Posted 21 Tháng 6, 2018 Thày Thiên sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh viết loạt bài, lý giải "Minh triết là gì?" "MINH TRIẾT" LÀ GÌ?Phần mở đầu. Hôm nay lang thang trên Fb, thấy cô Thu Quỳnh chào bán cuốn "Minh triết: Giá trị văn hóa đang phục hưng". Vốn là tác giả của hai cuốn sách: "Minh triết Việt trong tranh dân gian Việt Nam" và "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", tôi thật sự ngạc nhiên khi xem lời giới thiệu cuốn sách này. Trong đó có đoạn viết: Trích: ["Câu hỏi được đặt ra - Minh triết là gì?Hai chữ minh triết ngày càng được sử dụng nhiều, trong suy tư, trong những cuộc trò chuyện học thuật, trên những trang chữ. Nhiều cuộc thảo luận nhỏ, những cuộc hội thảo ở Hà Nội, ở Huế, ở Sài Gòn đã được tổ chức để trả lời câu hỏi trên. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cách đây ít lâu, Đại học Chicago (Mỹ) đã công bố một dự án nghiên cứu định nghĩa minh triết với kinh phí cả triệu đô la."] Oh! Không lẽ cả thế giới này toàn "chém gió"!? Nói, mà không hiểu đang nói cái gì?! Về khái niệm "Văn hóa" thì có hẳn hơn kém 400 định nghĩa về văn hóa, chẳng biết đúng sai thế nào?! Nhưng lại có cả một cơ quan VĂN HÓA Liên Hiệp Quốc, để quản lý và phát triển cái - 400 định nghĩa khác nhau về "văn hóa"?! Khái niệm "Khoa học" cũng chẳng hế rõ ràng. Nhưng lại phát biểu về "Cơ sở khoa học" và cả "Khoa học công nhận"; hoặc "khoa học chưa công nhận". Nhưng lại có hàng triệu nhà "khoa học", nhưng chưa biết "khoa học" là gì?! Hơ? Bởi vậy, Lão Gàn đành chẳng quản tài hèn, cũng ráng gò lưng phát biểu về mấy cái khái niệm này. Đây là phần mở đầu cho loạt bài viết để định nghĩa về những khái niệm phổ quát của các từ thướng dùng, gồm: "Minh triết"; "Văn hóa"; "Khoa học". Hoàn toàn miễn phí và Thiên Sứ không lấy tiền bản quyền, nếu được "khoa học công nhận" và mọi người cứ vô tư úng dụng. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. PS: Dưới đây là toàn văn bài giới thiệu sách của cô Thu Quỳnh: =============== ["MINH TRIẾT: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐANG PHỤC HƯNG: hành trình đi tìm định nghĩa minh triết, minh triết phương Đông nói chung và minh triết Việt Nam nói riêng. 245 trang. Giá 55k Hai chữ minh triết đã xuất hiện từ lâu ở phương Đông, cũng như ở phương Tây.Ở phương Đông, minh triết đã được nói đến trong Kinh Thi, một tác phẩm thi ca cổ điển, ra đời đã hơn hai ngàn năm nay. Còn ở phương Tây, từ khởi nguồn của văn minh Hy Lạp - La Mã đã có chữ philosophia, mà phylo có nghĩa là tình yêu, còn sophia, là “Minh triết”. Minh triết là một phạm trù văn hóa vừa xưa cũ lại rất mới mẻ. Các giáo sư, tiến sĩ: Phan Huy Lê, Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Trọng Chuẩn, Trần Ngọc Hiên, Phan Văn Các, Tô Duy Hợp, trong Hội đồng phê duyệt Đề tài nghiên cứu “Minh triết”, đã cho rằng: “Đây là một đề tài rất mới mẻ”. Quả thực, ở nước ta, dẫu phạm trù này xuất hiện đã “ngàn năm”, nhưng việc nghiên cứu hiện nay cũng chỉ là sơ khởi. Trung tâm Minh triết khi thành lập đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu: “Minh triết như là phần tinh hoa trong tài sản tư tưởng và văn hóa của nhân loại, đặc biệt là của phương Đông và Việt Nam chúng ta. Những giá trị minh triết của Việt Nam, được hình thành qua tiến trình văn hóa - lịch sử hàng ngàn năm, rất phong phú, sâu sắc.Nó chính là sợi chỉ đỏ, là cốt lõi, là chất tủy của văn hóa Việt.”(Đề cương nghiên cứu “Minh triết trong tiến trình lịch sử - văn hóa Việt Nam”).Như vậy, việc hàng đầu là phải nghiên cứu để có nhận thức về khái niệm, về phạm trù “Minh triết”.Câu hỏi được đặt ra - Minh triết là gì?Hai chữ minh triết ngày càng được sử dụng nhiều, trong suy tư, trong những cuộc trò chuyện học thuật, trên những trang chữ. Nhiều cuộc thảo luận nhỏ, những cuộc hội thảo ở Hà Nội, ở Huế, ở Sài Gòn đã được tổ chức để trả lời câu hỏi trên. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cách đây ít lâu, Đại học Chicago (Mỹ) đã công bố một dự án nghiên cứu định nghĩa minh triết với kinh phí cả triệu đô la. Cuốn sách nhỏ này sẽ góp những kiến giải về sự tìm tòi nghĩa của hai chữ vừa xưa cũ vừa mới mẻ ấy, trong một loạt những tham luận, mà chúng tôi đã chọn lựa từ các cuộc hội thảo bàn về minh triết. Mục lục Lời nói đầu Minh triết, giá trị văn hóa nhân loại đang phục sinh Nguyễn Khắc Mai Luận bàn về những vấn đề minh triết Hoàng Ngọc Hiến “Minh triết”, “Minh triết Việt” như tôi hiểu Trần Nghĩa Góp tìm định nghĩa minh triết GS. TS. Tô Duy Hợp Từ “Ký minh thả triết dĩ bảo kỳ thân” trong Kinh Thi, suy nghĩ thêm về vấn đề minh triết Lê Nguyên Cẩn Minh triết và hạ tầng tư duy Giáp Văn Dương Minh triết và phát triển Lê Thanh Hải Minh triết dân gian và bác học Nguyễn Hữu Sơn Đâu là nền văn minh đích thực? Phạm Việt Hưng Mấy suy nghĩ về khái niệm minh triết - mê lầm triết PGS. Bùi Thanh Quất Góp tìm tư tưởng minh triết Việt Nam qua tư liệu thành văn Chương Thâu Minh triết Việt định hướng cho việc phát triển đất nước Vũ Khánh Thành Minh triết và chính trị Nguyễn Sơn Hà Minh triết trong cái nhìn tương quan với triết lý và triết học Nguyễn Khắc Mai"] 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2018 MINH TRIẾT LÀ GÌ? Trich: ["Đại học Chicago (Mỹ) đã công bố một dự án nghiên cứu định nghĩa minh triết với kinh phí cả triệu đô la."] Tiếp theo. Để có một định nghĩa chuẩn mực về những khái niệm, mà thiên họ "chém gió vung xích chó", nhưng lại chẳng hiểu nó là cái gì. Cái mà dân "ten Fb" gọi là "nói cứ như đúng rồi"! Nhớ lại thảm cảnh Giáo sư Viện sĩ - lại hẳn của Viện Hàn lâm khoa học Pháp nữa mới ghê. Phải chi là của Hội đồng tộc trường liên minh các bộ lạc ở Amazon thì không nói làm gì. Đây hẳn Viện Hàn lâm "pha học" của Pháp. Kinh chưa?! Ông ấy mặt lạnh như tiền, với những cơ mặt co giãn một cách rất nghiêm túc, những cái gật đầu trịnh trọng, những cái nhìn lướt trên đầu cử tọa cứ như một chính trị gia đang thuyết phục quần chúng. Ông ta phán: "Hệ thống chứng minh "Chữ Việt cổ" của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền chưa có "cơ sở khoa học". Nhưng khi được hỏi: Thế nào là "cơ sở khoa học". Ông ấy lặn mất tăm. Ông ấy là Phan Huy Lê. Hẳn Viện Sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Thưa quý vị và các bạn quan tâm. Hẳn Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp, lại còn Chủ tịch Hội Sử Học Việt Nam nữa chứ. Vậy mà còn "Chém gió vung xích chó"; nói cứ như "đúng dồi", mà chẳng hiểu mình đang nói cái gì. Nên thảo nào: Môn Sử trong ngành Giáo Dục Việt Nam và chất lượng học sinh ngày càng tệ hại. Đấy là hẳn báo nói, tôi chỉ thuật lại. Không có chuẩn mực để thẩm định của cái gọi là "cơ sở khoa học" thì bít thế chó nào được, thằng nào đúng, thằng nào sai?! Nhưng ông Đỗ Văn Xuyền thì cứ phải sai mới được. Vì nó chưa có "cơ sở khoa học". Hơ? Còn lão Gàn đây không ngớ ngẩn như ngài Viện Sĩ đâu nhá. Lão chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến có chuẩn mực rõ ràng. Đấy chính là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Nhưng nó vưỡn chưa được "khoa học" công nhận. Mà đến tận ngày hôm nay, chẳng ai hiểu khái niệm "khoa học" có nghĩa là gì? kể cả anh Gu Gồ. Hic. Nghĩ mà chán đời! Vài dòng "tám xị", cho nó xả cái 'sì choét", Bây giờ lão Gàn bàn về việc đi tìm nguyên nghĩa của các khái niệm được đặt ra trong bài viết này. Vấn đề đầu tiên lão Gàn trình bày ở đây là: 1/ Phân loại khái niệm. a/ Sự cần thiết phải phân loại khái niệm: Chúng ta đang sống trong một thế giới thông tin, mà thời gian bắt đầu từ khi con người có chữ viết. Đến ngày nay, nền văn minh của các dân tộc đã sản sinh ra hàng vạn, hàng chục vạn từ ngữ để trao đổi. Trong quá trình phát triển của nền văn minh. Một tác phẩm văn học, thi ca, một công trình nghiên cứu cũng phải sử dụng hàng ngàn từ chuyên môn, hoặc phổ thông. Trong khi loạt bài viết này chỉ định nghĩa có ba từ: "Văn hóa"; "Khoa học" và "minh triết". Nhưng để mô tả ba từ trên, phải sử dụng hàng vạn từ khác để mô tả. Nhưng chúng ta không thể định nghĩa hết tất cả những từ dùng trong một bài viết. Do đó, cần phải phân loại khái niệm, để dẫn đến sự xác định ba từ trên, trên cơ sở những khái niệm dùng để mô tả nó. a.1/ Từ định danh quy ước. Đây là một tập hợp bao gồm tất cả các từ ngữ mô tả những sự vật, sự việc, sự kiện, trạng thái vật chất được hình thành phổ biến và được tổng hợp và đặt tên cho nó. Con người có thể hiểu được khái niệm bằng sự tập hợp những nhận thức trực quan. Thí dụ: Cái kim, cái nhà, quả táo, con chó, con mèo, cháy, bùng nổ, lạnh, buồn, vui, hỷ, nộ, ái ố....vv.... a.2/ Từ định danh những giá trị trừu tượng. Đây là tập hợp gồm tất cả những từ ngữ mô tả những khái niệm đòi hỏi phải có sự tổng hợp những giá trị nhận thức cụ thể, hoặc kết quả của sự quán xét và tổng hợp mọi hiện tượng, sự việc, sự vật liên quan đến nó. Thí dụ: Văn hóa, khoa học, minh triết, vật chất, tinh thần, tôn giáo, phương trình (Toán học), mệnh đề,..... Những từ ngữ trong tập hợp này - như sự phân loại trên - đôi khi đòi hỏi phải cập nhật, bởi sự tiến hóa của nền văn minh , khi những gía trị nhận thức thay đổi - thí dụ như khái niệm "vật chất". Trong lịch sử văn minh nhân loại, con người phải định nghĩa lại khái niệm "vật chất" đến 4 lần. Tôi là người thứ 5. Chính vi những từ ngữ trong tập hợp "a.2/" này, đòi hỏi phải có "sự quán xét và tổng hợp mọi hiện tượng, sự vật, sự việc liên quan đến nó" (Theo tinh thần phân loại trên). Cho nên, nó còn cần đến cả sự phát triển của các nền văn minh sử dụng nó, để có thể tổng hợp được nhiều nhất những giá trị liên quan đến khái niệm của nó. Đó là một trong những yếu tố quan trọng, gây ra nhận thức khái niệm khác nhau về từ ngữ "văn hóa", hoặc "vật chất"...vv.... b/ Việc phân loại khái niệm của các danh từ, là bước đầu tiên để mô tả những khái niệm mà nó thể hiện. Vấn đề được đặt ra trong loạt bài viết này - "Khoa học"; "văn hóa"; Minh triết" - là mô tả khái niệm thuộc nhóm a.2/ "Từ định danh những giá trị trừu tượng". Từ cơ sở sự phân loại như trên, là tiền đề dẫn đến mô tả nội hàm khái niệm. Cho nên nó cần phải có chuẩn mực cho một khái niệm được coi là đúng. Cụ thể: nó không thể là sự tổng hợp của xấp sỉ 400 định nghiã về "văn hóa" được. Chân lý chỉ có một mà thôi - nói theo "Nghịch lý Cantor": "Chỉ có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không có một tập hợp nào lớn hơn nó". Đó là vấn đề tiếp theo được đặt ra: 2/ Chuẩn mực cho một khái niệm đúng. Khi một khái niêm về một từ ngữ được mô tả, là sự tổng hợp của tư duy nhận thức về khái niệm đó, thì về nguyên tắc: Chỉ có một định nghĩa được coi là đúng hơn cả. Và nó phải được đối chiếu với một chuẩn mực để thẩm định tính chân lý của nó. Đấy là nội dung của phần 2 này. Trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ tất cả mọi con người đều phải, nghe, xem những cuộc cãi nhau như mổ bò. Từ cuộc "tranh luận" của các bà bán cá ở chợ Đồng Xuân, đến việc cãi nhau để xác định chân lý trong những giá trị cao quý của nền văn minh, của các học giả khả kính. Điếc cả tai, mà chẳng biết ai đúng ai sai. Xã hội càng phát triển thì những chuẩn mực càng phải hoàn thiện để so sánh, đối chiếu. Thí dụ như: luật pháp, các giá trị đạo đức...vv...Trong cuộc sống xã hội thì phải chính danh các từ ngữ. Đây chính là sự tối thiểu và giản yếu nhất của phương pháp chính danh theo Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt. a/ Chính danh là gì? Trong Luận ngữ, khi được hỏi: "Nếu thày ra làm quan thì việc đầu tiên thày sẽ làm gì?". Tử viết: "Việc đầu tiên là ta phải chính danh". Lại hỏi: "Thế nào là chính danh?". Trả lời: "Gọi tên đúng sự vật, sự việc!". Không gọi tên đúng thì không chính danh - tối thiểu là như vậy. Bởi vậy, việc mô tả các khái niệm phổ biến nhất hiện nay, là chủ đề của loạt bài viết này và vấn đề được ra ra trong tiểu mục này: "Thế nào là gọi tên đúng sự vật và sự việc?". b/ Chuẩn mực cho một khái niệm đúng: Việc xác định một khái niệm đúng cho một từ ngữ mang tính tổng hợp những giá trị nhận thức cụ thể, hoặc kết quả của sự quán xét và tổng hợp mọi hiện tượng, sự việc, sự vật liên quan đến nó, có tính chất như một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học để giải thích những vấn đề liên quan. Do đó, nó cũng phải tuân thủ những tiêu chí khoa học này. Tiêu chí khoa học phát biểu như sau: "Một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri". Đây cũng là chuẩn mực ứng dụng để thẩm định sự mô tả những khái niệm về "Minh triết"; "khoa học" và "văn hóa" của loạt bài viết này. Còn tiếp. NỘI HÀM CỦA VĂN HÓA. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2018 NỘI HÀM KHÁI NIỆM "MINH TRIẾT". Số phận đưa đẩy tôi được viết hai cuốn sách, mà tựa của nó liên quan đến từ "Minh triết". Đó là cuốn "Minh triệt Việt trong văn minh Đông phương" (Nxb Tri Thứ 2014) và cuốn "Minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" Nxb VHTT 2001). Tất nhiên tôi hiểu khái niệm "minh triết" theo cách hiểu của tôi. Và tôi cứ đinh ninh rằng mọi người cũng hiểu rõ khái niệm này. Nhưng gần 10 năm trôi qua, thật không ngờ đến ngày hôm nay, khi tôi đang gõ hàng chữ này, cả thế giới vẫn đang đi tìm bản chất nội hàm của khái niệm "minh triết". Không những vậy, ngay cả nội hàm khái niệm "khoa học" và "văn hóa" cũng chưa ai hiểu nó như thế nào. Tôi đã định nghĩa "khoa học" và "văn hóa" trong những bài trước của loạt bài này. Và bây giờ là khái niệm "minh triết". 1/ "Minh triết" là gì? Dưới đây là những định nghĩa tiêu biểu về "minh triết" có thể tìm thấy trên mạng: a/ Minh triết Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Trích: ["Minh triết là một sự hiểu biết sâu rộng và thực hiện ở con người, những sự vật, sự kiện hay hoàn cảnh, kết quả của khả năng lựa chọn hoặc hành động để tạo ra kết quả tốt nhất với ít thời gian và năng lượng nhất. Minh triết là khả năng đạt đến sự tối ưu, áp dụng nhận thức và sự hiểu biết để đạt được kết quả mong đợi. Minh triết là khả năng nhận thức được đâu là sai hay đúng đi đôi với đánh giá về hành động. Đồng nghĩa với thông thái, sáng suốt, thông tuệ. Minh triết thường đòi hỏi ở khẳ năng kiểm soát phản ứng và cảm xúc (niềm đam mê) vì thế một nguyên tắc là lý lẽ và sự hiểu biết sẽ xác định hành động. Minh triết là một khái niệm triết học khá mới và được kỳ vọng có thể đem lại sự thay đổi mới mẻ ở nhận thức của con người trong bối cảnh xung đột giữa các nền văn minh trên thế giới ngày càng tăng. Minh triết là cách sống đàng hoàng, hẳn hoi mà chẳng hề giẫm đạp lên bất cứ một giá trị nào khác, Minh triết đơn giản là sống tốt cho mình và tốt cho mọi người, là sống tốt không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai, là xây dựng cuộc sống của con người dựa trên tư duy khách quan và không bị chi phối bởi tàn dư lịch sử để lại. Không bảo thủ, không kiêu ngạo, không miệt thị, không mơ hồ, không độc đoán. Sống như chúng ta đáng phải sống ấy chính là cách sống Minh triết"]. - Đối chiếu với chuẩn mực thẩm định mà tôi đã trình bày ở bài trước, thì định nghia trên sai. Theo định nghĩa được trích dẫn ở trên thì người ta dễ hiểu nhầm rằng"minh triết" là một lối sống. Tóm lại, các bạn quan tâm chỉ cần lên cụ Gù Gồ gõ chữ "Khái niệm "minh triết" là gì? Thế là loạn cào cào và ..."tẩu hỏa nhập ma" luôn. Trong tất cả những khái niệm về "minh triết" được mô tả, đều có một đặc điểm chung là nhầm lẫn về khái niệm, tương tự như định nghĩa của Wikipedia, mà tôi đã trích dẫn ở trên. Tất nhiên, nó không thể thỏa mãn tiêu chí thẩm định. Một lần nữa, lại phải cầu cứu đến giá trị tinh hoa của ngôn ngữ Việt. Cũng như khái niệm "văn hóa". "Khoa học" trong tiếng Việt. "minh triết" cũng là một từ kép, gồm "minh" và "triết". Và chúng ta cũng bắt đầu từ nguyên nghĩa của hai từ này. 2/ Nguyên nghĩa từ "Minh". Từ "minh" trong tiếng Việt có nghĩa đen là "sáng". "Bình minh" là ánh sáng chiếu ngang mặt đất. "Thông minh" là 'sáng suốt".... 3/ Nguyên nghĩa từ "Triết". Đồng nghĩa với từ "triết" trong "triết học". Khái niệm "triết" có nghĩa đen là chia nhỏ, chẻ nhỏ một cái gì đó. 4/ Định nghĩa về nội hàm khái niệm "Minh triết". "Minh triết" - trong ngôn ngữ của nền văn hiến Việt - là khái niệm mô tả khả năng tư duy để phân tích mọi phương diện, khia cạnh liên quan đến một đối tượng nào đó, làm sáng tỏ bản chất của đối tượng đó". Với tôi, nội hàm khái niệm minh triết chỉ đơn giản như vậy. Với tư duy và khả năng minh triết, con người có thể phân tích (triết), một cách hợp lý (Minh) để tổng hợp thấu hiểu bản chất của những sự kiện, vấn đề, mọi hiện tượng của thiên nhiên, xã hội, cuộc sống với con người và cả vũ trụ này. Khái niệm "minh triết", nằm trong nội hàm của khái niệm "khoa học". Trên cơ sở định nghĩa này, và căn cứ vào tiêu chí để thẩm định tính đúng đắn của nó., 5/ Thẩm định định nghĩa "Minh triết" theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, a/ - "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương": Nền văn hiến Việt làm sáng tỏ bản chất của nền văn minh Đông phương. b/ - "Minh triết Việt trong tranh dân gian Việt Nam": Phân tính hình tượng trong tranh dân gian Việt Nam, làm sáng tỏ bản chất những giá trị văn hóa, tư tưởng và cuộc sống của người Việt. Chân lý đôi khi chỉ đơn giản như vậy. Đây chính là tinh thần của Lý học Đông phương: "Trí thì cao siêu, Lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước Trời, thấp là bắt chước đất". Quý vị và các bạn có thể ứng dụng định nghĩa về những khái niệm "Văn hóa"; "khoa học" và "minh triết" trong tất cả mọi ngữ cảnh liên quan đến nó. Nếu nó tương thích một cách hợp lý trong cấu trúc ngữ nghĩa với câu hàm chứa nó, thì nó được coi là đúng. Không quản tài hèn, vài dòng gọi là tham khảo. Nếu ai thấy đúng thì cứ sử dụng như đúng rồi. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh ko tính tiền bản quyền. Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn. . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2018 NỘI HÀM KHÁI NIỆM "VĂN HÓA". 1/ Ngữ nghĩa của "Văn" và "Hóa" Trong tiếng Việt, "Văn hóa" là một từ ghép, "Văn" và "Hóa". Bây giờ chúng ta phân tích nguyên nghĩa từng từ và xác định nội hàm khái niệm của cụm từ "văn hóa" được mô tả trong tiếng Việt. Như tôi đã trình bày: Tiếng Việt là ngôn ngữ cao cấp nhất trong các hệ thống ngôn ngữ đã từng tồn tại trong lịch sử văn minh nhân loại. Bởi vậy, tính phân loại và đồng tính chất trong một tập hợp để mô tả sự vật, sự việc...rất cao cấp. Thí dụ: Trong tập hợp từ mô tả khuôn mặt, gồm các từ bắt đầu từ vần "M": Mặt, Mắt, Mũi, Miệng, Mi, Mày, Môi, Mép. Má. Trong ngôn ngữ Việt, còn tuân thủ các nguyên lý của Âm Dương rất triệt để, khi có dịp tôi sẽ trình bày về vấn đề này. a/ Từ "Văn" trong tiếng Việt. Tương tự như vậy, từ "Văn" trong tiếng Việt là tập hợp của các từ mô tả: Văn, vằn, vết, vệt, vẽ, viết...Ứng dụng trong từ "Thiên Văn" có nghĩa là dấu vết trên trời, "Văn học" có nghĩa là môn học về phương pháp mô tả về những hoạt động của cuộc sống và con người....Tóm lại từ "Văn" có nội hàm khái niệm mô tả tập hợp những ký tự (Chữ viết), chỉ dấu (Ký hiệu) thuộc sản phẩm của con người - tư duy trừu tượng - về các vấn đề liên quan đến Vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người. b/ Từ "Hóa" trong tiếng Việt. Đây là một tứ rất cổ và thuần Việt. Nội hàm khái niệm của nó là chuyển đối từ trạng thái này sang trạng thái khác. Thí dụ: "Hóa học", là môn học về sự chuyển đối của các dạng tồn tại của các cấu trúc vật chất; "Hóa phép" là phương pháp ("Phép") chuyển đổi các dạng tồn tại và tính năng của vật chất. Thí dụ: "Chỉ đá hóa vàng"; "Hóa vàng" là chuyển đổi vàng, tiền giấy thành tiền thật dưới ...Âm phủ (Nhưng mà này, đốt vàng xong phải tưới rượu lên tro nha. Nếu ko nó không "hóa vàng" đâu đấy! Hi)...vv.... 2/ Nội hàm khái niệm "Văn Hóa" trong ngôn ngữ Việt. Đã có nhiều học giả Việt có tên tuổi, như Đào Duy Anh cũng đưa ra định nghĩa về "Văn hóa". Trong Đại cương văn hóa Việt Nam, ông Đào Duy Anh xác định khái niệm văn hóa, là; "Văn hóa là sinh hoạt". Tất nhiên đây là một định nghĩa sai, nếu đối chiếu với chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một khái niệm ứng dụng. Thí dụ: Sinh hoạt bản năng tình dục của sinh vật nói chung thì không thể gọi là "văn hóa" được. Nhưng, với những phân tích đã trình bày, thì nội hàm khái niệm "văn hóa" được định nghĩa theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, như sau: "Những giá trị tính túy là sản phẩm của tư duy con người được diễn đạt (Văn), mang tính phổ biến và trở thành nếp sống (Hóa), được lưu truyền theo thới gian trong cuộc sống, xã hội của một cộng đồng con người - thì gọi là "Văn hóa". Tôi đã phân tích, mô tả khái niệm văn hóa trên dd lyhocdongphuong.org.vn . Nhưng bài viết quá lâu, ko tìm thấy. Đây là bài viết lại và định nghĩa cuối cùng của tôi như trên 3/ Thẩm định định nghĩa "Văn hóa" theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trên cơ sở tiêu chí đã nêu, thì một định nghĩa khái niệm chỉ được coi là đúng, nếu nó thỏa mãn những tiêu chí để thẩm định. Chúng được so sánh đối chiếu để thẩm định, như sau: a/ Từ thời cổ sử Việt, những ý tưởng của Thượng tầng của Triều đình Hùng Vương về: Trầu cau, Xâm người, nhuộm răng đen. phong tục lễ Tết..trở thành văn hóa truyền thống; Tục cưới hỏi, nghi lễ trong quan hệ xã hội...trở thành văn hóa truyền thống. b/ Một hình tượng đep trong quan hệ gia đình, về - thí dụ - một người vợ thủy chung, người con hiếu thảo, người bạn trung thành..là "văn". Nhưng nếu nó trở thành biểu tượng được tôn trong và là hành xử phố biến trong xã hội thì nó trở thành "văn hóa". c/ Chính vì - theo định nghĩa "văn hóa" của Thiên Sứ - nên văn hóa là giá trị tinh túy của tư duy được lưu truyền trong xã hội. Bởi vậy, nó mới cần được bảo tồn, chính vì những gia trị tinh túy ấy. Cho nên cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO mới xuất hiện và phải có trách nhiệm gìn, giữ và bảo vệ những giá trị tính túy còn lại của nhân loại. Từ những Kim tự Tháp - giá trị tinh túy của một hệ thống tri thức tư duy vượt trội, cho đến những ngôi đền cổ với những đường nét và lối kiến trúc đặc trưng của những tinh hoa cổ đại....là những gía trị cần được bảo tồn. Mỗi dân tộc, có một nét văn hóa đặc trưng riêng và thể hiện tinh túy của tư duy thuộc về dân tộc đó. Một dân tộc sẽ không tồn tại, nếu ko giữ được bản sắc văn hóa của mình. Truyên Kiều còn, Tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn dân Việt còn. Dân Việt còn, nước Việt còn" Ngài Thượng Thư Phạm Quỳnh đã phát biểu như vậy. Chính vì truyện Kiều là tinh túy của tư duy Việt và đã phổ biến trong cuộc sống Việt. d/.... Tóm lại, nếu đem đối chiếu định nghĩa về khái niệm văn hóa theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nó sẽ giải thích được hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó, một cách hệ thống, nhất quán, hoàn chình,,,và hoàn toàn thỏa mãn tiêu chí để thâm định nó. Cũng trên những vấn đề được đặt ra, tôi xin tiếp tục chia sẻ với quý vị và các bạn nội hàm khái niệm tiếp theo đó là từ "Khoa học". Cảm ơn sự quan tâm của các bạn và quý vị. NỘI HÀM KHÁI NIỆM "KHOA HỌC".... Nhà khoa học Việt kiều Úc nổi tiếng Nguyễn Văn Tuấn, phàn nàn rằng: Ở Việt Nam, họ nhắc đến từ "khoa học" rất nhiều. Cái gì cũng cứ phải viện dẫn "khoa học"...Đại ý thế. Còn tôi diễn giải thế này: Đúng là ở Việt Nam người ta hay nhắc đến từ "khoa hoc" thật. Hơi một tý thì: "Đã được khoa học công nhận"; hay "Chưa được khoa học công nhận"...Hoặc, hẳn như Giáo sư Tiến sĩ, lại còn Viện sĩ hẳn Viện Hàn Lâm khoa học Pháp - Phan Huy Lê nói về "Cơ sở khoa học". Nhưng bản thân nội hàm khái niệm "Khoa học" là gì thì ngay cả cụ Gù Gồ cũng....chưa biết mặt mũi nó ra làm sao. Và chính ông Phan Huy Lê cũng chẳng biết thế nào là "cơ sở khoa học". Khái niệm "văn hóa", còn được những nhà văn hóa wan tâm tới, nên nó có đến xấp xỉ 400 khái niệm về văn hóa, chẳng cái náo giống cái nào. Thôi gọi chẵn là 400 đi. Còn định nghĩa về "văn hóa" của lão Gàn là cái thứ 401. Gọi là "góp phần nhỏ bé" vào cả đống định nghĩa văn hóa to đùng đến 400 cái. Tức 1/ 400. Hic.. Còn khái niệm "khoa học" thì thật là ..cô đơn trong cõi Ta bà. Chẳng ai nói về nội hàm của nó mặt mũi ra làm siu. Chán wé thật! Số phận của khái niệm khoa học, cũng như "văn hóa", người ta chỉ cảm nhận một khái niệm mơ hồ. Một thí dụ khi tôi đi tìm trên cụ Gù Gồ thì nó như thía này: Trích: Quote "Danh từ khoa học (Hán Việt: 科 學 叢 書 - Khoa học tùng thư, Pháp: Vocabulaire Scientifique) là một cuốn sách về các danh từ khoa học Pháp - Việt dùng cho các ngành Toán, Lý, Hóa, Cơ và Thiên văn do GS. Hoàng Xuân Hãn biên soạn, xuất bản năm 1942. Đây không phải là một cuốn tự điển chuyên ngành vì như tác giả đã nói trong lời nói đầu của lần tái bản thứ 2 (1948): "Quyển sách này không phải là Tự điển vì không có định nghĩa. Quyển sách này cũng không phải là sách dịch tiếng Pháp vì muốn dịch, trước hết phải có tiếng tương đương ở Pháp ngữ và Việt ngữ. Quyển sách này chỉ là một tập Danh từ của những ý Khoa học. Những ý ấy lấy Pháp ngữ làm gốc..." Trong sách, ngoài gần 6000 danh từ khoa học, tác giả dành hẳn một phần "Lời dẫn" để bàn về đặc điểm của danh từ khoa học và nêu lên 8 yêu cầu khi đặt một danh từ khoa học mới, chưa có trong tiếng Việt. Đồng thời, tác giả còn nêu lên các phương pháp để đặt danh từ khoa học, có tham khảo đến cách làm của các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật... và cách mà tác giả đã sử dụng để tạo ra các danh từ khoa học trong chính cuốn sách này"]. Bởi vậy, khi nói tới khái niệm "khoa học" thì ngay cả cụ Hoàng Xuân Hãn cũng đành dẫn tiếng Tây. Hơ! Vậy bản chất của nội hàm khái niệm "Khoa học" là gì? Chúng ta không thể tìm thấy nội hàm khái niệm này trong tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới. Vậy thì chỉ còn hy vọng sự giải thích nó ngay trong tiếng Việt - một ngôn ngữ cao cấp nhất trong tất cả các ngôn ngữ đã từng tồn tại trong lịch sử văn minh nhân loại. Cũng như khái niệm "văn hóa". "Khoa học" trong tiếng Việt cũng là một từ kép, gồm "khoa" và "học". Và chúng ta bắt đầu từ nguyên nghĩa của hai từ này. 1/ Nguyên nghĩa từ "Học". Đây là một từ tối cổ của ngôn ngữ Việt, nó có từ thời xa xưa: Nhân bất "HỌC", bất tri lý. Ngọc bất trác, bất thành khí. "Học" trong tiếng Việt là một động từ định danh, mô tả hành vi trau dồi kiến thức và tìm hiểu chân lý, trong đó bao gồm cả "học" nghề....Khái niệm của từ "Học" trong tiếng Việt, ngoài nghĩa thu thập kiến thức, còn có nghĩa là tìm hiểu, khám phá, mở rộng kiến thức. "Học thày, không tày học bạn", cho thấy hàm nghĩa này. Tôi nhắc lại là trong tôi không có từ Hán Việt. Mà chỉ có từ Việt Nho được mô tả tương đương bằng ngôn ngữ Hán. Bất cứ ai dẫn sách, mà bảo rằng câu trên trong sách Hán...bala bala, tôi xin phép delete mà không cần lý do. 2/ Nguyên nghĩa từ "Khoa". Đây cũng là một từ cổ trong tiếng Việt. Khoa bảng, Khoa thi, Đại khoa (Trạng Nguyên).....Nguyên nghĩa của từ này mô tả một hệ thống tri thức hoàn hảo và tiếp tục lưu giữ phát triển gọi là "khoa". Thời cổ, hệ thống tri thức này là hệ thống Lý học. Nhưng ngày nay, từ "khoa" trong tiếng Việt dùng để chỉ những hệ thống tri thức khác ngoài Lý học Đông phương, Gồm: Y Khoa; Khoa Toán, Khoa Lý, Khoa Văn (Hoặc Văn Khoa)...vv.... Vậy nội hàm khái niệm "khoa học" là gì? 3/ Định nghĩa về nội hàm khái niệm "Khoa học". "Khoa học" - trong ngôn ngữ của nền văn hiến Việt - là khái niệm mô tả việc học hỏi, khám phá, tìm hiểu để đạt đến một hệ thống tri thức, có tính tổng hợp về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, hoặc toàn thể vũ trụ". Trên cơ sở định nghĩa này, và căn cứ vào tiêu chí để thẩm định, 4/ Thẩm định định nghĩa "Khoa học" theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trên cơ sở tiêu chí đã nêu, thì một định nghĩa khái niệm chỉ được coi là đúng, nếu nó thỏa mãn những tiêu chí để thẩm định. Chúng được so sánh đối chiếu để thẩm định, như sau: a - "Phương tiện khoa học": Những công cụ vật chất, hoặc phương pháp tư duy dùng để tìm hiểu, khám phá và tổng hợp một hệ thống tri thức chuyên ngành, hoặc toàn thể vũ trụ, gọi là phương tiện khoa học. b - "Nhà khoa học": là người có kiến thức nền tảng về một chuyên ngành nào đó, họ dùng kiến thức đó để học hỏi, tìm hiểu, khám phá để đạt đến một hệ thống tri thức, có tính tổng hợp về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, hoặc toàn thể vũ trụ thì gọi là nhà khoa học". c - "Tư duy khoa học": là hệ thống phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh, đối chiếu...để tiếp cận, nhằm đạt đến một hệ thống tri thức, có tính tổng hợp về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, hoặc toàn thể vũ trụ thì gọi là "tư duy khoa học". Hệ thống phương pháp tư duy khoa học có thể thay đổi khi nhận thức thay đổi. d - "Cơ sở khoa học": là hệ thống tri thức nền tảng ban đầu để để tiếp cận, nhằm đạt đến một hệ thống tri thức, có tính tổng hợp về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, hoặc toàn thể vũ trụ thì gọi là "cơ sở khoa học". Hệ thống tri thức nền tảng có thể thay đổi khi nhận thức thay đổi. e -...... Tóm lại, nếu đem đối chiếu định nghĩa về khái niệm "Khoa học" theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nó sẽ giải thích được hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó, một cách hệ thống, nhất quán, hoàn chình,,,và hoàn toàn thỏa mãn tiêu chí để thẩm định nó. Cũng trên những vấn đề được đặt ra, tôi xin tiếp tục chia sẻ với quý vị và các bạn nội hàm khái niệm tiếp theo đó là từ "Minh triết". Cảm ơn sự quan tâm của các bạn và quý vị. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2018 THẨM ĐỊNH NỘI HÀM CÁC KHÁI NIỆM ỨNG DỤNG. Những định nghĩa của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, về các từ: "Văn hóa"; "Khoa học" và "minh triết" trong loạt bài viết này, chỉ được coi là đúng, nếu những từ đó tương quan một cách hợp lý trong cấu trúc câu mà nó là một bộ phân cấu thành.Quý vị và các bạn có thể chỉ ra cái sai trong những định nghĩa của tôi, nếu các bạn đặt ra một câu trong đó hàm chứa các từ trên, mà nó không hợp lý trong mối liên hệ tương quan cấu trúc nội hàm của câu đó. Mọi việc chỉ đơn giản như vậy. Xin cảm ơn. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites