MuaHoaCai

Nghi vấn về sự thực 28 vị tổ trong thiền tông

5 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Người ta thường nói truyền thống thiền ở Trung Quốc là truyền thống không đứt đoạn, từ tổ thứ nhất là Ca Diếp, sang tổ thứ hai là A Nan, cho đến hết 28 vị tổ ở Tây Vứt, rồi mới tới các vị tổ ở Đông Độ như Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng v.v...

Nhưng chỉ có những người không học thì mới tin vào chuyện đó mà thôi. Những người có một ít kiến thức về sử học thì biết rằng danh sách 28 vị tổ ở Ấn Độ là hoàn toàn do những người trong thiền phái Huệ Năng bịa đặt ra. Những tên đó là những tên có thật, nhưng người ta đã chắp nối vị này với vị khác, và họ cũng đã sáng tạo ra những bài kệ truyền thừa của các tổ để gây thêm niềm tin cho học giả.

Sự ăn gian đó là một sự ăn gian rất thành kính, rất có thiện chí. Ăn gian như vậy là để gây đức tin cho người ta. Tuy thiện chí có đó, tuy sự thành kính có đó, nhưng người xưa đâu có biết rằng ngày nay các nhà khoa học đã dùng những phương pháp Khảo cổ học, Văn bản học, Bác ngữ học mà khám phá ra được sự thật. Họ biết rằng những tác phẩm nào, những kinh điển nào xuất hiện tại địa phương nào và trong thời đại nào. Vì vậy cho nên nói rằng thiền đã được truyền lại từ Ca Diếp cho đến bây giờ không đứt đoạn, đứng về phương diện nội dung thì ta có thể chấp nhận được, nhưng đứng về phương diện hình thức như họ đã trao truyền, như họ đã trình bày, thì chúng ta không thể nào chấp nhận được, vì điều đó trái chống với khoa học.

Ngay cả sự có mặt của tổ thứ ba là Tăng Xán cũng rất là mơ hồ. Trong Cao Tăng Truyện không có tiểu sử của Đệ Tam Tổ Tăng Xán, và trong Truyền Đăng Lục chỉ nói rằng sau Huệ Khả là tới Tăng Xán mà thôi. Chúng ta cũng không tìm được bài kệ truyền thừa của Tăng Xán trao cho Đạo Tín, tức là tổ thứ Tư. Nhân cách cũng như sự thật về tổ Tăng Xán cũng không được rõ ràng. Do đó mà có người đã nghĩ rằng có sự góp nhặt, có sự chế tác có tính cách nhân tạo trong sự thiết lập lại truyền thống thiền Trung Quốc. "Công trình" đó là của Nam tông, là của thầy Thần Hội và các đệ tử đã chế tác ra.

Trong lịch sử thiền Việt Nam chúng ta thấy có những tông phái như Vô Ngôn Thông hay Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, có ghi chép tên các thiền sư từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự ghi chép đó tới khoảng thế kỷ thứ 12, 13 thì đứt đoạn. Nhưng như vậy không có nghĩa là trên thực tế sự truyền thừa của các tông phái đó đứt đoạn.

Mỗi người Phật tử Việt Nam đều có trong dòng máu của mình chất liệu của các thiền phái đó. Chúng ta không thuộc về một thiền phái, chúng ta thuộc về rất nhiều thiền phái, và thiền phái đầu tiên có mặt trong máu huyết ta là thiền phái Tăng Hội. Dòng máu của Tăng Hội đã được tôi trao truyền cho quý vị. Đó là việc tôi sử dụng những thiền kinh căn bản của Phật giáo Nguyên thủy và thực tập các kinh đó bằng con mắt cởi mở, rộng rãi của Đại thừa. Đó là gia tài của Tăng Hội.

Thiền phái thứ hai do tổ sư Đạt Ma Đề Bà thiết lập ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 5, cũng vậy. Đó là thiền phái sử dụng kinh điển Đại thừa. Nhưng nó cũng có mặt trong ta, và thầy Huệ Thắng, đệ tử của thầy Đạt Ma Đề Bà cũng đã qua Trung Hoa để giảng dạy thiền học. Chúng ta nên biết rằng thiền Việt Nam đã đóng góp rất nhiều cho thiền Trung Quốc trong thời đại đầu của thiền học, ngay trước khi có sự xuất hiện của tổ Bồ-Đề Đạt-Ma.

Ngày nay, thực tập giáo lý của ngài Tăng Hội, chúng ta thực tập theo phương pháp của ngài Tăng Hội và chúng ta giới thiệu cho thế giới biết về nhân cách, về con người, và phương pháp thực tập của thiền phái Tăng Hội.

Trong khi thầy Bồ-Đề Đạt-Ma, từ nhân cách, tiểu sử cho đến giáo lý, phần lớn đều thuộc truyền thuyết, tức do người khác kể lại, thì con người, tiểu sử và giáo lý của thầy Tăng Hội hoàn toàn là những sự thật, được ghi chép lại trong các sử liệu. Những phương pháp của thầy Tăng Hội dạy, những giáo lý thầy Tăng Hội giảng, vẫn còn được truyền lại cho đến ngày nay, trên giấy trắng mực đen. 

 

TS Thích Nhất Hạnh

 

http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/kinh-gi-ng/38-truyn-thng-sinh-ng-ca-thin-tp-ii/195-tts-quyn-02-chng-02-2-2-cac-mon-phai-va-giao-in-sinh-ng?showall=&start=2

Edited by MuaHoaCai
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiền sư nổi tiếng người Nhật, Daisetz Teitaro Suzuki, trong bộ Thiền-luận nổi tiếng khắp thế giới đã không chứng minh được sự có thực của Bồ Đề Đạt Ma như một sơ tổ của Thiền Tông Trung quốc: 


Tính cách lịch sử của Bồ Đề Đạt Ma đôi khi bị nghi ngờ; nhưng đối với Thiền, vấn đề không hệ trọng. Thiền hài lòng với những quan điểm lịch sử cho rằng thiền quả có khởi thủy ở Trung Hoa; bắt đầu với một vị tôn sư nào đó ngài từ Ấn Độ mang mật chỉ tâm truyền đến cho những Phật từ Trung Hoa đương thời... 


Nhắc lại, thày Nhất Hạnh không dám gắn tên Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả và Tăng Xán vào lịch sử Thiền Tông Trung quốc. 


Thày Thích Mãn Giác, một người theo và ca ngợi Thiền Tông, còn khẳng định chuyện Bồ Đề Đạt Ma là sơ tổ thiền tông Trung quốc là ngụy tạo. Thày cho rằng vì nhớ ơn nguồn gốc Ấn của Đạo Phật mà Thiền tông thêm vào hình ảnh của một thiền sư người Ấn. 


Lịch sự Thiền tông Trung quốc đã là ngụy tạo, thì làm gì có chuyện Ma Ha Ca Diếp là Tổ đầu tiên truyền đạo “Thiền tông”. Có thể có chuyện Ma Ha Ca Diếp niệm hoa, nhưng Ma Ha Ca Diếp chưa từng truyền một đạo nào giống như Thiền tông trung quốc đã nói. Kinh tạng Pali không hề ghi lại một dòng thiền nào bắt đầu với Ma Ha Ca Diếp. 


Hai mươi tám vị tổ người Ấn, bắt đầu từ Ma Ha Ca Diếp đến Bồ Đề Đạt Ma tu theo Thiền Tông như vậy là do hoang tưởng mà có. Cũng không phải là hoang tưởng mà chính là xảo thuật đánh lừa người đời sau. Hình như tất cả các môn phái tu tập sau Đạo Phật đều có khuynh hướng dựa vào uy danh của Đức Phật và pháp mạch của Phật giáo để xiển dương. Ngay cả các môn phái bàng môn của của Ấn giáo như Surat Shabd (Thanh hải Vô Thượng sư) cũng tự nhận mình là Đạo Phật! 


Thử tưởng tượng vào thế kỉ thứ bảy, học giả nào có thể kiểm chứng những sự kiện như trên. Nhưng bây giờ ngành khảo cổ, ngành nghiên cứu cổ ngữ đã không khó khăn gì khi chứng minh một tài liệu hay sự kiện trong đúng sự thực của nó. 


Những sự kiện và thông tin về Thiền Tông bây giờ rối beng lên rồi. 


Những tu sĩ PG Nguyên Thủy thì thường không bàn đến những điều vừa kể trên, vì đây là sự thực họ đã biết từ lâu. Chỉ những phật tử Việt Nam chất phác nên biết vì…thời điểm đã đến rồi! 


Đối với người Trung quốc họ có thói quen kì lạ là hay lôi kéo những vị tài ba về phía họ. 


Mới đây họ đã phát hiện ra Thành Cát Tư Hãn cũng là người Trung quốc


Người Mông Cổ đâu phản kháng được gì, khi Mông Cổ bây giờ chỉ là một tỉnh của Trung quốc. 


Theo nhịp điệu này, trong tương lai rất gần, Đạt Lại Lạt Ma cũng sẽ là người Trung quốc! 


và Mật Tông sẽ là pháp môn đặc thù, phát sinh và phát triển ở Trung quốc! 


Thông tin hơi bị choáng: 
Khai quật ở Đôn Hoàng, vùng sa mạc Tân Cương, 
cho thấy có thể Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam 


Và ờ Đôn Hoàng cũng tìm thấy bản kinh Pháp Bửu Đàn 12.000 chữ, được coi như bản gốc hơn so với các bản trước đây (đời Nguyên, đời Minh) dài đến 21.000 chữ. Chỉ nhận xét thoáng qua sự cách biệt về số chữ giữa hai bản kinh, ta có thể mường tượng Đạo Phật nói chung hay Thiền Tông nói riêng, được truyền thừa sai lệch đến mức độ nào! 
  
Hoanhodepostgiuabai-1.gif  
Trong thế giới chính trị của loài người,  ngụy tạo và sửa đổi lịch sử là chuyện thường tình. Trong xã hội đời thường, chuyện sử dụng bằng giả để ngồi ở địa vị cao cũng là chuyện thường tình. Trong thế giới tôn giáo (của những người không chứng ngộ đầy đủ) chắc không tránh khỏi chuyện làm kinh giả, sửa đổi kinh gốc, thêu dệt giáo sử, thậm chí ngụy tạo xá lợi sau khi thày chết để chứng minh thày mình là chân sư chứng đắc! 


Thế giới đã phát triển, mặt bằng nhận thức của nhân loại đã nâng cao, tâm linh con người đang có tiến bộ đột biến, vì thế bài viết không thể chủ trương tinh thần phân biệt kiểu đạo Phật Ấn độ thì đúng, đạo Phật Trung Quốc thì sai hoặc người Việt Nam thì hay người Trung quốc thì dở. Mọi màu da, chủng tộc, văn minh, văn hóa, tôn giáo, pháp môn…đều là một, đều là của nhân loại. Tất cả các lãnh vực vật chất hay tinh thần đều luôn tương tác cộng sinh. Trong tinh thần như thế, những thông tin lần lượt đưa lên Blog này trước hết là vì tính thông tin, hai là nhằm ý hướng phá vỡ mọi huyền thoại (desacralisation) xét thấy không cần thiết nữa cho sự tiến bộ tâm linh trong thời điểm đặc biệt này. 


Phạm Doãn

 

(http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=391825)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thiền Tông cao sâu hơn cả Mật Tông, không tu Thiền Tông thì không thể bình luận về Thiền Tông được. Không Thiền Tông thì khó hành sâu Mật Tông, cố tình thì sẽ bị phản tác dụng.
Om Ma Ni Pát Mê Hum
Thần chú có điều bí mật là không phải phát âm trong thì thở ra. Âm thanh Thần chú phát ra nội lực trong thì thở vào mới kinh dị.
Mới cả Thần chú Linh phù và Mật ấn luôn đồng thời xuất hiện...trong Tâm Thiền. Nếu không tu Mật hoặc không thực hành Thiền Tông thì bình luận về Thiền Tông chắc sẽ không được gì.

Edited by Rubi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Quote

Thiền Tông cao sâu hơn cả Mật Tông, không tu Thiền Tông thì không thể bình luận về Thiền Tông được. Không Thiền Tông thì khó hành sâu Mật Tông, cố tình thì sẽ bị phản tác dụng.
Om Ma Ni Pát Mê Hum
Thần chú có điều bí mật là không phải phát âm trong thì thở ra. Âm thanh Thần chú phát ra nội lực trong thì thở vào mới kinh dị.
Mới cả Thần chú Linh phù và Mật ấn luôn đồng thời xuất hiện...trong Tâm Thiền. Nếu không tu Mật hoặc không thực hành Thiền Tông thì bình luận về Thiền Tông chắc sẽ không được gì.

Topic bàn về lịch sử, không bàn về nội dung Thiền!

Từ lâu, tôi luôn cảnh giác với tài liệu về sử của Trung Quốc. Hầu hết là không đáng tin, bị bẻ cong. Tuy nhiên, sự bẻ cong đó, nếu biết chắt lọc cũng có thề thấy một phần sự thật. Tôi chỉ lấy những ví dụ không xa lắm: Sự kiện Quang Trung Nguyễn Huệ chỉ trong vòng 5 ngày đập tan 30 vạn quân Thanh, đến nỗi Tôn Sỹ Nghị người không kịp mặc giáp, ngựa không kịp đóng yên tháo chạy về Tàu. Nhưng qua ngòi bút của sử gia Trung Quốc thì hóa thành một trong Thập bát đại võ công của Càn Long đáng để hậu thế ca ngợi. Hay như cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 mới vừa qua cũng bị xuyên tạc hoàn toàn. Đến ngay như sự kiện quân giữ dìn hòa bình của Trung Quốc ở châu Phi bỏ chạy toán loạn bị Liên hợp quốc lên án, có bằng chứng hẳn hoi mới vừa cách nay chừng 2 tháng nhưng dưới con mắt người Trung Quốc thì "Sự anh dũng, hy sinh của các quân nhân Trung Quốc làn rúng động Quốc tế" (Trích báo TQ)....

Vài trăm năm sau đọc thấy những sự kiện này trong Sử Trung Quốc thì chỉ nên hiểu rằng: có cuộc chiến giữa VN và TQ vào thời nhà Thanh và năm 1979. TQ có tham gia lực lượng giữ dìn hòa bình của LHQ vào năn 2016. Còn nội dung như thế nào thì không thể căn cứ vào TQ được, phải tìm hiểu từ các nguồn khác.

Người TQ xuyên tạc sự thật và họ thực sự chân thành tin tưởng sự xuyên tạc đó là sự thật !!!

Ngày xưa còn nhỏ, đọc "AQ chính truyện" của Lỗ Tấn tôi chỉ buồn cười, không tin. Nhưng sau này tôi thấy Lỗ Tấn thật vĩ đại, ông vẽ chân dung dân tộc ông thật chính xác: AQ

Edited by Vo Truoc

Share this post


Link to post
Share on other sites
19 phút trước, Vo Truoc said:

Topic bàn về lịch sử, không bàn về nội dung Thiền!

...

Nội dung chính xác là Thiền Sử ạ.

Đại cuộc Phật pháp truyền từ Ấn sang Trung là phải có. Phải có thì Phật là người chủ trì sự kiện.

Phật tu thiền mà chứng ngộ thì nhất định phải tìm kế dài lâu. Thiền này chỉ có Đại Bồ tát mới nhận được Đại Đệ tử mới đủ tư cách để truyền đăng tục diệm. Nói đến Thiền là phải nói đến Mật. Chỉ có vị của Thiền Tông mới có khả năng kìm hãm được Mật khi người tu Mật theo con đường ma quỷ. Vua chúa xưa xem trọng Mật tông nên các quốc sư lạm dụng Mật tông, khi đó Thiền Tông có trách nhiệm hoá giải sự lạm dụng đó. 

Nói đến Thiền là phải nói đến sự hoá giải kịp thời những biến động của Phật pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay