Posted 30 Tháng 1, 2019 BÀI VIẾT XÁC ĐỊNH ĐỊA LÝ LẠC VIỆT QUA THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH GHI DẤU TRÊN TỬ CẤM THÀNH BẮC KINH. CỦA GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG HOÀNG TRIỆU HẢI.Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Thưa quý vị và các bạn.Hơn 20 năm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chính là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ với nguyên lý căn để 'Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt'. Đấy là nguyên lý lý thuyết mang tính căn để và là cái chìa khóa duy nhất để mở ra kho tàng bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch.Nguyên lý lý thuyết căn để này là một bằng chứng xác định rất quan trọng, chứng minh cho cội nguồn văn hiến Việt, nhân danh khoa học. Dù khái niệm khoa học được định nghĩa như thế nào. Bởi vì, nó phù hợp với mọi chuẩn mực thẩm định thể hiện ở những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Một trong nhưng tiêu chí quan trọng nhất - và chưa phải là duy nhất - được phát biểu như sau:'Một lý thuyết, hoặc một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, phải giải thich một cách hợp lý hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó, một cách có tính hệ thống, tính nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri'.Nguyên lý căn để 'Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt', hoàn toàn thỏa mãn tất cả những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Nó đã giải thích hầu hết những vấn đề liên quan đến Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương tử - trong hầu hết những di sản của nền văn minh Đông phương, gồm hầu hết những các bộ môn dự báo của Lý học Đông phương. Từ Đông y, Địa Lý phong thủy, Tử Vi và cả mọi ngành ứng dụng khác trong mọi lĩnh vực khác....Một trong những ngành ứng dụng được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, một cách hoàn hảo nhất chính là Địa Lý phong thủy Lạc Việt. Trong đó có một phương pháp ứng dụng cụ thể, gọi là 'Thủy pháp trường sinh'.Thưa quý vị và các bạn.Thủy pháp trường sinh là một phương pháp ứng dụng cụ thể trong ngành kiến trúc xây dựng cổ Đông phương, quen gọi là Địa Lý phong thủy. Đối tượng nghiên cứu của nó là sự tương tác của các dòng Khí vận động của môi trường bên ngoài một đơn vị kiến trúc. Cụ thể trong các bản văn chữ Hán gọi là "nước" (Ngôn ngữ Hán phát âm là 'Shuẩy' - Trong tiếng Việt phát âm là 'Thủy' và phân biệt với 'Nước'. Trong tiếng Việt, hai từ này không đồng nghĩa '*').Tuy nhiên, mô hình biểu kiến mô tả phương pháp này, trong các bản văn chữ Hán, không mang tính quy luật và tính hệ thống. Nhân danh nền văn hiến Việt, trên cơ sở nguyên lý căn để 'Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt', tôi đã hiệu chỉnh lại mô hình 'Thủy Pháp trường sinh'.Một trong những tiêu chí khoa học, xác định rằng:- 'Một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, thì những mô hình biểu kiến của nó, phải phản ánh một thực tại có thể quan sát được'.Thưa quý vị và các bạn.Những dòng nước chảy quanh Tử Cấm Thánh Bắc Kinh, do nhà kiến trúc thiên tài của Việt tộc là Nguyễn An, là một thực tại có thể quan sát được, đã xác định một phương pháp phù hợp với những mô hình thủy pháp nhân danh nền văn hiến Việt. Và điều này được Hoàng Triệu Hải - một cao thủ Địa Lý Lạc việt mô tả trong bài viết thực địa dưới đây.Xin hân hạnh giới thiệu. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 1, 2019 ĐỊA LÝ PHONG THỦY TỬ CẤM THÀNH DẤU ẤN CỦA NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐẤT TRUNG HOA PHẦN 1 : NGUYỄN AN - TỔNG CÔNG TRÌNH SƯ Khi còn thời niên thiếu, tôi luôn mơ ước được đặt chân tới Tử Cấm Thành và Vạn lý trường Thành bởi ảnh hưởng lớn từ văn học Trung Hoa. Vậy mà mãi tới cái tuổi Ngài Khổng Tử gọi là “Ngũ thập tri thiên mệnh” cận kề, ước mơ ấy mới được thực hiện. Tôi tới Bắc Kinh lần này chỉ một mục đích là được nhìn thấy công trình được xây nên bởi kiến thức của người Việt, điều mà cho tới mãi sau này tôi mới biết và thậm trí là rất nhiều người Việt của chúng ta cũng không hề biết. Đó là Tổng công trình sư của công trình này là một người VIỆT. Tôi xin trích một đoạn từ Wikipedia về tiểu sử của Ngài Nguyễn An, Tổng công trình sư của thành Bắc Kinh. “trích dẫn: Nguyễn An (chữ Hán: 阮安, 1381-1453), còn gọi là A Lưu (chữ Hán: 阿留, tên gọi ở Trung Hoa),[1] kiến trúc sư thời xưa, người Việt. Ông cùng với Sái Tín (蔡信)[2][3], Trần Khuê (陳珪), Ngô Trung (吳中) là một trong những kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, Trung Quốc.[4] Ông cũng tham gia trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà. Nguyễn An sinh năm Tân Dậu (1381), quê ở vùng Hà Đông (có lẽ là ở một làng nghề nào đó thuộc phía Nam trấn Sơn Tây hay Tây Bắc trấn Sơn Nam lúc đó, sau vào thời nhà Nguyễn thuộc tỉnh Hà Đông, nay thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Khi gần 16 tuổi (khoảng năm 1397), thời vua Trần Thuận Tông nhà Trần, ông đã tham gia các hiệp thợ xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long nhà Trần. Năm 1407, nhà Minh sang đánh bại nhà Hồ, chiếm được Việt Nam. Tướng nhà Minh là Trương Phụ, ngoài việc bắt cha con Hồ Quý Ly cùng toàn bộ triều đình nhà Hồ đem về Trung Quốc (Hồ Nguyên Trừng sau làm quan nhà Minh), còn tiến hành lùng bắt các thanh thiếu niên trai trẻ tuấn tú của Việt Nam mang sang Trung Hoa, chọn để hoạn làm Thái giám phục vụ trong cung vua nhà Minh. Trong số này có nhiều người sau trở nên nổi tiếng vì tài giỏi như: Nguyễn An, Phạm Hoằng, Vương Cấn,... Lúc này là những năm Vĩnh Lạc, thời vua Minh Thành Tổ Chu Đệ (1403 - 1424), ông vua này cho dời đô từ Nam Kinh lên Yên Kinh (của nhà Nguyên trước đó), đổi tên là thành Bắc Kinh và cho xây dựng lại to đẹp hơn và đúng theo ý muốn của mình. Đầu tiên vua Minh cho xây dựng tử cấm thành tức Cố Cung trước (xây từ năm 1406 đến năm 1420 thì hoàn thành). Trong số thái giám phục vụ ở cung vua, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An rất giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết hiếm thấy nên tin dùng. Kiến trúc sư trưởng Bắc Kinh Năm Vĩnh Lạc 14 (1416) theo lệnh của Minh Thành Tổ, Nguyễn An khi ấy mới ngoài 30, đã được giao trọng trách "tổng công trình sư" xây dựng thành Bắc Kinh mới (Cố Cung). Đến đời vua Minh Anh Tông thành Bắc Kinh lại được trùng tu và xây dựng bổ sung. Năm 1437, vua Minh Anh Tông giao cho bộ Công xây dựng lại kinh thành, viên Thị lang bộ Công là Sái Tín tâu xin trưng dụng 18 vạn dân phu giỏi nghề và chi tiêu tốn kém, thu mua rất nhiều vật liệu song phải đợi 5 năm xây xong; vua Minh thấy vậy liền giao cho Nguyễn An làm tổng đốc công (tổng công trình sư) trùng tu thành Bắc Kinh. Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết: “ Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng. ” Minh sử quyển 304 - Liệt truyện 192 - Hoạn quan nhất chép về ông rất ngắn (sau Trịnh Hòa, Hầu Hiển, Kim Anh, Hưng An, Phạm Hoằng, Vương Cấn), nhưng có đề cập tới việc xây dựng thành trì, cung điện, các sở quan tại Bắc Kinh cũng như trị thủy như sau: 阮安有巧思,奉成祖命營北京城池宮殿及百司府廨,目量意營,悉中規制,工部奉行而已。正統時,重建三殿,治楊村河,並有功。景泰中,治張秋河,道卒,囊無十金。 (Nguyễn An hữu xảo tư, phụng Thành Tổ mệnh doanh Bắc Kinh thành trì cung điện cập bách ti phủ giải, mục lượng ý doanh, tất trúng quy chế, Công bộ phụng hành nhi dĩ. Chính Thốngthì, trùng kiến tam điện, trì Dương Thôn hà, tịnh hữu công. Cảnh Thái trung, trì Trương Thu hà, đạo tuất, nang vô thập kim). Như vậy, từ vẽ đồ án thiết kế, đào tạo nhân lực, đến chỉ đạo thi công ông đều tham gia. Công việc của ông làm chính là kết hợp nhiệm vụ của một nhà kiến trúc sư công trình, một nhà quy hoạch, một kỹ sư xây dựng lẫn một nhà quản lý dự án xây dựng, ở thời đại ngày nay. Ông xứng đáng là kiến trúc sư trưởng của thành Bắc Kinh lúc đó. Năm Chính Thống thứ hai (1437), ông xây dựng Thành nội tức là Hoàng thành (thêm hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ, và dinh thự công sở các ty), Thành ngoại với 9 cửa kinh sư: cửa Chính Dương (có 1 chính lầu và 3 gian Nguyệt thanh lâu), và các cửa: Sùng Văn, Tuyên Vũ, Triệu Dương, Phụ Thành, Đông Trực, Tây Trực, An Dinh, Đức Thắng (mỗi cửa này đều có 1 chính lầu và 1 Nguyệt thanh lâu (lầu ngắm trăng)). Công việc trên được ông chỉ huy thực hiện hoàn thành trong hơn hai năm, rút ngắn tiến độ được gần một năm, mà lại chỉ dùng hết một vạn nhân lực để thi công. Tháng 3 năm Chính Thống thứ 5 (1440), ông lại được nhà vua giao cho 7 vạn thợ và lệnh cho xây dựng và trùng tu ba điện: Phụng Thiên, Hoa Cái, Cẩn Thân, cùng hai cung: Càn Thanh, Khôn Ninh (hai cung, ba điện này được xây xong năm 1420, nhưng năm 1421 lại bị sét đánh hư hại). Đến tháng 10 năm sau (1441) thì công việc này xong, vua nhà Minh thưởng cho Nguyễn An: 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấn thóc và 1 vạn quan tiền. Đến tháng 10 năm Chính Thống 10 (1445), ông lại được giao xây dựng lại tường thành Bắc Kinh, vốn trước bên ngoài xây bằng gạch nhưng ở trong đắp đất nên hễ mưa là sụt. Nhà sử học Trương Tú Dân từng làm việc tại Thư viện Bắc Kinh, có điều kiện khảo cứu về Nguyễn An và đã từng sang Đài Bắc tập trung tài liệu để viết sách về Nguyễn An, nhận xét: "Từ xưa đến nay, người tốt trong hoạn quan trăm ngàn người không được một. Còn An hết lòng vì công việc, thanh bạch, liêm khiết, khắc khổ, khi lâm chung không có nén vàng nào trong túi, là một con người cao thượng, chỉ để lại công đầu ở Bắc Kinh. Nguyễn An là người kiệt xuất trong hoạn quan, công với quốc gia không thể phai mờ. Ngày nay tên Tam Bảo thái giám, đàn bà trẻ con đều tỏ tường, còn tên nhà đại kiến trúc Nguyễn An - A Lưu thì ngay học giả, chuyên gia ít ai hay biết. Thật bất hạnh thay. Tôi nghĩ, với An không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên." Từ năm 1953, các nhà sử học Việt Nam như Trần Văn Giáp, Minh Tranh, Đào Duy Anh và Đặng Thai Mai lần lượt sang thăm Trung Quốc, đến Thư viện Bắc Kinh thu thập sử liệu Việt Nam, trong đó có các tài liệu về Nguyễn An. Hêt trích dẫn” Trong một bài trả lời phỏng vấn của báo SGGP , Giáo sư Trần Ngọc Thêm có trả lời như sau: +++++++++ “”- PV: Thưa giáo sư, bộ phim tài liệu của CHLB Đức cho thấy Nguyễn An có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng Tử Cấm Thành. Vì sao một người tài như vậy lại lưu lạc sang Trung Quốc và được các vua Minh trọng dụng? S-TSKH TRẦN NGỌC THÊM: Theo Minh Sử, vào tháng 12 năm Bính Tuất (1406) tướng nhà Minh là Trương Phụ đem quân sang An Nam với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, giúp nhà Trần đánh nhà Hồ sau sự kiện Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Trương Phụ bắt Hồ Quý Ly (Thượng hoàng) và Hồ Hán Thương (con trai thứ được Hồ Quý Ly truyền ngôi) đưa về đày ở Quảng Châu. Tháng 7 năm Đinh Hợi (1407), Trương Phụ sai tuyển chọn 9.000 người tài, có học vấn cao và 7.700 thợ giỏi đưa về Trung Quốc xây dựng kinh đô. Một số thanh niên tuấn tú, thông minh được tuyển chọn để thiến, đào tạo thành thái giám phục vụ trong cung. Trong số này có Nguyễn An. Nguyễn An sinh năm Tân Dậu (1381), quê vùng Hà Đông, nổi tiếng thần đồng là người giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc, cương nghị và liêm khiết. Năm 1397, khi chưa đầy 16 tuổi, Nguyễn An đã có mặt trong các kíp thợ xây dựng các công trình kiến trúc tuyệt tác cung điện nhà Trần (đời vua Trần Thuận Tông). Chính vì vậy, khi quyết định xây dựng Tử Cấm Thành, nghe tiếng Nguyễn An là có người tài kiến trúc lại liêm khiết, vua Minh Thành Tổ (niên hiệu Vĩnh Lạc) giao cho ông trọng trách là tổng đốc công xây dựng công trình này. - Là một người Việt Nam, khi xây dựng Tử Cấm Thành chắc hẳn Nguyễn An đã đưa những tư duy văn hóa Việt vào công trình này. Theo giáo sư thì điểm nào thể hiện điều này rõ nét nhất? Tử Cấm Thành có diện tích 72 vạn m2, gồm 800 cung và 8.886 phòng, được Nguyễn An thiết kế gồm một vòng cung hình chữ nhật bao quanh cả kinh thành. Toàn thành có 9 cổng và 3 lớp vòng thành (tam trùng thành quách). So với Nam Kinh và các kinh thành trước đó của Trung Quốc, Tử Cấm Thành có hai điểm mới. Thứ nhất, Tử Cấm Thành có hình chữ nhật trong khi các các kinh thành cũ thiết kế kiểu hình vuông, theo nguyên tắc “tiền triều, hậu thị”, tức cung điện phía trước, chợ búa phía sau. Thứ hai, Tử Cấm Thành có 3 lớp vòng thành trong khi kinh thành cũ thường chỉ có 1 đến 2 lớp. Hai sự thay đổi này được đánh giá là chịu ảnh hưởng của tư duy kiến trúc Việt Nam coi trọng số lẻ, chẳng hạn như Cổ Loa cũng có 3 vòng thành. - Không chỉ Nguyễn An, giai đoạn này nhiều người tài của Việt Nam đã bị đưa sang Trung Quốc, đúng không, thưa ông? Các vua nhà Minh đều xem Nguyễn An như một “kỳ nhân”. Bên cạnh đó, còn một số người Việt Nam khác tài giỏi cũng được sử sách công nhận như Hồ Nguyên Trừng (con trưởng của Hồ Quý Ly), Phạm Hoằng, Vương Cẩn… Hồ Nguyên Trừng là một thiên tài kỹ thuật quân sự. Chính ông đã sáng tạo nên súng thần công, được vua Minh dùng chống các đội quân xâm lược phía Bắc và phong cho ông chức Thượng thư bộ Công, coi ông là ông tổ của súng thần công Trung Quốc. Ông còn là một nhà văn với tác phẩm đặc sắc để lại cho đời là “Nam Ông mộng lục”. Còn Phạm Hoằng là người chủ trì xây dựng ngôi chùa lớn Vĩnh An tự ở Tây Nam Bắc Kinh. Vua Anh Tông nhà Minh tặng ông biệt danh “Bồng Lai Cát Sĩ”. Vương Cẩn (Trần Vũ) là thái giám giả, bị phát hiện nhưng nhờ ông rất tài giỏi nên được vua miễn tội chết, lại được ban cho cung nữ và nhiều vàng bạc… - Thưa giáo sư, ông là người 15 năm trước đây đã nhắc đến Nguyễn An trong tác phẩm “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của mình và bây giờ lại đưa những thước phim “Tử Cấm Thành - bản di chúc của một bạo chúa” lên giới thiệu trên trang web vanhoahoc.edu.vn. Theo ông, những thông tin quý như vậy tại sao chưa được nhiều người biết đến? Đúng là trong số chúng ta chưa có nhiều người biết đến một trong công lao đóng góp của Nguyễn An - những người tài giỏi Việt Nam trong những công trình để đời tại thủ đô của Trung Quốc. Mặc dù nhiều sử sách Trung Quốc thời trung đại như “Hoàng Minh thông kỷ”, “Anh Tông chính thống thực lục” hay những sách như “Kinh kỳ ký thắng” của Dương Sĩ Kỳ, “Thủy Động nhật ký” của Diệp Thanh… đều ghi nhận công lao của Nguyễn An. Nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn sống vào thế kỷ 18 (1726-1784) cũng đã viết trong cuốn “Kiến Văn tiểu lục” ca tụng tài năng và công lao của Nguyễn An trong việc xây dựng và tu tạo thành Bắc Kinh. Tại Mỹ, trong tập 7 của bộ sách lịch sử Trung Quốc do Đại học Cambridge biên soạn, trong phần viết về triều đại nhà Minh, cũng đã kể rõ vai trò của kiến trúc sư trưởng người Việt Nam là Nguyễn An trong việc xây dựng cung điện Bắc Kinh. Tuy nhiên, người Trung Quốc đời sau đã không công bằng với Nguyễn An khi cố tình lờ đi chuyện này. Sau này, có một nhà sử học đương đại Trung Quốc tên là Trương Tú Dân đã công bố trên tờ “Ích Thế báo” số ra ngày 11-11-1947 một bài báo với nhan đề: “Thị dân Bắc Kinh nên kỷ niệm Nguyễn An, người An Nam, Thái giám nhà Minh, tổng công trình sư tạo dựng lầu thành Bắc Kinh thế kỷ XV”. Trong đó, sau khi kể các công lao của Nguyễn An, ông nêu rõ: Nguyễn An sống cùng thời với Tam Bảo thái giám Trịnh Hòa (người ba lần sang Tây Dương), đều là những người kiệt xuất trong các hoạn quan, có công với quốc gia không thể phai mờ. Trong khi nói đến Trịnh Hòa, người dân Trung Quốc ai cũng rõ, còn tên của nhà đại kiến trúc Nguyễn An gốc An Nam thì ngay cả học giả, chuyên gia cũng ít ai hay biết, thật là bất công. Do đó với Nguyễn An, không chỉ giới công trình sư ngưỡng mộ mà người dân Bắc Kinh nên uống nước nhớ nguồn, tổ chức kỷ niệm ông. Gần đây, Đài truyền hình ZDK của CHLB Đức đã xây dựng bộ phim tài liệu nhan đề “Tử Cấm Thành Trung Quốc - bản di chúc của một bạo chúa” đã một lần nữa xác quyết công lao của Nguyễn An. Bộ phim đã cung cấp cho ta thêm một bằng chứng khách quan bằng hình ảnh, nó giúp chúng ta có thêm cơ sở để tiến hành vinh danh công lao của ông sòng phẳng trước lịch sử. Để rồi không chỉ chúng ta mà con cháu chúng ta cũng tự hào về những con người tinh hoa của dân tộc.”” Đón đọc phần 2 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 2, 2019 PHẦN 2: ĐỊA LÝ PHONG THỦY Bắc kinh nhìn từ trên máy bay là một màu nâu và ghi xám với các cột ống khói khổng lồ và không giống như các thành phố công nhiệp như Thẩm Quyến hay Thượng Hải, Hồng Kong. Cô hướng dẫn viên cho chúng tôi ở Bắc kinh là người Quảng tây, nói tiếng Việt khá chuẩn. Cô ấy cho biết đa phần những người nói được tiếng Việt với phát âm và giọng giống người Việt thì chỉ có người ở vùng Quảng Tây và Quảng Châu, còn người phía Bắc thì không nói được như vậy. Ở Quảng Châu thì buổi sáng người ta hay chào hỏi bằng câu “Đã ăn Trà chưa ?” và họ có thể ngồi với nhau từ sáng tới trưa để” buôn dưa lê” nhưng người ở phía Bắc (bắc sông Trường giang) thường ăn bánh bao uống sữa đậu đi làm và chào nhau rất đơn giản “Chào buổi sáng”. Cô HDV kể chúng tôi nghe về Từ Hi thái Hâu, về lịch sử , về phong thủy và Người Trung quốc nói, muốn tìm hiểu 500 năm lịch sử thì tới Bắc kinh, 1000 năm lịch sử thì tới Tây An. Ăn ở Quảng Châu, Mặc ở Hàng Châu, lấy vợ Tô Châu và chết ở Liễu Châu. Qua một số thông tin như vậy, tôi đã thấy rằng nét tương đồng và dấu ấn của nền văn hóa Lạc Việt ở Nam sông Dương Tử ở vùng lưỡng Quảng. Người Hán ở phía Bắc không trồng lúa thì sao lại là chủ nhân của nền văn minh lúa nước, của lịch nông nghiệp cho được ??? Trên các con đường thành phố Bắc Kinh, có rất nhiều cây Liễu và trong công viên Bắc Hải thì toàn là Liễu cổ thụ. Cảnh trí thật nên thơ với những dãy phố cổ, những ngôi nhà cổ sơn màu xám và nâu sẫm. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của Địa Lý Lạc Việt thì nó quá Vượng Âm cho nên cuộc sống ở đây rất áp lực và như một cái vòng luẩn quẩn. Đúng là nó sẽ rất phát triển về kinh tế, nhưng người dân và chính phủ luôn xảy ra những mâu thuẫn bất đồng âm thầm bên trong. Muốn vào Tử Cấm Thành, chúng tôi phải đi qua kiểm tra an ninh hết sức chặt chẽ sau đó đi qua Thiên An Môn nơi diễn ra sự kiện đẫm máu năm 1989 giữa chính phủ Trung Quốc và giới Sinh Viên. Cô hướng dẫn viên nói rằng Người Bắc Kinh gọi Tử Cấm Thành là Long mạch Dương, là nơi tiếp Dương khí cho toàn bộ Bắc Kinh. Cô nói rằng người Trung Quốc rất tự hào vì công trình này của họ là biểu tượng của Phong thủy của người Trung Quốc, là Âm Dương và Ngũ hành. Xin trích một đoạn trong bài viết về Phong thủy Tử Cấm Thành của người trung quốc: +++ Trích: ÂM VÀ DƯƠNG.Người Trung Quốc cổ đại tin rằng khởi đầu thế giới chỉ có hai yếu tố âm và dương. Trời là dươngp, đất là âm. Mặt trời là dương và mặt trăng là âm. Hoàng đế Vĩnh Lạc lệnh cho các thầy phong thủy tạo ra thiết kế ba lớp: lớp ngoài tạo thành vòng tròn có 4 đàn tế, lớp giữa là tường thành, và trong cùng là cung điện. Nhìn vào bản đồ Bắc Kinh thời cổ đại, ta có thể thấy phía ngoài tường thành là đền thờ Trời, Đất, Mặt trăng và Mặt trời, tạo thành không gian hình tròn.Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm Bắc Kinh thời xưa, với hình thế núi phía sau (núi Vạn Niên) và sông chảy phía trước (sông Kim Thủy). Sông Kim Thủy là một kênh đào. Núi Vạn Niên cũng là sản phẩm nhân tạo, được làm từ đất đào sông, gạch đá từ cung điện nhà Nguyên cũ. Núi Vạn Niên được xây ở phía bắc cung điện mới, với vai trò ngăn chặn tà ma xâm nhập Hết trích +++ Thế nhưng ngay sau Thần Vũ Môn phía bắc (B trong hình) và đồi Cảnh Sơn có một con đường cắt ngang có tên là Cảnh Sơn trước, mà như vậy thì cái gọi Long mạch đã bị cắt phá bởi con đường chạy ngang này bất chấp Long mạch hay Khí mạch được tiếp từ Núi Vạn niên hay bất kỳ một ngọn núi nào. Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 961 m và đông - tây dài 753 m. Nó gồm 980 kiến trúc nhà ở với 8,886 phòng, được bao bọc bởi tường cao 7.9 m và dày 6 m, với hào sâu 52 m. Bốn góc là 4 tòa tháp (E) với kiểu mái phức tạp, tượng trưng cho Đằng Vương các (滕王阁) và Hoàng Hạc lâu (黄鹤楼). Mỗi mặt tường có một cổng: Ngọ môn (午门) (A); Thần Vũ môn (神武门)(B); Đông Hoa môn (东华门)(D) và Tây Hoa môn (西华门)(C). Tử Cấm thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (外廷) (còn gọi là Tiền triều 前朝) phía Nam dành cho các lễ nghi, và Nội đình (内廷) (tức Hậu cung 后宫) phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế và các quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày. Ngọ Môn là điểm đầu tiên sau khi bước qua Thiên An Môn, và tại đây tôi đo hướng của Tử Cấm Thành chính xác là 180 độ. Toàn bộ cổng đều gắn 9 núm đồng to x 9 hàng bởi vì toàn bộ số trong Tử Cấm Thành đều dùng số 9 – tượng trưng cho Thiên tử. Tử trong Tử Cấm Thành không phải Tử là chết mà nghĩa là 紫 màu tím. Tuy nhiên, trong lý học thì CỬU TỬ tức là Sao số 9 Dương kim. Theo một số phân tích như của Gs.Thêm thì người Trung quốc rất coi trọng số 8 và 6, tức là hệ số chẵn. Nhưng Tử Cấm Thành với các con số 9 tương trưng cho Thiên tử thì hoàn toàn dùng số 9, số lẻ thuần Dương biểu hiện cực thịnh của chuỗi vận động trước khi nhập vào Trung cung (số 10). Theo nguyên tắc, số 6 của Hà Đồ thuộc về cung Càn-là Vua và số 9 thuộc quái Đoài (theo Hà đồ phối Hậu thiên lạc Việt) và là quái Ly (theo Hà đồ Văn vương), và trong Địa lý phong thủy thì sao Cửu tử 9 là sao Hữu Bật. Theo cách mà người Trung hoa lý giải thì Tử là sao Tử Vi, là Vua theo môn tử vi đẩu số cho nên lấy tên là Tử và mọi thứ dùng theo số 9. Giữa độ số 9 và sao tử vi không tìm thấy sự liên quan bởi đây là hai hệ qui chiếu khác nhau. Cho nên, sự lý giải vì sao lại lấy là con số 9 thì họ hoàn toàn không lý giải được ngoài thông tin” Số của Vua”. Hình thể của toàn bộ Tử Cấm Thành so với những công trình cổ gần nhất với nó chính là Angkor Wat tại Cambodia. Tổng diện tích cũng như chiều dài và chiều rộng gần như nhau: Angkor Wat có kich thước xấp xỉ 888mx1111m không bao gồm hào nước và Tử Cấm Thành là xấp xỉ 888x1111m bao gồm cả hào nước. Xin nói thêm Angkor Wat được xây theo kiến trúc xây dựng và Địa Lý Ấn Độ và kích thước này được gọi là tỷ lệ vàng, với các góc độ tính từ tâm là 53,8 độ (tương tự tỷ lệ của kim tự tháp Ai Cập) , hằng số Pi 3.141, tỷ lệ giữa các với các góc độ tính từ tâm là 53,8 độ (tương tự tỷ lệ của kim tự tháp Ai Cập) , và tỷ lệ tam giác 3-4-5 (3-4-5 Triangle). Tỷ lệ này là một kiến thức cổ xưa có trên trái đất và tỷ lệ 3-4-5 tam giác đã có trong kim tự tháp Ai Cập trước đó hàng ngàn năm và nó xuất hiện trong rất nhiều các công trình cổ xưa của nhân loại, và tất nhiên nó không thuộc sở hữu của người Trung Hoa. Ông Nguyễn An theo sử sách Trung Hoa ghi chép lại thì “ Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng. ” Từ đây, Tôi cho rằng Hoàng Thành Thăng Long của chúng ta cũng có một bố cục tương tự bởi cho tới nay thì những gì còn sót lại là bản đồ không còn nguyên vẹn nhưng trên bản theo Hồng Đức bản đồ sách thì hình thể tương tự như vậy. Về sau này thì bản đồ người Pháp vẽ lại có hình Vuông và đây là hình thể giống như Kinh Đô Huế, tức là khoảng thời nhà Nguyễn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 2, 2019 Phần 3: THỦY PHÁP THỦY PHÁP: Thủy pháp Trường Sinh là phương pháp là cải tạo và tạo ra các dòng sông chảy quanh Kinh thành, Hồ và kênh thoát cùng với sông nhân tạo sẽ được định vị tại các vị trí Trường Sinh, Đế Vượng và thoát ra tại Tử, Mộ , Tuyệt. Thủy pháp cổ này được lưu truyền tới ngày nay và công trình còn giữ nguyên vẹn bố cục này chính là Kinh Đô Huế do Vua Gia Long xây dựng. Thủy pháp này của người Việt khác hoàn toàn với người Trung Hoa và theo cách của người Trung hoa thì hoàn toàn không thể lý giải được do các vị trí Trường Sinh, Đế Vượng và Suy, Tử đều không chính xác tại các vị trí thực địa. Bây giờ chúng ta xem xét bố cục Thủy pháp của Tử Cấm Thành, và so sánh với thủy pháp của Kinh thành Thăng Long dựa trên bản vẽ từ thời Hồng Đức. Tôi không so sánh với Kinh đô Huế bởi sẽ có người nói rằng, Tử Cấm Thành có trước Kinh đô Huế nên chúng ta sao chép từ người Trung Hoa. Tôi sử dụng phần mềm tính trường sinh theo lý thuyết của cổ thư Hán, tức là phương pháp của người Trung Hoa tính Trường sinh Toàn bộ bản vẽ Kinh thành Bắc Kinh, Thủy chảy từ các phương Bệnh , Tử sau đó tới Hồ lập tại Đế Vượng và cũng thoát đi ở Trường Sinh Với cách này, hướng chính của Tử Cấm Thành có sông Kim Thủy là sông nhân tạo chạy quanh để thực hiện Thủy pháp Trường Sinh. Thủy nhập từ bệnh, lập hướng chính đặt vào Mộc Dục và thoát ra ở Trường Sinh. Theo chia sẻ của Hưng Nguyễn thì Trung Hoa lập Đế vượng ở Sơn nên thủy pháp sẽ trọng lấy SƠN để rồi từ đó dựa vào Thủy khứ để lập cục và hướng. Vậy nên chúng ta sẽ tiếp tục phân tích theo phương pháp này. Do Tử cấm Thành không có Sơn nên đồi Cảnh Sơn là Sơn được tạo ra từ việc tạo sông Kim Thủy và Tử Cấm Thành lấy Long mạch chạy vào từ Càn. Thủy lai tức là nơi sông Kim thủy chảy vào từ sơn Hợi , Thủy khứ tức là nơi thoát đi tại Thìn –Khôn- Tị (Thìn Tốn Tị theo Phong thủy cổ thư). Với cách Cục này Tử Cấm Thành lấy Sơn làm Đế Vượng theo Thủy pháp trường sinh, Trường sinh tại Thân trong khi Thủy lai thực tế chảy từ Hợi tức là vị trí Lâm quan, lập hướng chính Ngọ là vị trí Thai. Vấn đề ở đây chính là sông Kim Thủy được tạo ra theo mục đích chính là Thủy pháp, tức là hoàn toàn có thể định hướng và vị trí ra vào cũng như dòng chảy theo ý đồ của Địa lý phong thủy Sư. Cho nên, sông Kim thủy được tạo ra cùng lúc xây Tử Cấm Thành chứ nó không tồn tại trước khi xây tức là vị trí Thủy lai không có trước mà do thiết kế. Sau đây là phương pháp Trường sinh an theo Địa Lý Lạc Việt Theo phương pháp này thì Thủy chảy tới Bắc Kinh từ phương Thai, lập hướng Đế Vượng và thoát ra tại Quan đới. Tử Cấm Thành lập hướng chính Ngọ, Hỏa Cục. Dòng sông Kim thủy chảy tới từ Tuyệt, Đế vượng tại chính hướng và thoát ra tại Lâm quan. Với Thủy pháp này của Tử cấm Thành thì Thủy pháp của Kinh đô Huế có phần minh chứng rõ ràng tính hơn khi đổi chỗ Tốn-Khôn theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt của Địa lý Lạc Việt: mọi vị trí nước vào tại Trường Sinh, lập hướng Đế Vượng và thoát đi tại Tử Mộ Tuyệt cực kỳ chính xác. Thủy pháp của thành Thăng Long thật tiếc là ko còn nguyên vẹn để phân tích. Tuy nhiên, dựa vào bản đồ cũng như những gì còn sót lại, chúng ta vẫn có thể tìm thấy được vị trí Thủy lai, Thủy khứ là hoàn toàn trùng hợp với thủy pháp của Kinh đô Huế Xin nhấn mạnh là thành Thăng Long có trước Tử Cấm Thành đến hơn 400 năm Nếu tính theo phương pháp của cổ thư như hình dưới đây, nó rất giống với cách phân tích theo Thủy pháp của Tử Cấm Thành theo Phong thủy cổ thư Hán 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 2, 2019 PHẦN 4: NGŨ HÀNH Trục chính của Tử Cấm Thành chạy dọc theo trục Thần Đạo từ Bắc xuống nam chia toàn bộ Cố cung thành hai phần Đông và Tây.Đi vào từ Ngọ môn, sẽ thấy một con sông (Kim Thủy) được bắc qua bởi năm cây cầu, dẫn đến Thái Hòa môn, đằng sau là một quảng trường lớn. Phía cuối quảng trường là bậc thang làm bằng đá cẩm thạch trắng, dẫn vào Tam Đại điện (三大殿) là Thái Hòa điện (太和殿), Trung Hòa điện (中和殿) và Bảo Hòa điện (保和殿).[4]. Thái Hòa điện ban đầu có tên là Phụng Thiên điện (奉天殿) là điện lớn nhất, cao 30 m so với quảng trường xung quanh, là nơi diễn ra các nghi thức và lễ tế quan trọng. Trung Hòa Điện ban đầu có tên là Hoa Cái điện (华盖殿) nhỏ hơn, là nơi Hoàng đế chuẩn bị và nghỉ ngơi trong các buổi lễ. Phía sau là Bảo Hòa điện ban đầu có tên là Cẩn Thân điện (谨身殿), để tập dượt chuẩn bị cho các nghi lễ, và cũng là nơi tổ chức vòng thi cuối cùng của kỳ thi khoa cử. Cả ba điện đều có ngai vàng, và cái lớn nhất được đặt ở Thái Hòa điện.Đông và Tây của khu vực Tiền triều là Võ Anh điện (武英殿) (H) và Văn Hoa điện (文華殿) (J). Theo các phân tích của người Trung quốc thì do Vua ưu tiên quan Văn hơn quan Võ nên đặt hệ thống các quan Võ bên Phải và quan Văn bên Trái. Tuy nhiên, theo qui ước Âm Dương của người Việt thì Sở dĩ Văn được xếp bên Đông thuộc Dương và Võ được xếp bên Tây thuộc Âm bởi đây là phân loại Âm Dương : Tư tưởng, ý thức, suy nghĩ và định hướng, chính sách có trước hành động nên thuộc Dương. Võ bị là hành động, là thực hiện có sau ý thức nên thuộc Âm. đó là tới Hậu Cung là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất.Hậu cung được phân cách với Tiền triều bởi một sân thuôn dài,. Ở triều Thanh, Hoàng đế ở và làm việc chủ yếu ở Hậu cung, còn Tiền triều chỉ được sử dụng cho các lễ nghi quan trọng. Tổ hợp ba cung Thái Trung Bảo ở chính giữa Tử Cấm Thành tạo ra quẻ Càn ở chính tâm, sau Ở trung tâm của Hậu cung là ba cung lớn (Hậu tam cung 后三宫): Càn Thanh cung (乾清宮), Giao Thái điện (交泰殿) và Khôn Ninh cung (坤宁宫). Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm - Dương. Về lý thuyết thì đây là cách bố trí rất hợp do “tổ Rồng” là Giao thái điện, là nơi Vua và Hoàng Hậu gặp nhau nhằm sinh ra Hoàng Tử nối ngôi. Phía trước là Càn cung và sau là Khôn cung. Nếu chúng ta đứng từ cổng Chính nhìn vào, chúng ta sẽ có quẻ BĨ (Thiên Địa Bĩ) và nếu chúng ta đứng từ phía trong hậu cung nhìn ra sẽ có quẻ THÁI (Địa Thiên Thái). Có lẽ đây là lời “xui dại” của ông KTS trưởng Nguyễn An bởi tính logic hợp lý về bố cục tức là Càn ở trước nhưng xét theo Dịch phong thủy thì cách cục hợp phải là Địa Thiên Thái tức là Khôn trước rồi tới Càn theo trục nạp Khí. Chính vì bố cục này là BĨ ở hậu cung nên Hoàng Hậu rất khó sinh Hoàng Tử, các Triều đại Vua tại đây đều loạn ở Hậu cung, đấu đá tranh giành và thường sinh biến do đảo chính cướp ngôi. Lịch sử đã chứng minh cuộc sống vô cùng khắc nghiệt trong hậu cung của 24 đời Vua trị vì tại đây. Vua cũng thường ít sủng ái Hoàng Hậu và thường nối ngôi từ nghành thứ, tức là các Con của Phi tần hay cung nữ. Thậm trí, Từ Hi từ một cung nữ ở đây trở thành Hoàng Đế của Trung Hoa với sự ăn chơi và tàn bạo khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc Đây là cách cục khi đánh giá từ ngoài thì bên trong vô cùng yên bình và thịnh trị, nhưng bên trong thì rất lục đục, bế tắc cho dù tới thời Ung Chính thì Hoàng hậu có thể chọn các cung trong 12 cung ở Đông và Tây cung của cung Càn Thanh gọi là Đông lục và Tây lục. Trích một đoạn bài viết giới thiệu Phong thủy Tử Cấm Thành +++ NGŨ HÀNHThuyết ngũ hành là một trong những học thuyết quan trọng của Trung Quốc thời cổ đại, gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Khắp Tử Cấm Thành, du khách có thể tìm thấy những chi tiết đặc trưng của các hành này.“Thổ” xuất hiện ở điện trước và sau (được xây trên hai nền lớn tạo thành chữ thổ trong tiếng Trung). Ngoài ra, màu tượng trưng cho đất là màu vàng - màu cao quý nhất. Do đó, mái của các công trình ở khu điện trước và sau trong Tử Cấm Thành được lợp ngói vàng - thể hiện tầm quan trọng của chúng, đồng thời đánh dấu đây là trung tâm của cả nước.Yếu tố “hỏa” nằm ở phía Nam, với cổng Ngọ Môn có hình năm con phượng hoàng. Cột trên năm cây cầu đá ngoài cổng được tạc họa tiết lửa.Phía bắc là “thủy” kết hợp với truyền thuyết về Huyền Vũ (rùa đen). Cổng Huyền Vũ (sau này được đổi thành Thần Vũ) tượng trưng cho vị thần nước, nắm giữ sự sống và cái chết, cùng khả năng xua tà ma. Do đó, các phòng phía Đông và phía Tây của điện Tần An đều có ngói màu đen.“Kim” là yếu tố ở phía Tây. Theo phong thủy, kim sinh hỏa, nên dòng sông chảy quanh cung điện bắt đầu từ phía Bắc (chính vì thế mà có tên sông Kim Thủy).Cuối cùng, “mộc” nằm ở phía Đông, thể hiện sự sinh trưởng và thay đổi của vạn vật. Phía đông rất giàu năng lượng, nơi lý tưởng để làm chỗ ở cho các hoàng tử. Màu của hành mộc là xanh lục, do đó các khu nhà ở của hoàng tử đều lợp ngói xanh - thể hiện mong mỏi các hoàng tử luôn mạnh khỏe và có tiềm năng không giới hạn. +++ Xét về mặt hình khí của các công trình bên trong Tử Cấm Thành, mái nhà là gạch lưu li màu vàng kết hợp với màu đỏ của gỗ và phần xây dựng. Theo nguyên tắc ngũ hành của người Việt thì mái tượng hỏa màu đỏ thuộc Dương bên trên và nhà hình thổ màu vàng thuộc Âm bên dưới. Mái thuộc Dương tương Sinh cho Thổ thuộc âm bên dưới. Tuy nhiên theo cách xây dựng của Tử Cấm Thành thì Mái hình hỏa tượng Thổ và nhà hình Thổ tượng Hỏa cho dù là tương Sinh nhưng là Âm sinh Dương , đi nghịch qui luật. Hơn nữa, việc mái Vàng hình hỏa lại làm cho Hỏa càng thêm vượng. Trên các mái nhà đều có hình tượng rồng,giống như Si vẫn của ngừoi Việt nhưng hoàn toàn không phải là Si vẫn chống cháy. Rồng trên mái các công trình Tử Cấm Thành Si vẫn trên mái của các công trình cổ của người Việt Chính vì lẽ đó, trong lịch sử của Tử Cấm Thành có rất nhiều vụ cháy lớn xảy ra như Diên Hi cung nằm gần Thương Chấn Môn - cửa ra vào Tử Cấm Thành dành cho cung nữ, thái giám và hạ nhân nên khá ồn ào và phức tạp. Nơi này từng nhiều lần xảy ra hỏa hoạn: năm Đạo Quang thứ 12 (1832), cháy lớn ở phòng bếp phía nam đông điện, năm Đạo Quang thứ 25 (1845), Diên Hi cung xảy ra 1 trận đại hỏa hoạn, thiêu hủy toàn bộ chính điện, hậu điện cùng với đông tây phối điện, tổng cộng 25 gian, cháy gần đến cửa cung. Sau khi trùng tu, đến năm Hàm Phong thứ 5 lại xảy ra hỏa hoạn. Năm Đồng Trị thứ 11 (1872), từng có đề nghị phục kiến Diên Hi cung nhưng chưa thực hiện được. Cho dù Tử Cấm Thành là hiện thân của công trình khoác lên mình tấm áo Phong thủy của người Trung Hoa, nhưng về bản chất cốt lõi thì hoàn toàn mang đậm dấu ấn của người Việt và sự tài tình của Ông Nguyễn An thiết kế đưa những yếu tố mang tính chất mầm gây họa vào công trình này. Sẽ có Người nói rằng, nếu Phong thủy xấu thế sao Tử Cấm Thành lại còn nguyên vẹn trong khi Kinh đô Huế có Phong thủy tốt hơn theo bài viết này, lại bị phá hủy và Hoàng Thành Thăng Long thì hoàn toàn biến mất. Và sao, nếu theo quan điểm của Tôi là Địa lý Phong thủy người Việt giỏi hơn hay nói kiểu khác đi tức là chủ nhân đích thực của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Địa lý phong thủy là của người Việt chứ không phải người Trung Quốc mà họ lại giỏi và phát triển hơn chúng ta ? Xin trả lời thế này, việc Lãnh đạo và người Dân Trung Hoa đều rất tin và tự hào vì họ ứng dụng các công trình theo Phong thủy. Họ tự hào vì lịch sử dân tộc của họ và đó chính là nền tảng để trở thành một quốc gia phát triển, cũng như Singapore không hề dấu mà công khai các công trình xây dựng theo Phong thủy. Địa lý phong thủy không thể thay đổi định tính, tức là vận mệnh của một dân tộc quốc gia. Vậy nên các công trình cho dù tốt về Phong thủy cũng không thể thay đổi định mệnh của một triều đại hay một quốc gia. Nhưng ĐLPT lại giúp thay đổi định lượng tức là sự phát triển nhiều hay ít, suy tàn nhanh hay chậm. Vì thế, xin đừng nhầm lẫn tác động của Địa lý phong thủy lên định mệnh của một Triều đại hay một Quốc gia. Địa lý phong thủy của Người Việt cổ hoàn toàn khác biệt bởi nguồn gốc của nền Lý Học Đông Phương này xuất phát từ nền Văn minh Lạc Việt. Ngày nay, có rất nhiều các nhà nghiên cứu Việt nam đã từng sống ,học tập và nghiên cứu tại Trung Quốc cũng đã chỉ ra tính bất hợp lý trong vùng địa lý, phong tục tập quán của người Trung Quốc phía bắc sông Dương tử. Nơi đây họ trông lúa mì, uống sữa và không trồng lúa nước thì không thể là chủ nhân của nền Văn minh Lúa nước của người Lạc Việt. Tuy thế, họ vẫn tự hào với nền lịch sử lâu đời mà thời gian thì ít hơn cả của ngừoi Bách Việt ở Nam sông Dương Tử mà chúng ta gọi là nền Văn minh Lạc Việt. Xin nhớ rằng, chủ nhân của nền Lý học không có nghĩa là sáng tạo ra nó mà là sự hiểu biết và gìn giữ nó từ những nền Văn minh cổ xưa có từ trước đó trao lại. Chúng ta cần nhìn lại một cách khách quan rằng nền Lý học Đông phương huyền vĩ nói chung và Địa lý phong thủy nói riêng không phải có nguồn gốc từ Trung Hoa, mà đó là di sản của nền Văn minh Lạc Việt 5000 năm lịch sử. Hãy tự hào, gìn giữ và phát huy những gì mà Tổ tiên chúng ta, tổ tiên của dòng dõi LẠC VIỆT bởi đó chính là nền tảng cho một Việt Nam thịnh vượng trong tương lai ! TẾT KỶ HỢI 2019 MẠNH ĐẠI QUÂN (Tức Hoàng Triệu Hải) 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites