Posted 16 Tháng 3, 2018 LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG VÀ TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI. Kính thưa quý vị và các bạn. Trên dd Lý Học Đông phương thuộc TTNC LHDP, đã có một chuyên đề: "Lý học và khoa học hiện đại". Chuyên đề cũng được sự chú ý của nhiều quý vị và bạn đọc quan tâm. Nhưng có vẻ như khái niệm "khoa học" bao trùm lên quá nhiều lĩnh vực - ngoại trừ tôn giáo, tín ngưỡng - Do đó, nó có một nội dung quá mênh mông và chủ đề bị loãng, khó theo dõi. Bởi vậy, tôi mạn phép mở thêm một chủ đề này, để phù hợp với một chuyên ngành của tri thức khoa hoc nói chung. Đó là "Lý học Đông phương và triết học hiện đại" với một hy vọng sẽ được sự quan tâm của những nhà khoa học chuyên ngành. Cơ duyên dẫn đến việc mở chuyên mục này trên dd lyhocdongphong, bắt đầu từ nội dung thư mời trên email của tôi về một cuộc tọa đàm có chủ đề: "Triết học phát triển: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn".Tham dự tọa đàm được giới thiệu với nhiều tên tuổi hữu danh trong ngành. Một trong những tham luận chính của buổi tọa đàm được dự kiến, là bài viết tôi sẽ trình bày với quý vị dưới đây. Thưa quý vị và các bạn. Với một quan điểm nhất quán có tính hệ thống và hoàn chỉnh, tôi luôn xác định rằng: Thuyết ADNH và Bát quái - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là một hệ thống lý thuyết khoa học hoàn chỉnh và chính là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT, mà các nhà khoa học tinh hoa của nền văn minh hiện nay đang tìm kiếm. Đương nhiên, nhân danh một lý thuyết thống nhất, thì nội hàm của nó phải bao trùm lên tất cả mọi hệ thống tri thức của thế gian này. Trong đó có triết học. Do đó, chủ đề này được thành lập để so sánh đối chiếu tất cả những quan điểm của các hệ thống triết học, trong toàn thể lịch sử nền văn minh nhân loại với hệ thống tri thức của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - Nhằm mục đích chứng minh một chân lý tuyệt đối, bao trùm lên tất cả mọi hệ thống tri thức của toàn bộ nền văn minh, đó là thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt, để làm sáng tỏ chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử và là cội nguồn của văn minh Đông phương, với thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là hệ thống lý thuyết thống nhất khoa học, mà những tri thức tinh hoa đang mơ ước. Tôi hy vọng rằng: Việc sáng tỏ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử và là cội nguồn của văn minh phương Đông, sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền văn minh chúng ta. Chân thành cảm ơn sự quan tâm và tham gia của quý vị và các bạn cho chủ đề này. Sài Gòn 16. 3. 2018. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. ======================= KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC PHÁT TRIỂN TS. Nguyễn Huỳnh Thanh Viện triết học phát triển (IDP) Vũ trụ quan toàn thể là quan niệm hoàn bị về một vũ trụ toàn thể tuần hoàn phát triển. Về cấu tạo, vũ trụ phi vật lý trước “bức tường Planck” (đặt theo tên nhà vật lý Max Planck, chỉ vị trí thời gian của lịch sử vũ trụ, tại đó vũ trụ có độ tuổi là thời gian Planck, bằng 10[-43].giây kể từ vụ nổ lớn), chính là trạng thái “nhất nguyên”; và, hai trạng thái đồng thời của vũ trụ - gồm vũ trụ phi vật lý và vũ trụ vật lý - sau bức tường Planck còn lại, chính là trạng thái “nhị nguyên”; là cặp phạm trù toàn thể quan đã được mô tả trong triết học đông phương cổ đại và tiền cổ đại. Về cấu trúc, vũ trụ toàn thể chứa các mối quan hệ lớn và cơ bản: cặp trạng thái “nhất nguyên” và trạng thái “nhị nguyên” trước và sau “giới hạn” Planck, cặp vũ trụ phi vật lý và vũ trụ phi vật lý trước và sau “giới hạn” Planck, cặp vũ trụ phi vật lý và vũ trụ vật lý trước và sau “giới hạn” Planck, cặp vũ trụ phi vật lý và vũ trụ vật lý trong nội tại giai đoạn sau “giới hạn” Planck,… Về vận hành, trong một vũ trụ tuần hoàn, trạng thái cuối cùng của các lỗ đen chính là trạng thái nguyên khởi của vụ nổ lớn, sự vận động tự thân không ngừng, đi từ nhất nguyên đến nhị nguyên và ngược lại, biến hóa đa chiều, tuần hoàn xoáy ốc, có thì phát động và chiều thuận nghịch, xuyên qua các chu kỳ tiến hóa và thoái hóa, trong vũ trụ toàn thể và cùng vũ trụ toàn thể, của một/mỗi và mọi sự vật hiện tượng, v.v… Đó là điển hình những vấn đề gợi mở đang đặt ra như là những hướng nghiên cứu lớn trong vũ trụ quan toàn thể. Vũ trụ luận toàn thể là phương pháp luận trong tư cách công cụ tư duy để đạt đến quan niệm hoàn bị về vũ trụ nói trên - vũ trụ quan toàn thể. Trong lịch sử nhân loại đến nay, có ít nhất các nền triết học sau - trong tư cách phương pháp luận - là các hình thái vũ trụ luận toàn thể. Về triết học đông phương cổ đại và tiền cổ đại, có Kinh Dịch với luận điểm: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng”; Lão Tử với luận thuyết về: “Đạo”; v.v… Về triết học tây phương cổ điển, có Hêghen với luận thuyết về: “Biện chứng pháp”; sau đó trong phân kỳ cận - hiện đại được Các Mác điều chỉnh bổ sung theo hướng duy vật trở thành: “Biện chứng pháp duy vật”; v.v… Trong thời hiện đại và hậu hiện đại cũng như đương đại, theo sự nghiên cứu bước đầu của chúng tôi, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học và triết học, quốc tế và trong nước, có giá trị nghiên cứu và định hướng to lớn, mang tính phương pháp luận sâu sắc về các hình thái vũ trụ luận toàn thể. Tất cả đã, đang và sẽ tiếp tục tổng - tích hợp, kiến tạo, khai phóng thành những nền tảng phương pháp luận cơ sở, quan trọng và chín muồi để đạt đến vũ trụ quan toàn thể. Tuy nhiên, có một thực tế là, cho đến đầu thế kỷ XXI, nhân loại vẫn chưa có một lý thuyết vũ trụ quan toàn thể, với ý nghĩa là quan niệm hoàn bị thống nhất xuyên suốt về một vũ trụ toàn thể tuần hoàn phát triển. Trong toàn bộ lịch sử cho đến ngày nay, bức tranh về một vũ trụ quan toàn thể như vậy chỉ đang là những “mảnh ghép” thuộc về các triết lý tôn giáo, tri thức khoa học và các kho tàng văn hóa dân gian, theo tiến trình thời gian và bình diện không gian. Chúng ta quan tâm đến vũ trụ quan và vũ trụ quan toàn thể, bởi điều này tạo ra một hệ quả mang tính phương pháp luận cơ bản. Khi phương pháp luận cơ bản này được vượt qua, sẽ đem lại những hiệu ứng thực tiễn quan trọng mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và cảm nhận từng bước trong các phần sau. Có một hệ quả đồng thời là nguyên nhân, mang tính đầu mối có thể tác động vào được nhằm làm thay đổi tình hình. Trước hết chúng ta thấy, nội hàm và ngoại diên của khái niệm chuyển-hóa trong phạm vi lý luận, và quan trọng hơn, điều đó dẫn đến khái niệm phát-triển trong phạm vi thực tiễn, của tất cả các thời đại này, đã chưa thể đáp ứng yêu cầu thăng-hoa. Nhìn tổng thể, thời gian qua, hai khái niệm chuyển-hóa trong phạm vi lý luận, và phát-triển trong phạm vi thực tiễn, chỉ mới được sử dụng ở chừng mực nội hàm quá độ để miêu tả “sự tích lũy về lượng của khuynh hướng phát triển”, tức sự phát triển theo nghĩa hẹp, được biểu diễn theo trục ngang, chứ chưa phải “thực diễn sự chuyển hóa về chất” để có được sự phát triển theo nghĩa rộng, được biểu diễn theo trục dọc, tức sự thăng-hoa, trong mối liên hệ phổ quát - trong vũ trụ toàn thể và cùng vũ tru toàn thể. Trong các phần trên, về mặt phương pháp luận tổng quát, để đảm bảo tính hệ thống, logic và hình thức luận, chúng ta đã xem xét vũ trụ quan và vũ trụ quan toàn thể trên cơ sở tổng - tích hợp các sản phẩm nhận thức trên bình diện rộng nhất của nhân loại, bao gồm: các triết lý tôn giáo, tri thức khoa học và các kho tàng văn hóa dân gian, theo tiến trình thời gian và bình diện không gian. Đến đây, trong chừng mực cho phép, để việc tiếp tục nghiên cứu được thuận lợi, trong mức độ không làm thay đổi bản chất vấn đề, chúng ta sẽ tiếp tục mạch câu chuyện bằng phương pháp giản lược hóa. Khuôn khổ lại, xét trong từng hình thái triết học cụ thể, trong tiến trình thời gian, vị trí và vai trò của các vũ trụ quan của các giai đoạn này, đã chưa được thể hiện đầy đủ và phát huy đúng yêu cầu về nhiệm vụ phản ánh - trong tính toàn cục và hoàn bị của nó - đối với đối tượng của nhận thức và hành động, là vũ trụ toàn thể. Vũ trụ quan, trước hết, là lý luận. Đồng thời, và quan trọng hơn, đó còn là phương pháp luận. Tùy vào việc ứng xử với vũ trụ quan trong tư cách nào, sẽ dẫn đến các hệ quả lý luận và thực tiễn khác nhau. Việc ứng xử với vũ trụ quan trong tư cách lý luận, chắc chắn trong một thời gian nhất định, sẽ dẫn đến tính ỳ, kéo theo bối cảnh đầy ứ, là trạng thái sẽ dẫn đến tràn nhưng không vượt qua được một cao độ. Còn việc ứng xử với vũ trụ quan trong tư cách phương pháp luận, sẽ dẫn đến một năng lực nội sinh. Đây là năng lực chứa tiềm năng tự vượt qua tính ỳ và trạng thái đầy ứ. Về mặt phương pháp luận, điều này có nghĩa là, khi tình trạng có thể dẫn đến tính ỳ và sự tràn, thì nội tại hệ thống sẽ tự dị biệt hóa theo các cấp độ - điều chỉnh, thay đổi, cách mạng - để bản thân có thể tự vượt qua chính mình và đạt được một cao độ mới, để qua đó tiếp tục kiến tạo và khai phóng các hoành độ và cao độ mới hơn nữa, trong trục thời gian. Thật ra, việc tách bạch rạch ròi như trên giữa lý luận và phương pháp luận, là sự phân biệt ở cấp độ đơn giản, tuy cần thiết ở chừng mực ban đầu. Có thể hiểu rộng ra rằng, việc ứng xử với vũ trụ quan trong tư cách phương pháp luận là sự vận dụng nhuần nhuyễn việc ứng xử với vũ trụ quan trong tư cách lý luận, vào từng bối cảnh cụ thể thông qua tư duy phát triển, trong vũ trụ toàn thể và cùng vũ trụ toàn thể. Về nhận thức luận, vũ trụ toàn thể, trước hết, đó là bình diện rộng và cao nhất của thực tại. Nhưng, đó chỉ mới là vũ trụ tĩnh. Sự tĩnh của vũ trụ chỉ là hình thái biểu kiến khi đối tượng nhận thức được trừu tượng hóa khỏi tính động tự thân nhằm phục vụ yêu cầu nhận thức những trạng thái phức hợp của các đối tượng khi độ phức hợp của nó vượt quá ngưỡng giới hạn “nhân trắc” của năng lực tư duy bộ não người. Ở đây, yêu cầu và quy trình nhận thức luận đúng đắn là: sau khi trừu tượng hóa các trạng thái phức hợp toàn cục chân thực thành trạng thái giản đơn bộ phận biểu kiến của đối tượng nhận thức, để phục vụ đặc thù năng lực nhận thức “nhân trắc” của não người, cần phải nhanh chóng phức hợp hóa đối tượng trở lại như chân thể, để tiếp tục nhận thức các chiều kích bội phương khác của đối tượng. Tuy nhiên, chúng ta, nhân loại, thường quên vế sau này. Đó là hiện tượng lý-luận-hóa-kéo-dài, với biểu hiện là xơ cứng hóa nhận thức. Sự kiềm chế nhận thức trong lý luận vượt quá thời gian tính hữu hạn sẽ làm suy yếu năng lực nhận thức. Kỹ năng ở đây là cần phương pháp luận hóa lý luận. Điều này thể hiện rõ nhất tại các đối tượng nhận thức có các chiều kích rộng và cao nhất của thực tại, như vũ trụ toàn thể. Phương thức phản ánh phức hợp toàn cục chân thực trong tính nguyên lý của đối tượng nhận thức chính là phương thức phản ánh sự vật trong tính toàn thể của nó. Chúng ta sẽ thấy, chính sự kéo dài hoặc kiềm chế yêu cầu phản ánh phức hợp toàn cục chân thực trong tính nguyên lý của đối tượng nhận thức đối với những đối tượng nhận thức có các chiều kích rộng và cao nhất của thực tại như vũ trụ toàn thể, đã làm suy yếu, thậm chí suy kiệt, năng lực thăng hoa của nhân loại. Như vậy, trong mối quan hệ biện chứng giữa lý luận, phương pháp luận và nhận thức luận, thì đầu mối có thể tác động vào để có thể làm thay đổi tình hình nằm ở nhận thức luận. Nguyên liệu để thực hiện sự tác động nhằm có thể làm thay đổi tình hình trong nhận thức luận nói trên, là hệ thống thông-tin phức hợp toàn cục chân thực mang tính nguyên lý của đối tượng nhận thức, trong các chiều kích rộng và cao nhất của thực tại, như vũ trụ toàn thể. Kỹ thuật để thực hiện sự tác động nhằm có thể làm thay đổi tình hình trong nhận thức luận nói trên, thông qua việc đón nhận hệ thống thông-tin phức hợp toàn cục chân thực mang tính nguyên lý của đối tượng nhận thức, trong các chiều kích rộng và cao nhất của thực tại, như vũ trụ toàn thể, có những đòi hỏi đặc thù. Sự đặc thù này có tính khách quan, do cách đón nhận hệ thống thông-tin từ các chiều kích hữu hạn, có sự khác biệt rất lớn, thậm chí trái ngược, với cách đón nhận hệ thống thông-tin từ các chiều kích vô hạn. Kỹ năng đón nhận hệ thống thông-tin phức hợp toàn cục chân thực mang tính nguyên lý của đối tượng nhận thức, trong các chiều kích rộng và cao nhất của thực tại, như vũ trụ toàn thể, sẽ không phải là mở rộng hoăc thay đổi đối tượng nhận thức, mà là mở rộng hoặc thay đổi “hệ-quy-chiếu-nhận-thức”. Vật lý học và vũ trụ học hiện đại và đương đại đã cho thấy năng lượng và thông tin có các bản thể tương ứng là sóng và hạt. Sóng và hạt luôn có mặt ở bất kỳ chiều kích dù rộng và cao nhất nào của vũ trụ. Bởi, đó là “chân thể” của vũ trụ. Trên con đường đi tìm kiếm thông-tin mang hình thái nguyên lý của đối tượng nhận thức, trong tính nguyên liệu, nhằm phục vụ thăng hoa nhóm-hành-trang-tư-tưởng của con người và loài người, bao gồm nhận thức luận, phương pháp luận và lý luận, trong đó nhận thức luận có vai trò đầu mối, chúng ta sẽ cùng nhau tìm đến các nguyên lý sóng - hạt và giải mã hóa các thông tin mang tính bản thể luận của vũ trụ toàn thể. Các công cuộc nỗ lực bứt phá ra đi hết mình của nhân loại cho đến ngày nay nhằm tìm kiếm mẫu số chung nhất quán giữa các cặp thái cực đối lập trong thực tại, lý luận và khoa học như đã nói trên, dường như nhất loạt đều đang vấp phải những bài toán chưa thể vượt qua được với tất cả các phương pháp luận đặc thù. Sự tìm kiếm thực sự đã và đang buộc phải bắt đầu vươn đến các phương pháp luận phổ quát - mà một trong những đặc điểm nội sinh và tất yếu của các phương pháp luận phổ quát là tính phổ dụng. Bên cạnh phương pháp luận của triết học tây phương với bạt ngàn thành lũy lý luận, khoa học và thực tiễn đã nuôi dưỡng và nâng đỡ nhân loại phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay, trong đó đỉnh cao là phép biện chứng; phương pháp luận của triết học đông phương dường như lại ẩn tàng trong nó các mã khóa và bí quyết giải đáp cho những bài toán đang thử thách nhân loại. Sự tìm hiểu, so sánh, đối chiếu, tổng - tích hợp hạt nhân hợp lý của triết học tây phương và triết học đông phương, đang gợi mở cho chúng ta phương thức tìm kiếm mẫu số chung nhất quán giữa các cặp thái cực đối lập như vừa nói trên, thông qua cặp phạm trù có tính chất trừu tượng và khái quát nhất trong toàn bộ hệ thống triết học đông phương, trong đó chủ yếu là triết học đông phương cổ dại và tiền cổ đại, đó là cặp phạm trù: “nhất-nguyên” và “nhị-nguyên”. Chúng ta sẽ thấy trong các phần sau, sự tìm kiếm mã khóa và giải mã thông qua phương pháp luận đông phương cổ đại và tiền cổ đại với phân nhánh triết học “nhị-nguyên” trong sự vận dụng so sánh, đối chiếu, tổng - tích hợp vào hiện thực đời sống nhân loại qua các thời đại, cho thấy “phương thức tiến hóa nhị-nguyên” thật sự đã góp phần quyết dịnh đưa lịch sử nhân loại phát triển đến trang huy hoàng của ngày hôm nay. Thật vậy, việc tìm hiểu phương thức “nhị-nguyên-hóa” từ câu chuyện thời sự nóng hổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được trình bày trong đoạn dưới đây sẽ giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của phương thức vận động “nhị-nguyên-hóa” này trong thực tại và khoa học. Nhưng, trước hết, cần thấy rằng, từ trên bình diện khoa học - để có thể giải quyết rốt ráo một cách có hệ thống toàn bộ những tồn tại tư biện đang đặt ra, và kể cả trong thực tiễn - để có được sự “phát-triển-thăng-hoa” hạn chế hệ lụy nhị nguyên đối đãi tiêu cực, thì tương lai nhân loại dường như đang cần đến triết học “nhất-nguyên” với tư cách một trong những sự bổ khuyết trong tiến trình từng bước hoàn thiện tư duy triết học, cả về lý luận, và quan trọng hơn, như chúng ta đang rất quan tâm, là về phương pháp luận. Sự kiện khoa học và thực tiễn bao trùm đang thu hút tất cả các quốc gia, nền kinh tế và nhà khoa học trên toàn thế giới hiện nay là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra một phương thức sản xuất kỳ lạ và dị thường theo nghĩa chưa từng có từ trước đến nay trong lịch sử loài người. Phương thức sản xuất đó dựa trên một nguyên lý nhận thức mới mẻ. Khi “lượng kiến thức” đã đạt đến một “giới hạn” về “chất”, muốn mở rộng nhận thức hoặc thay đổi hiện thực, vấn đề bắt đầu không phải nằm ở chỗ cố gắng, nỗ lực mở rộng hoặc thay đổi đối tượng nhận thức, mà là nhẹ nhàng, từng bước mở rộng hoặc thay đổi “hệ-quy-chiếu-nhận-thức”. Việc mở rộng hoặc thay đổi hệ quy chiếu nhận thức mới sẽ đem lại những hiệu ứng trong nhận thức và hiện thực không thể nào hình dung trước được bằng nền tảng tư duy và lượng kiến thức trong hệ quy chiếu nhận thức cũ. Nó sẽ tạo ra những chiều kích không-thời gian - và chiều kích ngoài không-thời gian - mới lạ, mà bằng nhận thức và tư duy trong hệ quy chiếu nhận thức cũ, chúng ta sẽ cho là “ảo tưởng”. “Ảo cảnh” như việc đi trong sa mạc thấy hồ nước thật ra chính là một hình thái “cảnh giới” phức hợp, là hệ quả của việc hệ quy chiếu nhận thức lành mạnh - của tình trạng tâm-sinh lý khỏe mạnh - đã bị buộc phải nhường chỗ cho hệ quy chiếu nhận thức không lành mạnh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xuất hiện một hệ quy chiếu nhận thức không lành mạnh ở đây, thuộc về bộ máy sinh học của sự nhận thức, đó là tình trạng tâm sinh lý, trạng thái khát nước cùng cực của cơ thể và bộ não - trong sự khác biệt về chức năng giữa hai bán cầu đại não phải và trái với nhiều điều chưa giải mã được nhưng thể hiện rất rõ quan hệ đối đãi, thậm chí đối lập trên con đường nhận thức thống nhất thực tại. Trong những chiều không-thời gian đời thường của những người không đang bị sắp chết khát trong sa mạc, là những người ở nhà hay đang xem phim trên truyền hình, tức những người đang ở trong hệ quy chiếu nhận thức “lành mạnh”, rõ ràng khả năng xuất hiện của các hồ nước này là không “thực”. Bởi, đơn giản, trong những tình huống nếu có như vậy, chúng ta đang chỉ là những người-quan-sát-bàng-quan. Sự phân tích trên dẫn đến một nhận thức là: những “người-quan-sát-không-bàng-quan” là những người có thể tự đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh cụ thể, một cách “trừu tượng”. Trong câu chuyện ở đây, đó là những người ở nhà hay đang xem phim trên truyền hình nhưng có thể “trừu tượng hóa” mình vào hoàn cảnh, tâm-sinh lý nhân vật để có thể khóc hoặc “chết” cùng với họ. Trong câu chuyện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở đoạn dưới đây, chúng ta sẽ thấy những “người-quan-sát-không-bàng-quan” - trên bình diện khoa học - đầu tiên chính là những nhà điện toán. Trong thời kỳ đầu ra đời của điện toán, họ khác những người bên ngoài ngành điện toán ở năng lực toán học để có thể cảm nhận được tính “thực” của những “cảnh giới” toán học, phần mềm điện toán. Mà đối với phần còn lại của nhân loại, việc “điện-toán-hóa” thành những dãy số hoặc sau này là những đám mây số để nhận thức thực tại, dẫu thuyết minh cách nào, thì vẫn có cảm giác là “không-gian-ảo”. Phương thức sản xuất đặc biệt của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt nền tảng trên một nguyên lý nhận thức là: có thể tạo ra sự biến đổi ‘thực tại” vật lý với thao tác buớc qua bước lại một “cảnh giới” toán học khác biệt và tương đối độc lập - do từ những đặc tính cấu tạo nội tại riêng có - được tạo ra bên ngoài “thực tại” vật lý đó. Phương thức sản xuất đó có hạ tầng kỹ thuật đặc thù để tạo ra biện pháp tương tác phi vật lý, tức tạo ra sự biến đổi toán học, để làm thay đổi cấu trúc toán học nội tại của thực thể vật lý đó ở bên ngoài trước, rồi sau đó mới di chuyển cấu trúc toán học đã được thay đổi đó vào thực thể vật lý, nhằm đem lại hệ quả thay đổi tính vật lý cho thực thể vật lý. Chúng ta sẽ cùng nhau mô tả ngắn gọn quá trình vận hành “logistics” của phương thức sản xuất 4.0. Đầu tiên, phương thức sản xuất 4.0 mô phỏng và phản chiếu cấu trúc của tồn tại từ “vương-quốc-thực-tại” sang “vương-quốc-số”. Tiếp theo, phương thức sản xuất 4.0 thực hiện việc sáng tạo toàn bộ và trọn vẹn hiện thực tại tầng cao vương quốc “số”. Cuối cùng, phương thức sản xuất 4.0 phản hồi cấu trúc của hiện thực từ tầng cao vương quốc “số” về vương quốc “thực tại” để qua đó bằng các công cụ máy móc tạo ra sản phẩm vật thể phục vụ thực tiễn cuộc sống. Có thể hiểu điều này cũng giống như cách chúng ta đã biến âm thanh thành tín hiệu viễn thông và sau đó từ tín hiệu viễn thông chuyển trở lại thành âm thanh để nghe thông qua việc sử dụng điện thoại di động. Và, sóng viễn thông, đối với một số người bên ngoài ngành viễn thông, thì vẫn có cái gì đó như là “ảo”, bởi, đơn giản là họ không phải hàng ngày “lao động” cật lực với “hình thái tồn tại” này để duy trì tình trang phủ sóng ổn định cho người tiêu dùng. Điều lớn hơn nhiều - và ở đây có sự liên quan trong phần trình bày của chúng tôi - mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm được là cung cấp cho chúng ta nhận thức mới về một “phương-thức-biến-đổi-thực-tại” cho nhân loại. Ý nghĩa triết lý của cách mạng công nghiệp 4.0 là ở chỗ: 1. Nó nhận ra sự tồn tại của một “cảnh giới” khác biệt và tương đối độc lập về mặt cấu trúc vật thể so với bản chất của thực tại vật lý hiện hữu; 2. Nó nhận ra “năng lực biến đổi thực tại” của “cảnh giới” này; 3. Nó nhận ra “khả năng biến đổi thực tại” với thao tác đi về qua lại một “cảnh giới” khác biệt từ bên ngoài; 4. Nó tìm ra được cách biến đổi “cảnh giới” này. Nguyên lý điện toán đã tạo ra khả năng soi chiếu mọi sự tồn tại về một bình diện cao hơn với cấu trúc toán học thông qua hai con số 0 và 1. Những nhà phát minh ra nguyên lý điện toán chính là những nhà “nhị nguyên học” hiện đại của nhân loại. Bởi, nhận thức và hành động bằng cách đưa toàn bộ vũ trụ trong ta và quanh ta về một cấu trúc chỉ có hai thành tố cơ bản (số 0 và số 1), chính là biểu hiện cụ thể dưới dạng số hóa của vũ trụ quan và nhân sinh quan nhị nguyên theo nghĩa mà chúng ta đang sử dụng đối với từ nhị nguyên, với tư cách một trong hai khái niệm phản ánh khái quát nhất của triết học đông phương cổ đại và tiền cổ đại đối với vũ trụ toàn thể. Rõ ràng, phương thức vận động “nhị-nguyên-hóa” hay “phương thức tiến hóa nhị-nguyên” thật sự đã góp phần quyết dịnh đưa lịch sử nhân loại phát triển đến đỉnh cao, với thành quả vĩ đại là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với phương thức sản xuất 4.0 ngày nay. Tuy nhiên, trong vũ-trụ-nhị-nguyên, thì mọi sự tồn tại đều không thể vượt ra ngoài các quy định đối đãi cứng nhắc của nhị nguyên. Sự xuất hiện - ngày càng nhiều, cao, khó - các cặp thái cực đối lập đã, đang và sẽ từng bước hiển lộ ra như chúng ta đều đang cùng thấy ở chiều hướng tăng lên cả về số lượng và chất lượng trong khoa học và đời sống, lý luận và thực tiễn, chính là hệ quả tất yếu của khuôn khổ nhị nguyên. Xét đến cùng, mạch tìm kiếm để có được sự phát triển thăng hoa - tức tiết chế các hệ lụy nhi nguyên đối đãi tiêu cực giữa các cặp thái cực đối lập - sẽ dẫn đến việc nhân loại tất yếu cần đến một nền triết học bổ sung, với tư cách một trong những sự bổ khuyết trong tiến trình từng bước hoàn thiện tư duy triết học. Đó là triết học “nhất nguyên”, với nội hàm cơ bản là sự đối đãi với vũ trụ quan và nhân sinh quan “nhị nguyên” và ngoại diên là sự tiếp giáp lồng ghép với các nền triết học khác. Khái niệm “nhất nguyên” là nội hàm trừu tượng nhất của một “trạng thái tồn tại” theo triết học nói chung và triết học đông phương cổ đại và tiền cổ đại nói riêng, mà chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu đưới đây trên bình diện vật lý. Trước vị trí tương ứng thời điểm 10[-43].giây kể từ vụ nổ lớn, tức thời điểm Planck, là khoảng thời gian được gọi là kỷ nguyên Planck. Chỉ riêng yếu tố nhiệt độ, trên 1,417×1032 độ Kelvin, thì không một hình thái tồn tại vật lý nào có thể ra đời được. Trước hết, tại đây, chúng ta cần nói ngay đến một sự kiện rất quan trọng, mang tính bước ngoặt cả từ vật lý đến triết học. Đó là: chỉ đến tại thời điểm Planck, vũ trụ mới phân lập kết tụ đến liều lượng mức độ nhất định và hình thành môi trường tương thích để có thể làm xuất hiện những hạt cơ bản đầu tiên. Từ đây, dưới giác độ triết học luận và lịch sử luận, chúng ta thấy, vũ trụ mới có thể bắt đầu cố kết tạo ra và “sở hữu” một hình thái tồn tại và phát triển là: “đời-sống-vật-lý”. Phương thức tồn tại theo cấu trúc nhị nguyên, tự nó đã hàm chứa “cơ sở thực tiễn” cho sự ra đời của hai mặt đối đãi và đối lập là “tôi” và “của tôi”, là cơ sở triết học của khái niệm “sở hữu”. Điều này cũng giống như khi sinh con, người phụ nữ đã vượt qua vai trò phụ nữ để dảm nhận vai trò mẹ trong quan hệ đối đãi với vai trò con trong người con của mình. Người phụ nữ “nhất nguyên” trước khi sinh con vẫn còn đó trong vai trò mẹ “nhị nguyên” trong quan hệ đối đãi với vai trò con “nhị nguyên” trong người con của mình sau khi sinh ra người con. Cái của-tôi tồn tại và phát triển do bởi hình thái tồn tại và cấu trúc nhị nguyên đã tạo “cơ sở thực tiễn” để cái-tôi-không-tự-thân-mà-là-cái-tôi-đối-đãi, tồn tại và phát triển. Tương tự, về mặt triết lý, sau khi vượt qua vũ môn Planck, tuy đã làm xuất hiện dạng “đời sống” mà trước đó, trong kỷ nguyên Planck, là chưa hề có, và rất “mới lạ”, mang tính “lịch sử”, là đời sống vật lý, nhưng, vấn đề là ở chỗ, vũ trụ vẫn giữ cho mình và tự hàm chứa “cơ sở thực tiễn” cho sự xuất hiện đủ hai mặt đối đãi và đối lập của trạng thái cấu trúc nhị nguyên. Chúng ta thấy, phương thức mà “đời-sống-phi-vật-lý” trong vũ trụ nhất nguyên trước bức tường Planck đã chuyển hóa thành “đời-sống-phi-vật-lý” trong vũ trụ nhị nguyên sau bức tường Planck, có thể được nhận thức theo hình thức luận triết học như vậy. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu thêm về cơ sở hiện thực làm nền tảng cho sự phản ảnh vào hình thức luận triết học như vừa nói trên của sự tồn tại của vũ trụ phi vật lý trong vũ trụ nhị nguyên, bên cạnh vũ trụ vật lý. Để tìm hiểu về cơ sở hiện thực đó, cần thấy rằng có một sự kiện “vật lý” rất quan trọng, tương tự việc vũ trụ đã làm xuất hiện những hạt cơ bản đầu tiên, bắt đầu tại thời điểm Planck. Và chúng ta cần thiết phải nói ngay lập tức và song song - ở đây - về sự kiện này ngay sau khi trong đoạn trên chúng ta vừa nói về thời điểm xuất hiện của những hạt cơ bản đầu tiên. Sự kiện “vật lý” đó như sau: những phản-hạt-cơ-bản đầu tiên của vũ trụ cũng đã được đồng thời xuất hiện, cùng-bắt-đầu-tại-thời-điểm-Planck. Sự trừu tượng hóa và khái quát hóa - đến cùng - sẽ giúp chúng ta thấy được rằng, bản chất “phi vật lý” của vũ trụ - suốt trong giai đoạn sau bức tường Planck -là một bản chất có thể nhận thức được. Bởi, một trong những biểu hiện “biểu kiến” và “khúc xạ” của bản chất “phi vật lý” của vũ trụ - suốt trong giai đoạn sau bức tường Planck - chính là tính chất “phi tuyến tính” và bản chất “bất định” của sự vận động luợng tử. Thật vậy, cũng như “chất” và “lực” là các thành tố của sự tác động vật lý đã tạo nên các vận động tuyến tính, thì - theo nguyên lý tương ứng của vũ trụ - các vận động phi tuyến tính cũng phải được tạo ra từ các thành tố của sự tác động phi vật lý. Rõ ràng, suốt trong giai đoạn sau bức tường Planck, các vận động phi tuyến tính cũng phải được tạo ra từ các thành tố của sự tác động phi vật lý. Về mặt triết học, các hạt cơ bản là cơ sở hiện thực của bản chất “vật lý” của vũ trụ. Các-hình-thái-đối-đãi-và-đối-lập trong thể thống nhất về nguyên lý với các hạt cơ bản, tất yếu cũng phải là cơ sở hiện thực của bản chất “phi vật lý” của vũ trụ. Trong các-hình-thái-đối-đãi-và-đối-lập trong thể thống nhất về nguyên lý với các hạt cơ bản, thì hình thái đầu tiên, đã được chúng ta xem xét đến trong các phần trên, là hình thái: “phản hạt cơ bản”. Ngoài ra, trong các kiến thức cơ bản đến nay của khoa học vật lý thang hạ nguyên tử, còn có các hình-thái-đối-đãi-và-đối-lập-trong-thể-thống-nhất-về-mặt-triết-học-với-hạt-cơ-bản khác, bao gồm: “hạt ảo” và “phản hạt ảo”. Từ góc nhìn triết học duy vật biện chứng, rõ ràng, bản chất phi vật lý của vũ trụ trước bức tường Planck có được là do tại đây chưa hề có mặt các hạt vật lý cơ bản và bản chất phi vật lý của vũ trụ sau bức tường Planck có thể được nhận thức bằng phương thức nhận thức phi tuyến tính. Từ đây, về mặt triết lý, có thể rút ra ba nhận xét ứng chiếu. Một là, có một lát cắt xuyên xuốt về một bản chất phi vật lý của vũ trụ đi theo suốt từ trước đến sau bức tường Planck. Hai là, từ sau bức tường Planck, tức từ khi có không gian và thời gian, thì xuyên qua hệ thống không gian và thời gian này, có một sợi dây liên hệ về một bản chất phi vật lý được duy trì và truyền trao không đứt đoạn. Ba là, kết nối với giai đoạn trước bức tường Planck, sợi dây liên hệ về một bản chất phi vật lý của vũ trụ đã được truyền trao liên tục từ đầu vụ nổ lớn đến nay. “Sợi-dây” vũ trụ mang liên hệ phi vật lý được truyền trao liên tục từ đầu vụ nổ lớn đến nay này chính là một “trạng thái tồn tại” của vũ trụ. Nó không bị biến chất theo thời gian và không gian. Nó không “tồn tại” nhưng không phải không “tồn tại”. Nó “tồn tại” trong trạng thái không “tồn tại”. Nó “tồn tại” trong trạng thái không bị “vật lý hóa”. Nó “tồn tại” không có tính-vật-thể. Nó không thể bị tác động bởi sự chia chẻ vật lý. Nó không thể bị tác động bởi tất cả mọi sự chia chẻ. Nó không thể bị chia đôi hoặc cắt lìa. Dường như trong câu chuyện đến đây, tất cả chúng ta đều đang chia sẻ sự cảm nhận và thức nhận rằng: nhân loại không thể sử dụng tất cả và nguyên nghĩa những khái niệm triết lý của kỷ nguyên vật lý để mô tả về tính “phi vật lý” này. Về nguyên lý, ngôn ngữ là sản phẩm lịch sử của kỷ nguyên vật lý, tức là sau kỷ nguyên Planck; chỉ sau khi có sự ra đời của bộ não người, với cấu trúc gồm hai bán cầu phải và trái. Khái niệm và theo đó là ngôn ngữ không thể có sự tương đồng tuyệt đối trong quá trình phản ảnh vào hệ quy chiếu của vũ trụ phi vật lý, kể cả trước và sau sự kiện quan trọng mang ý nghĩa phân vạch Planck, cả về mặt khoa học, triết học và lý luận. Do vậy, tất cả những “khái-niệm-triết-học-trong-kỷ-nguyên-vật-lý” đã thực sự tỏ ra không đủ năng lực tuyệt đối trong yêu cầu mô tả trạng thái vũ trụ phi vật lý này. Đây là một trong những nguyên nhân cản trở cơ sở đầu tiên, mà cho đến đầu thế kỷ XXI, nhân loại vẫn chưa có được một lý thuyết vũ trụ quan toàn thể như đã nói trong phần trên. Vũ trụ quan tinh khiết là hệ thống quan điểm di qua một lăng kính trong sáng về một-vũ-trụ-toàn-thể. Vũ trụ quan tinh khiết thấy rằng vũ trụ là một vũ trụ vật lý, có tính đến sợi-dây vũ trụ mang tính phi vật lý được truyền trao liên tục từ đầu vụ nổ lớn đến nay và giữa hai trạng thái vũ trụ này có sự liên hệ, tương tác với nhau. Vũ trụ phi vật lý có trước bức tường Planck, rõ ràng, đã là “nguyên liệu” của trang thái vũ trụ vật lý sau bức tường Planck. Đồng thời, trạng thái vũ trụ phi vật lý sau bức tường Planck cũng có vai trò quan trọng đối với trang thái vũ trụ vật lý (sau bức tường Planck), do từ sự phản ảnh về vai trò quan trọng của nguyên lý bất định của vật lý lượng tử trong toàn bộ nền tảng vật lý nói chung. Và một chi tiết nữa là, vũ trụ phi vật lý trước bức tường Planck rõ ràng cũng đã là “nguyên liệu” của trang thái vũ trụ phi vật lý sau bức tường Planck. Sự khái quát dã đưa chúng ta đến một nhận xét: vũ trụ phi vật lý có trước bức tường Planck đã là nền tảng của tất cả mọi trạng thái khác của vũ trụ. Vũ trụ phi vật lý trước bức tường Planck đã quy định hai trạng thái đồng thời của vũ trụ sau bức tường Planck còn lại. Vũ trụ phi vật lý trước bức tường Planck chính là trạng thái “nhất nguyên” và hai trạng thái đồng thời của vũ trụ sau bức tường Planck còn lại chính là trạng thái “nhị nguyên” đã được mô tả trong triết học đông phương cổ đại và tiền cổ đại. Và đây cũng chính là nền tảng sau này của “cây phả hệ” vũ trụ. Cách nhìn này không thể bị che mờ bởi bất kỳ quan niệm chủ quan nào của người-quan-sát. Bởi, chính người quan sát này xét đến cùng cũng chỉ là một thành tố hữu cơ bên trong của vũ-trụ-toàn-thể. Phải giải thoát khỏi vị trí người quan sát bên ngoài để hoàn toàn hóa thân thành người trải nghiệm bên trong thì mới có thể cảm nhận và thức nhận được toàn thể về cái vũ trụ trong đó có và không thể thiếu chính mình - với tư cách là một tiểu vũ trụ biệt phái của vũ trụ đại cuộc thống nhất trong đa dạng và mâu thuẫn. Điều này, cũng tương tự như việc những người-quan-sát-không-bàng-quan đã “hội-nhập” một cách trừu tượng vào hoàn cảnh cụ thể của nhân vật để có thể khóc hoặc “chết” cùng họ trong sa mạc với câu chuyện mà chúng ta vừa ví dụ trong đoạn trên. Vũ trụ quan tinh khiết dưới góc nhìn của triết học nhất nguyên đông phương cổ đại và tiền cổ đại, không chỉ là vấn đề học thuật, dù trước hết, nó phải là một-vấn-đề-học-thuật như chúng ta đang cố gắng sơ nét một cách khó hoàn thiện để miêu tả. Vũ trụ quan tinh khiết còn có những nội hàm chức năng khác quan trọng hơn, theo nghĩa nó có thể tác động vào hiện thực để giúp chúng ta điều chỉnh và thay đổi đời sống. Trong khuôn khổ ở đây, chúng ta trước hết quan tâm đến hai nội hàm chức năng quan trọng, đó là: năng-lực-thực-tiễn và sức-mạnh-thực-tế. Chúng ta sẽ đi sâu vào các nền tảng, cơ sở của năng lực thực tiễn và sức mạnh thực tế của vũ trụ quan tinh khiết. Biển có hai mặt đối lập bộ phận của một chức năng triết lý toàn thể. Hai mặt chức năng triết lý đối lập bộ phận của biển là: 1. chia cắt các châu lục; 2. nối liền các vùng mà nó chia cắt. Chức năng triết lý toàn thể của biển chính là sự thống nhất hữu cơ trong mâu thuẫn của hai mặt chức năng triết lý đối lập bộ phận nói trên. Nhân loại đã thường xuyên và không ngừng chuyển qua rồi chuyển lại từ hai đầu thái cực tâm thức đối lập và bộ phận như đã nói về biển trong hành xử với vũ trụ toàn thể, trên hành trình tồn tại, phát triển và sáng tạo, trong và cùng vũ trụ toàn thể của mình. Họ, có lúc thì làm người quan sát đứng bên ngoài vũ trụ. Có lúc thì làm người trải nghiệm nằm bên trong vũ trụ. Có lúc như thuyết tương đối chỉ nhận thức vũ trụ vật lý. Có lúc như thuyết lượng tử chỉ cảm nhận vũ trụ phi vật lý. Lẽ ra, do vũ trụ thực tại là một-vũ-trụ-toàn-thể bao gồm tất cả các hình thái bộ phận đối lập và mâu thuẫn cụ thể, nên cần phải hành xử theo cách, dù có thể mới nhìn biểu kiến từ bên ngoài thì thấy cơ hồ như đầy mâu thuẩn và hỗn độn, nhưng, thực sự về bản chất bên trong, thì lại chứa chan sự thống nhất và hài hòa, một sự thống nhất mâu thuẫn biện chứng. Vũ trụ quan không chỉ là khát vọng. Đó còn là hình thái hành trang tiền đề. Đây là một loại hành trang đặc thù. Sự khác biệt của nó với tất cả các loại hành trang khác ở chỗ chính tiềm năng kiến tạo và khai phóng dưới hình thái hành trang mà nó hun đúc cho hành trình là loại giá trị có năng lực “tỏa sáng”. Như chúng ta đều biết, bất kể vũ trụ tàng chứa trong nó vô tận những điều mất cân bằng như là chiều nghiêng toàn thân đặc trưng của vận động viên điền kinh trên đường đua, nhưng cuối cùng thì sự lộng lẫy của giải vô dịch đã minh tả rằng chiều nghiêng về phía trước thoạt nhìu có vẻ không cân đối đó chính là sự hài hòa. Cũng vậy, sự xúc cảm quyện chặt hiểu biết về vũ trụ được gọi là vũ trụ quan trong một con người chính là chiều nghiêng về phía trước đặc trưng đó của vận động viên điền kinh. Đó là vẻ đẹp của sự hài hòa trong xu thế phát triển. Bởi, điều đó cũng đơn giản như là, không ai có thể không hiểu chính mình mà có thể sống và phát triển hài hòa được. Rõ ràng, vũ trụ quan và vũ trụ quan toàn thể là những hành trang không thể thiếu của mỗi con người cá thể và nhân loại toàn thể cho một cuộc hành trình hài hòa. Triết học nhất nguyên luận giải trước hết về “vũ trụ quan tinh khiết” và sau đó - là hệ quả tự nhiên, trực tiếp và mạnh mẽ từ điều thứ nhất - về “nguyên lực thôi thúc tiến hóa từ sự giác ngộ về vũ trụ quan tinh khiết” đó. Vũ-trụ-quan-tinh-khiết là cơ sở của cách mạng tâm thức. Nguyên-lực-thôi-thúc-tiến-hóa-từ-sự-giác-ngộ-về-vũ-trụ-quan-tinh-khiết là cơ sở của cách mạng động lực tiến hóa. Cách mạng tâm thức là đêm trước của cách mạng động lực. Như mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù lý thuyết và thực tiễn, cách mạng tâm thức là cuộc cách mạng lý thuyết và cách mạng động lực là cuộc cách mạng thực tiễn. Cách mạng tâm thức - cách mạng lý thuyết không có mục dích tự thân. Cách mạng động lực - cách mạng thực tiễn có mục đích nội tại. Cách mạng tâm thức tạo điều kiện và thúc đẩy cách mạng động lực. Cách mạng động lực quyết định giá trị và ý nghĩa của cách mạng tâm thức. Như vậy, từ góc nhìn hành động, và xét đến cùng là điều chúng ta quan tâm nhất, vũ-trụ-quan-tinh-khiết chứa “năng-lực-thực-tiễn” về một vườn ươm mầm cho cuộc cách mạng động lực tiến hóa và ẩn tàng “sức-mạnh-thực-tế” để chỉ ra các kỹ năng sinh sống, hoạt động, rèn luyện thuận nguyên lý vũ trụ cho con người thông qua nguyên-lực-thôi-thúc-tiến-hóa-từ-sự-giác-ngộ-về-vũ-trụ-quan-tinh-khiết. Từ câu chuyện ý nghĩa triết lý của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 về nguyên-lý-sáng-tạo-thông-qua-“trung-giới”, chúng ta như chợt cảm nhận được rằng: cách thức nhân loại sáng tạo thực tiễn từ trước đến nay là “sáng-tạo-thực-tiễn-không-thông-qua-trung-giới”. Điều đó có nghĩa là, cho đến nay, về cơ bản, nhân loại chỉ mới biết đến sáng tạo thực tiễn trong nội-tại-hiện-thực-nhị-nguyên. Kết quả tốt nhất của sáng tạo thực tiễn trong khuôn khổ hiện-thực-nhị-nguyên là các sản phẩm nhị nguyên tốt nhất, bao hàm trong đó các cặp thái cực đối đãi đối lập. Chúng ta sẽ tiếp tục mạch suy luận về “năng-lực-sáng-tạo-thực-tiễn” của triết học nhất nguyên. Như trong phần trên đã nói, trong thực tiễn, để có được sự “phát-triển-thăng-hoa”, tức phát triển nhưng cố gắng tiết chế các hệ lụy nhị nguyên đối đãi tiêu cực, tương lai nhân loại cần đến triết học nhất nguyên, trong ý nghĩa mà chúng ta đang sử dụng của từ nhất nguyên, với tư cách một trong những sự bổ khuyết trong tiến trình từng bước hoàn thiện tư duy triết học. “Phương-thức-sáng-tạo-thực-tiễn” của triết học nhất nguyên này là câu chuyện gần giống cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trước hết, cần nhận thức rằng có một “cảnh giới” nhất nguyên bên ngoài thực tại nhị nguyên hiện hữu mà chúng ta đang tồn tại với nhu cầu sáng tạo hiện thực. Tiếp theo, bằng các “thao tác tư tưởng”, chúng ta “tương tác” hai chiều với “cảnh giới” nhất nguyên. Tại “cảnh giới” nhất nguyên, chúng ta tạo ra một sự biến đổi về “khuôn mẫu”. Và sau đó, chúng ta di chuyển sự biến đổi về khuôn mẫu đó về thực tại nhị nguyên hiện hữu để sáng tạo hiện thực thông qua việc làm đầy các khuôn mẫu đó bằng chất liệu nhị nguyên. Đó là những nguyên lý tiền đề cơ bản của việc ứng dụng triết học nhất nguyên để sáng tạo hiện thực. Các “thao tác tư tưởng” vừa được trình bày trên có các nguyên lý vật lý - kỹ thuật liên quan. Các “gói thông tin lượng tử” là các hình thái tồn tại của tư tưởng. Xét các gói thông tin lượng tử trong trạng thái hạt. Một đặc điểm cơ bản của hạt là tiềm năng bức xạ. Không phải trong mọi trạng thái, hạt đều có khả năng thực hiện năng lực bức xạ. Hạt chỉ có khả năng thực hiện năng lực bức xạ, khi và chỉ khi, có năng lượng - và qua đó là thông tin - đủ lớn, từ hai loại nguồn: nội lực và tha lực. Cũng như bản chất lưỡng tính “sóng - hạt” của các vi thể cơ bản, các gói thông tin lượng tử có bản thể là các vi thể cơ bản, được xét ở đây trong tư cách hạt, cũng có bản chất lưỡng tính “sóng - hạt”. Trong mỗi trạng thái “sóng” hoặc “hạt”, chúng đều luôn phải tuân thủ các nguyên lý bản thể đối ứng của mình. Tương tự, bức xạ cũng có hai dạng: bức xạ dạng “sóng” và bức xạ dạng “hạt”. Bức xạ “sóng”, trong tư cách là một hình thái - hình thái thứ nhất - của bức xạ, đã trở thành nền tảng vật lý - kỹ thuật của rất nhiều thế hệ công nghệ thực tiễn từ nửa đầu thế kỷ XX, đầu tiên là trong y học, với các máy chụp X-quang. Bức xạ “hạt”, trong tư cách là một hình thái - hình thái thứ hai - của bức xạ, chính là nền tảng vật lý của các “thao tác tư tưởng” đã được mô tả trong phương thức sáng tạo thực tiễn của triết học nhất nguyên mà chúng ta đang đề cập. Khi được kích thích - với nguyên liệu là năng lượng và qua đó là thông tin - đúng phương thức và liều lượng, thông qua các loại nguồn nội lực và tha lực, dưới dạng đơn nguồn hoặc tổ hợp nguồn, “hạt” trong các gói thông tin lượng tử sẽ có thể phóng xạ dưới hình thái bức xạ hạt. Đây là cơ sở vật lý - kỹ thuật của các thao tác tư tưởng trong phương thức sáng tạo thực tiễn của triết học nhất nguyên đã nói trong phần trên. Sự trừu tượng hóa và khái quát hóa tiếp theo với mạch phân tích câu chuyện như trên có thể dẫn đến nhận xét ứng chiếu mang tính phương pháp luận quan trọng về mặt hình thái của hệ-quy-chiếu-nhận-thức. Các “hình thái thực tại vật lý cần biến đổi trong phương thức sáng tạo thực tiễn của công nghiệp 4.0” và “thực tại nhị nguyên hiện hữu mà chúng ta đang tồn tại với nhu cầu sáng tạo hiện thực trong phương thức sáng tạo thực tiễn của triết học nhất nguyên” vừa được trình bày trong các phần trên, chính là các hình thái bên trong “vương quốc của thế giới vĩ mô”, tức là các hình thái của thế giới vật lý. Chúng ta sẽ tiếp tục bằng phương pháp suy luận đối ứng, lồng ghép với các quá trình trừu tượng hóa và khái quát hóa trong tư duy đã dẫn đến nhận xét ứng chiếu mang tính phương pháp luận về mặt hình thái của hệ-quy-chiếu-nhận-thức trong phần trên. “Cấu trúc toán học nội tại của các thực thể vật lý trong phương thức sáng tạo thực tiễn của công nghiệp 4.0” và “các gói thông tin lượng tử là các hình thái tồn tại của tư tưởng bên trong cảnh giới nhất nguyên trong phương thức sáng tạo thực tiễn của triết học nhất nguyên” vừa được trình bày trong các phần trên, chính là các hình thái bên trong “vương quốc của thế giới vi mô”, tức là các hình thái của thế giới phi vật lý. Kết hợp với sự nhận xét về mối quan hệ giữa vũ trụ phi vật lý và vũ trụ vật lý mà trong các đoạn trên đã mô tả, rõ ràng, có thể rút ra một trong những nguyên lý tiền đề quan trọng mà chúng ta đang rất quan tâm trong tính thực tiễn của vũ trụ quan tinh khiết. Đó là: trên bình diện triết lý, không phải thế giới vĩ mô tức tính vật lý đã tạo ra và quyết định thế giới vi mô tức tính phi vật lý; mà, ngược lại, chính thế giới vi mô tức tính phi vật lý đã đã tạo ra và quyết định thế giới vĩ mô tức tính vật lý. Và, trong tinh thần biện chứng của sự vận động tuần hoàn có tính chu kỳ như vậy, đến lượt mình, thế giới vĩ mô tức tính vật lý sẽ tác động và thúc đẩy thế giới vi mô tức tính phi vật lý phát triển. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về tính khoa học của điều này. Thật vậy, khoa học đương đại và nhất là vũ trụ quan vi mô đương đại, đã mô tả tường minh cơ sở vật lý của sự chuyển hóa. Điều rất quan trọng đầu tiên cần nhấn mạnh về mặt phương pháp luận thực tiễn cần trình bày ở đây là: mọi sự chuyển hóa cơ bản đều chỉ có thể và bị bắt buộc phải diễn ra ở cấp độ vi mô. Nói cách khác, mọi sự chuyển hóa cơ bản đều không phải và không thể xảy ra ở cấp độ vĩ mô, Điều này có nghĩa là: nếu trong thực tiễn chúng ta muốn có sự chuyển hóa cơ bản thì không thể không chuyển đối tượng cần chuyển hóa từ trạng thái vĩ mô về trạng thái vi mô. Nếu không thông qua trung giới của trạng thái vi mô thì mọi yêu cầu chuyển hóa đều không thể diễn ra hợp quy luật. Các liều lượng được gọi là “chuyển hóa” ngoại lai trong nội bộ thế giới vĩ mô tức khuôn khổ nhị nguyên mà chúng ta đang thực hiện, chỉ là sự “tích lũy” về lượng chứ chưa phải sự thay đổi căn bản về chất, nên chưa phải là sự chuyển hóa cơ bản. Sự chuyển hóa được thực hiện trong thế giới vi mô và cấp độ nhất nguyên là chuyển hóa nội tại. Khái niệm tường minh và phổ biến của vật lý đương đại và vũ trụ quan vi mô đương đại dùng để mô tả môi trường để thực hiện sự chuyển hóa căn bản về chất trong thế giới vi mô, được gọi là “trường-lượng-tử-tương-đối-tính”. Xét trong tính vật lý là “trường-lượng-tử-tương-đối-tính” và xét trong tính triết học là “thế giới vi mô”, tại đây, có rất nhiều hiện tượng tự nhiên khác thường mà trong thế giới vĩ mô hoàn toàn không thể nào có được, do từ đặc thù cấu tạo bản thể của mình. Đối với các hiện tượng tự nhiên khác thường này, bằng lăng kính đơn thuần của vũ trụ quan vĩ mô đương đại, chúng ta sẽ thấy rất khó hiểu, thậm chí sẽ không thể hiểu được. Nhưng, sứ mệnh và thông điệp của các hiện tượng tự nhiên khác thường này - trong trường lượng tử tương đối tính và trong thế giới vi mô - lại vô cùng to lớn và mang tính cách mạng sâu sắc. Hiện tượng hai “hạt” photon có năng lượng đủ lớn gặp nhau biến thành một cặp “hạt - phản hạt” và hiện tượng một cặp “hạt - phản hạt” gặp nhau sẽ biến thành hai “hạt” photon có năng lượng đủ lớn, chính là một cặp đối ứng trong những hiện tượng tự nhiên vô cùng đặc biệt và quan trọng như vậy, chỉ có thể và bị bắt buộc phải diễn ra trong nội tại thế giới vi mô. Cần nói rõ: photon là “hạt” không có khối lượng và cặp hạt - phản hạt (electron - positron) là “hạt” có khối lượng. Ý nghĩa triết học quan trọng thứ nhất của hiện tượng “vật lý” này là ở chỗ: nó chỉ ra cơ sở và phương thức triết lý của sự chuyển hóa. Thông qua cơ sở và bằng phương thức này, vi mô (xét trong hình thái không có khối lượng) đã chuyển hóa thành vĩ mô (xét trong hình thái có khối lượng). Và từ đó, tất cả các cặp thái cực khác liên quan ở đây: tính phi vật lý/tính vật lý, chiều thuận của vũ trụ/chiều nghịch của vũ trụ, tiến hóa/thoái hóa đã chuyển hóa cho nhau. Ý nghĩa triết học quan trọng thứ hai cần dề cập ở đây của hiện tượng “vật lý” này là ở chỗ: nó chỉ ra đối tượng, cơ sở và phương thức triết lý của sự bức xạ dạng “hạt” của vũ trụ. Trong vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống, có bốn loại lực cơ bản; lực điện từ, lực hấp dẫn, lực tương tác yếu và lực tương tác mạnh. Hai loại lực đầu hoạt động dựa trên cơ sở cơ bản là sự bảo tồn bản thể nguyên tử. Hai loại lực sau hoạt động không dựa trên cơ sở cơ bản là sự bảo tồn bản thể nguyên tử, do chúng chỉ hoạt động và tác động thông qua kênh tương tác hạ nguyên tử. Như khoa học vật lý đương đại đã mô tả, chúng ta thấy chỉ có trong thang hạ nguyên tử mới tồn tại “các-hình-thái-đối-đãi-và-đối-lập-trong-thể-thống-nhất-về-mặt-triết-học” với các hạt cơ bản. Mà cho đến nay, nhân loại đã bước đầu phát hiện và mô tả được ba hình thái lớn thuộc nhóm “các-hình-thái-đối-đãi-và-đối-lập-trong-thể-thống-nhất-về-mặt-triết-học” với các hạt cơ bản, đó là: “phản hạt”, “hạt ảo” và “phản hạt ảo”. Về nguyên lý, đây chính là các thành tố mang các cơ chế tương tác mang tính “hộp đen” trong nhận thức luận về thực tại “phi vật lý” của vũ trụ toàn thể. Trong ngôn ngữ đương đại của nhân loại, ở chừng mực đại chúng phổ thông, với tính thiếu chuẩn xác và chưa đầy đủ, nhằm mục đích hữu dụng và phổ dụng, chúng ta có thể tạm gọi các lực điện từ và hấp dẫn thuộc nhóm lực của vũ trụ vật lý; và, các lực tương tác yếu và tương tác mạnh thuộc nhóm lực của vũ trụ phi vật lý, với các luận bàn dưới đây. Chỉ có trong thang hạ nguyên tử, mới tồn tại những hạt không có khối lượng. Điều quan trọng cần lưu ý, hai loại lực theo thứ tự đứng sau trong bốn loại lực kể trên của vũ trụ, gồm lực tương tác yếu và lực tương tác mạnh, là nhóm lực tương tác không liên quan đến khối lượng. Chỉ có nhóm lực tương tác không liên quan đến khối lượng mới có hình thái bức xạ hạt. Nói cách khác, bức xạ hạt là dạng bức xạ có thể biến hóa đối tượng tương tác từ “trạng thế” có khôi lượng thành không có khối lượng và ngược lại. Chính vì lý do đó, bức xạ hạt - hình thái bức xạ duy nhất, khác với bức xạ sóng - là cơ sở vật lý và triết học của sự tương tác “liên-xuyên” trong nội tại vũ trụ toàn thể, giữa vũ trụ phi vật lý và vũ trụ vật lý, giữa vũ trụ vi mô và vũ trụ vĩ mô. Thật vậy, nhóm lực điện từ và hấp dẫn là nhóm lực thuộc về vũ trụ vĩ mô và nhóm lực tương tác yếu và tương tác mạnh là nhóm lực thuộc về vũ trụ vi mô. Nhóm lực điện từ và hấp dẫn không thể điều chỉnh vũ trụ vi mô, nhưng nhóm lực tương tác yếu và tương tác mạnh có thể điều chỉnh vũ trụ vĩ mô. Trong phần trên, chúng ta đã nói về bản thể lưỡng tính sóng - hạt của các vi thể cơ bản. Thật ra, đây chỉ mới là cách phát biểu định tính. Để tìm hiểu định luợng về điều này, chúng ta sẽ đí sâu hơn vào các cơ sở của bản thể lưỡng tính này trên bình diện vật lý. Chính yếu tố tần số, hoặc trong một ý nghĩa khác là bước sóng với giá trị tỷ lệ nghịch đảo với tần số, đã tạo ra sự lưỡng tính này. Tuy nhiên, để tìm hiểu định luợng về các trang thế lưỡng tính này, chúng ta cần bắt đầu từ khái niệm “lượng-tần-số”. Thật vậy, các trạng thế lưỡng tính sóng hạt - tức tình trạng các vi thể cơ bản ở trong các “trạng thái tiền tương tác” mang tính vừa là hạt vừa là sóng - thể hiện rõ nhất tại một khoảng không-thời gian, mà ở đó, lượng tần số là không quá nhặt hoặc không quá khoan. Như vật lý lượng tử đã mô tả, khoảng không-thời gian này được xác định là khoảng không-thời gian nằm giữa hai cực tần số (cực quá nhặt hoặc cực quá khoan). Chúng ta sẽ xem xét tình hình ở hai cực tần số quá nhặt hoặc quá khoan. Tại một đầu khi tần số quá nhặt, tính sóng sẽ thể hiện rất rõ, rất mạnh, một cách rất đặc trưng, và chứa đựng lượng năng lượng rất lớn. Và tại đầu còn lại, khi tần số quá khoan, tính hạt sẽ thể hiện rất rõ, rất mạnh, một cách đặc trưng, và trong nguyên lý tương ứng và đối xứng của vũ trụ, sẽ chứa đựng lượng thông tin rất lớn. Điều quan trọng là, ở cả hai khu vực thái cực này, tính lưỡng tính sóng - hạt thể hiện rất yếu. Và, điêu quan trọng cần nói ở đây là, ngay tại các đỉnh đầu của thái cực, các vi thể cơ bản không còn tính lưỡng tính sóng - hạt. Nói cách khác, xét về “kiểu-tương-tác”, trong sự tương tác giữa hai đối tượng tương tác thông qua“lượng-tần-số”, sự cực đại của tần số tương tác sẽ tạo thành hình thái tương tác dạng sóng điển hình, và sự cực tiểu của tần số tương tác sẽ tạo thành hình thái tương tác dạng hạt điển hình. Và, từ trong sự tương tác và cùng với sự tương tác như là phương thức tồn tại, vận động và phát triển của mình, đối tượng tương tác sẽ tự biến hóa mình về mặt bản thể, để trở thành như là sóng hoặc hạt, tùy theo cách mà chúng tương tác với các đối tượng tuơng tác khác. Theo ý nghĩa này, bản thể không phải là một nguyên lý hoặc tính chất tiên nghiệm và cố định của “chất” hoặc “trường” trong tư cách là hai khái niệm cơ sở của cơ học cổ điển. Trong tinh thần biện chứng, rõ ràng, bản thể hình thành và vận động cùng phương thức tương tác, thông qua sự biến thiên của kiểu-tương-tác và xét đến cùng từ lượng-tần-số tương tác. Đến đây, sự khái quát sẽ dẫn đến điều cần rút ra, hình thái tương tác dạng hạt là hình thái tương tác cơ bản và chủ yếu trong vũ trụ phi vật lý, ở cả hai trường nhị nguyên và nhất nguyên. Do đó, chính hình thái bức xạ dạng hạt, mới tiềm chứa năng lực tươmg tác liên-xuyên giữa vũ trụ nhất nguyên và vũ trụ nhị nguyên. Nói cách khác, hình thái bức xạ sóng là hình thái bức xạ quen thuộc với nhân loại, nhưng đây cũng là hình thái bức xạ có giới hạn đỉnh trần. Đỉnh trần giới hạn - về mặt triết lý của triết học nhất nguyên - của hình thái bức xạ sóng là, chúng có và chỉ có năng lực tương tác trong nội tại vũ trụ nhị nguyên và nói cụ thể hơn là trong nội tại bộ phận vũ trụ vật lý của vũ trụ nhị nguyên. Nhóm lực thang nguyên tử, gồm lực điện từ và hấp dẫn, tức các loại lực tồn tại phổ biến và dễ thấy trong vũ trụ vĩ mô, có nguyên liệu cơ sở của lực là năng lượng. Ngược lại, nhóm lực thang hạ nguyên tử, gồm lực tương tác mạnh và lực tương tác yếu, hoạt dộng trong trường lượng tử tương đối tính và thế giới vi mô, không thể cảm nhận được bằng các giác quan thông thường trong vũ trụ vĩ mô, có nguyên liệu cơ sở của lực là thông tin. Bức xạ “hạt” chính là bức xạ “thông tin”. Hạt và các hình thái lực (bức xạ) của nó, chính là hình thái tiềm năng của thông tin. Thật vậy, trong tác phẩm “Lỗ đen: các bài thuyết gỉang trên đài”, Nhà xuất bản Trẻ, 2017, Nguyễn Tuấn Việt dịch, In lần thứ hai, (nguyên bản: “Black holes: The BBC reith lectures”) của Stephen Hawking, trang 31 – 33, đã chỉ rõ: “… thông tin, theo nghĩa vũ trụ học của thông tin: ý tưởng mọi hạt và mọi lực trong vũ trụ đều hàm chứa một câu trả lời cho câu hỏi có-hay-không… Ghi chú: Thông tin, trong bối cảnh này, mang ý nghĩa là tất cả những chi tiết của mọi hạt và mọi lực gắn với một vật…” Nguyên liệu thông tin từ hình thái tiềm năng chỉ có thể biến hóa thành hình thái bản thể khi được diễn dịch thông qua vai trò của nhân tố con người. Bộ não người chính là một trong những hình thái “thiết bị” giải mã thông tin. Thậm chí, để thực hiện chức-năng-tự-thân này, trước, trong và sau đó, bộ não người còn phải thực hiện thêm một chức-năng-mang-tính-phương-tiện khác, đó là “thiết bị” tiếp nhận bức xạ hạt và thực hiện tái bức xạ hạt phái sinh - nhiều bậc tuần hoàn trong tính chu kỳ - từ và đến vũ trụ toàn thể. Cần nói rõ, bộ não này - và từ đó trong ý nghĩa phái sinh nhưng không phải vì thế mà kém phần nghiêm ngặt là chủ nhân ông của nó tức con người cá thể - phải thực hiện chức năng tự thân và chức năng mang tính phương tiện này trong hai yêu cầu tự nhiên - khách quan, có ý nghĩa như là điều kiện “bảo hành” của nhà sản xuất. Điều kiện thứ nhất, phải thực hiện chức năng tự thân và chức năng mang tính phương tiện này trong tư cách thành tố biệt phái hữu cơ nôi tại trong vũ trụ toàn thể và cùng vũ trụ toàn thể. Điều kiện thứ hai, phải thực hiện chức năng tự thân và chức năng mang tính phương tiện này trong tư cách của một thể vận động. Nói nôm na, không được quên nguồn và không được quên thể. Nếu quên nguồn, sẽ rơi vào vũ trụ luận phi toàn thể. Bài học ở đây là biết ta mà không biêt người. Nếu quên thể, sẽ lý luận hóa theo nghĩa đóng băng hóa tuyệt đối mọi “thế năng” và “động năng” phương pháp luận mềm mại uyển chuyển lưu dẫn là hình thái chân thể luôn đang tiềm chứa dâng trào và mãnh liệt trong mọi tri thức nói chung và kiến thức nói riêng. Bài học ở đây là câu nói của Gớt, mọi lý thuyết đều màu xám chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi. Chúng ta thấy, trong thực tiễn, cả hai tình huống nêu trên đều liên quan trực tiếp, và xét đến cùng, gần như là duy nhất, đến và từ bộ não (người). Thật vậy, đến ngày nay, hơn mọi lúc nào hết trong lịch sử vũ trụ và lịch sử loài người, từ việc con người là chủ nhân không thể hoán đổi của bộ não người, nên nhân tố con người ngày càng có một vai trò hữu cơ đặc biệt quan trọng và còn hơn thế nữa trong sự vận động phát triển đi lên không ngừng của họ trong và cùng vũ trụ toàn thể. Đi sâu vào trong cấu trúc nội tại của bộ não người, chúng ta thấy bán cầu não phải đang chứa đựng những mã khóa cơ sở và cơ bản về vị trí và vai trò của nhân tố con người bên cạnh các chức năng nhiệm vụ vô cùng quan trọng khác của bán cầu não trái mà chúng ta đã biết trên hành trình tiến hóa của con người trong và cùng vũ trụ toàn thể. Đây là một trong những nguyên lý quan trọng của vũ trụ quan toàn thể làm tiền đề nhân bản luận để giải quyết các hệ lụy hiển hiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cặp phạm trù tư tưởng và thông tin, là hai trạng thái hình như đối lập, trong khuôn khổ nhận thức luận truyền thống, với đặc điểm và phương thức nhị phân gần như tuyệt đối giữa chủ thể và khách thể nhận thức. Trong nhận thức toàn thể luận, với đặc điểm và phương thức thông-qua-nhiều-cấp-độ-khác-nhau trong sự hội-nhập giữa chủ thể và khách thể nhận thức, các “thao tác tư tưởng” chính là sự sáng tạo với các “gói thông tin lượng tử”, trong hoạt động bức xạ hạt hai chiều tuần hoàn phát triển, với đối tượng nhận thức. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là, trong nhận thức toàn thể luận, người quan sát và đối tượng quan sát thực hiện các hoạt động tư tưởng và thông tin trong tư cách hai hình thái của một chỉnh thể mang tính hệ thống, như hai mặt đối lập nhưng thống nhất của một đồng tiền. Thật vậy, sự gia phóng bổ sung bằng thao tác sáng tạo của não người, nhất là thông qua sự phát huy vị trí và vai trò của bán cầu não phải trong mối quan hệ thống nhất hữu cơ với bán cầu não trái, chính là hoạt động tạo ra bối cảnh “thăng hoa” và trạng thái “năng lượng đủ lớn” phái sinh, trong hiện tượng hai hạt photon có năng lượng “đủ lớn” gặp nhau biến thành một cặp hạt - phản hạt và hiện tượng một cặp hạt - phản hạt gặp nhau sẽ biến thành hai hạt photon có năng lượng “đủ lớn”, chỉ có thể và bị bắt buộc phải diễn ra trong nội tại thế giới vi mô, mà chúng ta đã nới đến trong phần trên. Với tiềm năng bức xạ tự thân chứa trong các hạt cơ bản, khi được gia phóng bổ sung bằng thao tác sáng tạo của não người, thông qua hoạt động tương tác qua lại giữa hai bán cầu đại não trong đó có vai trò phát động chuyển hóa của não phải, các gói thông tin lượng tử đã “thăng-hoa-đủ-lớn” sau các thao tác tư tưởng của con người, trong tư cách vũ trụ vi mô hoặc/và vũ trụ nhất nguyên, sẽ tương tác thông qua phương thức bức xạ dạng hạt với vũ trụ vĩ mô hoặc/và vũ trụ nhị nguyên. Quá trình nở loãng của vũ trụ sau vụ nổ lớn là quá trình tiến hóa và quá trình cô đặc từ khi vũ trụ biến thành lỗ đen là quá trình thoái hóa. Chiều vận động thuận của vũ trụ là đi từ tiến hóa đến thoái hóa. Chiều vận động nguyên khởi và căn bản của vũ-trụ-mà-chúng-ta-đang-sinh-sống-và-hoạt-động-thực-tiễn-sau-vụ-nổ-lớn đã được nghiên cứu và xác nhận là chiều nở loãng. Điều đó chứng tỏ rằng: chúng ta - trong tư cách nhân tố con người - đang sống trong một vũ trụ hoặc/và vũ trụ bộ phận đang có chiều vận động tiến hóa. Trong một vũ trụ hoặc/và vũ trụ bộ phận có chiều tiến hóa như vây, chắc chắn sẽ có những quy luật đặc thù khác hơn trong một vũ trụ hoặc/và vũ trụ bộ phận có chiều vận động thoái hóa. Mà những quy luật đặc thù này, chính là những nguyên lý tiền đề mà chúng ta - trong tư cách nhân tố con người - bắt buộc phải tuân thủ. Khái quát lại, triết học nhất nguyên, với nội hàm chúng ta đang đề cập, là lý luận và khoa học phổ quát, nghiên cứu và ứng dụng về chân thể vũ trụ với hệ thống nguyên lý trong hình thái tiềm năng phát triển, là nguyên liệu, môi trường và phương thức của thế giới nhất nguyên, nhằm tạo ra và quyết định tất cả mọi bản thể và chiều kích vận hành đa chiều, mang tính toàn thể và hài hòa trong mâu thuẫn và thống nhất, của vũ trụ, nhân loại, con người, trong thế giới nhị nguyên. Khái niệm “phát triển” được dùng trong định nghĩa triết học nhất nguyên trên đây là theo nghĩa tổng quát nhất của sự phát triển. Khái niệm phát triển đó hàm chứa quá trình “thực diễn sự chuyển hóa về chất” để có được sự phát triển theo nghĩa rộng, được biểu diễn theo trục dọc, tức sự thăng hoa, trong mối liên hệ phổ quát - trong vũ trụ toàn thể và cùng vũ tru toàn thể, đã được trình bày trong phần đầu của tiểu luận này. Việc chuyển đổi từ cách quan sát theo trục ngang - của “sự tích lũy về lượng của khuynh hướng phát triển”, tức sự phát triển theo nghĩa hẹp, sang cách quan sát theo trục dọc - của “thực diễn sự chuyển hóa về chất” để có được sự phát triển theo nghĩa rộng, là một sự kiện nhận thức luận quan trọng. Đó chính là một hình thái và phương thức của việc mở rộng hoặc thay đổi hệ quy chiếu nhận thức, khi muốn mở rộng nhận thức hoặc thay đổi hiện thực, trong bối cảnh, điều kiện “tổng lượng kiến thức” đã đạt đến một “giới hạn” về “chất”. Trong phương thức quan sát theo trục dọc của hệ quy chiếu về sự phát triển, chúng ta sẽ được mục kích những chiều kích khác biệt và hoàn toàn mới lạ của sự phát triển. Con sâu kén bò theo trục ngang trên chiếc lá - lúc đầu là bé nhỏ, về sau trở thành chật hẹp - nay đã thoáng chốc vươn mình, thoát thai thành bướm để bắt đầu chấp chới bay lên trên không gian bao la theo trục dọc của hệ quy chiếu - một hệ quan sát thanh thoát mới. Con sâu chưa trở thành bướm chỉ là một giai đoạn ngắn, trạng thái quá độ, mà sự vận động khuôn khổ riêng có của giai đoạn này được phản ảnh ở chừng mực giới hạn của khái niệm phát triển theo nghĩa hẹp, được biểu diễn theo trục ngang, miêu tả “sự tích lũy về lượng của khuynh hướng phát triển”, đã được trình bày trong phần đầu của tiểu luận này. Với ý nghĩa đó, hệ quan sát theo trục dọc, đó là hướng nhìn theo mối liên hệ phổ quát - trong vũ trụ toàn thể và cùng vũ tru toàn thể. Phát triển - theo nghĩa rộng - là sự vận động tự thân không ngừng, đi từ nhất nguyên đến nhị nguyên và ngược lại, biến hóa đa chiều, tuần hoàn xoáy ốc, có thì phát động và chiều thuận nghịch, xuyên qua các chu kỳ tiến hóa và thoái hóa, trong vũ trụ toàn thể và cùng vũ trụ toàn thể, của một/mỗi và mọi sự vật hiện tượng. Nguyên năng của sự phát triển có bốn cấp độ: quán năng (biểu hiện thành quán tính) duy trì sự vận động, biến năng tăng giảm về xung lực, hóa năng chuyển hóa về chiều hướng và thăng năng phát tiết sự sáng tạo, tàng chứa rời rạc và chỉ có thể tựu thành hợp nhất thành nguyên năng toàn thể tại bình diện vi mô, trong những điều kiện chỉnh thể nhất định. Xét theo mối liên hệ phổ quát - trong và cùng vũ tru toàn thể, và trong mối quan hệ tương ứng với nhân tố con người - của hoạt động thực tiễn (là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm), sự phát triển có hai hình thái biểu hiện mang tính nguyên lý và quy luật cơ bản. Thăng hoa, là hình thái thứ nhất của sự phát triển, xét theo tâm thức của người quan sát - chiều kích trục dọc. Với ý nghĩa đó, trong thực tiễn đời sống, có sự cần thiết về điều chỉnh hệ quy chiếu nhận thức từ chiều kích trục ngang sang chiều kích trục dọc. Sáng tạo, là hình thái thứ hai của sự phát triển, xét theo kiểu thức của sự vận động - khi sự phát triển được gia phóng bổ sung bằng nhân tố con người, có công đoạn chủ yếu diễn ra tại bình diện vi mô hoặc/và bình diện nhất nguyên, nhằm hoàn thiện những điều kiện chỉnh thể, để hợp nhất bốn cấp độ của nguyên năng thành nguyên năng toàn thể, phục vụ cho sự phát triển. Với ý nghĩa đó, trong thực tiễn đời sống, mọi sự sáng tạo thông qua con người (phân biệt với trí tuệ nhân tạo), dựa trên cơ sở chiều đi từ tính phi vật lý đến tính vật lý, đều là sự vận động thuận nguyên lý vũ trụ và ngược lại. Triết học về sự phát triển là một ngành lý luận - bao gồm phương pháp luận, nhận thức luận - và khoa học phổ quát, phổ dụng, với nội hàm rộng của khái niệm phát triển. Triết học phát triển bao hàm trong đó các kết quả nghiên cứu và ứng dụng của triết học nhất nguyên - với nội hàm chúng ta đang đề cập của khái niệm nhất nguyên - và tất cả các nền tảng triết học khác, theo tiến trình thời gian và trên bình diện không gian của nhân loại. Sự ra đời và tồn tại của nó là thiết yếu cho chặng đường phát-triển-thăng-hoa đầy kịch tính và thách thức trong giai đoạn hiện nay và sắp tới của mỗi quốc gia dân tộc và toàn nhân loại với tư cách một trong những sự bổ khuyết trong tiến trình từng bước hoàn thiện của nền triết học tổng hòa của nhân loại. Sâu xa hơn, không chỉ được trực tiếp bổ khuyết từ triết học về sự phát triển, nền triết học tổng hòa trong chừng mực trình độ giai đoạn đương đại của nhân loại còn được hợp thành dựa trên cơ sở tổng - tích hợp của các thành tựu khoa học mới nhất của nhân loại - mà chúng ta những người trong thế hệ hôm nay may mắn được là người quan sát tổng hợp. Hệ thống tri thức khoa học mới nhất - đã và đang ảnh hưởng, tác động đến nhóm-hành-trang-tư-tưởng của con người và loài người (bao gồm nhận thức luận, phương pháp luận và lý luận) và qua đó đến bản chất và bản thể của nền triết học tổng hòa trong chừng mực trình độ giai đoạn đương đại của nhân loại - đã và đang được trải rộng trên các lĩnh vực. Theo cảm nhận bước đầu hạn chế của chúng tôi, cần có những nghiên cứu liên - xuyên ngành có mục tiêu, để tiếp tục phát hiện và tổng hợp có hệ thống để vượt qua giai đoạn cảm nhận tiến đến thức nhận các lượng tri thức này, trong các thành tựu khoa học mới nhất của nhân loại, đã ảnh hưởng và tác động đến bản chất và bản thể, nhằm phục vụ chấn hưng nền triêt học tổng hòa trong chừng mực trình độ giai đoạn đương đại của nhân loại. Sự giải mã khoa học tức thao tác hoán chuyển và quy đổi hệ chiếu nhận thức. Phương thức giải mã khoa học sẽ giúp chúng ta phát hiện được các lượng tri thức khoa học đương đại đã, đang và sẽ ảnh hưởng, tác động đến nhóm-hành-trang-tư-tưởng của con người và loài người, và qua đó đến bản chất và bản thể của nền triết học. Thật vậy, các vi thể cơ bản của vũ trụ có bản thể lưỡng tính tự nó và tiềm năng hoán đổi bản thể qua lại trong tính lưỡng thể tự nó. Các hình thái đơn vị của trạng thái cơ sở của năng-lượng phổ quát, mang giá trị hoán đổi, với các hình thái đơn vị của trạng thái cơ sở của thông-tin phổ quát. Năng lượng và thông tin hoán đổi cho nhau, theo các giá trị hoán đổi, sẽ kết thông giữa khoa học và triết học và ngược lại. Sự giải mã thông điệp trong tính khoa học trước hết là sự phối kết các hệ chiếu nhận thức. Thật vậy, quá trình giải mã chính là quá trình tìm kiếm và phát hiện ra các giá trị hoán đổi này giữa năng lượng và thông tin từ phương thức “cùng-đứng-đồng-thời-trên-nhiều-hệ-chiếu-nhận-thức” trong một vũ trụ đa chiều toàn thể. Bởi, chỉ với phương thức cùng-đứng-đồng-thời-trên-nhiều-hệ-chiếu-nhận-thức trong một vũ trụ đa chiều toàn thể, chúng ta mới có thể cảm nhận được mối liên hệ phổ quát tự nhiên tự nó vốn có của vũ trụ đa chiều toàn thể. Sau khi tìm được các “mật mã giá trị hoán đổi” mà trước đó được “ẩn nghĩa”, chúng ta sẽ giải mã được sự ngẫu nhiên. Bởi, theo các truyền thống triết học đương đại, khái niệm ngẫu nhiên được hiểu theo nghĩa là sự vô nghĩa trong các mối liên hệ, thì trên lý thuyết, sẽ không còn vô nghĩa trong các mối liên hệ sau khi được giải mã. Điều này không đồng nghĩa với việc là ngay lập tức chúng ta sẽ tìm ra được tất cả mọi mật mã giá trị hoán đổi giữa các hệ chiếu của mọi mã khóa. Tuy nhiên, về nguyên tắc, điều này khẳng định rằng, trên bình diện triết học, không có khái niệm ngẫu nhiên tuyệt đối. Theo các truyền thống triết học đương đại, khái niệm ngẫu nhiên (theo nghĩa ngẫu nhiên tuyệt đối) đang được sử dụng theo nghĩa là trạng thái vô thứ tự hoặc không gắn kết giữa một vật với các sự vật hiện tượng còn lại trong vũ trụ đa chiều toàn thể. Thật ra, xét theo nghĩa “lượng-ngẫu-nhiên-tương-đối”, đây chỉ là kết quả của một trong những trạng thái, trong không - thời gian tương đối, khi chúng ta chưa tìm ra và qua đó là còn thiếu một hoặc nhiều hệ quy chiếu nhận thức tương ứng nhằm phục vụ cho việc phát hiện ra các giá trị hoán đổi giữa các hệ chiếu nhận thức này trong một vũ trụ đa chiều toàn thể, đối với sự vật hiện tượng đang cần được nhận thức. Nói cách khác, đây là hiện tượng mà các mã khóa bên trong sự vật hiện tượng đang cần được nhận thức chưa được giải mã khoa học. Do vậy, mỗi bước vượt qua được các hình thái “ngẫu nhiên tương đối” nào đó của nhân thức luận, chúng ta sẽ đồng thời thực hiện được hai việc: một là giải thích và hai là dự báo - trong ý nghĩa triết học - từ sự ra đời, tồn tai, vận động và phát triển, của sự vật biện tượng đó. Sự giải mã khoa học sẽ tạo ra hiệu ứng tỏa sáng. Giải mã khoa học sẽ tìm ra cái còn thiếu trong câu chuyện về những “mảnh ghép” trong bức tranh về một vũ trụ quan toàn thể, rằng có những mảnh ghép rất đẹp, thậm chí có thể thấy là hoàn hảo, một mình, trong chừng mực trình độ ngày nay, tuy nhiên hình như vẫn còn thiếu thiếu một cái gì đó từ mối liên hệ giữa những mảnh ghép rất đẹp này vói bức tranh toàn thể. Sự tỏa sáng có đặc điểm là không hề tạo ra cái gì mới, nhưng năng lực tỏa sáng của một mảnh ghép sẽ ánh lên sự toàn thể của bức tranh từ vị trí mảnh ghép đó. Do không hề tạo ra các “sự vật” mới, nên giải mã khoa học không thiết yếu cần đến các “nguyên liệu” trong quy trình “sản xuất” của sự nhận thức, là các sản phẩm trung gian có được thông qua quá trình nhận thức thông thường đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, trong cách nhị phân truyền thống các thành tố nhận thức. Thực chứng và tư biện tạo nên tư duy khoa học, trải nghiệm và chứng nghiệm giúp cho giải mã khoa học. Tư duy khoa học là công cụ không thể thay thế trong vũ trụ vật lý. Giải mã khoa học là sự tìm kiếm trong vũ trụ phi vật lý. Mà vũ trụ toàn thể không chỉ là sự tổng-tích hợp, mà còn là sự tổ hợp hữu cơ, giữa vũ trụ vật lý và vũ trụ phi vật lý. Khoa học và triết học là những hệ thống mở. Trong số những lượng tri thức khoa học đương đại đã và đang ảnh hưởng, tác động đến nhóm-hành-trang-tư-tưởng của con người và loài người, và qua đó đến bản chất và bản thể của nền triết học, trong khuôn khổ cho phép của tiểu luận này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến các liều lượng nội dung mang tính tiền đề có ảnh hưởng trực tiếp, như: cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của vũ trụ quan vi mô đương đại,… Đó chính là các “lượng tử” lý luận và khoa học trong tính cơ sở bước đầu, đã và đang ảnh hưởng, tác động trực tiếp như “sự bức xạ dạng hạt” vào nền tảng tri thức của nền triết học tổng hòa trong chừng mực trình độ giai đoạn đương đại của nhân loại Nguyên lý cơ bản của nền triết học tổng hòa ấy dựa trên sự vận động tự thân không ngừng, đi từ nhất nguyên đến nhị nguyên và ngược lại, biến hóa đa chiều, tuần hoàn xoáy ốc, có thì phát động và chiều thuận nghịch, xuyên qua các chu kỳ tiến hóa và thoái hóa, trong vũ trụ toàn thể và cùng vũ trụ toàn thể của một/mỗi và mọi sự vật hiện tượng. Phương pháp luận chủ đạo của nền triết học tổng hòa ấy tổng - tích hợp và tổ hợp hữu cơ bao trùm lên tất cả các nền tảng lý luận, phương pháp luận, nhận thức luận của nhân loại, trong đó, quan tâm đến phương pháp biện chứng, phương thức trải nghiệm, cách thức thăng hoa và sáng tạo của nhân tố con người, trong và cùng vũ trụ toàn thể. Từ trên góc nhìn truyền thống của các nền tảng lý luận, phương pháp luận, nhận thức luận đương đại của nhân loại, chúng ta có thể thấy nền triết học tổng hòa ấy sẽ không quy giản về các hình thái triết học nhất nguyên, hoặc/và triết học nhị nguyên, hoặc/và triết học trung luận (chiết trung hay trung đạo), mà như tựa trên một khối tổ hợp hữu cơ tam giác triết học nhất nguyên luận, nhị nguyên luận và trung luận. Trong phần trên, từ những suy nghĩ chủ quan, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất về việc cần có những nghiên cứu liên - xuyên ngành có mục tiêu, để tiếp tục phát hiện và tổng hợp có hệ thống để vượt qua giai đoạn cảm nhận tiến đến thức nhận về bản chất của các lượng tri thức cập nhật mới nhất của nhân loại đang còn trong tình trạng mảnh ghép mang tính bộ phận hóa và rời rạc hóa rất cao, nên chưa thể nào thực hiện được các chức năng tỏa sáng, kiến tạo và khai phóng trong tổng lượng kiến thức đến nay của nhân loại. Thật vậy, chỉ có bằng những cách như vậy, chúng ta mới có thể thực hiện được sự tổ hợp hữu cơ giữa những thái cực nhị nguyên đối lập đang tồn tại trong thực tiễn vận động phát triển của nền văn minh nhân loại cho đến ngày nay như đã nói trong các phần trên. Một trong những nhóm lượng tri thức mới nhất của nhân loại đang còn trong tình trạng bộ phận hóa và rời rạc hóa cao, nên chưa thể nào thực hiện được các chức năng tỏa sáng, kiến tạo và khai phóng trong tổng lượng kiến thức đến nay của nhân loại, nhưng lại đang chứa đựng những mã khóa mang tính thông điệp rất cao và đậm đặc, đó là ngành vật lý thiên thể, với các khái niệm như: “vũ trụ song song”. Chúng ta biết, khối lượng riêng tại một vị trí trong “vật” được tính bằng khối lượng của một thể tích vô cùng nhỏ nằm tại vị trí đó, chia cho thể tích vô cùng nhỏ này. Nếu “chất” đó có thêm đặc tính là đồng chất, thì khối lượng riêng tại mọi vị trí là như nhau và bằng khối lượng riêng trung bình. Chúng ta sẽ tưởng tượng rằng khái niệm cơ bản nêu trên về khôi lượng riêng trong vật lý học truyền thống là một trường hợp riêng của thực tại. Và điều gì sẽ xảy ra khi có các trường hợp khác mang tính tổng hợp và khái quát hơn về trạng thái nguyên lý được phát biểu đơn giản dưới hình thái là khối lượng riêng này? Thật vây, nếu mở rộng ra khỏi hình thái đơn giản là khối lượng, khi chúng ta đã biết rằng thực tại vũ trụ này không chỉ đuợc cấu trúc bằng khối lượng mà còn bằng sự tồn tại phi khối lượng như đã nói trong các phần trên, thì, trong ý nghĩa rộng hơn và trong trường hợp rộng nhất của khái niệm “khối lượng riêng” này, chúng ta sẽ thấy nguyên lý xác suất của vận động lượng tử đang chứa đựng những mã khóa rất quan trọng. Điều này có nghĩa là: trong cơ học lượng tử, khái niệm “khối lượng riêng trung bình” đã bị vượt qua. Bởi, hai lý do đơn giản là: 1. vận động trong thang hạ nguyên tử bao gồm tổng hợp các trường hợp vận động có khối lượng và không có khối lượng; 2. nguyên lý bất định của cơ học lượng tử ngay từ đầu đã từ chối nguyên tắc đồng chất mang tính tiền đề của khái niệm khối lượng riêng trung bình này. Rõ ràng, nguyên lý xác suất về sự xuất hiện trong không gian và thời gian thông qua lăng kính của cơ học lượng tử đối với các vi thể cơ bản vá các hình thái đối lập và đối đãi của nó, sẽ tạo ra các hệ thống mở trong không-thời gian của các trạng thái “tồn-tại-xác-suất”, như một hệ thống “ma trận” về sự tồn tại - trong vũ trụ vi mô. Thật vậy, xét trong vũ trụ vi mô, từ khái niệm về sự “tồn tại xác suất”, chúng ta thấy, các hệ thống không-thời gian này không độc lập nhưng độc lập, không thống nhất nhưng thống nhất, trong một quan hệ đối đãi với nhau. Chính các hệ thống không-thời gian đối đãi này chứa trong nó nguyên lý về các vũ trụ song song, vừa đan xen vừa lồng ghép với nhau. Và điều quan trọng nhất ở đậy là: trong mối quan hệ toàn thể, chúng không thể tồn tại thiếu nhau. Chúng tồn tại vừa “trong nhau” và vừa “ngoài nhau”. Như đã nói, ngôn ngữ của vũ trụ vật lý - trong tính lịch sử của mình - không thể nào diễn tả triệt để và tận cùng được về trạng thái tồn tại vừa “trong nhau” và vừa “ngoài nhau” này của hệ thống các vũ trụ song song trong vũ trụ vi mô. Khái niệm về một cách thức “tổ hợp hữu cơ” là một trong những đề xuất bước đầu đề làm phương tiện trình bày nội dung về cách thức cấu trúc của mối quan hệ này. Và chính kiểu tồn tại này đã gợi ý cho chúng ta về một khái niệm dùng để chỉ phương thức cấu tạo, ở đây tạm gọi là: “tồn tại lượng tử” Như vậy, chính phương thức tồn tại lượng tử và cách thức tổ hợp hữu cơ là nguyên lý cấu tạo và cấu trúc của hệ thống các vũ trụ song song trong vũ trụ vi mô. Chúng ta thấy, chính sự khác biệt về “khối lượng riêng” đuợc tạo ra bởi “tính xác xuất” - trong sự tồn tại lượng tử của các “vũ trụ song song” - đã tạo ra sự “khúc xạ” về bản thể luận khi chúng ta cảm nhận và thức nhận về các vũ trụ song song này trong vũ trụ vi mô. Thật vậy, khi chúng ta đứng trong một hệ quy chiếu để nhìn về một hình ảnh tổng thể của một vật đi xuyên qua hai hoặc nhiều hệ quy chiếu, chúng ta sẽ thấy sự vật bị gãy khúc như khi nhìn chiếc đũa đang được cắm trong một cái ly có chứa một phần nước. Đây là một trong những sự miêu tả hình ảnh giản lược về sự tồn tại của các vũ trụ song song vi mô. Trong thực tế, cần nói rằng, “vũ trụ song song” là một khái niệm cho đến nay được các nhà khoa học vật lý lý thuyết sử dụng để luận giải về các luận đề, trong một số ngành vật lý lý thuyết chuyên sâu, mà một trong những ngành vật lý lý thuyết chuyên sâu mang chức năng cơ sở cho các ngành vật lý lý thuyết chuyên sâu khác, đặc biệt chú trọng khái niệm “vũ trụ song song” này, là ngành vật lý thiên thể. Tuy nhiên, dù vậy, qua các câu chuyện đến đây, rõ ràng, nhân loại chúng ta vẫn đang tồn tại và vận động trong một hệ thống mở các vũ trụ song song lồng ghép tuần hoàn phát triển, không chỉ ở thang vĩ mô mà còn ở cả thang vi mô, không chỉ trong “thể khách quan” mà cả trong “thể chủ quan” của mình theo cách diễn đạt nhận thức luận truyền thống. Chúng ta chỉ có thể thực hiện và thực hành một cách đúng đắn và thành tựu về sự phát triển, khi và chỉ khi - không chỉ từ thang vĩ mô mà cả ở thang vi mô - giải mã được các hình ảnh khúc xạ biểu kiến về các vũ trụ song song hữu cơ lồng ghép trong tính toàn thể, mà mỗi con người chúng ta vừa đang là cái bộ phận trong cái toàn thể, vừa đang chính là cái toàn thể đó trong vai trò tỏa sáng, kiến tạo, khai phóng đối với vũ trụ toàn thể. Chúng ta vừa khảo sát một trường hợp vận dụng các nguyên lý của triết học phát triển để thực hiện những nghiên cứu liên - xuyên ngành có mục tiêu, để tiếp tục phát hiện và tổng hợp có hệ thống để vượt qua giai đoạn cảm nhận tiến đến thức nhận về bản chất của các lượng tri thức cập nhật mới nhất của nhân loại đang còn trong tình trạng bộ phận hóa và rời rạc hóa cao, nên chưa thể nào thực hiện được các chức năng tỏa sáng, kiến tạo và khai phóng trong tổng lượng kiến thức đến nay của nhân loại, vừa được thực hiện trong ngành vật lý thiên thể, với khái niệm vũ trụ song song.. Một trong những hệ quả trực tiếp của trường hợp khảo sát về các vũ trụ song song này ở đây, là nhằm chỉ ra “cơ-sở-thực-tiễn” của những vấn đề lớn đã được trình bày trong tính hình thức luận khái quát và trừu tượng trong các phần trên của tiểu luận này, nhằm mục đích giúp cho các vấn đề trừu tượng có thể được miêu tả đơn giản hơn. Nói cách khác, việc nghiên cứu về sự tồn tại và ý nghĩa của các vũ trụ song song này sẽ giúp chúng ta có cơ sở để cảm nhận được đầy đủ hơn về các vấn đề, như: lý do của tình trạng tổng lượng kiến thức trong một vũ trụ song song bộ phận nào đó hoàn toàn có thể có các giới hạn hữu hạn; sự tồn tại thực tiễn của các hệ chiếu nhận thức đối đãi với nhau trong các vũ trụ song song và sự chuyển đổi cũng như giá trị chuyển đổi giữa chúng; lý do của việc cần thiết thực hiện đồng thời trong tính tổ hợp hữu cơ lồng ghép các kỹ thuật nhận thức như: thực chứng, tư biện, trải nghiệm, chứng nghiệm để nhận thức về vũ trụ toàn thể; yêu cầu “khách quan” của sự cần thiết thực hiện phương thức giải mã khoa học về mọi vấn đề quanh ta trong cuộc sống là do các vấn đề quanh ta cùng với chính ta thực ra chỉ đang tồn tại trong một bong bóng vũ trụ cụ thể trong quan hệ hữu cơ giữa toàn thể những bong bóng vũ trụ khác trong nguyên lý về hệ thống các vũ trụ song song của vũ trụ vi mô, v.v… Việc nghiên cứu về sự tồn tại và ý nghĩa của các vũ trụ song song này cũng sẽ giúp chúng ta có cơ sở để cảm nhận được đầy đủ hơn về các hiện tượng “vật lý”, như: sự chuyển đổi trạng thái của hiện tượng hai “hạt” photon có năng lượng đủ lớn gặp nhau biến thành một cặp “hạt - phản hạt” và hiện tượng một cặp “hạt - phản hạt” gặp nhau sẽ biến thành hai “hạt” photon có năng lượng đủ lớn, đây chính là một trường hợp và cách thức đặc thù của sự chuyển hóa giữa hai vũ trụ vi mô song song; hoặc tính lưỡng tính sóng hạt, các trạng thái của năng lượng và thông tin cũng chính là sự phản ánh đối với sự vật từ nhiều vũ trụ vi mô song song khác nhau; v.v,… Ngoài ra, việc nghiên cứu về sự tồn tại và ý nghĩa của các vũ trụ song song này sẽ còn giúp chúng ta có cơ sở để cảm nhận được đầy đủ hơn về các lý thuyết và các hệ thống lý luận đã được trích dẫn trong các phần trên, như: theo nghĩa vũ trụ học, thì thông tin là ý tưởng mọi hạt và mọi lực trong vũ trụ đều hàm chứa một câu trả lời cho câu hỏi có-hay-không, và thông tin là tất cả những chi tiết của mọi hạt và mọi lực gắn với một vật, thật vậy, bởi, đây chính là sự “phiên dịch” về các đồng bản thể từ các vũ trụ song song vi mô khác nhau nhưng tương ứng nhau về độ rung hay tần số dao động, v.v… Và, trong ý nghĩa khái quát nhất. sư tiến hóa và sự phát triển cũng chính là sự chuyển đổi giữa các vũ trụ song song vi mô với tần số dao động thanh thoát hơn và bước sóng ngày càng dài hơn giữa các không-thời gian hữu hạn của quá khứ với các không-thời gian hữu hạn của hiện tại và tương lai, của tự mỗi bản thể nào đó với chính mình, từ vũ trụ toàn thể, vũ trụ bộ phận, nhân loại toàn thể, đến mỗi con người cá thể. Với ý nghĩa như vậy, cách mạng tâm thức chính là cách mạng tri thức được diễn ra tại một vũ trụ song song vi mô có tần số dao động thanh thoát hơn cách-mạng-tri-thức-hiện-hữu-đang-làm-nền-tảng-cho-cách-mạng-tâm-thức tại một vũ trụ song song khác. Tạo điều kiện và thúc đẩy cách mạng tâm thức phát triển chính là khơi mở và khai phóng không gian khoa học để cách mạng tri thức có một gia tốc mới trên lộ trình phát triển thăng hoa tất yếu - trong vũ trụ song song của mình. Xét trong một ý nghĩa nào đó thì cách mạng tâm thức là cuộc cách mạng hạt nhân bên trong cách mạng tri thức, là cuộc cách mạng của cách mạng. Với mạch ý nghĩa như vậy, khi tác động vào cách mạng tâm thức, chúng ta sẽ có một “năng lượng hạt nhân” khổng lồ bùng nổ để tiếp tục phát triển thăng hoa công cuộc cách mạng tri thức đang diễn ra của mình, trước tầm vóc của những vấn đề thử thách to lớn đang đặt ra buộc chúng ta phải nhận thức và vượt qua. Trong một ý nghĩa khác, từ những ví dụ về mặt phương pháp luận vừa nêu ra, với sự vận dụng khái niệm vũ trụ song song vĩ mô trong vật lý thiên thể vào vũ trụ vi mô để giúp diễn dịch đơn giản hơn các khái niệm và vấn đề trừu tượng trong thực tiễn cuộc sống, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp tục triển khai các nội dung tiếp theo và mở rộng để thực hiện những nghiên cứu liên - xuyên ngành có mục tiêu, để tiếp tục phát hiện và tổng hợp có hệ thống về bản chất của các lượng tri thức cập nhật mới nhất của nhân loại đang còn trong tình trạng mảnh ghép mang tính bộ phận hóa và rời rạc hóa cao, nên chưa thể nào thực hiện được các chức năng tỏa sáng, kiến tạo và khai phóng trong tổng lượng kiến thức đến nay của nhân loại. Triết học phát triển, về mặt học thuật, dù được cấu thành như các nền tảng lý luận, phương pháp luận, nhận thức luận truyền thống, tức mang tư cách cơ sở là nhận thức luận và lý luận, tuy nhiên, từ trong nguyên lý hình thành của mình, nó luôn cố gắng uyển chuyển đảm đương vai trò cơ bản là phương pháp luận về sự toàn thể. Với vai trò cơ bản là phương pháp luận về tính toàn thể này, nó sẽ luôn thường xuyên và không ngừng tự quy nạp các hệ thống tri thức có được xung quanh thành những mảnh ghép của bức tranh về sự toàn thể, theo phương thức “mảnh ghép hóa”. Trong tính chu kỳ, tuần hoàn và phát triển theo hình xoáy ốc, và rồi đến lượt mình, nó cũng sẽ tự biến hóa mình thành một mảnh ghép của sự toàn thể mới, trên lộ trình tiến hóa của từng cái bộ phận trong lộ trình tiến hóa của từng cái toàn thể trong các chu kỳ tiến hóa và thoái hóa tuần hoàn phát triển. Mảnh-ghép-bộ-phận-hóa và vũ-trụ-toàn-thể-hóa là các chu kỳ vừa song song vừa nối tiếp, không ngừng biến hóa và hoán đổi chức năng cho nhau, nhằm thực hiện các đại chu trình nhận thức phi toàn thể luận và toàn thể luận tuần hoàn phát triển của vũ trụ toàn thể đối với chính mình. Đó là một trong những nguyên lý cơ sở của phương thức vũ trụ toàn thể tự nhận thức./. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2018 LÝ HỌC VÀ TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI. Thưa quý vị và các bạn thân mến.Lần đầu tiên, tôi được biết đến một buổi tọa đàm liên quan đến nội dung triết học, thông qua hình thức thư mời vô danh (không mời đích danh) qua email của tôi. Kèm thư mời này là bài viết của Tiến sĩ Huỳnh Thanh có tựa là "Khái luận về triết học phát triển". Tôi không hiểu mấy đoạn sau nhà nghiên cứu này nói cái gì, nhưng chí ít đoạn mở đầu mà tôi trích dẫn lại dưới đây, quý vị và các bạn cũng thấy tác giả nói về một khái niệm gọi là "Vũ trụ quan toàn thế". Trong đó, tác giả xác định: "Vũ trụ quan toàn thể là quan niệm hoàn bị về một vũ trụ toàn thể tuần hoàn phát triển". Tác giả cũng nhắc đến các khái niệm về tính "nhất nguyên"; "nhị nguyên", đến trần thời gian - tức “bức tường Planck” vào thời gian trước 10[-43] sau giây O. Quý vị và các bạn có thể xem nguyên văn đoạn trích dẫn dưới đây: Quote KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC PHÁT TRIỂN TS. Nguyễn Huỳnh Thanh Viện triết học phát triển (IDP) Vũ trụ quan toàn thể là quan niệm hoàn bị về một vũ trụ toàn thể tuần hoàn phát triển. Về cấu tạo, vũ trụ phi vật lý trước “bức tường Planck” (đặt theo tên nhà vật lý Max Planck, chỉ vị trí thời gian của lịch sử vũ trụ, tại đó vũ trụ có độ tuổi là thời gian Planck, bằng 10[-43].giây kể từ vụ nổ lớn), chính là trạng thái “nhất nguyên”; và, hai trạng thái đồng thời của vũ trụ - gồm vũ trụ phi vật lý và vũ trụ vật lý - sau bức tường Planck còn lại, chính là trạng thái “nhị nguyên”; là cặp phạm trù toàn thể quan đã được mô tả trong triết học đông phương cổ đại và tiền cổ đại. Về cấu trúc, vũ trụ toàn thể chứa các mối quan hệ lớn và cơ bản: cặp trạng thái “nhất nguyên” và trạng thái “nhị nguyên” trước và sau “giới hạn” Planck, cặp vũ trụ phi vật lý và vũ trụ phi vật lý trước và sau “giới hạn” Planck, cặp vũ trụ phi vật lý và vũ trụ vật lý trước và sau “giới hạn” Planck, cặp vũ trụ phi vật lý và vũ trụ vật lý trong nội tại giai đoạn sau “giới hạn” Planck,… Về vận hành, trong một vũ trụ tuần hoàn, trạng thái cuối cùng của các lỗ đen chính là trạng thái nguyên khởi của vụ nổ lớn, sự vận động tự thân không ngừng, đi từ nhất nguyên đến nhị nguyên và ngược lại, biến hóa đa chiều, tuần hoàn xoáy ốc, có thì phát động và chiều thuận nghịch, xuyên qua các chu kỳ tiến hóa và thoái hóa, trong vũ trụ toàn thể và cùng vũ trụ toàn thể, của một/mỗi và mọi sự vật hiện tượng, v.v… Đó là điển hình những vấn đề gợi mở đang đặt ra như là những hướng nghiên cứu lớn trong vũ trụ quan toàn thể. Vũ trụ luận toàn thể là phương pháp luận trong tư cách công cụ tư duy để đạt đến quan niệm hoàn bị về vũ trụ nói trên - vũ trụ quan toàn thể. Trong lịch sử nhân loại đến nay, có ít nhất các nền triết học sau - trong tư cách phương pháp luận - là các hình thái vũ trụ luận toàn thể. Về triết học đông phương cổ đại và tiền cổ đại, có Kinh Dịch với luận điểm: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng”; Lão Tử với luận thuyết về: “Đạo”; v.v… Về triết học tây phương cổ điển, có Hêghen với luận thuyết về: “Biện chứng pháp”; sau đó trong phân kỳ cận - hiện đại được Các Mác điều chỉnh bổ sung theo hướng duy vật trở thành: “Biện chứng pháp duy vật”; v.v… Trong thời hiện đại và hậu hiện đại cũng như đương đại, theo sự nghiên cứu bước đầu của chúng tôi, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học và triết học, quốc tế và trong nước, có giá trị nghiên cứu và định hướng to lớn, mang tính phương pháp luận sâu sắc về các hình thái vũ trụ luận toàn thể. Tất cả đã, đang và sẽ tiếp tục tổng - tích hợp, kiến tạo, khai phóng thành những nền tảng phương pháp luận cơ sở, quan trọng và chín muồi để đạt đến vũ trụ quan toàn thể. Tuy nhiên, có một thực tế là, cho đến đầu thế kỷ XXI, nhân loại vẫn chưa có một lý thuyết vũ trụ quan toàn thể, với ý nghĩa là quan niệm hoàn bị thống nhất xuyên suốt về một vũ trụ toàn thể tuần hoàn phát triển. Trong toàn bộ lịch sử cho đến ngày nay, bức tranh về một vũ trụ quan toàn thể như vậy chỉ đang là những “mảnh ghép” thuộc về các triết lý tôn giáo, tri thức khoa học và các kho tàng văn hóa dân gian, theo tiến trình thời gian và bình diện không gian. Thưa quý vị và các bạn. Như vậy, tất cả đoạn mở đầu của tác giả - Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Thanh - chỉ là sự nhắc lại những vấn đề khởi nguyên của vũ trụ được mô tả nhân danh nền văn hiến Việt, từ hàng chục năm trước trên diễn đàn Lý học Đông phương. Trong đó, chúng tôi đã xác định tính "nhất nguyên" của "Thái cực" trong kinh Dịch, của "Đạo" trong Đạo Đức Kinh. của "Tính thấy" - Như Lai tạng tính - trong minh triết Phật giáo. Chúng tôi cũng rất nhiều lần, nhắc đi nhắc lại rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất, chính là sự nhận thức "một lý thuyết vũ trụ quan toàn thể, với ý nghĩa là quan niệm hoàn bị thống nhất xuyên suốt về một vũ trụ toàn thể tuần hoàn phát triển" mà tác giả nói tới. Chúng tôi cũng rất nhiều lấn nói tới bản chất của tính "nhị nguyên" trong nhận thức của con người, có nguyên nhân thực tế khách quan là "Lưỡng nghi" trong sự mô tả khởi nguyên của vũ trụ. Và tính triết lý "nhị nguyên" trong toàn bộ nhân thức vũ trụ được hính thành bởi một cặp phạm trù là "Âm Dương" - tất nhiên: Nhân danh nền văn hiến Việt. Chúng tôi cũng rất, rất, rất nhiều lần nói đến tính quy luật tương tác trong sự vận động của vũ trụ. được mô tả bằng những mô hình biểu kiến của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - đã tạo nên khả năng tiên tri của nó. Bởi vậy, thật là thất vọng, khi đọc những hàng chữ sau đây: Quote Tuy nhiên, có một thực tế là, cho đến đầu thế kỷ XXI, nhân loại vẫn chưa có một lý thuyết vũ trụ quan toàn thể, với ý nghĩa là quan niệm hoàn bị thống nhất xuyên suốt về một vũ trụ toàn thể tuần hoàn phát triển. Trong toàn bộ lịch sử cho đến ngày nay, bức tranh về một vũ trụ quan toàn thể như vậy chỉ đang là những “mảnh ghép” thuộc về các triết lý tôn giáo, tri thức khoa học và các kho tàng văn hóa dân gian, theo tiến trình thời gian và bình diện không gian. Vậy! Cuộc tọa đàm này đang bàn về cái gì? Tôi có một cảm giác về tính "kiêu ngạo học thuật" đang thống trị không gian học thuật. Có vẻ như người ta thích mô tả những gì mình biết và không quan tâm đến cái mình cần biết. SW Hawking khi sinh thời, ông đã để lại một tư tưởng bất hủ, khi phát biểu: Quote Kẻ thù lớn nhất của tri thức không phải là sự dốt nát, mà chính là sự ảo vọng về tri thức.- Stephen Hawking Vài lời chia sẻ. Xin cám ơn vì đã quan tâm. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2018 LÝ HỌC VÀ TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI. Thưa quý vị và các bạn thân mến. Với hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - thì tính "Nhất nguyên" không phải chỉ là một phạm trù triết học, không phải chỉ là một quan điểm xuất phát từ nhận thức của tư duy; mà là một thực tại ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ: Là giây/O/ của vũ trụ, là "Thái cực", là "Đạo", là "Như lai tạng tính" và là Thượng Đế toàn năng theo cách mô tả của các tôn giáo. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites