Thiên Sứ

Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo

31 bài viết trong chủ đề này

Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo

Giờ Sửu - 22 tháng Chạp - Mậu Tý

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

 

.29_tet03B.jpg

Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bẳng chứng cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liêu được đạc biệt dùng cúng trong ngày Tết. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ Tết nguyên đán có từ thế kỷ XV BC - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Văn hóa Hán hiện nay cũng có tục cúng ông Táo, nhưng nó thuần túy là một nghi lễ và thiếu tính minh triết liên hệ đến phong tục này. Bởi vì nền văn minh Hoa Hạ khi tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa.

Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt, tóm lược như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả.

Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ ly -

3.jpg?t=1232196064

 

- trong Kinh Dịch. Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà. Nội dung tương tự như vậy tôi đã viết từ lâu trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Nhưng hồi đó, tôi cũng mới chỉ dừng lại đây. Nhưng trong bài viết này, tôi xin được giải mã thêm một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông Hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con.

6.jpg?t=1232196239

Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế (-) trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế.

3.jpg?t=1232196064

6.jpg?t=1232196239

Còn một vài chi tiết nữa liên quan đến truyền thuyết Táo Quân lưu truyền trong dân gian, như: Táo Quân không mặc quần.....Hy vọng rằng trong những ngày đầu Xuân, trà dư, tửu hậu sẽ có dịp bàn với các bạn.

Vài lời mạn đàm về một phong tục truyền thống liên quan đến lý học Đông phương. Thiên Sứ tôi không bao giờ coi giải mã truyền thuyết là cơ sở minh chứng cho truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt trải gần 5000 văn hiến. Ít nhất trong lúc này.

Cảm ơn sự quan tâm của các bạn.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Còn một vài chi tiết nữa liên quan đến truyền thuyết Táo Quân lưu truyền trong dân gian, như: Táo Quân không mặc quần.....Hy vọng rằng trong những ngày đầu Xuân, trà dư, tửu hậu sẽ có dịp bàn với các bạn."

Con mong đọc lời bàn trong ngày đầu Xuân lúc trà dư, tửu hậu của chú quá. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thiên Huy quan tâm đến bài viết của chú.

Chú sẽ phân tích về vấn đề này. Nhưng bao ngàn năm đã trôi qua. Những di sản của nền văn hiến Việt - một thời huyền vĩ bên bờ sông Dương tử - đã bị Hán Hóa và mai một. Cái gốc đã mất nên những di sản đó cũng dần tàn lụi với thời gian. Những người đời sau đem cái nhìn thiển cận của mình áp cho tiền nhân, hoặc những kẻ khoác áo học giả, học thật sửa chữa lại theo ý nghĩ dốt nát của họ. Chú tìm mãi trên mạng, mới thấy một cái ảnh của Táo Quân không mặc quần đưa lên đây. Hình tượng Táo Quân ở ảnh này vẫn còn giữ được nét truyền thống - Không mặc quần.

Posted Image

Mong rằng trong Tết Công Ông Táo vừa qua, đừng có ai đốt quần cho Ông Táo. Ngài không chứng đâu! Những cái gì xui xẻo trong năm sẽ còn nguyên đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

cháu tò mò muốn biết phong tục cúng ông táo của người Hán như thế nào để có thể so sánh với phong tục của Việt Nam. Liệu khi nào "trà dư tửu hậu" bác có thể kể được không ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

cháu tò mò muốn biết phong tục cúng ông táo của người Hán như thế nào để có thể so sánh với phong tục của Việt Nam. Liệu khi nào "trà dư tửu hậu" bác có thể kể được không ạ?

Rin86 thân mến.

Dưới đây là những nội dung liên quan đến nội dung các truyền thuyết liên quan đến Táo Quân Trung Hoa. Chúng hoàn toàn không mang một ý nghĩa minh triết như truyền thuyết Táo Quân Việt:

TRANH THỜ TÁO QUÂN TRUNG HOA.

Posted Image

Còn đây là nội dung:

Nguồn:Wikipedia

Trung Quốc

Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân như sau:

  • Theo Lã Thị Xuân Thu: Chúc Dung là thần quản lý lửa do Viêm Đế mang tới, khi chết người dân thờ làm thần lửa
  • Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa: Táo Quân tên Tô Cát Lợi, vợ là Vương Thị
  • Theo Dũ Dương Tạp Trở: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi...
  • Theo Hoài Nam Tử: Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp
Về giới tính, người dân Phúc Kiến, Giang Tây cho rằng Táo là nữ thần, gọi là "Táo Quân Lão mẫu" hoặc "Táo Quân Thái thái". Theo Thái Bình Ngũ Lãm trích từ Ngũ Kinh dĩ nghĩa, Trịnh Huyền cho Táo Thần là “lão phụ” tức một người đàn bà. Hứa Thận, nhà ngôn ngữ đời Đông Hán, thì cho rằng: "Táo Thần họ Tô tên Cát Lợi, phu nhân của Táo Thần họ Vương tên Bác Giáp" và hình tượng Táo Thần là người đàn ông. Nhưng người vùng Ninh Hóa và một số vùng khác thì vẫn tôn thờ nữ thần, có thể do họ chịu ảnh hưởng của Trịnh Huyền hoặc cho Táo Thần chuyên lo việc bếp núc, điều tra tội nhỏ, là việc của nữ giới[1].

Thờ cúng

Người Trung Quốc cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình nhưng sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Vào ngày đó, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo. Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời

MỸ THUẬT DÂN GIAN TRONG CÁC THỨ ĐỂ KÍNH THẦN

Posted Image中国国际广播电台   Ông Thổ Địa là vị thần phổ biến nhất trong dân gian Trung Quốc, cội nguồn của việc cúng phụng ông Thổ Địa là từ sùng bái Xã thần, thịnh hành vào thời nhà Minh (1368--1644), hồi đó có rất nhiều các miếu chùa Thổ Địa, cách gọi ông Thổ Địa cũng nhiều, nào là “Kê Mao Thổ Địa”, “Nhân Tiên Thổ Địa”, “Am Tần Thổ Địa”, “Tổng Thổ Địa”, “Đô Thổ Địa” v v ... các chùa miếu Thổ Địa càng nhiều hơn, ngoài các chùa các miếu chính thức ra, chỉ cần xếp mấy viên gạnh vây lại với nhau là có thể trở thành nơi cúng Thổ Địa, viên gạch ở giữa chính là ông Thổ Địa, vòng vây mở một chỗ làm cửa ra vào. Hình tượng điển hình của ông Thổ Địa là mặt trắng râu đen, đầu đen, cổ áo tròn, mỉm cười hiền lành.

Posted Image

Trong ảnh, đây là ông Thổ Địa giấy mã ở Hàng Châu tỉnh Triết Giang miền đông

nam Trung Quốc, hình ảnh

trông oai như một quan lại

địa phương, hai bên đều có

kẻ hầu. Tranh in gỗ kết hợp

với vẽ bằng thủ công, chấm

màu thành từng đám nhỏ,

nhuộm lên một cách tùy ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ TÍCH TÁO QUÂN:
Có nhiều sự tích Táo Quân:

Theo Châu Lễ, Táo Quân là Chúc Dung.

  • Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa, Táo Quân tên Tô Cát Lợi.
  • Theo Dũ Dương Tạp Trở, Táo Quân tên Ổi, đẹp như con gái.
  • Theo Hoài Nam Tử, vua Hoàng Đế đặt ra việc nấu nướng nên khi chết hóa thành Táo Quân.

Đó là những truyền thuyết về Táo Quân ở bên Tàu, mỗi sách nói một khác, không thống nhất nhau.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân chỉ có một:


Sự tích Táo Quân ở Việt Nam:
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia, chồng tên là Trọng Cao, vợ tên là Thị Nhi. Hai vợ chồng ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sanh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ.

Thị Nhi quá ức lòng, liền bỏ nhà ra đi. Sau đó, Thị Nhi gặp một chàng trai tên là Phạm Lang, khéo dùng lời dịu ngọt dỗ dành, nên Thị Nhi bằng lòng về làm vợ Phạm Lang.

Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi, mà vợ thì đã bỏ đi mất rồi, thương nhớ vợ, liền khăn gói lên đường đi tìm vợ, tìm khắp nơi mà không gặp, lần lần tiền bạc đem theo đều tiêu xài hết sạch, Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Ngày kia, Trọng Cao đến ăn xin một nhà nọ, bà chủ đem cơm ra cho ăn. Trọng Cao nhìn ra chính là Thị Nhi, vợ của chàng trước đây mà chàng đã khổ công đi tìm kiếm lâu nay mới ra nông nỗi ăn xin thế nầy. Thị Nhi cũng nhận ra Trọng Cao, người chồng cũ, nay phải lam lũ đi ăn mày.

Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, kể lể từ buổi giận hờn bỏ chồng ra đi, đến lúc gặp Phạm Lang và lấy Phạm Lang làm chồng. Còn Trọng Cao cũng kể lại những ngày tháng ân hận, rồi quyết tâm đi tìm vợ để mong nàng tha lỗi và trở về chung sống như xưa. Thị Nhi cũng tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Bỗng Thị Nhi nghe tiếng Phạm Lang trở về nhà. Thị Nhi nghĩ nếu Phạm Lang bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì thật khó giải quyết, nên bảo Trọng Cao tạm ẩn trong đống rơm ngoài vườn để nàng thu xếp lo liệu sao cho được vẹn toàn.

Phạm Lang trở về nhà là vì nhớ ngày mai tới kỳ bón ruộng mà chưa có tro, nên liền ra đốt đống rơm để lấy tro. Trọng Cao trốn trong đống rơm, không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết, bởi sự sắp đặt của mình, nên bi thảm quá, liền nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết thảm, cũng không biết tính sao, liền nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Thế là ba người đều bị chết cháy nơi đống rơm.

Linh hồn của ba vị được đưa lên trước Thượng Đế. Đấng Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

1/ Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp.

2/ Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa.

3/ Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa.


Vậy:

Táo Quân gồm ba vị Thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.

Ba Thần Táo nầy gọi chung là: Định Phúc Táo Quân.

(Ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức nầy do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà).

Danh hiệu của 3 vị Táo Quân là:

1/ Thổ Công: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

2/  Thổ Địa: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.

3/ Thổ Kỳ: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Bài vị thờ Táo Quân, phải viết bằng chữ Hán: trên hết là hai chữ BẢN GIA, kế dưới là danh hiệu của ba vị Táo Quân.



本家
東廚司命
灶府神君
土地龍
脈尊神
五方五土

福德正神

Hai bên bài vị thờ Táo Quân thường có đôi liễn:

Hữu đức năng tư hỏa,
有德能司火 Vô tư khả đạt Thiên.
無思可達天 Nghĩa là: Có đức trông coi việc lửa,
Vô tư có thể lên Trời. Theo tục lệ của người Việt Nam, hễ đến ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch) hằng năm, nhà nhà đều lập một mâm cúng gồm: nhang, đèn, rượu, trà, bông, bánh, trái cây, đặt nơi giữa sân nhà để cúng đưa Ông Táo chầu Trời.

Khi Ông Táo chầu Trời, Ông Táo sẽ đem các việc xảy ra trong nhà trong một năm báo cáo lên Thượng Đế, để Thượng Đế phán xét, ban phước hay gieo họa cho nhà đó (!).

Sau đó, đến đêm Giao thừa, cũng làm một mâm cúng tương tợ như vậy để cúng rước Ông Táo trở về nhà.

Tục lệ nầy hiện nay nhiều nhà còn giữ.

Đạo Cao Đài chỉnh đốn tục lệ nầy bằng cách gọi là Lễ Đưa Chư Thánh Triều Thiên, thiết lễ cúng Tiểu đàn tại Thánh Thất và Điện Thờ Phật Mẫu vào lúc 12 giờ khuya đêm 23 rạng 24 tháng chạp hằng năm.

Sau đó đến giờ Giao thừa, tức là lúc 0 giờ ngày mùng 1 đầu năm, thiết lễ cúng Tiểu đàn: Rước Chư Thánh.

Lễ Đưa Chư Thánh Triều Thiên là lễ cúng đưa tất cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật có nhiệm vụ điều độ nhơn sanh nơi các cõi phàm trần, sau một năm làm việc nơi cõi trần, nay trở về Ngọc Hư Cung cõi thiêng liêng để trình tấu với Đức Chí Tôn tất cả các việc, và định chương trình cho năm sắp tới.

Lễ Đưa Chư Thánh Triều Thiên có dâng sớ lên Đức Chí Tôn, với lòng sớ chép ra như sau:

Kim vì chung niên ...(Giáp Tý)... chi lễ, chư Phật, Tiên, Thánh, Thần, qui chầu Thượng Đế tại Ngọc Hư Cung.

Chư Thiên phong hiệp dữ thiện tín đẳng, nghiêm thiết đàn tràng, hương đăng hoa trà quả, thanh chước chi nghi, thành tâm hiến lễ.

Ngưỡng vọng các Đấng thiêng liêng, từ bi minh tấu, Đức Chí Tôn bố hóa hồng ân, chuyển họa vị phước, tập kiết nghinh tường, chuyển cuộc thế giới chiến tranh tão đắc hòa bình, độ tận chúng sanh, giải thoát tai nạn đao binh thống khổ, phục hưng Quốc Đạo, tiến hóa thạnh hành, phổ độ nhơn sanh, nhập vi môn đệ, vĩnh sùng chánh giáo, vạn loại hòa bình, an cư lạc nghiệp, lập thành Minh đức, Tân dân, cộng hưởng Nghiêu thiên Thuấn nhựt.

Chư đệ tử đồng thành tâm khấu bái cẩn sớ thượng tấu,

Dĩ văn.

Dịch nôm:

Nay vì lễ hết năm ...(Giáp Tý)..., các Đấng Phật Tiên Thánh Thần trở về chầu Đức Chí Tôn tại Ngọc Hư Cung.

Các Chức sắc Thiên phong hiệp với các tín đồ, nghiêm trang lập đàn cúng tế gồm: nhang đèn bông trà trái cây, rượu tinh khiết, lập nên nghi thức, lòng thành dâng lễ.

Ngưỡng vọng các Đấng thiêng liêng, từ bi tâu rõ lên Đức Chí Tôn ban bố hồng ân, đổi họa làm phước, gom điều tốt, đón điều lành, xoay cuộc chiến tranh thế giới, sớm được hòa bình, cứu giúp tất cả chúng sanh, giải thoát khỏi các tai nạn đau khổ do chiến tranh gây ra, phục hưng nền Quốc Đạo Cao Đài, tiến hóa thạnh hành, phổ độ nhơn sanh, nhập môn vào làm môn đệ, vĩnh viễn sùng bái chánh giáo, muôn loài hoà bình, an cư lạc nghiệp, lập thành đời Minh đức Tân dân, cùng hưởng trời Nghiêu ngày Thuấn.

Chư đệ tử đồng thành tâm cúi lạy kính cẩn dâng sớ tâu lên. Kính trình.



gra-up24-1.gif

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHÂN DUNG VÀ CHÂN TƯỚNG CỦA TÁO QUÂN

Nguồn: Anviettoancau.net.

BS Lê Văn Lân

Email: bslevanlan@khoahoc.net

*

24 tháng 1 năm 2008

Thứ tư ngày 30 Jan 2008 là ngày 23 tháng chạp, nghĩa là ngày TIỄN ÔNG TÁO! Không biết ở hải ngoại, còn mấy người nhớ đến Ông Táo hay ông Vua Bếp. Lý do là chúng ta bây giờ dùng khí đốt, điện khí, dùng microwave để làm nấu nướng thức ăn, ít khi suy nghĩ lại vấn đề dùng Ngọn Lửa Thiên nhiên đốt bằng củi của bao nhiêu thiên niên kỷ đã mang nhiều biến thiên sắc thái ăn sâu về phong tục văn hóa. Chúng ta bây giờ không còn nhớ đến Cái Bếp cổ truyên dựng trên ba cái đồ rau, cái kiềng sắt 3 chân, cái hỏa lò đất nung, cái lò lớn chính của gia đình. Vả lại vì sinh họat làm lụng, chúng ta bây giờ càng ngày càng bớt nấu nướng ở nhà vì ăn thức ăn chế biến sẵn, ăn tiệm… Vai trò người phụ nữ không còn là người nội trợ, người đầu bếp … Bếp lửa gia đình vô hình chung đã biến mất, và có thể ngọn lửa ân tình trở nên nguội ngắt để rồi dễ đi tới ly tan, vợ chồng con cái không còn tìm lại cái ấm áp của gia đình chăng?
Bây giờ, chúng ta hãy nhân dịp cuối năm trở về sự tích cổ của Á Đông tìm hiểu chân dung và chân tướng của Ông Táo là ai? Để tìm hiểu hoàn cảnh Một Bà Hai Ông của gia đình ông ra sao? Ý nghĩa của vai trò Táo Quân trên mặt văn hóa Cổ Á Đông ra sao?
Theo niềm tin cổ xưa, vũ trụ cũng giống như một triều đình, trên có Vua, dưới có Quan trực tiếp cai quản người dân., nghĩa là trên hết có Ngọc Hòang Thượng Đế trên thiên đinh, ở hạ giới có chư vị thần linh coi sóc nhân gian ở hạ giới nào là thần lửa, thần núi, thần đất, thần sông, thần gió và đương nhiên có ông thần bếp hay còn gọi bằng nhiều tên như là Táo Công ,Táo Quân, mà dân VN gọi nôm na là Vua Bếp.
Theo tin tưởng nguyên thủy của dân Trung Hoa, thì chỉ thờ cúng duy nhất một ông Táo Quân thôi mà họ gọi là Táo Vương Gia hay Tư Mệnh chi thần… Vị này chính là “một đặc sứ tòan quyền do Ngọc Hòang phái xuống coi sóc và phù trợ cho những người trong mỗi gia đình nên thường được nguời Tầu thờ bằng một bức tranh giấy điều vẽ hình của ông mặt mày hiền phúc dán trong bếp, bên trên ghi 4 chữ Tư Mệnh chi Thần ( thần chăm sóc về mạng sống) . Hai bên ông có hai vị tiên đồng bưng hai cái bình, một bên là bình Thiện, một bên là bình Ác để ông ghi chép hành vi xấu hay tốt rồi bỏ vào đó. Mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp.
Để chứng minh điều trên, tôi xin lấy một bức tranh thờ của Táo Vương Gia từ trong một cuốn biên khảo viết về phong tục tập quán đặc thù chính thống của dân Trung Hoa gọi là The Adventures of Wu (The Life Cycle of a Peking Man), kể ra tỉ mỉ từng chi tiết trong cuộc đời của một người Tầu điển hình từ lúc lọt lòng sanh ra, lớn lên đi học, lấy vợ cho đến lúc già chết, cuộc sống trong gia đình và ngoài xã hội, mọi việc đều mô tả ra và được minh họa bằng tranh vẽ. Cuốn sách này có thể coi như cuốn Trung Hoa Phong Tục về mọi khía cạnh cuộc đời của một người Trung Hoa điển hình.
Trong cuốn này, tôi thấy vai trò của Táo Vương Gia còn quan trọng trong nhiều chuyện khác liên quan đến phúc lợi của những người dân trong nhà, nhất là làm Cố vấn về Hôn Nhân trong sụ dựng vợ gả chồng. Ví dụ như chuyện sau: mỗi khi trai gái chuẩn bị dạm hỏi cưới nhau, thì gia đình đôi bên bèn trao đổi với nhau một tấm thiếp ghi đầy đủ danh tánh, giờ sanh tháng đẻ của hai trẻ, rồi mỗi gia đình nhận lấy rồi để trên bàn thờ Táo Vương Gia trong nhà mình trong ba ngày. Rồi mỗi gia đình chờ xem, trong vòng ba ngày, nếu không có sự gì gây gổ phương hại sự thuận hòa thì mới xúc tiến chuyện hôn nhân.

Posted Image



Khi tiển Táo Vương Gia về Thiên đình, người Tầu cũng thường cúng kẹo nấu bằng mạch nha để ông Táo ngọt giọng mà nói tốt cho gia chủ. Thành ra ngoài vai trò đặc sứ toàn quyền cho mỗi gia đình, ông còn là trạng sư bào chữa cho người ta luôn. Vui quá đi thôi!

Người ta cúng tiễn Táo Vương Gia vào ngày 23/ tháng Chạp lên chầu trời, nhưng sau đó trong thời gian từ ngày 23 Chạp đến 30 Tết thì gia chủ kiêng cữ “động thổ” trong thời gian này cho đến mồng 2 Tết, nếu không kiêng thì vàng bạc tài nguyên trong nhà sẽ thất thóat. Lý do là ông cũng là vị thần cai quản đất đai của mỗi gia đình, Trong chữ Nho, Chữ Thổ 土là đất viết bằng hai vạch ngang như chữ Nhị 二 tượng trưng cho hai lớp đất trên mặt và bên dưới, cùng một gạch thẳng đứng 丨tượng trưng cho cái gì mọc lên . Còn chữ Kim 金 là vàng có chữ Kim bên trên để tượng thanh 今 và bên dưới có chữ Thổ 土 cọng với hai chấm 丶丶là tượng hình cho những vẩy quí kim vàng bạc dưới đất. Cuốc đất đai hay động thỗ mà không có ông ở nhà canh giữ và kiểm sóat thì vàng bạc trong nhà bị thất thóat.
Sở dĩ người ta còn gọi là Táo Công vì chữ Nho thì Táo竈 là cái bếp, cái lò nặn hay đắp bằng đất ( nên còn viết tắt là 灶 gồm chữ Hỏa 火土 và chữ Thổ).

Nhưng lại do đâu lại nảy sinh ra sự tích Hai ông Một Bà về gia đình Táo công như câu ca dao Việt Nam sau : Thế gian một vợ một chồng – Nào như Vua Bếp hai ông một bà?
Tôi thấy sự tích bộ 3 là một điều khá lạ vì Táo Quân hay Thổ Công chỉ là duy nhất một Vua Bếp trong tín ngưỡng của dân Trung Hoa miền bắc , nhưng tại sao có sự tin tưởng rằng trong mổi gia đình có tất cà ba vị Thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Phải chăng đây là sự khác biệt nào khác ở miền nam Trung Hoa, địa bàn nguyên thủy của các sắc dân Bách Việt trong đó có Lạc Việt chúng ta? Ba Thần Táo nầy gọi chung là: Định Phúc Táo Quân (Ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức nầy do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà). Không biết tình tiết tin tưởng ra sao thì 3 vị thần mang họ Thổ nhập chung làm thành một gia đình bộ ba như sau và được phân nhiệm vụ như sau:

_ Phạm Lang (chồng sau) làm Thổ Công, trông coi việc bếp.

_ Trọng Cao (chồng trước) làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa.

_ Thị Nhi (vợ) làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa.

Chuyện ban đầu chỉ có một ông sau lại trở thành ba: hai ông một bà! Câu chuyện gia đình thần linh họ Thổ được lưu truyền hậu thế này quả là thú vị như chuyện Tình Bộ Ba của người nhân thế vậy? Tra cứu sách vở, tôi kiếm ra những chứng liệu sau về chuyện gia đình bộ ba của Táo Quân chỉ có ở Việt Nam hay tại các dân tộc thiểu số sinh sống tại mạn ngược nước ta:

1) Truớc hết là tranh vẽ mộc bản để thờ của Việt Nam:

Posted Image

Tranh này lấy từ sách Kỹ Thuật và Mỹ Thuật Tranh Mộc bản Việt Nam của Nguyễn Khắc Ngữ vẽ một bà ngồi giữa hai ông, dưới một tấm biển ở trên có ba chữ Táo Danh Vị, và hai bên có câu đối mang ý nghĩa chúc tụng Ngày ngày thêm vinh hoa, Năm năm tăng phú quí. Ở dưới là vẽ cảnh cơ ngơi nhà cửa rộng rãi có cối chầy giã gạo, kẻ hầu nước, kẻ bưng cơm, ngòai sân thì đầy đủ lục súc gia cầm.

2) Ở thượng du Bắc Việt như vùng Mường Nia, Mường Nam (Hòa Bình) ông thầy mo thường hát khi cúng gà đề xin ông bà Táo giải tội với câu khấn sau:

Lạy ông thổ công, lậy bà thổ công,

Lạy ông thổ kỳ, lạy bà thổ kỳ

Chẳng có cái chi

Phải nướng con cáy ( gà)

Để mà cúng tội.

Chúng ta phải dẫn giải tình lý một bà hai ông ra sao? Đương nhiên là dựa vào sự tích của nhân gian ở Việt Nam: Nguyên do là ba vị thần họ Thổ này khi còn là người dương thế đã từng có mối liên hệ thân thiết tình cảm lại trái ngang. Nhưng câu chuyện kể lại thì tùy theo những truyền thuyết đại thể thì giống nhau nhưng tình tiết lại khác nhau:
1) Theo Phan Kế Bính ( trong cuốn Việt Nam Phong Tục): Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo phải bỏ nhau. Người vợ về sau lấy được người chồng giầu có. Một hôm cúng đốt mã ngoài sân, có một người ăn xin; người đàn bà trông thấy là chồng cũ của mình, động lòng thương cảm, đem cơm gạo tiền bạc ra cho. Người chồng sau biết chuyện, nghi cho vợ. Vợ xấu hổ đâm đầu vào đống lửa mà chết. Người chồng cũ cảm tình ân nghĩa, cũng đâm đầu vào đống lừa chết theo. Người chồng sau thương vợ, cũng nhẩy vào nốt, thế là chết cả ba. Thượng đế thương cho ba người cùng có nghĩa mới phong cho làm vua bếp.
2) Theo Hoàng Trọng Miên (trong Việt Nam Văn Học Toàn Thư): Ngày xưa, có hai vợ chồng chú tiều phu nghèo. Vợ rất thương yêu chồng nhưng chồng lại có tính rượu chè và đánh đập vợ tàn nhẫn luôn luôn, vợ rốt cuộc chịu không nổi phải cam lòng trốn đi. Chị tiều trốn vào rừng, gõ cửa một nguời thợ săn xin ở đậu. Anh thợ săn nghe kể sự tình thì bằng lòng cho ở. Rồi ít lâu sau, hai người lấy nhau, chông rất yêu thương vợ. Còn chú tiều ở nhà, đâm ra hối hận mới quyết đi tìm vợ về, và run rủi sao lại tìm đến túp lều tranh của anh thợ săn khi anh này đi vắng. Chú tiều mới khóc lóc năn nĩ vợ trở về. Người vợ cũng khóc theo tỏ ý mình vẫn thương chồng cũ. Đang lúc ấy, thì người chồng thợ săn trở về ngoài ngõ, người vợ hốt hoảng bảo chồng cũ trốn vào đống rơm. Nguời thợ săn vào đến cửa mới bảo vợ: “Bữa nay, tôi săn được con thỏ, để tôi đốt lửa thiêu thỏ nhé! “ Nói xong là nhóm lửa đốt, ai ngờ lửa bắt vào đống rơm nơi chú tiều ẩn núp khiến chú giẫy giụa chết. Người vợ đau lòng, thương chồng cũ hóa ra giết chồng, bèn nhẩy vào đống lửa đang cháy. Nguời thợ săn thấy vợ chết thương quá, tưởng mình làm điều gì trái nghĩa cũng nhẩy vào lửa chết theo.
Trời cảm vì tình yêu của ba người cho cả ba hóa thành ba ông đầu rau, chụm đầu vào nhau trong bếp lửa hay là cái kiềng bếp ba chân
Chúng ta thấy sự tích này hình như là sự tích trong văn hóa VN hơn là của Trung Quốc, nghe đại thể cũng như tình tiết của chuyện Trầu Cau: hai anh em song sinh họ Lưu cùng yêu một cô gái họ Cao, rồi cùng tìm cái chết như sau!
Theo tôi những tích chuyện trên có lẽ được kể trong giai đọan của thời kỳ người Việt phải bỏ chế độ Mẫu Hệ mà theo Phụ Hệ.
Những chuyện Mỵ Nương được tự ý chọn chồng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, và chuyện bà Trưng Trắc cầm quân chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống quân Tầu để trả thù chồng , và về sau bà Triệu trong vai trò lãnh đạo quân sự đã chứng tỏ đó là di tích của chế độ mẫu hệ còn ưu thế. Còn câu chuyện 2 ông 1 bà Táo quân và chuyện cô gái họ Lưu chỉ được chọn một chồng giữa 2 anh em họ Cao là giai đọan chuyển tiếp dằng co giữa chế độ Mẫu hệ qua Phụ hệ, nếu mẫu hệ còn uy quyền thì đâu có phải lâm vào cảnh trớ trêu ly biệt vì một bà mà lấy một lúc hai chồng hay đa phu là sự thường?
Qua sự trình bày trên, tôi nghĩ chúng ta đã phần nào nhận diện chân dung và chân tướng của Táo Quân Trung Hoa và Táo Quân Việt Nam với một vài dị biệt về tình tiết sự tích tuy rằng đại thể về tín ngưỡng vẫn tương đồng trong vai trò Táo quân là thần linh nên phù hộ cho người ta. Táo của Trung Hoa là thần linh thuần túy không hay rất ít mang tính người, còn Táo của Việt thì mang đẫm tính nhân lọai hơn, với đặc tính phản ảnh những khía cạnh bi hài của cuôc đời nhân thế.
Còn chuyện Ông Táo ngày 23 tháng Chạp lên chầu trời để báo cáo những việc hay dở, thiện ác bao hàm ý nghĩa gì?
Theo tôi, đây là một suy diễn khác về triết lý hay là một sự dung hòa phối hợp giữa 2 nguồn tín ngưởng của Trung Hoa là Lão giáo bình dân dựa vào sự tin tưởng về thần linh và Khổng giáo chủ trương tu dưỡng tính tình theo Thiện và lánh Ác trên quan niệm đạo đức luân lý về cán cân Thiên Lý và Công bằng xã hội.
Tôi lại thấy theo quẻ Dịch, thì 2 hào Dương kẹp 1 hào Âm chính là Quẻ LY 离 tượng trưng cho sự xẹt ra lửa vậy và cũng là đầu mối sự cách biệt xa rời. Một Táo Quân cai quản một bếp lửa tượng trưng cho một đơn vị gia đình. Một gia tộc sinh sôi nảy nở thành nhiều tiểu gia đình để rồi tách riêng ra thành nhiều cái bếp nấu ăn. Cũng như một vị Thần Xã hay Thành Hòang tượng trưng cho một tập hợp nhiều gia đình hay một tiểu xã hội. Thần linh vô hình cai quản thế giới cụ thể hữu hình qua hệ thống Thiên Lý. Quan niệm Khổng giáo về sự hướng thượng là: Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Một cá nhân có một lương tâm tự xét mình, một gia đình có một hệ thống giáo dục tự kiểm thảo mà điển hình là tiếng nói của Táo Quân là một thần linh ở chung người ta nên theo dõi họ. Mọi người trong một gia đình phải có nhiệm vụ bảo vệ thanh danh chung, cũng như người chung một làng, một tình, một nước đều chia xẻ niềm tự hào chung.
Trên phương diện tiến trình khảo cổ, từ sự phát minh ra cách dùng lửa đề nấu nướng, đến sự thành lập những cái bếp gia đình đã ảnh hưởng đến sự an sinh và lạc thú của con người ra sao?
Nhân lọai tình cờ biết dùng lửa ít ra từ cả triệu năm, họ ăn những xác thú bị thiêu cháy rôi từ đó mới quen thói ăn chín và bỏ cách ăn sống rồi con người tiến lên từ giai đọan thui cho đến giai đọan làm chín qua cách luộc hay hấp.
Hiệu lực của lửa làm cho thức ăn dễ tiêu, ngon hơn và bớt độc. Muốn luộc hay làm chín cách gì khác, phải trải qua một thời gian dài sáng chế dụng cụ nồi, chảo, vạc tùy theo các thời đại như thời đồ gốm, thời đồ đồng.
Theo lý luận Dịch lý, một nồi cơm hay nồi canh là cả một hình ảnh tập hợp của Ngũ Hành: ta thấy ông đồ rau làm bằng đất là Thổ, lửa đun nóng là Kim, nồi đồng là Kim, gạo và rau là Mộc, nước để nấu là Thủy!
Bây giờ xét về tinh thần luân lý hợp quần của hành động “ăn” thì ăn không phải là hành động giành dựt, cấu xé nhau như loài dã thú mà khi con người tiến đến trình độ văn hóa cao thì một bữa ăn tập thể như hình chữ Thực 食 chứng minh là một nồi kê có cái muôi vá và hình tam giác chứng tỏ sự quây quần.
Thói thường, khi hai vợ chồng mới ra riêng bắt buộc phải có có một giường và một cái lò bếp đề nấu ăn và để sưởi ấm dưới một cái mái nhà. Bếp lửa trước hết là hình ảnh chung sống tiên khởi của tình yêu vợ chồng ( ăn 1 mâm, nằm 1 chiếu) rồi sau đó là những bữa ăn của cha mẹ với con cái. Tình cảm và giáo dục khởi đầu bằng cái bếp lửa.
Bếp lửa không họat động thì tình duyên tan rã và gia đình ly tan.
Chuyện Táo quân và bếp lửa trong văn hóa Á Đông rất tầm thường nhưng suy gẫm ra chúng ta rút tỉa nhiều ý nghĩa sâu sắc về một hình thức gia đình căn bản. Qua câu chuyện bếp lửa thì chúng ta có thể suy nghĩ như sau: Dù có những tiến bộ về văn minh thì cái bếp gia đình dù là làm bằng vật liệu gì cũng phải họat động như là tượng trưng cho một gia đình căn bản để duy trì mối liên lạc vật chất và tinh thần mật thiết của những con người chung sống dưới một mái nhà hay một nóc gia vậy!
Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu cách thức Cúng Tiễn Táo Quân trong phong tục Việt Nam ra sao? Đây là những chi tiết lý thú về văn hóa Việt Nam nên tìm hiểu.
Phong tục cúng Ông Táo thay đổi tùy theo sự giải thích hay lề thói từng địa phương:
Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công có thể rắc rối cầu kỳ thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Thí dụ:
- Năm thuộc hành kim thì dùng màu vàng
- Năm hành mộc thì dùng màu trắng
- Năm hành thủy thì dùng màu xanh
- Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
- Năm hành thổ thì dùng màu đen.

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Theo tục xưa, có vùng riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo công.
Một câu hỏi: Người Việt Nam lưu lạc ở hải ngoại có cúng Tiễn Ông Táo không? Một điều bất ngờ là có! Tuy rằng ở các nước tiên tiến, họ vẫn duy trì đầy đủ chuyện cúng vái. Nhưng thành phần còn thiết tha chuyện này chỉ là đa số các phụ nữ bình dân lớn tuổi ít học hay người Việt gốc Hoa. Phụ nữ thường sống theo tập tục và cảm tính không theo lý trí suy luận như phái nam nên họ là thành trì cố thủ về bảo tòan cổ tục. Họ đã nhập cãnh vô xứ Mỹ những thần linh đủ thứ như Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài … Chuyện này biểu hiện qua phong tục đốt vàng mã đang bán trong những siêu thị Á Đông. Trong giấy vàng mã, tôi đã tìm thấy nhiều giấy cúng đủ loại trong đó có giấy Cúng Đưa Ông Táo (Bái Tống Táo Quân), giấy cúng Thổ Địa ở cửa ( Bái Môn Khẩu Thần). Cái ngộ nhất là những giấy vàng mã toàn là sản phẫm Made in China từ Hongkong, thuộc Cọng Hòa Nhân Dân Trung Quốc!
Và lễ phẩm đương nhiên cho mấy ông Táo Quân Mỹ phải là bánh bít quy và nước lon Coca để cho các ngài ngọt giọng tâu điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng trên trời chứ!
Để kết luận, chúng ta thấy chuyện cúng Táo Quân nghe thì cổ hủ của Việt Nam nhưng chứa đựng biết bao điều tình ý cũng thú vị nhỉ! Và phong tục Táo Quân, ít ra hiện nay cũng trường tồn trên báo chương là hằng năm thiên hạ vẫn thích đọc những sớ Táo Quân vui tếu của hạ giới tùy địa phương báo cáo với Ngọc Hoàng để tổng kết tình hình của năm cũ trước thềm một năm mới sắp đến.

Lê văn Lân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo

Giờ Sửu - 22 tháng Chạp - Mậu Tý.

Thiên Sứ

Rất nhiều người quan niệm rằng tục cúng ông Táo là của người Hán du nhập vào văn hóa Việt. Thậm chí nó được các học giả nói một cách rất nghiêm túc. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại! Chính nền văn hiến Việt trải gần 5000 huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử là nguồn gốc của phong tục cúng ông Công Ông Táo. Khi nền văn minh này sụp đổ ở Nam Dương Tử và bị Hán hóa trải hàng ngàn năm; khiến ngày nay người ta ngộ nhận tục cúng ông Công Ông Táo của người Hán.

Bài viết này sẽ chứng minh với các bạn điều đó.

Ông Táo trong truyền thuyết và phong tục Việt.

Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bẳng chứng gián tiếp cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liệu được đặc biệt dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết.

Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ Tết nguyên đán có từ thế kỷ XV BC - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Bởi vì, khi nền văn minh Họa Hạ khi tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng ông Táo của người Hán. Nhưng chính vì nguồn gốc tục cúng Ông Táo trong văn hóa Hán chỉ là sao chép lại từ văn hiến Việt. Nên nó chỉ là một tín ngưỡng thuần túy và không mang tính minh triết liên hệ với nội dung của nó.Ngược lại, truyền thuyết của dân tộc Việt với hình ảnh Táo quân "Hai ông, một bà" và nội dung của nó lại trùng khớp hoàn toàn về nội dung với những giá trị minh triết Đông phương của chính cái mà người ta gọi là có nguồn gốc Hán.

Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt, tóm lược như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

Posted Image

Tranh dân gian Việt - bản khắc gỗ

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả.

Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch.

Posted Image

Quẻ Ly

Nội dung tương tự như vậy tôi đã viết từ lâu trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Nhưng hồi đó, tôi cũng mới chỉ dừng lại đây. Nhưng trong bài viết này, tôi tiếp tục minh chứng thêm những tình tiết liên quan tính minh triết Đông phương với lễ Táo Quân trong truyền thống văn hóa Việt.

Vết lõm trên ông đầu rau trong bếp Việt xưa.

Ba vị Táo quân trong phong tục Việt cũng phù hợp với thực tế cái bếp xưa của Việt tộc cũng chỉ có ba miếng đất gọi là: Ông Đầu rau.

Posted Image

Ba ông Đầu rau trong bếp Việt xưa.

Một trong những nét độc đáo khi tạo ba ông đầu rau để nấu bếp là khi nặn bao giờ người thợ nặn cũng lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba ông này, tạo thành một vết lõm tròn. Và ông đầu rau có vết lõm đó bao giờ cũng đặt vào giữa. Bây giờ, bếp ga, bếp dầu ầm ầm. Xưa nhất cũng là cái kiềng ba chân bằng sắt phổ biến ở thành thị. Ông Đầu rau bằng đất dù ở vùng sâu, vùng xa cũng chắc không còn nữa. Huống chi một vết nhấn tròn giữa một ông đầu rau, chắc chẳng ai còn nhớ. Cho nên, điều mà người viết nói ở đây, may ra chỉ còn trong ký ức của những người cao niên, ở một miền quê xa xôi nào đó.

Ý nghĩa của vết lõm này, chính là dấu hiệu của tính bao trùm mà tiếng cổ Việt ngày xưa gọi là "Cái'. Tức Táo bà. Quẻ Ly thuộc Dương, nhưng lại ở phía dưới Hà Đồ, nên tính Âm mới bao trùm lên tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái trong ba ông Đầu rau. Chính vì vậy, Ly là Trung Nữ.

Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà.

Lạc Thư Chu Dịch trong phong tục cúng Táo Quân của người Việt.

Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con.

Posted Image

Tranh Đàn Cá

Tranh dân gian Đông Hồ.

Thiên nhất sinh thủy . Địa lục thành chi.

Cá thuộc hành Thủy, tượng của quẻ Khảm:

Posted Image

Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế.

Posted Image

Posted Image

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế.

Biểu tượng của Táo Quân (Hỏa) cưỡi trên lưng cá chép (Thủy).

Ngày 23 tháng Chạp. Ông Táo về trời.

Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Ngày này là ngày mà lý học Đông phương cho là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân lại chọn đúng ngày này lên trời liệu có sái không? Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường". Tôi đạ chứng minh trong một tiểu luận rằng: Đây chính là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. "Vạn vật qui ư thổ" hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong Năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành - Theo Lý học Đông phương - thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp - Táo Quân về trời.

Y phục của Táo Quân và vì sao Táo Quân không mặc quần?

Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo Quân, đều mặc quần nghiêm chỉnh, với những hàng chữ Hán phía trên. Bức tranh này hẳn được sáng tác kể hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Bởi vì, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian Việt được vẽ cái vạt áo bên phải vậy. Hiếm lắm, trong kho tàng chất những con rối nước cổ bỏ đi, may ra còn những con rối xưa cài vạt áo bên trái. Vậy Táo Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền thống Việt?

Lịch sử Trung Hoa ghi lại: Chính cái quần là của các dân tộc phía Bắc Trung Hoa và không thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu. Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với vải quây che phần thần dưới trước đó. Sau này chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do các chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa. Nhưng Người Việt, với tư cách là một nhà nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không thể tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của các dân tộc phi Hán ở Phương Bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng: Phong Tục thờ Táo Quân phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm nhập văn hóa mắc quần của các dân tộc phái Bắc này và còn giữ đến bây giờ. Và điều này như tôi đã phân tích ở trên: Nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định dùng bánh Chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như bức tranh dân gian sáng tác về sau này mà bạn đọc đã nhìn thấy ở trên.

Posted Image

Táo Quân Việt không mặc quần.

Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt - tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương - mà từ lâu tôi đã minh chứng - thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Có thể nói rằng: Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ nhứng nét chính của phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính nguyên lý của Học thuật cổ Đông phương. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ này, chính vì nó là hệ quả của nền minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời".

Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt:

Posted Image

Mũ Ông Công Ông Táo trên khắp chợ cùng quê trong nền văn hiến Việt còn đến ngày nay.

Posted Image

Hình người trên trống Đồng Lạc Việt với mũ có hình đầu rồng (Bên phải) và hai dải mũ cao vút.

Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho tập Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cháu chào chú Thiên Sứ.

Cháu đang thắc mắc việc chú dùng hình tượng quẻ Vị Tế để giải thích hình tượng ông Táo . Bởi quẻ Vị Tế tượng lửa bốc lên,nước giáng xuống, nước lửa không giúp được nhau. Chẳng nhẽ ông Táo lên trời còn cá chép ở lại?

Theo Mai Hoa Dịch, cá chép thuộc 2 quẻ Khảm và Tốn. Khác nhau giữa 2 quẻ này, khi cá chép bơi trong nước thì gọi là quẻ Khảm, khi cá chép được dùng vào việc ( nấu chín, "phương tiện di chuyển") thì nó lại là quẻ Tốn.

Như vậy, lúc này quẻ Vị Tế chú đề cập sẽ thành quẻ Đỉnh. Quẻ Đỉnh Ly trên Tốn dưới, tượng dùng mộc sinh hỏa, quẻ Đỉnh lại là cái vạc, cái nồi nấu ăn. Hay nói cách khác, chính là hình ảnh cái bếp.

Tiếp đó, quẻ Tốn cũng chính là "thần khí". Việc dùng hình ảnh cá chép mang nghĩa ẩn dụ, so sánh. Cũng có thể diễn giải ông Táo cưỡi thần khí (gió) lên trời.

Mở rộng hơn, theo cháu, khi nhìn 1 quẻ thì nhìn từ 3 hướng : Thiên, Địa, Nhân. Trong tư duy người Việt, chính là nhìn trên xuống, dưới lên và nhìn từ ngang.

Nhìn từ trên xuống đó là quẻ Đỉnh.

Nhìn từ dưới lên quẻ Đỉnh biến thành quẻ Phong Hỏa Gia Nhân, hình tượng người nhà xum họp (dịp cuối năm)

Nhìn từ ngang của quẻ Gia Nhân ta được quẻ Hỗ : Hỏa Thủy Vị Tế. Vì nhìn ngang thuộc phần nhân, ý rằng lúc đó, con người đi về cái kết thúc của 1 năm

-------------

Đấy là xét về quẻ Đỉnh. Lại xét về quẻ Vị tế, theo 3 góc nhìn như trên. Dân gian nói "ông Táo bay lên trời", vậy thử hình dung hình ảnh Ly trên Khảm dưới , nếu như từ dưới đất. Ta sẽ có quẻ Ký Tế.

Quẻ Ký Tế nước trên lửa dưới. Nó man mác trong khắp hình ảnh dân gian Việt,điển hình là con rùa. Rùa thuộc quẻ Ly, lại nằm trong nước. Xét thêm, quẻ Khảm - thủy- chủ về trí, quẻ Ly - mặt trời - chủ về đạo ( Người Việt xưa thờ thần mặt trời). Người xưa muốn nhắn nhủ rằng, trí và đạo không đi cùng nhau, trí quá hóa xảo, đạo không đúng đường thành trung phù, hư tâm. Cần lòng nhân ( Mộc) ở giữa.

Trong hình ảnh ông Táo hay hình ảnh con rùa, ta bắt gặp quẻ Ký Tế. Lửa ( đạo) ở dưới làm cái thủy ( trí) bốc hơi, khiến trí trở thành tinh khiết vẹn toàn. Nhưng cặp Nước trên lửa dưới vẫn đấu tranh,hàm ý nói cuộc sống con người luôn hướng tới cái Đạo, dung hòa trí nhưng không thể tách rời quy luật đấu tranh để phát triển. Quẻ Ký tế đứng thứ 63, nghĩa rằng khi đạt đến trạng thái ấy là sắp kết thúc, nhưng quẻ 64 lại là chưa hết. Liệu có phải Kinh Dịch chỉ ra rằng: con người phải luôn hướng về Đạo, dùng lòng Nhân làm gốc, dung hòa cái trí. Đấy cũng là con đường của phần Hồn, đạt tới sự cân bằng ấy, sẽ đi đến quẻ 64, kết thúc nhưng lại bắt đầu 1 kiếp sống khác, 1 con đường khác.

Cháu kiến thức hạn hẹp, chỉ dựa hoàn toàn vào sự cảm nghiệm của bản thân. Chúc chú Thiên Sứ và anh chị em trong diễn đàn năm mới nhiều niềm vui, nhiều phát hiện mới

Edited by Minh An
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minhan vào link này:

http://community.tuanvietnam.net/2010-01-0...n-1-?comments=1

Một hình tượng có thể có nhiều ý nghĩa. Những ý nghĩa hợp lý nhất là nó phải có liên hệ với các yếu tố liên quan đến nó và miêu tả được một giá trị nào đó. Trong trò chơi "Cái gì đây" có nhiều cách giải thích. Giải nhất giành cho người hóm hỉnh. Chính là giá trị của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Kính gửi chú Thiên Sứ;

Cháu đã gửi phản biện lên trang thảo luận của Vietnamnet.vn. Hi vọng những ý kiến của cháu góp phần tăng thêm phần chặt chẽ trong lý luận về quẻ Vị Tế cho hình ảnh ông Táo.

Cháu hiểu rằng 1 hình ảnh, 1 tượng có nhiều ý nghĩa khác nhau, vì thế, mỗi kiến giải sẽ thêm phần thú vị. Nhưng cháu không nghĩ kiến giải hóm hỉnh là kiến giải tốt, mà là một kiến giải chặt chẽ. Đồng thời, sự liên hệ nhiều hiện tượng phải chặt chẽ về lý luận.Vì điều này liên quan đến nền văn hiền hàng nghìn năm của dân tộc.

Nếu còn phần vân về con cá chép là quẻ Tốn hay quẻ Khảm.Cháu cũng có thêm 1 cách kiến giải hợp lý hơn về hình ảnh ông Táo cưỡi cá chép.

Theo Mai Hoa, cái chính, cái gốc của sự vật là quẻ Nội. Ở đây, hình ảnh ông Táo là gốc sự việc, phải là quẻ Nội,con cá chép phải là quẻ ngoại,như vậy hình ảnh ông Táo cưỡi cá chép phải là quẻ Thủy Hỏa ký tế. Không nên hình dung một cách quá cụ thể, ông Táo đứng trên thì là quẻ Ngoại.

Quẻ Ký tế, theo Kinh Dịch , nước lửa giúp nhau, tương hỗ. Đồng thời là đã xong, đã kết thúc, đứng thứ 63 trong thứ tự quẻ Dịch, phù hợp với ngày 23 tháng Chạp.

Vậy Thủy Hỏa Ký Tế ("Tế là vượt qua sông, là nên; kí tế là đã vượt qua, đã nên, đã thành" - Kinh Dịch, Đạo của người quân tử) với quẻ Hỏa Thủy Vị Tế ( "Con chồn nhỏ sửa soạn vượt qua sông mà đã ướt cái đuôi, không qua được, không có gì lợi cả" - Kinh Dịch, Đạo của người quân tử),quẻ nào là chính xác trong hình ảnh Ông táo-cá chép? Chẳng lẽ đã cuối năm mà còn " ướt cái đuôi, không qua được, không có gì lợi cả" ? Còn Ký tế là chỉ còn việc nhỏ chưa xong, vậy nên dân gian mới để từ ngày 23 đến 30 là 1 tuần để hoàn thành nốt cái "viêc nhỏ" ấy

Edited by Minh An

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

SỰ TÍCH TÁO QUÂN

Có nhiều sự tích Táo Quân ở trong truyền thuyết người Việt, điển hình trong: Kho Tàng Truyện cổ tích Việt Nam, Việt Nam Phong Tục của Phan Kế Bính, Đất Lề Quê Thói của Nhất Thanh và nhiều thoại khác nhau nữa:

http://e-cadao.com/cotich/Luabep.htm

chứ chẳng phải chỉ có một.

Thế thì, sự tích Táo Quân kể từ khi nào:

a.) trước khi người Việt biết dùng lò bếp để nấu ăn là thời kỳ Hùng vương thứ ?

b.) nếu như Bánh Chưng Bánh Dày xuất hiện trong thời Hùng Vương thứ VI thì hẳn phải có lò-bếp để nấu; nên có khi trong thời kỳ này hay là trước đó - tức là thời kỳ Hùng vương nào ??

c.) và thời kỳ nào mà Việt Nam đã là lần đầu tiên sử dụng đến tiền-bạc (vd: Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.)???

d.) các vật chứng khảo cổ về kỷ thuật đúc đồ đồng cho thấy lò-bếp phải có từ rất lâu thì lò-bếp đó theo sự tích nào????

Do đó, giải nhất dành cho người có những câu trả lời hóm hỉnh nhất sẽ là __________.

Nào, xin mời quý vị ....

Sapa

Edited by sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một quẻ trong bát quái có nhiều ý nghĩa: Lý là lửa, là ánh sáng, là trung nữ, là trí thức....Quẻ Khảm là Nước, là cấy có lõi cứng và to, là hiểm trở, là âm mưu...Do đó, nếu cứ suy luận theo kiểu anh Minh An thì tại sao quẻ Vị tế không là: Cô gái ngồi trên cành cây có lõi cứng và to? Hoặc quẻ Ký Tế không là con cá lóc nướng trui trên bàn nhậu?

Bởi vậy, nên hình tượng chỉ thể hiện một khía cạnh của nó thôi. Hình tượng trùng khớp thì coi như tính hợp lý với nội dung.

Còn cứ chẻ hoe ra thì chúng ta đang chơi trò: Cái gì đây! Có lẽ sẽ đến lúc phải bàn xem con cá lóc nướng trui trong quẻ Ký tế bao nhiêu ký thì đúng quẻ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cháu đồng ý rằng một quẻ có nhiều cách diễn giải khác nhau, và cũng như ý nghĩa của Dịch là biến thông.Tuy nhiên, khi đề cập đến một vấn đề lón, có tính lịch sử như trên, cần có sư hợp lý và logic. Chú là người nghiên cứu lâu năm, có danh vọng khá lớn, hẳn cũng hiểu điều đó. Nó là vinh quang, nhưng cũng là trách nhiệm. Một vị linh mục đã nói với cháu " Anh chào tôi, nhiều khi là chào cái áo của tôi. Tôi nói cho anh biết, dưới luyện ngục, có lẽ lại nhiều linh mục hơn các con chiên". Cháu hỏi vì sao, vị ấy nói rằng, mỗi lời 1 linh mục nói ra, là niềm tin và hi vọng của rất nhiều người. Có lẽ đấy là nghiệp theo cách nhìn của đạo Phật.

Năm nay Thái tuế rung cung Tài.

Cháu rất ngưỡng mộ chú, mong chú luôn đi theo con đường của Lý Học Đông Phương. Năm mới chúc chú an khang, mạnh khỏe và nhiều niềm vui.

Edited by Minh An

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu đồng ý rằng một quẻ có nhiều cách diễn giải khác nhau, và cũng như ý nghĩa của Dịch là biến thông.Tuy nhiên, khi đề cập đến một vấn đề lón, có tính lịch sử như trên, cần có sư hợp lý và logic. Chú là người nghiên cứu lâu năm, có danh vọng khá lớn, hẳn cũng hiểu điều đó. Nó là vinh quang, nhưng cũng là trách nhiệm. Một vị linh mục đã nói với cháu " Anh chào tôi, nhiều khi là chào cái áo của tôi. Tôi nói cho anh biết, dưới luyện ngục, có lẽ lại nhiều linh mục hơn các con chiên". Cháu hỏi vì sao, vị ấy nói rằng, mỗi lời 1 linh mục nói ra, là niềm tin và hi vọng của rất nhiều người. Có lẽ đấy là nghiệp theo cách nhìn của đạo Phật.

Năm nay Thái tuế rung cung Tài.

Cháu rất ngưỡng mộ chú, mong chú luôn đi theo con đường của Lý Học Đông Phương. Năm mới chúc chú an khang, mạnh khỏe và nhiều niềm vui.

Với chú thì Khảm Thủy tượng là con cá chép và Táo Quân tượng quẻ Ly là hợp lý. Hỏa Thyủy Vị tê 1la 2quẻ Kết thúc chu Kỳ 64 quẻ phù hợp với kết thúc một năm - Táo Quân về trời báo cáo tổng kết là hợp lý

Chứng Minh Việt sử 5000 năm cần rất thận trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ tiến sỹ

Một quẻ trong bát quái có nhiều ý nghĩa: Lý là lửa, là ánh sáng, là trung nữ, là trí thức....Quẻ Khảm là Nước, là cấy có lõi cứng và to, là hiểm trở, là âm mưu...Do đó, nếu cứ suy luận theo kiểu anh Minh An thì tại sao quẻ Vị tế không là: Cô gái ngồi trên cành cây có lõi cứng và to? Hoặc quẻ Ký Tế không là con cá lóc nướng trui trên bàn nhậu?

Bởi vậy, nên hình tượng chỉ thể hiện một khía cạnh của nó thôi. Hình tượng trùng khớp thì coi như tính hợp lý với nội dung.

Còn cứ chẻ hoe ra thì chúng ta đang chơi trò: Cái gì đây! Có lẽ sẽ đến lúc phải bàn xem con cá lóc nướng trui trong quẻ Ký tế bao nhiêu ký thì đúng quẻ.

Còn cần phải nói thêm mối quan hệ thủy hỏa trong ngũ hành. Thủy âm mưu hãm hiểm khắc hỏa nhưng gặp phải hỏa trên trời thì thủy chỉ có biến thành ô xy và hyđờro để làm nhiên liệu cho hỏa cháy to thêm.

kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tôi thấy anh nhatnguyen52 giải thích mấy quẻ này rất hợp lý với chuyện Táo Quân. Kinh Dịch Tàu thì quẻ Hỏa/Thủy là Vị Tế với nghĩa là việc chưa xong. Còn Dịch theo giải thích của anh nhatnguyen52 thì ngược lại. Hỏa /Thủy là khép trong cặp Khép khởi (khấp khởi), hoàn toàn đúng nghĩa với ông Táo về trời mà lại rất "Việt Nam". Xin xem

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...ost&p=19642

Edited by Minh Xuân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ tiến sỹ

Còn cần phải nói thêm mối quan hệ thủy hỏa trong ngũ hành. Thủy âm mưu hãm hiểm khắc hỏa nhưng gặp phải hỏa trên trời thì thủy chỉ có biến thành ô xy và hyđờro để làm nhiên liệu cho hỏa cháy to thêm.

kính cụ

Hic, lý giải như anh Liêm Trinh không ổn rồi, lại có hàm ý mỉa mai. Người học Dịch cần cái tâm trong sáng.Bây giờ là thời đại của quẻ Ly, thông tin, liên lạc v.v... Quẻ Ly là trung phù, rỗng trong nên người ta lừa lọc nhau nhiều. Mong hãy lấy lòng nhân làm gốc, để Ly là đạo, là ánh sáng mặt trời soi chiếu vạn vật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Minh An

Hic, lý giải như anh Liêm Trinh không ổn rồi, lại có hàm ý mỉa mai. Người học Dịch cần cái tâm trong sáng.Bây giờ là thời đại của quẻ Ly, thông tin, liên lạc v.v... Quẻ Ly là trung phù, rỗng trong nên người ta lừa lọc nhau nhiều. Mong hãy lấy lòng nhân làm gốc, để Ly là đạo, là ánh sáng mặt trời soi chiếu vạn vật.

Liêm trinh đố Minh An rội nước tắt được mặt trời để khỏi có "ngày" theo tượng quẻ ly của chu dịch đấy :( .

Nói chung liêm trinh nghĩ từ ngữ của dịch là từ ngữ trung hoà. Chỉ một từ thôi tùy theo thời mà lắp nghép có thể có ý ngiã rât khác nhau trong đoán định.

Minh an cứ yên trí tâm của liêm trinh xét theo tứ trụ có một tổ hợp tâm sáng,trung thực, trung thành đến mức độ tất cả mọi thứ tà khí ở xung quanh liêm trinh đều thấy rất khó chịu dù liêm trinh chẳng làm gì và cũng không có thời gian để để ý đến những thứ mình không nghiên cứu.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Liêm Trinh

Chào Minh An

Liêm trinh đố Minh An rội nước tắt được mặt trời để khỏi có "ngày" theo tượng quẻ ly của chu dịch đấy :( .

Nói chung liêm trinh nghĩ từ ngữ của dịch là từ ngữ trung hoà. Chỉ một từ thôi tùy theo thời mà lắp nghép có thể có ý ngiã rât khác nhau trong đoán định.

Minh an cứ yên trí tâm của liêm trinh xét theo tứ trụ có một tổ hợp tâm sáng,trung thực, trung thành đến mức độ tất cả mọi thứ tà khí ở xung quanh liêm trinh đều thấy rất khó chịu dù liêm trinh chẳng làm gì và cũng không có thời gian để để ý đến những thứ mình không nghiên cứu.

Thân mến

Nếu không ngại, anh có thể cho Sapa biết tứ trụ của anh được không để mở mang tầm mắt!

Sapa

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như trên 1 bài viết , cháu đã nêu quan điểm hình tượng ông Táo cưỡi cá chép là quẻ Đỉnh. Cháu có suy nghĩ thời gian qua và xin đưa thêm vài ý kiến.

Quẻ Đỉnh không đơn thuấn nói về hình tựong chiếc bếp, mà xét rộng hơn, nó là sự biến chuyển một cách từ từ, tiệm tiến của đất nước. Nếu quẻ Cách là thay đổi đột ngột, là cách mạng, thì quẻ Đỉnh lại là sự biến chuyển dần dần.Một sự biến chuyển lấy lòng Nhân ( Tốn - mộc) làm gốc để phát quang cho vạn vật ( Ly - Hỏa) bên trên, sự biến chuyển này phảng phất hình ảnh tôn giáo, tư tưởng khi quẻ Tốn tượng là đền chùa, chuông chùa.

Lại so sánh, nếu quẻ Lý là Lễ Trị thì quẻ Đỉnh là Pháp trị lấy nền tảng của lòng nhân và tư tưởng tôn giáo. Từ đây, tục thờ ông Táo còn thể hiện tư tưởn trị nước an dân của người Việt cổ, không dùng Lễ trị mà dùng Pháp trị, thượng tôn luật pháp, nhưng luật pháp được xây dựng trên lòng nhân và sự khiêm hạ khi nhìn nhận vũ trụ và con người ( Tốn - Thuận theo).

Xét kĩ hơn về quẻ Đỉnh, nó còn phản ánh 1 chu trình sinh nở của người nữ. Từ hào 1 là thụ thai, sự biến chuyển hết quẻ Đỉnh rồi tới quẻ thứ 52 - quẻ Chấn - là lúc khai hoa, là 1 con người mới sinh ra.

Vậy, có lẽ không cần bàn cãi hay nghi ngỡ, hình tượng ông Táo cưỡi cá chép lên trời là quẻ Đỉnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như trên 1 bài viết , cháu đã nêu quan điểm hình tượng ông Táo cưỡi cá chép là quẻ Đỉnh. Cháu có suy nghĩ thời gian qua và xin đưa thêm vài ý kiến.

Quẻ Đỉnh không đơn thuấn nói về hình tựong chiếc bếp, mà xét rộng hơn, nó là sự biến chuyển một cách từ từ, tiệm tiến của đất nước. Nếu quẻ Cách là thay đổi đột ngột, là cách mạng, thì quẻ Đỉnh lại là sự biến chuyển dần dần.Một sự biến chuyển lấy lòng Nhân ( Tốn - mộc) làm gốc để phát quang cho vạn vật ( Ly - Hỏa) bên trên, sự biến chuyển này phảng phất hình ảnh tôn giáo, tư tưởng khi quẻ Tốn tượng là đền chùa, chuông chùa.

Lại so sánh, nếu quẻ Lý là Lễ Trị thì quẻ Đỉnh là Pháp trị lấy nền tảng của lòng nhân và tư tưởng tôn giáo. Từ đây, tục thờ ông Táo còn thể hiện tư tưởn trị nước an dân của người Việt cổ, không dùng Lễ trị mà dùng Pháp trị, thượng tôn luật pháp, nhưng luật pháp được xây dựng trên lòng nhân và sự khiêm hạ khi nhìn nhận vũ trụ và con người ( Tốn - Thuận theo).

Xét kĩ hơn về quẻ Đỉnh, nó còn phản ánh 1 chu trình sinh nở của người nữ. Từ hào 1 là thụ thai, sự biến chuyển hết quẻ Đỉnh rồi tới quẻ thứ 52 - quẻ Chấn - là lúc khai hoa, là 1 con người mới sinh ra.

Vậy, có lẽ không cần bàn cãi hay nghi ngỡ, hình tượng ông Táo cưỡi cá chép lên trời là quẻ Đỉnh.

Ai suy luận thế nào cũng được. Nhưng một suy luận hợp lý là nó phải hợp lý với toàn bộ nội dung liên quan đến nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân ngày táo Quân về trời. Tôi đưa bài này lên để tham khảo.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo

Giờ Sửu - 22 tháng Chạp - Mậu Tý.

Rất nhiều người quan niệm rằng tục cúng ông Táo là của người Hán du nhập vào văn hóa Việt. Thậm chí nó được các học giả nói một cách rất nghiêm túc. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại! Chính nền văn hiến Việt trải gần 5000 huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử là nguồn gốc của phong tục cúng ông Công Ông Táo. Khi nền văn minh này sụp đổ ở Nam Dương Tử và bị Hán hóa trải hàng ngàn năm; khiến ngày nay người ta ngộ nhận tục cúng ông Công Ông Táo của người Hán.

Bài viết này sẽ chứng minh với các bạn điều đó.

Ông Táo trong truyền thuyết và phong tục Việt.

Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bẳng chứng gián tiếp cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liệu được đặc biệt dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết.

Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Ít nhất lễ Tết nguyên đán có từ trước thế kỷ XV BC - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Và tục cúng bánh chưng, bánh dày còn đến tận ngày nay. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Bởi vì, khi nền văn minh Họa Hạ khi tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng ông Táo của người Hán. Nhưng chính vì nguồn gốc tục cúng Ông Táo trong văn hóa Hán chỉ là sao chép lại từ văn hiến Việt. Nên nó chỉ là một tín ngưỡng thuần túy và không mang tính minh triết liên hệ với nội dung của nó. Ngược lại, truyền thuyết của dân tộc Việt với hình ảnh Táo quân "Hai ông, một bà" và nội dung của nó lại trùng khớp hoàn toàn về nội dung với những giá trị minh triết Đông phương của chính cái mà người ta gọi là có nguồn gốc Hán.

Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt, tóm lược như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

Posted Image

Tranh dân gian Việt - bản khắc gỗ

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả.

Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch.

Posted Image

Quẻ Ly

Nội dung tương tự như vậy tôi đã viết từ lâu trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Nhưng hồi đó, tôi cũng mới chỉ dừng lại đây. Nhưng trong bài viết này, tôi tiếp tục minh chứng thêm những tình tiết liên quan tính minh triết Đông phương với lễ Táo Quân trong truyền thống văn hóa Việt.

(Hình bị mất. Xin bổ sung sau).

Vết lõm trên ông đầu rau trong bếp Việt xưa.

Ba vị Táo quân trong phong tục Việt cũng phù hợp với thực tế cái bếp xưa của Việt tộc cũng chỉ có ba miếng đất gọi là: Ông Đầu rau.

Posted Image

Ba ông Đầu rau trong bếp Việt xưa.

Một trong những nét độc đáo khi tạo ba ông đầu rau để nấu bếp là khi nặn bao giờ người thợ nặn cũng lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba ông này, tạo thành một vết lõm tròn. Và ông đầu rau có vết lõm đó bao giờ cũng đặt vào giữa. Bây giờ, bếp ga, bếp dầu ầm ầm. Xưa nhất cũng là cái kiềng ba chân bằng sắt phổ biến ở thành thị. Ông Đầu rau bằng đất dù ở vùng sâu, vùng xa cũng chắc không còn nữa. Huống chi một vết nhấn tròn giữa một ông đầu rau, chắc chẳng ai còn nhớ. Cho nên, điều mà người viết nói ở đây, may ra chỉ còn trong ký ức của những người cao niên, ở một miền quê xa xôi nào đó.

Ý nghĩa của vết lõm này, chính là dấu hiệu của tính bao trùm mà tiếng cổ Việt ngày xưa gọi là "Cái'. Tức Táo bà. Quẻ Ly thuộc Dương, nhưng lại ở phía dưới Hà Đồ, nên tính Âm mới bao trùm lên tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái trong ba ông Đầu rau. Chính vì vậy, Ly là Trung Nữ.

Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà.

Lạc Thư Chu Dịch trong phong tục cúng Táo Quân của người Việt.

Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con.

Posted Image

Tranh Đàn Cá Tranh dân gian Đông Hồ.

Thiên nhất sinh thủy . Địa lục thành chi.

Cá thuộc hành Thủy, tượng của quẻ Khảm:

Posted Image

Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế.

Posted Image

Posted Image

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế.

Biểu tượng của Táo Quân (Ly - Hỏa) cưỡi trên lưng cá chép (Khảm - Thủy).

Ngày 23 tháng Chạp. Ông Táo về trời.

Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Ngày này là ngày mà lý học Đông phương cho là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân lại chọn đúng ngày này lên trời liệu có sái không? Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường". Tôi đã chứng minh trong một tiểu luận rằng: Đây chính là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. "Vạn vật qui ư thổ" hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong Năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành - Theo Lý học Đông phương - thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp - Táo Quân về trời.

Y phục của Táo Quân và vì sao Táo Quân không mặc quần?

Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo Quân, đều mặc quần nghiêm chỉnh, với những hàng chữ Hán phía trên. Bức tranh này hẳn được sáng tác kể hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Bởi vì, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian Việt được vẽ cái vạt áo bên phải vậy. Hiếm lắm, trong kho tàng chất những con rối nước cổ bỏ đi, may ra còn những con rối xưa cài vạt áo bên trái. Vậy Táo Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền thống Việt?

Lịch sử Trung Hoa ghi lại: Chính cái quần là của các dân tộc phía Bắc Trung Hoa và không thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu. Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với vải quây che phần thần dưới trước đó. Sau này chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do các chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa. Nhưng Người Việt, với tư cách là một nhà nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không thể tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của các dân tộc phi Hán ở Phương Bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng: Phong Tục thờ Táo Quân phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm nhập văn hóa mắc quần của các dân tộc phái Bắc này và còn giữ đến bây giờ. Và điều này như tôi đã phân tích ở trên: Nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định dùng bánh Chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như bức tranh dân gian sáng tác về sau này mà bạn đọc đã nhìn thấy ở trên.

Posted Image

Táo Quân Việt không mặc quần.

Đã có thơ rằng (Hình như của cụ Tản Đà):

Hăm ba, ông Táo dạo chơi xuân

Đội mão, đi hia, chẳng mặc quần

Giời hỏi: làm sao ăn mặc thế?

Thưa rằng: hạ giới nó… duy tân!

Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt - tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương - mà từ lâu tôi đã minh chứng - thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Có thể nói rằng: Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ nhứng nét chính của phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính nguyên lý của Học thuật cổ Đông phương. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ này, chính vì nó là hệ quả của nền minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời".

Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt:

Posted Image

Mũ Ông Công Ông Táo - trên khắp chợ cùng quê trong nền văn hiến Việt còn đến ngày nay.

Posted Image

Hình người trên trống Đồng Lạc Việt - với mũ có hình đầu rồng (Bên phải) và hai dải mũ cao vút.

Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo

Giờ Sửu - 22 tháng Chạp - Mậu Tý.

Rất nhiều người quan niệm rằng tục cúng ông Táo là của người Hán du nhập vào văn hóa Việt. Thậm chí nó được các học giả nói một cách rất nghiêm túc. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại! Chính nền văn hiến Việt trải gần 5000 huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử là nguồn gốc của phong tục cúng ông Công Ông Táo. Khi nền văn minh này sụp đổ ở Nam Dương Tử và bị Hán hóa trải hàng ngàn năm; khiến ngày nay người ta ngộ nhận tục cúng ông Công Ông Táo của người Hán.

Bài viết này sẽ chứng minh với các bạn điều đó.

Ông Táo trong truyền thuyết và phong tục Việt.

Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bẳng chứng gián tiếp cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liệu được đặc biệt dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết.

Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ Tết nguyên đán có từ thế kỷ XV BC - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Bởi vì, khi nền văn minh Họa Hạ khi tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng ông Táo của người Hán. Nhưng chính vì nguồn gốc tục cúng Ông Táo trong văn hóa Hán chỉ là sao chép lại từ văn hiến Việt. Nên nó chỉ là một tín ngưỡng thuần túy và không mang tính minh triết liên hệ với nội dung của nó.Ngược lại, truyền thuyết của dân tộc Việt với hình ảnh Táo quân "Hai ông, một bà" và nội dung của nó lại trùng khớp hoàn toàn về nội dung với những giá trị minh triết Đông phương của chính cái mà người ta gọi là có nguồn gốc Hán.

Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt, tóm lược như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

Posted Image

Tranh dân gian Việt - bản khắc gỗ

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả.

Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch.

Posted Image

Quẻ Ly

Nội dung tương tự như vậy tôi đã viết từ lâu trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Nhưng hồi đó, tôi cũng mới chỉ dừng lại đây. Nhưng trong bài viết này, tôi tiếp tục minh chứng thêm những tình tiết liên quan tính minh triết Đông phương với lễ Táo Quân trong truyền thống văn hóa Việt.

(Hình bị mất. Xin bổ sung sau).

Vết lõm trên ông đầu rau trong bếp Việt xưa.

Ba vị Táo quân trong phong tục Việt cũng phù hợp với thực tế cái bếp xưa của Việt tộc cũng chỉ có ba miếng đất gọi là: Ông Đầu rau.

Posted Image

Ba ông Đầu rau trong bếp Việt xưa.

Một trong những nét độc đáo khi tạo ba ông đầu rau để nấu bếp là khi nặn bao giờ người thợ nặn cũng lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba ông này, tạo thành một vết lõm tròn. Và ông đầu rau có vết lõm đó bao giờ cũng đặt vào giữa. Bây giờ, bếp ga, bếp dầu ầm ầm. Xưa nhất cũng là cái kiềng ba chân bằng sắt phổ biến ở thành thị. Ông Đầu rau bằng đất dù ở vùng sâu, vùng xa cũng chắc không còn nữa. Huống chi một vết nhấn tròn giữa một ông đầu rau, chắc chẳng ai còn nhớ. Cho nên, điều mà người viết nói ở đây, may ra chỉ còn trong ký ức của những người cao niên, ở một miền quê xa xôi nào đó.

Ý nghĩa của vết lõm này, chính là dấu hiệu của tính bao trùm mà tiếng cổ Việt ngày xưa gọi là "Cái'. Tức Táo bà. Quẻ Ly thuộc Dương, nhưng lại ở phía dưới Hà Đồ, nên tính Âm mới bao trùm lên tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái trong ba ông Đầu rau. Chính vì vậy, Ly là Trung Nữ.

Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà.

Lạc Thư Chu Dịch trong phong tục cúng Táo Quân của người Việt.

Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con.

Posted Image

Tranh Đàn Cá Tranh dân gian Đông Hồ.

Thiên nhất sinh thủy . Địa lục thành chi.

Cá thuộc hành Thủy, tượng của quẻ Khảm:

Posted Image

Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế.

Posted Image

Posted Image

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế.

Biểu tượng của Táo Quân (Ly - Hỏa) cưỡi trên lưng cá chép (Khảm - Thủy).

Ngày 23 tháng Chạp. Ông Táo về trời.

Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Ngày này là ngày mà lý học Đông phương cho là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân lại chọn đúng ngày này lên trời liệu có sái không? Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường". Tôi đã chứng minh trong một tiểu luận rằng: Đây chính là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. "Vạn vật qui ư thổ" hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong Năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành - Theo Lý học Đông phương - thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp - Táo Quân về trời.

Y phục của Táo Quân và vì sao Táo Quân không mặc quần?

Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo Quân, đều mặc quần nghiêm chỉnh, với những hàng chữ Hán phía trên. Bức tranh này hẳn được sáng tác kể hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Bởi vì, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian Việt được vẽ cái vạt áo bên phải vậy. Hiếm lắm, trong kho tàng chất những con rối nước cổ bỏ đi, may ra còn những con rối xưa cài vạt áo bên trái. Vậy Táo Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền thống Việt?

Lịch sử Trung Hoa ghi lại: Chính cái quần là của các dân tộc phía Bắc Trung Hoa và không thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu. Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với vải quây che phần thần dưới trước đó. Sau này chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do các chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa. Nhưng Người Việt, với tư cách là một nhà nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không thể tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của các dân tộc phi Hán ở Phương Bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng: Phong Tục thờ Táo Quân phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm nhập văn hóa mắc quần của các dân tộc phái Bắc này và còn giữ đến bây giờ. Và điều này như tôi đã phân tích ở trên: Nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định dùng bánh Chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như bức tranh dân gian sáng tác về sau này mà bạn đọc đã nhìn thấy ở trên.

Posted Image

Táo Quân Việt không mặc quần.

Đã có thơ rằng (Hình như của cụ Tản Đà):

Hăm ba, ông Táo dạo chơi xuân

Đội mão, đi hia, chẳng mặc quần

Giời hỏi: làm sao ăn mặc thế?

Thưa rằng: hạ giới nó… duy tân!

Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt - tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương - mà từ lâu tôi đã minh chứng - thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Có thể nói rằng: Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ nhứng nét chính của phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính nguyên lý của Học thuật cổ Đông phương. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ này, chính vì nó là hệ quả của nền minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời".

Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt:

Posted Image

Mũ Ông Công Ông Táo - trên khắp chợ cùng quê trong nền văn hiến Việt còn đến ngày nay.

Posted Image

Hình người trên trống Đồng Lạc Việt - với mũ có hình đầu rồng (Bên phải) và hai dải mũ cao vút.

Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho tập Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Kính gửi Bác Thiên Sứ

Con mới đọc bài Chuyện "ông Táo" trong văn hoá dân gian Á Đông đăng trên dantri.com.vn, nếu con không đọc bài của Bác trước thì dính phải thuốc độc rồi. Con nói thế cũng không đúng, thực ra thế hệ chúng con (con sinh năm 1979) không biết mình bị nhiễm độc nếu không biết đến Bác, những công trình nghiên cứu, bài viết của Bác về nền văn hiến Việt 5000 năm.

P/S: Con có gửi bài của Bác cho dantri.com.vn hy vọng họ hiểu được. Con cũng xin phép cho con chép bài của Bác để gửi cho người thân, bạn bè của con nếu Bác cho phép. Chúc Bác luôn mạnh khoẻ!

Share this post


Link to post
Share on other sites