phamhung

LUẬN TUỔI LẠC VIỆT.

8 bài viết trong chủ đề này

LUẬN TUỔI LẠC VIỆT.
Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Nguyễn Vũ Diệu)

NHẬP ĐỀ.
Cho đến tận ngày hôm nay, khi tiếp các thân chủ đang trong tuổi yêu đương, dựng vợ gả chồng của các bạn trẻ. Tôi thấy những bậc phụ huynh vẫn cố chấp và đôi lứa trẻ vẫn đau lòng về việc bị cha mẹ cấm cản, vì một nguyên nhân lãng nhách, là nghe lời các thày bà nửa mùa, dốt nát. Họ căn cứ vào những kiến thức di sản đã thất truyền và sai lệch từ các bản văn cổ chữ Hán, để cho rằng có những đôi lừa không thể lấy nhau vì không hợp tuổi. Hậu quả của những sự thất truyền và sai lầm này, đã gây ra những kết cục bi thương cho họ. Thậm chí có những đôi lứa tự tử để quyết sống bên nhau, vì lời phán của các loại thày, bà dốt nát.
Bởi vậy, hôm nay, tôi quyết định viết lại rõ ràng về phương pháp "LUẬN TUỔI LẠC VIỆT", mà tôi đã dày công nghiên cứu và đã công khai công bố trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, từ hàng chục năm trước.
Có thể nói: Công trình nghiên cứu này đã phổ biến trong tất cả các cao thủ Địa Lý Lạc Việt và các nhà Lý học thiện tâm ứng dụng. Nhưng nó chưa thật sự phổ biến rộng khắp, như một giáo trình Lý học ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành - với tư cách là một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ.
Ngày nay, nhờ mạng xã hội và cảm ơn hệ thống Facebook, tôi - Lão Gàn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - viết và công bố lại ở đây công trình nghiên cứu về mối quan hệ gia đình trong luận tuổi Lạc Việt với sự bổ sung hoàn hảo nhất,về phương pháp này - nhân danh những gía trị đích thực của Lý Học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt.
Tôi viết lại bài viết này với một hy vọng rằng: Sẽ giúp cho đôi lứa yêu nhau thực sự, đủ tự tin để đến với nhau và xây dựng hạnh phúc bên nhau trọn đời với "Luận tuổi Lạc Việt". Tôi cũng hy vọng rằng: "Luận tuổi Lạc Việt" sẽ giúp cho các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn bản chất đích thực của nền văn hiến Việt, thực sự nhân bản với tình yêu con người, hoàn toàn phù hợp với những quy luật tự nhiên trong vấn đề phát triển cuộc sống và xã hội. Từ đó họ sẽ ứng dụng hệ thống tri thức này, hướng dẫn con cái đi tìm hạnh phúc đích thực.
Xin cảm ơn vì đã quan tâm, chia sẻ.
Còn tiếp.
Ngày Tam Nương sát 18. 6. Mậu Tuất Việt lịch.
Nhằm ngày 30. 7. 2018.
Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

 

BẮT ĐẦU TỪ HÌNH TƯỢNG THẦN TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN TRONG NHỮNG NỀN VĂN MINH CỔ.

Có lẽ tất cả mọi người trên thế giới này, đều biết đến một hình ảnh phổ biến của thần Tình Yêu, có xuất xứ từ nền văn minh Hy - La. Đó là một chú bé rất xinh xắn, trên lưng có đôi cánh và bộ cung tên bằng vàng. Chú bé cười như nắc nẻ, mỗi khi bắn một mũi tên xuống trần gian và bao giờ nó cũng xuyên qua hai trái tim, một nam, một nữ. Thế là họ phải lấy nhau, như một định mệnh đã an bài. Đó là thần Eros hay Cupid trong thần thoại Hi – La, là xuất xứ ban đầu của nền văn minh phương Tây.
Thần Cupid có lúc hiện thân là một thanh niên thân hình tráng kiện với những đường nét chuẩn của tỷ lệ vàng, mà chúng ta thấy ở tượng David của Michelangelo. Vị thần này ngồi trên xe có đôi Thiên Nga trắng kéo. Còn Thần Eros hiện đại và văn minh hơn, lắp ngay đôi cánh Thiên Nga trên lưng mình và hỗ trợ sự di chuyển bằng bánh xe lửa có cánh.
"Chúa không chơi trò xúc xắc".
Đấy là câu nói nổi tiếng của Anbert Einstein. Nhưng vị thần Tình Yêu trong thần thoại Hy La này có vẻ như chơi trò xúc sắc, khi hứng thú bắn những mũi tên tình yêu của mình.
Trong nền văn minh cổ đại của Ấn Độ, thì vị thần Tình Yêu có vẻ chững trạc hơn. Thần hiện thân là một chàng trai tuấn tú, thân hình chuẩn sáu múi do tập thể dục thể hình thường xuyên, chứ không phải là một đứa trẻ hồn nhiên, vô tư với tâm hồn trong trắng, thánh thiên. Ngài cũng có bộ cung tên như hai vị thần tình yêu của Hy La. Nhưng có điều ngài lại ngồi trên xe, do một chú vẹt lắm chuyện kéo xe. Một hiện tượng đáng chú ý là: Thần Tình yêu Ấn Độ, dám chống lại cả Brahma, Shiva, là những vị thần tối cao của Ấn Độ. Nhưng thần tình yêu của Hy La lại là kết quả của tình yêu giữa thần Jupiter lắm vợ với nữ thần Venus.
Giống như thần thoại Hy Lạp, thần Tinh yêu Ấn Độ cũng dùng mũi tên của mình để kết nối lứa đôi như thần Tình yêu Hy La. Nhưng có lẽ vị thần Tình yêu của xứ sở cary này, khác hẳn hai vị thần Hy La nói trên, bởi chính danh xưng của vị thần này. Ngài có tên là Kama.
Tên của vị thần có từ thời rất cổ xưa này, phát âm gần giống với từ "karma", tức là "Nghiệp chướng" trong triết học Ấn Độ cổ và trong Phật giáo. Đây là một điểm khác biệt hẳn, so với sự vô tư và hồn nhiên, khi kết hợp hôn nhân đôi lứa qua hình tượng đứa trẻ trong thần thoại Hy La với thần thoại Ân Độ. Tên thần Tình Yêu Ấn Độ, đã mang bóng dánh của một định mệnh được an bài. Mà trong đó, tình yêu và hôn nhân thực sự là hậu quả của "nghiệp chướng" karma, ẩn chứa đằng sau sự vô tư khi ban phát tình yêu của thần Kama.

"Duyên tình hay nghiệp oan khiên?
Mà sao mãi mãi trăng đêm nhắc sầu?!
Trăng non bến giang đầu vừa hé.
Nghe gió than khe khẽ bên bờ..."
Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh phải thốt lên như vậy!

Thưa quý vị và các bạn!
Trải dài từ nền văn minh cổ Hy La, cho đến Ấn Độ, chúng ta thấy có sự chuyển biến từ một tình yêu hồn nhiên, vô tư và mang tính nguyên sơ của thần thoại Hy Lạp, La Mã, đến dấu ấn của một kết quả có tính nhân quả - nghiệp chướng - trong thần thoại Ấn Độ.
Có vẻ như điều này đã dần sáng tỏ danh ngôn của ngài Albert Einstein: "Chúa không chơi trò xúc sắc". Và điều này được khẳng định trong văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt.

 

THẦN HÔN NHÂN TRONG NỀN VĂN HIẾN VIỆT.

Mạch hôn nhân của Hy La vượt qua Ấn Độ, khi đến phương Đông với nền văn minh thứ V cổ xưa ở miền Nam sông Dương Tử - thì tính chất đã khác hẳn. Ở nền văn minh Đông phương, không có thần Tình Yêu. Mà chỉ có vị thần hôn nhân là Nguyệt Lão.
Sự tích về Nguyệt Lão được cho rằng có xuất xứ từ thời nhà Đường. Truyện này được mô tả hay nhất trong cuốn "Điển Cố" của Phan Thế Roanh. Sự tích này có nhiều dị bản. Nhưng có thể tóm tắt về hình tượng Nguyệt Lão như sau: Đó là một ông già thường ngồi dưới bóng trăng. Bên canh có chiếc túi chứa đầy những sợi "chỉ hồng" ("Xích thằng"), trên tay ông luôn cầm cuốn sách, trong đó ghi danh tất cả những đôi lứa nam, nữ ở trần gian sẽ phải lấy nhau. Sau khi cân nhắc cẩn thân, Nguyệt Lão lấy sợi chỉ hồng buộc hai người lại với nhau. Và thế là định mệnh đã an bài. Dù cuộc thế bãi bể nương dâu, họ cũng phải đến với nhau và thành vợ, thành chồng.

"Dù khi lá thắm, chỉ hồng,
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
Kiều - Nguyễn Du.

Như vậy, trong tiềm thức của nền văn minh cổ Đông phương, không có thần Tình Yêu, không có tỉnh yêu cảm tính, hồn nhiên, như nhiên, vô tư như trẻ nhỏ. Mà đó là sự cân nhắc chín chắn của bậc trưởng thượng, tính toán chi ly mọi yếu tố với sự ghi chép có tư liệu cẩn thận, rồi mới quyết định sự ràng buộc của Định mệnh, bằng sợi chỉ hồng.

Theo những truyền thuyết về vị thần Hôn nhân trong văn minh cổ Đông phương, xác định một định mệnh đã an bài và không thể cưỡng lại. Cho dù, nó nằm ngoài ý muốn của con người và cố tình chống lại nó. Rõ ràng ở nền văn minh Đông phương "Chúa không chơi trò xúc sắc".
Về nguồn gốc của thần Hôn nhân - Nguyệt Lão - Có vẻ như nó thuộc về văn minh Hán với sự tích phổ biến rộng rãi với nhân vật Vi Cố đời nhà Đường (618-907). Những loại Nho sĩ thuộc hạng "Tầm chương, trích cú"; "Soi từng câu, dò từng chữ", ra rả như ve rằng: Nó có nguồn gốc văn hóa Hớn. Và rằng nền văn hóa Việt chịu ảnh hướng văn hóa Hớn. Thực ra đó chỉ là loại tầm nhìn xa dưới 10km. Dấu ấn của nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử, từ hàng nghìn năm trước - nền văn minh cổ đại thứ V trong lịch sử văn minh nhân loại - chính là sợi chỉ đỏ huyền vĩ buộc định mệnh của những cặp vợ chồng trên thế gian.
"Xích thằng" - chỉ Hồng - đó là phát âm nguồn gốc từ LẠC HỒNG mà ra. Từ LẠC trong ngôn ngữ Việt, tiếng Nam Bộ, còn có thể viết và đọc là "LẠT" - sơi dây ràng buộc mọi sự việc, sự vật của thế nhân. Và đấy không phải là bằng chứng duy nhất.
Tôi đã chứng minh trên dd lyhocdongphuong và trong các sách đã xuất bản. Đặc biệt tronng cuốn sách: "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" (Nxb TH T/p HCM 2006), và "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" (Nxb Tri thức 2014), về ý nghĩa của cặp "Bánh chưng, bánh dầy". Trong đó, bên ngoài chiếc bánh chưng chuẩn Lạc Việt, mà tổ tiên để lại, phải buộc theo hình "Cửu Cưng Hà Đồ" với bốn sợi "LẠT HỒNG", Tức "LẠC HỒNG" và chính là "Xích thằng" - sợi chỉ đỏ huyền vĩ biểu tượng của dòng dõi Lạc Hồng một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử (Xin xem hình minh họa kèm theo).

banh chung.jpg


Một trời huyền thoại Việt, cũng đã làm rung động con tim của một thiên tài kiệt xuất trong thi ca còn ghi dấu ấn đến đời sau, chính là Lý Bạch - một danh nhân thi sĩ đời Đường với bài thơ nổi tiếng: "Mộng Du Thiên Mụ ngâm lưu biệt". Trong đó ông đã mô tả một nền văn hiến giàu chất thần thoại của Việt tộc.
Thiên Sứ đã dịch thơ như sau:


MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT
Cảm tác thơ Lý Bạch
Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Khách hải hồ kể mãi xứ Doanh Châu.
Cõi huyền thoại nơi chân trời giáp biển.
Chuyện thần tiên văn hiến Việt ngàn xưa.
Nơi ấy.
Lồng lộng trên cao
Thiên Mụ chắn ngang trời.
Giữa huyền không bời bời.
Ngũ nhạc còn bé, Xích thành nhỏ nhoi.
Núi Thiên Thai hùng vĩ xuyên mây.
Trước Thiên Mụ cũng ngả nghiêng chao đảo.
Ta ôm mộng sống trong huyền thoại Việt.
Mơ vượt sóng trào hồ Động Đình đất Kính.
Xuyên Ngô Việt trong trăng thanh lung linh.
Về Diễm Khê thanh bình.
Theo bóng trăng đến lều tranh Tạ Linh Vân.
Nơi nước biếc soi áng mây thơ thẩn.
Hạc kêu, vượn hót
Gió giục mây vần.
Mượn hài thần Tạ công, ta nhẹ bước thanh vân.
Lưng chừng núi chợt thấy mặt trời lồng lộng.
Mão Nhật kê tinh gáy gọi hừng Đông
Đường đi mênh mông.
Mây buông ráng hồng.
Chợt trời sập tối.
Sầm sập mây trôi.
Nghe Kỳ lân gào thét.
Tiếng Rồng gầm vang khe.
Gió giật chớp loè.
Núi tan, non lở.
Chợt vỡ toang cửa trời rộng mở.
Thăm thẳm huyền vi.
Chói loà trời trăng soi lầu vàng, gác bạc.
Thiên thần lừng lững bay.
Giáp trụ hiên ngang, lấp lánh bẩy sắc cầu vồng.
Cưỡi thần mã phi nhanh như gió.

Cõi trời huyền thoại Việt.
Toàn người đẹp nghiêng thành.
Ảo huyền như trăng thanh.
Dáng tiên thanh tú .
Đông như cỏ manh.
Nghe hổ chơi đàn.
Hồn Bá Nha chứa chan.
Chợt nhìn phượng múa.
Vũ khúc Nghê Thường mê man…

Giật mình tỉnh giấc mơ vàng.
Mang mang như khói hương tàn trôi đi.
Ngàn thu qua có nhắc gì?
Mơ xưa xứ Việt ngang mi dâng sầu.
Đất trời nhắc cuộc bể dâu.
Nào mơ danh tướng công hầu mà chi.
Thiên Sứ

 

MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT
Thơ Lý Bạch
Bản dịch âm của Khương Hữu Dụng.

Hải khách đàm Doanh Châu,
Yên đào vi mang tín nan cầu
Việt nhân ngữ Thiên Mụ,
Vân hà minh diệt hoặc khả đổ.
Thiên Mụ liên thiên hướng thiên hoành,
Thế bạt Ngũ Nhạc, yểm Xích Thành.
Thiên Thai tứ vạn bát thiên trượng,
Đối thử dục đảo đông nam khuynh.
Ngã dục nhân chi mộng Ngô Việt,
Nhất dạ phi đô kính hồ nguyệt.
Hồ nguyệt chiếu ngã ảnh,
Tống ngã chí Diễm Khê.
Tạ công túc xứ kim thượng tại,
Lục thuỷ đãng dạng thanh viên đề.
Cước trước Tạ công lý
Thân đăng thanh vân thê.
Bán bích kiến hải nhật
Không trung văn thiên kê
Thiên nham vạn hác lộ bất định,
Mê hoa ỷ thạch hốt dĩ mính,
Hùng bào long ngâm âm nham tuyền.
Lật thâm lâm hề kinh tằng điên.
Vân thanh thanh hề dục vũ,
Thuỷ đạm đạm hề sinh yên.
Liệt khuyết tích lịch,
Khâu loan băng tồi.
Động thiên thạch phi,
Hoanh nhiên trung khai.
Thanh minh hạo đãng bất kiến để,
Nhật nguyệt chiếu diệu kim ngân đài.
Nghê vi y hề phong vi mã,
Vân chi quân hề, phân phân nhi lai hạ.
Hổ cổ sắt hề loan hồi xa,
Tiên chi nhân hề liệt như ma.
Hốt hồn quý dĩ phách động,
Hoảng kinh khởi nhi trường ta.
Duy giác thì chi chẩm tịch,
Thất hướng lai chi yên hà.
Thế gian hành lạc diệc như thử.
Cổ lai vạn sự đông lưu thuỷ,
Biệt quân khứ hề hà thì hoàn ?
Thả phóng bạch lộc thanh nhai gian.
Tu hành tức kỵ phỏng danh sơn.
An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý,
Sử ngã bất đắc khai tâm nhan!

Thưa quý vị và các bạn.
Trong nền văn hóa truyền thống Việt còn ghi dấu ấn của "Ông Tơ, bà Nguyệt". Quý vị và các bạn có thể thấy ngay trong hai bức tranh dân gian làng Đông Hồ minh họa dưới đây, một bức miêu tả "Ông Tơ" và một bức miêu tả "Bà Nguyệt".

1336724575-tranh.jpg

bc2.jpg

Vậy bà Nguyệt ở đâu ra, khi nếu được coi là "gốc Hớn" với Nguyệt Lão? Nếu thật sự có "nguồn gốc Hớn" thì người Việt "phịa" thêm hình tượng "Bà Nguyệt" vào làm gì?
Nhưng nếu xét theo Lý Âm Dương thì hình tượng Bà Nguyệt hoàn toàn hợp lý và mới chính là gốc của mọi vấn đề. Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự ứng dụng trong tất cả mọi lĩnh vực, thì luôn tôn trọng quy luật "Cân bằng Âm Dương". "Cô Âm", hoặc "cô Dương" đều coi như sai cách cục. Nhưng trong truyền thuyết về Nguyệt Lão của văn hóa Hớn, thì chỉ có minh "Nguyệt lão" cô Dương trong hình tượng. Đây không phải là cách thiết kế một nội dung câu chuyện huyền thoại có tính minnh triết của nền văn minh Đông phương - nếu là chủ nhân thực sự của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chẳng bao giờ có hạnh phúc lứa đôi, nếu chỉ có một đàn ông, hoặc một đàn bà trong gia đỉnh cả. Nhưng nền văn hiến Việt với thần thoại về "Ông Tơ, bà Nguyệt" lại đủ Âm Dương.
Ánh trăng soi sáng cho ông lão ngồi dưới trăng, được tách hẳn thành một nữ thần phụ trách hôn nhân trong văn hóa Việt và thành "Bà Nguyệt". Bà Nguyệt - Âm - mới thật sự chủ đạo trong quyết định hôn nhân và hạnh phúc lừa đôi nam, nữ - vốn thuộc sinh hoạt bản năng - Âm tính của con người. Ông Tơ - Dương - chỉ là người thực hiện cụ thể với sợi "lạt hồng" - "Xích thằng" - để ràng buộc lứa đôi.
Đấy chính là nguyên lý "Trong Âm, có Dương" và ngược lại. Trong tổng thể Âm của sinh hoạt bản năng nam nữ thì Bà Nguyệt là Âm, nhưng mang tính chủ đạo và trở thành Dương trước (Trong Âm có Dương); Ông Tơ là tuy hình tượng là Dương, nhưng lại có sau nên là Âm sau (Trong Dương có Âm) và là người thực hiện buộc sơi tơ hồng, nên gọi là "Ông Tơ".
Bởi vậy, với những phân tích trện, thì chính nền văn hiến Việt là nguồn gốc đích thực của những giá trị văn minh phương Đông. Hình ảnh "Ông Tơ, Bà Nguyệt", mô tả một định mệnh đã an bài trong hôn nhân.
"Thượng Đế không chơi trò xúc sắc".
Albert Einstein.
Còn tiếp.

 

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÝ HỌC VIỆT VÀ NHỮNG YẾU TỐ TƯƠNG TÁC TRONG HÔN NHÂN.
Trong Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt và mang tính Lý thuyết, gồm ba yếu tố quan trọng quyết định định tính và định lượng trong thân phân con người. Đó là:

1/ Định mệnh:
Mà mọi diễn biến của cuộc đời được mô tả bằng các mô hình biểu kiến lập thành có khả năng tiên tri, như: Tử Vi, Tử Bình. Thái Ất - Kỳ Môn, Bốc Dịch....
Tập hợp nhỏ nhất trong dữ kiện đầu vào mang yếu tố thời gian là "giờ". Định mệnh sẽ quyết định số phân con người có khả năng tiên tri - về mặt lý thuyết.
Nếu xét về vấn đề hôn nhân - là đề tài và nội dung chủ yếu của loạt bài này - thì về mặt lý thuyết - nó sẽ quyết định bạn sẽ lận đận tình duyên, nhiều chồng, nhiều vợ, hay hạnh phúc trong hôn nhân.
Nhưng do các mô hình biểu kiến ứng dụng có tập hợp nhỏ nhất là "giờ", nên - về mặt lý thuyết - những phần tử trong cùng một tập hợp này sẽ khó có một định lượng chi tiết, trong việc đoán định về số phận, cho những người cùng năm, cùng tháng, cùng ngày và cùng giờ.

2/ Yếu tố Địa Lý phong thủy.
Trong trường hợp về lý thuyết số phận giống hệt nhau, cho cùng một số mệnh, bởi dự kiện đầu vào cùng ngày, tháng, năm và giờ sinh thì yếu tố Địa Lý cảnh quan khác nhau, vùng miền khác nhau thì tuy lá số giống hệt nhau, định lượng sẽ khác. Trong cùng một vùng miền, thậm chí cùng một dãy nhà, nhưng cấu trúc nhà khá nhau, cũng tạo ra tương tác khác nhau về định lượng.

3/ Tương quan tuổi tác trong hôn nhân và gia đình.
Gồm: Tuổi cha mẹ, con cái....và là nội dung chủ yếu của loạt bài viết này, với tiêu đề "Luận tuổi Lạc Việt".
Do một sự ngẫu nhiên, tôi đã gặp hai người phụ nữ là bạn của nhau. Họ sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ và lấy chồng tuổi cũng giống hệt nhau. Nhưng người lấy trước và sau một năm. Đứa con đầu khác nhau - do lấy chồng trước sau một năm. Nhưng đứa con sau cùng tuổi và cùng giới tính. Họ có số phận tương đương nhau và lệch nhau 10 năm. Người nữ thân chủ của tôi, xa chồng vì đi công tác 10 năm. Còn người bạn thì khá giả. 10 năm sau, người chồng về với người nữ thân chủ của tôi và khá giả, thì người kia ly di chồng và sa sút.
Trường hợp này tôi có đưa lên dd lyhocdongphuong, trong mục Tử Vi.
Bây giờ, tôi phân tích từng yếu tố và các vấn đề liên quan tới nó trong bài tiếp theo đây.

I/ Yếu tố định mệnh.
Yếu tố này xác định dữ liệu đầu vào là "Thời gian". Yếu tố này chứng tỏ một không gian vũ trụ tương ứng. Như vậy, xác định rằng:
Chính những quy luật vận động và tương tác từ vũ trụ đã ảnh hưởng và chi phối hành vi và cuộc sống của con người có thể tiên tri. Đây là điều tôi đã phát biểu nhiều trong các buổi nói chuyện, hội thảo, video clip, các bài viết và ngay trên Fb này.

II/ Yếu tố Địa lý Phong thủy.
Tôi cũng đã chứng minh - nhân danh nền văn hiến Việt - rằng: Địa Lý phong thủy là một ngành khoa học ứng dụng, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Các mô hình biểu kiến, mô tả các quy luật tương tác và vận động của vũ trụ (Huyền không Lạc Việt); của Từ trường trái Đất (Bát trạch Lạc Việt), của cấu trúc nhà (Dương trạch Hình Lý khí Lạc Việt). Và cuối cùng là cảnh quan môi trường (Loan Đầu Hình Lý khí Lạc Việt).
Tôi cũng xác định rằng: Địa Lý phong thủy là một ngành khoa học, tổng hợp những nhận thức của con người về những quy luật tương tác và vận động của tự nhiên lên ngôi gia và ảnh hướng đến cuộc sống của con người.
TTNC Lý học Đông phương, vào ngày 15. 12. 2009, đã tổ chức một cuộc Hội Thảo khoa học, có quy mô lớn nhất trong lịch sử Địa Lý phong thủy Đông phương ở Hanoi, xác định tính khoa học của ngành Địa Lý phong thủy.
Tôi cũng xác định rằng: Ngành Địa Lý phong thủy Đông phương là một ngành khoa học ứng dụng, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành, là hệ quả của sự phát triển có tính quy luật tất yếu, trong sự phát triển của một nền văn minh cao cấp. Bởi vậy, nó có thể tích hợp tất cả những hệ thống kiến trúc của nền văn minh hiện nay. Ngược lại, tri thức về kiến trúc và xây dựng hiện nay, chỉ mang tính cơ học, không thể tích hợp được hệ thống tri thức của ngành Địa Lý phong thủy.

III/ Tương quan tuổi tác trong hôn nhân và gia đình.
Đây chính là nội dung của loạt bài viết với chủ đề "LUẬN TUỔI LẠC VIỆT".
Như phần mở đầu đã trình bày: Do sự sụp dổ của một nền văn minh Lạc Việt, với quốc gia Văn Lang bên bờ nam sông Dương Tử, từ hơn 2300 năm trước, nên nó đã thất truyền và sai lệch. Người đời sau, chỉ căn cứ vào những mảnh vụn còn sót lại, để ứng dụng và gây hiểu nhầm, nhìn từ góc độ khoa học với một hệ thống lý thuyết, Khiến nó ngày càng huyền bì, khó hiểu. Thậm chí một thời còn bị coi là "Mê tín dị đoan".
Đồng thời, cũng chính sự sai lệch và thất truyền này, khiến gây những hậu quả sai lầm và đau lòng cho tình yêu đôi lứa.
Nhưng để trình bày một cách chu đáo, những giá trị đích thực của phương pháp "Luận Tuổi Lạc Việt", tôi cần phải giới thiệu những nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, ứng dụng trong phương pháp "Luận tuổi Lạc Việt". Đồng thời chỉ ra sai lầm trong những di sản còn lại qua các bản văn chữ Hán, trong các bài viết tiếp theo đây.
Xin cảm ơn vì đã quan tâm.
Còn tiếp.

NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT - NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH.

Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Trước hết tôi khẳng định rằng:
Tất cả những ghi nhận từ cổ thư chữ Hán liên quan đến học thuyết này đều thất truyền, sai lệch và không hoàn chỉnh. nên chưa hoàn toàn chính xác. Đó là nguyên nhân để nó trở thành huyền bí hơn 2000 năm qua. Và cho đến tận ngày nay, những tri thức tinh hoa và phương tiện của cả một nền văn minh hiện nay, vẫn không thể tìm hiểu được nó. Những bí ẩn của nền văn minh Đông phương vẫn đang tiếp tục sửng sững thách đố tri thức của toàn thể nhân loại.
Tôi cũng khẳng định rằng: Duy nhất chỉ có những di sản truyền thống của nền văn hiến Việt, có lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử - chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương - mới có khả năng phục hồi lại những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương này. Và tôi cũng khẳng định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - chính là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT - mà những tri thức tinh hoa của nhân loại, đang tìm kiếm.
Bởi vì, thuyết Âm Dương Ngũ hành - phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - thỏa mãn tất cả những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và cho một lý thuyết thống thống nhất, mà con người đang mơ ước.

Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Tôi đã phân tích những sai lầm của những văn bản chữ Hán liên quan đến học thuyết này, trong hơn 20 năm qua, trong các sách đã xuất bản, trên diễn đàn Lý học Đông phương thuộc TTNC LHDP. Trong các bài phát biểu tại các Hội thảo khoa học, các video clip và ngay trên Fb này. Cho nên, tôi sẽ không trình bày lại ở đây. Mà trong bài viết này, tôi trực tiếp trình bày những giá trị đích thực trong cấu trúc hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt.
Tất cả những vấn đề mà tôi sẽ trình bày tiếp theo đây, đều dựa trên căn bản từ những di sản văn hóa truyền thống Việt và "NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT".
Vấn đề đầu tiên mà tôi trình bày, là:

I/ Mô tả sự khởi nguyên của vũ trụ.
A/ Nhân danh nền văn hiến Việt:
"Thái cực sinh lưỡng nghi; lưỡng nghi sinh Tứ tượng. "TỨ TƯỢNG BIẾN HÓA VÔ CÙNG".
B/ Bản văn chữ Hán viết:
"Thái cực sinh lưỡng nghi; lưỡng nghi sinh Tứ tượng. "TỨ TƯỢNG SINH BÁT QUÁI".

II/ Nội hàm khái niệm Âm Dương.
A/ Bản văn chữ Hán:
Không có định nghĩa về nội hàm khái niệm Âm Dương. Dẫn đến nhầm lẫn khái niệm.
B/ Nhân danh nền văn hiến Việt:
Âm Dương là một cặp phạm trù thuộc về sự nhận thức tổng hợp của con người, mà trong nội hàm của phạm trù Âm Dương mô tả sự phân biệt mọi trạng thái tồn tại của vật chất, từ trạng thái vật chất phi khối lượng, phi hình thế, đến các hạt vật chất nhỏ nhất và những thiên hà khổng lồ. Kể cả các sự kiện phi vật thể, đến mọi hiện tượng trong quan hệ xã hội của con người.
Có 6 nguyên lý để phân biệt Âm Dương.
1/ Dương trước, Âm sau. Dương trên, Âm dưới.
2/ Âm co, Dương duỗi..
3/ Âm thuận tùng Dương
4/ Trong Dương có Âm, Trong Âm có Dương.
5/ Âm trong, Dương ngoài.
6. a/ Bản văn chữ Hán viết:
Dương động Âm tịnh - Chu Hy đời Tống công bố.
6.b/ Nhân danh nền văn hiến Việt.
Dương tịnh. Âm động - Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

III/ Nội hàm khái niệm Ngũ hành.
A/ Bản văn chữ Hán:
Trong tiếng Hán, khái niệm mô tả Ngũ hành là năm dạng vật chất gồm:
1.金 jīn - Metal: Vàng, Đồng.
2.木 mù - Wood: Cây.
3.水 shuǐ - Water: Nước
4.火 huǒ - Fire: Lửa
5.土 tǔ - Earth : Đất.

B/ Nhân danh nền văn hiến Việt:
Trong tiếng Việt, khái niệm Ngũ hành mô tả năm tổ hợp phân loại của mọi trạng trạng thái vận động và tương tác (Hành) của tất cả mọi dạng vật chất trong vũ trụ, nằm trong phạm trù Âm Dương.
Trong tiếng Việt, các từ mô tả Ngũ Hành - Kim/ Mộc/ Thủy/ Hỏa/ Thổ, được hình tượng bằng:
1. Kim - Cây kim (Tiếng Hán: Đồng, vàng).
2. Mộc - Cây.
3. Thủy - Nước
4.Hỏa - Lửa
5. Thổ - Đất.
Nói cho rõ và dễ hiểu hơn, thí dụ: Trong tiếng Việt thì Thổ là khái niệm phân loại của một hành trong Ngũ hành, được hình tượng là "Đất", tương đương với từ "Earth" trong tiếng Anh. Nhưng trong tiếng Việt thì "Thổ", không phải là "Đất". Mà "Đất" ("Earth") chỉ là hỉnh tượng của thổ. Tương tự như vậy, "Nước" ("Water") chỉ là hình tượng của "Thủy" trong tiếng Việt.
Bởi vậy, nếu nghiên cứu thuyết Âm Dương Ngũ hành từ các bản văn tiếng Hán, sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn khái niệm và bế tắc. Thực tế hơn 2000 năm qua (Chứ không phải vài trăm năm) đã chứng tỏ điều này.
Bài viết trong tiểu mục "NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT - NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH" còn khá dài. Tôi sẽ tiếp tục ở các bài sau.
Cảm ơn quý vị và các bạn vì đã quan tâm.
(Còn tiếp)

NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT - NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH....
Tiếp theo.

IV. Bản thể cấu trúc thuyết Âm Dương Ngũ hành (ADNH).
A/ Bản văn chữ Hán:
Trong bản văn cổ chữ Hán thì Kinh Dịch - tức Chu Dịch; Thuyết Âm Dương, Thuyết Ngũ Hành ra đời vào ba thời kỳ khác nhau:
Dịch (Bát quái vào thười Thượng cổ (Phục Hy),Thuyết Âm Dương ra đời vào nhà Chu (Thập dực, do Khổng Tử sáng tác). Thuyết Ngũ hành thuộc thời Hạ (Vua Đại Vũ phát hiện Lạc Thư trên lưng rùa) - theo tư liệu bản văn chữ Hán và các nhà nghiên cứu.
Trong toàn bộ lịch sử văn minh Hán, không có một triều đại nào coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết chính thống, chi phối và ảnh hưởng ở thượng tầng kiến trúc.
Cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những chữ này, và quý vị với các bạn và ace đang đọc - thì - tất cả thế giới, bao gồm toàn bộ dân tộc Hớn, cũng chưa xác định được thuyết ADNH ra đời vào lúc nào trong lịch sử dân tộc Hớn.

B/ Nhân danh nền văn hiến Việt.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái (Kinh Dịch), là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học và chính là Lý thuyết thống nhất. Trong đó, Bát quái (Kinh Dịch) là siêu công thức toán học, mô tả nội hàm của học thuyết này.
Thời Hùng Vương lãnh đạo nước Văn Lang của Việt tộc, coi thuyết ADNH là một học thuyết chính thống, chi phối thượng tầng kiến trúc của tầng lớp lãnh đạo nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình hồ; Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải.
Thuyết ADNH với những giá trị của nó, phổ biến trong mạch nguồn văn hóa truyền thống Việt, trong từng hang cùng ngõ hẻm của người Việt, trong những câu ca dao, tục ngữ, trong từng bờ tre gốc rạ và đình đền Việt. Đều nhắc tới Việt sử một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương, chủ nhân thực sự của nền văn hóa Đông phương, và là nền văn minh duy nhất có thể phục hồi lại những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương.
Kỳ lạ thay! Từ gần 80 năm trước, vào những năm cuối cùng của thời Pháp thuộc, nhạc sĩ Lê Thương đã viết trong lời bài hát nổi tiếng của ông - "Hòn Vọng phu" - về những dòng Việt sử:
"Tiếng núi non lưu luyến tấc lòng bao nghìn năm
Tiếng gió cồn như tiếng trống dồn buổi khuya vắng
/Từ bóng cây ngôi mộ bên đường
Từ mái tranh bên đình trong làng
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thương vang động trong lòng/
Đồi lan, đồi quế rắc kho hương nồng
Rừng sao đua đòi rừng trắc
Lo che ánh lửa vầng dương tiếp đưa bóng chàng..."

Và trong một lúc xuất thần, như một ân điển, ông viết:
"Chín con long thật lớn, muốn đem tin tới nàng, Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn.
/Ta cố đợi nghìn năm, rồi nghìn năm nữa sẽ qua, đến khi núi lở sông mòn, mới mong tới Hòn Vọng Phu"/.

Thưa quý vị và các bạn, cùng anh chị em.
Kể từ khi nước Văn Lang huyền vĩ của Việt tộc sụp đổ bên bờ Nam sông Dương tử, đến nay đã hơn 2000 năm. Như một ân điển, lời bài hát đã mô tả điều này: "Ta cố đợi ngàn năm" - Đó chính là giai đoạn của 1000 năm Bắc thuộc. Để rồi: "rồi nghìn năm nữa sẽ qua", chính là 1000 năm hưng quốc sau đó của Việt tộc, từ thế kỷ thứ X, cho đến ngày nay. Kỳ lạ hơn, ông còn cả quyết một cách cụ thể - như một lời "sấm truyền", rằng:
"Có con chim nhỏ bé
Dám ca câu sấm thề
Cuối thu năm Mậu Tý
Tướng quân đem kiếm về".
Nhưng đó là năm Mậu Tý nào, khi mà sau hơn 2000 năm thăng trầm của Việt sử, đã trải qua biết bao nhiêu năm Mậu Tý trong bảng "LẠC THƯ HOA GIÁP"?
Năm Mậu Tý 2008 đã trôi qua trong sự sụp đổ của nền kinh tế thế giới. 10 năm sau, Mậu Tuất 2018, Thiên Sứ vẫn đang gõ những hàng chữ này, chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Năm nay Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã 70 cái lá vàng rơi. Tất nhiên không thể chờ đến Mậu Tý 2108. Nhưng với hơn 2000 năm thăng trầm của Việt tộc, thì vài chục năm nữa quả là thật bé nhỏ. Và thế gian này sẽ chờ đợi kết quả về:
"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại"
Barba Van Ga.
"Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?!"
SW Hawking.

V/ Nguyên lý căn để, quyết định mọi phương pháp ứng dụng của thuyết ADNH, tronng mọi lĩnh vực.
Thưa quý vị và các bạn.
Nếu như bài hát "Hòn Vong phu" của nhạc sĩ Lê Thương, như một ân điển có tính sấm truyền cho số phận của những gía trị thuộc về nền văn hiến Việt. Thì ở chính nền văn minh Hớn, trong nửa cuối thể kỷ trước, do vô tình, Kim Dung đã mô tả một hình ảnh có thể lấy làm ví dụ cho những giá trị thất truyền của nền văn minh Việt. trong bộ truyện Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ và Ỷ Thiên Đồ Long ký của Kim Dung, ông đã mô tả một bí kíp võ công thượng thừa là "Cửu Âm chân kinh". Bí kíp võ công này bị xé lẻ ra nhiều mảnh, và các cao thủ lấy mỗi mảnh về lập thành các trường phái riêng cho mình.
Tương tự như vậy với toàn bộ những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Những giá trị của nó cũng bị xé lẽ thành ba bộ phận là: Thuyết Âm Dương, Thuyết Ngũ hành và ...Kinh Dịch.
Nhưng có lẽ dễ nhìn thấy nhất, chính là các cái gọi là "Trường phái" trong phong thủy từ "cổ thư chữ Hớn". Gồm 4 "chường phái" chính và cả đống "chường phái" nhỏ. Những "chường phái" này của văn minh "Hớn", chỉ trích, chê bai nhau ỏm tỏi.Thực ra, nhân danh nền văn hiến Việt - Địa lý phong thủy là một hệ thống ứng dụng hoàn chỉnh và nhất quán, có tính bao trùm tất cả những vấn đề liên quan đến nó. Kể cả Âm trạch và Dương trạch. Về vấn đề này, tôi đã nhiều lần chứng minh trong các chủ đề liên quan, nên không nhắc lại ở đây.
Tuy nhiên, trước khi tiếp tục chủ đề, tôi muốn nhắn gửi đến tất cả các nhà nghiên cứu, từ đẳng cấp "Cơm thừa" đến "Thượng thừa" rằng:
Bộ "Thái Ất thần kinh" và "Kỳ Môn độn giáp" nổi tiếng của nền văn minh Đông phương - mà các cao thủ nổi tiếng trong lịch sử văn minh Hớn, theo truyền thuyết, là Khương Tử Nha và Gia Cát lượng, cũng chỉ có được một nửa giá trị. Thực chất hai bộ sách này, là một hệ thống kiến thức, nhất quán và hoàn chỉnh cực kỳ hoàn hảo. Giới thiệu chơi cho vui vậy, Thiên Sứ không quan tâm.
BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

12.jpg13.jpg
BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT - NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH....
Tiếp theo.

VI. Bản thể cấu trúc và bí ẩn của LẠC THƯ HOA GIÁP.
Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Chắc tất cả chúng ta ở đây, đều biết đến bảng Lục thập hoa giáp nổi tiếng. Trong đó mô tả bản mệnh mội con người trong từng năm theo thập Thiên Can và Thập nhị Địa chi với chu kỳ 60 năm, gọi là một "Hoa giáp". Thí dụ: Năm nay Mậu Tuất, mạng Bình Địa Mộc. Nhưng căn cứ vào đâu để có một sự phối hợp Can Chi thành vận khí mỗi năm và lập thành bản mệnh mỗi con người như vây?
Đây là một điều bí ẩn trải hàng ngàn năm qua, trong nền văn minh Đông phương. Quý vị và các bạn có thể đọc đoạn trích dẫn được chụp bằng hình trong cuốn "Dự đoán theo Tứ trụ", của Thiệu Vĩ Hòa - Ngôi sao Bắc Đẩu Dịch học Trung Quốc - viết về vấn đề này, để thấy được rõ sự bí ẩn của nó.

a1.jpga2.jpg
Qua những trang trích dẫn được chụp hình giới thiệu trong bài viết này, quý vị và anh chị em cũng thấy rất rõ rằng:
Những trí thức tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa, từ hàng ngàn năm qua, không thể phát hiện ra sự bí ẩn của nền văn minh Phương Đông, mà họ tự nhận là của họ.
Đương nhiên, vì bản chất nền văn minh Hớn, chỉ sao chép lại một cách không hoàn chỉnh những giá trị của nền văn hiến Việt. Nên họ không thể nào hiểu nổi giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, và những thực tế nào làm nên bảng hoa giáp này.


Thưa quý vị và các bạn.
Trong qúa trình nghiên cứu những giá trị của nền văn minh Đông phương - giải mã những "cẩm nang" mà tổ tiên để lại - Tôi đã xác định rằng "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" là nguyên lý căn để của toàn bộ các phương pháp ứng dụng thuộc về nền văn minh Đông phương và bảng "Lục Thập hoa giáp" lưu truyền trong cổ thư chữ Hán đã sai, khi nó được sắp xếp theo chiều vận hành "NGƯỢC KIM ĐỒNG HỒ", của chính đồ hình Hà Đồ.

a5.jpga4.jpg


Bây giờ, quý vị và anh chị em hãy xem hình Hà Đồ - Hình thứ 4 trong bài này, và đối chiếu với phần trình bày của Thiên Sứ, được tiếp tục dưới đây:

a3.jpg


Chúng ta bắt đầu từ hành Kim trong hai năm đầu tiên của bàng "Lục Thập hoa giáp" của Tàu. Đồng thời lấy năm Dương lịch 1984/ 1985 - Giáp Tý/ Ất Sửu để dễ dàng đối chiếu với nguyên lý "Cách bát sinh tử".

A/ Lục Thập Hoa giáp theo bản văn chữ Hán.
HÀNH KIM:
Giáp tý / Ất Sửu: Hải trung Kim. 1984/ 1985.
Cách bát sinh tử (Tám năm)
Nhâm Thân/ Quý Dậu: Kiếm Phong Kim. 1992/ 1993.
Cách bát sinh tử (Tám năm)
Canh Thìn/ Tân Tỵ: Kim Bach Kim. 2000/ 2001.

VẤN ĐỀ NẰM Ở CHỖ NÀY:
Quý vị và các bạn hãy nhìn vào đồ hình Hà Đồ - hình thứ 4 trong bài viết này - sẽ thấy rằng:
Nếu "THUẬN" theo chiều kim đồng hồ" thì sau 24 năm vận động của hành KIM,tiếp đến sẽ là hành THỦY.
* Nhưng vì vận hành "NGƯỢC" chiều kim đồng hồ
- nên 8 năm tiếp theo Mậu Tý/ Kỷ Sửu thuộc hành "HỎA" - Cụ thể là "Tích lịch Hỏa"?!
Sau 24 thuộc hành HỎA (Cách bát sinh tử) - theo bản văn chữ Hán - đến năm 2032/ 2033 - Nhâm Tý/ Quý Sửu. Thuộc MỘC.
- Tiếp tục vận hành "NGƯỢC" chiều kim đồng hồ. thì 24 năm sau 2056/ 2057 là Bính Tý/ Đinh Sửu - theo sách Tàu - là Giáng Hạ Thủy.
Thưa quý vị các bạn và anh chị em.
Tôi đã trình bày xong về quy luật lập thành bảnh "Lục thập hoa giáp" theo bản văn chữ Hán cổ.
Tôi đã xác định rằng: Đây là một bảng lập thành vận khí (Mệnh) sai, do tam so thất bản khi chiếm hữu những gía trị của Việt tộc, từ hơn 2000 năm trước. Bởi vì bản chất của Hà Đồ là chiều VẬN HÀNH NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH THUẬN theo chiều kim Đồng hồ.


Bây giờ, cũng trên cơ sở này - NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT - chúng ta xem xét cơ sở của bảng LẠC THƯ HOA GIÁP của Việt tộc từ hơn 2300 năm trước>

B/ Nhân danh nền văn hiến Việt.
LẠC THƯ HOA GIÁP - Nhân danh nền văn hiến Việt và chúng ta cũng bắt đầu từ hành Kim:
HÀNH KIM:
Giáp tý / Ất Sửu: Hải trung Kim. 1984/ 1985.
Cách bát sinh tử (Tám năm)
Nhâm Thân/ Quý Dậu: Kiếm Phong Kim. 1992/ 1993.
Cách bát sinh tử (Tám năm)
Canh Thìn/ Tân Tỵ: Kim Bach Kim. 2000/ 2001.
Đến đây, giữa bảng LẠC THƯ HOA GIÁP - nhân danh nền văn hiến Việt - và của bản văn cổ chữ Hớn, giống nhau.

VẤN ĐỀ NẰM Ở CHỖ NÀY:
Quý vị và các bạn hãy nhìn vào đồ hình Hà Đồ - hình thứ 4 trong bài viết này - sẽ thấy rằng:
Nếu "THUẬN" theo chiều kim đồng hồ" thì sau 24 năm vận động của hành KIM, tiếp đến sẽ là hành THỦY.

- Nên 8 năm tiếp theo Mậu Tý/ Kỷ Sửu thuộc hành "THỦY" - Cụ thể là "Giáng Hạ Thủy"!
* Đây là điểm khác biệt giữa Lạc Việt và "Hớn cổ" (Hán thuộc Hỏa)
Sau 24 thuộc hành THỦY (Cách bát sinh tử) - NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT - đến năm 2032/ 2033 - Nhâm Tý/ Quý Sửu. Thuộc MỘC. Cụ thể là Tang Đố Mộc.
Tiếp theo chu kỳ 24 năm thuộc hành Mộc - Đây cũng là điểm giữa bảng LẠC THƯ HOA GIÁP - nhân danh nền văn hiến Việt - và của bản văn cổ chữ "Hớn", giống nhau. Đến năm 2056/ 2057 - Bính Tý/ Đinh Sửu - theo LẠC THƯ HOA GIÁP thuộc hành Hỏa.
Các chu kỳ tiếp theo các hành của LẠC THƯ HOA GIÁP và Lục thập hoa giáp giống nhau và lặp lại ở hành KIm. Xin xem hình minh họa thứ 5.
Thưa quý vị và các bạn.
Tôi đã trình bày rõ nguyên nhân lập thành bảng "Lục thập hoa giáp của chính người Hơn và chính họ cũng không hiểu tại sao. Đồng thời - vì hiểu tại sao nên tôi đã hiệu chỉnh lại nhân danh nền văn hiến Việt thành bảng LẠC THƯ HOA GIÁP.
Hai bảng này phủ định lẫn nhau. Nếu bảng LẠC THƯ HOA GIÁP đúng thì bảng "Lục thập hoa giáp" của Hớn sai.
Tôi không thuyết phục ai, nên miễn tranh luận. Tất cả mọi sự phản hồi nghịch với tôi đều bị chặn ngay trên Fb. Tự chiêm nghiệm mà tìm chân lý.
Thưa quý vị và các bạn.
Sự phát hiện ra điều này, với tôi không hề ngẫu nhiên. Nó bắt đầu từ bài ca quyết để học nạp âm của bảng "Lục thập hoa giáp" theo cổ thư chữ Hớn và dùng trong TỬ VI.
Bài ca quyết đó có nội dung như sau:
Ngân Đăng Giá Bích Câu .
Yên Mãn Tự Chung Lâu.
Hán Địa Siêu Sài Thấp.
Tất cả nhưng ai bắt đầu học Tử Vi đều phải thuộc lòng bài ca quyết này.
Nhưng vì phát âm Việt Nho trong ngôn ngữ Việt và ký tự giống nhau trong chữ Hán, Thí dụ: Chung - đúng ký tự là "Chuông", nhưng cũng trùng với âm Trung - ở giữa.
Cho nên bài khẩu quyết trên, có thể hiểu như sau:
Ngọn đèn bạc (Giá trị giả) làm lạnh bức tường vàng (Giá trị thật).
Lửa đã cháy ngập từ bên trong tòa lâu đài. (Sự sụp đổ của một nền văn minh).
Đất nhà Hán (Hán Địa) đã nghiêng tràn đến chỗ thấp nhất. (Sự chiếm đoạn trọn vẹn của Hán tộc với đất nước Văn Lang.
Chúng ta đều thấy rõ ba câu thơ trên chính là ba cầu đầu của bài thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt. Tức là nó thiếu một câu nữa mới lập thành bài thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt trọn vẹn.
Như một ẩn điển. Bài thơ này được tiếp nối một cách hoàn hảo như sau:
Ngân Đăng Giá Bích Câu .
Yên Mãn Tự Chung Lâu.
Hán Địa Siêu Sài Thấp.
VIÊM THỦY LẠC KIM ÂU.
Tức là: hành Thủy và Hỏa, đã sai lệch với giá trị thực của nó. Chính vì giải mã được nội dung bí ẩn này, nên tôi đã cố gắng đi tìm lời giải cho nó. Và đã trình bày với các bạn.
Xin cảm ơn vì đã quan tâm.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG LỜI TÂM SỰ.
Tiếp theo....

Có người đặt vấn đề:
"Tại sao xã hội Châu Âu, không cần đến Địa Lý phong thủy, họ vẫn phát triển. Họ vẫn có những người giàu, người nghèo, vẫn có kẻ thống trị và người bị trị...Vậy thì chúng ta có cần đến Địa Lý phong thủy không?"

Và họ cũng cho rằng: Câu hỏi này là một vấn nạn của chính ngành Địa Lý phong thủy Đông phương và "chưa ai trả lời được".
Nhưng đối với tôi, đây là một câu hỏi dốt nát nhất mà tôi nghe được. Nó thể hiện tầm nhìn của một con ếch luôn tự cho mình là đúng, khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó.

Tôi đã trả lời câu hỏi này trong một cuộc hội thảo khoa học do TTNC Văn Hóa Cổ Đônng phương tổ chức và đã đưa lên Fb của tôi. Tôi chia sẻ với quý vị và các bạn - những người chăm chỉ tư duy và "Chính Tư duy" theo lời Phật day - một lần nữa, ở đây và tâm sự của tôi.

Vấn đề tôi đặt ra, như một tiền đề để trả lời câu hỏi này là:
1/ Tất cả những siêu cường trên thế giới này, có chính phủ nào sử dụng thuyết Tương Đối của Albe Einstein vào cấu trúc chính trị của Thượng tầng kiến trúc, như một lý thuyết chủ đạo không?

2/ Tất cả những ai đang đọc hàng chữ này, có ai dùng "Bổ đề Toán học" của Ngô bảo Châu để buôn bán, kinh doanh, hoặc dùng vào bất cứ nghề gì...để kiếm sống không?
Tôi chắc chắn là không!

Vào đời nhà Đường bên Tàu, cách đây hàng ngàn năm, vẫn là một xã hội phát triển và thịnh trị, Tương tự như vậy vào thời Phục hưng Châu Âu. Và vào những thời đại đó, họ vẫn chưa biết gì đến các lý thuyết đang là mũi nhọn của nền văn minh hiện nay. Nhưng họ vẫn có đầy đủ những mối quan hệ xã hội ...như hiện nay.

Bởi vậy, vấn đề không phải ở chỗ "Lý thuyết đó có cần hay không?", Mà là trong sự phát triển tất yếu, có tính quy luật của một nền văn minh - thì - những tri thức tinh hoa của nền văn minh đó, phải liên tục tổng hợp những nhận thức của toàn thể nhân loại - tùy chuyên ngành - để đưa lên thành một hệ thống lý thuyết tổng hợp ngày càng phát triển cho nền văn minh đó.

Ở đây tôi đang nói đến những lý thuyết "vĩ đại" và là "mũi nhọn" của cả nền văn minh hiện nay. Vâng! Rất "Vĩ đại" và "mũi nhọn", chứ không phải là những con tính cộng trừ, nhân chia, ứng dụng cụ thể trong tính toán của những người buôn thúng, bán mẹt ở chợ chồm hổm. Những bà mẹ quét rác, nuôi con học hết đại học và thành GS, Tiến sĩ không cần đến lý thuyết Tương Đối của Einstein.

Nhưng - với sự phát triển tất yếu có tính quy luật của tất cả các nền văn minh - thì nó phải hoàn thiện những nhận thức trong một tập hợp, quen gọi là "một hệ thống lý thuyết", ngày càng hoàn chỉnh cho những nhận thức mà nền văn minh đó nhận thức được.

Nếu như các lý thuyết "vĩ đại" và "mũi nhọn" của nền văn minh hiện nay, chưa thể ứng dụng được trong cuộc sống từ thượng tầng kiến trúc, cho đến bà ve chai lông vịt. Thì toàn bộ hệ thống lý thuyết - chỉ riêng chuyên ngành Địa Lý phong thủy Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là sự tổng hợp những quy luật vận động và tương tác của tự nhiên và ứng dụng rất cụ thể trong cuộc sống con người, đến từng chi tiết. Ở đây, tôi chưa nói đến một hệ thống lý thuyết là căn nguyên của mọi phương pháp ứng dụng khác. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LUẬN TUỔI LẠC VIỆT.

NHỮNG KIẾN THỨC NỀN TẢNG CỦA LUẬN TUỔI LẠC VIỆT.
Tiếp theo.

Thưa quý vị và các bạn.
Để nắm rõ các yếu tố tương tác có tính quy luật, đã được biểu kiến hóa trong sự phân loại của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì yếu tố quan trọng nhất là cần phải biết rõ cấu trúc của bảng "Lạc Thư Hoa giáp". Đó chính là tính phân loại vận khí của con người và vũ trụ tương tác với Địa cầu theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Xin mọi người cũng lưu ý: Bảng "Lục thập hoa giáp" theo sách Tàu, không thể chia thành Lục Khí, Ngũ vận.

I/ LẠC THƯ HOA GIÁP
Sách của người Lạc Việt viết về quy luật tuần hoàn 60 năm trong vũ trụ.

KỶ THỨ NHẤT
Lục khí - Vận 1
Tam Âm Tam Dương
Giáp Tí. Ất Sữu ------------ Hải Trung Kim
Bính Dần. Đinh Mão ------Tuyền Trung Thuỷ (Sách Tàu: Hỏa)
Mậu Thìn.Kỷ Tỵ------------- Đại Lâm Mộc

Lục khí - Vận 2
Tam Âm Tam Dương
Canh Ngọ. Tân Mùi --------Lộ Bàng Thổ
Nhâm Thân. Quí Dậu------Kiếm Phong Kim
Giáp Tuất. Ất Hợi----------Trường Lưu Thuỷ (Sách Tàu: Hỏa)

Lục khí - Vân 3
Tam Âm Tam Dương
Bính Tí, Đinh Sữu-------------- Tích Lịch Hoả (Sách Tàu: Thủy)
Mậu Dần, Kỷ Mão-------------- Thành Đầu Thổ
Canh Thìn, Tân Tỵ -------------Bạch Lạp Kim

Lục khí - Vận 4
Tam Âm Tam Dương
Nhâm Ngọ, Quí Mùi -------------Dương Liễu Mộc
Giáp Thân, Ất Dậu--------------Lư Trung Hoả (Sách Tàu: Thủy)
Bính Tuất, Đinh Hợi------------ Ốc Thượng Thổ

Lục khí - Vận 5
Tam Âm Tam Dương
Mậu Tí, Kỷ Sữu---------------- Giáng Hạ thuỷ (Sách Tàu: Hỏa)
Canh Dần, Tân Mão---------- Tùng Bách Mộc
Nhâm Thìn, Quí Tỵ------------ Sơn Đầu Hoả (Sách Tàu: Thủy)

KỶ THỨ II
Lục khí - vận 1
Tam Âm Tam Dương
Giáp Ngọ, Ất Mùi ---------------Sa Trung Kim
Bính Thân, Đinh Dậu---------- Đại Khê Thuỷ (Sách Tàu: Hỏa).
Mậu Tuất, Kỷ Hợi--------------- Bình Địa Mộc

Lục Khí - Vận 2
Tam Âm Tam Dương
Canh Tí, Tân Sữu--------------Bích Thượng Thổ
Nhâm Dần, Quí Mão----------Kim Bạch Kim
Giáp Thìn, Ất Tỵ----------------Đại Hải Thuỷ (Sách Tàu: Hỏa)

Lục Khí - Vận 3
Tam Âm Tam Dương
Bính Ngọ, Đinh Mùi--------Thiên Thượng Hoả (Sách Tàu:Thủy)
Mậu Thân, Kỷ Dậu------------ Đại Dịch Thổ
Canh Tuất, Tân Hợi-----------Thoa Xuyến Kim

Lục khí - Vận 4
Tam Âm Tam Dương
Nhâm Tí, Quí Sữu-------------- Tang Đố Mộc
Giáp Dần, Ất Mão-------------- Sơn Hạ Hoả (Sách Tàu: Thủy)
Bính Thìn, Đinh Tỵ------------- Sa Trung Thổ

Lục khí - Vận 5
Tam Âm Tam Dương
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi -------------Thiên Hà Thuỷ (Sách Tàu: Hỏa)
Canh Thân, Tân Dậu---------Thạch Lựu Mộc
Nhâm Tuất, Quí Hợi----------Phúc Đăng Hoả (Sách Tàu: Thủy).

II - ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH CỦA THẬP THIÊN CAN.
Nội dung của vấn đề này thì chắc một nửa thế giới biết rồi. Nhưng vì là một trong yếu tố phân loại ngũ hành mô tả tương tác mạnh trong "Luận tuổi Lạc Việt", nên tôi vẫn trình bày ở đây. Nếu như trong "Lạc thư Hoa giáp" có sự thay đổi Thủy/ Hỏa so với cổ thư chữ Hán, thì ở Thập Thiên Can, không có thay đổi gì. Trong bài viết này, ký hiệu ( + ) là Dương; ( - ) là Âm.
Thập Thiên can gồm:
1/ Giáp (+); 2/ Ất (-) > Thuộc Mộc.
3/ Bính (+); 4/ Đinh (-) > Thuộc Hỏa.
5/ Mậu (+); 6/ Kỷ (-) > Thuộc Thổ.
7/ Canh (+); 8/ Tân (-) > Thuộc Kim.
10/ Nhâm (+); Quý 1f642.png(=) > Thuộc Thủy.

III - ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH CỦA THẬP NHỊ ĐỊA CHI.
Thập nhị Địa Chi là chu kỳ lặp lại với con số 12, được đinh danh lần lượt, là:

III. 1/ Tý; 2/ Sửu; 3; Dần; 4; Mão; 5 Thìn; 6/ Tỵ; 7/ Ngọ; 8/ Mùi; 9/ Thân; 10/ Dậu; 11/ Tuất; 12/ Hợi.
Đây chính là chu kỳ TƯƠNG SÍNH - hoàn toàn phủ hợp với QUY LUẬT TƯƠNG SINH CỦA HÀ ĐỒ theo chiều thuận Kim Đồng Hồ.
Trong đó, các số lẻ: 1; 3; 5; 7; 9; 11 thuộc Dương.
các số chẵn, gồm: 2; 4; 6; 8; 10; 12 thuộc Âm.

Quý vị, các bạn và anh chị em cũng thấy rất rõ rằng:
Nguyên Lý "Dương trước, Âm sau" được ứng dụng triệt để trong tất cả các phương pháp ứng dụng liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Bởi vậy, những ai cố cãi với Thiên Sứ và đặt vấn đề "Âm trước, Dương sau", đều bị delete ra khỏi Fb của tôi.
Tôi không có thời gian để thuyết phục những con bò.

III.2/ Tính chất Ngũ hành của 12 Địa Chi.
Trong đó:
1/ Hợi - Tý - Sửu thuộc THỦY (Mầu xanh Dương trên Hà Đồ).
Trong đó: Hợi/ Thủy Sinh - Tý/ Thủy Vượng - Sửu/ Thủy Mộ.

2/ Dần - Mão - Thìn thuộc MỘC (Mầu Xanh lá cây trên Hà Đồ).
Trong đó: Dần/ Mộc Sinh - Mão/ Mộc Vượng - Thìn/ Mộc Mộ.

3/ Tỵ - Ngọ - Mùi thuộc HỎA (Mầu Đỏ trên Hà Đồ)
Trong đó: Tỵ/ Hỏa sinh - Ngọ/ Hỏa Vượng - Mùi/ Hỏa Mộ.
Trong tam hóa thuộc Hỏa này, có một ngoại lệ là "Tỵ" còn là "Âm Hỏa đới Thổ", do tọa vị cung Khôn ở đây - theo Hậu Thiên Lạc Việt - Nhân danh nền văn hiến Việt.

4/ Thân - Dậu - Tuất thuộc KIM (Mầu Trắng trên Hà Đồ).
Trong đó: Thân/ Kim sinh - Dậu/ Kim Vượng - Tuất/ Kim Mộ.
Xin xem hình Hà Đồ kèm theo phía dưới.

III. 3/ Tam Hợp cục của 12 Địa chi.
1/ Tỵ - Dậu - Sửu > Tam hợp KIM Cục.
Trong đó: Tỵ - Âm Hỏa Đới Thổ (Nhân danh nền văn hiến Việt) - sinh Dậu Kim - Mộ ở Sửu Thổ.

2/ Thân - Tý - Thìn > Tam hợp THỦY Cục.
Trong đó: Thân Kim - sinh Tý Thủy - Mộ ở Thìn Thổ.

3/ Hợi - Mão - Mùi > Tam hợp MỘC cục.
Trong đó: Hợi Thủy - sinh Mão Mộc - Mộ ở Mùi Thổ.

4/ Dần - Ngọ - Tuất > Tam hợp HỎA Cục.
Trong đó: Dần Mộc - sinh Ngọ Hỏa - Mộ ở Tuất Thổ.

III. 4/ Lục Hại và Tứ Tuyệt của 12 Địa Chi.
A/ Tứ Tuyệt:
Đó là các cặp:
Dần/ Dậu; Mão/ Thân; Tý/ Tỵ; Ngọ/ Hợi.
B/ Lục Hại.
Đó là các cặp:
Thìn/ Mão; Dần/ Tỵ; Sửu/ Ngọ; Mùi/ Tý; Thân/ Hợi; Dậu/ Tuất.

III.5/ Tứ Hành Xung của 12 Địa Chi.
1/ Thìn - Tuất - Sửu - Mùi. Thuộc bộ Tứ Phúc.
3/ Dần - Thân = Tỵ - Hợi. Thuộc bộ Tứ Sinh.
3/ Tý - Ngọ - Mão - Dậu. Thuộc bộ Tứ Vượng.

Xin lưu ý về bộ Sinh, Vượng, Phúc sẽ dùng trong "Luận tuổi Lạc Việt".

III.6/ Lục Hợp trong 12 Địa Chi.
1/ Tỵ hợp Thân; 2/ Ngọ hợp Mùi; 3/ Thìn hợp Dậu; 4/ Mão hợp Tuất; 5/ Dần hợp Hợi; 3/ Sửu hợp Tý.
Tôi đã trình bày xong các mối tương quan có tính lý thuyết liên quan đến Thiên can và Địa chi.
Trong nghiên cứu của tôi, thì Thiên can là quy ước biểu kiến có tính tập hợp lớn nhất, trong sự phân loại theo Ngũ hành, mô tả những tương tác chủ yếu từ vũ trụ.
12 Địa chi là tương tác mạnh liên quan trong Thái Dương hệ, được phân loại theo Ngũ hành, căn cứ vào tương quan chu kỳ của Sao Mộc tinh trong hệ Mặt trời với Địa cầu" 11. 8 năm/ Địa cầu. Đây cũng chính là khái niệm Thái Tuế trong Lý học Đông phương.
Tất cả các mối tương quan có tính quy ước của Thiên Can và Địa chi mà tôi trình bày ở đây, sẽ là những yếu tố quan trọng trong hệ thống lý thuyết - nhân danh nền văn hiến Việt - trong "Luận tuổi Lạc Việt" .
Xin cảm ơn vì sự quan tâm.

SỰ THẤT TRUYỀN & SAI LẦM CỦA PHƯƠNG PHÁP COI TUỔI TỪ NHỮNG DI SẢN CÒN SÓT LẠI.
Thưa quý vị và các bạn quan tâm.


Trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt cổ - chính xác là của tầng lớp quý tộc Việt cổ - gồm có 6 bước sau đây:

1/ Lễ Nạp Thái (Còn gọi là "Chạm Ngõ". Tức là mới ở ngoài ngõ, chưa vào đến cổng). Các đôi nam nữ ngày xưa, thường do mai mối giới thiệu. Khi sự liên hệ qua bà Mối (Tiếng Nam Bộ là bà Mai) thành công, Nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái để xác định một khả năng sẽ cưới. Vào thời tối cổ, thường nhà trai mang theo một cặp chim nhạn (Chim xanh), biểu tượng cho một tin tốt lành.
"Thâm nghiêm, kín cổng cao tường
Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh".
Kiều - Nguyễn Du.

2/ Lễ Vấn Danh: Cũng do bà Mối dẫn dắt, Nhà trai có thể cùng chú rể sang nhà cô dâu. Cô dâu có thể ra rót nước mời khách, để nhà trai và nhà gái có thể xem mặt cô dâu, chú rể. Trong lễ này có vấn tuổi tác của cô dâu chú rể. Mục đích nguyên thủy chỉ để xem chú rể có thuộc dạng Chí Phèo truyền thống và cô dâu có bà con với Thị Nở trá hình không. Còn tuổi tác chỉ để chọn ngày tháng cưới (Tuổi cô dâu) và năm cưới (Tuổi chú rể).
Nhưng sau này bị biến tướng thành coi tuổi vợ chồng hợp khắc ra sao (Sẽ trình bày trong bài này).

3/ Lễ Nạp Cát: Nguyên thủy chỉ là lễ báo ngày giờ tốt để rước dâu. Nhưng về sau biến tướng thành lễ báo cô dâu chú rể hợp tuổi để cưới. Hoặc không hợp thì xù. Tuổi xấu thì "Xù' sao gọi là "nạp cát" được? "Nạp bùn" mới đúng.

4/ Lễ Nạp Trưng: (Còn gọi là "Đám hỏi") là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, làm bằng chứng cho sự hứa hôn chắc chắn. Thường là cặp nhẫn cưới...tùy theo gia cảnh. Theo luật Hồng Đức thì nam nữ nghèo chỉ việc có miếng trầu, quả cau và nộp lệ phí ở làng là được về sống với nhau.

5/ Lễ Thỉnh Kỳ: là lễ xác định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới, mà nhà trai đưa ra trước đó, có được sự đồng ý của nhà gái hay không.

6/ Lễ Nghênh Hôn: Tức lễ rước dâu, đám cưới.

Tục lệ cổ xưa là như vậy. Và chúng ta cũng thấy rất rõ rằng: Việc coi tuổi hợp khắc là sản phẩm của hai nghi lễ cổ xưa bị biến tướng là lễ "Vấn Danh" và lễ "Nạp Cát". Lễ này bị biến tướng từ hàng ngàn năm trước, qua truyện Kiều, cũng thấy việc này:
"Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào "vấn danh"
Hỏi tên rằng :''Mã Giám sinh''
Hỏi quê rằng: ''Huyện Lâm Thanh cũng gần''.

Tóm lại, sau khi nền văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở miến Nam sông Dương tử, đủ các thứ "dở hơi biết bơi" xuất hiện.
Các cụ nhà ta ngày xưa chủ yếu lấy "Môn đăng, hậu đối" (Chứ không phải "hộ" đối), Nghĩa đen là cổng nhà và sau nhà bằng nhau. Đấy là nói chữ. Còn nói nôm là "Nồi nào úp vung đó".
Hay nói rõ hơn: Chuyện coi tuổi vợ chồng, không có từ thời trước Bắc thuộc ở Việt tộc. Mà là bị biến tướng sau khi Hán hóa với những di sàn từ những phương pháp sai lầm.
Tôi lần lượt chứng minh như sau:

I. Phương pháp luận tuổi theo Bát san giao chiếu (Hay "Bát san giao chiến"?).
Phương pháp này rất phổ biến. Các thày bà lấy 8 tuổi nữ theo Bát quái, phối với 8 tuổi nam cũng phân loại thành Bát quái. Hai tuổi này phối với nhau thành một cặp quẻ. Tùy theo tính chất quẻ để quyết định họ phối hôn tốt hay xấu.
Tổng các trường hợp theo phương pháp này có 64 trường hợp, hoặc xấu, hoặc tốt.
II. Phương pháp luận tuổi theo Cao Ly đồ hình.
Phương pháp này lấy tuổi Nam theo Thập Thiên Can phối hợp với tuổi nữ theo Thập nhị Địa chi. Tùy theo sự phối hợp này - thí dụ Nam Giáp lấy vợ tuổi Sứu chẳng hạn - để phân định tốt xấu.
Tổng các trường hợp theo phương pháp này có 120 trường hợp, hoặc xấu, hoặc tốt.
III. Phương pháp luận tuổi theo Địa chi.
Đây là phương pháp phổ biến trong các thày bà loại "ve chai, lông vịt" phán cho các cặp đôi nam nữ, Họ căn cứ theo tuổi tam hợp, nhị hợp hoặc tứ tuyệt. tứ hành xung - mà tôi đã trình bày ở bài trước - để phán.
Tổng các trường hợp theo phương pháp này có 144 trường hợp, hoặc xấu, hoặc tốt.
Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Trong tất cả ba phương pháp mà tôi trình bày ở trên thì phương pháp thứ ba có xác xuất cao hơn cả. Nhưng sai lầm của phương pháp này là:
1/ Chỉ sử dụng yếu tố Địa chi (Theo Năm), Trong khi Thị Nở và một tiểu thư con nhà hôi nách vẫn có thể sinh cùng một năm. Hoặc cùng Địa chi, nhưng Giáp Tý chắc chắn khác Bính Tý....
2/ Yếu tố thân mạng (Vận khí của năm sinh theo Lạc Thư Hoa giáp không được tính đến).
3/ Xác xuất coi theo Địa chi tuy cao hơn hai phương pháp trên, xét về mặt toán học. Nhưng so với khoảng một tỷ cặp vợ chồng giả định trên thế giới này, sự chênh lệch vẫn là không đáng kể. Và rõ ràng về mặt lý thuyết còn rất khiếm khuyết.
IV. Phương pháp coi theo lá số Tử Vi.
Đây là phương pháp có xác xuất cao nhất. Trong vòng một chu kỳ hoa giáp có:
60 năm x 12 tháng x 30 ngày x 12g = 259. 200 lá Tử vi.
Như vậy xác xuất cực kỳ cao với 259. 200 trường hợp nam nũ có thể phối hợp. Ba trường hợp trên chỉ là con số lẻ. Nhưng không thể ông già 60 lấy đứa bé mới 1 tuổi được. Vợ chồng trung bình chênh nhau 15 tuổi là tối đa. Do đó, trong 60 năm chỉ có thể chọn trong 1/ 4 trong số 5. Tức là xác xuất còn:
259. 200 / 4 = 64. 800 trường hợp. Tức là, về mặt lý thuyết xác xuất vẫn ưu việt hơn hẳn ba trường hợp trên.
Hy vong sẽ không ai dẫn chứng trường hợp Đại gia Lê Ân 74 tuổi, lấy cô vợ mới 23; hoặc đại gia Playboy 80 tuổi, bồ nhí cả đống. Hay như bà minh tinh Hớn Coỏng lấy ông chồng mới 24 được. Vì đây là những trường hợp rất đặc biệt và hiếm hoi, nên không thể vì thế lấy tuổi chênh lệch lên 50 - để tổng hợp thành một lý thuyêt được.
Và dù có lấy lên đến tuổi chênh lệch 50 và xác xuất tăng lên đáng kể thì phương pháp này lại có những vấn nạn sau đây:
1/ Thày coi Tử Vi phải cực giỏi.
Tôi có thể xác quyết với quý vị và các bạn rằng: Thày cực giỏi chuyên ngành Tử Vi, cả thế giới này, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Bằng chứng là phương pháp này không hề phổ biến. Điều này là một bằng chứng cho thấy: để đôi tuổi vợ chông qua Tử Vi xem tốt xấu rất khó.
2/ Phương pháp đôi tuổi qua Tử Vi, thường là các cao thủ đối chiếu hai lá số có truyền tinh (sao) nhau hay không. Nói nôm na là có gần giống nhau hay không. Nhưng chính vì bởi xác xuất rất cao đó, nên để có một cặp đôi có tính gần giống - từ chuyên môn gọi là truyền tinh - rất khó xảy ra. Phần lớn, những cặp đôi lấy nhau được, do các mối liên hệ khác thể hiện trên lá Tử Vi về mặt lý thuyết. Và để nhận thấy mối liên hệ này, không phải dễ dàng gì với những thày dạng khả năng mang tính phổ biến. Cụ thể một trường hợp sau với chứng nghiệm của chính tôi:
Chàng là một Việt kiều hồi hộp, nàng là hàng Việt Nam chất lượng cao. Họ yêu nhau rất lâu. Dong chơi cuối mùa quên lãng, Vũng Tàu, Đà Lạt đủ cả. Cuối cùng chàng về nước để cưới nàng. Họ dẫn nhau đến tôi xem Tử Vi. Tôi được cô gái cảnh cáo rằng: Hai lá số này các thày đều bảo hợp và bằng chứng là chàng về cưới nàng. Tôi lướt qua hai lá Tử Vi và thật cảm cảnh cho cô gái. Tôi khuyên cô gái - có mặt vị hôn phu - nên cưới nhau ngay trong vòng một tuần. Nhưng họ không thực hiện được. Và vị hôn phu đúng là Việt kiều hồi hộp thật. Anh ta biến mất sau một tuần. Híc. Sau này cô gái cũng lấy chồng. Nhưng tội nghiệp cô bé, cũng đau khổ một thời gian.
Tôi kể câu chuyện này, không phải để khoe khoang gì. Nhưng muốn xác định rằng: Để đôi tuổi vợ chồng qua phương pháp Tử Vi, tuy xác xuất cao về mặt lý thuyết, nhưng lại cực kỳ khó. Lá Tử Vi đầu tiên mà tôi được nghe nói tới, chính là của anh Lai Xuân Hợi ở 20 Phố Hàng Phèn, viết bằng chữ Nho. Ngươi dịch chính là Giáo Sư Minh Muon Nguyễn từ hơn 50 năm trước, nếu bạn tôi còn nhớ việc này. Lúc ấy tôi mới 19 tuổi. Bây giờ, tôi rất chán coi Tử Vi. Đừng ai nhờ tôi xem nữa. Nhưng có thể tôi sẽ viết cuốn Tử Vi Lạc Việt, để chia sẻ với mọi người.
Thưa quý vị và các bạn quan tâm,
Như vậy, tôi đã trình bày xong về tất cả các phương pháp đôi tuổi vợ chồng từ đơn giản đến phức tạp. Và như tôi đã chứng minh: tất cả đều không hoàn hảo.
Phần tiếp theo đây, tôi tiếp tục trình bày về vấn đề "luận tuổi Lạc Việt" trong mối quan hệ hôn nhân và các vấn đề của Tạo Hóa liên quan.
Xin cảm ơn vì sự quan tâm của quý vị và các bạn.

DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT TRONG HÔN NHÂN.
Có lẽ hầu hết người Việt lớn tuổi đều biết bài ca dao này:

"Trèo lên cây bưởi hái hoa.
Bước xuống vườn cà, hái nụ Tầm Xuân.
Nụ Tầm Xuân nở ra xanh biếc.
Em có chồng anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay.
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng.
Như chim vào lồng, như cá cắn câu!
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ?
Chim vào lồng biết thuở nào ra?".

Các nhà nghiên cứu tốn nhiều giấy mực cho bài ca dao cổ này. Thậm chí họ còn bới ra "Nụ Tầm Xuân" là loại hoa nào? Cãi nhau ỏm củ tỏi ...đen, vốn rất tốt cho huyết áp và bệnh tim, lưu thông máu huyết.,, Í lộn! Thiên Sứ viết nhầm. Vì đang xem quảng cáo cho tỏi đen. Nhưng có một điều rất ít và hầu như không thấy ai nói đến - Hay có nói mà tôi chưa được đọc. Đó là: Tình cảm này giành cho một người con gái đã có chồng! Ở đây chúng ta thấy gì giữa một rung cảm nam nữ rất tự nhiên và chuẩn mực đạo lý? Khi mà những chuẩn mực đạo lý này rất khắc nghiệt vào thuở xa xưa. Nhưng bài ca dao độc đáo này vẫn lưu truyền và phổ biến, như một sự chấp thuận của xã hội cổ xưa?!
Ở đây tôi loại trừ hướng phân tích theo kiểu sự phản kháng của tầng lớp bình dân với chuẩn mực khắt khe của xã hội phong kiến đương thời. Mà tôi chỉ muốn mô tả một tình cảm có thật trong con người, được phổ biến bên canh những chuẩn mực đạo đức đương thời, và nó được chấp thuận, lưu truyền.
Từ đây, vấn đề được tiếp tục đặt ra và cũng là điều mà tôi đã nhiều lần xác định, là:
Những chuẩn mực đạo đức xã hội, về bản chất cũng như một hệ thống Lý thuyết; nó vốn là sự tổng hợp nhận thức của mọi mối quan hệ xã hội - bao gồm cả tình cảm tự nhiên của con người - để tổng hợp thành một chuẩn mực đạo đức xã hội. Tất nhiên, chuẩn mực đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó có những đặc thù riêng, so với một lý thuyết khoa học. Theo sự phân loại của Lý học thì cả lý thuyết khoa học và các hình thái ý thức xã hội khác, như: đạo đức, lễ nghĩa, luật pháp, quy định, quy chế...đều thuộc Dương. Thực tại, thực tế khách quan thuộc Âm. "Âm phải thuận tùng Dương", cho nên những rung cảm tự nhiên của tình yêu nam nữ, không thể vượt qua được những chuẩn mực xã hội:
"Em có chồng. Anh tiếc lắm thay!".
Tương tự như vậy! Những phương pháp ứng dụng mang tính lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong đời sống, chính là những chuẩn mực của một hệ thống lý thuyết bao trùm, phản ánh quy luật tương tác của vũ trụ. Và con người cũng không thể vượt qua được. Nhưng trong đó, phạm trù Âm Dương bao trùm tất cả. Nam là Dương, nữ là Âm, Sự hài hòa và tương tác đồng đẳng của Âm Dương giải thích rung cảm tự nhiên của cặp nam nữ trong bài ca dao này.
Đây chính là nguyên nhân giải thích trên cơ sở tính hợp lý lý thuyết để tình yêu và hôn nhân Nam Nữ, không thể ngăn cản. Bởi vì phạm trù Âm Dương bao trùm lên tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ - theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Cho nên, việc ngăn cản hôn nhân, tình yêu nam nữ là trái quy luật tự nhiên, được phản ánh trong thuyêt Âm Dương Ngũ hành.
Các cụ nhà ta có câu ca dao:
"Kẻ nào rẽ thúy, chia uyên.
Thác xuống cửu tuyền, quỷ sứ cưa thân".
Nhưng vấn đề là cuộc hôn nhân ấy, sẽ dẫn đến một kết quả thế nào? Nghèo hèn, hay quyền quý cao sang? Hạnh phúc hay đau khổ? Đấy chính là nội dung của loạt bài viết này.
Tôi đã chứng minh với quý vị và các bạn, rằng: Tất cả các phương pháp coi tuổi đều không chính xác. Vì nó chỉ là những mảnh vụn thất truyền và sai lệch. Không phản ánh đúng bản chất của các vấn đề liên quan đến hệ thống của các phương pháp ứng dụng thuộc hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành. Vấn đề bắt đầu từ đâu?
Trong di sản tục ngữ ca dao Việt, các cụ có câu:
"Vợ chồng cùng tuổi, nằm duỗi mà ăn". Nhưng cũng có câu: "Vợ chồng cùng tuổi, chiếc khố không có mà mang". Vậy cái nào đúng?
Có một điều rất đặc biệt mà trong thành ngữ, tục ngữ Việt có câu: "Giầu con út, khó con út". Rồi đây nữa: "Ruộng sâu, trâu nái, không bằng con gái đầu lòng".
Phải chăng vấn đề nằm ở tuổi những đứa con? Và đó chính là câu trả lời đầy bí ẩn của phương pháp "Luận tuổi Lạc Việt".
"Từ bờ tre, gốc rạ bên đường. Từ mái tranh, góc đình trong làng...Nguồn sử xanh vẫn còn ghi dấu" - Lê Thương.
Bài tiếp theo, sẽ trình bày cụ thể phướng pháp "LUẬN TUỔI LẠC VIỆT".
Đây cũng là một ví dụ sinh động, chứng tỏ rằng: Chỉ có nền văn hiến Việt - chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương - mới cỏ khả năng phục hồi lại một cách hoàn chính học thuyết Âm Dương Ngũ hành và chính là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT. mà những trí thức tinh hoa của nhân loại đang tìm kiếm.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và các bạn cùng anh chị em.

LUẬN TUỔI LẠC VIỆT.
Tiếp theo.

Thưa quý vị và các bạn.
Tôi đã trình bày với các bạn về ba yếu tố tương tác chủ yếu làm nên số mệnh của con người. Đó là:
I. Những tập hợp mang yếu tố tương tác chủ yếu.
1/ Định mệnh.
Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì Định mệnh của một con người có khả năng tiên tri. "Nhất ẩm, nhất trác. Giai do tiền định". Và đây cũng là yếu tố quan trọng - cần - cho một lý thuyết thống nhất. "Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?" - SW Hawking.
Về mặt lý thuyết, những phương pháp tiên tri liên quan đến thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - đã xác định mang tính định tính số mệnh của một con người, một vùng lãnh thổ, một quốc gia...vv...Sự chính xác hay không, còn tùy thuộc vào khả năng của các vị từ thày bà sản xuất hàng loạt, đến các cao thủ thực sự.

2/ Địa lý phong thủy.
Sự tập hợp những quy luật vận động và tương tác của tự nhiên, vũ trụ, môi trường và cấu trúc ngôi gia, ảnh hưởng đến định lượng của số phận và có khả năng tiên tri. Sự ứng dụng có tính tổng hợp những quy luật vận động và tương tác của tự nhiên trong ngành Địa Lý Lạc Việt, cũng giống như sự ứng dung các quy luật vật lý để làm ra cái máy bay, xe hơi, chiếc điện thoại di động....mà con người đang sử dụng. Chính người Trung Quốc, cũng chẳng hiểu gì về bản chất của ngành Địa lý phong thủy Đông phương, khi họ công khai viết trong từ điển tiếng Trung: "Phong thủy là một tín ngưỡng cổ xưa của nhân dân Trung Quốc".
Theo quy luật "Lượng đổi, dẫn đến chất đổi" của Biện Chứng Pháp và phù hợp với quy luật của Dịch học "Vật (phát triển đến) cùng tắc biến (Chuyển sang giai đoạn khác)", thì về lý thuyết, trong một số trường hợp ngành Địa Lý phong thủy có thể làm chuyển hóa cuộc sống mang tính Định mệnh của bạn trong phạm vi của nó. Và điều này tùy thuộc vào những yếu tố quyết định mang tính chất "Định mệnh" của một tập hợp lớn hơn là những quy luật tương tác của vũ trụ. Tóm lại, suy cho cùng thì Định mệnh chi phối tất cả.

3/ Luận tuổi Lạc Việt.
Mối tương quan và ảnh hưởng của những con người gần gũi trong gia đình, dòng tộc của bạn, có khả năng tiên tri. Chưa thấy trong lịch sử và cả truyền thuyết về ngành Địa Lý phong thủy nào, nói về việc một cao thủ Địa Lý, làm Âm phần cho ông hàng xòm để tốt cho dòng tộc, gia đình thân chủ được. Điều này chứng tỏ rằng: Mối quan hệ gia đình, dòng tộc là một yếu tố quan trọng ảnh hướng đến định lượng cho số phận mỗi con người.
Đây cũng là nội dung chủ yếu của loạt bài viết này.

II. Các phương pháp căn bản của "Luận Tuổi Lạc Việt".
1/ Các yếu tố Thiên Can, Địa Chi và Mệnh khí.
Tất cả những yếu tố này, đều được phân loại theo thuyết Âm Dương Ngũ hành, mà tôi đã trình bày ở bài trước. Trong đó Mệnh khí phải dùng bảng LẠC THƯ HOA GIÁP.
Cũng hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực của tri thức khoa học hiện đại về sự đồng đẳng tính chất của các đại lượng trong tương tác của vật lý, toán học hiện đại. Tính chất tương tác được mô tả trong thuyết Âm Dương ngũ hành cũng hoàn toàn tương đồng. Trong đó: Thiên Can tương tác với Thiên Can, Địa chi tương tác với Địa chi, mạng vận tương tác với mạng vận.
Không thể ba con gà, trừ đi hai con vịt, còn một con gà được. Một ví dụ sinh động trong vấn đề này, trong câu chuyện dưới đây:
Thiên Sứ tôi đi làm Địa Lý phong thủy cho một Đại Gia. Sau khi phân tích thực trạng có tính tiên tri, tôi quyết định đặt một bể cá ở một vị trí trong nhà. Mẫu Đại gia từ trên lầu chạy xuống phán: "Con tôi mạng Hỏa. Thày để cái bể cá thuộc Thủy để nó chết à?!".
Đây là một ví dụ điển hình về tính thiếu hiểu biết trong nguyên lý đồng đẳng về tương tác của các đại lượng. Đó là tính quy ước trong phân loại vận khí theo Ngũ Hành trong con người và tính biểu tượng của nó - Hỏa là Lửa, và Thủy là Nước. Đồng thời, cũng cho thấy sự nhầm lẫn khái niệm từ các sách Hán cổ mô tả về thuyết Âm Dương Ngũ hành. mà tôi đã trình bày ở bài trước.
Chỉ có ngôn ngữ Việt - một ngôn ngữ cao cấp nhất trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được, mới đủ khả năng diễn đạt một hệ thống lý thuyết cao cấp nhất trong tất cả các lý thuyết của nền văn minh hiện đại - Đó là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT, mà nhân loại đang tìm kiếm.
Tương tự như vậy, hoàn toàn không có tính đồng đẳng về các đại lượng tương tác trong câu nổi tiếng của Hệ Từ Thượng trong kinh Dịch bằng tiếng Hán - vốn được mô tả là Khổng Tử viết. Đó là câu:
"Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng. Tứ tượng sinh "BÁT QUÁI"?!
Tôi cũng đã trình bày điều này khi so sánh với sự mô tả về khởi nguyên vũ trụ trong văn hóa truyền thống Việt.
Trở lại với câu truyện, phải nói là Thiên Sứ tôi ứng biến cũng nhanh, nếu không độ phoengshui này gặp trục trặc và Thiên Sứ mất lộc vì sự ngớ ngẩn của thế gian.
Tôi hỏi lại: "Thưa bà! Con bà có tắm không?". Mẫu Đại gia phản biện: "Tắm nó khác. Còn đây là Phong thủy nó khác!". May quá! Thân chủ tôi mời Mẫu lên lầu ngồi chơi sơi nước. Nếu không, tôi phải trình bày chừng một tuần về tính đồng đẳng của các đại lượng trong tương tác và chứng minh sách Tàu làm những "nhà nghiên cứu" về thuyết Âm Dương Ngũ hành như Mẫu, hiểu sai về khái niệm. Trên Fb thì tôi không thể mời những người như vị Mẫu Đại gia lên gác ngồi chơi sơi nước. Nhưng... Thề có Đức Ala cao cả và nhà tiên tri Mohamet là sứ giả của người. Tôi có thể delete.

2/ Mối tương quan của các đại lượng tuổi trong gia đình trong mô hình Thiên bàn Tử Vi.
Trong bài tiếp theo, tôi sẽ thực hiện với các biểu đồ liên quan.
Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và các bạn.
Còn tiếp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN.

Thưa quý vị và các bạn.
Trong phương pháp "Luận tuổi Lạc Việt", xác định rất rõ rằng: Tình yêu và hôn nhân Nam Nữ là phần tử nằm trong một tập hợp của quy luật bao trùm của vũ trụ trong tương tác Âm Dương. Cho nên, mọi sự ngăn cản đều trái quy luật được mô tả trong cặp phạm trù Âm Dương này. Đó là nguyên nhân gây nên sự bế tắc và ẩn ức của tình yêu và hôn nhân. Lý học Việt giải thích trên cơ sở lý thuyết rằng: "Do Âm Dương bất tương, sự vật, sự việc không phát triển được".

Để giải quyết vấn đề này - nhân danh nền văn hiến Việt - dùng ngay hệ thống lý luận của thuyết ADNH, phục hồi từ những gía văn hóa truyền thống Việt, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật và khả năng tiên tri, một cách thỏa đáng bằng chính phương pháp luận của nó. Chứ không đưa một lý thuyết ngoại lai để thuyết phục, như "Tự do yêu đương", "quyền tự quyết định của người trưởng thành"...vv....

Trong phương pháp "Luận tuổi Lạc Việt", vấn đề Thiên Can rất quan trong. Nguyên nghĩa từ "Thiên - Can" cho thấy:
Thiên thuộc Dương, so với Địa chi thuộc Âm. "Can" nghĩa là "căn gốc". Theo Nguyên Lý "Âm thuận tùng Dương" thì Thiên Can đóng vai trò quyết định. Do đó, cần xét vai trò của Thiên can trước. Cho nên vấn đề đầu tiên được trình bày trong bài này, là:

I. Tương tác của Thiên Can trong quan hệ gia đình.
1/ Trong quan hệ gia đình, người chồng, cha thuộc Dương. Thiên Can thuộc Dương. Nên Thiên Can đóng một vai trò quan trọng liên quan chủ yếu từ người chồng, đến các thành viên trong gia đình và tương tác mạnh với các con trai.
Trong nguyên lý quan hệ Âm Dương thì "Dương sinh Âm" là thuận lý. Nên về Thiên Can thì Ngũ hành Thiên Can của chồng phải dưỡng - sinh - Thiên Can của vợ là tốt nhất.

Nguyên lý Ngũ hành tương sinh của Thiên Can, là:
1.Giáp, 2 Ất / Mộc - sinh 3. Bính, 4 Đinh/ Hỏa - Sính 5. Mậu, 6 Kỷ/ Thổ - sinh 7.Canh, 8 Tân/ Kim - Sinh 9 Nhâm. 10 Quý/ Thủy...chu kỳ lặp lại 9 Nhâm, 10 Quý/ Thủy sinh 1. Giáp, 2 Ất / Mộc....
Trong đó Thiên Can Dương (Số lẻ) sinh Dương là thuận lý. Thí dụ: Giáp 1 sinh Bính 3, hoặc Canh 7 sinh Nhâm 9...Hoặc Thiên Can Âm (Số chẵn) sinh Âm là thuận lý. Thí dụ Tân 8 sinh Quý 10....
Một lần nữa quý vị và anh chị em cũng thấy rất rõ nguyên lý "Dương trước, Âm sau", hoàn toàn được mô tả một cách nhất quán từ khởi nguyên của vũ trụ (Thái cực sinh Lưỡng Nghi), cho đến mọi ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy, quý vị mới thông cảm, vì sao tôi delete ngay những kẻ tinh thần thiểu năng, khăng khăng "Âm trước, Dương sau". Thiên Sứ tôi không có thời gian thuyết phục những con bò.

2/ Tương tác trong Hậu Thiên của Thiên Can.
Cổ thư viết:
Giáp hợp Kỷ, Phá Ất xung Canh. Bình hợp Tân phá Nhâm, khắc Đinh. Mậu hợp Quý phá Giáp khắc Kỷ....
Rõ ràng, với nguyên lý này có vẻ như mâu thuẫn, khi Giáp Dương Mộc lại hợp Kỷ Âm Thổ, Trong khi Mộc lại khắc Thổ...? Không có một bản văn chữ Hán nào mô tả điều này trước cuốn "Tìm về cội nguồn kinh Dịch" (2001) và "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" (2006) ra đời.
Chưa hết, trong cổ thư lưu truyền từ thời Tống, cũng mô tả một bài khẩu quyết như sau, về sự tương hợp của các độ số:
"Nhất lục cộng tông.
Nhị thất đồng đạo.
Tam bát vi bằng.
Tứ cửu vi hữu
Ngũ Thập cư trung".
Một lần nữa, bài khẩu quyết này lại được thể hiện trên Hà Đồ. Đây là đồ hình mà Thiên Sứ tôi đã xác định - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là "Nguyên lý căn để" của toàn bộ phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cổ thư chữ Hán dùng Lạc Thư, trong tất cả mọi phương pháp ứng dụng.
Qua đó. một lần nữa, quý vị cũng thấy rõ rằng: Tính nhất quán, tính hệ thống, tính hoàn chỉnh, tính quy luật và khách quan với khả năng tiên tri ...là những tiêu chí để thẩm định một hệ thống lý thuyết, hoàn toàn phù hợp với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".

["Anh chị em ĐỊA LÝ LẠC VIỆT thân mến.
Anh chị em cần phải nhớ, rất nhớ điều này:
Chúng ta đang phục hồi một hệ thống lý thuyết - đó là sự tổng hợp của tư duy trừu tượng, trong lịch sử phát triển của cả một nền văn minh. Cho nên, chúng ta cần sự thẩm định tính hợp lý lý thuyết trong cấu trúc nội hàm của toàn bộ hệ thống lý thuyết đó, được thẩm định bằng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Chứ không phải đi tìm "Vật chất tối" và "Hạt của Chúa".
Và khi chúng ta hoàn chỉnh được hệ thống lý thuyết này - Lý thuyết thống nhất - thì chúng ta sẽ biết tất cả những bí ẩn của vũ trụ.
Nếu như, "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" (Vanga) thì vấn đề sống còn của cả nền văn minh trong tương lai, cần phải khắc cốt ghi tâm rằng:
Phải tôn trọng những điều thiêng liêng.
Cảm ơn anh chị em quan tâm"].

Quay trở lại với nội dung bài viết.
Quý vị và các bạn lấy số thứ tự của Thập Thiên can và đặt đúng vào thứ tự trên Hà Đồ thì chúng hoàn toàn trùng khớp. (Xin xem hình 1).

3/ Mối liên hệ Thập Thiên can trong gia đình:
Lần lượt từ tốt đến xấu theo thứ tự sau đây:
3.1/ Thiên can Chồng sinh vợ và sinh con cái - Dương sinh Âm (Chồng, cha, mẹ sinh vợ, con) - là tốt nhất.
Thí dụ: Chồng Giáp (Mộc) Tý, vợ Bính (Hỏa) Dần, con Kỷ (Thổ) Sửu.

3.2/ Vợ chồng con cái bình hòa, hoặc thuận Âm Dương là tốt nhì.
Thí dụ: Chồng Giáp (Mộc) Tý (Dương), vợ Kỷ (Thổ) Dậu (Âm) - Giáp hợp Kỷ, trong "Nhất lục công tông".... Hoặc chồng Bính (Dương), Vợ Đinh (Âm). Hoặc cùng tuổi và sinh con thuận lý. Thí dụ: Vợ chồng cùng Giáp Tý (1984) sinh con năm Kỷ Sửu 2009.

3.3/ Thiên Can tương sinh ngược. Âm Dương nghịch lý.
Đó là trường hợp con cái, vợ sinh cho cha, mẹ hoặc chồng.
Thí dụ: Con Nhâm Dần, sinh Bố Giáp Tý, Mẹ Ất Sửu.

3.4/ Thiên Can khắc ngược Vợ con khắc chồng và cha mẹ.
Thí dụ Vợ Quí Hợi khắc chồng Đinh Dậu. Trong trường hợp này cần có đứa con Mậu Tuất hóa giải và cân bằng thuận lý trở lại, hoặc Địa Lý phong thủy phải thật chuẩn để ngăn ngừa sự tan vỡ.

3.5/ Thiên Can khắc thuận:
Đây là trường hợp xấu nhất trong mối tương tác của Thiên Can. Thí dụ: Chồng Quý (Thủy) Hợi, Vợ Đinh (Hỏa) và con Kỷ (Thổ) Sửu.
Nhưng trong cách cực xấu này lại trở thành cực tốt, nếu tuổi vợ chồng và con cái có bố cục như sau: Chồng Quý Hợi. Vợ Đinh Mão, Con trai đầu Nhâm Thìn và con thứ Mậu Tuất.

Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Trên đây là mối liên hệ tương tác Thiên can - Thuộc Dương so với Mệnh và Địa Chi thuộc Âm. Cho nên mọi sự tương tác theo chiều thuận. Nguyên lý tương tác thuận của Thiên Can sẽ khác với nguyên lý tương tác của Mệnh và Địa chi.
Nhưng ít nhất qua mối liên hệ này chúng ta thấy rõ vai trò của đứa con trong gia đình.

Ngoài câu thành ngữ lưu truyền: "Giầu con út, khó con út" thì bức tranh "Đánh ghen" nổi tiếng của làng tranh Đông hồ dưới đây, cũng cho thấy vai trò của đứa con trong quan hệ hòa giải gia đình. Nội dung bức tranh này mô tả một hình tượng mâu thuẫn cực đại trong quan hệ gia đình. Một trường hợp bắt 'quả tạ" ông chồng đang hú hí với bà hai - qua hình tượng, không mặc yếm.: "Hai bà không thể đội 'chồng' chung". Nhưng hình tượng đứa con, chính là sự mô tả khả năng dung hòa mâu thuẫn trong quan hệ gia đình. Đây chính là nội dung chủ yếu của "Luận tuổi Lạc Việt".

Chỉ có nền văn hiến Việt, chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, qua những vdi sản còn lại mới có thể phục hồi lại một lý thuyết thống nhất, mà nhân loại đang mới chỉ mơ ước. Sự thăng trầm của lịch sử hàng ngàn năm của Việt tộc, cũng không làm sói mòn được những gía trị huyền vĩ của nó. Điều này chứng tỏ rằng: Vào thời hoàng kim của nên văn hiến Việt thì những di sản văn hiến này phải vô cùng vĩ đại.

Người Ai Cập thường tự hào: "Mọi cái đều sợ thời gian. Nhưng thời gian lại sợ Kim Tự Tháp".
Nhưng chỉ có nền văn hiến Việt huyền vĩ với bề dày gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương tử, mới giải thích được tất cả những bí ẩn của một nền văn minh cô xưa, trong đó có Kim Tự Tháp.
Xin cảm ơn quý vị và các bạn quan tâm chia sẻ.
Còn tiếp

Mối liên hệ bản Mệnh trong gia đình:

lt.jpglt1.jpg

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

II. Mối liên hệ bản mệnh trong quan hệ gia đình.
Thưa quý vị và anh chị em.
"Mối liên hệ bản mệnh trong quan hệ gia đình", nghĩa là mối liên hệ giữa vợ chống và con cái trong sự phân loại Ngũ hành theo năm sinh của chu ký Hoa giáp 60 năm.

Chu ký phân loại Ngũ hành theo chu kỳ Hoa giáp 60 năm, được xác định bời bảng LẠC THƯ HOA GIÁP - nhân danh nên văn hiến Việt, trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử - Ở đây, nếu ai áp dụng phương pháp "Luận tuổi Lạc Việt", mà dùng bảng "Lục thập hoa giáp" lưu truyền trong cổ thư chữ Hán, đều sẽ sai lệch, không hiệu quả và không thể gọi là "Luận tuổi LẠC VIỆT". Bởi vì nó thiếu tính chất khoa học cho cấu trúc nội hàm của một hệ thống lý thuyết, theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học.

Tôi chép lại bảng này và đưa vào bài viết, để quý vị và các bạn tiện tham khảo, theo dõi.

LẠC THƯ HOA GIÁP
Sách của người Lạc Việt viết về quy luật tuần hoàn 60 năm trong vũ trụ.

KỶ THỨ NHẤT
Lục khí - Vận 1
Tam Âm Tam Dương
Giáp Tí. Ất Sữu ------------ Hải Trung Kim
Bính Dần. Đinh Mão ------Tuyền Trung Thuỷ (Sách Tàu: Hỏa)
Mậu Thìn.Kỷ Tỵ------------- Đại Lâm Mộc

Lục khí - Vận 2
Tam Âm Tam Dương
Canh Ngọ. Tân Mùi --------Lộ Bàng Thổ
Nhâm Thân. Quí Dậu------Kiếm Phong Kim
Giáp Tuất. Ất Hợi----------Trường Lưu Thuỷ (Sách Tàu: Hỏa)

Lục khí - Vân 3
Tam Âm Tam Dương
Bính Tí, Đinh Sữu-------------- Tích Lịch Hoả (Sách Tàu: Thủy)
Mậu Dần, Kỷ Mão-------------- Thành Đầu Thổ
Canh Thìn, Tân Tỵ -------------Bạch Lạp Kim

Lục khí - Vận 4
Tam Âm Tam Dương
Nhâm Ngọ, Quí Mùi -------------Dương Liễu Mộc
Giáp Thân, Ất Dậu--------------Lư Trung Hoả (Sách Tàu: Thủy)
Bính Tuất, Đinh Hợi------------ Ốc Thượng Thổ

Lục khí - Vận 5
Tam Âm Tam Dương
Mậu Tí, Kỷ Sữu---------------- Giáng Hạ thuỷ (Sách Tàu: Hỏa)
Canh Dần, Tân Mão---------- Tùng Bách Mộc
Nhâm Thìn, Quí Tỵ------------ Sơn Đầu Hoả (Sách Tàu: Thủy)

KỶ THỨ II
Lục khí - vận 1
Tam Âm Tam Dương
Giáp Ngọ, Ất Mùi ---------------Sa Trung Kim
Bính Thân, Đinh Dậu---------- Đại Khê Thuỷ (Sách Tàu: Hỏa).
Mậu Tuất, Kỷ Hợi--------------- Bình Địa Mộc

Lục Khí - Vận 2
Tam Âm Tam Dương
Canh Tí, Tân Sữu--------------Bích Thượng Thổ
Nhâm Dần, Quí Mão----------Kim Bạch Kim
Giáp Thìn, Ất Tỵ----------------Đại Hải Thuỷ (Sách Tàu: Hỏa)

Lục Khí - Vận 3
Tam Âm Tam Dương
Bính Ngọ, Đinh Mùi--------Thiên Thượng Hoả (Sách Tàu:Thủy)
Mậu Thân, Kỷ Dậu------------ Đại Dịch Thổ
Canh Tuất, Tân Hợi-----------Thoa Xuyến Kim

Lục khí - Vận 4
Tam Âm Tam Dương
Nhâm Tí, Quí Sữu-------------- Tang Đố Mộc
Giáp Dần, Ất Mão-------------- Sơn Hạ Hoả (Sách Tàu: Thủy)
Bính Thìn, Đinh Tỵ------------- Sa Trung Thổ

Lục khí - Vận 5
Tam Âm Tam Dương
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi -------------Thiên Hà Thuỷ (Sách Tàu: Hỏa)
Canh Thân, Tân Dậu---------Thạch Lựu Mộc
Nhâm Tuất, Quí Hợi----------Phúc Đăng Hoả (Sách Tàu: Thủy).

Thưa quý vị và các bạn.
Trong ba yếu tố tương tác quan trọng, mô tả những quy luật có khả năng tiên tri, trong quan hệ gia đình, thì: Thiên Can thuộc Dương. Bản mệnh và Địa chi thuộc Âm. Một lần nữa, chúng ta thấy rõ nguyên lý phân loại Âm Dương, là "Dương trước, Âm sau" ứng dụng triệt để trong mọi phương pháp ưng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây là một nguyên lý nhất quán, có tính hệ thống của một lý thuyết hoàn chỉnh để mô tả từ sự khởi nguyên của vũ trụ cho đến mọi phương pháp ứng dụng - theo đúng chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học theo tiêu chí khoa học.

Bởi vậy, những kẻ láo nháo, khăng khăng "Âm trước, Dương sau" thực chất chỉ là những kẻ lười tư duy, không chịu suy luận, nếu không nói là dốt nát, không có khả năng phân tích, suy luận. Thiên Sứ tôi không có thời gian thuyết phục những con bò. Và cho dù tôi có thời gian của cả 100 năm kiếp người, thì cũng không thể thuyết phục từng người trong hàng tỷ con người trên thế giới này vốn quen với quan niệm nguồn gốc nền văn minh Đông phương tử Tàu cả hàng ngàn năm nay, khi từng người đặt câu hỏi. Tôi chỉ có thể giải thích cho các học trò của tôi. Cho nên, một lần nữa mong được sự thông cảm khi tôi buộc phải delete vài kẻ như vậy, ra khỏi Fb của tôi.

Tiếp tục trở lại với chủ đề.

Trước khi trở lại với chủ đề chính, tôi thấy cần phải bàn thêm về tính ứng dụng của cặp phạm trù Âm Dương trong mọi hệ quy chiếu. Nếu không sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn khái niệm. Sự nhầm lẫn khái niệm này là một trong những nguyên nhân rất quan trọng trong việc đẩy nền văn minh Đông phương vào sự huyền bí. Một ví dụ rất điển hình và cả thế giới biết đó là ông Chu Đôn Di - Tức Chu Hi, một triết gia nổi tiếng đời Tống. Đấy là Chu Hy - người mở ra một nền văn minh Tống Nho và được coi là Á Thánh sau Khổng Tử - chưa nói đến các hạng lởm khởm khác, tự nhân cao thủ, cố thể hiện, rồi cũng nháo nhác phản biện. Tôi sẽ có một bài viết riêng, vạch ra những sai lầm không thể chối cãi của Chu Đôn Di, trong đó có cái "Vô cực" dở hơi của ông ta, mà cả thiên hạ từ hàng ngàn năm qua cứ coi như đúng rồi.

Vấn đề ứng dụng cặp phạm trù Âm Dương hết sức phức tạp. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Thí dụ: Một người Nam và Nữ cùng chạy bộ trên đường. Người nữ chạy trước

Không có văn bản thay thế tự động nào.
 
 
19

BÀI LIÊN QUAN - CHEN NGANG.
Thiên hạ bàn về "Lý thuyết Thống Nhất". Hơ! Hic.
Quý vị và các bạn tham khảo bài dưới đây có nguồn từ web của Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam VUSTA, Để thấy thiên hạ bàn về "Lý thuyết thống nhất" (Grand Unification Theory). Rất buồn cười.
====================

VÀI NÉT VỀ LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT TRONG VẬT LÝ HIỆN NAY.
Đăng lúc: Thứ năm - 15/06/2006 15:29 -
Người đăng bài viết: Administrator

Năm 2005, toàn thế giới kỷ niệm 100 năm ngày ra đời một lý thuyết vật lý lớn nhất của nhân loại: lý thuyết tương đối Einstein. Bài viết này nhằm nêu lên ý nghĩa của lý thuyết tương đối và giới thiệu khái quát các vấn đề đang được nghiên cứu tiếp tục hiện nay: con đường xây dựng lý thuyết thống nhất.

Vào năm 1905, tại thành phố Bern (Thụy Sĩ), Albert Einstein, người nhân viên bình thường mới 26 tuổi đời của phòng cấp phát bằng sáng chế đã công bố một công trình khoa học có ý nghĩa cách mạng đối với khoa học vật lý. Công trình ấy trình bày những nét sơ khởi của một lý thuyết mà sau này mang tên là thuyết tương đối, nói chính xác hơn là thuyết tương đối hẹp. Theo lý thuyết mới này thì không gian và thời gian có liên hệ chặt chẽ với nhau, không phải là hai khái niệm tách rời hoàn toàn độc lập như trong cơ học Newton.

Lý thuyết tương đối, gồm thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối tổng quát, đã được coi là thành quả của không chỉ vật lý, mà của toàn bộ khoa học nói chung. Nó giải quyết được một vấn đề rất cơ bản và rất sâu sắc trong vật lý là mối quan hệ giữa không gian - thời gian và vận động - tương tác.

Thế giới quanh ta muôn hình muôn vẻ nhưng thống nhất, sự vận động của nó được chi phối bởi các qui luật cơ bản. Khoa học vật lý đến cuối thế kỷ XIX đã có hai lý thuyết mô tả các hiện tượng vật lý cơ bản là cơ học Newton và lý thuyết điện từ Maxwell, hai lý thuyết này lập nên cơ sở của vật lý cổ điển. Nhược điểm của vật lý cổ điển là hai lý thuyết trên lại tách rời nhau, độc lập nhau, trong khi người ta vẫn tin rằng các quá trình vật lý phải được chi phối bới các qui luật thống nhất.

Ước mơ xây dựng lý thuyết thống nhất của Einstein

Lý thuyết tương đối Einstein là mở rộng của cơ học Newton khi có tính đến trường hấp dẫn (trong đó có tính đến hữu hạn của vận tốc truyền tương tác). Nếu như thế giới là thống nhất thì thuyết tương đối Einstein và thuyết điện từ Maxwell phải được hợp nhất làm một, tức là có một lý thuyết thống nhất.

Tuy vậy Einstein đã không thành công trong việc hợp nhất này. Cho đến tận khi ông mất, năm 1955, lý thuyết hợp nhất hấp dẫn + điện từ vẫn chưa ra đời. Trong lúc này ngành vật lý hạt nhân xuất hiện và phát hiện ra hai loại tương tác mới: lực hạt nhân mạnh, có mặt trong tương tác giữa các nucleon, và lực hạt nhân yếu, chi phối các quá trình phân rã hạt nhân. Các tương tác này có tên gọi tắt là tương tác mạnh và tương tác yếu. Như vậy, một lý thuyết thống nhất thực sự lúc này phải hợp nhất được bốn loại tương tác: hấp dẫn + điện từ + mạnh + yếu.

W. Heisenberg, nhà vật lý người Đức và là một trong những người sáng lập nên cơ học lượng tử, từ những năm 50 của thế kỷ XX cũng dồn sức cho việc nghiên cứu lý thuyết thống nhất. Khác với Einstein, lý thuyết Heisenberg là một lý thuyết phi tuyến, quan niệm rằng sự tương tác tạo nên khối lượng của hạt. Song lý thuyết này không tìm được chỗ cho tương tác yếu, càng không thể đưa vào đó tương tác hấp dẫn.

Mô hình chuỗi siêu đối xứng

Năm 1954, nhà vật lý người Mỹ gốc Trung Quốc Dương Chấn Ninh (Yang C.N.) cùng với học trò

của mình là R. Mills đã phân tích tính bất biến hiệp chuẩn trong lý thuyết điện từ và mở rộng cho trường hợp không giao hoán, để thu được phép biến đổi hiệp chuẩn tổng quát. S. Weinberg (Mỹ), cùng với A. Salam (Pakistan) áp dụng phương pháp này và đã hợp nhất được tương tác điện từ và tương tác yếu, vào năm 1967. Không bao lâu sau đó đã hợp nhất vào đó cả tương tác mạnh, cũng theo phương pháp như đã kết hợp tương tác điện từ và tương tác yếu. Kết quả là mô hình chuẩn ra đời, có ký hiệu là SU(3) x SU(2) x U(1), ký hiệu này biểu thị tích trực tiếp của ba nhóm đối xứng liên quan đến các tương tác được hợp nhất. SU(3) là nhóm đối xứng của sắc động lực học, còn SU(2) x U(1) là nhóm đối xứng của tương tác hợp nhất điện từ - yếu. Mô hình chuẩn đã mô tả thành công gần như mọi hiện tượng thực nghiệm của ba loại tương tác đã nêu.

Chỉ có tương tác hấp dẫn là đứng ngoài mô hình chuẩn.

Theo phân tích sau này, để lượng tử hóa trường hấp dẫn đồng thời hợp nhất vào mô hình chuẩn cần phải dùng đến khái niệm siêu đối xứng, tức là sự đối xứng giữa hai nhóm hạt loại Fermi và loại Bose. Mô hình chuẩn có tính đến tính siêu đối xứng được gọi là mô hình chuẩn siêu đối xứng.

Như vậy là trong gia đoạn hiện nay, vật lý có trong tay bốn loại tương tác sau đây, sắp xếp thứ tự theo cường độ tương tác:

Theo lý thuyết tiến hóa của vũ trụ thì ngay sau thời điểm vụ nổ lớn, cả bốn loại tương tác nêu trên đều có cùng cường độ, thực chất là một loại tương tác, tức là chỉ có một lực duy nhất. Khi vũ trụ dãn nở, các loại hạt vật chất được hình thành, cũng là lúc lực tương tác duy nhất ấy được tách dần thành bốn. Đó cũng là lý do để trong lý thuyết hợp nhất chỉ có một loại lực tồn tại, và thể hiện ra thành bốn loại lực tùy thuộc vào loại hạt và vào năng lượng tương tác.

Lý thuyết thống nhất theo mô hình chuẩn khi kết hợp với tính siêu đối xứng đã làm nhân đôi số hạt nêu trên, các hạt xuất hiện thêm này gọi là các hạt đồng hành. Mỗi hạt trong bảng đã nêu có kèm theo một hạt đồng hành với spin giảm đi ½ đơn vị. Mô hình chuẩn siêu đối xứng cho dù đã hợp nhất được cả bốn loại tương tác nhưng vẫn còn có nhiều thiếu sót, ngay cả nếu chỉ xét trên phương diện thuần tuý thẩm mỹ.

Lý thuyết siêu dây

Năm 1977, J. Schwarz ở trường đại học Stanford (Mỹ) và J. Sherk ở trường đại học sư phạm Paris (Pháp) bắt đầu nghiên cứu lý thuyết dây, xem các hạt cơ bản không phải là những hạt điểm mà là những sợi dây.

Lý thuyết dây kết hợp với tính siêu đối xứng cho ta lý thuyết siêu dây. Như vậy là cả bốn loại tương tác có thể hợp nhất trong lý thuyết siêu dây. Điều đáng chú ý là nhiều kết quả của mô hình chuẩn đã phải mất rất nhiều năm để tính toán được thì bây giờ lại xuất hiện một cách đơn giản và tự nhiên trong lý thuyết dây. Song mặt khác, đến đây lại xuất hiện một khó khăn mới: nếu dùng không gian ba chiều (không kể thời gian) thì xác suất của một số trạng thái vật lý lại có giá trị âm, là điều không chấp nhận được.

Mở rộng số chiều không gian

Chúng ta đã quen thuộc với việc không gian thực tại có ba chiều, thường được biểu thị bằng hệ tọa độ Descartes (X, Y, Z). Để lý thuyết siêu dây là phù hợp với việc giải thích xác suất các trạng thái lượng tử, không gian phải có 9 chiều, tức là so với số chiều chúng ta cảm nhận được thì còn lại những 6 chiều nữa. Một câu hỏi đặt ra là trong thực tế tại sao không một thí nghiệm nào phát hiện được các chiều còn lại của không gian? Các nhà vật lý giải thích rằng 6 chiều dư ra ấy đã được “cuộn lại”. “Cuộn lại” là một khái niệm mới và trừu tượng, nhưng có thể hình dung như sau. Hãy tưởng tượng đến một ống trụ có bán kính R và có chiều dài vô hạn: đó là một mô hình về không gian hai chiều trong đó có một chiều là vô hạn còn một chiều bị cuộn lại với bán kính bằng R. Một chiếc vòng xuyến rỗng (và mỏng) là thí dụ về một không gian hai chiều mà cả hai chiều đều bị cuộn lại, với hai bán kính đặc trưng: bán kính r của tiết diện vòng xuyến và bán kính R của trục vòng xuyến.

Theo lý thuyết siêu dây thì không gian vật lý của chúng ta có 3 chiều mở ra vô hạn còn 6 chiều bị cuộn lại, với bán kính cuộn cỡ bằng kích thước Planck. Vì bán kính này rất nhỏ nên không thể quan sát được phần không gian cuộn lại ở năng lượng có hiện nay. Người ta cho rằng vụ nổ lớn của vũ trụ đã có vai trò đánh bật được 3 chiều của không gian mở ra, còn lại 6 chiều vẫn chưa được mở. Nếu vào lúc xảy ra vụ nổ lớn, số chiều không gian được đánh bật ra không phải là ba thì chắc chắn là thế giới chúng ta sống khác hẳn và vào lúc này chưa ai tưởng tượng ra được thế giới ấy là thế nào!

Không gian có một số chiều cuộn lại có tên là không gian Calabi - Yau, lấy tên hai nhà toán học người Mỹ đã mô tả cấu trúc chi tiết của các không gian này. Không gian Calabi - Yau mô tả hình học của vật lý có một tính chất đặc biệt gọi là tính đối ngẫu. Đối ngẫu là một khái niệm rất khái quát của vật lý, nói về tính tương đồng của hai quá trình vật lý khác nhau nhưng lại có thể liên hệ với nhau đến từng chi tiết, nói một cách chính xác là chúng đẳng cấu với nhau.

Lý thuyết M

E. Witten (Mỹ) được coi là một trong các nhà vật lý nghiên cứu lý thuyết dây xuất sắc nhất hiện nay. Ở Hội nghị Vật lý Quốc tế về lý thuyết dây tổ chức năm 1995 tại trường đại học Nam Caliphornia, Witten đã làm mọi người hết sức ngạc nhiên và thán phục khi chứng minh rằng năm lý thuyết siêu dây đang có thể nối với nhau thành một. Cơ sở để chứng minh chính là tính chất đối ngẫu nêu trên. Lý thuyết siêu dây thống nhất này được tạm gọi là lý thuyết M, trong khi chờ đợi một tên gọi chính thức. để có được sự hợp nhất này, số chiều cuộn lại không phải là 6 mà là 7, và không gian vật lý tính trên tổng thể có 10 chiều! Nói cụ thể hơn là ở đây các khái niệm dây và siêu dây được thay bằng các khái niệm màng và siêu màng. Chứng minh này thực sự là một cuộc cách mạng trong lý thuyết dây.

Lúc này đại đa số các nhà vật lý lý thuyết đang hết sức lạc quan về lý thuyết M. Có người đã gọi nó là lý thuyết của mọi thứ (theory of everything), một số người khác thì khẳng định lý thuyết dây (hiểu theo nghĩa lý thuyết M) là lý thuyết vật lý của thế kỷ XXI, mà vì một nguyên nhân ngẫu nhiên đã được nghiên cứu sớm từ thế kỷ XX. Nói như vậy cũng là để nhấn mạnh rằng A. Einstein không thể xây dựng được lý thuyết thống nhất với những tiền đề đã có của vật lý cho đến giữa thế kỷ XX.

Lý thuyết M đang cố gắng tìm cách hoàn thành việc hợp nhất các tương tác để xây dựng lý thuyết trường thống nhất của vật chất. Nếu lý thuyết này là đúng đắn thì nhiều vấn đề của vật lý, kể cả vật lý cổ điển cũng như vật lý lượng tử, phải được nhìn nhận lại, và chúng ta sẽ hiểu thế giới này một cách đúng đắn hơn, sâu sắc hơn.

Kết luận

Có thể lạc quan nói rằng bài toán xây dựng lý thuyết trường thống nhất, ước mơ mà Einstein để lại cho vật lý, đang có triển vọng được hoàn thành. Nếu như ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vào lúc ra đời của lý thuyết tương đối chỉ có một vài nhà vật lý quan tâm theo dõi và hiểu được lý thuyết này, thì ngày nay, trong những năm cuối của thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, đội ngũ đông đảo các nhà vật lý trên thế giới đang sôi nổi tham gia vào nghiên cứu lý thuyết thống nhất cũng như hàng triệu người tìm đọc và chờ đợi thông tin về các thành quả nghiên cứu. Theo dự đoán của S. Hawking, nhà vật lý người Anh và cũng là một trong những người đi tiên phong trong nghiên cứu lý thuyết thống nhất, thì giai đoạn hoàn thành này mất chừng khoảng 25 đến 40 năm, tính từ năm 2000, và cũng có thể sẽ ngắn hơn. Giới vật lý chờ đợi sự kiện lớn lao này.
Nguồn: Thông tin khoa học và công nghệ, số 1-2006
Tác giả bài viết: Lương Duyên Phu.
====================
PS: Thày bói xem voi thời @.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN.

III. Mối liên hệ Địa chi trong gia đình.

A/ SAO MỘC VÀ THẬP NHỊ ĐỊA CHI.

Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Tính đặc thù của vấn đề nghiên cứu nền văn minh Đông phương - mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là một vấn đề chưa từng có trong lịch sử văn minh nhân loại. Đó là vì chúng ta phải phục hồi một lý thuyết cổ xưa đã tồn tại trong lịch sử. Chứ không phải chúng ta tổng hợp những nhận thức trực quan về những hiện tượng qua sát được, để trở thành một lý thuyết. Chính vì vậy, chúng ta cần có phương pháp nghiên cứu, không thể theo lối mòn như trong lịch sử hình thành các học thuyết khoa học của nền văn minh hiện nay. Giáo sư Lê Văn Sửu viết - Đại ý:
"Nền khoa học hiện nay có những phương tiện cực kỳ tình xảo. Nhưng để khám phá những bí ẩn của nền văn minh Đông phương thì vẫn gặp khó khăn to lớn".

Đó chính là do sai lầm về phương pháp nghiên cứu. Trong trường hợp của việc nghiên cứu những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, chẳng ai có thể dùng kính hiển vi điện tử để phóng to ký hiệu quái Càn là gì?! Nhưng với suy nghĩ đã trở thành chấp ngã trong quá trình phát triển của cả một nền văn minh và không có ngoại lệ. Nên khi tìm hiểu về nền văn minh Đông phương, những nhà nghiên cứu cũng bắt đầu từ nếp suy nghĩ cố hữu này. Họ cho rằng các ngành Đông Y, Địa lý phong thủy.... chỉ là do "tích lũy kinh nghiệm". Tức là cũng thực chứng, thực nghiệm y như những gì mà nền văn minh hiện nay dùng để tổng hợp đưa lên thành một lý thuyết. Giở những cuốn sách giới thiệu về Địa Lý Phong thủy phương Đông, phần nhiều, các tác giả nhận định rằng: Địa lý phong thủy là do con người bắt đầu từ cuộc sống ở những hang động, rồi họ rút kinh nghiệm tạo nên môn Địa Lý phong thủy. Rồi họ bưng nguyên si nghĩa đen của từ "Phong thủy" và giải thích "Phong là gió. Thủy là nước" - Phong thủy là gió và nước. Việc xác định độ ẩm và tốc độ gió trong căn hộ là một trong những đề tài nghiên cứu của Tiến Sĩ Bùi Văn Chân từ 50 năm trước, tại khi tập thể Chung Tự ở Hanoi. Wow! Lạy Đức Ala toàn năng và cao cả. Vậy "Phoengshui" là rất có "cơ sở khoa học", vì nó cũng bắt đầu từ những thông số cơ bản của ngành Vật Lý kiến trúc. Hơ!

Xin lỗi! Gặp các thày bà như vậy, hoặc những cuốn sách mở đầu như vậy, tôi đi chỗ khác chơi.
Tóm lại, với những tư duy lối mòn như vậy thì không thể nào khám phá được những gía trị của nền văn minh Đông phương. Đó chính là những sai lầm về phương pháp nghiên cứu. Một trong những yếu tố cản trở lớn nhất trong việc tìm hiểu bản chất của nền văn minh này.

Nhưng sự khám phá những bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh này, đòi hỏi một tư duy tổng hợp những tri thức mũi nhọn của nhiều ngành khoa học. Từ lịch sử, xã hội và cả những tri thức của toàn bộ các ngành khoa học tự nhiên, kể cả vật lý thiên văn cho tới những khái niệm toán học. Bởi vì Lý học Đông phương bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, con người và xã hội, cũng như toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ.

Do đó, khi nghiên cứu về Lý học Đông phương - mà nền tảng là học thuyết Âm Dương Ngũ hành - cần phải đi tìm và xác định tính cấu trúc hợp lý trong mối liên hệ mọi đại lượng, khái niệm có tính hệ thống và nhất quán trong nội hàm của một lý thuyết vô cùng đồ sộ và bao trùm lên mọi lĩnh vực. Do đó, nó cần những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, làm chuẩn mực để thẩm định tính khoa học trong việc phục hồi một hệ thống lý thuyết.

Khó khăn tiếp theo, chính là vấn đề thuộc phương pháp cụ thể. Nếu như để nghiên cứu hiện tượng hoặc cấu trúc vật chất trong nghiên cứu khoa học hiện đại, có thể dùng phương pháp loại suy đơn giản và cô lập hiện tượng, đối tượng nghiên cứu để đi tìm bản chất của vấn đề. Như việc tìm kiến hạt Higg. Nhưng nghiên cứu Lý học thì không. Bởi vì, nó là kết quả của một sự giải thích mang tính lý thuyết. Thí dụ: Một quẻ Dịch tốt như Địa Thiên Thái, xác định chuyên phát triển của một doanh nghiệp. Nhưng đó là sự giải thích của một phương pháp (Tính dự báo) của một hệ thống lý thuyết. Và cho dù sự lặp lại của quẻ này luôn luôn đúng cho mọi hiện tượng dự báo, thì nó vẫn không thể chứng tỏ được bản chất hình thành nên quả Địa Thiên Thái. Do quẻ này là sự tông hợp của mọi hiện tượng. Nói rõ hơn là: Bằng thực nghiệm trên máy LHC, các nhà khoa học có thể xácđịnh "Không có hạt Higg". Nhưng bằng thực nghiệm ứng dụng của quẻ bói, không nói lên điều gì cho bản chất của quẻ đó và nguyên nhân hình thành nên nó. Mà người ta chỉ có thể xác định phương pháp đó có hiệu quả, quẻ bói nghiệm.

Bởi vậy, nghiên cứu Lý học Đông phương - để tìm bản chất chân lý khách quan đằng sau các phương pháp ứng dụng và cả một hệ thống lý thuyết đằng sau nó, phải bằng những chuẩn mực giành cho một hệ thống lý thuyết, mà tôi đã trình bày ở trên.

Cụ thể, vấn đề được trình bày trong bài viết này là ý nghĩa của thập Thiên can và ảnh hưởng của nó lên cuộc sống con người.

Hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng: Thập Thiên can có nguồn gốc văn hóa phương nam. Cụ thể là của Việt tộc. Cụ thể là nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Quang, đã chứng minh rất xuất sắc về cội nguồn của Thập nhị Địa chi thuộc về văn hiến Việt. Phương pháp của ông chủ yếu là tư liệu lịch sử và so sánh đối chiếu biểu tượng 12 con giáp.

Nhưng bằng một phương pháp khác, dựa vào tiêu chí khoa học, phát biểu như sau: "Một lý thuyết khoa học thì mô hình biểu kiến của nó phải phải ánh một thực tại có thể kiểm chứng được. Do đó, tôi đặt vấn đề: mô hình chu kỳ 12 con giáp xuất phát từ đâu?

Trong các bản văn chữ Hán không thấy nói đến thực tại khách quan nào để lập thành mô hình biểu kiến chu kỳ 12 con giáp?! Đây là sự xác định chắc chắn rằng: Nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của mô hình biểu kiến 12 con giáp. Vì nó không xác định được nguyên nhân khách quan để lập thành mô hình này.
Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương, so sánh đối chiếu các kết quả, tôi xác định rằng: Chính chu kỳ của Sao MỘC quay quanh Địa Cầu là chu kỳ của 12 con giáp trong Lý học Đông phương.

Khoa Thiên văn học hiện đại đã chứng minh rằng: Chu Kỳ sao Mộc - Thái Tuế thuộc Mộc trong Lý học Đông phương - quay quanh Mặt trời tương đương 11, 8 năm Địa Cầu (Có sách chép 11, 89). Nhưng năm Dương lịch (Lịch Tây) có 365 ngày. Còn Âm lịch (Lịch Ta) chỉ có 355 (Hoặc 356) ngày. Sai số chính xác của 12 năm lịch Ta (Công thêm ba tháng nhuận) - chu kỳ 12 con giáp = với 11.8 lịch Tây là không đáng kể. Sự xác định sao Mộc - Ngôi sao lớn nhất gần Địa cầu sau Mặt trời, và chính là sao Thái Tuế trong Lý học Đông phương - đã xác định tính khoa học theo đúng tiêu chí khoa học của một lý thuyết khoa học và nó cũng xác định tính quy luật khách quan tương tác của sao Mộc/ Thái Tuế lên địa cầu.

Chính quy luật tương tác của sao Mộc trong Thái dương hệ là cơ sở của 12 Địa Chi và là chủ đề của bài viết này. Ảnh hưởng của sao Mộc trong 12 năm Địa chi tất nhiên được phân Âm Dương, mỗi chu kỳ Âm Dương là 6 năm, chính là ý nghĩa của Lục Khí trong 12 con giáp được mô tả trong bàng tuần hoàn LẠC THƯ HOA GIÁP mà tôi đã chứng minh.

Trên cơ sở này, tôi tiếp tục trình bày về tương tác của Thập nhị Địa chi trong quan hệ gia đình.
Xin cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của quý vị va 2anh chị em.

B/ TƯƠNG TÁC 12 ĐỊA CHI.
Như tôi đã trình bày ở bài trước. Do chu kỳ của sao Mộc/ Thái Tuế trong Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - là thực tại làm nên mô hình biểu kiến là 12 Địa Chi. Bội số chung nhỏ nhất của 12 Địa Chi phối với 10 Thiên can chính là con số 60 của LẠC THƯ HOA GIÁP - nhân danh nền văn hiên Việt. Và đó chính là tính phân loại vận khí do tương tác của vũ trụ - 10 Thiên can - và tương tác mạnh ở Thái Dương hệ với sao Thái Tuế / Sao Mộc làm thành vẫn khí hàng năm.

Các mối liên hệ về Thiên Can và Vận khí tôi đã trình bày. Trong bài này tôi tiếp tục trình bày về tương tác 12 Địa chi.

Thưa quý vị và các bạn. Chính vì tình tương tác phức tạp và không thể có một mẫu số chung cho các tương tác này, nên không thể có cặp vợ chồng nào tuyệt đối tốt. Qua đó thấy rằng: Phương pháp Luận tuổi Lạc Việt phản ánh đúng thực trạng cuộc sống, vì tính không thể tuyệt đối ngay trong lý thuyết này..Ngay cả việc bồ sung tuổi những đứa con với xác xuất cao nhất là 60 Nam x 60 Nữ x 60 tuổi con út cũng không thể tuyệt đối. Lý tưởng nhất về mặt lý thuyết là tập hợp các con trong gia đình thành những cách cục tuyệt hảo - các Đại gia hoặc công chức cao cấp thì vào những vận hạn xung khắc tuổi các thành viên thì vẫn có tính thăng trầm của số phận.. Chưa nói đến vấn đề các yếu tố trong tập hợp "Luận tuổi Lạc Việt", cũng chỉ là một trong ba tập hợp khác là Địa Lý phong thủy và số phận. Tuy nhiên phương pháp "luận tuổi Lạc Việt" là phương pháp có xác xuất chính xác cao nhất so với các phương pháp khác và dễ dự báo nhất.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH
hi xem tuổi hợp khắc, nếu hai tuổi khắc nhau vẫn có thể ăn ở với nhau được nếu như CUNG và MỆNH hoà hợp nhau.

* Tuổi Tam hợp: Thân Tý Thìn, Dần Ngọ Tuất, Hợi Mão Mùi, Tỵ Dậu Sửu

* TuổiI Nhị hợp: Tý Sửu, Dần Hợi, Mão Tuất, Thìn Dậu, Tỵ Thân, Ngọ Mùi.

* Tuổi Tứ hành xung: Tý Ngọ, Sửu Mùi; Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tỵ Hợi.

* Tuổi Lục Hại: Tý hại Mùi, Sửu hại Ngọ, Dần hại Tỵ, Mão hại Thìn, Thân hại Hợi, Dần hại Tuất.
Như tôi đã trình bày ở bài trước.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites