wildlavender

1). PHONG THỦY VÀ THUẬT PHONG THỦY

6 bài viết trong chủ đề này

1). PHONG THỦY VÀ THUẬT PHONG THỦY

Phong Thủy mà người ta thường gọi trên thực tế bao gồm hai ý. Có khi chỉ địa hình tốt, phong cảnh tốt. Khi đi chơi trên sông Ly, người ta thường buột miệng khen: “Phong thủy đẹp”. Có khi, Phong Thủy là để chỉ thuật phong thủy, tức là lý luận và thực tiễn Phong Thủy. Ví dụ, người ta ói ông này ông nọ giỏi Phong Thủy, ông Mỗ nghiên cứu Phong Thủy, ông Mỗ kiếm cơm bằng Phong Thủy.

Nghiêm túc mà nói, Phong Thủy khác với thuật phong thủy. Phong Thủy là tồn tại khách quan. Thuật phong thủy là hoạt động chủ quan đối với khách quan. Bản thể của Phong Thủy là thiên nhiên, bản thể của thuật phong thủy là con người. Vì thói quen, mọi người đã nhập làm một Phong Thủy với thuật phong thủy, thì ta cũng không cần tách bạch ra. Có điều, chú ý xem người ta khi bàn về Phong Thủy là nơi khách quan hay chủ quan, để hiểu người ta nói theo nghĩa nào.

Phong Thủy là một thuật ngữ đã được xác định. Quách Phác đời Tấn là người đầu tiên giải thích. Quách Phác trong “Tánh kinh”, viết: “Tánh” (chôn) là đón sinh khí. Khí gặp phong (gió) tất tán, gặp nước ngăn lại tất dừng. Có nhân tụ khí lại không cho tán, vận hành khí mà có sự dừng, vì vậy gọi là Phong Thủy. “Vậy đón là đón thế nào? Tụ như thế nào? Thế nào là Phong? Thế nào là Thủy?” Quách Phác không bàn tiếp.

Phong, là hiện tượng không khí chuyển động. Thủy, là dòng nước. Khí, tức là nói địa khí (khí đất). Sinh khí, tức là địa khí có sinh cơ (sức sống). Đón sinh khí, là tìm kiếm hoặc lợi dụng địa khí có sinh cơ (sức sống). Phong Thủy là môn thuật số đón nhận sinh khí.

Phạm Nghi Tân người đời Thanh, chú giải “Táng kinh” của Quách Phác viết: “Không có nước thì gió đến mà khí tán, có nước thì khí dừng mà không có gió, do vậy hai chữ Phong Thủy là quan trọng nhất trong môn địa học, mà trong đó đất mà có nước là tốt nhất, Đất mà tàng phong (có gió ẩn nấp) thì kém hơn”. Như vậy là nói vấn đề then chốt của xem đất là vì có nước mà tụ khí, nếu không có nước, hễ gió thổi là khí tan đi. Chỉ cần có nước, khí sẽ tụ lại, dù gió cũng không thổi khí đi. Đất mà có nước tốt nhất, đất tránh được gió thì kém hơn.

Vì vậy, các thầy Phong Thủy xưa nay, bao giờ cũng bắt đầu từ long mạch, long mạch là khí của đất, khí do nước dẫn mà đến, khí do nước cản mà bị ngăn lại, khí tụ lại, không có gió làm tan ra. Có sinh khí, người chôn ở đó liền có phúc ấm. Ngày xưa, dân gian dùng rất phổ biến cái từ Phong Thủy, còn quan lại thì không hẳn như thế. Trịnh Hòa đời Minh đi sứ Tây dương, đi theo trên thuyền có viên quan làm công việc Phong Thủy. Nhưng viên quan đó phụ trách quan sát gió và nước (Phong Thủy) khác với Phong Thủy ta vẫn hiểu.

(2) HÌNH PHÁP

“Hán thư – Nghệ văn chí” có loại Hình pháp. Thế nào là Hình pháp? Sách “hán thư – Nghệ văn chí” viết: “Hình pháp, là lấy cái thể Cửu châu mà dựng cái hình của thành, quách, nhà cửa, là phép đo đếm xương người và lục súc, là hình dáng của khí vật, để cầu thanh khí sang hèn, lành dữ. Cũng như luật (âm luật) có dài ngắn, mà mỗi luật biểu thị một thanh (âm thanh), không phải là do quỉ thần, thì là tự nhiên nó như thế. Vậy hình và khí như đầu với đuôi, cũng có khi có hình mà không có khí, có khí mà không có hình, tinh vi đến thế chỉ có một”. Diêu Minh Huy trong “Hán chí chú giải”, viết: “Lấy cái thế của Cửu Châu mà dựng thành quách, nhà cửa, tức xem đất, xem hình”.

Loại hình pháp có sách “Cung trạch địa hình”, hai mươi quyển (thất truyền). Học giả Nhật Long Xuyên Tư Ngôn đã từng khảo chứng về sách này, viết: “Sách viết về phương vị Phong Thủy”.

Hình pháp chỉ diện mạo, không chỉ nói riêng về đất. “Tứ khố toàn thư tổng mục – thuật số” nói rất rõ: “Hình pháp đề cập cả tướng người tướng vật, không chỉ riêng tướng mà nhà tướng đất, cùng thuộc loại giả tá (vay mượn từ)”. Ngoài “Hán chí”, trong xã hội rất ít dùng cái từ Hình pháp.

(3) KHAM DƯ

Từ Kham Dư xuất hiện sớm nhất ở “Sử ký – Nhật giả liệt truyện”, Chử tiên sinh chép: “Thời Hiếu Vũ Đế, triệu tập các chiêm gia lại hỏi ngày nào thì có thể lấy vợ? Nhà Ngũ Hành nói được, Nhà Kham Dư nói không được.

Nghĩa gốc của Kham Dư là trời đất. Kham là trời, Dư là đất. Trong “Văn tuyển – Cam tuyền phú chú”, Hoài Nam Tử viết: “Kham Dư hành hùng (sống) để biết thư (mái)”. Hứa Thuận nói: “Kham là thiên đạo (đạo trời), Dư là địa đạo (đạo đất)”. “Sử ký – Tam vương thế gia sách ẩn”, viết: “Gọi đất là Dư, trời đất có cái đức bao trùm (phúc cái), do đó gọi trời là Cái, gọi đất là Dư”. Chu Tuấn Thanh người đời Thanh viết trong “Thuyết văn thông huấn định thanh”: “Cái Kham ở trên cao, Dư ở dưới thấp, nghĩa là trời cao đất thấp”.

Kham, ngoài nghĩa là trời, còn có hai nghĩa nữa. Một, nghĩa là đột (xuyên). “Tuyết văn – bộ Thổ” viết: “Kham, nghĩa là đất nhô cao, bộ Thổ, âm Thậm”. Đột nghĩa là xuyên, hoặc nghĩa là chỗ lõm, gọi là địa hãm (chỗ đất trũng). Hai, nghĩa là khám, xem xét (điều tra cơ bản trên thực tế đất đai), hai từ này đồng nghĩa.

Dư, từng mượn chữ Dư (thừa) để viết: “Tùy thư – Kinh tịch chí”, phần ba, “Bộ tí, Ngũ hành loại”, chép “Kham Dư (lịch chú)”, “Địa tiết kham dư (thừa)”, đây thực tế là sách lịch.

“Hán chí” có chép “Kham Dư kim quĩ” mười bốn quyển (thất truyền). Long Xuyên Tư Ngôn khảo chứng, cho rằng: “Sách nói về phương vị Phong Thủy”.

Học giả thời Hán thường bàn luận về Kham Dư, Kham Dư ở đây không hẳn có nghĩa là Trời Đất, mà thường là để chỉ quỷ thần. “Hán thư” quyển 87 dẫn “Cam tuyền phú” của Dương Hùng “thuộc Kham Dư dĩ bích lũy từ, tiêu khôi hư nhi xi cúc mông”. Mạnh Khang chú giải, viết: “Kham Dư là tên thần, làm ra Đồ Trạch thư”.

Kham Dư là vị thần làm ra Đồ Trạch thư. Đồ Trạch thư đã thất lạc. Vương Sung đời Hán trong sách “Luận hành – Cáo thuật thiên” đã dẫn nguyên văn một đoạn trong Đồ Trạch thư. Đoan một: “Thuật đồ trạch nói rằng: Trạch có tám thuật, lấy danh số lục giáp mà xếp theo thứ tự, thứ tự lập theo tên gọi, cung thương phân biệt rõ ràng. Trạch có ngũ âm, Tính có ngũ thanh, Trạch không hợp với Tính, thì tính và Trạch chống đối nhau, tất tật bệnh tử vong, phạm tội gặp họa”. Đoạn hai, “Thuật đồ trạch nói rằng: Cửa nhà buôn không mở về hướng nam, cửa quan không mở về hướng bắc”. Qua hai đoạn văn trên đây, thấy rất rõ thuật đồ trạch có liên quan đến những cấm kị về nhà ở trong thuật phong thủy, mà Kham Dư là thần quái sáng tạo ra thuật phong thủy.

(4) THANH NANG

Thanh nang vốn là cái túi màu đen đựng sách của nhà tướng thuật thời cổ, sau mượn từ này chỉ nhà tướng thuật, rồi lại mượn tên ấy để đặt tên sách, rồi trở thành biệt hiệu của Phong Thủy. “Tấn thư – Quách Phác truyện” chép: Có một ẩn sĩ tên Quách Công truyền thụ cho Quách Phác bộ “Thanh nang trung thư” gồm 9 quyển. Về sau, truyền lại hậu thế quyển “Thanh nang kinh”, chuyên nói về Phong Thủy. Trần Tử Ngang đời Đường trong “Trần Bá Ngọc tập” có câu: “Truyền đạo tìm bạn Tiên, Thanh nang đem quẻ tới bán”.

(5)THANH Ô

Đời hán có một đạo sĩ tên là Thanh Ô Tử,nghe nói ông soạn ra”Táng kinh”,hậu thế tôn ông làm tổ sư , lấy sách của ông làm kinh điển. Cảnh Dữu đời Bắc Chu, trong (Cảnh Tử sơn tập), có câu “Thanh Ô xem bói Giáp Ất , Bạch mã biến mất như sao”.”Cựu Tấn thư – kinh tịch chí” chép,”Thanh Ô tử”gồm ba quyển .Liễu Tông Nguyên đời Đường có thơ:”Núi Cấn,sông Đoài, linh xa,đương phản thử.Tử tôn vạn đại thừa linh chỉ, ai nói câu này:” Thanh Ô tử”. Có thể Liểu tông đã đọc”Thanh Ô Tử”. Lưu Vũ Tích – nhà thơ đời Đường, tại “Lưu mộng đắc tập” có câu: “Đất chọn được hình thế mà Thanh Ô đã bàn, thì ở tân (đối diện với huyệt) cò trắng giật mình bay đi”. Vương Quan đời Đường, trong “Hiên Viên bản kỷ” nói: “Khi Hoàng Đế chia đất thành các châu, có Thanh Ô Tử giỏi tướng địa, nhà vua hỏi rồi làm ra sách kinh”.

6) TƯỚNG TRẠCH

Đời Tiên Tần quen gọi tướng địa là tướng trạch. Trạch, “Thuyết văn” giải thích: “Trạch là chỗ ngụ, bộ, âm cách”, nghĩa là nơi ở. Trạch vốn có nghĩa gốc là nơi ở của người đang sống “Thượng thư – Chiêu cáo tự” chép: “Thành Vượng ở đất Phong, muốn đến ở Lạc ấp, sai Chiêu công xem đất trước”. “Truyện” chép: “Xem bói chỗ đất ở. “Tả truyện – Chiêu công năm thứ ba”, chép: “Nhà của ông gần chợ, ướt át bụi bặm, không ở được”. Những chuyện trên là chỉ nhà ở.

Người ta khi chết cũng muốn có một chỗ để an giấc ngàn thu, thế là trạch lại dùng để chỉ huyệt mộ. “Lễ ký – Tạp kí” chép: “Đại phu bói để chọn đất mộ và ngày chôn”. “Ghi chú”: “Trạch là nơi mai táng”, “Hiếu kinh – Táng thân” chép: “Xem bói để chọn đất an táng”. “Chú giải”: Trạch là huyệt mộ”. Từ Hán trở đi, người ta gọi nơi chôn người chết là trạch. “Quảng nhã – Thích khưu” chép: “Trạch triệu, là nơi chôn cất, là đất chôn”. Trên thực tế, thuật tướng trạch gồm hai mặt, một là chỗ ở cho người sống (dương trạch), hai là đất chôn cho người chết (âm trạch). Hai chuyện có chỗ giống nhau là tướng địa cho người, sau khi tướng địa còn phải làm một số việc xây dựng; chỗ khác nhau là dương trạch cho người sống, âm trạch cho người chết. Tướng dương trạch còn có ý nghĩa nhất định, tướng âm trạch thì hoàn toàn vô nghĩa.

7) TƯỚNG ĐỊA

Địa, tức địa lý. Thầy Phong Thủy thường được gọi là thầy địa lý. Thời cổ, địa lý thường dùng để chỉ những công việc về Phong Thủy. Lý Quốc Mộc đời Minh, soạn “Địa lý đại toàn”, Đoan Mộc Quốc Hô đời Thanh biên soạn sách “Dương tằng địa lý nguyên văn tứ chủng”; Khấu Tôn Nhiếp đời Thanh soạn “Cúc dật sơn phòng địa lý chính thư”. Các sách này đều không được đưa vào Kham Địa loại (loại sách Địa lý) của bộ Sử, mà lại đưa vào phần thuật số của bộ Tí, vì rằng các sách đó chỉ bàn về Phong Thủy.

Chúng tôi cho rằng, không thể vạch rõ ranh giới hoàn toàn giữa tướng địa và thuật phong thủy. Vì rằng:

Về thời gian, tướng địa ra đời trước thuật Phong Thủy. Ngay từ thời kỳ xã hội nguyên thủy, vì muốn có tư liệu sinh hoạt, vì muốn sống yên ổn và dễ chịu, con người đã bắt đầu tướng địa. Họ đi khắp nơi chọn chỗ đẹp nhất để ở. Họ quan sát hình thế núi sông và sự biến đổi của cây cỏ đất đá, đó chính là tướng địa. Thuật phong thủy là do hậu thế nghĩ ra, chúng tôi xin bàn trong thiên lưu hành. Về mặt phạm vi, tướng địa mang tính rộng khắp, từ nông nghiệp, săn bắt cho đến thành quách nhà ở, lữ hành, quân sự, đều phải thông thạo tình hình đất đai, mà Phong Thủy chỉ ứng dụng vào mồ mả.Về mặt phương pháp, tướng địa có tính nghiêm túc, phải quan sát kỹ lưỡng từng ngọn núi dòng sông, đánh giá một cách thực sự cầu thị. Còn Phong Thủy thì mang nặng tính chủ quan, chỉ dựa vào ý tưởng trong đầu, giải thích một cách tùy tiện các hiện tượng địa lý.

( còn tiếp )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách "Bí mật phong thủy - Đại điển tích văn hóa Trung Hoa" (Phần mở đầu - NHIỆM VỤ CẤP BÁCH)

Trước mắt, việc nghiên cứu Phong Thủy là nhiệm vụ cực kỳ cấp bách, vì:

A.- THUẬT PHONG THỦY ĐANG LAN TRÀN:

Phong trào cải cách mở cửa dâng lên cuồn cuộn, cửa ngõ Trung Quốc mở ra, thì các luồng tư tưởng bên ngoài tất nhiên sẽ lọt vào. Nhật Bản và các nước Đông Nam Á xưa nay vẫn chú trọng Phong Thủy, Hồng Kông và Đài Loan của ta vẫn tồn tại sâu rộng những tập tục Phong Thủy. Những hình thái ý thức ấy tràn vào miền duyên hải đông nam, từ Lưỡn Quảng đến Chiết Giang rồi thâm nhập nội địa. Chúng ta đã hơn 40 năm thay đổi phong tục, quan niệm Phong Thủy về cơ bản đã bị quét khỏi các thành phố, nhưng vẫn tiềm ẩn trong nông thôn, nhất là những nơi vốn là cái nôi của Phong Thủy, những thôn dân mà tố chất văn hóa rất kém vẫn thích Phong Thủy. Việc tày trời có thể không thèm để ý, riêng chuyện Phong Thủy thì rất chu đáo. Tục hủ lậu đó đã lan tràn rất nhanh đi các nơi.

Thuật Phong Thủy một khi lan tràn, liền trở thành tai họa cho xã hội. Hỏa táng không chịu, thổ táng (chôn cất) ngày càng nhiều lên, xây dựng phần mộ tình hình như sau:

a. Đất canh tác bị thu hẹp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng nông nghiệp. Đất trồng trọt của nước ta vốn có hạn, quan hệ ruộng đất vốn là quốc kế dân sinh. Mỗi năm người chết cướp mất của người sống hàng triệu cân lương thực, đây là một tổn thương rất lớn. Cứ tình trạng này kéo dài, thì đất nước không còn. b. Ảnh hưởng tới lâm nghiệp, chính ách khoanh núi trồng cây bị phá hoại. Xây mộ thì phải chiếm núi, núi là nơi sở tại của cái gọi là long mạch. Rất nhiều quả núi đã trở thành núi — mồ, đầy những nấm như cái bướu. Cây bị chặt, tất ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái, tới nhu cầu về gỗ, bất lợi cho sinh hoạt của dân và cho sản xuất.

c. Ngành du lịch bị hạn chế, thuật Phong Thủy cho rằng, không thể chôn cất ở núi đá, núi trọc, núi đơn độc. Mộ địa phải ở nơi sơn thanh thủy tú, khí hậu mát mẻ, mà những nơi như vậy lại chính là khu du lịch. Khi ta đi chơi mà chỉ thấy mồ to mả nhỏ, bia đá như rừng, thì ai còn hứng thú mà du ngoạn.

d. Lãng phí sức người sức của, tăng gánh nặng cho mọi người. Xây phần phải dùng gỗ, xi măng. Nếu nói xây một cái phần chẳng tốn bao nhiêu, nhưng cả nước mỗi năm xây mấy chục vạn phần mộ cộng lại, sẽ thấy tốn bao nhiêu xi măng và gỗ. Bài toán này nên giải quyết thế nào? Một số dân ở Giang Chiết nói bây giờ không chỉ không lấy nổi vợ mà chết cũng không đem chôn được! vay nợ để làm ma, thi nhau mà làm to hơn, có rất nhiều.

đ. Bất lợi cho phong hóa. Vì tranh giành đất quí, đã xảy ra bất hòa giữa các thôn, các dòng họ, giữa người nọ với người kia, thậm chí đã ẩu đả lẫn nhau, gây các vụ hình sự ngày càng nhiều. Đồng thời, cái thói tin vào ma quỷ ngày càng nghiêm trọng, nào là báo ứng nhân quả, kiếp luân hồi, tư tưởng trung hiếu tiết nghĩa lại làm hư hỏng dân chúng, hạ thấp tố chất tư tưởng của con người.

B. CÁC HỌC GIẢ RẤT ÍT NGHIÊN CỨU PHONG THỦY

Hơn 40 năm nay, chỉ có mấy bài kiểu “Miếng đậu phụ” ngắn ngủi, giới thiệu sơ lược về Phong Thủy, chưa có một luận văn nào đủ sức nặng, tính khoa học cao có sức thuyết phục, càng không có trước tác nào nghiên cứu một cách hệ thống về Phong Thủy. Mới đây, đồng chí Hà Hiểu Tân viết “Phong thủy thám nguyên” (tìm hiểu nguồn góc Phong Thủy) có mở ra một cách suy nghĩ mới, tiếc rằng chỉ nghiên cứu Phong Thủy dưới góc độ kiến trúc học, đưa vào bộ “Cổ kiến trúc văn hóa tùng thư”. Trung Quốc có bao nhiêu là học giả, mỗi năm cho ra đời hàng nghìn loại sách, chỉ riêng sách về Phong Thủy có hệ thống thì chưa có, thật đáng tiếc!

Vì sao các học giả không thích nghiên cứu Phong Thủy? Trước hết các học giả cho rằng đây là công việc của cán bộ. Cán bộ nắm công tác tư tưởng, nắm việc xây dựng dân chính, quả thật nên nghiên cứu Phong Thủy. Nhưng các cán bộ bận hàng lô công việc sự vụ, đâu có thì giờ nghiên cứu. Một số cán bộ rất bằng lòng với chuyện ngồi văn phòng xem báo, nghe báo cáo, còn chuyện lưu hành Phong Thủy ở trong dân, họ chỉ nhờ cậy ở mấy bản chỉ thị, vào vài mệnh lệnh hành chính, là đã có thể bài trừ được hủ tục.

Hai là, các học giả coi thường môn học vấn này. Họ cho rằng, nghiên cứu “phương thức sản xuất Châu Á”, nghiên cứu học thuyết nho gia, nghiên cứu bốn phát minh lớn, mới danh chính ngôn thuận là học vấn, còn Phong Thủy chỉ là “Đồ tầm tầm”, là món “Thịt cầy” không đáng để lên mâm chính. Nếu có học giả nào đó định nghiên cứu Phong Thủy thì bị coi là bất vụ chính nghiệp (chuyện chính thì không làm) lại đi theo đường tà đạo.

Ba là, thuật phong thủy rất khó nghiên cứu. Trong lịch sử lý luận Phong Thủy là do văn nhân phong kiến sáng tạo ra, họ lấy phương vị trăng sao trên trời kết hợp với kết cấu sơn thủy trong địa lý, thêm các thuyết bát quái, vọng cứu, hung sát, v.v… khiến nội dung của Phong Thủy càng phức tạp. Sách vở kinh điển về Phong Thủy, các học giả nói chung chưa chắc chắn đã hiểu. Dù chúng tôi chuyên nghiên cứu về Phong Thủy, nhưng vẫn rất còn nhiều chỗ không làm sáng tỏ được. Chính vì các cán bộ và học giả không coi trọng Phong Thủy, nên bọn làm càn trong xã hội thừa cơ làm bậy. Họ lén lút biên soạn và cho in những sách nhỏ tạp nham, múa may các thuật ngữ để tuyên truyền mê tín, đầu độc dân chúng, vơ vét đầy túi, phá hoại nghiêm trọng việc xây dựng nền văn hóa tinh thần xã hội chủ nghĩa.Vì có những chuyện như thế, nên chúng ta phải hành động gấp, phê phán không thương xót đối với mê tín phong kiến, hướng dẫn quần chúng có tư tưởng đúng đắn, tạo nên bộ mặt mới của tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ QUI THUỘC CỦA PHONG THỦY)

Mỗi loại văn hóa đều có qui thuộc của nó, Phong Thủy cũng có qui thuộc riêng. Thời cổ, Phong Thủy qui thuộc âm dương học, địa lý học, thuật số.

Âm dương học và âm dương gia (nhà âm dương) có phân biệt. Tiên Tần chư tử có âm dương gia, người sáng lập là Trâu Diễn, Trâu Thí v.v… Trâu Diễn còn có tên Đàm Thiên Diễn (ông Diễn bàn về trời). Tư tưởng của ông gồm ba phương diện: một là Thiên luận, bàn về thiên văn tinh lịch; hai là Địa lý luận, bàn về đại cửu châu (chín Châu lớn); ba là, bàn về âm dương ngũ hành, Học thuyết của âm dương gia còn bao gồm độ số học âm dương, bốn mùa, tám phương vị, mười hai độ, hai mươi bốn thời và thuyết ngũ hành về thủy chung ngũ đức.

Âm dương gia và thuật tướng địa có quan hệ với nhau trực tiếp và sâu sắc. Nhưng những người hiểu biết đôi chút về Phong Thủy đều biết rằng, lý luận Phong Thủy chịu ảnh hưởng tư tưởng của các âm dương gia.

Âm dương gia xưa nay vẫn bị giới cầm quyền bài bác, và trong dân gian, phạm vi lưu hành cũng bị hạn chế.

Âm dương học được xác lập cách đây 700 năm. Năm thứ 28 đời Chí Nguyên của triều Nguyên (năm 1291), triều đình chuẩn y như đối với Nho học, y học, thiết lập âm dương học ở các lộ (khu vực hành chính cơ sở). Âm dương học bao gồm thiên văn, xem thời tiết, bói toán, tướng trạch (xem đất làm nhà, để mả), xem ngày v.v… Như vậy, Phong Thủy được liệt vào loại học vấn. Đến triều Minh, năm Hồng Vũ thứ 17 (năm 1384), triều đình chính thức đặt chức quan âm dương học, mỗi phủ châu huyện có một người phụ trách việc giảng dạy và quản lý công việc về âm dương học. Triều Thanh nối tiếp công việc này.

Phong Thủy lại có thể qui về Địa lý học. Thời xưa, địa lý học bị người ta coi thường, là môn phụ của sử học. Đến triều Minh, Thanh, địa lý học dần dần mới phát triển. Địa lý học Minh Thanh chưa chặt chẽ, có thể nói những vấn đề địa lý còn rất pha tạp. Phong Thủy là học vấn về tướng địa, đề cập tới núi non sông ngòi, liền bị gom vào môn địa lý. Ta xem mục lục sách, thường thấy sách về Phong Thủy trong loại địa lý, rất nhiều sách Phong Thủy lưu lại đời sau dưới cái tên “địa lý”, như “Địa lý đại toàn”, “Địa lý chân quyết” v.v…

Phong Thủy còn bị qui vào thuật số của chu tử. Thời xưa, toàn bộ học vấn đều qui vào bốn loại lớn: Kinh, Sử, Tử, Tập. Trong bộ Tử có thuật số. Ngày nay ta đều biết thuật số là gì, vì rằng nó không còn là một học vấn. Lại có người cho rằng, thuật số là treo đầu dê bán thịt chó. Thực ra, đó chỉ là thiên kiến. Trong thuật số quả thật có một số hoạt động mê tín mà các phương sĩ truyền bá, như đoán mệnh, lên đồng, nhưng nó cũng có nội dung khoa học, như thiên văn và lịch pháp, nông sự, khí tượng v.v… Đây cũng là tinh hoa của văn hóa Trung Hoa, ta không nên “Vơ đũa cả nắm”.

Mỗi triều đình đều xây dựng rất nhiều nha môn. Những người giỏi Phong Thủy và quản lý những vấn đề về Phong Thủy đều làm việc tại Ty thiên giám. Ty thiên giám phụ trách khí tượng kiêm tướng địa. Các lăng mộ đời Thanh đều do các yếu nhân tòa Ty thiên giám đích thân tướng địa và chỉ đạo xây dựng.

Ngày nay, môn học truyền thống đã bị khoa học cận đại thay thế và đổi mới. Ty thiên giám không còn nữa, chỉ có đài thiên văn và cục khí tượng. Sự phân chia kinh, sử, tử, tập đã bị đào thải, cách chia ấy chỉ còn ở loại sách đóng bằng chỉ (sách ngày xưa). Âm dương học cũng không còn, mọi người nghe nói đến âm dương học là cảm thấy ớn. Địa lý học với tư thế hoàn toàn mới mẻ, ngạo nghễ tiến lên bằng những bước đi khoa học chuẩn xác, bỏ lại Phong Thủy phía sau, và cảm thấy hổ thẹn vì trước đây có một đồng ngũ trà trộn trong cơ thể cao quí của mình.

Vậy đấy, thuật phong thủy đã thành một đứa trẻ lưu lạc không nhà không cửa.

Là một chủng loại văn hóa trong lịch sử, một hiện tượng tồn tại một cách ngoan cường trong xã hội hiện đại, ta không có lý do để Phong Thủy mãi mãi đứng ngoài học thuật, không để nó sống lang thang trong trời đất, mà phải đưa nó quay về ngôi nhà học thuật để tiến hành nghiên cứu. Các bác sĩ y khoa vẫn làm thí nghiệm đối với các vi khuẩn có hại cho con người, vậy tại sao những người làm công tác khoa học xã hội không đặt Phong Thủy dưới kính hiển vi mà xem xét?

Chúng tôi cho rằng, toàn xã hội nên quan tâm đến Phong Thủy. Đặc biệt là những người làm công tác khoa học xã hội nên nghiên cứu Phong Thủy. Phong Thủy có thể qui vào thiên văn học, Sử học, luân lý học, tâm lý học, kiến trúc học, xã hội học, chính trị, triết học, tôn giáo học, dân tục học. Các bộ môn khoa học nghiên cứu Phong Thủy trên những góc độ khác nhau, tất cả đều làm, là một cuộc công kích tập thể, trong đó, đứng mũi chịu sào là dân tục học, tôn giáo học, địa lý học.

Dân tục học — nguyên ngữ tiếng Anh là Folklore, hàm ý “Tri thức dân chúng”. Một số học giả tự cho là cao nhã ở phương Tây từng gọi dân tục học là “Tàn dân cổ tục” (phong tục cũ của dân còn sót lại) hoặc “Tàn tồn văn hóa” (văn hóa còn rớt lại). Ở Nhật, có một thời dân tục được gọi là thổ tục.

Từ thời Tiên Tần, ở ta đã xuất hiện từ “dân tục”. “Lễ ký — Tư y” có câu “Cố quân dân giả, chương hảo dĩ thị dân tục”, nghĩa là người cầm quyền và dân chúng nên đề cao cái tốt. “Để hướng dẫn tập tục trong dân. Quan lại thời cổ rất coi trọng dân tục. Sách “Thượng thư” chép “Thiên tử tuần thú”, “Để xem xét dân phong”. “Lễ ký” chép “Nhập cảnh phải hỏi những điều cấm đoán, nhập quốc hỏi phong tục, nhập môn (vào nhà) phải hỏi những điều kiêng kỵ”. “Quản tử”, chép: “lo liệu công việc, xem xét phong tục”. Đời Chu có quan chuyên trách xuống dân “Thái phong” (điều tra về phong tục), xem trong dân phong tục như thế nào, dân chúng yêu gì, ghét gì, để chỉ đạo cho đúng.

Từ cận đại đến nay, dân tục học dần trở thành một khoa học. Nhiệm vụ của nó là nghiên cứu sinh hoạt và văn hóa dân gia. Dù là dân tộc tiên tiến hay lạc hậu, dù là đời sống tinh thần hay đời sống vật chất, đều trong phạm vi nghiên cứu của dân tục học, mà trọng tâm là nghiên cứu tín ngưỡng, phong tục, truyền thống do lịch sử để lại, nhất là phải làm rõ những nghi thức, cấm kỵ, cúng bái truyền thống.

Phong Thủy là một hiện tượng lưu truyền hàng ngàn năm để lại, có ảnh hưởng rộng rãi trong cuộc sống hiện thực, có vai trò sâu sắc trong tâm lý, ngôn ngữ và hành động của con người. Nó là phong tục truyền thống ngoan cố, một tín ngưỡng vô hình, những ước định thành tục. Nó có không biết bao nhiêu là cấm kỵ, bao nhiêu là lý luận không giải thích được. Những điều này dân tục học phải nghiên cứu, không nghiên cứu không được. Phong tục là tấm gương của thời đại, là cửa sổ của xã hội liên quan trực tiếp tới nguyên khí của đất nước và cơ sở của trăm nghề. Khi ta về nông thôn, đưa mắt nhìn là thấy dương trạch (nhà cửa) và âm trạch (phần mộ), chú ý một chút là nghe thấy những điều kiêng kỵ về Phong Thủy, lẽ nào ta không nghiên cứu? Tôn giáo học cũng nên nghiên cứu Phong Thủy. Tôn giáo học không những nên nghiên cứu đạo Cơ đốc, Phật giáo, đạo I — xlam — ba giáo phái lớn, mà còn nên nghiên cứu tôn giáo và mê tín trong dân gian.

Phong Thủy là tôn giáo hay mê tín? Vấn đề này trả lời không đơn giản. Điều kiện kiên quyết là phải làm rõ thế nào là tôn giáo? Thế nào là mê tín? Tôn giáo và mê tín giống và khác nhau ở chỗ nào? Và có quan hệ gì với Phong Thủy? Tôn giáo là một trong hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Ngoài chuyện tin vào thế giới hiện thực, còn sợ và sùng bái một thể lực thần bí siêu nhiên, chúa tể thiên nhiên và xã hội. Trong quá trình phát triển tôn giáo đã xuất hiện tổ chức tôn giáo, các chuyên viên đặc trách, thể chế giáo cấp, tín điều giáo nghĩa, những khuôn vàng thước ngọc, chế độ nghi lễ, văn hiến kính điển, thế giới quan đặc định.

Mê tín là tín ngưỡng mù quáng. Cũng như tôn giáo, nó phản ánh ảo tưởng về một sức mạnh bên ngoài cuộc sống thường ngày trong đầu óc con người, là hình thức sức mạnh nhân gian thu nhận sức mạnh siêu nhân gian. Mê tín mà ta thường nói là một thuật ngữ đồng nghĩa với mê tín của phong kiến, vì rằng phần lớn nội dung của mê tín nảy sinh trong xã hội phong kiến. Nội dung chủ yếu của nó là cầu thần, bói toán (đoán quẻ, rút thẻ, đoán mộng, đồng chổi, xin âm dương, lên đồng, giáng tiên), trừ tà để chữa bệnh (Âm dương bắt ma, pháp sư lên đồng), đoán mệnh, xem tướng v.v…

Tôn giáo cũng như mê tín, đều nảy sinh và phát triển trên cơ sở hữu thần luận, về bản chất là lạc hậu và bảo thủ. Tôn giáo là một loại mê tín, mê tín không phải là tôn giáo. Mê tín không có nội dung giáo nghĩa, tổ chức, chế độ v.v…

Hiến pháp nước ta qui định, công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do tuyên truyền chủ nghĩa vô thần. Tôn giáo phải yêu nước, tuân theo pháp luật, không được nguy hại cho xã hội. Tôn giáo thuộc về nhận thức tư tưởng. Hoạt động mê tín làm hư hỏng và đầu độc dân chúng, lấy của hại người, phá hoại trật tự xã hội. Do đó, phải kiên quyết đả phá mê tín, không để nó tràn lan. Từ lâu nay, Phong Thủy vẫn bị coi là mê tín, bị ngăn cấm và phê phán. Đó là vì quả thật có những đặc trưng mê tín rất nghiêm trọng. Nhất là phần âm trạch của nó có thể nói không có điểm nào đúng đắn. Nhưng lý luận và thực tiễn về âm trạch của Phong Thủy lại có cơ sở khoa học nhất định trộn lẫn trong mê tín. Nhà khoa học Anh Đắc — Uyn đã viết trong “Lịch sử khoa học” như sau: “Khoa học không nảy mầm và lớn lên trên cánh đồng mênh mong có lợi cho sức khỏe — cánh đồng của sự ngu muội, mà nảy mầm và lớn lên trên cánh rừng có hại — cánh rừng của đồng cốt và mê tín”. Từ góc độ tuyên dương khoa học kỹ thuật cổ đại, ta nên phê phán với tinh thần lấy đúng bỏ sai đối với Phong Thủy. Lấy gì làm mực thước để phê phán thì rất khó xác định, tôn giáo học phải nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Địa lý học cũng không nên bỏ qua “Phong Thủy” đã từng nhập cục với mình xưa kia. Phong Thủy phải quan thiên tượng (quan sát các hiện tượng trên trời), sát địa lý (khảo sát dưới đất), cho nên gọi là Kham Dư. Địa lý học có rất nhiều phân khoa, như địa lý học chính trị, địa lý học quân sự, địa lý học nhân văn, địa lý học hoàn cảnh, địa lý học kiến trúc v.v… Hai phân khoa sau cùng phải nhìn nhận Phong Thủy. Phong Thủy rất coi trọng kiến thức về hoàn cảnh và nghệ thuật kiến trúc. Người ta không thể xây nhà ở thung lũng chết, cũng không thể dựng nhà ở khu vực băng lở, thiếu nước, lũ lụt, băng gió, ẩm ướt. Người ta phải chọn hoàn cảnh tốt nhất, xây dựng ở địa điểm tốt nhất, hướng tốt nhất, kết cấu nhà ở tốt nhất. Lý luận về dương trạch của thuật Phong Thủy nhằm giải quyết những vấn đề hóc búa trên. Năng động chủ quan có thể cải tạo khách quan, nhưng trước hết phải tôn trọng khách quan, thích nghi với khách quan, không được quay lưng lại khách quan. Hễ quay lưng lại qui luật khách quan, liền bị khách quan chống lại không thương tiếc. Do đó, địa lý học nhân văn, hoàn cảnh, kiến trúc, đều không thể bỏ qua Phong Thủy.

Ngoài ra, mỹ học có thể nghiên cứu Phong Thủy từ góc độ con người phải hài hòa với thiên nhiên. Sử học có thể nghiên cứu dấu vết của Phong Thủy từ khi nảy sinh, phát triển và suy vong. Xã hội học có thể nghiên cứu Phong Thủy đã bám lấy mảnh đất xã hội để tồn tại. Luận lý học có thể nghiên cứu quan hệ giữa quan niệm đạo đức của con người với Phong Thủy. Văn hóa học có thể nghiên cứu thuộc tính nội tại của Phong Thủy trong quá trình hòa trộn các hiện tượng văn hóa. Tâm lý học có thể nghiên cứu trạng thái tâm lý nào khiến người ta tin Phong Thủy. Chính trị học có thể nghiên cứu ảnh hưởng của Phong Thủy đối với tiến trình xã hội Trung Quốc. Triết học có thể nghiên cứu vì sao phép biện chứng duy vật thô sơ, lý luận duy tâm ngu muội, chủ nghĩa siêu hình, cũng hòa trộn trong Phong Thủy. Dân chính học có thể từ góc độ xây dựng dân chính mà nghiên cứu vấn đề tang lễ và xây dựng nhà cửa.Ứng Thiệu đời Hán trong “Phong tục thông nghĩa” đã viết: “Điều quan trọng của việc cai trị là làm cho phong tục tốt đẹp”. Những người làm công tác koa học xã hội hãy qui thuộc thuật phong thủy — một hiện tượng văn hóa ảnh hưởng đến tất cả ngõ ngách của xã hội, vào bộ môn khoa học của mình mà nghiên cứu với một thái độ trọng thị.

( còn tiếp )

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG THỦY

Trong quá trình lưu hành, Phong Thủy có những đặc điểm nổi bật dưới đây:

(1) TÍNH PHỔ BIẾN

Ngược dòng thời gian, quan niệm Phong Thủy bắt đầu từ Tiên Tần, kéo dài đến tận bây giờ, vẫn có ảnh hưởng tới hậu thế, thậm chí sang thế kỷ 21 chưa thể mất đi. Nếu chỉ tính từ đời Hán thì Phong Thủy đã có hơn hai ngàn năm lịch sử, trong đó thời kỳ hưng thịnh là từ Nam Bắc triều đến đời Thanh. Nhìn theo chiều ngang là các địa vực thì lưu hành cả nước, trong đó Giang Tây, Phúc Kiến, An Huy, Chiết Giang của Giang Nam là trung tâm. Nay lại có người nói rằng, thuật phong thủy bắt đầu từ cao nguyên hoàng thổ ở miền bắc, quan niệm về Phong Thủy có từ thời kỳ hang động. Nếu như thuyết này đứng vững, thì thuật phong thủy bắt đầu từ miền bắc, hình thành lý luận và trường phái thì ở miền nam, cả nước có hai trung tâm. Về dân tộc, thì Hán tộc là chính, thâm nhập vào các dân tộc ít người, hòa trộn với các quan niệm của tộc ít người về mồ mả, nhà ở. Các dân tộc ít người vào làm chủ trung nguyên, bi văn hóa trung nguyên ảnh hưởng và đồng hóa, dần dà tin Phong Thủy.

(2) TÍNH THẦN BÍ

Thuật phong thủy trên xem thiên văn, dưới xét địa lý, vận dụng học thuyết thái cực, âm dương, tứ tượng, bát quái, ngũ hành, tinh tượng cực kỳ bí hiểm để dựng nên một hệ thống lý luận, rồi đưa vào đó những thuật ngữ long mạch, minh đường, sinh khí, huyệt vị v.v…, lại áp dụng nguyên lý chỉ nam để làm ra la bàn. Tất cả những cái đó đều là thần bí đối với quần chúng mê muội. Không chỉ có vậy, các thầy Phong Thủy còn thêu dệt rất nhiều câu chuyện ly kỳ, hoặc gán ghép những quan niệm Phong Thủy vào các sự kiện lịch sử, hoặc ra sức thổi phồng những sự kiện lịch sử ngẫu nhiên trùng hợp với quan niệm Phong Thủy, tô vẽ lên đó màu sắc kỳ ảo, để dân chúng càng cảm thấy thần bí. Hai nghìn năm nay chưa ai nghiên cứu toàn diện về Phong Thủy, chưa có ai gỡ bỏ hoàn toàn cái áo khoác thần bí của thuật phong thủy, chưa có ai làm rõ chân tướng của thuật Phong Thủy. Vậy là, thuật Phong Thủy càng trở nên bí ẩn.

(3) TÍNH PHỨC TẠP

Lý luận và thực tiễn Phong Thủy vô cùng phức tạp. Câu cửa miệng là “Ba năm tướng địa, mười năm điểm huyệt”. Mười ba năm mới xác định được huyệt, đó không phải là bản lĩnh thông thường. Người thầy phong thủy nhờ thuật phong thủy kiếm ăn cả đời, nếu họ tự vấn cũng không trả lời được Phong Thủy là gì, rồi thì các thuật ngữ, những cấm kỵ, rối rắm tít mù, đúng là “Cắt không đứt, lý lẽ càng loạn”. Lý luận không hệ thống, tư duy không nghiêm chỉnh (phần lớn là nói láo), thuật ngữ không tiêu chuẩn, bộ khung không bình thường, dụng cụ không thống nhất, nghi thức không cố định, kinh điển không nghiêm túc, học thuật không đoàn thể, không có nhân vật quyền uy, có chăng chỉ là bịp bợm kiểu giang hồ, mỗi người một phách, nói năng tùy tiện, khích bác lẫn nhau, tự mình mâu thuẫn, ai cũng khoe mình giỏi, ra sức huênh hoang. Họ mà nắm Phong Thủy, làm gì mà chẳng phức tạp? Thêm vào đó, cho đến nay chưa hề có quyển sách nào dùng lời lẻ thông thường giới thiệu thuật phong thủy một cách toàn diện, chúng ta chỉ có thể tìm đọc một số sách cổ không theo một tiêu chuẩn nào. Những sách này đầu cá vá đầu tôm, câu trước không ăn nhập với câu sau, chữ sai be bét, những từ lạ hoắc cứ thế tuôn ra, từ duy nhất thì không lo-gíc, cố ý dùng câu chữ mập mờ, quả thật khó đọc, khó hiểu, khiến người đọc đau đầu buốt óc, như đi trong sương mù. Một số đoạn, vì người viết lung tung, nên hiện nay ta không thể làm rõ, sau này cũng khó mà hiểu nổi. Thật ra, cũng không cần phải hiểu, vì tội gì mà tự dìm mình trong vũng bùn?

(4) TÍNH BỊP BỢM

Muốn bán rao thuốc cao thì phải tán dụng thuốc cao lên tận mây xanh, nếu không, dễ ai bị mắc lừa? Thuật Phong Thủy cũng vậy, họ mượn học thuyết thái cực, lục lọi trong kinh điển nho gia của xã hội phong kiến, làm chỗ dựa để tuyên truyền luân lý hiếu đạo, nào là “Mai táng là đại sự của người đời”, chỉ mai táng nơi đất có sinh khí, người chết mới được yên ổn, người sống mới được phú quí. Thầy Phong Thủy làm ra vẻ từ tâm, quan tâm đến người khác, cứu vớt sinh linh, để lung lạc nhân tâm. Họ tướng địa cho người ta, miệng nói như tép nhẩy, ngày phát phúc thì nói rất xa, điều cấm kỵ thì nói rất nhiều. Nếu người ta không phú quí, hoặc gặp tai họa, thì họ viện đủ các lý do, dựa vào ba tấc lưỡi, thuyết người ta phục sát đất, vốc từng nắm tiền biếu thầy. Lại còn những sách Phong Thủy nói là gia truyền, chính tông, đều là con người đưa người vào bẫy.

(5) TÍNH NGOAN CỐ

Từ khi ra đời đến nay, thuật Phong Thủy đã bị rất nhiều nhà duy vật đả kích, từ Vương Sung đến Hùng Bá Long đều đã có bài phê phán, tiếc rằng chưa đánh gục. Nước Trung Quốc mới sau khi thành lập, cùng với việc quét sạch mê tín phong kiến, thuật Phong Thủy cũng bị đả kích nặng nề, rơi vào tình trạng co lại. Với người thành thị, hoặc người có văn hóa, thuật Phong Thủy đã biến thành dòng nước ngầm, tiềm ẩn trong nông thôn, tồn tại trong đầu mọi người và thể hiện bằng hành động. Rất nhiều người cho rằng Phong Thủy là dân tục, tin tốt hơn là không tin; không tin hoàn toàn, nhưng không thể không tin. Các cán bộ thôn trấn không thể đả thông tư tưởng cho họ, bản thân một số cán bộ lại rất tin Phong Thủy. Thôn trang của Trung Quốc, nói chung một họ một thôn, người trong thôn là đồng tôn, thôn nọ với thôn kia có quan hệ hôn nhân. Hình thức cư trú kiểu cũ ấy, nếu định bài trừ các tập cổ hủ, e rằng rất khó. Mấy ngàn năm văn hóa truyền thống, phương thức sinh hoạt sản xuất nhỏ, khiến người ta nhìn nhận những tập tục cũ là bình thường, hợp lý. Khi bạn thấy ở nông thôn người ta mời thầy Phong Thủy cắm đất, đốt vàng mã ở mộ rồi lễ bái sì sụp, mà đến can ngăn thì chắc chắn bạn sẽ bị chửi rủa thậm tệ, hoặc bị họ nện cho một trận, bạn sẽ bị cả họ nhà người ta coi là kẻ thù. Mấy chục năm nay Đảng và Chính phủ kêu gọi thay đổi tập tục, tuyên truyền “Khi sống nuôi nấng đầy đủ, khi chết chôn cất đơn giản”. Với người già, lúc còn sống thì hưởng thụ đầy đủ, khi chết ma chay tiết kiệm, đây là một chính sách tốt. Nhưng một số thôn dân cứ làm ngược lại, đối xử khinh bạc, thậm chí ngược đãi người già khi còn sống, nhưng khi họ chết lại ma chay linh đình, khóc than thảm thiết. Người ta không thể không đặt câu hỏi, làm như vậy để cho ai xem? Cho người đã chết hay người đang sống? Người chết thì thấy gì? Như vậy là tận hiếu ư? Xây cất phần mộ nguy nga, lãng phí tiền bạc, làm chuyện mê tín, mà lại cho rằng thế là thiên kinh địa nghĩa, thì quả là ngu. Có thể quả quyết rằng, nếu không có biện pháp tích cực về đường lối tuyên truyền hữu hiệu, thì thuật Phong Thủy còn tồn tại lâu dài trong nhân dân.

(6) TÍNH BẢO THỦ

Các thầy Phong Thủy rất bảo thủ. Họ lấy cớ “gia truyền”, cho rằng “Không thể tiết lộ thiên cơ”, dùng phương thức “chỉ truyền nghề cho một người” để thu nạp học trò, giữ bí mật nghề nghiệp. Đời Đường, Tống ở Phúc Kiến có một người thi trượt rủ nhau đến Giang Tây học Phong Thủy, nhưng đều bị thầy giấu nghề không học được gì. Họ đành tự đi khảo sát, căn cứ vào địa hình của các lăng mộ nổi tiếng để tổng kết thành lý luận, trở về Phúc Kiến lập ra một trường phái mới, và cũng không truyền thụ cho người ngoài. Những người quá tin vào Phong Thủy, mà lại có của, nhất định để trong nhà thi hài của cha mẹ, ông bà, thậm chí cụ kị, vì chưa tìm được đất tốt. Với những gia đình nghèo, tuy ăn đói mặc rách nhưng để có được miếng đất tốt về Phong Thủy, họ vay nợ, bán ruộng, bán con. Thầy Phong Thủy thì lại đem những điều cấm kỵ ra trói chăn trói tay họ, nào là “long mạch tuy được, nhưng địa khí bốc thẳng, không kết”, “địa huyết tuy tốt, nhưng sa thủy quay đi, không kết” v.v… khiến anh không biết đâu mà lần. Xây nhà cũng vậy, không được cao quá, không được nhô ra phía trước không để nhà người khác chĩa góc vào nhà mình. Không làm nhà bên lề đường không xây nhà bên bờ đầm, trong sân không được có một cây. Hồ này không đào được núi kia không đào được. Hôm nay không được đi về hướng tay, ngày mai kiêng đi hướng bắc. Giờ dần không được đẻ, giờ thìn được khóc, cười v.v… Hơi một tí là kiêng, vậy sống ở đời làm gì!

(7) TÍNH THỰC DỤNG

Với thầy Phong Thủy, hành nghề tướng địa là để kiếm cơm, khi cắm đất cho người ta thấy không những được ăn uống thỏa thuê, đưa đón bằng kiệu, lại còn được tiền. Tiền càng nhiều thì xem càng kỹ, vậy mới gọi là “căn cứ vào tiền thù lao mà tướng địa”. Chính vì vậy mà trong xã hội phong kiến có rất nhiều kẻ sĩ bằng lòng với cái nghề không đẹp mặt này. Về phía nhà chủ, tuy biết rằng chuyện lành dữ là hư ảo, nhưng không ngại hao tài tốn của, mong rất nhanh “đánh đổi” được hạnh vận. Tuy trước mắt chưa thấy phúc ấm ở đâu, nhưng trong lòng cảm thấy yên ổn, lúc nào cũng tâm niệm “Thấy X đã nói mộ nhà mình tốt, chỉ vài năm ta sẽ phát tài bất ngờ, ta sẽ đổi đời…” Giấc mơ quả là đẹp! Có lẽ một trong những nguyên nhân khiến thuật Phong Thủy bám trụ một cách ngoan cố là do tính thực dụng này.

nguồn horea.org.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bài viết trên không có tên tác giả Wild copy từ :http://www.horea.org.vn/muctinkhac_ct.php?id=18366.

ACE xem và tham khảo .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách viết của bài này cho thấy tác giả là người Trung Hoa. Ông ta bài bác phong thủy và cho thấy chính những học giả người Trung Hoa - vốn tự nhận là nới sáng lập ra thuật phong thủy - cũng chẳng hiểu gì về phong thủy. Nội khái niệm Kham Dư họ cũng chưa định nghĩa được. Vậy chứng tỏ rằng nền văn minh Hoa Hạ không thể là nơi sáng tạo ra Phong thủy. Chúng ta xem đoạn sau đây:

Nghĩa gốc của Kham Dư là trời đất. Kham là trời, Dư là đất. Trong “Văn tuyển – Cam tuyền phú chú”, Hoài Nam Tử viết: “Kham Dư hành hùng (sống) để biết thư (mái)”. Hứa Thuận nói: “Kham là thiên đạo (đạo trời), Dư là địa đạo (đạo đất)”. “Sử ký – Tam vương thế gia sách ẩn”, viết: “Gọi đất là Dư, trời đất có cái đức bao trùm (phúc cái), do đó gọi trời là Cái, gọi đất là Dư”. Chu Tuấn Thanh người đời Thanh viết trong “Thuyết văn thông huấn định thanh”: “Cái Kham ở trên cao, Dư ở dưới thấp, nghĩa là trời cao đất thấp”.

Kham, ngoài nghĩa là trời, còn có hai nghĩa nữa. Một, nghĩa là đột (xuyên). “Tuyết văn – bộ Thổ” viết: “Kham, nghĩa là đất nhô cao, bộ Thổ, âm Thậm”. Đột nghĩa là xuyên, hoặc nghĩa là chỗ lõm, gọi là địa hãm (chỗ đất trũng). Hai, nghĩa là khám, xem xét (điều tra cơ bản trên thực tế đất đai), hai từ này đồng nghĩa.

Dư, từng mượn chữ Dư (thừa) để viết: “Tùy thư – Kinh tịch chí”, phần ba, “Bộ tí, Ngũ hành loại”, chép “Kham Dư (lịch chú)”, “Địa tiết kham dư (thừa)”, đây thực tế là sách lịch.

“Hán chí” có chép “Kham Dư kim quĩ” mười bốn quyển (thất truyền). Long Xuyên Tư Ngôn khảo chứng, cho rằng: “Sách nói về phương vị Phong Thủy”.

Học giả thời Hán thường bàn luận về Kham Dư, Kham Dư ở đây không hẳn có nghĩa là Trời Đất, mà thường là để chỉ quỷ thần. “Hán thư” quyển 87 dẫn “Cam tuyền phú” của Dương Hùng “thuộc Kham Dư dĩ bích lũy từ, tiêu khôi hư nhi xi cúc mông”. Mạnh Khang chú giải, viết: “Kham Dư là tên thần, làm ra Đồ Trạch thư”.

Kham Dư là vị thần làm ra Đồ Trạch thư. Đồ Trạch thư đã thất lạc. Vương Sung đời Hán trong sách “Luận hành – Cáo thuật thiên” đã dẫn nguyên văn một đoạn trong Đồ Trạch thư. Đoan một: “Thuật đồ trạch nói rằng: Trạch có tám thuật, lấy danh số lục giáp mà xếp theo thứ tự, thứ tự lập theo tên gọi, cung thương phân biệt rõ ràng. Trạch có ngũ âm, Tính có ngũ thanh, Trạch không hợp với Tính, thì tính và Trạch chống đối nhau, tất tật bệnh tử vong, phạm tội gặp họa”. Đoạn hai, “Thuật đồ trạch nói rằng: Cửa nhà buôn không mở về hướng nam, cửa quan không mở về hướng bắc”. Qua hai đoạn văn trên đây, thấy rất rõ thuật đồ trạch có liên quan đến những cấm kị về nhà ở trong thuật phong thủy, mà Kham Dư là thần quái sáng tạo ra thuật phong thủy.

Điều này chứng tỏ rằng từ Kham Dư được dịch từ ngôn ngữ của môt nền văn minh khác và bị Hán hóa, nên họ không hiểu được khái niệm của nó.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites