Posted 24 Tháng 2, 2017 ĐI TÌM NGUỒN GỐC PHONG THỦY Trước tiên chúng ta đi tìm dấu vết lịch sử của bộ môn Địa lý mà hiện nay chúng ta vẫn gọi là Phong Thủy ở các nền văn minh khác. Theo quan điểm thống nhất từ TTNC Lý học Đông Phương mà đứng đầu là giám đốc TT - Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - nich Thiên Sứ đều xác định rằng: các bộ môn ứng dụng từ lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà chúng ta đang có hiện nay thuộc về một nền văn minh đã từng tồn tại và đã bị phá hủy.Người Việt với nền văn minh Lạc Việt gần 5000 năm phía Nam sông Dương Tử là dân tộc thừa hưởng và nắm giữ toàn bộ lý thuyết này. Tôi cố gắng đi tìm lại chứng cứ còn tồn tại để chứng minh một điều : Người Trung Quốc không phải là người tạo ra học thuyêt Âm Dương Ngũ Hành cùng các bộ môn ứng dụng như Địa Lý, Tử vi, Kinh Dịch... Cần khẳng định một điều rằng nếu từ PHONG THỦY - Fengshui mà hiện tại chúng ta đang sử dụng để mô tả bộ môn Địa Lý thì từ Phong thủy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng 20 năm trở lại đây . Trong nền văn hóa của Việt Nam, từ xa xưa chúng ta đã dùng từ Địa Lý để nói tới bộ môn khoa học cổ trong thiết kế và xây dựng nhà cửa. Nếu tra cứu trên thư viện mở, chúng ta có thể thấy bộ môn Địa Lý mà chúng ta quen gọi là Phong Thủy đã xuất hiện trên trái đất từ khoảng ít nhất 6000 năm TCN qua các di tích và tài liệu bảo tồn tại ở Ấn Độ. Từ Fengshui tức là Phong Thủy được người người truyền giáo Tây Âu đặt ra thay cho từ Địa Lý vào khoảng thế kỷ thứ 19 khi họ tới Trung Quốc. Sở dĩ họ đặt tên như vậy là vì họ nhìn hình thức của các Pháp sư hay Linh mục bản đia vận dụng phương pháp của môn Địa Lý thường lựa chọn hướng của các dòng chảy, hướng của nguồn năng lượng dựa trên vị trí, địa điểm, địa thế, hình thể của sông núi hay các công trình xây dựng và khu đất. Do công việc này được thực hiện nhiều từ các Pháp sư địa phương nên những người Châu ÂU cho rằng bộ môn Phong Thủy có xuất phát từ Đạo giáo và cộng đồng khoa học cho rằng bộ môn Phong Thủy là giả khoa học cho dù nó là bộ môn nghiên cứu và thiết kế các công trình hướng tới sự cân bằng giữa con Người và Trái Đất. Thời gian gần đây, từ Phong Thủy được chấp nhận sử dụng rộng rãi thay thế từ Địa Lý và cũng được hiểu như là các hoạt động liên quan tới tâm linh, siêu hình hay các vấn đề khoa học thần bí. (wikipedia) Tại Ấn độ, cho tới hiện nay thì tên nguyên gốc Địa Lý được bảo tồn nguyên vẹn do người Ấn độ lưu giữ nó thông qua đạo Hindu, có tên là Vaastu Shatra. Cho dù bộ môn này không được biết tới nhiều ngoài biên giới Ấn Độ vì nó mang màu sắc tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người Ấn Độ (các Cung và phương Hướng cai quản bởi các vị thần theo Hindu giáo )nhưng lại được công nhận là bộ môn khoa học bởi các yếu tố mang tính khoa học được người Ấn Độ giải thích rõ ràng và trực quan. Tất cả các đền thờ Hindu cổ trong đó có đền Ankor là đền thờ Hindu cổ lớn nhất hiện nay còn bảo tồn được xây dựng theo lý của bộ môn Vastu shatra. Lịch sử và ngành khảo cổ cho rằng bộ môn khoa học này của người Ấn Độ có từ 6000 năm TCN. Dựa trên đồ hình Mandala, Vastu dùng sơ đồ 9x9 với trung tâm là hình vuông ở giữa. Người Ấn Độ công khai nói rằng, đồ hình 3x3 mà người Trung Quốc gọi là Lạc Thư xuất phát từ đồ hình này. Người Trung Quốc lấy lõi của đồ hình 8x8 ghép thêm với ma trận của tây phương để biến thành Lạc Thư. Ở chính giữa là thần Brahma, là trung tâm. Nữ thần lửa Agni ở phía Đông Nam, Thần Kuber ở phía Bắc là vị thần của Tiền bạc (theo Lý học Đông phương thì Thủy quản tiền bạc). Ở đây, chúng ta thấy sự sắp xếp theo theo bộ môn Bát Trạch và đặc biệtc Nữ thần Lửa ở Đông Nam theo Bát Trach Lạc Việt (ĐN quái Khôn-Âm Hỏa đới Thổ). Tại các nước Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mongolia, Siberia thì Địa lý có tên là Kumalak được ứng dụng như một bộ môn bói toán. Bộ môn này tồn tại khoảng hơn 1000 năm tại khu vực này và hiện nay vẫn được sử dụng và lan tới các nước Đông Âu, Nga, và Tây Phi. Phương pháp sử dụng như trò chơi Ô ăn quan gồm 41 hòn đá, dùng trên sơ đồ 3x3 chia theo 4 hành là Nước, Lửa, Gió và Đất. Sự sắp xếp đồ hình 3x3 theo thứ tự từ phải qua trái, từ trên xuống dưới. Tại Hy lạp cổ đại thì Địa lý đã được sử dụng như một phương pháp tiên đoán về đất, đá, cát. Họ sử dụng công cụ và sơ đồ 12 ô như sau: Phương pháp này được dùng rất nhiều trong thời trung cổ và phục hưng tại Châu Âu và nhưng sau này thì bi coi là phản khoa học và mê tín. Tại các nước Ả Rập thì bộ môn này có tên là Sikidi và chủ yếu cũng dùng để bói toán. Họ vẽ trên cát đồ hình và dùng hạt đậu để chia trên sơ đồ, sau đó đếm số chẵn lẻ để bói toán. Điều đặc biệt, tượng số hoàn toàn sử dụng các dấu Chấm và được chia theo 5 hành nhưng là 5 hành theo văn hóa Tây phương và Ấn Độ tức là Đất, Lửa, Nước, Gió và Không Gian. Theo các nhà khảo cổ Tây phương thì dấu hiệu sớm nhất cho thấy người Trung Quốc sử môn Địa Lý trong công trình là vào đời nhà Chu ( 1122-249 TCN) qua sơ đồ thiết kế Minh Đường của Vương Mãng (45 TCN- 23 SCN). Thời nhà Hán (206 TCN-220 CN), việc tìm thấy các di chỉ khảo cổ cho thấy kinh đô Tràng An (194-190 TCN) đã sử dụng sự hiểu biết về địa lý và thiên văn học để thiết kế và xây dựng nên kinh thành này. Thành được xây theo hình thể chòm sao Bắc Đẩu Phía Bắc thành thiết kế theo chòm sao Bắc Đẩu là Tiểu Hùng Tinh, và phía Nam thành thì theo chòm sao Đại Hùng Tinh Thiên bàn đồ hình của TQ sớm nhất được tìm thấy trong lăng mộ của Lỗ Công nhà Tây Chu (168 TCN). Đối với các bộ môn ứng dụng học thuyết ADNH thì Lạc Thư và Hà Đồ có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngay đối với môn Địa Lý từ các nền văn minh khác cũng ứng dụng đồ hình 3x3 (không phải là ma phương có tổng các hàng =15). Chúng ta quay lại tìm hiểu về Cửu Cung Lạc Thư - Hà Đồ. Theo các nghiên cứu về toán học từ thời cổ đại, các nhà nghiên cứu toán học cho biết ma phương -magick square (là đồ hình có số ô hàng ngang bằng số ô hàng dọc trong đó tổng các số hàng dọc - hàng ngang đều bằng nhau) thì người Trung Quốc tuyên bố họ là người sáng tạo ra ma phương 3x3, có tổng hàng dọc và hàng ngang là 15. Người sáng tạo là ai thì không có tên nhưng có thể vào thế kỷ thứ nhất SCN. Đồ hình này người Trung Quốc nói rằng liên quan tới việc trị thủy trên sông và được ghi chép trên mai rùa. Nhà nghiên cứu Mark Swaney nói rằng về Ma phương 3x3 liên quan giữa toán học và Siêu nhiên .Ông ta không thể tìm thêm chứng cứ hay di chỉ khảo cổ nào liên quan giữa đồ hình -ma phương 3x3 với mai rùa, theo như truyền thuyết của người Trung Quốc nhằm làm sáng tỏ thêm tính khoa học của ma phương này. Ma phương này có liên quan rất chặt chẽ với Kinh Dịch và người ta nói ma phương này có liên quan tới sơ đồ của bản thiết kế Minh Đường của Vương Mãng. Mark nói rằng ông ta nghiên cứu rất nhiều về bản thiết kế này nhưng cũng không tìm thấy có sự liên quan nào tới ma phương 3x3 với kiến trúc thiết kế của Minh Đường.Ma Phương 3x3 là đồ hình của Sao Thổ theo chiêm tinh Tây phương và thường dùng làm bùa chú chứ không dùng để thiết kế. Mark nhấn mạnh rằng lịch sử hình thành ma phương của người Trung Quốc rất rời rạc và mù mờ, khi tài liệu sớm nhất có đề cập tới Lạc Thư là trong cuốn Kinh Thư (650TCN), và có vẻ như là ma phương 3x3 nhưng không có đồ hình. Tới các tài liệu 500-300 TCN cũng chỉ đề cập tới Lạc Thư - Hà Đồ là Bản đồ dòng Sông chứ không hề có chi tiết rõ ràng về bản đồ này. Chỉ tới năm 80 SCN thì người Trung Quốc mới đưa ra ma phương 3x3 và rõ ràng nhất là năm 570 SCN mới nói chi tiết về Lạc Thư là Ma Phương như ngày hôm nay. Sau khi tất cả các bài nghiên cứu phủ nhận câu chuyện huyền thoại về xuất xứ của Lạc Thư (Lo shou - 洛書) cũng như không có bằng chứng cụ thể nào về đồ hình này với mai Rùa hoặc Long mã -một linh vật chỉ có trong huyền thoại , hay liên quan tới dòng sông Lạc (LUO RIVER) hoặc (Yellow River Map) với dòng sông Hoàng Hà (Yellow River). Trong nền văn minh Lạc Việt -Âu Lạc, chúng ta đều biết dòng máu Lạc Hồng là nói về dòng giống con cháu Rồng Tiên Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ. Lạc là tên gọi của một trong các dân tộc Bách Việt và tại thời kì đó, chữ Lạc biểu thị thời kì của Vua và chức danh như Lạc Hầu, Lạc Tướng, và con dân là Lạc Dân. Tôi nhận thấy rằng, người Châu Âu không tìm thấy dấu vết liên quan tới dòng sông Lạc bởi vì Lạc Thư chính là Thư của Lạc Việt tức là sách của Lạc Việt - Lạc Thư ! Hình Lạc Thư - Hà Đồ biểu thị các cặp số âm dương bằng các dấu chấm đen và trắng. Nếu ta thể hiện dấu chấm bằng các con số Ả rập như hiện nay thì sẽ có các cặp số 1-6; 3-8, 2-7, 4-9, 5-10. Trong hệ toán học cổ của người Trung Quốc thì số đếm được thể hiện bằng que hay còn gọi là Rod Counting Cho tới ngày nay thì người Trung Quốc vẫn dùng số bằng ký tự và dưới dạng đếm que (Rod Counting), hoàn toàn không có dấu Chấm. Lạc thư được cho là do vua Đại Vũ (2200-2010 TCN) tìm thấy trên mai Rùa Thần để trị thủy trên sông Lạc, và là ma phương toán học 3x3 đầu tiên trên thế giới. Vậy mà hệ số đếm đơn giản nhất được tìm thấy trên giáp cốt thư của nhà Thương (1600-1050 TCN) và toán học được ghi chép sớm nhất vào đời nhà Chu (1050-256 TCN). Ma phương là phép tính toán học lại xuất hiện trước hàng ngàn năm sự xuất hiện của số đếm và phương pháp toán học cổ đại Trung Quốc. Rõ ràng, nếu coi Lạc Thư - Hà Đồ là ma phương toán học hay hệ số đếm thì người Trung Quốc không phải là chủ nhân của Lạc Thư- Hà Đồ. Tượng số bằng Dấu chấm, gạch đã được thể hiện trên Trống Đồng của nền văn minh Lạc Việt cách 2500 TCN và tất nhiên hệ tượng số này cũng được thể hiện trên Lạc Thư-Hà Đồ. Khi nền văn minh Ấn độ tràn vào Trung Quốc, bùa của thần trí tuệ đầu Voi Ganesh chính là ma phương đồ hình 3x3 cùng với các ma phương khác như 4x4,...8x8. Do sự giống nhau về hình thức và tiếp thu không hoàn chỉnh sau khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ năm 258TCN, các tài liệu chỉ được ghi chép đề cập tới sự liên quan về đồ hình Lạc Thư - HÀ Đồ chứ không hề có đồ hình chi tiết nào được lưu lại. Dĩ nhiên , sự giống nhau qua dẫn tới việc ghép Lạc Thư - Hà Đồ với ma phương 3x3 của Chu Văn Vương để có Hậu Thiên Văn Vương ngày nay. Đây là mối thắt nút không thể lý giải nổi những mâu thuẫn khi sắp xếp các quái trong hậu thiên Văn Vương. Lạc Thư - Hà Đồ Hà Đồ theo các bằng chứng lịch sử được tìm thấy trong Kinh Thư của đời Chu . Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là sau cuộc phá hủy kinh sách của nhà Tần (201-206 TCN), thì cuốn Kinh này được sao chép viết lại bởi Phu Thăng ( 伏胜 268-178 TCN). Như vậy, Hà Đồ có thể được thêm vào Kinh Thư trong giai đoạn này hoặc cho dù xuất hiện sớm hơn của Kinh Thư vào thời Chu Khang Vương (1020-996 TCN) để giải thích cho ý nghĩa bát quái (theo nhà sử học Kuo-Cheng Wu) thì ý kiến này cũng chưa đủ thuyết phục. Trong cuốn " Legacy of the Luoshu: The 4,000 Year Search for the Meaning of the Magic Square of Order Three" của tác giả Frank J. Swetz , trang 14 : ...tới thế kỉ thứ 10, Zheng Xuan - Trịnh Huyền (906-989) là một Nho Sỹ nổi tiếng lần đầu tiên công bố sơ đồ bản vẽ sông Lạc và sông Hoàng Hà tức là Hà Đồ và Lạc Thư biểu thị bằng các Chấm đen và trắng." Cho tới thế kỷ thứ 12, phong thủy sư Cai Yuanding (Thái Nguyên Định 蔡元定mà nó tồn tại dưới hình thức bùa chú cũng như một công cụ để bói toán." 1145-1198) và Chu Hi cùng công bố về Cửu cung và Lạc Thư là một. Chu Hi dùng lý lẽ và kết luận về Cửu Cung Lạc Thư của Nguyên Định như một chứng cứ và được chấp nhận rộng khắp. Tuy nhiên thì tong suốt thời nhà Tống (960-1279), Hà Đồ Lạc Thư không còn mang ý nghĩa Vũ trụ quan Cho tới năm 1275, các nhà nghiên cứu lịch sử và toán học cũng không tìm thấy bất kỳ một Ma Phương nào lớn hơn 3 tạo ra từ Trung Hoa, và Norman Biggs- nhà toán học hàng đầu của Anh nói rằng: " Người Trung Hoa coi Ma Phương 3x3 là một đối tượng thuộc về siêu nhiên chứ không phải một đối tượng cho cho sự tò mò và khám phá của con Người. Điều này chứng tỏ rằng Ma Phương toán học cổ đại hoàn toàn không liên quan gì tới Hà Đồ và Lạc Thư và rõ ràng Hà Đồ không phải là Ma Phương :" Tài liệu cổ xưa nhất nói về Hà Đồ đều không rõ ràng, nhưng một trong những tài liệu cổ đề cập tới một bản đồ Sông Hoàng (Hoàng Hà) là của ShuChing 650 TCN. Bản đồ Sông này được nói tới có vẻ giống như là Ma Phương 3x3. Hà Đồ hay Bản Đồ Sông Hoàng được đề cập tới trong các tài liệu cổ ở từ các năm 500TCN- 350 TCN nhưng không rõ ràng ở chỗ mô tả nó có phải là ma phương 3x3 hay không. Cho tới tận năm 570 CN thì Hà Đồ được mô tả như Ma Phương 3x3 hiện nay. Hà Đồ được nói rằng nó có liên quan tới Kinh Dịch nhưng cũng chưa tìm được chứng cứ về sự liên quan này"Mark Swaney, nhà nghiên cứu về ma phương cổ đã viết trong một công trình nghiên cứu của mình về Hà Đồ Cho tới thời điểm này, không có bất cứ một tài liệu hay chứng cứ khảo cổ nào về việc Hà Đồ xuất hiện trên lưng Long mã để chứng minh cho nguồn gốc mà người Trung Hoa nói trong truyền thuyết và nguồn gốc của Hà Đồ. Lý do chính là sự đánh tráo nguồn gốc nhằm hợp thức hóa nguồn gốc theo truyền thuyết người Trung Quốc nghĩ ra. Từ Hà Đồ vốn đã bị thay đổi từ chữ Âu Đồ (Âu Lạc), bởi xoay ngược chữ Âu區, thay 2 chữ khẩu bằng dấu chấm thủy, thành chữ Hà 河 (Nền Văn Minh Việt Cổ - trang 58 - Gs. Hoàng Tuấn) Chúng ta lại lưu ý tới mốc quan trọng này : Hà Đồ theo các bằng chứng lịch sử được tìm thấy trong Kinh Thư của đời Chu nhưng điểm đáng lưu ý là thời điểm sau cuộc phá hủy kinh sách của nhà Tần (201-206 TCN), thì cuốn Kinh này được sao chép viết lại bởi Phu Thăng ( 伏胜 268-178 TCN). Nền văn minh Âu Lạc sụp đổ vào năm 258TCN , sự thay đổi nguồn gốc ÂU ĐỒ - LẠC THƯ có từ đây. Sở dĩ người ta các nhà nghiên cứu không tìm thây sự liên quan Lạc Thư với Rùa thần bởi vì đây chính là cách mà Tổ Tiên chúng ta truyền lại cho đời sau. Trong cuốn Trờ về Nguồn của nhà nghiên cứu dịch học Quang Thống xuất bản tại Mỹ năm 1996, tr30-31 được trích dẫn trong cuốn Nền Văn Minh Việt Cổ của tác giả GS, Hoàng Tuấn (tr 58-59) : "Thấy trước cái thế bị đánh tập trung, tổ tiên ta đã đoán trước được sự mất nước của nòi giống lôi kéo theo sự phá hủy cả một nền văn minh mà không thể một sớm một chiều khôi phục lại được. Muốn duy trì nền văn minh cho con cháu mai hậu,... tổ tiên ta dã dùng con rùa (con vật sống lâu nhất từ hai ngàn năm đến bốn ngàn năm mà khoa sinh vật học thế kỷ 20 này mới khám phá ra được tuổi đời của nó), để ghi khắc ký hiệu của một nền văn minh trên lưng nó, rồi đem thả xuống sông với hy vọng mai sau con cháu phải xuôi nam tìm nơi sinh sống sẽ gặp lại được vết tích của nền văn minh Lạc Việt., hầu khôi phục dân tộc. Từ đó những nơi nào tập trung dòng giống Lạc Việt được truyền tụng cho nhau, nhất là trước các đình, chùa, đền miếu, lăng tẩm, đều hay dựng bức bình phong đắp con rùa đội cuốn sách (Hà Đồ chỉ con rùa và lạc thư chỉ cuốn sách), là ý muốn nói tới nền văn minh Lạc Việt được ghi khắc trên lưng con Rùa." Tôi chưa đồng ý với ý kiến Hà Đồ chỉ con Rùa của tác giả Quang Thống, bởi Rùa chín tự bản thân đã có hình tượng là Rùa và trên lưng chở cuốn sách. Đây là lời nhắc nhở con cháu Âu Đồ -Lạc Thư có trên mai Rùa và chìa khóa của bí ẩn về Âu Đồ - Lạc Thư , và cũng là nguồn gốc của "trên lưng Rùa thần có khắc Lạc Thư" hoặc có thể bắt đầu từ 1-2-3-4-5-6-7-8-9) nhưng không có nghĩa BÁT QUÁI là con số biểu tượng của nó. Số đại diện cho Bát QUÁI có thể thay đổi nhưng BÁT QUÁI tượng không thay đổi. (Ví dụ: thứ tự quẻ tiên thiên bắt đầu từ 0-1-2-3-4-5-6-7-8đại diện cho BÁT QUÁIDấu chấm đen trắng trên ÂU ĐỒ- LẠC THƯ thể hiện thứ tự của Bát Quái, rồi tạo ra 64 trùng quái để mô tả quá trình vận động của vạn vật. Nó khác hoàn toàn với việc đem chữ số toán học thay vào Quái để mô tả sự vận động của vũ trụ. Các dấu Chấm trên ÂU ĐỒ - LẠC THƯ là ký hiệu số đếm Âu Đồ và Lạc Thư là nền tảng lý thuyết cơ bản của Địa Lý và khi đã bị sai lệch trong lý thuyết gốc thì việc ứng dụng trên cơ sở lý thuyết đó cũng bị sai lệch và nhầm lẫn. Hơn thế nữa, nó lại được hiểu sai về nguồn gốc và được nhìn nhận dưới góc độ tín ngưỡng hay đạo giáo nên bộ môn khoa học này trở thành giả khoa học. Qua các bằng chứng còn tồn tại, những lý thuyết cổ xưa của nền văn minh Lạc Việt được bảo vệ dưới vỏ bọc của tín ngưỡng tôn giáo ngày càng được làm sáng tỏ dưới góc nhìn khoa học Trong rất nhiều tài liệu cổ đề cập tới Lạc Thư là chiều ngũ hành tương khắc và Âu Đồ là mô tả chiều tương sinh ngũ hành. Thế nhưng do việc chấp nhất vào tính chất của ma phương đồ nên vẫn chấp nhận tính phi logic theo chiều ngũ hành tương sinh trên Âu Đồ. Chính vì thế chúng ta nhận thấy Âu Đồ hiện nay không thể hiện chiều ngũ hành tương sinh. Âu Đồ được sắp xếp theo chiều tương sinh ngũ hành của các quẻ mà ý nghĩa của số quẻ cũng như ngũ hành theo số của Lạc Thư được sắp xếp theo chiều ngũ hành tương Khắc của chữ Vạn) : 1-6 thuộc hành Thủy, 3-8 thuộc hành Mộc, 2-7 thuộc hành Hỏa và 4-9 thuộc Hành Kim. Ở đây đã có sự gượng ép khi đưa 4-9 vào hành Hỏa và 2-7 vào hành Kim khi mà Âu Đồ sắp xếp theo chiều ngũ hành tương Sinh. Rất nhiều cuốn sách và tác giả đã đề cập tới ý nghĩa và ngũ hành Âu Đồ và Lạc Thư, nhưng khi sắp xếp trên Bát quái cửu cung thì hoàn toàn không đề cập tới Âu Đồ. Nếu ta bỏ qua tượng số của Quái (số học gán vào quái) mà chỉ ghép các Quái theo chiều ngũ hành tương sinh, chúng ra sẽ có đồ hình Âu Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Trên Tiên thiên Bát Quái đồ, chúng ta sẽ thấy xuất hiện 8 tam giác đối nhau qua đỉnh. Mỗi cặp tam giác đối nhau có tổng số hào Âm và tổng số hào Dương luôn bằng nhau . Nếu chúng ta áp dụng định luật này đối với Lạc Thư phối Hậu thiên bát quái Văn Vương, định luật này bị phá bỏ hoàn toàn. Ví dụ : Càn - Tốn có tổng số 5 hào Dương+1 hào Âm, và đáy tam giác là hai vạch liền (hào Dương). Nếu chúng ta áp dụng định luật này đối với Âu Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt: hoàn toàn thỏa mãn định luật của Tiên thiên bát quái đồ: Tổng số hào ÂM và hào Dương của các tam giác đối đỉnh bằng nhau. Ví dụ : Càn-Khôn có tổng 3 hào Dương + 3 Hào Âm “Không có gì xảy ra trên vòm trời xanh kia mà không có phần đối xứng lại ở quả đất này” Số trong ma phương có tổng là 15 ở các chiều dọc, chéo, ngang và con số này mặc dù không liên quan tới các con số của Lạc thư hay Hà đồ nhưng vẫn được đưa vào như một căn cứ xác định nguồn gốc của Âu Đồ - Lạc Thư, vốn là một yếu tố được coi là gốc rễ của Địa Lý Phong Thủy. Sự sai lệch ở đây là việc coi Ma Phương và Hà Đồ là như nhau nhưng thực chất đây là hai hệ qui chiếu hoàn toàn khác nhau: một là hệ thống toán học và một là mô hình biểu kiến của sự vận động của vũ trụ,. Lạc Thư - Hà Đồ trong Kinh Dịch: Trong tất cả các cuốn sách về Kinh Dịch (Book of Change) đều đề cập tới hai đồ hình Lạc Thư-Hà Đồ và đều có liên quan tới Kinh Dịch. Tuy nhiên, sau đó không có bất kì một dấu hiệu hay phân tích nào cho thấy sự liên quan này. Qua hàng ngàn năm, việc áp đặt toán học với số thứ tự của các quái vào ma phương , rồi sau đó ghép quái theo số thứ tự của nó vào ma phương đã làm sai lệch ý nghĩa. Khi xếp chồng hai Âu Đồ Bát Quái lên nhau, chúng ta sẽ có đủ 64 trùng Quái và đó chính là Kinh Dịch. Dấu chấm đen trắng thể hiện bát Quái qua tượng số và thứ tự số, xếp cặp với nhau theo các Quái cùng. Sự sắp xếp này hoàn toàn không mang ý nghĩa số học mà tuân thủ theo nguyên tắc Âm Dương Ngũ Hành. Chúng ta có thể nhận thấy có rất nhiều sự liên quan mật thiết của bộ môn Địa Lý cổ xưa còn tồn tại và lưu giư trong các nền văn minh khác với bộ môn Địa Lý của nền văn minh Lạc Việt mà chúng ta đang lưu giữ và thực hiện trong suốt 5000 năm lịch sử. Phong thủy một lần nữa là tên gọi sai lệch cho bộ môn Địa Lý và nó càng không thể hiện được tính khoa học của bộ môn này. Việc đi tìm lại nguồn gốc bộ môn Địa Lý Phong Thủy (tên gọi phân biệt với môn Đia lý cơ bản trong chương trình phổ thông) nhằm khẳng định tính khoa học của bộ môn này cũng như tìm ra những điểm sai lệch trong nền tảng lý thuyết gốc được ứng dụng bởi người Trung Quốc Phong thủy là tên gọi sai cho bộ môn khoa học cổ ĐỊA LÝ và bộ môn này không phải của người Trung Hoa sáng tạo ra, kể cả cái tên PHONG THỦY. Hà Nội 24 tháng 2 năm 2017 Mạnh Đại Quân 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites