Posted 23 Tháng 1, 2009 9 Châu và văn minh nhà Hạ̣ . Kinh thư thiên Vũ cống viết : vua Vũ chia đất thành 9 châu Ký Dự Thanh Từ Kinh Dương Cổn Ung Lương ...., địa giới chạy từ Hà nam tới Hoàng hải ở phía đông , phía nam xuống tới Hồ nam Giang tây , Chiết giang ngày nay , giới sử học Trung quốc ấn định 9 châu trên bản đồ : Nhưng theo kết quả nghiên cứu khoa học tổng hợp ngày nay thì : với trình độ khoa học kỹ thuật nói chung và trình độ sản xuất lạc hậu lúc đó nói riêng thì lãnh thổ nhà Hạ phải thu hẹp ít ra hơn 10 lần ,chỉ khoảng vài ba trăm ngàn km2 bên bờ Hoàng hà ở quãng tỉnh Hà nam –sơn tây là cùng . Bản đồ lãnh thổ nhà Hạ theo khoa học lịch sử Nhưng nếu như thế thì sự ấn định của khoa học đã phủ nhận hoàn toàn những thông tin ghi chép trong kinh Thư ? Đọc kỹ thiên Vũ cống : 1- Lãnh thổ 9 châu nhà Hạ phía đông giáp biển , phải chăng chính từ địa hình này mà hình thành từ biển đông ngày nay ? , nếu lãnh thổ nhà Hạ bên bờ Hoàng hà quãng Hà nam –Sơn tây ...thì .làm gì có biển . 2- Phương tiện vận chuyển chính của người nhà Hạ là thủy vận , Phần lớn các châu mang cống phẩm về kinh đô đều theo đường sông đổ ra “hà”, giới sử học Trung quốc mặc nhiên coi ‘Hà’ là Hoàng hà dù chẳng thấy có chữ Hoàng nào ....?, rất nhiều khả năng Hà- Hồ - Hải chỉ là biến âm của nhau , Tiếng Việt có cặp số GIÊNG -HAI trong Dịch học đồng nghĩa với GIANG-HỒ ; Hồ → Hà , Hải ... ,.trăm sông đổ ra biển rất có thể chữ ‘Hà’ trong kinh THƯ này dùng để chỉ biển cả , nơi truyền thuyết Việt gọi là Động đình hồ ...? Những nghiên cứu khoa học ngày nay xác nhận thời cổ đại thủy vận không phát triển ở Hoa bắc , ngược lại rất phát triển ở Đông nam á và Hoa nam . 3 – Nói thật rõ ràng thì Dân sống ở 9 châu nhà Hạ trồng ‘lúa nước’ , kinh Thư dùng chữ Điền là ruộng lúa ; nhưng chỉ canh tác lúa nước người ta mới đắp bờ ̣để giữ nước trong ruộng , chính hình ảnh bờ ruộng đã tạo thành đường nét của chữ Điền .. ’.như thế từ ‘Điền’ phải hiểu chính xác và trọn vẹn là ruộng nước hay ruộng trồng lúa nước chứ không thể là ruộng chung chung ... Vùng Hoàng hà thời Hạ trồng Kê là chính do đặc điểm địa lý khí hậu và trình độ kỹ thuật thời đó không cho phép trồng lúa nước , ngày nay người ta đã di thực cây lúa nước lên vùng Hoàng Hà nhưng năng suất vẫn rất thấp và 1 năm chỉ trồng được 1 vụ . 4 – Lãnh thổ 9 châu nhà Hạ nằm trong vùng địa lý tự nhiên có loài VOI sinh sống vì trong những cống phấm của 9 châu có ngà voi ....nhưng vùng ven Hoàng hà từ cổ chí kim chưa nghe nói đến voi .... mãi đến thế kỷ 15-16 khi nhận được voi cống từ miền đông nam Á vua Tàu còn vội vã trả lại vì sợ loài vật lạ chưa từng có nên không cho nhập vào nước Tàu . 5 – Kinh thư cho thấy trên lãnh thổ Trung hoa nhà Hạ có rất nhiều tre lớn gọi là bương hay giang hay nứa ,Loài tre lớn thường mọc tự nhiên ở xứ nóng mà 9 châu nhà Hạ không những có tre mà còn có cả nền thủ công đan lát vật dụng bằng tre , càng về phía bắc tre càng nhỏ lại , trong tập tính sinh hoạt thì ‘tre’ không có điạ vị trong đời sống dân Hoa bắc trái lại ở tây nam Trung hoa và Việt nam tre là loại cây vô cùng thân thiết , người Việt có thể làm mọi thứ vật dụng cần thiết bằng tre ., có thể nói không ngoa ...tre là nền tảng của văn hóa vật thể Việt nên rất nhiều khả năng “trúc thư” (sách thẻ tre) cũng ra đời ở đây hay nói rộng hơn và Chắc hơn là : trong ‘vùng văn hóa Bách Việt’ . 6 – Cây đay là cây á nhiệt đới , còn cây dâu tằm ( loại mọc quanh năm) đòi hỏi độ ấm và đ̣ộ ẩm cao...., đặc điểm sinh lý loài tằm năng suất cao cũng không thích hợp với vùng Hoàng hà , các nghiên cứu khoa học cho thấy vùng sông Tứ hay Châu giang có thể nuôi 8 lứa tằm trong 1 năm , lên vùng trường giang chỉ có thể nuôi 3 lứa đến Hoàng hà thì chỉ còn 1 lứa ...trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày nay còn như thế hỏi thời nhà Hạ thì 9 châu có thể nuôi tằm - dệt lụa một cách phổ biến hay không ? ( nghề dệt lụa đã có từ thời Hoàng đế mấy trăm năm trước nhà Hạ ) . Thông thường thì cây –con mà người ta nuôi trồng bao giờ cũng bắt đầu từ những cây con hoang dã trong thế giới tự nhiên nên nơi nào địa lý khí hậu đáp ứng tốt nhất cho điều kiện sinh lý của cây con đó thì nơi này chính là địa bàn phát sinh giống loài đó , về sau mới phát tán theo bước chân di cư của con người , do nhu cầu thiết yếu và tập tính sinh hoạt con người vẫn nuôi trồng cây con cũ ở nơi định cư mới dù phải thu hoạch kém hơn do hoàn cảnh thiên nhiên không còn sự đáp ứng tối ưu . 7 – Trong cống phẩm của 9 châu có loại đá dùng làm khánh ; một loại nhạc cụ , kinh thư cũng viết ... ông Qùy tâu với vua Thuấn ... “tôi gõ vào đá , vỗ vào đá ....muôn loài đến nhảy hót ...” ,như vậy kinh thư cho ta thấy nền âm nhạc nhà Hạ dùng bộ gõ và nhạc cụ bằng đá... , phải chăng ...ngày nay gọi là đàn đá ?; loại nhạc cụ độc đáo này chưa phát hiện được ở Trung quốc nhưng ở Việt nam có những dân tộc thiểu số hiện vẫn còn đang xử dụng và các nhà khảo cổ cũng đã tìm được những bộ đàn đá hoàn hảo xưa đến mấy ngàn năm tuổi . 8 – Kinh thư thiên vũ cống còn nói đến cống phẩm là đá dùng làm mũi tên ...; “thạo nghề cung nỏ” là đặc điểm của người Việt cổ , sách Tàu xưa đã viết như thế ., người Việt không những biết dùng cung nỏ mà còn biết nâng cấp hiệu qủa của cung nỏ như làm mũi tên bằng đá để tăng khả năng xuyên thấu , đến thời đồ đồng thì thay mũi tên đá bằng mũi tên đồng , các nhà khảo cổ Việt nam đã tìm được nhiều hiện vật cổ là mũi tên bằng đá đúng như Kinh thư đã chép ....còn bên Tàu .... biết có hay không ? . Thực kỳ lạ và trớ trêu khi vùng đất Việt nam và lân cận ngày nay vừa thoả cho điều kiện khắt khe của khoa học về quy mô - diện tích lãnh thổ lại có đầy đủ những gì của 9 châu đã ghi chép trong Thiên Vũ cống - Kinh Thư. Chính sự kỳ lạ này là cơ sở để ‘Sử thuyết họ HÙNG’ xác định vị trí 9 châu thời vua VŨ nhà Hạ là miền Bắc và Bắc trung Việt cộng với vùng đất lân cận ngày nay . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 1, 2009 Anh Nhatnguyen co những nhận xét thất chính xác. Từ lâu tôi đã coi Kinh Thư là sản phẩm của người Việt và nói về cổ sử Việt. Sau khi nhà Hán tiếp thu văn hiến Việt thì đế chế Hán mới lấy cách gọi của người Việt đặt làm địa danh cho lãnh thổ Hán. Từ thời Tần trở về trước không một cuốn sử chính thống nào của người Hán xác định chín Châu trên. Kể cả hai triều đại Thương và Chu là những triều đại sau Hạ. Tuy nhiên tôi không tán thành đoạn kết luận này: Chính sự kỳ lạ này là cơ sở để ‘Sử thuyết họ HÙNG’ xác định vị trí 9 châu thời vua VŨ nhà Hạ là miền Bắc và Bắc trung Việt cộng với vùng đất lân cận ngày nay .Bởi vì với kết luận này nó sẽ không giải thích được một số hiện tượng lịch sử liên quan đến dân tộc Việt ở Nam Động Đình Hồ. Điều mà chính sử ký Tư Mã Thiên Viết: "Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở". Hơn nữa khái niệm Châu là chỉ vùng địa lý rất rộng thời cổ: Thí dụ như Kinh Châu, Giao Châu...Nên nó không thể chỉ giới hạn ở Bắc Việt Nam như trên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 1, 2009 Anh Nhatnguyen co những nhận xét thất chính xác. Từ lâu tôi đã coi Kinh Thư là sản phẩm của người Việt và nói về cổ sử Việt. Sau khi nhà Hán tiếp thu văn hiến Việt thì đế chế Hán mới lấy cách gọi của người Việt đặt làm địa danh cho lãnh thổ Hán. Từ thời Tần trở về trước không một cuốn sử chính thống nào của người Hán xác định chín Châu trên. Kể cả hai triều đại Thương và Chu là những triều đại sau Hạ. Tuy nhiên tôi không tán thành đoạn kết luận này: Bởi vì với kết luận này nó sẽ không giải thích được một số hiện tượng lịch sử liên quan đến dân tộc Việt ở Nam Động Đình Hồ. Điều mà chính sử ký Tư Mã Thiên Viết: "Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở". Hơn nữa khái niệm Châu là chỉ vùng địa lý rất rộng thời cổ: Thí dụ như Kinh Châu, Giao Châu...Nên nó không thể chỉ giới hạn ở Bắc Việt Nam như trên. Kính anh Thiên Sứ , Rất cám ơn sự góp ý cuả anh . Như đã trình bày trong phần đầu của bài viết ....e rằng với trình độ khoa học kỹ thuật nói chung của con người thời vua Đại Vũ thì khó có thể có 9 châu qúa rộng lớn nên 'Sử thuyết họ HÙNG ' đã ấn định lãnh thổ 9 châu thời vua VŨ chỉ ớ bắc trung và bắc Việt cộng với vùng lân cận hiện nay , sang thời con vua Đại Vũ là vua Khải mới mở rộng đến hết Quảng đông và về sau nữa con cháu nhà HẠ mới mở rộng lãnh thổ đến Phúc kiến và Triết giang (nước Việt Cối kê) , sau cùng nhà Hạ đã trải phủ quyền uy của mình tới tận bờ nam Dương tử tức vùng Bách Việt đúng như anh Thiên sứ đã nói . chào thân ái . nqn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 1, 2009 Kính anh Thiên Sứ , Rất cám ơn sự góp ý cuả anh . Như đã trình bày trong phần đầu của bài viết ....e rằng với trình độ khoa học kỹ thuật nói chung của con người thời vua Đại Vũ thì khó có thể có 9 châu qúa rộng lớn nên 'Sử thuyết họ HÙNG ' đã ấn định lãnh thổ 9 châu thời vua VŨ chỉ ớ bắc trung và bắc Việt cộng với vùng lân cận hiện nay , sang thời con vua Đại Vũ là vua Khải mới mở rộng đến hết Quảng đông và về sau nữa con cháu nhà HẠ mới mở rộng lãnh thổ đến Phúc kiến và Triết giang (nước Việt Cối kê) , sau cùng nhà Hạ đã trải phủ quyền uy của mình tới tận bờ nam Dương tử tức vùng Bách Việt đúng như anh Thiên sứ đã nói . chào thân ái . nqn Theo tôi việc anh phân tích Kinh Thư như trên thì thật xuất sắc, nó thuộc về Văn Minh Việt và là một mảng cổ sử Việt. Tất nhiên để chứng minh Kinh Thư là của người Việt thì không thể chỉ giới hạn trong số những vấn đề mà anh đã nói. Cần phải bổ sung thêm rất nhiều. Sau này, nếu tôi có thời gian và vài điều kiện tối thiểu, tôi sẽ viết một tiểu luận, hoặc cuốn sách minh chứng điều này. Có thể lúc ấy tôi sẽ dẫn chứng tài liệu của anh và tất nhiên sẽ nói rõ nguồn tác giả. Tuy nhiên, từ việc mình chứng Kinh Thư là của người Việt dẫn đến địa bản cư trú của người Việt lại là chuyện khác. Quan điểm của tôi là Bách Việt từ Bắc Dương tử rút lui dần về miền Nam Dương Tử và cuối cùng là Bắc Việt Nam hiện nay. Nhưng rất tiếc, do thời gian tôi rất có hạn. Nên tôi chỉ trình bày ý tưởng của mình để anh xem xét và tôi không tranh luận. Anh có thể vẫn giữ ý tưởng của mình.Chúc anh thành công. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 4, 2009 Ngũ sắc Dịch lý và Trung quốc . Theo Dịch học Trung hoa thì sắc màu ứng với các phương ngày nay : - Phương Bắc sắc Đen . - Phương Nam sắc Đỏ . - Phương Đông sắc xanh . - phương Tây sắc Trắng . Trên cơ sở phân màu này có Cửu thiên tương ứng : Trời sắc đỏ là Viêm thiên . Đen là Huyền thiên Xanh là Thanh thiên Và Trắng là Hạo thiên . Như vậy chữ Huyền trong huyền thiên nào phải ‘huyền vi tinh diệu ‘ gì đâu mà chỉ nghĩa là ....đen thủi đen thui, Viêm thiên thì đúng với nghĩa ‘ lửa hồng ‘, Thanh thiên là trời trong nhưng âm Thanh cũng là màu xanh , Hạo thiên trời sáng rực hoàn toàn đúng với ý phương tây số 4= bốn , bóng , bóng láng .... ĐEN trong tiếng Việt còn là MUN , Ô , MỰC như mèo mun ,qụa ô , chó mực .v.v. Từ ‘ MUN ’ nguyên thủy chỉ có nghĩa là màu đen trong ngũ sắc dần dần bị chuyển hoá thành MAN , ‘man rợ’ chỉ trình độ văn hóa thấp kém hiểu như là từ phản nghĩa với Văn minh và người Tàu ‘lạm dụng’ tạo thành từ NAM MAN . Trong dịch lý phương sắc ĐEN đồng vị đồng tính với những ý niệm khác : Đen , mờ , lu ,tối , mù (manh) lạnh , cóng , thấp , bé , hèn , mọn , mặn ... Chuyển ngữ sang từ Hán gốc Việt thì thành : Mông ( mờ tối ), Mãn - Minh ( mỉn = đen-tối ),Nguyên ( trứng nước ) , Kim ( căm – rét ), Hàn ( lạnh) , Liêu ( Lu ) Nếu xét theo thực địa bản đồ Trung quốc ngày nay thì phải nói ngược lại là ....BẮC MAN vì vùng sắc đen là vùng của các nước : Mông cổ , Mãn châu và Hàn quốc ; cũng là vùng trung đô của nhà MINH ... Nhưng cổ thư Trung hoa lại chỉ có NAM MAN là 1 trong tứ di không hề có Bắc man ? Phải chăng trục BẮC –NAM nay đã bị lộn ngược ? Sử Trung hoa viết : Lưu Triệt tức Hiếu vũ nhà Tây hán đã ấn định Hà nam là SÓC phương tức phương BẮC ngày nay .....như vậy trước Hiếu vũ thì sóc phương ở đâu ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 4, 2009 Anh Nhatnguyen thân mến. Từ "Huyền" cũng dùng nhiều trong ngôn ngữ Việt, chỉ màu đen đẹp, bóng. ..Thí dụ như: Hạt huyền - là loại hạt bằng ngọc đen, hoặc đá đen bóng, đẹp, tóc huyền - là tóc màu đen đẹp, bóng, mắt huyền - là mắt đen, sâu lắng...Khái niệm "huyền" trong tiếng Việt miêu tả màu đen, nhưng có sắc bóng đẹp, có chiều sâu và còn hàm chưa tính bí ẩn. Từ "huyền" vì thể còn đi với các từ khác để mô tả các trang thái khác như: Huyền vĩ, huyền hoặc...để mô tả tính sâu lắng, chứa đựng nhiều hàm ý và nội dung cần khám phá của vấn đề, hoặc hiện tượng được miêu tả. Khái niệm "Huyền" trong tiếng Việt so với khái niệm "Hắc" cùng miêu tả sắc đen, nhưng có thể nói nó đối nghịch nhau như Âm Dương vậy. Vài lời lạm bàn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 4, 2009 Anh Nhatnguyen thân mến. Từ "Huyền" cũng dùng nhiều trong ngôn ngữ Việt, chỉ màu đen đẹp, bóng. ..Thí dụ như: Hạt huyền - là loại hạt bằng ngọc đen, hoặc đá đen bóng, đẹp, tóc huyền - là tóc màu đen đẹp, bóng, mắt huyền - là mắt đen, sâu lắng...Khái niệm "huyền" trong tiếng Việt miêu tả màu đen, nhưng có sắc bóng đẹp, có chiều sâu và còn hàm chưa tính bí ẩn. Từ "huyền" vì thể còn đi với các từ khác để mô tả các trang thái khác như: Huyền vĩ, huyền hoặc...để mô tả tính sâu lắng, chứa đựng nhiều hàm ý và nội dung cần khám phá của vấn đề, hoặc hiện tượng được miêu tả. Khái niệm "Huyền" trong tiếng Việt so với khái niệm "Hắc" cùng miêu tả sắc đen, nhưng có thể nói nó đối nghịch nhau như Âm Dương vậy. Vài lời lạm bàn. Kính anh Thiên sứ .Tiếng Việt thật phong phú ....cánh đàn ông chúng ta ai chẳng biết đến đôi mắt 'mơ huyền ' của người đẹp ...., trong ngữ cảnh của bài viết nói 'huyền ' là đen thủi đen thui ...là có phần cường điệu , chính xác hơn chỉ nên dịch 'huyền ' là đen MUN ....vì mun là mẹ đẻ ra giống MAN - MÔNG - MÃN .... thân . nqn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 7, 2009 Anh nhatnguyen52 và anh Thiên Sứ xin cho hỏi ý kiến: Anh Thiên Sứ cũng như một số nhà nghiên cứu khác có cho rằng bãi đá cổ ở Sa Pa có chứa đựng Lạc Thư và Việt Dịch. Còn theo Sử thuyết của anh nhatnguyen52 cho rằng đã từng có Liên Sơn Dịch, là Dịch của thời nhà Hạ, khắc trên đá. Như vậy liệu bãi đá cổ Sa Pa có phải chính là Liên Sơn Dịch không? Sa Pa nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, hoàn toàn trùng với chữ Liên Sơn này. Ngoài ra quanh vùng Lào Cai - Yên Bái, còn có khá nhiều nơi gọi là Văn như Văn Bàn, Văn Yên, Văn Chấn. Chữ Văn này với bãi đá cổ liệu có liên quan gì tới nhau không? Và chữ Hoàng trong Hoàng Liên Sơn có thể hiểu là gì? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2009 Giả và thực. Rất nhiều người Việt hiện mang não trạng đầy mặc cảm tự ti khi so sánh giữa ta và Tàu , quy mô to lớn đã đành rồi ....còn về chất -về trình độ ....thì ta thua kém Tàu họ xem như ...là chuyện đương nhiên vậy .... Sở dĩ có trạng thái tâm lý này vì bao năm qua cả thế gian bị chi phối bởi những thông tin giả chứa đựng trong ngụy sử , ngụy thư mà người Hán đã tạo ra ... ; từ tấm bé đã được nghe kể chuyện , lớn lên được học và được đọc ...ngụp lặn trong biển thông tin gỉa tạo ấy .... khiến tư tưởng người Việt bị vây hãm- tâm trí bị đè nặng đến nỗi ... không dám nghĩ đến sự to lớn và rực sáng của đất nước cũng như văn minh dòng giống Việt thời xa xưa , mãi tận hôm nay...trong cái bầu khí như thế nếu có ai đó dám nói ngược...Lạc Việt là suối nguồn của văn hoá văn minh Trung hoa ...ắt sẽ bị không ít người coi là hoang tưởng ...thần kinh có vấn đề. Với Lịch sử trung quốc đang lưu hành rõ ràng Hán tộc đã thành công thậm chí rất thành công trong thủ đoạn dùng ngọn Ngũ hành sơn kinh văn ...đè ép vây hãm tâm trí người Việt .... Hùng khí vốn có trong bản thân người họ Hùng bị triệt tiêu dưới sức đè triệu triệu cân của ngọn núi Ngũ hành....GIẢ , ảo giác về sự lớn mạnh và rực rỡ của văn minh ‘Trung quốc’ đã tạo ra nơi người Việt trạng thái tâm lý tự ty nặng nề ...thôi đành khuôn theo thân phận ...nhỏ bé và lạc hậu của 1 chư hầu bao đời nay rồi . . Tự trong thâm tâm đã mang mặc cảm tự ti -thấp bé như thế thì ...cái nhìn nếp nghĩ làm sao có thể hùng tráng được ..., không có những cái đầu hùng tráng thì không thể có quốc gia hùng mạnh được , với não trạng ấy con người ta chỉ có thể....nhìn nhận và xử lý mọi vấn đề kể cả chuyện quốc gia đại sự .... theo kiểu gà qùe ăn quẩn cối xay ... Giải tỏa trạng thái tâm lý tự ty phải là ưu tiên số 1 trong việc phục hoạt Hùng tính nơi con dân Lạc Việt , chi Việt duy nhất còn lại của Bách Việt Hùng tráng xưa . Trong dân gian râm ran truyền miệng .... - người Tàu dùng pháp thuật trấn yểm khiến khí thiêng sông núi không thể phát tác được ...., - người tàu phá các long mạch khiến đất Việt không còn minh chúa để dẫn giắt dân tộc đi lên . - Bảo khí trấn quốc là nỏ thần làm từ móng Rùa đã bị tráo hàng gỉa... - Mũ đâu mâu thần thông sáng suốt cũng bị tráo đổi mất rồi . - “Trạng” tức bậc hiền tài dặn con : lúc cha chết nhớ chôn nằm sấp để khi người Tàu cướp nước ... chúng lật ngược xác lên sẽ trở thành nằm ngửa như vậy nòi hiền tài nước ta sẽ không bị dứt ....nào ngờ con qúa thương bố không dám làm theo lời dặn nên xác ‘trạng’ bị lật úp khiến nước ta hết người tài.... Những đồn đại như trên cứ dai dẳng truyền từ đời này sang đời kia như 1 cách dẫn dắt luồng suy nghĩ vậy .... Cái gì qúy giá lắm đã bị tráo mất...? Lộn ngược thi thể là muốn nói điều gì ? Có thực là người Tàu dùng pháp thuật trấn yểm để triệt tiêu nguồn linh khí nước Việt ? Những điều này có thực hay không ? câu hỏi cứ day dứt ám ảnh tâm trí người Việt bao đời ....nay chợt nhận ra là... hoàn toàn thực nhưng thực theo nghĩa bóng chứ không phải nghĩa đen.... Gạt bỏ lớp vỏ huyền hoặc thần bí ngụy trang thì điều người xưa muốn nói với lớp người đi sau thực sự lộ rõ . Cơ sở của nền minh triết và khoa học Việt là Dịch lý đã bị Tráo đổi , phần tinh anh nhất của trí tuệ Tiền nhân Việt bị biến thành mớ hỗn độn không tài nào hiểu nổi , trừ phần ngũ hành sinh khắc còn lại 8 quẻ đơn ,64 quẻ trùng và 384 hào thực chẳng biết dùng vào việc gì ? Lịch sử và địa lý nước Việt cũng đã bị tráo đổi lộn ngược lộn xuôi , thủ đoạn xem ra chẳng có gì cao siêu nhưng lại ...rất hiệu quả . Vua Càn long đã làm ...càn ,dùng tiền bạc thu mua , thu mua không xong thì tước đoạt... thu hết sách vở và bản đồ đang có trong nước mang về cạo sửa , cạo sửa không nổi thì đốt ...phi tang ; Có khi nào ta đặt câu hỏi : Càn long hành động như thế để làm gì ? phải chăng là sự tiếp nối và hoàn tất công việc vĩ đại do ông nội Khang Hy khởi xướng ...mục tiêu nhằm đến là xóa sạch dấu vết về gốc gác Bách Việt của nền văn minh Trung hoa ...để rồi đi tiếp bước sau là đồng hóa Trung hoa là Hán , Hán là Trung hoa , tất cả là thành tựu trí tuệ của người Hán , chỉ người Hán mới văn minh .? Trong lịch sử Bách Việt việc diệt chủng về mặt văn hóa không phải chỉ bắt đầu từ thời Mãn thanh mà đã có từ thời Quang vũ nước Đông Hán hay Đông hãn quốc ở đầu công nguyên , chuyện Mã viện thu trống đồng đúc ngựa ở Lạc Việt chỉ là phần nổi của toàn bộ vấn đề ăn cướp thành tựu tri thức của người họ HÙNG trong đó kinh Thư và kinh Dịch là phần nổi cộm nhất , áp dụng luật Hán thay cho luật Việt không phải chỉ là chuyện thi hành pháp luật mà thực ra là sự đồng hóa cưỡng bức thay đổi lối sống ,thay đổi mọi hành vi ứng sử tức văn hoá ...; - bằng thủ đoạn ăn cướp. thô bạo của cặp đôi Quang vũ – Mã Viện khiến Chữ nghĩa sử sách nói chung là cả nền văn minh người họ HÙNG trước công nguyên đã biến thành gia sản của Hán tộc , - công trình văn hóa hết sức to lớn của 2 ông cháu Khang Hy- Càn long đã biến mọi thành tựu của văn minh Bách Việt sau công nguyên thành văn minh của người Hán –Mãn , thành công vượt sự mong muốn ... chỉ 1 thời gian sau ‘tứ khố toàn thư’ thì tộc người Bách Việt ở Hoa nam coi như bị xóa sổ , thân xác Việt còn đấy nhưng hồn Việt thì đã ‘thăng thiên’ mất rồi ...với người Hoa nam thì nay Hoa là từ đồng nghĩa của Hán ; là 2 tên gọi của một tộc người có gốc gác cội nguồn ở lưu vực Hoàng hà .... chẳng còn ai biết tới vua HÙNG nữa cả . Sự tráo đổi cạo sửa lịch sử Trung hoa cũng chẳng có gì là tinh vi ghê gớm nhưng có lẽ là ‘cơ trời vận nước’ nên con cháu Lạc –Hồng bao năm qua nhìn không ra ... Nhân cảnh ‘tai trời ách nước’ thời Vương Mãng khiến nơi nơi đói kém người Man ở vùng Hoàng hà tụ tập lập đảng cướp ở núi Lục lâm , người đời khinh thường gọi là bọn . ‘Lục lâm thảo khấu’ nghĩa là bọn giặc cỏ núi Lục lâm , nhưng tiểu nhân đắc thời ....giặc cướp nhẩy lên làm vua xưng là Canh thủy đế triều Tiền hay Tây Hãn quốc ...( Man ngữ gọi vua là Hãn , nước của Hãn là Hãn quốc , quân của Hãn là Hãn quân ) thủ đô là Tây an –Thiểm tây ngày nay , nhưng chỉ sau vài năm thì bị những người Trung hoa theo đạo Lão nổi dậy gọi là quân Xích my đánh bại chiếm mất vùng kinh đô Tây an , Lưu Tú 1 tướng lãnh của Thảo khấu trước đây lập ra Đông hãn hay Hậu hãn quốc ở Hà bắc , sử gọi ông ta là Quang vũ đế , ở đây chữ đế là thừa và Hán sử chỉ có ‘quan vũ’ chứ không có ‘Quang vũ’ , là danh hiệu không phải tên riêng , ‘quan vũ’ nghĩa là vua của nước ở phía nam Trung hoa . Năm 25 Quan vũ đánh bại quân Xích my và định đô Hãn quốc của ông ta ở Lạc dương –Hà nam ngày nay. Người Hán đã lấy tên triều Tiền hay Tây Hãn quốc của Canh thuỷ đế gán cho Triều đại Trung hoa do Lý Bôn hay Lưu Bang kiến lập tạo ra sự tiếp nối liền lạc giữa Tiền Hán và Hậu Hán , gắn cái đầu lịch sử và văn minh của Trung hoa lên cái mình Hán hay Hãn tộc qua cái cổ tiền - hậu hay tây- đông . Về địa lý những chuyên viên tráo đổi đã nghĩ ra chiêu...di dời Hạo kinh là kinh đô nhà Tây Chu về Tây an cùng địa điểm với thủ đô của Canh thủy đế –Tây hãn quốc , dời kinh đô Đông Chu về Lạc dương bên bờ Hoàng hà là kinh đô của Đông hay Hậu hãn quốc ; họ đem 1 đông 1 tây đô của Trung hoa đặt chồng lên 1 đông 1 tây đô của Hán tộc , hành động này công dụng như thuốc xóa thẹo làm mờ đi chỗ ‘tháp – gắn’ đã tạo ra lịch sử ...đầu Hoa mình Hán , rõ ràng là cả 2 Trung tâm quan trọng bậc nhất của lịch sử và văn minh dân tộc ....( gì?) đều nằm trong vùng quê hương người Hán ở Hoàng hà cách đất Bách Việt xa , việc dời chuyển dối trá này tạo ra hiệu ứng tổng hợp hỗ trợ rất đắc lực cho sự tráo đổi ...‘tiền- hậu’ khiến biết bao người đã mù còn thêm mờ .... Nhưng khi thực hiện việc tráo đổi và di dời này thì phát sinh vấn đề : không trùng khớp với những thông tin về địa lý đã có về các nước chép trong sách sử xưa ...thế là vua tôi ‘họ Hãn ’ cho ... lộn ngược 2 phương Bắc và Nam , nam biến thành bắc ngược lại bắc hóa ra nam ...vậy là coi như xong mọi chuyện...khớp đúng hoàn toàn... chẳng cần để ý tới điều quái gở......phương BỨC – BẮC mà lại... tuyết dầy và phương NAM là phương của dân theo quan niệm chính thống Trung hoa lại ở hướng Xích đạo tức hướng mặt trời đi ....qủa thực đáng phục bội phần khi Hán tộc không những biết mà đã thực hiện quan niệm dân là ...trời tức quan niệm dân chủ khi trình độ chính trị chung của nhân loại ...chắc chỉ vừa mới.... nghe thấy từ ‘vua’ . Thực hiện đủ 3 phép trên ; người Man - Hán đã thành công trên cả tuyệt vời .... thiên hạ bị lừa suốt bao năm không 1 ai lên tiếng nghi ngờ tính trung thực của Hán sử ...Chính ‘Ngụy sử’ đầu Hoa mình Hán này là ‘lá bùa’ trù ếm làm suy sụp tinh thần người Việt , long mạch chính là hùng khí trong tinh thần bị ngọn Thái sơn triệu triệu cân...giả đè bẹp dí ..., mặt đất này nào khác chi chốn rừng hoang..., trong cuộc cạnh tranh sinh tồn...Việt tộc luôn phải đối mặt với anh chàng láng giềng khổng lồ đã cao to mà còn đẹp đẽ , trí tuệ rực sáng cả vùng trời Đông hỏi làm sao tránh khỏi tâm lý kiêng dè nể sợ ? Cơ sự này hoàn toàn chỉ là trạng thái tâm lý chứ không có 1 tí sức nặng thực nào dù là cỏn con đi nữa , sử thuyết họ HÙNG đã chỉ ra Trung hoa thời nhà Chu chính là nước Văn lang trong dòng sử Việt ( xem bài Hùng Chiêu vương – quốc tiên lang trong sử thuyết họ HÙNG ) mà nếu tính toán ra thì hầu hết những gì tiêu biểu cho văn minh Trung hoa đều Xuất phát từ triều đại Chu-Văn lang này , từ kinh văn sách vở cho tới những nhân vật kiệt xuất ... hết thảy đều ra đời vào thời ấy ...thử hỏi văn minh Hán tộc có gì để lấy đè người ...? đúng là cáo mượn oai hùm ...oái oăm là ở chỗ đối tượng bị dọa lại chính là con hùm mà nó đã mượn oai, ông hùm sợ cái bóng của chính mình ...bịt mắt cụp tai nên mãi không nhận ra sự thực..., Ngày nay thiên hạ ai cũng biết văn minh Trung quốc sáng như trăng đêm rằm ...nhưng không người nào biết ... đó chỉ là ánh sáng phản chiếu lại nguồn sáng thực phát ra từ mặt trời Việt đang chìm khuất ở góc trời bên kia... . Từ ngày Sử thuyết họ Hùng ra đời thì chân thành chân gỉa ra giả trò lộng giả thành chân hết tác dụng ; lịch sử chân thực của Việt tộc đã thẳng tay xé toạc ‘lá bùa’ bấy lâu nay đè nặng lên tâm trí người Việt , sự thật đã phơi bày ...sức nặng triệu triệu cân phút chốc bốc hơi... nhẹ như mây khói , tâm hồn Việt lại thung dung tự tại và chắc chắn chỉ qua thời gian ngắn trấn tĩnh thoát ‘choáng’ là hùng khí lại bốc cao ngút trời ..., nỏ thần đã trở về tay chủ cũ ; Kiểu ( kinh)bị dời đến đất man ...cũng đã hoàn Cổ lũy ( thành Cổ loa ), nhìn từ Lạc ấp ... phương đông đang hừng sáng , mặt trời đang dần lên trong tiếng trống đồng đón chào rộn rã .... Share this post Link to post Share on other sites