phamhung

PHẬT GIÁO CÓ PHẢI CỨU CÁNH DUY NHẤT CỦA CON NGƯỜI KHÔNG?

5 bài viết trong chủ đề này

Thày Thiên sứ viết loạt bài chủ đề:

PHẬT GIÁO CÓ PHẢI CỨU CÁNH DUY NHẤT CỦA CON NGƯỜI KHÔNG?

Tôi xin tự giới thiệu: Tôi là một Phật tử, pháp danh Minh Tính. Hóa duyên để tôi đến với Phật Pháp là anh Năm Mẫn (Chồng đầu tiên của nghệ sĩ Thanh Nga); hướng dẫn tôi quy y là Thượng Tọa Thích Tấn Tuệ, Chứng pháp cho tôi là Hòa Thượng Thích Minh Thông, trụ trì chùa Minh Đạo. Tôi tìm hiểu về Phật pháp đã 30 năm nay. Tuy không gõ mõ tụng kinh, cũng chẳng ăn chay, nằm đất. Nhưng tôi cũng nhận thấy sự vi diệu, huyền vi của Phật Pháp. Và những thập niên cuối thế kỷ trước và hiện nay, có rất nhiều nhà khoa học thuộc đẳng cấp tinh hoa của nền văn minh, thường có những cuộc đối thoại giữa "Khoa học và Phật pháp". Như Giáo sư Trịnh Xuân Thuận với ngài Thích Nhất Hạnh. Hoặc như bài giới thiệu sách dưới đây, mô tả sự đối thoại lừng danh giữa nhà nghiên cứu Phật pháp của phương Đông Ikeda Daisaku (1928) – Hội trưởng Soka Gakkai Quốc tế ­(SGI), và triết gia, sử gia mỹ thuật, nhà tâm lý học nổi tiếng của Pháp – René Huyghe(1906-1997) – thành viên của Collège de France.
Chưa hết, ngay trong đường link mô tả "Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất - trong đó Giáo Sư Cao Chi, một nhà khoa học thuộc giới khoa học tính hoa, cũng xác định rằng: "Khoa học kết hợp với Phật giáo" sẽ tìm ra Lý thuyết thống nhất vũ trụ". Tôi cũng xác định ngay rằng:
"Đây là một quan điểm sai! Phật giáo và tất cả tri thức khoa học của nền văn minh hiện nay - và có thể trong một tương lai gần, vài trăm năm sau trong sự phát triển của tri thức khoa học - cũng không thể hình thành một lý thuyết thống nhất".
Thậm chí tôi cũng xác định rằng:
"Ngay cả khí khoa học kết hợp với tất cả các tôn giáo hiện hữu đang tồn tại bây giờ và cả trong quá khứ, cũng không thể tạo ra được một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT".
Như vậy, với quan điểm và sự xác định của tôi , thì Phật giáo không phải cứu cánh duy nhất của con người. Đó chính là nguyên nhân để sự kết hợp giữa "Khoa học và Phật pháp", không thể tạo ra một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT, theo luận điểm của tôi. Đây chính là nguyên nhân để tôi viết loạt bài này, chứng minh quan điểm của tôi.
Có thể đây sẽ là một loạt bài viết rất dài, phải viện dẫn rất nhiều luận cứ liên quan; hoặc tôi sẽ phải viết thành một cuốn sách mạng, trước khi có điều kiện in thành sách.
Đây là bài mở đầu của tôi cho đề tài này.
Xin cảm ơn quý vị và các bạn quan tâm.
=========
PS: Dưới đây là phần trích dẫn giới thiệu sách liên quan đến đề tài này của nhà sách Trương Nguyễn Thu Quỳnh.

=================
BÌNH MINH SAU BÓNG ĐÊM: Tập đối thoại lừng danh giữa nhà nghiên cứu Phật pháp của phương Đông Ikeda Daisaku (1928) – Hội trưởng Soka Gakkai Quốc tế ­(SGI), và triết gia, sử gia mỹ thuật, nhà tâm lý học nổi tiếng của Pháp – René Huyghe(1906-1997) – thành viên của Collège de France.

Nguyên tác: La nuit appelle l'aurore: dialogue Orient-Occident sur la crise contemporaine

Phần lớn cuộc thảo luận được thực hiện thông qua thư từ. Bản tiếng Pháp được hoàn thành đầu tiên, xuất bản mùa thu năm 1980. Hai tác giả cùng nhau ra sức thực hiện “cuộc đối thoại giữa các nền văn minh”.

Ý nghĩa của cuộc đối thoại này ngưng đọng trong cái tên “Cuộc đấu tranh của tinh thần”. Có thể chia cuộc đối thoại thành các phần sau:

Phần thứ nhất xuất phát từ chỗ nhận thức về “nguy cơ” mà thế giới đang dần rơi vào trong đó, đầu tiên là đưa ra lĩnh vực đau khổ nhất biểu hiện trong thời đại của chúng ta, tức là tầm quan trọng của vật chất trong lĩnh vực kinh tế. Nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất mà nguy cơ này mang lại là nguy cơ về đạo đức – tức vết thương nội tại.

Phần thứ hai của cuộc đối thoại là đi sâu tìm hiểu căn nguyên của căn bệnh đó từ quan điểm lịch sử. Căn bệnh này hiển nhiên bắt đầu từ thời kỳ biến động sau cùng mà nền văn minh phải chịu từ các cuộc biến động trong một thời gian dài.

Phần thứ ba là nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề: Sự biến đổi mà chúng ta phát sinh ra được hình thành dựa trên những căn cứ nào? Nhân tính đang dần giảm thiểu đi hoặc bộ phận đột nhiên thoát li khỏi bản chất của chúng ta, sự thay đổi đó sẽ mang đến sự sửa đổi ra sau? Ngoài ra, phải khiến cho con người hồi phục lại sự cân bằng cảm thấy đã bị đánh mất từ trong nguy cơ, quả cân của cứu vớt ấy phải đặt vào nơi nào?

Phần thứ tư và thứ năm đưa ra các biện pháp cứu vãn nguy cơ. Đầu tiên là thảo luận nghiên cứu phương pháp tái giáo dục cá nhân. Nhưng cuộc đối thoại cần bao gồm mọi phương pháp có thể và phải gợi mở được tính khả năng từ bản chất của con người. Nghệ thuật là một trong những tính khả năng đó, ngoài ra là tôn giáo, khi kết hợp hai điều đó lại với nhau thì đó chính là khái niệm thần thánh.

Các tác giả đã nghiên cứu thảo luận các vấn đề “bóng đêm” đang che phủ toàn cầu, và trao đổi về việc tìm kiếm ánh sáng “bình minh”. Thế kỷ mới đã vén màn bước ra, nhưng lại che phủ bởi màn mây đen rối ren dữ dội. Có thể nói “bóng đêm” di sản mà thế kỷ XX để lại vẫn vô cùng nặng nề. Vì vậy, bất luận bóng đêm có nặng nề bao nhiêu, điều quan trọng nhất là quyết không được bi quan tuyệt vọng, mà phải ngoan cường thúc đẩy nỗ lực đấu tranh giành lấy hòa bình. Trong các vấn đề mà thế giới đối mặt, điều quan trọng nhất không nghi ngờ gì là việc xây dựng hòa bình. Ngoại trừ điều này ra, nhân loại không còn con đường nào khác.
Lời tựa

Chương I: Nguy cơ hiện đại

- Nguy cơ vật chất

- Khủng hoảng tinh thần

- Nguy cơ đạo đức

- Bóng đen nguy cơ trong nghệ thuật

Chương II: Ý nghĩa lịch sử

- Ba giai đoạn phát triển của nhân loại

- Thời đại công nghiệp và khiếm khuyết của nó

- Thế giới thứ ba

- Khởi nguyên của nền văn minh hiện đại

- Nhật Bản, Pháp và nền văn minh mới

Chương III: Xã hội đối mặt với nguy cơ

- Nhiệm vụ của xã hội: Công việc bồi dưỡng con người

- Hình thái xã hội

- Một xã hội mới

Chương IV: Tái khám phá nhân loại

- Chìa khóa của sự hài hòa

- Cải cách cuộc sống nội tại

Chương V: Sự sáng tạo nghệ thuật

- Giá trị tinh thần của nghệ thuật

- Nghệ thuật của phương Đông và phương Tây

Chương VI: Sự vượt bậc của tôn giáo

- Tính siêu việt

- Các tôn giáo trong lịch sử

- Đối mặt với ẩn số của nhân loại

Lời cuối

ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Như bài mở đầu, tôi đã trình bày về vấn đề được đặt ra cho sự kết hợp giữa "khoa học" và "Phật giáo" sẽ tạo ra một Lý thuyết thống nhất. Nếu như vậy, Phật giáo sẽ là cứu cánh của con người và nó sẽ phải là giải pháp duy nhất đúng để con người đi tìm sự hoàn hảo của chân lý tuyệt đối. Nhưng sự phối hợp giữa Phật giáo và khoa học không phải giải pháp hoàn hảo - và nó đã sai theo cái nhìn của tôi.
Vấn đề là "Sai lầm từ đâu"?
Đây là một vấn đề không đơn giản như việc đi tìm giải pháp, khắc phục những lỗi của máy bay tàng hình F35, hoặc tìm một giải pháp khả thi để xác định sự sống ngoài trái Đất, hay đưa người lên sao Hỏa...vv....Tất cả những cái đó, thuộc về tri thức khoa học ứng dụng. Nhưng vấn đề phối hợp Phật giáo và khoa học có phải cứu cánh duy nhất của con người, để đi tìm sự hoàn thiện hay không? Thì vấn đề này lại mang tính lý thuyết của tât cả mọi lý thuyết. Tức là nó phải diễn đạt một cái chưa xảy ra và chưa ai biết đến. Đó chính là Lý thuyết thống nhất.
Muốn như vậy, phải dẫn chứng những luận cứ tổng hợp và định danh (Chính danh) những ngôn từ để diễn đạt. Ngôn từ đầu tiên cần định nghĩa, chính là khái niệm "Khoa học". Từ "Khoa học" tôi đã định nghĩa như sau:
Định nghĩa về nội hàm khái niệm "Khoa học".
"Khoa học" - trong ngôn ngữ của nền văn hiến Việt - là khái niệm mô tả việc học hỏi, khám phá, tìm hiểu để đạt đến một hệ thống tri thức, có tính tổng hợp về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, hoặc toàn thể vũ trụ, và TỒN TẠI KHÁCH QUAN (Phần chữ IN hoa, tôi mới thêm vào)".
Có thể, quý vị và các bạn không thừa nhận định nghĩa về khái niệm "khoa học" của tôi. Nhưng trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng định nghĩa của tôi - ít nhất như một tiền đề - chứng minh cho luận điểm của tôi cho vấn đề được đặt ra. Bởi vì, chỉ có thể từ định nghĩa này, mới có thể giải quyết được vấn đề đã đặt ra, trong khi chính nền văn minh này, chưa có cả một định nghĩa chuẩn về khái niệm "khoa học".
Với sự định nghĩa về khoa học của tôi, mặc nhiên nó đã xác định rằng: Khoa học là sự học hỏi, khám phá để nhận thức nhằm đạt đến một hệ thống tri thức tổng hợp tất cả mọi tri thức của các đối tượng tồn tại khách quan. Tức là cả vũ trụ này.
Với một nội hàm khái niệm như vậy, thì tất cả mọi hệ thống tri thức - bao gồm cả triết học và tôn giáo (ngoại trừ các loại hình Nghệ thuật) - đều nằm trong phạm trù "Khoa học". Tất nhiên, vì là giá trị nhận thức, nên nó có thể đúng và có thể sai. Và trong quá trình phát triển của nền văn minh, các hệ thông tri thức sai sẽ bị loại trừ để hệ thống lại một cách hoàn thiện nhận thức đúng và tìm đến chân lý một cách tuyệt đối. Tức là Lý thuyết thống nhất.
Vấn đề tiếp tục được đặt ra - vì hầu hết các nhà khoa học trên thế giới không thể chấp nhận vấn đề tâm linh và tôn giáo trong nhận thức, mà họ quen nghĩ đó là tư duy khoa học. Bởi vậy - căn cứ vào định nghĩa khoa học trên về đối tương khoa học là "tồn tại khách quan" - thì: cần phải định nghĩa lại nội hàm khái niệm "vật chất". Cũng theo tôi - đã trình bày trên Fb này - khái niệm vật chất được định nghĩa như sau:
"Mọi dang tồn tại khách quan, có chưa năng lượng và tương tác thì gọi là vật chất".
Với định nghĩa như trên thì tất cả mọi dạng tồn tại - có khối lương (nhìn thấy bằng giác quan, hay phương tiện), hoặc phi khối lượng (Không nhìn thấy bằng giác quan, hay phương tiện), nhưng chứa đựng năng lương và tương tác thì đều là "vật chất" và là đối tượng của tư duy khoa học. Nói cụ thể hơn là: Sẽ không có vấn đề tâm linh, ma quỷ, thần thánh..vv...nếu nó là thực tại khách quan có tương tác. Thì nó phải là đối tương nghiên cứu cảu "khoa học". Kể cả Thượng Đế, nếu Ngài tương tác trên thực tế.
Cũng trên cơ sở này thì đối tượng của nghiên cứu khoa học là tất cả mọi dang tồn tại khách quan và tương tác của tất cả các dạng vật chất trong vũ trụ. Không có sự phân biệt tâm linh, tôn giáo và khoa học. Mà chỉ có vấn đề biết và chưa biết mà thôi.
Do đó, với định nghĩa về "khoa học" và "vật chất" như trên, thì tất cả các khái niệm: Tôn giáo, tâm linh, triết học....đều nằm trong phạm trù của "khoa học". Và không có phân biệt đối tượng nghiên cứu của khoa học, miễn nó là một đối tượng tồn tại khách quan và có tương tác. Cũng trên cơ sở này thì tôn giáo cũng chỉ là những hệ thống nhận thức khác nhau trong sự giải thích các hiện tượng, có thể đúng và có thể sai. Một thí dụ cho hiện tượng này:
Trước đây, những nhà khoa học - ít nhất ở Việt Nam, coi quan niệm về "linh hồn"; kiếp sau", "nhân quả báo ứng", "gọi hồn", và cả Địa Lý phong thủy, bói toán...vv...là "mê tín dị đoan", là không có "cơ sở khoa học". Nhưng bây giờ thì nó lại là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học, không những chỉ ở Việt Nam và cả thế giới. Điều này chứng tỏ rằng: Tất cả mọi tồn tại khách quan, phải là đối tượng nghiên cứu khoa học.

MINH TRIẾT VÀ MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG CỦA PHẬT PHÁP.
Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Phật giáo đã tồn tại đến nay là 2600 năm. Những giáo lý của Đức Phật tương đối không bị thất truyền. Ít nhất so với Đạo giáo và Lý học Đông phương. Những ai muốn tìm hiểu sâu về Đạo Phật thì có thể tìm hiểu qua các kinh sách bằng nhiều thứ tiếng, kể cả những bản được cho là gốc bằng tiếng Phạn ở các thư viện Phật giáo.
Vào những thập niên đầu của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu, các học giả vẫn coi Đạo Phật là một tôn giáo, như các tôn giáo khác trên thế giới. Ngay cả Einstein khi tiếp cận với Phật giáo, ngài cũng cho rằng: "Phật giáo là TÔN GIÁO của tương lai", chứ không coi là một hệ thống lý thuyết mang tính minh triết cho tương lại. Chỉ đến những thập niên cuối của thế kỷ trước, những nhà nghiên cứu, các học giả mới bắt đầu xác định tính minh triết của Phật giáo. Và Phật giáo được không ít các học giả coi như là một hệ thống triết học giải thích xã hội và con người. Đức Phật xác định căn nguyên nỗi thống khổ ở trần gian chính là do "Tham, Sân, Si". Ở đây, tôi không bàn sâu về ngữ nghĩa của từ Tham - Sân - Si. Mặc dù, với tôi thì từ "sân" không phải là "giận dữ". Mà là sự dốt nát. Nhưng miễn tranh luận . Coi như tôi hiểu như mọi người, để có thời gian bàn về chủ đề chính mà tôi muốn diễn đạt.
Thưa quý vị và các bạn.
Trên cơ sở xác định chính xác nỗi thống khổ của thế gian, Đức Phật đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện nhân cách và tư duy của con người mang tính đạo đức qua Bát Chính Đạo, Tứ Diệu Đế. Và Ngài cũng xác định một cách rất minh triết về sự Vô thường và tính Nhân quả của hành vi. Ngài cũng vạch ra bản chất của cấu trúc vật chất qua sự mô tả các vi trần trong cấu trúc vũ trụ và con người.... Đây cũng chính là một trong những hệ thống minh triết cao cấp của Ngài, khiến 2600 năm sau, những tri thức khoa học phải ngạc nhiên vì sự thông thái vượt thời gian của Ngài. Trên cơ sở này, Ngài đã xác định mục đích cuối cùng của kiếp tha nhân là sự "Giải thoát". Ngài nói:
"Pháp của ta, duy nhất có một vị. Đó là vị Giải thoát".
Như vậy, đây chính là mục đích rốt ráo cuối cùng của Phật pháp.
Chính vì tính minh triết và vạch rõ những cấu trúc vật chất cũng như sự vận động vô thường - để chính nền văn minh của 2600 năm sau phải ngạc nhiên - đã cuốn hút những nhà khoa học tinh hoa phải tìm đến những giá trị của Phật giáo và coi đó như một hệ thống tri thức có khả năng tích hợp với hệ thống tri thức của khoa học hiện đại trong tương lai.
Đó cũng là nguyên nhân để các nhà khoa học tinh hoa luôn có những cuộc đối thoại giữa Khoa học và Phật giáo, nhằm tìm đến một giải pháp đi đến một kết luận cho chân lý cuối cùng: LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ.
Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra, mặc dù sự kết hợp giữa khoa học và Phật giáo có thể bổ sung cho hệ thống tri thức của toàn thể nến văn minh trong tương lai. Nhưng nó không bao giờ có thể đạt đến một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.

Người viết sẽ tiếp tục trình bày điều này trong các bài viết tiếp theo.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và các bạn.
Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIÊU CHÍ CỦA LỜI TIÊN TRI
Nhà tiên tri lừng danh thế giới, bà Vanga có lời tiên tri nổi tiếng như sau:

  Quote

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt

Đây là bản dịch lời tiên tri của bà Vanga trong cuốn: "Vanga - Nhà tiên tri vĩ đại" in khoảng giữa những năm 90 thế kỷ trước, Nxb CAND. Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào năm 1996.
Nhưng để bảo đảm tính khách quan của sự kiện được phân tích, tôi cũng trình bày một lời tiên tri tương tự từ một bản dịch khác, lưu truyền trên mạng, mà trong đó từ "Lý thuyết" được đổi thành"Tôn giáo". Và lời dịch nguyên văn như sau:
"Một TÔN GIÁO cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt".
Như vậy, chỉ có một bản dịch đúng với ý tưởng của bà Vanga (Hoặc cả hai bản dịch và bà Vanga sai - tôi sẽ trình bày sau).
Rõ ràng hai từ "Tôn giáo" và "Lý thuyết" khác hẳn nhau. Phải chăng bản dịch "tôn giáo" đúng!? Và phải chăng Đạo Phật chính là "tôn giáo cổ xưa" sẽ quay trở lại với nhân loại!? Và điều này cũng có vẻ như gần tương đồng với nhận xét của ngài Einstein, khi nhận xét rằng: "Phật giáo là tôn giáo của tương lai".
Nhưng tất cả những cái gần như và tương đồng ấy, lại rất mâu thuẫn với một mệnh đề sau của lời tiên tri. Đó là từ "cổ xưa quay lại". Phật giáo có căn nguyên từ cổ xưa, nhưng đang hiện hữu và không hể phải "quay lại với nhân loại. Do đó, vẫn có thể xác định ngài Einstein nói đúng: "Phật giáo là tôn giáo của "tương lai", nhưng không phải "quay lại với nhân loại". Chính mệnh đề này xác định bản dịch với từ "tôn giáo cổ xưa" sai. Khoa học - với lý thuyết thống nhất - có thể giải thích được tôn giáo. Nhưng tôn giáo thì không thể tích hợp với khoa học. Giả sử có thật một "tôn giáo cổ xưa" nào đó thì nó không có cơ hội để quay lại.
Nhưng những trí thức tinh hoa cho rằng Phật giáo có thể tích hợp với khoa học và làm nên Lý thuyết thống nhất!? Điều này có thể xảy ra hay không?
Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Ở bài trước tôi đã trình bày các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và tiêu chí cho một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT khoa học. Nếu xét theo tiêu chí khoa học nói chung cho một tiêu chí khoa học, sẽ rất dễ dàng nhận thấy ở Phật giáo có đầy đủ các yếu tố sau:
Tính hoàn chỉnh; tính hệ thống, tính nhất quán của hệ thống Phật giáo. Có tính khách quan khi mô tả và phản ánh sự kiện. Nhưng tính quy luật lại chỉ hạn chế trong thuyết "nhân quả". Và tính tiên tri của một nguyên nhân - dẫn đến hậu quả thì hoàn toàn không có yếu tố thời gian. Hay nói cách khác: Khả năng tiên trị rất hạn chế. Một kẻ làm ác; hoặc một người hiền lành, họ sẽ nhận quả báo vào lúc nào? Đấy là một thiếu sót lớn trong Phật giáo. Đây cũng là một tiêu chí để thẩm định một lý thuyết khoa học. Phật giáo đã không thỏa mãn yếu tố này.
Nếu xét về tiêu chí Lý thuyết thống nhất, thì trong Phật giáo không giải thích sự hình thành vũ trụ từ khởi nguyên, mặc dù có xác định "Như Lại tạng tính"; "Tính Thấy" có từ khởi nguyên của vũ trụ và là cái tồn tại trong tất cả mọi sự vật , hiện tượng và con người. Nhưng Phật giáo lại không mô tả lịch sử vũ trụ.
Do đó - Ngay cả trong trường hợp tất cả các giáo pháp của Phật giáo là hoàn toàn chân lý và con người có thể đạt đến sự giải thoát. Thì điều này cũng chỉ có thể coi Phật giáo là thành tựu cuối cùng. Nhưng không thể coi là kết luận về chân lý cuối cùng.
Chính Đức Phật cũng xác định rằng:
"Những điều ta nói, như nắm lá trong bàn tay của ta. Còn chân lý như lá trong rừng Kỳ Đà sau lưng ta".
Như vậy - với sự xác định của chính Đức Phật và phân tích ở trên, thì sự kết hợp giữa Phật giáo và khoa học, sẽ không bao giờ được coi là tiến tới một lý thuyết thống nhất.
Vấn đề còn lại: Chân lý cuối cùng - LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT - nằm ở đâu?
Vấn đề này sẽ tiếp tục được trình bày ở bài sau.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHẬT GIÁO CÓ PHẢI CỨU CÁNH DUY NHẤT CỦA CON NGƯỜI KHÔNG?
Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Tiếp theo

THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH - LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ.
Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Để đạt đến sự giải thoát, Phật giáo đòi hỏi phải có sự giác ngô chân lý. Và điều kiện cần là phải có trí huệ để tự giác ngộ. Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm này. Vấn đề được đặt ra là trong qúa trình phát triển sinh học và tích lũy tri thức để đạt đến trí huệ có thể tự giác ngộ chân lý, con người cần cái gì?
Đó là sự sống, trưởng thành, học hỏi và tích lũy kiến thức. Quá trình này của con người còn là cả một sự liên hệ với cộng đống và xã hội trong môi trường để tồn tại và phát triển. Môi trường cộng đồng và xã hội, đó cũng cần mọi sự phát triển của chính nó để tạo điều kiện tốt nhất cho con người. Tất nhiên, nó cần những hình thái ý thức trong các mối quan hệ xã hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật....Nhưng đây lại là vấn đề mà Phật giáo ít đề cập đến. Sự phát triển của tri thức khoa học trong nhiều lĩnh vực của nền văn minh đã bù vào khoảng trống này. Nhưng chính hệ thống tri thức khoa học này cũng chưa hoàn hảo. Có thể nói: Nó đang bế tắc về tính lý thuyết.
Cũng chính vì sự phát triển của khoa học trong các vấn đề liên quan, so sánh đối chiếu với giáo lý Phật giáo, khiến cho các nhà khoa học tinh hoa cảm giác rằng: Nếu kết hợp với Phật giáo sẽ đạt được nhiều tiến bộ trong nền văn minh và đạt đến LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.
Trên bàn làm việc của tôi có cuốn "Đạt Lai Lạt Ma & Albert Einstein" mà nhà sách Fb mới giao tôi cách đây vài tiếng. Tôi chưa xem hết. Nhưng có đoạn sau đấy rất đáng chú ý và liên quan đến đề tài này. Cuốn sách có đoạn viết:
Trích:
["Trong tác phẩm "Những năm cuối cùng của đời tôi" (Out of My later Years), ngài (Einstein) viết:
Tất cả các tôn giáo, nghệ thuật và khoa học là những cành nhánh chung cho một thân cây. Những khát vọng này đều nhằm hướng đến sự thăng hoa cho một kiếp người, giúp con người vượt khỏi thế giới thuần túy vật chất và hướng dẫn cá nhân đến sự tự do và giải thoát"."]
Ngài Einstein đã đúng phần đầu của đoạn trích dẫn trên. Cái đúng phần đầu này xác định quan điểm của ngài Einstein hướng đến một nhận thức tổng hợp - tức LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.
Nhưng ngài đã sai phần sau, khi ngài vẫn chấp vào quan niệm phân biệt giữa vật chất và một cái gì đó phi vật chất, mà thế nhân quen gọi là "tâm linh", hoặc "tinh thần". Tôi đã định nghĩa lại phạm trù khái niệm vật chất. Tôi nhắc lại định nghĩa này:
"Tất cả mọi dạng tồn tại chứa đựng năng lượng và tương tác đều là vật chất".
Như vậy, không có vấn đề giải thoát khỏi thế giới vật chất, mà chỉ có thể chuyển hóa các dạng tồn tại - theo định nghĩa của tôi. Vấn đề tiếp theo nữa là sự giải thoát đó chỉ giành cho cá nhân, tự chứng nghiệm chân lý và giải thoát. Vậy còn toàn thể sự tiến hóa và tồn tại của xã hội loài người thì sao? Phật giáo chưa đề cập sâu đến vấn đề này. Và đó chính là một phần - nắm lá trong rừng Kỳ Đà - mà Đức Phật chưa mô tả.
Đây chính là nguyên nhân để tôi xác đinh Phật giáo là thành tựu cuối cùng, nhưng không phải kết luận cuối cùng.
Do đó, sự kết hợp của hai tập hợp Phật giáo và Khoa học, chưa thể lập thành chân lý cuối cùng là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.
Nghịch lý toán học Cantor phát biểu:
"Mỗi tập hợp đểu chỉ là những phần từ của một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó".
Do đó, nếu chúng ta coi khoa học và Phật giáo là hai tập hợp thì phải có một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Tập hợp này sẽ bổ sung sự khiếm khuyết của cả hai tập hợp trên. Nếu như tập hợp bao trùm này, chưa phải là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT, theo đúng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng và theo đúng tiêu chí cho một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT - thì - con người còn cần phải tiếp tục để đi tìm một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Cho đến khi - theo vế thứ hai của Nghịch lý Cantor - phát biểu như sau:
"Có một tập hợp lớn nhất, bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không có một tập hợp nào lớn hơn nó". Và chỉ đến khi đó, chúng ta mới đạt được LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.

Thưa quý vị và các bạn.
"Tập hợp lớn nhất và không có một tập hợp nào lớn hơn bao trùm lên nó" chính là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT bao trùm lên tất cả mọi hệ thống lý thuyết khoa học, triết học và tôn giáo của lịch sử nền văn minh. Cho nên không thể có một tập hợp nào lớn hơn bao trùm lên nó. Hay nói cách khác: Đó chính là CHÂN LÝ CUỐI CÙNG, hay "kết luận cuối cùng" của lịch sử phát triển của nền văn minh con người.
Đây cũng chính là sự kết thúc vinh quang của một chương dài trong lịch sử tiến hóa của nền văn minh nhân loại đi tìm kiếm CHÂN LÝ CUỐI CÙNG, mà SW Hawking đã mô tả trong cuốn sách nổi tiếng của ông, cuốn "Lược sử thời gian".
Những ngài SW Hawking cũng viết trong tác phẩm trên:
"Nếu quả thực có một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?".
Tôi luôn xác định đây là một xác quyết thiên tài của ngài SW Hawking. Bởi vì, một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT, sẽ mô tả sự tương tác tổng hợp toàn vũ trụ với những quy luật của nó - cho nên nó sẽ quyết định luôn cả khả năng tư duy của con người - cũng chỉ là một sự kiện nằm trong phạm trù tương tác có tính quy luật của nó - với khả năng tiên tri.
Ở đây, luận điểm của ngài SW Hawking đã xác định yếu tố "Định mệnh" nằm ngoài ý muốn của con người. Trong trường hợp - nếu tri thức và ý chí chủ quan của của con người tác động vào tính quy luật tổng hợp và tương tác của vũ trụ - tức LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT - thì bản thân ý chí đó và bản thế quy luật tương tác tổng hợp của vũ trụ, sẽ là hai đối tượng cần THỐNG NHẤT. Điểu này vô lý. Do đó, một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT phải bao trùm lên quy luật tương tác vận động của tri thức và tương tác của tư duy. Tức là như ngài SW Hawkinh mô tả: "Nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?".
Trện cơ sở của tất cả những dữ kiện mà tôi đã trình bày liên quan đến"Khoa học" ; "Phật giáo" và những điều kiện của một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT KHOA HỌC - và vấn đề được đặt ra:
THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CÓ PHẢI LÀ MỘT LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT HAY KHÔNG?
Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và các bạn.
Còn tiếp.
Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, xác định những quy luật vận động và tương tác của vũ trụ chi phối con người. Video này cho thấy con người quá nhỏ bé, đến mức gần như biến mất trước sự vĩ đại của vũ trụ.

 


Mong muốn giải thoát là mục đích chủ quan của con người. Nhưng trí huệ mới là điều kiện để giải thoát. Hãy nhận biết chính minh trong vũ trụ bao là này trước đã. Muốn thực sự hiểu biết thì phải đạt đến LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thày Thiên sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh viết:

ĐỨC ĐẠTLAILATMA NÓI:
"Không có tôn giáo nào cao trọng hơn sự thật!".
Nhân danh nền văn hiến Việt: Thuyết Âm Dương Ngũ hành mô tả chân lý cuối cùng và là kết luận cuối cùng. Kết thúc một chương dài đầy gian khổ đến đỉnh vinh quang của toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại.
Tôi sẽ viết tiếp đề tài đang bỏ dở:
PHẬT GIÁO CÓ PHẢI CỨU CÁNH DUY NHẤT CỦA CON NGƯỜI KHÔNG?
====================

TÔN GIÁO NÀO TỐT NHẤT?

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đây là một mẩu đối thoại ngắn giữa thần học gia người Brazil, Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma.

(Leonardo là một trong những người cải cách Thần học Giải phóng).

Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về tôn giáo và tự do có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài, vừa tinh nghịch vừa tò mò:

“Thưa Ngài, tôn giáo nào tốt nhất?”Tôi nghĩ ngài sẽ nói:
“Phật giáo Tây Tạng” hoặc “Các tôn giáo phương đông, lâu đời hơn Kitô giáo nhiều”

Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi… Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
Ngài trả lời:

“Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng Tối Cao nhất.
Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn.”

Để dấu sự bối rối của tôi trước một câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi:

“Cái gì làm tôi tốt hơn?”

Ngài trả lời:

“Tất cả cái gì làm anh biết thương cảm hơn, biết theo lẽ phải hơn, biết từ bỏ hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, có đạo đức hơn.
Tôn giáo nào biến anh thành như vậy là tôn giáo tốt nhất.”

Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác:

-“Anh bạn ơi, tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh hoặc anh có ngoan đạo hay không. Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng, và đối với thế giới.
Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta.
Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý.
Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người.
Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành.
Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão.
Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy.
Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác.
Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh.
Đó là vấn đề lựa chọn.”

Cuối cùng ngài nói:

-“Hãy suy tư cẩn thận vì Tư Tưởng sẽ biến thành Lời Nói.
Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời Nói sẽ biến thành Hành Động.
Hãy hành xử cẩn thận vì Hành Động sẽ biến thành Thói quen.
Hãy chú trọng Thói Quen vì chúng hình thành Nhân Cách.
Hãy chú trọng Nhân Cách vì nó hình thành Số Mệnh, và Số Mệnh của anh sẽ là Cuộc Đời của anh
và …
Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự Thật.”

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites