Vo Truoc

Anh Nguyễn Quang Nhật và vấn đề người Việt từ Bắc Việt Nam lên hay từ nam Dương Tử xuống.

5 bài viết trong chủ đề này

 

Anh Thiên Sứ viết:

Quote

Vấn đề là thế này;

1/ Anh Nguyễn Quang Nhật cho rằng:

Tộc Việt từ Bắc Việt Nam lên.

2/ Tôi cho rằng:

Việt tộc từ Nam Dương tử xuống.

Đấy là luận điểm bao quát của tôi và của NNC Nguyễn Quang Nhật. Còn lại là những lập luận, luận cứ chứng minh, nhằm làm sáng tỏ quan điểm của tác giả. Như vậy chỉ một cái đúng và cả hai đều sai. Một học giả nghiêm túc và có tư duy sâu sắc phải nhận biết được cái nào đúng cái nào sai. Chứ không thể cả hai đều đáng khen ngợi (Ngoại trừ tinh thần nghiên cứu và nhiệt huyết với cội nguồn Việt sử) .

Cho dù có cả một hệ thống tư liệu đồ sộ. Nhưng cả đống tư liệu đồ sộ không có nghĩa là nó đúng. Vấn đề là khả năng tổng hợp và phương pháp phân tích của nhà nghiên cứu. Tôi chưa xem, nhưng chỉ cần nghe anh Vô Trước mô tả, tôi đã có thể khẳng định rằng: Anh Nguyễn Quang Nhật sai. Không tin anh hãy lập một topic riêng cho tác giả và đưa tất cả bộ khung đó lên dd, tôi sẽ chỉ ra cái sai, để đỡ tốn thời gian của tác giả.

Em không phải tác giả, nhưng có biết một số bài phản ánh quan điểm của tác giả Nguyễn Quang Nhật, vốn cũng là thành viên của diễn đàn ta trong Topic "Các Bài Nghiên Cứu Của Nhatnguyen52". Theo anh Nhật, Hùng Vương không chỉ là tổ của người Lạc Việt ta mà là tổ của toàn Bách Việt, lập quốc ở ngay vùng Thanh Nghệ Tĩnh, sau đó, qua mấy nghìn năm lãnh thổ và văn hóa Hùng Quốc vươn tới tận bắc Hoàng Hà. Đó là đề tài cực lớn. Anh Nhật đã sưu tầm tư liệu và viết cực nhiều, cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. Tôi có khoảng hơn 400 bài viết như thế này của anh Nhật, rất phong phú và nhất quán. Tuy nhiên, anh Nhật không đồng quan điểm với anh Thiên Sứ cho rằng Việt tộc từ nam Dương tử xuống. Thể theo đề xuất của anh Thiên Sứ, em xin pót 3 bài cùa anh Nhật về vấn đề đó để anh chị em tham khảo. Còn rất nhiều những luận cứ khác được viết rải rác, không tập trung trong cac1 bài khác.

Kính!

Bài 1: VÀI DÒNG SỬ BÁCH VIỆT

Kinh Thư , thiên Nghiêu điển chép :

....Bèn sai ông Hy Hoà Kính theo trời cao, làm lịch làm tượng về mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cẩn thận truyền cho dân về mùa. Vua sai ông Hy Trọng đến đóng ở Ngung di, gọi là Dương cốc, cẩn thận xem từ lúc mặt trời mọc, định các việc làm về mùa xuân. Xem nhật trung tinh Điểu để định tháng trọng xuân.....

....lại sai ông Hy Thúc đến đóng ở Nam Giao (theo ông Tăng Tinh Lạp phải thêm vào 3 chữ: viết Minh đô ), định các việc làm mùa hạ, kính cẩn ghi ngày Hạ chí, ngày dài, sao Hỏa khi chập tối thấy ở đỉnh đầu, lấy đó để chính thức định trọng hạ .

....sai ông Hoà Trọng đến đóng ở miền tây gọi là Muội cốc, cẩn thận xem từ lúc mặt trời lặn định các việc làm mùa thu, xem tiêu trung tinh Hư để định tháng trọng thu .

....Lại sai ông Hoà Thúc đến đóng ở Sóc phương, gọi là U đô, xét các việc thay đổi mùa đông xem nhật đoản tinh Mão để chính thức định tháng trọng đông.

Ta thấy kinh Thư đã chỉ ra mốc giới ở 4 phương thời khởi thủy của Trung hoa là :

- Miền Ngung di – Dương cốc - mùa xuân, xem lúc mặt trời mọc tức buổi sáng ở phương Đông .

- Miền Nam giao – Minh đô –  mùa Hạ.

- Miền tây là Muội cốc phía mặt trời lặn – mùa Thu .

- Miền Sóc phương –U đô – mùa Đông .

Về Phía đông của thời Khởi thủy Trung hoa người ta dễ dàng nhận ra là vùng Quảng Đông Trung quốc  hiện nay với các dấu tích ngôn ngữ:

- Ngung di bảo lưu trong tên gọi thành Phiên Ngung là Quảng châu ngày nay.

- Dương cốc còn dấu vết ở Dương thành cũng ở Quảng châu ngày nay, Dương thành  này chính là kinh đô thứ 3 của nhà Hạ .

Ở miền Nam giao ông Tăng Tinh Lạp thêm vào bản gốc thiếu 3 chữ ....’ viết Minh đô ’ là hoàn toàn chính xác.

Tại đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ có câu đối:

Vế phải: “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.

Vế trái: “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam giang khâm đái thượng triều tôn”.

Dịch nghĩa: “Sách trời đã định chính thống dựng kinh đô non sông Bách Việt đã có tổ. Núi sáng linh thiêng cố cung lập thành miếu, ba sông một dải hướng về nguồn”.

(Dịch và hiệu đính: Nguyễn Hữu Mùi, Đỗ Thị Hảo - Viện nghiên cứu hán nôm).

 Như vậy đã đủ bằng cứ để khẳng định :

-  Đất phía bắc Việt nam ngày nay là 1 phần của cái nôi đã thai nghén Trung hoa từ thời Nghiêu – Thuấn và Bách Việt cũng chính là Trung Hoa cổ xưa .

-  Điều khẳng định quan trọng thứ 2 là: vua Hùng không chỉ là quốc tổ của riêng chi Lạc Việt mà là tổ tiên chung của cả khối Bách Việt tức Trung Hoa như quen  gọi.

Đã xác định được 2 mốc giới Dương cốc và Minh đô, 2 mốc giới còn lại là Muội cốc và U đô chắc chắn cũng chỉ nằm trong phần đất liền kề với Bắc Việt nam và Quảng đông. Có phần chắc là chúng nằm loanh quanh ở vùng Quảng tây và Vân Nam ngày nay vì cái nền khoa học kĩ thuật lúc đó không cho phép có 1 lãnh thổ quốc gia rộng lớn hơn.

Thêm 1 bằng cứ nữa về lãnh thổ Trung hoa thuở ban đầu.

Cổ sử Trung hoa viết :

Năm 2188 TCN, vua Khải (vua lập nên nhà Hạ) mất, con là Thái Khang lên thay. Thái Khang ham chơi bời, thích săn bắn, không quan tâm việc chính sự. Hậu Nghệ thường đi theo phục vụ Thái Khang. Thấy Thái Khang bỏ triều chính, Hậu Nghệ nảy sinh ý định giành ngôi.

Một hôm Thái Khang rời kinh đô đi săn ở đất Lạc. Hậu Nghệ bí mật điều quân từ nước Hữu Cùng sang tập kích kinh đô nhà Hạ, chiếm được kinh thành. Sau đó ông mang quân ra chặn bờ sông, phong toả lối về của Thái Khang.

Nghe tin kinh thành thất thủ, Thái Khang vội mang quân trở về, nhưng đến bờ sông đã thấy quân Hữu Cùng đông đảo chặn đánh. Thái Khang biết không địch nổi quân Hậu Nghệ bèn bỏ chạy sang nước chư hầu.

Ngoài thông tin nơi Thái Khang đi săn là đất LẠC (sông Lạc?) còn có những thông tin khác ;

Trong kho tàng văn học cổ Trung hoa có tích Hậu Nghệ - Hằng nga ....

Nguyên ở gò Đất cuối biển Đông có hang Dương. Nơi đây 10 con quạ vàng vâng lệnh Thượng Đế thay nhau ban ánh sáng cho vạn vật. Trên hang có cây Phù tang cao vút tận trời. Chín con quạ ở cành dưới, một con quạ ở cành trên. Từ ngàn xưa chỉ có một con ra khỏi biển hóa thành mặt trời, ngày ngày tháng tháng chiếu ánh sáng xuống mặt đất làm cho mưa hòa, gió thuận, vạn vật sinh hóa. Nhưng bất ngờ, một hôm bốn biển chuyển động, đất lở núi rung, cây Phù tang quay cuồng, vì 10 con quạ vàng tranh nhau xuất hiện một lượt.

Thế là nắng như lửa thiêu, đốt cháy cả vạn vật. Ban đầu, người ta còn ngâm mình dưới nước, núp trong hang núi ... nhưng rồi, đầm nước, dòng suối đều hóa thành những vạc nước sôi. Đất bằng bỗng chốc lửa dậy làm cho nhân dân điêu đứng, đời người biến thành địa ngục.

Trông thấy 10 con quạ vàng hoành hành dữ tợn làm cho nhà cửa tiêu tan, đồng ruộng khô cháy, Nghệ vừa hoảng kinh vừa tức giận, đem lòng thương xót sinh linh, và nghĩ đến mối liên hệ với thân mạng mình nên mang 10 mũi tên thần, giương cung 10 tạ lên quyết bắn 10 con quạ vàng cho tiêu ra tro bụi.

Nhưng ánh sáng rạng chói làm cho mắt đổ hào quang, không thể nhìn lên được. Nghệ bực tức, đứng tựa góc biển chân trời không do dự bắn luôn mấy phát. Những nơi có tên của Nghệ bắn tới thì nóng cháy nguội dần, ánh sáng êm dịu. Những lông cánh sắc màu của lũ quạ đua nhau rớt xuống. Một làn không khí mát mẻ bắt đầu.

Trông thấy chín con quạ chết, Nghệ lại muốn giương cung bắn nữa, nhưng Phùng Mông ngăn lại:

- Thưa thầy! Nếu thầy bắn chết cả thì vũ trụ sẽ trở nên đen tối mất.
Nghệ "à" một tiếng, hạ cung xuống.

Bấy giờ núi sông trở lại như xưa, cây cỏ tươi tốt. Đâu đâu cũng vang dậy tiếng hò reo hoan lạc. Nhân dân ca tụng công ơn vĩ đại của Hậu Nghệ, tôn thờ Nghệ là một vị cứu tinh, trọng quý Nghệ hơn mẹ cha. Sơn hào hải vị, họ đem dâng cho Nghệ dùng.

Hậu Nghệ lên làm Hoàng đế.

Hang Dương nơi Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời cứu dân ở đâu ?

Theo "Sơn hải kinh", trên hang Dương phía bắc nước Răng Đen có cây Phù tang to lớn sống ở dưới nước, 9 mặt trời ở cành dưới; 1 mặt trời ở cành trên. Theo sách của Hoài Nam Tử, đời vua Nghiêu, 10 mặt trời cùng mọc một lần làm cây cỏ khô héo, vua Nghiêu sai Hậu Nghệ bắn rơi 9  mặt trời.

Những chi tiết... đất Lạc, nước răng đen, gò đất cuối biển đông (theo kinh Thư... phía đông của 9 châu đất nhà Hạ là Biển) đủ để xác định lãnh thổ nhà Hạ Trung hoa phần chính là đất Việt nam ngày nay .

Tới đây có thể khẳng định đất Việt Nam và vùng lân cận là cái nôi đã thai nghén người họ HÙNG hay Bách Việt cũng chính là Trung hoa theo cách gọi sai lầm hiện nay. Sự khẳng định này được kiện chứng bởi những kết qủa nghiên cứu mới nhất về gen di truyền người Bách Việt : Từ đất Bắc Đông dương nối đến Quảng đông Trung quốc là vùng hình thành và khởi phát dòng người mang gen Bách Việt sau đó đã phát tán ra 4 phương 8 hướng lên đến tận miền Hoa bắc và trở thành 1 trong những nguồn gen  tạo nên  người Hoa bắc, thậm chí dòng di truyền nhiễm sắc thể Y này còn len lỏi cả vào đặc điểm nhân thể người Ngũ Hồ (chính xác phải gọi là Ngũ Man)....

Những bằng chứng trên là sự bổ chứng quan trọng cho những luận điểm trong sử thuyết họ HÙNG. Thực vậy, theo chính sử Trung quốc thì Trung hoa lập quốc ở phía bắc Hoàng hà tới thời Thương thì vượt Hoàng hà, thời Chu vượt Trường giang xuống khai hóa phương nam ... Liên tiếp sau đó từ trung cổ, trung đại tới cận đại dòng gen Hán tộc theo chân những tộc người chủng Mongoloid chỉ chảy 1 chiều luôn luôn từ bắc xuống nam .... Như vậy, cái khoảng 10% đặc điểm gen Bách Việt ( công bố của tiến sĩ Lý Huy tỷ lệ đột biến M119Hà Nam 11%, Sơn Đông 9%, Tứ Xuyên 7%), trong cư dân nam Hoàng hà ngày nay ở đâu ra? Chưa kể sự đóng góp của người Hmông – Giao vào đặc điểm nhân thể và ngôn ngữ cũng như văn hóa nói chung ở vùng bắc Trung hoa. Vì tiến sĩ Lý Huy đã tùy tiện vô cớ loại người Hmông – Dao và những tộc người thuộc ngữ hệ Nam Á ra khỏi dòng Bách Việt trái hẳn với cổ thư Trung hoa và những chứng cớ khác của dân tộc và ngôn ngữ học, phải chăng là vì di truyền học ngày nay đã tìm ra sự vô cùng gần gũi giữa gen di truyền của người Hoa bắc và người Hmông- Dao? Di truyền gen Y (Y-haplogroup O) tiêu biểu cho người H'mông - Miên (O3a3, O3a4) rất giống với O3a5 của những người sử dụng ngôn ngữ thuộc hệ Hán-Tạng. Trước đây hệ ngôn ngữ Hmong – Giao  được xếp loại như một bộ phận của ngữ hệ Hán-Tạng, và hiện vẫn tồn tại trong một số bảng phân loại của Trung Quốc, nhưng các nhà ngôn ngữ học phương Tây đã thống nhất xếp chúng thành một ngữ hệ riêng. Gần đây, nhiều nhà ngôn ngữ học xếp  ngôn ngữ Hmông – Dao là 1 nhánh của ‘đại’ ngữ hệ Nam Thái, ngữ hệ này cùng với  ngữ hệ Nam Á bao trùm hết miền Bách Việt xưa ở nam Trung hoa và trọn Đông nam Á ngày nay.

Sử thuyết họ HÙNG cho là người Hmông - Dao cổ sử gọi là Man - Kinh là tộc người đã theo vua Bàn Canh vượt Trường giang lên phía bắc ngày nay lập nên nhà Ân Thương tức triều đại Thương thứ 2 (ơn đồng nghĩa với nhị là số 2 trong số đếm của người Trung hoa). Qua bao biến cố lịch sử chà đi xát lại dành giật giữa 2 nhánh tộc người Mongoloid và Mongoloid phương nam  người Hmông đã cộng cư và hòa huyết, giao lưu gen cũng như giao lưu hoà trộn văn hóa với rợ Ngũ Hồ (Ngũ Man), kết qủa tạo nên bộ mặt Hoa bắc ngày nay cả về nhân thể lẫn văn hóa văn minh.

Cố giáo sư Kim Định dựa trên bộ sưu tập về gốm cổ Trung hoa đã khẳng định: mái nhà vùng bắc Hoàng hà chỉ bắt đầu cong lên từ thời nhà Đường.  Nhà Đường theo sử thuyết họ HÙNG chính xác phải gọi là là nước Việt Thường, con người và văn hóa chủ đạo là văn hóa DƯƠNG VIỆT tức nước NGÔ xưa. Tương tự,  nhà TÙY  là nước VIỆT TỦY một triều đại của người nước SỞ xưa. Tùy – tủy - sủy - sở nghĩa là nước, chỉ là trò chơi chữ nghĩa .... chữ tác đánh chữ tộ mà thôi. Ba triều đại Bắc chu của vua Vũ văn Giác và Tùy, Đường  là những triều đại người Bách Việt làm chủ Trung hoa đã tạo dòng chảy ngược  của gen Bách Việt  tới tận  vùng đông ALTAI. Triều Đường là triều duy nhất của Trung hoa làm chủ miền Đông bắc Trung hoa tới tận Triều tiên ngày nay. Phát hiện của cố giáo sư Kim Định là điều  vô cùng quan trọng nó đã xác định vùng Sơn tây - Hà bắc đất gốc của Đông Hán.... không phải là  Trung hoa đúng như sử thuyết họ HÙNG đã nói .

Đọc lại vài dòng trong lộ sử của La Bí đời Tống nói về kinh đô Lạc dương xưa:

Ngô Việt Sở Thục đều là đất man, các đất Tần Lũng Tấn ngụy đều đã thành đất của người địch, Hà Nam là đất man, Hà Tây là đất địch, Hoài thì có các rợ thư, Ngụy thì có các rợ nguy, chỗ nào cũng đầy dãy (Man địch ?), chỉ một Vương Thành ở Lạc Dương mà những người Nhung, Dương Cự, Tuyền Cao, Lục Hồn, Y Lực cũng ơ xen lẫn, trong ấy người “Quan Tộc”không có bao nhiêu

Từ cái nền ....” đầy dãy Man - Địch” đến thời Nguyên Mông thống trị thì thành phần cư dân Trung hoa bắc – nam đã khác biệt rõ nét đến độ Mông nguyên đã phân hẳn thành 2 loại người HÁN và NAM. Vài trăm năm sau... đến ngày nay thì chỉ còn sấp xỉ 10% người mang gen Bách Việt... thực là sự thụt giảm thê thảm.

Suy gẫm cho kỹ ta mới thấm hết ý câu “nước mất nhà tan”. Gia đình là sự kết hợp giữa chồng với vợ... Nhà tan là cả cánh đàn ông tiêu vong .... Ngoài những anh hùng hy sinh nơi chiến trường phần còn lại phải lao nhọc khổ sai chịu mọi sự hành hạ chết dần chết mòn, đau khổ nhất là bị cách ly với gia đình với vợ.... như thế dân tộc coi như không còn sự truyền giống.

Đế quốc Mãn Thanh được giới sử học cả thế giới coi là nhà cai trị hết sức khoan hoà với người Trung hoa bị trị.... (chỉ bắt người Trung hoa cải tạo cách ăn cách mặc... cạo đầu thắt bím cho giống người Mãn văn minh thôi?) vậy mà :

Người Hmông có câu ...’chỉ sợ rừng không đủ sâu, núi không đủ cao....’ Rừng thiêng nước độc ... hầu như nắm chắc nửa phần chết nhưng còn cơ may bảo toàn nòi giống vẫn  hơn là chịu sự hành hạ để rồi phải tuyệt nòi. Bồng bế nhau lên ở non là vì thế ... Còn lại biết bao người Hoa phải tha phương cầu thực. Thực ra.... tha phương thì có còn cầu thực thì không vì thời cận kim những người thoát chạy khỏi một Trung hoa đau thương ngoài tâm lực trí lực còn buộc phải có tài lực.... không có phương tiện vật chất thì không thể vượt ngàn dặm trùng khơi được. Những người ra đi đều thuộc tầng lớp trên của xã hội ... họ đâu có nghèo đến nỗi phải ...”cầu thực “. Dưới móng ngựa bắc phương, người Trung hoa nếu không vào rừng không vượt biên phải ở lại sống chung với quân cướp nước thì chống chọi 1 cách tiêu cực nhưng không kém phần quyết liệt trước làn sóng đồng hóa của lũ ác ôn.... Dứt khoát không gả con gái cho người nước ngoài, điều này dần dà trở thành đặc trưng văn hoá của người Hoa , đặc biệt là người Hoa nam ...

Những định luật toán học thì luôn đúng nhưng khi vận dụng những định luật đó để giải 1 bài toán cụ thể thì kết qủa có thể đúng có thể sai. Tương tự như thế, những số liệu về phân tích di truyền học thì không sai nhưng khi vận dụng những kết qủa đó vào lĩnh vực lịch sử thì chưa chắc trúng nó tùy thuộc rất nhiều vào tính khách quan và sự trung thực của người thực hiện. Tiến sĩ Lý Huy trong bài nghiên cứu về gen người Bách việt (xin đọc bài đăng lại nguyên văn trong phần tham khảocủa trang web này) đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi loại người Kinh –Mường, người bách bộc và đặc biệt là người Hmong - Dao ra khỏi cộng đồng Bách Việt dù ngay trong hình  vẽ (hình dưới),  nơi phát sinh tập đoàn Bách Việt của ông ... kẻ dốt địa lý nhất cũng nhận ra phía tây là nơi cư trú của tiền nhân dân tộc Kinh và Mường.... ông tiến sĩ  họ Lý ....  đã cố tình cắt bỏ 1 nửa người Bách Việt để có thể ép cho vừa vào khung lý thuyết ‘nhất sinh .... nhị phân ...’ do ông đẻ ra.

 8kh59q.jpg

 

 Phần đậm ở giữa là nơi phát sinh khối Bách Việt (ghi chú của người viết) khớp đúng với bản đồ hình thành và thiên di của những tộc người dựa trên cơ sở di truyền .

GYqyKJ.jpg

Khi cho Quảng đông là nơi phát sinh dòng Bách Việt sau đó mới toả ra những nơi khác... là tác gỉa đã phạm sai lầm rất ấu trĩ .... lấy biên giới ngày nay làm ranh giới cho lịch sử ngàn vạn năm trước.... Sở dĩ vậy là vì nhà ‘khoa học’ còn nặng óc ‘đại Hán’  đã không nuốt nổi sự thực... tiền nhân người Việt cũng chính là tổ tiên người Bách Việt – Hoa nam nói chung và càng ngày người ta càng nhận rõ hơn  chính người Bách Việt Hoa nam mới là chủ thể sáng tạo ra nền văn minh Trung hoa, vì văn hóa văn minh Trung hoa mang trong lòng nó đầy dãy các nhân tố của 1 phương nam nóng và ẩm, sông và nước. Điều này khiến ta hiểu tại sao người Hoa phương nam vẫn nhận mình là ‘Thoòng dành’ tức Đường nhân hay Việt Thường nhân. Hán quốc – Hán tộc là của đám sử gia và vua quan nhà Hán - nước Hán còn ‘Thoòng Dành’ là sự tự xưng của nhân dân .... mà nhân dân thì không bao giờ sai ...

Mọi người phải cảnh giác , cẩn thận xem xét những gì mà các nhà khoa học và Sử học Trung quốc công bố kẻo... đã lầm lại chồng thêm sai .

 

Bài 2: 9 Châu và văn minh nhà Hạ̣ .

Kinh thư thiên Vũ cống viết : vua Vũ chia đất thành 9 châu Ký, Dự, Thanh, Từ, Kinh, Dương, Cổn, Ung,  Lương ...., địa giới chạy từ Hà nam tới Hoàng hải ở phía đông , phía nam xuống tới Hồ nam Giang tây , Chiết giang ngày nay.

Giới sử học Trung quốc ấn  định 9 châu trên bản đồ:

llGzuW.jpg

Nhưng theo kết quả nghiên cứu khoa học tổng hợp ngày nay thì: với trình độ khoa học kỹ thuật nói chung và trình độ sản xuất lạc hậu lúc đó nói riêng thì lãnh thổ nhà Hạ phải thu hẹp ít ra hơn  10 lần, chỉ khoảng vài ba trăm ngàn km2 bên bờ Hoàng hà ở quãng tỉnh Hà nam –sơn tây là cùng .

ihkccQ.jpg

                                        Bản đồ lãnh thổ nhà Hạ theo khoa học lịch sử  

Nhưng nếu như thế thì sự ấn định của khoa học đã phủ nhận hoàn toàn những thông tin ghi chép trong kinh Thư ?

      Đọc kỹ thiên Vũ cống :

   1-  Lãnh thổ 9 châu nhà Hạ phía đông giáp biển, phải chăng chính từ địa hình này mà hình thành từ biển đông ngày nay? Nếu lãnh thổ nhà Hạ bên bờ Hoàng hà quãng Hà nam –Sơn tây ...thì làm gì có biển .

2- Phương tiện vận chuyển chính của người nhà Hạ là thủy vận. Phần lớn các châu mang cống phẩm về kinh đô đều theo đường sông đổ ra “hà”, giới sử học Trung quốc mặc nhiên coi ‘Hà’ là Hoàng hà dù chẳng thấy có chữ Hoàng nào ....? Rất nhiều khả năng  Hà - Hồ - Hải chỉ là biến âm của nhau. Tiếng Việt có cặp số GIÊNG -HAI trong Dịch học  đồng nghĩa với GIANG - HỒ; Hồ → Hà, Hải ..., trăm sông đổ ra biển rất có thể chữ ‘Hà’ trong kinh THƯ  này dùng để chỉ biển cả, nơi truyền thuyết Việt gọi là Động Đình Hồ ...?

Những nghiên cứu khoa học ngày nay xác nhận thời cổ đại thủy vận không phát triển ở Hoa bắc, ngược lại rất phát triển ở Đông nam Á và Hoa nam.

  3 – Nói thật rõ ràng thì Dân sống ở 9 châu nhà Hạ trồng ‘lúa nước’,  kinh Thư dùng chữ  Điền là ruộng lúa. Nhưng chỉ canh tác lúa nước người ta mới đắp bờ ̣để giữ nước trong ruộng. Chính hình ảnh  bờ ruộng đã tạo thành đường nét của chữ “Điền”... Như thế từ ‘Điền’ phải hiểu chính xác và trọn vẹn là ruộng nước hay ruộng trồng lúa nước chứ không thể là ruộng chung chung.

 Vùng Hoàng hà thời Hạ  trồng Kê là chính do đặc điểm địa lý khí hậu và trình độ kỹ thuật thời đó không cho phép trồng lúa nước. Ngày nay người ta đã di thực cây lúa nước lên vùng Hoàng Hà nhưng năng suất vẫn rất thấp và  1 năm chỉ trồng được 1 vụ .

    4 – Lãnh thổ 9 châu nhà Hạ nằm trong vùng địa lý tự nhiên có loài VOI sinh sống, vì trong những cống phấm của 9 châu  có ngà voi.... Nhưng  vùng ven Hoàng Hà từ cổ chí kim chưa nghe nói đến   voi .... Mãi đến thế kỷ 15-16 khi nhận được voi cống từ miền Đông Nam Á, vua Tàu còn vội vã trả lại vì sợ loài vật lạ chưa từng có  nên không cho nhập vào nước Tàu.

 5 – Kinh thư cho thấy trên lãnh thổ Trung hoa nhà Hạ có rất nhiều tre lớn gọi là bương hay giang hay nứa. Loài tre lớn thường mọc tự nhiên ở xứ nóng, mà 9 châu nhà Hạ không những có tre mà còn có cả nền thủ công đan lát vật dụng bằng tre, càng về phía bắc tre càng nhỏ lại. Trong tập tính sinh hoạt thì ‘tre’  không có điạ vị trong đời sống dân Hoa bắc trái lại ở tây nam Trung hoa và Việt nam tre là loại cây vô cùng thân thiết. Người Việt có thể làm mọi thứ vật dụng cần thiết bằng tre ... Có thể nói không ngoa ... tre là nền tảng của văn hóa vật thể Việt nên rất nhiều khả năng “trúc thư” (sách thẻ tre) cũng ra đời ở đây hay nói rộng hơn và chắc hơn là trong ‘vùng văn hóa Bách Việt’ .

 6 – Cây đay là cây á nhiệt đới, còn cây dâu tằm (loại  mọc quanh năm) đòi hỏi độ ấm và đ̣ộ ẩm cao.... Đặc điểm sinh lý loài tằm năng suất cao cũng không thích hợp với vùng Hoàng hà. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, vùng sông Tứ hay Châu giang có thể nuôi 8 lứa tằm trong 1 năm, lên vùng trường giang chỉ có thể nuôi 3 lứa đến Hoàng hà thì chỉ còn 1 lứa ...Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày nay còn như thế hỏi thời nhà Hạ thì 9 châu có thể nuôi tằm - dệt lụa một cách phổ biến  hay không? (nghề dệt lụa đã có từ thời Hoàng đế mấy trăm năm trước nhà Hạ) .

Thông thường thì cây – con mà người ta nuôi trồng bao giờ cũng bắt đầu từ những cây con hoang dã trong thế giới tự nhiên, nên nơi nào địa lý khí hậu đáp ứng tốt nhất cho điều kiện sinh lý của cây con đó thì nơi này chính là địa bàn phát sinh giống loài đó, về sau  mới phát tán theo bước chân di cư của con người. Do nhu cầu thiết yếu và tập tính sinh hoạt con người vẫn nuôi trồng cây con cũ ở nơi định cư mới dù phải thu hoạch kém hơn do hoàn cảnh thiên nhiên không còn sự đáp ứng tối ưu .

7 –  Trong cống phẩm của 9 châu có loại đá dùng làm khánh, một loại nhạc cụ. Kinh thư cũng viết: ông Qùy tâu với vua Thuấn, “tôi gõ vào đá, vỗ vào đá .... muôn loài đến nhảy hót ...”, như vậy kinh thư cho ta thấy nền âm nhạc nhà Hạ  dùng bộ gõ và nhạc cụ bằng đá ...  Pải chăng ... ngày nay gọi là đàn đá ? loại nhạc cụ độc đáo  này  chưa phát hiện được ở Trung quốc nhưng ở Việt nam  có những dân tộc thiểu số hiện vẫn còn đang xử dụng  và các nhà khảo cổ  cũng đã tìm được những bộ đàn đá hoàn hảo xưa đến mấy ngàn năm tuổi.

8 – Kinh thư thiên vũ cống còn nói đến cống phẩm là đá dùng làm mũi tên ... “Tạo nghề cung nỏ” là đặc điểm của người Việt cổ, sách Tàu xưa đã viết như thế. Người Việt không những biết dùng cung nỏ mà còn biết nâng cấp hiệu qủa của cung nỏ như làm mũi tên bằng đá để tăng khả năng xuyên thấu. Đến thời đồ đồng thì thay mũi tên đá bằng mũi tên đồng. Các nhà khảo cổ Việt nam đã tìm được nhiều hiện vật cổ là mũi tên bằng đá đúng như Kinh thư đã chép ....còn bên Tàu .... biết có hay không  ?

Thực kỳ lạ và trớ trêu khi vùng đất Việt nam và lân cận ngày nay vừa thoả cho điều kiện khắt khe của khoa học về quy mô – diện tích lãnh thổ lại có đầy đủ những gì của 9 châu đã ghi chép trong Thiên Vũ cống – Kinh Thư. Chính sự kỳ lạ này là cơ sở để ‘Sử thuyết HÙNG VIỆT’ xác định vị trí 9 châu thời vua VŨ nhà Hạ là miền Bắc và Bắc trung Việt cộng với vùng đất lân cận , biển Đông 9 châu thời Hạ Vũ mà Khổng tử nói đến trong Kinh Thư chính là Biển Đông ngày nay .

Trung hoa quê gốc ở Hoàng hà chỉ là sản phẩm tưởng tượng của những cái đầu đất vừa gian vừa dốt …sự thực đám ‘cạo sử gia’ đã lấy bản đồ 9 (khu vực) giám sát thời Tùy – Việt Tủy 3000 năm về sau :

 FY1s6W.jpg

Mang đính kèm vào kinh Thư …lừa đảo gọi là Thiên Hạ cửu châu thời Đại vũ tức Trung hoa cổ đại …

Mắt thánh khoa học hiện đại đã vào cuộc , mọi sự sớm sáng tỏ thôi …

 

Bài 3: Thời HÙNG VƯƠNG dựng nước.

Dã sử họ HÙNG thực ra là lịch sử văn minh dòng giống Hùng, mỗi triều đại của các vua thời thái cổ chính là 1 nấc thang trong tiến  trình phổ quát của con người nói chung,  đi từ mông muội hoang dã đến xã hội văn minh có nền nếp kỷ cương .

 Năm vì vua đầu trong Hùng vương thập bát chi thế truyền là 4 bước tiến hoá xã hội để đẫn đến bước thứ 5  hình thành  quốc gia hay nhà nước của người họ HÙNG .

1–  Hùng Dương vương, Thái Cao - Bào Hy, vua của cái Mặc

Người họ HÙNG trên cơ sở quan sát cây cối mọc trong tự nhiên có 2 phần: ruột và vỏ, từ sự quan sát này con người biết học hỏi tự nhiên, ứng dụng vào cuộc sống: dùng vỏ cây làm áo để che chắn chống các tác nhân làm hại  thân thể như bức xạ, sức nóng ....Tổ phụ của thời này gọi là Bào Hy hay Y nghĩa là bao - áo cũng là Phục Hy hay Phục – y, Y- phục .

2 – Hùng Hiển vương , Thái Viêm (Viêm đế) - Thần nông, vua cái ăn .

Cái ăn là sự chất biến quan trọng nhất trong tiến trình văn minh của loài người. Không còn lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, thần tính trong con người mới xuất hiện. Đấy là ý nghĩa chữ Hiển trong Hùng Hiển. Chủ động trong suy nghĩ và hành động, từng bước chủ động trong cuộc sống khiến con người trở nên to lớn sánh ngang cùng trời đất trong thế Tam tài: Thiên – Nhân - Địa. Nhân sinh quan của người họ Hùng thể hiện tính trung dung - tích cực. Con người có thể cùng với trời và đất làm nên cuộc sống của mình. Người họ HÙNG ngay từ thuở ban sơ làm người đã bác bỏ ...‘thần quyền và định mệnh’, quan niệm  chung của hầu hết loài người thời mê muội.

3- Hùng Nghị vương, Thái Khang -Thiếu Hạo, vua của thôn làng .

Nghị là nghĩ là tìm lời giải đáp cho những điều xảy ra trong đời sống thường nhật, là khởi đầu của tư duy khoa học ứng với quẻ Ly trấn phía TÂY trong tiên thiên Bát quái, lấy con người là trung tâm, là khởi điểm đồng thời là chốn trở lại của chuỗi tương tác bất tận: con người và môi trường  .

   Quẻ Ly chỉ sự sáng của lý trí nên những gì liên quan tới phương tây thường được gọi bằng những từ có nghĩa là sáng như bốn – bóng láng, tư - tứ, chiêu – châu,  hạo ...

Quan niệm của dịch học coi phương tây là tĩnh nghịch với phương đông là động.

 Tĩnh – tịnh - định  chỉ sự không thay đổi. Tiếng Việt là Khăng và người ta thường dùng từ điệp: khăng – khăng, tương ứng với phương đông động có từ điệp run-run. Chính từ khăng này đã làm thành danh hiệu Thái Khang tổ phụ nhánh phương tây cũng là nhánh mùa Thu của người họ Hùng. Nhánh phía tây thời đúc kết làm nên dân tộc Hùng có tên Cửu – Lê, thủ lãnh là  Xi –Vưu hay Tây - vua nghĩa là  ‘vua phương tây’.

 Yếu tố Tĩnh - Định – không thay đổi của dịch lý áp vào tiến trình văn minh loài người là chỉ  giai đoạn định canh - đinh cư  khởi thủy của làng quê về sau.

4- Hùng Diệp,  Thái Tiết (Tiếp) -  Xuyên  Húc, vua của sự đi - lại .

Diệp là ký âm sai chữ ‘dịch’ nghĩa là dời đổi hay di chuyển nôm na là  sự đi lại. Tiếp là dính liền tức nối kết lại với nhau. Xuyên trong Xuyên Húc là con sông . Khi tổng hợp những từ mà thần thọai tạo lập nói đến ta có ý nghĩa rõ ràng, chỉ ra  thuở ban đầu sự đi lại nối liền các xóm làng  là đường sông với  phương tiện là bè - mảng (làm bằng tre sậy). Chính những phương tiện vận chuyển này đã giúp làm nên  ‘liên minh thôn làng’ dọc theo các triền sông. Đây là sự liên kết rất tự nhiên thúc đẩy bởi bản năng nhiều hơn là hành động có chủ ý.

5- Hùng Vũ tức  vua HÙNG, Thái Công - Hoàng đế - Hiên Viên, vua Khai quốc .

 Khi đã hội đủ 4 yếu tố: mặc - ăn – ở - đi thì sự hình thành quốc gia là điều tất sẽ đến. Tiến trình phổ quát của nhân loại là sau thời liên minh bộ lạc tất yếu  ra đời 1 hình thức tổ chức cộng đồng xã hội cao hơn, chặt chẽ kỷ cương hơn, là hình thái nhà nước hay quốc gia. Kiểu  tổ chức cộng đồng xã hội mới này là sự chất biến, 1 cuộc cách mạng trong tiến trình tổ chức cộng đồng người tất xảy ra trong lịch sử, nơi này chốn kia chỉ khác nhau là đến  nhanh hay chậm hơn mà thôi.

Dịch học dạy con người chữ ‘trung’. Chữ trung này nghĩa rất đặc biệt, chỉ người Việt mới biết: Trung là trúng hay Đúng. Đúng việc đúng lúc là chìa khóa của sự thành công. Dịch học không bao giờ dạy ta ... đi tắt đón đầu .... vì  với dịch học thì ‘đi tắt đón đầu’ là thái qúa mà thái qúa thì nguy hại không kém gì bất cập cả 2 thái cực đều phải tránh.

Vẫn theo đúng tiến trình phổ quát, nhưng nhà nước họ Hùng đã ra đời trong khung cảnh riêng với những nét đặc thù của  môi trường địa lý tự nhiên và tri thức vượt trội dựa trên nền tảng tư duy dịch lý.

Dịch học chỉ cho con người biết cái tất yếu sẽ đến,  hành động hợp lý tạo sự chuyển biến đúng lúc sẽ tránh được  những sung đột trong nội thân, tránh sự kéo dài những biến động không kiểm soát được, tức sự hỗn loạn trong xã hội để rồi cuối cùng  buộc phải thay đổi chuyển sang 1 hình thái tổ chức xã hội mới thích ứng với cái nền   khoa học kỹ thuật đã đạt tới.

Nhà nước không thể ra đời trên cái nền công cụ kỹ thuật tạo ra  1 năng suất vừa đủ người lao động sống qua ngày. Chỉ đến khi  những người trực tiếp sản xuất tạo ra được của cải vật chất dồi dào để vừa có thể đủ dùng cho bản thân và gia đình vừa có thể cung cấp cho những người làm công việc quản trị xã hội và những chiến binh bảo vệ cộng đồng thì lúc đó nhà nước mới có thể xuất hiện .

Quốc gia họ HÙNG xuất hiện vào thời điểm nào trong quá khứ, vào quãng nào trên nấc thang văn minh ?

Căn cứ vào hình thái tổ chức và sinh hoạt trong các làng quê Việt có thể đoán chắc,  hình thái ban đầu của quốc gia họ HÙNG là 1 nhà ‘nước liên làng’, kiểu tổ chức nhà nước 2 cấp. Câu nói cửa miệng người ta thường kêu ‘làng nước ơi’ là 1 minh chứng. Làng là đơn vị hành chánh cơ sở cộng với 1 chính quyền trung ương. Ban đầu làng có quyền tự trị rất rộng, những thành viên của cộng đồng thường xưng mình là ‘dân làng’ tức dân của làng mà không xưng là  dân-nước. Nơi ở của vua và đặt những cơ quan của chính quyền trung ương gọi là ‘làng cả’. Như thế khái niệm ‘công dân’ nghĩa là dân của nước thuở ban đầu xem ra còn mờ nhạt .

Tổ chức làng Việt thực sự là tổ chức một quốc gia thu nhỏ. Cơ quan có quyền lực cao nhất là Hội đồng bô lão, tức nghị viện của làng. Những thành viên thường trực của hội đồng thường nắm luôn quyền xét xử tức quyền tư pháp. Lệ làng là cơ sở pháp lý, là chuẩn mực cho sự hành sử của cả chính quyền và dân làng nó chi phối toàn thể sinh hoạt  chốn làng quê. Có những trường hợp, lệ làng là luật pháp tối thượng còn cao hơn phép tắc của nhà nước trung ương như  câu tục ngữ ‘phép vua thua lệ làng’.

Đặc biệt hội đồng lãnh đạo tối cao này chỉ  toàn lão ông. Ở mọi làng quê Việt khi đến tuổi 60 thì con cháu làm bữa tiệc gọi là ‘khao lão’ mời cả làng dự. Từ đó ‘cụ’ đương nhiên có 1 ghế trong nghị viện làng. Quyền cao chức trọng nhưng không hề có bổng lộc, có chăng là 1 năm vài bữa chén thế thôi. Con người thời khỏe mạnh thể lực cường tráng thì lao động sản xuất lo cho gia đình, về già sức cơ bắp không còn nhưng trí tuệ lại đạt độ chín mùi  thì ... cái vô giá đó được dành cống hiến cho cộng đồng. Cơ cấu này thực hợp lý và đầy tính nhân văn.

Ngoài ra, những  chức dịch khác trong guồng máy hành chánh làng cũng thường là kiêm trách. Từ hào - lý đến viên chức công quyền, cuối bảng là ‘mõ làng’ thường vẫn phải tự mưu sinh, tham gia công vụ chẳng qua là sự đóng góp công sức lo việc chung mà thôi .

Trai làng  sau lễ thành Đinh thì đêm đến phải tập trung ngủ ở Đình làng hay nhà “Rông’,  làm công việc bảo vệ trật tự trị an cho bản làng, ... là thành phần chủ công trong việc xử lý những tình huống khẩn cấp. Như thế họ đích thực  là những chiến binh không... lương của làng.

Với cách tổ chức khoa học giàu tính cộng đồng như thế, guồng máy công quyền cấp làng rất hữu hiệu và đặc biệt ... rất ít tốn kém. Vì thế, ngân sách của làng vô cùng nhẹ ...chỉ đòi hỏi sự đóng góp rất nhỏ của ‘dân làng’ mà thôi.

 Ở cấp chính quyền trung ương công việc quản trị đất nước cũng không nặng nề gì vì đối tượng quản lí của guồng máy công quyền không phải là từng công dân mà là các ‘làng’. Theo như cổ thư Trung hoa thì thuở xưa mỗi làng chính là 1 chư hầu, tổng số cao lắm cũng chỉ đến con số ngàn. Thuế khóa binh dịch đều phân bổ cho làng và các làng lo làm sao là việc nội bộ của làng, miễn đóng góp đủ số cho trung ương là được ... Có thời các làng có trai tráng tòng quân vào ‘quân đội quốc gia’ còn phải tự lo luôn lương bổng và cả những cung cấp cần thiết khác cho   lính ... nhà.  Như thế với công qũy  không cần  to lớn lắm  mà  việc quản trị quốc gia vẫn có thể hoàn thành.

Nền tài chính công xưa ở nước ta cũng có nhiều điều đặc biệt, như ngoài ruộng tư còn những thửa ruộng công mà hoa lợi được dùng vào những mục đích chung nhất định, dân làng chỉ đóng góp ngày công mà thôi ... Lịch sử trễ lắm là từ thời Hùng Chiêu vương hay nhà CHU, theo cổ sử Trung hoa, đã nói đến phép ‘tỉnh điền’: các thửa ruộng đều chia thành 9 phần, nông dân canh tác thu hoa lợi trên 8 khoảnh, khoảnh giữa dành nộp vào công quỹ... Như vậy khoản thuế đặc biệt này tính ra cũng trên 10% tổng thu nhập của mỗi hộ dân ...

Tóm lại với cách tổ chức nhà nước ưu việt  2 cấp làng và nước như trên, nhà nước họ HÙNG hoàn toàn có thể ra đời rất sớm trên cái nền vật chất là sản xuất “nông nghiệp trồng  lúa nước dùng sức trâu kéo cày gỗ” .

Ở khu vực thành Cổ loa, ngành khảo cổ đã tìm được hàng vạn mũi tên đồng có từ gần ngàn năm  trước công nguyên. Nhiều nơi khác trên lãnh thổ Việt nam cũng tìm được nhiều mũi tên bằng đá có tuổi khoảng 4000-5000 năm.  Từ đó  suy ra, cho dù ngày nay không tìm thấy 1 cánh tên thuần tre - mây nào nhưng chắc chắn khoảng 6000-7000 năm cách nay hoặc có thể còn xa hơn nữa  người cổ Việt cổ đã có cung - tên làm bằng tre hay mây  thuần ... Từ  những cánh tên tre hay mây vót nhọn dần dần người ta đã nảy ra cách gắn thêm mũi bằng đá có độ cứng cao hơn để tăng khả năng xuyên thấu. Bước qua thời đồ đồng thì mũi tên đồng  thay mũi tên đá để cho hiệu năng cao hơn nữa ...

Việc cải tiến thay mũi tên bằng nguyên liệu đá hay đồng chỉ là cải tiến tăng hiệu năng tức chỉ là biến  đổi về ‘lượng’ còn bản thân việc phát minh ra cung tên mới là thay đổi về ‘chất’  thực sự, là 1 dấu mốc trong tiến trình văn minh của loài người.

Tương tự như cung tên, các nhà khảo cổ Việt nam đã tìm được nhiều di vật là lưỡi cày bằng đồng tuổi sấp xỉ ngàn năm trước công nguyên, và dựa vào mấu chốt đó nhiều nhà khoa học trong nước đã định  thời điểm khai sinh nhà nước đầu tiên của dòng giống ‘Tiên - Rồng’ là khoảng 700 -800 năm trước công nguyên .... cùng thời với Trang vương nhà Chu bên Tàu ... khác quá xa với những thông tin thời dựng nước chứa trong truyền thuyết lịch sử  cha ông để lại ...

Bản thân người viết không dám  bác bỏ kết luận  của  tập thể các nhà khoa học trong nước hiện nay... Chỉ xin khiêm tốn trình bày  suy nghĩ của 1 người thuộc lớp ‘bình dân’ về lịch sử cổ đại nước Việt:

 “ Nước của người họ HÙNG hay hữu HÙNG quốc là nhà nước của người Việt cổ đã ra đời cách nay khoảng 5000 - 6000 năm , nhà nước đó được kiến lập  và tồn tại dựa trên  nền tảng kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức trâu kéo cày gỗ” .

Ngày nay không tìm được cánh tên nào thuần tre hay mây nhưng không phải hễ không thấy là ... không có .... vì sự tồn tại của những sản phẩm gốc thực vật trong môi trường nóng ẩm của nước ta tương đối ngắn. Tương tự vậy làm sao có thể tìm thấy những cái cầy thuần bằng gỗ có tuổi 5000-6000 năm trước sự hủy hoại ghê gớm của khí hậu nhiệt đới? Không thấy nhưng chắc chắn phải có cày thuần gỗ trước khi có thể cải tiến lắp lưỡi cày đồng làm  tăng hiệu năng xử dụng. Trong kinh dịch đức Khổng tử đã hé lộ ... Thần nông 1 vì vua ở thời thái cổ đã: ‘...dùng lửa uốn gỗ làm cán cày, dùng đá đẽo gỗ làm lưỡi cày....dạy cho dân việc cấy cày ’. Vài cổ thư Trung hoa khác cũng chép ... “Thần nông thường bách thảo ...., Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc ....” dòng chữ  trên của Khổng tử người cùng  sống ở thời thịnh đồng, thời khai sinh nhà nước của người Việt (theo ý kiến của nhiều nhà khoa học ...)  là 1 điều đáng để những nhà nghiên cứu cổ sử Việt  suy ngẫm .

Lãnh thổ người họ HÙNG nằm trong vùng nhiệt đới châu Á gío mùa rất giàu tài nguyên thực vật trong đó không thiếu gì những họ cây mà gỗ cứng như thép được gọi là ‘thiết mộc’. Như vậy, vật liệu đủ độ cứng để chế tạo cày gỗ có sẵn  đầy dãy trong thiên nhiên. Có thể nói, hầu hết những vật dụng và công cụ của người Việt cổ đều là của cải ban tặng từ những cánh rừng nhiệt đới. Cây tre có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống và văn minh người họ HÙNG. Người Việt có thể dùng tre làm mọi vật dụng cần thiết ... nhỏ như cái tăm đôi đũa, lớn và phức tạp như cả  căn nhà hay con thuyền đều có thể làm bằng tre. Từ những cây gỗ cộng với óc sáng tạo và bàn tay điêu luyện, chỉ bằng  kỹ thuật  ghép mộng và chốt gỗ người Việt có thể dựng nên cả toà lâu đài nguy nga mà không cần đến chút kim loại nào. Chỉ tiếc vì sự hủy hoại ghê gớm của môi trường nóng ẩm nên ngày nay không còn thấy chút dấu tích nào của những lâu đài gỗ nguy nga chắc chắn đã từng có trong quá khứ xa xưa. Ngoài vật dụng cần thiết cho sinh hoạt thường ngày ... cung tên làm bằng mây tre đã là thứ vũ khí lợi hại của người Việt  từ thời thượng cổ ... Như vậy về bản chất văn minh Việt là nền văn minh dựa trên thực vật là chính cho nên không thể dùng cái thước đo tiến trình văn minh phổ quát của những nền văn minh dựa trên khoáng vật (đá - đồng – sắt) làm chuẩn mực đo lường những gì thuộc về nền  văn minh Việt để đưa ra  kết luận nhà nước của tổ tiên người Việt chỉ có thể ra đời trong thời cực thịnh của văn minh đồng khoảng 700-800 năm trước công nguyên .

Tương tự như cung tên, thêm lưỡi đồng vào cái cày gỗ có sẵn chỉ là sự cải tiến tức biến đổi về lượng. Chấn động này không đủ mạnh để  dội vào xã hội tạo nên cuộc cách mạng ... buộc  ra đời 1 hình thái  xã hội mới thay thế cho hình thái cũ đã lạc hậu. Chỉ có việc phát minh ra cái cày gỗ  kéo bằng sức trâu thay cho việc dùng cuốc đá - sức người trong canh tác nông nghiệp mới có thể gây ra sự biến đổi về chất trong tổ chức xã hội loài người. Với sức trâu kéo cày gỗ ... năng xuất lao động của người nông dân đã cao hơn hẳn tạo ra số lương thực dôi thừa  khá lớn, cộng  với tính ưu việt ... hiệu qủa cao chi phí thấp của hình thái tổ chức nhà nước liên làng thì phần dư dôi đó  đủ để nuôi những người thuộc khu vực phi sản xuất trong đó có cả vua - quan, công chức và quân nhân tức thành phần nhân lực đảm trách chức năng của 1 nhà nước đối với xã hội.

Song song với điều kiện về công cụ và sức kéo, một xã hội xây dựng dựa trên nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước còn đòi hỏi  nhiều điều kiện khác vì quy trình kỹ thuật  canh tác lúa nước rất phức tạp, như đã cày còn phải bừa, ngoài gieo còn phải cấy... Nói chung, nền nông nghiệp lúa nước đòi hỏi 1 sự hiểu biết  nhất định liên quan tới nhiều lãnh vực khác nhau  như giống má, thổ nhưỡng, khoanh bờ vùng bờ thửa, tưới tiêu nước, lịch thời vụ gieo trồng  .v.v. Rõ ràng là ở thời này con người đã có tư duy bao quát chính xác về mối tương quan giữa con người tự nhiên và xã hội, đã có sự hiểu biết khá sâu trong nhiều ngành, nhiều lãnh vực khác nhau .

Xét như thế cả về phương diện vật chất lẫn tri thức thì ở trên đất Việt không phải đợi đến thời thịnh đồng, mà ngay từ thời điểm  xuất hiện nền nông nghiệp canh tác lúa nước dùng sức trâu kéo cày gỗ  là đã hội đủ những điều kiện cần thiết để hình thành 1 quốc gia hay nhà nước .

 Với tổ hợp “người – con trâu - cái cày”... dù ngày nay không  tìm thấy bất kỳ di vật nào là cái cày gỗ nhưng với những di vật tìm được là xương trâu nước đã thuần hóa cũng coi như   đủ yếu tố  để khẳng định thời điểm tiền nhân người Việt hay người họ HÙNG kiến lập  quốc gia là thời văn hóa Quỳnh văn - Đa bút ở đồng bằng Thanh -Nghệ – Tĩnh, nơi có núi Đọ (Thái sơn) sông Cả (sông Cơ tức sông vua) sông Mã (sông mẹ) sông Chu (sông cha) khoảng 5000 - 6000 năm cách ngày nay, và liền sau đó Đế MINH đi tuần thú phương NAM ( phương nam xưa ngược với phương hướng hiện nay ) ... tức mở rộng cương vực đất nước về lưu vực sông Đà, sông Hồng, sông Lô (miền tam giang ngũ hồ). Những thời điểm lịch sử này hoàn toàn đúng với những thông tin trong truyền thuyết lịch sử mà tiền nhân Việt đã nhắn gửi đến  con cháu ngàn  đời sau . . .

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vo Trước có thấy cái sai và sự khiên cưỡng ngay đoạn đầu của bài đầu ko? Tôi bận suốt chiều này. Khi rảnh tôi sẽ phân tích cái sai từng đoạn một trong bài giời thiệu của anh.

Diễn đàn học thuật của chúng ta chấp nhận tất cả những hệ thông giả thiết khoa học trái chiều, Nhưng nó phải xuất phát từ tinh thần học thuật. Và không có nghĩa là nó đúng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để giữ lời hứa với anh Vô Trước, và tôi đã xác định rằng:

1/ Lập luận của tác giả Nguyễn Quang Nhật không chặt chẽ: Tôi chỉ cần đổi địa danh trong hệ thống luận cứ của tôi thì thành sự thể hiện quan điểm của tôi.

2/Chứng minh điều này.

Tôi trích ngay đoạn đầu tiên của bài đầu tiên của anh Nguyễn Quang Nhật do anh Vô Trước trình bày.

Quote

 

Bài 1: VÀI DÒNG SỬ BÁCH VIỆT

Kinh Thư , thiên Nghiêu điển chép :

....Bèn sai ông Hy Hoà Kính theo trời cao, làm lịch làm tượng về mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cẩn thận truyền cho dân về mùa. Vua sai ông Hy Trọng đến đóng ở Ngung di, gọi là Dương cốc, cẩn thận xem từ lúc mặt trời mọc, định các việc làm về mùa xuân. Xem nhật trung tinh Điểu để định tháng trọng xuân.....

....lại sai ông Hy Thúc đến đóng ở Nam Giao (theo ông Tăng Tinh Lạp phải thêm vào 3 chữ: viết Minh đô ), định các việc làm mùa hạ, kính cẩn ghi ngày Hạ chí, ngày dài, sao Hỏa khi chập tối thấy ở đỉnh đầu, lấy đó để chính thức định trọng hạ .

....sai ông Hoà Trọng đến đóng ở miền tây gọi là Muội cốc, cẩn thận xem từ lúc mặt trời lặn định các việc làm mùa thu, xem tiêu trung tinh Hư để định tháng trọng thu .

....Lại sai ông Hoà Thúc đến đóng ở Sóc phương, gọi là U đô, xét các việc thay đổi mùa đông xem nhật đoản tinh Mão để chính thức định tháng trọng đông.

Ta thấy kinh Thư đã chỉ ra mốc giới ở 4 phương thời khởi thủy của Trung hoa là :

- Miền Ngung di – Dương cốc - mùa xuân, xem lúc mặt trời mọc tức buổi sáng ở phương Đông .

- Miền Nam giao – Minh đô –  mùa Hạ.

- Miền tây là Muội cốc phía mặt trời lặn – mùa Thu .

- Miền Sóc phương –U đô – mùa Đông .

Về Phía đông của thời Khởi thủy Trung hoa người ta dễ dàng nhận ra là vùng Quảng Đông Trung quốc  hiện nay với các dấu tích ngôn ngữ:

- Ngung di bảo lưu trong tên gọi thành Phiên Ngung là Quảng châu ngày nay.

- Dương cốc còn dấu vết ở Dương thành cũng ở Quảng châu ngày nay, Dương thành  này chính là kinh đô thứ 3 của nhà Hạ .

Ở miền Nam giao ông Tăng Tinh Lạp thêm vào bản gốc thiếu 3 chữ ....’ viết Minh đô ’ là hoàn toàn chính xác.

Tại đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ có câu đối:

Vế phải: “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.

Vế trái: “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam giang khâm đái thượng triều tôn”.

Dịch nghĩa: “Sách trời đã định chính thống dựng kinh đô non sông Bách Việt đã có tổ. Núi sáng linh thiêng cố cung lập thành miếu, ba sông một dải hướng về nguồn”.

(Dịch và hiệu đính: Nguyễn Hữu Mùi, Đỗ Thị Hảo - Viện nghiên cứu hán nôm).

 Như vậy đã đủ bằng cứ để khẳng định :

-  Đất phía bắc Việt nam ngày nay là 1 phần của cái nôi đã thai nghén Trung hoa từ thời Nghiêu – Thuấn và Bách Việt cũng chính là Trung Hoa cổ xưa .

-  Điều khẳng định quan trọng thứ 2 là: vua Hùng không chỉ là quốc tổ của riêng chi Lạc Việt mà là tổ tiên chung của cả khối Bách Việt tức Trung Hoa như quen  gọi.

Đã xác định được 2 mốc giới Dương cốc và Minh đô, 2 mốc giới còn lại là Muội cốc và U đô chắc chắn cũng chỉ nằm trong phần đất liền kề với Bắc Việt nam và Quảng đông. Có phần chắc là chúng nằm loanh quanh ở vùng Quảng tây và Vân Nam ngày nay vì cái nền khoa học kĩ thuật lúc đó không cho phép có 1 lãnh thổ quốc gia rộng lớn hơn.

 

 

 

Nhưng vậy, anh Vô Trươc và quý vị cũng thấy đoạn trên bài viết của tác giả gồm 2 phần:

1/ Trich dẫn tư liệu (Hiển thị màu xanh Bleur)

2/ Phần trình bày luận cứ hoặc quan điểm.

Trôi trình bày lại phần trích dẫn tư liệu như sau:
 

Quote

 

Kinh Thư , thiên Nghiêu điển chép :

....Bèn sai ông Hy Hoà Kính theo trời cao, làm lịch làm tượng về mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cẩn thận truyền cho dân về mùa. Vua sai ông Hy Trọng đến đóng ở Ngung di, gọi là Dương cốc, cẩn thận xem từ lúc mặt trời mọc, định các việc làm về mùa xuân. Xem nhật trung tinh Điểu để định tháng trọng xuân.....

....lại sai ông Hy Thúc đến đóng ở Nam Giao (theo ông Tăng Tinh Lạp phải thêm vào 3 chữ: viết Minh đô ), định các việc làm mùa hạ, kính cẩn ghi ngày Hạ chí, ngày dài, sao Hỏa khi chập tối thấy ở đỉnh đầu, lấy đó để chính thức định trọng hạ .

....sai ông Hoà Trọng đến đóng ở miền tây gọi là Muội cốc, cẩn thận xem từ lúc mặt trời lặn định các việc làm mùa thu, xem tiêu trung tinh Hư để định tháng trọng thu       

.....Lại sai ông Hoà Thúc đến đóng ở Sóc phương, gọi là U đô, xét các việc thay đổi mùa đông xem nhật đoản tinh Mão để chính thức định tháng trọng đông.

 

 

 

Từ tư liệu trên tác giả xác định:

Quote

 

Ta thấy kinh Thư đã chỉ ra mốc giới ở 4 phương thời khởi thủy của Trung hoa là :

- Miền Ngung di – Dương cốc - mùa xuân, xem lúc mặt trời mọc tức buổi sáng ở phương Đông .

- Miền Nam giao – Minh đô –  mùa Hạ.

- Miền tây là Muội cốc phía mặt trời lặn – mùa Thu .

- Miền Sóc phương –U đô – mùa Đông .

 

Đến đây thì chưa có vấn đề gì. Tác giả chỉ lặp lại tư liệu và xác định địa danh liên hệ với 4 mùa mà tư liệu nói tới.

Nhưng đoạn tiếp theo đã thấy dấu ấn của sự áp đặt khiên cưỡng, rất chủ quan của tác giả.

Quote

 

Về Phía đông của thời Khởi thủy Trung hoa người ta dễ dàng nhận ra là vùng Quảng Đông Trung quốc  hiện nay với các dấu tích ngôn ngữ:

- Ngung di bảo lưu trong tên gọi thành Phiên Ngung là Quảng châu ngày nay.

- Dương cốc còn dấu vết ở Dương thành cũng ở Quảng châu ngày nay, Dương thành  này chính là kinh đô thứ 3 của nhà Hạ .

Ở miền Nam giao ông Tăng Tinh Lạp thêm vào bản gốc thiếu 3 chữ ....’ viết Minh đô ’ là hoàn toàn chính xác.

 

Tính khiên cưỡng ấy thể hiện ở những đoạn tôi làm đậm và gạch dưới, là:

1/ thời Khởi thủy Trung hoa

2/ Dương thành  này chính là kinh đô thứ 3 của nhà Hạ .

Vân đề đặt ra ở đây là:

1/ Căn cứ vào đâu để tác giả cho rằng những địa danh ấy là từ "khởi thủy Trung Hoa"? Cho nên tôi chỉ cần thay từ "Trung Hoa" thành  cụm từ "Địa danh của quốc gia Văn Lang thuộc về Việt tộc" thì cũng có kết quả tương ứng. Tất cả những ai chỉ cần có kiến thức trên trung bình đều xác định rằng: khái niệm "Trung Hoa" là khái niệm xuất hiện rất muộn về sau. Trong tất cả sách vở liên quan đến cổ thư chữ Hán và cả Sử Ký, chẳng thế nào tìm thấy khái niệm "Trung Hoa" xuất hiện chỉ 1 lần. Bởi vậy chẳng có căn cứ nào để tác giả xác định như vậy.

Đến đây tôi đã thể hiện rằng: Tôi chỉ cần đổi địa danh thì đó chính là quan điểm của tôi.

2/ Chưa hết tác giả cũng áp đặt một cách rất khiên cưỡng khi cho rằng:

Quote

- Dương cốc còn dấu vết ở Dương thành cũng ở Quảng châu ngày nay, Dương thành  này chính là kinh đô thứ 3 của nhà Hạ .

Căn cứ vào đâu để tác giả gán Dương thành ở Quảng Châu thành "Kinh đô thứ 3 của nhà Hạ"?

Chưa hết, chúng ta cùng xem đoạn cuối phần trích dẫn trên mà tôi đã trình bày:

Quote

 

Tại đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ có câu đối:

Vế phải: “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.

Vế trái: “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam giang khâm đái thượng triều tôn”.

Dịch nghĩa: “Sách trời đã định chính thống dựng kinh đô non sông Bách Việt đã có tổ. Núi sáng linh thiêng cố cung lập thành miếu, ba sông một dải hướng về nguồn”.

(Dịch và hiệu đính: Nguyễn Hữu Mùi, Đỗ Thị Hảo - Viện nghiên cứu hán nôm).

 Như vậy đã đủ bằng cứ để khẳng định :

-  Đất phía bắc Việt nam ngày nay là 1 phần của cái nôi đã thai nghén Trung hoa từ thời Nghiêu – Thuấn và Bách Việt cũng chính là Trung Hoa cổ xưa .

-  Điều khẳng định quan trọng thứ 2 là: vua Hùng không chỉ là quốc tổ của riêng chi Lạc Việt mà là tổ tiên chung của cả khối Bách Việt tức Trung Hoa như quen  gọi.

Đã xác định được 2 mốc giới Dương cốc và Minh đô, 2 mốc giới còn lại là Muội cốc và U đô chắc chắn cũng chỉ nằm trong phần đất liền kề với Bắc Việt nam và Quảng đông. Có phần chắc là chúng nằm loanh quanh ở vùng Quảng tây và Vân Nam ngày nay vì cái nền khoa học kĩ thuật lúc đó không cho phép có 1 lãnh thổ quốc gia rộng lớn hơn.

 

Bây giờ chúng ta xem lại hai cấu đối tư liệu mà tác giả trích dẫn:

 

Quote

 

Tại đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ có câu đối:

Vế phải: “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.

Vế trái: “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam giang khâm đái thượng triều tôn”.

Dịch nghĩa: “Sách trời đã định chính thống dựng kinh đô non sông Bách Việt đã có tổ. Núi sáng linh thiêng cố cung lập thành miếu, ba sông một dải hướng về nguồn”.

(Dịch và hiệu đính: Nguyễn Hữu Mùi, Đỗ Thị Hảo - Viện nghiên cứu hán nôm).

 

 

 

Cặp câu đối trên không có một từ nào xác định lãnh thổ. Nó hoàn toàn chỉ có ý nghĩa như sau:

1/ “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.

Sách trời đã định, Dân tộc Bách Việt có thủ đô ánh sáng (Minh đô) là nguồn gốc của đất nước, cai quản sơn hà từ thời xa xưa.

2/ “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam giang khâm đái thượng triều tôn”.

Trên ngọn núi thiêng - có thể hiểu là nơi cố cung cũ - ở ngã ba sông, nơi sông núi linh thiêng này, đã chuyển đối thành miếu để hướng về nguồn cội.

Thưa quý vị.

Nhưng vậy nội dung của cặp câu đối này, xác định rằng: 1/ Người dân Bách Việt đã lập quốc với thủ đô ánh sáng (Hình tượng của nới tập trung văn hóa và của những nhà lãnh đạo sáng suốt) là gốc gác, nơi phát xuất tiến trình phát triển của Việt tộc từ thời xa xưa. Và - vế 2/- Mô tả việc lấy cố cung cũ của vua, nay lập thành miếu (Đền thờ) để tôn vinh và hướng về nguồn cội.

Cố cung thì không có nghĩa là kinh đô đóng ở đấy. Sau này những cố cung của vua chúa Việt cũng đầy ra trên đất Việt. Nhưng đó ko phải Kinh Đô Việt. Thí dụ chùa Chân Tiên bờ hồ, Chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây Hanoi.... đều có thể gọi là "cố cung", nhưng hoàng thành ko hề ở đó.

Bởi vậy khi tác giả xác định:

1/

Quote

 

Như vậy đã đủ bằng cứ để khẳng định :

-  Đất phía bắc Việt nam ngày nay là 1 phần của cái nôi đã thai nghén Trung hoa từ thời Nghiêu – Thuấn và Bách Việt cũng chính là Trung Hoa cổ xưa .

 

 

Rõ ràng chẳng có cơ sở nào trong tư liệu mà tác giả trích dẫn để đi đến kết luận như trên. Hơn nữa: "Bách Việt" để chỉ 1 dân tộc, còn "Trung Hoa" là một địa danh. Làm sao mà con gà cũng là cái chuồng gà được? Đoạn này, có lẽ tác giả nên viết lại cho rõ ý của mình. Còn đúng sai bàn tiếp.

2/

Quote

-  Điều khẳng định quan trọng thứ 2 là: vua Hùng không chỉ là quốc tổ của riêng chi Lạc Việt mà là tổ tiên chung của cả khối Bách Việt tức Trung Hoa như quen  gọi.

Vấn đề Vua Hùng chính là tổ tiên chung của Bách Việt. Điều này tổ tiên ta đã xác định từ lâu - Chỉ cần trích câu "Bách Việt tiên hiền Tổ" đã đủ thấy điều này. Nay tác giả nhắc lại cũng tốt thôi. Tôi ủng hộ điều này. Bởi vì một đám tư duy "ở trần đóng khố" phủ nhận cội nguồn chính thống, cũng đang ra rả như ve sầu, rằng: Lạc Việt chỉ là một nhánh của Bách Việt. Đúng là thứ tư duy "ở trần đóng khố". Xin lỗi nha!  Tôi thách tất cả các viện nghiên cứu trên toàn Địa Cầu của nền văn minh hiện đại, chứng minh được rằng: Lạc Việt là một nhánh của Bách Việt. Cho dù họ dùng bất cứ hệ thống phương pháp luận nào trong lịch sử văn  minh nhân loại - Từ mọi thứ khoa học cho đến cả tôn giáo, tín ngưỡng - thực hiện được điều này.

Tóm lại, tôi không có thời gian nhiều. Ngày trước tôi cũng đọc các bài của anh Nhatnguyet, tôi thấy anh ấy có tinh thần hướng về cội nguồn, nên tôi không phản bác và nhưng cũng không thể ủng hộ. Cũng như đối với NNC Hà Văn Thùy tôi cho rằng: Về những bài viết ngắn, tiểu luận của NNC Hà Văn Thùy thì rất hay và sắc sảo. Đủ để vạch ra sự mâu thuẫn và cái sai của xu hướng phủ nhận cội nguồn dân tộc hiện nay. Nhưng nó chỉ mang tính cục bộ. Về khả năng tổng hợp trong sách xuất bản của NNC Hà Văn Thùy, có tựa là "Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt" thì lại có những mâu thuẫn cơ bản chưa giải quyết được. Tôi đã trình bày điều này trong tham luận của tôi trong tọa đàm về cuốn sách của tác giả và đã đưa lên diễn đàn.

Tôi mới chỉ phân tích đoan đầu của tác giả Nguyễn Quang Nhật. Có thể nhắc lại một lần nữa quan điểm của tôi với công trình của tác giả là:

- Xác định khối lượng tư liệu của tác giả sưu tầm rất đồ sộ. Nhưng tác giả chưa có khả năng liên hệ từ những tư liệu đó để minh chứng cho luận điểm, có nhiều sai lầm của ông.

- Phương pháp chứng minh không chặt chẽ. Và như tôi đã nói: Tôi chỉ cần đổi tên thì thành những kết quả ngược lại.

Tôi cần xác định một lần nữa quan điểm của tôi rằng:

1/ Việt tộc có nguồn gốc từ Nam Dương tử và quốc gia đầu tiên đã thành lập ở đây. Sau 2622 năm trị vì của Thời Hùng Vương tính từ 2879 BC đến 258 BC, nước Văn Lang đã sụp đổ và bị Hán tộc (Tên gọi chung cho các dân tộc ở Bắc Dương Tử) lấn chiếm từng phần quốc gia Văn Lang trong tiến trình bành trướng xuống phương Nam. Địa danh nước Việt hiện nay là do hậu duệ của Bách Việt rút xuống đây, quật khởi hưng quốc vào thế kỷ thứ X AC.

Trước đây - trên 5000 năm, những diễn biến của quá trình tiến hóa của nhân loại nói chung, dẫn đến hình thành các chủng tộc và các dân tộc trên thế giới, nằm ngoài các hệ thống luận điểm của tôi.

2/ Nền văn hiến Bách Việt một thời huy hoàng trên bờ nam sông Dương Tử, chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Mà nền tảng chính là thuyết ADNH và Bát quái. Đây chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại mơ ước.

Nguyên lý căn để "Hà Đồ phối hậu Thiên Lạc Việt" là cơ sở để phục hồi toàn bộ những giá trị nội hàm của học thuyết này.

Tôi cũng cần xác định rằng: Chân lý chỉ có một mà. Nên hoặc tất cả đều sai, hoặc chỉ minh tôi đúng.

Tôi cũng cần xác định rằng:

Từ những thực tại khách quan (Trên mọi phương diện) người ta có thể đưa ra nhiều cách giải thích, nhiều giả thuyết và những lý thuyết khoa học, nhằm giải thích bản chất của các thực tại khách quan đó. Nhưng để thẩm định một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học đúng hay sai, phải có chuển mực. Chuẩn mực đó là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết danh khoa học được coi là đúng. Tiêu chí căn bản này phát biểu rằng:

Một giả thuyết hay một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó, một cách có hệ thống , nhất quán, hoàn chỉnh có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

Cảm ơn vì sự quan tâm.

 

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh Thiên Sứ thân mến!

Để hiểu những khái niệm như "Trung Hoa" (vốn đích thực là Trung Hỏa), hay "Dương thành là kinh đô thứ 3 của nhà Hạ"... thì phải đọc nhiều bài khác nữa.

Em không phải tác giả nên em không phát biểu phân tích bảo vệ. Nhưng em đã đọc rất nhiều của anh ấy và em thấy anh Nguyễn Quang Nhật rất có lý. Em cũng đọc Hà Văn Thùy rồi nhưng không thấy sắc sảo, không thấy phong cách của nhà nghiên cứu khoa học. Nhận xét của em về mảng cổ sử Việt là: Trong số các tác giả về vấn đề này, anh Nguyễn Quang Nhật đúng lơn cả, không chỉ có lý mà còn rất tỷ mỉ, cho em hình dung rõ về toàn bộ lịch sử hơn 10 ngàn năm văn hiến của Việt tộc với những thăng trầm của từng giai đoạn, từng triều đại. Có thể chưa đúng 100% chi tiết, nhưng trên đại thể là đúng. Sức lao động, trí tuệ và công lao anh ấy thật to lớn. Các tác giả khác cũng chỉ nêu được cái ý chung chung, có thể đúng và tốt, nhưng phân tích được tới từng triều đại, từng nhân vật lịch sử kể cả trong những giai đoạn đầy rối rắm như anh Nguyễn Quang Nhật thì chắc chắn chẳng có ai (cho đến thời điểm này, và có lẽ nhiều năm về sau nữa).

Anh có thể không đồng ý, nhưng em tin chắc anh chưa đọc Nguyễn Quang Nhật được bao nhiêu, vì nếu đọc rồi anh sẽ không có những câu hỏi như thế trong phản biện ở trên. Thôi thì mỗi người theo con đường của mình, nhưng có điều hay là cái tâm trong sạch, theo tinh thần khoa học và cùng mục tiêu phục hồi lịch sử và tôn vinh văn hóa Việt.

Còn nguyên lý căn đế "Hà Đồ phối hậu Thiên Lạc Việt" của anh thì em cũng đã viết trong "Cơ sở học thuyết ADNH" từ 2009 rằng, Hà đồ là Hà đồ, Hậu thiên Bát quái là Hậu thiên bất quái, hai cái ấy có 2 ý nghĩa khác hẳn nhau. Hà đồ là cấu trúc ADNH dương của không gian cũng như Lạc thư là cấu trúc ADNH âm của không gian bắc bán cầu. Trong Hà đồ vốn ghi sẵn vị trí các Quái qua các con số của Hà đồ, không cần phải lấy từ đồ hình Hậu thiên Bát quái phối vào. Hậu thiên Bát quái là chiều vận động của dòng khí dương cũng như Lường Thiên Xích là chiều vận động của dòng khí âm qua các Quái. Do vì hình thức, có một số vị trí các Quái của Hà đồ và Hậu thiên Bát quái trùng nhau nên gây cho người xem một liên tưởng và phối lại thôi, chứ bản chất thì không liên quan.

Nếu anh không đồng ý thì cứ coi như là ý kiến của cá nhân em.

Kính anh!

Edited by Vo Truoc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hài quan điểm khác nhau thì sẽ có một cái đúng và một cái sai. Hoặc cả hai đều sai. Tuyệt đối không bao giờ có cả hai đều đúng - mặc dù nó có thể bổ sung cho nhau - Tôi đúng thì anh Nguyễn Quang Nhật sai. Và ngược lại.

Anh nói vậy, tôi biết rõ anh chẳng hiểu gì cả về bản chất của vấn đề. Đó là tôi thành thật mà nói như vậy. Tôi cũng rất trân trọng và quý anh Nguyễn Quang Nhật, chính vì tinh thần miệt mài chứng minh cho Việt sử. Tôi không cần phải xem hết, chỉ cần  một phần ba bài viết của anh Nhật thì thật sự là tôi xác định ngay: Anh Nhật lập luận không chặt chẽ.

Một tiêu chí khoa học xác định rằng:

Một giả thuyết khoa học bị coi là sai, nếu chỉ cần chỉ ra được một mắt xích sai, trong toàn bộ hệ thống của nó, mà giả thuyết đó không biện minh được.

Anh Nhật có quá nhiều mắt xích như vậy.

Nhưng tôi không phải người chịu trách nhiệm thẩm định, nên chỉ phát biểu với tư cách cá nhân. Tôi không phản biện theo kiểu độc đoán, mà có phân tích hẳn hoi. Thí dụ như đoạn trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites