoà tới ngang vai. Rồi có mode để “mai lưỡi rìu”, có anh nuôi “mai lưỡi rìu” xoè ra gần bằng bàn tay, tỉa tót rất cầu kỳ. Đến mode “bổ ngôi giữa”, mode “đầu đinh”. Mấy năm gần đây, các hoạ sĩ thường để tóc dài và buộc túm, hay búi tó ở phía sau. Một lần, sau hôm đám cưới con trai một anh hoạ sĩ, gặp tôi, vợ anh hỏi đám cưới có được không. Biết chị muốn hỏi nhận xét cỗ bàn thế nào, trang trọng không, song tôi cố tình xuyên tạc là: “Đám cưới nhà chị rất nhiều ông búi tó!”, chị ngớ người rồi phá ra cười, chắc là chị nhớ tới hàng trăm hoạ sĩ đã đến dự. Một thời, người để tóc dài bị coi là kém văn hoá. Ở Hà Nội, tôi đã gặp nhiều anh bị “thanh niên cờ đỏ” túm được, lập tức các anh bị dũi hai đường tông-đơ, một đường từ sau gáy ra trước trán, một đường từ tai bên này sang tai bên kia. Mái tóc thành hình chữ thập, chỉ có nước cắt trọc rồi nuôi lại. Mà cắt trọc thì bị coi là ngông nghênh, rút cuộc là các anh kiếm cái mũ lưỡi trai, đội đến khi nào tóc mọc ra dài bình thường thì thôi.

Mode đầu tóc của nam giới bây giờ cũng phức tạp. Anh tỉa tóc lưa thưa phía trước, anh để một túm “đuôi ngựa” phía sau. Anh vuốt tóc dài rồi xịt “gôm” làm tóc dựng đứng như cái chổi xể, anh lại tỉa thành vệt như cái “bờm ngựa”. Anh thì nhuộm vàng, anh lại nhuộm xanh đỏ. Các mode đầu tóc kiểu này ra đời nhanh và tàn lụi cũng rất nhanh, chủ yếu là sản phẩm của não trạng thích khác người, khoái chơi trội, đôi khi chủ nhân cũng chẳng cần quan tâm tới tính thẩm mỹ. Còn nhìn chung thì các anh đứng đắn vẫn ưa kiểu tỉa tóc bình thường vừa phải, không dài không ngắn, vì thế mà mật độ đến thăm bác cup-phơ dày hơn. Đến mode đầu tóc của phụ nữ thì quả là phức tạp. Chán để tóc dài tha thướt hay tết đuôi sam, các chị chuyển sang tóc ngắn. Lúc thì tóc ngắn ngang lưng, lúc buộc thành hai bím vắt ra phía trước. Rồi thấy tóc theo kiểu “Võ Thị Sáu”. Các năm gần đây, tóc của phụ nữ đã trải qua muôn hình muôn trạng, từ tóc u-xi, “đầu tém”, tới tóc uốn búp, xoăn và nhuộm vàng hoe, rồi tóc ép duỗi,... thậm chí có chị để tóc y như đàn ông, nhìn thoáng qua lại cứ tưởng là... thằng nào. Các loại phụ tùng đi kèm với kỹ nghệ làm đầu và kỹ thuật giữ gìn mái tóc của chị em còn phức tạp hơn. Nào “bờm” nào “xược”, nào túi nào “keo”, ngay đến cái lược cũng tới năm bảy loại. Nghe nói để có một bộ tóc “xịn”, có chị chi tới vài ba triệu. Đúng là “ăn chơi chẳng sợ tốn kém”, nhìn cái khung cảnh chị em bỏ ra cả buổi, ngồi lỳ trong hiệu làm đầu để úp cái “nồi cơm điện” lên đầu mà khiếp!

Tương tự như với trang phục, mái tóc là bộ phận gắn liền với sở thích cá nhân, đồng thời gắn liền với đặc điểm của mái tóc và gương mặt từng người. Cho nên, để tìm tiếng nói chung giữa một mode tóc nào đó với một người cụ thể, người thợ cũng phải có khả năng nắm bắt đặc điểm của mỗi người để sáng tạo mái tóc phù hợp, vừa hợp mode vừa không làm lộ các hạn chế. Tôi coi mỗi người thợ cắt tóc là một nghệ sĩ và dù xã hội hiện đại đến đâu thì cũng khó đưa tới sự ra đời của công nghiệp cắt tóc, đó vẫn là một nghề thủ công, không có gì có thể thay thế đôi tay và khả năng sáng tạo độc lập của bác thợ. Hình như đến nay, sản xuất hiện đại mới chỉ cung cấp cho bác phó cạo cái tông-đơ điện, ngoài ra chưa có gì. Vả lại, tông-đơ điện cũng chỉ làm mỗi nhiệm vụ “phá thô” mái tóc, còn để hoàn thiện, vẫn phải trông cậy vào chiếc kéo, đôi tay. Tin cậy khả năng của bác thợ, nhiều người rất thích cắt tóc ở “hiệu quen”. Ngày cha tôi còn sống, nhà tận trong Thanh Xuân nhưng hàng tháng ông vẫn ra hiệu cắt tóc ở góc phố gần khách sạn Dân Chủ trên phố Tràng Tiền (cửa hiệu này không còn) để cắt tóc, chỉ vì ông đã quen cắt ở đó từ thời Pháp thuộc. Còn tôi thì đến 10 năm nay chỉ đến với một chú ở đầu phố Lý Nam Đế. Chú tường tận mái tóc “chim sẻ trời mưa” của tôi nên luôn tạo ra một mái tóc ưng ý! Với hơn 30 năm sống trong quân ngũ, tôi rút ra một nhận xét rằng, quân đội là nơi có tỷ lệ thợ cắt tóc cao nhất xã hội. Hàng trăm, hàng nghìn anh bộ đội sống với nhau, đơn vị cố định còn có thợ cắt tóc chuyên nghiệp, nếu không có thì phải ra ngoài doanh trại vào ngày nghỉ. Nên các anh lính thường cắt tóc cho nhau. Có anh tài hoa đến mức cả đơn vị tín nhiệm, ngày nghỉ vẫn không được nghỉ, toàn là đi cắt tóc hộ anh em. Quan sát và thực nghiệm công việc cắt tóc, tôi rút ra kết luận là muốn biết cắt tóc, mỗi người cần ít nhất mười “cái đầu” để rèn luyện tay nghề. Tôi đã có vài lần làm được “vật hy sinh” cho mấy anh như vậy. Nghe họ quảng bá, tôi tưởng họ lành nghề, dè đâu cắt như “cóc gặm”, càng sửa càng hỏng, cuối cùng phải cắt thành một mái tóc dở “cua” dở ngắn, để mộ thời gian sau tóc mọc dài, nhờ một anh lành nghề hơn cắt lại!

Nguyễn Hòa

Share this post


Link to post
Share on other sites

chiến sĩ tiên phong” của toàn cầu hoá

Với một số người sắm ô tô, cùng một kiểu xe, cùng một hãng sản xuất, nhưng người ta có thể trả thêm vài nghìn USD chỉ để mua chiếc xe có màu sắc như ý muốn, thậm chí có người đặt tiền trước để có được chiếc xe. Số tiền dôi ra ấy, nói một cách chính xác, là để mua một “giá trị thẩm mỹ” bởi cái màu sắc mà người mua mong muốn và thích thú hầu như lại không dính dáng tới sự tiện dụng hay tính năng của chiếc xe. Vậy là, nếu trước kia ý niệm về toàn cầu hoá đã xuất hiện trong các quan hệ văn hoá - văn minh, thì ngày nay điều đó càng trở nên cụ thể, cụ thể đến mức trong một số trường hợp, có thể định tính hay định lượng”.

Giao lưu, tiếp xúc văn hóa ở tầm nhân loại đem tới cho con người vô số những giá trị mới mà nếu chỉ khu biệt trong văn hóa cộng đồng có tính chất nội sinh thì con người không bao giờ có được. Bên những giá trị chung mang tính nhân loại phổ biến, văn hóa còn mang dấu ấn của bản sắc. Bản sắc ấy là sự lựa chọn riêng của mỗi dân tộc đã tích hợp được trong quá trình đi tìm sự thích ứng với các điều kiện kinh tế - địa lý - xã hội đặc thù. Cho nên, xét từ văn hóa thì cuộc sống của người vùng núi khác với người ở ven biển, người ở vùng sa mạc chắc chắn có cuộc sống khác với người ở Alaska. Ví như sự hình thành một số nguyên tắc về màu sắc trong trang phục: ở xứ nóng thì mặc màu sáng, ở xứ lạnh thì mặc màu sẫm. Không phải ngẫu nhiên người xứ Arập lại mặc quần áo màu sáng và “tùm hụp” trong nhiều lớp vải (tôi có đọc ở đâu đó nói rằng ở xứ này có bộ quần áo sử dụng tới hơn 70 mét vải?). Ở xứ nóng bức như thế, trang phục màu trắng và nhiều lớp vừa để chống bức xạ nhiệt vừa giữ được thân nhiệt. Ở Việt Nam cũng vậy, mode trang phục mùa hè ở phía Nam có nhiều mẫu mã hơn, vì phía Nam khí hậu nóng hầu như quanh năm, mọi người thường mặc quần áo mùa hè, vì thế có nhiều thời gian để mode kịp thay đổi. Có lần từ TP Hồ Chí Minh ra, tôi mua một bịch quần áo to đùng, đủ để con cái mặc trong vài mùa hè. Còn nói đến quần áo rét thì ở phía Bắc nhiều kiểu hơn, nếu tính từ cuối mùa thu đến đầu mùa hè thì thời gian khí hậu lạnh ở miền Bắc khá dài, mode mùa rét thường tập trung vào dịp Tết. Sự khác nhau đó nhiều khi hỗ trợ lẫn nhau rất hữu hiệu trong quá trình sinh tồn, nếu con người biết học hỏi.

Vào mấy thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, toàn cầu hoá đã trở thành một khái niệm được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt sống của nhân loại, và nội hàm của khái niệm này phản ánh một tất yếu khách quan có nguồn gốc từ bản chất của mối quan hệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đôi khi toàn cầu hoá được hiểu với nội dung liên quan tới quan hệ kinh tế hơn là quan hệ văn hoá. Điều đó không sai hay phiến diện, từ các góc nhìn khác nhau, người ta có thể xem xét toàn cầu hoá trên các phương diện khác nhau. Nhìn từ lịch sử quan hệ văn hoá - văn minh, lại có thể thấy ý niệm về toàn cầu hoá trong lĩnh vực này xuất hiện sớm hơn trong lĩnh vực kinh tế. Từ xa xưa, không phải khi nào và với sản phẩm mang ý nghĩa kinh tế nào cũng được học hỏi, vay mượn hay mô phỏng. Giao lưu kinh tế thường khi là cung cấp, bổ sung vật phẩm, như “con đường tơ lụa” giúp vào quá trình lưu thông kinh tế, phân phối hàng hoá nhưng chưa đẩy tới sự học hỏi. Người phương Tây dù thích thú các sản phẩm độc đáo của phương Đông thì vẫn chủ yếu là hâm mộ cái quý hiếm hơn là giá trị sử dụng. Thế rồi, cùng với sự phát triển, mối giao lưu giữa các nước trên thế giới rộng mở. Sự xâm nhập vào nhau giữa phương Đông với phương Tây đã phá vỡ giới hạn chật hẹp của văn hoá - văn minh cộng đồng, càng ngày càng có nhiều sản phẩm văn hoá - văn minh được phổ cập với ý nghĩa toàn cầu, đáng kể nhất là các sản phẩm như ô tô, máy bay, vi tính, đồ điện tử... Rồi từ sự trỗi dậy của phương Đông, một số thành tựu của văn minh mới của xứ này đã ra đời như là kết quả của một quá trình tiếp biến văn hoá - văn minh, mà tiêu biểu là Karaoke do người Nhật Bản sáng tạo.

Đối với mode trang phục, tiếp biến văn hoá - văn minh đã làm xuất hiện các bộ trang phục có khả năng xuyên quốc gia, phổ cập tới toàn bộ loài người như complê, hoặc loại quần áo đã Việt hóa thành tên gọi là “quần áo bò”. Từ nguồn gốc ở phương Tây, ngày nay complê đã trở thành một kiểu trang phục xuyên biên giới, thậm chí trở thành lễ phục ở một số quốc gia. Và tôi kính nể những người đã sáng tạo ra quần áo bò, vì người ta có thể mặc quần bò với áo sơ-mi, áo phông, áo bờ-lu-dông, áo vét… đều đẹp, nhất là người to lớn, cân đối. Với một bộ quần áo được tổ chức như thế, có thể lê la từ quán nước vỉa hè đến dự hội nghị mà vẫn không thấy thất thố, hay kém lịch sự. Lại nhớ thời quần bò còn hiếm, tôi thấy có hai anh em nhà nọ mượn quần bò của nhau để mặc. Nếu họ không kể ra thì tôi cũng chẳng phân biệt được đâu là quần bò của con trai, đâu là quần bò của con gái! Cũng giống như mọi loại thời trang khác, quần áo bò cũng liên tục thay đổi, liên tục xuất hiện các mẫu mã mới. Trên cơ sở bộ quần áo ra đời hàng trăm năm trước của nhà Levis Straw, quần áo bò không chỉ thay đổi, phát triển về chất liệu vải, về màu sắc mà còn ra đời tới hàng trăm mẫu mã khác nhau. Về nguyên tắc thì quần nào cũng phải có ống, áo nào cũng phải có tay, nhưng tài năng con người đã làm cho những cái tay, cái ống ấy trở nên cực kỳ đa dạng, sinh động về hình dáng và thẩm mỹ. Mà tài tình là ở chỗ, nếu xét theo hình thức thì tay áo cũng chỉ thay đổi từ kiểu ngắn, kiểu dài, kiểu lơ lửng… đến kiểu loe ra, kiểu thắt vào; còn ống quần thì cũng chỉ thay đổi lúc rộng, lúc hẹp, lúc ống đứng, lúc ống loe, lúc lơ-vê lúc không lơ-vê, lúc đường may nổi, khi đường may chìm; rồi túi chéo, túi vuông; các kiểu cổ áo, kiểu măng-sét, màu chỉ, rồi ly nhiều ly ít, ly thẳng ly lật… loanh quanh cũng vậy thôi; thế mà tất cả đã đã tham gia vào quá trình làm cho trang phục luôn luôn đa dạng, sinh động. Thợ may lành nghề, quả là nghệ sĩ đích thực! Nhớ một chuyện buồn cười. Chẳng là sau năm 1975, phụ nữ miền Bắc mới làm quen với bộ quần áo ngủ, gọi là “đồ bộ”. Vải vóc thời ấy thường mỏng tang, quần áo mặc một buổi là nhăn nhúm, thế mà có chị vẫn hiên ngang trình diễn ngoài đường một chiếc quần màu nước dưa nhàu nhĩ, ống quần làn sóng nhấp nhô, nhìn như… lò xo giảm xóc. Hồi đó tôi còn đang ở tuổi thanh niên, nghỉ phép đến chơi nhà bạn, thấy người chị của bạn mặc “đồ bộ” mà tôi ngượng ngùng, nhất là lúc chị ấy đứng “ngược sáng” thì mắt tôi chỉ còn biết hấp háy nhìn sang hướng khác. May mà mode này thịnh hành có một thời gian, rồi rút vào… trong buồng! Tóm lại, mỗi người trong chúng ta nên trang bị một số tri thức về trang phục, “chạy theo mode” mà không nắm bắt được hạn chế của mình thì dễ thành “anh hề” trước người đời!

Với các sản phẩm văn minh, mode cũng là điều đáng bàn, tỷ như mũ bảo hiểm. “Văn minh xe máy” đi cùng với mũ bảo hiểm, và nếu thuần tuý vì an toàn thì có lẽ nhà sản xuất cũng chẳng tốn thời gian để chế tạo các kiểu mũ khác nhau, có màu sắc khác nhau. Nhìn chị em vào trong cửa hàng, chọn mũ này chọn mũ kia rồi soi gương ngắm nghía, sẽ thấy mũ bảo hiểm còn mang theo cả giá trị thẩm mỹ. Có người cầu kỳ đến mức phải “thửa” bằng được một chiếc mũ thật vừa ý và không ngẫu nhiên trên thị trường lại có cả “mũ bảo hiểm hợp thời trang”! Rồi máy tính, ô tô, máy bay,... cũng liên tục thay đổi mẫu mã, và sự thay đổi ấy đôi khi diễn ra nhanh đến mức có thể biến mode trong tháng trước thành “lỗi mode” trong tháng sau. Các sản phẩm này liên tục được nâng cấp về tính hữu dụng, đồng thời cũng liên tục hoàn thiện về thẩm mỹ. Mỹ thuật công nghiệp tham gia vào sự hoàn thiện của sản phẩm và nhiều khi con người sử dụng còn vì mode, vì yêu cầu thẩm mỹ; như có nhiều mode xe máy tồn tại trong một thời gian rồi bị thay thế vì kiểu dáng, màu sắc đã “lỗi mode”, dù trước đó người tiêu dùng bằng mọi cách phải mua bằng được. Với một số người sắm ô tô, cùng một kiểu xe, cùng một hãng sản xuất, nhưng người ta có thể trả thêm vài nghìn USD chỉ để mua chiếc xe có màu sắc như ý muốn, thậm chí có người đặt tiền trước để có được chiếc xe. Số tiền dôi ra ấy, nói một cách chính xác, là để mua một “giá trị thẩm mỹ” bởi cái màu sắc mà người mua mong muốn và thích thú hầu như lại không dính dáng tới sự tiện dụng hay tính năng của chiếc xe. Vậy là, nếu trước kia ý niệm về toàn cầu hoá đã xuất hiện trong các quan hệ văn hoá - văn minh, thì ngày nay điều đó càng trở nên cụ thể, cụ thể đến mức trong một số trường hợp, có thể định tính hay định lượng. Vì thế, chúng ta đã không ngạc nhiên khi thấy những mode ô tô Toyota, Honda... bon bon lăn bánh trên những đường phố phương Tây và ngược lại, không còn là điều lạ lẫm khi các mode ô tô Mercedes, Ford... đang ngược xuôi trên các nẻo đường phương Đông. Vậy đó, thế giới như đang “nhỏ lại”, sự phát triển các mối giao thương càng làm cho mode được lan truyền nhanh chóng.

(còn nữa)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mode trang phục - Đẹp không chỉ vì thích

“Theo tôi, dường như trong xã hội còn một điều gì đó không bình thường, khi thấy có nhiều người đội thích mũ bảo hiểm giống y xì mũ sắt nhà binh? Thậm chí có anh còn sắm một chiếc xe Zeep sơn loang lổ, thân xe ngất nghểu cần ăng-ten lại buộc mảnh vải dù nguỵ trang và mấy đoạn dây thép gai loằng ngoằng, hai bên sườn treo xẻng cuốc cùng vài chiếc bi-đông to đùng”.

Thời xưa, mốt là một cái gì đó xa lạ

Trang phục ra đời trước hết là nhằm bảo vệ thân thể, và khi ý thức về bản thân con người tăng lên thì trang phục còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, đôi khi là sự thoả mãn ý muốn được khẳng định trước đám đông. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, các giá trị, chuẩn mực, quan niệm, tập quán… ra đời và tồn tại khá ổn định. Dựa vào đó, tiền nhân đi tìm sự thích nghi với thế giới và hầu như không có khát vọng đi tìm phương pháp, công cụ để làm thay đổi thế giới. Nói cách khác, thói quen “ôn cố tri tân” không thúc đẩy cha ông đặt các câu hỏi có ý nghĩa phát hiện, giải thích để tìm ra cái mới. Vì thế mọi sự vật, hiện tượng của xã hội - con người thường được nhìn nhận như là “bất biến hiển nhiên”. Với trang phục cũng vậy, cha ông không tính đến việc phải thay đổi kiểu lối cho đẹp hơn mà thường quan tâm hoàn thiện cái đã có. Ngay cả vật liệu làm ra quần áo như vải vóc, nếu liệt kê thì có vẻ nhiều, nhưng vẫn chỉ là từng ấy thứ lụa, nhiễu, gấm, the…, khó có thể xem là phong phú khi so với lịch sử hàng nghìn năm. Thông qua việc thể chế hoá, quần áo còn phải mang thêm chức năng biểu thị vị trí xã hội, nên quần áo của vua khác với quần áo của quan, quần áo của quan lại khác với quần áo của thứ dân…, đến mức người giàu có, tiền nong rủng rỉnh dẫu có muốn cũng không dám vi phạm các chế định nghiêm ngặt trong trang phục, chẳng vị nào dám sắm chiếc áo kiểu “long bào” màu vàng, có thêu rồng. Bên cạnh đó, sự khắc kỷ của lễ giáo cùng với vai trò khá mờ nhạt của cá nhân trong quan hệ cộng đồng đã không tạo điều kiện, thậm chí không cho phép mỗi người được khẳng định, được phô diễn ưu thế về hình thể, hay quảng bá sở thích riêng. Trong bối cảnh đó, nhu cầu nói chung khá ổn định, nên nhu cầu thẩm mỹ trong trang phục cũng rất ít biến động. Khi kinh tế chưa phát triển, quan niệm xã hội chưa cởi mở, cá tính thẩm mỹ chưa được coi trọng… thì mode trở thành cái gì đó xa lạ.

Với trình độ phát triển của công nghiệp may mặc, ngày nay con người có khả năng sản xuất hàng loạt, vừa hạ thấp giá thành, vừa đáp ứng nhu cầu “mặc” một cách nhanh chóng và trên quy mô lớn… do vậy mà sự “mặc” của con người ngày càng đẹp hơn, phong phú, sinh động hơn. Tuy nhiên, để tổ chức và quản lý, xã hội vẫn duy trì các bộ đồng phục có ý nghĩa là quy ước, là dấu hiệu nghề nghiệp của một số nhóm xã hội, hay chỉ dành cho một số đối tượng đặc biệt sử dụng như quân đội, công an (trang phục loại này vừa là dấu hiệu vừa là nhắc nhở ý thức trách nhiệm của người mặc) thì hiện tại ở Việt Nam, trang phục kiểu nhà binh như đang được nhiều người hâm mộ. Thực tế cho thấy, từ hải quan, kiểm lâm đến nhân viên khách sạn, dân phòng, vệ sĩ… cũng mặc bộ đồng phục hao hao quân phục, nếu có khác thì chỉ khác về màu sắc, tua rua, có ngù, nẹp ống. Đến khi mấy bác nhạc công “phường bát âm” cũng sắm đồng phục rồi mặc một cách cẩu thả, nhàu nhĩ thì xem ra vấn đề đã hơi bị… dễ dãi. Theo tôi, dường như trong xã hội còn một điều gì đó không bình thường, khi thấy có nhiều người đội thích mũ bảo hiểm giống y xì mũ sắt nhà binh? Thậm chí có anh còn sắm một chiếc xe Zeep sơn loang lổ, thân xe ngất nghểu cần ăng-ten lại buộc mảnh vải dù nguỵ trang và mấy đoạn dây thép gai loằng ngoằng, hai bên sườn treo xẻng cuốc cùng vài chiếc bi-đông to đùng. Ông chủ ngồi sau tay lái thì mặc không khác gì thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ trong chiến dịch Bão táp sa mạc. Cũng mũ sắt, cũng quần áo rằn ri túi hộp to nhỏ, cũng quần bó ống và đi “gệt” cổ cao, đeo kính đen to bản... Nhìn họ phóng xe ngoài đường mà ngỡ ngàng!

Cũng phải nhấn mạnh rằng việc sản xuất hàng loạt không triệt tiêu cá tính thẩm mỹ, bởi quần áo được sản xuất từ nhiều cơ sở khác nhau, mẫu mã màu sắc khác nhau, người tiêu dùng được tự do lựa chọn, nên ít khi gặp vài ba người ăn mặc giống nhau. Cách đây hơn chục năm, tôi từng gặp trên đường phố vài tốp chàng trai hoặc cô gái cùng mặc một loại quần áo y hệt, từ kiểu dáng đến màu sắc, mà xem chừng họ có vẻ thích thú với việc này, dù không phải là người nào mặc cũng đẹp. Nhìn họ, tôi thấy buồn, cá tính thẩm mỹ của mỗi người đã giảm thiểu ý nghĩa trước sự lôi cuốn của sở thích nhóm. Ngày nay khó bắt gặp một hiện tượng như vậy, trừ khi là một nhóm tiếp viên hàng không, hay một nhóm nhân viên của công sở nào đó có quy định chặt chẽ về trang phục. Vả lại, với tư cách là biểu thị của một ý tưởng thẩm mỹ, mode thường được cụ thể hoá qua từng con người. Từ một mode nào đó, người thợ may tìm cách sáng tạo ra sự tương ứng với kích thước, đặc điểm hình thể riêng của từng cá nhân. Nên chúng ta thấy giá thành may đo thường đắt hơn giá thành may sẵn, vì người tiêu dùng đã phải trả tiền cho việc “đầu tư thẩm mỹ”. Nói cách khác đó là kinh phí trả cho việc người thợ may cố gắng tìm tiếng nói chung giữa một mode với từng khách hàng cụ thể. Thợ may giỏi phải là người biết giải quyết một cách hoàn hảo mối quan hệ này, còn nếu chỉ “áo có tay, quần có ống” thì chẳng mấy lúc mà… sập tiệm!

Trên truyền hình, trên sách báo chúng ta thường gặp những chương trình, các trang báo dành cho trình diễn thời trang. Và trình diễn thời trang đã trở thành một bộ phận trong sinh hoạt của xã hội hiện đại. “Trừ hao” vẻ quyến rũ về thân hình và nhan sắc của các cô, các anh người mẫu, vẫn phải công nhận là có kiểu, có mode trông rất đẹp. Nhưng cũng có kiểu, có mode nhìn hơi “kinh dị”. Có lần tôi nói đùa với bạn bè rằng: “Mặc bộ ấy ra đi đường có khi người ta lại tưởng IC có vấn đề!”. Nhưng nếu để nắm bắt tính mục đích thì vấn đề không đơn giản. Các kiểu, mode đó ra đời trước hết là sự cụ thể hoá các ý tưởng, là gợi ý thẩm mỹ cho người tiêu dùng, chúng không có tính cưỡng bức. Ai thấy thích, thấy hợp thì theo. Ai thấy không thích, không hợp thì thôi. Ngay cả khi thấy thích, thấy hợp rồi thì người ta vẫn cải tiến cho thật sự phù hợp với con người cụ thể của mình. Tôi thích ngắm các kiểu, các mode này để được hiểu, hoặc khám phá ý tưởng của nhà tạo mode, và nhiều khi thấy cũng... trừu tượng!

Trong tiếng Pháp, mode có nghĩa là thị hiếu, thời thượng, thời trang. Tự thân nội hàm ấy đã cho thấy mode là một cái gì đó rất không ổn định, vì không có cái thời thượng nào lại bất biến. Nguyên nhân cuối cùng quyết định sự biến đổi của mode là từ nhu cầu. Cũng như các nhu cầu khác, nhu cầu thẩm mỹ luôn nằm trong xu thế vận động phát triển để đáp ứng đòi hỏi phải làm sao cho hình thức ngày càng đẹp hơn, và về mặt vật chất thì càng tốt hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu thẩm mỹ của mỗi cộng đồng, mỗi nhóm, mỗi cá nhân, mỗi lứa tuổi… lại có nét riêng, và làm cho nhu cầu thẩm mỹ của xã hội - con người ngày càng thêm đa dạng và phong phú. Để đáp ứng sự gia tăng không ngừng, sự phong phú, đa dạng ấy, tất nhiên mode cũng liên tục biến đổi. Nhất là khi khả năng đáp ứng nhu cầu nói chung, nhu cầu thẩm mỹ nói riêng càng cao thì mode càng có điều kiện phát triển.

Như đã nói, mode liên quan đến lứa tuổi. Thử hình dung nếu một thanh niên ở độ tuổi mười tám đôi mươi mà cha mẹ yêu cầu phải mặc theo kiểu quần áo của các cụ thì hẳn là có người sẽ không dám ra đường. Xét theo lớp tuổi, mode dành cho lứa tuổi trẻ thường nhiều hơn, phong phú hơn. Có lẽ vì đó là tuổi luôn khát khao cái mới, luôn hướng tới sự thay đổi, muốn thể hiện mình, muốn khẳng định mình, thích được người khác chú ý. Khi nhu cầu thể hiện mình đạt tới ngưỡng thái quá sẽ dễ dẫn đến sự lố lăng. Thật ra, mặc các bộ quần áo “khác người” từ màu sắc đến kiểu dáng, thậm chí khoe da khoe thịt thì cũng chẳng có ai mặc mãi được, chỉ ở một độ tuổi, trong khoảng thời gian nhất định. Nên bên sự nghiêm khắc về mặt thẩm mỹ, đôi khi chúng ta cũng cần thông cảm với những người trẻ tuổi còn xốc nổi, có ham thích thể hiện bản thân. Điều quan trọng là phải làm thế nào để nâng cao năng lực thẩm mỹ của mọi người.

Sinh thời, học giả Đoàn Văn Chúc đã định nghĩa một cách thú vị rằng: “Áo là vật dụng che nửa trên của cơ thể. Quần là vật dụng che nửa dưới của cơ thể”. Vậy mà để đi từ chiếc áo làm bằng vỏ sui đến bộ comple, để đi từ chiếc yếm hay chiếc “gáo dừa” úp lên sinh thực khí đến những bộ đồ lót giá hàng triệu đồng như hôm nay, loài người đã phải mất hàng vạn năm. Khí hậu khắc nghiệt, nắng mưa thất thường… quần áo dù còn ở dạng sơ khai thì vẫn là một phương tiện bảo vệ quan trọng. Tới thời ông A đam và bà Eva biết thế nào là xấu hổ, hay đến khi con người đã manh nha khả năng nhận thức về bản thân mình, về đồng loại, về thế giới xung quanh thì quần áo đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hoạt động sống, cũng từ đó trang phục từng bước phát triển, song hành cùng trình độ phát triển của mỗi cộng đồng người. Dần dà, cùng với thời gian, hai vật dụng che “nửa trên và nửa dưới” của cơ thể ngày càng trở nên phức tạp, chúng không chỉ giữ các chức năng như từ lúc mới ra đời mà còn phải chuyển tải nhiều ý nghĩa xã hội khác, đôi khi không liên quan gì đến việc che cơ thể, như cha ông chúng ta nhắn nhủ: “y phục xứng kỳ đức” chẳng hạn. Vì thế trang phục ngày nay thật sự mang “tính đa trị”, vì qua trang phục, có thể nhận biết từ cộng đồng xuất thân, nghề nghiệp, vị trí xã hội, giới tính, khả năng kinh tế, sở thích đến trình độ, xu hướng, cá tính thẩm mỹ… của từng người. Ở đây chỉ xin bàn về những người lành mạnh, vì trong cuộc sống vẫn có những kẻ lấy trang phục để “lòe” người khác, hay lợi dụng trang phục để đạt một mục đích thiếu lương thiện nào đó.

Nguyễn Hòa

Share this post


Link to post
Share on other sites

chuyện của cái hàng ngày

“Với mode, vấn đề không chỉ là trang phục, mode được thể hiện từ việc mua sắm vật dụng, đồ trang sức, phương tiện đi lại, xây dựng nhà cửa, đến kiểu đứng dáng đi, lối để đầu tóc, lời ăn tiếng nói, chiếc mũ, cái kính, tấm khăn… Tóm lại, mode đã thâm nhập vào mọi ngóc ngách của sinh hoạt xã hội, và qua mode có thể biết thêm được nhiều điều về văn hoá”.

Như nhiều nhà nghiên cứu đã nói, văn hoá là một dòng chảy không ngừng, hay nói cách khác thì văn hóa luôn luôn vận động - biến đổi, và sự vận động - biến đổi ấy thường được nhận diện sau khi một quá trình văn hóa đã diễn ra. Nhưng quan sát trực tiếp và cụ thể, có thể thấy văn hóa chuyển dịch hàng ngày và hiển nhiên, nếu không có những chuyển dịch nho nhỏ, từng bước sẽ không có biến đổi của cả quá trình. Vì thế, nhận diện sự chuyển dịch của văn hóa trên những bình diện khác nhau trong một toàn cảnh phong phú và sinh động, như sự biến đổi và phát triển của mode, sẽ cung cấp một số tài liệu để tìm hiểu. Bởi cuộc sống với tính muôn màu của nó, từ ngôi nhà cổ lợp ngói ta, nhiều hàng cột đến toà nhà ngất ngưởng mấy chục tầng, từ chiếc xe đạp “không chuông, không phanh, không gác-đờ-bu” đến chiếc xe máy phóng vi vu, từ ti-vi đen trắng đến ti-vi màu,… từ lâu không còn là chuyện riêng của mỗi cá nhân, của mỗi gia đình mà là chuyện của xã hội - con người. Với mode, vấn đề không chỉ là trang phục, mode được thể hiện từ việc mua sắm vật dụng, đồ trang sức, phương tiện đi lại, xây dựng nhà cửa, đến kiểu đứng dáng đi, lối để đầu tóc, lời ăn tiếng nói, chiếc mũ, cái kính, tấm khăn… Tóm lại, mode đã thâm nhập vào mọi ngóc ngách của sinh hoạt xã hội, và qua mode có thể biết thêm được nhiều điều về văn hoá.

Áo mớ ba mớ bảy giờ chỉ còn được mặc trong các hoạt động văn hóa văn nghệ

Như mode trong trang phục chẳng hạn. Đã có lúc chúng ta coi đó là một loại hiện tượng bất thường, thậm chí kỳ thị, thì ngày nay mode lại trở thành bình thường. Điều này chủ yếu do quan niệm xã hội đã thay đổi và phần nào còn do điều kiện kinh tế. Làm đẹp mình, làm đẹp xã hội là nhu cầu lành mạnh và chính đáng của con người. Áo tứ thân, áo mớ ba mớ bảy, nón quai thao, yếm đào, thắt lưng hoa lý, xà tích, guốc kinh… với phụ nữ và ô đen, khăn xếp, áo the, guốc mộc… với nam giới là mode của một thời. Chúng là cái đẹp trong quan niệm của ngày hôm qua, song chưa hẳn đã đáp ứng được quan niệm của ngày hôm nay. Về tiết tấu, giữa trang phục ngày xưa với trang phục hôm nay khác nhau chủ yếu ở chỗ: ngày xưa hầu như không có mode, nếu có thì ít biến đổi và rất đơn điệu. Vào ngày trảy hội, cô gái mặc áo mớ ba mớ bảy vì cô muốn làm đẹp mình trước đám đông, nhưng xét đến cùng, đó là hành vi lặp lại. Bởi cô cũng giống như mẹ của cô, bà của cô, cụ của cô… từng mặc từ xuân này sang xuân khác, cho dù nhiều lớp áo cánh màu sắc sặc sỡ có làm cho cô gái giống như một bông hoa, ai đi qua cũng muốn ngoái cổ lại nhìn. Hôm nay, các cô gái vẫn giữ nguyên nhu cầu làm đẹp, trong khi quan niệm xã hội đã cởi mở hơn, kinh tế khấm khá hơn, vật liệu may mặc cũng phong phú hơn… Tất cả đã giúp cho mode có điều kiện biến đổi thường xuyên, tạo ra sắc diện mới của sự đa dạng. Để mô tả trang phục trong một sinh hoạt có tính lễ hội, như đêm giao thừa xung quanh Hồ Gươm chẳng hạn, có lẽ một bài báo cũng không “tải” hết được, vì mode quá sinh động và phong phú.

Mấy chục năm trước, mode trang phục ở miền Bắc cũng còn khá đơn giản. Đầu những năm 60 của thế kỷ XX ở Hà Nội, chị em thường mặc áo sơ-mi có cổ kiểu lá sen to loè xoè, nếu là áo cánh thì cổ áo được viền rất cầu kỳ. Các chị có mái tóc phi-dê bị xem là lạ lẫm, cánh trẻ con vẫn châm chọc bằng cách ngêu ngao pha phách lời của một bài hát thành: “người phi-dê trông cao bồi, người phi-dê trông chán ghê”! Thanh niên con trai thì quần xanh, áo sơ-mi trắng, miệng túi áo gài chiếc bút Kim tinh vàng choé, lại thập thò bóng dáng đồng tiền giấy 10 đồng. Thời ấy cũng vui. Tôi thấy có cụ ông đi ở Bờ Hồ, trên mặc vét-tông dưới lại mặc quần ta màu trắng, chân đi giầy “giôn”.

Lãng mạn với xe đạp Phượng Hòang thời những năm 1970-1980

Cuối những năm 60 đầu năm 70, mode của các thanh niên đứng đắn là quần kaki, anh nào sang thì may bằng simili. Quần may theo lối cạp liền, có ly hoặc “xăng” ly, có anh lại dùng quai-nhê và nhất thiết quần phải có túi nắp. Áo sơ mi trắng cũng có túi nắp. Anh nào ngổ ngáo, tay chơi thì quần xanh công nhân ống “tuýp” bó chặt lấy ống chân, trên mặc áo Tô Châu của bộ đội dài lụng thụng đến tận đầu gối, đầu đội mũ lưỡi trai kiểu công nhân. Đi xe đạp Phượng Hoàng xích hộp phải chìa đầu gối ra hai bên, có anh chân tay ống lau ống sậy vẫn cố chìa đầu gối “củ lạc”, nhìn như hai cái… tên lửa! Sau 1975, xuất hiện quần ống loe, áo đuôi tôm may chẽn bó lấy eo, trông hơi ẻo lả. Chị em thì mặc quần “ống xéo”. Mẹ tôi làm thợ may, thấy có chị đến may chiếc quần có ống rộng tới hơn 40 cm. Ấy là chưa kể đến mode áo “phông Lào”, dép “tông Thái”... Những mode này kéo dài tới vài ba năm mới thấy thay đổi. Nhưng từ quãng giữa những năm 90 trở lại đây thì đôi khi phải... bó tay. Dù chú ý quan sát, cũng khó lòng theo kịp với sự biến đổi nhanh chóng của mode trong trang phục. Nhớ ngày còn nhỏ, ngoài giờ học, tôi hay ngồi bên máy khâu để “trần quả trám” áo lót của chị em. Mẹ tôi may hàng trăm chiếc rồi đi giao ở Hàng Ngang, Hàng Đào. Áo này có hai loại, loại “xịn” thì lớp bên ngoài may bằng vải pôpơlin trắng, loại bình thường thì lớp ngoài may bằng vải phin trắng. Chỉ có lớp ngoài là khác, còn ba lớp bên trong thì giống y hệt nhau, đó là hai lớp bằng vải vụn ghép lại, còn một lớp bằng… ni-lông dày! Bốn lớp đều cắt theo hình lục lăng, trần quả trám xong thì cuốn lại, trông như cái phễu. Vừa nhọn vừa cứng nên áo sơ mi hay áo cánh của nhiều chị bị thủng hai lỗ phía trước và phải… mạng! Còn bây giờ, có hôm tò mò ngó vào shop bán quần áo lót mà hoa hết cả mắt, tuy nhiên, xem chừng mức độ “nguy hiểm” vẫn chưa thuyên giảm, vì thấy có loại áo lót có lồng cả gọng sắt!

Và mốt cạp trễ thời hiện đại

Về trang phục, có lẽ cho đến nay, nhiều người trong chúng ta chưa được trang bị những tri thức cơ bản về điều mà tôi xin tạm gọi là “văn hoá mode”, và còn phải kế đến việc chúng ta chưa có thói quen tự đánh giá về mình. Sùng bái mode, chạy theo mode đang là xu hướng có thật, nhất là trong giới trẻ. Mà thường thì khi đã sùng bái mode, đã chạy theo mode thì người ta không chú ý tới sự lựa chọn thẩm mỹ có ý nghĩa cá tính. Nói cách khác là không coi mode đã tham gia vào sự hoàn thiện thẩm mỹ của cá nhân và cộng đồng. Ví dụ, có cô gái người cao ráo, cân đối, trắng trẻo mặc quần bò trễ, áo phông ngắn trông cực đẹp, nhiều lúc đi ngoài đường ngắm không biết chán, may mà chưa có lúc húc đầu phải cột điện! Nhưng lại có cô mặc quần bò trễ, áo phông ngắn, người lại gầy tong teo, eo ót đầy sẹo với cả dãy nốt gì đo đỏ như muỗi đốt mà cũng khoe ra thì quá là phản cảm.

Một hôm tụ tập với bạn bè ở một nhà hàng, ngồi dưới sàn với bàn thấp theo kiểu Nhật Bản, cô gái ngồi mâm đối diện quay lưng lại phía tôi. Mỗi lần nhìn thẳng là đập vào mắt tôi một khoảng lưng bằng nửa tờ giấy A4 vừa đen vừa loang lổ, ăn mất cả ngon! Mà không chỉ các cô gái, mode quần trễ cũng tham gia vào trang phục của các chị nạ dòng. Nhìn họ mặc quần trễ chỉ biết lắc đầu. Nhiều chị nạ dòng ở đô thị thời nay thường rất núng nính, các chị mặc quần trễ nên “các thứ” phòi hết cả ra, rất phản cảm. Tâm lý đám đông chi phối sở thích mode làm cho nhiều người không biết rằng mode còn có vai trò hạn chế đến mức tối thiểu các điểm yếu và khuếch trương đến mức có thể các điểm mạnh của hình thể mỗi người, tạo nên sự hấp dẫn. Ngay cả màu sắc, đường kẻ, khuy, khuyết… cũng tham gia vào sự hạn chế hay khuếch trương. Vì thế chạy theo mode, thiếu hiểu biết cơ bản về mode sẽ đẩy tới cái “phản thẩm mỹ”, đó là sự thật.

(Còn nữa)

Nguyễn Hòa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay