Thiên Sứ

CÁC BÀI THAM LUẬN TRONG TỌA ĐÀM KHOA HỌC (NGƯỜI VIỆT VÀ KINH DỊCH)

16 bài viết trong chủ đề này

                      CÁC BÀI THAM LUẬN TRONG TỌA ĐÀM KHOA HỌC

                                           NGƯỜI VIỆT VÀ KINH DỊCH
Thưa quý vị và các bạn

Vào nửa cuối thế kỷ trước, chính quyền nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, phối hợp với cơ quan văn hóa Liên hợp quốc Unesco, tổ chức 4 cuộc hội thảo tìm về bản chất và cội nguồn Kinh Dịch. Nhưng họ đã không thành công.Và Kinh Dịch vẫn sừng sững thách đố trí tuệ của toàn bộ nền văn minh nhân loại cho đến ngày nay.

Nay chúng tôi - Gồm những nhà nghiên cứu Việt Nam- quan tâm đến nội dung và cội nguồn Kinh Dịch.Vì những sự nhiệt tình đó mà chúng tôi không quản khó khăn về nhiều phương diện để trình bày những quan điểm riêng của mình  trong buổi tọa đàm về Kinh Dịch này.

Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày lần lượt từng bài tham luận của những học giả tham gia tọa đàm để quý vị và các bạn quan tâm tham khảo.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quý vị và các ban.

Hà Nội ngày 22 tháng 5 năm 2018

THIÊN SỨ NGUYỄN VŨ TUẤN ANH

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI MỜI THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC

CỘI NGUỒN KINH DỊCH

 

Kinh Dịch là một danh tác kỳ thư của văn minh phương Đông. Sự bí ẩn kỳ vĩ của kinh Dịch đã thách thức trí tuệ trong toàn bộ lịch sử nhân loại cho đến tận ngày hôm nay.

Chính quyền nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa, nơi tự nhận là nền văn minh chủ nhân cội nguồn kinh Dịch, đã 4 lần tài trợ phối hợp với cơ quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO, tổ chức Hội thảo về kinh Dịch tại Bắc Kinh. Nhưng bức màn bí ẩn của kinh Dịch vẫn chưa được khám phá.

Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.

    Cái sai đầu tiên là: Từ hơn 2000 năm nay, cả thế giới cho rằng, đó là sản phẩm của người Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo bài viết trên "Thế giới những điều chưa biết" (phần lịch sử, khảo cổ), Nhà xuất bản Giang Tô, Trung Quốc, năm 2008 thì chính các học giả Trung Quốc hiện giờ cũng chưa dám khẳng định "Kinh Dịch" là của đất nước họ. Tác giả bài viết dẫn ra truyền thuyết “Bào Hy họa quái” có từ xa xưa nói rằng Phục Hy làm ra kinh Dịch. Do không thỏa mãn với những chi tiết hoang đường của truyền thuyết, tác giả đi tìm cách giải thích khác. Tuy nhiên, sau một vòng dẫn ra những ý kiến cho rằng Dịch được làm từ thời nhà Hạ, rồi nhà Chu, nhưng thấy không thuyết phục, tác giả bài viết lại trở về đề xuất ban đầu là Bào Hy làm Dịch!

Nhưng khoảng nửa thế kỷ trước, một số học giả Việt Nam, như: giáo sư Kim Định trong “Việt lý tố nguyên”, giáo sư Lê Văn Sửu với “Nguyên lý thời sinh học cổ Ðông phương” và “Học thuyết Âm Dương Ngũ hành”, giáo sư Bùi Văn Nguyên với “Kinh Dịch Phục Hy” rồi giáo sư Nguyễn Tiến Lãng với cuốn “Kinh Dịch - sản phẩm sáng tạo của người Việt”... đề xuất ý kiến đòi bản quyền sáng tạo Kinh Dịch cho người Việt.

Những năm gần đây xu hướng này thu hút thêm nhiều nhà nghiên cứu, như: Nguyễn Vũ Tuấn Anh với “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” [5] , Nguyễn Thiếu Dũng với những bài báo “Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam?” và “Chiếc gậy thần - dạng thức nguyên thuỷ của hào âm hào dương”, [6] và Tiến Sĩ Trần Quang Bình với cuốn sách dầy dặn về Kinh Dịch, sản phẩm sáng tạo bí ấn huyền vĩ của kinh Dịch đã thách thức trí tuệ con người.

Đã đưa một tiếng nói chứng minh kinh Dịch là của người Việt.  “Thiên nhất sanh Thủy, địa lục thành chi: Địa nhị sanh Hỏa, thiên thất thành chi; Thiên tam sanh Mộc, địa bát thành chi; Địa tứ sanh kim, thiên cửu thành chi; Thiên ngũ sanh Thổ, địa thập thành chi.”  và  Trong cuốn sách chứng minh kinh Dịch là của người Việt, Tiến sỹ Hà Hưng Quốc, đi từ tổng cộng có tất cả 67 lời trong hai vế “Vô Cực nhi Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh Càn Khôn vạn vật”

Các nhà nghiên cứu tiền bối bằng sự cảm nhận sâu sắc văn hoá phương Đông, đã thấy những chỗ bất cập của bản Kinh Dịch trong bản văn chữ Hán, nhận ra linh hồn văn hoá Việt trong tên gọi các quẻ, trong cách giải nghĩa Dịch, mà cho rằng Dịch có cội nguồn tư nền văn hiến Việt. Giáo sư Kim Định nhờ phát hiện triết lý an vi trong Dịch, đồng thời căn cứ ở tư liệu lịch sử cho rằng trước khi người Hán vào Trung Nguyên thì người Bách Việt đã tràn khắp 18 tỉnh của Trung Hoa; Phục Hy, Thần Nông là vị vua người Việt vì vậy, cố nhiên, Dịch phải là sản phẩm của người Việt. Nhìn chung, các vị đưa ra nhiều lý lẽ nghe có vẻ xuôi tai, nhưng về chứng cứ chưa đủ mạnh nên chưa thuyết phục được ngay cả giới học giả trong nước.

Những tác giả như Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thiếu Dũng, Trần Quang Bình, Hà Hưng Quốc, mỗi người theo khả năng của mình đưa ra nhiều bằng chứng để chứng minh cho ý tưởng Kinh Dịch là của người Việt.

Nguyễn Thiếu Dũng phát hiện ra “Chiếc gậy thần – dạng nguyên thuỷ của hào âm hào dương” trên trống đồng Lạc Việt, quẻ Lôi Thuỷ Giải trên chiếc nồi đất thời Phùng Nguyên cách nay 3500 năm và dựa vào truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ tìm ra Trung thiên đồ nên cho rằng Kinh Dịch là di sản sáng tạo của Việt Nam. Trung thiên đồ theo Nguyễn Thiếu Dũng có dạng: Càn - Đoài - Tốn - Khảm - Ly - Cấn - Chấn - Khôn theo chiều ngược kim đồng hồ.

Trần Quang Bình dựa vào công cụ điện toán, phát hiện ra trong 40.320 đồ hình Bát quái lý thuyết, Bát quái Văn Vương chỉ là 1 trong 24 đồ hình đạt tới 6 chíều đối xứng. Chỉ duy nhất một đồ hình đáp ứng cả 8 chiều đối xứng, được gọi là Bát quái chuẩn. Ông cũng giải mã hoa văn khắc trên trống đồng và phát hiện Bát quái chuẩn trên trống Lạc Việt. Cũng nhờ giải mã hoa văn trống đồng, tác giả cho rằng Nòng và Nọc là hai ký hiệu nguyên thuỷ của hào Âm hào Dương của Dịch Lạc Việt. Ông cũng cho rằng mình tìm ra Bát quái Âu Lạc trong tranh Đàn Lợn của làng Đông Hồ. Từ đó ông kết luận, là người thủ giữ Bát quái chuẩn, lại có hiện vật là quẻ Lôi Thuỷ Giải trên gốm 3500 năm tuổi nên người Âu Lạc là chủ nhân của Kinh Dịch, còn người Trung Hoa, nhận được vật cống Hà Đồ của người Việt, nhưng chưa được người Việt dạy cho Bát quái chuẩn, vì vậy đã dùng Bát quái sai lạc của Văn Vương.

 Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhận ra sự không hoàn chỉnh của “Hậu thiên Bát quái Văn Vương phối Lạc Thư” đã hiệu chỉnh và lập ra “Hậu thiên Bát quái Lạc Việt phối Hà Đồ”; và xác định rằng: “Hậu thiên Bát quái Lạc Việt phối Hà Đồ” mới là đồ hình mô tả nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Từ nguyên lý căn để này, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn anh đã ứng dụng để hiệu chính hầu hết các ngành lý thuyết ứng dụng liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành; trong đó gồm: Xác định bảng Lạc Thư hoa giáp; Tử Vi Lạc việt, Địa lý lạc Việt…vv…..Từ đó, xác định rằng: Người Lạc Việt mới đích thực là chủ nhân của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Tháng Năm 1987, các học giả Trung Quốc khám phá trong ngôi mộ cổ 6500 tuổi ở Dốc Tây Thủy, thành phố Bộc Dương tỉnh Hà Nam một ngôi mộ chôn với hình Thanh Long, Bạch Hổ, Nhị thập bát tú, 24 tiết khí trong năm… chứng tỏ lúc này trình độ về thiên văn học, phong thủy của người Việt đã trưởng thành. Điều này cũng cho thấy, lúc này những tư tưởng về Dịch học đạ hoàn chỉnh. Ta biết rằng, chủ nhân ngôi mộ Bộc Dương là người Lạc Việt. Mặt khác, lịch sử cho thấy, dân tộc Hán ra đời cùng với nhà nước Hoàng Đế - khoảng hơn 5000 năm cách ngày nay. Như vậy, Dịch lý ra đời trước khi người Hoa Hạ xuất hiện gần 2000 năm, nên không thể là sản phẩm của người Hoa Hạ…

Từ đó có thể nhận định rằng, sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu Dịch lý, cũng như văn hóa lịch sử người Việt đã đưa lại những bằng chứng ngày càng vững chắc, không chỉ khẳng định bản quyền sáng tạo Dịch lý là của người Việt, mà còn phân định ngày càng rõ ràng, cụ thể những cái sai lầm bất cập của Chu dịch và xác định cội nguồn đich thực của nền văn minh sáng tạo nên kinh Dịch.

Tuy nhiên, tất cả những thành tựu trên là nỗ lực cá nhân của những người đi tìm chân lý về nguồn cội của một nền văn minh còn bí ẩn. Nhưng do chưa được tổ chức chặt chẽ, nên những công trình nghiên cứu đã xuất hiện một cách phân tán, tản mạn. Điều này dẫn tới mối nguy là sáng kiến của từng cá nhân thiếu sự cọ sát, trao đổi nên hạn chế sự phát triển để đạt tới chân lý. Mối nguy khác, nghiêm trọng hơn, là các nhà nghiên cứu ngày một cao tuổi, sức yếu và năng lực ngày thêm suy giảm thậm chí qua đời mang theo những ý tưởng quý giá!

Do nhận thức như vậy, chúng tôi, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết với Trung tâm nghiên cứu Lý học phương Đông, kết hợp tổ chức Hội thảo khoa học TÌM NGUỒN GỐC KINH DỊCH với những nội dung sau:

1.     Xác định một cách khoa học, thuyết phục nguồn gốc của kinh Dịch.

2.     Phân tích những sai lầm, bất cập của Chu Dịch.

3.     Xác định tính chân lý trong nội hàm của Việt Dịch.

4.     Trên cơ sở đó đưa ra phương án phục dựng cuốn Dịch của tổ tiên Việt.

Chúng tôi kính mời các nhà nghiên cứu và thực hành Dịch tham dự Hội thảo bằng cách viết tham luận về những vấn đề nên trên.

Bài viết xin được gửi về:

- Ông Nguyễn Khắc Mai Giám Đốc Trung Tâm nghiên cứu Minh Triết Việt.

Đc: Nhà số…………..Đường……Phường….Quận……T/p Hà nội.

SDT:
Email:

Trân trong cảm ơn sự quan tâm của các học giả và nhà nghiên cứu về đề tài Cội Nguồn Kinh Dịch trong cuộc hội thảo này.

Thay mặt Ban Tổ Chức

       Hà Văn Thùy.    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THAM LUẬN TỌA ĐÀM KHOA HỌC

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

VỀ ĐỀ TÀI

NHẬN THỨC LẠI LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT

Của tác giả Hà Văn Thùy

Kính thưa Ban tổ chức.

Kính thưa các quý vị đại biểu và các vị học giả có mặt ngày hôm nay.

Tôi rất hân hạnh được nhận lời mời của Ban tổ chức và của tác giả của cuốn “Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt” đến dự buổi tọa đàm này. Một vinh dự hơn nữa là tôi được phép tham gia bài nhận xét về nội dung cuốn sách của tác giả, là chủ đề chính trong cuộc tọa đàm hôm nay.

Kính thưa quý vị

Dân tộc Việt từ trong truyền thống xa thẳm của lịch sử, đã có một niềm tự hào về cội nguồn của mình. Đó là sự tự hào về nguồn gốc "Con Rồng, Cháu Tiên" với quốc gia đầu tiên của Việt tộc là nhà nước Văn Lang, được thành lập từ gần 5000 năm trước bên bờ Nam sông Dương tử:

Nước Văn Lang, Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông hải, Tây giáp Ba Thục. Nhà nước Văn Lang được trị vì bởi XVIII thời Hùng Vương , kéo dài 2622 năm. Cho đến khi sụp dổ ở bờ Nam sông Dương Tử vào năm 258 TCN.

Niềm tự hào ấy, đã ăn sâu vào tinh thần yêu nước của Việt tộc qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn được gìn giữ đến tận ngày hôm nay, trong tâm thức mỗi con người Việt Nam.

Nhưng cho đến những thập niên gần đây, nhiều học giả trong và cả ngoài nước đã đặt vấn đề xét lại cội nguồn lịch sử truyền thống của Việt tộc, nhân danh khoa học. Họ cho rằng:

"Việt sử chỉ bắt đầu khoảng 700 năm trước CN và thời Hùng Vương "thực chất chỉ là 'một liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai", với "địa bàn hoạt động vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng".

Những người này cho rằng: "Quan điểm của họ được "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" công nhận.

Nhưng chân lý không phụ thuộc vào số đông để lấy phiếu bầu cho sự đúng sai. Mà nó phụ thuộc vào bản chất của chân lý được mô tả như thế nào. Và số đông chỉ có thể gây áp lực lên chân lý để quyết định sự sáng tỏ vào thời điểm nào mà thôi.

Bởi vậy, đã có không ít học giả trong nước và trên thế giới phản ứng với quan điểm phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Những luận điểm của các học giả này tuy chưa đủ sức làm sáng tỏ chân lý, nhưng vẫn đầy đủ những luận cứ, luận điểm không dễ gì bác bỏ. Đồng thời tự thân những luận cứ, luận điểm chặt chẽ đó đã đặt ra những mâu thuẫn không thể giải quyết cho quan điểm phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử. Một trong những học giả khả kính đó, là nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy - tác giả của cuốn "“Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt”, là đề tài của buối tọa đàm khoa học ngày hôm nay.

Kính thưa quý vị

Trên thực tế, tôi và tác giả là người quen biết nhau đã lâu. Tôi rất có cảm tình với tác giả Hà Văn Thùy. Vì tác giả đồng cảm và chia sẽ với tôi về mục đích học thuật chứng minh cho lịch sử 5000 năm văn hiến một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương Tử. Mặc dù giữa tôi và tác giả đi theo những phương pháp khác nhau để minh chứng cho chân lý.

 Từ nhiều năm nay, tác giả Hà Văn Thùy có rất nhiều bài viết với những dữ liệu lịch sử thuyết phục, đăng trong các báo trong và ngoài nước với những luận cứ sắc xảo góp phần làm sáng tỏ truyền thống văn hiến sử Việt.

Cho đến nay, một trong những thành tựu có tính quyết định chính là cuốn sách mà chúng ta sẽ phân tích dưới đây là cuốn sách “Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt”, do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn phát hành tháng 06/2016.

Kính thưa quý vị

Để có được bản tham luận này đáp lại thịnh tính của ban tổ chức và tác giả, tôi đã giành thời gian để đọc cuốn sách này của tác giả Hà Văn Thùy rất kỹ. Và tôi tin rằng các quý vị học giả có mặt nơi đây, cũng đã nghiên cứu kỹ tác phẩm này. Tôi tin rằng sự chia sẻ những nhận xét của tôi dưới đây về nội dung cuốn sách, sẽ được sự quan tâm của quý vị.

Kính thưa quý vị.

Trong nội dung cuốn sách, để chứng minh cội nguồn Việt tộc có nguồn gốc từ lâu đời và hoàn toàn không phụ thuộc về nguồn gốc văn hóa và nhân chủng, từ các dân tộc gần gũi liên quan -  tác giả Hà Văn Thùy xác định rằng nguồn gốc của các dân tộc, trong đó có cả dân tộc Hán, Nhật Bản, Cao Ly và xa hơn nữa là Mông Cổ, đều có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Hệ thống phương pháp luận của tác giả - nhằm chứng minh điều này -  căn cứ vào học thuyết “nguồn gốc loài người từ Châu Phi”. Không chỉ mình tác giả Hà Văn Thùy, mà khi nghiên cứu về nguồn gốc Việt tộc còn nhiều tác giả khác cũng đồng quan điểm, nhưng xuất phát từ một góc nhìn và phương pháp chứng minh khác, như: học giả Trần Đại Sĩ Việt kiều Pháp. Ông Trần Đại Sĩ - bằng phương pháp di truyền - thì nhận thấy rằng: những cư dân đang sống ở vùng Nam Dương Tử thuộc lãnh thổ Trung Quốc ngày nay,  có bộ gen hoàn toàn giống với bộ gen của người Việt đang cư trú trên đất Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở này nhận thức khác quan này, ông cũng có kết luận tương tự như học giả Hà Văn Thùy, cho rằng: Người Việt ở Bắc Việt Nam hiện nay, đã di cư lên Nam Dương Tử . Nhưng ông Trần Đại Sỹ không căn cứ vào thuyết "Nguồn gốc loài người từ châu Phi".

Theo sự tìm hiểu của cá nhân tôi thì những học giả nhân chủng học của Nhật Bản cũng xác định rằng: bộ gen của người Việt gần gũi với dân tộc Nhật đến 95%. Tỷ lệ giống của bộ gen người Nhật với người Việt hiện nay, hơn nhiều các chủng tộc khác ở cả Đông Nam Á và ở cả Đông Bắc Á. Thông tin này, tôi được biết lần đầu tiên, do Gs Ts Trần Quang Vũ - chủ nhiệm khoa Vật Lý Thiên Văn đại học quốc gia Áo - thông báo từ trong một hội nghị khoa học quốc tế mà ông tham dự, từ năm 2006. Sau đó thông tin này mới được các nhà khoa học Nhật, phổ biến trong các tạp chí nghiên cứu khoa học quốc tế.

Nhưng - thưa quý vị - từ những thực tại khách quan không thể phủ nhận, trong mọi lĩnh vực nghiên cứu, không riêng gì lịch sử - những nhà nghiên cứu vẫn có thể đưa ra những sự giải thích hiện tượng bằng nhiều hệ thống giả thuyết, hoặc lý thuyết khoa học, hoàn toàn đối lập nhau.  Và đó cũng chính là nguyên nhân để tạo nên những tranh luận khoa học, phản biện vì tính mâu thuẫn giữa các giả thuyết nhân danh khoa học, cho việc giải thích cho cùng một hiện tượng. Đây là một thực tế hiển nhiên và không cần phải chứng minh. Nếu có vị nào khó tính và yêu cầu chứng minh, thì tôi có thể nói ngay một ví dụ về sự mâu thuẫn trong các tranh luận về bản chất cội nguồn Việt sử.

Để chứng minh rõ hơn về vấn đề mà tôi đã đặt ra với quý vị học giả có mặt ở đây, tôi xin dẫn chứng về giả thuyết khoa học của Gs Bs Trần Đại Sĩ, khi ông phát hiện ra rằng: bộ gen của cư dân sống ở Nam Dương Tử, trên đất TQ hiện nay có nhiều cấu trúc gen giống gen của người Việt ở Bắc Việt Nam hơn,  so với những người sống ở Bắc TQ hiện nay.

Đây là một trong hệ thống luận cứ căn bản và là hiện tượng khách quan được phát hiện và tôi cũng thừa nhận điều này. Tuy nhiên, để từ đó kết luận rằng: dân tộc Việt có nguồn gốc sống từ Bắc Việt Nam hiện nay, di cư lên Nam Dương tử và trở thành những người Hán đang sinh sống ở đây, vẫn có thể giải thích bằng nguyên nhân khác. Tôi đã có sự xác định, ngược lại với Gs Bs Trần Đại Sĩ, rằng:

Người Việt có nguồn gốc từ Nam Dương Tử và trong diễn biến lịch sử hơn 2000 năm trước, khi nền văn minh Văn Lang đã sụp đổ trước sự bành trướng của dân tộc Hán. Và một bộ phận dân tộc Việt, cùng với một số dân tộc chung sống trên đất nước Văn Lang xưa ở Nam Dương Tử, đã di cư xuống Bắc Việt Nam hiện nay.

Luận điểm này của tôi đã được chứng minh trong các sách đã xuất bản và các tiểu luận liên quan trên trang web của TTNC LHDP. Nhưng điều đó không phải đề tài tranh luận trong lúc này. Tất nhiên,  sự xác định về nguồn gốc người Việt của tôi rõ ràng mâu thuẫn với Gs Bs Trần Đại Sỹ. Mặc dù cùng xuất phát từ một hiện tượng khách quan, được thẩm định bằng những phương tiện khoa học, kỹ thuật. Và đây là một ví dụ cho luận điểm của tôi đã trình bày ở trên với quý vị là:

Những giả thuyết khoa học, tuy cùng xuất phát từ những thực tại khách quan được thừa nhận, vẫn có thể đưa đến những hệ thống giả thuyết khoa học khác nhau, để giải thích hiện thực khách quan đó.

Ở đây, nó đã chứng tỏ rằng:  Sự phát hiện tính giống nhau về gen của người Việt ở Việt Nam và cư dân nam Dương tử  ở Trung Quốc hiện nay của Gs Bs Trần Đại Sĩ, vẫn có thể giải thích bằng một lý thuyết khác.

Tương tự như vậy với hệ thống phương pháp luận của chính tác giả Hà Văn Thùy, về việc người Việt từ Đông Nam Á đã di cư lên Nam Dương Tử và toàn bộ miền Bắc TQ hiện nay, để trở thành cội nguồn của các dân tộc ở đây. Hệ thống phương pháp luận của tác giả Hà Văn Thùy và sự  xác định của tác giả, là từ hệ thống giả thuyết khoa học “Loài người bắt nguồn từ Châu Phi”.

Bây giờ chúng ta xem xét về nội dung của học thuyết này.

Kính thưa quý vị.

Thực chất học thuyết “Loài người bắt nguồn từ Châu Phi” đã xuất hiện từ giữa thế kỷ 19, do Charles Darwin đã đặt ra vấn đề “Nguồn gốc loài người từ Châu Phi”. Nhưng vào thời Darwin, nó chưa được các tri thức khoa học liên quan phát triển, như học thuyết Di truyền ủng hộ. Và đương thời, nó cũng bị các nhà khoa học đặt vấn đề hoài nghi.

Học thuyết “Loài người bắt nguồn từ Châu Phi”  hiện nay, là sự tiếp tục giả thuyết khoa học này của Darwin và cũng đã qua nhiều thằng trầm xuyên thế kỷ. Mới đầu, học thuyết này dựa trên các cơ sở di truyền với những bằng chứng về hóa thạch, đã cho rằng:

"Khoảng 120.000 đến 160.000 năm trước CN, những người cổ đại đã rời Châu Phi và đi đến Đông Nam Á".

Tuy nhiên, học thuyết này đã bị bác bỏ bởi vì các phát hiện khảo cổ trước đây, với các công cụ đá ở bán đảo Ả Rập, cho thấy: 120.000 năm trước đã có loài người sinh sống ở đây và cách 80.000 trước công nguyên thì người ta cũng đã tìm ra được rằng của người cổ ở Bắc Kinh.

Tuy nhiên, đến gần đây học thuyết này lại được giới khoa học quan tâm, bởi sự tiến bộ của ngành Di truyền học kết hợp với khảo cổ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một giả thuyết khác cho rằng: chỉ có con người hiện đại có nguồn gốc từ Châu Phi. Và - những chủng tộc xuất phát từ  Châu Phi này -không phải là chủng người duy nhất tạo nên người hiện đại. Giả thuyết này xác định rằng: Ở các nơi trên trái Đất, đã có những chủng người khác sinh sống.  Và chủng người hiện đại từ Châu Phi đã hòa huyết với người bản địa ở các vùng khác nhau trên thế giới; từ đó tạo ra các chủng người hiện đại.

Những xét nghiệm di truyền trong thời gian qua đã kết luận rằng: có một số chủng người cổ đã bị tuyệt chủng và họ đã có thể lai giống người hiện đại có nguồn gốc từ Châu Phi. Các nhà khoa học cũng cho thấy: các chủng người này đã để lại dấu ấn di truyền ở các vùng khác nhau trên thế giới. Ví dụ: di truyền của người Neanderthal có tất cả trong mọi loại người ngoài vùng xa Châu Phi hoặc người cổ Hominin có trong gen của thổ dân cổ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác thì cho rằng các gen của các chủng người cổ xưa khác nhau, đều có thể do đặc điểm chung tổ tiên từ 500.000 đến 800.000 năm trước.

* nguồn Wikimedia (nguồn gốc Châu Phi của người hiện đại).

Kính thưa quý vị.

Qua sự giới thiệu tóm tắt trên thì quý vị cũng nhận thấy rằng: giả thuyết "Nguồn gốc loài người từ Châu Phi", mới chỉ dừng lại ở một giả thuyết khoa học đáng tin cậy và đươc nhiều nhà khoa học ủng hộ hiện nay. Tuy nhiên, nó chưa phải là được sự ủng hộ hoàn toàn của các nhà khoa học. Giả thuyết này, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết từ những luận đề căn bản của nó. Theo tôi, đó là những luận đề::

 Đó chính là sự hình thành các chủng tộc trên thế giới, như: các chủng tộc da trắng, da đỏ, da đen, da vàng,da nâu...vv....sẽ được giả thuyết này giải thích như thế nào?

Chưa hết, giả thuyết "Loài người có nguồn gốc từ Châu Phi" còn có trách nhiệm phải giải thích sự hình thành các dân tộc trong cùng một chủng tộc, mà cụ thể là dân tộc Việt - là vấn đề liên quan đến nội dung cuốn sách của học giả Hà Văn Thùy. Để từ đó, đặt cơ sở cho những luận điểm  thẩm định luận cứ của tác giả Hà Văn Thủy trong cuốn sách này – khi tác giả cho rằng dân tộc Việt là nguồn gốc cả tất cả các dân tộc Đông Nam châu Á và Đông Bắc Á.

Kính thưa quý vị.

Giả thuyết "Nguồn gốc loài người từ Châu Phi" cũng chỉ có thể được coi là một cách giải thích những thực tại khách quan mà con người hiện đại đã nhận thức được. Và mục đích của nó là mô tả sự tiến hóa và phát triển của loài người trên thế giới, với tư cách là một trong những giả thuyết khoa học. Nhưng nó chưa phải là một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh và còn nhiều vấn đề phải bổ sung, như: sự hình thành các chủng tộc. Và chi tiết hơn, là các dân tộc bên trong các chủng tộc đó, mà tôi đã trình bày ở trên.

Giả thuyết "Loài người xuất phát từ châu Phi", đơn giản chỉ mới mô tả theo quan điểm của nó, về sự phát triển của nhân loại nói chung trong quá trình tiến hóa. Hay nói rõ hơn là: Thuyết "Nguồn gốc loài người từ Châu Phi" chưa phải là một học thuyết hoàn chỉnh, nhất quán, có tính hệ thống để được xác định  trở thành một hệ thống lý thuyết cơ bản, mà từ đó, được coi là một tiền đề của một hệ thống tri thức làm cơ sở để giải thích mọi vấn đề liên quan đến các vấn đề nhân chủng học, dân tộc học và xã hội học...vv...

Từ sự nhận xét về bản chất của thuyết "Loài người có nguồn gốc từ châu Phi", dẫn đến vấn đề được đặt ra với hệ thống luận cứ của tác giả Hà Văn Thùy, là:  tác giả đã căn cứ vào tiêu chí nào, để xác định dân tộc Việt đã hình thành và được xác định với tư cách là một dân tộc, khi loài người từ châu Phi xuất hiện ở Đông Nam Á?

Tất nhiên, vấn đề tiếp theo sau đó là các dân tộc khác ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á đã hình thành thế nào với cội nguồn là dân tộc Việt di cư từ Đông Nam Á lên - theo luận điểm của tác giả?

Cá nhân tôi có thể đồng ý với tác giả về một chủng tộc người cổ xuất phát từ Châu Phi di cư đến Đông Nam Á, bao gồm cả nước Việt Nam hiện nay; sau đó di chuyển lên Đông Bắc Á theo thuyết “Loài người bắt nguồn từ Châu Phi”. Nhưng điều đó chưa thuyết phục được tôi, công nhận rằng: Khi đến Đông Nam Á thì chủng người từ Châu Phi, lập tức trở thành dân tộc Việt?!

Vấn đề này liên quan đến tiêu chí để xác định sự hình thành một dân tộc. Cụ thể là dân tộc Việt. Không thể vì người từ châu Phi di cư đến đâu từ hàng chục ngàn năm trước và xét theo thực tế vùng đất các dân tộc đang cư trú hiện đại, để xác định trở thành dân tộc hiện đại đang cư trú tại đó. Thí dụ cụ thể mà tác giả cho rằng: Người cổ từ Phi châu, đến Đông Nam Á liền trở thành dân tộc Việt?!

Hơn nữa, cứ theo logic của tác giả thì chủng người di cư đến vùng Đông Nam Á thành người Việt cổ - hoặc dân tộc Việt cổ - thì không lẽ cứ di cư đến Trung Đông thì thành người Ả Rập, đến Ấn Độ thành người Ấn Độ, đến  Đông Nam Á thì hình thành người Việt..? Vậy thì rút cục người Việt có nguồn gốc từ châu Phi, hay từ những dân tộc được hình thành trên các chặng đường mà người cổ châu Phi đặt chân đến?!

Tóm lại, tôi cần phải nói rõ rằng:

Không gian sinh sống của các dân tộc trong lịch sử hiện đại, không phải là tiêu chí để xác định sự hình thành các dân tộc cổ đại, trong quá trình phát triển, tiến hóa của cả loài người. Và tác giả đã thiếu một tiêu chí để xác định sự hình thành các dân tộc trên thế giới. Đây cũng là chỗ chưa hoàn chỉnh của thuyết "Loài người có nguồn gốc từ châu Phi".

Trên cơ sở những luận cứ mà tôi đã trình bày với quý vị ở trên,  tôi xác định rằng: Tác giả cần phải làm rõ hơn về luận điểm người cổ châu Phi đến cư trú ở Đông Nam Á, từ hàng chục ngàn năm trước, được xác định chính là người Việt cổ. Khi mà ở Đông nam Á ngày nay là nơi cư trú của nhiều dân tộc.

Nếu tác giả muốn bảo vệ luận điểm của mình từ luận cứ trên - thì - tôi nghĩ rằng: Tác giả cần đưa ra tiêu chí về sự hình thành một dân tộc.

Riêng cá nhân tôi, và tôi nghĩ cũng được sự đồng tình của quý vị, rằng: tiêu chí để xác định sự hình thành một dân tộc, là:

"Một dân tộc chỉ được coi như hình thành trong lịch sử, khi dân tộc đó lập quốc".

Đương nhiên đây là một tiêu chí có tính quy ước từ cuối thế kỷ XIX, và có thể một quốc gia gồm có nhiều dân tộc đa số và thiểu số. Nhưng họ chỉ được xác định là một dân tộc, nếu như những dân tộc đó nằm trong hệ thống của một quốc gia mà họ sinh sống. Có thể các nhà khoa học trên thế giới và kể cả chúng ta ngồi  đây, cũng như cá nhân tác giả, vẫn có thể  đưa ra một tiêu chí khác về nội hàm khái niệm hình thành một dân tộc. Nhưng dù sao thì chí ít tiêu chí mà tôi đã trình bày ở trên là tiêu chí duy nhất cho đến hiện nay, mà tôi được biết, để  xác định lịch sử hình thành và tiến hóa của một dân tộc.

Kính thưa quý vị.

Bây giờ, trong khi chờ đợi các nhà khoa học, hoặc tác giả bác bỏ tiêu chí này và đưa ra một  tiêu chí khác, có những luận cứ chặt chẽ, hợp lý và toàn diện hơn cho sự hình thành một dân tộc - chúng ta có thể tạm thời sử dụng tiêu chí này, để xác định sự hình thành dân tộc Việt.

Vậy thì căn cứ vào tiêu chí này, dân tộc Việt chỉ được hình thành khi nó được xác định lập quốc. Thế thì dân tộc Việt, tổ tiên của chúng ta, phải được coi là bắt đầu từ việc lập quốc Văn Lang, mà chính sử đã ghi nhận:  thành lập vào năm 2879 trước CN. Nước Văn Lang, phía Bắc giáp động Đình Hồ, phía nam giáp Hồ Tôn và phía đông giáp Đông Hải. Nền văn minh và quốc gia Văn Lang sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử vào thế kỷ thứ III trước CN.

Từ vấn đề được đặt ra về tiêu chí hình thành một dân tộc, chúng ta lại quay trở lại với chủ đề chính của bản tham luận này. Trong cuốn sách này tác giả cũng xác nhận khoảng 2700 trước công nguyên người Mông Cổ vượt Hồng Hà tấn công vào Trác Lộc và người Lạc Việt thua trận xuôi theo Hoàng Hà đổ bộ vào Nghệ An. Điều này được tác giả nhắc đến 2 lần. Lần thứ nhất, ở trang 39 và 40; lần thứ 2 vào trang 215. Trong đó,  tác giả xác định rằng:

["Khoảng 2700 trước công nguyên, diễn ra cuộc xâm lăng của người MC tại trân Trác Lộc. Quân Việt bại trân. Lạc Long Quân dẫn đoàn quân Việt vùng núi Thái, Sông Nguồn xuôi Hoàng Hà vượt biển đổ bộ vào vùng Nghệ An. Đoàn di dân của Lạc Long Quân mở đầu cho cuộc nam tiến về mái nhà xưa"].

Như vậy, với những luận điểm này tác giả đã phủ nhận sự thành lập nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt, ở Nam Dương Tử là nhà nước Văn Lang mà tôi đã trình bày ở trên, được chính sử nói tới.  Tác giả cho rằng Lạc Long Quân di cư xuống Nghệ An và quốc gia Văn Lang đã bắt đầu từ vùng đất này. Như vậy, tuy tác giả vẫn thừa nhận rằng lịch sử 5000 năm văn hiến của Việt tộc. Nhưng nó lại đặt ra một vấn đề sau:

1/ Theo tác giả, nước Văn Lang được thành lập ở vùng Bắc Bộ nước VN hiện nay, xuất phát từ Ngàn Hống, Nghệ An ngày nay, chứ không phải từ Nam Dương Tử. Vậy thì vấn đề dân tộc Việt được hình thành bắt đầu từ khi nào? Nếu tác giả đã thừa nhận dân tộc Việt đã thành lập từ trước khi có trận Trác Lộc (2700 trước công Nguyên) do Lạc Long Quân lãnh đạo và bị thua. tất nhiên trong điều kiện này thì tác giả phải có một tiêu chí thuyết phục về sự xác định lịch sử của một dân tộc.

2/ Giữa hai truyền thuyết về sự tích Lạc Long Quân lập đô ở Ngàn Hống Nghệ An ngày nay - mà tác giả nói tới -  và truyền thuyết về lịch sử lập quốc của nước Văn Lang được ghi trong chính sử, thì truyền thuyết nào đúng? Hay cả hai đều sai?

Như vậy, tuy luận điểm của tác giả đạt ra một giả thuyết mới, bác bỏ quan điểm phủ nhận truyền thống cội nguồn Việt sử của hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện nay, khi họ cho rằng: dân tộc Việt chỉ "hình thành vào khoảng 700 năm trước công nguyên", với "một liên minh gồm 15 bộ lạc; hoặc cùng lắm là một hình thức nhà nước sơ khai". Nhưng rõ ràng, đây vẫn là một sự phản bác chưa hoàn hảo của tác giả, để chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vì, hệ thống luận cứ của tác giả vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong nội hàm của nó. Và điều này, tôi chứng minh ngay sau đây:

Vấn đề cội nguồn truyền thống của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - được ghi nhận trong chính sử - bị coi như là một truyền thuyết không đáng tin cậy, và cần phải có những bằng chứng khoa học chứng minh. Vậy thì việc Lạc Long Quân bắt đầu xuất hiện ở Nghê An cũng chỉ là một truyền thuyết, mang tính địa phương, được ghép với truyền thuyết Hoàng Đế chiến Xuy Vưu ở Trác Lộc rất chủ quan của tác giả. Và rõ ràng truyền thuyết này trong cổ thư chữ Hán, lại không dính dáng gì đến truyền thuyết Lạc Long Quân cả. Hơn nữa, cả hai đều là truyền thuyết.

Nếu như, mặc định rằng: giả thuyết của tác giả là đúng, mà trong đó cho rằng nhà nước Văn Lang của dân tộc Việt do Lạc Long Quân thua trận rút về Nghệ An lập nên, thì nó sẽ không giải thích được những điều mà chính tác giả dẫn chứng trong tác phẩm. Đó là những di sản văn hóa vật thể của Việt tộc được tìm thấy ở khắp nơi thuộc vùng ĐNA và cả Nam Dương Tử. Hoặc nó cũng không giải thích được sự giống nhau giữa gen của người Trung Quốc hiện nay ở Nam Dương tử với người Việt hiện nay, mà Gs Bs Trần Đại Sĩ phát hiện; hoặc gen người Nhật Bản hiện nay với người Việt hiện nay, mà các nhà khoa học Nhật xác định. Hay nói rõ hơn: Khi tác giả cho rằng Việt tộc thua trận Trác Lộc ở bắc hạ lưu sông Dương Tử và chạy thẳng xuống Nghệ An thì nó đã bỏ qua miền đất Nam Dương Tử

Trong tác phẩm này tác giả còn tỏ ra lúng túng và tự mâu thuẫn, khi cho rằng: nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn vốn là một thành viên của nhà Chu, là một trong những nhà nước quan trọng của Việt tộc. Trong khi sự hình thành nhà nước Việt của Câu Tiễn lại ra đời từ hơn 2000 năm trước công nguyên từ thời nhà Hạ, theo như tác giả viết. Tức là sau ngót 700 năm sau trận Trác Lộc. Vậy thì Việt tộc hình thành từ không gian nào? Ở hạ lưu phía bắc sông Dương tử do tổ tiên của Việt Vương Câu Tiễn thành lập, hay do ở Lạc Long Quân thành lập ở Bắc VN sau khi rút lui về đây vào năm 2700 trước công nguyên?

Kính thưa quý vị.

Trong cuốn sách của tác giả còn nhiều chi tiết có tính mâu thuẫn khác, mà tác giả chưa giải thích được một cách hợp lý. Nhưng tôi nghĩ chỉ cần nêu hai luận cứ chủ yếu của tác giả, trong đó có hệ thống giả thiết khoa học căn bản, là "Loài người có nguồn gốc từ châu Phi", vốn tự thân đã hàm chưa nội dung của một học thuyết chưa hoàn chỉnh, đủ để có những đề nghị với tác giả cần bổ sung thêm nhằm hoàn thiện tác phẩm.

Như vậy, bằng sự phản biện của tôi trong bài viết này, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa để xin được sự quan tâm của quý vị rằng: Tất cả mọi hiện tượng, vấn đề và sự kiện tồn tại khách quan, đều là đối tượng nghiên cứu khoa học. Vấn đề tiếp theo là: từ những thực tại khách quan đó, là nền tảng của những giả thuyết khoa học, những lại rất khác nhau và không tránh khỏi  mâu thuẫn nhau. Vậy thì trước những cách giải thích nhân danh khoa học, thông qua những giả thuyết khoa học khác nhau và mâu thuẫn, thì phải có một chuẩn mực để thẩm định tính đúng sai - dù là tương đối của các giả thuyết khoa học. Cho dù giả thuyết đó ở lĩnh vực khoa học nào - khoa học xã hội nhân văn, khoa học lịch sử,  cho đến khoa học tự nhiên. Tiêu chí đó là:

["Một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng, nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những sự việc, vấn đề và những hiện tượng liên quan đến nó, có tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán, có tính quy luật, có tính khách quan và có khả năng tiên tri"].

Đồng thời, một tiêu chí khoa học khác cũng xác định rằng:

["Một lý thuyết nhân danh khoa học bị coi là sai, nếu như chỉ một mắt xích trong hệ thống luận cứ của nó được chứng minh là sai, mà tự thân hệ thống lý thuyết đó không biện minh được".]

Trong bài nói này, tôi đã chỉ ra những luận điểm chưa chặt chẽ của tác giả, là:

1/ Đề nghị tác giả Hà Văn Thủy xác định tiêu chí hình thành một dân tộc, để từ đó xác định cội nguồn dân tộc Việt. Chứ không thể võ đoán cho chủng người có nguồn gốc châu Phi đã đến Đông Nam Á và trở thành người Việt cổ trước khi đi lên phía Bắc.

2/ Chứng minh không gian lập quốc của người Việt từ Nghệ An, không thể căn cứ duy nhất vào sự liên hệ giữa những truyền thuyết.Mà nó phải có sự liên hệ giải thích tất cả những hiện tương khách quan khác, đã được công nhận, như: di sản văn hóa Việt ở khắp Đông Nam Á và Đông Bắc Á, sự giống nhau về gen di truyền của dân tộc Nhật và các dân tộc ở Nam Dương Tử hiện nay. Trong điều kiện này, tác giả cũng phải chứng minh một truyền thuyết khác về không gian lập quốc ghi nhận trong chính sử là sai.

Kính thưa quý vị.

Cội nguồn Việt tộc đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Hơn 1000 năm Bắc thuộc không phải con số vô cảm đọc trong một giây. Không thể có một dân tộc còn tiếp tục lịch sử của mình, khi đã mất nước. Đây là sự thật khách quan và không có ngoại lệ của lịch sử. Bởi vậy, việc làm sáng tỏ chân lý cội nguồn Việt sử là một điều cấp bách và không thuộc trách nhiệm của một vài cá nhân có cảm hứng. Mà nó là trách nhiệm của cả một dân tộc.

Bởi vậy, thay cho lời kết luận của bài viết này, tôi bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn với tác giả Hà Văn Thùy, vì những cố gắng và sự tận tụy của ông trong việc tìm về cội nguồn Việt tộc. Cho dù, trong cuốn sách đầu tay của ông có thể chưa hoàn chỉnh. Nhưng tôi tin rằng: với một nhiệt huyết vì cội nguồn dân tộc, và sự đóng góp chân tình của mọi người, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy sẽ có những tác phẩm tiếp theo ngày càng hoàn chỉnh cho quan điểm của mình, minh chứng cho chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị. Chân thành chúc quý vị và tác giả đã quan tâm đến những góp ý của tôi.

T/p HCM 20/ 11 2016.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

HỌC GIẢ TRUNG QUỐC

CŨNG CHƯA DÁM NHẬN KINH DỊCH CỦA MÌNH

Nguyễn Trung Thuần dịch

 

Lời người dịch :

Sau khi đọc bài "Kinh dịch là của người Việt" đăng trên Bee.net.vn, dịch giả Nguyễn Trung Thuần, nguyên là nghiên cứu viên ở Hội đồng biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (nay là Viện Từ điển học và Bách khoa thư thuộc Viện                 HLKHXH) đã gửi cho tòa soạn bản dịch mới nhất của bà liên quan đến vấn đề này. Đây là một bài đã được in trên "Thế giới những điều chưa biết" (phần lịch sử, khảo cổ), Nhà xuất bản Giang Tô, Trung Quốc, năm 2008. Đọc bài này ta sẽ thấy chính các học giả Trung Quốc hiện giờ cũng chưa dám khẳng định "Kinh dịch" là của đất nước họ. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Nguyễn Trung Thuần

Trong cổ thư Trung Quốc có nói “Bào Hy họa quái, Thần Nông tác giá, Hoàng Đế dư phục”. Có nghĩa là: Họ Phục Hy (tức Bào Hy) đã sáng tạo ra Bát quái, họ Thần Nông dạy mọi người trồng trọt, Hoàng Đế phát minh ra dư phục (tức thuyền xe và quần áo – ND). Còn có thuyết nói họ Phục Hy dạy cho mọi người cách nấu nướng thức ăn. Trồng trọt, thuyền xe, quần áo..., tất cả những cái đó đều liên quan đến cuộc sống thường ngày của con người, cho nên xưa nay người ta luôn tỏ ra hết sức sùng kính những người như họ Phục Hy... trong truyền thuyết. Vậy thì, Bát quái là cái gì, nó có công dụng gì, vì sao cổ nhân lại xếp nó vào hàng đầu của các loại phát minh sáng tạo?

Bát quái

Bát quái vốn có 8 loại đồ hình, được cấu thành từ 2 phù hiệu cơ bản âm dương gọi là hào dương và hào âm. Hai phù hiệu này dùng các hình thức khác nhau chồng liền 3 tầng, để cấu thành 8 loại đồ hình (Càn), (Khôn), (Chấn), (Tốn), (Khảm), (Li), (Cấn), (Đoài), gọi là Bát quái.

Chúng đại diện cho 8 loại hiện tượng của tự nhiên là trời, đất, sấm, gió, nước, lửa, núi, đầm. Bát quái lại chồng tiếp lên thành từng cặp một, có thể tạo thành 64 quẻ. Quái tượng của 64 quẻ có các thuyết từ khác nhau, gọi là lời quẻ. Lời quẻ cộng thêm những lời văn có liên quan khác chính là nội dung cơ bản nhất của “Chu dịch” (hoặc gọi là “Kinh dịch”) trong “Tứ thư ngũ kinh”.

Bát quái được cấu thành từ các hào dương và hào âm cơ bản nhất, có thể đại diện cho trời và đất. Nếu suy diễn thêm nữa, thì lại có thể đại diện cho trong ngoài, nam nữ, cha mẹ, vua và hoàng hậu, cương nhu, lưng bụng, phủ tạng, cơ quan sinh dục của nam và nữ, cùng rất nhiều sự vật đối ứng với nhau khác không chỉ có liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, mà còn liên quan đến cả các hiện tượng xã hội nữa. Kiến thức trong đó xem qua có vẻ đơn giản, nhưng kì thực lại hết sức sâu sắc. Trước một bộ “Kinh dịch” lấy lời quẻ làm nội dung cơ bản, có những người giải thích từ phương diện này, có những người phân tích thêm từ phương diện kia, có những người lại phát triển thêm từ một phương diện khác, để viết nên nhiều tác phẩm các dạng, viết thành mười mấy vạn lời, mấy chục vạn lời, thậm chí tới hàng triệu lời muôn màu nghìn sắc, thậm chí còn quái dị, khiến cho độc giả không hiểu nổi, có những chỗ còn đọc không ra, chẳng khác nào một cuốn sách trời.

Qua đây, người ta liền nảy sinh nghi vấn rằng chẳng lẽ một thứ phức tạp như vậy mà lại do một nhân vật trong truyền thuyết là Phục Hy sáng tạo ra?

Có người cho rằng, hình thức ban đầu là 8 loại đồ hình của Bát quái, rất có thể là các đồ hình văn tự thời thượng cổ, nó được diễn biến từ cách ghi chép kết thừng của người xưa. Vì thế Bát quái còn được gọi là Bát sách, “sách” nghĩa là “thừng sách” (dây thừng), tạo thành văn tự thì có thể ghi lại những sự vật đã gặp phải.

Như (Càn) biểu thị trời, trời là che phủ khắp bên trên liền một dải, cho nên là 3 hào dương hoàn chỉnh; (Khôn) biểu thị đất, đất bị các con sông chia cắt thành từng mảnh, cho nên là 3 hào âm đứt đoạn; (Khảm) biểu thị nước, tượng trưng cho sông chảy dưới lòng đất từ những khoảng đứt đoạn, chữ “thủy ()” trong văn tự tượng hình cổ đại đã được diễn tiến từ đó.

Văn tự đồ họa là hình thức ở thời kì xa xưa nhất của văn tự Trung Quốc, vì thế mà sáng tạo ra Bát quái chính là đã sáng tạo ra văn tự sớm nhất của Trung Quốc, mới đầu nó chỉ có 8 loại đồ hình, nhưng lại rất quan trọng, cho nên đã được xếp vào hàng đầu của các loại sáng chế phát minh thời thượng cổ.

Trong lòng bàn tay có bát quái thập nhị cung, còn gọi là chưởng bát quái Còn “Kinh dịch” thì rất có thể là tác phẩm của thời nhà Chu, rất khó hiểu, cho nên Khổng Tử thời Xuân Thu đọc “Dịch”, vi biên tam tuyệt, tức ban đầu đến cả Khổng Tử đọc cũng không hiểu, đọc đi đọc lại, khiến cho dây da trâu buộc thẻ tre bị đứt tới 3 lần. Cuối cùng khi đã đọc hiểu rồi, Khổng Tử đã chỉnh sửa thêm, và như thế, “Kinh dịch” liền trở thành kinh điển của Nho gia. Vì thế mà nói Khổng Tử đã có công sáng tạo lại “Kinh dịch”.  Có những người không đồng ý với giải thuyết trên, họ cho rằng Bát quái có khả năng là do người triều Thương dùng giáp cốt để chiêm bốc, đã suy diễn từ các đường vân nứt do bị cháy trên mai rùa mà thành, đó là sáng tạo vào đời nhà Thương, chứ không phải là do Phục Hy sáng tạo ra vào thời thượng cổ theo truyền thuyết.

Cũng có những người cho rằng, Bát quái và “Kinh dịch” đại diện cho quá trình diễn tiến nhận thức của người Trung Quốc cổ đại đối với các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội. Đầu tiên có các hào dương và hào âm với phù hiệu đơn giản nhất, có thể nhờ vào đó để thuyết minh cho cái căn bản của mọi vấn đề trong trời đất. Sau đó phát triển thành 8 quẻ (Bát quái) có thể đại diện được cho 8 loại hiện tượng của thế giới tự nhiên. Rồi lại phát triển tiếp tám tám sáu mươi tư quẻ, có thể thuyết minh cho nhiều hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội hơn. Cuối cùng mới có “Kinh dịch” với các lời quẻ là chính, cấu thành một tác phẩm triết học có thể đại diện cho vũ trụ quan, nhân sinh quan... của người Trung Quốc cổ đại. Mỗi một giai đoạn phát triển đều không thể chỉ là sự sáng tạo phát minh của một người nào đó, mà là một quá trình diễn tiến có sự kế thừa và phát triển trước sau, liên tục không ngừng. Nói họ Phục Hy sáng tạo ra Bát quái kì thực là đã quá đơn giản hóa vấn đề này rồi.

Giải thuyết cuối cùng trong số 3 giải thuyết trên tuy khá hợp lí, nhưng nó đã phủ định giải thuyết “Bào Hy họa quái” đã được lưu truyền từ mấy ngàn năm nay ở Trung Quốc, nên lại rất khó lòng được mọi người tiếp nhận.

Rút cục Bát quái là do ai sáng tạo? Khi còn chưa tìm ra được lời giải đáp tốt hơn, thì vẫn đành phải dựa theo lời trong sách xưa mà qui công về cho họ Phục Hy theo truyền thuyết thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CỘI NGUỒN KINH DỊCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA TƯƠNG LAI.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Văn hiến Việt Nam, chìa khóa khám phá chân lý cuối cùng của vũ trụ, cho sự phát triển bền vững.

 

 

Kính thưa quí vị,

Hchất và cội nguồn của nó.  quốc tế về kinh Dịch, nhưng vẫn chưa thể khám phá được bản  ôm nay, chúng ta họp mặt nơi đây, để trao đổi và khám phá bản chất và cội nguồn của kinh Dịch với hệ thống ký hiệu quen gọi là Bát quái.Chúng ta cũng dễ dàng thống nhất ý kiến về tính bí ẩn huyền vĩ của bộ sách gọi là Chu Dịch này, vốn được coi là "tứ đại kỳ thư" của nền văn minh Đông phương. Vào thế kỷ trước, chính phủ Trung quốc, vốn tự nhận là cội nguồn của văn minh Đông phương, đã phổi hợp với UNESCO cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc, bốn lần tổ chức hội thảo

Nhưng để tìm ra bản chất đích thực của sự kiện và vấn đề thì quy mô tổ chức không phải là yếu tố quyết định. Mà nó còn lệ thuộc vào phương pháp tiếp cận, khám phá bản chất hiện tượng. Cho nên, mặc dù với quy mô nhỏ hơn và bất cập về nhiều phương diện, chúng ta vẫn đủ tự tin để tổ chức một cuộc hội thảo về những bí ẩn của nền văn minh Đông phương.

Nếu cuộc hội thảo khoa học về kinh Dịch lần này của chúng ta thành công với những kết luận của nó, thì đây chính là một đóng góp quan trọng, vì làm sáng tỏ bản chất của nền văn minh Đông phương kỳ vĩ và đầy huyền bí, đang sừng sững thách đố trí tuệ của toàn thể nhân loại.

Ra ngoài khoa học, bà Vanga, nhà tiên tri nổi tiếng người Bungari đã nói:

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại trong tương lai".

để chúng ta có mặt nơi đây ngày hôm nay.  Từ những vấn đề được đặt ra, chúng tôi tin tưởng vào ý nghĩa của việc tìm kiếm những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Mà một trong những bí ẩn lớn nhất chính là "Cội nguồn kinh Dịch",
Lý thuyết cổ xưa đó nằm ở đâu trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại và nó có thật hay không? Phải chăng đó chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ còn tiềm ẩn trong lịch sử văn minh nhân loại, mà con người chưa khám phá ra?

Chúng ta cũng đã biết rằng: mục tiêu của những khoa học gia hàng đầu, vẫn quan sát và tìm kiếm để tạo ra một lý thuyết thống nhất cho con người nắm bắt và làm chủ được cuộc sống của mình. S.W Hawking đã giúp lý giải cho động cơ của các nhà khoa học:

“Nếu chúng ta thực sự tìm ra được một lý thuyết tối hậu về vũ trụ, thì điều đó có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn hoàn toàn rằng quả chúng ta đã tìm ra được một lý thuyết hoàn chỉnh. Song nếu lý thuyết chặt chẽ về mặt toán học và luôn đưa ra được những tiên đoán phù hợp với quan sát, thì chúng ta có thể tin một cách hợp lý rằng đó là một lý thuyết đúng đắn. Nó sẽ kết thúc một chương dài và vinh quang trong lịch sử đấu tranh trí tuệ của con người để tìm hiểu vũ trụ. Đồng thời nó cũng cách mạng hóa sự hiểu biết các định luật vũ trụ của con người bình thường".

Tuy nhiên, cũng chính Hawking đã viết:

“Đến thời điểm này, đa số các nhà khoa học quá bận rộn vào việc phát triển những lý thuyết để trả lời câu hỏi như thế nào mà chưa bận tâm tới câu hỏi vì sao? Mặt khác, những triết gia là những người mà công việc là đặt ra câu hỏi vì sao, lại không đủ điều kiện để thông tuệ được các lý thuyết hiện đại.”

Và để tiếp tục cho những vấn đề được đặt ra, tôi xin được bắt đầu trình bày với tiểu mục:

I. Thế giới tìm hiểu những giá trị của văn minh Đông phương.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu và hội thảo về Kinh Dịch trên khắp thế giới, nhưng kết quả vẫn là sự huyền bí kỳ vĩ của nền văn minh Đông phương, sừng sững thách đố trí tuệ nhân loại, trong sự hội nhập của lịch sử các nền văn minh.

"Gần đây có rất nhiều nhà khoa học ở đủ mọi ngành và ở nhiều nơi trên thế giới, với các phương tiện hiện đại có nhiều đặc tính ưu việt như: tinh vi, nhanh chóng, chính xác trong tay, họ đã và đang nghiên cứu nền tảng của di sản văn minh phương Đông này. Thế nhưng, sự tiếp cận thực chất của nó còn đang là một khó khăn to lớn".Giáo sư Lê Văn Sửu – một học giả có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa cổ Đông phương của Việt Nam – đã nhận xét trong tác phẩm "Nguyên lý thời sinh học cổ phương Đông" của ông như sau:

                                                                                                                                Chính vì sự mặc định này, cho nên hệ quả tất yếu của nó là: Mặc nhiên xác định những yếu tố cấu thành nên nội dung của những giá trị phương Đông là những thành tựu của nền văn minh này và coi là đối tượng nghiên cứu, không cần biết đúng hay sai ngay trong nội hàm của nó. Hay nói cách khác: Sự hiểu sai về nguồn gốc của nền tảng tri thức, tạo nên một hệ thống tri thức sản phẩm của nó là kinh Dịch, đã tạo ra sự bế tắc - khi không thể hiểu được những phạm trù, thuật ngữ khái niệm... cấu thành nên hệ thống tri thức của kinh Dịch. Tất nhiên, khi ngay cả nội hàm những cấu trúc và câu từ mô tả trong kinh Dịch, còn mờ mịt khó hiểu thì không thể có khả năng hiểu toàn bộ hệ thống..Cái sai lớn nhất, chính là con người trong lịch sử nền văn minh đã mặc định kinh Dịch thuộc về nền văn minh HánNgười ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.

Cái sai thứ hai chính là phương pháp nghiên cứu. Nhận định của Giáo sư Lê Văn Sửu trong cuốn "Nguyên lý thời sinh học cổ phương Đông" của ông, đã cho thấy định hướng một phương pháp nghiên cứu sai.

Và đó là nguyên nhân để những phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho nhận thức trực quan của việc khám phá cấu trúc thế giới vật chất, không phải là điều kiện đủ để thẩm định một hệ thống lý thuyết đúng hay sai.Chúng ta không thể đi tìm bản chất các ký hiệu Bát quái bằng kính hiển vi. Dù đó là kính hiển vi hiện đại nhất. Kinh Dịch là sản phẩm của tư duy tổng hợp trừu tượng; nó mô tả những quy luật tương tác của tự nhiên, vũ trụ, cuộc sống và con người có thể tiên tri. Hay nói rõ hơn: Kinh Dịch là sản phẩm của hệ thống tư duy trừu tượng và là thành tố trong một cấu trúc của một hệ thống lý thuyết. Trong khi đó, tất cả các phương tiện kỹ thuật, chỉ hỗ trợ cho sự nhận thức trực quan những trạng thái tồn tại của vật chất của con người. Hay nói rõ hơn:

Chúng tôi xác định rằng:Bất cứ một học thuyết, một hệ thống lý luận nào, dù nhân danh khoa học hay tôn giáo, đều phải có những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của nó.

Những tiêu chí xác định một học thuyết, một hệ luận thuộc về nền văn minh nào phải gồm tối thiểu ba yếu tố sau đây:

1. Lịch sử phát triển và hình thành học thuyết được mô tả một cách hợp lý thuộc về lịch sử của nền văn minh đó.

2. Tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán và hợp lý nội tại của một học thuyết hình

 thành trong một nền văn minh.

3. Nền tảng tri thức của một nền văn minh là cơ sở cho sự hình thành một học thuyết thì nó phải có khả năng phục hồi lại học thuyết đó.

Trên cơ sở những tiêu chí này, chúng tôi trình bày lần lượt các vấn đề liên quan để chứng minh quan điểm của chúng tôi và là cơ sở để tìm về cội nguồn kinh Dịch và bản chất của nó.

II. Đi tìm cội nguồn kinh Dịch từ những tiêu chí khoa học.

Chúng tôi xin bắt đầu từ tiêu chí thứ 1:

II.1. Lịch sử phát triển và hình thành học thuyết mô tả một cách hợp lý thuộc về lịch sử của nền văn minh đó.

Bắt đầu từ tiêu chí thứ nhất, chúng tôi lần lượt trình bày lịch sử kinh Dịch mô tả qua bản văn chữ Hán và rất phổ biến từ hàng ngàn năm qua, như sau:

Hà Đồ và Tiên thiên Bát quái.  II. 1.a.

Theo truyền thuyết được ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán: Vua Phục Hy - được coi là xuất hiện vào khoảng 6500 năm cách ngày nay, đi tuần bên sông Hoàng Hà, thấy con Long mã xuất hiện. Trên lưng Long Mã có những vòng xoáy. Căn cứ vào vòng xoáy trên lưng Long Mã, vua Phục Hy làm ra Hà Đồ và tạo ra Tiên thiên bát quái.

Tuy nhiên đồ hình Hà Đồ và Tiên Thiên Bát quái chính thức xuất hiện vào cuối thời Tống - 1000 năm cách ngày nay - do Thiệu Khang Tiết công bố. Tức là nó chỉ chính thức xuất hiện vào 5500 năm sau khi được coi là do vua Phục Hy phát hiện theo truyền thuyết.

Lạc Thư.  II.1.b.

Theo truyền thuyết được ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán:

đi trị thủy ở sông Lạc Thủy, thấy một con rùa thần, trên lưng, đầu tứ chi và đuôi có những chấm lạ. Dựa trên những chấm này, vua Đại Vũ phát minh ra đồ hình Lạc Thư và làm ra Hồng Phạm cửu trù. Trù thứ nhất chính là sự mô tả Ngũ hành.  Vua Đại Vũ - được coi là 4000 năm cách ngày nay, (tức 2500 năm sau vua Phục Hy phát minh ra Hà Đồ phối Tiên Thiên Bát quái)

Hậu Thiên bát quái và bản văn Chu Dịch.  II.1.c.

Theo truyền thuyết được ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán:

i. Vua Văn Vương, được coi là 3000 năm cách ngày nay , (Tức sau vua Đại Vũ 1000 năm và vua Phục Hy 3500 năm) - bị vua Trụ Vương giam ở ngục Dữu Lý 7 năm (Có sách chép 2 năm). Trong thời gian bị giam giữ, đã căn cứ vào đồ hình Lạc Thư của vua Đại Vũ, phát minh ra Hậu Thiên Bát quái và viết Soán Từ mô tả tính chất 64 quẻ Dịch Hậu Thiên bát quái.

ii. Con của Chu Văn Vương là Chu Công Đán soạn ra Hào Từ.

iii. Khổng tử - được coi là 2500 năm cách ngày nay , (Tức sau vua Phục Hy 3500 năm; sau vua Đại Vũ 1500 năm và cha con Chu Văn Vương 500 năm) soạn ra Thuyết quái, Thập Dực, Thoán từ thượng hạ truyện. Đến đây cuốn Chu Dịch được coi là hoàn tất theo truyền thuyết được ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán.

II.1.d . Một điều rất đáng lưu ý là: Theo những bản văn cổ sưu tầm được thì cả những đồ hình như "Tiên Thiên Bát quái phối Hà Đồ" (Được coi là do vua Phục Hy sáng tạo từ trên lưng Long Mã); "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư" (Được coi là do vua Văn Vương sáng tạo từ Lạc Thư trên con rùa thần), đều chỉ được công bố vào đời Tống do các Đạo gia thực hiện. Tức là khoảng cách thời gian, từ khi ghi nhận sự sáng tạo của Phục Hy và Văn Vương, đến khi những đồ hình này được chính thức công bố vào đời Tống, lần lượt là:

- Đồ hình Tiên Thiên Bát quái phối Hà Đồ (Do vua Phục Hy sáng tạo), đến thời Tống là hơn 5000 năm (?!).

- Đồ hình Hậu Thiên Bát quái phối Lạc Thư (Do vua Văn Vương sáng tạo), đến thời Tống là hơn 2500 năm (?!).

II. 1. e Lịch sử kinh Dịch theo bản văn chữ Hán và những vấn đề được đặt ra.

Như vậy, ở các phần trên, chúng tôi đã trình bày lịch sử kinh Dịch theo truyền thuyết và các văn bản cổ chữ Hán. Trên cơ sở này chúng tôi ứng dụng tiêu chí thứ nhất để phân tích các vấn đề liên quan

Những vấn đề được đặt ra cho lịch sử kinh Dịch mà nền văn minh Hán tự nhận là của họ, có những điều hoàn toàn không thể thuyết phục dưới bất cứ một góc nhìn nào, là:

i. Nguyên nhân sự phát hiện ra Bát quái - căn nguyên của kinh Dịch, lại bắt nguồn từ hai linh vật thần thoại là con Long Mã trên sông Hoàng Hà và con Thần Quy trên sông Lạc Thủy.

ii. Khoảng cách thời gian lịch sử quá dài cho tính ứng dụng và lưu truyền, là:

Từ thời vua Phục Hy đến thời Chu Văn Vương là hơn 3000 năm, đồ hình Tiên thiên Bát quái phối Hà đồ đã dùng để làm gì trong cuộc sống và xã hội, để có điều kiện tồn tại vượt thời gian như vậy?  -

- Từ thời kinh Dịch được coi là hoàn chỉnh vào thời Khổng Tử, đến khi hai đồ hình “Hà đồ phối Tiên Thiên Bát quái" và "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", lại chỉ chính thức xuất hiện vào thời Tống. Tức là cách thời Khổng Tử đúng 1500 năm. Vậy từ thời Khổng Tử cho đến Tống, người ta dùng kinh Dịch để làm gì, ngoài việc bói toán?

- Cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang ở đây trình bày với quý vị bản tham luận này thì ngay các học giả Trung Hoa và các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa thể xác định được: "Mục đích ra đời của kinh Dịch".

Và một vấn đề đau đầu cho các nhà nghiên cứu cổ kim, là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán? Khi mà thuyết Ngũ hành được cho rằng ra đời vào đời vua Đại Vũ - 4000 năm cách ngày nay - thì từ thời Hoàng Đế - hơn 5000 năm cách ngày nay, tức trước cả vua Đại Vũ hơn 1000 năm - thuyết Âm Dương Ngũ hành đã ứng dụng trong cuốn "Hoàng Đế nội kinh tố vấn"- vốn là một cuốn sách lý luận kinh điển của Đông Y?! Hay nói rõ hơn: Sự ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành với hệ Can Chi ra đời trước khi lý thuyết này được phát hiện hàng thiên niên kỷ.

Kính thưa quý vị.

Như vậy, chúng ta có thể xác định ngay rằng: Lịch sử hình thành kinh Dịch theo truyền thuyết và các bản văn chữ Hán, hoàn toàn mơ hồ và không đủ tin cậy.

Bây giờ, chúng ta xét đến tiêu chí thứ II:

II.2 Tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán và hợp lý nội tại của một học thuyết hình thành trong một nền văn minh.

Đây là tiêu chí thứ 2, mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Chúng ta tiếp tục xét nội hàm của Kinh Dịch từ các bản văn chữ Hán theo tiêu chí này. chúng tôi xin phép được trình bày như sau:

Mâu thuẫn tính chất Ngũ hành của các quái trong Bát quái Tiên Thiên và Hậu Thiên trong tương quan đồ hình tích hợp với nó là Hà Đồ và Lạc Thư.  II.2.a

Để mở đầu cho phần này, chúng tôi xin dẫn lời của học giả Nguyễn Hiến Lê trong cuốn: "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử", trong phần nói về Hà đồ, Lạc thư, đã viết như sau:

Nhất là so sánh hai hình đó (Hà Đồ và Lạc Thư) với bát quái, thì dù giàu tưởng tượng tới mấy, cũng không thể bảo rằng bát quái phỏng theo hai đồ hình đó được.

Có thể học giả Nguyễn Hiến Lê hiểu theo cách của ông. Nhưng tôi xin trình bày với quý vị góc nhìn của tôi trình bày tiếp theo, như sau:

II.2.b. Mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc kinh Dịch theo bản văn chữ Hán.

Tất cả những ai đã đọc kinh Dịch, đều thấy rất rõ rằng Bát quái có thuộc tính được mô tả trong Thuyết Quái truyện do Khổng Tử san định như sau: Càn là Trời, Khảm là Thủy, Cấn là Núi, là Thổ, Chấn là Mộc, Khôn là Thổ, Ly là Hỏa, Tốn là Mộc, là gió, Đoài là Kim, là đầm trạch....Nhưng trong kinh Dịch thì không có một chữ nào nói tới Ngũ hành. 

II.2.c. Cũng theo sách Hán thì chúng được tích hợp trong hai mô hình là Tiên Thiên Bát quái phối Hà Đồ và Hậu Thiên Bát quái Văn Vương phối Lạc Thư.

Xin quý vị xem hình dưới đây:

TIÊN THIÊN BÁT QUÁI PHỐI HÀ ĐỒ.

HẬU THIÊN BÁT QUÁI PHỐI LẠC THƯ -

 

 

 

 

 

 

 

 

II.2.d. Chúng ta cũng biết rằng theo độ số Ngũ hành trong bài khẩu quyết lưu truyền từ thời Tống trong cổ thư chữ Hán, ghi rõ:Thiên cửu (9) sinh Kim, Địa tứ (4) thành chi

Đây là một thí dụ nổi bật cho thấy sự bất cập ngay từ cấu trúc nguyên lý căn để liên quan đến Kinh Dịch và Ngũ Hành trong các bản văn chữ Hán.
Xin nói rõ hơn: Các bản văn cổ đều xác nhận hành Kim có độ số 4 - 9. hành Hỏa có độ số 2 - 7.Nhưng so sánh nguyên lý căn để sử dụng trong các phương pháp ứng dụng từ cổ thư chữ Hán, là "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc thư", thì không có tính nhất quán, tính hệ thống của đồ hình này. Đoài Kim theo bản văn kinh Dịch thì lại ở độ số của hành Hỏa 7; ngược lại quái Ly Hỏa lại ở độ số của hành Kim 9.
Thiên Thất (7) sinh Hỏa, Địa nhi (2)thành chi.Trong Hồng Phạm cửu trù theo bản văn chữ Hán cũng ghi rõ: Trong trù thứ nhất là Ngũ hành, như sau:Thiên nhất (1) sinh thủy, Thiên nhị (2) sinh Hỏa, Thiên Tam(3) sinh Mộc, Thiên tứ (4) sinh Kim.

Bây giờ chúng ta xét đến tiêu chi thứ 3:

II.3. Nền tảng tri thức của một nền văn minh là cơ sở cho sự hình thành một học thuyết thì nó phải có khả năng phục hồi lại học thuyết đó.

Kính thưa quý vịTừ hơn 2000 năm nay, tính từ khi nền văn minh Lạc Việt - theo chính sử Việt ghi nhận - sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử, thì nền văn minh Hán vẫn không thể phục hồi được học thuyết Âm Dương Ngũ hành và hiểu được bản chất của kinh Dịch. Có lẽ tôi không cần chứng minh. Vì đó là điều hiển nhiên. Những bí ẩn của nền văn minh Đông phương vẫn sừng sững một cách huyền vĩ thách đố tri thức của toàn nhân loại, cho đến tận ngày hôm nay, khi chúng ta đang ngồi đây để tìm về cội nguồn kinh Dịch..Sự xác định nền văn minh Hán không phải chủ nhân đích thực của nền Lý học Đông phương, mà nền tảng của nó là Lý thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. sẽ  tiếp tục với nội dung "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Chúng tôi cũng căn cứ vào những tiêu chí khoa học đã trình bày, tôi xin được phép tiếp tục chứng minh cho vấn đề này:

III. Cội nguồn và nội dung thực sự của kinh Dịch.

Kính thưa quý vị.Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể từ trên trời rơi xuống. Đương nhiên phải có một nền văn minh sở hữu hệ thống tri thức huyền vĩ này thuộc về nền văn minh Đông phương. Và chúng tôi cần xác định ngay rằng: Dân tộc Việt chính là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Căn cứ vào những tiêu chí khoa học, mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Chúng tôi lần lượt so sánh từng tiêu chí khoa học để chứng minh cho luận điểm của chúng tôi. Chúng tôi xin bắt đầu từ tiêu chí thứ nhất.

III.1. Lịch sử phát triển và hình thành học thuyết mô tả một cách hợp lý thuộc về lịch sử của nền văn minh đó.

Lịch sử dân tộc Việt được ghi nhận trong chính sử Việt, kéo dài từ năm 2879 TCN, đến nay trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử. Và dân tộc này đã bị một đêm dài lịch sử thời Bắc thuộc hơn 1000 năm. Đây không phải là một con số vô cảm chỉ đọc trong một giây. Không một dân tộc nào đã mất nước, nhưng vẫn có chính sử ghi nhận cả. Không có một trường hợp ngoại lệ nào trong lịch sử văn minh nhân loại. Do đó, chúng ta không thể dẫn chứng bằng những bản văn lịch sử liên quan để chứng minh cho vấn đề này. Nhưng những dấu ấn còn lại của truyền thống văn hóa Việt lại xác định lịch sử hệ thống tri thưc của nền văn minh Đông phương là thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái thuộc về Việt tộc, như: "áo cài vạt bên trái"; “Nam tả, nữ hữu"; hoặc những danh từ mô tả Bát quái là những từ phổ biến trong sinh hoạt cuộc sống của người Việt, như: "Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Khôn, Ly, Tốn, Đoài"...Chúng tôi đã chứng minh trong các sách đã xuất bản, các bài viết liên quan trên các diễn đàn mạngthì những di sản này vô cùng đồ sộ. Điều này chứng tỏ rằng: những tri thức huyền vĩ của nền văn minh Đông phương, đã rất phổ biến trong xã hội Việt từ những ngày xa xưa nên độ dày của nó vẫn tiếp tục thể hiện đến ngày hôm nay, cho dù dân tộc Việt phải vượt qua những thăng trầm khốc liệt của lịch sử. Và chính những di sản văn hóa truyền thông Việt lại chứng tỏ một khả năng phục hồi lại thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái. Để chứng minh tiếp tục điều này, chúng tôi trình bày tiêu chí thứ hai, là:III.2. Tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán và hợp lý nội tại của một học thuyết hình thành trong một nền văn minh.

Kính thưa quý vị,

Từ những di sản còn lại trong nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử, chúng tôi đã hiệu chỉnh những di sản của thuyết Âm dương Ngũ hành, kinh Dịch và xác định những vấn đề quan trọng trong cấu trúc nội hàm của hệ thống này như sau:

III.2.a. Nguyên lý căn để cho mọi ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt.Trên cơ sở những di sản còn lại trong những giá trị văn hóa truyền thống Việt, chúng tôi đã hiệu chỉnh mô hình Hậu Thiên Văn Vương thành Hậu Thiên Lạc Việt ở hai vị trí quái Tốn và Khôn; đồng thời xác định rằng: Mô hình "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" mới chính là nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành.Xin quý vị so sánh hai hình dưới đây:HẬU THIÊN VĂN VƯƠNG PHỐI LẠC THƯ theo bản văn chữ Hán.

 

 

 

 



HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ.Được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt.

 

 

 

Một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính hoàn chính, nhất quán, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Trên cơ sở sự hiệu chỉnh và thay thế nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ", chúng tôi giải thích, hiệu chính phục hồi hầu hết những hệ thống phương pháp luận ứng dụng, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong các ngành học thuộc hệ thống nhà, như: Kiến trúc xây dựng (Địa lý phong thủy), các phương pháp dự báo về mọi hiện tượng: thiên nhiên, vũ trụ, cuộc sống và con người; một số vấn đề tồn nghi trong Đông Y... Chuẩn mực để thẩm định tính chân lý trong việc phục hồi, hiệu chỉnh này của chúng tôi, căn cứ vào tiêu chí khoa học xác định rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái - tức kinh Dịch - là một hệ thống lý thuyết vũ trụ quan khoa học hoàn chỉnh, nhất quán có tính hệ thống, chứ không phải là những hệ thống rời rạc, mơ hồ và đầy mâu thuẫn như những bản văn còn lại bị Hán hóa sau khi nền văn hiến Việt sụp đổ từ hơn hai ngàn năm trước ở bờ Nam sông Dương tử.Trên cơ sở nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử- với  sự ứng dụng những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học - mà đối tượng là thuyết Âm Dương Ngũ hành - đã xác định tính chất hoàn toàn phù hợp với nó, cho tất cả mọi vấn đề liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch.Chính từ nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" và những di sản còn lại của nền văn hóa truyền thống Việt, chúng tôi đã xác định rằng:

III.2.b. Tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán và hợp lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành và những giá trị được phục hồi, nhân danh nền văn hiến Việt.

Chứ không phải là ba bộ phận rời rạc và xuất hiện từng phần trong lịch sử phát triển của nền văn minh Hán, như các bản văn chữ Hán mô tả. Mà cho đến ngày hôm nay, các nhà nghiên cứu lịch sử văn minh Đông phương, kể cả Trung Hoa, cũng không xác định được học thuyết này ra đời vào giai đoạn nào trong lịch sử văn hóa Hán. Mặc dù, những hệ luận của học thuyết này trong tất cả các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương, như Đông Y, Kiến trúc xây dựng (Địa Lý phong thủy), dự báo.v.v...đều xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái là một hệ thống hoàn chỉnh cho những ứng dụng của nó và ra đời trước các hệ thống ừng dụng.Trong đó kinh Dịch - mà bộ phận cấu thành cốt lõi của nó là hệ thống ký hiệu Bát quái - chỉ là mô hình của một phương trình toán học mô tả nội hàm của học thuyết này.Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái  - tức kinh Dịch - là một hệ thống lý thuyết vũ trụ quan hoàn chỉnh, nhất quán.Trên cơ sở những di sản văn hóa truyền thống thuộc về nền văn hiến Việt, chúng tôi đã xác định rằng: 

Chúng tôi đã chứng minh điều này trong các sách đã xuất bản, trong các bài viết trên các phương tiện quảng bá điện tử. Ở đây, chúng tôi xin trình bày tóm tắt như sau:

Các nhà khoa học hiện đại đã xác định rằng:"Một lý thuyết khoa học thì phải có một mô hình toán học mô tả được nó".Đối với các nhà nghiên cứu lịch sử văn minh Đông phương và kinh Dịch, cho đến ngày hôm nay, vẫn căn cứ vào các bản văn chữ Hán, để xác định rằng: Bát quái là những phát hiện độc lập và không liên quan gì đến thuyết Âm Dương và Ngũ hành.

Và chúng ta có thể xác định ngay rằng: Chính những bản văn cổ chữ Hán, khi mô tả bát quái Hậu Thiên hay Tiên Thiên - một cách hết sức quái dị thì đều phải thừa nhận cơ sở của nó là Lạc thư, hay Hà Đồ. Khi các bản văn đó cho rằng: Vua Phục Hy tạo ra "Tiên Thiên bát quái" từ Hà Đồ. Và vua Văn Vương tạo ra "Hậu thiên bát quái từ Lạc Thư". Mà Lạc Thư hay Hà Đồ, đều là mô hình biểu kiến mô tả một nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, đây là điều không cần phải tranh luận. Như vậy, chúng tôi đã xác đinh tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán và sự liên hệ mang tính hữu cơ của mô hình bát quái với thuyết Âm dương, Ngũ hành. Đương nhiên nó thuộc về Việt tộc. Và chỉ có những di sản văn hóa truyền thống của Việt tộc, mới có khả năng phục hồi lại học thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái, tức kinh Dịch.Chúng tôi xin tiếp tục trình bày tiêu chí thứ ba. Tiêu chí này phát biểu rằng:
Trong khi đó, bát quái rõ ràng là những ký hiệu phi ngôn ngữ. Vậy thì ký hiệu Bát quái trong Dịch học - khi không phải là ký hiệu mô tả ngôn ngữ - tất yếu nó chỉ có thể là những ký hiệu toán học mô tả thuyết Âm Dương Ngũ hành và là một bộ phận hữu cơ của học thuyết này. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học mà chúng tôi đã trình bày ở trên.

III.3. Nền tảng tri thức của một nền văn minh là cơ sở cho sự hình thành một học thuyết thì nó phải có khả năng phục hồi lại học thuyết đó.

Kính thưa quý vị.

Có thể nói đây là tiêu chí quan trọng nhất và là nền tảng chứng minh cho cội nguồn Kinh Dịch, thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn minh Việt. Chính từ những di sản văn hóa truyền thống Việt với bề dày gần 5000 năm lịch sử. đã hiệu chỉnh, làm rõ những khái niệm và hệ thống hóa toàn bộ thuyết Âm Dương ngũ hành và kinh Dịch.Những di sản văn hóa truyền thống Việt đã xác định rằng: Nguyên lý căn để trong Lý học Đông phương mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là "Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt" (Đổi vị trí Tốn/ Khôn so với Hậu thiên Văn Vương). Chứ không phải là "Lạc Thư phôi Hậu thiên Văn Vương", như cổ thư chữ Hán mô tả.

đã dẫn đến sự phục hồi toàn bộ cấu trúc và nội hàm của học thuyết này, nhân danh nền văn hiến Việt. Kính thưa quý vị.Từ sự hiệu chỉnh với nguyên lý căn để "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" và trên cơ sở này, chúng tôi đã chứng minh nguyên lý lập thành bảng Lạc thư hoa giáp, thay thế cho sự bí ẩn của bảng Lục Thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán; hệ thống hóa toàn bộ kiến thức Địa lý Phong thủy, vốn rời rạc, tản mạn và đầy mâu thuẫn trong các bản văn chữ Hán. Chúng tôi cũng phục hồi lại hầu hết những giá trị trong các hệ thống ứng dụng liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành của nền văn minh Đông phương. Tóm lại, xuất phát từ sự phục hồi nguyên lý căn để "Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt"

Chính sự phục hồi, hiệu chỉnh trên cơ sở văn hóa truyền thống Việt với bề dày lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương tử, đã chứng minh nền văn hiến Việt là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương và là cội nguồn kinh Dịch.Như vậy, chúng ta có thể kết luận hai vấn đề:

a.                       Nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử, chính là cội nguồn của Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch.

b.                      Bát quái trong kinh Dịch là những siêu công thức toán học mô tả nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành về những chu kỳ của sự vận động vũ trụ. Sự phục hồi lý thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - thỏa mãn tất cả những tiêu chí khoa học làm chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà các nhà khoa học tinh hoa đang tìm kiếm.Kính thưa quý vị.Chình từ sự phục hồi nhân danh khoa học và thuộc về nền văn hiến Việt, đã dẫn đến một kết luận của chúng tôi là:

IV. Kết luận:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành - lý thuyết thống nhất vũ trụ.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, cũng hoàn toàn thỏa mãn những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất, mà các nhà trí thức tinh hoa của nhân loại đang tìm kiếm. Thuyết Âm Dương Ngũ hành lýgiải từ sự hình thành khởi nguyên của vũ trụ cho đến mọi vấn đề của quy luật vận động và tương tác liên quan đến vũ trụ, thiên nhiên, xã hội và cuộc sống với khả năng tiên tri đến từng chi tiết cho hành vi của con người. Trên cơ sở những chuẩn mực của một lý thuyết thống nhất khoa học, mà con người đang tìm kiếm, thì thuyết Âm Dương ngũ hành hoàn toàn thỏa mãn những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất.Do đó, tôi có thể kết luận ngay rằng: Thuyết Âm dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.S.W Hawking đã viết: Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?Kính thưa quí vị.

Cả một nền văn minh hiện đại trong thời đại chúng ta đang sống - và chúng ta cũng đang rất tự hào về sự phát triển của nền văn minh này. Nhưng những trí thức tinh hoa của cả một nền văn minh hiện đại, còn chưa xác định được có hay không một lý thuyết thống nhất. Vậy thì sự kết luận về một lý thuyết thống nhất không lẽ lại ra đời vào thời kỳ lịch sử mà các nhà khoa học lịch sử hiện đại cho rằng: chỉ xấp xỉ thời Đồ Đá. Điều này có vẻ trái ngược với tiêu chí thứ ba mà tôi đã trình bày ở trên?!Cần phải khẳng định rằng: Nền tảng tri thức của thời đại đồ đá từ 5000 năm trước, không thể tạo ra một lý thuyết thống nhất. Vậy thì một cách giải thích hợp lý nhất và phù hợp với tiêu chí khoa học, chính là một kết luận xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ tồn tại trên Trái Đất này. Nền văn minh này đã bị hủy diệt vì một nguyên nhân nào đó, thí dụ là một trận Đại Hồng Thủy chẳng hạn - Và dân tộc Việt chính là một bộ phận còn sống sót và gìn giữ được học thuyết này trong xã hội cổ xưa. Những di sản khảo cổ phát hiện được, ngày càng nhiều và củng cố cho sự xác định của chúng tôi về một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trước nền văn minh của chúng ta.Kính thưa quý vị.Như vậy - về lịch sử - , chúng tôi đã trình bày về cội nguồn lịch sử gần gũi của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành, thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử. Chúng tôi cũng xác định rằng: Cội nguồn xa xưa của kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trên trái Đất này.Về nội dung học thuật, chúng tôi cũng xác định rằng: những mô hình Bát quái trong Kinh Dịch, chính là hệ công thức toán học mô tả nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Kính thưa quý vị,

Trong xu thế thới đại của một cuộc hội nhập quy mô toàn cầu đang diễn ra, việc tìm hiểu bản chất đích thực và làm sáng tỏ giá trị của một hệ thống tri thức của nền văn minh Đông phương vốn huyền bí và kỳ ảo hàng thiên niên kỷ, sẽ là một đóng góp quan trọng trọng của nền văn hiến Việt, cho sự phát triển trong tương lai của toàn bộ nền văn minh của chúng ta.

Cho nên, để kết thúc, chúng tôi hy vọng được sự quan tâm, chia sẻ và đóng góp trí tuệ của các bậc trí giả, nhằm mục đích phục hồi một cách hoàn chỉnh những gía trị đích thực của nền văn minh Đông phương, khi mà khả năng cá nhân và nhóm người quả là rất khó khăn khi thực hiện và phục hồi một lý thuyết cổ xưa vô cùng đồ sộ và huyền vĩ.

T/ p HCM 20/ 10 2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIẾT LẠI LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KINH DỊCH

Hà Văn Thùy

 

Kinh Dịch là thành tựu văn hoá kiệt xuất của phương Đông. Từ hơn 2000 năm nay, thế giới cho rằng đó là sản phẩm của người Trung Hoa. Khoảng 30 năm lại đây, một số tác giả lên tiếng đòi bản quyền sáng tạo Kinh Dịch cho người Việt. Ngày nay, nhờ những phát kiến quan trọng về khảo cổ và nhân chủng học, đã tới lúc phải bàn lại về vấn đề vô cùng quan thiết này. 

I.               Nguồn gốc Kinh Dịch theo quan niệm truyền thống 

1. Tóm lược

Ngày nay, tất cả các cuốn Kinh Dịch viết bằng mọi ngôn ngữ trên thế giới đều ghi: “Hà xuất Đồ, Lạc xất Thư, thánh nhân tắc chi.” Câu này có nghĩa là: “bức Đồ hiện lên ở sông Hoàng Hà, bức Thư hiện lên ở sông Lạc Hà, đấng thánh nhân bắt chước mà làm Dịch.” Đó là nguyên văn lời Khổng Tử ghi trong Hệ từ truyện. Nhưng không chỉ có vậy, hầu hết các sách cũng chép theo Khổng An Quốc rằng: “Phục Hy được bức Đồ trên con long mã ở sông Hoàng Hà, Đại Vũ được bức Thư trên con thần qui xuất hiện ở sông Lạc mà làm nên Dịch.” Phục Hy là ông vua thứ hai trong huyền thoại của người Trung Hoa, sau Toại Hoàng, sống vào khoảng năm 4480 TCN, đã căn cứ vào bức Đồ xuất hiện từ sông Hà rồi làm ra Bát quái, trùng quái.           

          Dịch bắt đầu từ Phục Hy, trải qua đời Hạ, đời Thương đến Văn Vương thì được nâng lên một bước. Dịch của Văn Vương tuy đầy đủ nhưng cái lý vẫn còn bí ẩn. Năm trăm năm sau, Khổng Tử làm Thoán Tượng, buộc thêm lời vào ý của Văn Vương, mục đích làm sáng tỏ Dịch của Văn Vương. Từ cuốn sách bói toán, Văn Vương, Khổng Tử đã chuyển thành cuốn sách có ý nghĩa giáo hoá lớn nên được xếp vào Lục kinh. Phùng Ỷ viết: “Văn vương tán quẻ của Bao Hy, diễn số của cỏ thi, suy việc biến dịch của 9, 6 để sinh ra Hào, cho nên Quái, Hào đều liên hệ với nhau bằng lời, và định tên là Dịch. Từ khi Khổng Tử tán Dịch của Văn Vương thì các Dịch của Hạ, Thương đều bỏ. Bởi thế, từ Văn Vương, các sách Dịch mới bắt đầu gọi Dịch, còn trước Văn Vương, chỉ gọi là Quái mà thôi. Cho nên Khổng Tử nói Bào Hy vạch Bát quái chứ không nói làm Dịch.” [1] 

, đều là những quyển sách bói. Khi san định Kinh Dịch, chính Khổng Tử cùng với việc đưa nội dung triết lý, đạo đức vào Dịch, cũng dành ba chương IX, X, XI cho việc bói toán. Sau Khổng Tử, Dịch càng nghiêng hơn vào việc bói toán. Hán nho luận Dịch phần nhiều chủ về tai dị và thuật số. Đến đời Nguỵ, Vương Bật chú Dịch mới truất bỏ những lời bàn về toán số mà phát huy phần triết lý trong kinh Dịch. Do đó Dịch học chia làm hai phái: một phái chủ trương Dịch học là sách dùng để bói toán, người cầm đầu là Mạnh Hỷ đời Tây Hán, nổi danh nhất là Trần Đoàn và Thiệu Ung ở đời Tống. Cũng vào thời gian này, do nhiều trường phái Dịch ra đời khiến cho loạn thuyết, Dịch chính truyền bịChu Dịch, đời nhà Chu có Quy Tàng, đời Hoàng Đế có Liên SơnDịch vốn là công cụ bói toán. Đời Thần Nông có 

 


mai một nên Chu Hy đúc kết Dịch còn sót của dòng chính, sáng tác sách Châu Dịch bản nghĩa truyền tới ngày nay. Về công dụng của Dịch, Châu Dịch bản nghĩa của Chu Hy viết: Phục Hy đã “thắt dây lại mà làm ra cái vó, cái lưới để đi săn, đánh cá, đó là ngài đã lấy tượng của quẻ Ly.” Rồi “Họ Bào Hy mất. Họ Thần Nông lên thay, đẽo gỗ làm lưỡi cày, uốn gỗ làm cán cày, đem cái lợi về sự cày bừa dạy cho thiên hạ; đó là ngài lấy tượng của quẻ Ích.” Họ Thần Nông lại còn dạy dân họp chợ, giao thương: “Mặt trời đứng bóng thì họp chợ, đưa dân trong thiên hạ đến, tụ góp hàng hoá của thiên hạ lại, giao dịch xong rồi trở về, ai cũng được như ý; đó là Ngài lấy tượng ở quẻ Phệ hạp.” Rồi “Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn lấy tượng ở quẻ Kiền, quẻ Khôn, khoét cây làm thuyền, chuốt gỗ làm chèo, dùng thuyền dùng chèo để qua sông, qua ngòi, đi xa làm lợi cho thiên hạ: đó là lấy tượng ở quẻ Hoán. Dùng trâu ngựa để chở nặng, đi xa, làm lợi cho thiên hạ: đó là lấy tượng ở quẻ Tuỳ…” [3] 

2. Nhận định 

Trên đây là quan niệm mang tính chính thống về nguồn gốc của kinh Dịch. Tuy nhiên, trong giới Dịch học, từ ngót hai nghìn năm nay luôn xuất hiện những ý kiến dị biệt: 

a.     Có người cho rằng, không phải Phục Hy làm ra Dịch. Hà đồ, Lạc thư với long mã, thần quy chỉ là sự thêm thắt của Khổng An Quốc, không thể tin là xác thực vì Khổng Tử không hề nói vậy. “Đồ xuất hiện ở sông Hà, Thư xuất hiện ở sông Lạc, đấng thánh nhân đặt ra phép tắc.” Hai chữ thánh nhân đâu đã đủ để minh chứng Phục Hy? Khổng An Quốc đời Tây Hán có nói: “Hà đồ là tấm đồ biểu do con long mã mang ra khỏi sông Hoàng Hà thời vua Phục Hy ngự trị thiên hạ. Ngài bèn đem những chấm, những nét của tấm đồ biểu để vạch ra Bát quái.” Thuyết này thực cũng chỉ là do óc tưởng tượng của Khổng An Quốc đó thôi! 

b.    Có người cho rằng: Không phải Phục Hy từ Đồ, Thư mà làm ra Dịch: Nếu đem Bát quái phối trí với Hà đồ thì 1 với 6 là Thuỷ, đóng tại phương Bắc thuộc ngôi vị của Khảm; 2 và 7 là Hoả, đóng tại phương Nam thuộc ngôi vị của Ly; 3 và 8 là Mộc, đóng tại phương Đông, thuộc ngôi vị của Chấn và Tốn; 4 và 5 là Kim, đóng ở phương Tây, thuộc ngôi vị của Đoài và Kiền; 5 và 10 là Thổ, giữ trung ương, ngôi vị của Thái cực. Sự phối trì này tượng trưng cho cuộc thuận bố của Ngũ hành. Tuy nhiên, còn có Khôn - Cấn, hai ngôi không thể phối hợp vào đâu được; điều đó chứng tỏ Bát quái không phải xuất xứ từ Hà đồ. [4], phản đối Hà đồ và Lạc thư có liên quan tới Dịch. Đến khi Hồ Vị làm Dịch đồ minh biện, đem phân tích rõ ràng rành mạch lai lịch giữa Hà đồ với Dịch, thì lúc đó mọi người mới lại thấy Đồ là Đồ, Dịch là Dịch, cả hai không có gì liên can tới nhau cả. Hà đồ Lạc thư nguyên quai Mao Kỳ Linh đời Thanh sơ làm 

c.     Chúng tôi cho rằng việc gán cho các thánh nhân nhìn tượng các quẻ rồi làm ra vật dụng là không có cơ sở. Đây là điều trái với quy luật tư duy: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Chỉ có thể từ hình thể hang đá nơi trú ngụ, rồi những tổ chim trụ được qua mưa gió, con người nghĩ ra cách làm nhà. Bắt gặp con chim con thú bị mắc lại giữa đám dây leo, con người nghĩ ra cách kết dây thành lưới bắt thú bắt cá. Từ cây gỗ trôi trên sông, người ta học cách kết bè rồi làm thuyền… Không thể có chuyện các thánh nhân ngồi nhìn ngắm các quẻ Dịch rồi làm ra vật này vật khác mà phải như Sử Thiếu Vi viết: “Thần Nông ăn lá cây, một ngày chết đi sống lại đến năm lần rồi tìm ra thuốc chữa bệnh bằng cây cỏ.” Hiên Viên do "Kiến chuyển bồng nhi chế thừa xa" có nghĩa là nhìn cỏ bồng xoay theo gió mà chế ra xe. Toại Nhân thì dùi cây tìm ra lửa. Ta biết, Phục Hy sống ở khoảng 4480-4369 năm TCN, trong khi người hiện đại Homo sapiens ra đời từ 195.000 năm trước và phải đánh cá kiếm sống từ rất lâu trước khi Phục Hy ra đời. Nếu ngồi chờ Phục Hy “ngâm cứu” các quẻ Dịch mới làm ra thuyền chắc dân châu Á chết đói từ lâu! Như vậy hợp lý hơn không phải là từ quẻ Dịch nghĩ ra thuyền, lưới mà chính từ có thuyền, lưới, nhà cửa, quần áo, cày bừa rồi nghĩ ra Âm Dương, làm ra Dịch? 

Vì vậy, cũng không phải Phục Hy làm ra Dịch mà Dịch ra đời từ trước đó nhiều. Cùng lắm thì Phục Hy là người có sáng kiến, trên cơ sở những quẻ bói của dân gian làm ra Bát quái rồi trùng quái. Từ đó dân gian quy công cho Phục Hy. 

II.            Những quan niệm khác.  

1.    Tóm lược 

Khoảng ba mươi năm trước, một số học giả như giáo sư Kim Định trong Việt lý tố nguyên, giáo sư Lê Văn Sửu với Nguyên lý thời sinh học cổ Ðông phương và Học thuyết âm dương ngũ hành, giáo sư Bùi Văn Nguyên với Kinh Dịch Phục Hy rồi giáo sư Nguyễn Tiến Lãng Kinh Dịch-sản phẩm sáng tạo của người Việt... đề xuất ý kiến đòi bản quyền sáng tạo kinh Dịch cho người Việt. Những năm gần đây xu hướng này thu hút thêm nhiều nhà nghiên cứu: Nguyễn Vũ Tuấn Anh với Tìm về cội nguồn Kinh Dịch [5] , Nguyễn Thiếu Dũng với những bài báo “Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam?” và “Chiếc gậy thần - dạng thức nguyên thuỷ của hào âm hào dương”, [6] đặc biệt là Trần Quang Bình với cuốn sách dầy dặn Kinh Dịch, sản phẩm sáng tạo của nền văn hiến Âu Lạc. [7] trên gốm 3500 năm tuổi nên người Âu Lạc là chủ nhân của Kinh Dịch, còn người Trung Hoa, nhận được vật cống Hà Đồ của người Việt, nhưng chưa được người Việt dạy cho Bát quái chuẩn vì vậy đã dùng Bát quái sai lạc của Văn Vương. Lôi Thuỷ GiảiTrần Quang Bình dựa vào công cụ điện toán, phát hiện ra trong 40.320 đồ hình Bát quái lý thuyết, Bát quái Văn Vương chỉ là 1 trong 24 đồ hình đạt tới 6 chíều đối xứng. Chỉ duy nhất một đồ hình đáp ứng cả 8 chiều đối xứng, được gọi là Bát quái chuẩn. Ông cũng giải mã hoa văn khắc trên trống đồng và phát hiện Bát quái chuẩn trên trống Lạc Việt. Cũng nhờ giải mã hoa văn trống đồng, tác giả cho rằng Nòng và Nọc là hai ký hiệu nguyên thuỷ của hào Âm hào Dương của Dịch Lạc Việt. Ông cũng cho rằng mình tìm ra Bát quái Âu Lạc trong tranh Đàn Lợn của làng Đông Hồ. Từ đó ông kết luận, là người thủ giữ Bát quái chuẩn, lại có hiện vật là quẻ                                                                                                                          trên chiếc nồi đất thời Phùng Nguyên cách nay 3500 năm nên cho rằng Kinh Dịch là di sản sáng tạo của Việt Nam.Lôi Thuỷ GiảiNguyễn Thiếu Dũng phát hiện ra “Chiếc gậy thần – dạng nguyên thuỷ của hào âm hào dương” trên trống đồng Lạc Việt, quẻ   Các nhà nghiên cứu lão thành đã bằng sự cảm nhận sâu sắc văn hoá phương Đông, thấy những chỗ bất cập của bản kinh Dịch truyền thống, nhận ra hồn vía văn hoá Việt trong tên gọi các quẻ, trong cách giải nghĩa Dịch mà cho rằng Dịch đã do tổ tiên người Việt sáng tạo. Giáo sư Kim Định nhờ phát hiện triết lý An vi trong Dịch, đồng thời căn cứ ở tư liệu lịch sử cho rằng trước khi người Hán vào Trung Nguyên thì người Việt đã tràn khắp 18 tỉnh của Trung Hoa; Phục Hy, Thần Nông là vị vua người Việt vì vậy, cố nhiên, Dịch phải là sản phẩm của người Việt. Nhìn chung, các vị đưa ra nhiều lý lẽ nghe có vẻ xuôi tai nhưng về chứng cứ chưa đủ mạnh nên chưa thuyết phục được ngay cả giới học giả trong nước. Những tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thiếu Dũng, Trần Quang Bình, mỗi người theo khả năng của mình đưa ra nhiều bằng chứng mới để chứng minh cho ý tưởng Kinh Dịch là của người Việt. Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhận ra sự không hoàn chỉnh của Hậu thiên Bát quái Văn Vương và phát hiện ra Bát quái Lạc Việt nên cho rằng người Lạc Việt đã sáng tạo ra Hậu thiên Bát quái chuẩn chính là người làm ra Kinh Dịch.

 

Hậu thiên Bát quái Âu Lạc (theo Trần Quang Bình)


 Nhận định 2.

Ý tưởng của các học giả lão thành dù còn mơ hồ nhưng cũng là những gợi ý quý báu để hậu thế đi sâu tìm về cội nguồn của Kinh Dịch. Chung tôi cho rằng đó là những gợi ý sáng suốt có tính mở đường nên cần được tiếp thu một cách trân trọng. Với những tác giả lớp sau, chúng tôi nhận thấy: 

a.     Chỉ dựa trên sự phát hiện cái gọi là “Bát quái chuẩn” trên trống đồng, trên tranh dân gian mà cho rằng người Âu Lạc là chủ nhân của Kinh Dịch là chưa đủ thuyết phục. Không thể loại trừ ít nhất khả năng, đó là sự sáng tạo độc lập của những nhóm người cư trú tại những lãnh thổ khác nhau, mà mức độ tinh xảo có khác nhau. Cho rằng người Trung Hoa ngẫu nhiên (bằng vật cống hay chiếm đoạt) có được Hà đồ rồi làm Dịch lại càng không có cơ sở, bởi lẽ nhiều tác giả chứng minh rằng không phải từ Hà đồ làm ra Dịch; mặt khác, nếu vậy, trên đất Trung Hoa không thể có một phong trào làm Dịch rộng lớn, bền bỉ trải dài nhiều thời kỳ, tạo nên di sản khổng lồ: tới đời Thanh, Tứ khố toàn thư tập hợp được 158 bộ gồm 1761 quyển, phụ lục 8 bộ, 12 quyển, 

b.    Cho rằng, vào đời Hạ, đời Thương Trung Quốc chưa có Dịch là không đúng. Sách bói Liên Sơn, Quy Tàng đã truyền từ thời Phục Hy qua Thần Nông, Hoàng Đế. Di vật xóm Rền 3500 năm trước tương đương với đời Thương. Như vậy dấu tích cổ nhất về quẻ Dịch ở Việt Nam cũng muộn hơn những sách Dịch thời Thần Nông, Hoàng Đế. Ta từng nghe nói sách Tam phần mở đầu Thượng thư bị Khổng Tử loại bỏ khi san định kinh Thư thì chính đó là “Tam phần thư” mà Mao Tiệm phụng sứ đi kinh Tây, khi tới Đường Châu tìm được trong dân gian ba bộ sách gọi là Tam phần thư, gồm có Sơn phần, Khí phần, Hình phần. Sơn phần là Liên Sơn Dịch của Thiên hoàng, họ Phục Hy; Khí phần là Quy tàng Dịch của Nhân hoàng, họ Thần Nông; Hình phần là Kiền Khôn Dịch của Địa hoàng họ Hoàng đế. Mỗi bộ Dịch đều có 8 quẻ; dưới mỗi quẻ lại đều có 7 quẻ nữa, tổng cộng 8 x 8 = 64 quẻ. Như vây Tam phần là Dịch thời Tam Hoàng. Chúng có những cái tên Liên Sơn, Qui Tàng, Kiền Khôn và có 64 quẻ, gọi là: “Quân, Thần, Dân, Vật, Âm, Dương, Binh, Tượng; Qui, Tàng, Sinh, Động, Trưởng, Dục, Chỉ, Sát; Thiên, Địa, Nhật, Nguyệt, Sơn, Xuyên, Vân, Khí” tức là Kiền, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài. [8] Điều này càng minh chứng cho việc Dịch có mặt ở Trung Nguyên ít nhất từ 4480 năm TCN.

III.          Sự hình thành kinh Dịch theo cách nhìn mới 

Có thể công cụ bói toán mà sau này có tên là Dịch được ra đời như sau:

1. Dựa vào phát hiện những dấu vết Dịch trên gốm Phùng Nguyên, trên trống đồng Đông Sơn, việc tìm thấy bản Dịch tại Mã vương đôi miền Hồ Nam cùng những bản sách Dịch thời Thần Nông, Hoàng Đế bên sông Hoàng Hà, ta có thể nhận định rằng: Bát quái, trùng quái được người Lạc Việt sáng tạo trên địa bàn rộng lớn từ bên sông Hồng sông Mã, tới Dương Tử, Hoàng Hà. Không phải ngẫu nhiên mà trên quốc kỳ của Đại Hàn dân quốc có đồ hình Thái cực và Bát quái. Họ chính là hậu duệ của dòng U Việt mà tổ tiên từ 3-4 nghìn năm TCN đã góp phần sáng tạo ra Dịch. 
Khám phá thiên nhiên huyền bí là khát vọng lớn lao của con người. Khát vọng lớn lao không kém nữa là dự đoán những may rủi, hoạ phúc đến với cộng đồng cũng như tới số mệnh của từng con người. Một công cụ để bói toán là điều bức xúc. Do quan sát thiên nhiên, dần dà con người biết được sự vận hành của mặt trăng, mặt trời, các vì sao cùng mối liên quan của chúng với Trái đất. Người ta cũng phát hiện ra hai yếu tố Âm, Dương cùng với Ngũ hành sinh khắc chi phối toàn bộ sự vận hành của Vũ trụ. Tới một lúc nào đó, những trí tuệ sáng láng nhất trong cộng đồng hình dung ra vũ trụ là Thái cực như một vòng tròn chứa nghi Âm và nghi Dương. Lưỡng nghi cọ xát thành Tứ tượng, Tứ tượng cọ xát thành Bát quái… Do quen với chữ Nòng Nọc nên lúc đầu người Việt dùng Nòng 0-0 để ký hiệu nghi Âm và Nọc 0 ký hiệu nghi Dương. Tới lúc nào đó, hai ký hiệu toán nhị phân trên được cải tiến thành vạch đứt - - tượng trưng cho Âm, vạch liền – tượng trưng cho Dương. Chồng những tượng Âm, Dương lên nhau thành Tứ tượng rồi Bát quái, trùng quái là việc không mấy khó. Cái khó hơn, khiến đau đầu người xưa là làm cách nào bố trí hợp lý 8 quái trên hoành đồ rồi viên đồ. Càng khó hơn khi bố trí một thứ tự thỏa đáng cho 64 quẻ trong mối tương quan đa chiều giữa quẻ này và quẻ khác trên phương đồ, viên đồ… Bằng sự kiên trì của loài kiến, dần dần người xưa cũng tìm ra Bát quái khả dĩ phục vụ cho mục đích của mình: Tiên thiên Bát quái. Có thể Phục Hy là người sáng chế ra Bát quái Tiên thiên này mà cũng có thể Ngài đã tổng kết hàng nghìn Bát quái trong dân gian để thành Tiên thiên Bát quái. Rồi dùng Tiên thiên Bát quái như một la bàn, Phục Hy đã sắp xếp vị trí 64 quẻ theo trật tự hợp lý nhất, đó là Trùng quái Phục Hy. Trùng quái Phục Hy trở thành cuốn sách bói truyền đến Thần Nông dưới tên Liên Sơn, tới Hoàng Đế có những bổ sung cải tiến và được gọi là Quy Tàng. Hai công cụ bói toán này truyền qua thời Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương… Trong dân gian người ta cũng dần dần phát hiện ra những bất cập, những sai lệch của Liên Sơn, Quy Tàng. Vì vậy tự nhiên, không ít đề nghị cải tiến sách bói được đưa ra. Theo truyền thuyết, Văn Vương là thánh nhân đáp ứng được việc này. Có thể do chính Ngài phát minh ra, cũng có thể Ngài tổng hợp những phương án xuất hiện trong dân gian, thành Bát quái mới mà sau này được gọi là Hậu thiên Bát quái hay Bát quái Văn Vương. So với Bát quái của Phục Hy, Bát quát Văn Vương là thành tựu nổi bật vì là 1 trong 24 đồ hình đạt được 6 đối xứng (theo Trần Quang Bình). Dựa vào Hậu thiên Bát quái, Văn Vương bố trí lại 64 quẻ rồi trước tác quái từ, hào từ, đưa sách bói thành công cụ bói ưu việt và Dịch ra đời. Năm trăm năm sau Văn Vương, Khổng Tử san định Dịch, viết Thập dực, làm cho Dịch có diện mạo như hiện nay và được xếp vào Ngũ kinh. 

Có thể có tình huống thế này: cũng như những chiếc búa đá mài được người Hoà Bình đưa lên Trung Nguyên, sau đó là giống lúa, giống gà, giống chó… Bát quái, rồi trùng quái cũng được người Lạc Việt sáng tạo rồi theo chân người Việt di cư mang tới bên sông Dương Tử, Hoàng Hà. Việc sáng chế là một quá trình hàng ngàn năm, bắt đầu là Bát quái Tiên thiên rồi Bát quái Hậu thiên. Đến khi người Phùng Nguyên khám phá ra Bát quái chuẩn, là Bát quái Lạc Việt thì xảy ra sự cố người Mông Cổ xâm chiếm đất đai Việt. Cuộc di cư lên phía bắc từ hàng vạn năm bị chặn đứng. Do không có người đi lên mà chỉ có người chạy loạn trở về nên nhiều yếu tố mới của văn hoá phương Nam, trong đó có Bát quái Lạc Việt không được đưa lên phương Bắc. Tíếp đó là những tao loạn thời Chiến Quốc càng làm khó con đường đi lên của người Việt. Tiếp theo là Thục Phán chiếm ngôi của Hùng Vương rồi nhà Tần xâm lăng. Không còn cách nào khác, người Âu Lạc đành khắc Bát quái Lạc Việt lên trống đồng để cất giữ. Do người xưa ký thác một cách quá bí hiểm nên kẻ xâm lăng phương Bắc thủ đắc trống hơn 1000 năm cũng như con cháu sau này tuy có tìm thấy trống cũng không thể giải mã nổi. Đến ngày nay, nhờ cố công của nhiều thế hệ người Việt và nhờ vào phương tiện khoa học hiện đại, những tác giả như Đoàn Nam Sinh, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thiếu Dũng, Trần Quang Bình tìm lại được đồ hình Bát quái chuẩn trên trống đồng, tranh Đàn Lợn của Làng Hồ, tranh Ngũ Hổ đình Hàng Trống… Cố nhiên những khám phá này cần được kiểm chứng công nhận sự chính xác. Dù thế nào đi nữa thì chúng ta cũng vô cùng biết ơn người Trung Hoa anh em có công cực kỳ lớn lao trong việc tiếp thu sách bói Liên Sơn, Quy Tàng từ tổ tiên Lạc Việt rồi bỏ công sức, trí tuệ xây dựng nên Kinh Dịch với diện mạo hiện nay, một đỉnh cao của trí tuệ nhân loại. 

2. Khi đi tìm công cụ bói toán, người xưa buộc phải khám phá bản chất cùng sự vận hành của Vũ trụ. Không phải duy nhất một con đường đến La Mã thì cũng không phải chỉ một con đường duy nhất phát hiện bản chất vũ trụ là việc bói cỏ thi. Có thế là cùng với những quẻ Dịch, đã phát hiện ra hai công cụ bói toán khác là Hà đồ và Lạc thư dùng để bói rùa. Dựa vào việc bố trí những chấm Âm, Dương trên Đồ, Thư được vẽ trên mai rùa, khi nướng vỏ rùa, người ta căn cứ trên những vết nứt để định quẻ rồi giải đoán bằng Dịch. Như vậy là, dù được sáng tạo ra một cách độc lập nhưng Hà đồ, Lạc thư cùng phục vụ cho việc bói toán. Cùng là những công cụ mã hoá bản chất và sự vận hành của Vũ trụ nên Đồ, Thư và Bát quái có những tương đồng do quy chiếu vào bản chất vũ trũ. Tới thời gian nào đó, Đồ và Thư được gộp chung vào Liên Sơn, Quy Tàng và Chu Dịch. Khi san định Chu Dịch, Khổng Tử thấy trước mắt mình tất cả Quái, Đồ, Thư nên Ngài mặc nhiên tin rằng cả ba là thành phần bất khả phân ly của sách Dịch. Vì vậy Ngài cho rằng, thánh nhân (những vị tài giỏi sống rất lâu trước mình) nhận được Đồ, Thư từ sông Hà sông Lạc rồi theo đó vạch quẻ: “Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư, thánh nhân tắc chi.” Chính lời nói này khiến cho hậu thế nhầm theo là từ Hà đồ, Lạc thư mà làm ra Bát quái. Điều này không đúng với logic của tư duy: Quái đơn giản hơn Đồ, Thư nhiều nên theo tư duy logic thông thường, quái phải được làm ra trước Đồ, Thư. Hoặc giả cả ba cùng được tìm ra một cách riêng rẽ. Dầu sao thì cũng không thể từ Đồ, Thư mà làm ra Bát quái. Và quả như những chứng minh ở trên cho thấy, Đồ, Thư không liên quan tới Bát quái. Khổng Tử đã lầm nhưng cháu ông là Khổng An Quốc lại lầm hơn khi đưa ra những yếu tố dị đoan là con Long mã trên sông Hà, con Thần quy trên sông Lạc. Sự thêm thắt vô sở cứ này dẫn hậu nhân đến hoang đường lầm lạc và gọi ông là tội đồ của Dịch. 

IV. Kết luận 

1.Từ chứng minh ở trên, ta có thể tin được rằng, kinh Dịch nguyên là công cụ bói toán do người Lạc Việt sống từ sông Hồng, sông Mã tới Dương Tử, Hoàng Hà sáng tạo. Khoảng năm 4480 TCN, Phục Hy đã từ những đồ hình Bát quái lưu hành trong dân gian, sáng tạo ra Tiên thiên Bát quái. Dựa vào cái la bàn này, Ngài đã sắp xếp một cách tương đối thoả đáng các quẻ trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, trở thành sách bói toán hữu dụng. Văn Vương dựa vào những bát quái do dân gian phát hiện, đã sáng tạo nên Hậu thiên Bát quái rồi từ đây điều chỉnh vị trí các quẻ và sáng tác Quái từ Hào từ, đưa cuốn sách bói toán trở thành Chu Dịch. Bằng công trình san định của mình, Khổng Tử đã đưa Chu Dịch trở thành bộ kinh điển đứng hàng đầu trong kho tàng tri thức nhân loại. 

Vì vậy nên chăng, người Việt Nam nên dựa vào Bát quái Lạc Việt làm ra cuốn Dịch Việt Nam để phục vụ tốt hơn cho nhân dân, đất nước mình. “Câu lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc không phù hợp với thực tiễn Trung Quốc vì con đường sống của họ luôn dịch chuyển từ Tây Bắc sang Đông Bắc, hành trình các kinh đô của các triều đại Trung Hoa thường đi từ núi ra biển: Tây An - Trường An - Lạc Dương - Khai Phong - Bắc Kinh. Đó là hành trình ngược với lời hào ba quẻ: Giải, Khôn, Kiển.” Dịch là cuốn sách triết lý về vũ trụ và nhân sinh nên sự chính xác của những luận đoán của nó phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí, tức tọa độ của người dùng Dịch, do sự chi phối của lực hút Trái đất cùng tác động của các thiên thể. Giữa Việt Nam và Trung Quốc có khoảng cách về địa lý, múi giờ khác nhau. Dịch do người Trung Hoa làm ra như hiện nay chưa thật chính xác đối với người Trung Hoa thì độ chính xác sẽ kém đi đối với người ở vĩ độ khác. Xin dẫn ra đây một thí dụ từ bài viết của Nguyễn Thiếu Dũng: xếp lại đồ hình của 64 quẻ cho thật chính xác, từ đó chỉnh lại những chỗ chưa phù hợp của Quái từ, Hào từ, Hệ từ… 2.Tuy nhiên tới nay cũng chưa thể nói kinh Dịch là tác phẩm hoàn chỉnh, không còn điều gì để bàn bạc sửa chữa. Đọc bộ Dịch do Chu Hy truyền lại, không thiếu những chỗ người đọc phải chấp nhận một cách khiên cưỡng là chỉ dấu cho thấy điều này. Dịch vốn là công cụ bói toán, vậy mà gần hai ngàn năm nay, những nhân tài xuất chúng về bói toán chỉ đếm không hết trên đầu ngón tay, cho thấy bản thân công cụ bói toán có vấn đề. Vấn đề ở đây là do người Trung Hoa chỉ có thể đạt tới Bát quái Văn Vương với 6 đối xứng. Từ Bát quái bất toàn này đã dẫn đến những thiếu sót nghiêng lệch trong viếc sắp xếp các quẻ, khiến việc viết Quái từ, Hào từ, Thập dực thiếu chính xác. Chúng tôi cho rằng, Tiên thiên, Hậu thiên đồ chỉ phản ánh từng bước con người khám phá sự vận hành của vũ trụ. Do nhận ra đồ hình Bát quái của Phục Hy còn thiếu sót bất cập, trước thời Văn Vương, người xưa đã tìm ra một đồ hình khác. Khi đặt tên cho đồ hình mới này là “Hậu thiên”, thì đồng thời gọi đồ hình của Phục Hy là “Tiên thiên” để phân biệt. Về nguyên tắc, Tiên thiên Bát quái là vô nghĩa, vì lúc đó Vũ trụ chưa sinh, thì làm gì đã có những Càn, Khôn cùng sự vận hành? Một vũ trụ chưa có (tiên thiên) làm sao có thể tác động tới con người ở thời Hậu thiên? Nhưng trên thực tế, Tiên thiên đồ đã là công cụ bói toán hữu hiệu. Điều này chứng tỏ cái tên “tiên thiên” đặt cho đồ hình Phục Hy là không chuẩn. Ngày nay, khi nhận ra sự thiếu sót bất cập của Bát quái Văn Vương, con người cần phải tìm ra bát quái tiến bộ hơn. Tác giả Trần Quang Bình đã tìm ra Bát quái chuẩn (Bát quái Âu Lạc). Từ đây, công việc phải làm là xây dựng bộ Dịch mới theo chỉ đạo của Bát quái chuẩn:

3.Thoạt kỳ thủy, Dịch là sách bói. Có thời kỳ việc bói toán bành trướng làm Dịch bị suy đồi. Nay ta đang ở thái cực khác, coi bói toán là mê tín dị đoan nên trên phương diện chính thống, bị bài bác vùi dập. Đấy lại là một cực đoan. Cực đoan là tiêu cực. Nên chăng chúng ta ủng hộ cả hai cánh của Dịch học - triết lý và dự báo - để Dịch vừa phục vụ con người triết lý vừa phục vụ con người tâm linh? Dự báo tương lai với những cát hung hoạ phúc là khát vọng lớn của con người từ tuổi ấu thơ. Khát vọng đó ngày nay và có lẽ mãi mãi không bao giờ vơi cạn. Vì vậy việc cần làm là biến Dịch thành môn khoa học dự báo tương lai đạt tới độ tin cậy cao chứ không phải như lạc đà vùi đầu trong cát để phủ nhận bói toán. Cần đưa Dịch thành môn học trong trường phổ thông để công dân tương lai không bị mù dịch, ngu ngơ trước quy luật vận hành của vũ trụ, đứng ngoài thành tựu văn hoá của tổ tiên.

Tài liệu tham khảo:

[1]Phùng Ỷ. Hậu Trai Dịch học. Tứ khố toàn thư trân bản. Thương vụ ấn quán Thương Hải. Dịch tập chú, Kinh thượng thiên, quyển 1, trang 1 (Dẫn theo Nguyễn Hữu Lương trang 109).
[2]Nguyễn Hữu Lương. Kinh Dịch với vũ trụ quan phương Đông; Nha tuyên uý Phật giáo. Sài Gòn 1971, trang 421
[3]Chu Hy, Châu Dịch bản nghĩa, Hệ từ Hạ, chương II
[4]Nguyễn Hữu Lương, trang 536
[5]Nguyễn Vũ Tuấn Anh: "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", www.tuvilyso.com
[6]Nguyễn Thiếu Dũng: "Kinh Dịch-di sản sáng tạo của Việt Nam?" (http://web.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/4/4/80330.tno
và "Chiếc gậy thần - dạng thức nguyên thuỷ của hào âm hào dương (
http://web.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/10/26/126878.tno)
[7]Trần Quang Bình: Kinh Dịch, sản phẩm sáng tạo của văn hiến Âu Lạc (vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/kinhdich/1.htm)
[8]Lý Quá: Tây Khê Dịch thuyết. Tứ khố toàn thư trân bản. Thương vụ ấn quán, Thượng Hải, bài tựa, quyển 1, trang 5,6,7. Dẫn theo Nguyễn Hữu Lương trang

 

 

 


1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGƯỜI LẠC VIỆT LÀ CHỦ NHÂN KINH DỊCH

 

Hà Văn Thùy

 

 

 

 

 

 

 

Văn hóa là sản phẩm hoạt động xã hội của cộng đồng người diễn ra tại không - thời gian nhất định trong quá khứ. Tuy nhiên, trên một không gian thường có những cộng đồng khác nhau từng tồn tại ở những thời điểm khác nhau. Ngày nay khi nghiên cứu văn hóa cố, dựa vào di cốt cùng di vật, khoa học biết từng lớp người đi qua đã tạo ra những loại hình văn hóa gì. Đó là nói về văn hóa vật thể. Còn với văn hóa phi vật thể sẽ khó hơn, vì lẽ, có những sản phẩm tinh thần do lớp người trước tạo ra truyền cho lớp người đến sau. Nhưng rồi hôm nay, ta chỉ thấy lớp người đang sống với nền văn hóa họ đương sở hữu nên mặc nhiên cho rằng nền văn hóa tinh thần ấy là sản phẩm sáng tạo của chính họ!

 

 

Con người và nền văn minh trên đất Trung Hoa là thí dụ điển hình. Hàng nghìn năm nay, người Trung Hoa cho rằng, họ là người Hoa Hạ, là con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế. Truyền thuyết cũng nói tới những vị tổ thời khai thiên lập địa là Bàn Cổ rồi Toại Nhân làm ra lửa, Phục Hy họa quái và Thần Nông “giáo dân nghệ ngũ cốc”… Ở thời hiện đại, khi đi tìm nguồn gốc của mình, dựa vào những khám phá khảo cổ, các học giả Trung Hoa cho rằng người từ phương Tây xâm nhập đồng bằng miền Trung Hoàng Hà làm nên văn minh Hoa Hạ. Người Hoa Hạ loại bỏ người bản địa Tam Miêu, Cửu Lê còn mông muội để trở thành chủ nhân của Trung Hoa và do sở hữu chữ viết, đã xây dựng nền văn minh vĩ đại của dân tộc Trung Hoa [1].

Trong những thành tựu của văn minh Hoa Hạ thì Kinh Dịch được coi là sáng tạo hàng đầu.Tuy nhiên sau 2000 năm dùng Dịch cho triết lý và bói toán, người ta thấy Chu Dịch có những điều bất cập không thể lý giải được mà mọi người chỉ có thể sử dụng như một quy ước, như định đề trong toán học. Ngay cả nguồn gốc của kinh Dịch cũng gây nghi ngờ. Sau những cuộc tranh biện với nhiều quan điểm và lý lẽ, cho đến nay, các học giả Trung Quốc vẫn không dám tin rằng đó là sản phẩm sáng tạo của người Trung Quốc.[2]

 

Trong khi đó, nhiều học giả người Việt, bằng những chứng cứ và lý lẽ xuất phát từ nguyên lý của Dịch, từ những hạn chế bất cập của Chu Dịch, từ những hiện vật trên đất Việt đã chứng minh Kinh Dịch là sản phẩm sáng tạo của người Việt.

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày nguồn gốc kinh Dịch dựa trên lịch sử hình thành con người và văn hóa ở Hoa lục.

I.                Sự hình thành dân cư.

Thành tựu mới nhất của khoa học nhân loại thế kỷ XXI khẳng định, khoảng 250.000 năm trước, người Đứng thẳng Homo erectus rời khỏi địa bàn châu Á, trong đó có Trung Quốc. Điều này khẳng định hoàn toàn không có chuyện người đứng thẳng Chu Khẩu Điếm Homo pekinensis sinh ra người Trung Quốc.

Sau hơn trăm nghìn năm vắng bóng người, 40.000 năm cách nay, người Lạc Việt [mã di truyền Halogroup O1 (Y-DNA)] từ Việt Nam đi lên, là người Khôn ngoan (Homo sapiens) sớm nhất đặt chân tới Hoa lục. Khảo cổ học tìm được di cốt của người Lạc Việt 27.000 năm trước ở Chu Khẩu Điếm. Tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây tìm được di cốt người Lạc Việt Khoảng 25.000 năm trước.

7.000 năm trước, tại văn hóa Ngưỡng Thiều miền Trung Hoàng Hà, người Lạc Việt thuộc loại hình Australoid hòa huyết với người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) sinh ra chủng người Việt mới mang mã di truyền Mongoloid phương Nam (South Mongoloid). Người Mongoloid phương Nam tăng nhân số, trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà. Sau này di cư xuống phương Nam, chuyển hóa đại bộ phận dân cư Đông Á sang loại hình Mongoloid phương Nam, nay được gọi là người Nam Á.

Khoảng năm 2698 TCN, người Mông Cổ du mục (North Mongoloid) ở bờ Bắc Hoàng Hà chiếm đất của người Việt ở bờ Nam, dựng vương triều Hoàng Đế. Tuy chiến thắng nhưng do nhân số ít và luôn bị chống trả, người Mông Cổ áp dụng cách cai trị mềm dẻo, đã xây dựng được nhà nước tương đối ôn hòa. Trong quá trình chung sống, diễn ra sự hòa huyết giữa người Mông Cổ và người Việt. Nhưng do người Mông Cổ ít trong khi đó người Lạc Việt quá đông nên chỉ thời gian ngắn, không tới 100 năm (từ Hoàng Đế tới chắt ông là Đế Khốc), trong nhà nước Hoàng Đế, không những người Mông Cổ không còn mà người Hoa Hạ cũng hòa tan vào cộng đồng Lạc Việt. Nếu Đế Khốc còn là chắt trực hệ của Hoàng Đế thì Đế Nghiêu, Đế Thuấn rồi Đại Vũ hoàn toàn là Việt. Dù sau này, nhà Thương và Chu có là dòng dõi của Hoàng Đế thì cũng chỉ là danh nghĩa, còn về máu huyết đã hoàn toàn là Việt (Thành Thang có nước da đen của người Lạc Việt). Lớp con lai ra đời, được gọi là Hoa Hạ. Về mặt di truyền, người Hoa Hạ mang mã di truyền Mongoloid phương Nam, cùng bộ gen với người Lạc Việt bản địa. Đó là tầng lớp tinh hoa, thay thế cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội.

Cuối đời Chu xảy ra loạn Chiến Quốc sau đó Tần Thủy Hoàng diệt Lục quốc lập nhà Tần. Diệt nhà Tần, Lưu Bang người nước Sở lập nhà Hán…

Từ tri thức mới của thế kỷ XXI, chúng ta biết rằng, nhà Tần thuộc nhóm Tày-Thái của người Lạc Việt. Còn Lưu Bang là người nước Sở, mà trước đó là người Dư Việt (hay Dương Việt) chủ nhân của đồng bằng Trong Nguồn, những bộ tộc Lạc  Việt mà cha ông là chủ nhân của văn hóa Ngưỡng Thiều. Việc người Hán tràn xuống Nam Dương Tử mở rộng vương triều Hán và “đồng hóa” dân cư vùng Giang Nam cũng chính là việc gom đất đai cùng dân cư người Việt vào nhà nước Trung Hoa.

Lộng giả thành chân khiến cho cả cái khối người Việt khổng lồ trong các vương triều Trung Hoa chối bỏ nguồn gốc Tam Miêu, Cửu Lê để nhận vơ dòng giống Hoa Hạ dù trong máu huyết không hề có giọt nào của Hoàng Đế. Chỉ vì sỹ diện hão mà cả một dân tộc cam tâm bỏ mồ cha khóc đống mối! Một sự đui mù lịch sử. Quả là chuyện cười ra nước mắt! [3] Từ đó có thể thấy, như một ảo ảnh của lịch sử, cái gọi là người Hoa Hạ chỉ xuất hiện và tồn tại thời gian ngắn sau đó biến mất trong cộng đồng người Việt đông đảo. Người Việt không chỉ giữ vai trò lãnh đạo mà còn là chủ thể của dân cư Trung Quốc. Nhưng do không biết nguồn cội thực sự của mình, các vương triều Trung Hoa cố công vinh danh “tộc Hoa Hạ” để khẳng định nguồn gốc ưu việt của họ so với dân “tứ di”xung quanh.

II.Sự hình thành văn hóa trên Hoa lục

 

Khoảng 20.000 năm trước, tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây, người Lạc Việt sáng tạo đồ gốm đầu tiên của nhân loại. Cũng tại đây, 12.400 năm trước, cây lúa nước Oryza sativa sớm nhất được thuần hóa. 9000 năm trước, người Lạc Việt xây dựng văn hóa Giả Hồ tỉnh Hà Nam với công cụ đá, đồ gốm trình độ cao, nền nông nghiệp lúa nước phát triển. Rượu vang được chế bằng cách dầm rượu gạo với mật ong và táo gai. Những chiếc sáo được làm bằng xương chim hạc. Đặc biệt là những ký tự tượng hình đầu tiên trên yếm rùa và xương thú. Khoảng 6000 năm trước, tại các di chỉ Bán Pha tình Sơn Tây, Cảm Tang tỉnh Quảng Tây, Lương Chử Chiết Giang, chữ tượng hình khắc trên yếm rùa, xương thú đạt tới mức trưởng thành, được dùng cho bói toán và cúng tế.

Khoảng 5300 năm trước, người Lạc Việt thành lập nhà nước với kinh đô Lương Chử vùng Thái Hồ, có địa giới rộng bằng nửa Trung Quốc, có kinh tế nông nghiệp phát triển và nền văn hóa rực rỡ. Các học giả Trung Quốc xác nhận, Lương Chử là nhà nước sớm nhất ở phương Đông. Chủ nhân Lương Chử là người Lạc Việt (gồm hai chủng Indonesian mã di truyền M122 và Melanesian mã di truyền M119). Dựa theo những vật thờ bằng ngọc, trong đó nổi bật là thao thiết, những mặt nạ “hình người mặt thú,” họ cũng cho rằng người Lương Chử được gọi là “vũ nhân” hay “vũ dân” thờ totem kép chim và thú, Những khám phá này gợi cho thấy nhà nước Lương Chử chính là nhà nước Xích Quỷ của họ Hồng Bàng. Sau 80 năm khảo cứu văn hóa Lương Chử, các học giả Trung Quốc nhất trí nhận định:

1. Lương Chử là nhà nước sớm nhất ở phương Đông. Những nhà nước Hạ, Thương trước đây vốn được coi là sớm nhất nay phải trả lại vai trò cho Lương Chử.

2. Văn hóa Lương Chủ là cội nguồn của văn minh Trung Quốc. [4]

Nhận định thứ nhất là chuyện hiển nhiên vì mọi thứ hiện vật khảo cổ bày ra giữa thanh thiên bạch nhật. Còn nhận định thứ hai giải thích làm sao? Trước hết, đó là sự lật đổ đối với quan niệm truyền thống về lịch sử Trung Hoa. Từ lâu nhân loại khẳng định rằng, văn hóa, lịch sử là thành quả hoạt động xã hội của cộng đồng người trong không-thời gian cụ thể. Điều này có nghĩa, cội nguồn văn minh phải xuất phát từ cội nguồn dân cư. Vậy làm sao giải thích được việc 2500 năm hình thành và hoạt động tại lưu vực Hoàng Hà, chân không hề chạm nước Trường Giang nhưng cội nguồn văn hóa của người Trung Hoa lại ở Nam Dương Tử, cách nơi nó sinh ra hàng ngàn dặm?

Rõ ràng đó là nghịch lý. Nhưng bất chấp nghịch lý, sự tương đồng rõ rệt giữa văn hóa Lương Chử và Trung Nguyên, trong khi đó, văn hóa Lương Chử không chỉ tuổi cao hơn mà còn tiến bộ hơn rất nhiều khiến cho học giả Trung Quốc buộc phải thừa nhận “văn hóa Lương Chử là cội nguồn của văn minh Trung Quốc.” Tuy thừa nhận nhưng cho đến nay họ không thể giải thích thỏa đáng nguyên nhân của việc này.

Thực tế chứng tỏ đó là cách nhìn hẹp. Nếu nhìn toàn diện hơn thì phải thấy rằng, người Lạc Việt là chủ nhân từ xa xưa của đất Hoa lục. Khi tới Nam Hoàng Hà đã tạo dựng văn hóa Giả Hồ, Ngưỡng Thiều, Long Sơn. Tại Nam Dương Tử làm nên văn hóa Hà Mẫu Độ, Lương Chử… Những nền văn hóa đó đều được sinh ra từ con người và văn hóa Lạc Việt. Do không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh ấy mà chỉ nhìn vào điểm sáng Lương Chử nên học giả Trung Quốc cho rằng văn hóa Lương Chử là cội nguồn của văn minh Trung Quốc. Chính xác hơn, phải nói rằng, văn hóa Lạc Việt là cội nguồn của văn minh Trung Quốc.

 

Năm 1987 các nhà khảo cổ phát hiện tại dốc Tây Thủy thành phố Bộc Dương tỉnh Hà Nam ngôi mộ cổ 6500 tuổi, thuộc về văn hóa Ngưỡng Thiều [5]. Ngôi mộ có biểu tượng trời tròn đất

vuông, hình thanh long bạch hổ cùng với nhị thập bát tú và các tiết khí trong năm.

Chuyên gia Phong thủy cho rằng, tại đây thể hiện trình độ thiên văn, phong thủy đã trưởng thành. Điều này cũng có nghĩa là với người Bộc Dương, tri thức về Dịch lý cũng đã trưởng thành. Thời điểm của mộ Bộc Dương cũng trùng với thời điểm xuất hiện của Phục Hy (6480 năm trước), cho thấy truyền thuyết Bào Hy họa quái là có cơ sở. Cố nhiên ta hiểu rằng, không phải Phục Hy làm ra Dịch mà đó là kết quả sáng tạo của rất nhiều người trong thời gian nhiều nghìn năm. Nhưng Dịch được thành tựu đúng vào thời trị vì của Phục Hy nên theo phong tục phương Đông “công quy vu trưởng”, dân gian quy công làm Dịch cho Phục Hy.

 

 

 

 


濮阳西水坡45号墓分析
 Mộ số 45

 

 

 

 

 

 

 

Sơ đồ phân tích mộ 45        

 

 

 

Như vậy, Dịch lý xuất hiện cách nay 6500 năm, trước khi người Hoa Hạ ra đời 2000 năm. Điều này khẳng định Dịch là sản phẩm sáng tạo của người Lạc Việt.   

 

Có sự thật là, các vương triều Hoàng Đế nhờ chính sách cai trị tốt đẹp nên động viên được người dân Việt đem văn hóa Lạc Việt cùng năng lực, trí tuệ xây dựng đất nước, tạo nên thời Hoàng Kim trong lịch sử. Tuy nhiên, các vương triều Hoàng Đế với lối nhìn mục hạ vô nhân, tự cho mình là ưu việt, khinh thường các dân xung quanh là man di. Không những thế, lại luôn trong tình trạng chiến tranh với cộng đồng Lạc Việt đông đảo xung quanh nên vô hình trung bị tách khỏi nguồn cội văn minh Lạc Việt.

 

Tình trạng bị tách khỏi nguồn cội, bị cô lập trong khi lầm tưởng rằng mình ưu việt tất yếu làm cho nền văn hóa Trung Hoa bị nhiều hạn chế. Nó chỉ nhận được những tri thức vừa cũ, vừa không đầy đủ, được lưu giữ trong kinh nghiệm của những người cao tuổi nơi vùng đất bị chiếm đóng. Do vậy, văn hóa các vương triều Hoa Hạ chỉ thu nhận phần không tiêu biểu của văn hóa Lạc Việt. Hệ quả tất yếu là nền văn hóa Trung Hoa vừa nông cạn vừa méo mó. Có thể nói một cách khái quát, tuy được tiếng là nền văn hóa rực rỡ ở phương Đông nhưng văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa tiên thiên bất túc. Phần văn hóa Việt còn khiếm khuyết của dân cư Nam Hoàng Hà dưới tác động của đặc trưng văn minh du mục Mông Cổ tạo nên sự bất toàn của văn minh Trung Hoa. Sự bất toàn này thể hiện trong lời đối thoại giữa Khổng Tử và Tử Lộ trong sách Trung Dung:

“Tử Lộ vấn cường. Tử viết: Nam phương chi cường dư? Bắc phương chi cường dư? Ức nhi cường dư? Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo: Nam phương chi cường dã. Quân tử cư chi. Nhậm kim cách, tử nhi bất yếm. Bắc phương chi cường dã. Quân tử cư chi.”Tử Lộ hỏi về sức mạnh. Khổng Tử nói: “Sức mạnh của người phương Nam ư? Sức mạnh của người phương Bắc ư? Hay sức mạnh của ngươi ư? Lấy khoan dung mềm dẻo để dạy dỗ; không báo thù kẻ vô đạo. Đó là sức mạnh của người phương Nam. Người quân tử sống với sức mạnh đó. Lăn vào binh khí giáp trụ, không ngại chết choc, đó là sức mạnh của người phương Bắc. Kẻ vũ dũng sống với sức mạnh đó.” Đoạn trích trên cho thấy sự khác nhau của con người nhưng cũng chính là sự khác biệt về văn hóa giữa phương Nam và phương Bắc.

Minh chứng rõ ràng nhất cho sự bất toàn của văn hóa Hoa Hạ là chuyện chữ viết. Ta biết, truyền thuyết nói rằng Hoàng Đế sai Thương Hiệt làm chữ. Nhưng suốt hơn nghìn năm từ Hoàng Đế tới nhà Thương, Trung Quốc chưa có chữ. Trong khi đó, từ hơn 4.000 năm trước khi Hoàng Đế ra đời, Giáp cốt văn đã xuất hiện ở Giả Hồ, sau đó là Bán Pha, Cảm Tang rồi Lương Chử… Chỉ từ năm 1300 TCN, khi Bàn Canh tiến sang đông, chiếm đất An Dương, phát hiện chữ trên yếm rùa và xương thú của người Lạc Việt, người Trung Hoa mới biết tới chữ tượng hình. Cho đến nay học giả thế giới vẫn cho rằng Giáp cốt văn là chữ của nhà Thương. Nhưng sự thực, đó là văn tự được sáng tạo từ hàng ngàn năm trước của người Lạc Việt. Chính chữ viết Lạc Việt mở ra sự phát triển rực rỡ của văn hóa nhà Chu. Nhưng văn hóa nhà Chu là gì? Đúng như Khổng Tử khẳng định, “ngô thuật nhi bất tác, ” ông chỉ thuật lại tư tưởng của thánh hiền xưa. Thánh hiền mà Khổng nói tới không phải là Nghiêu, Thuấn mà là Phục Hy, Thần Nông…

Tuy vậy cũng phải thừa nhận sự thực là, mặc dù sáng tạo Dịch lý và chữ viết từ sớm, nhưng do không có nhà nước quân chủ mạnh nên người Lạc Việt không thể huy động được sức người sức của để hoàn thiện chữ viết cũng như sách Dịch. Do những tư tưởng của Dịch lý không được văn tự hóa mà chỉ lưu truyền bằng cách truyền miệng trong dân gian, dẫn tới rơi rụng, tam sao thất bản. Việc nhà Thương hoàn chỉnh chữ viết, sau đó nhà Chu ký tự hóa Dịch lý thành Chu Dịch là bước tiến lớn để bảo tồn Dịch lý. Tuy nhiên do ra đời trong những điều kiện như vậy nên Chu dịch không tránh khỏi những sai lầm bất cập.

Những bất cập của Chu dịch:

Ngoài việc nói theo truyền thuyết là Phục Hy thấy hình trên con long mã nổi trên sông Hà, lập ra Hà đồ; Hạ Vũ thấy hình trên lưng con rùa thần nổi trên sông Lạc, làm ra Lạc thư; Văn Vương bị giam trong ngục làm ra Chu dịch rồi Khổng Tử thêm vào Thập dực… người Trung Hoa không biết gì thêm mà chỉ chấp nhận và thực hành Dịch theo cổ nhân. Không ít người nhận ra rằng, cũng như khi viết kinh Xuân Thu, Khổng Tử chế biến sử nước Lỗ thành cuốn sách dạy đạo lý; khi san định Dịch, ông cũng biến cuốn kinh về sự vận hành của cõi Trời, Đất, Người thành cuốn sách dạy đạo lý! Do vậy, nhiều điều mâu thuẫn thậm chí sai lầm của Chu dịch vẫn tồn tại tới hôm nay!

Có thể chỉ ra những khiếm khuyết sau của Chu dịch:

1. Quan niệm về Ngũ hành

 

Chu dịch cho rằng, Ngũ hành là năm dạng vật chất tồn tại trên mặt đất, là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ, tức là vàng, gỗ, nước, lửa và đất. Quan hệ giữa các hành có tương sinh và tương khắc, theo một chiều. Tương sinh: Kim sinh Thủy sinh Mộc sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim. Tương khắc: Hỏa khắc Kim khắc Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hỏa……                                                                    

Trong khi đó, tại Việt Nam, từ những truyền thuyết, những di vật do tiền nhân để lại, nhiều nhà nghiên cứu phát hiện ra Ngũ hành nguyên thủy của tộc Việt, phù hợp hơn với quy luật của tự nhiên và khắc phục được những khiếm khuyết của Chu dịch. Cũng là năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nhưng theo Dịch Lạc Việt, đó không phải là vật chất tĩnh tại trên mặt đất mà là năm ngôi sao vận động trên bầu trời, có quan hệ gắn bó không chỉ với Trái đất mà với số phận của từng con người. Không tương sinh, tương khắc một chiều như quan niệm của Chu dịch, Ngũ hành Lạc Việt vừa sinh vừa khắc lẫn nhau theo quy luật vạn vật hấp dẫn.     

2. Quan niệm về Bát quái.

 

Chu dịch có Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái. Tương truyền Hậu thiên bát quái do Văn Vương tạo ra và được ứng dụng cho tới nay. Nhưng qua hàng nghìn năm, nhiều người nhận ra hạn chế của bát quái Văn Vương ở chỗ không phản ánh đầy đủ sự biến hóa của tự nhiên vũ trụ cũng như cõi nhân sinh. Do vậy, khi áp dụng Chu dịch cho triết lý cũng như dự đoán đều gặp những hạn chế. Ngày nay, từ nhiều con đường, trong đó có kỹ thuật số, học giả Trần Quang Bình khám phá, trong tự nhiên có tới 40.320 bát quái đồ mà Hậu thiên bát quái Văn Vương chỉ là một trong 24 đồ hình đạt được 6 chiều đối xứng. Trong khi đó, Bát quái chuẩn của Việt tộc đạt được 8 chiều đối xứng. Khi mà chiều đối xứng tăng lên, tầm bao quát của Bát quái được mở rộng, sẽ phản ánh chính xác hơn về những đối tượng được khảo sát.

 

 

 

                                                                           Đồ hình của Hà Hưng Quốc

3. Quan niệm về Lục thập hoa giáp

 

Ở trên là nói về chiều không gian của Dịch lý. Một chiều quan trọng khác là chiều thời gian, được thể hiện ở vòng Lục thập hoa giáp. Phương pháp Ngũ Hành Nạp Âm là một bí ẩn lớn trong nhiều thiên niên kỷ đối với học giả và danh sư lý số người Hoa.  Sách Khảo Nguyên đã viết “. . . chẳng biết nó ở đâu đến.  Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.”  Thiệu Vĩ Hoa, một nhà nghiên cứu gốc Hoa hiện đại và rất nổi tiếng, cũng thừa nhận “Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp Tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp Tý biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu.”   Thẩm Quát cũng nói “Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lý của nó.”

 

 

 

 

 

Xin mượn lời học giả Hà Hưng Quốc bình về chuyện này:

“Có thể nói lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập thâm nhập hầu hết mọi ngõ ngách của những xã hội Á Châu.  Điều này chứng tỏ nó có sức hút rất lớn đối với quần chúng.  Tuy là vậy, với suy nghĩ thực sự nghiêm túc, chúng ta không thể không nhìn thấy sự phi lý rõ rệt của lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập và sự tùy tiện trong ứng dụng đến mức độ khó chấp nhận.  Dầu cho kho lý thuyết và ứng dụng của lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập có nhiều tới đâu, có biến hóa tới đâu, có diễm ảo tới đâu, có ly kỳ tới đâu, có tinh vi tới đâu đi nữa thì cũng vẫn không che giấu được sự sai lầm từ nền móng.  Đó là, thế giới này không tạo dựng bởi năm loại vật chất Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.  Thế giới này không vận hành theo qui luật Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.  Thế giới này cũng không vận hành theo qui luật Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.  Kho tàng lý thuyết của Ngũ Hành Phổ Cập chỉ là một toà lâu đài đẹp xây bằng hơi nước.  Ứng dụng lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập vào các môn tiên đoán thì xác suất đúng sai của chúng có chắc gì hơn được xác suất sấp ngửa của một đồng tiền rớt trên mặt bàn?  Xin lưu ý cho là chúng ta không phủ nhận thuyết Ngũ Hành mà chỉ phủ nhận lý thuyết Ngũ Hành Phổ Cập đặt trên nền móng ‘5 vật chất + 2 qui luật sinh khắc.’      

Chưa bao giờ Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập đã có thể giải thích một cách “ngay thẳng và hợp lý” những vướng mắc trong Tam Hợp Cục, Tử Vi Cục, Vòng Tràng Sinh, Lục Xung, Lục Hợp, Lục Hại, và ngay cả trên chính cái cấu trúc 12 cung của Cung Bàn Tử Vi. Không thể là bởi vì bộ môn Tử Vi không được kiến tạo trên nền tảng của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập.  Không thể là bởi vì người Tàu không phải là chủ nhân đích thực của nó. Bộ môn Tử Vi đã được kiến tạo trên nền tảng của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy và của Bảng Lục Thập Hoa Giáp.  Chúng là sản phẩm văn hóa phi vật thể do tiền nhân Việt trước tác.  Và chúng ta không nên ngạc nhiên về điều này, vì cho đến bước giải trình này thì chúng ta đã kinh qua rất nhiều bằng chứng rồi.” [6]

III.Kết luận

 

Tri thức mới của thế kỷ XXI cho phép khẳng định rằng người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục đã sáng tạo ở đây nền văn minh nông nghiệp Lạc Việt rực rỡ. Muộn nhất 6500 trước, vào thời của Phục Hy người Lạc Việt đã sáng tạo Dịch lý. Từ đó, cuốn kinh vô tự lưu truyền trong dân gian. Đến đời Chu, Dịch được ký tự, gọi là Chu dịch. Sau đó được Khổng Tử san định. Những đời sau nhiều lớp học giả tu bổ để có hiện trạng như hôm nay, là một kỳ thư trong kho tàng tri thức nhân loại. Đó là thành tựu đáng trân trọng của bộ phận người Lạc Việt trên đất Trung Hoa. Tuy nhiên, do thời gian dài chưa có chữ, ý nghĩa của Dịch chỉ được truyền miệng qua nhiều nghìn năm nên xảy ra tình trạng tam sao thất bản. Mặt khác, do bị cắt đứt với nguồn cội Lạc Việt nên tri thức về Dịch trên đất Trung Hoa chưa đầy đủ. Vì vậy khi được ký tự, Chu Dịch không được trọn vẹn mà có những sai lệch. Công việc của những nhà nghiên cứu Dịch ngày nay là từ những khám phá về Dịch lý trên đất Việt Nam, ra sức chỉnh lý cuốn Dịch hiện có để phục nguyên Dịch của tổ tiên Lạc Việt.

 

 

Tài liệu tham khảo

1. Zhou Jixu. The Rise of Agricultural Civilization in China:The Disparity between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation.  SINO-PLATONIC PAPERS Number 175 December, 2006

2. Nguyễn Trung Thuần: Học giả Trung Quốc không dám tin kinh dịch của mình."Thế giới những điều chưa biết" phần lịch sử, khảo cổ, Nhà xuất bản Giang Tô, Trung Quốc, năm 2008.

. NXB Hội Nhà văn. H, 2016.Khám phá lịch sử Trung Hoa3. Hà Văn Thùy.

4.良渚文化_百度百科http://baike.baidu.com/view/1556.htm

5.徐韶杉:从阴宅风水看仰韶天文http://www.chinahexie.org.cn/a/yishupinsheji/gudongshoucang/shoucangshichang/2011/0106/6043.html

6. Hà Hưng Quốc. GIẢI MÃ BÍ ẨN LỤC THẬP HOA GIÁP vietdich.blogspot.com/p/giai-ma-bi-luc-thap-hoa-giap.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀN VỀ NGUỒN GỐC KINH DỊCH & VĂN MINH LẠC VIỆT

Trần Khuê

 

            Kinh Dịch đã có chừng hơn  5000 năm tuổi, nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa biết chính xác ai là tác giả đích thực của  Kinh Dịch nguyên thuỷ.

Ngay các học giả Trung Quốc vẫn tiếp tục tìm cách xác minh nguồn gốc của KD nhưng hầu như tất cả đều lâm vào bế tắc. Kinh Dịch bắt nguồn từ Phục Hi ư? Và những truyền thuyết Long Mã, Hà đồ, Lạc thư . . . , hầu như không tin được nữa vì không có cơ sở thực tế và khoa học. Nghĩa là vấn đề Tác giả của Kinh Dịch vẫn hoàn toàn còn để ngỏ.

Ở Việt Nam ta đã có một số người nghiên cứu mong tìm ra nguồn gốc KD. Họ khẳng định rằng Kinh Dịch là của Việt Nam nhưng đó chỉ là thể hiện tinh thần dân tộc cao cả chứ chưa đưa ra được những chứng cứ có sức thuyết phục.

Trong số học giả này có lẽ xuất sắc nhất là Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Ông Tuấn Anh đã công phu trong việc tìm tòi chứng cứ xác nhận DỊCH là sở hữu trí tuệ của tộc Lạc Việt; và phần ưu việt là ông đã dựa vào văn hoá dân gian Việt Nam để phát hiện những chứng cứ có sức thuyết phục. Chỉ tiếc rằng trong phần phủ nhận những sai lầm của các nhà DỊCH HỌC Trung Quốc ông chưa có đủ chứng cứ xác thực và đôi chỗ còn có phần khiên cưỡng hoặc ngộ nhận.

Trong khoảng vài ba chục năm qua tôi có để tâm nghiên cứu tìm tòi. Sau khi tìm ra một số chứng cứ tôi có thể khẳng định rằng tác giả Kinh Dịch không phải là Hoa Hạ-Hán tộc mà là Việt tộc.

Phương pháp tôi sử dụng là phương pháp mà khảo cổ học thường dùng. Chỉ có điều khác là khảo cổ học thì đào vào lòng đất tức là đào vào không gian để tìm quá khứ. Còn tôi, tôi đã đào vào thời gian nghĩa là những “vật thể” mà tôi tìm được là chứng cứ về ngôn ngữ học đó là những chứng cứ phi vật thể. Nhưng những chứng cứ phi vật thể này bất cứ ai cũng có thể nhận biết dễ dàng.

Trong bản tham luận ngắn này, tôi xin góp phần bàn luận sơ lược hai vấn đê:        

1/ Ai là tác giả đích thực của bản DỊCH NGUYÊN THUỶ?

2/ Nền văn minh LẠC VIỆT LÚA NƯỚC hinh thành sau hay trước nền văn minh HOA HẠ -HÁN TỘC?

Chứng cứ chủ yếu là chứng từ ngôn ngữ lịch sử.

                A/ TÁC GIẢ ĐÍCH THỰC CỦA DỊCH NGUYÊN THUỶ?

Mấy nghìn năm qua Trung Quốc nghiễm nhiên coi Hán tộc là tác giả của Kinh Dịch và thường thuyết giải bằng những huyền thoại Phục Hy và Đại Vũ . . . không có sức thuyết phục. Đặc biệt khi gặp bế tắc họ chẳng hề ngần ngại quy cho tính chất huyền bí để lảng tránh. Các nhà nghiên cứu Dịch học Việt Nam đã từng đưa ra nhiều chứng cứ, nhất là những chứng  cứ lấy từ văn hoá  dân gian Việt Nam rất có lý nhưng cũng không thuyết phục nổi họ. Thành ra phần đông học giả Việt Nam đành cứ sao chép dịch thuật theo các thành tựu của họ rồi bàn thêm dăm câu ba điều hoặc có nêu thắc mắc hoài nghi rồi để đó, mặc cho mọi thứ trôi hoài theo thời gian.

           Rất tiếc ở Việt Nam ta có quá it người chú ý đến  việc tìm chứng cứ trong ngôn ngữ lịch sử.

TÊN GỌI TÁM QUÁI LÀ NHỮNG TỪ VÔ NGHĨA TRONG NGÔN TỪ HÁN TỘC.       

Nếu hỏi bất kỳ người Trung Quốc nào, kể cả các học giả chuyên nghiên cứu Dịch lý về nghĩa của 8 từ gọi tên các quái trong Bát quái, chắc chắn họ sẽ không trả lời được. May ra có từ có nghĩa như từ LY ( ) thì nghĩa của nó lại là chia tách, lìa xa, cách biệt, chẳng liên quan gì đến khái niệm HOẢ hay LỬA.

Vậy thế là thế nào?

Có gì khó hiểu đâu! LY ( không có âm gần gũi với Hoả ( ) trong ngôn từ của Hán tộc, nhưng lại gần gũi với từ LỬA trong ngôn từ của Việt tộc. Tất nhiên, tìm ra được sự biến đổi từ LY đến LỬA không hề dễ dàng. Nhưng nếu tra từ LỬA trong từ điển Việt-Bồ-La của A.De Rhodes xuất bản tại Roma năm 1651 thì sẽ đọc thấy dòng này: Lửa. Có một số người nói Lả.

Thế nghĩa là cho đến giữa TK XVII người Việt ở một vài địa phương nào đó vẫn còn phát âm từ LỬA là LẢ. Cũng chẳng khác bao nhiêu với trường hợp cho đến đầu thế kỷ XXI mà có làng Cổ Định (Triệu Hoá -Thanh Hoá) vẫn còn phát âm LÚA là LÓ, NƯỚC là NÁC, VỀ là VIỀN . . . Một vài làng ở huyện Nam Trực (Nam Định) vẫn còn phát âm TRÂU là TÂU, khẩu SÚNG là khẩu THÚNG . . .

Chứng cứ sau đây cũng khá thú vị. Tức là vào khoảng cuối TK XIII, sứ thần nhà Nguyên là Trần Cương Trung sang Đại Việt ta đã ghi lai những điều tai nghe, mắt thấy trong "Sứ Giao Châu thi tập". Ngoài những ghi chép về phong tục, tập quán, y phục . . ., ông còn ghi lại một số tiếng nói bản xứ như:

Thiên ( ): bột mạt ( 勃末 ) = trời;

Địa ( ): đát () = đất?

Sơn. ( ): cán ôi (榦隈) = núi

Thuỷ. ( ): lược. ()= nước

Tất cả khoảng 18 từ. 

Hoá ra đến thời Trần, dân Đại Việt vẫn còn gọi núi là CÁN ÔI. Và rõ ràng đó là nguồn gốc của phiên từ CẤN.  Cảm tạ ngài Lê Quý Đôn đã ghi lại cho chúng ta những chứng cứ cực kỳ bổ ích trong tác phẩm "Kiến văn tiểu lục" của ngài.

Và rõ ràng hơn nữa là: tên của 8 QUÁI đều vốn là những từ được người Hoa Hạ-Hán tộc phiên âm từ những từ cổ thuần Việt của Việt tộc lúa nước.

Chẳng khác gì chúng ta từng phiên: Lang-sa (Francaise):

Chớ tham đồng bạc con cò

Bỏ cha, bỏ mẹ đi phò Lang-sa

Mít-tinh (meeting):

Rủ nhau đi dự mít-tinh

Nghe cán bộ nói tình hình Mỹ thua.

Nên nhớ nguyên tắc: đối với người bản xứ thì mọi từ phiên âm của từ ngữ ngoại bang đều vô nghĩa. Còn những từ ngữ bản địa thì qua quá trình biến đổi hàng ngàn năm rất nhiều trường hợp ngay người bản xứ cũng không còn nhận ra được bản lai diện mục của chúng nữa.

Với những cứ liệu nêu trên, liệu có nên bác bỏ cái gọi là Hậu thiên Bát quái và cần độc tôn Bát quái nguyên thuỷ?

VỀ THUYẾT ÂM DƯƠNG        

Ai nghiên cứu Kinh Dịch hoặc quan tâm đến Kinh Dịch đều thấy rằng vấn đề cốt tử hàng đầu của Kinh Dịch là vấn đề Âm Dương.

Tôi rất ngạc nhiên khi thấy Hán tộc không có khái niệm chính xác về Âm Dương. Đồng thời họ lại hay tự mâu thuẫn trong vấn đề này.

Ai đã xem Tây Du Ký đều thấy rằng khi Tôn Ngộ Không cần triệu tập vị thần cai quản một vùng đất nào đó thì đều thấy hiện lên một ông già râu tóc bạc phơ. Và nhiều địa phương ở Trung Quốc trong nhà dân vẫn còn bàn thờ Ông Địa. Cho đến nay dù đã bước vào Thế kỷ XXI người dân Trung Quốc vẫn duy trì tục lệ tiễn chân Thổ Công//Táo Quân lên Thiên đình vào ngày 23 tháng Chạp ÂM lịch. (Không biết ta chịu ảnh hưởng TQ từ hồi nào mà cũng trưng bàn thờ ông ĐỊA và có tục thả cá chép tiễn ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp. Họ quên mất truyện vua bếp Hai ông Một Bà, cũng quên cả truyện Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Thượng Ngàn . . .

Nếu tính từ ngày có Âm Dương gia trong Bách gia chư tử cho đến ngày nay thì giới nghiên cứu/khảo cứu KD ở Trung Quốc đã quan niệm rõ ràng: CÀN vi Thiên (Trời) thuộc phạm trù Dương, còn KHÔN vi Địa ( Đất) thuộc phạm trù Âm. Giới Bác học cứ việc biên soạn, thuyết trình, giảng giải như thế; còn giới Bình dân thì vẫn cứ coi Thổ/Địa thuộc\ Dương. Và Thiên cũng lại thuộc Dương, nghĩa là có ông Thiên, đồng thời có cả ông Địa và ông Thổ. Do đó, họ lập bàn thờ ông Thiên ở ngoài trời, và lập bàn thờ ông Địa trên nền đất trong nhà.

Sao lại có chuyện lạ kỳ như vậy? Và nên hiểu như thế nào? Và phải giải thích chuyện này ra sao?

Riêng Việt tộc thì Đất dứt khoát phải thuộc Âm. Do đó, mà có Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Thượng Ngàn . . .

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là chính giới nghiên cứu Trung Quốc cũng có nhiều người nhầm lẫn về vấn đề này. Cứ xem họ xếp Trưởng nam, Trưởng nữ, Thứ nam, Thứ nữ lộn xộn âm dương ở Hậu thiên Bát quái đồ thì càng rõ.

Trước khi trình bày những chứng cứ mới, tôi mạn phép hỏi các vị học giả, chuyên gia nghiên cứu về Kinh Dịch ở Trung Quốc và ở Việt Nam: một tộc người có sự hiểu biết sai lạc, nhầm lẫn về Âm Dương (như đã kể trên) liệu có khả năng sáng tạo ra Kinh Dịch không?

Theo ý tôi (Trần Khuê), bất cứ dân tộc nào không hiểu biết chính xác về khái niệm cơ bản Âm Dương thì không thể nhận mình là tác giả Kinh Dịch.

Do đó, dựa trên chứng cứ thực tiễn không thể bác bỏ, tôi có thể dứt khoát khẳng định: Hán tộc chắc chắn không phải là tác giả của Kinh Dịch.

Nếu cứ còn khăng khăng nhất quyết cho rằng hoặc tin rằng Bát quái và cả Thiên Can lẫn Địa chi đều là bản quyền thuộc Trung Quốc thì kính mời trả lời ngay câu hỏi sau đây:

Tại sao Hán tộc không gọi những danh xưng đó bằng ngôn ngữ của họ?

Có ai chứng minh được rằng những danh xưng đó là những từ gốc Hán tối cổ?

Thêm những chứng cứ sau đây minh định rằng tất cả những danh xưng đó đều là những từ tối cổ gốc Việt.

TẠI SAO LẠI LÀ "Tí, Sửu, Dần, Mão . . .  子丑寅卯"                        MÀ KHÔNG PHẢI "Thử, Thuỷ ngưu, Hổ, Thố. . .鼠水牛虎兔?”

Không rõ từ thuở nào, người Việt ta trong sách vở cũng như trong thực tế đã dịch NGƯU ( ) là TRÂU.

Sự thật, trong thực tế và ngôn từ thì người Hoa Hạ (Hán tộc) từ thượng cổ cho đến ngày nay vẫn gọi NGƯU là BÒ. Tại sao lại có chuyện đó? Đơn giản thôi, vì vùng thảo nguyên du mục của người Hoa Hạ vốn khô cằn chỉ có thể là môi trường trường sống thích nghi với BÒ là con vật không có nhu cầu cao về Nước. Cho nên cái chữ NGƯU được vẽ ra () chính là hình tượng khá gần gũi để mô tả con vật này. Chỉ khi vượt sông Dương Tử tràn xuống vùng lúa nước của Bách Việt, họ mới ngạc nhiên nhìn thấy con vật giống con NGƯU của họ lại đầm dưới nước. Họ liền gọi nó là THUỶ NGƯU (水牛 ). THUỶ NGƯU chính là tên chỉ CON TRÂU của vùng Bách Việt lúa nước ở vùng đất phía nam Dương Tử. Vậy con vât kéo cày này thì Việt tộc gọi tên là gì? Xin thưa rằng họ gọi nó là con SỦ.

Hiện nay, còn một làng ở Thanh Hoá có tên là làng SỦ là làng buôn TRÂU, có sông chảy qua làng này tên là sông SỦ. Dân làng gọi con TRÂU là con TRU. Vậy biến thể SỦ > TLU > TRU và biến thể SỦ > TLÂU >TÂU >>TRÂU đã diễn tiến trong những bối cảnh lịch sử như thế nào, cần khảo cứu thêm. Nhưng chắc chắn SỬU là phiên âm từ SỦ, một từ cổ thuần Việt. Và người Hoa Hạ khi nói năm SỬU, tuổi SỬU cầm tinh con TRÂU (thủy ngưu) là rập theo lối nói, lối nghĩ của Việt tộc.

Tôi hoàn toàn đồng ý với nhà nghiên cứu An Chi. Tất cả những từ NGƯU, HOÀNG NGƯU . . . trong các quẻ kép của Kinh Dịch đều phải dịch là BÒ, BÒ VÀNG. . . chứ không thể dịch là TRÂU, TRÂU VÀNG. Cụ Phan Bội Châu, cụ Ngô Tất Tố có sự nhầm lẫn trong chuyện dịch từ này.

Điều quan trọng là những nhà nghiên cứu Kinh Dịch xưa cũng như  nay ở Trung Quốc cũng cố tình làm ngơ, không ai coi người sinh năm SỬU là người cầm tinh con BÒ, mà là cầm tinh con TRÂU.

Vậy tại sao có chuyện dùng danh xưng SỬU mà không dùng NGƯU hay THUỶ NGƯU?

Đơn giản là họ đâu phải "mẹ đẻ" của những đứa con này. Do đó bà mẹ đẻ Lạc Việt đã đặt tên các con ruột của mình   thế nào thì họ vẫn cứ thế gọi theo mà thôi.

NÓI THÊM CHUYỆN MÃO VÀ THỐ.    

Với người Việt, từ thượng cổ tới nay người sinh năm MÃO thì là tuổi MÃO và tất nhiên là cầm tinh con MÈO. Vậy tại sao những người thuộc Hán tộc tuổi MÃO lại cầm tinh con THỎ. Và tại sao lại có chuyện MÃO nghĩa là THỎ. Nếu thỏ thì phải là Thố ( ) chứ Mão () sao ổn.

Có lẽ trên lưng rùa, người Lạc Việt vẽ 12 con giáp, đến con Mão thì cả người sao chép cũng như triều thần của Đế Nghiêu đều không biết nó là con gì; nhưng sau thấy nó có hai cái  tai vểnh lên giống tai thỏ nên gọi đại nó là con Thố chăng? Chuyện tréo nghoe Tuổi Mão lại cầm tinh con Thỏ kéo dài mấy nghìn năm liền. Biết đến bao giờ thì ngài Thiệu Vĩ Hoa và giới Dịch học Trung Quốc mới để tâm đính chính những chuyện nhỏ như con Thỏ này?

Thêm một minh chứng: 12 Địa chi cũng vẫn là những tên được phiên âm từ những từ gốc Việt. Một số tên khác NGỌ ( ) rõ ràng có từ hậu duệ là từ NGỰA, từ HỢI ( HEO . . .  ) có hậu duệ là

VĂN MINH LẠC VIỆT CÓ SAU HAY TRƯỚC VĂN MINH HÁN TỘC?

Có lẽ chỉ cần xác định chữ viết của ai có trước là đủ.

 Rất nhiều người đã chú ý trích dẫn đoạn văn trong sách Thông chí  của Trịnh Tiều nói về việc cống rùa vàng của tộc VIỆT THƯỜNG :

        "Đời Đào Đường (Đế Nghiêu- 2253 tr.CN), phương Nam có bộ tộc Việt Thường cử sứ bộ qua ba lần phiên dịch sang chầu, dâng  con rùa thần có lẽ đã sống nghìn năm, mình dài hơn ba thước, trên lưng có khắc văn KHOA ĐẨU ghi việc trời đất mở mang trở về sau. ĐẾ Nghiêu sai chép lấy  gọi là QUY LỊCH (tức lịch Rùa).”

          Đáng tiếc không có ai quan tâm đầy đủ đến chứng cứ cực kỳ quan trọng và lý thú này.

Tất nhiên, người nhận ra mặt chữ Khoa đẩu và người chép lại chữ Khoa đẩu hẳn phải là người thông thạo chữ Khoa đẩu.          

             Vậy chữ Khoa Đẩu của Việt tộc đã có từ trước thời Đế Nghiêu. Tại sao người Hoa Hạ-Hán tộc  lại phải vay mượn chữ viết của Lạc Viêt?

             Dễ hiểu thôi! Vì họ chưa có chữ viết. Hoăc có nhưng chưa đầy đủ và thuần thục như chữ Khoa Đẩu.  

             Vậy phải chăng ta nên đặc biệt chú ý đến chữ KHOA ĐẨU (蝌蚪) (chữ Nòng nọc) được dùng ghi trên mai Rùa?

Thật ngạc nhiên đến cực kỳ thú vị khi Khổng An Quốc, người cháu 12 đời của ngài Khổng Tử phát lộ rằng: những bộ Kinh Thi, Kinh Thư . . . tìm thấy khi phá vách nhà thầy Khổng cũng đều chép bằng chữ KHOA ĐẨU.            

                Hoá ra thực tế lịch sử này đã hùng hồn chứng minh rằng: Ngài Khổng Tử đã dùng chữ Khoa Đẩu, chữ viết của Việt tộc để san định các bộ Kinh vốn được coi là sách kinh điển của NHO GIÁO.           

           Và căn cứ vào bài Thạch Cổ Ca của ngài thi hào Hàn Dũ đời Đường thì cho đến thời đại nhà Đường ở Thế Kỷ VI, chữ viết Khoa Đẩu vẫn được người Hán sử dụng song hành với chữ Triện, chữ Lệ của Hán tộc :

                     Từ nghiêm nghĩa mật độc nan hiểu

Tự thể bất loại Lệ dữ Khoa                    

(Nguồn: trích trong Thạch Cổ ca của Hàn Dũ:

(Văn nghiêm nghĩa kín đọc khôn hiểu                    

Dạng chữ khác xa Lệ và Khoa)                     

              Và ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh còn phát hiện trong truyện  Thuỷ Hử của tác giả Thi Nại Am đời Nguyên có một chi tiết nói đến chữ Khoa Đẩu. Thế là có lẽ đến cuối đời Tống và đầu đời Nguyên, chữ Khoa Đẩu vẫn còn được người Hoa Hạ dùng song hành với chữ Triện và chữ Lệ?

             Liệu đã đã có thể chắc chắn kết luân rằng: kinh Dịch cũng được chép bằng chữ Khoa đẩu, không phải trên lưng rùa thần nổi trên sông Lạc, mà là chép trên lưng rùa do sứ giả Việt Thường mang cống Đế Nghiêu? Và cả chữ Khoa đẩu và kinh Dịch phải ra đời trước thời Đế Nghiêu. Trước bao lâu thì chưa rõ, phải nghiên cứu thêm.

Nhưng rõ ràng chữ viết Khoa Đẩu của Lạc Việt đã ra đời trước chữ viết Triện của Hán Tộc khoảng vài  ngàn năm.

          BÀN THÊM  VỀ GỐC GÁC CỦA TỪ "DỊCH"

Ngay từ DỊCH thì từ mấy ngàn năm nay mọi người vẫn yên trí đó là từ của người Hán; có người cho là từ cổ Lạc Việt thì lại cho rằng đó là sự đọc chệch đi từ DIỆC.

Nhưng thực tế không ai chú ý là Đế Nghiêu sai chép lại những gì đã viết trên mai rùa rồi không phải ngẫu nhiên gọi đó là QUY LỊCH/LỊCH RÙA.

           Hiện nay nhiều địa phương phía Nam nước ta vẫn còn gọi tên Dích ( miền Bắc gọi là con VÍCH) để chỉ con RÙA BIỂN. Vậy phải chăng những gì ghi trên mai Rùa đã được gọi là DÍCH và sau này người Hoa Hạ phiên thành Dịch và thích nghĩa DỊCH (căn cứ vào nội dung nói về sự mở mang biến chuyển của Trời Đất) là biến chuyển? Thế là DÍCH vốn  nghĩa là RÙA ( Lạc Việt)  biến đổi thành DỊCH ( kinh Dịch, Chu Dịch) rồi nghiễm nhiên coi  đó là sản phẩm văn hoá của Hán tộc.

 Thực ra, phải khôi phục lại từ Việt cổ để gọi Lịch Rùa là Lịch Dích và phải chăng nên bàn nhau đặt một tên VIỆT mới cho DICH  LẠC VIỆT?

Như thế là có những chứng cứ thép ( thiết chứng) nhằm lý giải một loạt vấn đề từ lâu vẫn làm bận tâm giới học giả chuyên nghiên cứu về Kinh Dịch.

             Có cần phải đưa thêm chứng cứ nữa không?

           - Theo tôi là không cần?

           Vì khảo cổ học chỉ cần đào được vài cái răng hoặc một khúc xương của người Nguyên thuỷ đã có thể dựng lại cả một người Nguyên thuỷ, thậm chí còn hình dung được cả  môi trường và thời đại họ đã sống.

            Thiết nghĩ, với những cái "răng" đã trình bày ở trên cũng đủ kết luận rằng:

- Lạc Việt là  tộc người có nền văn minh lúa nước rất sớm, có chữ viết (Khoa Đẩu) cũng rất sớm, ít nhất cũng cách ta ngày nay khoảng 5000, 6000 năm có lẻ. Hiện tộc LẠC VIỆT (tức Việt Nam ngày nay) còn lưu giữ nhiều chứng cứ lịch sử.

- Người Việt cổ chủ nhân tạo dựng nền VĂN MINH LÚA NƯỚC đã từng tạo ra chữ viết Khoa Đẩu để viết sách, làm lịch và đã từng kính biếu Đế Nghiêu thuộc Hán tộc du mục văn bản LỊCH RÙA (Quy lịch) để quý vị Hoa Hạ tham khảo, học tập.

CHÍNH VIỆT TỘC LÀ TÁC GIẢ CỦA KINH DỊCH, mà văn bản nguyên thuỷ hầu như đã thất lạc, chỉ còn văn bản đã bị sửa chữa, xuyên tạc đã lưu hành từ mấy nghin năm cho đến tận ngày nay.

 -Người Hoa Hạ đã từng sử dụng chữ Khoa đẩu, điển hình là ngài Khổng Tử và các tác giả đồng thời với ngài đã dùng chữ Khoa đẩu của Việt tộc để viết kinh sách. Nhiều thế hệ sau ngài, cho đến tận thế kỷ VI đời Đường, vẫn còn dùng thứ chữ viết này song hành cùng với chữ Triện, chữ Lệ để viết văn, làm thơ.

             Cũng cần lưu ý các bạn nhớ đến hai sự kiện lịch sử: một là  Dân tộc LẠC VIỆT từng bị Hán tộc thống tri hơn ngàn năm liền và họ đã thành công trong  việc hủy diệt chữ Khoa Đẩu. Hai là Minh Thành tổ  mang quân xâm chiếm nước ta (Đại Việt thời Trần, thế kỷ XIII)  đã lệnh cho tướng Trương Phụ tịch thu đốt hết tất cả sách vở và đập nát hết mọi tấm bia đá của Đại Việt.

Cho nên, đừng ngạc nhiên khi thấy sách vở của Việt Nam từ thời Lý Trần trở về trước không còn gì cả.

Điều đáng ngạc nhiên là: Hán tộc đã đô hộ Lạc Việt đến hơn 1000 năm mà không đồng hoá nổi. Tại sao thế?

Đáng ngạc nhiên hơn nữa là: mặc dù đã chiếm đoạt Kính Dịch và ra công nghiên cứu mấy nghìn năm liền nhưng Hán tộc xưa cũng như nay chưa tỏ ra có sự hiểu thấu đáo, chưa nắm vững cái thần của Dịch. Do đó, tuy là một nước lớn mà chưa bao giờ thực sự hùng mạnh, trong suốt trường kỳ lịch sử luôn luôn bại trận một cách khốn khố và từng bị các Rợ (Hung Nô, Mãn Thanh)   đô hộ hàng trăm năm liền. Đặc biệt, Hán tộc chưa sản sinh ra một nhà tiên tri nào đáng kể.

          Riêng LẠC VIỆT, tác giả đích thực của Kinh Dịch đã từng tạo ra những võ công chống ngoại xâm oanh liệt “lừng lẫy Năm châu, chấn động Địa cầu”.

        Đồng thời tộc LẠC VIỆT còn sản sinh ra những nhà tiên tri nổi tiếng như Lý Thường Kiệt,  Nguyễn Bình Khiêm, Hồ Chí Minh . . .

         Bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ biều hiện rõ khả năng hiểu thấu và vận dụng thành thạo kinh Dịch để có thể tiên tri chính xác sự thảm bại của giặc Tống xâm lược.

        Tài tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh . . . sẽ bàn trong một dịp khác.

            NHIỆM VỤ HIỆN NAY CỦA CHÚNG TA

Hán tộc đã tìm cách huỷ hoại, xuyên tạc hoặc cất dấu những công trình văn hoá của ta. Vậy ta có nên chấp nhận những công trình xuyên tạc hiện vẫn công khai lưu truyền từ mấy ngàn năm nay của họ hay không?

       Thứ nhất: ta phải kiên quyết, bằng những lý lẽ và chứng cứ xác đáng, minh định bằng được sự thật lịch sử: Âm dương, Ngũ hành, Bát quái, Dịch thư, chữ viết Khoa đẩu . . . đều là những sản phẩm trí tuệ của nền Văn minh Lúa nước LẠC VIỆT. Đó hoàn toàn không phải thuộc quyền sở hữu của nền Văn minh HOA HẠ. Do đó, tôi đề nghị phải phủ nhận cái gọi là Hậu thiên Bát quái mà từ vài ngàn năm nay, giới Dịch học Trung Quộc cứ bám vào đó để vu khoát và nhận vơ chủ quyền. Ta phải lớn tiếng khẳng định chủ quyền văn hoá của Việt Nam ta trong lĩnh vực này để giới khoa học Quốc tế hiện tại bớt dần sự ngộ nhận đã diễn ra quá lâu rồi.

             Thứ hai là: giới nghiên cứu Dịch học cuả ta hiện nay nên có sự hợp tác chặt chẽ cùng nhau nghiên cứu bản chất của Dịch và khẳng định giá trị chân thật của Dịch Lạc Việt nhằm góp phần xứng đáng vào nền khoa học hiện đại của quốc tế trong thế kỷ mới. Chúng ta phải nghĩ cách giải thích các công trình của Tổ tiên bằng những kiến thức và phương pháp luận Việt Nam trên cơ sở thực tiễn của cả tiến trình lịch sử và cơ sở khoa học hiện đại

           Tất nhiên, đây là nhiệm vụ cực kỳ nặng nề và khó khăn. Nhưng ta thử bình tâm suy xét:

Chẳng lẽ từ hơn 5000 năm trước Tổ Tiên Lạc Việt ta có đủ năng lực trí tuệ sáng tạo ra những công trình khoa học lớn lao và quan trọng như Dịch học mà nay con cháu nòi Lạc Việt lại chiu bó tay sao?

Chẳng lẽ sự xuất hiện một lớp nhân tài mới rất xuất sắc hiện nay trong khá nhiều lĩnh vực khoa học bao gồm những Lưu Lệ Hằng, Trịnh Xuân Thuận, Dương Ngọc Ánh, Ngô Bảo Châu, Nguyền Thục Quyên . . . lại không tăng thêm sự tự tin vào năng lực trí tuệ của chúng ta chút nào chăng? Đã đến lúc chúng ta phải dứt bỏ hẳn lối suy tư "thuật nhi bất tác" của Khổng Tử. Sao chép cũng nên vừa phải thôi để có thể tập trung thời gian và trí tuệ vào sự nghiệp sáng tạo những cái mới, hoàn toàn mới, nhằm đọ sức cùng nhân loại và xứng đáng với Tổ tiên Lạc Việt.

   Tất nhiên, dù tự hào là một dân tộc sáng tạo ra Kinh Dịch, sử dụng khá thành thạo kinh Dịch, và không chịu khuất phục bất kỳ đại cường  hoặc siêu cường nào, ta cũng không nên tự túc, tự mãn với quá khứ mà cần khẩn trương khắc phục mọi nhược điểm của dân tộc, ra sức đẩy mạnh sự nghiệp nghiên cứu khoa học tiến thêm những bước mới, góp phần phát triển Đât Nước trong thế kỷ XXI, xứng đáng với Tổ tiên Lạc Việt đã sáng tạo ra nền Văn minh Lúa Nước từ hơn 5000 ngàn năm nay.

 

                                                    TP.HCM, 9 tháng 3 Mậu Tuất (25/3/2018)

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỂ LÀM SÁNG TỎ MỘT SỰ THẬT ĐÃ BỊ KHUẤT LẤP THEO THỜI GIAN :

DỊCH LÀ VIỆT & DỊCH LÀ CỦA VIỆT.

 

 

 

                                                                                                     Hà Hưng Quốc, Ph.D

 

 

Chữ DỊCH được người Hoa ngày hôm nay viết là .  Để hiểu chữ này một cách tường tận, chúng ta cần lội ngược về nguồn khám phá ra sự thật đã khuất lấp theo thời gian.

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về chữ TRỜI.  Chữ TRỜI (mặt trời) đã có từ rất lâu.  Những phát hiện chữ viết trên mai rùa và xương thú, gọi là Giáp Cốt Văn 甲骨文, cho thấy chữ TRỜI được viết như những hình khắc bên dưới, xem H1.  Người ta kết tập được ít nhất cũng khoảng 231 chữ TRỜI và những hình khắc trong H1 chỉ là một mớ trong số đó.  Giáp Cốt Văn đã hoàn chỉnh vào thời Vũ Đinh (1250 TCN -1192 TCN) và được coi là loại chữ xưa nhất.[1]

 

 

 

Kim Văn kế thừa Giáp Cốt Văn.  Kim Văn 金文 hay Cát Kim Văn Tự còn gọi là Minh Văn 铭文hay Chung Đỉnh Văn 钟鼎文 là loại văn tự được khắc hoặc đúc trên đồ đồng, xuất hiện vào thời Thương và trở thành loại văn tự chủ đạo của thời Chu và kéo dài tới Tần Hán.  H2 cho thấy một số chữ TRỜI Kim Văn.

 

 

 

 

 

Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, với chính sách thống nhất văn tự và đơn vị đo lường “thư đồng văn, xa đồng quỹ 书同文车同轨” (sách viết cùng loại chữ, xe có cùng cỡ trục) thì loại chữ Tiểu Triện 小篆,còn gọi là Tần Triện 秦篆, đã được Thừa Tướng Lý Tư phụ trách đưa vào sử dụng trong các văn bản chính thức.  Tiểu Triện Văn được kiến tạo trên cơ sở chữ Đại Triện 大篆 của thời Tần qua tiến trình giản hóa và chọn lọc từ chữ viết của sáu nước lúc đó.[2]  H3 cho thấy một số chữ TRỜI Triện Văn.

 

 

 

                                                        

 

 

được “vuông hóa” thành chữ  người Hoa vẫn đang sử dụng ngày hôm nay.  Từ Giáp Cốt Văn tới chữ vuông ngày nay là một hành trình dài hơn 3200 năm.[3]  

Chữ  Hán Việt đọc là NHẬT.  Chữ  Bắc Kinh đọc là RỨƠ.  Chữ  Nôm Việt Cổ đọc là RỰC/RỎ và DIỆT.  Chữ  Triều Châu (Mân Việt) đọc là DIỀT.  DIỆT cũng là DIỀT do phát âm nặng nhẹ mà thành.  Âm RỨƠ là biến âm của chữ RỰC/RỎ của Nôm Việt Cổ.  “Diềt hay là Rực là Nôm ngày xưa của Việt, và chỉ có người Việt có phát âm Diềt nầy.  Âm DIỀT hay âm DIỆT cũng chính là âm VIỆT chữ quốc ngữ của người Việt chúng ta. “Tiếng Mân Việt - Việt Triều Châu là một phương ngữ rất xưa, được nhìn nhận bởi nhiều chứng minh là có cỡ ít nhất là 7000 năm lịch sử, xưa hơn âm Hán Việt thời nhà Đường. rất nhiều.  Chữ Nôm với âm Nôm có trước là Diềtchứ không phải là âm Nhật của Hán Việt có trước.”  (Nguồn: Chữ Nôm Cổ Xưa Và Ý Nghĩa Của Việt của tác giả Đỗ Thành).  

Chữ thứ hai chúng ta cần xét tới là chữ TRĂNG.  Chữ TRĂNG (mặt trăng) cũng đã có từ rất lâu.  Những phát hiện chữ viết trên mai rùa và xương thú cho thấy chữ TRĂNG được viết như những hình khắc bên dưới, xem H4, và người ta đã kết tập được ít nhất là 74 chữ TRĂNG

 

 

.  

 

 

Kim Văn kế thừa Giáp Cốt Văn và sau đó là Triện Văn, nên chữ TRĂNG  cũng biến đổi theo.  H5 cho thấy một số chữ TRĂNG Kim Văn và H6 cho thấy một số chữ TRĂNG Triện Văn.

 

 

 

 

 

 

 

                             

                                                

Và cuối cùng thì chữ TRĂNG từ   


được vuông hóa thành chữ người Hoa vẫn đang sử dụng ngày hôm nay.   

Chữ  Hán Việt đọc là NGUYỆT.  Chữ  Bắc Kinh đọc là DUÊ.  Chữ  Quảng Đông đọc là DUYỆT.  “Tiếng Quảng Đông ngày nay vẫn đọc Nguyệt là Duyệt y như phát âm của chữ Việt và Việt. Tiếng [Hán] Việt ngày nay đọc là Nguyệt rất gần với âm Việt/Duyệt. Tiếng ‘Nam Việt - Việt Quảng Đông’ cũng là phương ngữ xưa, xưa hơn âm Đường rất nhiều… Chữ Nôm với âm Nôm là Duyệt có trước, chứ không phải là âm Nguyệt của Hán Việt có trước.”  (Nguồn: Chữ Nôm Cổ Xưa Và Ý Nghĩa Của Việt của tác giả Đỗ Thành).
Chữ thứ ba chúng ta cần tìm hiểu là chữ DỊCH.  Chữ DỊCH cũng đã có từ rất lâu.  Những phát hiện chữ viết trên mai rùa và xương thú cho thấy chữ DỊCH được viết như những hình khắc bên dưới, xem H7.  Người ta kết tập được ít nhất cũng khoảng 73 chữ DỊCH và những hình khắc trong H7 chỉ là một mớ trong số đó. 

 

 

                                           

    

Sau Giáp Cốt Văn là Kim Văn và Triện Văn.  H8 cho thấy một số chữ DỊCH Kim Văn và H9 cho thấy một số chữ DỊCH Triện Văn.

 

 

 

                                         

 

 

Và cuối cùng thì chữ DỊCH từ  

 

 

được “vuông hóa” thành chữ  người Hoa vẫn đang sử dụng ngày hôm nay.
 

Chữ  Hán Việt đọc là DỊCH. Chữ  Bắc Kinh đọc là YI.  Chữ  Triều Châu đọc là ÉCK.  Chữ  Quảng Đông đọc là DIỀT và DIỆK.  Chữ  Nôm Cổ Việt đọc là DIỀT và DIỆK.  DIỀT và DIỆK là do phát âm nặng nhẹ mà thành, cận âm với chữ Việt quốc ngữ của chúng ta ngày nay. “Tiếng Quảng Đông đọc chữ Việt nầy là Diềt /Diệk hoàn toàn như người Triều Châu đọc chữ Việt nầy là Diềt/Diệk.”  (Nguồn: Chữ Nôm Cổ Xưa Và Ý Nghĩa Của Việt của tác giả Đỗ Thành).

    

Khảo sát tiến trình biến đổi từ chữ Giáp Cốt cho đến chữ vuông ngày hôm nay, không khó để chúng ta nhận ra chữ DỊCH là một tổng hợp biểu ý  

 

 

 

 

 

được hình thành từ hai chữ biểu hình là TRỜI  

 

 

 

                          

 

 

 

 

và TRĂNG 

                                

 

 

 

 

Hai chữ TRỜI TRĂNG ngang nhau thì biểu ý là MINH , còn TRỜI trên TRĂNG dưới thì biểu ý là DỊCH.  Phát âm của chữ TRỜI, chữ TRĂNG và chữ DỊCH theo Nôm Việt Cổ đều là âm VIỆT của chữ Việt quốc ngữ ngày nay.  Nói một cách khác, DỊCH chính là VIỆT. 

          

 

 

 

Nói “hai chữ TRỜI TRĂNG ngang nhau thì biểu ý là MINH , còn TRỜI trên TRĂNG dưới thì biểu ý là DỊCH” không phải là một phát biểu tùy tiện.  Nhìn vào Giáp Cốt Văn thì sẽ thấy sự khác biệt giữa kết hợp TRỜI TRĂNG ngang nhau để biểu ý MINH, xem H10 và H11, và kết hợp TRỜI trên TRĂNG dưới để biểu ý DỊCH, xem H7 bên trên, là một chủ ý quá rõ rệt.  Hai biểu ý riêng biệt với hai chủ ý rõ rệt này không những đã có ngay từ lúc ban sơ, tìm thấy trong đống Giáp Cốt, mà còn kéo dài và liên tục cho đến ngày hôm nay, kinh qua các giai đoạn Kim Văn và Triện Văn.  Cả thảy 19 chữ MINH Giáp Cốt Văn (100%) đều theo cấu trúc TRỜI TRĂNG đặt ngang nhau và không có những tia sáng.  Cả thảy 73 chữ DỊCH Giáp Cốt Văn (100%) đều theo cấu trúc TRỜI trên TRĂNG dưới và có những tia sáng.  [Xoay những hình trong H7 cho vòng tròn mặt trời nằm trên, vòng cung mặt trăng nằm dưới, và các tia ánh sáng nằm dưới cùng sẽ thấy rõ.  Thoạt nhìn thì thấy những hình này giống như là mặt trời vừa nhô khỏi đỉnh đồi nhưng nếu là vậy thì ánh sáng phải tỏa ra từ mặt trời và tỏa lên phía trên chứ không nằm phía dưới vòng cung do đó giải thích nghe hợp lý hơn thì những tia sáng hoặc là (1) biểu hình cho ánh sáng của mặt trăng hoặc là (2) biểu hình cho ánh sáng của cả hai.  Từ đó có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa biểu ý Minh và biểu ý Dịch, dầu là cả hai đều từ sự kết hợp Trời và Trăng.  Trong khi bản thân biểu hình mặt trăng và mặt trời là hai chủ thể chính biểu ý cho chữ Minh thì bản thân của những vạch biểu hình ánh sáng của mặt trăng hoặc/và mặt trời mới là chủ thể chính biểu ý cho chữ Dịch.].   

Hai chữ biểu tượng TRỜI TRĂNG dùng để biểu ý chữ DỊCH vẫn còn để lại “dấu vân tay” trong chữ Hán Vuông ngày hôm nay.  Thông tin trong H12, lấy ra từ Hán Việt Từ Điển, tự nó đã giải thích đầy đủ sự liên hệ mật thiết giữa các thành phần làm nên chữ DỊCH. 

 

 

                                        


 

Nhưng theo Đỗ Thành, một nhà nghiên cứu người Việt gốc Hoa thành thạo nhiều phương ngữ Trung, thì:

 

 

Việt” đây là chữ Dịch chính là chữ tượng hình vẽ mặt trời hình tròn O với các tia sáng chung quanh được mỹ thuật hóa và vuông hóa thành chữ Nhật được đặt ở phía trên, và các tia sáng chung quanh được gom lại biến thành chữ Vật để ở phía dưới thành ra Việt.  Chữ Việt nầy với chữ Việt cổ xưa nhất là vẽ hình mặt trời có tia sáng phát ra tứ phía là chung một chữ mà thôi. Thật ra Kinh Dịch là đọc trại âm từ chữ Kinh Việt. Kinh của người Việt thì mới gọi là Kinh Việt = Mặt trời  + tia sáng  = Việt/.” 

 

 

Và Đỗ Thành còn khẳng định “Việt = Trời/Trăng soi sáng = Hình mặt trời các tia phát sáng trên trống đồng = viết bằng O với những tia sáng =  =  = .  Hai chữ Việt nầy,  và , đều là ‘mặt trời cháy sáng’.”  Ông giải thích:

 

 

“Việt Chữ Nôm đọc là Duyệt ở Quảng Đông [Nôm Cổ Việt].  Ngày nay Hán Việt và Việt đọc là Việt, âm Bắc kinh đọc là Yué (ghi chú: bên Triều Châu dùng chữ “Việt” thay chữ “Việt” nầy). Cách viết chữ Việt nầy rất giống chữ Dịch”.  Chữ Việt nầy là Hướng về mặt trời Chiếu sáng với chữ Thể là ‘Bẻ’ để biểu hiện ý của âm ‘E’ là ‘Yue’ là ‘Việt’.  Bản thân của chữ Thể trong cổ văn thì đó là chữ Nôm nghĩa là Cháy, chữ ‘Cháy’ là Mộc đang phát cháy bằng mấy nét phía trên là ngọn lửa. Tôi là người Mân Việt nên hiểu rõ chữ Cháy nầy (Cháycòn 1 phát âm khác là Bẻ để nói nghĩa khác, và “Bẻ” hay “Bén” cũng lại quay về âm Bén, cháy bén…) Cháy sáng nguyên 1 vòng cầu tức là “Cầu vòng” mà ngày nay được viết bằng Thể Hồng-彩虹 tức là Cầu vòng…Nhiều người cứ tưởng rằng Việt với bên trong chữ Hướng là Mễ là gạo…, không phải vậy đâu. Bởi vì nghĩa cuả Việt là Nhật- Nguyệt là Quang Minh-Soi sáng… như trống đồng của Việt tộc đã lưu dấu trong lịch sử.”

            Như vậy thì luận điểm của Đỗ Thành tuy có hơi khác nhưng xét cho cùng thì cũng không khác vì theo ông (một cách gián tiếp) mặt trời/mặt trăng không là chủ thể chính [như trong chữ Minh] mà ánh sáng chiếu ra mới là chủ thể chính biểu ý của chữ Dịch.  Và điều này đúng với hình ảnh trên Giáp Cốt Văn biểu ý chữ Dịch.      

            Dầu chữ  là một tổng thể TRỜI trên TRĂNG dưới với những TIA SÁNG biểu ý DỊCH hay là một tổng thể chỉ có mặt trời với các tia ánh sáng được mỹ hóa thành chữ Vật để biểu ý DỊCH thì kết luận cũng vẫn như nhau: DIỀT = DIỆK = DUYỆT = DỊCH = VIỆT.   

Và như Đỗ Thành đã kết luận: “Kinh Dịch là đọc trại âm từ chữ Kinh Việt.   Kinh của người Việt thì mới gọi là Kinh Việt.”   

Có hai vấn đề lớn nằm trong kết luận trên của Đỗ Thành.  Với sự khẳng định chữ Hán phát triển trên nền tảng của chữ Nôm Việt Cổ, sẽ có một số lượng không ít những nhà nghiên cứu Việt không đồng ý, nếu không muốn nói là “chống kịch liệt”.  Với não trạng “tự nô lệ hóa” và với thành kiến đảo lộn sự thật “lấy quả làm nhân” (ngôn ngữ của Hà Văn Thùy) cho rằng “hơn 70% tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán” nên họ luôn khẳng định tiếng Hán là chủ thể của tiếng Việt.  Không còn gì sai hơn!  Lấy một vụ khai quật mộ cổ nổi tiếng 馬王堆 vào đầu thập niên 1970 có liên quan đến Kinh Dịch làm thí dụ điển hình.  Tiếng Hán Việt đọc là Mã Vương Đôi.  Tiếng Anh dịch là “King Ma's Mound."  Sự thật cho thấy chẳng có vị Vua Ngựa hay Vua Ma nào được chôn ở đó cả.  Qua khảo chứng người ta đã xác định ba ngôi mộ cổ này được chôn cất từ hồi thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.  Chủ nhân của ba ngôi mộ là Lợi Thương, vị thừa tướng nước Trường Sa thời kỳ đầu Tây Hán, phu nhân Tân Truy của ông và con trai của hai ông bà.  Chỉ là vị “quan” họ Lợi thì làm sao lại được ghi là “Mã Vương”?  Sự thật không có gì bí ẩn.  Trường Sa, Hồ Nam phía Nam Trung Quốc là vị trí nằm ngay trung tâm của người Việt Cổ do đó nói bằng tiếng Nôm Việt Cổ thì những ngôi mộ đó nằm ở Đồi Mả Quan, tức là cái đồi có mả (mồ) của quan.  Địa danh Đồi Mả Quan tồn tại lâu dài trong cộng đồng Việt.  Khi người Hoa xuất hiện thì do không phát âm đúng tiếng Việt và không hiểu nghĩa của tiếng “mả” nên đọc trại thành “mã” còn “quan” thành “wan” rồi thành “Wang” theo đó Đồi Mả Quan biến thành “Má Wang Tui.”  Đến khi chuyển sang chữ vuông, người sau không còn hiểu lai lịch khu mộ mà chỉ “phiên ngang” theo âm nên ký âm bằng chữ vuông Mã Vương Đôi 馬王堆.  Bằng chứng này cho thấy tiếng Nôm Việt Cổ đã có từ rất xưa (trong trường hợp này thì mốc thời gian là 2200 năm trước) và Nôm Việt Cổ không phải là sản phẩm vay mượn từ tiếng Hán, ngược lại mới đúng “sự thật như nó đã là.”      

            Nhìn lại lịch sử chữ DỊCH từ thời Giáp Cốt Văn xuyên suốt cho tới thời Trung Văn ngày nay, xem H13, có lý nào để nói ngược ngạo rằng tiền nhân sống trên đất Việt xưa đã vay mượn chữ viết và tiếng nói của người Hán?  Hay nói một cách khác, chẳng lẽ trước khi dân du mục phương Bắc tràn qua Hoàng Hà hòa huyết đẻ ra Hoa Hạ thì người Việt cổ sống trên đất Việt xưa không biết nói, không chữ viết và không văn hóa?  Chẳng lẽ nhóm dân du mục “phương Bắc bạo cường” đó có sẵn một nền văn hóa “tầm cao” mang vào đất Việt xưa để áp đặt và thành công với sự áp đặt văn hóa để từ đó tự hào với cái gọi là văn hóa Hán tộc?  Tuy người viết không phải là nhà ngôn ngữ học, cũng không phải là nhà khảo cổ, nhưng cũng có thể đủ sức để hiểu một điều là tiếng nói và chữ viết không thể từ trên trời bổng dưng rơi xuống đất Ân Thương để đám con lai Hoa Hạ lấy đó cho là của riêng Hán tộc.  Còn Việt cổ sống trên đất Việt xưa có phải là Việt hay không thì cuốn Tìm Cội Nguồn Qua Di Truyền Học (2011) của Hà Văn Thùy đã giải thích rõ. 

 

 

                                       

 

 

            Vấn đề thứ hai, khẳng định Dịch là của Việt thì chắc chắn là số người đồng ý sẽ không nhiều hơn số ngón trên hai bàn tay.  Biết thực tế là vậy nhưng điều này không hề làm cho người viết nao núng.  Hà Hưng Quốc đã từng viết nhiều cuốn sách để giải thích vì sau Dịch là của Việt.  Không những Dịch mà luôn cả Âm Dương, Ngũ Hành, Hà Đồ, Bát Quái, Bảng Lục Thập Hoa Giáp, Ngũ Hành Nạp Âm, Tử Vi  cũng là của Việt.  Và đi xa hơn là cả nền văn hóa Trung Hoa hiện nay cũng được đẻ ra từ cái nôi văn hóa Việt cổ.  Nhưng dầu cho lý luận có “hàn lâm” đến mấy thì cũng không qua được sự thật rất “bình dân” của Đỗ Thành, đó là: “Kinh của người Việt thì mới gọi là Kinh Việt.”    

Nếu chúng ta để ý thì sẽ thấy chữ DỊCH có nguồn gốc từ thiên văn.  Mà có nguồn gốc từ thiên văn thì không thể nào là sản phẩm của giống dân du mục phương Bắc.  Và nó phải là sản phẩm phát sinh từ cái nôi trồng lúa nước ở phương Nam, của Việt.  Căn cứ vào chi tiết trong Thuật Dị Ký 述異記của sách Thông-chí 通志 (2AL, Q II, Ngũ Đế Kỷ Đệ Nhị, Chí #35, tr. 224) của sử gia Trịnh Tiều (1104-1162).  Sách chép: 

Đào Đường chi thế, Việt Thường quốc hiến thiên tuế thần quy, bối thượng hữu văn, giai khoa đẩu thư, ký khai tịch dĩ lai, Đế mệnh lục chi, vi chi Quy-lịch. 陶唐之世,越裳國獻千歲神龜,背上有文,皆科斗書,記開闢以來,帝命錄之,謂之龜歷。” 

 

 

Dịch: “Đời Đào Đường, nước Việt Thường dâng thần quy ngàn tuổi, trên lưng có văn, đều là chữ khoa-đẩu [chữ nòng nọc], chép việc từ thuở khai thiên tịch-địa đến bấy giờ, Đế sai chép và gọi là Lịch Rùa.” [Ngưng trích dẫn]

Sách Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường cũng có chép rằng, “năm 2361 trước Công nguyên, tức năm Mậu Thân thứ 5 đời Ðường Nghiêu Sứ thần Việt Thường Thị sang chầu dâng rùa thần".  Theo Kim Lý Tường con rùa gọi là thần quy vì rùa to hơn 4 thước ta [khoảng 1.20 mét], trên lưng có chữ nòng nọc [đẩu văn], ghi tổng quát lịch sử cấu tạo vũ trụ và nhân loại từ thuở ban đầu cho tới đời vua Ðường Nghiêu.[1] 

Giáo sĩ L.Wieger, một nhà thông thái dòng Tên, cũng ghi nhận "người Tầu đã dựa vào cống phẩm rùa thần mà làm ra Qui Lịch” (L.Wieger, Hisfoire des croyances religieuses et des opinions philosophiques en Chine, depnis l’ origine jusqu à nos jonrs./ Lịch Sử Tín Ngưỡng Và Quan Điểm Triết Học ở Trung Hoa, Từ Khởi Thủy Cho Đến Thời Đại Chúng Ta, trích dẫn bởi TS. Thái Văn Kiểm).[2]

Cũng trong Kinh Thư, về việc hiến thần quy, “Ðế Nghiêu nhà Ðường sai Hy Thúc giữ việc này suy trác khí hậu ở Nam Giao, điều hòa mọi việc thời tiết sớm muộn về mùa hè... Suy trác cẩn thận để tháng trong Hạ được đúng với thời tiết. Lại phải xem đến việc thay đổi của người và trời đất.” (Lịch Với Lịch Sử Kinh Tế Chính Trị Và Chiến Tranh của Nguyễn Thường, Nghiên Cứu Lịch Sử số 3 (262) tháng 5 & 6-1992, tr.51-59).[3]  

Với người viết thì câu chuyện tặng rùa thần này là một sự kiện lịch sử rất quan trọng.  Nó là dấu công chứng đóng “trực tiếp” lên cụm chữ DỊCH LÀ CỦA VIỆT.   

Đúng như học giả Zhou Jixu khẳng định: “Không giống như các dân cư Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ là những người đến từ miền Nam Trung Quốc, dân cư của Hoàng Đế đến từ phía Tây của Trung Quốc, từ phần phía Tây của lục địa Âu-Á. Họ chinh phục người dân của lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử, những người thủ đắc nền văn hóa nông nghiệp phát triển . . .  Lịch sử được ghi trong tài liệu truyền thống chỉ duy nhất tính đến việc người của Hoàng Đế đi vào trong thung lũng Hoàng Hà và phát triển văn minh ở đó. [Còn] những người đã sống trước đó và tạo dựng nền văn minh tiền sử huy hoàng của hai con sông đã bị chìm sâu sau màn sương lịch sử. Họ đã bị loại trừ khỏi sử biên niên truyền thống, trong đó bao gồm hầu như tất cả các sách lịch sử Trung Quốc, từ Thượng Thư, kinh Thi đến Sử ký . . . Đây là một lịch sử mang xu hướng đảo lộn vị trí giữa chủ và khách.”[7]

 

 

                                                                                 Hà Hưng Quốc.

Ngày 1 Tháng 3 Năm 2013


[1] “Giáp cốt văn hoàn chỉnh nhất là vào thời Vũ Đinh nhà Thương, và lượng văn tự được tìm thấy ngày nay cũng chủ yếu ở vào thời kì này.”  (Nguồn: Chuyên Trang của Diễn Đàn Hán Ngữ, www.tiengtrung.org, Lịch Sử Chữ Hán 3: Đại Triện)

[2] Khái niệm về loại chữ Đại Triện cũng không thống nhất. Có người cho rằng Đại Triện bao gồm Kim Văn và Lựu Văn, lại có người cho rằng Đại Triện là Lựu Văn. Cũng có khi người ta gọi tất cả các loại chữ cổ thời tiên Tần là Đại Triện.  (Nguồn: Chuyên Trang của Diễn Đàn Hán Ngữ, www.tiengtrung.org, Lịch Sử Chữ Hán 3: Đại Triện).

[3] “Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp cốt (giáp cốt văn 甲骨文) mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn.” (Nguồn: VietScience.  Thưởng Thức Thư Pháp Trung Quốc của Lê Anh Minh, 1/9/2006)

[4] Nguồn: Cỗi Nguồn Của Văn Minh Đất Nước Việt Nam của GS Cao Thế Dung.  GS trích dẫn từ Cương Mục, bản dịch - Bộ VHGD, Sài Gòn 1965, tr.31.

[5] Nguồn: Cỗi Nguồn Của Văn Minh Đất Nước Việt Nam, GS Cao Thế Dung.

[6] Nguồn: Cỗi Nguồn Của Văn Minh Đất Nước Việt Nam, GS Cao Thế Dung.

[7] Tái trích Zhou Jixu.The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation. SINO-PLATONIC PAPERS Number 175 December, 2006.  Trong bản thảo Viết Lại Lịch Sử Trung Hoa của Hà Văn Thùy.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÚA VÀ DỊCH NÒNG NỌC

Trần Quang Bình

 

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt.

Quả đúng như vậy, tiếng Việt tuy được cấu thành từ hệ thống chữ đơn âm nhưng để phong phú ngôn ngữ của mình, người Việt cổ đã sáng tác ra nhiều cách khác nhau làm tăng vốn từ như: thanh, từ láy, nguyên âm và phụ âm kép…Cách đây vài năm, có người hỏi tác giả: “Tại sao tiếng Việt ta rắc rối làm vậy, chỉ một cây lúa thôi mà đã biết bao nhiêu danh từ: lúa, thóc, gạo, tấm, cám….Thấy có người giải thích cũng một hệ nhà “Lúa” như vậy mà từng danh từ người Việt ta mượn mỗi thứ một nơi của một chủng tộc khác. Quả là buồn cười.”. Vâng quả thật buồn cười! Chuyện giao lưu là việc tất yếu, không có gì đáng ngạc nhiên cả. Nhưng thấy một từ một ngữ của ta giống của người lại quy ngay là ta mượn thì quả có một niềm tự ti đáng nể. Muốn biết ai mượn của ai thì cần phải truy nguyên lại từ triết lý nào mà ngôn ngữ đó có những từ như thế. Kể cả trong việc vay mượn, tất yếu người ta cũng phải có cớ gì đấy mới vay mượn chữ này mà không phải chữ kia. Như tác giả đã từng trình bày trong một số tác phẩm của mình [1], [2], [3] tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo ra một cách có hệ thống, dưới một triết lý chủ đạo rõ ràng – đó là Dịch Nòng Nọc. Cây lúa là cây đã gắn bó đến những sắc dân Việt từ bao đời này. Trải qua mấy nghìn năm họ cày bừa trên một vùng đồng bằng rộng lớn từ châu thổ Nam Hoàng Hà, Dương Tử đến tận châu thổ Sông Hồng vậy khó có thể nói các từ

liên quan đến Lúa – một cây biểu tượng cho dân tộc Việt là được vay mượn các dân tộc khác. Tại sao thấy giống nhau mà không nghĩ dân tộc kia vay mượn từ Tiếng Việt?!

Trước đây, khi đi vào giải thích các nghĩa các quái, tôi cũng hơi nghĩ đến việc biết đâu quẻ Ly người ta mượn từ “lúa”. Và vì dân ta phát triển nông nghiệp từ lâu nên việc biến âm từ “lúa” sang “Ly” là việc làm hoàn toàn hợp lý. Nhưng tôi lại cho rằng không phải, bởi gỉ thì gì, con người vẫn phát minh ra lửa trước lúa. Nhưng sự liên quan giữa “lúa” và “lửa”, “ly” quả thật quá rõ ràng.

                                         Hình 1. Cánh đồng lúa.

Cây lúa đối với con người Việt ta từ cổ đại cho đến nay đều là nguồn sống và là cái gì đó thiêng liêng vĩ đại. Dựa trên triết lý Kinh Dịch và qua hình tượng những hạt lúa chín rực đỏ vàng về màu và về hình dáng như một hình thoi giống quẻ Ly Nòng Nọc, người ta cho đó là hạt giống Lửa của trời được cấy vào Đất và được dung dưỡng bởi Đất và Nước để rồi mang đến nguồn sống cho con người (chính vì vậy mà nó mới thiêng liêng). Vì thế biến thể từ Ly-Lửa-Lúa rất phù hợp. Gần với “Lúa” có từ “Lụa” chỉ một những thứ có ý nghĩa chung là mềm mại, mịn màng, óng mượt, óng ả dễ phản quang tựa như những tia sáng óng ánh: lụa, lụa là gấm vóc, lụa cau, giò lụa.

Hình 2. Lúa – quái Ly.

Hạt lúa có thể gọi là hạt thóc hoặc hạt lúa nhưng cây Lúa không thể gọi là cây thóc được. Vậy thóc được dùng ở đây chỉ hạt lúa mà thôi và tôi cho rằng người ta hay dùng chữ “thóc” để chỉ về hạt giống dùng để cấy trồng. Vâng Thóc có phụ âm “th” giống như thánh, thần, thằng, thẳng, thang… là tượng cho việc Trời là việc “thọc”. Người ta thọc hạt lúa xuống để làm ra cây linh thiêng của họ. Và việc này rất thiêng liêng nên hạt giống lúa đó người ta lấy tên là “thóc”. Ý nghĩa ở đây là người ta cũng thọc nhiều giống khác xuống để trồng nhưng chỉ với cây lúa linh thiêng họ mới lấy từ “thọc-thóc”. Thóc tượng trưng cho Càn. Ngoài ra, trong [1], tác giả đã chỉ ra sự đối xứng qua trục (chứ không qua tâm) mang tính hình tượng vật chất giữa Càn – cây gậy, cái cây – thông thấu và Đoài – cái hồ lõm xuống – đất đỡ ôm cây đấy vào để nuôi nấng và phát triển ra vạn vật. Đây chính là hình tượng thọc rất rõ ràng và được ghi lại trong tiên đề đầu tiên của Kinh Dịch tức Hà Đồ hay chính là định luật phát triển đầu tiên của vạn vật theo triết lý của người Việt cổ. Chính thế nên thóc chính là mầm giống của một cây linh thiêng nên kế thừa được phụ âm TH thuộc trời và hành động cũng linh thiêng không kém là thọc.

Khi cây mọc chồi non, người ta gọi là mạ đồng dạng với mẹ, mụ, mẫu, mầm,…Vâng đó chỉ là cái cây mà rồi họ phải nhổ lên để cấy vào ruộng. Tức là có hai thời kỳ cấy trồng: gieo thóc hơi dày xuống thửa ruộng mẫu, sau đó khi đã mọc nhú lên những cây lúa non lại lấy chúng để gieo trên cánh đồng lớn. Cây ấy gọi là mạ vì nó là mẹ, là mầm, là khởi nguyên của cây lúa vậy. Mạ ở đây tượng trưng cho quái Khôn với nghĩa là Mẹ linh thiêng. Ở Huế bây giờ người ta vẫn gọi mẹ là mạ. Cặp bài trùng mạ-lúa = cây lúc khi còn nguyên sơ-và cây lúa khi đã lớn còn được giải thích bởi triết lý Hà Đồ: chúng cùng cặp 2-7 trong Hà Đồ[4] (ý ở đây nói cùng một nguyên lý hình thành tên, chứ người ta không lấy chữ cám hay chữ nào khác để gọi tên cho cây mạ như bây giờ).

                                                   Hình 3. Hà Đồ.

Và trong “Kinh Dịch sản phẩm sáng tạo của nền văn hóa Văn Lang”, tác giả đã chỉ ra đồ hình bát quái đúng chân lý dưới đây. Trong đó 2 Hà Đồ tương đương với quái Khôn tức mẹ, mẫu, má, mạ, mu, mầm còn số 7 là quái Ly tức Lúa, lẻ, lẻ tẻ, li ti, lửa,

Hình 4. Hậu Thiên Bát quái Văn Lang[4].

Gieo trồng được một thời gian, lúa bắt đầu đơm bông. Bông lúa non thì họ gọi là trổ đòng đòng. Đại từ điển Tiếng Việt giải thích[5]: đòng: dt, bông lúa non còn ở trong bẹ chưa trổ thành bông. Đó là đ, thời kỳ “thuyết ngôn hồ Đoài” vậy: vui mà đơm hoa kết trái-một sự phát triển mạnh nhưng chưa đến độ chín. Cây lúa đã không còn cây lúa nữa nó đã bắt đầu sinh sản và cho ra một lũ lúa con đông đúc, nhộn nhịp và tươi vui. Đ-đất, đoài, đợ, đi, đứng, đọi, đông, đông đúc, đòng đòng.

                          

                                             Hình 5. Lúa trổ đòng.

Hạt lúa chín, người ta đem đi xát trấu và nhận được ba sản phẩm chính gạo, cám và trấu và một sản phẩm phụ nữa là tấm.

Hình 6. Cấu trúc hạt lúa.

Gạo là cái tinh trắng nguyên là nguồn dinh dưỡng cho tất cả chúng ta. Nó chính là cái tinh của mẹ vậy: tượng trưng cho quái Khôn nhưng khác với mạ là mẹ, nó giống như dòng sữa tinh khôi của mẹ. Gạo – gà-kê, con cà con kê, hạt kê, gái-cái, giậu, gốc, gốc gác, cội…Đều là những từ chỉ quái Khôn cả.

Hẳn nhiên, với một thực tiễn hàng mấy ngàn năm làm nông nghiệp, người Việt cổ đã có những quan sát rất kỹ lưỡng về sự phát triển của cây lúa nói chung lẫn hạt lúa nói riêng. Những hạt lúa non vẫn còn ướt át và có những hạt cám li ti. Đó chính là cái tinh nước của hạt gạo vậy. Và hạt gạo lớn dần nhờ cái nguồn nước đó. Một âm cổ Khảm là Cám[6] và đặc biệt giống cách đọc chữ “cám” của Việt Nam. Cám bị lao tù giữa hạt gạo đang nảy nở bên trong và cái vỏ trấu bên ngoài. Tượng của nó cũng chính là Khảm vậy.

Tấm là gì? Là hạt gạo vỡ. Nếu ta cứ cho là hạt lúa vỡ đôi (cũng là tấm cả thôi) thì như tôi đã có lần giải thích tấm có tượng một nửa của quẻ ly hay nói cách khác nó là một thứ có hình tượng quả núi. Tấm khi đặt xuống nó lô nhô lổn nhổn chứ không nằm dài ra như lúa và gạo được. Tấm-Từng-Tầng-Tiến….Từng tấm, từng tấm…người ta xếp lên như từng tầng từng tầng để làm cái gì đó lớn lên, cao lên so với mặt bằng của Đất. Vậy về ngôn nó cũng biểu thị quả núi. Mồ hôi rịn rịn ra chưa thành hạt tròn lăn xuống thì gọi là lấm tấm – chính là chỉ những hạt nước nổi lên trên bề mặt cũng đồng nghĩa với núi. Hầu hết các từ liên quan đến tấm đều chỉ một cái gì đó nổi lên trên một bề mặt: tầm, tầm vóc, tâng, tâng bóng, tâng công, tâng bầng (tức tưng bừng), tưng tưng, tưng tửng, tùng tùng, tấm tắc (ca tụng), tấm tức (cũng là một trạng thái tình cảm nổi lên mặt tình cảm bình thường với mức độ vừa phải), tấm bé (nói đến một con người nổi lên một cách vừa phải trên một bình diện chung), tấp là chữ chỉ khi người ta đưa một vật gì đó lên trên bề mặt từng lớp từng lớp nhưng cũng ở mức độ vừa phải. Gạo, lúa, đòng đòng, cám đều có liên quan mật thiết đến hoặc Hà Đồ hoặc Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang còn tấm thì sao?

Hình 7. Hạt tấm nửa quái Ly là quái Cấn - Núi

Như giải thích ở trên tấm hầu hết mang nghĩa của một quả núi về hình tượng lẫn ý nghĩa. Trong Hà Đồ quả núi chính nằm ở số 8 hay Tám. Vậy dễ thấy về âm tiết thì Tấm lại quá gần với Tám-Núi.

Như trên đã nói, cây Lúa hay lúa gạo là một cây hay thực phẩm đặc biệt tối quan trọng mang tính linh thiêng và tôn giáo với người Việt cổ vì thế nó chắc cũng không nằm ở ngoài quy luật Hậu Thiên của Kinh Dịch Nòng Nọc (hình 8).

 Trấu là cái vỏ vàng óng ở ngoài. Nó vừa tượng trưng cho Trời ngoài đối với gạo là Khôn trong. Tr-Trời, trắng, trong, trên, trán, trước, trấu,…Vừa tượng trưng cho Tốn: bôi gio trát trấu hay bôi gio trát giấu, giấu-gió…Nhưng trấu không còn hình lúa nữa mà cũng không phải gạo. Cũng không thể sử dụng vào việc dinh dưỡng cho con người. Nó như một thực thể tồn tại từ lúa nhưng lại không có ý nghĩa gì giống như quái Tốn được úp lên trên quái Đoài để ra trùng quái Đoài Tốn đứng tại Đoài: có tên nhưng không còn là thực thể riêng biệt. Bên vế sản phẩm ta thấy có cháo – chấn: là thứ đã vì sức lửa hay sức nóng của nọc làm vỡ nát hay bị chấn động đến vỡ nát không còn ra thực thể gạo nữa. Hai cũng biết là từ gạo nhưng nó không còn mang dáng dấp hạt gạo nữa. Nó có thể nói là đối hình của tấm cũng nát như vậy nhưng tệ hơn tấm là hết hình thù cụ thể.

Hình 8. Lúa và các sản phẩm dinh dưỡng từ lúa qua Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang.

Và trong trùng quái Cấn Chấn đóng tại phương vị Cấn-Núi-Tấm, Chấn-Cháo đóng một vai trò mờ nhạt, thứ yếu.Ta thấy từ hình 8 rõ ràng sự phát triển, hình thành cây lúa từ cây giống đến sản phẩm đúng theo khuôn mẫu của đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang. Hạt thóc – Càn (ánh vàng, rắn chắc,…) được gieo xuống đất không lâu sau nó sẽ trổ bông non hay trổ đòng đòng – Đoài (đông vui) và trở thành cây lúa có đủ bắp, lá và hạt. Hạt lúa non muốn phát triển đầu tiên hình thành lớp dinh dưỡng cho nó là lớp cámKhảm, Cám từ đó hạt lớn dần đến được ½ (là biểu tượng ½) Tấm – Núi – Cấn và sản phẩm cuối cùng là gạo – gái, cái, cà, kê, gốc gác,…- Khôn. Đặc biệt đối với trường hợp cây lúa, Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang triển khai phân biệt bên Dương và Âm không những ngôn từ mà còn tính chất: bên Dương (đỏ) là những thứ của một cây lúa trọn vẹn chưa ăn được vì còn lớp trấu, bên Âm (xanh lá cây) là những sản phẩm dinh dưỡng đã có thể ăn được. Hai sản phẩm phụ là Trấu, Cháo không có hình thù cụ thể tuy phảng phất vẫn biết là chúng từ đâu nhưng không có ý nghĩa gì đặc biệt lại phù hợp triệt để với hai quái Tốn và Chấn kể cả sự phân biệt cây hoàn chỉnh çè và sản phẩm dinh dưỡng nói trên.

Cơm được nấu từ gạo và có cho nước vào. Hạt cơm chín là hạt đủ độ nở trong nước nhất định khi đun. Và cơm chính là cái mà chúng ta đưa vào miệng để lấy nguồn dinh dưỡng. Cơm chính là Khảm vậy cũng giống như cám và cùng âm với cám một bên là nuôi chúng ta, còn một bên là nuôi hạt gạo.

Một từ gần giống quái Khảm-Cám hơn Cơm nữa là Cốm. Cốm là hạt gạo còn rất non và quanh nó còn dòng sữa dinh dưỡng. Có thể thấy được điều đó trong định nghĩa dưới đây[7]: “Nguyên liệu để làm cốm phải là những bông lúa nếp đã buông câu nhưng vẫn còn màu xanh lá mạ, được gieo ấy ở những mảnh ruộng riêng. Cho đến ngày lúa khum ngọn, hạt nếp còn sữa thì người ta mới gặt lúa về.”. Vậy theo người xưa tượng trưng cho Cốm không gì khác ngoài Cám hay Khảm – Nước.

 

                                               Hình 9. Cốm Vòng.

Có nếp có tẻ: tẻ~lẻ: lẻ tẻ, li ti, lúng túng, lung tung…Tẻ chính là lúa vậy tượng quẻ ly, còn nếp lại tròn trịa hơn tượng cho quái Khôn. Chúng ta nhớ lại Hà Đồ: Khôn và Ly chính là hai sản phẩm của một cặp 7-2. Nếp và Tẻ không có gì đối kháng nhau cả, chúng là hai sản phẩm anh em với nhau: một cái có tượng âm một cái có tượng dương. Một cái có tượng dài, một cái có tượng tròn. Mà ở đây cũng còn liên quan đến nhiều khái niệm khác có dính dáng đến cặp Khôn Ly mà tôi sẽ nói đến sau như: khôn-dại, nghèo-giàu,…Từ một mẹ Khôn mà ra, một đứa thì giống mẹ ở lại, còn một đứa thì tính khí cương cường hơn đi ra. Chính vì thế mà nếp~nòng-tròn=Khôn còn tẻ~lẻ-ly. Và câu nói có nếp có tẻ với ý nghĩa có gái có trai cũng được đi từ triết lý Kinh Dịch Nòng Nọc. Tất cả những chữ “n” và “ep” hầu như đều chỉ một khuôn phép chật chội. Mà khuôn phép đó rất linh thiêng bởi vì nó thuộc trục Càn-Khôn: không khuôn phép nào có thể cao được hơn cả. Vì ở cùng trong một lỗ một khe nên khuôn phép này còn mang ý nghĩa chật chội: nếp: cây nếp anh em với cây lúa – quái Khôn; nếp nhà, thành nếp, nề nếp, nền nếp: khuôn phép; nép, khép nép: ở đây từ láy kh đi với nkh thường tượng trưng cho khôn (khung, khôn, không, khúc khuỷu, khuya,…) chỉ gò bó không dám tự tiện; nẹp:  buộc cái gì đó lại cho thành nếp…Vấn đề cốt lõi ở đây, theo ý tác giả cặp song sinh nếp-lúa diễn tả đúng tinh thần Khôn-Ly (khôn thì nề nếp hơn, dính vào nhau hơn còn ly thì tươi vui hơn, nhiều hơn nhưng lại tách rời hơn, li tán hơn.). Cặp này tuy đơn giản vậy nhưng đứng về góc độ xác suất thì chúng là bằng chứng sáng giá cho việc chứng minh tồn tại cặp Khôn-Ly đi từ Hà Đồ, cũng là bằng chứng tốt cho Hậu Thiên Bát quái Văn Lang và tất nhiên là bằng chứng tuyệt vời để chống Hậu Thiên Bát quái Văn Vương (trong đó Đoài làm cặp với Ly và Khôn đi với Tốn).

Bằng chứng Nếp – Tẻ çè Khôn – Ly được phụ họa và nâng tính thuyết phục lên bởi cặp Cơm-Xôi. Món nấu lên của Lúa, tẻ là Cơm mà của Nếp là Xôi. Trong ngôn ngữ tiếng Việt có hiện tượng biến âm rất phổ biến là x-th: Sài gòn – Thài gòn, làm sao – làm thao. Tính trời của những chữ có phụ âm x, s cũng dễ nhận ra như: trong sáng, trong sạch, trong suốt, gà trống => gà sống, trắng => sáng, bồ trốt => sọ, trướng => sình, thọc = xọc. Đặc biệt trong các cặp đối nhau thì càng có ý nghĩa như gần (gái, cái, gà, kê, gốc…) - Khôn çèxa – Càn. Dĩ nhiên ở trong cùng ổ thì sẽ gần mà cách ra tới đầu kia của bát quái (tức Càn đối với Khôn qua tâm) hiển nhiên là xa; mới (mụ, mầm, mẹ, mạ, mình, mù, …) – Khôn çèxưa – Trời – Càn…Chính bản thân từ “xôi” lại có trong từ xa xôi nếu xét trên Hậu Thiến Bát Quái Văn Lang: xa với quái Khôn chỉ có là Càn. Vậy chúng ta lại có thêm cặp Xôi-Cơm çè Càn-Khảm, một trong bốn cặp số Hà Đồ khác cặp 1-6 và cặp này lại đối xứng qua tâm với Ly-Khôn. Ta được một bộ tứ tuyệt diệu ở hình 9:

Nếp – Tẻ çè Khôn – Ly

 

Càn-Khảm çè Xôi-Cơm

Hình 9. Bộ tứ Nếp Tẻ Xôi Cơm(*)

Vấn đề tăng tính thuyết phục thêm của bộ tứ này ngoài những lý giải còn có sự minh chứng cho việc cố ý của người xưa đưa từ Xôi và quỹ đạo X tức quỹ đạo của Càn – Trời. Ví dụ, như ta thấy nếu như Cơm ngoài việc có âm giống Cám thì ta còn có thể giải thích: Lúa là cây thiêng liêng nên thực phẩm từ lúa để nuôi sống con người như một dòng sữa mẹ nên được lấy tên một quái để đặc cho nó có nghĩa là nước nuôi sống vạn vật là Cám-Khảm-Cơm. Nhưng để giải thích cho chữ “món nấu từ nếp”, ta cũng chỉ có thể giải thích na ná như Cơm và đặt tên là Côm, Côi hay Cuôm gì đó thì mấy từ này không tạo ra được cặp song sinh Côm-Cơm çè Càn-Khảm (6-1 Hà Đồ). Như vậy, đặt tên là Xôi đã cho thấy tính cố tình của người xưa tạo ra cặp song sinh theo đúng Hà Đồ Xôi-Cơm çè Càn-Khảm (6-1 Hà Đồ) và tạo nên bộ tứ tuyệt hảo nói trên.

Kết luận:

1.    Tất cả các từ chỉ cho lúa và sản phẩm từ lúa đều được hình thành từ triết lý Dịch Nòng Nọc. Tất cả các lý giải đều xuyên suốt và không hề được vay mượn ở bất kỳ hệ ngôn ngữ nào.

2.    Quy trình trồng lúa đến sản phẩm dinh dưỡng theo đúng chính xác Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang. Bằng chứng sáng giá chứng minh tính đúng đắn của HTBQVL.

3.    Nếp – Tẻ çè Khôn – Ly bằng chứng sáng giá cho việc chứng minh có cặp song sinh Khôn – Ly ở Hà Đồ vì thế cũng là bằng chứng chống lại tính đúng đắn của HTBQVV và gián tiếp chứng minh tính đúng đắn của HTBQVL. Cặp Xôi-Cơm çè Càn-Khảm cũng có giá trị tương đương Nếp – Tẻ çè Khôn – Ly nhưng nó giá trị hơn vì minh chứng được sự cố tình của người xưa đưa xôi và quỹ đạo x hay Càn. Từ đây nếu xét góc độ xác suất(*) thì bộ tứ Nếp Tẻ Xôi Cơm trở thành bằng chứng không thể quay ngược của việc Dịch Nòng Nọc do người Việt sáng tạo ra và tiên đề của nó là HTBQVL và tiếng Việt được hình thành dưới sự chi phối của hệ thống triết học này.

Như vậy chúng ta thấy, tất cả các từ liên quan đến lúa đều được biểu thị qua triết lý Kinh Dịch Nòng Nọc. Người Việt đã lấy triết lý thiêng liêng nhất của họ là Kinh Dịch Nòng Nọc làm chủ đạo để đặt tên cho cây thiêng liêng nhất đối với họ đó là Lúa.

Trần Quang Bình.

[1]. Trần Quang Bình. KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC. Quyển 1. Chương 9. Vietsciences. 2006

[2]. Trần Quang Bình. KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC. Quyển 2. Di sản phi vật thể. An Việt Toàn Cầu. 2006

[3]. Trần Quang Bình. Thần Bếp, Ông Táo qua lăng kính Kinh Dịch Nòng Nọc. Vietsciences. 2008

 

[4]. Trần Quang Bình. KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC. Quyển 1. Chương 11. Vietsciences. 2006

[5]. Nguyễn Như Ý chủ biên. Đại từ điển Tiếng Việt. Nhà XB VH-TT. 1998. Trang 649.

[6]. Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh. Kinh Dịch, cấu hình tư tưởng Trung quốc. Nhà XB KHNV. 1999. Trang 260.

[7]. Nguyễn Hoài Lâm Vy. Bí kíp cốm Vòng. Internet resource. 2010. http://giadinh.net.vn/xa-hoi/bi-kip-com-vong-20101007080310701.htm.

(*). Nói sơ về xác suất: ví dụ hai từ Cám và Tấm có giá trị sau khi giải thích được sáng tác từ ảnh hưởng của Dịch là 0,9 hay xác suất ngẫu nhiên chỉ có 0,1. Vậy xác suất ngẫu nhiên của cả hai là 0,01. Nhưng trong trường hợp Lúa-Mạ lại khác vì Lúa-Mạ còn minh chứng cho cặp Ly-Khôn Hà Đồ và HTBQVL (HTBQVV không có cặp này) vì vậy xác suất ngẫu nhiên của chúng là 0,01x0.01=0.0001. Ấy mà cặp Lúa-Mạ lại không có tính minh chứng bằng cặp Lúa-Nếp vì dù sao hai từ Lúa và Mạ đều ra từ một gốc là hạt lúa cả, còn Lúa Nếp là hai cây khác nhau mà nó vẫn chỉ ra cặp Ly-Khôn thì xác suất cố tình ở đây lớn hơn Lúa-Mạ một bậc hay xác suất ngẫu nhiên là 0,000001. Tính minh chứng của cặp Xôi-Cơm lại lớn hơn Lúa-Nếp vì đã có dấu hiệu cố tình dùng chữ Xôi. Nên xác suất Xôi-Cơm là 10-8. Lúc này quý vị sẽ thấy xác suất ngẫu nhiên của bộ tứ trên là 10-14. Nhưng việc chưa dừng ở đó. Còn xác suất người ta phân biệt rõ ràng một bên cây và một bên sản phẩm để ăn nữa: cũng cố tình nữa. Vì thế xác suất ngẫu nhiên được tính đâu đó là 10-18. Nhưng vẫn chưa hết vì ngoài thỏa hai cặp Hà Đồ ra chúng còn thỏa luôn hai cặp đối xứng trong Hậu Thiên Bát Quái Văn Lang. Đến đây thì xác suất có thể nói gấp bình phương lên tức 10-36 ~ 0. Tức tính ngẫu nhiên ở đây hoàn toàn bị loại trừ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

MƯỜI ĐIỂM CHỨNG TỎ KINH DỊCH

LÀ SÁNG TÁC PHẨM CỦA VIỆT NAM

 

 

 

Nguyễn Thiếu Dũng

 

 

Xưa nay KINH DỊCH thường được xem là sáng tác của Trung Hoa. Ngộ nhận này kéo dài hơn 2500 năm, nay phải được thay đổi cách nhìn để phù hợp với sự thực của lịch sử.

 

 

KINH DỊCH LÀ SÁNG TÁC CỦA VIỆT NAM, TRUNG QUỐC CHỈ CÓ CÔNG QUẢNG DIỄN VÀ PHỔ BIẾN.

 

 

1) DIỆC HAY DỊCH

Khi tạo tác KINH DỊCH tiền nhân Việt Nam gọi là DIỆC, tên một loài chim nước giống cò, trên trống đồng Đông Sơn ta thấy khắc những con chim nước đang gắp cá có ghi dấu hiệu DỊCH, đó là một cách bói trước khi thuyền ra khơi xem có được mùa hay không.

Người xưa khi dong thuyền ra sông ra biển để tế lễ hay để săn cá thường hay quen thuộc với hình ảnh những con cò, con diệc kiếm ăn trên bờ nước. Họ lấy kết quả các loài chim đó bắt được mồi hay không để chiêm nghiệm kết quả công việc mình làm. Chim bắt được cá họ nghĩ mình sẽ thành công, chim không bắt được cá họ liên tưởng mình sẽ thất bại, lâu ngày việc chiêm nghiệm này hình thành cách bói gọi là bói Diệc

Người Việt Nam theo truyền thống vẫn gọi kinh Dịch là kinh Diệc, bói

Dịch là bói Diệc. Trong Tự Điển của Pigneau de Béhaine thế kỷ XVIII

chỉ ghi kinh Diệc chứ không ghi kinh Dịch. Cách gọi này còn thịnh hành

cho đến nửa đầu thế kỷ XX.

 

 

 

           (Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam)

 

 

 

Khổng Tử nói "Cho ta sống thêm mấy năm, đến 50 tuổi để học Diệc, có thể không phạm lỗi lầm lớn nữa" (Gia ngã sổ niên, ngũ thập dĩ học Diệc, khả dĩ vô đại quá hỹ) Lỗ Luận Ngữ, Tề Luận Ngữ, Cổ Luận Ngữ, cả ba đều đồng thanh xác nhận đây là lời nói thực của Khổng Tử: "Gia ngã sổ niên, ngũ thập dĩ học Diệc, khả dĩ vô đại quá hỹ". Khổng Tử nói là Diệc chứ không nói là Dịch vì ông là người nước Lỗ nên đọc theo âm nước Lỗ.

2) HÀO ÂM, HÀO DƯƠNG

Trên trống đồng Đông Sơn Thanh Hóa Việt Nam, có trước Tả Truyện,

hào dương khắc là vạch liền, hào âm là những vành trắng hay nhiều

chấm hoặc nhiều vòng tròn nhỏ.

Dịch Trung Hoa cải biên hào âm lại với nhau thành vạch đứt do nối các chấm lại với nhau.

3) TÊN CÁC QUẺ ĐƠN

Tên các quẻ đơn là thuật ngữ chỉ có thể giải thích bằng tiếng Việt, tiếng Trung lúng túng không giải thích được: Càn, can kết lại; Khôn, khôn ngoan chỉ những lổ biết theo ý người gieo hạt mà nẩy mầm; Khảm, nạm vào, cẩn vào; Ly, âm của lửa; Cấn, cấn cái; Chấn, cái trống; Tốn, khuyết hãm ở dưới; Đoài, ao đầm.

4) TRUNG THIÊN ĐỒ

Theo thuyết tam tài đã có Tiên Thiên đồ, Hậu Thiên đồ thì phải có Trung Thiên đồ nhưng Trung Hoa không có mà đồ này lại là cốt tủy của Dịch, nó là la bàn để dựa vào đó viết lời hào.

 

 
   


Việt Nam đã tìm ra Trung Thiên đồ xếp theo vị trí Càn Nam,

 

 Đoài Đông Nam, Tốn Đông, Khảm Đông Bắc, Ly Bắc, Cấn Tây Bắc, Chấn Tây, Khôn Tây Nam.

 

 

5) MÃ HÓA

Việt Nam lại tìm ra chứng tích Trung Thiên đồ được mã hóa trong truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ. Càn là Lạc Long Quân, Khôn là Âu Cơ, Lạc Long Quân diệt Hồ tinh quẻ Đoài, Mộc tinh Tốn, Ngư tinh Khảm (Long Quân tính thủy Khảm), Ly Âu Cơ tính hỏa, dẫn 50 lên núi quẻ Cấn, tôn người con trưởng quẻ Chấn làm vua hiệu là Hùng Vương.

6) LUÂN XA

Vị trí các quẻ trên Trung Thiên đồ hoàn toàn ứng với vị trí các luân xa trên cơ thể con người nên ta có thể hiểu rằng tổ tiên Việt Nam đã luyện khí công và thiền định mà giao hội với vũ trụ để viết nên Kinh Dịch.Người Hoa không hiểu được tại sao lại gọi quẻ Thiên Hỏa là Đồng Nhân chẳng qua là hai quẻ này nằm trên trục tung của Trung Thiên đồ,  Càn ứng với Luân xa Thiên là Thiên môn, Bách hội. Ly Hỏa ứng với huyệt Trường Cường Hỏa Xà, hai Luân xa này hợp nhau thì sẽ hòa đồng với vũ trụ.Tiếp đó họ hiểu sai về quẻ Đại hữu là giàu có vật chất, thực ra đó là thành tựu lớn nhất của hành giả luyện công.

 

 

 

                                                                           Trung Thiên Đồ tương hợp với Luân xa

 

 

 

7) MẠCH VĂN

Trong mỗi quẻ lời hào là một khối liên hoàn, nói cùng một chủ đề chứ không rời rạc như Dịch Trung Hoa quan niệm.

8) SAI VỀ NGUỒN GỐC

Truyền thuyết Phục Hy vẽ bát quái không có thực, thuyết khởi nguyên Kinh Dịch của Khuất Vạn Lý, Trương Chính Lãng không thuyết phục vì không phù hợp với cơ chế cấu tạo Kinh Dịch.

9) TỬ HUYỆT VĂN VƯƠNG

Việc cho Văn Vương vẽ Hậu Thiên đồ và viết quái hào từ Kinh Dịch lại càng chứng tỏ rõ rệt Trung Quốc không thể là người sáng tạo Kinh Dịch vì theo tam tài bao giờ cũng có ba cái đi liền nhau, đã có Tiên Thiên đồ thì phải có Hậu Thiên đồ tiếp đó là Trung Thiên đồ không hề có chuyện Phục Hy làm ra Tiên Thiên đồ từ 4.000 năm trước rồi 2.000 năm sau Văn Vương mới tà tà làm Hậu Thiên đồ thì còn chi là Dịch, là tam tài.

10) THÔNG ĐIỆP:

Người Việt Nam phải biết trân quí di sản của tiền nhân, chúng ta phải xóa mặc cảm tự ti, đón nhận KINH DỊCH trở về với dân tộc.

Kinh Dịch là ánh dương rực sáng soi rõ thời Sơ Sử của nước ta bấy lâu bị nhận chìm trong cõi huyền sử mờ ảo.

Kinh Dịch là văn bản chính thức xác thực khẳng định sự hiện hữu tất yếu của Thời đại Hùng Vương ở những trang đầu của lịch sử mở nước của dân tộc ta.

Kinh Dịch xác nhận truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ là trang Quốc phả của Việt Nam với bờ cõi mênh mông tới tận Nam Dương Tử, tồn tại từ hơn 5.000 năm trước.

Kinh Dịch giúp ta chấm dứt tiếng than dài phi lý của các nhà viết sử Việt Nam, thời thượng cổ nước ta không có chữ, xóa bỏ án oan cho tiền nhân “HỌC MƯỢN VIẾT NHỜ” mà lẽ ra đó là chuyện của dân Hoa Hán. Vì chữ tượng hình để viết Kinh Dịch đương nhiên là chữ do người Việt sáng tạo.

Tác động của Kinh Dịch ảnh hưởng trùm phủ văn minh Đông Phương, xác nhận VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG xuất phát từ người Lạc Việt.

Người Việt Nam có bổn phận đón nhận Kinh Dịch để bảo vệ danh dự của dân tộc và trả lại công bằng cho Tổ Tiên.

 PHỤ CHÚ: ĐÔI ĐIỀU VỀ TRUNG THIÊN ĐỒ

 

Hiện nay có nhiều Trung Thiên đồ nhiều người không nghiên cứu cứ nghe tên là đánh đồng làm một, vì vậy cần phân biệt.

Kinh Dịch hiện đang lưu hành chỉ mới công bố 2 thiên đồ, Tiên Thiên và Hậu Thiên theo thuyết tam tài như vậy còn thiếu đồ thứ ba là Trung Thiên đồ.

Ngoài các thiên đồ các nhà Dịch học còn ghép Hà Đồ Lạc Thư vào với Kinh Dịch làm biểu lý cho nhau. Nhưng xét cho cùng thì cấu trúc hai loại này hoàn toàn khác nhau. Hà đồ Lạc Thư khởi đi từ số, Hà đồ lấy số từ 1 đên 10 nên có tổng số 55, Lạc thư lấy số từ 1 đến 9 nên có tổng số là 45. Những số này được chuyển thành điểm tròn, đen là âm, trắng là dương. Trung Thiên Dịch của cụ Trần Cao Vân đi theo loại độ số này, đồ của cụ có 25 điểm đen và 25 điểm trắng tổng số là 50. Do 50 nằm giữa 45 và 55 nên cụ gọi đồ của cụ là Trung Thiên.

Cấu trúc thiên đồ khác với Hà Đồ Lạc Thư, khởi đi từ tượng do tượng âm và tượng dương tạo thành, nhưng dịch Trung Hoa chỉ mới biết có Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ, không biết gì về Trung Thiên Đồ.

Vì muốn nhận Kinh Dịch là của mình nên Trung Hoa bịa ra Tiên Thiên Đồ của Phục Hy làm ra từ 4.000 năm trước, Hậu Thiên Đồ của Văn Vương làm ra 2.000 năm sau. Đây là chỗ sơ hở của Trung Hoa giấu đầu lòi đuôi, theo tam tài thì phải có ba tài, Thiên, Địa, Nhân, nên quẻ đơn phải có 3 vạch, quẻ kép 6 vạch ghép thành 3 đôi, vậy chẳng có lý nào làm 1 đồ 4.000 năm trước rồi 2.000 năm sau mới làm cái thứ hai và mãi mãi không có cái thứ 3. Quá vô lý. Trung Thiên Đồ của tôi chính là để bổ túc khuyết điểm này, khi làm ra TTĐ tôi nắm được bí quyết và biết ngay Trung Quốc không hiểu vấn đề này.

Khi 8 quẻ đơn chạy trên vòng bát quái các vị trí chuyển đổi cho nhau sẽ có 40.320 thiên đồ chứ không phải chỉ có 3 cái. Vậy sao Dịch chỉ dùng 3 cái, bắt buộc phải chứng minh. Ba đồ này là duy nhất, nếu đổi một vị trí sẽ thành đồ khác trong số 40.320 đồ, ai muốn phát huy kinh Dịch cứ chọn một đồ là có thể xưng hùng xưng bá.

 Về sau tôi phát hiện ra Trung Thiên Đồ ẩn giấu trong truyền thuyết, tôi ngộ ra tổ tiên ta đã viết kinh dịch qua đồ này, nhưng không thể kết luận ngay được mà phải chứng minh sự liên hệ của nó với 2 đồ kia và vai trò của nó trong kinh văn kinh dịch.

Nói là di truyền của tổ tiên cũng phải chứng minh chứ có ai truyền lại đâu, phát minh đấy. Dịch học gia gọi là phát kỳ vị phát.

Bảo Ba đời Nguyên trong sách Dịch nguyên áo nghĩa có lập Trung Thiên Đồ nhưng đồ này chỉ là biến thể Hậu Thiên đồ theo ý riêng của Bảo Ba chứ không đúng với nguyên bản Trung Thiên Đồ chính gốc của Dịch

Hiện nay Trung Hoa còn đưa ra một Trung Thiên Đồ khác gọi là Trung Thiên Đồ Thiên Văn cũng không ăn nhập gì.

Không phải cứ cùng mang tên là giống nhau, cùng một công dụng, một vai trò.

 

 


                                                                                                                                                                       N.T.D

 

 

 

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHIẾC GẬY THẦN - DẠNG THỨC NGUYÊN THỦY CỦA

HÀO ÂM HÀO DƯƠNG

 

Nguyễn Thiếu Dũng

 

Kinh Dịch được xưng tụng vào hàng kỳ thư của thế giới là do người làm ra Dịch biết vận dụng một cấu trúc độc đáo làm ngôn ngữ diễn đạt.

Ngôn ngữ của Dịch chỉ có hai ký tự: một hào âm và một hào dương. Hào dương là một vạch liền (-), hào âm là một vạch đứt (--). Đó là hai ký hiệu biểu trưng cho hai năng lực đối lập trong vũ trụ phối hợp với nhau tạo nên vận động của vũ trụ .

Vũ trụ được quan niệm như một thái cực, thái cực có hai năng lượng âm dương (lưỡng nghi) cọ xát nhau, đun đẩy nhau, biến hóa sinh thành tám dạng thức (tám quẻ đơn hay tám kinh quái)

Tám dạng thức này có hai đường vận động:

Tám quẻ đơn vận động trên vòng tròn tạo thành ba thiên đồ: Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ và Trung Thiên Đồ. Trung Quốc chỉ lưu hành hai đồ Tiên Thiên và Hậu Thiên. Trung Thiên Đồ không được lưu hành ở Trung Quốc vì Trung Quốc không thế nào tìm được thiên đồ này, lý do là Việt Nam cha đẻ Kinh Dịch đã giấu biệt không cho Trung Quốc biết. (Xin xem Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam - cùng tác giả).

Tám quẻ đơn chồng lên nhau từng đôi một, tạo thành 64 quẻ kép (hay 64 biệt quái).

Ba Thiên Đồ và 64 quẻ kép bao quát hết mọi qui luật vận động của vũ trụ giúp con người có thể hiểu biết thế giới, cũng như hiểu biết chính mình, qua đó quán chiếu được vận mệnh của mình và của vũ trụ.

Hai hào âm dương có công năng đa trị như thế chẳng khác chi chiếc gậy thần có phép biến hóa giúp con người có khả năng quán thông mọi sự, mọi việc.

Hai hào âm dương tuy đơn giản nhưng lại là phát minh quan trọng có tính quyết định. Đó là cách hệ thống thuyết âm dương, chuyển thành biểu tượng, nhờ biểu tượng - một phương pháp đặc thù của Kinh Dịch - con người có thể đạt đến minh triết.

Có thể nói không có hào âm, hào dương không có Kinh Dịch.

Do đâu người xưa sáng tạo được hai hào âm dương thần kỳ như vậy? Đây là thắc mắc mà nhiều người muốn được giải thích. Vương Ngọc Đức tổng kết một số kiến giải của các triết gia Trung Quốc:

Dịch. Hệ từ hạ trả lời: "Xưa Bào Hy thị làm vua thiên hạ, ngẩng lên trời quan thiên tượng, cúi xuống đất xem địa pháp, quan sát muông thú và chất đất, gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật. Vậy là sáng tạo ra bát quái". Người ta không thỏa mãn với lời giải đáp này, vì nó không nói được mối quan hệ giữa các hiện tượng của trời đất với quái hình của bát quái.

Khổng Dĩnh Đạt đời Đường trong Chu Dịch chính nghĩa - Tự, giải thích: "Thánh nhân ngày xưa vẽ vạch cương, vạch nhu cho bát quái, tượng trưng cho hai khí. Sắp xếp ba vị trí, tượng trưng cho âm khí và dương khí"...

Quách Mạt Nhược trong Trung Quốc cổ đại nghiên cứu chỉ ra rằng, bát quái tượng trưng cho bộ máy sinh dục nam nữ, nguồn gốc của bát quái, ta thấy rất rõ đó là tàn dư của sự sùng bái sinh thực khí thời cổ. Nét - tượng trưng dương vật của nam, chia làm hai -- tượng trưng cho âm hộ của nữ, từ đó mà có quan niệm về nam nữ, cha mẹ, âm dương, cương nhu, trời đất" (1, tr.45).

Trên đây là cách giải thích của người Trung Hoa về phương cách lập thành hai hào âm dương. Kiến giải này nặng về tính dục.

Để xác định nguồn gốc của biểu tượng hào dương và hào âm, các nhà Dịch học Trung Quốc còn xướng thuyết "Dịch hào khởi nguyên từ phệ số".

Có người cho rằng Dịch hào do bói cỏ thi mà ra. Người ta dùng 50 cọng cỏ thi, bỏ 1 còn 49, sau ba lần biến họ được các con số: 36, 32, 28, 24, đem các số này chia cho 4, kết quả sẽ được 4 con số: 9, 8, 7, 6. Số 9 và số 7 là số lẻ thuộc dương tương đồng với hào dương vạch liền (-), số 8 và 6 là số chẳn thuộc âm tương đồng với hào âm vạch đứt (- -). Do đó họ kết luận hào dương hào âm xuất phát từ phệ số cỏ thi. Ta thấy rõ đây là lối giải thích quá khiên cưỡng kiểu thấy người sang bắt quàng làm họ. Số và tượng chỉ mới có mối tương đồng chứ không thể là một, đường ai nấy đi, gặp nhau chỉ là chuyện tình cờ. Số là số, tượng là tượng. Đối với Dịch chỉ có tượng mới qui định số, chứ số không thể chuyển hóa thành tượng nếu không được qui định.

Ở đây ta thấy có một sự song hành giữa bói cỏ thi và Dịch. Bói cỏ thi dùng phệ số, được số rồi phải đi tìm lời đoán, phệ số dừng lại ở định mức này không thể tiến xa hơn để phát triển thành triết học. Trong khi đó Dịch khởi nguyên từ tượng, có tượng hào âm hào dương mới có Dịch, không có tượng hào âm hào dương không thể khai sinh ra Dịch. Có tượng rồi mới có số, chỉ có số không thể tạo ra Dịch, thì làm thế nào Dịch lại từ bói cỏ thi mà ra.

Bói cỏ thi là môn bói toán thịnh hành thời nhà Chu Trung Quốc.

Dịch là của Việt Nam truyền qua. (Lưu ý: Dịch được đề cập ở đây là Kinh Dịch nguyên thủy không kể Dịch Truyện là phần tinh hoa của Trung Quốc do chịu ảnh hưởng của Dịch nguyên thủy phát triển thành. Trung Quốc gộp chung Dịch Kinh và Dịch truyện thành Kinh mà họ gọi là Chu Dịch).

Bói cỏ thi đang bế tắc vì không có hào từ qui định gặp được Dịch như cây gặp đất lành, cây lớn rất nhanh, phát triển thành rừng che kín cả đất.Về sau người ăn cây trái chỉ biết có cây, có rừng quên hẳn Đất. Đây cũng là chiến thuật trước ở ngoài sân sau lần vào bếp, mượn của người làm của mình, rồi soán đoạt luôn.

Bói cỏ thi dựa vào Dịch, rồi biến Dịch thành công cụ, sau đó đồng hóa sáp nhập. Kẻ đi vay mượn trở thành chủ nhân. Bói cỏ thi được Dịch nuôi dưỡng trở mặt thành cha đẻ của Dịch.

Gần đây, Trương Chính Lãng căn cứ vào những chữ số khắc trên những mảnh giáp cốt của đời Thương, đào được ở An Dương cũng khẳng định bát quái bắt nguồn từ phệ số, cho rằng hào dương là do số lẻ biến thành và hào âm là do số 6 (chữ lục) biến thành.

Trên giáp cốt văn hay trên kim văn người ta phát hiện có những nhóm chữ số kỳ lạ, gồm có ba chữ số hoặc sáu chữ số tạo thành. Điều này khiến người ta liên tưởng đến các quẻ Dịch cũng do 3 hào hay 6 hào tạo thành. Rõ ràng là mối tương đồng này chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để kết luận đấy là quẻ Dịch.

Trương Chính Lãng cho rằng trong các quẻ phệ số tìm được, chữ số 1 (chữ nhất -) và chữ số 6 (chữ lục, thời cổ đại viết là /\) sau này chữ nhất biến thành hào dương (-) và chữ lục /\ biến thành hào âm (--) do đó mặc dầu các chữ phệ số có nhiều số khác như 5, 7, 8 vẫn tùy theo số chẵn hay lẻ đều có thể đổi thành âm hoặc dương. Đây cũng là cách chặt đầu chặt chân để bỏ cho vừa rọ. Thuyết của Trương Chính Lãng cũng chỉ là thuyết khiên cưỡng như bói cỏ thi. Nhóm Chu Bá Côn đã thẳng thắn bác bỏ thuyết này:

"Cách lý giải cho rằng quái tượng và hào tượng do chữ số biến hóa mà thành xem ra rất hợp lý. Song về khía cạnh lôgic, chúng không thể giải quyết được vấn đề kết cấu của "Kinh Dịch". Chúng ta đã biết, bản thân cuốn sách Kinh dịch là do Bát quái và Lục thập tứ quái (64 quẻ) tạo thành, vì thế cho nên sẽ là 8 kinh quái, 64 biệt quái, hơn nữa đơn vị cơ bản cấu thành chúng là sự gắn chặt của (-) và (--). Bởi vì hai loại nét ngang liền và nét ngang đứt đoạn được chồng 3, chỉ có thể có 8 đồ hình khác nhau, xét trên góc độ toán học thì là 2.2.2 = 8. Còn 8 loại đồ hình khác nhau khi được bình phương lên thì cũng chỉ có 64, tức là 8.8 = 64. Song dùng các chữ số trong phép bói cỏ như 1, 5, 6, 7, 8 v.v… không đủ chứng cứ để chứng minh tại sao trong Kinh Dịch lại chỉ có 8 kinh quái và 64 biệt quái"(2, tr.63).

Đó là sự cách biệt một trời một vực giữa phệ số và Dịch, không thể đồng hóa phệ số là Dịch, cũng không thể nói số lẻ số chẵn dễ dàng chuyển hóa thành vạch liền vạch đứt được.

Trong khi người Trung Hoa còn đang lúng túng về khởi nguyên của dạng hào vạch, thì trên trống đồng Đông Sơn của quê hương Việt Nam hào âm, hào dương và quẻ được khắc rất rõ khắp nơi trên mặt trống, trên tang trống, trên thân trống với nguyên hình, nếu chịu nhìn là nhận ra ngay.

Trên đồ đồng Đông Sơn ta thường gặp những hình tượng biểu lộ tín ngưỡng phồn thực nhưng đối với người Văn Lang tính dục không phải là mối bận tâm hàng đầu, vì thế hình tượng sinh thực khí không phải là nguyên mẫu ảnh hưởng đến người sáng tạo ra Dịch. Những họa tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn cho ta một cách tiếp cận khác, thực tế hơn.

Nhìn những chiếc thuyền trên trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ, ta không khỏi tự hỏi: Tại sao trên mạn những chiếc thuyền này có vẽ những hoa văn vạch và chấm? Đó có phải là hình những chiếc nan tre gợi ý thuyền làm bằng tre đan, điều này khó thành hiện thực vì đầu thuyền và đuôi thuyền đều được uốn cong lên và có chạm tỉa hình đầu chim rất tỉ mỉ, chứng tỏ thuyền phải làm bằng gỗ. Có người cho rằng những đường vạch ngắn đó tượng trưng cho việc ghép những mảnh ván gỗ. Kiến giải này khó chấp nhận vì những vạch ngắn ở đây thường nằm đứng mà gỗ ghép thuyền thì phải nằm ngang theo chiều dài của thuyền. Đáng chú ý nhất là những đường vạch chấm chấm có mặt ở đây, không thể nói đây là những hàng đinh đóng. Vậy thì những hàng chấm chấm này biểu trưng cho cái gì?

 

 

Thuyền trên trống đồng Hoàng Hạ. Nguồn: Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam

Một khi ta đã ý thức rằng những họa tiết hoa văn trên trống đồng có liên hệ đến Dịch, ta sẽ nhận ra sự việc hết sức đơn giản rằng đó chỉ là hình tượng những hào âm, hào dương. Hào dương vạch liền, hào âm vạch chấm chấm. Trên thuyền chỗ nào cũng đầy những con mắt Dịch (xin xem "Con mắt Dịch" - cùng tác giả), thì thân thuyền trang trí đầy những hào quẻ không có gì lạ chẳng qua tất cả đều nằm trong một hệ thống.

Có sự khác biệt giữa hình dạng hào đang lưu hành và hình dạng hào nguyên thủy.

Người Trung Hoa giữ nguyên trạng hào dương một vạch liền nhưng đã cải biến hào âm thay vì vạch nhiều chấm họ đã đổi thành một vạch đứt. Có cách thay đổi này có thể là để vẽ cho nhanh.

Không phải đợi đến thời kỳ Đông Sơn hào âm dạng nhiều chấm mới xuất hiện, thật ra hào âm nhiều chấm đã có mặt từ thời văn hóa Phùng Nguyên trước hào âm dạng vạch đứt cả nghìn năm.

Khi những triết gia Văn Lang muốn tìm một hình ảnh để biểu tượng cho hào dương họ không phải mất nhiều thời gian, trong tay họ thường ngày vẫn cầm nắm những dụng cụ lao động: ngọn giáo đi săn, cây đâm trống, những dụng cụ này gợi ý cho họ chọn một vạch liền để tượng trưng cho hào dương. Nhưng với hào âm thì có thể phải mất nhiều thời gian suy tư.

Triết gia thời cổ đại không ngồi trong phòng giấy để suy tưởng. Minh triết của họ gắn liền với thao tác lao động. Họ làm việc, thâm nhập vào cuộc sống, suy gẫm từ cuộc sống.

Một buổi sớm mai trời còn mờ mờ, nhà hiền triết Văn Lang đã cầm ngọn giáo theo đoàn người lên nương, hôm nay họ trồng một loại ngũ cốc. Một người đàn ông đi giật lùi, vừa đi người đàn ông đó vừa cắm mạnh ngọn giáo xuống đất, rồi giựt mạnh ngọn giáo lên, một cái lỗ nho nhỏ hiện ra, một người đàn bà tay ôm bọc đậu bước lần theo, bàn tay kia bốc một hạt đậu khom lưng xuống tra hạt đậu vào lỗ. Cứ thế một người đi lui, một người bước tới, họ tỉa đậu một cách nhịp nhàng.

Nhìn những người anh em hăng say canh tác, xa xa có tiếng suối reo vọng về hòa lẫn tiếng chim hót líu lo trong lúc ánh bình minh đang lên, lòng nhà hiền triết dâng lên một một niềm vui rộn rã, khoan khoái, bỗng một tia chớp vụt lóe sáng, nhà hiền triết cảm thấy như đang ngập tràn trong niềm hạnh phúc vô biên. Ngài cắm mạnh ngọn giáo xuống đất, ngắm đi, ngắm lại cái lỗ nhỏ vừa được tạo ra. Ngài sung sướng lẫm bẩm với chính mình: "đây rồi!".

Nhà hiền triết như thấy được ngày mai, từ cái lỗ nhỏ những cây đậu mọc ra những lá mầm xanh mơn mởn, chẳng khác gì hình ảnh những bà mẹ hoài thai sinh ra những đứa con xinh xắn. Vạn vật theo dòng năm tháng sinh sôi nảy nở.

Nhà hiền triết Văn Lang, cha đẻ của Kinh Dịch, thở phào nhẹ nhõm, ngài đã tìm ra hình ảnh tượng trưng cho hào âm, đấy là những chấm nhỏ nối nhau như những lỗ tra hạt giống.

Phát minh của nhà hiền triết Văn Lang được khắc ghi lại trên đồ gốm Phùng Nguyên và hậu duệ của ngài tiếp tục truyền thống đó ghi lại trên trống đồng. Những vạch chấm đó được vẽ trên hình chim, trông mường tượng như lông chim khiến hậu thế hiểu lầm. Với chim thì còn giống, còn dễ lầm nhưng với bò trên trống đồi Ro những hình trang trí đó cũng gọi là lông bò được sao, và cả trên hình thuyền trống Ngọc Lũ, trống Hoàng Hạ, chẵng lẽ là lông thuyền!

Quan sát một mẫu thuyền trên trống Miếu Môn ta thấy rất nhiều hào dương vạch liền và hào âm vạch chấm chấm được trang trí trên mạn thuyền. Vì là trang trí nên khó xác định được quẻ, nhưng các nhà thiết kế thường dùng nhiều quẻ Càn 3 vạch liền. Vạch chấm chấm nằm rải rác nên ta có thể đọc được rất nhiều dạng quẻ tùy vị trí của nó như quẻ Đoài có một vạch chấm chấm ở trên và hai vạch liền ở dưới, quẻ Ly có một vạch chấm chấm ở giữa và hai vạch liền hai bên, quẻ Tốn có một vạch chấm chấm ở dưới và hai vạch liền ở trên.

Các vạch hào âm dương này cũng được trang trí trên chim đang săn mồi cạnh thuyền.

Trên lưng chim còn có hình con mắt một vòng tròn có chấm ở giữa đó là hình dạng quẻ Ly, chấm giữa và vòng tròn bên ngoài là hào dương, vòng trắng ở giữa chính là hào âm.

Theo Kinh Dịch quẻ Ly có các biểu tượng là con chim, con bò, lưới săn.

Trên đầu những người ngồi trên thuyền có đội mũ hình ba vạch đó là tượng quẻ Càn (trời), không phải là lông chim, đây là loại mũ Dịch dùng để đội khi tế lễ.

Tất cả những họa tiết trên trống đồng thường được gọi là lông đều nằm trong một hệ thống. Đấy là những hào âm, hào dương, biểu tượng của Dịch.

Những chiếc mũ trên đầu người trên trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ không phải là những chiếc mũ lông chim như vật trang trí của những bộ lạc Di Địch quanh Trung Quốc, mà đấy là biểu tượng của Dịch, một nét đặc thù của người Văn Lang. Nếu là lông chim thì toàn bộ chỉ là những đường sọc kéo xuống sao lại còn có những đường chấm chấm kéo xuống? Đường nhiều chấm là hào âm, đường liền là hào dương. Cho nên ta có thể nói những chiếc mũ đó là những chiếc mũ Dịch thường được dùng để đội mỗi khi hành lễ.

 

Vũ sĩ trên trống đồng Miếu Môn. Nguồn: Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam

 

Trong hình vũ sĩ trên trống Miếu Môn, ta có thể tìm thấy một cách rõ ràng các quẻ Ly trên tấm mộc, quẻ Càn trên mũ vũ sĩ, quẻ Đoài trên áo vũ sĩ, quẻ đoài tượng trưng cho sự hoan lạc. 

Dải băng trắng và dải băng có chấm chấm là hào âm. Dải băng có hình tam giác và dải băng có hình hai vòng tròn có chấm ở giữa là hào dương. Cứ ba băng làm thành một quẻ đơn ta có thể đọc lần lượt từ trên xuống quẻ.

Chấn/Lôi, quẻ Khảm/Thủy, quẻ Cấn/Sơn. Nếu đọc theo quẻ kép ta có hai quẻ: Lôi Thủy Giải và Thủy Sơn Kiển (Quẻ Khảm/Thủy nằm giữa vừa thuộc quẻ trên vừa thuộc quẻ dưới, do yêu cầu trang trí tỉnh lược).

Trên thân bò khắc trên trống Đồi Ro hay trống Làng Vạc I có hình những con bò rất đặc biệt, con nào cũng có lông là hình khắc vạch các hào dương vạch liền và hào âm vạch chấm chấm.

Những con bò trên trống Đồi Ro. Nguồn: Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam

 

Ta có thể tìm thấy nhiều nhất là hình dạng các quẻ Tốn. Đây có thể là hình những con bò được đem làm lễ tế vì quẻ Tốn, quẻ thứ 41, hào Lục Tứ có câu: điền hoạch tam phẩm. Theo Vương Bậc - Chu Dịch chú: "Tam phẩm là ba loại thịt dùng để tế tự, để đãi tân khách, và để đưa vào nhà bếp". Cái u trên lưng bò có hình con mắt Dịch tức là quẻ Ly - hình vòng tròn có chấm. Ta biết, theo Dịch Ly có tượng là con bò.

Bên cạnh con bò còn có quẻ Lôi Thủy Giải và Thủy Sơn Kiển vẽ theo dạng đứng. Giải Kiển tức là Giải nạn, nạn hạn hán hay là lũ lụt. Vậy đây là những con bò dùng trong lễ hiến tế để cầu giải hạn.

Trên trống Ngọc Lũ I hay trống Hoàng Hạ có những ngôi nhà sàn mái hình vòng cung vồng lên (sống lồi) hay võng xuống như ở trống Sông Đà (sống võng), mặt trước nhà có trang trí những hình vòng tròn có chấm, có hay không có tiếp tuyến (hình 5).

Nguyễn Văn Huyên và Hoàng Vinh cho đó là ngôi nhà có liên quan đến nghi lễ tôn giáo, đề nghị gọi là "nhà cầu mùa" và dẫn thêm ý kiến của những tác giả khác:

Pac-măng-chi-ê gọi đó là vật hình vòng cung (arche). (H. Parmentier, 1918, Anciens tambours de bronze,BEFEO T. XVIII, Hà Nội, P.5)

Đào Duy Anh tán thành ý kiến của Gô-lu-bép cho đây là cảnh đánh chiêng (Đào Duy Anh, 1957, Văn hóa đồ đồng và trống đồng Lạc Việt, Hà Nội, tr. 34)

Văn Hựu xem đó là những tấm phên (Văn Hựu, 1957, Cổ đồng cổ đồ lục, Bắc Kinh).

Nguyễn Ngọc Chương cho đó là ngôi nhà để tiến hành nghi lễ có liên quan đến việc cầu mùa (Nguyễn Ngọc Chương, 1971, Tìm hiểu một số hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ, Nghiên cứu Lịch sử, số 141, Hà Nội) (3, tr.2).

Rất có thể đây là nhà cầu mùa hay nhà cầu giải hạn, đúng như các tác giả đã nói là ngôi nhà có liên quan đến nghi lễ tôn giáo, theo thiển ý ngôi nhà này có nhiều liên hệ đến Dịch, tư tưởng chủ đạo của thời Hùng Vương chi phối mọi sinh hoạt của cư dân Văn Lang thời ấy.

 

                    

Ngôi nhà bói dịch trên trống đồng Ngọc Lũ. Nguồn Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam

Các ngôi nhà trên cả ba trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà đều có điểm chung là dùng các hào dương vạch liền, hào âm vạch chấm chấm và vòng tròn có liên quan đến Dịch để trang trí.

Các vòng tròn ở đây không thể quan niệm là những chiếc chiêng có núm được vì trên lưng hai con chim trên nóc nhà trống Hoàng Hạ cũng có vòng tròn có chấm này và tất nhiên chim đó không thể mang chiêng trên mình nó. Lại thêm những vòng tròn có chấm trên trống Sông Đà có tiếp tuyến không thể xem đó là những sợi dây buộc chiêng được.

Hai con chim trên nóc nhà trống Hoàng Hạ có thể gọi là hai con chim Dịch, một con lớn và một con nhỏ, như một trống một mái, hai con đang cọ mỏ vào nhau tượng cho âm dương giao hoán theo nghĩa giao dịch của Kinh Dịch.

Hai cột trang trí hai bên hông nhà không thể là hai trụ cột vì nó nằm nghiêng và không chấm đất, chỉ có thể là hai cột trang trí, các cột này trên cùng có hình các vòng tròn đồng tâm, vòng tròn có thể xem là biến thái của chấm, tượng trưng cho nguyên lý âm, vòng tròn có chấm ở giữa tượng trưng cho nguyên lý dương.

Các vòng tròn nhỏ có chấm giữa là những con mắt Dịch, biểu tượng của Dịch Văn Lang (đã giải rõ hơn trong bài "Con mắt Dịch" - cùng tác giả).

Các chấm và các vạch ngang dùng để trang trí gợi nhắc đến hào âm và hào dương. Đường tiếp tuyến chính là hào dương - cây gậy thần nối những con mắt Dịch dẫn đưa trí tuệ của Dịch Văn Lang lan tỏa khắp không gian.

Vì những liên hệ đó với Dịch có thể gọi đây là Nhà Bói Dịch hay đúng hơn là Nhà Bói Diệc (Chữ Dịch còn đọc là Diệc, chỉ một loại Cò, xin xem "Đi tìm định nghĩa Dịch trên trống Đông Sơn" cùng tác giả). Cư dân Văn Lang tìm đến những ngôi nhà này để hỏi về cát hung, về cách giải quyết các vấn đề của cuộc sống, các nhà lãnh đạo đến những ngôi nhà này để cầu mùa, cầu giải hạn, giải quyết những vấn đề nhân sinh.

Cảnh sinh hoạt được khắc họa trên trống đồng chính là cảnh sinh hoạt của một ngày hội Dịch. Không những con người hân hoan rộn ràng ca múa chào đón ngày Hội, mà cả sinh vật cũng hòa chung niềm vui với con người, từng đàn chim Dịch bay lượn, từng đàn hươu Dịch con âm con dương nối bước nhau diễn quanh trống đồng theo chiều quay của trái đất. Không chỉ vui riêng cho mình, người Văn Lang còn đưa không khí Dịch đến từng sự vật con thuyền, mái chèo, ngọn giáo, đâu đâu cũng trang hoàng ký hiệu của Dịch: những con mắt Dịch, hào Dịch, quẻ Dịch. Người và vật cùng say sưa, ngây ngất trong mùa Hội Dịch hay đúng hơn là Hội Diệc bất tận đi mãi cùng thời gian.

 

                                                                       Nguyễn Thiếu Dũng

Tài liệu tham khảo:

1.    Vương Ngọc Đức, 1996, Bí ẩn của Bát Quái, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

2.    Chu Bá Côn, 2003, Dịch Học toàn tập, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, 1975, Những trống đồng Đông Sơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

DỊCH LÝ TRONG NGÔI MỘ CỔ

Hà Văn Thùy

 

            Tháng Năm 1987, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khu mộ cổ tại dốc Tây Thủy, thành phố Bộc Dương tỉnh Hà Nam. Khu mộ có 45 ngôi. Ngôi số 45 được khảo sát đặc biệt. Định tuổi bằng C14, ngôi mộ có niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135), thuộc trung kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều. Đầu mộ quay về hướng Nam, chân phía Bắc, phía Đông là một con rồng ghép bằng vỏ sò, có móng vuốt, sống động như thật; phía Tây của nó giống như một con hổ bằng vỏ sò, đầu lặng lẽ, uy nghi; phần bụng con hổ ghép bằng vỏ sò có hình giống hoa mai.

Ngôi mộ số 45 có ba người tuẫn táng ở ba hướng Đông, Tây, Bắc, được chôn theo một độ xiên nhất định. Kiểm tra các bộ xương cho thấy những người tuẫn táng trong độ tuổi từ 12 tới 16, đầu của họ có dấu vết đâm, chứng tỏ là những cái chết không tự nhiên. Dưới chân mộ chủ có hình tam giác và hai ống xương chày trẻ em lấy từ ngôi mộ số 31.

Sau khi phát hiện báu vật, Trung Quốc đã xây nhà bảo tàng lớn để trưng bày khu mộ này.

Ông Từ Thiều Sam, nhà phong thủy từng nghiên cứu ngôi mộ đưa ra nhận định sau:

“1. Mộ Bộc Dương số 45 có hình thanh long, bạch hổ và 28 địa điểm đồ hình tương ứng với đồ hình thanh long, bạch hổ,(cho thấy) thanh long, bạch hổ đồ của mộ Bộc Dương số 45 là tứ tượng đồ. Theo hình dạng và kích thước của thanh long, bạch hổ trong mộ Bộc Dương 45 thấy bảy con số phù hợp vị trí có thể được xác định 28 địa điểm đã được thiết lập tại thời điểm chôn cất.

2. Xa nhất về phương nam theo hướng tý ngọ (Bắc Nam) của mộ 45 là mộ số 31. Chủ nhân mộ số 31 ở phía cực nam là một đồng nữ, là thần Hạ chí. Ba nạn nhân hiến tế trong mộ 45 thì một là biểu tượng của thần Xuân phân (phía Đông, đồng nam), thần Thu phân (phía Tây, đồng nữ) và thần Đông chí (Bắc, đồng nam). Tại đây chu kỳ mùa đượchoàn tất.

Người xưa đã có một niềm tin văn hóa rất đầy đủ: Đông, Xuân là dương, được biểu thị bằng đồng nam; Hạ, Thu là âm được biểu thị bởi đồng nữ. 

 

     Mộ số 45                          

            3.Thứ ba, trong phần bụng con hổ bằng vỏ sò ở ngôi mộ số 45, có một loạt các vỏ sò nằm rải rác. Đống này nằm trong bụng của con hổ bằng vỏ sò, đồ hình ngọn lửa trong bụng con hổ chỉ nhằm để khẳng định lẫn nhau. Trong đồ án của ngôi mộ 45 với mô hình đồ án đối chiếu, chúng phản ánh chính xác cùng một nội dung, hình ảnh là một "bản đồ sao" (tinh đồ). Trong bụng hổ là mặt trời hình hoa mai, theo thông lệ là ngày Xuân phân. Khái quát, ngôi mộ được sắp xếp theo tượng sao lúc hoàng hôn ngày Xuân phân.  

4. Đo bằng con số ngôi mộ có sẵn  BP'P =  B'P'P = 24 ° 00 '. Thứ hai, những vỏ sò trong bụng con hổ có hình hoa mai là mặt trời, theo tiền lệ đó là quỹ đạo của sao vào ngày Xuân phân. hướng mà dần dần học được cách thiết kế, đó là “tiêu.” Do cơ thể con người, cọc tiêu và thời gian có mối quan hệ đặc biệt, vì vậy người xưa gọi là “thời gian đo đùi”, ý nghĩa của chân đùi con người.

5. Đêm quan sát sao Bắc Đẩu, ngày dựng tiêu. Dưới chân chủ nhân ngôi mộ số 45 có hình tam giác nhỏ và hai xương chày trẻ em.Xương chày như cán của chòm Bắc Đẩu. Bắc Đẩu được người xưa dùng trong chiêm tinh học. Đêm quan sát Bắc Đẩu, ngày dựng tiêu đo bóng. Phương pháp cắm tiêu đo hình cổ nhất là người xưa thông qua bóng trên cơ thể người thay đổi phương hướng mà dần dần học được cách thiết kế, đó là “tiêu.” Do cơ thể con người, cọc tiêu và thời gian có mối quan hệ đặc biệt, vì vậy người xưa gọi là “thời gian đo đùi”, ý nghĩa của chân đùi con người.Bắc Đẩu đồ trong ngôi mộ Bộc Dương 45, chân, tiêu và thời gian liên kết lại, phản ánh người xưa thông qua dựng tiêu đo bóng và quan trắc Bắc Đẩu để xác định thời điểm. 

6. Để xương chày như cán của chòm sao Bắc Đẩu, xác định bốn tượng kiến lập trên quan sát tại Bắc Đẩu.

7.Tôn thờ vật tổ của Trung Quốc tồn tại trong 6500 năm trước. Từ tính toán vị trí tứ tượng đồ tinh, người xưa tiến hành tối thiểu 100.000 quan sát chiêm tinh trước khi bắt đầu ghi chép.

 

  Sơ đồ ngôi mộ số 45          

  Sơ đồ phân tích mộ 45   

 

 Mộ 45: thanh long bạch hổ đồ và 28 điểm  tương ứng

 

8. Đây là lần đầu tiên ở Trung Quốc phát hiện bố cục âm trạch phong thủy, quyết định phương hướng phát triển của phong thủy sau này.

9. Ngôi mộ số 45 đầu hình bán nguyệt, chân mộ vuông chứng tỏ  quan niệm trời tròn đất vuông đã hình thành.

10. Theo 28 địa điểm và chia ra bốn thần cho thấy 6500 năm trước đã nắm được sự vận hành của năm và sáng tạo các hệ thống thiên văn can chi.”

Ý kiến của chúng tôi:

Trước hết phải khẳng định, chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều 6500 năm trước là người Việt. 40.000 năm cách nay, người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa, đã để lại những di chỉ: Động Người Tiên, với mảnh gốm đầu tiên trên thế giới 20.000 tuổi cùng hạt lúa trồng sớm nhất 12.400 năm. Tiếp đó là văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, Hà Mẫu Độ 7000 năm trước. Người Việt mang giống kê, giống lúa lên lưu vực Hoàng Hà. Tại vĩ độ 35, do khí hậu quá khô, cây lúa không sống được nên cây kê trở thành cây lương thực chủ yếu. Khoảng 7000 năm trước, tại trung du Hoàng Hà, người Việt tiếp xúc với người sống trên đồng cỏ bờ phía Bắc (sau này Đồng Cỏ được nói trại thành Mồng Cỏ rồi Mông Cổ), sinh ra chủng người mới Mongoloid phương Nam (South Mongoloid). Người Mongoloid phương Nam do người mẹ Việt sinh ra, sống trong dân cư văn hóa Việt, nói tiếng Việt nên là người Việt. Như vậy là, một chủng người Việt mới ra đời. Với thời gian, số lượng người Mongoloid phương Nam tăng lên, trở thành chủ nhân văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều, bao gồm các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc…                         

Mộ Bộc Dương số 45 với 6500 tuổi, được tạo lập gần 2000 năm trước khi Hoàng Đế ra đời (khoảng 2698 TCN) nên hoàn toàn là của người Lạc Việt.

    Mộ Bộc Dương 45 là cột mốc có ý nghĩa đặc biệt, cho thấy 6500 năm trước người Việt đã có:

1. Kiến thức thiên văn học trưởng thành. Đã hình thành quan niệm trời tròn đất vuông, khám phá sao Bắc Đẩu cùng Nhị thập bát tú trên bầu trời.

2. Đã sáng tạo can, chi, lịch pháp với những ngày tiết trong năm.

3. Từ ngôi mộ, có thể thấy các vị trí: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài được xác định. Điều này chứng tỏ Bát Quái đã được xác lập

4. Đã trưởng thành về thuật phong thủy và áp dụng trong mai táng.

Từ những tri thức trên chứng tỏ rằng người Việt lúc này đã nắm được dịch lý. Đây là bằng chứng vững chắc khẳng định Dịch là sáng tạo của tộc Việt. Thời điểm của mộ Bộc Dương cũng trùng với thời gian xuất hiện của tổ người Việt là Phục Hy (năm 4480 TCN), là người được cho là có công “họa quái”- tức làm ra Địch. Phải chăng điều này cho thấy sự gắn bó giữa huyền thoại và thực tế?

 

     22. 7. 2014

 

Tài liệu tham khảo:

徐韶杉:从阴宅风水看仰韶天文

http://www.chinahexie.org.cn/a/yishupinsheji/gudongshoucang/shoucangshichang/2011/0106/6043.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

DẤU VẾT DỊCH LÝ TRONG SÁCH CỔ CỦA

ĐỒNG BÀO THỦY TỈNH QUÝ CHÂU

                                                                                                    Hà Văn Thùy

    Một trong những thắc mắc của người nghiên cứu Dịch lý là, nếu nói người Lạc Việt làm ra  Dịch, vậy thì có bộ phận nào của người Lạc Việt ghi được điều này bằng văn tự? Chúng ta đã không tìm được dẫn chứng loại này trên đất Việt bởi lẽ, ngoài quẻ Lôi thủy giải trên đồ gốm thì văn tự trên đất nước ta xuất hiện muộn, lại là chữ Hán nên không thể lấy làm bằng chứng. Tuy một số sắc tộc anh em như Thái, Mường, Chăm… có chữ cổ của mình nhưng đến nay chưa thấy công bố nghiên cứu nào về chủ đề này. Vì vậy không có cơ sở để biện bác.

Rất may là ở vùng người Choang thuộc tỉnh Quý Châu tồn tại bộ tộc Thủy. Xưa kia tổ tiên người Thủy là người Lạc Việt, chủ nhân của toàn bộ Trung Hoa. Nhưng tới thời Hán, người Thủy đã lui vào rừng sâu sinh sống. Dần dần biến thành bộ tộc thiểu số, với khoảng 340.000 người. Người Thủy nói tiếng Thủy và may mắn giữ được sách Thủy (Thủy thư) viết bằng chữ Thủy (Thủy tự). Đó là loại mật thư, được truyền lại từ xa xưa, được gọi là  “văn tự hóa thạch sống” một tài liệu vô cùng quý giá chứa đựng tinh hoa của một nền văn hóa cổ xưa, trong đó có nói về Dịch lý.

Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bài Thủy thư trên trang baike.baidu.com*

“ Thủy thư là chữ viết và ngôn ngữ của tộc Thủy, được gọi là “Lặc Tuy,” do tiên nhân của Thủy thư truyền đời này sang đời khác, hình dạng giống Giáp cốt, Kim văn, chủ yếu dùng để ghi lại quan niệm của tộc Thủy về thiên văn, địa lý, tôn giáo, dân tục, luân lý, triết học cùng thông tin về văn hóa.

      Nghiên cứu khảo cổ mới nhất cho thấy, chữ viết của tộc Thủy và phù hiệu trên gốm đời nhà Hạ ở di chỉ Yển Sư Nhị Lý Đầu, tỉnh Hà Nam có sự tương thông. Các vị tiên sinh của Thủy thư đã đọc được tận nghĩa của sách khiến cho giới khảo cổ học nể trọng. Tháng 3 năm 2002, Thủy thư được đưa vào “Danh mục chữ khắc ván quý của Trung Quốc.”

        Thủy thư còn được gọi là “Quỷ thư”, ‘Phản thư”, thứ nhất là do kết cấu, tuy có sự phỏng theo Hán tự nhưng lại viết ngược, viết đảo, hay cải biến phép viết tự hình của chữ Hán. Chữ của Thủy thư không giống chữ Hán về hình dạng còn cách viết thì tương phản, nay rất ít người đọc được. Hiện nay, trên thế giới, Thủy thư và Hán tự là loại văn tự duy nhất không bính âm.

                                                      Thủy thư

Có nhiều ý kiến khác nhau về số chữ của Thủy thư. Cuốn “Thủy tộc gian sử” xuất bản năm 1986 nói có 400 chữ. Sách “Trung quốc Thủy tộc văn hóa nghiên cứu” nói khoảng 500 chữ. Các chuyên gia khảo cứu nói có hơn 2000 chữ, phát hiện chữ dị thể chủ yếu tập trung tại 12 Địa chi, Xuân, Hạ, Thu, Đông, Thiên can, cửu tinh cùng chữ đơn, biệt lệ. Trước mắt phát hiện “Dần, Mão” cùng hơn 30 chữ dị thể. Đối với chữ dị thể trong văn tự cổ của tộc Thủy, có ý kiến cho rằng mỗi chữ có ít nhất một biến thể, tổng số chữ Thủy khoảng 1600 chữ.

    Giới học thuật Trung Quốc cho là có khả năng Giáp cốt văn, Kim văn có “quan hệ nhân duyên” với Thủy tự, trong đó “Giáp cốt văn là cha”. Tiến sĩ Vương Ý Vinh phát hiện Giáp cốt văn vào năm 1898, tới nay mới 105 năm. Thời Minh phát hiện hai tấm bia văn tự Thủy tộc. Trong thời đại Hoàng Trị đều phát hiện Thủy thư mộc khắc bản.Như vậy, không có nghĩa là chỉ sau khi Giáp cốt văn được phát hiện mới tìm thấy Thủy thư. Giới khảo cổ vất vả hơn 40 năm khảo sát 24 phù hiệu trên đồ gốm nhà Hạ, sau đó cơ quan hữu quan tỉnh Hà Nam xem xét báo cáo về Thủy thư của Quý Châu và so sánh các ván khắc, tìm thấy có hơn mười biểu tượng phù hiệu tương ứng. Họ cho rằng: “chữ cổ Thủy tộc và văn hóa phù hiệu còn lại của nhà Hạ có một mối tương quan.”

                                                      Thủy thư

Thủy thư ghi chép lại, phần lớn là các ngày tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy, phương vị, cát hung, triệu tượng đuổi quỷ xua tà do vu sư thi hành công cụ của pháp sư. Do người Thủy tộc rất tin quỷ thần, nên Thủy thư được dùng rất rộng. Thủy thư có công năng đặc biệt, thúc đẩy người Thủy sùng bái quỷ thần. Tại nơi tụ cư của Thủy tộc, người đọc được và biết sử dụng Thủy thư (tất cả là nam giới) được người dân tôn trọng, gọi là “thầy quỷ” (quỷ sư). Trong dân gian, họ có địa vị rất cao, được mọi người sùng bái. Thủy thư cùng với “quỷ sư” được tổ truyền, là bảo vật trân quý, chỉ truyền nam không truyền nữ. Tuyệt đối không truyền cho người ngoài. Thủy thư là cuốn sách giáo khoa, quỷ sư là giáo sư. Quỷ sư và Thủy thư kết hợp là thuộc hệ tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy của Thủy tộc.Mối liên kết của thế giới quỷ thần, là nhân tố vật chất được truyền thừa của văn hóa vu thuật và duy trì lâu dài một thế giới thần bí.

   Ngoài nội dung tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy, Thủy thư còn chứa rất nhiều thông tin về các thiên tượng, tư liệu lịch pháp cùng văn tự cổ, là di sản văn hóa lịch sử vô giá của Thủy tộc. Một số trong đó là lý thuyết hiện nay như Cửu tinh, Nhị thập bát tú, Bát quái cửu cung, Thiên can địa chi, nhật nguyệt ngũ tinh, Âm Dương ngũ hành, Lục thập giáp tử, tứ thời ngũ phương. Quy chế thất nguyên lịch được đề cập trong Chính nguyệt kiến Tuất của Thủy lịch, cho thấy tổ tiên Thủy tộc đã kết tinh trí tuệ và nghệ thuật cao, bao hàm triết học của khoa học luân lý và biện chứng duy vật sử quan. Trong văn hóa Trung Quốc nó được xem là những trang sáng lạn nhất.

   Kết cấu của văn tự cổ Thủy tộc đại loại có ba loại hình: thứ nhất là chữ tượng hình, giống như Giáp cốt và Kim văn; thứ nhì là chữ phỏng theo Hán ngữ, tức là cách viết ngược, viết đảo hay cải biến chữ Hán; ba là văn tự tôn giáo, tức các phù hiệu biểu thị mật mã của tôn giáo Thủy tộc cổ truyền. Sách được viết theo hình thức từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, không có dấu chấm câu. 

   Văn tự Thủy tộc có ba hình thức lưu truyền chủ yếu: khẩu truyền, viết trên giấy, thêu, viết lên da, khắc trên ván gỗ, viết trên gốm rồi nung v.v…Thủy thư chủ yếu dựa vào viết tay, truyền khẩu lưu truyền tới nay, vì vậy được các chuyên gia học giả thế giới khen ngợi là văn tự tượng hình “hóa thach sống.” Do là kết cấu tượng hình, chủ yếu chúng mô tả hoa, chim, trùng, cá và những thứ khác trong thế giới tự nhiên, cũng như một số totems như con rồng và bằng văn bản cùng các miêu tả vẫn giữ được nền văn minh cổ xưa của nó.”

Bản văn trên cho thấy, Thủy tự, Thủy thư là di sản vô cùng quý giá của người Lạc Việt. Tuy nhiên trong một bài viết, vấn đề chưa được các học giả Trung Quốc nghiên cứu một cách căn để. Trong khi đó, học giả người Việt dường như chưa quan tâm đến sự kiện quan trọng này. Dựa theo văn bản trên, chúng tôi xin lạm bàn đôi điều.

Trước hết, ta thấy rằng, tác giả của nó đại diện cho tính chính thống Hán tộc nên có xu hướng kéo cả người Thủy lẫn chữ Thủy vào trong vòng ảnh hưởng của Hán tộc: tất cả đều có xuất xứ từ Trung Nguyên. Người Thủy là một nhánh của Hạ tộc di cư xuống. Trong chữ Thủy có tới 10 ký hiệu xuất hiện trên gốm nhà Hạ! Tuy nhiên, đó là cách ngụy biện do lý giải ngược. Nay ta biết rằng, nhà Hạ là hậu duệ của người Lạc Việt từ Nam Dương Tử đi lên. Còn ký hiệu trên gốm nhà Hạ chưa phải ký tự. Trong khi đó, tại Cảm Tang Quảng Tây cách đó không xa, phù tự là loại chữ dùng cho cúng tế bói toán được khắc trên đá từ 6000 đến 4000 năm trước! Như vậy là, chữ tượng hình do người Lạc Việt sáng tạo mà duy nhất người Thủy giữ được cùng với sách Thủy. Các chuyên gia không cho biết chữ Thủy xuất hiện từ bao giờ. Nhưng dựa vào lịch sử chữ viết Lạc Việt, ta có thể đoán rằng, đó là do một dòng chảy liên tục từ chữ Cám Tang cho tới chữ Thủy. Có nghĩa là, chữ Thủy có lịch sử 6000 năm. Nói rằng, trong chữ Thủy có một số chữ Hán cũng có thể có cơ sở. Đó là do tiên nhân người Thủy đã mượn chữ Hán làm phong phú hơn cho chữ viết của mình.

Tuy nhiên, chữ Thủy có đặc trưng riêng. Thế nào là cách viết ngược, viết đảo hay cải biến chữ Hán?  Chi tiết này cho thấy chữ Thủy có gốc từ chữ tượng hình Lạc Việt. Trong khi người Trung Quốc thời Tần, Hán cải biến chữ của người Việt để viết theo cách nói Mông Cổ thì người Thủy vẫn giữ cách viết Lạc Việt truyền thống. Do vậy khi nhìn bản văn chữ Thủy, người Hán cho là viết ngược hay viết đảo với chữ Hán, tức là viết theo cú pháp Việt: phụ trước chính sau mà không phải như chữ Hán viết theo kiểu phụ trước chính sau. Người việt nói thịt gà, trong khi người Hán nói gà thịt! Điều này là thêm khẳng định thủy Thư là của người Lạc Việt.

Bài viết trên cho ta thông tin giá trị: từ xa xưa, chậm nhất là 4000 năm trước, người Thủy đã biết tới Cửu tinh, Nhị thập bát tú, Bát quái cửu cung, Thiên can địa chi, nhật nguyệt ngũ tinh, Âm Dương ngũ hành, Lục thập giáp tử, tứ thời ngũ phương. Quy chế thất nguyên lịch được đề cập trong Chính nguyệt kiến Tuất của Thủy lịch.Điều này là bằng chứng hùng hồn nói rằng, tên 12 con giáp cho các con giống của hàng Can cũng như 10 số đếm của hàng Chi là do người Việt đặt. Và trùm lên tất cả, ta thấy sự phổ biến của Dịch lý trong sách Thủy. Đó cũng là một bằng chứng cho thấy người Lạc Việt là chủ nhân của Dịch lý.

*Dịch từ http://baike.baidu.com/view/95537.htm                                                                

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

                                                            DỊCH HỌC, TIẾNG NÔM VÀ TRỐNG ĐỒNG

Nguyễn Quang Nhật, Nguyễn Đức Tố Lưu

 

Đối với phương Đông, Dịch lý là nền tảng của sự phát triển của xã hội và văn hóa xa xưatừ những trang lịch sử đầu tiên, thể hiện thế giới quan của cộng đồng tộc người đã làm nên Dịch học. Vì thế ngôn ngữ, văn vật và địa lý của cộng đồng này sẽ là mối liên hệ trực tiếp cho phép khám phá các ý nghĩa của Dịch học. Hoa ngữ và địa lý nước Tàu hiện nay không làm được điều này bởi chủ nhân thực sự của Dịch học không nói thứ tiếng đó và không ở chỗ đó. Tiếng Việt, trống đồng của người Việt và mảnh đất Việt Nam ngày nay mới là quê hương chân xác của Dịch lý. Bài viết sau so sánh, đối chiếu các yếu tố văn hóa địa lý Việt với các dịch tượng trong Dịch học để tìm lại nền móng căn bản của Dịch lý, đồng thời góp phần khẳng định chủ nhân tác Dịch chính là người Việt trên mảnh đất Việt ngày nay.

Có thể viện dẫn các ví dụ trong Dịch học để chứng tỏ ý nghĩa này:

– Quẻ Kiền hay Càn, chỉ sức mạnh hay sự to lớn có gốc từ tiếng Việt là “cồng kềnh” hay “kềnh càng”.

– Quẻ Đoài là biến âm của “điều” hay “đào” tức màu đỏ.

– Quẻ Ly là biến âm của “lửa”, tượng trưng cho sức nóng, ánh sáng và mặt trời.

– Quẻ Chấnlà biến âm của “sấm”, Hoa ngữ là “lôi”.

– Quẻ Tốn hay Toán, tức “tính toán “ trong tiếng Việt, chữ cổ còn gọi là “tán”.

– Quẻ Khảm còn gọi là Cống, thực ra là “cóng”, tiếng Việt thường dùng từ kép “lạnh cóng”.

– Quẻ Cấn còn gọi là Căn, nghĩa tiếng Việt là “cán”, là cái để nắm lấy mà điều khiển như cán dao, cán cuốc v.v.

– Quẻ Khôn chỉ sự khôn ngoan nơi con người, chỉ khả năng nhận xét của não bộ, tức khả năng nhìn nhận và phán đoán sự việc.

Xem xét kỹ thì không chỉ riêng Bát quái mà Thập can cũng do “Nôm na” mà ra như:

– Giáp là“chắc” trong “chắc chắn”.

– Ất là“óp” như trong “óp ép”.

– Bính là“bấn” trong “bấn loạn”.

– Đinh là“đanh” trong “cứng như đanh”.

– Mậu là“mẹ”.

– Kỷ là“cả”.

– Canh là “nước canh”, cánh, cạnh, cành, chỉ trục ngang.

– Tân là“tâng”, tưng, tung lên, chỉ trục đứng.

– Nhâm là“nhũn”, nhung trong “mềm như nhung”.

– Quý hay Khang là khăng, “khăng khăng” không đổi.

Thực kỳ lạ, tên các thành tố của Dịch học như Thập can, Bát quái… không mang một ý nghĩa gì trong Hoa ngữ. Nó thuần là các tên để gọi mà thôi. Ngược lại khi “Nôm na” thì ý nghĩa Dịch lý lại nằm ngay chính trong tên gọi của nó. Thậm chí những từ khoá trong nguyên lý cơ bản “sinh sinh chi vị dịch” cũng có gốc từ “Nôm na” mà ra: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái…”. Cực, nghi, tượng, quái v.v. đều là những “đặc từ” chỉ dùng trong Dịch học, phải có công “tu luyện” mới thấu đáo…

Khi dùng “nôm na pháp” vào đây ta có:“1 cục, hay cuộc, sinh 2 ngôi, 2 ngôi sinh 4 tạng hay dạng, 4 tạng sinh 8 quả”. Rồi cả 3 tòa, 5 hình, 9 chỗ v.v.Thì ra tất cả là những danh từ thông thường dùng trong cuộc sống hàng ngày người “bình dân” ai gặp cũng hiểu ngay,chẳng phải là “đặc ngữ đặc từ” chi cả. Có thể nói, khi “Nôm na” thì Dịch học rất gần gũi đời sống thường nhật của con người, trái hẳn với Dịch học siêu đẳng của Hoa ngữ, nói toàn chuyện trên mây như chỉ dành cho các bậc thánh triết, mà trên cõi đời này hỏi có được mấy vị?

Dựa vào yếu tố ngôn ngữ có thể khẳng định, Kinh Dịch chứa đựng những hiểu biết về sự vận động và biến đổi của mọi vật trong Không và Thời gian là thành tựu trí tuệ của người Nam hay Bách Việt mà chi duy nhất còn lại đại diện cho cả dòng giống là Lạc Việt, tức người Việt Nam ngày nay.

Chữ nguyên hình “điểu thú văn”

Trên mặt tất cả trống đồng loại 1, tức loại xưa nhất, đều được đúc theo khuôn mẫu: trung tâm là mặt trời, rồi đến các vòng đồng tâm khắc hình chim và nai, sau đó là cảnh sinh hoạt, đánh trống đồng, đo bóng mặt trời, cảnh chiến binh trên thuyền v.v… Mặt trời được người Việt cổ coi là nguồn sáng và nguồn sống cho muôn loài. Với quan niệm cha trời mẹ đất, tổ tiên ta đã hiểu rõ những gì thu hoạch được từ đất như củ, quả… không thể có được nếu không có ánh nắng mặt trời. Điều này thật đời thường nhưng cũng rất khoa học. Lúc đó người ta làm gì biết đến diệp lục tố và sự quang hợp như chúng ta ngày nay. Nhưng bằng sự quan sát và so sánh việc được mùa và không được mùa có liên quan chặt chẽ tới sự chiếu sáng của mặt trời người xưa đã hiểu được có sự phối hợp giữa trời và đất để ban của ăn nuôi sống con người, từ đó hình thành quan niệm lưỡng hợp. Một phía là cái cụ thể có thể nắm bắt là đất, một phía ta biết rõ ràng, có đấy nhưng không thể nắm bắt đó là những gì đến từ trời. Dần dần tổng kết thành các quy luật trời đất có âm, có dương, ý niệm khởi nguồn của Kinh Dịch.

Với quan niệm mặt trời là nguồn sáng, cổ nhân coi mặt trời là khởi nguồn của văn minh, của sự sáng suốt, vì không có ánh sáng mặt trời thì bóng tối che phủ, không thể phân biệt được cao thấp, xấu đẹp, không gian trở thành một khối hỗn mang và trong màn đêm đó không biết bao sự rình rập của quỷ dữ, của ác thú, sinh mệnh con người mong manh biết bao nhiêu, và mọi vật chỉ trở nên sống động thực sự khi mặt trời ló dạng, từ đó con người sùng bái mặt trời. Với người Việt sự sùng bái đã gần như một ý thức về tôn giáo: đạo thờ Trời, thờ ông Thiên và hình ảnh biểu tượng là mặt trời. Với vị trí là tâm điểm trên trống đồng, mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Điều này chắc mới dừng ở ý niệm siêu hình, nhưng trong đó ta đã thấy thấp thoáng bóng khoa học rồi.

Trên trái đất không biết bao nhiêu loài thú, tại sao chim và nai lại được coi trọng ngang hàng với con người, được kết hợp với người để tạo thành thế giới 3 thành phần trên mặt trống, coi như hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ?

Ta trở lại với Dịch lý. Mọi người đều nhất trí coi Hà và Lạc là một phần của Dịch lý, hoặc là cách diễn đạt Dịch lý thông qua các nút số, một loại diễn đạt khác với Dịch lý vạch quẻ của Bát quái. Vậy Hà là gì và Lạc là gì? Trải qua mấy ngàn năm, các cuộc tranh luận của các bậc trí giả “nhìn xa trông rộng” vẫn còn tiếp tục xảy ra, nào là long mã, nào là thần quy, người thì bảo là thần vật xuất hiện ở Hoàng Hà, rồi Mạnh Hà, rồi Lạc Thủy… Sở dĩ như vậy là tại các vị nhìn một vật ngay trước mắt qua “kính viễn vọng” nên hậu quả là… vẫn còn cãi nhau.

Thật ra khi ta nhìn bằng mắt trần thì sự việc trở nên đơn giản: Hà nghĩa là Trời, Lạc là biến âm của Lục, nghĩa là Đất. Hà Lạc là Trời và Đất, rất rõ ràng. Chính xác phải gọi là Hà thư – Lạc đồ, chứ không thể gọi ngược như trước đây được. Hà thư tức Thiên thư. Lạc đồ cũng là Địa đồ.

Thông điệp trên mặt trống đồng rất rõ ràng. Mặt trời là trung tâm và ở các vòng đồng tâm kế tiếp nhau là Hạc – Nhân – Lộc, tức trên là trời, giữa là người, dưới là đất nối tiếp “chạy” quanh mặt trời. Ta có:

Trời = Hà  → Hạc: chim Hạc hay hồng hạc.

Đất = Lục → Lộc: con nai.

Từ sự việc này gợi ra một ý kiến là: chữ “tượng hình” không phải là loại chữ cổ xưa nhất mà là sự tiếp nối một loại chữ khác có trước, tạm gọi là chữ “nguyên hình”. Ta liên tưởng trong Kinh Dịch phần Thuyết Quái, Khổng Tử viết: “… Ngày xưa họ Bào Hy ngẩng lên xem tượng trời, cúi xuống xem thế đất… quan điểu thú chi văn …” rồi tổng kết lại thành các quy luật Dịch lý. Câu “quan điểu thú chi văn” được hiểu là “nhìn các nét “văn” trên (mình) chim, thú… Nay ta có thể hiểu khác đi là đã có một loại chữ có tên là “điểu thú văn”, tức chữ “nguyên hình”, từ trước khi họ Bào Hy tác Dịch.

Lạc đồ đặt nằm ngang và những chữ nguyên hình.

Trong bối cảnh văn hóa Á Đông ta có thể tìm thêm 4 chữ “nguyên hình” nữa ngoài các chữ “chim hạc” và “con nai” (=Trời và Đất).

1. Hướng Xích đạo là vùng nhiệt đới được tượng trưng bằng con Hổ. Hổ là biến âm của Hoả, là lửa. Tính của lửa là nóng.

2. Ngược với lửa là nước, nơi vùng nước này có rất nhiều con Sấu. Sấu là biến âm của Xíu, là nước (âm Quảng Đông). Trong truyền thuyết lịch sử Việt Nam nó là con thuồng luồng, một loài thủy quái hại người. Sau này do biến cố khí hậu loài Sấu ở phía Bắc (cứ tạm gọi như tên hiện nay) bị tiêu diệt nên người xưa thay thế bằng con rùa, tức Quy.

3. Hướng Đông là biển nên biểu tượng bằng thần vật có công hút nước làm mưa mà người xưa gọi là Rồng hay Long. Trong văn hóa Việt – Hoa, Rồng được coi là chúa tể cai trị thế giới biển cả.

 

 

Ai đã từng học Dịch lý đều biết quan điểm hướng Đông là phương động, tượng trưng bởi quẻ Chấn, cũng gọi là quẻ Thìn tức quẻ con rồng. Chính xác phải gọi là hướng động vì Đông là biến âm của động. Theo nguyên lý đối lập của Dịch, phương Tây là tịnh như trong Thuyết Quái của Dịch: cứng mềm cọ sát sinh ra động tịnh.Phương Đông: mềm mà động.Phương Tây: cứng mà tịnh, định.

Việt ngữ có từ kép “định đoạt” để chỉ phương Tây. “Định” là chỉ bên không thay đổi. “Đoạt” là tên khác của quẻ Đoài.

4. Phương Tây là phương tịnh và ở đó có rất nhiều voi, nên con voi trở thành chữ “nguyên hình” là Tịnh, con tịnh. Như thế ta có thể coi chữ “nguyên hình” là loại chữ tối cổ. Đó cũng là điểm xuất phát của chữ “tượng hình” sau này.

Tổng số ta có được 7 “chữ”:

Mặt trời là Trung tâm.

Hạc = Trời.

Lộc = Đất.

Hổ = phương nóng, Xích đạo.

Sấu, Quy = phương nước, ngược với phương nóng.

Long, Rồng = phương Đông.

Tịnh = phương Tây.

Xác định như trên ta có thể khẳng định đất nước Trung Hoa hiện nay không thể là quê hương của Dịch lý được vì không thể tìm được vùng đất nào của Trung Hoa mà phương Đông là biển và phương Tây có voi. Chỉ có miền Trung của Việt Nam mới hội đủ tính chất chỉ định của 6 chữ “nguyên hình” hay “điểu thú văn” như phần trên. Loài Hổ Đông Dương ở Trường Sơn và Nam Lào đã nổi tiếng từ lâu rồi. Về hướng Bắc thì đồng bằng Bắc Bộ vài ngàn năm trước là vùng đầm lầy, chắc chắn lý tưởng cho loài Sấu. Về hướng Đông là biển, đúng là quê hương của Rồng và hướng Tây thì chỉ tên nước Lào “Triệu Voi” cũng đủ minh chứng cho sự khẳng định trên.

Trong lãnh vực tâm linh, tất cả các đền, miếu của Việt Nam đều có hình Hạc hay Hồng Hạc đứng trên mai Rùa tượng trưng cho Trời và Đất. Như thế đã đủ 6 con vật tượng trưng cho 6 cõi của 1 không gian 3 chiều. Người xưa đã dùng những con vật nổi trội ở một vùng đất như một dạng thức chữ, là chữ “nguyên hình”, để chỉ 4 phương.Còn Trung tâm là nơi sinh tụ của cộng đồng người cổ đã tạo nên Dịch lý.

Dịch lý đã là tài sản của cả nhân loại, phát nguyên từ đâu không phải là điều quan trọng đối với thiên hạ. Nhưng đối với người Việt Nam thì khác, nếu không thể làm sáng tỏ về quê hương Dịch lý thì mắc lỗi với tiền nhân. Người xưa đã lao tâm khổ tứ biết bao mới có thể ký thác được những giá trị vĩnh hằng vào trong đấy, làm tài sản cho con cháu vào đời. Quá khứ không phải qua đi là hết. Dòng linh khí từ quá khứ sâu thăm thẳm vẫn liên tục chảy về hiện tại, tạo thành sức mạnh tâm linh vô song cho mỗi người. Dù tiếp nhận trong vô thức, dòng linh khí đó trở thành bản lĩnh sống, thành năng lực bẩm sinh của trí tuệ. Đấy cũng là lý do để ta nỗ lực vượt bực mong tìm được đích xác nguồn gốc dòng giống của mình. Xác định cho được bản quyền dân tộc trên Dịch lý, một siêu phẩm của minh triết và khoa học.

Dịch học và đồ đồng Đông Sơn

Truyền tích bánh dày bánh chưng kể rằng vua Hùng đã già nghĩ ra cách để tìm người kế vị. Vua ra lệnh cho các hoàng tử (các “lang”) ai dâng lên cho vua được món ăn ngon nhất và ý nghĩa nhất sẽ được vua truyền ngôi.Trong khi các anh em đổ đi khắp nơi để tìm của ngon vật lạ thì hoàng tử Lang Liêu vốn cảnh sống rất thanh bạch và không muốn dành ngôi vua nhưng bản tính hiếu thảo nên vẫn băn khoăn không biết lấy gì dâng cho vua cha. Chợt tối ngủ Lang Liêu được một vị thần hiện ra chỉ dẫn: Lấy gạo nếp tinh tuyền đã nấu chín giã ra làm bánh màu trắng hình tròn, đặt tên là bánh dày. Lấy gạo nếp đổ trên lá, giữa cho nhân đậu xanh và thịt heo gói lại thành hình vuông đem luộc chín gọi là bánh chưng. Khi dâng vua, vua cha cho các món ngon vật lạ của các hoàng tử khác đều là tầm thường.

Riêng bánh dày và bánh chưng của Lang Liêu được vua khen ngon và hỏi ý nghĩa thì Lang Liêu tâu: Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất. Vua khen trời tròn đất vuông là trọn ý nghĩa của đạo trời đất và vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

Ta thử giải mã từ “Lang Liêu” trong truyền thuyết trên. Lang là từ Thái ngữ, có nghĩa là thủ lãnh, biến thể sang Hoa và Việt ngữ là Long, nghĩa là con rồng hay Vua. Lang là biến âm của Năm, số 5 trung tâm của Hà thư - Lạc đồ: năm → lăm → lang. Liêu là biế́n âm của Lử̉a chỉ phương nóng, vùng nhiệt đới, hướng Xích đạo, biến âm ra: lửa → ly → la → lê→liêu → lý... Lang Liêu có nghĩa là“vua La” hay vua của người La, Liêu, Lý…“Bánh chưng bánh dày” là biến âm của “bánh trăng bánh giời” hay “bánh trăng bánh trời”.

Bánh dày hình tròn, bánh chưng hình vuông biểu thị cho nguyên lý cơ bản của Dịch học. Trời tròn chỉ sự vô hình vô ảnh… Những gì vẫn có đấy nhưng thị giác con người không thể cảm thụ được. Đường tròn biểu thị sự liên tục không đứt đoạn, khi chuyển sang hệ ký hiệu vạch là vạch liền ────. Đất vuông chỉ vậ̣̣t chất hữ̃u hình, hữu hình nên hữu hạn, biểu thị sự hữ̃u hạn là bờ và mốc, tức 4 cạnh và các góc của hình vuông. Trong hệ ký hiệ̣̣u vạch là vạch đứt chỉ sự gián cách ────. Tròn và vuông cũng chỉ là tên gọi khác của Âm và Dương mà thôi.

Truyền thuyết nói Trời chỉ dạy cho Lang Liêu làm ra bánh Chưng bánh Dày, đồng nghĩa với sự truyền dạy cho hậu thế rằng: vua La là người đã làm ra Dịch học, người La là chủ của thuyết Lưỡng nghi – Tam tài sinh hóa vạn vật.

Lang Liêu là ai và đạo Tròn vuông có liên quan như thế nào với người Việt?

Trên mặt tròn của nhiều trống đồng có 4 hình cóc đắp nổi. Đấy chính là biểu tượng của nguyên lý trời tròn đất vuông. 4 con cóc biểu thị cho 4 góc của hình đất vuông trên mặt trống tròn của trời. 4 con cóc là 4 tiếp điểm của hình vuông và hình tròn. Người chế tạo ra trống đồng nói rất rõ:

Cóc là biến âm của góc hình vuông, cóc → góc (tương tự như: Kà → gà; Cái → gái).

Sự biểu diễn dịch học trên đồ đồng Đông Sơn còn thấy rõ hơn ở mặt thạp đồng Đào Thịnh đã tìm được.Ở nắp thạp đồng tròn 4 con cóc đã được thay bằng 4 cặp nam nữ đang giao hợp, ý chỉ 4 điểm giao của hình vuông và tròn cũng là giao điểm của trời và đất, âm và dương. Trống đồng người Việt xưa gọi là “cối đồng”, Hoa ngữ dịch ra “đồng cửu”, rồi biến âm thành “đồng cổ”. Cửu là cái cối, biến ra “cổ” là cái trống.

Tóm lại là có sự liên quan rất rõ ràng giữa Dịch học và trống đồng, hay rộng hơn là đồ đồng Đông Sơn. Sự khẳng định này khiến ta không thể lý giải vì theo chính sử Trung Quốc thì Văn Vương tác Dịch ở tận Thiểm Tây, Bắc Trung Quốc hiện nay và vào thủa ấy người Việt không hề biết Dịch lý là gì, cũng như Văn Vương không hề biết mặt mũi trống đồng, thạp đồng ra sao… Nhưng với những gì đã biết như trên, ta không thể nào kết luận khác hơn là “dân trống đồng”chính là chủ thể đã tác tạo ra Dịch học.

Dịch học còn có cặp quẻ Khiêm nhường – Dự phần, gọi tắt là Khiêm và Dự.Sự sáng suốt nơi con người mách bảo vạn vật và xã hội phát triển theo những quy luật.Các quy luật thì trường tồn và bất biến, con người không thể thay đổi một cách chủ quan, tùy tiện. Công thức về sự chủ động phát triển là: Khiêm nhường – Dự phần.

Muốn “dự phần” hay tham gia cùng trời và đất trong việc biến đổi vũ trụ con người phải biết tôn trọng và vận dụng các quy luật tự nhiên. Một thành tựu đạt được luôn là sự hợp tác con người – tự nhiên. Con người không thể thay đổi quy luật nhưng có thể tác động ở đầu vào để nhận được kết quả ở đầu ra. Như thế gọi là Khiêm và Dự, Dự chính là dự phần vào việc tái tạo vũ trụ.

 

KHIÊM

 

DỰ

Ý nghĩa quẻ Dự = Lôi/Địa: Dự nghĩa là tham gia vào là cùng trời cùng đất tạo thành bộ mặt vũ trụ, tài nhân ngang hàng tài thiên, tài địa trong thế tam tài của Dịch học. Một quan điểm triết lý tôn vinh con người rất tiến bộ so với thời đại ấy.

Lời quẻ Dự: Lợi kiến hầu, hành sư.

Quẻ Dự tạo thành bằng quẻ Lôi trên quẻ Địa, sấm nổ trên đất chính là tượng của trống đồng. Lợi kiến hầu nghĩa là dùng vào việc phong tước hầu. Hiện nay có những nhà nghiên cứu lịch sử cho trống đồng là một biểu tượng vua ban khi phong tước cho các công hầu. Nó tựa như một loại ấn tín sắc phong vậy. Đặc biệt trong lễ nghi đạo hiếu của Việt Nam thì các bậc vương hầu dùng trống đồng thay mặt người dân của mình để tế tổ tiên của cộng đồng. Chữ “lợi” ở đây có nghĩa là “được dùng để” (ngờ rằng sau chữ “lợi” còn có chữ “dụng” nhưng bị bỏ mất). Lợi kiến hầu nghĩa là dùng trong việc phong tước hầu. Lợi hành sư nghĩa là dùng để hành quân, quân theo tiếng trống mà tiến hoặc lùi hoặc sang phải, sang trái, công hoặc thủ v.v. Trống đồng trở thành một quân khí dùng trong quân sự.

Lời tượng của quẻ Dự: Lôi xuất địa phấn, dự, tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo. Dịch nghĩa: Sấm vang trên mặt đất là tượng quẻ Dự, các bậc tiên vương làm ra nhạc đề cao đạo đức, long trọng dâng lên thượng đế cùng với anh linh tiên tổ.

Trống đồng còn gọi là trống sấm, là loại trống duy nhất khi đánh để úp xuống đất, nên lời tượng nói: lôi xuất địa phấn. Tiên vương tức tiên đế nhà Chu là Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công… Chữ “tác nhạc” cho thấy rõ ràng trống đồng là một nhạc cụ dùng trong các buổi lễ tế. Nó chính là tổ tiên của văn hóa cồng chiêng ngày nay. Nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn đang đặt câu hỏi: trống đồng dùng để làm gì hay công dụng của nó ra sao? Lời quẻ và lời tượng quẻ Dự đã chỉ rõ 3 công dụng:

1. Trống đồng dùng như một lệnh bài sắc phong tước vị.

2. Dùng làm hiệu lệnh điều quân.

3. Dùng trong âm nhạc ở các buổi tế lễ long trọng.

Qua lời quẻ và lời tượng của quẻ Lôi/Địa Dự việc liên hệ giữa Dịch học và trống đồng là điều không thể phủ nhận. Chỉ với những khám phá trên đủ khẳng định: Dân tộc là chủ nhân của trống đồng cũng chính là dân tộc đã sáng tạo Dịch học. Dịch học dứt khoát không phải là sản phẩm của nền văn minh Hán. Dân tộc sống ở lưu vực Hoàng Hà không hề biết trống đồng là gì vào thời những chiếc trống đồng cổ xưa nhất được dùng.

Trống đồng, bức thông điệp ngàn năm

Trống đồng có nhiều hình dạng, nhiều thời, do đó cũng nhiều mảng thông tin khác nhau. Ở đây bàn về thông điệp trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Mặt trống gồm 1 tâm và 3 vòng đồng tâm.

 

 

Tâm trống và vòng đồng tâm số 1: nhân sinh quan Việt.

Tâm trống là mặt trời đang chiếu sáng. Vòng tròn số 1 là cảnh sống, sinh hoạt của con người.

Tâm trống đồng luôn luôn là mặt trời, mọi kiểu trống mọi thời đại đều như thế. Điều  này cho thấy có sự thống nhất và xuyên suốt nguyên tắc cơ bản trong hệ tư tưởng Việt: Mặt trời là trung tâm vũ trụ cũng chính là hình ảnh đại diện cho “ông trời” siêu hình.

Ông Trời là đấng tối cao mà quyền năng chi phối tất cả nhưng lại thân thiết gần gũi như cha mẹ nên người Việt hay gọi: “Trời đất ơi! Cha mẹ ơi!”.

Mặt trời phát ra ánh sáng cũng là phát ra sự sống. Trong tiếng Việt “sáng” và “sống” gần như là một âm. Phần hồn, tức anh linh nơi con người chính là một phần của cái khối sáng vĩ đại ấy, đến trái đất nhập vào thân xác vật chất thành ra con người sống động có thần. Thần tính ấy được quẻ Kiền gọi là Long hay con Rồng. 6 hào của quẻ Kiền là hình ảnh tượng trưng của 6 giai đoạn bay lên từ đất tới trời cao.

Khi đã đi hết đoạn đường trần thế thì xác trả về cho đất hồn trở về trời. Chính vậy mà mặt trời với người Việt trở thành chốn linh thiêng vì tổ tiên ông bà ngự nơi đấy. Quẻ Lôi/Địa Dự viết: “lôi xuất địa phấn tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức ân tiến chi thượng đế dĩ phối tổ khảo” cũng là lẽ này. “Cầu dâng lên trời mà cũng là để ông bà mình hưởng” đã chỉ ra: anh hồn tổ tiên đang ở chung với ông trời hay đấng tối cao…

Cuộc sống miên trường không bao giờ dứt, có chăng chỉ là chuyển đổi dạng thức tồn tại từ dương sang âm mà thôi. Hay nói theo dân gian là chuyển địa chỉ từ dương trần sang âm phủ.

Cuộc sống vẫn tiếp nối chỉ chuyển dạng tồn tại mà thôi, đấy là triết lý về sự sống – chết của người Việt đã được Kinh Dịch thể hiện.Hay nói cách khác: tâm và vòng đồng tâm thứ nhất của mặt trống đồng Ngọc Lũ đã thể hiện “nhân sinh quan” của người Việt. Cuộc sống sinh động nhưng hữu hạn vì có sinh, có biến đổi ắt có tử.Duy nhất chỉ nơi tâm vòng tròn là bất biến nên bất tử.“Sinh” là từ cõi Hằng bước sang cõi “Biến”. Qua một thời gian dạo chơi trần thế để biết mùi “đời” rồi “tử”, tức là trở về nơi đã ra đi.Người đời nói  “sinh ký tử quy” (sống gửi thác về) nghĩa là vậy. Nhưng ta phải luôn nhớ không phải ra đi làm sao thì trở về làm vậy. Vì qua thời gian ở cõi “biến” ta đã thành người khác. Sáng hơn hay tối hơn là tùy những gì ta đã làm nơi dương trần với tư cách con người có ý thức và chủ động trong hành vi của mình.

Với nhân sinh quan như vậy nên người Việt là dân tộc có hiếu nhất thế giới.Chữ Hiếu được nâng hẳn lên thành một tôn giáo, gọi là đạo “Hiếu” hay đạo thờ ông bà. Cao nhất là thờ ông ‘Thiên”, tổ của cả loài người.Với quốc gia thì thờ quốc tổ, làng thì thờ “thành hoàng”, tộc họ thì có nhà thờ họ và trong mỗi nhà đều có bàn thờ “gia tiên”... Trong nhân sinh quan người Việt thì quá khứ -hiện tại – tương lai, sống và chết, là sự biến đổi tiếp nối tuần hoàn không có chấm dứt.Thế nào rồi cũng có ngày phải về gặp các cụ.Lúc đó ăn làm sao, nói làm sao? Chính vì vậy nên phải lo liệu ngay từ bây giờ. Công đức tạo nên không phải chỉ để cho đời này mà là công đức cho mọi đời. Ngoại trừ những tay “siêu bịp” thì ai được kính trọng ở đời này ắt cũng được kính trọng ở đời sau và ngược lại kẻ bị người đời nguyền rủa thì cũng sẽ bị nguyền rủa đời đời.

Vòng đồng tâm thứ 2: xướng danh dân tộc.

Là người Việt không ai mà không biết huyền tích Kinh Dương Vương kết duyên cùng Long Nữ, con gái Động Đình Quân. Kinh Dương Vương nghĩa là vua phương Nam. Long Nữ hay Long Mẫu, con gái Động Đình Quân - vua phương Đông.Sự hợp huyết 2 dòng phương Nam và phương Đông là sự hoàn tất việc đúc kết tạo nên người Việt.Cũng vì lẽ này người Việt rất đỗi tự hào khi nhận mình là “con Rồng cháu Tiên”.

Những thông tin tạo nên truyền thuyết này đều xuất phát từ Hà thư. Trong đồ hình Hà thư số 6 hay 6 nút trắng nằm ở phía Nam, số 8 nằm ở phía Đông.Phương Nam ngoài số 6 còn có số 1 nên phương Nam còn là phương của Đế Tiên hay bà Vũ Tiên.Vì lẽ này người Việt mới nhận mình là “cháu Tiên”.

Theo Hậu thiên Bát quái phương Nam, số 6 còn là phương của nước, tức quẻ Khảm.Nước tiếng Việt cổ là nác-lác - Lạc. Đây chính là từ Lạc trong Lạc Long Quân và Lạc Việt.

Trong Hậu thiên Bái quái phương Đông, số 8 là quẻ Chấn hay Thìn, tức con Rồng. Hoa ngữ là Long.

Tới đây đã rõ câu“con cháu Tiên-Rồng” hay dòng giống Lạc – Long là chỉ sự hợp nhất giữa 2 dòng người ở phương Nam số 6 và phương Đông 8 theo Hà thư vào thời Hùng Việt Vương –  Tuấn Lang.

Mặt trống đồng Ngọc Lũ đã thể hiện những thông tin lịch sử này ở vòng tròn thứ 2 bởi nửa vòng tròn khắc hình 6 con chim và 10con nai và nửa vòng tròn còn lại là 8 con chim và 10 con nai. Ở đây tiền nhân người Việt đã  sử dụng những nút số của Hà thư, đặc biệt số 10 lại không được coi là 10 (số chẵn) mà coi như là 2 số 5, là số lẻ.

Các nút trắng – chẵn của Hà thư được thay thế bằng hình Chim và nút đen –lẻ được thay thế bằng con nai.

Nhìn lại Hà thư với các nút chẵn:

10 con nai và 6 con chim chỉ người họ Hùng phương Nam, con cháu của Kinh Dương Vương.

10 con nai và 8 con chim chỉ người họ Hùng phương Đông, con cháu của Long Nữ hay Long Mẫu.

Ý nghĩa thể hiện ở vòng tròn đồng tâm thứ 2 trên mặt trống đồng chính là sự tự xưng danh tính của chủ nhântrống đồng Ngọc Lũ.Dân tộc ấy chính là dòng giống Tiên – Rồng hay Lạc – Long, Tiên – Long, xác lập bởi các cặp số (6/10) và số (8/10).

Nếu không có số 10 chỉ dùng số 6 và số 8 sẽ bị hiểu là: người nước ngoài ở phía Nam và Đông nước ta. Người Việt xưa đã thêm mẫu số 10 để nói rõ đấy là: người họ Hùng, thuộc chi phương Trung- Nam và chi phương Trung - Đông.

Vòng đồng tâm thứ 3: ước vọng dân tộc trường tồn.

Vòng đồng tâm thứ 3 của mặt trống đồng có tổng cộng 18 cặp chim, mỗi cặp có 1 chim lớn đang tung cánh bay và 1 con chim nhỏ đang tung tăng trên mặt đất. Từng cặp như vậy nói lên sự nối tiếp liên tục, hễ tre già thì măng mọc, cha mẹ già khuất núi thì con cháu lớn lên, cứ như thế mà tiếp nối mãi.

Trong Dịch học chim Hạc hay Hồng hạc là chữ của điểu thú văn chỉ Trời cao,chỉ thời gian và những yếu tố văn hóa phi vật thể. Hà → hạc.Con nai Hoa ngữ là Lộc, biến âm của “lục”, là số 6, cũng là Đất, cũng là chữ điểu thú văn dùng chỉĐất, chỉ không gian và những yếu tố văn hóa hữu hình hữu thể.

Trong danh sách 18 đời Hùng Vương cóvị vua Hùng Việt Vương hiệu Tuấn Lang, Đây cũng chính là Sơn Tinh hay Tản Viên Sơn Thánh quốc chúa đại vương. ‘Tuấn” là tên chữ ký âm của ‘Tản” tiếng Việt.Sơn Tinh cũng là một vị Kinh Dương Vương (canh= 6, giêng = 1), nghĩa là chúa phương Nam vì trong Tiên thiên Bát quái quẻ Cấn là sơn – núi, chỉ phương Nam.

Truyền thuyết nói Kinh Dương Vương kết duyên cùng Long Nữ như đã xác định ở vòng tròn thứ 2 mặt trống đồng Ngọc Lũ, phải chăng là nói về sự thống nhất dòng Tiên và Rồng để tạo ra “dòng giống tiên Rồng” ở triều đại Hùng Việt Vương – Tuấn Lang? Từ “người Việt” bắt đầu có từ đây.

Những cặp chim ở vòng tròn thứ 3 trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là loài chim Diệc. Diệc là  phát  âm của người Nam Bộ.Âm Bắc là Việt. Chính là từ Việt trong đế hiệu Hùng Việt Vương – Tuấn Lang.

Số 9 là “cửu”.Cửu cũng có nghĩa là lâu dài. 18 là trùng cửu (9×2), đồng âm với “trường cửu”, nghĩa là mãi mãi bất tận. Điều này xin đừng vội cho là cưỡng ép vô lối vì chính người Hoa cũng hay dùng lối đồng âm gán nghĩa này, như họ kiêng số 4 vì đọc là “tứ”, cận âm với “tử”, là chết.Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi họ tặng bạn chiếc quan-tài…vì “quan” ở đây được hiểu là sự thăng quan tiến chức, “tài” hiểu là tấn tài tấn lộc, nghĩa là chúc có thêm tiền.

Như thế những hình tượng trên vòng đồng tâm thứ 3 có nghĩa sau:

Chim Diệc đang tung cánh bay là chỉ dân tộc Việt trong vòng thời gian.

Mỗi cặp chim 1 trưởng thành 1 còn non chỉ sự nối tiếp kế thừa.

18 cặp là trùng cửu  (2 lần 9), cũng là trường cửu.

Vòng đồng tâm thứ 3 trên mặt trống đồng Ngọc Lũ với 18 cặp̣ chim Diệc là bản văn ngắn gọn nhưng rất rõ ràng:“Dân tộc Việt đời sau nối đời trước, cứ như thế tồn tại mãi mãi”.

Tới đây thì ta hiểu rõ tại sao vua Đông Hán ra lệnh cho mặt ngựa (Mã Diện hay Viện) tịch thu và phá hủy cho bằng hết trống đồng của người Việt. Ý đồ của chúng là biến người Việt thành đám con hoang không cội nguồn, đồng thời chặt đứt ước nguyện trường tồn của dân tộc này… Nhưng trời xanh có mắt…

Việc giải mã được những thông tin chứa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ đưa đến hệ quả hết sức quan trọng với người Việt:

“Con Rồng cháu Tiên” không còn là truyền thuyết lịch sử mà chính thức trở thành lịch sử, một lịch sử được ghi chép rõ ràng trên sách “đồng” bằng ngôn ngữ Dịch học đã phổ biến lưu truyền 3.000 năm nay.

Truyền thuyết lịch sử Việt không phải chỉ có một chuyện “con Rồng cháu Tiên”, mà là cả một hệ thống những truyền thuyết tương đối hoàn chỉnh, chứa đựng những thông tin của một thời gian dài mà ngày nay gọi là thời tiền sử.Chỉ cần minh xác được mộtđoạn trong cái chuỗi thông tin liên hoàn ấy cũng đủ để ta “lượng giá” về tính xác thực của cả hệ thống truyền thuyết lịch sử đang lưu truyền.

Lịch sử và văn minh Việt có liên hệ “máu thịt” với Dịch lý từ khi người Hán chưa đặt chân tới mảnh đất này.Những trống đồng cổ nhất có đến 3.000 năm tuổi đã trở thành vật chứng chắc chắn, rõ ràng nhất giúp khẳng định: Dịch lý là thành tựu trí tuệ tuyệt vời của tiền nhân người Việt ngày nay.

Dịch học hình tượng

Con người chúng ta tư duy bằng 2 hệ thống dấu hiệu chính: hệ thống dấu hiệu âm thanh và hệ thống dấu hiệu hình ảnh.Đơn vị của hệ thống dấu hiệu hình ảnh là Tự hay Chữ. Tự nối kết với nhau thành Văn.Còn đơn vị của hệ thống dấu hiệu âm thanh là tiếng,nối kết nhau thành Điều.Ta hay dùng như một từ kép “điều tiếng”.

Gọi là 2 hệ chính vì còn các hệ thống dấu hiệu cá biệt khác như hệ thống chữ nổi của người mù được cảm nhận bằng xúc giác và hệ thống dấu hiệu cử chỉ dành cho người câm.

Trước khi có văn tự con người vẫn có tư duy,khám phá và chuyển giao thành quả, tức vẫn có tiến bộ. Dịch học tuần tự có 3 hệ thống:

– Dịch lý nút số.

– Dịch lý vạch quẻ.

– Dịch lý bằng văn tự.

Dịch học là tư duy của con người xưa. Vậy khi chưa có Dịch nút số con người suy nghĩ dựa trên cơ sở nào?

Trước Dịch học nút số đã có một nền Dịch học khác, đó là Dịch lý “hình tượng”, tức lấy chính các hình ảnh và hiện tượng tự nhiên làm Dịch tượng ̣để tư duy.

Khi tìm hiểu về Dịch lý ta thường nói: Càn là trời, Khôn là đất, Ly là lửa… Như thế là đã đi ngược tiến trình của Dịch học.Đúng ra ta phải nói: Trời là Càn, Khôn là Đất… vì từ những hình tượng có thực trong cuộc sống người ta mới nén thông tin vào trong các Dịch tượng tạo thành hệ thống dấu hiệu làm công cụ cho tư duy.

Dịch lý thô sơ dựa trên các hình tượng đã hệ thống hóa sau.Dịch học hình tượng lấy Trời và Đất hay bầu trời và quả đất để biểu thị cho không gian.Lấy Mặt trời và Mặt trăng để biểu thị cho ngày và đêm, tức chỉ thời gian.4 quẻ còn lại biểu diễn cho cái không gian hẹp, tức khuôn khổ trong đó con người ta sinh sống.

Dịch học nói:tại thiên thành tượng, tại địa thành hình.Hình ảnh biển cả và đất liền được dùng để tượng trưng cho mặt địa cầu là cái nền chở đỡ và dưỡng nuôi loài người. Đất và nước luôn đi đôi trở thành từ kép “đất nước”, đồng nghĩa với tổ quốc của mỗi người.

Hiện nay người ta cho là quẻ Đoài là cái hồ, thực ra không phải vậy.Khi nói Đoài là hồ,Cấn là núi là đã giảm tầm cỡ của Dịch lý.Kích cỡ của cái hồ hay quả núi có thấm tháp gì so với sự mênh mông của mặt địa cầu nên không thể nào trở thành một nguyên tố của Dịch học.Chỉ có biển cả hay đại dương, đất liền hay đại lục mới đủ tư cách gánh vác trách nhiệm đại biểu đó.

Tại thiên thành tượng.Hai hiện tượng tự nhiên trên bầu trời có ấn tượng sâu sắc trong đầu thánh nhân khi tác Dịch là: sấm sét và bão gió.Trời thì trong suốt đâu có nhìn thấy gì đâu, nhưng qua các hiện tượng chúng ta biết vật chất vẫn tồn tại ở đó.Thứ vật chất mà Dịch học gọi là nhẹ và trong, nhận định có 2 thể loại vật chất, một là chất đục và nặng, có thể nhân biết dễ dàng, còn một thứ trong suốt nên chỉ có thể nhận biết một cách gián tiếp thông qua các hiện tượng.Ở đây Dịch học chọn sấm sét và gió bão, chỉ cái không gian bao la trên đầu con người.

Bốn hình tượng: biển- đất và sấm- gió đủ để vẽ nên sinh cảnh của con người lúc ấy.

Từ 8 hình tượng của tự nhiên người xưa đã nén thông tin tạo thành 8 quẻ của Dịch học “tự nhiên”, tức Dịch học tiên khởi trước cả Dịch học nút số. Dịch học tự nhiên là tư duy của người Việt cổ hàng chục vạn năm cho tới khi được Dịch học nút số thay thế.

Hình tượng của Dịch lý tự nhiên sau đã tạo thành 8 quẻ (Bát quái):

– Trời tạo thành quẻ Kiền hay Kiện.

– Đất tạo thành quẻ Khôn hay Xuyên.

– Mặt trời hay ban ngày tạo thành quẻ Ly hay La.

– Mặt trăng hay ban đêm tạo thành quẻ Khảm hay Cống.

– Biển cả tạo thành quẻ Đoài hay Đoạt.

– Đất liền hay đại lục tạo thành quẻ Cấn hay Căn.

– Sấm sét tạo thành quẻ Chấn hay Thìn.

– Bão gió tạo thành quẻ Tốn hay Toán.

Dịch học hình tượng là Dịch học thô sơ. Sau này khi khối tri thức lớn thêm, đầu óc càng ngày càng mở mang và khi con người đã “chất biến” thì Dịch học cũng đổi thay.Dịch học nút số thay thế Dịch học tự nhiên. Hình tượng trở thành Dịch tượng với các thông tin chứa ở trong sâu xa và trừu tượng hơn.

Các hình tượng của Dịch lý tự nhiên đã cho chúng ta các thông tin về sinh cảnh lúc ấy:

Nơi sinh sống của cộng đồng người đã phát minh ra Dịch học là vùng ven biển.

Nơi đất liền với biển, từ cảnh quan cho đến sự cung ứng thực phẩm hàng ngàyđều đến từ một môi trường kép “biển và đất”, từ đó mới sinh ra lưỡng nghi “Đoài và Cấn”.Quẻ Cấn còn được coi là tượng trưng cho “núi”. Việt ngữ có từ kép “khuất núi” để chỉ sự chết.Ý nghĩa này bắt nguồn từ việc mặt trời lặn ở hướng Tây. Với ý này ta thu được thông tin: người “tác” Dịch sống ở nơi phía Tây là núi và phía Đông là biển.

Thực vậy, chỉ có sống ở nơi ven biển mới có thể nhìn thấy đường “chân trời” nơi mút tầm mắt, từ đó nảy ra ý niệm: trời như cái bát úp trên mặt đất, chân trời là nơi cái miệng chén đặt trên mặt đất. Vũ trụ quan đơn sơ này chính là khởi nguyên của “trời tròn đất vuông” là ý niệm cơ bản trong Dịch học.

Xét như thế ta khẳng định Dịch học không thể ra đời ở vùng Thiểm Tây-Sơn Tây, cái nôi của Hán tộc, vì đấy là vùng đất nằm sâu trong đất liền. Ở nơi mà chỉ có cát với cỏ thì làm sao có thể tưởng tượng ra cặp lưỡng nghi Đoài và Cấn?

Cặp hình tượng “sấm sét” và “gió bão” chỉ ra rằng cộng đồng người đã sản sinh ra Dịch học sống ở nơi mà mưa bão, sấm sét là chu kỳ lặp đi lặp lại hàng năm.

2 “thiên tượng” này phải là một nếp hằn sâu đậm trong đầu óc người cổ thì nó mới có thể được cấp cho “tính đại biểu” của phần không gian hẹp trên đầu con người, tức là 1 lưỡng nghi của Dịch học. Sấm và bão ngoài sự hoành tráng vốn có nó còn là sống còn của cư dân nông nghiệp sau này vì sấm luôn kèm với mưa, mà mưa là yếu tố quyết định của canh tác lúa nước.Người Việt đã tổng kết “nước–phân-cần-giống”đủ biết mưa quan trọng như thế nào trong đời sống.Mưa bão sấm sét là một sự liên hoàn luôn đi với nhau nên thành 1 lưỡng nghi của Dịch học: Chấn và Tốn.

Lại thêm một khẳng định: quê hương của Dịch học không thể ở ngoài vùng “Châu Ágió mùa” vì chỉ ở vùng này Chấn và Tốn mới có tính chu kỳ và ảnh hưởng sâu sắc trên cuộc sống con người. Sơn Tây-Thiểm Tây, cái nôi của Hán tộc, rất ít mưa và hầu như không có sấm sét là hiện tượng sinh đôi của mưa bão, thử hỏi làm sao có thể tưởng tượng ra Chấn với Tốn?

Tổng kết thông tin trong bài viết này ta có: Dịch học đã ra đời ở Việt Nam.Cụ thể hơn là ở vùng đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, nơi mà phía Đông là biển, phía Tây là núi.Nơi mà hằng năm gánh không biết bao nhiêu là bão gió - sấm sét. Nơi mà bên Đông có rồng, bên Tây có tịnh, hướng Bắc (hướng của Dịch lý, tức hướng Xích đạo) có hổ và hướng Nam (xưa) có đầy thuồng luồng như đã chép trong truyền thuyết và trên trời nhiều hạc, mặt đất đầy hươu nai.

Riêng về loài nai thống kê khảo cổ học cho biết ở đất Việt cách nay vài ngàn năm hươu nai là loài thú săn chiếm tới trên 50% trong tổng số thú bắt được.Cá biệt có nơi xương hươu nai chiếm tới trên 75%. Vì điều này chúng ta hiểu được tại sao Dịch học nút số dùng số 6 là lục hay lộc, tức con nai, tượng trưng cho mặt đất nơi mình sinh sống.Ở Thiểm Tây –Sơn Tây có nai hay lộc nhiều như thế hay không?

Tớí đây ta có thể tạm kết về Dịch học hình tượng. Dịch học hình tượng là một hệ thống gồm:

8 hình tượng tự nhiên: Trời - đất, mặt trời – mặt trăng, biển cả - đất liền và sấm sét - gió bão.

6 chữ nguyên hình (điểu thú văn): Hạc - lộc - hổ - sấu – long - tịnh.

Và các hình tượng đặc biệt:

Mặt trời: là nguồn sáng, cũng là nguồn sống được coi như biểu tượng của đấng tối cao và được nhân cách hóa thành ông trời.

Con người: là trung tâm của vũ trụ nơi xuất phát mọi giá trị.

Biểu tượng bộ phận sinh dục nam, người Viêt gọi là “nõn” hay “lõ”, người Chăm gọi là “Linhga”.

Biểu tượng bộ phận sinh dục nữ, gọi là “nường” hay “lường”, người Chăm gọi là “Yoni”.

Linhga và Yoni chính là biểu tượng xưa nhất của Âm và Dương, được coi như một biểu tượng tôn giáo trong các nền văn hoá Chăm và Khơme cổ. Người Việt xưa vẫn có tục rước “nõn- nường”.Sử sách Trung Hoa chép: Chu Công đã cấm tục thờ sinh thực khí, tức “nõn-nường” trong ngôn ngữ Việt hiện nay.Linhga và yoni đã được xác định chính là Âm và Dương trong 2 danh từ “âm hộ” và “dương vật”, tức bộ phận sinh dục nữ và nam.

Như vậy qua bài viết này ta thấy Dịch học hình tượng là khởi nguyên của Dịch học, nền Dịch học ra đời từ khi con người còn chưa biết đến chữ, dù là loại chữ “kết thằng” cổ xưa, và nó đã đồng hành cùng con người cả trăm ngàn năm.Cùng với tiếng nói hay “điều –tiếng”,Dịch học tự nhiên đã trở thành cái nền của tư duy, khám phá, ứng dụng và truyền thông.Dịch học hình tượng là căn đế của một nền văn minh vô cùng rực rỡ nhưng đang tạm thời bị vùi lấp và cũng đang dần toả sáng

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỘT SỐ MỆNH ĐỀ TRONG CHU DỊCH

 

Nguyễn Đức Tôn

 

Chu dịch là bộ sách kinh điển có ảnh hưởng đến văn hóa Đông phương, nội dung rất sâu rộng. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số khái niệm chính như: thời trung, thái hòa, nhất âm nhất dương chi vị đạo, đạo - khí.

Dịch quan niệm mọi sự vật trên đời đều có hai mặt, hai mặt này mâu thuẫn nhau nhưng lại cùng nương tựa nhau cùng tồn tại. Chính nhờ sự xô đẩy của những mâu thuẫn này khiến sự vật phát triển tiến lên. Để biểu đạt tư tưởng biến hóa âm dương này, Dịch dùng phù hiệu: vạch liền (—) là dương, vạch đứt (---) tượng trưng âm (phần nói về nhất âm nhất dương chi vị đạo).Để sự vật phát triển thuận lợi, Dịch đưa ra khái niệm “thời trung” để hành động. Thời trung hàm ý là thời cơ thuận lợi nhất.Mục tiêu lý tưởng của Dịch là Thái hòa. Thái hòa là một trạng thái âm dương hài hòa, mọi mâu thuẫn được điều hòa.Dịch quan niệm trời, đất, người cùng chung một quy luật vận hành chi phối. Con người phải hành động theo quy luật “nhất âm nhất dương chi vị đạo”. Lão Tử cũng phỏng theo tự nhiên để đề ra học thuyết của mình nhưng ông không giống Dịch ở chỗ Dịch làm theo quy luật âm dương biến hóa còn Lão Tử lại đề ra thuyết vô vi có nghĩa là con người phải làm theo tự nhiên, không được làm trái tự nhiên, không được làm theo ý riêng.

THỜI – THỜI CƠ – THỜI TRUNG

Quái (quẻ) là đơn vị cơ bản của Dịch. Mỗi quẻ có một chủ ý tư tưởng. Quái đại biểu cho một sự vật cụ thể. Không cô lập tồn tại mà ở vào một hoàn cảnh, điều kiện, thời gian nhất định. Chữ thời ()này không phải là đơn vị thời gian đơn thuần mà là trạng thái tồn tại và là phương hướng phát triển của sự vật cụ thể như xu thời chẳng hạn. Đó là phạm trù triết học. Như vậy mỗi quái mỗi hào đại biểu cho một thời, Dịch rất chú trọng chữ thời này. Vương Bật nói: “Phù quái giả thời dã, hào giả thích thời chi biến giả dã” (Quái là thời, hào là sự biến đổi theo thời).

Mỗi quẻ có sáu hào thể hiện quá trình biến hóa của sự vật đó trong điều kiện nhất định trong một quái. Hào là chủ thể hành vi chịu sự chi phối của cái thời của quái (khách quan hình thể). Hào biến đổi như vậy gọi là thích thời bằng hai cách gặp thời tốt thì nó vận động thuận theo (thời nghi), gặp thời không tốt nguy hiểm thì nó tùy thời mà chế ước cái bất lợi (thời dụng).

Trình Tử nói: “Tùy thời biến dịch dĩ tòng đạo” (biến đổi tùy thời để theo đạo của mình).

Chữ “thời” ở Dịch có một hàm ý quan trọng là biến dịch. Hệ từ nói “Biến thông giả xu thời giả dã” hàm ý các hào cương nhu biến thông mục đích để xu thời để làm sao thích hợp nhất với thời thế (thích thời). Đó là thời trung; trung là hợp lý, hợp tình không thái quá không bất cập. Tri cơ tri độ cũng liên quan đến thời trung.

Chữ “trung” cũng mỗi thời mỗi khác. Trung phải kết hợp với thời. Hành động phải thuận với thời thì hành động đó mới gọi là đắc trung được; có vậy mới hòa thuận. Trung kết hợp với thời chính là thường và biến. Thường và biến là nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong Dịch. Nó thuộc phạm trù thống nhất biện chứng. Trong truyện Kiều cụ Nguyễn Du cũng có câu:

                    Xưa nay trong đạo đàn bà

          Chữ Trinh kia cũng có ba bảy đường

                    Có khi biến có khi thường

          Có quyền nào phải một đường chấp kinh.

Giống như Thoán truyện quẻ Mông nói “dĩ hanh hành, thời trung dã” ngụ ý hành động hanh thông là vì hành động ấy hợp với thời, đáng làm thì làm, đáng dừng thì dừng, như vậy là hợp với khách quan, hợp tình thế. Như vậy chữ thời này không phải là thời gian mà nó bao gồm rất rộng, gồm thời thế, thời vận, thời cục, thời cơ…

Vậy thời là một khái niệm, một phạm trù: một thời gian không gian điều kiện nhất định, quan hệ giữa các yếu tố đã tạo ra một hoàn cảnh, tình cảnh, tình trạng, tình hình, tình thế, thời thế, thời cơ, thời cục… Nó không chỉ hàm chứa tình cảnh hay tình hình chủ khách mà còn hàm chứa đạo lý xử thế.

Ghi chú:

Chủ: Chủ thể, bản thân ta.

Khách: Khách thể, hoàn cảnh khách quan.

Giống như chữ thời cơ mà cụ Nguyễn Trãi đã nói “thời cơ, thời cơ thực không nên bỏ lỡ”. Nhân lúc quân Minh ở nước ta suy yếu, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Do biết tranh thủ thời cơ nên quân ta đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

THÁI HÒA

Thái hòa là một khái niệm của Dịch truyện. Thoán truyện quẻ Càn nói: “Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa nãi lợi trinh. Thủ xuất thứ vật, vạn quốc hàm ninh”. Đạo Càn biến hóa, vạn vật nhờ đó mà tính mệnh được đảm bảo đầy đủ, xã hội phát triển yên vui, thiên hạ thái bình. Sáu hào của quẻ Càn đều là dương không có cương nhu pha tạp, không có nhu lấn cương, các hào từ đều không nói xấu. Đó là nói thiên thời tiết khí biến hóa cực kỳ hài hòa, gió mưa thuận lợi, muôn vật được hưởng lợi.

Trương Tái và Vương Phu Chi đều giải thích thái hòa là hai khí âm dương hội hợp. “Yên huân chi khí” hai thế lực âm dương kết hợp một cách hoàn mỹ như vậy thái hòa cũng có thể gọi là đạo. Đạo là quá trình khí hóa vạn sự vạn vật trên thế giới đều cùng tồn tại cùng đấu tranh, cùng diệt cùng sinh, tương phản tương thành, luôn luôn vận động biến hóa để đạt sự hòa hài. Như vậy hòa hài trong đối lập. Nho gia cho rằng chỉ có trung không thiên lệch không thái quá không bất cập mới hòa. Trung là điều kiện để hòa. Xử sự phải lấy quy tắc thời trung mới đạt được sự thái hòa.

Vương Phu Chi nói: “Thiên địa dĩ hòa thuận vi mệnh, vạn vật dĩ hòa thuận vi tính”. Bản chất của trời đất, vạn vật đều mang đức tính hòa thuận (thái hòa). Sự hài hòa này phải phấn đấu tạo ra. Nó không phải là một vật có sẵn. Do đó Chu Dịch chủ trương “tự cường bất tức”. Khác với đạo gia chủ trương vô vi.

Học thuyết âm dương của Chu Dịch đã dựa vào 64 quẻ 384 hào để nghiên cứu diễn tả khái quát trừu tượng về hai loại thế lực đối lập đó.

Dựa vào sự phân tích khách quan tình thế ta hiểu được hành vi làm thế nào để chuyển họa thành phúc, biến xung đột thành hài hòa. Tuy nhiên Dịch nhấn mạnh không nên theo một công thức nhất thành bất biến mà phải biết thông quyền đạt biến tùy thời thế. Có thể nói học thuyết âm dương là nói về nguyên lý. 64 quẻ là sự phân tích hình thế mỗi thời, 384 hào tượng trưng hành vi nên làm của con người để ứng dụng.

Thái hòa là trật tự tự nhiên của vũ trụ, con người coi đó là lý tưởng. Quan hệ âm dương là quan hệ hữu cơ, hai bên phải kết hợp với nhau như quẻ Thái, âm phải cầu dương, dương phải cầu âm, không nên cô độc tách rời nhau như quẻ Bĩ. Nếu sự kết hợp đạt được sự hoàn hảo thì đó là sự hòa hài lý tưởng. Chu Dịch quan niệm trời đất âm dương, cương nhu, trên dưới v.v… là mối quan hệ hữu cơ mỗi danh phận đều có chức trách nhiệm vụ phải chấp hành, đứng trên vị trí của bản thân để xem xét giải quyết những yêu cầu chính đáng của đối phương. Nếu đảo ngược âm lại muốn làm như dương sẽ loạn, dương ở trên lại lấn át âm ở dưới sẽ không được dưới ủng hộ. Ở quẻ Hằng, quẻ Dự cương nhu hiệp điệu nhất trí nên trên dưới hòa vui. Còn nếu dương cương hay âm nhu một bên phát triển quá mức phá vỡ sự cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn ví dụ ở quẻ Khốn, Đại quá.

Còn đối với vấn đề cách mạng, Dịch không phản đối mà tán thành (nội dung chữ cách mạng ở Dịch có nghĩa là sửa đổi, biến đổi chính sách sao cho hợp lòng dân “thuận thiên ứng nhân” để làm xã hội tiến lên “kỳ hối nãi vong” (làm biến cách đúng sẽ làm hết hối hận) - quẻ Cách.

Ngoài ra, Dịch còn chủ trương phải kết hợp giữa lý tưởng và tình hình cụ thể, tránh không tưởng, xử sự sao cho cương nhu phù hợp với thời thế với xu hướng thời đại. Âm dương có giao cảm thì vạn vật mới sinh sinh hóa hóa phát triển không ngừng (quẻ Hàm). Lịch sử chứng minh quyền lực là khái niệm tương đối, quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo chỉ là tương đối, nó luôn luôn chuyển hóa. Nhiều những triều đại xưa giống như Tần Thủy Hoàng đã không dùng chính sách “nhân chính” không biết cư an tư nguy lại dùng chính sách chuyên chế quân chủ, dùng võ trị thay cho văn trị, áp bức nhân dân cuối cùng đã bị diệt.

Nhà Trần có chính sách đúng hợp xu thế thời đại khiến vua tôi dân chúng một lòng quyết tâm đứng lên chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông, vì thế mặc dầu thế lực giặc mạnh ta yếu nhưng cuối cùng quân địch vẫn đại bại.

Hồ Quý Ly không nắm được lòng dân nên thất bại trước sự xâm lược của quân nhà Minh. Đúng như hai câu thơ trong bài thơ “Quan Hải” vịnh hải khẩu Bạch Đằng về trận chiến chống quân Minh thất bại của cha con Hồ Quý Ly

            Lật thuyền mới biết dân là nước

            Cậy hiểm sao bằng dựa với dân.

Thái - hòa là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu. Nhà Nguyễn cũng đặt tên một cung điện ở cung đình Huế là điện Thái Hòa. Chẳng những xưa kia mà ngày nay nhân loại cũng hướng về sự hòa bình ổn định hợp tác hữu nghị, đó chính là sự thái hòa.

Việc quốc gia đã vậy việc gia đình cá nhân cũng không phải là ngoại lệ, người ta ai cũng mong muốn có một gia đình êm ấm thuận hòa, có thuận hòa mới có hạnh phúc.

Có thể nói thái hòa dựa trên nguyên tắc âm dương biến dịch; nó là tính mệnh của trời đất vạn vật kể cả con người; nó là một trạng thái động luôn luôn phải biến đổi phù hợp mới bền vững.

NHẤT ÂM NHẤT DƯƠNG CHI VỊ ĐẠO

Một âm một dương cũng có thể nói một bên là âm một bên là dương mới thành một cặp, một hiện tượng. Chỉ một âm hay dương sẽ là thiếu hụt, đó là sự khái quát tính chất và biến hóa của sự vật, là kết quả của tư duy biện chứng.

Khái niệm âm dương trong Dịch rất rộng. Nó bao trùm cả thiên đạo, địa đạo, nhân đạo. Dịch dùng phù hiệu (-) đại biểu dương, phù hiệu (--) đại biểu âm để tượng trưng tác dụng và tính chất của mọi hiện tượng cương nhu động tĩnh của sự vật. Âm dương chỉ là nói về thuộc tính của mọi hiện tượng biến hóa và tính chất của sự vật trong vũ trụ. Nó không phải là yếu tố cấu tạo.

1. Nhất âm nhất dương thừa nhận sự vật có hai mặt đối lập nhưng thống nhất

Theo Dịch: Trời là dương, đất là âm, nóng là dương, lạnh là âm, đêm là âm, ngày là dương, cương là dương, nhu là âm… Dịch quan niệm từ hiện tượng tự nhiên đến xã hội con người đều tồn tại hiện tượng hai mặt đối lập nhau ấy gọi là đạo.

Vũ trụ bao la vạn tượng: Âm dương cương nhu, động và tĩnh, biến đổi và không biến đổi, giản đơn và phức tạp, mâu thuẫn và hài hòa, đối đầu và thống nhất v.v… Đứng về quái vạch mà xét, ngoài hai quẻ cơ bản Càn và Khôn còn lại 62 quẻ trong Dịch đều có hai loại hào âm và dương. Ngay việc sắp xếp 64 quẻ cũng được sắp xếp từng đôi một theo sự đối lập như Càn - Khôn, Truân - Mông, Nhu - Tụng v.v… Như thế cũng là một âm một dương. Tóm lại, nếu tách khỏi sự đối lập thì sẽ không có được 64 quẻ tất nhiên sẽ không có Chu Dịch.

2. Hai mặt này luôn luôn biến đổi tùy vào yếu tố thời gian, không gian, điều kiện… lúc đó

Hai mặt âm dương này tuy là đối đầu, tương phản nhưng không phải là không biến đổi, động cực sẽ tĩnh, tĩnh cực sẽ động, trong tĩnh có động, trong động có tĩnh, một sự việc hoặc thành dương cương hoặc thành âm nhu tùy thuộc vào yếu tố thời gian, không gian, hoàn cảnh, điều kiện lúc đó. Ví dụ giữa vợ chồng, chồng là dương vợ là âm, nhưng giữa mẹ và con thì mẹ lại là dương, con là âm.

Sự đối lập đó lại thống nhất. Chúng tương phụ tương thành giống như quái hào đều có biến thông cái nọ biến thành cái kia tốt có thể biến thành xấu; hành động có thể tiến hay thoái tùy thời cơ, biến đổi đó cũng nằm trong khái niệm nhất âm nhất dương.

3. Cái gì làm động lực thúc đẩy sự biến hóa đó?

Dịch quan niệm không phải do ngoại lực thúc đẩy sự biến hóa mà động lực của sự biến hóa đó chính là sự mâu thuẫn nội tại của sự vật; yếu tố mâu thuẫn tác động lẫn nhau thúc đẩy sự vật tiến lên. Đối với xã hội, chính sự mâu thuẫn trong xã hội đã thúc đẩy xã hội tiến lên. Dịch thể hiện sự biến hóa trong xã hội bằng quẻ Cách. Quẻ Cách thoán truyện nói: “Thiên địa Cách nhi tứ thời thành. Thang Vũ cách mệnh thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân. Cách chi thời đại hĩ tai”.

Như vậy, biến hóa mang tính tất yếu quan trọng làm lịch sử phát triển.

4. Khái niệm nhất âm nhất dương cũng thể hiện trong phạm trù “loại tộc biện vật” “trong đồng có dị”, “âm dương biến hóa tiêu trưởng”

Dịch chủ trương xem xét sự vật trong cái toàn thể, xét cái riêng trong cái chung, sự vật này tuy mâu thuẫn với sự vật kia nhưng chúng có điểm chung cùng một loài. Như vậy đồng và dị cùng tồn tại như ở quẻ Khuê: hạ Đoài thượng Li. Khuê là nói về sự bài xích, chia lìa nhưng trong sự trái nhau ấy lại có sự tương đồng cùng tồn tại. Ví dụ trời và đất, nam nữ, một nam một nữ là người khác nhau (bài xích nhau) nhưng kết hôn lại trở thành vợ chồng. Quân tử và tiểu nhân, quân và dân, chúng trái ngược nhau nhưng cùng tồn tại, nếu một bên không tồn tại thì bên kia cũng không tồn tại. Quan hệ âm dương là quan hệ dựa vào nhau cùng tồn tại, cương nhu tương tế sẽ thông đạt. Quân (lãnh đạo) và dân thống nhất đoàn kết thì nước sẽ thịnh trị. Cho nên Dịch chủ trương không đấu tranh triệt tiêu một bên mà chỉ đấu tranh cho âm dương hài hòa (Thái hòa).

Tóm lại “nhất âm nhất dương” là một mệnh đề rất quan trọng rất cơ bản của Chu Dịch, có thể nói nó bao hàm hầu như toàn bộ nội dung chính của Dịch.

Nguyễn Mộng Tuân trong bài phú núi Chí Linh ông viết:

                    Bao nhiêu nghịch bấy nhiêu thuận

                    Khéo tùy cơ lợi dụng thật tột bậc anh hùng.

Bài phú ca ngợi tinh thần anh dũng, mưu trí của nghĩa quân Lam Sơn, họ đã biết vận dụng tốt quy luật âm dương mâu thuẫn thống nhất, biết chọn được thời cơ hành động, biết tiến biết thoái nên đã biến cái không thuận lợi thành thuận lợi.

CHỮ ĐẠO TRONG ĐẠO ĐỨC KINH

Để giúp độc giả dễ phân biệt chữ “đạo” ở Kinh dịch với chữ “đạo” trong Đạo đức kinh, tôi xin nêu tóm tắt một vài mệnh đề nói về “đạo” của Lão Tử.

1. Phản giả đạo chi động, nhược giả đạo chi dụng.Vạn sự vạn vật trong vũ trụ phát sinh phát triển đều do các mâu thuẫn đối lập thống nhất thúc đẩy nhau. Lão Tử quan niệm mâu thuẫn chuyển hóa theo hướng ngược lại tốt xấu, phải trái... Để giúp cho sự việc có kết quả tốt ta phải khiêm tốn, tự coi mình còn yếu hèn, thấp kém; từ đó ta phấn đấu rèn luyện, trưởng thành. Đó là ý nghĩa của câu “nhược giả đạo chi dụng”. Trong Đạo đức kinh, Lão Tử còn nêu rất nhiều những câu nói về đạo lý trên như “tri hùng thủ thư, tri vinh thủ nhục...” (đại ý câu này nói muốn trở thành mạnh thì trước tiên phải tự cho mình thấp hèn). Nói một cách tổng quát, giữa hai thái cực như (mạnh yếu, vinh nhục) của mâu thuẫn, ta nên tự coi bản thân mình đang ở cực đối diện với cực mình mong muốn đạt tới để phấn đấu. Cách làm này khác với nho gia. Nho gia quan niệm giữa hai thái cực người ta chọn đoạn giữa (trung đoạn), tư tưởng này còn gọi là “trung dung”. “Thời trung”, “âm dương hài hòa”, phạm trù “thái hòa” cũng mang tư tưởng này.

2. Đạo pháp tự nhiên: Đạo làm theo tự nhiên

Lão Tử nói “nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”. Đại ý câu này nói vạn vật trời đất vận hành theo tự nhiên, con người cũng phải làm theo tự nhiên. Đạo không có tư ý, cảm tình riêng được ví như con chó rơm (ngày xưa lúc cúng tế người ta dùng chó rơm, cúng xong người ta vứt bỏ chó rơm đi). Từ đây Lão Tử đề ra thuyết “vô vi”, “vô vi” có nghĩa là không làm càn, không can thiệp, không gò ép mà để sự vật phát triển tự nhiên. Ông còn đề ra tư tưởng Đạo không cậy công chiếm ngôi cao: “thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo, vạn vật tác yên nhi bất từ, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị công thành phất cư. Phù bất cư cố bất khứ”. Đại ý câu nói này:Trong vương quốc của thánh nhân mọi vật được tự nhiên phát triển. Thánh nhân không gò ép, ra mệnh lệnh mà chỉ dưỡng dục muôn vật và không coi là của riêng mình, có công lao nhưng không cậy công. Tạo dựng sự nghiệp nhưng không ở vị trí cao. Vì không coi mình là người có thành tích nên không bị phế truất.

- “Vô vi chi chính”: Trị lý quốc gia không gò ép, để dân chúng được phát triển tự do. Lão Tử ví cách trị dân không gò ép này như phương pháp đun nấu cá con. Đun nấu cá con nếu ta năng khuấy đảo cá sẽ nát (chương 60 Đạo đức kinh). Như vậy Lão Tử chủ yếu khuyên người ta phải tu thân, rèn luyện, không ngạo mạn, không tham lam vị kỷ. Nếu là nhà cầm quyền thì không cấm đoán gò ép dân mà hết lòng vì dân, coi mệnh vận của dân là mệnh vận của bản thân mình. Về xử thế, ông khuyện dụng “nhu”, “tri hùng thủ thư”, “tri vinh thủ nhục”... Còn Kinh dịch lại đề cao cách tư duy, xử sự sao cho thích hợp, âm dương hài hòa, chú trọng thời trung, “trung đoạn”, “trung dung”.

- Có thể nói rằng ở đây tư tưởng của Lão Tử và của Nho gia bổ sung cho nhau sẽ tạo ra một con người lý tưởng, có tư cách, có nhân phẩm, không tham lam, khiêm hư, có trí tuệ xử sự lại biết chọn cách làm thích hợp hài hòa. Dịch lấy tư tưởng “tự cường bất tức” (ý nói con người ta phải luôn luôn tự cường phấn đấu). Còn Lão Tử lấy “nhược giả đạo chi dụng” “tri hùng thủ thư” mới nghe ta tưởng hai cách xử thế khác nhau nhưng thực ra chúng đều mang tính tích cực. Hay ở mệnh đề “vô vi nhi vô bất vi” (chương 48 Đạo đức kinh) đại ý câu này nói nếu ta không làm càn bậy sự việc sẽ thành công. Điều đó có nghĩa là tránh những mâu thuẫn sai trái nổ ra trong vấn đề tiến lên từ đó trở thành chủ động thực hiện tư tưởng “vô bất vi” không có gì là không thực hiện được. Như vậy vô vi có hàm ý không làm gì trái với quy luật để sự vật phát triển theo quy luật, nhờ đó mọi việc sẽ thành công.

- Đạo ở Chu dịch có hàm ý là quy luật vận động biến hóa của sự vật, còn ở Đạo đức kinh của Lão Tử lại có hàm ý là căn nguyên là bản thể của vũ trụ. Lão Tử viết “Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh, uyên hề tự vạn vật chi tông” (chương 4 Đạo đức kinh) đại ý câu này nói đại “đạo” không hư nhưng tác dụng của nó lại tỏ ra không giới hạn. Nó uyên thâm tựa như gốc của vạn vật. “Tông” hàm ý là căn nguyên. Đạo tồn tại trước cả trời đất “ngô bất tri thùy chi tử, tượng đế chi tiên”.

Còn vấn đề bản chất của “đạo” có nhiều ý kiến khác nhau, chưa có sự thống nhất: người cho “đạo” thuộc bản thể tinh thần, người cho “đạo” có tính vật chất như “nguyên khí” (khí chưa phân âm dương). Có người cho “đạo” là tinh vân lạp tử..., có người cho “đạo” là lý, là quy tắc, quy luật vận hành của vũ trụ, nó ngụ ở “nguyên khí” hay ở mọi sự vật giống như ở Chu dịch nói về “hình nhi thượng, hình nhi hạ” (hình nhi thượng là lý vô hình, hình nhi hạ là vật, là khí). Có lẽ phải đợi sau này các nhà nghiên cứu mới tìm ra được câu giải đáp chính xác). Xem thêm phần đạo – khí sau đây.

ĐẠO - KHÍ

Phạm trù đạo - khí do Dịch truyện đề ra. Dịch truyện nói: “Hình nhi thượng giả vị chi đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí”. Đạo là chỉ những phép tắc, quy luật càn khôn âm dương biến dịch. Phép tắc là vô hình, nên gọi là “hình nhi thượng” (ở trên sự hữu hình); còn khí là chỉ quái hào vạch và những vật tượng hữu hình nên gọi là “hình nhi hạ” (là vật hữu hình ở dưới). Thảo luận quan hệ đạo - khí bắt nguồn từ Hàn Khang Bá thời Tấn.

Hàn Khang Bá cho rằng mọi sự vật có hình có tượng đều là khí, cái gì không có hình không có tượng là đạo. Đạo không hình thể, không hình tượng vì thế gọi là “vô” nhưng ông ta lại coi “đạo” là cái căn bản của mọi sự vật hữu hình hữu tượng (âm dương hào tượng hay khí âm dương đều thuộc về lĩnh vực khí) còn “đạo” không hình tượng; âm dương phải dựa vào đạo để thành hình tượng. Không âm không dương mới gọi là đạo. Do đó ông đề ra lý luận huyền học “vô vi bản”.

Khổng Dĩnh Đạt phát huy quan điểm của Hàn Khang Bá và cho rằng “đạo” là thể, “khí” là dụng. “Đạo” là không hình thể, Khí là chất hữu hình, coi “hữu” (có) được sinh ra từ “vô” (không), hình phải dựa vào đạo để tồn tại, có “đạo” rồi mới có “khí”, “đạo” có trước hình có sau, nhưng Dĩnh Đạt không giống với Khang Bá ở chỗ ông không coi Đạo là thực thể hư vô mà coi “đạo” là một cái gì vô hình. Phàm mọi thứ nếu chưa có hình chất cụ thể đều gọi là “đạo”. Hai khí âm dương và phép tắc âm dương biến hóa nếu không biểu hiện bằng hai vạch cương nhu để thành hào tượng của bát quái thì vẫn gọi là “đạo”.

Dĩnh Đạt không giống Khang Bá, ông bác bỏ quan niệm của Khang Bá coi hư vô là nội dung bản thể và coi “hữu” sinh từ “vô”.

Thôi Cảnh quan niệm trời đất vạn vật đều có hình chất; có hình thể, có thể chất là khí, là thể, còn chức năng và tác dụng của hình chất là đạo, là dụng. Ví dụ: Thân cành của cây cối là thể, là khí, còn tính năng sinh trưởng là dụng, là đạo. Đạo là chức năng và tác dụng của thực thể, nó phải dựa vào thực thể khí. Chức năng của thực thể là vô hình gọi là hình nhi thượng. Thể chất của thực thể hữu hình nên gọi là hình nhi hạ. Ông cho rằng không phải đạo hình nhi thượng có trước rồi mới có khí hình nhi hạ. Đạo phải nhờ vào thực thể khí mới thực hiện được chức năng và tác dụng của mình đối với thực thể. Hình nhi thượng “đạo” phải dựa vào hình nhi hạ “khí” để biểu hiện. Ông phản đối học thuyết đạo là thực thể và hữu sinh từ vô của phái huyền học.

Thời Tống Minh Thanh: Trương Tái coi khí hóa là “đạo” (sự vận động biến hóa của “khí” là “đạo”). Ông coi “đạo” là vô hình, là quá trình vận động biến hóa của “khí”. Trình Di quan niệm âm dương là “khí”, “khí” là hữu hình, là hình nhi hạ. Khi khí âm dương tác động mới là “đạo” là hình nhi thượng. “Đạo” là cái lý khiến âm dương hoạt động được.Cái lý đó là vô hình, thuộc phạm vi hình nhi thượng đạo. Còn hai khí âm dương thuộc hình nhi hạ khí, nó là cái thể hiện ra cái lý âm dương. Hai cái đó là quan hệ thể dụng. Tuy nói “đạo” không phải là âm dương và cũng không thoát ly được âm dương, nhưng ông lại quan niệm “đạo” là gốc của “khí”, “lý” là gốc của “khí”. Chu Hi kế thừa quan niệm của Trình Di, ông coi cái hữu hình là “khí”, vô hình là “đạo’, nhưng không có “khí” thì “đạo” không biểu hiện được, còn “khí” không có “đạo” thì không dựng lập được. Âm dương là “khí”, nhưng chỉ cái lý khiến âm dương tác động mới là “đạo”. Tiến thêm một bước ông đưa ra học thuyết lý là gốc của “khí trong bản thể luận.

Học phái Công Lợi ở thời Nam Tống Tiết Quý Tuyên cho rằng “khí” là thể, “đạo” là dụng, “đạo” là vô hình, thoát khỏi “khí” thì “đạo” không có chỗ để cư trú, “đạo’ thường tồn tại trong hình khí. Ông chủ trương “đạo” ngụ ở hình khí; ông đả kích học thuyết “đạo là gốc, khí là ngọn”. Phái tâm học Dương Giản không tán thành việc phân chia hình nhi thượng và hình nhi hạ mà chủ trương “đạo” - “khí” hợp nhất nhưng không coi hình khí là gốc mà lấy tâm làm gốc. Về sau, thời Nguyên Minh, khí học phái và tượng học phái đều chủ trương đạo khí hợp nhất hay đạo không tách rời khí. Đến Phương Dĩ Trí đưa ra học thuyết “đạo” ngụ ở “khí” có ảnh hưởng lớn đến Vương Phu Chi. Vương Phu Chi kế thừa khí học phái trong vấn đề “đạo” - “khí”. Ông đề ra mệnh đề “không có khí sẽ không có đạo”. Hình nhi thượng không tách khỏi hình nhi hạ, “đạo” và “khí” không rời nhau. Đứng về triết học, ông đề ra “thiên hạ chỉ có khí”, và coi “đạo” là đạo của “khí”, còn với “khí” không thể nói “khí” là đạo của “khí”. Ông chủ trương có “khí” mới có hình, có hình rồi sau mới có hình nhi thượng, thoát ly sự vật cá thể thì không có hình nhi thượng. Đạo thuộc hình nhi thượng phải nhờ vào khí hình nhi hạ để thể hiện. Đạo và khí thống nhất trong một cái hình không thể chia cắt dược. Như thế ông ta phủ định học thuyết thời Tống Minh “đạo bản khí mạt”.

Thảo luận vấn đề “đạo” - “khí” là thảo luận vấn đề giữa cá biệt cái riêng và toàn thể cái chung, giữa bản chất và hiện tượng, giữa quy luật và thực thể. Mệnh đề thiên hạ chỉ có khí không những khẳng định vấn đề quy luật, vấn đề chung và nguyên tắc trừu tượng ngụ ở cá biệt sự vật có hình có tượng mà điều quan trọng là nó nói lên không có cá thể thì cũng không có quy luật, không có cá thể thì không có cái chung, không có hiện tượng thì không có bản chất. Như vậy ông đã giải quyết chính xác quan hệ đạo - khí.

CÀN NGUYÊN HANH LỢI TRINH

Là một mệnh đề rất hay gặp. Xưa kia các cụ dựng nhà cũng hay viết câu “Càn nguyên hanh lợi trinh” ở câu đầu nhà. Vậy ý nghĩa của câu đó là thế nào?

Mệnh đề này có nhiều cách giảng, ta có thể chia ra hai cách chính:

Cách 1: Theo lời văn bói toán

Chu Hi và một số tác giả gần đây cho rằng Kinh Dịch khởi thủy là sách bói toán, nên câu “Nguyên, hanh, lợi, trinh” nên giảng theo ý nghĩa ban đầu của nó và họ giảng là “Đại hanh thông, chiêm vấn có lợi”.

Trinh: Chiêm vấn.

Lợi trinh: Việc chiêm vấn có lợi (đó là quẻ tốt).

Cách 2: Giảng theo nghĩa mở rộng (Dịch truyện, Văn ngôn…)

Vì nội dung của Kinh Dịch biến đổi, nó không còn là sách bói toán mà đã trở thành sách triết học nên câu “nguyên hanh lợi trinh” cũng phải giảng khác đi, thậm chí còn tỏ ra khiên cưỡng. Nó là quái từ của quẻ Càn mà Càn và Khôn là 2 quẻ cơ bản của 62 quẻ còn lại của Dịch. Dưới đây, xin nêu nội dung của những cách giảng đó.

1. Nguyên hanh lợi trinh được giải thích thành: Khởi đầu, hanh thông, thích nghi, chính bền.

Nguyên: Nguyên thủy, khởi đầu.

Hanh: Thông, hanh thông.

Lợi: Hòa, hài hòa, thích nghi.

Trinh: Chính, chính đạo, bền vững, phù hợp với quy luật quy phạm.

Dịch quan niệm mọi sự vật đều có hai mặt đối kháng nhau nhưng lại nương tựa thống nhất nhau trong một thể, một sự vật. Đó là âm dương nhất thể lưỡng diện.

Hai mặt âm và dương này thúc đẩy nhau sinh ra sự biến hóa làm sự vật phát triển không ngừng (âm dương thôi di nhi sinh biến hóa). Thuộc tính của Càn dương là yếu tố khởi đầu của quá trình biến hóa đó (nguyên là khởi đầu) còn Khôn âm làm nhiệm vụ vận chuyển giúp cho sự hình thành sự vật. Càn tư thủy, khôn tư sinh (Càn sinh Khôn dưỡng). Cái “hanh” của Càn là làm phẩm vật lưu hình; cái “hanh” của Khôn làm nhiệm vụ vận chuyển giúp cho sự hình thành sự vật, phẩm vật hàm hanh. Đạo trời vận hành theo quy luật tự nhiên nên không có gì là không thông, không chút đơn sai (nguyên hanh). Nếu sự phối hợp âm dương này đạt tới mức hoàn mĩ, không thiên lệch trung chính hài hòa đó là Thái - hòa (lợi trinh). Đó là đạo trời và là quy luật tự nhiên phổ biến tồn tại (chính cố). Cái gì mà đi ngược lại quy luật tự nhiên này sẽ bị diệt vong.

2. Nguyên hanh lợi trinh được giải thích theo quan niệm thiên nhân hợp nhất: Có tác giả còn mở rộng mệnh đề trên để nói về đức của người quân tử (nhân, nghĩa, lễ, tín). Đó là sự hợp nhất giữa đạo trời và đạo người. Dịch học không phải chỉ nghiên cứu tự nhiên đơn thuần mà là “khai vật thành vụ” tìm hiểu quy luật tự nhiên rồi áp dụng vào sự phát triển xã hội, chỉ đạo hành vi của bản thân, xu cát tị hung, chuyển họa thành phúc. “Nhân đạo khán thiên đạo”: Đạo người phải tuân theo đạo trời..

Văn ngôn nói: Nguyên giả thiện chi trưởng dã. Hanh giả, gia chi hội dã. Lợi giả nghĩa chi hòa dã. Trinh giả sự chi cán dã. Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân, gia hội túc dĩ hợp lễ, lợi vật túc dĩ hòa nghĩa, trinh cố túc dĩ cán sự. Quân tử hành thử tứ đức giả, cố viết: Càn, nguyên, hanh, lợi, trinh.

Dịch:

Nguyên giả thiện chi trưởng dã hanh giả gia chi hội dã, lợi giã nghĩa chi hòa dã, trinh giả…

Nguyên: Căn nguyên sinh thành vạn vật, là đầu của mọi điều thiện, là nhân.

Hanh: Thông, tập hợp mọi điều tốt đẹp mang ý quảng bá lưu hành ý đồ trời sinh vạn vật.

Lợi: Thời, tùy thời mà chế nghi cho thích hợp ý nói ý đồ trời sinh vạn vật hoàn thành khiến mọi vật được thích nghi hài hòa. Lợi thể hiện điều nghĩa.

Trinh: Chính, kiên trì giữ chính đạo.

Cán: Cái căn bản ví như thân cây là chỗ dựa cho cành lá mọc. Người quân tử làm việc nhân việc thiện thì đủ để làm bậc quân trưởng (thủ trưởng), hội hợp điều tốt đẹp sẽ phù hợp với lễ, đem điều lợi cho vạn vật thì đủ để thể hiện điều nghĩa; kiên trì giữ chính đạo giữ nguyên tắc chính xác thì đủ để xử lý tốt sự việc (cán sự, đảm nhiệm trọng trách). Bốn loại mỹ đức của đạo người (nhân, lễ, nghĩa, trí (tín hay cán) phù hợp với: Nguyên hanh lợi trinh” của đạo trời.

Nhân:Khởi đầu cho mọi đức tính (nguyên).

Lễ: Hanh, là vạn vật trưởng thành (hanh).

Nghĩa: Lợi, vạn vật được toại nguyện, phát triển đầy đủ (lợi).

Trí:Cán sự, là sự hoàn thành vạn vật (trinh).

3. Giải thích theo quá trình hóa dục vạn vật

Đối với đạo trời, đất, người, các nhà Dịch học (Khổng Dĩnh Đạt, Trình Di) quan niệm có bốn giai đoạn phát triển:

Sinh dưỡng thành chung: Sinh ra, nuôi dưỡng, trưởng thành, kết thúc. Các tác giả đã đề ra nhiều mệnh đề khác nhau để giải thích “nguyên hanh lợi trinh”.

a. Đứng về đạo trời

Nguyên: Thời mới sinh.

Hanh: Thời nuôi dưỡng.

Lợi: Thời thu hái, trưởng thành.

Trinh: Thời kết thúc.

b. Đứng về đạo người (đã nói ở trên).

Bốn giai đoạn đó là: Nhân, nghĩa, lễ, trí (tín, cán)

c. Đứng về đạo đất: Cây cỏ biến hóa theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.

Mùa xuân: Cây mọc sinh nở. Mùa hạ: Cây lớn lên. Mùa thu: Hoa quả chín, thu hoạch. Mùa đông: Cất giữ, sử dụng (có người giảng “nguyên hanh lợi trinh” là xuân hạ thu đông).

d. Đứng về khí hậu: Họ giảng mệnh đề “nguyên hanh lợi trinh” là ôn lương táo thấp.

e. Đứng về bốn phương: Họ giảng là Đông Tây Nam Bắc

4. Trinh hạ khởi nguyên

Mệnh đề “nguyên hanh lợi trinh còn mang thông điệp: Trinh hạ khởi nguyên. Dịch quan niệm sự biến hóa của vạn vật là không ngừng, “sinh sinh bất dĩ” “tuần hoàn vãng phục” hết rồi lại quay lại nên các nhà Dịch học đã đề ra thuyết: Sau “trinh” lại tiếp đến “nguyên” (trinh hạ khởi nguyên), biến hóa bắt đầu từ “nguyên” rồi tận cùng ở “trinh” là hết một chu trình biến hóa; Sau đó lại chuyển sang một vòng biến hóa tiếp, cứ như vậy hết vòng này lại đến vòng khác, không bao giờ dứt.

Tóm lại: Từ bốn chữ “nguyên, hanh, lợi, trinh” dùng trong bói toán các nhà Dịch học đã biến nó thành một mệnh đề mang tính triết học với nhiều khía cạnh, nhiều tầng lớp, bao gồm: thiên đạo, địa đạo, nhân đạo. Chỉ có bốn chữ mà nói lên hầu hết nội dung chính của Dịch (vạn vật liên tục biến hóa không bao giờ ngừng, âm dương đối lập nhưng thống nhất, đạo người phỏng theo đạo trời, và còn nói lên mục đích cao cả của con người là “thái hòa”. Nhất âm nhất dương là mệnh đề thiên về quy luật nội tại vận hành “nguyên hanh lợi trinh” là quy luật ngoại tại. Vì nội dung quá sâu rộng, cách diễn đạt lại quá ngắn gọn nên khá khó hiểu, khiên cưỡng nhưng cũng rất hay.

 NÓI VỀ HAI QUẺ CÀN KHÔN

Hai quẻ Càn Khôn là hai quẻ quan trọng nhất trong Dịch. Nó là gốc của 62 quẻ còn lại. Hệ từ nói: “Càn Khôn kỳ Dịch chi uẩn da?” phải chăng nội dung của Dịch được hàm chứa ở hai quẻ Càn Khôn?

Dịch quan niệm vạn vật liên tục biến hóa. Dịch dùng 64 quẻ để thể hiện sự biến hóa đó nghĩa là không dùng lời nói mà dùng quái hào tượng. Có biến mới thông, không bị tắc, có thông mới bền lâu. Ngay quái từ quẻ Càn: “Càn, nguyên hanh lợi trinh”, hào “dụng cửu” “dụng lục” cũng nói lên điều đó (vạn vật biến hóa không ngừng).

Quá trình biến hóa được thể hiện ở 64 quẻ, mỗi quẻ phản ánh một thời (quái giả thời dã) thời có thời Thái, thời Bĩ, thời Truân… Mỗi quẻ có sáu hào (sơ, nhị, tam, tứ, ngũ, thượng). Đến thượng hào vật cùng tắc biến chuyển sang thời khác. Sáu hào thể hiện quá trình biến hóa của quẻ. Cái gì làm động lực cho sự biến hóa đó? Chính là do sự mâu thuẫn giữa hai mặt âm và dương. Sự mâu thuẫn này là sự mâu thuẫn thống nhất cùng tồn tại, cùng dựa vào nhau trong một sự vật, thiếu mặt này thì mặt kia sẽ không tồn tại (nhất thể lưỡng diện - một thể có hai mặt). Hai thế lực này tác động kiềm chế bổ sung nhau đạt đến một trạng thái hòa hợp tốt nhất của sự vật Dịch gọi là thời trung, thái hòa (Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa, nãi lợi trinh, thủ xuất thứ vật, vạn quốc hàm ninh), làm vạn vật phát triển không ngừng.

Hai quẻ Càn Khôn tượng trưng cho hai lực âm dương. Tất cả 62 quẻ khác đều có hai loại hào, hào âm và hào dương này. Càn không chỉ giới hạn dương cương; quẻ Khôn cũng không chỉ giới hạn ở đạo lý âm nhu mà hai quẻ này còn thể hiện đạo lý trong âm nhu có dương cương; nó nói lên Kinh Dịch nhất âm nhất dương, cương nhu, động tĩnh, biến hóa vô cùng. Phần nghiên cứu tự nhiên khách quan như vậy gọi là thiên đạo (đạo trời) nhưng Dịch không dừng ở đây mà Dịch phỏng theo đạo trời đã để ra phần nhân đạo (đạo người); phần này rất quan trọng. Trong thập Dực, Văn ngôn là phần truyện quan trọng nói nhiều về phần nhân sinh quan này. Mỗi quẻ mỗi hào đều đưa ra những lời khuyên nên làm theo hay nên tránh để xu cát tị hung. Kiện hành bất tức nhưng lại phải năng cương năng nhu, tri tiến tri thoái, động tĩnh hành tàng không trái với thời, luôn luôn phải sửa mình; ở ngôi cao nhưng phải khiêm hòa, không nên cố chấp, người đứng đầu mọi người phải như “quần long vô thủ” không sính cường, coi trọng cuộc sống của mọi người, đem lại thái bình cho thiên hạ “thủ xuất thứ vật vạn quốc hàm ninh”.

Những điều nói trong hai quẻ Càn Khôn tuy không thể hiện rõ ở các quẻ khác nhưng những lời khuyên trên thực ra vẫn ẩn chứa xuyên suốt trong tất cả các quẻ.

Hai từ Càn Khôn xuất hiện phổ biến ở Việt Nam với ý nghĩa trời đất, quy luật phát triển biến hóa của sự vật.

Trong bài “Quan hải” vịnh trận chiến ở hải khẩu Bạch Đằng của cha con Hồ Quý Ly chống quân Minh xâm lược có câu:

Càn Khôn kim cổ vô cùng ý

Khước lại thương lang viễn thụ yên.

Ý nói: Quy luật trời đất thời thế biến đổi rất sâu xa, cha con Hồ Quý Ly chưa nắm được lòng dân, chỉ dựa vào quân sự đơn thuần nên thua trận, thật đáng di hận.

Trong bài “Bình Ngô đại cáo” có câu:

“Càn Khôn bĩ nhi phục thái, nhật nguyệt ký hối nhi phục minh”. Trời đất thế bĩ nay lại chuyển sang thế thái thông, mặt trăng mặt trời bị tối nay lại trở nên sáng.

Câu đối ở cổng Tam quan phủ Tây Hồ ca tụng đức độ của chúa Liễu Hạnh cũng dùng hai chữ Càn Khôn để chỉ Trời Đất, đó là câu:

“Thiên ảnh đối Càn Khôn cận duyệt viễn lai vạn vật tĩnh quan giai khả kính”.

Dịch nghĩa: Cảnh rộng bao la, gần vui xa lại muôn vật êm đềm đều đáng kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

MẤY VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN GỐC KINH DỊCH

 

                                                                                  TS. Nguyễn Văn Vịnh

 

Trong hệ thống tri thức dùng cho học tập và thi cử từ hơn 2000 năm trở lại đây đối với các nước thuộc phạm trù văn hóa khổng giáo, Kinh Dịch là bộ đứng đầu ngũ kinh(Thư kinh, Thi kinh,Lễ kinh, Xuân Thu kinh và Dịch Kinh), được gọi là “Quần thủ chi kinh”. Có thể nói, Kinh Dịch là bộ sách độc đáo có một không hai của nhân loại: Độc đáo vì Kinh chỉ dùng hai vạch liền và đứt: là  ( - ) và  ( -- ), như là hai ký hiệu ở dạng thống nhất nguyên sơ, còn gọi là hai hào Dương và Âm. xếp chồng lên nhau tạo thành các ký hiệu để mô tả các sự vật hiện thực khách quan, từ đó vươn tới lý giải mọi qui luật, mọi hiện tượng diễn ra trong vũ trụ, một cách thấu triệt từ triết, y, lý, số, quân sự, chính trị, văn hóa, bói toán, thiên văn, địa lý, âm nhạc ....  Phạm vi của kinh Dịch bao trùm lên các qui luật của khoa học tự nhiên, xã hội và con người. Trong thiên nhiên gọi là “Thiên Đạo” và lãnh vực của khoa học nhân văn gọi là “Nhân Đạo”, ứng dụng cho kiến trúc gọi là thuật phong thuỷ.  Phần Thoán Từ và Hào Từ bằng chữ Hán là phần được người đời sau thêm vào, sách vở chép lại cho là Văn Vương và Chu Công đã làm việc này, sau được Khổng Tử chú giải thêm phần Thập dực để giải thích thêm.

Từ trước tới nay giới học thuật truyền thống đều cho rằng Kinh Dịch là sách bói toán có nguồn gốc từ Trung Hoa với lập luận đại khái qua những truyền thuyết như:

 

1.Thuyết thứ nhất:Phục Hy lập ra Bát Quái (tám quẻ đơn), rồi đem Bát Quái chồng lên nhau thành 64 quẻ kép của Kinh Dịch gọi là tượng.

 

 2. Thuyết thứ hai:Kinh Dịch của nhà Chu

 

Sang tới đầu nhà Chu, Chu Văn Vương mới đem những Quẻ của Phục Hy mà đặt từng tên và diễn thêm lời ở dưới mỗi quẻ để nói về sự lành dữ của cả quẻ, như chữ nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh ở quẻ Khôn v.v... Lời đó gọi là Lời Quẻ (quái từ), hay lời thoán (thoán từ). Sau đó Chu Công tức Cơ Đán (con trai thứ Văn Vương), lại theo số vạch của các quẻ mà chia mỗi quẻ ra làm sáu phần, mỗi phần gọi là một Hào, và dưới mỗi hào đều có thêm một hoặc vài câu, để nói về sự lành dữ của từng hào, như câu Sơ Cửu: tiềm long vật dụng hay câu Cửu Nhị: hiện long tại điền trong quẻ Kiền và câu Sơ Lục lý sương kiên băng chí hay câu Lục Tam: Hàm chương khả trinh trong quẻ Khôn... Lời đó gọi là lời hào (Hào từ) vì phần nhiều nó căn cứ vào hình tượng của các hào, cho nên nó còn gọi là (Lời tượng).

Tiếp đến Khổng Tử lại soạn ra sáu thứ nữa, là Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện có hai thiên: Thượng Thoán và Hạ Thoán; Tượng truyện có hai thiên: Thượng và Hạ Tượng; Hệ từ cũng có hai thiên: Thượng Hệ và Hạ Hệ; tất cả mười thiên, thường gọi là Thập dực (mười cánh). Sáu thứ đó tuy đều tán cho ý nghĩa Kinh Dịch rộng thêm.

3. Thuyết thứ ba: Bát Quái Và Kinh Dịch Từ Hà Lạc

Hà Lạc là Hà Đồ và Lạc Thư: Đây là hai hình đồ xuất hiện thời cổ xưa. Theo truyền thuyết này (được viết trong thiên Hệ Từ Thượng Truyện) cho rằng: “Xưa, ở nơi sông Hà hiện ra bức đồ, ở trên sông Lạc hiện ra trang chữ và Thánh Nhân phỏng theo mà sáng tác”.

 

Theo chúng tôi đó chỉ là những giả thuyết thậm chí chỉ là những câu chuyện được sáng tác theo trí tưởng tượng kiểu Trung hoa, nhằm xác nhận chủ nhân Kinh Dịch là người Trung Hoa. Đây là vấn đề khá phức tạp , về nguồn gốc Kinh Dịch cho đến hiện nay tồn tại nhiều thuyết khác nhau, ngay bản thân các nhà nghiên cứu Trung Quốc nghiêm túc cũng không dám khẳng định Kinh Dịch có nguồn gốc từ văn hóa Hán. Vấn đề nguồn gốc Kinh Dịch cho tới nay vẫn là một thách thức cho các nhà nghiên cứu, nhưng nhất định không thể khẳng định Kinh Dịch có nguồn gốc từ văn minh Hoa Hạ. Chúng tôi sẽ trình bày kỹ ở phần tiếp theo.

Chúng tôi xin dẫn mấy quan điểm chứng minh Kinh Dịch được phát minh bởi cư dân Bách Việt ( Khái niệm Bách Việt ở đây được sử dụng theo nghĩa rất rộng gồm các tộc người cư trú từ phía Nam sông Hoàng Hà tới vùng Mã Lai đa đảo, vốn là các cư dân nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, trước khi có sự xâm nhập của Hán tộc vốn là cư dân du mục). Những ý kiến này là của các tác giả Việt Nam:

1. Kinh Diệc tức Kinh Dịch (chỉ phần kinh văn Dịch kinh, không bao gồm Dịch truyện),  của Văn Lang truyền sang Trung Quốc, chữ  Diệc đồng âm với Dịch nên người Trung Quốc chuyển sang gọi là Kinh Dịch. Diệc là một loại với Chu Dịch lại trùng tên với Tích dịch là con thằn lằn biến sắc nên Trung Hoa lấy hì́nh tượng con vật này để giảng chữ Dịch là biến dịch, bất dịch và giao dịch. Diệc là loài chim nên Diệc Thư còn gọi là Điểu Thư. Điểu Thư người Tráng (ở Vân Nam, Quảng Tây) đọc thành Lạc Thư. Theo lối tam sao thất bản Lạc Đồ (đi cặp với Hà Đồ) biến thành Lạc thư (mặc dầu chỉ là đồ chứ không có thư). Từ đó Hà Đồ và Lạc Thư được nâng lên thành khởi nguồn của Kinh Dịch.

Văn Lang tam sao thất bản thành Văn Vương.Trước thời Tần không có sách nào nói chuyện Văn Vương làm Dịch, chỉ đến đời Hán lợi dụng việc Tần Thuỷ Hoàng đốt sách,Tư Mã Thiên, nhà Sử Học lừng danh của Trung Quốc bằng tài năng và uy tín của mình đă phù phép đưa Văn Vương vào thay Văn Lang. Tư Mã Thiên chỉ nói như vậy chứ không có dựa vào tài liệu nào cả, mọi việc ông biết về Dịch đều do cha ông là Tư Mã Đàm truyền lại, suy cho đến cùng thì Tư Mã Đàm là đồ đệ của đồ đệ Khổng Tử, mà Không Tử thì không nói gì về việc Văn Vương làm Dịch. Cơ cấu  của Dịch là tượng, các nhà làm Dịch quan sát tượng của quẻ rồi từ quẻ mới đặt lời.

          2. Hồ Thích trong "Lịch sử logic học thời tiên Tần" cũng nhận định như vậy: "Học thuyết logic quan trọng nhất trong Kinh Dịch là học thuyết về tượng. Chữ "tượng" này có một lai lịch rất thú vị. Nó vốn là chỉ một con voi. Hàn Phi (chết năm 233 trước công nguyên) từng thuyết minh về sự phát triển của nghĩa chữ này như sau "Người ta ít thấy con voi sống (vì nó chỉ sinh sản ở các nước "Nam Man"),nên theo hình vẽ mà nghĩ tới nó. Cho nên điều mà mọi người lấy ý để nghĩ tới, đều gọi là tượng"(Hàn Phi tử, Giãi Lão). Chữ Dịch gồm chữ nhật ở trên với chữ vật ở dưới, hai chữ này đi với nhau vô nghĩa nên người Trung Hoa giảng lệch đi cho chữ vật là chữ nguyệt để tạo thành cặp hội ý nhật nguyệt, ý nói mặt trời, mặt trăng thay nhau lặn mọc; ngày đêm thay nhau biến dịch.Cho nên trước hết Dịch có nghĩa là biến dịch. Chữ Dịch người Hoa còn đọc là Diệc(Từ điển Khang Hy,Người nước Lỗ thời Khổng Tử đọc Dịch là Diệc. Khi ta nói Kinh Diệc, nhiều người Việt chúng ta nghĩ là ta đọc chệch âm Dịch thành âm Diệc,thực ra âm Dịch là từ âm Diệc mà ra.

3. Học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam với luận cứ:

- chứng lý vật thể: Kinh Dịch xuất hiện tại Việt Nam một ngàn năm trước khi có mặt tại Trung Hoa-Tại di chỉ xóm Rền, thuộc nền Văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã đào được một chiếc nồi bằng đất nung trên có trang trí bốn băng hoa văn, mỗi băng nầy tương đương với một hào trong quẻ Dịch, theo phép đọc Hỗ thể thì đây chính là hình khắc của quẻ Lôi Thủy Giải. Đây có thể xem là chứng tích xưa nhất trên toàn thế giới hiện chúng ta đang có được về Kinh Dịch. Lôi Thủy Giải là mong được giải nạn nước quá tràn ngập (lũ lụt), hay nước quá khô cạn (hạn hán). Niên đại của Văn hóa Phùng Nguyên được Hà Văn Tấn xác định: “Phùng Nguyên và Xóm Rền đều là các di chỉ thuộc giai đoạn giữa của văn hóa Phùng Nguyên”.

- Chứng lý ngôn ngữ học:

Một số tên quẻ Dịch là tên tiếng Việt không phải tiếng Trung Hoa: Người ta thường gọi Kinh Dịch hay Kinh Diệc và cứ đinh ninh Diệc là do Dịch đọc chệch đi, kỳ thật tổ tiên ta nói Kinh Diệc và người Trung Hoa đã đọc chệch đi thành Dịch. Tiếng Trung Hoa Dịch còn có thể đọc là Diệc(Xem Khang Hy Từ Điển). Diệc là một loài chim nước, có họ với loài cò. Đây là những loài chim quen thuộc với đồng ruộng, với văn minh nông nghiệp, văn minh Văn Lang. Kinh Dịch là kết tinh của văn minh nông nghiệp, các nhà sáng tạo kinh Dịch Việt Nam lấy hình ảnh con diệc, con cò làm tiêu biểu cho hệ thống triết học của mình là hợp lý, nhưng người Trung Hoa muốn làm biến dạng cho khác đi, cho rằng chữ Dịch là hình ảnh con tích dịch - một loại thằn lằn hay biến đổi màu sắc theo thời gian chẳng thân thiết gần gũi gì với người nông dân cả. Điều này đã được thể hiện rất rõ trên trống đồng Đông Sơn- một biểu tượng cho văn minh Việt Nam đã đươc Liên hợp quốc công nhận.

4. Ở bài viết này chúng tôi chia sẻ quan điểm Kinh Dịch là có nguồn gốc từ văn minh Bách Việt, còn cụ thể của tộc nào trong Bách Việt thì lại là chuyện khác, cần nhiều bằng chứng có thuyết phục về mặt khoa học, xin đưa những ý kiên sau để minh chứng cho luận điểm của mình:

4.1. Ngôn ngữ:

Theo quan điểm cá nhân chúng tôi tên tám quẻ đơn:  Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài dứt khoát  không phải là tiếng Hoa, nếu là tiếng Hoa được ký âm lại thì tại sao các các học giả thời Cổ đại ở Trung Hoa( từ Phục Hy, Chu Văn Vương tới Khổng Tử),  phải chuyển ngữ sang tiếng của họ(?). Các học giả Trung Hoa rất lúng túng khi giải nghĩa nguồn gốc tên những quẻ này vì họ cứ cho đó là tiếng Hoa nên tìm mãi vẫn không lý giải được, vì vậy phải chuyển các khái niệm sang Hoa ngữ để người Hoa có thể hiểu được, sau đây là bảng so sánh để tiện theo dõi:

                                                   Bát Quái(tám quẻ đơn)

 Càn
 

 

Khảm
 

 

 Cấn
 

 

Chấn
 

 

 Tốn
 

 

 Ly
 

 

 Khôn
 

 

 Đoài
 

 

Thiên

 

Thủy

 

Sơn

 

Lôi

 

Phong

 

Hỏa

 

Địa

 

Trạch

 

Tiān

 Shuǐ

 Shān

 Léi

Fēng

 Huǒ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây là bằng chứng “Sống”, mà ngay phần nhập môn người Hoa đã  thể hiện họ không phải là tác giả của Dịch học. Có thể khẳng định tác phẩm Kinh dịch như hiện nay chúng ta thấy được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, thực chất của 8 quẻ đơn nên được hiểu là các ký tự ( chữ viết) được dùng để chỉ các sự vật và hiện tượng tồn tại khách quan trong vũ trụ: Càn(   trời, không gian; Khảm là nước, sông hồ, biển; Cấn là núi non; Chấn là sấm, chớp; Tốn là gió bão; Ly là lửa, Khôn là đất đai đồng bằng; Đoài là ao hồđầm lầy. Mặt khác việc sử dụng hai ký hiệu là hai vạch (- -) (-) đây là dạng nguyên sơ  và tối giản nhất khi con người sơ khai có thể dùng để diễn đạt điều gì đó, còn việc tại sao lại dùng cấu trúc 3 để hình thành một ký tự gọi là một khái niệm để chỉ các sự vật hiện tượng khách quan trong vũ trụ sẽ được trình bày ở phần sau.

4.2. Lý thuyết triết học về bản thể:

             Chúng tôi cho rằng: Kinh Dịch khởi đầu là học thuyết về quá trình hình thành của vũ trụ từ vô hình đến hữu hình, tức là lý thuyết về bản thể luận (ontology), đây là vấn đề có tính quyết định luận cho vũ trụ quan triết học. Như vậy việc coi bản thể vũ trụ khởi nguyên từ khílà lựa chọn rất khoa học và có thể nói phải có một trực giác hết sức cao siêu. điều này phải đến khoảng giữa thế kỷ XX mới được vật lý hiện đại xác nhận qua giả thuyết về Vụ nổ lớn (Big Bang), theo đó sự khởi nguyên của vũ trụ cũng bắt đầu từ dạng khí qua vận động của các cơn lốc vũ trụ, khi nhiệt độ hạ dần xuống, thể khí chuyển sang thể rắn các khối thể rắn này chính là các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo khác nhau xung quanh mặt trời. Sau đó một hành tinh là trái đất của chúng ta xuất hiện khí quyển, rồi qua các vận động tạo ra núi, sông, biển, sấm chớp, gió, lửa, châu thổ, cuối cùng là các loài sinh vật xuất hiện. Như vậy Kinh Dịch là một lý thuyết khoa học về sự hình thành và vận động của vũ trụ. Điều quan trọng Kinh Dịch ngay từ đầu đã là một lý thuyết có tầm phổ quát, diễn đạt được qui luật vận động của vũ trụ theo một trình tự rất logic, vì vậy theo thời gian nó được các bộ óc mẫn tiệp triển khai theo hướng bổ xung và diễn dịch thêm cho dễ hiểu hơn mà thôi. Do tính phổ quát rộng lớn nên Kinh Dịch có tầm ứng dụng cho mọi lĩnh vực của tự nhiên và đời sống xã hội.

Cho đến nay ai cũng biết rằng, bản thân vũ trụ cũng có thời điểm hình thành và phát triển theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể hơn các sinh giới cũng có sự phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ thực vật đến động vật. từ sinh vật đơn bào đến sinh vật có cấu trúc phức tạp nhất là con người. Quá trình hình và vận động này được tính bằng nhiều triệu năm, bản thân khái niệm “Dịch” cũng là khái niệm dùng để chỉ sự vận động và thay đổi.

4.3. Nguyên lý phát triển nhị phân:

Lý thuyết phát triển của Kinh Dịch cho rằng: từ thái cực vận động sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái… điều này được Toán học diễn đạt như sau:  20®21®22®23…chúng tôi khẳng định đây chính là nguyên lý gốc của sự vận động và sinh thành của sinh giới, bằng chứng là: Phương pháp sinh sản của tất cả mọi loại tế bào, là cấu trúc nhỏ nhất, cấu thành các cơ thể sinh học của sinh vật(kể cả tề bào của con người là sinh vật cao cấp nhất) cũng theo nguyên lý nhị phân. như vậy có thể nói một cách khái quát Kinh Dịch đã diễn giải được tất cả các hiện tượng vận động và phát triển của tự nhiên, từ đó suy rộng ra cho những tiến triển xã hội trong quá trình vận động và thay đổi.

4.4. Vấn đề quẻ đơn và quẻ kép của Kinh Dịch

Theo chúng tôi thấy nguồn gốc tám quẻ đơn nền tảng tạo ra Kinh Dịch đương nhiên là của nhóm cư dân Bách Việt, việc tổ hợp thành 64 quẻ kép là sản phẩm thời Chu, sau này đến thời nhà Hán nhà Dịch học Tiêu Diên Thị cùng môn đệ là Kinh Phòng, làm ra tác phẩm Dịch Lâm, bằng cách tổ hợp mỗi quẻ kép thành 64 quẻ, mỗi quẻ gồm 12 hào , đưa tổng số quẻ lên 4096 quẻ, mỗi quẻ được giải thích bằng 1 bài thơ bốn câu gồm 16 chữ dùng cho bói toán. Tuy nhiên thuật này ít được phổ biến do quá phức tạp.

 

Trong một thời gian rất dài đa số các nhà nghiên cứu về Kinh Dịch đều thuần túy chỉ coi đây là cuốn sách về bói toán, “ Dịch chủ bốc phệ”. Đặc biệt khi học thuyết Ngũ Hành ra đời- Đây là học thuyết về phương thức vận động của các sự vật hiện tượng theo hai chiều sinh và khắc- các quẻ đơn của Kinh Dịch cũng được sắp xếp theo ngũ hành thì khả năng ứng dụng của Kinh Dịch được mở rộng rất nhiều. Từ Kinh Dịch, người ta đưa ra nhiều cách bói toán khác nhau cho nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, cũng như cho số phận của từng cá nhân, chi tiết hơn là đến các hành vi xã hội cũng được sử dụng Kinh Dịch để dự báo một cách chi tiết.

Nói tóm lại nguồn gốc Kinh Dịch là của cư dân Bách Việt, Sau này với sự xâm thực của Hoa tộc Kinh Dịch được phát triển thêm qua nhiều giai đoạn như đã trình bày ở trên./.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites