Thiên Sứ

CHỮ VẠN - BIỂU TƯỢNG CỦA TƯƠNG TÁC VÀ VẬN ĐỘNG CỦA VŨ TRỤ.

1 bài viết trong chủ đề này

CHỮ VẠN - BIỂU TƯỢNG CỦA TƯƠNG TÁC VÀ VẬN ĐỘNG CỦA VŨ TRỤ.

Bản chất thật của chữ Vạn là gì? Cho đến ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này, những nhà nghiên cứu vẫn đang đi tìm bản chất của chữ Vạn, vốn xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại trên thế giới từ 16. 000 năm qua. Và họ chỉ dừng lại với quan niệm cho rằng: "Chữ Vạn là một biểu tượng mang tính tín ngưỡng". Nhưng từ 16. 000 năm trước - tức là khi mà các dân tộc trên thế giới này chưa hình thành để xuất hiện những tín ngưỡng, thì biểu tượng chữ Vạn có một nội hàm như thế nào?
Trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mô tả chữ Vạn như sau:

Trích:

 

Quote

 

Chữ Vạn (tiếng Phạn: स्वस्तिक svastika, chữ Hán: 卍) là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ (đường đi rẽ phải). Tên gọi svastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng". Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư.

Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar.

Chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu này.
Lịch sử
Ở Ấn Độ thời xưa, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ na giáo, đều sử dụng chữ này. Đầu tiên, người Ấn Độ cho rằng phù hiệu nầy là sợi lông xoắn ở ngực của Phạm thiên, Tỳ thấp nô (Phạn ngữ: Visnu), Cát Lật Sát Noa (Phạn: Krsna) và thông thường coi đây là dấu hiệu của sự tốt lành, thanh tịnh, tròn đầy.

Theo công trình nghiên cứu của tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở trường đại học Quốc Sĩ Quán, Nhật Bản thì chữ Vạn vốn không phải là chữ viết. Bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII trước Công Nguyên đã thấy ghi trong đạo Bà-la-môn ở lồng ngực của thần chú Tỳ Thấp Noa với ký hiệu là vátsa, cho tới thế kỷ thứ III trước Công Nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Đến thế kỷ thứ nhất của Công Nguyên lại đổi tên thành svastiko, vốn là tướng hình trôn ốc túm lông đầu con trâu, lại biến thành lông ngực của thần chủ Tỳ Thấp Noa, sau đó trở thành một trong 16 tướng tốt, rồi lại thành một trong 32 tướng tốt.[1]
Theo kinh Trường A Hàm, chữ Vạn là tướng tốt thứ 16 nằm trước ngực của Phật. Theo Đại Tất Già ni càn tử sở thuyết kinh quyển 6, chữ Vạn là tướng tốt thứ 80 của Thích Ca Mâu Ni, nằm trước ngực.[1] Trong Thập địa kinh luận quyển 12 có nói, khi Bồ Tát Thích Ca chưa thành Phật, giữa ngực có tướng chữ Vạn kim cương, biểu thị công đức trang nghiêm. Nhưng Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm quyển 3 có nói đầu tóc của Phật cũng có 5 tướng chữ Vạn.[1] Trong Hữu bộ Tỳ nại Da tạp sự quyển 29 nói: Ở lưng của Phật cũng có tướng chữ Vạn.[1] Trong kinh Đại Bát Nhã quyển 381 nói rằng: chân tay và trước ngực của Phật đều có "Cát tướng hỷ toàn" để biểu thị công đức của Phật, tức là chữ Vạn.[1]

Cưu Ma La Thập và Huyền Trang dịch chữ Vạn là chữ Đức, ngài Bồ Đề Lưu Chi thì dịch là chữ Vạn, biểu thị ý nghĩa công đức tràn đầy. Nhưng âm của chữ Srivatsalaksana ban đầu không được đưa vào kinh truyện, đến năm 639, thời Võ Tắc Thiên, mới đặt ra chữ này, đọc là Vạn và cho rằng chữ này có ý nghĩa là nơi nhóm hợp của muôn điều tốt lành.

Năm 1935 – Đức Quốc Xã ban hành luật tước đoạt quyền công dân của người Do Thái tại Đức và đổi quốc kỳ mới có chữ Vạn.

 



Thưa quý vị và các bạn.
Từ năm 2001, trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", tôi đã chưng minh chữ Vạn chính là một biểu tượng mô tả sự vận động và tương tác của vũ trụ. Chữ Vạn ngược, chính là biểu tượng chiều vận động của vũ trụ; chữ Vạn xuôi, chính là biểu tượng chiều tương tác của vũ trụ (Chiều ngược lại). 
Trên trang web của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Tòa Thánh Tây Ninh - cũng có bàn về chữ Vạn. Và họ cũng xác định không rõ ràng về biểu tượng Chữ Vạn thế nào là đúng. Cuối cùng, cũng nói chung chung cho rằng "
Chữ Vạn tượng trưng điều lành, điều tốt đẹp, vì nó hiện ra trên ngực của Đức Phật, nó là một trong 32 tướng tốt của Phật". Nhưng vấn đề đặt ra: "Chữ Vạn trên ngực Đức Phật là chữ Vạn nào? Khi có đến hai chữ Van với hai chiều khác nhau".
Thưa quý vị và các bạn:
Tôi xác định rằng: 
Chữ Vạn theo chiều xuôi kim đồng hồ chính là biểu tượng của chiều tương tác của vũ trụ, Hình dưới bên phải (Chiều tương sinh Ngũ hành của Hà Đồ) . Chữ Vạn ngược chính là chiều vận động của vật chất trong vũ trụ này - Hình dưới bên trái (Chiều tương khắc Ngũ hành của Lạc Thư).

 

 

 

CHU VAN 2.jpg

Jean A3.jpg

11.JPG

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bây giờ quý vị và các bạn xem lại hình minh họa cho sự vận động của vũ trụ và so sánh biểu tượng chữ Vạn trong hình dưới đây và đối chiếu với hình Âm Dương Lạc Việt:


Không có văn bản thay thế tự động nào.

 

Jean A3.jpg

48398949_2027225373991145_5963615266486091776_n.jpg

Thưa quý vị và các bạn.

Tôi đã chứng minh rằng: Đồ hình Âm Dương Lạc Việt là một biểu tượng phổ biến trong tất cả những di sản của các nền văn minh cổ đại, được phát hiện trên thế giới. Và chúng có nhiều nhất trong những di sản văn hóa truyền thống Việt, chính là biểu tượng của sự vận đông tương tác của vũ trụ. Đó cũng chính là biểu tượng của chữ Vạn.
buc-tranh-dong-ho-lon-dan-son-dau-dep.jpg
Tất cả mọi sự trùng khớp, mang tính hợp lý lý thuyết, đã minh chứng cho một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà ít nhất có từ 16. 000 năm trước, qua di sản chữ Vạn - đã tồn tại trên trái Đất này. Nền văn minnh này đã thể hiện một tri thức thiên văn siêu việt, qua biểu tượng chữ Vạn, mà phổ biến nhất chính là đồ hình Âm Dương Lạc Việt.
Điều này là một bằng chứng sinh động và sắc sảo nữa xác định rằng:
Nền văn minh Lạc Việt chính là hậu duệ của nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trên trái Đất này. Và chỉ có những di sản huyền vĩ lưu truyền trong những giá trị của văn hóa truyền thống Việt, mới đủ khả năng phục hồi lại thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch.
Đó chính là Lý thuyết thống nhất
(Grand Unification Theory) mà nhân loại đang mơ ước.

Share this post


Link to post
Share on other sites