Hạ Quốc Huy

Tìm thấy các con dấu đất sét củng cố sự tồn tại của vua David và Solomon trong Kinh Thánh

1 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Sáu con dấu hành chính bằng đất sét đã được đội khảo cổ trường Đại học bang Mississippi tìm thấy tại một di chỉ nhỏ ở Israel, cung cấp bằng chứng củng cố cho sự tồn tại của hai vị vua trong kinh Thánh – David và Solomon.

Ngày nay rất nhiều học giả coi David và Solomon là các nhân vật thần thoại, khi cho rằng không một vương quốc nào có thể tồn tại trong khu vực này như trong Kinh Thánh kể lại. Tuy nhiên, các phát hiện gần đây lại cung cấp các bằng chứng cho thấy hoạt động chính phủ đã được tiến hành ở đây vào thời kỳ đó.

Jimmy Hardin, phó giáo sư Khoa Khảo cổ và Văn hóa Trung Đông của trường nói rằng những dấu triện đất sét này đã được sử dụng để niêm phong các công văn, giống như khi dùng sáp để niêm phong các phong bì công văn vào các thời kì sau này.

Ngày xưa vào thời Trung Cổ người ta không dùng cơm hoặc băng dính để đóng dấu các phong bì thư, mà là dùng sáp. Xem video minh họa cách đóng dấu bằng sáp ở dưới đây:

Từ năm 2011, Hardin, đồng giám đốc Dự án Khu vực Hesi, đã tiến hành khai quật vào mỗi mùa hè tại Khirbet Summeily, một di chỉ phía đông Gaza ở miền nam Israel. Các phát hiện của Hardin đã được xuất bản trong ấn bản tháng 12 năm 2014 của tạp chí bình duyệt hàng đầu trong lĩnh vực này – tạp chí Khảo cổ Cận đông.

 

“Các kết quả sơ bộ cho thấy di chỉ này đã được thống nhất dưới một thể chế chính trị đặc trưng bởi các hoạt động của giới chức cấp cao, từ đó cho thấy một quốc gia đã được hình thành vào thế kỷ thứ 10 TCN,” Hardin nói. “Chúng tôi tin rằng những con dấu niêm phong này có niên đại từ Thời kỳ Đồ sắt II, tức là từ thế kỷ thứ 10 TCN, và nó đã cung cấp bằng chứng lịch sử giúp xác thực sự tồn tại của vua David và Solomon trong các bộ kinh của người Do Thái.

“Đây có vẻ như là những con dấu niêm phong duy nhất được biết đến từ thế kỷ thứ 10 TCN, khiến phát hiện này càng trở nên đặc thù hơn,” ông nhận định.

“Nó đã cung cấp bằng chứng lịch sử giúp xác thực sự tồn tại của vua David và Solomon trong các bộ kinh của người Do Thái.”

– Jimmy Hardin, phó giáo sư Khoa Khảo cổ và Văn hóa Trung Đông

Các phát hiện này đã đóng góp đáng kể cho một cuộc tranh luận triền miên trong giới khảo cổ rằng liệu đã từng tồn tại các chính phủ hay quốc gia vào giai đoạn đầu của thời kỳ Đồ Sắt hay không. Ngày càng có nhiều học giả cho rằng một tổ chức chính trị như vậy xuất hiện rất lâu về sau so với thời điểm được đề cập trong kinh Thánh. Do đó, c ác cổ vật này có tác động sâu rộng đến họ.

“Một số học giả và nhà khảo cổ học đã phủ nhận độ tin cậy lịch sử của Kinh Thánh xoay quanh hai vị vua David và Solomon. Ví dụ như nội dung được ghi chép trong Cuốn sách của các vị vua và trong Cuốn sách thứ hai về Samuel – được xác định là từ Thời kỳ Đồ Sắt II hoặc thế kỷ thứ 10 TCN,” Hardin nói.

“Những dấu triện này đến từ các tư liệu viết tay đã được niêm phong, cho thấy nơi xa xôi này đã được thống nhất lại ở một mức độ vượt xa nhu cầu sinh sống tối thiểu,” ông nói. “Các hoạt động chính trị hoặc điều hành đã từng diễn ra ở một mức độ vượt xa một trang trại canh tác.”

Bài viết trong tạp chí đã miêu tả di chỉ khai quật này là khu vực giáp ranh giữa trung tâm của hai quốc gia Judah và Philistia. Lúc đầu người ta cho rằng khu vực này từng là một trang trại quy mô nhỏ vào thời Thời kỳ Đồ Sắt. Tuy nhiên, việc tìm thấy con dấu niêm phong và các phát hiện khảo cổ khác gần đây đã chứng tỏ sự tồn tại của một cấu trúc chính trị vào thời điểm đó.

“Chúng tôi tin rằng các di sản văn hóa vật thể tổng hợp được phát hiện ở Summeily đã thể hiện mức độ hoạt động kinh tế-chính trị không tưởng trong hậu thời kỳ Đồ Sắt và giai đoạn đầu thời kỳ Đồ Sắt II,” bài viết trong tạp chí cho hay. “Đặc biệt chính là như vậy nếu chúng ta tổng hợp dữ liệu từ di chỉ Hesi gần đó [một di chỉ khai quật với quy mô lớn hơn rất nhiều].

“Vấn đề đang được tranh cãi là, khi đặt các chi tiết lại cùng nhau đã cho thấy một sự thống nhất và phức tạp chính trị rộng lớn hơn nhiều, dọc theo dải đất chuyển tiếp giữa thời kỳ Đồ Sắt thứ Nhất và thứ Hai so với từng được đánh giá gần đây. Trước đây, các học giả thường có khuynh hướng phủ nhận sự hiện hữu của một thể chế chính trị (vd: sự thành lập quốc gia) diễn ra trước khi người Assyria xuất hiện trong khu vực vào giai đoạn sau của thế kỷ 8 TCN.”

Hai trong số các con dấu được đội ngũ Hardin khai quật có vết ấn niêm phong hoàn thiện, hai cái khác có vết ấn niêm phong bán phần, và hai cái khác nữa thì lại không có gì cả. Hai con dấu đã bị lửa thiêu đen. Một con dấu có lỗ xỏ dây được bảo quản hoàn hảo, dây niêm phong tài liệu sẽ được xỏ qua lỗ này xuyên qua miếng đất sét. Các vết ấn trên cái dấu triện này không có chữ viết.

Di chỉ khai quật đã được lựa chọn để cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự biến động biên giới giữa hai quốc gia Philistia và Judea trong khu vực trước đây từng được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 10 TCN.

Jeff Blakely thuộc trường Đại học Wisconsin ở Madison là đồng giám đốc của Dự án Khu vực Hesi và đã nghiên cứu khu vực này trong 40 năm. Blakely giải thích cách thức xác định niên đại của con dấu niêm phong này.

“Các số liệu niên đại của con dấu mà chúng tôi xác định được (vào khoảng thế kỷ 10 TCN) là dựa vào nhiều loại bằng chứng,” Blakely nói. “Kiểu dáng của con dấu, các loại đồ gốm cổ được tìm thấy trong cùng hoàn cảnh với con dấu, các loại trang sức hình bọ hung của Ai Cập được tìm thấy, và sự phân bổ địa tầng và phân lớp của từng di chỉ ,đều chứng tỏ niên đại khoảng thế kỷ thứ 10.

“Hơn nữa, việc xác định niên đại bằng phương pháp khảo từ học (khảo cổ + từ tính), dựa vào cường độ và hướng của từ trường Trái Đất trong quá khứ, cũng cho thấy các tầng đất đá nơi tìm thấy các con dấu hẳn phải có từ thế kỷ thứ 10. Các nghiên cứu và phân tích về sau có lẽ sẽ chỉ thay đổi số liệu thập kỷ chứ không phải thế kỷ,” ông nói.

Từ giai đoạn ban đầu của dự án, các nhà khảo cổ đã cố gắng xác định xem người dân đã làm nghề gì ở khu vực Khirbet Summeily này, Blakely nói.

“Nhiều thế hệ học giả cho rằng có thể họ đã trồng trọt, nhưng trong một vài năm trở lại đây, chúng tôi dần dần nhận ra rằng con người hiếm khi canh tác trên khu vực này,” ông nói. “Đây từng là một đồng cỏ. Những người chăn cừu đã coi sóc cừu và dê dưới sự bảo hộ của chính phủ. Việc tìm thấy con dấu vào mùa hè vừa qua đã củng cố mạnh mẽ giả thuyết rằng Khirbet Summeily đã từng là một nơi có chính phủ cai trị.”

Bài viết gốc của Mississippi State University
Biên dịch: Quý Khải

Edited by Hạ Quốc Huy
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay