Đại Ngũ

Cổ Loa thành – tòa thành được xây dựng dựa theo thuật kỳ môn độn giáp của người Việt cổ?

1 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Cổ Loa thành (hay Loa thành) là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ", được xây dựng phỏng theo hình xoắn ốc, một biểu tượng đặc trưng cho triết lý âm dương. Tương truyền, việc xây dựng thành vô cùng khó khăn, phải nhờ đến sự trợ giúp của thần Kim Quy. Loa thành nằm ở vị trí thuận lợi, chiến lược bậc nhất thời bấy giờ. Đó là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ; từ đây, có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa rộng lớn. Thành bao gồm hệ thống tường thành, ụ, lũy kiên cố được  đắp chủ yếu bằng đất, cùng hệ thống hào sâu rộng, được xây dựng dựa trên việc lợi dụng tối đa và khéo léo địa hình tự nhiên. Có thể nói, tòa thành như hòa làm một với tự nhiên, đây là cảnh giới tối cao của văn minh âm dương. Nhờ đó, tòa thành là một căn cứ vững chắc, kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, ngoài đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ, giúp người Việt cổ đẩy lui các cuộc tấn công của quân đội Tần quốc tinh nhuệ.


Chư vị chắc hẳn nhận ra được dấu hiệu của thuật kỳ môn độn giáp vô cùng uyên thâm từ cấu trúc của Loa thành. Có lẽ, thần Kim Quy là một vị cao nhân tinh thông huyền môn, trong đó có thuật kỳ môn độn giáp thượng cổ. Tại hạ tài hèn sức mọn, chưa khám phá được gì, đăng bài lên đây mong được cao nhân chỉ giáo.

 

Co_loa_Citadel.jpg

Edited by Đại Ngũ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay