Thiên Sứ

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LHQ 2008

3 bài viết trong chủ đề này

TIN TỨC VỀ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LHQ 2008

TẠI HÀ NỘI, VIỆT NAM


Khi đến đại bản doanh của Văn phòng Ban Tổ chức Quốc tế (IOC-International Organizing Committe) tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Mỹ Đình – Hà Nội, khác hẳn với không khí thư giãn, nghỉ ngơi của ngày quốc lễ 30-4 và 1-5, chúng tôi cảm nhận được một không gian làm việc chuyên nghiệp, nhiệt huyết và không mệt mỏi của các thành viên nơi đây. Trong dịp Đại Lễ Vesak 2007 của Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Thái Lan, Ban Tổ Chức Đại Lễ Vesak của Liên Hiệp Quốc (International Organizing Committee – IOC) đã quyết định chọn Việt Nam là nơi tổ chức Đại Lễ Vesak 2008 của Liên Hiệp Quốc. Sự kiện này có thể nói là một biến cố lịch sử trọng đại không những cho Phật Giáo Việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam nữa.

Đối với Phật giáo Việt Nam, trong suốt quá trình lịch sử hơn 2.000 năm kể từ khi Phật giáo du nhập, lần đầu tiên Phật giáo Việt Nam với vai trò là nước đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ, một sự kiện trọng đại trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Việc luyện tập "Khai giác" của nhà soạn nhạc Nguyễn Thiên Đạo viết để trình diễn tại "Đại lễ Phật đản Liệp Hợp Quốc 2008" tổ chức ở VN, đang giai đoạn hoàn thiện. Chưa bao giờ ở nước ta lại có một tác phẩm âm nhạc thể loại giao hưởng - hợp xướng lại huy động đến một dàn hợp xướng đông tới 350 người và dàn nhạc giao hưởng 150 người để trình diễn trong 40 phút liên tục...X

Ngày 21/4/2008, tại Hội trường Trung tâm hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội) đã diễn ra buổi tổng duyệt bản giao hưởng hợp xướng “Khai giác” của nhà soạn nhạc Nguyễn Thiện Đạo với sự tham gia biểu diễn của 450 ca sĩ, vũ công, nhạc công và 50 Tăng sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Bản giao hưởng hợp xướng gồm 7 chương kéo dài 40 phút, dựa trên lịch sử 7 tuần thái tử Shiddarta giác ngộ thành Phật, tìm ra chân lý cứu khổ, giác ngộ, giải thoát, đem lại hòa bình và an lạc cho nhân loại...

Giáo pháp của Phật tổ thực sự là một công cụ để giúp con người cải biến nội tâm một cách khoa học nhất, tràn đầy lòng thương nhất và lại quen thuộc nhất đối với đại đa số người Việt Nam.Nhìn ra ngoại quốc, ta có thể thấy giáo pháp của Phật tổ đang chứng minh rằng nhiều tầng lớp người thuộc nhiều thành phần và quốc gia khác nhau, trong đó có những sắc dân và quốc gia được coi là tiên tiến nhất, là đất cố cựu của Kitô giáo đã và đang tiếp nhận, thì có thể hiểu giáo pháp đó không phải là một “trò chơi trí tuệ và hý luận” cho vui, mà thực sự là một con đường mà nhân loại trong hơn 25 thế kỷ đã lựa chọn để đạt được sự cân bằng nội tâm, không sa vào bên nào trong hai thể “thân và tâm” hay “duy tâm và duy vật” như đã có thời chúng ta hoặc nhấn vào mặt này, hoặc nhấn vào mặt kia...

Phật giáo đã có một chiều dài lịch sử hơn 2000 năm ở Việt Nam . Nó đã chứng kiến những giai đoạn ngửa nghiêng của đất nước, và nhiều người mong đợi đại lễ Vesak quốc tế sắp đến như là một cơ duyên, một dạng hồi sinh của Phật giáo. ..

Hơn bốn tháng kể từ khi Hội nghị trù bị lần thứ nhất diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, nhằm phác thảo kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Việt Nam, vào lúc 8h00 sáng ngày 19 tháng 5 năm 2008, Hội nghị trù bị lần thứ hai của Ủy ban tổ chức quốc tế (IOC) đã được khai mạc tại phòng khách của khách sạn Fortuna, số 6B Láng Hạ, Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong hai ngày. Sáng từ 08h00 đến 11h30, chiều từ 13h00 đến 18h00.....

Về phía Ban ĐPQG, chúng tôi cần nêu một vài vấn đề để chúng ta cùng nhau thực hiện tốt hơn. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam muốn đề cao vai trò của GHPGVN đối với dân tộc và gắn bó với dân tộc. Nhà nước Việt Nam hỗ trợ thông qua Ban ĐPQG. Nhà nước không thể làm thay các hoạt động liên quan đến nội dung và hình thức trang trí, khánh tiết, văn hóa, văn nghệ, các lễ nghi tôn giáo của GH và IOC. GH và IOC phải chủ động về mọi mặt. ..

Trước thềm Xuân Mậu Tý, phóng viên đã có cuộc trao đổi với GS.TS Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM, Chủ tịch Ban Tổ chức quốc tế, về cơ duyên Việt Nam lần đầu tiên vinh dự đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008. Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả. ..

Posted Image


Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon


Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon khẳng định: “Hơn 2.500 qua, những lời dạy của Đức Phật vẫn là kim chỉ nam và có ý nghĩa đối với hàng triệu người trên thế giới. Việc tổ chức hàng năm Đại lễ này là cơ hội để Phật tử xác quyết niềm tin vào giáo lý của Ngài, đồng thời phát huy tinh thần Từ bi, Trí tuệ và Hòa bình mà Phật tổ đã truyền trao... Nhân ngày Vesak (ngày của giác ngộ chân lý), tất cả chúng ta - những người Phật tử và không phải là Phật tử - hãy đến với nhau trong tinh thần khách quan và độ lượng. Chúng ta hãy phấn đấu mỗi ngày vì sự tiến bộ của bản thân và của thế giới”...

* Thư Mời Viết Tham Luận Hội Thảo ĐLPĐLHQ 2008
* Phim "Duyên trần thoát tục" tham dự Đại lễ Phật Đản LHQ 2008
* Thông bạch hướng dẫn tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008
* Mời tham dự khóa tu 14 ngày đặc biệt với Thiền Sư Nhất Hạnh vào tháng 5 năm 2008 tại Việt Nam
* Đại Lễ Vesak 2008 ở Hà Nội: 1 Vị Sư Mỹ Sẽ Nói Về Dân Chủ
* Tên của Hòa thượng Thiện Tâm trong danh sách IOC 2008
* Cuộc thi viết, sáng tác về đề tài Phật giáo, hướng đến Đại lễ Vesak
* Hà Nội: họp báo về Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008
* Thiền sư Nhất Hạnh sẽ về tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Hà Nội
* Nhiệt tình của Tăng-Ni trong ngày họp trù bị Đại lễ Phật đản LHQ 2008,
* Thông cáo báo chí Hội nghị trù bị thứ nhất cho đại lễ Phật đản LHQ 2008
* Tin tức về Hội Nghị Trù bị lần thứ nhất của Ủy Ban Tổ Chức Quốc tế
* Giáo Hội PGVN họp bàn về kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008
* Lễ trao quyền tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc năm 2008 cho Việt Nam


Nguồn Thuvienhoasen
Thiên Sứ giới thiệu

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

NGÀY VESAK LIÊN HIỆP QUỐC

Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một ngày lễ hội mang tính văn hóa và nhân văn ở tầm mức quốc tế của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Quá trình hình thành của ngày đại lễ nầy bắt đầu cách đây 9 năm và từ đó đã diễn tiến như sau:

• Ngày 15-12-1999, tại phiên họp thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau khi thảo luận Đề mục 174 của chương trình nghị sự, Đại hội đồng đã biểu quyết chính thức thừa nhận và đứng ra tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm ba ngày đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Nhập niết-bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch). Ngày nầy được gọi là Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc và được xem như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc. Lễ hội sẽ được tổ chức tại trụ sở trung ương Liên Hiệp Quốc (thành phố New York, Hoa Kỳ) và các trung tâm Liên Hiệp Quốc ở các khu vực trên khắp thế giới từ năm 2000 trở đi.

• Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia.

• Tháng 5 năm 2004, Hội thảo Phật giáo quốc tế (International Buddhist Conference, viết tắt là IBC) đã được chính phủ Hoàng gia Thái Lan bảo trợ và trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn tổ chức tại Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, với sự tham dự của trên 35 quốc gia và hàng trăm phái đoàn Phật giáo quốc tế. Tháng 6 cùng năm, các hoạt động đại lễ Phật đản đã được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp quốc, New York , Hoa Kỳ. Tháng 7 cùng năm, Hội thảo Phật giáo quốc tế về chủ đề “Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại thừa” (Theravada and Mahayana Buddhism) được tổ chức tại hội trường Buddhamonthon và trung tâm Liên hợp quốc, Bangkok, dưới sự bảo trợ của chính phủ hoàng gia Thái Lan và sự đồng thuận của Hội đồng Tăng thống Thái Lan (Thai Sangha Supreme Council). Tại Hội thảo lịch sử này, các quốc gia tham dự đồng thuận Thái Lan làm nước đăng cai Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc vào năm 2005.

• Trong phiên họp khoáng đại vào tháng 4-2005, Hội đồng Tăng thống Thái Lan đã công cử Trường Đại học Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2005 lần thứ II. Kết quả là vào ngày 18-21 tháng 5 năm 2005, Hội thảo Phật giáo thế giới đã được tổ chức để đánh dấu tuần lễ Vesak tại Sanamluang, Buddhamonthon và Trung tâm Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương. Trong thông cáo chung năm đó, các vị lãnh đạo Phật giáo từ 42 quốc gia đã chấp thuận Buddhamonthon là Trung tâm Phật giáo thế giới (Buddhist Center of the World) và cùng chấp nhận trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc những năm kế tiếp.

Vào ngày 9-9-2005 tại phiên họp khoáng đại, Hội đồng Tăng thống Thái Lan đã công cử trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn, từ nay, thay mặt Giáo hội Phật giáo Thái Lan để tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc.

• Ngày 7-10 tháng 5 năm 2006, tại Hội trường Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon, Đại lễ Tam hợp lần thứ III đã được tổ chức gắn liền với lễ kỷ niệm 60 năm lên ngôi của đức vua Bhumipol. Lãnh đạo Phật giáo từ 48 quốc gia đã tham dự Hội thảo Phật giáo quốc tế này. Trong thông cáo chung, tất cả đã ký vào bản thỏa hiệp chấp nhận trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2007, đồng thời kỷ niệm sinh nhật 80 tuổi của đức vua Thái Lan.

• Ngày 26 đến 29 tháng 5 năm 2007, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ IV đã được long trọng tổ chức tại Hội trường Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon với sự tham dự của 62 đoàn đại biểu cấp quốc gia và cấp vùng.

Vào ngày 29-5-2007, trong lễ bế mạc, sau khi cứu xét thư thỉnh nguyện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thư đăng ký đăng cai của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Hòa thượng Dharmakosajarn đã căn cứ vào Hiến chương Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc để chính thức công bố trước hơn 500 đại biểu Phật giáo thuộc 62 quốc gia rằng Việt Nam sẽ là nước đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2008, và Giáo sư Lê Mạnh Thát, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ làm chủ tịch Ban Tổ chức Quốc tế.

Nguồn Thuvienhoasen

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ VESAK 2008

Đại cương các sự kiện và hoạt động chào mừng đại lễ Vesak của cộng đồng

Phật giáo thế giới. Có thể thay đổi và cập nhật theo sự điều chỉnh của IOC

13 - 5 - 2008:

Cả ngày Đón tiếp các đại biểu tại phi trường .

14-5-2008

7:30 am

Đón các vị đại biểu từ khách sạn đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

8:10 am Đi đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia và vào Hội trường chính. Phòng VIP cho lãnh đạo Phật giáo thế giới và khách vào hội trường chính

8:30 am Tiếp đón quan khách ngoại quốc, Đại sứ, Nguyên thủ quốc gia

8:45 am

Chư Tôn đức giáo phẩm, quan khách ngoại quốc, Đại sứ, Nguyên thủ quốc gia vào Hội trường chính

9:00 am

GS.TS.Lê Mạnh Thát phát biểu chào mừng của Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế -

9:20 am Diễn văn khai mạc của Chủ tịch nuớc Việt Nam

9:50 am

Thông điệp của Tổng thư ký Liên hơp quốc, Ngài Ban Ki Moon hoặc đại diện LHQ.

10:00 am

Thông điệp của Nguyên thủ quốc gia và các đại sứ…

10:30 am

Giải lao

10:50 am

Thông điệp của các giáo hội Phật giáo thế giới

11:30 pm

Ăn trưa Phòng tiệc (khách nước ngoài) và 2 địa điểm tiệc buffer

1:00 pm Thông điệp của các Giáo hội Phật giáo thế giới Hội trường chính

1:50 pm Thuyết trình chính

- 1: Phật giáo với vấn đề công bằng và dân chủ (Buddhist Approach to Social Justice and Democracy)

3:00 pm

Giải lao

3:30 pm Lễ chúc nguyện

- 2: Chiến tranh, xung đột và trị liệu: quan điểm của Phật giáo (War, Conflict and Healing: A Buddhist Perspective)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

4:50 pm

Chụp hình lưu niệm tập thể

6:00 pm Ăn tối

7:30 pm

Biểu diễn văn nghệ Hội trường chính

9:00 pm Trở về khách sạn

15-5-2008

7:30 am Đón các vị đại biểu từ khách sạn đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia

8:10 am Các đại biểu đến, tập trung tại các phòng dành cho các nhóm hội thảo, thay vì hội trường chính.

8:30 am Lễ chúc nguyện của các đoàn Phật giáo tại các nhóm Hội thảo.

9:00 am

Các hội thảo nhóm

10:00 am

Giải lao

10:30 am

Các Hội thảo nhóm **

11:30 pm

Ăn trưa

1:00 pm

Tiếp tục Hội thảo nhóm

3:00 pm

Giải lao

5:00 pm

Kết thúc các nhóm Hội thảo

Tối

Nghỉ ngơi và tự do. Các vị đại biểu đến tham quan các nơi tôn trí Xá-lợi, triển lãm Phật giáo, hoặc viếng các chùa.

8:00 pm

Tất cả các vị điều phối viên, các trợ lý hội thảo và các báo cáo viên sau buổi ăn tối, khoảng 8 giờ sẽ làm việc và viết tóm tắt, để tiểu ban viết Tuyên bố dự thảo Tuyên bố Hà Nội.

16-5-2008

7:30 am Đón đại biểu từ khách sạn đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia

8:20 am Khóa lễ tụng kinh và cầu nguyện của các đoàn còn lại

9:00 am

Chuyên đề đặc biệt: "Phật giáo trong thời đại Kỹ thuật số" (Buddhism in the Digital Age)

9:45 am Giải lao

10:00 am Phần thảo luận mở

11:30 pm

Ăn trưa

1:00 pm

Thuyết trình chính 3: (sẽ có chủ đề sau) GSTS. Amartya Sen, Giải Nobel Kinh tế

2:00 pm Diễn văn của các lãnh đạo Phật giáo

3:00 pm

Giải lao

3:30

Công bố Tuyên ngôn Hà Nội và Hiệp ước ECAI

3:45 pm Lễ bế mạc

4:30 pm Chương trình nhạc giao hưởng do các nghệ sĩ nổi tiếng sáng tác dành riêng cho đại lễ Phật đản. Chủ đề: Cúng dường đức Phật

6:00 pm Kết thúc Đại lễ TTHNQG / Tất cả Thắp nến, 150 lãnh đạo Phật giáo Việt Nam và thế giới đến Tòa nhà Chính phủ, dự tiệc cơm chiều do Thủ tướng chiêu đãi

17-5-2008

Cả ngày

Tiễn các vị đại biểu ra phi trường. Du lịch văn hóa 1 ngày

- 1. Thiền viện Trúc Lâm

- 2. Vịnh Hạ Long

- 3. Chùa Bái Đính

18-5-2008

Cả ngày

Tiễn các vị đại biểu ra phi trường hoặc tiếp tục du lịch theo gói dịch vụ

Chú thích:

(*)Chi tiết sẽ thông báo sau.

(**) Đính kèm chi tiết của các Hội thảo nhóm, cần phác thảo kế hoạch chi tiết

và thông báo sau khi hoàn tất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay