Posted 7 Tháng 12, 2018 NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ CỦA ĐỊA LÝ LẠC VIỆT Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh LỜI NÓI ĐẦU Các bạn có thể coi đây là một bài tiểu luận, mô tả toàn bộ quá trình nhận thức của tôi trong nghiên cứu về Địa lý phong thủy. Nếu như các bạn vốn có một quan niệm được in sâu trong tiềm thức, rằng: Những tri thức về phong thủy, cũng như nền tảng tri thức tạo nên nó, là thuyết Âm Dương Ngũ hành, thuộc về nền văn minh Hán. Điều này chắc chắn không phải chỉ riêng các bạn nghĩ như vậy, mà là cả thế giới cũng nghĩ như vậy. Những suy nghĩ từ trong tiềm thức đó của bạn, vì luôn luôn được ủng hộ bởi số đông có cùng suy nghĩ như bạn. Bởi vậy, khi tôi gửi bài tiểu luận này đến với các bạn, nó sẽ thật sự là một cú sốc không hề nhỏ, đối với những nhận thức đã ăn sâu vào tiềm thức của cả một nền văn minh, từ hàng thiên niên kỷ nay. Bởi vì trong tiểu luận này tôi sẽ xác định một điều, rằng: Toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch cũng như hầu hết các ngành ứng dụng của nền văn minh Đông Phương - trong đó có Địa lý phong thủy - đều có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt, một thời huyền vĩ ở miền Nam sông Dương Tử với bề dày lịch sử 5000 năm văn hiến. Nhưng tôi hy vọng các bạn đừng vội phản ứng và lấy làm ngạc nhiên, trong vũ trụ này cái gì cũng có thể xảy ra, và các bạn có thể bình tĩnh đọc trọn vẹn tiểu luận này của tôi. Lúc đó các bạn sẽ hiểu được nguyên nhân, tại sao tôi lại đặt danh xưng là Địa Lý Phong Thủy Lạc Việt. Và đây, cũng chính là đề tài mà tôi muốn trình bày với các bạn trong tiểu luận này. Xin trân trọng giới thiệu với các bạn. PHẦN I: DI SẢN ĐỊA LÝ PHONG THỦY THEO CỔ THƯ CHỮ HÁN. (Hay lịch sử Địa lý phong thủy theo cổ thư chữ Hán). Cho đến tận ngày hôm nay, tất cả những nhà nghiên cứu về văn hóa cổ Đông Phương, đều xác định rằng: Địa Lý phong thủy là di sản của nền văn minh Hán. Người ta đã đào được ở Ân Khư, thủ đô của nhà Ân Thương, những di sản được khắc trên mai rùa, có nội dung như sau: “Ngày Tân Mão, tháng ….. ta xây ấp". Các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào di sản này mà cho rằng: Tục coi ngày xây cất nhà cửa đã có từ 1500 năm TCN (niên đại của nhà Ân). Cho đến thế kỷ thứ III TCN, các nhà nghiên cứu xác định rằng một trường phái Địa Lý phong thủy lâu đời nhất đã xuất hiện. Đó là trường phái “Bát Trạch”, người ta cho rằng tác giả của trường phái này là 2 người họ Hoàng và họ Lục. Trường phái này có nội dung chính là phân loại người theo Đông trạch và Tây trạch, dựa vào năm sinh cho cả nam lẫn nữ. Trên cơ sở phân loại này lập mô hình biểu kiến của tám hướng xấu và tốt, ảnh hưởng đến con người trong ngôi gia. Gần 600 năm sau, tức là vào thế kỷ thứ III, sau CN, các nhà nghiên cứu cũng xác định rằng: Quách Phác đời Tấn là ông tổ của ngành Địa lý phong thủy Âm Trạch. Ông đã để lại một tác phẩm nổi tiếng, đó là “Táng Thư”. Trong cuốn này có một câu nổi tiếng, là: “Khí gặp gió thì tán, gặp thủy thì tụ”. Chính vì câu này, mà có danh xưng “Phong thủy” cho ngành địa lý phong thủy ngày nay. Tuy nhiên, đến đây tôi lưu ý các bạn rằng: Khái niệm “Phong Thủy” chỉ mới xuất hiện gần đây. Tổ tiên ta không gọi là phong thủy, mà gọi là “Địa Lý”. Các bạn chắc còn nhớ câu này: “Hòn đất mà biết nói năng. Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn”. Tức là ngay trong câu ca dao này, đã xác định danh từ "Địa Lý" cho khái niệm "Phong thủy" ngày nay. Và trong các truyền thuyết dân gian về thánh Tả Ao của Việt Nam, đều gọi là “Địa Lý Tả Ao”, mà chưa bao giờ gọi là “Phong Thủy Tả Ao”. Chúng ta tiếp tục với những di sản còn lại về ngành Địa lý phong thủy từ bản văn chữ Hán. Vào thế kỷ thứ 7, xuất hiện trường phái “Loan Đầu” do Ngô Cảnh Loan công bố. Nhưng ông không được coi là ông tổ của trường phái này. Vì các bản văn chữ Hán đã ghi nhận ông ta cùng Dương Quân Tùng, nhân lúc loạn An Lộc Sơn, đã lọt vào Tàng Thư Các, lấy đi rất nhiều sách quý và truyền bá rộng rãi trong dân gian. Trường phái này, mô tả cấu trúc hình thể của cảnh quan môi trường ảnh hưởng đến ngôi gia. Đến khoảng cuối thế kỷ thứ 7, cuối đời Đường đầu đời Tống, xuất hiện trường phái Dương Trạch Tam Yếu. Ông tổ của trường phái này được coi là Triệu Cửu Phong và Dương Quân Tùng. Nội dung của trường phái này mô tả cấu trúc, vị trí các bộ phận chức năng bên trong căn nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Trong đó có ba vị trí chủ yếu được xác định, là: Cổng chính – Phòng chính – Bếp. Cho nên được gọi là "Dương Trạch Tam Yếu". Tuy nhiên chính những văn bản cổ thư chữ Hán lại xác định, Triệu Cửu Phong chỉ là người truyền thừa của Ngô Cảnh Loan và Dương Quân Tùng. Do đó cho nên, việc coi Triệu Cửu Phong là ông tổ của trường phái “Dương Trạch Tam Yếu” là điều chưa có cơ sở xác đáng. Xin các bạn lưu ý điều này. Vào cuối thế kỷ 15 - cuối đời Minh đầu đời Thanh - xuất hiện một “trường phái” gọi là “Huyền Không Học”. Ông tổ của trường phái này được coi là Tưởng Kính Hồng. Trường phái này đưa ra một mô hình biểu kiến trên Lạc thư cửu cung với chín ngôi sao được gọi là “Cửu Tinh” và mô tả sự vận động của chín vì sao này, gọi là “Huyền Không Phi Tinh”. Trên cơ sở vị trí của các ngôi sao và tính chất tốt xấu của nó, để xác định sự thành bại thịnh suy của ngôi gia. Tuy nhiên, trường phái này, chỉ được truyền thừa trong nội bộ môn phái. Đến cuối thế kỷ 17, cuối đời Minh đầu đời Thanh, Thẩm Trức Nhưng mới công bố rộng rãi. Trên đây là tóm tắt cơ bản sự hình thành các trường phái phong thủy theo cổ thư chữ Hán. Trong dân gian của các dân tộc thuộc nền văn minh Đông phương - trong đó có Việt Nam - còn lưu truyền rất nhiều phương pháp ứng dụng trong Địa lý phong thủy khác, liên quan hoặc không liên quan với các trường phái được coi là phổ biến nói trên. Tất cả các trường phái này đều mâu thuẫn lẫn nhau, với những khái niệm mơ hồ, mang tính mặc định. Nếu xét về mặt lý luận, thì chúng ta không có cơ sở nào để coi Địa lý phong thủy được lưu truyền từ cổ thư chữ Hán là một môn khoa học cả. Ngay trong từ điển tiếng Trung, người Hán cũng định nghĩa về phong thủy như sau: "Phong thủy là một tín ngưỡng cổ xưa của dân tộc Trung Hoa". Định nghĩa này đã tự phủ nhận ngành Địa Lý phong thủy mang tính khoa học. Hay nói cách khách: Với những bản văn chữ Hán lưu truyền trong nền văn minh Hán, không đủ tư cách để xácđịnh tính khoa học của nó. Nhưng thực tế ứng dụng với tính hiệu quả ở mức độ nhất định, và một phần nào với khả năng tiên tri của các phương pháp ứng dụng trong ngành Địa Lý phong thủy, cho nên nó vẫn được tín nhiệm trong xã hội phương Đông và còn lưu truyền đến ngày nay. Chứng tỏ rằng: Nền tảng cho sự ứng dụng của ngành Địa Lý phong thủy Đông phương phải có một chấn lý là thực tại mà nó phản ánh. Mặc dù cho đến ngày hôm nay khi tôi đang trình bày cùng các bạn, các nhà nghiên cứu đều xác dịnh quá trình diễn biến của sự phát triển trong lịch sử của ngành Địa lý phong thủy như trên. Hay nói cách khác: các nhà nghiên cứu chỉ mô tả lịch sử ngành Địa Lý phong thủy, theo thuận tử thời gian xuất hiện những bản văn chữ Hán liên quan. Chứ không đi sâu vào cấu trúc nội hàm trong nội dung của nó Tuy nhiên, gần đây - có một sự kiện khảo cổ học, khiến chúng ta phải xem xét lại toàn bộ lịch sử của Địa lý phong thủy theo cổ thư chữ Hán. Đó là một di chỉ khảo cổ, được phát hiện gọi là "Mộ Rồng", tại dốc Tây Thủy, trấn Bộc Dương, tỉnh Hà Nam vào năm 1987, nhưng mới được công bố ở Việt Nam gần đây. Ngôi mộ cổ này có niên đại 6000 năm cách ngày nay. Những di vật tìm thấy được trong khu vực ngôi mộ, ghi nhận những dấu ấn của Địa lý phong thủy không thể chối cãi. (Xem bản phụ lục “Mộ Rồng” kèm theo trong tiểu luận này). Sự kiện khảo cổ này, đã làm đảo lộn toàn bộ quan niệm về nguồn gốc Địa lý phong thủy trong lịch sử, qua những bản văn chữ Hán mà tôi đã trình bày với các bạn ở trên. Tất nhiên, sự kiện này đã đặt lại vấn đề: Bản chất hệ thống tri thức Địa Lý phong thủy có từ bao giờ, khi cách ngày nay 6000 năm - tức là trước cả khi nền văn minh Hán hình thành trong lịch sử của nó? Tuy nhiên, tôi cần nhấn mạnh với các bạn rằng: Việc chứng minh Địa lý phong thủy thuộc về nền văn hiến Lạc Việt với danh xưng "Địa Lý Lạc Việt" của tôi, không coi việc phát hiện mộ Rồng là một điều kiện căn bản. Trong tiểu luận này, sự kiện "Mộ Rồng" chỉ là một thực tại thực chứng, trong một mảnh ghép hoàn hảo cho hệ thống luận cứ của tôi, nhằm xác định rằng:"Địa lý phong thủy là một ngành khoa học - dù khái niệm "khoa học" được định nghĩa như thế nào - có cội nguồn văn hiến Việt với lịch sử 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử". Xin mời các bạn tiếp tục theo dõi phần trình bày của tôi để chứng minh điều này. PHẦN II: NGUYÊN LÝ CĂN ĐỂ CỦA LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT. Ngay từ năm 1998, với cuốn sách đầu tiên được xuất bản là “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” Nxb Văn Hóa Thông Tin – Tôi đã đặt vấn đề: Toàn bộ hệ thống tri thức của nền Lý học đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương ngũ hành và Kinh dịch, thuộc về nền văn hiến Việt. Tiếp theo sau đó, tôi xuất bản cuốn “Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp”. Nxb Thanh Niên 1999. Cho đến năm 2001, điều này đã được khẳng định với cuốn sách “Tìm về cội nguồn kinh Dịch" - Nxb Đại học Quốc Gia, T/p HCM. Cơ sở để tôi xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, thuộc về nền văn hiến Việt, không phải dựa trên những văn bản cổ tìm thấy được. Cũng không phải dựa trên những di chỉ khảo cổ được phát hiện. Mà tôi căn cứ trên tính hợp lý lý thuyết trong diễn biến lịch sử và những mâu thuẫn trong chính nội hàm của học thuyết này, được mô tả trong các bản văn chữ Hán. II. 1. Mâu thuẫn trong lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành trong bản văn chữ Hán.Tôi có thể tóm lược để chứng minh với các bạn về quan điểm của tôi như sau: Theo lịch sử hình thành Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch trong cổ thư chữ Hán được mô tả theo thứ tự thời gian như sau. 1/ 6000 năm cách ngày nay: Vua Phục Hy tìm ra Hà Đồ trên lưng con Long Mã (con vật thần thoại). Dựa trên Hà Đồ, vua Phục Hy làm ra Tiên Thiên Bát Quái. Đây là những ký hiệu dịch đầu tiên. Dưới đây, lần lượt từ trái sang phải và từ trên xuống dươi, là: a/ Hình Hà Đồ điểm, tương truyền do vua Phục Hy phát hiện trên lưng con Long Mã trên sông Hoàng Hà.b/ Hà đồ điểm phối "Tiên Thiên Bát quái". c/ Cửu cung Hà Đồ phối Tiên Thiên bát quái.2/ Hơn 5000 năm cách ngày nay, Vua Hoàng Đế cùng các triều thần của ngài là Kỳ Bá và Quỷ Du Khu đã cùng viết nên cuốn Hoàn Đế Nội Kinh Tố Vấn. Đây là cuốn sách nổi tiếng về lý luận của đông y. Trong cuốn sách này, những khái niệm về Âm Dương Ngũ hành đều đã được ứng dụng, cả Thiên can, Địa chí và vận khí trong lịch pháp Đông phương - quen gọi Âm lịch. 3/ 4000 năm cách ngày nay, Vua Đại Vũ đi tuần trên sông Lạc Thủy. Ngài nhìn thấy một con rùa thần và những chấm trên mai, đầu, chân và đuôi của nó, căn cứ vào đấy, ngài làm ra Lạc Thư. Từ Lạc Thư ngài làm ra “Hồng Phạm Cửu Trù”. Trong “Hồng Phạm Cửu Trù” nổi tiếng được ghi nhận trong cuốn kinh thư, thì Trù thứ nhất chính là Ngũ Hành. Đồ hình Lạc Thư điểm do vua Đại Vũ phát hiện trên lưng rùa và Hổng phạm cửu trù. 4/ 3000 năm cách ngày nay, theo truyền thuyết vua Chu Văn Vương bị giam ở ngục Dữu Lý, đã căn cứ vào Lạc Thư để làm ra “Hậu Thiên Văn Vương” nổi tiếng. Ngài và con ngài là Chu Công Đán, viết “Soán Từ" và "Hào Từ” để giải thích các ký hiệu Bát Quái trong Chu Dịch.Đồ hình Hậu Thiên bát quái Văn Vương và Lạc Thư phối Hậu Thiên Bát quái. 5/ 2500 năm cách ngày nay, Khổng Tử viết tiếp “Thập Dực” và hoàn chỉnh bộ Kinh Dịch lưu truyền đến bây giờ. Khái niệm Âm Dương lần đầu tiên xuất hiện trong Thập Dực này. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu hiện đại của chính Trung Quốc và quốc tế thì thuyết Âm Dương là sản phẩm của dân tộc Chu và thuyết Ngũ hành của dân tộc Việt, chúng được hòa nhập vào thời Hán. (Theo sách “Chu Dịch và vũ trụ quan” của tác giả GS. Lê Văn Quán – NXB Dân Tộc 1986). Vì họ cho rằng Kinh Dịch ra đời bởi Chu Văn Vương và Chu Công Đán, đồng thời Khổng Tử cũng là một phần tử của nhà Chu. Tuy nhiên cái gọi là thuyết “Âm Dương” đó, chỉ có mỗi một câu: “Nhất Âm, nhất Dương vị chi đạo” trong Thuyết Quái của Khổng Tử viết. Đó cũng là câu duy nhất và cổ nhất nói về Âm Dương trong Kinh Dịch. Câu "Nhất Âm, nhất Dương vị chi đạo” trong thuyết Quái không thể coi là một học thuyết, mà chỉ có thể coi là một khái niệm liên quan đến Âm Dương cổ nhất, thể hiện bằng bản văn. Nhưng đến khi người được coi là Khổng Tử san định Kinh Dịch, thì bộ kinh Dịch được coi là hoàn chỉnh và lưu truyền đến ngày nay.Nhưng, những khái niệm trong Kinh Dịch và Thuyết Âm Dương Ngũ Hành vẫn hết sức mơ hồ. Đến đời Tống, Chu Hy, tức Chu Đôn Di cố gắng giải thích những khái niệm trong Kinh Dịch, Như: Khái niệm "Thái cực", "Âm Dương"; "Ngũ hành"...nhưng không giải quyết được rốt ráo, và Kinh Dịch vẫn là một cuốn kỳ thư hoàn toàn bí ẩn. Vào nửa cuối thế kỷ trước, chính quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã phối hợp với cơ quan văn hóa Liên Hợp Quốc UNESCO, bốn lần tổ chức đại hội khoa học quốc tế, để đi tìm bản chất của Kinh Dịch (Theo sách “Kinh Dịch - Cấu hình tư tưởng của Trung Quốc” tác giả Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh – NXB Khoa Học Xã Hội năm 1999). Nhưng vẫn không thể khám phá được những bí ẩn của kinh Dịch. Người viết cũng xin lưu ý các bạn rằng: Tất cả những đồ hình liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch mà tôi đã mô tả với các bạn ở trên, là: "Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái", "Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái", thực chất chỉ xuất hiện vào đời nhà Tống – tức mới chỉ 1000 năm cách ngày nay. Trong khi đó nó đã được nhắc tới ít nhất là 2500 năm cách ngày nay và xa nhất là 6000 năm cách ngày nay, như tôi đã trình bày. Có lẽ không cần phải chứng minh sự vô lý trong khoảng cách tính bằng Thiên niên kỷ trong một mô hình thể hiện cấu trúc của một học thuyết lại có một khoảng cách xa như vậy. Trên đây, tôi mới chỉ trình bày lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán, đủ để các bạn thấy rõ được sự mâu thuẫn trong quá trình lịch sử hình thành của nó. II. 2. Mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc thuyết Âm Dương Ngũ hành trong bản văn chữ Hán. Một vấn đề nữa tôi cần trình bày với các bạn là: Mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của chính những đồ hình mang tính nguyên lý căn để được ứng dụng rộng khắp trong tất cả mọi lĩnh vực liên quan đến thuyết ngũ hành trong nền văn minh Đông Phương. Đó là đồ hình “Hà Đồ phối Tiên Thiên Bát Quái” và “Lạc Thư phối Hậu Thiên Bát Quái”. Lạc Thư phối Hậu Thiên bát quái. --------Hà Đồ phối Tiên Thiên Bát quái. Trong cuốn “Kinh Dịch - đạo của người quân tử”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã thốt lên: “Nhất là so sánh hình đó với hình Bát Quái thì dù giàu trí tưởng tượng tới mấy, cũng không thể bảo rằng Bát Quái phỏng theo hai đồ hình đó được”. (Sách đã dẫn NXB Văn Học 1994 – trang 18) Ông còn viết rõ rằng: “Trong thiên nhiên đâu có hình như vậy, phải là do óc sáng tạo của loài người. Rõ ràng là Khổng An Quốc, hay một người nào khác đã bịa ra, để cố giảng vũ trụ bằng những con số, tạo nên môn tượng số học cực kỳ huyền bí. Do đó mà đời sau có người lớn tiếng mắng Khổng An Quốc là kẻ có tội nặng nhất với thánh nhân (Ám chỉ Khổng Tử - cụ tổ 12 đời của Khổng An Quốc) đã làm cho Kinh Dịch mất hết ý nghĩa triết lý sâu xa mà biến nó thành một tác phẩm vô nghĩa lý”. Việc dẫn chứng nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê chỉ là một ví dụ, cho đến ngày hôm nay, kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành, vẫn là một sự bí ẩn. Tính mơ hồ và mâu thuẫn ngay trong nội hàm cấu trúc căn để của Kinh Dịch được thể hiện như sau. Với mô hình “Lạc Thư Cửu Cung phối Hậu Thiên Bát Quái”, các bạn cũng thấy rõ, ngoài quái Khảm và quái Chấn phù hợp với tính chất Ngũ Hành của nó được thể hiện bằng mầu Xanh Biển – thủy và màu xanh lá cây – mộc. Thì, ở quái Ly và Đoài vốn được xác định trong Kinh Dịch là Đoài thuộc Kim, độ số 9 – Ly thuộc Hỏa, độ số 7. Nhưng trên mô hình biểu kiến này, các bạn lại thấy được Đoài – Kim lại nằm độ số 7 của Ly – Hỏa và Ly – Hỏa lại nằm ở độ số 9 của Đoài – Kim. Với đồ hình “Hà Đồ phối Tiên Thiên Bát Quái” được mô tả trong cổ thư chữ Hán, chúng ta mới thấy sự vô lý khi: Khảm – Thủy, độ số 1, lại nằm ở độ số 9 thuộc Kim và Ly – Hỏa lại nằm ở độ số 3 thuộc Mộc. Càn - được là Kim thì lại nằm ở độ số 7 thuộc Hỏa; Khôn - được coi là Thổ thì năm ở độ số 1 thuộc Thủy?!?II. 3. Sự bí ẩn trải hàng Thiên niên kỷ của thuyết Âm Dương Ngũ hành qua bản văn chữ Hán, xác định nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của học thuyết này. Yếu tố thứ 3, một trong những tiêu chí để xác định chủ nhân đích thực của một học thuyết thuộc về một nền văn minh nào đó, thì cái nền tảng tri thức của nền văn minh đó, phải phục hồi được những học thuyết đó. Điều này chắc không cần phải chứng minh. Đã hơn hai thiên niên kỷ nay – kể từ khi nền Văn minh Lạc Việc sụp đổ vào 2300 năm cách ngày nay. Nền văn minh chữ Hán không thể phục hồi được thuyết Âm Dương Ngũ hành. Mặc dù tất cả các phương pháp ứng dụng của nó vẫn đang tồn tại. Trong hầu như tất cả các lĩnh vực của cộc sống: gồm Đông y (Y học), Tử vi, dự báo (Khả năng tiên tri đến từng chi tiết của cuộc sống con người), và Địa lý phong thủy (Kiến trúc, xây dựng)…. Có thể nói, chính vì sự mơ hồ từ trong những nguyên lý căn để của cả một hệ thống lý thuyết ("Hà đồ phối Tiên Thiên bát quái" và "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương") với những khái niệm căn bản cấu thành lên học thuyết đó. Cho nên, nó đã kéo theo toàn bộ các phương pháp ứng dụng vào sự huyền bí. Trong đó có Địa Lý phong thủy, là chủ đề chính mà tôi muốn trình bày với các bạn ngày hôm nay. Vì vậy, để phục hồi lại những giá trị đích thực của nền văn minh Đông Phương nhân danh nền văn hiến Việt, chúng tôi đã chứng minh rằng: Nguyên lý căn để của nền Lý Học Đông Phương là: “Hà Đồ Phối Hậu Thiên Lạc Việt”. Các bạn có thể tham khảo các sách đã xuất bản của tôi đã chứng minh nguyên lý căn để này. Đó là sự hợp lý lý thuyết giải thích được mọi vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, tính khách quan và khả năng tiên tri. Đây chính là chuẩn mực để thẩm định một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng của tiêu chí khoa học. Chính trên cơ sở này chúng tôi đã phục hồi lại toàn bộ hệ thống Địa Lý Phong Thủy của nền văn minh Đông Phương. Từ cơ sở này chúng tôi tiếp tục trình bày với các bạn về ngành Địa Lý Phong Thủy Lạc Việt, cũng là chủ đề chính của buổi nói chuyện hôm nay. PHẦN III: ĐỊA LÝ PHONG THỦY LẠC VIỆT. Thưa các bạn. Danh xưng Địa Lý phong thủy Lạc Việt, không phải một trường phái phong thủy, như nhiều người thường hiểu nhầm. Mà là một sự xác định cội nguồn của ngành Địa lý phong thủy Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt và cấu trúc nội hàm hoàn toàn nhân danh khoa học. Cho dù khái niệm khoa học được định nghĩa như thế nào. Trước hết, nó hoàn toàn dựa trên nguyên lý căn để “Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt”, được mô tả qua mô hình dưới đây:Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt Đồ hình này là kết quả của việc đổi vị trí hai quái Tốn Khôn của "Hậu Thiên Văn Vương" và phối với Hà Đồ - nhân danh nền văn hiến Việt. Các bạn xem hình dưới đây: Hậu Thiên Văn Vương .................................. &............................ Hậu Thiên Lạc Việt.(Sự khác biệt nằm ở vị trí quái Tốn/ Khôn). Và thay vì "Hậu Thiên bát quái phối Lạc thư" và mâu thuẫn ngay trong nội hàm cấu trúc của nó - mà tôi đã chứng minh - thì ngược lại: nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt (Đổi chỗ Tốn/ Khôn), hoàn toàn có một cấu trúc hợp lý nội tại với tất cả những vấn đề liên quan đến nó trong toàn bộ học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nó hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tiêu chí khoa học này phát biểu rằng:"Một giả thuyết, hay một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri". Trên cơ sở nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - nhân danh nền văn hiến Việt - tôi đã phục hồi những giá trị nền tảng tri thức căn bản của nền văn minh Đông phương và Kinh Dịch. Đồng thời, xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch bản chất là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh. Ký hiệu bát quái chính là những ký hiệu của một mô hình toán học mô tả học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Theo đúng tiêu chí khoa học xác định:"Một lý thuyết được coi là khoa học thì thì phải có một mô hình toán học mô tả được nó". Trên cơ sở nguyên lý căn để: "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", đã hệ thống hóa hoàn toàn ngành Địa Lý phong thủy Đông phương, thành một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, nhất quán và trở thành một hệ thống phương pháp luận ứng dụng, có sự liên kết nội hàm chặt chẽ trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến nó. Nó không hề rời rạc và mâu thuẫn lẫn nhau, như bốn cái gọi là “trường phái” trong lịch sử của nền văn minh Hán. Chúng tôi đã chứng minh rằng tất cả những trường phái này thực chất là bốn yếu tố tương tác. 1. Bát Trạch: Đây chính là sự tương tác từ trường Trái Đất lên ngôi gia. 2. Loan Đầu: Đây chính là sự tương tác của cảnh quan môi trường cụ thể lên ngôi gia. 3. Dương Trạch Tam Yếu: Đây chính là sự tương tác của cấu trúc hình thể của chính ngôi gia lên chính con người sinh sống trong ngôi gia đó. 4. Huyền Không: Đây chính là sự tương tác của môi trường vũ trụ gần gũi trái đất. Tất cả bốn yếu tố tương tác này làm nên hệ thống lý thuyết ứng dụng của Địa lý Lạc Việt. Như tôi đã trình bày, sự xuất hiện của bốn trường phái này trong nền văn minh Trung Hoa mang tính rời rạc và mâu thuẫn lẫn nhau trong nội hàm cấu trúc về mặt lý thuyết, mà chúng còn mâu thuẫn ngay cả trong lịch sử thời gian xuất hiện. Điều này cho thấy những tri thức của nền văn minh Hán liên quan đến Lý học Đông phương và Địa Lý phong thủy, chỉ là những tri thức chắp vá rời rạc, và đó chỉ là những mảnh vụn còn sót lại đầy bí ẩn, sau khi nền văn minh Việt sụp đổ phía Nam sông Dương Tử vào thế kỷ thứ III TCN (năm 258 TCN). Tôi lấy một ví dụ như sau: Trong phái Bát Trạch thì thường xác định tùy theo tuổi nam hay nữ, để xác định trạch mệnh và xác định người theo Đông – Tây trạch. Ví dụ như người sinh năm 1977, nam là cung Khôn 5 thuộc Tây trạch, nữ là cung Khảm 1 thuộc Đông trạch; năm tiếp theo là 1978, thì nam là cung Tốn 4, nữ là cung Khôn 2….. cứ như thế theo chu kỳ 9 năm quay lại một lần. Rõ ràng đây là một hiện tượng mặc định. Nhưng vấn đề được đặt ra: Căn cứ vào nguyên lý nào để có được sự mặc định như trên?! Theo nghiên cứu của chúng tôi, thì đây chính là nguyên lý của Huyền Không Phi Tinh. Bản trạch mệnh của người nam trong Bát Trạch, chính là sao nhập trung phi tinh theo chiều nghịch của Huyền Không năm đó. Bản trạch mệnh của người nữ chính là sao nhập trung phi tinh theo chiều thuận của Huyền Không năm đó. Nhưng rõ ràng trong lịch sử cổ thư chữ Hán, như tôi đã trình bày ở trên, thì trường phái Huyền Không lại ra đời sau trường phái Bát Trạch ngót cả 1000 năm. Rõ ràng đây là một điều hết sức phi lý. Ở trên đây, tôi chỉ dẫn chứng một ví dụ và không phải là duy nhất về sự bất hợp lý trong cấu trúc nội hàm mang tính lý thuyết nền tảng của Địa lý phong thủy trong bản văn chữ Hán. Đó là những vấn đề sau đây: 1. Sự hình thành những trường phái phong thủy trong cổ thư chú Hán hoàn toàn mâu thuẫn lẫn nhau về tiến trình thời gian trong mối liên kết bản chất của nó. 2. Sự mâu thuẫn giữa các trường phái cho thấy là cấu trúc nội hàm trong hệ thống ứng dụng phong thủy của cổ thư chữ Hán rất mơ hồ. 3. Sự ứng dụng của phong thủy có hiệu quả trong thực tế, trải hàng Thiên niên kỷ, khiến nó tồn tại đến ngày nay, đã chứng tỏ có một chân lý và là thực tại đứng đằng sau hệ thống lý thuyết này. Nhưng qua những bản văn chữ Hán thì chúng ta lại không thể nhận ra một thực tại nào đứng đằng sau lý thuyết này. Khiến cho nó vẫn còn là điều mơ hồ huyền bí suốt hàng ngàn năm nay. Điều này chứng tỏ nền văn minh Hán không phải là chủ nhân đích thực của hệ thống Địa lý phong thủy Đông phương, khi hàng ngàn năm nay, nền văn minh này không thể phục hồi và làm sáng tỏ những bí ẩn của nó. Đây cũng là tiêu chí khoa học để thẩm định một nền văn minh có phải là chủ nhân của một lý thuyết hay không. Nội dung các tiêu chí này phát biểu như sau: 1. Một lý thuyết tồn tại trong nền văn minh nào thì lịch sử phát triển của lý thuyết đó phải phù hợp với sự phát triển của nền văn minh đó. 2. Phải có một cấu trúc hợp lý, nhất quán, hoàn chỉnh trong nội hàm của cấu trúc đó. 3. Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết thì phải có khả năng phục hồi chính học thuyết đó. Xét trong cả 3 tiêu chí này thì nền văn minh Trung Hoa không đáp ứng được bất kỳ tiêu chí nào. Nhưng trên cơ sở xác định nền văn minh Việt, chính là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch - với sự xác định nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", tôi đã phục hồi một cách có tính hệ thống, hoàn chỉnh và toàn diện học thuyết này. Chúng tôi xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch là một hệ thống hoàn chỉnh, chứ không gồm ba bộ phận tách rời như cổ thư chữ Hán vẫn miêu tả trước nay. Các nhà khoa học tinh hoa của nền văn minh hiện nay, họ đã xác định rằng: “Một lý thuyết khoa học thì phải có một hệ thống toán học mô tả được nó". Chúng tôi cũng chứng minh rằng: "Những ký hiệu Bát Quái trong Kinh Dịch chính là hệ thống toán học mô tả nội hàm của học thuyết này". Thưa các bạn, chúng tôi đã xác định rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ (Grand Unification Theory), mà nhân loại đang tìm Sự phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch - nhân danh nền văn hiến Việt - là sự phục hồi một học thuyết đã tồn tại trên thực tế. Tất nhiên, những hệ quả là các phương pháp ứng dụng phổ biến của học thuyết này, như: Địa Lý phong thủy, Đông Y, Dự báo....cũng không thể thuộc về văn minh Hán. IV. KẾT LUẬN. Thưa các bạn. Danh xưng "Địa Lý Lạc Việt", mang một nội hàm ý nghĩa về cội nguồn đích thực của ngành Địa Lý phong thủy thuộc về nền văn hiến Việt. Đồng thời Địa Lý Lạc Việt, cũng hoàn toàn thỏa mãn những chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết khoa học, qua tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng - mà tôi đã trình bày ở trên. Vào ngày 25/12/2009 tại khách sạn La Thành thành phố Hà Nội, với tư cách là Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương, chúng tôi đã tổ chức một buổi hội thảo quy tụ khoảng 400 đại biểu với để tài: “Phong Thủy là khoa học” để chứng minh Địa Lý phong thủy Lạc Việt là một ngành khoa học thực sự. Địa Lý Lạc Việt là sự tập hợp một cách có hệ thống, mô tả một cách nhất quán và hoàn chỉnh tất cả những di sản thuộc về ngành Địa Lý phong thủy học Đông phương. Tất nhiên hệ thống đó và phương pháp ứng dụng của nó, là một sự hiệu chỉnh và phục hồi, trên cơ sở những di sản còn lại của nền văn hiến Việt, đã bị Hán hóa, một cách rời rạc, mơ hồ sai lệch và thiếu tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán và bởi chính sự mâu thuẫn trong nội hàm của nó. Tôi cũng rất mong các bạn lưu ý, rằng: đây không phải là sự phủ nhận hoàn toàn các tri thức cũ. Mà chỉ là sự hiệu chỉnh, phục hồi dựa trên nguyên lý căn để “Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt” mà tôi đã trình bày với các bạn ở trên. Sự khác biệt và nhân danh nền Văn Hiến Việt, chính là nguyên lý căn để này. Do đó, một Địa Lý phong thủy gia Lạc Việt, khi thực hiện một một ca phong thủy, thì họ đã tập hợp tri thức cả bốn trường phái. Tính khoa học và tính bao trùm của Địa Lý Lạc Việt là nó có thể dung nạp không chỉ tất cả những cái gọi là “trường phái” trong bản văn chữ Hán, mà nó còn dung nạp được tất cả các di sản liên quan đến Địa Lý phong thủy còn lưu truyền trong các dân tộc của nền văn minh Đông Phương. Không những vậy, nó có thể tích hợp toàn bộ các tri thức kiến trúc và xây dựng của nền văn minh hiện đại. Điều này đã xác định rằng, tính khoa học, thực sự trong nội hàm của Địa Lý Lạc Việt và sự bao trùm của chân lý cho tất cả những vấn đề liên quan đến nó. Để kết luận cho tiểu luận này, tôi muốn xác định với các bạn, toàn bộ nội dung các vấn đề đã trình bày, như sau: 1/ Danh xưng Địa Lý Lạc Việt không phải là một trường phái. Mà là một danh xưng xác định cội nguồn của một ngành ứng dụng nổi tiếng đã tồn tại và lưu truyền trong nền văn minh cổ Đông Phương, thuộc về nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử, chủ nhân đích thực của nền lý học Đông Phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. 2/ Địa Lý Lạc Việt xác định cội nguồn Lạc Việt, dựa trên nguyên lý căn để của Lý Học Đông phương, được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - là: "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". 3/ Địa Lý Lạc Việt nhân danh khoa học và là một ngành khoa học ứng dụng liên quan đến kiến trúc và xây dựng cổ Đông phương, dù nội hàm khoa học được định nghĩa như thế nào. Địa Lý Lạc Việt mô tả những yếu tố tương tác, mang tính quy luật khách quan của vũ trụ, thiên nhiên và của cấu trúc hình thể một ngôi gia đến cuộc sống của con người. Hay nói rõ hơn bằng một cách khác: Ngành kiến trúc và xây dựng của nền văn minh hiện nay, nền tảng tri thức cốt lõi chỉ gồm hai yếu tố căn bản, là: Tính thẩm mỹ và là cấu trúc vật lý mang tính cơ học trong kiến trúc và xây dựng - thì ngành Địa Lý Lạc Việt xác định tính quy luật tương tác khách quan của thiên nhiên, vũ trụ, hình thể nhà với con người sống trong một ngôi gia. Nền tảng tri thức của Địa Lý Lạc Việt có thể tích hợp được một cách hoàn hảo toàn bộ tri thức của ngành kiến trúc xây dựng hiện đại. Chứng tỏ nó phải hàm chứa một chân lý bao trùm liên quan đến kiến trúc và xây dựng, khi có sự hội nhập giữa hai nền văn minh. 4/ Địa Lý Lạc Việt được xác định là hệ quả ứng chuyên ngành của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Đồng thời nó cũng xác định rằng: Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch là một hệ thống lý thuyết vũ trụ quan hoàn chỉnh, mô tả toàn bộ lịch sử vũ trụ từ giây /0/ cho đến hôm nay. Nó cũng mô tả toàn bộ những quy luật tương tác và vận động của vũ trụ qua khả năng tiên tri. Kinh Dịch chính là những ký hiệu toán học siêu công thức, mô tả nội hàm của thuyết âm dương ngũ hành. Thưa các bạn. Tất cả những điều tôi trình bày với các bạn hôm nay, trong thời gian giới hạn có thể làm các bạn tin hay không tin vào điều mà chúng tôi đã nghiên cứu và công bố vào nhiều năm nay. Nhưng tôi hy vọng là: những điều mà tôi đã giới thiệu bằng văn bản và sự trình bày trực tiếp của tôi với các bạn ngày hôm nay sẽ tạo ra nguồn cảm hứng, để các bạn tiếp tục có hứng thú khám phá các bí ẩn của nền văn minh Đông Phương và giá trị đích thực của nền văn hiến Việt. Xin cảm ơn Ban tổ chức và các bạn đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi chia sẻ những ý tưởng của tôi về một hệ thống tri thức cổ xưa trong ngành kiến trúc và xây dựng. Xin Ban tổ chức, các bạn nhận lời chúc một cuộc đời hạnh phúc và an lành đến với mọi người có mặt nơi đây. Trân trọng Sài Gòn 19. 11. 2018. Nguyễn Vũ Tuấn Anh. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 12, 2018 DI TÍCH KHẢO CỔ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA LÝ CỔ ĐÔNG PHƯƠNG - CÁCH HƠN 6000 NĂM TRƯỚC.Cá nhân tôi - Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - luôn chỉ coi di vật khảo cổ là một giá trị trực quan, chứng minh một cách sắc sảo cho một hệ thống lý thuyết khoa học liên quan đến nó. Không cần đến sự phát hiện - được mô tả trong bài viết dưới đây - tôi cũng xác quyết về mặt lý thuyết về cội nguồn Địa Lý phong thủy Đông phương nói riêng và toàn bộ hệ thống Lý học của nền văn minh Đông phương - mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành - thuộc về nền văn hiến Việt. Rõ ràng đây là một di sản khảo cổ xác định những giá trị tri thức tinh hoa Đông phương xuất hiện ở Nam Dương tử, có trước cả lịch sử hình thành dân tộc Hán. ===================== PHỤ LỤC. MỘ RỒNG.徐韶杉:从阴宅风水看仰韶天文 Từ Thiều Sam: Tòng âm trạch khán Ngưỡng Thiều thiên văn 2011-01-07 来源:中国建筑风水文化网 作者:一鸣 Xu Shao Shan: Nhìn Yangshao thiên văn học từ Amityville Horror phong thủy 2011-01-07 Nguồn: Trung Quốc Kiến trúc Văn hóa Phong Thủy Tác giả: Yiming 字号:T|T|T 内容摘要: 1987 年五月在河南省濮阳市西水坡(pha:dốc) 发现了仰韶文化遗址。西水坡位于濮阳县城老城墙的北侧,原是濮阳老城内的一块低洼地,该墓葬是西水坡考古现场发现的第45座古墓,考古命名为西水坡45号墓 Tóm tắt: KHÁM PHÁ THIÊN VĂN HỌC NGƯỠNG THIỀU TỪ NGÔI MỘ CỔ Tác giả: Nhất Minh Vào tháng năm 1987, tại dốc Tây Thủy, trấn Bộc Dương, tỉnh Hà Nam, phát hiện di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều. Dốc Tây Thủy nằm ở phía bắc của bức tường thành phố cũ Bộc Dương, phát hiện ra nghĩa trang với 45 ngôi mộ. Ngôi số 45 được khảo sát đặc biệt. Định tuổi bằng C14, ngôi một có niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135 năm), thuộc trung kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều. Đầu mộ quay về hướng nam, chân phía bắc, phía đông là một con rồng làm bằng vỏ sò, có móng vuốt, sống động như thật; phía tây của nó giống như một con hổ bằng vỏ sò, đầu lặng lẽ, uy nghi; phần bụng con hổ bằng vỏ sò có hình giống hoa mai. Phía bắc là hình tam giác bằng vỏ sò và hai xương chày của con người. Ngôi mộ số 45 có ba người tuẫn táng ở ba hướng Đông, Tây, Bắc, được chôn theo một độ xiên cố ý nào đó. Dưới chân mộ chủ có hình tam giác và hai ống xương chày trẻ em từ ngôi mộ số 31. Hiện tượng và kết luận: 1. Đầu tiên, Mộ Bộc Dương số 45 có hình thanh long bạch hổ và 28 địa điểm đồ hình mộ sơn tương ứng với đồ hình thanh long bạch hổ, (cho thấy) thanh long bạch hổ đồ của mộ Bộc Dương số 45 là tứ tựơng đồ. Theo hình dạng và kích thước của thanh long bạch hổ trong mộ Bộc Dương 45 thấy bảy con số phù hợp vị trí có thể được xác định 28 địa điểm đã được thiết lập tại thời điểm chôn cất. 2. xa nhất về phương nam theo hướng tý ngọ của mộ 45 là mộ số 31. chủ nhân mộ số 31ở phái cực nam là một đồng nữ, là thần hạ chí. Ba nạn nhân hiến tế trong mộ 45 thì một là biểu tượng của thần Xuân phân (phía Đông,đồng nam), thần Thu phân (phía Tây,đồng nữ) và thần Đông chí(Bắc,đồng nam),tại đây chu kỳ mùa được hoàn tất. Người xưa đã có một niềm tin văn hóa rất đầy đủ: Đông, Xuân là dương, được biểu thị bằng đồng nam; Hạ Thu là âm được biểu thị bởi đồng nữ. 3.Thứ ba, trong phần bụng con hổ bằng vỏ sò ở ngôi mộ số 45, có một loạt các vỏ sò nằm rải rác. Đống này nằm trong bụng của con hổ bằng vỏ sò, đồ hinh ngọn lửa trong bụng con hổ chỉ nhằm để khẳng định lẫn nhau. Trong đồ án của ngôi mộ 45 với mô hình đồ án đối chiếu, chúng phản ánh chính xác cùng một nội dung, hình ảnh là một "bản đồ sao." Trong bụng hổ là mặt trời hình hoa mai, theo thông lệ là ngày Xuân phân. Khái quát, ngôi mộ được sắp xếp theo tượng sao lúc hoàng hôn ngày Xuân phân. 4.Đo bằng con số ngôi mộ có sẵn ∠ BP'P = ∠ B'P'P = 24 ° 00 ', Thứ hai, theo những vỏ sò trong bụng con hổ có hình hoa mai là mặt trời, theo tiền lệ đó là quỹ đạo của sao vào ngày Xuân phân. 5. Đêm quan sát sao Bắc Dẩu, ngày dựng tiêu. Dưới chân chủ nhân ngôi mộ số 45 có hình tam giác nhỏ và hai xương chày trẻ em. Xương chày như cán của chòm Bắc Đẩu. Bắc Đẩu được người xưa dùng trong chiêm tinh học,đêm quan sát Bắc Đẩu, ngày dựng tiêu đo bóng. Phương pháp cắm tiêu đo hình cổ nhất là người xưa thông qua bóng trên cơ thể người thay đổi phương hướng mà dần dần học được cách thiết kế, đó là “tiêu.” Do cơ thể con người, cọc tiêu và thời gian có mối quan hệ đặc biệt, vì vậy người xưa gọi là thời gian đo đùi, ý nghĩa của chân đùi con người.Bắc Đẩu đồ trong ngôi mộ Bộc Dương 45, chân, tiêu và thời gian liên kết lại, phản ánh người xưa thông qua dựng tiêu đo bóng và quan trắc Bắc Đẩu để xác định thời điểm. 6 Để xương chày như cán của chòm sao Bắc Đẩu, xác định bốn tượng kiến lập trên quan sát tại Bắc đẩu. 7 Tôn thờ vật tổ của Trung Quốc tồn tại trong 6500 năm trước. Từ tính toán vị trí tứ tượng đồ tinh, người xưa tiến hành tối thiểu 100.000 quan sát chiêm tinh trước khi bắt đầu ghi chép 8 Đây là lần đầu tiên ở Trung Quốc phát hiện bố cục âm trạch phong thủy, quyết định phương hướng phát triển của phong thủy sau này. 9. Ngôi mộ số 45 đầu hình bán nguyệt, chân mộ vuông chứng tỏ quan niệm trời tròn đất vuông đã hình thành 10. Theo 28 địa điểm và chia ra bốn thần cho thấy 6500 trước đã nắm được sự vận hành của năm và sáng tạo các hệ thống thiên văn can chi. 1987 年五月在河南省濮阳市西水坡发现了仰韶文化遗址。西水坡位于濮阳县城老城墙的北侧,原是濮阳老城内的一块低洼地,该墓葬是西水坡考古现场发现的第45座古墓,考古命名为西水坡45号墓。 经碳十四测定,并经树轮较正,此墓大概是6460年(正负135年)以前的,属于新石器时代仰韶文化中期。墓主人头居南、足朝北,其东为一蚌壳塑龙像,张牙舞爪,栩栩如生;其西为蚌壳塑虎像,缓步平视,威风凛凛;虎胃部的蚌成梅花状。其北为蚌壳塑三角形和人的两根胫骨构成的图案。45号墓中3具殉葬人的摆放位置在墓穴中东、西、北三个方向,并特意斜置形成一定的角度。通过骨架鉴定,殉葬人的年龄都在12岁至16岁之间,他们的头部有刀砍的痕迹,都属于非正常死亡。Ngôi mộ số 45 có ba ngườituẫn táng ở ba hướng Đông, Tây, Bắc, được chôn theo một độ xiên cố ý nào đó. 濮阳西水坡45号墓的墓主人脚下小小的三角形和两根小孩儿胫骨来自31号墓中。 濮阳西水坡45号墓实拍图 濮阳西水坡45号墓示意图 濮阳西水坡45号墓分析图 Bộc Dương Tây Thủy pha số 45 mộ tích đồ 濮阳西水坡45号墓的青龙白虎图和曾侯乙墓漆箱盖28宿青龙白虎图对比 Bộc Dương Xishuipo lăng mộ của các con số Rồng 45 ngôi mộ hổ và sơn bao gồm 28 địa điểm Rồng Bạch Hổ biểu đồ so sánh 濮阳西水坡31号墓 濮阳西水坡45号墓与31号相对位置 现象与结论: 一、濮阳西水坡45号墓的青龙白虎图和曾侯乙墓漆箱盖28宿青龙白虎图对比,濮阳西水坡45号墓的青龙白虎图为四象图;根据濮阳西水坡45号墓的青龙白虎图的形状大小与青龙白虎七星所处位置一致,可以确定28宿在墓葬时已确立。 二、在位于45号墓的子午线最南方有31号墓。位于遗址最南端的31号墓的主人(女童)是司掌夏至的神,而45号墓中的3具殉葬人则分别象征着春分神(东)(男童)、秋分神(西)(女童)和冬至神(北)(男童),四时的演变在这里表现完整。 古人当时已经有了很完整的文化观念:认为春分、秋分、夏至、冬至是由四位天文官分别掌管的,即“分至四神”;冬春为阳以男童表示,夏秋为阴以女童表示。 三、在45号墓蚌壳虎的腹部,有一堆散乱的蚌壳。这堆位于虎腹下的蚌壳,与曾侯乙墓中虎腹下的火形图案正好可以相互印证。将濮阳西水坡45号墓中的图案与曾侯乙墓漆箱盖上图案对照,它们反映的内容完全一致,证实蚌塑图像就是一幅“星图”。虎胃部的蚌成梅花状为太阳,此即春分日躔胃宿。该墓是按春分日落时的星象布置。四、由墓图实测可得∠BP'P=∠B'P'P=24°00',其次根据虎胃部的蚌成梅花状为太阳,此即春分日躔胃宿 (triền vị túc) 。证实六千五百年前的先民早已测得的黄赤交角为24°。并有可能建立24节气。 五、夜观北斗,白天立表。濮阳西水坡45号墓的墓主人脚下小小的三角形和两根小孩儿胫骨。胫骨当作北斗斗柄。北斗是古人来计时的星象,夜观北斗,白天用立表测影。最古老的立表测影的方法是古人通过对人体影子的方向的改变而逐渐学会的,最初的测影工具只是模仿人体来设计,这就是“表”。 正因人体、表与时间具有这种特殊关系,所以古人把计量时间的表叫作髀,而髀的意思是人的腿骨。濮阳西水坡45号墓中的北斗图,把腿骨、表和时间这三个方面联系起来,体现了古人通过立表测影和观测北斗来决定时间这两种方法的结合。 六、以胫骨作北斗斗柄,四象的确定是建立在北斗观察之上的。 七、中国的图腾崇拜在6500年前已存在。从四象图星体位置计算,古人最低下线为10万前就开始对星象观察记录。 八、它是中国最早的阴宅风水布局,对后来的风水发展起到决定性指导方向。 九、45号墓主人头部墓室呈半圆形,腿部墓室呈方形。显示天圆地方盖天学已形成 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2018 VIDEO CLIP BUỔI THUYẾT GIẢNG VỀ ĐỊA LÝ LẠC VIỆT TẠI ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HANOI. Thưa quý vị và các bạn. Đây là chương trình có chủ đề "Đa dạng văn hóa và môi trường Châu Á" do Nhật Bản tài trợ. Chương trình gồm 15 bài giảng với các giáo sư uy tín quốc tế tham gia. Buổi thuyết giảng về Địa Lý Lạc Việt này chia làm ba phần.Phần I - Do Giáo sư Tiến Sĩ Vật Lý Kiến Trúc Nguyễn Văn Muôn phụ trách. Phần II - Do Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh trình bày về bản chất Địa Lý Lạc Việt. Phần III - Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh trả lời những câu hỏi của sinh viên tham gia. Hân hạnh giới thiệu phần I của loạt video clip này. PHẦN 1 GSTS VAT LY KIEN TRUC NGUYEN VAN MUON. PHẦN II. Bài trình bày của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh về nội hàm của Địa Lý Lạc Việt. PHẦN III.Bài trình bày của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh về nội hàm của Địa Lý Lạc Việt. Share this post Link to post Share on other sites