Thiên Sứ

Nước Mỹ có tổng thống mới

8 bài viết trong chủ đề này

Nước Mỹ có tổng thống mới

Nguồn: Thanh Niên Online

19/01/2009 23:12

Hôm nay được đánh dấu như một ngày lịch sử của Mỹ, khi đất nước hơn 300 triệu dân này sẽ có vị tổng thống gốc Phi đầu tiên.

Posted Image

Người Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào ông Obama - Ảnh: Reuters

Thời kỳ khủng hoảng

Nước Mỹ vừa trải qua 8 năm dưới triều Tổng thống George W.Bush. Đó là một giai đoạn khó khăn. Mở đầu là vụ khủng bố ngày 11.9.2001. Từ sự kiện này, nước Mỹ đã lao vào hai cuộc chiến - tại Iraq và Afghanistan - mà cho đến bây giờ vẫn chưa kết thúc. Chỉ riêng cuộc chiến ở Iraq đã khiến nước Mỹ mất hơn 4.000 binh sĩ cùng một số tiền khổng lồ. Trong 8 năm qua, người ta cũng chứng kiến nước Mỹ có một mối quan hệ rất khó khăn đối với các nước như Nga, Trung Quốc, Iran, CHDCND Triều Tiên, Syria..., thậm chí với EU - vốn được coi là đồng minh nhiều hơn là đối thủ - thì không phải lúc nào Mỹ cũng có một mối quan hệ êm ái.

Đối ngoại nhiều trắc trở, các vấn đề trong nước cũng đầy khó khăn. Sau 8 năm cầm quyền của ông Bush, thâm hụt ngân sách đã đến mức kỷ lục. Từ đó nợ quốc gia tính đến tháng 10.2008 đã lên tới 11.300 tỉ USD, tăng hơn 100% so với đầu năm 2000. Tình trạng phát triển bong bóng trong thị trường bất động sản dẫn đến cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc, sau đó lan rộng ra thành khủng hoảng tài chính rồi khủng hoảng kinh tế toàn diện đã làm cho nước Mỹ rơi vào một giai đoạn đen tối, khi hàng loạt tập đoàn lớn sụp đổ, hoạt động sản xuất ngưng trệ, số người mất việc tăng... Trong bối cảnh đó, lòng tin của người dân dành cho chính quyền Tổng thống Bush đã sụt giảm tới mức rất thấp. Cũng trong bối cảnh đó, khát vọng đổi thay đã bùng cháy trong tim mỗi người Mỹ. Và khát vọng đó rốt cuộc đã biến thành lá phiếu bầu cho chính trị gia gốc Phi Barack Obama, người luôn giương cao khẩu hiệu “Đổi thay” trong suốt cuộc tranh cử.

Kỷ nguyên mới

Hình ảnh trẻ trung và mới mẻ của ông Obama bước đầu đã mang đến cho người Mỹ một luồng gió mới. Và từ luồng gió này, người ta càng có cơ sở để hy vọng cường quốc số 1 thế giới sẽ sớm vượt qua tai ương. Theo AP, hôm 18.1, sau hành trình bằng xe lửa từ Philadelphia tới thủ đô Washington D.C, ông Obama đã tham gia các sự kiện âm nhạc và mít tinh lớn ở khu công viên trung tâm thủ đô. “Mọi điều đều có thể tại nước Mỹ”, người đàn ông sẽ dẫn dắt đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế và hai cuộc chiến tranh, tuyên bố. “Bất chấp thách thức phía trước là vô cùng to lớn, hôm nay tôi đứng đây với một niềm hy vọng lớn lao rằng nước Mỹ sẽ chịu đựng được - rằng nước Mỹ sẽ chiến thắng, và rằng giấc mơ của những người lập quốc sẽ tiếp tục sống trong thời đại của chúng ta”. Ông Obama đã giành được lá phiếu của cử tri bằng những hứa hẹn sẽ mang đến đổi thay cho nước Mỹ. Sau khi đắc cử và trong giai đoạn chờ nhậm chức, ông cũng không ngần ngại đưa ra các cam kết lớn, trong đó nhấn mạnh tới giải pháp vực dậy nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, chính sách độc lập về năng lượng, quan hệ đối ngoại hài hòa. Ông cũng mạnh mẽ tuyên bố sẽ xóa bỏ những sai lầm của chính quyền Bush, trong đó có kế hoạch đóng cửa trại tù Guantanamo và cấm tra tấn nghi can khủng bố.

Từ lời hứa của chính trị gia tới việc thực thi là cả một chặng đường dài. Tuy nhiên, một hình ảnh Obama tươi mới cùng với các cam kết của ông là rất quan trọng để vực dậy niềm tin trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này. Trong những ngày qua, người ta thấy niềm tin của dân Mỹ đã trỗi dậy. Họ bất chấp giá rét để chào đón ông Obama trong suốt hành trình bằng xe lửa từ Philadelphia tới Washington D.C. Khoảng 2 triệu người đang kéo về thủ đô trong ngày 20.1 trọng đại này. Họ chào đón ông Obama lên làm tổng thống, nhưng không chỉ có thế, họ còn chào đón một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của những hy vọng đổi thay.

Đỗ Hùng

Chương trình dự kiến

Gia đình ông Obama sẽ thức dậy tại Blair House, nhà khách tổng thống đối điện với Nhà Trắng. Ông Bush sẽ vẫn ở lại Nhà Trắng cho đến sáng ngày 20.1, khi gia đình ông Obama được chở đến Nhà Trắng trên chiếc xe Limousine thiết kế đặc biệt. Các tay súng bắn tỉa của Cơ quan Mật vụ, được huấn luyện bắn trúng mục tiêu nhỏ bằng đồng xu ở khoảng cách trên 900m, phục sẵn trên những mái nhà xung quanh. Cả hai gia đình Bush và Obama sẽ dùng điểm tâm chung và rời Nhà Trắng vào 10 giờ 30 sáng ngày 20.1.

Chương trình chính thức sẽ bắt đầu vào 10 giờ sáng ngày 20.1 (22 giờ ngày 20.1 tại Việt Nam) và ông Obama sẽ đọc lời tuyên thệ nhậm chức vào lúc 11 giờ 30. Sau khi tuyên thệ, ông Obama sẽ chịu trách nhiệm quản lý chiếc vali kim loại có tên “nuclear football”, trong đó chứa các mật mã và máy tính để tổng thống có thể truyền lệnh tấn công hạt nhân bất cứ lúc nào. Một quan chức quân đội có nhiệm vụ mang chiếc cặp này và luôn ở cạnh tổng thống trong phạm vi 15m.

T.M

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tăng cường an ninh chưa từng thấy

Nguồn: Thanh Niên Online

19/01/2009 23:14

Posted Image

Mật vụ bảo vệ trên tòa nhà Eisenhower ở Washington trước lễ nhậm chức - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng An ninh nội địa Michael Chertoff, người chịu trách nhiệm an ninh cho buổi lễ nhậm chức, khẳng định đây là buổi lễ được bảo vệ nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay.

Vào ngày 13.1, Tổng thống George W.Bush đã tuyên bố áp dụng tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Washington từ 17.1 đến 21.1. Chính quyền ông Bush coi buổi lễ nhậm chức của ông Obama là Sự kiện an ninh quốc gia đặc biệt, trao quyền cho Cơ quan Mật vụ chỉ huy mọi cơ quan an ninh khác để thực hiện các kế hoạch bảo vệ. Sau đây là những con số đáng chú ý:

* Toàn bộ 58 cơ quan an ninh trên toàn quốc tham gia vào chiến dịch bảo vệ buổi lễ, với hơn 40.000 người được huy động, chưa kể 25.000 binh sĩ luôn trong tình trạng sẵn sàng.

* FBI được cho là đã rải 155 đội mặc thường phục theo dõi những người đi bộ và hành khách đi xe điện ngầm.

* Tổng cộng 5.265 máy quay an ninh liên tục gửi các hình ảnh trên toàn thủ đô đến trung tâm chỉ huy bí mật.

* Các máy bay phản lực chịu trách nhiệm tuần tra vùng trời, và tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển luân phiên kiểm soát khu vực sông Potomac gần đó.

* Các hệ thống phát hiện vũ khí hóa học, sinh học, quang học được lắp đặt trên toàn Washington.

Ước tính khoảng 2,5 triệu người sẽ có mặt tại Washington tham dự buổi lễ nhậm chức lịch sử của ông Obama, và khoảng 1,5 tỉ người dự kiến theo dõi buổi lễ nhậm chức qua truyền hình.

T.M

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Mỹ muốn nghe thông điệp gì từ Barack Obama?

20/01/2009 08:57 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - Người Mỹ đã tự viết nên lịch sử với sự lựa chọn Obama. Họ trông đợi một dạng thức lãnh đạo khác, một hướng đi mới của nước Mỹ bắt đầu từ ngày 20/1 này .

Góc nhìn của các học giả và nhà báo Mỹ.

Tuần Việt Nam trao đổi với Gs. Joseph Nye, cha đẻ của khái niệm sức mạnh mềm và sức mạnh thông minh; Gs. David Dapice, Giảng viên kinh tế Harvard, Gs. Thomas Patterson, GĐ Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shoreinstein, nhà báo Charles M. Sennott, TBT Global Post và bà Ann McDaniel - Phó Chủ tịch công ty Washington Post.

Posted Image

Nước Mỹ đã tự viết nên lịch sử của mình

- Theo dõi người dân Mỹ nóng lòng chờ đợi đến ngày Tổng thống mới nhậm chức, ông có cảm giác thế nào? Có khác gì với những lần nhậm chức của các Tổng thống trước không? Người Mỹ kỳ vọng gì ở người lãnh đạo đất nước mới?

Gs. Thomas Patterson:

Lễ nhậm chức của Barack Obama sẽ thu hút sự quan tâm lớn hơn bất cứ lễ nhậm chức nào trong lịch sử nước Mỹ, và cũng lớn bất cứ sự kiện nào trong lịch sử ở Washington, D.C. Nguyên nhân đã bắt đầu từ chiến dịch bầu cử Tổng thống 2008, khi rất nhiều người Mỹ đã muốn có một sự thay đổi trong chính sách quốc gia và bộ máy lãnh đạo và đã nhìn thấy điều đó trong ứng cử viên Barack Obama.

Posted Image

GS Thomas Patterson, GĐ Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shoreinstein.

Chiến dịch tranh cử của ông ấy đã thu hút một con số tình nguyện viên lớn chưa từng thấy, rất nhiều người trong số họ sẽ lại tham gia trong lễ nhậm chức. Điều đầu tiên trong lịch sử mà ông ấy đại diện - Tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên của nước Mỹ - cũng là lý do khiến nhiều người Mỹ đổ về Washington để chứng kiến lễ nhậm chức. Hàng chục nghìn người Mỹ gốc Phi sẽ có mặt ở đó.

Nhà báo Charles M. Sennott:

Đây đúng là một thời điểm vô cùng xúc động đối với đất nước chúng tôi. Đặt sang một bên sự khác biệt về đảng phái chính trị, tôi tin rằng tất cả mọi người đều đang hạnh phúc ăn mừng ý nghĩa của việc đất nước này đã bầu lên Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử. Mỹ là một đất nước có khả năng tự viết nên lịch sử của mình, và tìm được hướng đi mới khi người dân đòi hỏi.

Tôi nghĩ vị Tổng thống mới này chính là minh chứng rõ ràng nhất mà chúng tôi có sau suốt một thời gian dài, có lẽ là từ khi Tổng thống Reagan đưa nước Mỹ vào một kỷ nguyên mới với "Bình minh ở nước Mỹ" và trước đó là Tổng thống Kennedy với "Mặt trận mới".

Nhưng dù Reagan và Kennedy đúng là những Tổng thống bước ngoặt, Tổng thống mới lần này vẫn đem lại một ý nghĩa sâu sắc hơn. Tôi nghĩ nước Mỹ có thể tự hào rằng chúng tôi đã giữ đúng lời hứa với thế giới về vai trò hoa tiêu trong công lý và tự do.

Gs. David Dapice:

Người Mỹ trông đợi một dạng thức lãnh đạo khác và hi vọng việc cầm quyền của Obama sẽ giúp giải quyết một cách hiệu quả các thách thức mà nước Mỹ (và thế giới) hiện đang phải đối mặt.

Tổng thống Bush không phải là người biết suy nghĩ cẩn trọng và biết lắng nghe những ý kiến trái chiều. Nó thường dẫn đến kết quả là các quyết định sai lầm trầm trọng. Người ta có cảm giác rằng ông Obama là người chịu lắng nghe các ý kiến khác nhau, ham hiểu biết và thận trọng.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Tất nhiên, thỉnh thoảng các quyết định dứt khoát là rất cần thiết nhưng thường rất dễ dẫn đến con đường sai lầm mà bạn không muốn tới đó. Obama, hơn thế nữa, giống như lo lắng cho tất cả mọi người nhiều hơn, không đơn thuần là những người ủng hộ ông ấy.

Thông điệp gì? Đối ngoại hay đối nội?

- Ông kỳ vọng gì vào thông điệp mà Tổng thống mới sẽ đưa ra trong ngày 20/1 lịch sử? Nhiều người vẫn còn băn khoăn về những lời hứa đổi thay của ông ấy, bản thân ông thì sao?

Gs. Thomas Patterson:

Người Mỹ sẽ lắng nghe thật kỹ những gì ông Obama nói trong bài diễn văn nhậm chức. Kỳ vọng đặt vào ông là rất lớn, và ông ấy sẽ cố gắng đáp ứng những kỳ vọng đó với một bài phát biểu thúc giục người Mỹ phụng sự, hy sinh và đoàn kết. Một câu hỏi lớn, và luôn là một câu hỏi lớn khi có Tổng thống mới, là liệu ông Obama có thể giữ đúng những lời hứa của mình không.

Nhà báo Charles M. Sennott:

Tôi nghĩ Tổng thống tân cử Obama đã có một thông điệp hay nhất khi cam kết xây dựng một chính quyền với nhiệm vụ "khởi động lại" quan hệ giữa Mỹ và thế giới. Trong 8 năm qua, chúng tôi đã có một bộ máy lãnh đạo ở Washington quay lưng lại với những lời khuyên của các đồng minh và trở thành một đất nước khép kín.

Tôi nghĩ Tổng thống mới đã cam kết sẽ mở cửa với thế giới theo một cách hoàn toàn mới, và GlobalPost tin rằng đây là một lời hứa rất thú vị. Chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ xem ông ấy có giữ đúng lời hứa của mình không.

Gs. David Dapice:

Thông điệp Obama sẽ chuyển tới là: chúng ta phải chuyển từ hệ thống được điều khiển bởi các nhóm vận động hành lang (nhóm lợi ích đặc biệt) - một hệ thống đã mang lại kết quả kém hiệu quả và rất hạn hữu - sang một hệ thống có thể đoàn kết và thống nhất các nhóm khác nhau trong lợi ích chung.

Có vẻ ông tin tưởng vào ý kiến của giới chuyên môn hơn là ảnh hưởng chính trị thuần túy.

Đó là sự thay đổi cơ bản mà Obama đã mô tả, và ông ấy hy vọng rằng sự thay đổi này sẽ giúp những người bình thường nhiều hơn những đường lối hành động gần đây. Ông còn muốn điều chỉnh các vấn đề trong chương trình nghị sự cẩn trọng hơn, điều mà Tổng thống Bush không được đánh giá cao.

Posted Image Giáo sư Joseph Nye - cha đẻ của thuyết "sức mạnh mềm" và "sức mạnh thông minh". Nguyên là Hiệu trưởng Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard, Joseph Nye cũng đã từng đảm nhiệm chức vụ Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về các vấn đề an ninh quốc tế, Chủ tịch Ủy ban tình báo quốc gia và Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề an ninh, khoa học và kỹ thuật.

Gs. Joseph Nye:

Tôi hy vọng Tổng thống Obama sẽ đa phương hơn, sẽ khôi phục lại danh tiếng cho nước Mỹ với việc đóng cửa nhà tù Guantanamo, và quan tâm nghiêm túc đến việc đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ông Obama đang thừa kế lại những khó khăn từ ông Bush và tôi không nghĩ tân Tổng thống có thể nhanh chóng giải quyết được những vấn đề này như cuộc chiến Iraq, Afghanistan, khủng hoảng hạt nhân Iran... Tuy vậy tôi vẫn mong ông ấy sẽ tăng cường hơn nữa các nỗ lực ngoại giao.

Ông Obama có một nhiệm vụ khó khăn là thúc đẩy sự hồi phục kinh tế, và việc này sẽ mất nhiều thời gian. Nhưng tôi tin rằng kinh tế Mỹ sẽ hồi phục, và nước Mỹ sẽ duy trì được vị thế của mình.

Không trách tân Tổng thống giữ im lặng về Gaza

- Nhiều nhà phân tích cho rằng việc ông Obama đến nay vẫn giữ im lặng trước vấn đề Gaza đang làm tổn hại đến hình ảnh Tổng thống đổi thay của ông ấy? Ông có nghĩ vậy không?

Gs. Thomas Patterson:

Chính trị luôn là những lựa chọn khó khăn, và những lựa chọn đó lại đặc biệt khó khăn vào lúc này. Chính trị cũng là chuyện quan trọng trong bối cảnh khan hiếm tài nguyên, và hiếm khi người dân lại đặt kỳ vọng lớn đến thế vào những hành động của Chính phủ Mỹ khi ngân sách đã bị thu hẹp rất nhiều.

Cũng không nên quá đặt nặng những phát ngôn chính sách của ông Obama trước vấn đề Gaza, vì đúng truyền thống nước Mỹ là vậy, lúc nào cũng chỉ có một Tổng thống thôi. Dù ông Obama có nghĩ gì về sự kiện bi kịch ở Gaza, thì việc ông George Bush cho đến thời điểm này vẫn là Tổng thống Mỹ đã hạn chế ông nói công khai những suy nghĩ của mình. Nhưng bắt đầu từ ngày 20/1 này, ông Obama sẽ là Tổng thống và có quyền nói mọi thứ.

Quan điểm riêng của tôi là ông ấy sẽ chưa hành động táo bạo vội trước những vấn đề phức tạp như Gaza trong thời gian đầu. Ông ấy sẽ tránh những sai lầm lớn có thể tác động đến sự ủng hộ của công chúng.

Nhà báo Charles M. Sennott: Tôi nghĩ Tổng thống mới đắc cử Obama đã đúng khi nói lúc đó chỉ có một Tổng thống ở nước Mỹ. Ông ấy không nên nói nhiều về chính sách ngoại giao khi chưa chính thức nhậm chức.

Nhưng tôi cho rằng ông ấy cần phải có những động thái quyết đoán trong những ngày đầu tiên để cho thấy rõ ràng chính quyền mới của ông ấy sẽ làm thế nào với cuộc xung đột Israel - Palestine... Chính quyền Bush đã quyết định phủi tay đối với cuộc xung đột này, và cách làm đó đã cho thấy một sự thất bại về mọi mặt.

Đội ngũ của ông Obama sẽ phải tham gia đối phó bằng cách mới và sáng sủa hơn.

Posted Image

GS, TS David Dapice, đến từ trường Quản lý Nhà nước Kennedy, Đại học Harvard (Mỹ). Ông đã có 20 năm nghiên cứu về Việt Nam, là một trong những thành viên sáng lập ra Fulbright - chương trình hợp tác giữa Trường Đại học kinh tế TP.HCM và Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard tổ chức.

Gs. David Dapice:

Vị tân tổng thống có thể ảnh hưởng ít nhiều đến các chính phủ nước ngoài và cũng có thể hạ thấp chính quyền sắp mãn nhiệm bằng sự quá tích cực. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một thông điệp được gửi đến một ứng cử viên tổng thống rằng chiến dịch (ở) dải Gaza phải được hoàn tất vào lúc ông ta đưa ra lời hứa.

Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ông đưa ra thông điệp rằng, những hoạt động ở Gaza sẽ hoàn thành vào thời điểm ông đưa ra lời hứa. Khi Hamas sử dụng dân thường Gaza như con tin cho mưu toan chính trị của họ (lưu giữ vũ khí trong các nhà thờ Hồi giáo, bệnh viện, trường học và các căn nhà), thì nước Mỹ chỉ có những sự chọn lựa tồi đợi sẵn dành cho lực lượng này, và tôi sẽ không trách cứ gì việc Obama chờ đợi để đương đầu với vấn đề này.

Obama là tổng thống Mỹ, không phải tổng thống của thế giới

- Sự xuất hiện của ông Obama trong thời điểm trước khi nhậm chức với thời điểm đang tranh cử theo ông có gì khác không? Và nó ảnh hưởng thế nào đến hình ảnh của ông ấy trước thế giới?

Gs. Thomas Patterson: Ông Obama đã lựa chọn những quan chức cao cấp như Hillary Clinton, và ông ấy sẽ lắng nghe ý kiến của họ trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì. Những trở ngại lớn trong năm đầu ông ấy làm Tổng thống là nên kinh tế đang khá yếu và tình hình chung của thế giới đang khó khăn. Nếu ông ấy có thể vượt qua giai đoạn đầu này mà không mất đi quá nhiều sự ủng hộ, ông ấy sẽ đạt được những đột phá đáng kể về chính sách, bao gồm của việc mở rộng hệ thống y tế và triển khai lại lực lượng quân đội Mỹ ở Trung Đông.

Posted Image

Nhà báo Charles M. Sennott tại chiến trường Afghanistan. Ảnh: Theworld.org

Nhà báo Charles M. Sennott: Tôi không thấy có sự khác biệt hay thất bại đáng kể nào trong việc giữ lời hứa của ông Obama. Tôi nghĩ ông Obama ý thức rất rõ ràng kỳ vọng của thế giới đặt vào ông ấy rất cao, thậm chí là quá cao. Nhưng ông ấy sẽ phải cố gắng đáp ứng kỳ vọng đó một cách thận trọng. Ông ấy là Tổng thống Mỹ chứ không phải là Tổng thống thế giới.

Ông ấy sẽ không tránh khỏi việc đứng ở ngã ba đường khi lựa chọn điều gì ông ấy tin là tốt cho nước Mỹ cho dù nó có mâu thuẫn với cộng đồng quốc tế... Tuy vậy, tôi tin rằng những chính sách của ông ấy về môi trường sẽ giúp cân bằng mối quan hệ này.

Ông ấy sẽ phải cân nhắc giữa những nhu cầu quốc nội và những mối quan tâm quốc tế và chắc chắn sẽ không thể làm hài lòng tất cả.

Gs. David Dapice:

Nhiệm vụ của một ứng viên là nhấn mạnh sự khác biệt nhằm giành được lá phiếu trong khi một quan chức đã đắc cử lại có nhiệm vụ đoàn kết và quản lý.

Điều này đòi hỏi cách tiếp cận khác đi theo một kiểu nào đó và mọi người đều hiểu như vậy. Tổng thống Obama vẫn tiếp tục cam kết theo chương trình của mình, nhưng ông đang nỗ lực kết thành những nhóm bao gồm cả những người không ủng hộ ông, thậm chí là những người cố vấn cho TNS John McCain trong một số vấn đề an ninh trong vòng 1-2 tháng trước. Cách tiếp cận này có thể làm thất vọng những người ủng hộ ông trước đó nhưng nó cho phép có một gói chính sách xử lý khủng hoảng kinh tế nhanh hơn.

Rốt cuộc, người Mỹ muốn nhìn thấy kết quả và nếu ông mang lại kết quả mong muốn đó, người Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ ông.

Bà Ann McDaniel - Phó Chủ tịch công ty Washington Post

Posted Image

Thời điểm này ở nước Mỹ thật tuyệt vời và cuối tuần vừa qua ở Washington, D.C thật vui vẻ. Mọi người đều phấn khích bởi tính chất lịch sử của lễ nhậm chức.

Dù những lần chuyển giao giữa các Tổng thống đều diễn ra khá suôn sẻ và đem lại cảm giác thoải mái, nhưng lần này người Mỹ đang có một niềm vui lớn khi nhìn thấy sự thay đổi trong việc Tổng thống da màu đầu tiên bước vào Nhà Trắng.

Đất nước của chúng tôi đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, vì vậy, dù là người của đảng Cộng hoà hay đảng Dân chủ, tất thảy đều mong ông Obama sẽ thành công trong việc cải thiện nền kinh tế và giúp đem lại hoà bình cho thế giới.

Lúc này còn quá sớm để nói về những động thái đầu tiên của ông ấy, nhưng với tư cách là một nhà báo và một người Mỹ, tôi chờ đợi và quan sát với tất cả kỳ vọng tốt đẹp.

  • Phương Loan - Thuỷ Chung thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ ba, 20/1/2009, 23:18 GMT+7 Theo VN Express

Diễn biến Lễ nhậm chức của ông ÔBAMA

Vợ chồng ông Barack Obama tới nhà thờ làm lễ lúc 9h sáng, mở đầu ngày nhậm chức tổng thống với một chuỗi các sự kiện liên tiếp và kết thúc những hoạt động vào 2h sáng hôm sau để tới nơi ở mới: Nhà Trắng.

Posted Image

Đám đông hàng trăm nghìn người ken đặc khu vực National Mall, phía trước Đồi Capitol, từ lúc 04h Washington (16h Hà Nội), vài giờ trước khi lễ nhậm chức diễn ra. Ảnh: AFP.

Posted Image

Lúc 9h sáng Washington (21h Hà Nội), vợ chồng ông Barack Obama được chào đón tại nhà thờ St John, để tiến hành lễ cầu nguyện riêng cùng với Phó tổng thống đắc cử Joe Biden và gia đình. Ảnh: AFP.

Posted Image

Lúc 09h55' Washington (21h55' Hà Nội), vợ chồng Tổng thống mãn nhiệm George Bush và Đệ nhất phu nhân Laura đứng trên sảnh chào đón Tổng thống đắc cử Barack Obama và phu nhân Michelle tại Nhà Trắng. Ảnh: New York Times.

Posted Image

Lúc 11h30' Washington (23h30' Hà Nội), đoàn xe đưa ông Barack Obama từ Nhà Trắng tới Đồi Capitol để thực hiện lễ tuyên thệ. Ảnh: BBC.

Posted Image

Phó tổng thống Joe Biden tuyên thệ, vài phút trước khi ông Obama nhậm chức. Ảnh: New York Times.

Posted Image

Đúng 12h Washington (24h Hà Nội), ông Obama đặt tay lên cuốn kinh thánh tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Đây là cuốn kinh thánh từng được Tổng thống Abraham Lincoln sử dụng để tuyên thệ trước đây. Ảnh: New York Times.

Posted Image

Toàn cảnh khu vực diễn ra lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống và phó tổng thống Mỹ tại Đồi Capitol. Ảnh: Getty Images.

Posted Image

Tân tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu đầu tiên trên cương vị mới, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: New York Times.

Posted Image

Tổng thống mãn nhiệm George Bush ôm chúc mừng Tân tổng thống Barack Obama. Ảnh: Los Angeles Times.

Posted Image

Tổng thống Barack Obama và phu nhân Michelle tiễn vợ chồng cựu tổng thống Bush ra trực thăng sau lễ chuyển giao quyền lực ở Đồi Capitol. Ảnh: Los Angeles Times.

Posted Image

Vợ chồng tân tổng thống và phó tổng thống Mỹ vẫy chào cựu tổng thống Bush lên đường về quê nhà Texas. Ảnh: Los Angeles Times.

Posted Image

Lúc 14h20' Washington (02h20' Hà Nội), vợ chồng Tân tổng thống Barack Obama (trái) và Phó tổng thống Joe Biden duyệt đội danh dự tại Đồi Capitol, mở màn lễ diễu hành. Ảnh: AP.

Posted Image

Khu vực khán đài được bao bọc bằng kính chống đạn gần Nhà Trắng, nơi Tân tổng thống Barack Obama chứng kiến màn diễu hành mừng ngày nhậm chức của ông. Ảnh: Reuters.

Posted Image

Mái đầu bạc dễ nhận thấy của Thượng nghị sĩ John McCain trong đám đông dự lễ nhậm chức của ông Obama. Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa này đã thất bại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trước đại diện của đảng Dân chủ Obama. Ảnh: New York Time.

Những giọt nước mắt xúc động của người da màu khi dự lễ nhậm chức của tổng thống gốc Phi đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: New York Times.

Posted Image

Cảnh sát đặc nhiệm Mỹ trong ngày tổng thống mới nhậm chức. Hơn 40.000 nhân viên thuộc các lực lượng đã được huy động bảo đảm an toàn cho sự kiện này. Ảnh: AFP.

Đình Chính

Share this post


Link to post
Share on other sites

thanhphuc thấy bức ảnh (đăng trên Vietnamnet) và bài phát biểu nhậm chức trên báo Tuổi trẻ có gì đó rất hợp với nhau về nhiều ý nghĩa.

Thứ Tư, 21/01/2009, 03:30 (GMT+7) Theo Tuổi trẻ Online

Bài phát biểu nhậm chức của tân tổng thống Obama

Posted Image

Những đồng bào của tôi,

TTO- Hôm nay tôi đứng đây, bé nhỏ trước những nhiệm vụ trước mắt chúng ta, tôi trân trọng sự tin tưởng mà các bạn dành cho tôi, biết ơn sự hy sinh của tổ tiên chúng ta. Xin cảm ơn tổng thống Bush vì những gì ông đã làm cho đất nước cũng như sự hào phóng của ông về việc hợp tác trong quá trình chuyển giao này.

Cho đến nay, 44 người Mỹ đã đọc lời tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Có những lời tuyên thệ được xướng lên trong viễn cảnh tương lai tươi đẹp và thanh bình. Tuy nhiên, thường những lời tuyên thệ được thực hiện trong bối cảnh mây bão và giông tố đang bao trùm. Giờ phút này đây, nước Mỹ phát triển không đơn thuần chỉ dựa trên kỹ năng và tầm nhìn của những người nắm giữ chức vụ cao nhất của đất nước, mà bởi vì chúng ta vẫn còn trung thành với tư tưởng của tổ tiên và làm theo những văn bản đã được ban hành.

Moi việc đã diễn ra như vậy, và nó sẽ như vậy trong thế hệ này của người dân Mỹ.

Ai cũng hiểu rõ một điều là chúng ta đang trong thời kỳ khủng hoảng. Đất nước chúng ta đang sống trong 1 cuộc chiến chống lại mạng lưới bạo động và lòng thù hận. Nền kinh tế của chúng ta đang suy yếu, đó chính là hậu quả của sự tham lam và vô trách nhiệm của một số phần tử nào đó, nhưng tất cả những điều này cũng là thất bại toàn thể của chúng ta trong việc đưa ra những sự chọn lựa khó khăn và chuẩn bị cho một thời kỳ mới của đất nước. Nhiều gia đình bị mất nhà, tình trạng thất nghiệp gia tăng, doanh nghiệp ngừng hoạt động. Chi phí y tế, khám chữa bệnh của chúng ta quá đắt đỏ, trường học không đáp ứng được mong đợi của nhiều người và mỗi ngày càng có những bằng chứng về cách chúng ta sử dựng năng lượng đang đe dọa hành tinh này.

Theo các dữ kiện và con số tính toán, đây là sự cảnh tỉnh của khủng hoảng. Có một nỗi sợ hãi đeo đuổi là sự suy sụp của nước Mỹ là không thế tránh khỏi và thế hệ sau sẽ hạ thấp tầm nhìn của họ.

Ngày hôm nay, tôi muốn với các bạn rằng những thách thức mà chúng ta đang đối mặt là sự thật. Chúng ta có nhiều thách thức và có những thách thức rất nghiêm trọng. Chúng sẽ không được giải quyết hoặc kéo dài trong 1 thời gian. Nhưng nên nhớ rằng, nước Mỹ, sẽ đối mặt với nó.

Ngày hôm nay, tất cả chúng ta đứng đây bởi vì chúng ta chọn niềm hy vọng chứ không phải nỗi sợ hãi, chọn sự liên kết chứ không phải mối bất hòa và sự chia rẽ.

Ngày hôm nay, chúng ta đến đây để tuyên bố chấm dứt những mối bất bình và những lời hứa suông, sự buộc tội lẫn nhau.

Chúng ta cũng còn là một đất nước trẻ, nhưng trong ngôn ngữ kinh thánh, thời gian đã tới để loại bỏ nhửng điều ngây ngô, non dại. Thời gian đã xác nhận tinh thần kiên định của chúng ta, để lựa chọn cho chúng ta một lịch sử tốt đẹp hơn; chuyển giao món quà đó, ý tưởng đáng khâm phục đó, được truyền lại từ đời này sang đời khác: Lời cam kết của Chúa rằng tất cả đều bình đẳng, tất cả đều tự do và tất cả đều xứng đáng có cơ hội được theo đuổi tiêu chuẩn về hạnh phúc.

Để xác nhận lại 1 lần nữa sự lớn mạnh của đất nước chúng ta, chúng ta phải hiểu rằng sự lớn mạnh không bao giờ sẵn có, chúng ta phải tự làm để khẳng định. Hành trình chúng ta đi không bao giờ là con đường tắt. Nó cũng không phải là con đường dành cho những kẻ nhút nhát, hay dành cho những người thích hưởng thụ an nhàn mà không chịu làm việc, hoặc cho những ai chỉ thích tìm kiếm sự giàu có và danh tiếng. Đúng hơn, đó chính là con đường dành cho những người có thể chấp nhận rủi ro, những người làm việc, sáng tao ra sản phẩm.

Đối với chúng ta, họ đã gói ghém những trải nghiệm ít ỏi của mình và vượt qua các đại dương để tìm kiếm một cuộc sống mới.

Đối với chúng ta, họ đã làm việc cực nhọc trong các công xưởng bóc lột công nhân tồi tệ và định cư ở phương Tây; chịu đựng đòn roi và cày những mảnh đất cằn cỗi.

Đối với chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh; ở những nơi như Concord và Gettysburg...

Thời gian và một lần nữa những người phụ nữ và nam giới này đã đấu tranh, hy sinh và làm việc cho tới khi tay họ chai sần để chúng ta có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ đã nhận thấy nước Mỹ to lớn hơn một tập hợp của những tham vọng cá nhân của chúng ta; vĩ đại hơn tất cả những khác biệt về xuất thân hay của cải.

Đây là cuộc hành trình mà ngày nay chúng ta sẽ tiếp tục. Chúng ta vẫn là một cường quốc thịnh vượng và hùng mạnh nhất trên thế giới. Các công nhân của chúng ta không kém năng suất hơn khi cuộc khủng hoảng đã bắt đầu. Đầu óc chúng ta không kém sáng tạo hơn. Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của chúng ta không kém hơn tuần trước, tháng trước hay năm trước. Khả năng của chúng ta vẫn chưa bị suy giảm. Tuy nhiên, thời mà chúng ta vẫn khư khư ý kiến bảo vệ các lợi ích hẹp hòi và trì hoãn các quyết định khó khăn chắc hắn đã qua. Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta phải xốc lại bản thân, làm mới lại mình và bắt đầu lại công việc dựng lại nước Mỹ.

Ở bất cứ đâu mà chúng ta hướng tới, công việc ở đó sẽ phải hoàn thành. Tình trạng kinh tế đòi hỏi hành động, táo bạo và mau lẹ. Và chúng ta phải hành động - không chỉ tạo ra các việc làm mới mà đề ra một nền tảng mới cho sự phát triển. Chúng ta sẽ xây dựng các con đường, các cây cầu, mạng lưới điện giúp ích cho nền thương mại của chúng ta và gắn kết chúng ta với nhau. Chúng ta sẽ khai thác mặt trời, gió và đất đai để tiếp nhiên liệu cho các xe hơi của chúng ta và vận hành các nhà máy. Và chúng ta sẽ cải tổ các trường phổ thông, cao đẳng và đại học để đáp ứng nhu cầu của một thời kỳ mới. Đó là tất cả mọi điều chúng ta phải làm.

Hiện nay , cũng có những hoài nghi về mức độ các tham vọng của chúng ta. Những hoài nghi đó cho rằng hệ thống của chúng ta sẽ không thể chống chọi nổi nhiều kế hoạch lớn. Những người hoài nghi đó đã quên những gì mà đất nước này đã làm được.

Các thế hệ trước hiểu rằng chỉ sức mạnh của chúng ta không thể bảo vệ cũng như không cho phép chúng ta làm theo ý thích. Thay vào đó, họ biết rằng sức mạnh chỉ lớn lên nếu như được sử dụng đúng đắn; sự an toàn của chúng ta xuất phát từ sự công bằng trong lý lẽ, từ sự pha trộn của sự khiêm nhường và thận trọng.

Chúng ta là người gìn giữ di sản này. Một lần nữa được dẫn dắt bởi những tư tưởng này, chúng ta có thể đương đầu với những nguy cơ mới đòi hòi nhiều nỗ lực hơn - thậm chí đó là sự thông hiểu và hợp tác nhiều hơn nữa giữa các quốc gia. Chúng ta bắt đầu phải có trách nhiệm để Iraq lại cho dân của họ, tiến đến một hòa bình khó đạt được tại Afganistan. Với những bạn xưa và thù cũ, chúng ta sẽ hợp tác không mệt mỏi để giảm nguy cơ hạt nhân, quay ngược bóng ma của hiện tượng trái đất ấm dần lên. Chúng tôi sẽ không xin lỗi cho lối sống của mình, cũng như không nao núng trong phòng thủ, và với những kẻ tìm cách đạt đến mục đích bằng khủng bố hay giết người vô tội, chúng tôi muốn nói với các bạn rằng bây giờ tinh thần chúng tôi đã mạnh hơn và không thể bị phá vỡ; các bạn không thể vượt chúng tôi, và chúng tôi sẽ đánh bại các bạn.

Chúng tôi biết mình thừa hưởng một nền di sản rất mạnh. Chúng tôi là một quốc gia của những người Công Giáo và Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Ấn Độ Giáo - và cả những người vô thần. Chúng tôi được hình thành bởi nhiều ngôn ngữ và văn hóa, đến từ mọi chân trời của trái đất; và bởi vì chúng tôi đã nếm trái đắng của nội chiến và chia cắt, và vượt khỏi chương đen đối đó một cách mạnh mẽ và đoàn kết hơn, chúng tôi tin rằng một ngày nào đó tất cả những thù ghét cũ sẽ qua đi; những bờ ranh của bộ tộc sẽ sớm được giải quyết; rằng thế giới sẽ trở nên nhỏ hơn, lòng nhân đạo sẽ tự nó được bộc lộ; và nước Mỹ phải đóng vai trò chủ đạo dẫn đến một kỷ nguyên mới của hòa bình.

Đối với thế giới Hồi Giáo, chúng tôi tìm một con đường tiếp cận mới, dựa trên sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau. Với lãnh đạo toàn cầu, những người đang tìm cách gieo rắc hạt giống xung đột hay đổ những xấu xa trong xã hội của họ cho phương Tây - phải biết rằng mọi người sẽ đánh giá các bạn dựa trên những gì bạn xây dưng chứ không phải những gì bạn phá hủy. Với những người dùng tham nhũng hay lừa đảo hay sự im lặng trong bất đồng ý kiến để leo lên các nấc thang quyền lực - phải biết rằng mình đang ở bờ sai của lịch sử; nhưng chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu như các bạn thả lỏng nắm đấm của mình.

Với người dân ở những quốc gia nghèo, chúng tôi cam kết sẽ làm việc cùng các bạn để làm cho nông trại nở hoa và làm sạch các dòng chảy; nuôi dưỡng những thân thể ốm đói và cho những tâm hồn đói khát được ăn uống. Và với những quốc gia được hưởng thụ cuộc sống khá nhiều như nước Mỹ chúng ta, phải tuyên bố rằng chúng ta không còn dửng dưng với những đau khổ đang xảy ra bên ngoài biên giới; cũng như không sử dụng tài nguyên trái đất mà không để ý đến hậu quả của nó. Vì thế giới đã thay đổi, cùng với nó chúng ta cũng phải thay đổi.

Khi nghĩ về con đường đang mở ra trước mắt, chúng ta với thái độ khiêm nhường nhớ đến những người Mỹ dũng cảm, ngay bây giờ đang tuần tra ở những sa mạc xa xôi hay các vùng núi hẻo lánh. Hôm nay họ có vài điều để nói với chúng ta cũng như những anh hùng ngã xuống tại Arlington đã thì thầm suốt chiều dài lịch sử. Chúng ta vinh danh họ không phải vì họ là người bảo vệ tự do mà họ tiêu biểu cho tinh thần phục vụ; một khát khao tìm kiếm ý nghĩa ở điều gì đó cao đẹp hơn chính bản thân. Và vì vậy, vào thời khắc này - thời khắc sẽ xác lập một thế hệ mới - tinh thần này phải ăn sâu vào tất cả chúng ta.

Với những gì chính phủ có thể và phải làm, đất nước này dựa trên nền tảng là niềm tin và sự quyết tâm của dân Mỹ. Sự tử tế và không vị kỷ sẽ giúp chúng ta vượt qua những giờ phút đen tối; điều đó được thể hiện ở việc cho một người lạ trú nhờ khi vỡ đê hay của những công nhân thà cắt giảm giờ làm hơn là thấy bạn bè mất việc. Đó là sự dũng cảm của những người lính cứu hỏa lao vào cầu thang đầy khói nhưng cũng có thể là khát vọng nuôi nấng con cái của những bậc cha mẹ. Tất cả sẽ quyết định vận mệnh của chúng ta.

Thử thách của chúng ta có thể mới. Những dụng cụ chúng ta sử dụng có thể mới. Nhưng những giá trị đem đến thành công cho chúng ta như - chăm chỉ và thật thà, dũng cảm và công bằng, chịu đựng và tò mò, trung thành và yêu nước - đều là những thứ rất cũ. Những thứ đó là có thật. Đó là những động lực thầm lặng của sự tiến bộ trong suốt lịch sử nước Mỹ. Và yêu cầu cấp thiết hiện nay là quay trở lại với những giá trị thật này. Bây giờ điều đòi hỏi ở chúng ta là một kỷ nguyên mới của trách nhiệm - một sự thừa nhận đối với tất cả dân Mỹ rằng mỗi người phải có trách nhiệm với bản thân, với quốc gia và với thế giới; những trách nhiệm mà chúng ta không chấp nhận một cách miễn cưỡng coi như một nhiệm vụ khó khăn mà phải vui vẻ nhận lấy, luôn kiên định rằng không có gì có thể thỏa mãn được tinh thần và phải khẳng định được lập trường.

Đây là cái giá và là lời hứa của mỗi công dân.

Đây là nguồn căn của sự tự tin nước Mỹ - rằng Thượng Đế yêu cầu chúng ta định hình một vận mệnh chưa rõ ràng.

Đây là ý nghĩa tự do và tín điều của chúng ta - tại sao mọi người từ đàn ông, đàn bà và trẻ em thuộc mọi chủng tộc hay niềm tin đều có thể tham dự buổi ăn mừng tại địa điểm hoành tráng này, và tại sao một người mà cách đây 60 năm cha của ông ta không được phép phục vụ trong một nhà hàng nhỏ bây giờ có thể đứng trước mọi người để thực hiện lời tuyên thệ thiêng liêng nhất.

Vì vậy chúng ta hãy đánh dấu ngày này bằng việc nhớ lại, chúng ta từng là ai và chúng ta đã tiến được bao xa. Trong năm sinh ra nước Mỹ, trong tháng lạnh giá nhất, một nhóm nhỏ những người yêu nước tụ tập quanh một đóng lửa trại sắp tàn bên bờ sông đã đóng băng. Thủ đô đã bị bỏ rơi. Kẻ thù đang tiếng lên. Tuyết đã bị nhuộm màu máu. Vào thời điểm mà cuộc cách mạng của chúng ta bị đặt trong tình trạng nghi ngờ nhất, người cha của đất nước đã ra lệnh đọc những lời này với nhân dân:

"Hãy để điều này được nói với thế giới tương lai ... rằng trong mùa đông rét đậm, không có gì ngoài hy vọng và đứa hạnh có thể tồn tại .... rằng thành phố và đất nước bước đến để đương đầu sự nguy hiểm đang thách thức".

Nước Mỹ chúng ta hãy nhớ về những từ bất hủ này khi đối mặt với những mối nguy hiểm thông thường hay sự khắc nghiệt của mùa đông. Hy vọng và đức hạnh sẽ một lần nữa cho phép chúng ta đương đầu với những dòng chảy băng giá, và chịu đựng những cơn bão có thể ập đến. Hãy để con của con chúng ta nói rằng khi bị thử thách, chúng ta đã không để hành trình kết thúc, rằng chúng ta đã không quay đầu cũng như không nao núng; và với ánh mắt kiên định đến chân trời và ơn huệ Thượng Đế đã ban cho, chúng ta tiến tới với món quà vĩ đại là sự tự do và trao nó một cách trọn vẹn cho thế hệ tương lai.

T.MAI - KINH LUÂN (lược dịch)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài diễn văn hay thật. Để chờ xem.

Chú nói như vậy nghĩa là gì ạ ? Phải chăng chú có linh cảm gì không hay cho Obama & nước Mỹ hay sao ???

Phúc Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú nói như vậy nghĩa là gì ạ ? Phải chăng chú có linh cảm gì không hay cho Obama & nước Mỹ hay sao ???

Phúc Anh

Phúc Anh thân mến.

Trong topic "Hóa giải lời nguyền Tecumseh" chú có khẳng định rằng: Tổng thống Bush sẽ không chết bời lời nguyền của nhà tiên tri da đỏ. Cho đến nay, sự việc đã chứng nghiệm. Nhưng chú nhớ rằng: Chú có nói - Đại ý: Sau đó thì tùy vào định mệnh, có thể sẽ là sự hoán đổi cho vị tổng thống sau đó. Chú cũng không nhớ câu trên nằm ở đâu? Vì chú viết điều này từ lâu và trên diễn đàn khác; hoặc có thể nó nằm trong blog của chú. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là: Những chiêm tinh gia người Việt ở các vùng khác nhau trên Địa Cầu đều cho rằng ngài Obama khó qua hết nhiệm kỳ.

Nhưng tùy theo các quyết sách của ngài Tổng Thống Obama với dân tộc Việt, chú sẽ có lời tiên tri cho ông ta từng năm một. Cũng có thể mọi chuyện đều tốt đẹp. Trong năm Kỷ Sửu chú nghĩ ông ta sẽ vạn sự an lành.

Cảm ơn Phúc Anh quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay