Posted 17 Tháng 1, 2009 I. Luận Ngũ Hành: Ngũ hành là 1 cương lĩnh lớn trong phong thuỷ, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về việc xác định ngũ hành của Nhị thập tứ sơn, ví dụ sơn Đinh vì sao lúc lại thuộc Hoả, lúc lại thuộc Mộc, lúc lại thuộc Kim? lý do là Nhị thập tứ sơn được dùng với mục đích khác nhau thì ngũ hành cũng khác nhau: 1. Bát quái ngũ hành: Chấn Canh Hợi Mùi Tốn Tân thuộc Mộc Đoài Đinh Tỵ Sửu Kiền Giáp thuộc Kim Khảm Thìn Thân Quý thuộc Thuỷ Ly Nhâm Dần Tuất thuộc Hoả Khôn Ất Cấn Bính thuộc Thổ Bát quái ngũ hành phối hợp với thiên can, địa chi mà luận thuật ngũ hành quy thuộc. Bát quái ngũ hành có thể đem vận dụng vào việc bố cục, tiêu sa, nạp thuỷ(âm trạch) 2. Chính ngũ hành: Khôn Cấn thuộc Thổ, vị trí trung ương Thìn Tuất Sửu Mùi, thuộc Thổ cùng ở trung ương Hợi Nhâm Tý Quý, thuộc Thuỷ ở phương Bắc Dần Giáp Mão Ất Tốn, thuộc Mộc ở phương Đông Tỵ Bính Ngọ Đinh, thuộc Hoả ở phương Nam Thân Canh Dậu Tân Kiền, thuộc Kim ở phương Tây Chính ngũ hành căn cứ Lạc Thư để thiên 1 cư ở phương Bắc, đem Hợi Nhâm Tý Quý quy về thuỷ; thiên 9 cư ở phương Nam, đem Tỵ Bính Ngọ Đinh quy về hoả; thiên 3 cư ở phương Đông, đem Giáp Dần Ất Mão quy về mộc; thiên 7 cư ở phương Tây, đem Thân Canh Dậu Tân quy về kim; địa 2 cư ở Tây Nam, đem Khôn quy về Thổ; địa 4 cư ở Đông Nam, đem Tốn quy về Mộc; địa 6 cư ở Tây Bắc, đem Kiền quy về Kim; địa 8 ở Đông Bắc, đem Cấn quy về Thổ. Thiên 5 cư ở chính trung, nhờ vượng 4 mùa, Thìn Tuất Sửu Mùi vì vậy quy về Thổ. Đây cũng là Hậu thiên ngũ hành, chuyên dùng để luận xét phương vị, luận xét sinh khí long mạch và âm dương thuận nghịch. 3. Huyền không ngũ hành: Bính Đinh Dậu Ất thuộc Hoả Kiền Khôn Mão Ngọ thuộc Kim Quý Hợi Giáp Cấn thuộc Mộc Tuất Canh Sửu Mùi thuộc Thổ Tý Dần Thìn Tốn Tân Tỵ Thâm Nhâm thuộc Thuỷ Huyền không ngũ hành dùng kiểm chứng vấn đề sinh khắc trong khai môn phóng thuỷ(cả âm trạch và dương trạch). Kỵ phạm vào sinh xuất, khắc xuất. 4. Song sơn ngũ hành: Kiền Hợi, GIáp Mão, Đinh Mùi thuộc Mộc Khôn Thân, Nhâm Tý, Ất Thìn thuộc Thuỷ Cấn Dần, Bính Ngọ, Tân Tuất thuộc Hoả Tốn Tỵ, Canh Dậu, Quý Sửu thuộc Kim Song sơn ngũ hành cũng gọi là Tam hợp ngũ hành. Hai sơn hợp lại thiên can địa chi để lấy vượng thế long mạch. Dùng vòng trường sinh để định long, huyệt, hướng(cho cả âm trạch và dương trạch) 5. Hỗn thiên ngũ hành: cung Kiền, nội quái Giáp Tý, ngoại quái Nhâm Ngọ cung Khảm, nội quái Mậu Dần, ngoại quái Mậu Thân cung Cấn, nội quái Bính Thìn, ngoại quái Bính Tuất cung Chấn, nội quái Canh Tý, ngoại quái Canh Ngọ cung Tốn, nội quái Tân Sửu, ngoại quái Tân Mùi cung Ly, nội quái Kỷ Mão, ngoại quái Kỷ Dậu cung Khôn, nội quái Kỷ Mùi, ngoại quái Quý Sửu cung Đoài, nội quái Đinh Tỵ, ngoại quái Đinh Hợi Hỗn thiên ngũ hành chuyên dùng cho quy tắc bát quái, để khảo sát Tứ cát, Ngũ thân. Ngũ hành luận tới đây cũng đã khá đầy đủ, quý vị dụng thuật nên lưu tâm, tuỳ việc mà định cho đúng ngũ hành. II. Luận nạp giáp: 1. Nạp giáp nguyệt thể: Từ ngày 3 đến 7 mặt trăng xuất hiện ở phương Canh, dương bắt đầu sinh ra, trăng một phần sáng ở dưới, hai phần tối ở trên, tượng quẻ Chấn nên Chấn nạp Canh. Hợi Mão Mùi là tam hợp cục đồng quy về Mão nên Chấn nạp Canh, Hợi, Mão, Mùi. Mùng 8-12 là thượng huyền, dương bắt đầu trưởng, trăng sáng hai phần bên dưới, tối một phần bên trên, tượng quẻ Đoài xuất hiện ở phương Đinh. Tỵ Dậu Sửu là tam hợp cục đồng quy về Dậu nên Đoài nạp Đinh, Tỵ, Dậu, Sửu. Ngày 13-17 mặt trăng tròn đầy ở phương Giáp, dương trưởng âm tiêu đến cực nên Càn nạp Giáp. Ba quẻ trên là lý dương trưởng âm tiêu. Ngày 18-22 trăng xuất hiện ở phương Tân, vì dương đã cực nên âm bắt đầu sinh, trăng bắt đầu tối một phần bên dưới, sáng hai phần bên trên có tượng quẻ Tốn, do đó mà Tốn nạp Tân. Ngày 23-27 hạ huyền trăng xuất hiện phương Bính, âm dần tăng trưởng nên trăng tối hai phần bên dưới, sáng một phần bên trên có tượng quẻ Cấn, do đó mà Cấn nạp Bính. Ngày 28-2 vẫn thấy trăng ở phương Ất nhưng tối hoàn toàn, âm trưởng đến cực có tượng thuần âm quẻ Khôn nên Khôn nạp Ất. Ba quẻ này là lý âm trưởng dương tiêu Sáu quẻ vừa nêu đều sinh sinh diệt diệt không ngừng, duy có Khảm Ly được nhật nguyệt chính thể là không bị tiêu diệt. Trong tiên thiên chúng là một Đông một Tây, trong hậu thiên là một Nam một Bắc. Lấy trung tâm Lạc thư Mậu Kỷ hình thành kinh vĩ. Khảm vốn là Khôn được một vạch giữa của Càn mà thành dương nên nạp Mậu, Ly vốn là Càn được một vạch giữa của Khôn mà thành âm nên nạp Kỷ. Âm dương giao thác thiên biến vạn hoá vì vậy mà dương sinh ở Giáp mà tàng ở Nhâm, âm sinh ở Ất mà tàng ở Quý. Do đó Khảm nạp Quý, Ly nạp Nhâm để thành dụng hoá sinh của âm dương giao thác. Thân Tý Thìn vốn hợp cục tại Khảm nên Khảm cũng nạp Thân Tý Thìn. Dần Ngọ Tuất vốn hợp cục tại Ly nên Ly cũng nạp Dần Ngọ Tuất. 2. Nạp giáp bát đại cục thuỷ: Ly:-----toạ hướng Ly kiến Nhâm Dần Tuất Thuỷ ---------toạ hướng Nhâm Dần Tuất kiến Ly thuỷ Khảm:--toạ hướng Khảm kiến Quý Thân Thìn thuỷ ---------toạ hướng Quý Thân Thìn kiến Khảm thuỷ Chấn:--toạ hướng Chấn kiến Canh Hợi Mùi thuỷ ---------toạ hướng Canh Hợi Mùi kiến Chấn Thuỷ Đoài:--toạ hướng Đoài kiến Đinh Tỵ Sửu thuỷ --------toạ hướng Đinh Tỵ Sửu kiến Đoài thuỷ Càn:--toạ hướng Càn kiến Giáp thuỷ -------toạ hướng Giáp kiến Càn thuỷ Tốn:--toạ hướng Tốn kiến Tân thuỷ -------toạ hướng Tân kiến Tốn thuỷ Cấn:--toạ hướng Cấn kiến Bính thuỷ -------toạ hướng Bính kiến Cấn thuỷ Khôn:--toạ hướng Khôn kiến Ất thuỷ -------toạ hướng Ất kiến Khôn thuỷ Thuỷ được nạp đến bản quái là có ý con đến thăm mẹ; thuỷ của bản quái đến hướng được nạp thì có ý mẹ đến thăm con. 3. Nạp giáp bát đại cục quy nguyên thuỷ: Càn long kiến Giáp thuỷ Đoài long kiến Đinh thuỷ Khảm long kiến Quý thuỷ Chấn long kiến Canh thuỷ Tốn long kiến Tân thuỷ Ly long kiến Nhâm thuỷ Cấn long kiến Bính thuỷ Khôn long kiến Ất thuỷ Bát đại cục thuỷ quy nguyên trừ Khảm long Quý thuỷ nghịch hành, các quái khác nếu gặp quy nguyên thuỷ thì đón thuỷ lập hướng, chủ đại phú đại quý. Riêng phần nạp giáp hào quan quỷ sẽ nói ở phần khác vì liên quan mật thiết với Bát sát hoàng tuyền. Lưu ý rằng nạp giáp bên trên là dùng trong phong thuỷ, có khác với nạp giáp của Kinh Dịch, tuy nhiên cả hai đều xuất từ một mối là Nhật Nguyệt thể, vì mục đích dùng khác nhau nên phương pháp mới khác nhau. III. Âm dương nhị thập tứ sơn: 1. Tịnh âm tịnh dương nhị thập tứ sơn: 24 phương vị, mỗi phương vị đều có phân biệt âm dương. Phân âm dương là do Tiên thiên quái kết hợp với sô Lạc thư mà thành nên gọi tịnh âm tịnh dương. Trong tiên thiên quái Kiền ở phương Nam, Khôn ở phương Bắc. Theo số Lạc thư là 1 và 9, đều là số dương nên Kiền và Khôn là dương. Tiên thiên quái Ly ở Đông, Khảm ở Tây. Số Lạc thư là 3 và 7, đều là số dương nên Ly, Khảm cũng dương. Tiên thiên quái Cấn ở Tây Bắc, Đoài ở Đông Nam. Số Lạc thư là 6 và 4, đều là số âm nên Cấn, Đoài là âm. Tiên thiên quái Chấn ở Đông Bắc, Tốn ở Tây Nam. Số Lạc thư là 8 và 2, đều là số âm nên Chấn, Tốn là âm. Càn nạp Giáp nên Giáp cũng là dương Khôn nạp Ất nên Ất cũng là dương Khảm nạp Thân Tý Thìn Quý nên các sơn này cũng thuộc dương Ly nạp Dần Ngọ Tuất Nhâm nên các sơn này cũng thuộc dương Tốn nạp Tân nên Tân cũng thuộc âm Cấn nạp Bính nên Bính cũng thuộc âm Chấn nạp Hợi Mão Mùi Canh nên các sơn này cũng thuộc âm Đoài nạp Tỵ Dậu Sửu Đinh nên các sơn này cũng thuộc âm vậy dương long: Càn Giáp Khôn Ất Thân Tý Thìn Quý Dần Ngọ Tuất Nhâm âm long: Tốn Tân Cấn Bính Hợi Mão Mùi Canh Tỵ Dậu Sửu Đinh 2. Âm dương thế tinh của cửu tinh trong nhị thập tứ sơn: Huyền Không sử dụng âm dương thế tinh của cửu tinh trong nhị thập tứ sơn để xác định khi vận của tinh bàn. Tiếc rằng sau này Phạm Nghi Tân đem âm dương thế tinh này gia vào phương vị của nhị thập tứ sơn để phân âm phân dương, chia 3 quẻ làm Thiên Địa Nhân mà làm cho nhiều người mắc phải sai lầm, sai lầm về việc định xuất quái và sai lầm về việc định sai thác âm dương. Đâu biết rằng định xuất quái phải dùng quẻ khí của tiên thiên, định sai thác âm dương phải dựa vào tịnh âm tịnh dương của long, huyệt, sa, thuỷ, hướng. Hai cái vốn ở cạnh bên mà thật xa ngàn dặm. Quẻ dương vốn nhiều âm như quẻ Chấn, Khảm, Cấn đều một dương mà hai âm, quẻ âm vốn nhiều dương như quẻ Tốn, Ly, Đoài đều một âm mà hai dương, hai quẻ Càn và Khôn già nên không dùng mà dùng Chấn thay Càn, Tốn thay Khôn. Đây chính là cái lý của âm dương thế tinh của cửu tinh. Chính Bắc 1 bạch, quẻ dương, thế tinh là quẻ 1(Nhâm), quẻ 2(Tý), quẻ 3(quý) là dương âm âm. Đông Bắc 8 bạch, quẻ âm, thế tinh Sửu Cấn Dần là âm dương dương. Đông 3 bích, quẻ dương, thế tinh Giáp Mão Ất là dương âm âm. Đông Nam 4 lục, quẻ âm, thế tinh Thìn Tốn Tị là âm dương dương. Nam 9 tử, quẻ dương, thế tinh Bính Ngọ Đinh là dương âm âm. Tây Nam 2 hắc, quẻ âm, thế tinh Mùi Khôn Thân là âm dương dương. Tây 7 xích, quẻ dương, thế tinh Canh Dậu Tân là dương âm âm. Tây Bắc 6 bạch, quẻ âm, thế tinh Tuất Kiền Hợi là âm dương dương. Âm dương nhị thập tứ sơn như vậy là đầy đủ rồi. IV. Vài vấn đề Huyền không: 1. Thành môn: Nhiều người dụng Huyền không khi đề cập đến Thành môn thường nói hướng, xem sao hướng ở hai cung kề bên, sao nào hợp với hướng tinh thành các cặp 1-6, 2-7, 8-3, 4-9 thì dụng làm Thành môn để hỗ trợ cho hướng tinh. Đây là một trong các cách dụng của Hà đồ. Ví dụ như vận 8 Càn sơn Tốn hướng: 178---533---351 269---987---715 624---442---896 vì hướng tinh của cung Ly hợp với hướng tinh Tốn thành cặp 3-8 nên Ly là thành môn, trong cung Ly chỉ dụng được sơn Ngọ mới hợp quẻ âm dương tương phối với Tốn. Bính, Đinh không dùng được vì Bính cô dương, Đinh lạc quẻ. Thành môn bên trên gọi là Thành môn hướng, ngoài ra còn Thành môn sơn. Ví dụ như vận 8 Tốn sơn Càn hướng: 871---335---153 962---789---517 426---244---698 vì sơn tinh của cung Ly hợp với sơn tinh Tốn thành cặp 3-8 nên Ly là thành môn sơn, trong cung Ly chỉ dụng được sơn Ngọ mới hợp quẻ âm dương tương phối với Tốn. Bính, Đinh không dùng được vì Bính cô dương, Đinh lạc quẻ. Thành môn sơn thì đặt sơn, thành môn hướng thì đặt thuỷ, thực sơn đương nhiên hơn hư sơn, thực thuỷ đương nhiên hơn hư thuỷ. Thành môn hướng và Thành môn sơn mỗi cái điều có diệu dụng của nó, tuỳ cục mà cân nhắc quyết định, nhưng suy cho cùng Thành môn sơn mới là gốc, Thành môn hướng là ngọn. Cầu cái lâu dài thì dụng Thành môn sơn, muốn được trước mắt thì dùng Thành môn hướng. 2. Di cung phi tinh trong huyền không: Lập tinh bàn trong Huyền không thông thường có 2 cách: hạ quái và khởi tinh, dù dùng cách nào cũng theo nguyên tắc: lấy vận tinh sơn, hướng làm chủ, định âm dương để thuận phi hoặc nghịch phi. Trường hợp khởi tinh thì có khi phải dùng thế tinh, có khi không phải thế. Tuy nhiên lập tinh bàn nhiều khi không nên cứng nhắc như vậy, có những trường hợp phải dùng di cung phi tinh. Di cung phi tinh xuất phát từ Kỳ môn, kỳ môn có một phương thức gọi là "di cung hoán bộ" dùng trong những trường hợp bất đắc dĩ để thừa cát tránh hung. Gia cát Võ hầu ngày xưa đã từng dùng nhưng rất tiếc giờ cuối lại bị Nguỵ Diên phá hỏng nên ôm hận trên đồi Ngũ Trượng. Phương thức này không thể tách rời khỏi "Thất tinh": Thiên Khu, Thiên Tuyền, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Ngọc Hoành, Khai Dương, Dao Quang. Ai từng tìm hiểu về sao Bắc đẩu chắc không lạ gì các sao này, đây chính là 7 sao hình thành nên sao Bắc Đẩu có hình dáng cái gáo múc nước, hai bên cán gáo(sao Dao Quang) có 2 sao nữa gọi là Tả Phụ và Hữu Bật, chính vì vậy gọi là Thất tinh chứ kỳ thực lại là Cửu tinh. Cửu tinh Bắc đẩu hợp với cửu tinh phi tinh như sau: Thiên Khu-Nhất Bạch-Tham Lang Thiên Tuyền-Nhị Hắc-Cự Môn Thiên Cơ-Tam Bích-Lộc Tồn Thiên Quyền-Tứ Lục-Văn Khúc Ngọc Hoành-Ngũ Hoàng-Liêm Trinh Khai Dương-Lục Bạch-Vũ Khúc Dao Quang-Thất Xích-Phá Quân và 2 sao bên cạnh Dao Quang Tả Phụ-Bát Bạch-Tả Phụ Hữu Bật-Cửu Tử-Hữu Bật Dùng di cung phi tinh cần xem kỹ tinh bàn và hình thế sơn thuỷ. Trên tinh bàn không lấy vận tinh đầu hướng làm hướng tinh mà lấy vận tinh chính môn làm hướng tinh là cách sơn điên thuỷ đảo di cung phi tinh vậy, cách này cần nơi chính môn phải nạp được nhiều khí, khí nạp ít không dùng được, cố chấp dùng thì không cầu được sơn điên thuỷ đảo mà lại gặp hoạ. "điên điên đảo nhị thập tứ sơn hữu châu bảo thuận nghịch hành nhị thập tứ sơn hữu hoả khanh" Hai câu này nghĩa bao quát cả Di cung phi tinh bên trên đấy. Vì những phần thuộc Kỳ môn kinh nghiệm tôi thấy chỉ tuỳ Tâm lĩnh hội nên tôi chỉ giải nghĩa cách dùng chứ không minh hoạ cụ thể. Quý vị phải cân nhắc thận trọng khi dùng, phải hiểu Huyền không rất trọng khí, mà khí có sinh, vượng, thoái, tử thì mới được. Nhớ đọc kỹ những dòng in đậm. V. Tiên Thiên-Hậu Thiên tương kiến: "Tiên thiên quái vị là bản thể của địa lý phong thuỷ; Hậu thiên quái vị là vận dụng của địa lý phong thuỷ" Có bản thể, không thể không có vận dụng, phải vận dụng mới có thể thể hiện được bản thể. Từ xưa đến nay Long, Huyệt, Sa, Thuỷ, Hướng đều không vượt ra ngoài phạm vi tương hỗ giữa bản thể và vận dụng. Kiền, Tiên thiên cư ở Ly, chính Nam, Hậu thiên cư ở Cấn, Đông Bắc. Ly chính là Kiền của tiên thiên, Cấn chính là Kiền của hậu thiên. Nói đúng ra không phải chỉ có Kiền Ly Cấn mới là Kiền mà cả Giáp Nhâm Dần Tuất và Bính cũng là Kiền(do nạp giáp). Khôn, Tiên thiên cư ở Khảm, chính Bắc, Hậu thiên cư ở Tốn, Đông Nam. Khảm chính là Khôn của tiên thiên, Tốn chính là Khôn của hậu thiên. Nói đúng ra không phải chỉ có Khôn Khảm Tốn mới là Khôn mà cả Ất Quý Thân Thìn và Tân cũng là Khôn(do nạp giáp). Ly, Tiên thiên cư ở Chấn, chính Đông, Hậu thiên cư ở Kiền, chính Nam. Chấn chính là Ly của tiên thiên, Kiền chính là Ly của hậu thiên. Nói đúng ra không phải chỉ có Ly Chấn Kiền mới là Ly mà cả Nhâm Dần Tuất Canh Hợi Mùi và Giáp cũng là Ly(do nạp giáp). Các quẻ còn lại cứ theo đó mà suy. Sự tương kiến Tiên Hậu thiên là như vậy. Thôi quan thiên viết: "Thiên hoàng là Hợi, Thiên thị là trưởng, Hợi là Chấn, Chấn hoán vị Cấn, là Hậu thiên tiến vào Tiên thiên" Thiên Ngọc Kinh có các câu: "Kiền sơn Kiền hướng thuỷ triều Kiền Kiền phong xuất trạng nguyên .... Khôn sơn Khôn hướng Khôn thuỷ lưu Phú quỹ vĩnh vô hưu" Hoàn toàn không có nghĩa là tại phương Kiền phải có cả sơn, thuỷ, cao phong... Mà ý nói Kiền long Ngọ hướng, Giáp thuỷ chảy đến, Tuất thuỷ chảy đi, tại các phương Cấn Nhâm Bính có sơn cao, là Tiên Hậu thiên tương kiến, là một nhà đều vui nên "xuất Trạng nguyên", "phú quý vĩnh vô hưu".... Như vậy không cứ phải Kiền sơn mà các sơn khác cũng có thể "xuất trạng nguyên" hay "phú quỹ vĩnh vô hưu", nếu tác pháp phù hợp lý Tiên hậu thiên tương kiến. Như vậy Tiên Hậu thiên tương kiến thực chất là cát chứ không phải hung, không phải là Tiên Hậu thiên tương phá như một số sách viết. 3. Tứ Hành Liên Châu hợp Huyền Không Ngũ Hành(hay dụng pháp Khai môn lập hướng của Huyền Không): Nhiều người dùng Huyền Không lập hướng được tinh bàn vượng sơn vượng hướng nhưng rốt cục lại bại, đương nhiên có nhiều yếu tố dẫn đến cục vượng sơn vượng hướng bại nhưng trong đó Tứ hành liên châu hợp Huyền không ngũ hành phạm khắc sát là một yếu tố quan trọng. Khi nghiên cứu về Huyền không hẳn nhiều người gặp dạng tinh bàn đặc biệt: Tam ban quái. Tam ban quái có 3 loại: Xảo quái, Liên châu và Thất tinh đã kiếp. Dụng Tam ban quái có thể sẽ phát cực nhanh hoặc suy cùng tận. Các sách nói về Tam ban quái chỉ nói ngắn gọn một câu: "cần xem xét loan đầu và bố trí ngũ hành giữa các cung sao cho thông khí và không khắc sát". Chẳng khác nào một câu đánh đố nhau. Loan đầu thì ở phạm vi bài này tôi không bàn đến nhưng "bố trí ngũ hành giữa các cung sao cho thông khí và không khắc sát" kỳ thực là việc dụng Tứ hành liên châu hợp Huyền không ngũ hành khai môn lập hướng không phạm khắc sát. Huyền không ngũ hành Bính Đinh Dậu Ất thuộc Hoả Kiền Khôn Mão Ngọ thuộc Kim Quý Hợi Giáp Cấn thuộc Mộc Tuất Canh Sửu Mùi thuộc Thổ Tý Dần Thìn Tốn Tân Tỵ Thân Nhâm thuộc Thuỷ Kinh viết: "hướng tòng thuỷ lập" Dựa vào thuỷ để lập hướng, nơi thành thị không có thực thuỷ thì dùng hư thuỷ, chính là ngã ba, ngã tư gần nhất nhà hay con đường lớn gần nhà. "vạn thuỷ đô tòng thiên thượng khứ quần long giai hướng địa trung hành" Thuỷ xem ở thiên can, long định ở địa chi. Dụng Huyền không ngũ hành nhận thuỷ lập hướng, khai môn cầu sinh tránh sát: Như thuỷ ở Bính, Đinh thì lập hướng, khai môn ở Tuất, Canh, Sửu, Mùi là tương sinh. Ở Dậu, Ất là đồng hành. Là tốt. Nếu lập hướng, khai môn ở Tý Dần Thìn Tốn Tân Tỵ Thân Nhâm là sát, hung hiểm. (còn tiếp 3 phần: - Tứ hành liên châu - Tứ hành liên châu hợp Huyền không ngũ hành. Ứng dụng vào tinh bàn Huyền không Và một phần phụ lục bàn thêm về việc kết hợp Huyền không và Bát trạch) Tứ hành liên châu(Huyền không đại quái) Xuất từ tứ kinh: - Thiên bảo kinh: Cấn Bính Ất Tý Dần Thìn, 6 vị thuộc Kim, danh xưng Nhất long, 6 vị thuộc Dương - Long tử kinh: Khôn Nhâm Tân Ngọ Thân Tuất, 6 vị thuộc Mộc, danh xưng Nhị Long, 6 vị thuộc Âm - Huyền nữ kinh: Càn Canh Đinh Mão Tỵ Sửu, 6 vị thuộc Thuỷ Thổ, danh xưng Tam long, 6 vị thuộc Dương - Bảo chiếu kinh: Tốn Giáp Quý Hợi Dậu Mùi, 6 vị thuộc Hoả, danh xưng Tam long, 6 vị thuộc Âm Đây là Thiên Địa âm dương quái trong Ngũ hành, nên gọi Tứ kinh. Bốn long vị Kim Mộc Thuỷ Hoả, tương sinh thì cát, tương khắc thì hung , hoạ phúc ở trong tương sinh tương cát. Gọi tứ hành liên châu vì cách nhau 4 vị, như Cấn cách Ất 4 vị, Dần cách Thìn 4 vị... Khẩu quyết dụng Tứ hành liên châu chỉ có bấy nhiêu, nhưng hoạ phúc do nó mang lại không phải nhỏ. Tứ hành liên châu cũng như Huyền không ngũ hành, nhận thuỷ lập hướng khai môn, dùng sơn hướng để xét. Định thuỷ lai hay ngã ba, ngã tư đường, lộ lớn gần nhà xem đến sơn nào trong bát can tứ duy: Càn Khôn Cấn Tốn Giáp Ất Bính Đinh Canh Tân Nhâm Quý - Dựa vào tứ hành liên châu để xét: dùng đồng hành và tương sinh + Nhất long thuộc Kim phải hợp cùng Tam long Thuỷ Thổ là cát + Nhị long thuộc Mộc phải hợp với Tứ long thuộc Hoả là cát Cách đồng hành: hướng(hay môn): Tý Dần Thìn gặp thuỷ Cấn Bính Ất hướng(hay môn): Ngọ Thân Tuất gặp thuỷ Khôn Nhâm Tân hướng(hay môn): Mão Tỵ Sửu gặp thuỷ Càn Canh Đinh hướng(hay môn): Hợi Dậu Mùi gặp thuỷ Tốn Giáp Quý Cách tương sinh: hướng(hay môn): Tý Dần Thìn gặp thuỷ Càn Canh Đinh hướng(hay môn): Mão Tỵ Sửu gặp thuỷ Cấn Bính Ất đây là Nhất log gặp Tam long, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ hướng(hay môn): Ngọ Thân Tuất gặp thuỷ Tốn Giáp Quý hướng(hay môn): Hợi Dậu Mùi gặp thuỷ Khôn Nhâm Tân đây là Nhị long gặp Tứ long, Mộc sinh Hoả Ví dụ: khi xây nhà ở phương Ất gần đó có ngã ba lớn, đây là cục Nhất long hành Kim, các hướng có thể lập và khai môn là: Tý Dần Thìn Mão Tỵ Sửu. Đây là Nhất long hợp Tam long: đồng hành và tương sinh, dương hướng, dương môn, dương thuỷ mới thuần tuý không tạp loạn Âm Dương. Nếu hợp với Nhị long và Tứ long là Âm Dương sai thác. Đây mới thực là nghĩa lý Nhất khí đồng nguyên(chỉ mới nhất khí thôi, còn chữ đồng nguyên phần kết hợp với tinh bàn Huyền không mới rõ). Do vậy nói Nhâm Tý sai thác âm dương là đúng nhưng nói Sửu Cấn sai thác âm dương là sai, ở điểm này Thẩm Trúc Nhưng đã nhầm. Phần in đậm này hy vọng các bạn hiểu được và vận dụng được thêm với thế quái(bàn khởi tinh), bàn thế tinh không nên cứng nhắc theo cách họ Thẩm: "Thiên kiêm Nhân, Nhân kiêm Thiên, Địa là nghịch tử nên Thiên không thể kiêm...". Vì tôi không thể nói toạc mọi thứ: có dụng tâm để hiểu thì dùng mới không sai lầm. Tứ hành liên châu hợp Huyền không ngũ hành: Tức là xét khai môn lập hướng cho cục hợp với Tứ hành liên châu và cả Huyền không ngũ hành: ví dụ: ở phương Cấn của cuộc đất có Thuỷ hoặc ngã ba, ngã tư đường. Tính tứ hành liên châu thì cuộc đất này thuộc Nhất long hành Kim, hợp với Tam long Thuỷ Thổ nên hướng và khai môn ở các sơn: Tý Dần Thìn Mão Tỵ Sửu. Theo Huyền không ngũ hành thì lại thuộc Mộc, dụng tương sinh là lấy Thuỷ sinh cho Mộc nên các sơn lập hướng khai môn là: Quý Hợi Giáp Cấn Tý Dần Thìn Tốn Tân Tỵ Thân Nhâm. Vậy chúng ta có các sơn vừa hợp Tứ hành liên châu vừa hợp Huyền không ngũ hành là: Tý Dần Thìn Tỵ. Dụng vào tinh bàn Huyền không:Như vậy theo Tứ hành liên châu và Huyền không ngũ hành cục trên có 4 hướng hợp để lập hướng khai môn là Tý Dần Thìn Tỵ. Lập tinh bàn vận 8 chính hướng cho 4 hướng trên như sau: Hướng Tý toạ Ngọ: 473---838---651 562---384---116 927---749---295 Nhận xét: song tinh đáo toạ, hướng đầy hoả, nếu gặp cách toạ không triều mãn có thể dụng cách sơn điên thuỷ đảo: dụng Thành môn hướng tại sơn, dụng thành môn sơn tại hướng mà tốc phát. Đánh giá: cục không dễ dùng Hướng Dần toạ Thân: 471---936---258 369---582---714 825---147---693 Nhận xét: tinh bàn thượng sơn hạ thuỷ, sơn tinh phục ngâm toàn bàn. Bàn đắc cách tam ban xảo quái giải được thượng sơn hạ thuỷ nhưng không giải được phục ngâm của sơn tinh. Lại thêm ở hướng có thuỷ nên sơn thần nguy nan. Vì đắc Tam ban, hợp ngũ hành thông khí nên phát tài nhưng khó tránh hao người. Đánh giá: cục có thuỷ sát người dù phát tài cũng không nên dùng Hướng Tỵ toạ Hợi: 178---533---351 269---987---715 624---442---896 Nhận xét: tinh bàn được vượng sơn vượng hướng lại thông khí được toàn bàn nên cát tường, tuy vậy do 8 thổ sát 1 thuỷ nên đối với người mệnh thổ không được tốt. Đánh giá: nên dụng hướng này xây nhà lập hướng, khai môn. Hướng Thìn toạ Tuất: 876---432---654 765---987---219 321---543---198 Nhận xét: tinh bàn thượng sơn hạ thuỷ, nhìn sơ qua thì rất xấu không dùng được. Tuy nhiên bàn này lại được Liên châu tam ban quái, nhờ hợp Từ hành liên châu và Huyền không ngũ hành nên Liên châu tam ban phát huy tác dụng, giải trừ được thượng sơn hạ thuỷ. Nếu hướng này phía hướng cao hơn phía toạ hoặc phía trước có nhiều nhà cao, phía sau trống không là đất cát lành. Nếu bằng nhau cũng dùng được, nhược bằng hướng thấp hơn toạ thì không nên dùng. Đánh giá: cục này dùng được, trừ khi phía trước thấp phía sau cao mới phải bỏ mà thôi. Trên đây là một ví dụ dụng Huyền không thực thụ lập hướng khai môn. So với cách dùng của Thẩm thị huyền không học thì có khác nhiều. Một cục xét ban đầu có đến gần 10 cách, rút lại từ từ còn 2 cách để dùng. Cách dùng này cũng đã gần hoà hợp với Tam hợp. Nếu phối thêm Tam hợp để xét, Bát trạch để định Cung cát, Tam cát tinh tìm sơn cát là tuyệt vời, vì khi ấy Thiên-Địa-Nhân đã toàn hợp Tuy nhiên cuộc sống vốn không toàn vẹn, nếu tính được đến đây cũng tốt lắm rồi, xin chớ cầu toàn quá mà cuối cùng không được gì cả. Nguon:nhantrachoc.net.vn Share this post Link to post Share on other sites