phamhung

NGÔN NGỮ VIỆT VÀ BẢN CHẤT KHÁI NIỆM NGŨ HÀNH

1 bài viết trong chủ đề này

Thày Thiên sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Nguyễn Vũ Diệu) phân tích về Ngôn ngữ Việt và Bản chất khái niệm Ngũ hành

Đối với những kẻ dốt nát, ngu ngục, nhưng thích thể hiện, hoặc chống đối, tôi delete ngay, mà không cần lý do - "Thiên Sứ không có trách nhiệm thuyết phục những con bò" - Nhưng với cô Hạnh Lê vì không hiểu và khiêm tốn học hỏi.Cho nên, tôi vì cô mà nói sâu thêm ý nghĩa của Ngũ Hành trong tiếng Việt gồm các từ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và so sánh với ngôn ngữ Tàu để thấy chân lý thuộc về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử và là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương.

1/ Hành Kim:
Khi tiếng Việt nói KIM để mô tả một hành trong Ngũ hành thì phân biệt rất rõ với từ "kim LOẠI". Khái niệm "Kim loại" trong tiếng Việt, đồng nghĩa với khái niệm kim loại trong ngôn ngữ hiện đại. Nhưng khái niệm "KIM" mà ngôn ngữ Việt mô tả hành "KIM' trong Ngũ hành thì hoàn toàn khác hẳn khái niệm "Kim loại'. Từ KIM trong tiếng Việt, không có nghĩa là "Đồng" trong tiếng Hán, và sau đó chỉ có nghĩa là "vàng" (Như chính bài "phản đối" của Trùng Dương Mai viết ở trên và ngay trong bài viết này). Từ KIM trong tiếng Việt cũng không đồng nghĩa với "kim loại". Nhưng nó đồng nghĩa với cây KIM, cái KIM, trong "se chỉ, luồn KIM"; "kim chỉ",
Và hình tương "cây kim", "cái kim" trong ngôn ngữ Việt, chính là một HÌNH TƯỢNG mô tả khái niệm về thuộc tính của hành KIM trong Ngũ hành của tiếng Việt, mà chính những cổ thư chữ Hán đã nói tới, là: "Kim": "Nhọn sắc, cứng, mạnh".
Rõ ràng, từ KIM - đồng nghĩa với "KIM, chỉ" trong tiếng Việt, mô tả một thuộc tính của một dạng vật chất có khả năng phân loại những cấu trúc và cả sự vận đông của những cấu trúc vật chất có cùng thuộc tính. Chứ không phải mô tả một sự một cấu trúc vật chất cụ thể như trong tiếng Hán, là: Đồng, vàng.

2/ Hành Thủy.
Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng THỦY, để mô tả hành Thủy trong Ngũ hành, không đồng nghĩa với "nước". Ngược lại, trong tiếng Hán thì 水 > shuǐ (Suẩy) là một từ chung về cả ký tự đều mô tả là "nước". Trong tiếng Việt, từ "THỦY" và "nước" phát âm hoàn toàn khác nhau, ký tự cũng hoàn toàn khác. Cho nên, trong tiếng Việt, khí nói đến "THỦY KHÍ" thì nội hàm khái niệm không thể tương tự là "Khí của nước". Nhưng trong tiếng Hán và ký tự Hán thì chỉ có thể hiểu theo một nghĩa duy nhất là "khí của nước".
Ví dụ, cổ thư chữ Hán viết trong "Hồng Phạm cứu trù":
Trù thứ nhất, gồm: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ.

1.五行,即:水、火、木、金、土.

Rõ ràng trong tiếng Hán chỉ có một từ duy nhất, ký tự 水, mà họ đọc là "Suẩy", có nghĩa là "NƯỚC" trong tiếng Việt. Còn tiếng Việt khí mô tả hành THỦY trong Ngũ hành, đọc là "THỦY", và "NƯỚC" hoàn toàn phân biệt khác nhau. Thí dụ, tiếng Hán viết:
引 水 入 田 .
Âm Việt Nho đọc: "Dẫn thủy nhập điền". Tiếng Việt với khái niệm tương tự là "Đưa nước vào ruộng". Tương tự như vậy, nếu dịch ra những ngôn ngữ khác phi Hán - kể cả tiếng Việt - thì tất cả các ngôn ngữ phi Hán, đều hiểu - qua tiếng Hán, khi mô tả Ngũ hành - thì ký tự 水, đọc là "Suẩy" có nghĩa là "nước". Hay nói một cách khác: Tiếng Hán, khi mô tả ngũ hành thì ký tự 水, đồng nghĩa với khái niệm "nước" trong tiếng Việt và các ngôn ngữ liên quan. Và đó là từ mô tả một dạng vật chất có cấu trúc cụ thể là "nước", Khoa học hiện đại mô tả cấu trúc vật chất cụ thể là H2O.
Nhưng trong tiếng Việt không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt: "THỦY" là "Nước" được. Vì trong tiếng Việt THỦY & NƯỚC, phát âm và chữ viết khác nhau - và mặc dù, nếu dịch ra tiếng Hán thì chung một ký tự 水. Vì trong tiếng Việt, "NƯỚC" chỉ là hình tượng mô tả "THỦY". Cũng như: Nói "Mẫu Thoải" (Thủy) trong tiếng Việt, không thể hiểu là "mẹ của nước", hoặc "Mẹ nước". Mà trong ngôn ngự Việt khi nói "Mẫu Thoải (Thủy)", cần hiểu rằng nguồn gốc của Thủy. Tôi đã phân tích hình tượng "Tam tòa thánh Mẫu" trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam, liên quan đến Kinh Dịch Lạc Việt và thuyết Ngũ hành. Trong đó: Mẫu Thượng Thiên áo trắng (Thuộc Kim. Đoài/Tốn), Mẫu Đệ nhất Áo Đỏ (Quái Khôn). Và Mẫu Thoải (Thủy) áo Xanh biển (Xanh Dương, xanh da trời), trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" (Nxb Tri Thức . 2014).

3/ Hành Mộc.
Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng MỘC, phát âm và ký tự khác hẳn "gỗ", "cây", "cỏ". Còn trong tiếng Hán thì chỉ có ký tự 木, tương đương và đồng nghĩa với khái niệm "cây" trong tiếng Việt. Thí dụ: 草木 . Từ Việt Nho là "Thảo MỘC", nghĩa là "CÂY cỏ". Tóm lại, ký tự cây trong tiếng Hán 木 đọc là Mủ, tức là một cấu trúc vật chất cụ thể, có nghĩa tương đương tiếng Việt - và các ngôn ngữ khác - là 'CÂY'. Tiếng Việt Nho là đọc và ký tự trong tiếng Việt là MỘC, để mô tả hành MỘC trong Ngũ Hành, còn để chỉ "thợ MỘC" và không thể nhầm lẫn với "thợ cây", hoặc trong tiếng Việt khi nói "Việc THỔ MỘC" thì hiểu rằng: đó là việc liên quan đến xây, cất nhà cửa. Không ai hiểu là việc của "cây, đất" cả. Vì trong tiếng Việt, đây là những ngôn từ với ký tự khác nhau.

4/ Hành Hỏa.
Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng HỎA, phát âm và ký tự khác hẳn "lửa". Trong tiếng Hán, từ "lửa" (Hỏa) chỉ dùng một ký tự 火, Trong tiếng Việt, âm Việt Nho là "HỎA", và khác hẳn về âm và ký tự với "LỬA". Tức là tiếng Hán với ký tự 火 đọc là "hủa", chỉ để mô tả một trạng thái vật chất cụ thể tồn tại. Từ 火 trong tiếng Hán dù dịch ra ngôn ngữ nào, cũng tương đương khái niệm Việt là "LỬA" và không phải là khái niệm HỎA trong tiếng Việt khi mô tả một hành trong Ngũ Hành.

5/ Hành Thổ.
Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng THỔ, phát âm và ký tự khác hẳn "Đất". Ngược lại, trong tiêng Hán, để mô tả khái niệm tương đương khái niệm "Đất" trong tiếng Việt, chỉ có một ký tự 土, đọc là "Thủ". Thí dụ: "Đất nước" trong ký tự tiếng Hán, là 國土; hoặc như các từ sau: “niêm thổ” 黏土 đất thó, đất sét, “sa thổ” 沙土 đất cát, “nê thổ” 泥土 đất bùn.
Tóm lại, trong tiếng Hán, ký tự THỔ dùng trong Ngũ hành và mô tả khái niệm tương đương "Đất" trong tiếng Việt - và các ngôn ngữ khác - là như nhau. Nhưng trong tiếng Việt, ký tự THỔ dùng trong Ngũ hành và các ứng dụng trong ngôn ngữ Việt khác như: "THỔ trạch" "Liền Thổ" và khái niệm "Đất" và "sát ĐẤT" khác hẳn nhau.

Qua sự mô tả ở trên, thi thấy rất rõ ràng, rằng: Các ký tự Hán mô tả Ngũ hành:
金; 木; 水; 火;土
Được hiểu tương tự khái niệm: "VÀNG, CÂY, NƯỚC, LỬA, ĐẤT" trong tiếng Viêt và các ngôn ngữ khác.
Tức là nó mô tả các trạng thái cấu trúc vật chất rất cụ thể tồn tại trên Địa Cầu. Khác hẳn cách phát âm và ký tự của ngôn ngữ Việt mô tả ngũ hành: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Mặc dù từ Việt Nho - Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ này, đều có ký tự tương đương trong tiếng Hán. Nhưng trong tiếng Việt thì nghĩa của chúng khác hẳn ký tự tương đương trong tiếng Hán. Trong tiếng Việt, các từ KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ một tả năm trạng thái và THUỘC TÍNH VẬN ĐỘNG VÀ TƯƠNG TÁC CỦA DẠNG CẤU TRÚC VẬT CHẤT CƠ BẢN, CÓ THỂ PHÂN LOẠI TRONG KHÔNG - THỜI GIAN.
Do đó, với các nhà nghiên cứu ở các dân tộc phi Hán - kể cả Việt Nam - nếu mặc định thuyết Âm Dương Ngũ hành của người Hán và hiểu theo cách hiểu của người Hán thì sẽ dẫn tới nhầm lẫn khái niệm về bản chất thật của khái niệm Ngũ hành. Bởi vì, bản chất khái niệm KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ theo tiếng Việt là khái niệm hệ quả của tư duy tổng hợp trừu tượng, nhận thức 5 trạng thái THUỘC TÍNH cấu trúc vật chất có tính phân loại, cho tất cả mọi hiện tượng vận động và tương tác của toàn thể cấu trúc vật chất trong vũ trụ, và trong không/ thời gian. Còn trong tiếng Hán không thể hiện được điều này. Và tiếng Hán, tự nó xác định sự xuất hiện của "VÀNG, CÂY, NƯỚC, LỬA, ĐẤT" - là định tính cấu trúc vật chất cụ thể, đã có trong những giai đoạn đầu tiên của vũ trụ?!?
Bởi vậy, nếu các từ KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ mô tả NGŨ HÀNH trong tiếng Việt - thì khi dịch ra tiếng nước ngoài thì buộc phải để nguyên văn và diễn giải, chú thích. Chứ không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt: "Kim là vàng, là đồng", Thủy là nước....được. Vì chính tiếng Việt đã có từ tương đương: "KIM > "Cô gái se chỉ, luồn Kim";" "THỦY> Thủy quân bơi dưới nước"; "MỘC> Thợ MỘC, đốn cây, lấy gỗ"; "HỎA" Hỏa đầu quân dùng súng phun lửa, để đốt...;"THỔ" Sổ Địa bạ ghi THỔ trạch, có diện tích ĐẤT'....vv...và...vv... Những thí dụ trên cho thấy: Không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt những từ trên. Và tiếng Hán với ký tự Hán sẽ rất buồn cười.

Vì xác định khái niệm Ngũ hành và quán xét từ nền văn hiến Việt với sự xác định : Nền văn hiến Việt là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông Phương, nên tôi mới xác định ngũ hành là 5 yếu tố phân loại THUỐC TÍNH VẬN ĐỘNG &TƯƠNG TÁC CỦA VẬT CHẤT TRONG KHÔNG THỜI GIAN. Chính điều này, đã dẫn tôi đến sự xác định rằng: Hệ thống Nghịch lý toán học hiện đại Cantor hoàn toàn chính xác. Ngũ hành phân loại cả thời gian, chính bởi yếu tố phân loại các thuộc tính vận động, tương tác của vật chất trong không thời gian đó.

Nhưng tiếc thay! Chính sự mặc định ngu ngục và dốt nát - mà nền văn hiến Việt đã mô tả "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung", khi coi thuyết Âm Dương Ngũ hành có nguốn gốc Hán, đã khiến cho sự nhầm lẫn khái niệm và làm cho cả một nền văn minh Đông phương huyền bí hơn 2000 năm, khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử

Cảm ơn các bạn và mọi người quan tâm đến bài viết này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay