Guest

TƯƠNG SINH Và TƯƠNG KHẮC TRONG NGŨ HÀNH

2 bài viết trong chủ đề này

NGÔN NGỮ VIỆT TRONG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

TƯƠNG SINH Và TƯƠNG KHẮC 

Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất vũ trụ, mô tả lịch sử từ hình thành từ giây /O/ của vũ trụ đến mọi quy luật vận động tương tác của mọi dạng tồn tại của vật chất cho đến ngày hôm nay, với khả năng tiên tri. Nó mô tả sự tồn tại của các hạt vật chất nhỏ nhất đến sự vận động của các Thiên hà khổng lồ. giải thích mọi vấn đề và sự kiện, liên quan đến cuộc sống, xã hội và con người với tính qui luật, tính khách quan và  khả năng tiên tri.

Cho tới ngày nay, chúng ta vẫn ứng dụng và chấp nhận những sự mặc định,  tồn tại từ hàng ngàn năm và đa số cho rằng học thuyết đồ sộ này thuộc về nền văn minh Hoa hạ.
Tuy nhiên, định nghĩa về Ngũ Hành sinh khắc từ cổ thư chữ Hán còn lưu truyền lại tới nay đều định hướng cho một suy luận sai lệch về Ngũ Hành SINH-KHẮC và một hệ lý thuyết rời rạc, chắp vá dẫn tới tranh cãi không có hồi kết.

Trong toàn bộ sách Lý Học, Thuật số thì chúng ta chỉ  một định nghĩa hết sức ngắn gọn như sau:
Trích:

“Ngũ hành chỉ 5 loại vật chất gồm: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ luôn vận động chuyển hóa “Ngũ” trong ngũ hành chỉ 5 loại vật chất cơ bản hoặc nguyên tố cơ bản cấu thành nên thế giới. Kim loại, nước, cây,lửa, và đất. “Hành là chỉ mối liên hệ với nhau trong vận động chuyển hóa của 5 loại vật chất đó”

 

Đây là đoạn trích dẫn từ cuốn “Táng Thư” một trong tứ khố toàn thư do Quách Phác đời Tấn trứ tác, được dịch ra Việt ngữ hiện đang được lưu hành trên các giá sách.

Trong cuốn "Tam mệnh thông hội", một cuốn sách trong bộ tứ khố toàn thư đồ sộ, được dịch ra Việt ngữ  thì chúng ta có được nhiều thông tin giải thích về Thái Cực, Âm Dương và Ngũ Hành. Tuy nhiên, đúc kết phần Ngũ Hành Sinh khắc chúng ta cũng có được định nghĩa như hình ảnh dưới đây

 

 

 

tuong sinh khac.jpg

Đây là hai đại diện tiêu biểu cho định nghĩa về Ngũ Hành Sinh Khắc mà tất cả những người đam mê thuật số đều thuộc lòng.

Tới đây chúng ta dễ dàng nhận thấy, Ngũ hành theo cổ thư Hán đều được định danh là 5 loại vật chất và từ đó, từ ghép “TƯƠNG SINH –TƯƠNG KHẮC五行相生相克  Có được định nghĩa về từ.

Tôi có tham khảo một số bạn giỏi tiếng Trung về mặt ngôn ngữ thuần túy thì có được các thông tin sau:

Theo bạn có nick face book là Sơn Nguyễn Sơn thì :
[ “
五行相生相克 từ này trong các sách về thuật số TQ thường đều có ạ. Từ điển không phải tất cả các từ đều có đâu ạ”].

Bạn Ruan Minh:

["Nếu là từ theo tên của ai đó là TƯƠNG SINH thì CHỈ có cách là chọn từng từ để lấy ý nghĩa phù hợp . Ngoài ra nếu TƯƠNG SINH theo hai từ đi liền nhau thì hầu như là từ ghép, mà thường lấy từ tương sinh trong cụm từ :TƯƠNG SINH TƯƠNG KHẮC thì là hai chữ "相生"].

Theo bạn có nịck Facebooj Hai Anh Vu:

["Theo từ điển của họ thì tương sinh chỉ sử dụng trong ngũ hành còn ngoài ra thì không dùng vào hoàn cảnh khác ạ"].

Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Lãn Miên thì không có từ TƯƠNG SINH -TƯƠNG KHẮC trong ngôn ngữ Trung Hoa mà đây là từ ghép của hai từ TƯƠNG và SINH hoặc TƯƠNG VÀ KHẮC.  Vậy nên cho dù có thêm chữ TƯƠNG đằng trước từ SINH và KHẮC thì vẫn chỉ hiểu là SINH và KHẮC bởi từ TƯƠNG ko có ý nghĩa khi ghép với từ SINH và KHẮC.

Chúng ta sẽ tham khảo ý nghĩa các từ TƯƠNG, SINH và KHẮC theo từ điển Hán –Hán Nôm

I/ TƯƠNG

tuong.jpg

Chữ "Tương" trong chữ " tương sinh hay tương khắc như hình ảnh dưới đây. Chữ này bên trái là chữ mộc (là cây hay là 1 trong 5 ngũ hành,...) Bên phải là chữ mục ( là con mắt hay là nhìn,..). Chữ tương này còn có thể đọc là tướng cũng được, chữ này có thể dùng làm phó từ (hỗ tương: 互相 qua lại), danh từ (tể tướng 宰相), hay động từ (tướng du 相攸 kén nơi đáng lấy làm chồng). Vậy là chúng ta có thể thấy, từ TƯƠNG trong tiếng Trung hoàn toàn là từ có tính chất phụ, tức là được thêm vào bởi nó có thể là TƯỚNG trong Tướng quân, hay Tướng trong từ Tể tướng.

 

 

 

Trong ngôn ngữ Việt thì Tương là Tương mà Tướng là Tướng, nên từ ghép Tương Sinh có ý nghĩa cụ thể. Còn từ Tương theo ý nghĩa này khi ghép với Sinh vẫn sẽ có ý nghĩa là SINH mà thôi.

Các chữ Tương khác trong tự điển:

 


A/ Chữ  tương  xiāng Bộ 187 mã [17, 27] U+9A64

 

  1. (Danh) Ngựa có chân sau bên phải màu trắng.
  2. (Động) Chạy nhanh, nhảy lên.
  3. (Động) Ngẩng lên.

B/ Chữ  tương xiāng Bộ 140 thảo [9, 13] U+8459

 

(Danh) Thanh tương  tục gọi là dã kê quan  hoa mồng gà.

C/ Chữ  tương  jiāng Bộ 142 trùng [11, 17] U+87BF

 

  1. (Danh) Hàn tương  một loài côn trùng giống như ve sầu nhưng nhỏ hơn

D. Chữ  tương xiāng Bộ 145 y [11, 17] U+8944

 

 

 

  1. (Động) Giúp đỡ, phụ tá. Đoạn Ngọc Tài "Tương: Kim nhân dụng tương vi phụ tá chi nghĩa, danh nghĩa vị thường hữu thử".    (Thuyết văn giải tự chú , Y bộ ). Như: tương trợ  giúp đỡ, tương lí  giúp làm.
  2. (Động) Bình định. Chương Bỉnh Lân Xuất xa nhi Hiểm Duẫn tương, Nhung y nhi Quan, Lạc định  (Ngụy Vũ Đế tụng ).
  3. (Động) Hoàn thành, thành tựu. Như: tương sự  nên việc, xong việc. Tả truyện  "Táng Định Công. Vũ, bất khắc tương sự, lễ".  (Định Công thập ngũ niên ).
  4. (Động) Tràn lên, tràn ngập. Lịch Đạo Nguyên Ba tương tứ lục, tế ngư bôn bính, tùy thủy đăng ngạn, bất khả thắng kế (Thủy kinh chú , Lỗi thủy ).
  5. (Động) Trở đi trở lại, dời chuyển. Thi Kinh Kì bỉ Chức Nữ, Chung nhật thất tương  (Tiểu nhã , Đại đông ) Chòm sao Chức Nữ ba góc, Suốt ngày dời chuyển bảy giờ.
  6. (Động) Dệt vải. Hàn Dũ "Đằng thân khóa hãn mạn, Bất trước Chức Nữ tương " (Điệu Trương Tịch 調).
  7. (Động) Trừ khử, trừ bỏ. Thi Kinh Tường hữu tì, Bất khả tương dã  (Dung phong , Tường hữu tì ) Tường có cỏ gai, Không thể trừ khử được.
  8. (Danh) Ngựa kéo xe. § Thông tương . Như: thượng tương  ngựa rất tốt. Thi Kinh Lưỡng phục thượng tương, Lưỡng sam nhạn hàng  (Trịnh phong , Thái Thúc ư điền ) Hai ngựa thắng hai bên phía trong là thứ ngựa rất tốt, Hai ngựa thắng hai bên phía ngoài như hàng chim nhạn.
  9. (Danh) Một phương pháp gieo hạt thời xưa.
  10. (Danh) Họ Tương.

E/ Chữ  tương jiàng Bộ 164 dậu [11, 18] U+91AC
(Danh) Thịt băm nát. § Cũng như hải .

  1. (Danh) Thức ăn nghiền nát. Như: quả tương  món trái cây xay nhuyễn, hoa sanh tương  đậu phụng nghiền.

 

 

  1. (Danh) Món ăn dùng các thứ đậu, ngô, gạo, ngâm ủ nấu gạn, cho muối vào nghiền nát. Như: thố tương  tương chua giấm, điềm miến tương  tương ngọt.
  2. (Tính) Đã ướp, ngâm, tẩm (với dầu, muối). Như: tương qua  dưa ướp, tương thái  món (rau) ngâm.
  3. (Động) Ngâm, ướp, tẩm (thức ăn).

G/Chữ  tương, nhương xiāngráng Bộ 167 kim [17, 25] U+9472
(Động) Vá, nạm, trám. Như: tương nha  trám răng. Tam quốc diễn nghĩa Bàng khuyết nhất giác, dĩ hoàng kim tương chi  (Đệ lục hồi) Bên cạnh (viên ấn ngọc) sứt một góc, lấy vàng trám lại.

  1. (Danh) Một loại binh khí thời xưa, giống như kiếm.
  2. Một âm là nhương. (Danh) Bộ phận làm mô hình ở trong khuôn đúc đồ đồng, đồ sắt.

H/Chữ  tương  xiāng Bộ 120 mịch [9, 15] U+7DD7

 

  1. (Danh) Lụa vàng nhạt. § Ngày xưa hay dùng để đựng sách hay bao sách, nên gọi sách vở quý báu là phiếu tương  hay kiêm tương . Quan Hán Khanh "Độc tận phiếu tương vạn quyển thư"  (Đậu nga oan ) Đọc hết sách quý cả vạn cuốn.
  2. (Tính) Vàng nhạt. Nhạc phủ thi tập Tương khỉ vi hạ quần, Tử khỉ vi thượng nhu  (Mạch thượng tang ) Lụa vàng nhạt làm váy, Lụa tía làm áo ngắn.


i/Chữ  tương xiāngráng Bộ 120 mịch [17, 23] U+7E95

 

  1. (Động) Mang, đeo. Khuất Nguyên Kí thế dư dĩ huệ tương hề, hựu thân chi dĩ lãm chỉ  (Li tao ) Bị phế bỏ rồi, ta lấy cỏ bội lan đeo hề, lại còn hái cỏ chỉ.

K/ Chữ 漿 tương  jiāngjiàng Bộ 85 thủy [11, 15] U+6F3F
 

 

  1. (Danh) Chỉ chung chất lỏng sền sệt. Như: đậu tương 漿 sữa đậu nành, nê tương 漿 bùn loãng. Đỗ Phủ Khu nhi la tửu tương 漿 (Tặng Vệ Bát xử sĩ ) Xua con đi bày rượu và thức uống.
  2. (Danh) Hồ (để dán). Như: tương hồ 漿 hồ để dán.
  3. (Động) Hồ, dùng nước pha bột để hồ quần áo. Như: tương y phục 漿 hồ quần áo, tương tẩy 漿 giặt và hồ. Thủy hử truyện Đãn hữu y phục, tiện nã lai gia lí tương tẩy phùng bổ 便漿 (Đệ thập hồi) Hễ có quần áo, xin cứ đem lại nhà này giặt giũ khâu vá.


L/ Chữ  tươngxiāng Bộ 96 ngọc [17, 21] U+74D6

 

  1. (Danh) Ngọc trang sức trên dây đái ngựa.
  2. (Động) Nạm, trám. § Cũng như tương .

M/ Chữ  tương, sương xiāng Bộ 118 trúc [9, 15] U+7BB1
(Danh) Hòm xe, toa xe. Như: xa tương  chỗ trong xe để chở người hoặc đồ vật.

  1. (Danh) Hòm, rương. Như: bì tương  hòm da (valise bằng da), phong tương  bễ quạt lò, tín tương  hộp thư.
  2. (Danh) Kho chứa. Như: thiên thương vạn tương  ngàn vựa muôn kho, ý nói thóc nhiều lắm.
  3. (Danh) Chái nhà. § Thông sương .
  4. (Danh) Lượng từ: thùng, hòm, hộp. Như: lưỡng tương y phục  hai rương quần áo, tam tương thủy quả  ba thùng trái cây.
  5. § Ghi chú: Ta quen đọc là sương.

N/ Chữ  tương, sương xiāng Bộ 85 thủy [9, 12] U+6E58
(Danh) Sông Tương. § Ta quen đọc là sương.

O/ Chữ  tương, tướng xiāngxiàng Bộ 109 mục [4, 9] U+76F8
(Phó) Lẫn nhau (bên này và bên kia qua lại, cùng có ảnh hưởng). Như: hỗ tương  qua lại, tương thị nhi tiếu  nhìn nhau mà cười. Thôi Hộ Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng  (Đề đô thành nam trang ) Năm ngoái vào ngày hôm nay, ở trong cửa này, Mặt nàng cùng với hoa đào phản chiếu nhau thắm một màu hồng.

  1. (Phó) Với nhau (kết quả so sánh hai bên). Như: tương dị  khác nhau, tương tượng  giống nhau, tương đắc ích chương thích hợp nhau thì càng rực rỡ, kì cổ tương đương  cờ trống ngang nhau (tám lạng nửa cân).
  2. (Phó) Cho nhau (qua lại nhưng chỉ có tác động một bên). § Ghi chú: Phó từ biến nghĩa thành đại danh từ: tôi, anh, ông ta, v.v. (tùy theo văn mạch). Như: hà bất tảo tương ngữ?  sao không sớm cho tôi hay? Sưu thần hậu kí Nãi ngữ lộ nhân vân: Dĩ cẩu tương dữ  (Quyển cửu) Bèn nói với người đi đường: Cho anh con chó này. Hậu Hán Thư Mục cư gia sổ niên, tại triều chư công đa hữu tương thôi tiến giả  (Chu Nhạc Hà liệt truyện ) (Chu) Mục ở nhà mấy năm, tại triều đình có nhiều người tiến cử ông ta.
  3. (Danh) Chất, bản chất. Thi Kinh Kim ngọc kì tương  (Đại nhã , Vực bốc ) Chất như vàng ngọc.
  4. Một âm là tướng. (Danh) Dung mạo, hình dạng. Như: phúc tướng  tướng có phúc, thông minh tướng  dáng dấp thông minh. Tây du kí 西(Tôn Hành Giả) hiện liễu bổn tướng () (Đệ tam thập ngũ hồi) (Tôn Hành Giả) hiện ra hình dạng thật của mình.
  5. (Danh) Chức quan tướng cầm đầu cả trăm quan. Như: tể tướng thừa tướng tướng quốc .
  6. (Danh) Tên chức quan có từ đời Hán, tương đương chức thái thú một quận.
  7. (Danh) Người giúp lễ. § Ngày xưa tiếp khách, cử một người giúp lễ gọi là tướng.
  8. (Danh) Người dẫn dắt kẻ mù lòa. Tuân Tử Nhân chủ vô hiền, như cổ vô tướng  (Thành tướng ) Bậc làm chúa không có người hiền tài (giúp đỡ), thì cũng như kẻ mù lòa không người dẫn dắt.
  9. (Danh) Tên một nhạc khí thời xưa, giống như trống, đánh lên để giữ nhịp chung.
  10. (Danh) Tiếng hát giã gạo. Lễ Kí Lân hữu tang, thung bất tướng  (Khúc lễ thượng ).
  11. (Danh) Chỉ vợ.
  12. (Danh) Hình chụp. Lỗ Tấn Giá trương tướng chiếu đích ngận hảo  (Trí mẫu thân ).
  13. (Danh) Trên cột tay đàn tì bà có bốn hoặc sáu khối làm bằng ngà voi, sừng trâu, gỗ hồng... dùng để xác định âm vị.
  14. (Danh) Tên riêng chỉ tháng bảy âm lịch.
  15. (Danh) Sao Tướng.
  16. (Danh) (Thuật ngữ Phật giáo) Chỉ hình trạng bên ngoài sự vật.
  17. (Danh) Họ Tướng.
  18. (Động) Xem, coi, thẩm xét. Tả truyện Lượng lực nhi hành chi, tướng thì nhi động  (Ẩn Công thập nhất niên ) Lượng sức và xem thời cơ mà hành động.
  19. (Động) Xem để đoán lành xấu phúc họa. Sử Kí Tướng quân chi diện, bất quá phong hầu, hựu nguy bất an  (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Coi tướng diện ngài, thì chỉ phong hầu là cùng, mà lại bấp bênh chứ không yên vững.
  20. (Động) Giúp đỡ, phụ trợ. Như: tướng phu giáo tử  giúp chồng dạy con. Phù sanh lục kí Tuyệt xứ phùng sanh, diệc khả vị cát nhân thiên tướng hĩ  (Khảm kha kí sầu ) Chỗ đường cùng gặp lối thoát, cũng có thể bảo rằng trời giúp người lành vậy.
  21. (Động) Cho làm tướng.
  22. (Động) Kén chọn. Như: tướng du  kén nơi đáng lấy làm chồng. Tam quốc diễn nghĩa Lương cầm tướng mộc nhi tê, hiền thần trạch chủ nhi sự  (Đệ lục thập ngũ hồi) Chim khôn lựa cây mà đậu, tôi hiền chọn chúa mà thờ.
  23. (Động) Cai quản, cầm đầu, cai trị. Liễu Tông Nguyên Thị túc vi tá thiên tử, tướng thiên hạ pháp hĩ  (Tử Nhân truyện ) Là đủ để phò vua, cai quản phép tắc của thiên hạ vậy.

1[隱相] ẩn tướng 2[倒履相迎] đảo lí tương nghênh 3[同惡相濟] đồng ác tương tế 4[同惡相助] đồng ác tương trợ 5[同病相憐] đồng bệnh tương liên 6[白衣卿相] bạch y khanh tướng 7[蚌鷸相持] bạng duật tương trì 8[寶相] bảo tướng 9[不相得] bất tương đắc10[不相干] bất tương can 11[不相能] bất tương năng 12[布衣卿相] bố y khanh tướng 13[卜相] bốc tướng 14[拜相] bái tướng 15[皮相] bì tướng 16[骨肉相殘] cốt nhục tương tàn 17[骨相] cốt tướng 18[窮相] cùng tướng 19[針芥相投] châm giới tương đầu 20[真相] chân tướng 21[照相] chiếu tướng 22[宮相] cung tướng 23[名相] danh tướng 24[面面相窺] diện diện tương khuy 25[互相] hỗ tương 26[旗鼓相當] kì cổ tương đương 27[內相] nội tướng 28[相對] tương đối 29[腳頭] tương cước đầu 30[相配] tương phối 31[相關] tương quan 32[首相] thủ tướng 33[丞相] thừa tướng


O/Chữ  tương, tướng, thương jiāngjiàngqiāng Bộ 41 thốn [8, 11] U+5C07

 

  1. (Phó) Sẽ, có thể. Luận Ngữ Quý Thị tương phạt Chuyên Du  (Quý thị ) Họ Quý có thể sẽ đánh nước Chuyên Du.
  2. (Phó) Sắp, sắp sửa. Như: tương yếu  sắp sửa. Luận Ngữ Điểu chi tương tử, kì minh dã ai; nhân chi tương tử, kì ngôn dã thiện  (Thái Bá ) Con chim sắp chết, tiếng kêu bi ai; người ta sắp chết, lời nói tốt lành.
  3. (Phó) Gần (số lượng). Mạnh Tử Tương ngũ thập lí dã  (Đằng Văn Công thượng ) Gần năm mươi dặm.
  4. (Phó) Vừa, vừa mới. Như: tương khốc tựu tiếu  vừa mới khóc đã cười, tha tương tiến môn một nhất hội nhi  anh ta vừa mới vào cửa không bao lâu.
  5. (Động) Tiến bộ, tiến lên. Thi Kinh Nhật tựu nguyệt tương  (Chu tụng , Kính chi ) (Mong) ngày tháng được thành công, tiến bộ.
  6. (Động) Cầm, giữ, đem. Như: tương tửu lai  đem rượu lại.
  7. (Động) Giúp đỡ, phù trợ. Thi Kinh Lạc chỉ quân tử, Phúc lí tương chi  (Chu nam , Cù mộc ) Vui thay bậc quân tử (bà Hậu Phi), Phúc lộc sẽ giúp đỡ bà.
  8. (Động) Nghỉ, nghỉ ngơi. Như: tương dưỡng  an dưỡng, nghỉ ngơi. Lí Thanh Chiếu Sạ noãn hoàn hàn thì hậu, tối nan tương tức  (Tầm tầm mịch mịch từ ) Thời tiết chợt ấm rồi lại lạnh, thật khó mà nghỉ ngơi được.
  9. (Động) Tiễn đưa. Thi Kinh Chi tử vu quy, Bách lượng tương chi  (Triệu nam , Thước sào ) Cô ấy về nhà chồng, Trăm cỗ xe đưa tiễn.
  10. (Động) Làm, tiến hành. Như: thận trọng tương sự  cẩn thận làm việc.
  11. (Động) Chiếu tướng (đánh cờ tướng). Như: ngã giá nhất bộ trừu xa, hạ nhất bộ tựu yếu tương liễu  tôi một bước rút con xe, hạ xuống một bước thế là chiếu tướng!
  12. (Động) Nói khích. Như: thoại tương tha  nói khích anh ta.
  13. (Giới) Lại, đi. § Dùng như bả . Như: tương hoa sáp hảo  cắm hoa vào, tương môn quan hảo  đóng cửa lại.
  14. (Giới) Lấy, đem. § Dùng như  . Như: tương công chiết tội  lấy công bù tội. Chiến quốc sách Tô Tần thủy tương liên hoành thuyết Tần Huệ Vương  (Tần sách nhất) Tô Tần mới đầu đem (chủ trương) liên hoành thuyết phục Tần Huệ Vương.
  15. (Liên) Với, và. Dữu Tín Mi tương liễu nhi tranh lục, Diện cộng đào nhi cạnh hồng  (Xuân phú ) Mi với liễu tranh xanh, Mặt cùng đào đua hồng.
  16. (Liên) Vừa, lại. Như: tương tín tương nghi  vừa tin vừa ngờ (nửa tin nửa ngờ).
  17. (Trợ) Đặt sau động từ, dùng chung với tiến lai khởi lai tiến khứ : nào, đi, lên. Như: đả tương khởi lai  đánh đi nào, khốc tương khởi lai  khóc lên đi.
  18. Một âm là tướng. (Danh) Người giữ chức cao trong quân. Như: đại tướng danh tướng dũng tướng .
  19. (Động) Chỉ huy, cầm đầu. Như: Hàn Tín tướng binh, đa đa ích thiện  Hàn Tín chỉ huy quân, càng đông càng tốt.
  20. Một âm là thương. (Động) Xin, mời, thỉnh cầu. Thi Kinh Thương tử vô nộ  (Vệ phong , Manh ) Mong anh đừng giận dữ.

1[陰將] âm tướng 2[大將] đại tướng 3[敗將] bại tướng 4[部將] bộ tướng 5[主將] chủ tướng 6[諸將] chư tướng 7[戰將] chiến tướng 8[名將] danh tướng 9[勇將] dũng tướng 10[卿將] khanh tướng 11[健將] kiện tướng 12[儒將] nho tướng 13[裨將] tì tướng14[將領] tướng lĩnh 15[將將] tướng tướng, thương thương 16[將來] tương lai 17[上將] thượng tướng 18[中將] trung tướng


P/Chữ  tương, tưởng jiǎngjiāng Bộ 140 thảo [11, 15] U+8523

 

  1. (Danh) Tên cây, tức giao bạch .
  2. Một âm là tưởng. (Danh) Nước Tưởng, thời Xuân Thu. Nay thuộc Hà Nam.
  3. (Danh) Họ Tưởng.

Các từ ghép bao gồm
24[倒履相迎] đảo lí tương nghênh 25[同惡相濟] đồng ác tương tế 26[同惡相助] đồng ác tương trợ 27[同病相憐] đồng bệnh tương liên 28[蚌鷸相持] bạng duật tương trì 29[不相得] bất tương đắc 30[不相干] bất tương can31[不相能] bất tương năng 32[骨肉相殘] cốt nhục tương tàn 33[針芥相投] châm giới tương đầu 34[面面相窺] diện diện tương khuy 35[互相] hỗ tương 36[旗鼓相當] kì cổ tương đương 37[相對] tương đối 38[湘潭] tương đàm 39[腳頭] tương cước đầu 40[將來] tương lai 41[相配] tương phối 42[相關] tương quan

Trong toàn bộ liệt kê các từ TƯƠNG, chúng ta hoàn toàn không tìm ra được một từ TƯƠNG mang ý nghĩa của TƯƠNG SINH.

II/ SINH – SANH

 

Chúng ta chỉ xét 1 từ SINH  CHỮ  sanh, sinh shēng Bộ 100 sinh [0, 5] U+751F

 


(Động) Ra đời, nẩy nở, lớn lên. Thi Kinh Ngô đồng sanh hĩ, Vu bỉ triêu dương ˙ (Đại nhã , Quyển a ) Cây ngô đồng mọc lên, Ở bên phía đông trái núi kia.

 

  1. (Động) Đẻ ra, nuôi sống. Như: sanh tử  đẻ con. Bạch Cư Dị Toại lệnh thiên hạ phụ mẫu tâm, Bất trọng sanh nam trọng sanh nữ  (Trường hận ca ) Làm cho lòng các bậc cha mẹ trong thiên hạ, (Không coi trọng) không ham đẻ con trai nữa, mà coi trọng sự sinh con gái.
  2. (Động) Làm ra, gây ra, sản xuất. Như: sanh bệnh  phát bệnh, sanh sự  gây thêm chuyện, sanh lợi  sinh lời.
  3. (Động) Sống còn. Như: sanh tồn  sống còn, sinh hoạt  sinh sống.
  4. (Động) Chế tạo, sáng chế. Như: sanh xuất tân hoa dạng  chế tạo ra được một dạng hoa mới.
  5. (Danh) Sự sống, đời sống. Luận Ngữ Tử sanh hữu mệnh, phú quý tại thiên  (Nhan Uyên ) (Sự) sống chết có số, phú quý do trời.
  6. (Danh) Lượng từ: đời, kiếp. Như: tam sanh nhân duyên  nhân duyên ba đời, nhất sanh nhất thế  suốt một đời.
  7. (Danh) Mạng sống. Như: sát sinh  giết mạng sống, táng sinh  mất mạng.
  8. (Danh) Chỉ chung vật có sống. Như: chúng sanh quần sanh .
  9. (Danh) Nghề để kiếm sống, việc làm để kiếm sống. Như: mưu sanh  nghề kiếm sống, vô dĩ vi sanh  không có gì làm sinh kế.
  10. (Danh) Người có học, học giả. Như: nho sanh  học giả.
  11. (Danh) Học trò, người đi học. Như: môn sanh  đệ tử, học sanh  học trò.
  12. (Danh) Vai trong trong hí kịch. Như: tiểu sanh  vai kép, lão sanh  vai ông già, vũ sanh  vai võ.
  13. (Danh) Họ Sinh.
  14. (Tính) Còn sống, chưa chín (nói về trái cây). Như: sanh qua  dưa xanh. Thủy hử truyện Hữu sanh thục ngưu nhục, phì nga, nộn kê  (Đệ thập nhất hồi) Có thịt bò chín và tái, ngỗng béo, gà non.
  15. (Tính) Còn sống, chưa nấu chín (nói về thức ăn). Như: sanh nhục  thịt sống, sanh thủy  nước lã.
  16. (Tính) Lạ, không quen. Như: sanh nhân  người lạ, sanh diện  mặt lạ, mặt không quen, sanh tự  chữ mới (chưa học).
  17. (Tính) Chưa rành, thiếu kinh nghiệm. Như: sanh thủ  người làm việc còn thiếu kinh nghiệm.
  18. (Tính) Chưa luyện. Như: sanh thiết  sắt chưa tôi luyện.
  19. (Phó) Rất, lắm. Như: sanh phạ  rất sợ, sanh khủng  kinh sợ.
  20. (Trợ) Tiếng đệm câu. Truyền đăng lục Hoàng Bách vấn vân: Nhữ hồi thái tốc sanh? Sư vân: Chỉ vi lão bà tâm thiết (Trấn Châu Lâm Tế Nghĩa Huyền thiền sư ) Hoàng Bá hỏi: Sao lại về nhanh thế? Sư trả lời: Vì thầy có lòng thương xót như bà nội.
  21. § Ghi chú: Ta quen đọc là sinh.

1[蔭生] ấm sinh, ấm sanh 2[誕生] đản sinh, đản sanh 3[塗炭生民] đồ thán sinh dân 4[同生共死] đồng sanh cộng tử 5[白面書生] bạch diện thư sanh 6[稟生] bẩm sanh, bẩm sinh 7[本生] bổn sinh 8[捕生] bộ sinh 9[百花生日] bách hoa sinh nhật 10[半生半熟] bán sinh bán thục 11[平生] bình sinh, bình sanh 12[貢生] cống sanh, cống sinh 13[救生] cứu sinh 14[九死一生] cửu tử nhất sinh 15[個人衛生] cá nhân vệ sinh 16[更生] cánh sinh 17[公共衛生] công cộng vệ sinh 18[怎生] chẩm sanh 19[眾生] chúng sanh, chúng sinh 20[諸生] chư sanh, chư sinh 21[佾生] dật sinh 22[養生] dưỡng sanh 23[好生] hảo sinh, hiếu sinh 24[學生] học sinh 25[回生] hồi sanh 26[化生] hóa sanh, hóa sinh 27[寄生] kí sanh 28[今生] kim sanh, kim sinh 29[來生] lai sanh, lai sinh 30[廩生] lẫm sanh31[老蚌生珠] lão bạng sinh châu 32[陌生] mạch sanh 33[一生] nhất sanh, nhất sinh 34[人生朝露] nhân sanh triêu lộ 35[人生觀] nhân sinh quan 36[人生] nhân sinh, nhân sanh 37[儒生] nho sanh 38[生育] sanh dục 39[生計] sanh kế 40[生氣] sanh khí, sinh khí41[生靈] sanh linh 42[] sanh sản, sinh sản 43[生肖] sanh tiếu 44[畜生] súc sinh 45[初生] sơ sanh 46[生意] sinh ý 47[生機] sinh cơ 48[生活] sinh hoạt, sanh hoạt 49[生薑] sinh khương 50[生理] sinh lí 51[生涯] sinh nhai, sanh nhai 52[哉生明] tai sinh minh 53[哉生魄] tai sinh phách 54[三生] tam sanh, tam sinh 55[畢生] tất sinh, tất sanh 56[四生] tứ sinh, tứ sanh 57[再生] tái sanh58[喪生] táng sinh 59[鯫生] tưu sanh 60[蒼生] thương sinh 61[先生] tiên sanh, tiên sinh 62[全生] toàn sinh, toàn sanh 63[衛生] vệ sanh, vệ sinh 64[往生] vãng sanh 65[無國界醫生組織] vô quốc giới y sinh tổ chức 66[無生] vô sinh 67[出生] xuất sanh, xuất sinh

 

 

III/ KHẮC

 

Chúng ta chỉ xét 1 từ KHẮC CHỮ  khắc  

 

  1. (Động) Đảm đương, gách vác. Lưu Vũ Tích Thường cụ bất khắc phụ hà, dĩ thiểm tiền nhân (Vị Đỗ tư đồ tạ tứ truy tặng biểu ) Thường lo sợ không đảm đương gánh vác nổi, làm nhục tiền nhân.
  2. (Động) Được, chiến thắng. Như: khắc địch  chiến thắng quân địch.
  3. (Động) Kiềm chế, ước thúc. Như: khắc phục  ước thúc, làm chủ được. Luận Ngữ Khắc kỉ phục lễ vi nhân  (Nhan Uyên ) Kiềm chế được chính mình (tư dục) mà trở về lễ (đạo li) là đạt được đức Nhân.
  4. (Động) Hạn định, ước định, hẹn. Như: khắc kì động công  hẹn định thời kì khởi công.
  5. (Động) Khấu trừ. Thủy hử truyện Quả nhân ngự tứ chi tửu, nhất bình khắc giảm bán bình  (Đệ bát thập tam hồi) Rượu vua ban cho quả nhân, một bình khấu trừ nửa bình.
  6. (Động) Tiêu hóa. Như: đa cật thủy quả năng khắc thực  uống nhiều nước quả thật giúp cho tiêu hóa.
  7. (Danh) Lượng từ: gam (tiếng Anh "gram"). Như: nhất khắc đẳng ư thiên phân chi nhất công cân  một gam bằng một phần ngàn kí-lô.
  8. (Phó) Có thể. Như: bất khắc phân thân  không thể sẻ thân ra được.

1[不克] bất khắc 2[克己] khắc kỉ 3[克己主義] khắc kỉ chủ nghĩa 4[克服] khắc phục 5[坦克車] thản khắc xa 6[捷克] tiệp khắc 7[巧克力] xảo khắc lực 8[伊拉克] y lạp khắc

 

 

 

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy, từ ghép Tương Sinh và Tương Khắc không có trong ngôn ngữ Trung Hoa mà họ chỉ giải nghĩa hai từ ghép này thông qua thuật ngữ Ngũ Hành thuật số tức là trong ngôn ngữ thì họ lấy hiện tượng để giải nghĩa cho từ .

 

Tuy nhiên đối với Ngôn Ngữ Việt thì lại hoàn toàn khác,

 

Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt ý nghĩa và từ ghép Tương Sinh, Tương Khắc trong tiếng Việt lại không phải là SINH ra hay KHẮC chế theo như nghĩa Hán-Việt.

Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Lãn Miên, từ Tương Sinh trong tiếng Việt biểu đạt giống như hai cực nam châm khác dấu hút nhau. Tức là cùng hỗ trợ -bù đắp lẫn cho nhau, bổ trợ và thu hút nhau. Sinh khắc thì ngược lại, giống như hai cực nam châm cùng dấu, là cản trở , giảm bớt nhau, không hỗ trợ cho nhau.

Xin trích phần bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Thiên Sứ/ Nguyễn Vũ Diệu) về khái niệm ngũ hành:

Trích dẫn:

 

["NGÔN NGỮ VIỆT VÀ BẢN CHẤT KHÁI NIỆM NGŨ HÀNH.
1/ Hành Kim:
Khi tiếng Việt nói KIM để mô tả một hành trong Ngũ hành thì phân biệt rất rõ với từ "kim LOẠI". Khái niệm "Kim loại" trong tiếng Việt, đồng nghĩa với khái niệm kim loại trong ngôn ngữ hiện đại. Nhưng khái niệm "KIM" mà ngôn ngữ Việt mô tả hành "KIM' trong Ngũ hành thì hoàn toàn khác hẳn khái niệm "Kim loại'. Từ KIM trong tiếng Việt, không có nghĩa là "Đồng" trong tiếng Hán, và sau đó chỉ có nghĩa là "vàng" (Như chính bài "phản đối" của Trùng Dương Mai viết ở trên và ngay trong bài viết này). Từ KIM trong tiếng Việt cũng không đồng nghĩa với "kim loại". Nhưng nó đồng nghĩa với cây KIM, cái KIM, trong "se chỉ, luồn KIM"; "kim chỉ",
Và hình tương "cây kim", "cái kim" trong ngôn ngữ Việt, chính là một HÌNH TƯỢNG mô tả khái niệm về thuộc tính của hành KIM trong Ngũ hành của tiếng Việt, mà chính những cổ thư chữ Hán đã nói tới, là: "Kim": "Nhọn sắc, cứng, mạnh". 
Rõ ràng, từ KIM - đồng nghĩa với "KIM, chỉ" trong tiếng Việt, mô tả một thuộc tính của một dạng vật chất có khả năng phân loại những cấu trúc và cả sự vận đông của những cấu trúc vật chất có cùng thuộc tính. Chứ không phải mô tả một sự một cấu trúc vật chất cụ thể như trong tiếng Hán, là: Đồng, vàng.

 

2/ Hành Thủy.
Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng THỦY, để mô tả hành Thủy trong Ngũ hành, không đồng nghĩa với "nước". Ngược lại, trong tiếng Hán thì
> shuǐ (Suẩy) là một từ chung về cả ký tự đều mô tả là "nước". Trong tiếng Việt, từ "THỦY" và "nước" phát âm hoàn toàn khác nhau, ký tự cũng hoàn toàn khác. Cho nên, trong tiếng Việt, khí nói đến "THỦY KHÍ" thì nội hàm khái niệm không thể tương tự là "Khí của nước". Nhưng trong tiếng Hán và ký tự Hán thì chỉ có thể hiểu theo một nghĩa duy nhất là "khí của nước".
Ví dụ, cổ thư chữ Hán viết trong "Hồng Phạm cứu trù":
Trù thứ nhất, gồm: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim. Thổ.

 

1.五行,即:水、火、木、金、土.

 

Rõ ràng trong tiếng Hán chỉ có một từ duy nhất, ký tự , mà họ đọc là "Suẩy", có nghĩa là "NƯỚC" trong tiếng Việt. Còn tiếng Việt khí mô tả hành THỦY trong Ngũ hành, đọc là "THỦY", và "NƯỚC" hoàn toàn phân biệt khác nhau. Thí dụ, tiếng Hán viết:
.
Âm Việt Nho đọc: "Dẫn thủy nhập điền". Tiếng Việt với khái niệm tương tự là "Đưa nước vào ruộng". Tương tự như vậy, nếu dịch ra những ngôn ngữ khác phi Hán - kể cả tiếng Việt - thì tất cả các ngôn ngữ phi Hán, đều hiểu - qua tiếng Hán, khi mô tả Ngũ hành - thì ký tự
, đọc là "Suẩy" có nghĩa là "nước". Hay nói một cách khác: Tiếng Hán, khi mô tả ngũ hành thì ký tự , đồng nghĩa với khái niệm "nước" trong tiếng Việt và các ngôn ngữ liên quan. Và đó là từ mô tả một dạng vật chất có cấu trúc cụ thể là "nước", Khoa học hiện đại mô tả cấu trúc vật chất cụ thể là H2O.
Nhưng trong tiếng Việt không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt: "THỦY" là "Nước" được. Vì trong tiếng Việt THỦY & NƯỚC, phát âm và chữ viết khác nhau - và mặc dù, nếu dịch ra tiếng Hán thì chung một ký tự
. Vì trong tiếng Việt, "NƯỚC" chỉ là hình tượng mô tả "THỦY". Cũng như: Nói "Mẫu Thoải" (Thủy) trong tiếng Việt, không thể hiểu là "mẹ của nước", hoặc "Mẹ nước". Mà trong ngôn ngự Việt khi nói "Mẫu Thoải (Thủy)" , cần hiểu rằng nguồn gốc của Thủy. Tôi đã phân tích hình tượng "Tam tòa thánh Mẫu" trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam, liên quan đến Kinh Dịch Lạc Việt và thuyết Ngũ hành. Trong đó: Mẫu Thượng Thiên áo trắng (Thuộc Kim. Đoài/ Tốn), Mẫu Đệ nhất Áo Đỏ (Quái Khôn). Và Mẫu Thoải (Thủy) áo Xanh biển (Xanh Dương, xanh da trời), trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" (Nxb Tri Thức . 2014).

 

3/ Hành Mộc.
Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng MỘC, phát âm và ký tự khác hẳn "gỗ" , "cây", "cỏ". Còn trong tiếng Hán thì chỉ có ký tự
, tương đương và đồng nghĩa với khái niệm "cây" trong tiếng Việt. Thí dụ: 草木 . Từ Việt Nho là "Thảo MỘC", nghĩa là "CÂY cỏ". Tóm lại, ký tự cây trong tiếng Hán đọc là Mủ, tức là một cấu trúc vật chất cụ thể, có nghĩa tương đương tiếng Việt - và các ngôn ngữ khác - là 'CÂY'. Tiếng Việt Nho là đọc và ký tự trong tiếng Việt là MỘC, để mô tả hành MỘC trong Ngũ Hành, còn để chỉ "thợ MỘC" và không thể nhầm lẫn với "thợ cây", hoặc trong tiếng Việt khi nói "Việc THỔ MỘC" thì hiểu rằng: đó là việc liên quan đến xây, cất nhà cửa. Không ai hiểu là việc của "cây, đất" cả. Vì trong tiếng Việt, đây là những ngôn từ với ký tự khác nhau.

 

4/ Hành Hỏa.
Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng HỎA, phát âm và ký tự khác hẳn "lửa". Trong tiếng Hán, từ "lửa" (Hỏa) chỉ dùng một ký tự
, Trong tiếng Việt, âm Việt Nho là "HỎA", và khác hẳn về âm và ký tự với "LỬA". Tức là tiếng Hán với ký tự đọc là "hủa", chỉ để mô tả một trạng thái vật chất cụ thể tồn tại. Từ trong tiếng Hán dù dịch ra ngôn ngữ nào, cũng tương đương khái niệm Việt là "LỬA" và không phải là khái niệm HỎA trong tiếng Việt khi mô tả một hành trong Ngũ Hành.

 

5/ Hành Thổ.
Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng THỔ, phát âm và ký tự khác hẳn "Đất". Ngược lại, trong tiêng Hán, để mô tả khái niệm tương đương khái niệm "Đất" trong tiếng Việt, chỉ có một ký tự
, đọc là "Thủ". Thí dụ: "Đất nước" trong ký tự tiếng Hán, là 國土; hoặc như các từ sau: “niêm thổ” 黏土 đất thó, đất sét, “sa thổ” 沙土 đất cát, “nê thổ” 泥土 đất bùn.
Tóm lại, trong tiếng Hán, ký tự THỔ dùng trong Ngũ hành và mô tả khái niệm tương đương "Đất" trong tiếng Việt - và các ngôn ngữ khác - là như nhau. Nhưng trong tiếng Việt, ký tự THỔ dùng trong Ngũ hành và các ứng dụng trong ngôn ngữ Việt khác như: "THỔ trạch" "Liền Thổ" và khái niệm "Đất" và "sát ĐẤT" khác hẳn nhau.

 

Qua sự mô tả ở trên, thi thấy rất rõ ràng, rằng: Các ký tự Hán mô tả Ngũ hành:
; ; ; ;
Được hiểu tương tự khái niệm: "VÀNG, CÂY, NƯỚC, LỬA, ĐẤT" trong tiếng Viêt và các ngôn ngữ khác.
Tức là nó mô tả các trạng thái cấu trúc vật chất rất cụ thể tồn tại trên Địa Cầu. Khác hẳn cách phát âm và ký tự của ngôn ngữ Việt mô tả ngũ hành: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Mặc dù từ Việt Nho - Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ này, đều có ký tự tương đương trong tiếng Hán. Nhưng trong tiếng Việt thì nghĩa của chúng khác hẳn ký tự tương đương trong tiếng Hán. Trong tiếng Việt, các từ KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ một tả năm trạng thái và THUỘC TÍNH VẬN ĐỘNG VÀ TƯƠNG TÁC CỦA DẠNG CẤU TRÚC VẬT CHẤT CƠ BẢN, CÓ THỂ PHÂN LOẠI TRONG KHÔNG - THỜI GIAN.
Do đó, với các nhà nghiên cứu ở các dân tộc phi Hán - kể cả Việt Nam - nếu mặc định thuyết Âm Dương Ngũ hành của người Hán và hiểu theo cách hiểu của người Hán thì sẽ dẫn tới nhầm lẫn khái niệm về bản chất thật của khái niệm Ngũ hành. Bởi vì, bản chất khái niệm KIM, MỘC THỦY HỎA THỔ theo tiếng Việt là khái niệm hệ quả của tư duy tổng hợp trừu tượng, nhận thức 5 trạng thái THUỘC TÍNH cấu trúc vật chất có tính phân loại, cho tất cả mọi hiện tượng vận đông và tương tác của toàn thể cấu trúc vật chất trong vũ trụ, và trong không/ thời gian. Còn trong tiếng Hán không thể hiện được điều này. Và tiếng Hán, tự nó xác định sự xuất hiện của "VÀNG, CÂY, NƯỚC, LỬA, ĐẤT" - là định tính cấu trúc vật chất cụ thể, đã có trong những giai đoạn đầu tiên của vũ trụ?!?
Bởi vậy, nếu các từ KIM, MỘC THỦY HỎA THỔ mô tả NGŨ HÀNH trong tiếng Việt - thì khi dịch ra tiếng nước ngoài thì buộc phải để nguyên văn và diễn giải, chú thích. Chứ không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt : "Kim là vàng, là đồng", Thủy là nước....được. Vì chính tiếng Việt đã có từ tương đương: "KIM > "Cô gái se chỉ, luồn Kim";" "THỦY> Thủy quân bơi dưới nước"; "MỘC> Thợ MỘC, đốn cây, lấy gỗ"; ""HỎA> Hỏa đầu quân dùng súng phun lửa, để đốt..."; "THỔ> Sổ Địa bạ ghi THỔ trạch, có diện tích ĐẤT'....vv...và...vv...Những thí dụ trên cho thấy: Không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt những từ trên. Và tiếng Hán với ký tự Hán sẽ rất buồn cười.

 

Vì xác định khái niệm Ngũ hành và quán xét từ nền văn hiến Việt với sự xác định : Nền văn hiến Việt là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông Phương, nên tôi mới xác định ngũ hành là 5 yếu tố phân loại THUỐC TÍNH VẬN ĐỘNG &TƯƠNG TÁC CỦA VẬT CHẤT TRONG KHÔNG THỜI GIAN. Chính điều này, đã dẫn tôi đến sự xác định rằng: Hệ thống Nghịch lý toán học hiện đại Cantor hoàn toàn chính xác. Ngũ hành phân loại cả thời gian, chính bởi yếu tố phân loại các thuộc tính vận động, tương tác của vật chất trong không thời gian đó"].

 

HẾT trích dẫn

 

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, Ngũ Hành KHÔNG phải là định danh của 5 loại vật chất mà đây là 5 hệ thuộc tính vận động và tương tác.

Để giải thích vì sao KIM lại sinh THỦY, không thể lý giải nếu như chúng ta qui ước KIM và THỦY là hai loại vật chất. Bởi Thủy vật chất là Nước thì không thể được sinh ra từ KIM là kim loại. Chúng ta cũng không thể dùng hệ bát quái tức là lấy quái Càn là Kim, là Trời để lý giải TRỜI sinh ra Mưa , là nước vì Nếu vậy thì quái Càn cũng là Trời, là Cha, là Con ngựa già,… Vậy Con ngựa già hay người Cha thì cũng SINH được ra Mưa – là sinh Thủy – Nước ???? Hệ thống bát quái không thể dùng để mô tả trạng thái NGũ Hành bởi Ngũ Hành là bản nguyên trong khi đó Bát quái là hệ thống phân loại chi tiết vạn vật.

Nếu coi Mộc là vật chất tức là Gỗ, Cây thì nếu theo định nghĩa về TƯƠNG SINH của cổ thư Hán , chúng ta không thể lý giải được vì sao Thủy –Nước lại SINH ra được cây Gỗ ?

Với định nghĩa về Ngũ Hành Sinh Khắc của cổ thư Hán, như trong cuốn Tam mệnh thông hội thì SINH là Sinh theo nghĩa  sanh, sinh (shēng) thì không có cách nào lại lý giải được từ SINH lại là “Có thủy ẩm ướt thì cây cối càng sinh trưởng tươi tốt” , hay Kim sinh thủy: “ Kim ở nhiệt độ cao nóng chảy thành thể lỏng, hoặc thủy cần nhờ cậy vào đồ vật bằng sắt mới khơi đường lưu thông” ??? vậy thì Thủy là NƯỚC sinh ra từ đâu khi kim nung chảy lại chỉ biến thành thể lỏng ?

Với Ngũ Hành Tương Sinh- Tương Khắc từ định nghĩa của người Việt thì “Âm dương tương Giao, thiên nhất sinh thủy” , Nước được sinh ra từ sự giao hòa của trời đất, khi mà khí ÂM lên cao (Âm thăng) giao hòa với khí Dương của trời (Dương giáng) tạo ra Nước : hoàn toàn mô tả được quá trình sinh ra Nước trong tự nhiên.

Cũng như vậy đối với hệ Nạp Âm cho Lạc thư hoa giáp (theo cổ thư Hán là Lục thập hoa giáp), thì với định nghĩa ngũ hành là 5 yếu tố vật chất sẽ không thể giải thích được các hành nạp âm, ví dụ như “Hải Trung Kim”: Kim này hoàn toàn không có trong phân loại vật chất hiện hữu, không thể tìm và nhìn thấy được Kim loại dưới biển để sinh ra Nước -theo định nghĩa của từ Tương Sinh trong cổ thư Hán.

Như vậy từ Tương SINH và Tương Khắc thể hiện rõ ý nghĩa của hiện tượng và hoàn toàn không phải là Sinh ra , và Khắc chế. Trong Ngôn ngữ Việt thì từ ghép Tương Sinh Tương Khắc mô tả sự tương tác qua lại của các yếu tố trong cùng một môi trường tương tác (Từ tương tác cũng không có ý nghĩa trong ngôn ngữ Trung quốc) .

 

Qua đây chúng ta có thể nhận thấy Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc về nền Văn minh Lạc Việt với bề dầy gần 5000 năm lịch sử, đã bị đánh tráo nguồn gốc nên tiếp thu một cách rời rạc và không thể lý giải ngay cả từ ngôn ngữ dùng để định nghĩa cho một sự tương tác. Ngôn ngữ Việt của chúng ta phức tạp và vô cùng phong phú, đa dạng nên hoàn toàn phù hợp để giải thích mọi ý nghĩa, định nghĩa và quan hệ qua lại một cách khoa học và logic về Lý học Đông Phương- Lý thuyết Âm Dương  Ngũ Hành mà chủ nhân đích thực là nền Văn Minh Lạc Việt 5000 năm lịch sử.

 

 

 

 

 

 

 

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

IMG-4739.JPGIMG-4740.JPGIMG-4741.JPG

Phản biện bạn Trần Thiên Khánh trong CLB lý học Nguyễn Bỉnh Khiêm 
Thứ nhất :
Xin đươc dịch để mọi người ko đọc được tiếng Trung có thể tham khảo.
++++++++++++
Từ điển Hán - Hán: http://xh.5156edu.com/html5/78297.html: Định nghĩa có luôn bác nhé: "事物由于矛盾转化而生生不已"

_______________________________________
1.事物由于矛盾转化而生生不已。 Sự vật do mâu thuẫn chuyển hóa mà sinh sinh không ngừng.

词语分开解释:(phần giải thích từ ngữ)
________________________________________
相 : 相 xiāng 交互,行为动作由双方来:互相。相等。相同。相识。相传(chu俷 )。相符。相继。相间(ji 详细>> Tương: tương hỗ,hành vi động tác do song phương mà thành,tương hỗ,tương đẳng,tương đồng,tương tư,tương truyền,tương phụ,tương thuận
生 : 生 shēng 一切可以发育的物体在一定条件下具有了最初的体积和重量,并能发展长大:诞生。滋生。生长 详细>> Sinh: tất cả vật thể có thể sinh ra tại 1 điều kiện nhất định, có thể phát triển lớn lên như SINH RA, SINH TRƯỞNG. , Sinh tồn

http://www.zdic.net/c/8/e2/226726.htm…

相生  
xiāng shēng 
ㄒㄧㄤ ㄕㄥ
相克
词语解释

◎ 相生 xiāngshēng
[interpromoting relation in five elements] 五行学说术语。借木、火、土、金、水五种物质之间互相滋生和促进的关系。来说明脏腑相互协调的生理现象。其次序是木生火、火生土,土生金,金生水,水生木
Tương sinh Thuật ngữ học thuyết ngũ hành bao gồm :mộc,hoả,thổ,kim,thuỷ,5 loại vật chất tương hỗ, Các hiện tượng có quan hệ với nhau ,mộc sinh hoả,hoả sinh thổ,thổ sinh kim,kim sinh thuỷ,thuỷ sinh mộc
--------------------------

相生(xiāng shēngㄒㄧㄤ ㄕㄥ)
1. 彼此互為因果。老子.第二章:「故有無相生、難易相成、長短相較、高下相傾。」
2. 孫子.勢:「奇正相生,如循環之無端。孰能窮之?」反相剋
Lão tử đệ nhị chương: Cố hữu vô tương, Sinh nan dịch tương, Thành trưởng đoản tương, giác cao hạ tương, khuynh (do đó, có và ko tương s inh, khó dễ tương thành, dài ngắn tương giao, cao thấp tương khuynh
Tôn tử thế: kì chính tương sinh như tuần hoàn chi mô đoan thục nại cùng chi
++++++++++++++++++
Sau khi tra cứu hai trang từ điển Hán ngữ của bác Khánh, chỉ có một trang là có giải nghĩa khá chuẩn. Tôi cho rằng đây là một từ điển duy nhất có sự khác biệt về định nghĩa của từ Tương Sinh Tương Khắc. Tuy nhiên, vị học giả đưa định nghĩa này cũng không thể cho ra một định nghĩa rõ hơn về NGũ Hành Tương Sinh Tương Khắc và dẫn giải các lý luận từ vẫn dẫn giải ra ngũ hành là 5 dạng vật chất. do đó Tương Sinh vẫn được hiểu là SINH RA.
Điều chúng ta cần bàn ở đây là 5 ngàn năm trước không có cái gọi là từ điển, và đương nhiên từ mượn không thể diễn tả được ý nghĩa và bản chất của một tên gọi cho một học thuyết. 
Chúng ta hiện có tên con sông Tiêu Tương ở Bắc Ninh, ít nhất được biết tới tồn tại tên này từ thời nhà Lý Công Uẩn. Hoặc trong đạo Mẫu , giá Chầu quan Đệ Tam cũng có nhắc tới Sông Tương. TQ có Sông Tương thuộc tỉnh Hồ Nam, và xin nhắc lại đó là thuộc về Bách Việt cổ.
Tương cũng còn là một món quen thuộc của người dân miền Bắc mà thậm trí không cần từ điển nào giải thích “Nát như Tương” thì người Việt đều hiểu về chữ “tương “ này.

Thứ hai,

Rất cảm ơn bác đã đưa ra một lý giải chuẩn xác. Chính xác để phản ánh đầy đủ bản chất sẽ sẽ phải là Thủy Hỏa Tương Khắc, Kim Thủy Tương sinh. Vấn đề chính là khi tiếp nhận học thuyết này, người Hán vẫn hiểu là TƯƠNG SINH là SINH RA và từ TƯƠNG không còn có tác dụng của vai trò trong từ ghép tương sinh nữa, phó từ TƯƠNG mất giá trị trong từ ghép này. Do đó, họ mới hiểu sai Ngoại động từ thành nội động từ để từ đó sinh ra định nghĩa NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH thành Kim sinh thủy, Thủy sinh mộc. vv như hiện nay, và hóa thành vật chất được sinh ra theo như các định nghĩa sai lệch kéo dài hàng ngàn năm cho tới ngày nay. Với định nghĩa này, chúng ta sẽ không thể lý giải vì sao KIM là kim loại, lại sinh ra được THỦY là nước. …

Thứ ba:

Từ Tương ngoài chủ để này tức là các từ Tương dùng trong tục ngữ hay ngôn ngữ đều giống như người Việt chúng ta. Đặt lại vấn đề, Chữ Ngo và ngôn ngữ Việt ảnh hưởng tới chữ viết và văn hóa Hán , chúng ta sẽ có lập luận khác. Ngôn ngữ Mẹ Đẻ là công cụ giao tiếp có thể thay đổi theo thời gian nhưng ý nghĩa vẫn được thấu hiểu mà không cần từ điển.

Thứ tư:
Tôi có nhầm lẫn khi viết, từ Tướng Tương là tể tướng 宰相, không phải là tướng quân 将军 . Xin được cảm ơn và đính chính lại.

Thứ năm,

Như tôi đã trình bày, Ngôn ngữ Việt là một trong những hệ ngôn ngữ phong phú và phức tạp nhất . Vậy nên khó có thể có từ điển nào định nghĩa hết được các từ trong ngôn Ngữ Việt. Ngôn ngữ Mẹ Đẻ vốn để giao tiếp và sử dụng trong đời sống hàng ngày, nên khi nói đã thể hiện đầy đủ hàm ý của người muốn diễn đạt. TƯƠNG là món ăn được làm từ đậu tương vốn không có trong thực phẩm của người Hán, nhưng khi nói rau chấm tương thì ai cũng hiểu tương là gì. Ví dụ từ “Vãi Lúa” mới xuất hiện trong cách nói của thế hệ trẻ hiện nay, ko có từ điển nào nói về từ này. Nhưng khi nói thì đa số đều hiểu, “khôn vãi lúa, ngu vãi lúa…vv” là có ý gì.

Thứ 6: 
Với cụm từ khi mang ý nghĩa Tương Sinh Tương Khắc mà vẫn được hiểu ý nghĩa thành SINH RA, với từ Tương có chung với tư TƯỚNG. Như vậy, ý nghĩa của Tương SInh TƯơng khắc theo ngôn ngữ Hán là SINH RA. Cho nên lẽ ra sẽ phải là Hỏa thổ tương Sinh, Hỏa kim tương khắc vvv.
Trong ngôn ngữ Việt, từ ghép nhiều khi mang ý nghĩa định vị. Ví dụ: SÂN TRƯỜNG. Khi chúng ta ở trong Trường thì khi giao tiếp, chỉ cần chữ SÂN là hiểu SÂN ở trong sân trường. Còn khi ở ngoài khu vực, chúng ta sẽ nói SÂN trường để phân biêjt với SÂN ĐÌNH, SÂN NHÀ..vv. hoặc trong ngữ cảnh, nói về trường mà đứng ở ngoài sân trường thì sẽ nói SÂN TRƯỜNG. ,vv. NGôn ngữ Việt hoàn toàn phân định rõ ràng ngữ cảnh, không gian, thời gian và các tập hợp nhóm.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites