Giang Thành

Vài hỏi đáp về thuyết tuyệt đối

18 bài viết trong chủ đề này

Thưa quý vị,

Trong tiêu đề này, chúng ta sẽ được nghe anh Vo Truoc nói một ít về thuyết tuyệt đối, một lý thuyết được viết bởi anh ấy. Trong thuyết này có nhiều khái niệm mới, chưa bao giờ có trong vật lý. Dưới đây là câu hỏi đầu tiên:

Vấn 1. Một trong các tiên đề mà từ đó thuyết tương đối được xây lên là tiên đề về ánh sáng. Tiên đề này nói rằng vận tốc ánh sáng là không đổi trong chân không. Anh có chấp nhận tiên đề này không? Nếu không, thì tại sao? Còn nếu có, thì nó giử vai trò gì trong thuyết tuyệt đối?

Và anh Vo Truoc đã hồi đáp như sau:

Đáp: Thứ nhất, trong thuyết tuyệt đối không có cái gọi là chân không. Không gian tràn ngập Khí với mật độ khác nhau, độ co dãn không thời gian (ký hiệu ζ) khác nhau. Không thời gian và Khí là 2 mặt không thể tách rời. Vật chất chính là Khí. Khi Khí có độ co dãn không thời gian là  ζ = Q thì đó chính là hạt vật chất như quan niệm ngày nay. Không gian ta đang sống có ζ = 1.

Thứ 2, thuyết tuyệt đối cho rằng, vận tốc ánh sáng trong mọi hệ qui chiếu địa phương là không đổi (=c), nhưng đó không phải tiên đề, mà là công thức được rút ra từ cái cơ bản hơn. Nếu đứng trong hệ qui chiếu địa phương này quan sát ánh sáng trong hệ qui chiếu địa phương khác thì có thể chúng khác nhau. Công thức như sau:    v = c/ζ2. Ở đó, ζ là hệ só co dãn không thời gian của hệ qui chiếu mà ánh sáng chuyển động. Như vậy, khi ζ = 1 thì v = c.

Không gian là một môi trường đàn hồi, vận tốc ánh sáng chính là vận tốc truyền sóng của không gian đàn hồi đó (tương tự như vận tốc truyền âm thanh trong nước). Vận tốc truyền sóng là vận tốc tới hạn mà khi vượt qua nó, môi trường đàn hồi bị phá vỡ tính liên tục. Do không gian Vũ trụ có tính liên tục nên hạt vật chất không thể có vận tốc lớn hơn vận tốc truyền sóng, tức vận tốc ánh sang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Vo Truoc đã cho câu trả lời. Và dưới đây là câu hỏi thứ hai.

Vấn 2: Có một vài hiện tượng tự nhiên như là hiện tượng rơi, chuyển động của các vệ tinh chung quanh hành tinh, và của các hành tinh chung quanh mặt trời. Cơ học Newton giải thích các hiện tượng trên với lực vạn vật hấp dẫn F = GMm/R2. Còn thuyết tương đối thì giải thích các chuyển động này qua khái niệm không-thời-gian bị uốn cong. Đặc biệt là với không-thời-gian cong, thuyết tương đối đã có một lời giải thích cho hiện tượng ánh sáng bị uốn cong khi chúng đi gần một thiên thể lớn. Anh Vo Truoc có thể cho biết thuyết tuyệt đối giải thích các hiện tượng trên như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong thuyết tuyệt đối không có khái niệm độ cong của không thời gian, thay vào đó là khái niệm độ co dãn không thời gian  ζ. Ở gần khối lượng lớn thì  ζ  càng lớn. Sự khác nhau của  ζ   tạo nên lực hấp dẫn và làm ánh sáng biến thiên về hướng tương tự như thấu kính.  Thuyết tuyệt đối giải thích các hiện tượng rơi, sự uốn cong của ánh sáng thông qua độ co dãn không thời gian ζ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn 3: Thuyết tương đối dự đoán sự tồn tại của những thiên thể đặc biệt gọi là hố đen, là những vùng không-thời-gian bị uốn cong mạnh đến mức ánh sáng không thể thoát ra được. Với một hố đen đơn giản thì bán kính vùng chân trời sự kiện là Rs = 2GM/c2 . Trong thuyết tuyệt đối có đề cập đến hố đen không? Nếu có, thì chúng có gì khác với hố đen trong thuyết tương đối?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có sự khác nhau rất lớn giữa lý thuyết về hố đen trong thuyết  tương đối và tuyệt đối. Theo thuyết tuyệt đối, không tồn tại cái gọi là đường chân trời sự kiện. Hố đen cũng không thể cầm tù được hạt ánh sáng, thâm chí cũng không cầm tù được một hạt vật chất thông thường. Vật chất bên trong hố đen chỉ là một khối không thời gian cực kỳ đồng đều có độ co dãn ζ = Q, chẳng có hạt vật chất thông thường như ta vẫn biết nào, kể cả hạt ánh sáng. Do không có hạt vật chất nào để bức xạ nên ta thấy nó đen chứ không phải do lực hấp dẫn cầm tù chúng.

Thuyết tuyệt đối phát hiện một lực mà khoa học hiện đại chưa biết, đó là lực đẩy Archimed trong không gian. Ở gần lỗ đen, lực này rất lớn, lớn hơn cả lực hấp dẫn. Lực đẩy Archimed không cho phép một hạt vật chất nào có thể rơi vào bề mặt hố đen. Do đó, lỗ đen không thể cầm tù hạt vật chất nào cả, huống chi là ánh sáng.

Khối lượng hố đen suy giảm theo thời gian bằng công thức: M = M0.exp(-Ht)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

WoW! Hố đen trong thuyết tuyệt đối thiệt quá ly kỳ. Nó còn thần bí hơn đồng loại của nó trong thuyết tương đối. Tạm thời rời khỏi thế giới thần kỳ đó một chút....

Vấn 4: .... trở về lại dương trần, anh có nhắc đến lực hấp dẫn. Có phải lực hấp dẫn trong thuyết tuyệt đối cũng là F = GMm/R2 ? Và động năng và thế năng cũng tương tự như trong cơ học Newton là Ek = mv2/2 và Ep = mgh ?

Edited by Giang Thành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi lại thấy, Hố đen trong thuyết tương đối mới ly kỳ, trong thuyết tuyệt đối mới đơn giản vì không có đường chân trời sự kiện, cũng chẳng có sự cầm tù vật chất, ánh sáng nào. Chỉ có khối lượng lớn trong một không gian nhỏ. Lực hấp dẫn tuy lớn nhưng lực đẩy Archimed cũng lớn bù lại nên tổng lực không quá lớn. Tổng lực này bằng zero tại vị trí cách bề mặt hố đen 2.52GM/c2. Ở khoảng cách nhỏ hơn, lực đẩy Archimed lớn hơn lực hấp dẫn, hạt vật chất bị đẩy ra. Ở khoảng cách lớn hơn, lực hấp dẫn lớn hơn lực đẩy Archimed, hạt vật chất bị lỗ đen hút. Điều đó dẫn đến thế năng lớn nhất ở ngay trên bề mặt hố đen chứ không phải ở xa vô cùng như thuyết tương đối khẳng định. Chính thế năng lớn này là năng lượng tối làm Vũ trụ có thể nở ra mãi mãi. Cũng chính Khí (vật chất) tràn ngập không gian là vật chất tối mà thuyết tương đối không biết, còn các nhà khoa học đang ra sức tìm kiếm mà không thấy.

Các công thức về lực hấp dẫn, động năng, thế năng anh đề cập như trên chỉ cho trường hợp vận tốc nhỏ, khoảng cách xa chứ không phải cho trường hợp tổng quát. Trong trường hợp tổng quát, lực hấp dẫn, động năng, thế năng tính theo công thức:  

Lực hấp dẫn: Phd = Edζ /(Qdl).  

Động năng: Eđ = E0(γ2 – 1)0.5   

Thế năng: N = E0ʃ(1/ τ 2 –exp(1- τ ))d τ / τ

Share this post


Link to post
Share on other sites
10 giờ trước, Vo Truoc said:

Động năng: Eđ = E0(γ2 – 1)0.5   

Trong phương trình động năng của thuyết tuyệt đối ở trên, γ là gì? Có phải nó cũng là γ = 1/(1-v2/c2)1/2, còn Eo = moc2 , tương tự như trong thuyết tương đối hẹp?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng vậy.

Tôi lưu ý, động năng trong thuyết tuyệt đối là một đai lượng vec tơ có phương và chiều của vận tốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

13 giờ trước, Vo Truoc said:

Động năng: Eđ = E0(γ2 – 1)0.5   

Động năng trong cơ học tương đối tính là Ek = Eo( γ - 1). Lúc giới thiệu phương trình động năng này, khoa học gia Albert Einstein cũng đã từng "núp bóng" cơ học Newton, khi ông ta chỉ ra rằng, khi vận tốc v là rất nhỏ (v --> zero), động năng tương đối tính Ek sẽ --> mv2/2.

Còn Eđ trong phương trình động năng tuyệt đối tính của anh ở trên có tiến về mv2/2 không, khi v --> zero+ ? Nếu có, anh có thể chỉ ra cho đọc giả thấy không? Còn nếu không, anh có muốn đưa ra một lời giải thích nào cho chuyện "so le" này?

Edited by Giang Thành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong thuyết tuyệt đối, có thêm khái niệm véc tơ động năng Eđ = pc khác với động năng vô hướng Ek. Khái niệm động năng vô hướng vẫn được xử dụng như trong thuyết tương đối. Véc tơ động năng Eđ dùng để tính toán tần số cho tính sóng hạt chứ không dùng Ek như thuyết tương đối. Do có định luật bảo toàn động lượng nên có định luật bảo toàn véc tơ động năng. Quan hệ độ lớn vec tơ động năng và động năng vô hướng như sau: Eđ/Ek = [(γ +1)/(γ -1)]0.5.

Chúng ta lưu ý rằng, năng lượng đặc trưng cho khả năng sinh công, mà động năng chỉ có thể sinh công theo hướng chuyển động. Do đó, cần bổ xung khái niệm véc tơ động năng. Mặt khác, năng lượng hàm chứa trong hạt vật chất có khả năng sinh công theo mọi hướng, nên nó là đại lượng vô hướng. Do đó, tôi đưa khái niệm véc tơ năng lượng cho động năng. Đối với năng lượng vô hướng, tôi chuyển về véc tơ năng lượng có phương vuông góc với không gian 3 chiều của hệ qui chiếu, tức là chiều thứ tư của không gian 4 chiều chứa không gian 3 chiều của cúng ta. Khi đưa khái niệm này, tôi giải quyết được nghịch lý về chiều của năng lượng như vừa trình bày ở trên, đồng thời có cơ sở lý thuyết cho xác định tần số sóng của hạt vật chất chuyển động (sóng De Broglie).

Nói chung vấn đề này hơi chi tiết quá, khó trình bày hết ý của mình được trong một diễn đàn như thế này. Bạn tạm hiểu rằng, thuyết tuyệt đối bên cạnh các khái niệm năng lượng cổ điển còn bổ xung thêm khái niệm vec tơ năng lượng là được

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để cho việc so sánh với cơ học cổ điển được cụ thể hơn, và cũng để cho quý đọc giả thấy rõ hơn chức năng của động năng hữu hướng, hy vọng anh sẽ trình bày bài giải của bài tập sau đây dựa trên thuyết tuyệt đối (không gấp, anh cứ từ từ làm khi có thời gian):

Một vật thể m có khối lượng 1kg, được thả rơi tự do từ một cao độ h trên trái đất. Tính thế năng của nó ngay trước khi rơi,  tìm vận tốc vật thể này ngay tại lúc nó chạm mặt đất, tính động năng lúc va chạm, tìm thời gian rơi tự do, bỏ qua tác động của không khí, cho hai trường hợp dưới đây

a. Cao độ h = 10m, cho biết trong suốt quá trình rơi, gia tốc trọng trường là không đổi và bằng 9.8 m/s2

b. Cao đô h = 109m (một triệu km), cho biết khối lượng trái đất M = 5.97 x 1024kg; bán kính trái đất R = 6.37 x 106m; hằng số hấp dẫn G = 6.674 x 10-11, bỏ qua tác động của các chuyển động tự quay, và quay quanh mặt trời của trái đất.

Cám ơn anh,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thuyết tuyệt đối giải những bài toán đó không tiện bằng cơ học cổ điển. Thuyết tuyệt đối giải những bài toán như: Giả sử khởi nguyên Vũ trụ có khối lượng m = 2.34.10-9 (kg), bán kính R =  4.35.10-32 (m), độ co dãn không thời gian  ζ = 8.756.1016. Hỏi thời gian từ khởi nguyên đó tới vụ nổ Bigbang là bao nhiêu. Sau Bigbang tới khi  ζ  = 1 là bao lâu. Lúc đó, vận tốc nở ra của Vũ trụ là bao nhiêu? kích thước Vũ trụ là bao nhiêu?. Vận tốc nở ra của Vũ trụ tại thời điểm Bigbang? ... Đại loại như thế.

Những bài toán này cơ học cổ điển không giải được mà thuyết tương đối cũng không, nhưng thuyết tuyệt đối thì có thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khái niệm động năng hữu hướng của anh quá mới lạ....

Trong thuyết tương đối hẹp, năng lượng toàn phần của một vật thể là tổng của năng lượng tĩnh và động năng: E = mc2 + Ek; còn trong thuyết tuyệt đối, động năng hữu hướng giử vai trò gì trong năng lượng toàn phần?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trong thuyết tuyệt đối: Etp = (E02 + Eđ2)0.5

Thực ra cũng không có gì mới, trong thuyết tương đối có công thức tương tự:  Etp2 = E02 + (pc)2. => Eđ = pc

Chỉ là vấn đề khái niêm thôi. Nhưng nó giúp tôi trong vấn đề tính sóng hạt của vật chất trong thuyết tuyệt đối

Edited by Vo Truoc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn 5: Người ủng hộ thuyết tương đối thường xuyên viện dẫn GPS như là một ứng dụng tuyệt vời của lý thuyết này vào thực tế đời sống. Thuyết tuyệt đối có thể đem đến một vài ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thuyết tuyệt đối là một phát triển biện chứng của vật lý lý thuyết giống như sự phát triển từ cơ học Niu-tơn lên thuyết tương đối vậy, nó mở đường cho mọi ứng dụng công nghệ vào cuộc sống một cách vô tiền khoáng hậu, không thể đánh giá trước được. Dựa trên thuyết tuyệt đối, tôi đang nghiên cứu cơ sở của một loại động cơ hoàn toàn mới, tạm gọi là động cơ viba sử dụng lực hấp dẫn nhân tạo làm lực đẩy. Hôm rồi, đọc thấy một bài báo nêu 9 thách thức trí tuệ nhân loại trong thế kỷ 21, và tôi nhận thấy, thuyết tuyệt đối có thể giải quyết tất cả 9 thách thức ấy một cách dễ dàng.

Hơn nữa, thuyết tuyệt đối tôi viết chỉ là một phần nhỏ (1 chương) trong tác phẩm "Cơ sở học thuyết Âm dương Ngũ hành" sắp xuất bản. Nói cách khác, nó là một ứng dụng của học thuyết này. Nếu thuyết tuyệt đối đúng, được giới khoa học chấp nhận thì đó chính là sự trở về của một học thuyết cổ xưa mà bà Vanga đã tiên đoán: Học thuyết Âm dương Ngũ hành. Học thuyết này, như anh Thiên Sứ tin tưởng, chính là học thuyết bao trùm Vũ trụ, học thuyết của mọi thứ (Theory of Evrethinh: TOE) mà nhân loại đang tìm kiếm. Khi đó, không chỉ khoa học thực nghiệm mà toàn bộ các khoa học khác như Xã hội học, Lý học, Tâm linh, Tôn giáo. ... đều sẽ bước sang một kỷ nguyên mới rực rỡ hơn.

Mặt khác, theo anh Thiên Sứ, học thuyết Âm dương Ngũ hành là cơ sở cho nền văn hiến Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - một thời rực rỡ ở miền nam sông Dương tử. Do đó, sự trở lại của học thuyết Âm dương Ngũ hành chính là mở đầu sự phục hưng văn hiến Việt rực rỡ 5000 năm trước.

Như vậy, thuyết tuyệt đối có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ cho nhân loại nói chung mà còn cho văn hiến Việt tộc nói riêng.

 

Edited by Vo Truoc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Vo Truoc đã dành nhiều thời gian chia sẻ.

Thưa quý đọc giả, thuyết tuyệt đối chỉ là một chương trong học thuyết Âm dương Ngũ hành. Công trình nghiên cứu của anh Vô Trước quá lớn. Các vị nào muốn biết thêm điều gì về thuyết tuyệt đối, cũng như thuyết Âm dương Ngũ hành, xin vui lòng nêu câu hỏi ở đây. Tôi tin rằng anh Vô Truoc sẽ dành thêm thời gian cho chúng ta.

Cám ơn quý vị đã quan tâm,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay