Thiên Sứ

Số phận của nông nghiệp có phải là "đáng chết"?

3 bài viết trong chủ đề này

Số phận của nông nghiệp có phải là "đáng chết"?

17/01/2009 13:49 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - Năm 2008, nếu nông nghiệp mất mùa, thì dẫu chúng ta có thực hiện nhóm 8 giải pháp của Chính phủ tốt đến bao nhiêu, chỉ số giá cả cũng không thể giảm như thế được. Nông dân đã cứu đất nước 1 lần nữa, nhưng bản thân nông dân thì "bị thương nặng".

Phải nhìn nhận nông thôn là vấn đề chính trị

Posted ImageTS. Đặng Kim Sơn

Trong đại hội XVI năm 2002, Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu lý luận "hai xu hướng".

"Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, nông nghiệp hỗ trợ công nghiệp, tích lũy cho công nghiệp là xu hướng có tính phổ biến. Sau khi công nghiệp hóa đạt trình độ nhất định, công nghiệp trở lại nuôi sống nông nghiệp, thành thị hỗ trợ nông thôn, thực hiện phát triển nhịp nhàng giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn, cũng là xu hướng có tính phổ biến."

Cũng trong năm đó, Bí thư đảng ủy xã Lý Xương Bình viết thư lên Thủ tướng Chu Dung Cơ: "Nông thôn thật nghèo, nông dân thật khổ, nông nghiệp đang gặp nguy hiểm".

Posted Image

Câu chuyện về nông nghiệp và nông thôn không chỉ là vấn đề kinh tế, nó đã là vấn đề chính trị.

Ảnh: Theo site của Nguyễn Nam Sơn

Đến năm 2004, Trung Quốc bắt đầu đặt lại vấn đề: câu chuyện đi theo 2 bước có ổn không? Từ đó, vấn đề nền kinh tế hài hòa được đưa lên.

Câu trả lời rõ ràng ở hầu hết các nước đang công nghiệp hóa: đẩy công nghiệp và đô thị đi trước, chênh lệch thu nhập, đẩy đô thị phình ra, cả vấn đề đô thị và nông thôn đều rất khó giải quyết.

"Người nông dân luôn phải lao đao về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khi thì đào ao nuôi cá, lúc thì bỏ ruộng trồng bắp, nhưng hầu như không mang lại hiệu quả...Do hầu hết chi phí sản xuất đều phải vay nợ nên nông dân không thể trữ lúa chờ giá tăng, tâm trạng chúng tôi hiện giờ như đứa trẻ đứng trước mâm cỗ mà không được ăn".

Trích thư nông dân Lê Văn Lam gửi thư cho Thủ tướng, tháng 5/2008

Nông dân nghèo bị lôi kéo vào các cuộc chiến về tôn giáo, sắc tộc. Chính sách công nghiệp - nông nghiệp chênh lệch, tạo ra giai đoạn đầu phát triển nhanh, sau đó đến mức 3 - 4 ngàn USD thì chững lại, nảy sinh bất ổn chính trị.

Đây là một quy luật không thể tránh khỏi, dẫn đến kinh tế khủng hoảng ở châu Mỹ La tinh, Đông Nam Á, Nam á... bạo lực, sắc tộc, phá hoại môi trường, bất ổn chính trị.

Điều đó cho thấy, câu chuyện về nông nghiệp và nông thôn không chỉ là vấn đề kinh tế, nó đã là vấn đề chính trị

Vòng luẩn quẩn nông thôn - thành thị

Ở Việt nam, hiện nay có 3 kiểu nhận thức chính về nông nghiệp: (1) Nông nghiệp là lĩnh vực lạc hậu, muốn kinh tế phát triển phải tăng công nghiệp, sau này thị trường sẽ giải quyết mọi vấn đề cho nông nghiệp, nông thôn. (2) Nông nghiệp là mầm mống bất ổn, tranh chấp ruộng đất, dân tộc ít người, nhà nước phải thắt chặt quản lý nông dân, nông thôn và tài nguyên (3) Nông nghiệp nông dân là thiệt thòi, cần phải trợ cấp nhân đạo hơn là cần đưa nông nghiệp phát triển chủ động

Quan điểm thứ 1 đã bộc lộ rõ sai lầm khi nhiều lần liên tiếp nông nghiệp cứu cả nền kinh tế, làm chỗ dựa cho công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Quan điểm thứ 2 đổ lên chính quyền địa phương trách nhiệm quá nặng nề, dẫn đến quá tải - tăng biến chế - phình to bộ máy hành chính.

Quan điểm thứ 3 tạo nên những phản ứng tiêu cực trong nông dân, làm nên cái gọi là "Bệnh Sóc Sơn" (một vùng nghèo thuộc Hà Nội). Khi đó, những người ở vùng nghèo, quen được trợ cấp lớn, dân chỉ ngồi đợi dự án, có tiền thì tiêu phí. Thậm chí, có nghịch cảnh gia đình có tivi, xe máy đầy đủ nhưng... không có giường, vì không có tổ chức nào... cho giường.

Chi tiêu công cho nông nghiệp ở VN thấp thê thảm. Năm 2006, thu nhập trung bình 506 ngàn/người/tháng, mức tích lũy 5tr/hộ gia đình/năm.

Năng suất lao động thấp, dù tốc độ tăng trưởng cao gần nhất thế giới - tức chỉ huy động sức người, đất đai, chứ không phải dựa vào khoa học công nghệ.

Người nông dân cùng lúc đối mặt với nguy cơ mất đất, mất nước, vật tư phân bón tăng theo giá dầu thế giới, chính sách đất đai bất cập, nông lâm trường kém hiệu quả (hơn 4tr ha, trong khi toàn dân chỉ có hơn 9tr ha), đầu tư thấp, giá đầu vào tăng liên tục.

Nông dân khó khăn dẫn đến di cư tự phát, tham gia vào thị trường lao động không hoàn thiện, việc làm chính thức bất công, việc không chính thức rủi ro. Các thành phố lớn nơi có đông người đổ vè lại xảy ra tắc nghẽn giao thông, lụt lội - đầu tư công lại đổ vào để giải quyết - kéo đến đầu tư chênh lệch giữa 2 khu vực thành thị và nông thôn.

Trong khi đó, ở nhiều vùng nông thôn, đất đai bỏ hoang hóa. Ở lại chỉ là cộng đồng nông thôn yếu ớt - gánh nặng cho chính quyền địa phương - tăng biên chế - phình to bộ máy hành chính.

Ở vùng nông thôn thiếu điện, thiếu nước, giao thông kém, không thể lôi kéo doanh nghiệp về đầu tư.

Vòng luẩn quẩn này khiến cho vấn đề nông thôn trở nên rối ren hơn bao giờ hết, và xảy ra ở khắp nơi như Ấn Độ, Nam Mỹ, Philippines, Thái Lan...

Posted ImageChi tiêu công cho nông nghiệp ở VN thấp thê thảm

Ảnh: Theo site của Nguyễn Nam Sơn

Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra, đồng thời sẽ cung cấp được đầy đủ lương thực nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị, như thế nông thôn giàu có sẽ giúp công nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp mạnh hơn nữa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Số phận của nông nghiệp có phải là "đáng chết"?

Câu hỏi đặt ra là, vậy nền nông nghiệp nước ta có sức mạnh thật sự không? Số phận của nó có phải là "đáng chết" không? Liệu rằng nó có phải như cách kết luận của 3 loại quan điểm nói trên hay không? Câu trả lời nằm trong thực tế.

Suốt 22 năm sau đổi mới, nền kinh tế nước ta đã 3 lần gần rơi vào khủng hoảng. Lần thứ nhất vào cuối năm 1988, chính sách khoán 10 đã khiến cho nông nghiệp đứng thẳng dậy, phát triển như vũ bão, làm chỗ dựa cho cả công nghiệp, dịch vụ vượt qua khó khăn.

Lần thứ 2 là cuối những năm 1990, khu vực Đông Nam Á khủng hoảng, cả công nghiệp và dịch vụ đều suy thoái, nhưng nông nghiệp nước ta vẫn tăng trưởng rất tốt, những người bị dội lại" từ công nghiệp lại về với nông nghiệp để kiếm sống.

Lần thứ 3 là năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu, cả công nghiệp và dịch vụ lại suy giảm mạnh, nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng cứu nền kinh tế.

Giả sử, nếu năm 2008, nông nghiệp mất mùa, thì dẫu chúng ta có thực hiện nhóm 8 giải pháp của Chính phủ tốt đến bao nhiêu, chỉ số giá cả cũng không thể giảm như thế được. Đó là công lớn của ngành nông nghiệp. Lần này, nông dân cứu đã cho đất nước 1 lần nữa, nhưng bản thân nông dân thì "bị thương nặng".

Nếu cứ thế này, trong những cuộc khủng hoảng tới, lấy gì đỡ đòn cho nông dân?

Dễ thấy là hầu hết các chỉ tiêu xếp hạng của chúng ta đều là ở mức thấp nhất thế giới, nhưng ta lại thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất thế giới. Bởi vì nền nông nghiệp phát triển, kinh tế nông thôn ổn định đã cung cấp đủ lương thực thực phẩm toàn dân tạo giá nhân công rẻ, công tác xóa đói giảm nghèo tốt, tài nguyên môi trường thuận lợi dễ dàng và quản lý lỏng lẻo (lấy đất đi, đổ ô nhiễm về).

Các ngành sản xuất của ta luôn nhập siêu, chỉ riêng ngành nông nghiệp luôn xuất siêu, dù rất khó khăn. Đồng thời, chính nông nghiệp đã nhiều lần cứu kinh tế, giúp ổn định chính trị. Nông nghiệp là giá đỡ, là động lực cho sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.

Posted Image

Nếu cứ thế này, trong những cuộc khủng hoảng tới, lấy gì đỡ đòn cho nông dân?

Ảnh: Theo site của Nguyễn Nam Sơn

Bài học nhãn tiền về các nền kinh tế chuyển sang công nghiệp hóa thành công đã đầu tư cho nông thôn và nông nghiệp mạnh, trao quyền cho nông dân. Đặc biệt, không thể chấp nhận phương án hi sinh nông nghiệp lúc lúc đầu để phát triển các ngành khác, vì sự hi sinh lúc đầu đó mang lại những hậu quả nặng nề, không thể cứu vãn được về sau.

Cần phải gắn kết nông thôn và đô thị, nông nghiệp với thị trường; Đổi mới chính sách đất đai, mở rộng giới hạn thời gian và không gian; Phát triển tiếp thị; Phát triển khoa học kĩ thuật; Thực hiện dạy nghề, tổ chức lao động hiệu quả, chuyên môn hóa, chính thức hóa lao động.

  • Đặng Kim Sơn (Trình bày tại hội thảo Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - Vai trò, vấn đề, giải pháp, Viện IDS ngày 09/01/2009)
Posted Image Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn

"Nông thôn hiện nay không như mình thường nói và viết trên truyền hình, báo chí".

Sự thực là công nghiệp đang bắt nạt nông nghiệp. Doanh nghiệp đang bắt nạt nông dân. Doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân đang ép giá nông dân đủ điều, và bắt đầu xuất hiện những kẻ mạnh chi phối chính sách.

Khi xảy ra vụ sân golf Hòa Bình, đất bị chiếm hết làm sân golf, lấy cả đường, khiến nông dân không có đường mà đi.

Chúng ta đấu tranh để tránh những vết xe đổ của các nước về vấn đề nông nghiệp và nông thôn, nhưng không tránh được. Đó là một nỗi đau.

Tại sao các nước giàu cứ cổ vũ cho nước nghèo giữ đất đai, sản xuất nhiều lúa gạo, nhưng lại bảo hộ chặt chẽ nông nghiệp của nước mình, bắt nông dân các nước nghèo bán lương thực giá rẻ? Tại sao ta cứ đấu tranh giữ đất lúa, sản xuất ra nhiều lương thực để xuất khẩu cho các nước giàu với giá rẻ?

Do vậy, chúng ta phải đấu tranh trên lĩnh vực thế giới nữa. Trong nước, nông dân bị doanh nghiệp bắt nạt, ra ngoài nước thì bị các nước giàu chèn ép.

Nông dân phải mạnh lên, tự họ chi phối chính sách, tự họ chi phối kinh tế. Tất cả các hệ thống biện pháp phải nhắm vào làm cho nông dân tự mạnh lên, phải đưa giáo dục đến với họ, cho họ được học đến nơi đến chốn. Nông dân mạnh lên sẽ tự đòi được tiếng nói cho mình.

Posted ImageNguyên Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Huy Ngọ

"Muốn vực nông nghiệp lên, không chờ đến khi ta có mức bình quân thu nhập đầu người đến 3000 USD, mà phải làm ngay".

Phải quyết định ngay trong tháng 3 tới. Nếu lần này làm trượt, bao nhiêu điều hoa mỹ trên giấy cũng thế thôi. Nông thôn đang kiệt quệ lắm. Nông dân ta phải lao động cực khổ quá.

Hãy đến Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa vải chính mà xem. 20 tr tấn vải cần thu mua, mà con đường vào chỉ rộng có 2,5 m. Xe tải chờ từ 3h sáng tới 3h chiều mới vào được đến nơi mà bốc hàng. Đó mà là nông thôn mới sao?

Nếu nông dân được vay vốn ngân hàng, được tiếp cận kĩ thuật, tôi đảm bảo họ không thua kém nông dân của bất kì nước nào.

Nông dân Việt Nam ư? Yêu nước thì không ai bằng họ rồi, chịu thương chịu khó cũng không ai bằng họ rồi. Vậy mà đường lối không đúng thì ông học đến tiến sĩ cũng thua. Nếu cứ giữ quy mô sản xuất chỉ có 3 ngàn ha thì đến mười tiến sĩ... cũng thua.

Nhà nước phải có chính sách đầu tư để họ làm, giải phóng đất đai để có đủ quy mô, phải để nông dân quyết định việc trọng đại trong cộng đồng của họ. Cùng với hệ thống chính trị, phải xây dựng bảo vệ cho bằng được lối tự quản cộng đồng ở nông thôn.

Posted Image [ Tiến sĩ Nguyễn Quang A

"Cần phải tạo ra khuyếnh khích gì để cho người nông dân muốn làm nông nghiệp?"

- Phải là khuyến khích vật chất.

Ở ta hiện nay, cái gì cộng đồng làm thì rất ít thất thoát, còn cái gì để nhà nước làm, thì đảm bảo là chất lượng kém. Ngay cả đối với vấn đề giáo dục, y tế, cũng phải giao như thế.

Phải tìm cách tổ chức bà con lại, nhưng không theo mô hình nào cả, mà mỗi nơi tùy người dân làm ra mô hình hay nhất cho họ, rồi để tự nông dân học tập lẫn nhau. Xin các vị học giả đừng áp vào cho nông dân một "mô hình tự nghĩ" nào cả.

Phải sửa đổi hạn điền, phải dồn điền đổi thửa để nông dân sản xuất lớn. Nhà nước chuyển vốn về cho nông dân, cho nông dân vay vốn, cho họ tự quản với nhau về chuyện vay mượn.

  • Linh Thủy (ghi)
Nhời bàn của Thiên Sứ:

Cuối bài viết có phần "Đóng góp ý kiến của bạn đọc". Nhưng khổ một cái là nếu Thiên Sứ tôi đóng cái ý kiến góp vào đấy thì chẳng hiểu xếp nó vào cơ sở nào. Vì nó thuộc về cái nhìn của Thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nó là chỉ là một học thuyết hoàn chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm - mà vấn đề còn đang lùng bùng.

Thuyết này cho rằng: Thổ là nơi quy tàng của vạn vật và là nơi tiếp tục sinh ra chu kỳ tiếp theo nó bắt đầu từ Kim. Thổ thuộc Trung cung có tính chi phối tất cả. Cứ theo cái thuyết này mà triển khai ra thì Nông Nghiệp chính là Thổ vậy. Công nghiệp chính là Kim vậy. Thổ sinh Kim chứ chẳng bao giờ Kim lại sinh thổ được. Bởi vậy phát triển kinh tế nông thôn trước thì tự khắc sẽ sinh Kim. Nền nông nghiệp của Hoa kỳ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ sản phẩm quốc gia. Nhưng đó là một nền nông nghiệp hùng mạnh nhất hoàn cầu với sản lượng lương thực rất lớn. Những siêu cường khác có thể có nền nông nghiệp không mạnh, nhưng để lên địa vị siêu cường, tất họ phải bảo đảm ổn định về lương thực - thuộc thổ. Chưa thấy một đất nước hùng mạnh nào mà có một nền nông nghiệp èo uột, hoặc dân đói lên đói xuống cả, cho dù có cả bom nguyên tử. Thổ không phải là yếu tố duy nhất trong tương tác của Ngũ hành. Nhưng quả là yếu tố rất quan trọng. Trong tranh Hàng Trống - Con Hổ Vàng thuộc thổ to hơn cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Số phận của nông nghiệp có phải là "đáng chết"?

Câu hỏi đặt ra là, vậy nền nông nghiệp nước ta có sức mạnh thật sự không? Số phận của nó có phải là "đáng chết" không? Liệu rằng nó có phải như cách kết luận của 3 loại quan điểm nói trên hay không? Câu trả lời nằm trong thực tế.

Suốt 22 năm sau đổi mới, nền kinh tế nước ta đã 3 lần gần rơi vào khủng hoảng. Lần thứ nhất vào cuối năm 1988, chính sách khoán 10 đã khiến cho nông nghiệp đứng thẳng dậy, phát triển như vũ bão, làm chỗ dựa cho cả công nghiệp, dịch vụ vượt qua khó khăn.

Lần thứ 2 là cuối những năm 1990, khu vực Đông Nam Á khủng hoảng, cả công nghiệp và dịch vụ đều suy thoái, nhưng nông nghiệp nước ta vẫn tăng trưởng rất tốt, những người bị dội lại" từ công nghiệp lại về với nông nghiệp để kiếm sống.

Lần thứ 3 là năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu, cả công nghiệp và dịch vụ lại suy giảm mạnh, nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng cứu nền kinh tế.

Giả sử, nếu năm 2008, nông nghiệp mất mùa, thì dẫu chúng ta có thực hiện nhóm 8 giải pháp của Chính phủ tốt đến bao nhiêu, chỉ số giá cả cũng không thể giảm như thế được. Đó là công lớn của ngành nông nghiệp. Lần này, nông dân cứu đã cho đất nước 1 lần nữa, nhưng bản thân nông dân thì "bị thương nặng".

Nếu cứ thế này, trong những cuộc khủng hoảng tới, lấy gì đỡ đòn cho nông dân?

Dễ thấy là hầu hết các chỉ tiêu xếp hạng của chúng ta đều là ở mức thấp nhất thế giới, nhưng ta lại thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất thế giới. Bởi vì nền nông nghiệp phát triển, kinh tế nông thôn ổn định đã cung cấp đủ lương thực thực phẩm toàn dân tạo giá nhân công rẻ, công tác xóa đói giảm nghèo tốt, tài nguyên môi trường thuận lợi dễ dàng và quản lý lỏng lẻo (lấy đất đi, đổ ô nhiễm về).

Các ngành sản xuất của ta luôn nhập siêu, chỉ riêng ngành nông nghiệp luôn xuất siêu, dù rất khó khăn. Đồng thời, chính nông nghiệp đã nhiều lần cứu kinh tế, giúp ổn định chính trị. Nông nghiệp là giá đỡ, là động lực cho sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.

Bài học nhãn tiền về các nền kinh tế chuyển sang công nghiệp hóa thành công đã đầu tư cho nông thôn và nông nghiệp mạnh, trao quyền cho nông dân. Đặc biệt, không thể chấp nhận phương án hi sinh nông nghiệp lúc lúc đầu để phát triển các ngành khác, vì sự hi sinh lúc đầu đó mang lại những hậu quả nặng nề, không thể cứu vãn được về sau.

Cần phải gắn kết nông thôn và đô thị, nông nghiệp với thị trường; Đổi mới chính sách đất đai, mở rộng giới hạn thời gian và không gian; Phát triển tiếp thị; Phát triển khoa học kĩ thuật; Thực hiện dạy nghề, tổ chức lao động hiệu quả, chuyên môn hóa, chính thức hóa lao động.

Cái bác TS. ĐKS này dùng từ "đáng chết" gây shock quá đi mất thôi, rất chi là phong cách xì tin 9x. Vừa gây tò mò, nhưng thật lâu mới hiểu nổi.

Lời kêu gọi của bài viết không biết đến tai những ai, và khoảng cách của nó đến hành động là bao nhiêu. Cái gói kích cầu 17,000 tỷ đó không biết dành cho nông nghiệp được bao nhiêu. E rằng người ta phớt lờ bài học đó cũng như quy luật muôn thưở Thổ sinh Kim thì cái gói kích cầu đó mới Kim Vượng thế chứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải nhìn nhận nông thôn là vấn đề chính trị

Nhân ngày xuân nói chuyện Bánh chưng - Bánh dầy, trong "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" mà Trần Phương tôi có dịp được đọc, dù biết rằng mình biết đến tài liệu này quá trễ, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã có sự lý giải rất vi diệu về vũ trụ quan của người xưa ẩn trong cặp bánh dân dã mà bình dị trải bao đời nay : học thuyết Âm dương Ngũ hành. Có thể nói, dưới cái nhìn của Trần Phương, chỉ một đoạn đó thôi, đoạn giải mã về Thái cựcÂm dương trong mục "Truyền thuyết Bánh chưng - Bánh dầy" cũng đủ bao trùm cả giá trị của quyển sách.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, về chính trị học, các chính trị gia trên thế giới đã phân tích nhiều về tính mâu thuẫn sâu sắc của sự giàu có và phồn thịnh của một bộ phận nhỏ nhân loại với một bộ phận lớn hơn, chiếm 2/3 dân số thế giới, nhưng chỉ chiếm tỉ lệ chưa đầy 30% GDP của thế giới. Bởi vậy, hằng năm, các nước giàu vẫn đều đặn viện trợ phát triển cho các nước mà họ gọi là "Thế giới thứ 3" để đảm bảo sự phân công lao động toàn cầu, mặt khác, họ vẫn bảo trợ cho ngành nông nghiệp của mình (điển hình như Nhật Bản) mà lẽ ra, thay vì viện trợ phát triển thì họ nên mở cửa thị trường nông sản để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng (!) Vấn đề là ở chỗ đó. Tới đây, chúng ta dễ nhận ra một điều rằng, người ta không thể không viện trợ phát triển bởi đó là sự sống còn của quyền lợi giai cấp gắn liền với sự tồn tại các vấn đề xã hội. Quyền lợi giai cấp của một bộ phận các nước giàu không thể độc lập tồn tại và tách biệt với các vấn đề xã hội còn tồn tại trên thế giới, bởi thực ra nó chỉ là hai mặt của một vấn đề.

Đô thị hóa là xu thế phát triển chung vì nó liên quan trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người dân, không phải chỉ riêng nước ta. Nhưng chưa bao giờ có ai nghĩ rằng một ngày nào đó nước ta mất đi các mảng xanh của ngành nông nghiệp trên các cánh đồng, sông nước, ... vùng thôn quê cả. Đó là ý kiến của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay