Posted 14 Tháng 1, 2018 Quý vị và ACE thân mến! Trong kiến trúc xây dựng theo Địa lý phong thủy Đông Phương nói chung, có một nguyên tắc ứng dụng, đó là BÁT SÁT - HOÀNG TUYỀN. Nếu bị phạm phải những tiêu chí của Bát sát - Hoàng Tuyền thì hệ thống kiến trúc đó được coi là xấu. Bài viết dưới đây là những di sản còn lại từ cổ thư chữ Hán nói về Bát sát - Hoàng Tuyền, tôi đưa lên đây để quý vị và ACE tham khảo. Sau khi đọc tư liệu này, quý vị và ACE sẽ nhanh chóng nhận ra rằng: Tất cả các di sản từ cổ thư chữ Hán, liên quan đến các phương pháp ứng dụng của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành (ADNH) nói chung, và Địa Lý phong thủy nói riêng - đều mang tính mặc định, không hề có một lời giải thích tại sao lại như vậy, và nó xuất phát từ thực tại nào? Tất cả những nhà nghiên cứu và thực hành phong thủy được gọi là Thầy phong thủy, đều chấp nhận sự mặc định này mà không hiểu đằng sau nó là cái gì?! Bài Bát Sát Hoàng tuyền từ cổ thư được đưa lên đây, một lần nữa chứng minh rằng: Thuyết ADNH và Kinh Dịch không thuộc về nền văn minh Hán. Bởi vì chính nền văn minh Hán không giải thích được bất cứ vấn đề gì liên quan đến học thuyết ADNH và Kinh Dịch, phù hợp với tiêu chí khoa học, để làm sáng tỏ các bí ẩn của nền văn minh Đông Phương, trong cuộc hội nhập toàn cầu của các nền văn minh. Bởi vậy tôi đưa bài viết này lên đây hoàn toàn là di sản của cổ thư Hán liên quan đến nguyên tắc Bát sát, Hoàng Tuyền để quý vị tham khảo. Và đối với ACE Địa Lý Lạc Việt cũng cần tham khảo kỹ bài này. Để so sách với bài giảng của tôi trong giảng đường liên quan đến nội dung Bát sát - Hoàng Tuyền, nhân danh nền Văn Hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử. Để từ đó sẽ thấy được tính ưu việt của nền Văn Hiến Việt, là cội nguồn đích thực của Nền Văn Minh Đông Phương. Nguyên lý Bát sát - Hoàng Tuyền chỉ là một ứng dụng trong rất nhiều ứng dụng tương tác của Địa lý Lạc Việt nói chung. Nhưng một thực tại khách quan nào, hoặc một hệ luận mang tính lý thuyết nào liên hệ với nguyên tắc này, mới là điều mà ACE cần biết rõ. ACE đều biết một tiêu chí khoa học phát biểu rằng: 1/ Một lý thuyết được coi là khoa học, thì những mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thể kiểm chứng được. 2/ Một lý thuyết khoa học được coi là đúng, nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán, có tính quy luật tính khách quan và khả năng tiên tri. Trên cơ sở này, chúng ta xem xét quy luật phương sát trong nguyên lý Hoàng tuyền Bát sát được mô tả dưới đây từ cổ thư chữ Hán và sự hiệu chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2018 Thưa quý vị và anh chị em thân mến. Phần dưới đây là nguyên văn tư liệu có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán và phương pháp hóa giải, để quý vị và anh chị em tham khảo. BÁT SÁT – HOÀNG TUYỀN I. BÁT SÁT – HUNG KỴ: Lập hướng phải kỵ 8 phương sát khí: CA QUYẾT: 1/ Khảm Long, Khôn Thỏ (mão), Chấn sơn Hầu 2/ Tốn Kê, Kiền Mã, Đoài Xà đẩu 3/ Cấn Hổ, Ly Trư, Vi sát liệu 4/ Phạm chi mộ, trạch nhất tề hư NGHĨA LÀ: 1/ Phương Khảm thì kỵ khắc với Phương Thìn (Thìn thì ứng tinh với con Rồng, nên gọi bí danh là Long). Phương Khôn kỵ khắc với phương Mão (Mão thì ứng linh là con Thỏ). Phương Chấn kỵ khắc với phương Thân (Thân thì ứng tinh với con Khỉ nên gọi bí danh là Hầu) 2/ Phương Tốn kỵ khắc với phương Dậu (Dậu thì ứng tinh là con Gà nên gọi bí danh là Kê). Phương Càn thì kỵ khắc với phương Ngọ (Ngọ thì ứng tin với con Ngựa nên gọi bí danh là Mã). Phương Đoài thì kỵ khắc với phương Tị (Tị là ứng với tinh con Rắn, nên bí danh gọi là xà đẩu) 3/ Phương Cấn kỵ khắc với phương Dần (Dần thì ứng tinh là con Cọp nên gọi bí danh là Hổ). Phương Ly thì kỵ khắc với phương Hợi (Hợi thì ứng tin với con Lợn nên gọi bí danh là Trư). Tám phương nọ khắc với tám phương kia nên là sát diệu (sao sát). 4/ Phạm vào đấy thì mộ phần hay nhà ở đều cũng hỏng. VÍ DỤ: 1/ Khảm Long: Mạch từ phương Tý nhập huyệt thì không nên lập hướng Thìn; Hoặc mạch ở phương Thìn nhập huyệt thì không nên lập hướng Tý. Nếu lập hướng vào đấy là phạm sát, thì bị diệt vong; bởi vì Tý thuộc Thủy, Thìn thuộc Thổ, Thổ khắc Thủy nên bị sát. 2/ Khôn Long: Mạch từ phương Khôn nhập huyệt thì không nên lập hướng Mão; Hoặc mạch ở phương Mão nhập huyệt thì không nên lập hướng Khôn. Nếu lập hướng vào đấy là phạm sát, thì bị họa vong; bởi vì phương Khôn thuộc Thổ, phương Mão thuộc Mộc, Mộc khắc Thổ nên bị sát. 3/ Chấn Long: Mạch từ phương Chấn nhập huyệt thì không nên lập hướng Thân; Hoặc mạch ở phương Thân nhập huyệt thì không nên lập hướng Chấn. Nếu lập hướng vào đấy là phạm sát, thì bị họa vong; bởi vì phương Chấn thuộc Mộc, phương Thân thuộc Kim, Kim khắc Mộc nên bị sát 4/ Tốn Long: Mạch từ phương Tốn nhập huyệt thì không nên lập hướng Dậu; Hoặc mạch ở phương Dậu nhập huyệt thì không nên lập hướng Tốn. Nếu lập hướng vào đấy là phạm sát, thì bị họa vong; bởi vì phương Tốn thuộc Mộc, phương Dậu thuộc Kim, Kim khắc Mộc nên bị sát. 5/ Càn Long: Mạch từ phương Càn nhập huyệt thì không nên lập hướng Ngọ; Hoặc mạch ở phương Ngọ nhập huyệt thì không nên lập hướng Càn. Nếu lập hướng vào đấy là phạm sát, thì bị họa vong; bởi vì phương Càn thuộc Kim, phương Ngọ thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim nên bị sát. 6/ Đoài Long: Mạch từ phương Đoài nhập huyệt thì không nên lập hướng Tị; Hoặc mạch ở phương Tị nhập huyệt thì không nên lập hướng Đoài. Nếu lập hướng vào đấy là phạm sát, thì bị họa vong; bởi vì phương Đoài thuộc Kim, phương Tị thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim nên bị sát. 7/ Cấn Long: Mạch từ phương Cấn nhập huyệt thì không nên lập hướng Dần; Hoặc mạch ở phương Dần nhập huyệt thì không nên lập hướng Cấn. Nếu lập hướng vào đấy là phạm sát, thì bị họa vong; bởi vì phương Cấn thuộc Thổ, phương Dần thuộc Mộc, Mộc khắc Thổ nên bị sát. 8/ Ly Long: Mạch từ phương Ly nhập huyệt thì không nên lập hướng Hợi; Hoặc mạch ở phương Hợi nhập huyệt thì không nên lập hướng Ly. Nếu lập hướng vào đấy là phạm sát, thì bị họa vong; bởi vì phương Ly thuộc Hỏa, phương Hợi thuộc Thủy, Thủy khắc Hỏa nên bị sát. CHÚ Ý: Long mạch nhập huyệt chính là Long nhập thủ. Ở đồng bằng, nhìn long nhập thủ có chỗ khác với miền núi. Nếu thấy long sơn khởi cao hơn hai bên một chút, thắt lại nhỏ hẹp, thì cũng lấy 24 phương định mạch khí, như miền núi ở đồi cao. Nếu long mạch bình thản (thấp và phẳng rông), không nhận đích được long tính, thì lấy phương nào ở gần nước hơn mà định cục, lập hướng, như là phương Nam gần nước thì lấy Khảm cục Long lập hướng Nam…vv Cục cũng kỵ khắc như phương, tức là Khảm cục không nên lập Thìn hướng, Khôn cục không nên lập Mão hướng… vv II. Mặt khác về BÁT SÁT 1. Bát là 8, là 8 cung trong la kinh, trong mỗi cung ấy đều có một sơn vị trong 24 sơn của la kinh,nằm về trái hoặc nằm về phải của mặt hậu ngôi nhà tác hại lại ngôi nhà ấy gọi là Sát (sát kề hậu) VÍ DỤ: Cung càn: , coi mắt tiền là Càn, mặt hậu là Tốn, thì Ngọ là kế trái hậu của Tốn. Có một dòng Thủy hoặc một hình dạng Thủy đi từ Càn đến Ngọ rồi tại Tị (dừng) ở đấy, rồi lại có một nhánh (Thủy hoặc hình Thủy) chảy hoặc đi ngược lại hướng Càn (có thể vào Tuất hoặc Hợi). Nếu lập hướng ở Ngọ, cổng, cửa chính, cửa phụ và kể cả cửa sổ thì Ngọ là sát của hướng Càn. Các hướng khác cũng tương tự như thế. 2. Tác hại của BÁT SÁT 1/ Hướng Bắc: Sơn Thìn là sát: Gây ra nhiều bệnh tật, vợ chồng bất hòa. 2/ Hướng Nam: Sơn Hợi là sát: Gây cho anh em bất hòa, dễ gây sự với hàng xóm, bị người nhỏ nhen nói xấu, khó nuôi gia súc. 3/ Hướng Đông: Sơn Thân là sát: Hay mắc nghiện hút, dễ gặp tai họa, bị kìm kẹp ức chế. 4/ Hướng Tây: Sơn Tị là sát: Không được quý nhân phụ trợ, trên không kính dưới không nhường, con cái dễ mắc nghiện hút. 5/ Phương Tây Nam: Mão sơn là Sát: Dễ bị kẻ xấu quấy phá, trộm cướp mất tiền, tai nạn trọng thương. 6/ Phương Đông Bắc: Sơn Dần là sát: Gia đình bất hòa, Tài lộc eo hẹp 7/ Phương Đông Nam: Sơn Dậu là sát: Quan chức bị kìm kẹp khó ngóc đầu dậy, tổ tiên không phù trì, Thờ tổ tiên mà quỷ hưởng. 8/ Phương Tây Bắc: Sơn Ngọ là sát: Mất tình cảm, Bị đâm chém thương tích, mổ xẻ tang thương. 3. PHÉP TRẤN Cơ sở của phép trấn là: Trước mặt tiền nhà, cổng, cửa chính, cửa phụ có dòng nước chảy tới, có hình tượng nhấp nhô như sóng nước, hoặc có bể chứa nước sạch, bể cá cảnh đều là tượng của Thủy. Ai gây nên bát sát? Những cái vừa nói đến ở trên: Bát sát có tính chất như Họa Hại, do đó phải dùng bản cung của nó chế hóa ra ma phương mà chế nó; ta chế ma phương Diên Niên để hóa giải bát sát theo nguyên tắc sau: 1/ Dùng mã số Địa của bản cung gây ra họa hại đặt vào trung cung của Lạc Thư phi theo quỹ đạo hệ của chính nó ra 8 sao ở 8 cung, được số 5 vào trung cung thay cho số tương ứng của nó. 2/ 8 số này làm ruột của ma phương phát Diên Niên 3/ Phối đơn quẻ ruột từng quẻ với đơn quẻ ngoại thành khí Diên Niên lần lượt cho hết 8 cặp. Ta được bảng số ma phương phát Diên Niên 4/ Vẽ ma phương phát Diên Niên theo bảng số ma phương vừa lập, ma phương phát vẽ thái cực phát nhìn từ trong nhìn ra ngoài theo quẻ dịch 5/ Vị trí số 5 vào trung cung là vị trí treo ma phương lên phía trên 6/ Vẽ dịch tự và đầu từng quẻ kép hoặc vẽ mặt trái ma phương tùy người vẽ ma phương quyết định 7/ Nhớ nạp thần tăng thêm sức mạnh cho ma phương. Ma phương trấn bát sát không ấn định ngày giờ treo 8/ Vị trí treo ma phương trấn bát sát: Sơn vị nào bị thì treo ma phương ở chỗ đó, treo mặt có thái cực ra ngoài: 4. CỤ THỂ: HƯỚNG KHẢM: Mã số địa của Khảm là (1) Chú ý: Mặt tiền thù thường chiếm tới 2 đến 3 cung: Càn – Tý – Cấn, thì sát Dần: Treo ma phương này ở tay phải mặt tiền. HƯỚNG CẤN: Mã số địa của Cấn là (8) Ma phương này treo ở Dần Ma phương Diên Niên trấn sát ở Cấn. HƯỚNG CHẤN: Mã số địa của Chấn là (3) Đặt 3 vào trung cung Lạc Thư rồi phi theo quỹ đạo của quẻ Chấn. Tám sao hệ Chấn mã số 3 phi ra làm ruột ma phương từng cặp sao phối ra Diên Niên Ma phương này treo ở Ất Ma phương phát Diên Niên trấn bát sát ở Chấn. HƯỚNG TỐN: Mã số địa của Tốn là (4) Đặt 4 vào trung cung Lạc Thư rồi phi theo quỹ đạo của quẻ Tốn được tám sao làm ruột ma phương. Tám sao hệ Tốn mã số 4 phi ra làm ruột ma phương pháp từng cặp sao phối ra Diên Niên Ma phương này treo ở Tỵ Ma phương phát Diên Niên trấn bát sát ở Tốn HƯỚNG NGỌ: Mã số địa của Ly là (9) Đặt 9 vào trung cung Lạc Thư rồi phi theo hệ Ly.Số phi ra tam cung làm lõi ma phương. Kết hợp với số vòng ngoài từng cặp, từng cạp ra số Diên Niên là tốt Ma phương này đặt ở chính Ngọ Ma phương phát Diên Niên trấn bát sát ở Ly. HƯỚNG KHÔN: Mã số địa của Khôn là (2) Đặt 2 vào trung cung Lạc Thư rồi phi theo quỹ đạo số 2 của Khôn. Phi ra tám hướng định các sao làm lõi của ma phương. Lõi ma phương phối với vòng ngoài từng cặp ra ma phương Diên Ma phương này treo ở Mùi Ma phương phát Diên Niên trấn bát sát ở Khôn. HƯỚNG ĐOÀI: Mã số địa của Đoài là (7) Đặt 7 vào trung cung Lạc Thư rồi phi theo quỹ đạo của hệ Đoài. Các sao phi được trong tám cung làm ruột ma phương, kết hợp với các sao vòng ngoài từng cặp, từng cặp ra Diên Niên Ma phương này treo ở Canh Ma phương phát Diên Niên trấn bát sát ở Đoài. HƯỚNG CÀN: Mã số địa của Càn là (6) Đặt Càn là 6 vào trung cung Lạc Thư rồi phi theo quỹ đạo của hệ Càn. Các sao phi được trong tám cung làm ruột ma phương, ruột này kết hợp với các sao vòng ngoài từng cặp, từng cặp ra Diên Niên Ma phương này treo ở Hợi Ma phương phát Diên Niên trấn bát sát ở Càn. (Còn tiếp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2018 Thưa quý vị và anh chị em thân mến. Phần dưới đây là nguyên văn tư liệu có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán và phương pháp hóa giải, để quý vị và anh chị em tham khảo. III. HOÀNG TUYỀN Lập hướng, kỵ thủy lộ, phạm Hoàng Tuyền THƠ CỔ: 1/ Canh Đinh Khôn, thường thị Hoàng Tuyền 2/ Ất Bính tu phòng, Tốn thủy tiêu 3/ Giáp, Quý hướng trung ưu kiến Cấn 4/ Tân Nhâm thủy lộ phụ dương Kiền Theo nghĩa đen của mỗi chữ trong mỗi câu: 1/ Phương Nam là Đinh, thì trên phương Khôn là Hoàng Tuyền. 2/ Phương Ất là Bính, thì nên phòng nước phương Tốn trước hết. 3/ Trong hướng Giáp và hướng Quý thì lo thấp ở phương Cấn 4/ Phương Tân và Nhâm , thì sợ đường nước ở ngay phương Càn 1. NGHĨA LÀ: Giáp, Canh, Nhâm, Bính là tứ Dương can (4 thiên can thuộc Dương), Ất, Tân, Đinh, Quý là tứ can Âm (4 thiên can thuộc Âm), ở về 4 phương chính, mỗi phương có 2 can: một âm, một dương. Càn, Khôn, Cấn, Tốn gọi là tứ Duy, cũng là hàng thiên can ở bốn phương ngung (bốn hướng góc), cộng là tám phương (bát quái) + Giáp, Canh, Nhâm, Bính là 4 dương can hợp với 4 địa chi: Tý, Ngọ, Mão, Dậu, 4 phương chính, theo về lý khí, của vòng trường sinh thì 4 phương này vừa là 4 phương Vượng, vừa là bốn phương Tử của 4 đại cục. + Ất, Tân, Đinh, Quý là 4 âm can hợp với 4 địa chi: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, 4 phương bàng, theo về lý khí, của vòng trường sinh thì 4 phương này vừa là 4 phương Dưỡng, vừa là bốn phương Mộ của 4 đại cục. + Càn, Khôn, Cấn, Tốn là 4 Thiên can hợp với 4 địa chi: Dần, Thân, Tị, Hợi ở 4 phương ngung (tứ duy), theo về lý khí, của vòng trường sinh thì 4 phương này vừa là 4 phương Sinh, vừa là bốn phương Tuyệt của 4 đại cục khác nhau. Ví dụ: Câu: Canh, Đinh, Khôn, thường thị Hoàng Tuyền Như là lập hướng Canh, là hướng Vượng của Kim cục thì Khôn là Lâm Quan, thì thủy ở Khôn phải chảy lại trước huyệt. Nếu chảy đi là thủy phá Lâm Quan, thì bị Hoàng Tuyền. Như lập hướng Đinh, là Dưỡng hướng thủy cục, thì Khôn là Trường sinh, Thủy ở phương Khôn cũng phải chảy lại trước huyệt, nếu chảy đi là thủy phá Trường sinh phương, thì bị Hoàng Tuyền. Nhưng trái lại cũng lập hướng Đinh, nhưng ở Mộc cục, thì Đinh lại đổi là Mộ, Khôn đổi lại Tuyệt, thủy lưu nhập thì bị Hoàng Tuyền. Nếu không biết phép tiêu nạp thủy ở trong 4 phương: Càn, Khôn, Cấn, Tốn này thì phạm Hoàng Tuyền. Vì vậy bảo là Tứ lộ Hoàng Tuyền, Hoàng Tuyền là suối vàng, là nơi vô khí ( tử khí): Nói một cách khác: Dương thế có đường đi của người dương thế. Dưới âm cũng có đường đi của người âm: (Hoàng là Vang, Tuyền là suối) Hoàng Tuyền xuất hiện ở Thiên Can và tứ Duy, không xuất hiện ở Địa chi. Nói tóm lại: - Mặt tiền nhà là Cấn thì Giáp, Quý là Hoàng Tuyền - Mặt tiền rơi vào Giáp, Quý thì Cấn là Hoàng Tuyền - Mặt tiền nhà là Tốn thì Ất, Bính là Hoàng Tuyền - Mặt tiền rơi vào Ất, Bính thì Tốn là Hoàng Tuyền - Mặt tiền nhà là Khôn thì Đinh, Canh là Hoàng Tuyền - Mặt tiền rơi vào Đinh, Canh thì Khôn là Hoàng Tuyền - Mặt tiền nhà là Càn thì Tân, Nhâm là Hoàng Tuyền - Mặt tiền rơi vào Tân, Nhâm thì Càn là Hoàng Tuyền 2. TÁC HẠI CỦA HOÀNG TUYỀN - Nhà phạm Hoàng Tuyền gây cho người mắc các bệnh ác tính như: ung thư, u cục ác tính, rối loại các tuyến nội tiết, rối loạn chức năng các tạng phủ, gây cho người có bệnh cảm giác như giả vờ, lúc có thuốc bệnh cũng không đỡ, không có thuốc bệnh lại khỏi. - Gây cho người thích kiện tụng, thích đấu đá, tù đầy, chết chóc, nóng nảy, điên rồ, hoặc bị những họa không tự mình gây ra (họa vô đơn chí, không biết nguyên nhân) Hoặc mắc bệnh, Đông Tây y không phát hiện ra. 3. NGUYÊN LÝ LẬP BÁT QUÁI TRẤN HOÀNG TUYỀN. HOÀNG TUYỀN LÀ ĐƯỜNG ĐI CỦA NGƯỜI ÂM: Là điểm giữa mặt tiền nha, cửa chính, cửa phụ, cửa sổ và cổng đối diện phải, là đường đi của ma quỷ, Phong thủy dùng bát quái SINH KHÍ TRẤN. - Nếu điểm giữa mặt tiền nhà là Càn: thì Tân, Nhâm rơi vào cổng, cửa chính, phụ, cửa sổ là Hoàng Tuyền thì: 1/ Với Tân: Lấy mã số địa của Đoài đặt trung cung Lạc Thư, phi theo hệ Đoài làm ruột ma phương. 2/ Các sao của 8 cung hệ Đoài phi ra kết hợp với các sao vòng ngoài từng cặp, từng cặp thành sinh khí ra tổng ma phương sinh khí là ma phương phát sinh khí trấn Hoàng tuyền Ngũ quỷ 3/ Ma phương làm xong nạp thần (thông tin) và treo ma phương có số thay số 5 vào trung cung lên trên. Ma phương treo tại vị trí phạm Hoàng Tuyền, đầu ma phương phải có dịch tự quẻ để tăng sức mạnh trấn. Ta lần lượt đi hết 12 vị trí có thể xảy ra Hoàng Tuyền: CUNG CÀN : Mặt tiền nhà là Càn: 1/ Vị trí Tân là Hoàng Tuyền, Tân thuộc Đoài, lấy mã số địa của Đoài là 7 đặt và trung cung Lạc Thư phi theo chiều quỹ đạo của Đoài: Vị trí Tân bị Ngũ Quỷ, ma phương này treo ở vị trí bị Ngũ Quỷ - Hoàng Tuyền Ma phương phát sinh khí trấn Ngũ Quỷ. 2/ Vị trí Nhâm là Hoàng Tuyền, Nhâm thuộc Khảm, lấy mã số địa của Khảm đặt trung cung Lạc Thư phi theo quỹ đạo của Khảm làm ruột ma phương phát Sinh Khí Ma phương treo tại Nhâm. Ma phương phát sinh khí trấn Hoàng Tuyền. 3/ Nếu Tân – Nhâm là mặt tiền, vị trí Càn là Hoàng Tuyền, mã số địa của Càn là (6) Đặt 6 vào trung cung phi theo quỹ đạo Càn Ma phương này treo ở Càn Ma phương phát Sinh Khí CUNG CẤN: Mặt tiền nhà là cấn 1/ Vị trí Quý là Hoàng Tuyền. Quý thuộc Khảm, lấy mã số địa của Khảm đặt vào trung cung Lạc Thư phi theo hệ Khảm (1) Ma phương treo ở Quý Ma phương phát Sinh Khí 2/ Mặt tiền nhà là Cấn: Vị trí Giáp là Hoàng Tuyền. Giáp thuộc Chấn, lấy mã số Địa của Chấn là 3, đặt vào trung cung Lạc Thư, phi theo quỹ đạo Chấn: Ma phương này treo ở Giáp 3/ Quí – Giáp là mặt tiền nhà thì Cấn là Hoàng Tuyền. Mã số địa của Cấn là 8, đặt 8 vào trung cung Lạc Thư phi theo chiều quỹ đọa của Cấn, các số của 8 cung phi ra làm ruột ma phương Sinh Khí, kết hợp với cá số vòng ngoài từng cặp, từng cặp thành ma phương Sinh Khí. Ma phương phát Sinh Khí này treo ở Cấn CUNG TỐN: Mặt tiền nhà là Tốn: Vị trí Ất – Bính là Hoàng Tuyền. 1/ Ất thuộc Chấn; Chấn gồm Giáp - Ất, ma phương hoàn toàn giống ở Giáp, nhưng mặt tiền nhà Tốn thì treo ma phương ở Ất. 2/ Vị trí Bính thuộc Ly, mã số địa của Ly là (9), đặt vào trung cung phi theo quỹ đạo hệ Ly: Ma phương Sinh Khí này treo ở Bính 3/ Ất – Bính là mặt tiền nhà thì Tốn là Hoàng Tuyền Mã số địa của Tốn là 4, đặt 4 vào trung cung Lạc Thư phi theo hệ Tốn Ma phương này treo ở Tốn Ma phương phát Sinh Khí trấn Hoàng Tuyền ở Tốn CUNG KHÔN: Mặt tiền nhà là Khôn: Vị trí Đinh – Canh là Hoàng Tuyền. 1/ Đinh thuộc Ly, Bính thuộc Ly. Ma phương của Đinh giống hoàn toàn như ma phương của Bính. Nhưng mặt tiền nhà là Khôn, thì ma phương này phải treo ở Đinh nơi bị Hoàng Tuyền 2/ Canh thuộc Đoài, Tân cũng thuộc Đoài. Ma phương của Canh giống hoàn toàn ma phương của Tân. Nhưng mặt tiền nhà là Khôn , thì ma phương này phải treo ở Canh nơi bị Hoàng Tuyền. 3/ Đinh – Canh là mặt tiền thì Khôn là Hoàng Tuyền. Mã số địa của Khôn là 2, đặt 2 vào trung cung phi theo quỹ đạo của Khôn Ma phương phát Sinh Khí trấn Hoàng Tuyền ở Khôn (HẾT) 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 1, 2018 BÁT SÁT TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁNThưa quý vị và anh chị em Địa Lý Lạc Việt thân mến. Đáng nhẽ bài này tôi giảng riêng cho anh chị em DLLV. Nhưng xét thấy một lần nữa, nó chứng minh cho luận điểm của tôi xác định rằng: 1/ Địa Lý Phong thủy là một ngành khoa học ứng dụng trong kiến trúc xây dựng, thuộc về nền văn minh Lạc Việt, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử. Những di sản của Lý học Đông phương ghi nhận trong cổ thư chữ Hán, chỉ là những mảnh vụn còn sót lại của nền văn minh Việt, bị Hán hóa một cách rời rạc, đầy mâu thuẫn, sai lạc và không hoàn chỉnh. 2/ Tính khoa học hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" nhân danh nền văn hiến Việt, thể hiện tính hợp lý hoàn chỉnh và phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Bài viết về Hoàng Tuyền Bát Sát, mà chúng tôi trình bày trên với quý vị và anh chị em - có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán - là một ví dụ. Nội dung của nó mà quý vị và anh chị em đã đọc, hoàn toàn mang tính mặc định và không hề có - ít nhất là một cơ sở lý thuyết nào liên hệ với nó. Để chứng minh điều này, tôi mô tả lại qua mô hình được trình bày dưới đây: Để tiện theo dõi, tôi trích lại toàn văn như sau: Quote I. BẤT SÁT – HUNG KỴ: Lập hướng phải kỵ 8 phương sát khí: CA QUYẾT: 1/ Khảm Long, Khôn Thỏ (mão), Chấn sơn Hầu 2/ Tốn Kê, Kiền Mã, Đoài Xà đẩu 3/ Cấn Hổ, Ly Trư, Vi sát liệu 4/ Phạm chi mộ, trạch nhất tề hư Trên cơ sở này, chúng tôi sắp xếp theo 4 quái Tứ chính là:Khảm, Chấn, Ly, Đoài và 4 quái Tứ duy là Càn, Khôn, Cấn, Tốn - theo mô hình của "Hậu Thiên Văn Vương" từ cổ thư chữ Hán - như sau:A/ Bốn hướng Tứ chính, là: 1/ Hướng Khảm Bát sát ở Thìn (Khảm Long)......................2/ Hướng Chấn Bát sát ở Thân (Chấn sơn Hầu)3/ Hướng Ly Bát sát ở Hợi (Ly Trư)......................................4/ Hướng Đoài Bát sát ở Tỵ (Đoài Xà đẩu)B/ Bốn hướng Tứ duy, là:5/ Hướng Càn Bát sát ở Ngọ (Kiền Mã)..........................................................56/ Hướng Khôn Bát sát ở Mão (Khôn Thỏ 'mão') 7/ Hướng Cấn Bát sát ở Dần (Cấn Hổ)...........................................................57/ Hướng Tốn Bát sát ở Dậu (Tốn Kê). Như vậy, qua các mô hình mô tả cụ thể ở trên, quý vị và anh chị em cũng nhận thấy rất rõ các vấn đề sau đây: 1/ Tính phi quy luật trong bản văn chữ Hán về vị trí Bát sát trong ứng dụng Địa Lý phong thủy. 2/ Tính mặc định áp đặt của các phương pháp ứng dụng trong cổ thư chữ Hán về vị trí Bát sát trong ứng dụng Địa Lý phong thủy. Chúng không hề có một mối liên hệ nào, có tính hệ thống với các hệ luận liên quan trong hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhân danh nền văn hiến Việt và những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến Lý học Đông phương, trong đó có ngành Địa Lý phong thủy và cụ thể là nguyên lý ứng dụng về Bát sát trong ứng dụng Địa Lý phong thủy. Riêng về hiện tượng Bát sát, tôi trân trọng giới thiệu với quý vị và ACE công lao đầu tiên thuộc về Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn - là một trong những học trò theo tôi đã lâu. Trong thời gian phụ việc và theo học Địa Lý phong thủy Lạc Việt, chính Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn đã đặt giả thuyết ban đầu một cách xuất sắc, về: "Hướng "sát" của Bát sát trong ứng dụng Địa Lý phong thủy liên quan đến vòng Trường sinh". Nhưng do phương pháp diễn đạt ban đầu của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn chưa rõ ràng, nên tôi đã yêu cầu mô tả lại. Sự việc xảy ra cách đây cũng đã nhiều năm. Rồi Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn xuống núi hành nghề và những việc mưu sinh với những lo toan của cuộc sống, khiến công việc nghiên cứu về Bát Sát Hoàng Tuyền dừng lại ở đấy. Tuy nhiên, do hiện nay tôi tiếp tục giảng dạy trong lớp Địa Lý Lạc Việt ứng dụng. Nên một trong những yếu tố tương tác quan trọng, sắp sửa được giảng dạy liên quan đến yếu tố Loan Đầu (Sách Hán gọi là "trường phái"), nên tôi phải phục hồi lại các mô hình liên quan để mô tả yếu tố sát (yếu tố xấu) trong nguyên lý tính Bát sát trong phong thủy. Trước khi bắt đầu vào các bài viết tiếp theo, liên quan đến Bát sát, tôi trân trọng ghi nhận giả thuyết ban đầu xuất sắc của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, trong việc phục hồi lại bản chất của yếu tố Bát sát trong Địa Lý Lạc Việt. Còn tiếp. Chú thích: 1/ Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn hiện là thành viên nghiên cứu trong Hội Đồng khoa học của Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 1, 2018 BÁT SÁT TRONG ĐỊA LÝ LẠC VIỆT.Trên cơ sở giả thuyết ban đầu xuất sắc của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn. Chúng tôi đã thực hiện lại mối liên hệ giữa hướng và phương sát trong Bát sát với vòng Tràng sinh. Nhưng để quý vị và ACE thấy rõ được tính nhất quán và tính hệ thống của một lý thuyết nhân danh khoa học, chúng tôi cần nói rõ hơn về vấn đề Vòng Tràng sinh. I. VÒNG TRÀNG SINH TRONG LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG.Khái niệm "Vòng Tràng Sinh" trong ứng dụng của Lý học Đông phương, mô tả một chu kỳ gồm 12 thành tố. Các thành tố này lần lượt theo quy luật là: 1/Trường sinh. 2/ Mộc Dục. 3/ Quan đới, 4/ Lâm Quan, 5/ Đế Vượng, 6/ Suy. 7/ Bệnh. 8/ Tử. 9/ Mộ. 10/ Tuyệt. 11/ Thai. 12/ Dưỡng.... Vòng Trường sinh mô tả chu kỳ sinh trưởng và suy bại của mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống, thiên nhiên, vũ trụ và con người. Cho nên, vòng Trường sinh ở trong nhiều hệ thống của các ngành ứng dụng thuộc Lý học Đông phương. Vòng Trường sinh trong ngành dự báo số phận con người là Tử Vi có chu kỳ trong 12 cung và là thành tố dự đoán của chu kỳ Đại Hạn 10 năm trong Tử Vi - Tức là vòng Tràng sinh chi phối 120 năm (Một trăm hai mươi năm) trong chu kỳ vận hạn của một đời người trong lá số Tử Vi. Trong ứng dụng của khoa Tử Vi, vòng Tràng Sinh Dương tính theo chiều thuận. Vòng Tràng sinh Âm tính theo chiều nghịch. Chu kỳ Âm Dương của vòng Trường Sinh là 24 năm. Đây chính nguyên lý chu kỳ 24 năm Sinh - Vượng - Mộ của một hành trong LẠC THƯ HOA GIÁP được thực hiện trên Hà Đồ - đã được Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh chứng minh nguyên lý lập thành bảng này trên Hà Đồ - với sự thay đổi vị trí hai hành Thủy Hỏa. Vòng Tràng sinh thể hiện sự tiêu trưởng của ngũ hành. Ngũ hành phân Âm Dương cho nên vòng Tràng sinh cũng theo Âm Dương và ứng dụng theo tam hợp cục của Địa chi. Vì Địa chi phân Âm Dương nên sự ứng dụng của Trường sinh cũng theo quy luật Dương thuận, Âm nghịch. Thí dụ: Tam hợp cục Hỏa là Dần - Ngọ - Tuất; Tam hợp cục Mộc là Hợi - Mão - Mùi.... ACE và quý vị lưu ý nguyên lý tam hợp cục của ngũ hành để đối chiếu với tính hợp lý trong việc ứng dụng vòng Tràng sinh trong Địa lý Phong thủy Lạc Việt. Quý vị và ACE xem hình minh họa dưới đây cho hai vòng Tràng sinh Âm Dương thuận nghịch. Vòng Tràng sinh Duong thuận Vòng Tràng sinh Âm nghịch Như vậy tôi đã trình bầy khái quát về những nguyên lý ứng dụng của vòng Tràng sinh trong mọi ngành ứng dụng của Lý học Đông Phương nói chung. Trên cơ sở những tri thức căn bản về vòng Tràng sinh này chúng ta ứng dụng tiêu chi khoa học cho một lý thuyết khoa học phát biểu như sau: Quote Một lý thuyết, hay giải thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết các vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh; có tính quy luật, khách quan và khả năng tiên tri. Trên cơ sở tiêu chí khoa học này, chúng tôi ứng dụng giả thuyết hướng sát của Bát sát lệ thuộc vào vòng Tràng sinh xem có phù hợp với tiêu chí khoa học trên hay không. Vì vòng Tràng sinh có thể phân loại Âm Dương, cho nên chúng tôi cũng phân loại tám phương Bát quái theo Âm Dương, như sau: A/ Bốn quái tứ chính thuộc Dương, gồm: Khảm / - Chấn / - Ly / - Đoài / B/ Bốn quái tứ di thuộc Âm, gồm: Càn / - Khôn / - Cấn / - Tốn / Trên cơ sở này chúng ta một lần nữa áp dụng vòng Tràng sinh theo đúng như cổ thư chứ Hán mô tả về hướng sát của Bát sát để đối chiếu, so sánh. A/ Bốn quái tứ chính: 1/ Hướng Khảm Bát sát ở Thìn (Khảm Long)......................2/ Hướng Chấn Bát sát ở Thân (Chấn sơn Hầu) 3/ Hướng Ly Bát sát ở Hợi (Ly Trư).....................................4/ Hướng Đoài Bát sát ở Tỵ (Đoài Xà đẩu) B/ Bốn quái tứ di: 5/ Hướng Càn Bát sát ở Ngọ (Kiền Mã)..............................6/ Hướng Khôn ( Tốn theo sách Việt), Bát sát ở Mão (Khôn Thỏ 'mão') 7/ Hướng Cấn Bát sát ở Dần (Cấn Hổ)................................8/ Hướng Tốn (Khôn theo sách Việt). Bát sát ở Dậu (Tốn Kê). Thưa quý vị và ACE thân mến Như vậy qua hình mô tả ở trên, khi chúng ta áp vòng Tràng sinh theo giải thiết ban đầu để quán xét thì chúng ta nhận thấy rằng, ở bốn quái tứ chính (vòng Tràng sinh thuận), chỉ có hai quái Ly và Chấn có phương Bát sát nằm ở Tuyệt. Và ở bốn quái tứ Di (vòng Tràng sinh nghịch) thì chỉ có hai quái Càn và Khôn (Tốn theo sách Việt) có phương Bát sát nằm ở Tuyệt. Như vậy nếu theo giải thuyết ban đầu là đúng thì thể hiện phương sát theo cổ thư chữ Hán chỉ đúng được một nửa?! Chúng tôi cho rằng: Vì mối liên hệ chính xác "một nửa" đó - phương sát phải nằm ở vị trí Tuyệt của vòng Tràng sinh - thì tính hợp lý lý thuyết cho toàn bộ vấn đề, tất cả các phương sát đều phải nằm phương Tuyệt của vòng Tràng sinh - Tùy theo tứ chính hay tứ di mà ứng dụng vòng Tràng sinh thuận nghịch. trên cơ sở này chúng ta áp vòng tràng sinh trên cơ sở "Hậu thiên Lạc Việt (Đổi chỗ Tốn - Khôn) phối Hà Đồ" . Chúng ta sẽ được một sự hoàn hảo phù hợp với tiêu chí khoa học của phương sát trong Bát sát, như mô hình dưới đây: A/ Bốn quái tứ chính: 1/ Hướng Khảm Bát sát ở Tị (Khảm Xà/ Sách Hán: Long)......................2/ Hướng Chấn Bát sát ở Thân (Chấn sơn Hầu) 3/ Hướng Ly Bát sát ở Hợi (Ly Trư).....................................4/ Hướng Đoài Bát sát ở Dần (Đoài Hổ đẩu. Sách Hán: Xà) B/ Bốn quái tứ di: 5/ Hướng Càn Bát sát ở Ngọ (Kiền Mã)..............................6/ Hướng Khôn Bát sát ở Tý (Khôn 'Tý'. Sách Hán: Tốn Kê) 7/ Hướng Cấn Bát sát ở Dậu (Cấn Kê. Sách Hán: Dần)..........8/ Hướng Tốn Bát sát ở Mão (Tốn Mẹo. Sách Hán: Khôn tuyệt ở Mão). Thưa quý vị và ACE, trên cơ sở giả thuyết ban đầu chúng tôi xác định rằng: Tất cả các phương sát trong Bát sát đều phải nằm ở vị trí Tuyệt của vòng Tràng sinh. Trong đó, tứ chính là Dương, thuộc vòng Tràng sinh thuận; tứ Di là Âm thuộc vòng Tràng sinh nghịch. Và chúng tôi đã minh họa ở hình trên. Trên cơ sở này chúng ta thấy rằng: Hai quái tứ chính là Ly - Chấn hoàn toàn trùng khớp phương sát với Lạc Việt, tức giả thuyết của chúng tôi và hai quái tứ Di là Càn - Khôn (Tốn theo Lạc Việt) là hoàn toàn trùng khớp, còn lại như phần trên đã trình bầy thì phương pháp đặt phương sát của chúng tôi nhân danh nền Văn hiến Việt một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học về tính quy luật, tính khách quan, tính hệ thống, tính nhất quán và tính hoàn chỉnh. Bây giờ chúng ta đối chiếu tiêu chi khoa học mà chúng tôi đã trình bầy ở trên về tính hợp lý lý thuyết toàn diện nhân danh nền Văn hiến Việt: Tất cả những ai nghiên cứu về Lý học thì đều biết rất rõ thì trong 12 Địa chi thì Tý tuyệt Tị, Mão tuyệt Thân, Ngọ tuyệt Hợi, Dậu tuyệt Dần và ngược lại: Hợi tuyệt Ngọ, Tị tuyệt Tý, Dần tuyệt Hợi, Thân tuyệt Mão. Trên cơ sở này chúng ta quán xét lại toàn bộ những hướng và phương sát - nhân danh nền Văn hiến Việt - hoàn toàn phù hợp với cách Tứ Tuyệt trong Địa chi được mô tả trong Lý học Đông Phương, đồng thời phù hợp với phương Tuyệt của vòng Tràng sinh. Đây chính là tính hợp lý lý thuyết của mọi vấn đề liên quan đến nó phù hợp với tiêu chí khoa học. Đó là phù hợp với phương Tuyệt của vòng Tràng sinh; phù hợp với nguyên lý Tứ tuyệt của địa chi. Đó chính là một phương pháp nghiên cứu của chúng tôi căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Đây là điều mà trong các cổ thư chữ Hán không mô tả được. Vấn đề không phải chỉ riêng một vấn đề phương sát trong Bát sát trong Địa lý Phong thủy. Mà là tất cả hầu hết các di sản từ cổ thư chữ Hán liên quan đến Thuyết Âm Dương ngũ Hành, thì chúng đều rất mơ hồ, mâu thuẫn và bất hợp lý ngay trong nội hàm cấu trúc của hệ thống này. Tính hợp lý lý thuyết phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, chỉ thể hiện nhân danh nền Văn Hiến Việt một thời Huyền Vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử, với nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt. Mới đủ tư cách để xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Bát Quái chính là "Lý thuyết thống nhất vũ trụ" mà nền khoa học hiện đại đang mơ ước! Trên cơ sở này. Rất hy vọng bài viết mà tôi trình bầy trên đây sẽ được quý vị quan tâm. Riêng đối với ACE Địa lý Lạc Việt thì nhân danh một người thầy đang truyền đạt kiến thức và nhân danh nền Văn Hiến Việt, với tinh thần khoa học thực sự, ACE hãy áp dụng phương sát trong Bát sát đã được phục hồi từ nền Văn hiến Việt. Phương pháp ứng dụng nhân danh nền Văn hiến Việt, không chỉ ứng dụng trong Dương trạch để trổ cửa tùy theo hướng nhà, mà còn là ứng dụng trong Loan Đầu để chọn hướng nhà và vấn đề Âm trạch mà ACE sẽ tiếp tục được học tới đây. Xin cảm ơn quý vị và ACE đã đọc và quan tâm đến bài viết này. 17 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 10, 2018 Bài viết của sư phụ quá hay Share this post Link to post Share on other sites