phamhung

VÌ SAO THIỆU VĨ HOA PHỦ NHẬN MỐI LIÊN HỆ HÀ ĐỒ LẠC THƯ VỚI BÁT QUÁI?

2 bài viết trong chủ đề này

VÌ SAO THIỆU VĨ HOA PHỦ NHẬN MỐI LIÊN HỆ HÀ ĐỒ LẠC THƯ VỚI BÁT QUÁI?
 

Quote

"Trong cuốn "Chu Dịch và Dự đoán học" (Nxb Văn hóa 1995. Trang 24), ông Thiệu Vĩ Hoa viết:
["Kinh Dịch, ra đời sớm hơn "Truyện Dịch" bảy, tám trăm năm, nên Bát quái không phải dựa theo Hà Đồ, Lạc Thư để vẽ. Đó là điều không ai phủ nhận được

Thưa quí vị và các bạn quan tâm.
Với sự trích dẫn giấy trắng mực đen như trên, chúng ta thấy rằng: Ông Thiệu Vĩ Hoa đã phủ nhận mối liên hệ giữa Hà Đồ Lạc Thư với Bát quái. Ông ta cũng hiên ngang tuyên bố: "Đó là điều không ai phủ nhận được". Sách của ông ta phát hành hàng triệu bản ở Trung Quốc và dịch bán đầy ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Không thấy ai lên tiếng phản biện?! Tất nhiên, trừ ra Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - tức DIEU NGUYENVU đã nói với các bạn từ gần 20 năm trước và bây giờ làm rõ ở đây.


Muốn biết vì sao ông ta lại phát biểu như đúng rồi vậy, cần xem lại lịch sử hình thành kinh Dịch trong cổ thư chữ Hán. Cái mà ông ta nói là "Kinh Dịch" và "Truyện Dịch", có lịch sử được mô tả trong chính "Truyện Dịch". "Kinh Dịch" trong câu này của Thiệu Vĩ Hoa, là: ông ta muốn nói đến "Soán từ" và Hào từ" được coi là của Chu Văn Vương và con ông ta là Chu Công Đán, làm ra vào 1200 năm trước CN. Nhưng trong "Truyện Dịch", vốn được coi là của Khổng tử, làm ra sau đó vào thế kỷ thứ V sau công nguyên. Tức sau Chu Văn Vương và Chu Công Đán "bảy, tám trăm năm", mà Thiệu Vĩ Hoa nói tới.


Trong "Kinh Dịch" mà Thiệu Vĩ Hoa nói tới - của Chu Văn Vương và Chu Công Đán - chỉ mô tả tính chất của quẻ và từng hào trong quẻ. Không hề nói gì đến chính tác giả của nó. Toàn bộ lịch sử Kinh Dịch, lại được suy luận từ chính "Truyện Dịch" ra đời sau đó "bảy, tám trăm năm" như Thiệu Vĩ Hoa nói. Từ chính "Truyện Dịch" này, người sau nói tới lịch sử Kinh Dịch ra đời từ thời Phục Hy hơn 5000 năm trước CN. Trong đó vua Phục Hy lấy Hà Đồ làm cơ sở cho đồ hình Tiên Thiên bát quái, Và cũng chính "Truyện Dịch" này, làm cơ sở để người đới sau cho rằng: Kinh Dịch của Chu Văn Vương làm ra "Hậu Thiên Bát quái căn cứ trên Lạc Thư".


Nhưng ông Thiệu Vĩ Hoa không thể tìm thấy "cơ sở khoa học" (*) của sự liên hệ giữa Hà Đồ, Lạc Thư với Bát quái; hay nói cách khác: Chính ông ta cũng nhận thấy tính vô lý của sự phối hợp "Hà Đồ với Tiên thiên bát quái" và "Lạc Thư với Hậu Thiên bát quái", nên đã phủ nhận như trên. Không phải riêng ông Thiệu Vĩ Hoa mới có ý kiến như vậy, mà hầu hết những học giả và các nhà nghiên cứu cổ kim của chính Trung Quốc và cả thế giới này, đều nhận thấy rõ như vậy và không hiểu tại sao (Ngoại trừ những kẻ háo danh, láu cá nhao nhao phản biện)?! Thí dụ như nhận xét của học giả Nguyễn Hiến Lê - nhà nghiên cứu Dich học nổi tiếng của Việt Nam - viết trong cuốn "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử" (Nxb Văn học 1994, trang 18), như sau :

Quote

["Chúng tôi xin các độc giả để ý: Long mã là một con vật trong huyền thoại; con rùa thần mà trên lưng mang những vật đen trắng như vậy, cũng là một huyền thoại nữa! Sao hai hình đó giống nhau thế: Số Dương lẻ đều là 25, ở giữa đều có số 5. Những vòng tròn đều y hệt nhau, sao đồ hình bên trái lại gọi là Thư?
Nhất là so sánh những hình đó với hình Bát quái thì dù giàu trí tưởng tượng tới mấy, cũng không thể bảo rằng: bát quái phỏng theo hai đồ hình đó được"].


Chưa hết, nhà nghiêu cứu Nguyễn Hiến Lê còn viết:

Quote

["Như vậy là ngay trong Kinh Dịch đã có hai thuyết mâu thuẫn nhau rồi. Âu Dương Tu, một văn hào đời Bắc Tống đã vạch ra chỗ mâu thuẫn đó trong tập "Dịch đồng tử vấn". Đại ý ông bảo: Đoạn trên (Chương II, Thượng truyện), nói rằng: "Bát quái là do Trời sai Long Mã ở sống Hà đội lên mà giao cho Phục Hy, không phải do người làm ra ("Phi nhân chi sở vi, thị Thiên chi sở giáng dã"). Đoạn dưới (Chưng II, Hạ truyện) lại bảo Bát quái do người làm (Phục Hy xem các tượng trên trời, dưới đất mà vạch ra), bức đồ trên sông Hoàng Hà không dự gì tới ("Thị nhân chi sở vi, Hà đồ bất dự yên"). Vậy biết tin thuyết nào? (Sách đã dẫn, trang 17)"].


Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Như vậy, Thiên Sứ tôi đã trình bày đầy đủ nguyên nhân tại sao ông Thiệu Vĩ Hoa - ngôi sao Bắc đẩu dịch học của Tàu - lại phát biểu như vậy!


Kết luận: chính vì mâu thuẫn nội tại trong mối liên hệ giữa đồ hình "Hà Đồ phối Tiên Thiên Bát quái" và "Lạc Thư với Hậu Thiên bát quái" - và toàn bộ lịch sử Kinh Dịch được mô tả trong "Truyện Dịch" vốn được coi - và gán ghép cho "Khổng Tử viết". Tiếc thay cho ông Thiệu Vĩ Hoa - ngôi sao Bắc đầu Dịch học Tàu, sự kết tinh toàn bộ nền văn minh Tàu vốn tự nhận là chủ nhân của kinh Dịch và Bát quái, chính là ở chỗ: Khi đã phủ nhận "Truyện Dịch" thì ông ta và tất cả các học giả trên thế giới này, cũng phủ nhận luôn toàn bộ lịch sử hình thành Kinh Dịch trong lịch sử văn minh Hán. Vì lịch sử hình thành Kinh Dịch được mô tả từ thời "Phục Hy tắc Hà Đồ hoạch quái" (Tức "Hà Đồ phối Tiên Thiên Bát quái"), lại nằm trong chính ";Truyện Dịch ra đời sau đó "bẩy, tám trăm năm"?!


Chưa hết! Phủ nhận "Truyện Dịch" - vốn "ra đời sau kinh Dịch bẩy tám trăm năm", cũng đồng nghĩa với phủ nhận luôn khái niệm Âm Dương - lần đầu tiên được nói đến trong "Truyện Dịch" - và cũng phủ nhận luôn cấu hình "Hậu Thiên Bát quái" vốn được coi là của Chu Văn Vương làm ra trước đó, cũng được mô tả trong Truyện Dịch?! Để hàng ngàn năm sau, các đạo sĩ đời Tống công bố đồ hình này, và nó được mô tả một cách rất mơ hồ trong "Truyện Dịch"?!


Hơ?! Thía lày nà thía lào?
Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Qua đoạn phân tích trên, đã xác nhận một cấu trúc nội hàm trong chính bản văn kinh Dịch từ cổ thư chữ Hán, lưu truyền từ hơn hai Thiên niên Ký - Tính từ khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương tử. Và cũng chính từ trong bản văn chữ Hán của kinh Dịch cũng tự nó phủ nhận lịch sử kinh Dịch trong cổ thư chữ Hán.


Nền văn minh Hán và cả thế giới văn minh hiên đại ngày nay, cũng chịu bó tay, không thể phục hồi được những gía trị huyền vĩ, đầy bí ẩn của nền văn minh Đông phương.


Nhân danh nền văn hiến Việt và chỉ có nhân danh nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử - mới đủ tư cách phục hồi lại những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương.


Thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái - siêu công thức toán học của hệ thống lý thuyết này - chính là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT mà nhân loại đang tìm kiếm.
Cảm ơn sự quan tâm và chia sẻ của quý vị và anh chị em.

Thiên sứ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites