phamhung

ĐẶC KHU KINH TẾ NHÌN TỪ LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG.

3 bài viết trong chủ đề này

Thày Thiên sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh viết bài về Đặc khu Kinh tế dưới góc nhìn Lý học

-------------------------------------------------------------------

 

ĐẶC KHU KINH TẾ NHÌN TỪ LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG.

Thưa quý vị và các bạn quan tâm.

Trước hết tôi xin cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của tôi về chủ đề này với hơn 700 like chỉ trong không quá 12g. Thực hiện đúng lời hứa, tôi xin trình bày cái nhìn của cá nhân tôi về sự kiện này.

Dưới đây là phần mở đầu tôi đã đưa vào bài viết để được sự quan tâm hay không của các bạn. Và bây giờ tôi đưa lại vào đây cho liền mạch một chủ đề.

Một lần nữa cảm ơn sự quan tâm của các bạn.

Thưa quý vị và các bạn.

Sự kiện "Đặc Khu kinh tế" gây sốc trên dự luận xã hội. Không chỉ trên mạng xã hội, mà ngay ở cả quán trà đá vỉa hè, vốn được coi là một hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận, chỉ có ở Việt Nam. Quan điểm cá nhân tôi, khi lao vào chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương tử, chính là: "Không dây dưa đến chính trị và nhóm lợi ích". Cả một âm mưu chính trị quốc tế, nhằm xóa sổ cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt với đủ mọi thứ quyền lực và những chân rết của nó, cũng đủ để tôi mệt mỏi trong hơn hai mươi năm qua. Nhân danh khoa học và tính khách quan khoa học, nên ý tưởng nhất quán đó của tôi sẽ không bị chi phối bởi bất cứ nhóm lợi ích và các ý đồ chính trị nào. Và điều này sẽ xác định tính chính danh trong việc tìm về chân lý cội nguồn dân tộc Việt. Mọi bình luận chính trị của tôi đều chỉ liên quan đến ...nước ngoài. Ví dụ như bài viết về "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông"; "Sự kiện và vấn đề Châu Á Thái Bình Dương", các vấn đề Triều Tiên và Đài Loan...vv... Tôi chẳng bao giờ đụng chạm đến các vấn đề tế nhị và nhậy cảm trong nước cả. Có một lần, bốcđồng, tôi viết về yếu tố cốt lõi của nguyên nhân vấn nạn tham nhũng trong lịch sử văn minh nhân loại nói chung và những cuộc cải cách thất bại trong Việt sử. Và cũng chỉ viết chung chung, theo kiểu: "Nói đúng nhưng không trúng ai". Nhưng chắc do tại số, nên tôi viết nửa chừng rồi bỏ dở trên dd Lý học Đông phương.

Nhưng lần này, trước một sự kiện được dư luận rất quan tâm và đặt vấn đề cũng rất vĩ mô trên nhiều phương diện, nên tôi khó đừng ngoài cuộc. Dù chỉ với tư cách "Phó Thường Dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ" thì ít nhất tôi cũng phải có vài câu gọi là "chém gió" ở quán cháo hành làng Vũ Đại. Huống chi, tôi xác định một Lý thuyết thống nhất, nhân danh nền văn hiến Việt. Với Lý thuyết thống nhất thì Thượng Đế cũng nằm trong "phạm trù" của nó. Huống chi là "Đặc khu kinh tế". Đó là lý do tôi không thể phớt lờ. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ giới hạn từ góc nhìn Lý học, cố gắng mô tả một cách khách quan theo sự hiểu biết của tôi và hoàn toàn tránh tối đa tính chủ quan cá nhân trong bài viết. Tất nhiên, khi đã xuất phát từ Lý học thì nó phải có khả năng tiên tri.
Vấn đề đâu tiên tôi đặt ra để quán xét chính là:

Nguyên nhân và mục đích của việc thánh lập các đặc khu kinh tế ở Việt Nam.

 

NGUYÊN NHÂN VÀ MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP ĐẶC KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM.

I. Mối liên hệ giữa các mô hình kinh tế và thị trường.

 

Hình thức đặc khu kinh tế đã xuất hiện cách đây 60 năm. Nó xuất phát từ một sáng kiến cứu vãn một sân bay trong thời suy thoái và đã thành công. Mô hình này được phát triển và xuất hiện ở những nước bắt đầu phát triển. Trung Quốc, sau đêm dài suy thoái, bắt đầu vươn lên với sự cái cách kinh tế của ngài Đặng Tiểu Bình. Và ông ta đã thành lập đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc - là Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến - vào năm 1979. Theo thống kê của những tư liệu trên mạng, , thì có hơn 30 đặc khu kinh tế trên thế giới, và không phải mô hình này bao giờ cũng thành công.

Vấn đề tiếp tục đặt ra: Vì sao có thất bại và thành công ở những mô hình kinh tế này?
Lý học Đông phương - được phục hồi nhân danh nến văn hiến Việt - xác định khi phân tích, tổng hợp dù chỉ một sự kiện rất nhỏ, cũng cần một cái nhìn tổng quát, bao trùm lên tất cả mọi yếu tố tương tác, nhỏ nhất có thể. Nếu không, ít nhất cũng phải tập hợp được những yếu tố tương tác chính yếu.

Bây giờ chúng ta xét bối cảnh của Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến.

Trước hết, về thời gian - ngài Đặng Tiểu Bình đã thành lập đặc khu này vào năm 1979.

Đây chính là thời gian chiến tranh Lạnh đang tiếp tục phát triển và Trung Quốc đã liên minh với Hoa Kỳ và Đồng Minh. Cho nên, nó lập tức được các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ chi mạnh vào đặc khu này. Nó như một bàn đạp đầu tiên để đầu tư ồ ạt vào một mảnh đất mầu mỡ là thị trường Tàu, vốn khép kín và chưa có người khai phá. Bởi vậy, người ta có cảm tưởng về sự thành công của một mô hình kinh tế vượt trội, với thiên tài của ngài Đặng. Nhưng bản chất của vấn đề không phải ở mô hình Đặc Khu. Mà nó ở sự đầu tư có hiệu quả của các tư bản quốc tế do Hoa Kỳ đứng đầu. Hay nói cách khác: nó là kết quả của sự đầu tư từ bên ngoài vào nước Tàu, sau khi có sự liên kết chính trị của Tàu với Hoa Kỳ và Đồng Minh. Người Tàu không thể tự đầu tư và phát triển vào thời điểm 40 năm trước. Hơn thế nữa, hàng Tàu nhập khẩu ào ạt vào Hoa Kỳ với những ưu đãi - trong đó có cả hàng giả mà Thiên Sứ đang sở hữu là cái đồng hồ hàng hiệu nổi tiếng. Hi.. Khiến cho đến bây giờ, nước Mỹ phải la làng vì thâm hụt thương mại. Cho nên, chẳng phải ngẫu nhiên, ngài Obama phát biểu: "Bắc Kinh đã ngồi chung xe với chúng ta quá lâu rồi!".

Tương tự như vậy, chúng ta xét đến các tập đoàn kinh tế đã làm nên sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản và Hàn Quốc, cái mà họ gọi là Chaebols. Người ta ca ngợi thiên tài của những nhà lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và sự sáng suốt của ngài Pac Chung Hy. Nhưng bản chất của sự thành công này là gì?

Trước hết, bối cảnh thế giới cách đây 60 năm và trở về trước, là sự hội nhập toàn cầu, có thể nói gần như mới bắt đầu. Ngay cả những tư duy bá chủ thế giới cũng chưa xuất hiện sau Thế Chiến thứ II và còn ảnh hưởng đến bây giờ với khái niệm "Thế giới đa cực". Bởi vậy, việc tập trung nguồn vốn tạo một sức mạnh kinh tế để phát triển là hoàn toàn phù hợp - nói chung. Và điều này cũng xảy ra ở các nước Xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế tập trung. Cũng chính vì tính tập trung kinh tế này - dù ở những chế độ xã hội khác nhau - thích ứng với giai đoạn phát triển tiền hội nhập - đã tạo ra những sức mạnh đầu tư để phát triển và điều đó cũng làm ra sự hùng mạnh của các nước Xã hội chủ nghĩa vào thời bấy giờ, cho dù cấu trúc quản lý và tổ chức xã hội khác nhau. Nhưng sự phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân - ở các nước phi XHCN, hoặc nhà nước - ở các nước XHCN, vẫn phải cần đến một sự giao lưu trong các mối quan hệ kinh tế với các nước liên quan. Nếu không có sự giao lưu kinh tế này, thì các tập đoán kinh tế sẽ chỉ là một mô hình kinh tế được giới thiệu để trưng bày ý tưởng và không có tác dụng thực tế. Không có đầu tư và giao lưu phát triển thị trường thì sẽ thất bại. Do đó, khi thế giới ngày càng hội nhập sâu hơn, cấu trúc của các tập đoàn kinh tế - kể cả cấu trúc tập trung kinh tế của các nước XHCN, không còn phù hợp. Vì lúc này, nỏ trở nên quá nhỏ bé so với nhu cầu phát triển của thế giới. Và nó đã sụp đổ tan rã hàng loạt, ngay tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngay trên nước Mỹ, cũng chứng kiến nhiều tập đoàn kinh tế hùng mạnh ra đi, trong cuộc khủng khoảng toàn cầu, bắt đầu từ 2008. Và điều này đã được Thiên Sứ tôi tiên tri trước đó.

Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu để các tập đoàn kinh tế Việt Nam không thể phát triển được và thất bại, như các loại Vina...Tất nhiên - nói thêm cho nó đủ ý - ngoài vấn đề cốt lõi là không có sự giao lưu kinh tế phát triển thị trường, thì sự thất bại của các tập đoàn kinh tế VN trong thời gian qua, còn có nhiều yếu tố bổ sung khác, như: Tham nhũng, quản lý yếu kém, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng...vv....
Trong nền tảng tri thức kinh tế của nền văn minh hiện nay, có một khái niệm rất chuẩn. Đó là khai niệm "Chính trị - kinh tế học". Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - mô tả phạm trù này ngắn gọn và súc tích hơn nhiều. Đó là "Kinh bang tế thế", gọi tắt chính là "Kinh tế". Do đó, tôi cấn xác định một cái nhìn, cho rằng: Tất cả các mô hình kinh tế, chỉ có thể phát triển, nếu nó có được sự liên kết kinh tế thị trường gắn liền với các liên kết chính trị với các nước đồng minh và khu vực. Sự thành công của nước Tàu, Nhật Bản và Hàn Quốc...chính vì họ có được mối liên kết chính trị với các nước có thị trường và đầu tư rộng lớn. Chẳng phải ngẫu nhiên, các nước rất buồn khi Hoa Kỳ - một thị trường béo bở nhất thế giới - rút khỏi TTP. Còn với tôi thì Việt Nam chưa cần TTP ngay bây giờ. Và tôi đã phát biểu điều này trện dd lyhocdongphuong. Con thuyền của chúng ta quá bé, chưa thể cùng các tàu vượt biển của các siêu cường cùng ra khơi được. Do đó, trên cơ sở những phân tích này, khi đặt vấn đề về Đặc khu kinh tế - thì yếu tố tiếp theo phải là:

Ai sẽ đầu tư để phát triển và đầu tư cái gì?

II. Ai sẽ đầu tư để phát triển và đầu tư cái gì? Hiệu quả đầu tư?!

 

Thưa quý vị và các bạn quan tâm.

Trong bài trước, tôi đã trình bày yếu tố: Nếu không có thị trường liên kết và phát triển gắn liền với liên kết chính trị thì tất cả các mô hình kinh tế sẽ thất bại. Một thí dụ điển hình nữa, như Venezuela. Những nhà lãnh đạo nước này có lòng tốt, đem chia lợi nhuận khổng lồ của dầu mỏ cho toàn dân tiêu sài. Nhưng vấn đề là lợi nhuận dầu lửa đó lại chính từ sự liên kết thị trường - trực tiếp, hoặc gián tiếp - với các siêu cường tiêu thụ dầu mỏ như quỷ hút dầu. Thị trường bão hòa - về nhận thức trực quan nó như vậy. Tôi không phải là tín đồ của thuyết Âm mưu - giá dầu xuống y như có "ma". Đất nước Venezuela loạn cào cào vì suy thoái kinh tế. Cả nước Nga hùng mạnh cũng phải chật vật để cân bằng và ổn định cuộc sống. Một đất nước giàu có tài nguyên như Venezuela, khi thiếu một thị trường ổn định về chính trị, còn như vậy. Đất nước của chúng ta, chưa có một nguồn tài nguyên phong phú như họ. Nên về kinh tế sẽ nhậy cảm hơn nhiều, nếu bị rơi vào khủng khoảng. Bởi thiếu một thị trường ổn định và phát triển với những liên kết chính trị đáng tin cậy.

Quote

 

Trên một bài báo trên tuanvietnam có tựa "Cho thuê đất 99 năm: "Đại bàng" ba đời xây ổ.
04/06/2018 05:00 GMT+7 . có đoạn viết:

Trích:
["Hơn nữa, thuế luôn là nguồn chính cho ngân sách địa phương. Một khi nguồn thu này ở đặc khu không còn hoặc rất không đáng kể, ngân sách trung ương chắc chắn sẽ phải bù đắp thiếu hụt. Trong khi đầu tư vào đặc khu là canh bạc vô cùng tốn kém. Bộ Tài chính ước tính ba đề án đặc khu cần tới 1,57 triệu tỷ đồng (khoảng 70 tỷ USD), Vân Đồn cần 270 nghìn tỷ (2018-2030), Bắc Vân Phong 400 nghìn tỷ đồng (2019-2025), và Phú Quốc 900 nghìn tỷ (2016-2030). Đây là con số khổng lồ, và nếu đặt trong bối cảnh ngân sách trung ương năm nào cũng thiếu hụt, tiền ở đâu để hiện thực hoá tham vọng này?"]

 

 

Giả thiết chúng ta giải quyết được vốn đầu tư như bài báo nêu, bằng cách cho thuê đất, Và lấy "mỡ nó rán nó" thì vấn đề là: Đầu tư cái gì và ai đầu tư với hiệu quả đầu tư - Sẽ phải đặt ra.

Xem xét tất cả những siêu cường tiềm năng thì ngoài nước Tàu, sẵn sàng chi tiền thuê đất, còn các siêu cương khác chưa thấy dấu hiệu chuẩn bị sẵn sàng cho việc đầu tư vào "Đặc khu kinh tế".

Nhưng vấn đề còn là họ sẽ đầu tư cái gì? Một thung lũng Silicon? Nhà máy sản xuất xe hơi? Hay những viện nghiên cứu?..vv ..Và cho dù đó là một khu sòng bạc kiểu Ma Cao...thì với chính sách ưu đãi thuế, nới rộng cơ chế quản lý về cả luật pháp...vv... thì Việt Nam có lợi gì khi lập đặc khu này? Chẳng có lợi gì cả, ngoài việc cho thuê đất. Còn tất cả những khả năng đầu tư giả định ở trên thì không cần đến mô hình đặc khu. Ở đây tôi chưa bàn đến các bất lợi khác, mà dân mạng đồn thổi, chưa có "cơ sở khoa học" và chưa được "khoa học công nhận". Đó là: công dân nước ngoài có vốn đầu tư sẽ được xét xử theo luật pháp của nước đầu tư. Nếu đúng như vậy thì những hệ lụy tiếp theo là: có hay không sự có mặt của các cơ quan hành pháp nước ngoài trên đặc khu?
Với sự phân tích này thì việc thành lập đặc khu kinh tế ở Việt Nam hoàn toàn không có hiệu quả, nếu như không có những nhà đầu tư đáng tin cậy với những liên kết chính trị ổn định. Không thể coi Trung Quốc một liên kết chính trị ổn định trong việc đầu tư vào Đặc khu kinh tế, khi sức ép liên tục về biển đảo của nước này gây căng thẳng không chỉ với Việt Nam, mà còn cả phần còn lại của thế giới. Điều này thì không cần phải có tư duy chính trị cao cấp cũng nhận thấy.

Và ngay cả khi chúng ta được các nhà đầu tư hùng mạnh với những liên kết chính trị ổn định thì những hạng mục đầu tư đó lại không cần đến mô hình đặc khu.
Nói tóm lại, tôi có thể kết luận cho riêng bài viết này, như sau:

1/ Không có một môi trường đầu tư đáng tin cậy với những liên kết chính trị ổn định. Nước Tàu không phải là một liên kết chính trị ổn định trong quan hệ với Việt Nam và cả thế giới hiện nay.

2/ Mô hình đặc khu, thực chất là một cầu nối kinh tế với thế giới bên ngoài. Nó chỉ thích hợp với một đất nước khép kín và chưa có sự chuẩn bị hội nhâp và chỉ thích hợp với giai đoạn tiền hội nhập của thế giới. Nó rất lãng nhách trong giai đoạn mà chính nước ta đang muốn có một nền kinh tế thị trường - tức là đang mở và tự hội nhập với thế giới, không cần cầu nối. Nó hoàn toàn không cần thiết và đã lỗi thời.
3/ Tất cả những hạng mục đầu tư không cần thiết phải có một đặc khu ưu đãi toàn diện như vậy.

Vậy thì hoàn toàn không cần thiết phải có mô hình "Đặc khu kinh tế" để phát triển.
Vậy vấn đề được đặt ra và cũng là nội dung của loạt bài viết này:

III/ "Nguyên nhân và mục đích thành lập đặc khu kinh tế ở Việt Nam"

Thưa quý vị và các bạn quan tâm.

Tất nhiên về mặt chính danh thì đây là một chính sách để phát triển kinh tế. Nhưng tính cấp bách của việc phải thành lập ngay "Đặc khu kinh tế" khiến cho vấn đề được đặt ra cho nguyên nhân và mục đích của nó. Và như tôi đã phân tích ở các bài trước: Chẳng có "cơ sở khoa học" nào để bảo đảm rằng tương lai các đặc khu sẽ mở đầu cho một nền kinh tế phát triển cả. Thực tế đã cho thấy các tập đoàn kinh thế hùng mạnh của Việt Nam đã viên tịch: Vinashine, VinaLine, rồi cả tập đoàn dầu khí ...cũng đang là những thực thể tồn tại trên hồ sơ. Mặc dù trước đó, Việt Nam rất kỳ vọng vào những sự phát triển lớn lao của những tập đoàn này. Do đó, chưa thể có một kết luận chắc chắn cho việc thành lập Đặc khu kinh tế sẽ là động lực duy nhất đúng để phát triển cả. Vậy tại sao phải lập những "Đặc khu kinh tế" một cách cấp bách như vậy?
Phải chăng có một sự tương tác đủ lớn để đòi hỏi sự cấp bách phải thành lập đặc khu kinh tế?

Giả thiết rằng: Có một sự tương tác đủ lớn để phải cấp bách thành lập "Đặc khu kinh tế" - thí dụ như sức ép phải trả nợ chẳng hạn. Nhưng ngay cả khi có một sự tương tác đủ lớn thì tôi tin chắc rằng: Nó mang tính giải pháp từ sự tương tác đó, chứ không mang tính bắt buộc. Việt Nam có thể trì hoãn và đi tìm một giải pháp khác. Trên thế gian này có thể có một mục đích duy nhất cho con người, hoặc cả một dân tộc, hay toàn thể loài người. Nhưng không bao giờ chỉ có một giải pháp duy nhất để đạt mục đích. Ở đây, tôi không bàn đến tâm lý chính trị xã hội bức xúc và không đồng tình với giải pháp thành lập đặc khu, đang lan rộng.

Nếu giả thuyết về một tương tác đủ lớn để phải thành lập Đặc khu của tôi là đúng. Thì Việt Nam có thể đi tìm một giải pháp khác và cần có biện pháp ứng sử thích hợp trong lúc này để cân bằng mọi trạng thái trong xã hội.

IV/ "Giải pháp cho nền kinh tế Việt không có đặc khu kinh tế".

Còn tiếp.

 

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
5 giờ trước, Như Thông said:

Lâu lắm rồi mới quay lại diễn đàn. Hì

Welcom bác Như Thông quay lại với diễn đàn, hy vọng diễn đàn sẽ có nhiều bài viết và anh chị em thế hệ sau sẽ được đọc nhiều công trình nghiên cứu của Bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay