Guest

LẠC THƯ - HÀ ĐỒ - SỰ MÙ MỜ TRONG TRUYỀN THUYẾT HAY BÍ ẨN KHOA HỌC

1 bài viết trong chủ đề này

ĐI TÌM NGUỒN GỐC CỦA PHONG THỦY,
Đây là tựa đề bài nghiên cứu của Tôi , sẽ được chinh thức đưa lên diễn đàn LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG vào ngày mai và tất nhiên, bài viết này nhằm chứng minh một điều : PHONG THỦY là tên gọi sai, và môn khoa học liên quan tới tên này không phải của người Trung Hoa, ngoại trừ cái tên PHONG THỦY ! mời quí vị đón đọc.
 
Đây là bài khởi động trước

LẠC THƯ - HÀ ĐỒ - SỰ MÙ MỜ TRONG TRUYỀN THUYẾT HAY BÍ ẨN KHOA HỌC

Hà Xuất Đồ, Lạc Xuất Thư, Thánh Nhân Tắc Chi

Nguồn gốc của Hà Đồ, Lạc Thư cùng với Kinh Dịch vẫn là một truyền thuyết bởi đã có rất nhiều học giả tự Cổ trí Kim đều đã đặt câu hỏi: Ai là người đã tạo ra Lạc Thư, Hà Đồ và Kinh Dịch ?

Ở vào thế kỉ thứ 21, khi nền khoa học hiện đại đã phát triển vượt bậc thì chúng ta cũng không thể tin vào một bộ môn khoa học như Kinh Dịch hay Phong Thủy lại được tạo ra từ những huyền thoại. Bát Quái, Lạc Thư, Hà Đồ là những nguyên lý cơ bản ứng dụng trong bộ môn Phong thủy  nhưng lại có một xuất xứ mù mờ mang đầy màu sắc của huyền sử và truyền thuyết. Cho tới nay, Phục Hi hay Bào Hi vẫn được coi là một nhân vật huyền thoại không có thật trong lịch sử cũng như Rùa thần hay Long mã đều không tồn tại.

Phục Hy vốn nửa người nửa rắn, và người Trung Hoa nói rằng Ông ta vốn gốc là loài Người. Truyền thuyết ghi lại Phục Hy và Nữ Oa tạo xuất thân từ núi Côn Luân vào khoảng 2600 năm trước CN. Hai người này lấy nhau và tạo ra con người cùng vạn vật  và hai người trở thành hai trong Ba vị Vua đầu tiên của dân tộc Trung Hoa. Phục Hy sống thọ 197 năm. Phục Hy là người tạo ra Quẻ, bát quái, Hà Đồ     

Một lần nữa, sự xuất hiện của Hà Đồ Long Mã cũng là một con vật không có thật , được xuất hiện sớm nhất trong bộ Chu lễ -giữa thế kỷ thứ 2 TCN.

"The water of the Ho sent forth a dragon horse; on its back there was curly hair, like a map of starry dots", says the Yijing commentary (tr. Visser 1913:57), "The water of the Lo sent forth a divine tortoise; on its back there were riven veins, like writing of character pictures." Hetu 河圖 is alternately named longtu 龍圖 and matu 馬圖, with "dragon" and "horse". For instance, the Baihutong 白虎通 (封禪) says 河出龍圖 "the Yellow River sent forth the dragon chart" while the Liji (禮運, cf. Legge 1885:1:392-3) says 河出馬圖 "the Yellow River sent forth the horse chart".

The Shujing (顧命)[1] records the original Hetu "river plan" among the royal treasures of King Cheng of Zhou (r. ca. 1042-1021 BCE). Kong Anguo's Shujing commentary explains the longma.

白虎通義: Bạch Hổ Thông Nghĩa - Ban Cố tự Mạnh Kinh (32-92 AD) Viết : 河出龍圖 :Hà Xuất Long Đồ. Hay trong Kinh Lễ viết: Hà Xuất Mã Đồ. Trong Kinh Thư thì ghi rằng Hà Đồ được tìm thấy trong kho báu của Chu Thành Vương (1042-1021 TCN)-Kinh Thư của Khổng An Quốc có ghi chú lời giải thích về Long Mã: 'A dragon horse is the [qi 氣] vital spirit of Heaven and Earth. As a being its shape consists of a horse's body, yet it has dragon scales. Therefore it is called 'dragon horse'. Its height is eight ch'ih five ts'un. A true dragon horse has wings at its sides and walks upon the water without sinking. If a holy man is on the throne it comes out of the midst of the Ming river, carrying a map on its back. (tr. Visser 1913:58)"

ĐỒ hình lạc thư được cho là do vua Đại Vũ (2200-2101), tìm thấy trên lưng Rùa thần sông Lạc. Tuy nhiên, sự mập mờ trong n guồn gốc của Lạc Thư là rất rõ khi người Trung Hoa nói đây là sơ đồ sông Lạc (650BCE) rồi sau đó đề cập rằng đây là chỉ Ma phương toán học và cuối cùng đưa ra tuyên bố chính thức như hiện tại vào năm 570 sau CN.

Hà Đồ theo các bằng chứng lịch sử được tìm thấy trong Kinh Thư của đời Chu . Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là sau cuộc phá hủy kinh sách của nhà Tần (201-206 TCN), thì cuốn Kinh này được sao chép viết lại bởi Phu Thăng ( 伏胜 268-178 TCN). Như vậy, Hà Đồ có thể được thêm vào Kinh Thư trong giai đoạn này hoặc cho dù xuất hiện sớm hơn của Kinh Thư vào thời Chu Khang Vương (1020-996 TCN) để giải thích cho ý nghĩa bát quái (theo nhà sử học  Kuo-Cheng Wu) thì ý kiến này cũng chưa đủ thuyết phục.

Trong cuốn " Legacy of the Luoshu: The 4,000 Year Search for the Meaning of the Magic Square of Order Three"  của tác giả  Frank J. Swetz , trang 14 :

" ...tới thế kỉ thứ 10, Zheng Xuan - Trịnh Huyền (906-989) là một Nho Sỹ nổi tiếng lần đầu tiên công bố sơ đồ bản vẽ sông Lạc và sông Hoàng Hà tức là Hà Đồ và Lạc Thư biểu thị bằng các Chấm đen và trắng.Cho tới thế kỷ thứ 12, phong thủy sư Cai Yuanding (Thái Nguyên Định 蔡元定 1145-1198) và Chu Hi cùng công bố về Cửu cung và Lạc Thư là một. Chu Hi dùng lý lẽ và kết luận về Cửu Cung Lạc Thư của Nguyên Định như một chứng cứ và được chấp nhận rộng khắp. Tuy nhiên thì tong suốt thời nhà Tống (960-1279), Hà Đồ Lạc Thư không còn mang ý nghĩa Vũ trụ quan  mà nó tồn tại dưới hình thức bùa chú cũng như một công cụ để bói toán."

Cho tới tận năm 1275, các nhà nghiên cứu lịch sử và toán học cũng không tìm thấy bất kỳ một Ma Phương nào lớn hơn 3 tạo ra từ Trung Hoa, và Norman Biggs- nhà toán học hàng đầu của Anh nói rằng: " Người Trung Hoa coi Ma Phương 3x3 là một đối tượng thuộc về siêu nhiên chứ không phải một đối tượng cho cho sự tò mò và khám phá của con Người.

Điều này chứng tỏ rằng Ma Phương toán học cổ đại hoàn toàn không liên quan gì tới Hà Đồ và Lạc Thư và rõ ràng Hà Đồ không phải là Ma Phương

Mark Swaney, nhà nghiên cứu về ma phương cổ đã viết trong một công trình nghiên cứu của mình về Hà Đồ :" Tài liệu cổ xưa nhất nói về Hà Đồ đều không rõ ràng, nhưng một trong những tài liệu cổ đề cập tới một bản đồ Sông Hoàng (Hoàng Hà) là của ShuChing 650 TCN. Bản đồ Sông này được nói tới có vẻ giống như là Ma Phương 3x3. Hà Đồ hay Bản Đồ Sông Hoàng được đề cập tới trong các tài liệu cổ ở từ các năm 500TCN- 350 TCN nhưng không rõ ràng ở chỗ mô tả nó có phải là ma phương 3x3 hay không. Cho tới tận năm 570 CN thì Hà Đồ được mô tả như Ma Phương 3x3 hiện nay. Hà Đồ được nói rằng nó có liên quan tới Kinh Dịch nhưng cũng chưa tìm được chứng cứ về sự liên quan này"

Cho tới nay, không có bất cứ một tài liệu hay chứng cứ khảo cổ nào về việc Hà Đồ xuất hiện trên lưng Rùa để chứng minh cho nguồn gốc mà người Trung Hoa nói trong truyền thuyết và nguồn gốc của Hà Đồ.

Trong rất nhiều tài liệu cổ đề cập tới Lạc Thư là chiều ngũ hành tương khắc và Hà Đồ là mô tả chiều tương sinh ngũ hành. Thế nhưng do việc chấp nhất vào "hợp thập" của các con số nên vẫn chấp nhận đổi vị trí Kim-Hỏa và vì thế chúng ta nhận thấy Hà Đồ hiện nay không thể hiện chiều ngũ hành tương sinh.

Số trong ma phương có tổng là 15 ở các chiều dọc, chéo, ngang và con số này mặc dù không liên quan tới các con số của lạc thư hay hà đồ nhưng vẫn được đưa vào như một bằng chứng thuyết phục về mặt logic của Hà Đồ. Cho dù "hợp thâp" là một yếu tố được coi là mấu chốt của Hà Đồ trong Địa Lý Phong Thủy nhưng đã có sự sai lệch khi Ma Phương và Hà Đồ là hai hệ thống toán học với mô hình biểu kiến của sự vận động của vũ trụ, hai mô hình hoàn toàn  khác nhau.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites