Guest

LỊCH SỬ THÁI CỰC ĐỒ (ÂM DƯƠNG ĐỒ HÌNH)

1 bài viết trong chủ đề này

THÁI CỰC ĐỒ (ÂM DƯƠNG ĐỒ HÌNH)

1. Dấu tích lịch sử:

Theo các tài liệu lịch sử còn lưu lại thì Thái cực đồ hình (Taijitu  太極圖) được biết tới do Chu Đôn Di  Zhou Dunyi (周敦頤 1017–1073) đời Tống (960-1279) sáng tạo ra cùng với cơ sở Học thuyết Thái cực . Đồ hình Thái Cực này được coi là đồ hình đầu tiên mô tả Thái Cực sinh Lưỡng Nghi do được ghi chép và lưu giữ nguồn gốc. Đồ hình H1 là đồ hình được Joseph Adler chụp từ nguyên gốc trong cuốn Thông Thư (通書) của Chu Đôn Di.

Trong suốt thời kì nhà Minh (1368–1644), Đạo giáo lúc đó rất phát triển và dựa trên nền tảng Đạo giáo đã có rất nhiều sáng tạo Thái Cực đồ hình mô tả  cơ sở học thuyết của họ lúc đó.

Trong khi nguyên gốc đồ hình của Chu Đôn Di sử dụng các vòng tròn thì trong thời kì nhà Minh (1368-1644)  bắt đầu xuất hiện các đồ hình vòng xoáy.Đồ hình có vòng xoáy sớm nhất được cho là của Triệu Huy Khiên - Zhao Huiqian (趙撝 , 1351–1395) trong cuốn Lục Thư Bản Nghĩa viết năm 1370s thuộc bộ Tứ Khố Toàn Thư. Đồ hình này được ghép thêm với bát quái và được được gọi là Thái Cực Hà Đồ . Tới cuối đời nhà Minh thì mới xuất hiện thêm hai chấm bên trong thay bởi hai hình  giọt nước, và được sử dụng rộng rãi trở thành Vũ Trụ Quan của người Trung Hoa.

Taijitu-1_zpsxu0oy5m1.gif

H1: Chu Đôn Di đồ hình                                                                         

Bagua_Zhao_Huiqian_zpswwfcxyyv.jpg

H2: Triệu Huy Khiêm Đồ hình

 

LAI TRÍ ĐƯC (來瞿唐 / 来瞿唐, 1525–1604) sau đó lại thiết kế lại Thái Cực Hà Đồ dựa trên khuôn mẫu của biểu tượng Phật giáo Tây tạng Gankyil

Taijitu_Lai_Zhide_zpstnsjviup.pngTibetan_Dharmacakra_zps7sqh9jgz.png

H4: Lai Zhide vs Gankyil

Tiên thiên thái cực đồ và vô cực đồ được phát triển và sử dụng nhiều nhất vào thời kì nhà Thanh (1644–1912)

                                                                                                                                             

thien%20dia%20tu%20nhien%20chi%20do_zps2

 

THÁI CỰC ĐỒ HIỆN ĐẠI

Vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20, người Trung Hoa công bố rộng rãi Thái Cực đồ hình với hai vòng xoáy của thời Minh và gọi đó là Đồ Hình Âm-Dương. Khoảng từ những năm 1960 thì Âm Dương Đồ Hình được thêm vào hai chấm ở mỗi xoáy cùng kết hợp với Hà Đồ được sử dụng rộng rãi. Đồ hình này được dùng trong thiết kế và nhận diện của môn Thái Cực Quyền từ những năm 1970 để thể hiện tinh thần của bộ môn này.

Yin_yang.svg_zps5zn0izhx.png

 

 

2. DẤU HIỆU TỪ ĐẾ CHẾ LA MÃ

Tại Rome, người ta tìm thấy dấu tích của Âm Dương Đồ Hình trên khiên và phù hiệu của Kỵ Binh của đế chế La Mã (AD 430).  Trong bài viết "The Ying-Yan Among The Insignia of The Roman Empire - Âm Dương Đồ Hình bên trong dấu hiệu của Đế Chế La Mã" của Giovanni Monastra, người đã phát hiện ra dấu hiệu của Đồ Hình này từ thư tịch cổ có tên là  "Notitia Dignitatum Omnium tam Civilium quam Militarium " được viết  từ cuối thế kỷ thứ 4 đầu thế kỉ thứ 5.

Trong cuốn thư tịch cổ này, ngoài việc viết về các đơn vị hành chính và quân sự của Đế chế La Mã người ta tìm thấy rất nhiều ký hiệu và đồ hình cùng 4 màu sắc Đỏ-Xanh-Vàng-Trắng thể hiện thế giới Siêu hình, Tôn giáo và Tri thức.

fig1_zpsad9wu4bk.gif500px-Armigeri_defensores_seniores_shiel

Ở trang tiếp theo, người ta lại tìm thấy Thái Cực Đồ của Chu Đôn Di theo hình ảnh dưới đây (hình thứ ba hàng thứ ba từ dưới lên)

notia%20dignitatum_zpsbputq4j9.gifTaijitu-1_zpsxu0oy5m1.gif

 

 

Theo tác giả, không có một nhà nghiên cứu La Mã Cổ nào kể cả nhà nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa Á Đông Franz Cumont phát hiện và đặt ra câu hỏi nghi vấn này ? liệu có phải đây là Thái Cực Đồ hay Âm Dương Đồ Hình của Á Đông xuất hiện trong Đế chế La Mã.

Ngay cả đối với giới khoa học và nghiên cứu khảo cổ tại Châu Âu, không một ai đề cập tới vấn đề này và chủ yếu họ tìm hiểu sự giao thoa giữa các nền văn hóa cổ đại và tác giả cho rằng đây là một sai lầm.

 

3. Quốc Kỳ Hàn Quốc

Ra đời đầu tiên vào thời kì Joseon 1882, được nói rõ sử dụng "BAT QUAI DO" cho Hoàng Gia. Vậy từ thế kỉ 18, Thái Cực Đồ của người Việt đã được biết tới và sử dụng tại Hàn Quốc. Quốc Kỳ của HQ trước năm 1800 sử dụng đồ hinh Thái Cực Hà Đồ của Chu Đôn Di. nhưng hai năm sau sử dụng Thái Cực Đồ của nền văn hiến Lạc Việt.

706px-Flag_of_the_king_of_Joseon.svg_zps

Taegukgi of the Joseon dynasty (before 1800)                                  

1882_11__zps3xw3hlxe.jpg

Taegukgi by Park Yeong-hyo (September 1882)                                             

Flag_of_Joseon_1893_zpscmmkosob.png

Taegukgi (1910)              

     Flag_of_South_Korea_1945-1948.svg_zps26p                                                                                

from 1945 to 1948;

4. Đặt lại vấn đề

Trong cuốn " Reconstructing the confucian dao" của Adler Joseph tạm dịch là Tái Thiết Đạo Khổng, chương năm trang 153, tác giả viết :" Mặc dù cho tới nay, sự xuất hiện của học thuyết Âm Dương được coi là nguồn gốc của Thái Cực Đồ vào thời Chu Hi ( 朱熹, October 18, 1130 – April 23, 1200) và Chu Đôn Di (周敦頤; Zhou Dunhyi; 1017–1073) có được học thuyết này từ Đạo Giáo. Chu Đôn Di và những người theo ông ta luôn khẳng định Chu Đôn Di là người sáng tạo ra Thái Cực Đồ. Chu Hi thì không chấp nhận học thuyết của Chu Trấn -hay Chu Hoàng - Hậu Lương Mạt Đế (Zhu Zhen (朱瑱) (October 20, 888–November 18, 923) cũng như đồ hình từ Đạo Giáo bởi theo Chu Hy, nó phá hoại tính đặc thù của Khổng Giáo.

Trang 154, tác giả lại viết " Câu hỏi đặt ra là Thái Cực Đồ Hình của Chu Đôn DI lại được đem ra tranh luận kịch liệt suốt từ thế kỷ thứ 12. Theo ghi chép thì học thuyết đáng lưu ý nhất là của Chu Hoàng, và truyền cho Đôn Di thông qua Mục Tu ( Mu Xiu 穆修, 979–1032).  Mục Tu là quan Trung phẩm chết khi Chu Đôn Di mới 15 tuổi: Mục Tu nhận được từ Chủng Phóng ( Chong Fang 种放956-1015) là một quan lại triều đình từ quan ẩn dật. Chủng Phóng học được Trần Đoàn Lão Tổ.

Trần Đoàn ghi lại rằng, ông thu nhận được rất nhiều đồ hình trong đó bao gồm Quẻ, Quái trong Kinh Dịch được truyền bá rộng rãi bởi Thiệu Ung ( 邵雍 Shao Yung; 1011–1077) và Chu Hy . Một điều khá quan trọng là Tiên Thiên Đồ của Phục Hy được cả Thiệu Ung và Chu Hi sử dụng.

Chu Trấn đã đưa các đồ hình vào lý thuyết này từ trước, tới năm 1134 tức là 61 năm sau khi Chu Đôn Di chết thì những nguồn gốc lý thuyết của ông ta đều không xác định và tính xác thực về những gì ông ta đưa ra đáng để tranh luận.

Thêm một sự liên hệ rõ ràng tới Đạo giáo là một khả năng Thái Cực Đồ bị ảnh hưởng từ Phật giáo bởi Chu Đôn Di được biết là Thầy cũng như bạn của Ông ta đều theo đạo Phật. Người được nhắc tới nhiều nhất là Thọ Nhai (Shou Ya) chùa Helin tại Runzhou (tỉnh Jiangsu), nơi Chu Đôn Di sống một thời gian những năm 20 tuổi.  Theo Triều Thuyết Chi (Chao Yuezhi 1059-1129), Thọ Nhai dạy Chu Đôn Di nhưng dạy những gì thì không biết và Chu có phải là người KHÔNG theo Đạo Phật  cũng đầy hoài nghi .

Có một yếu tố đặc trưng của Phật giáo  ảnh hưởng tới Thái Cực Đồ, là Guifeng Zongmi  (圭峰 宗密 780-841) là nhà người Nhật dạy Phật giáo thời nhà Đường, là ông Tổ của Thiền Tông và Hoa Nghiêm Tông. Một trong những  tựa hay sử dụng trong tác phẩm về Thiền Tông chính là Đồ hìnhcủa sự Khai Sáng, yếu tố Siêu Hình đại diện cho tàng Vô Thức. Nó chính là sự nhận diện cho Thái Cực Đồ. Tuy nhiên, Chu Hi bỏ hình tròn nhỏ vào giữa Đồ hình này và nói rằng nó đại diện cho Thái Cực.

tsungmi%20diagram_zpsb7ou2ncd.jpg

(Đồ hình của Tsungmi )

Đồ hình này được tìm thấy từ tàng thư tại hang Mogao, Dunhuang xác định là năm 952.

Như vậy, đây là bằng chứng cho thấy Đồ hình Chu Đôn Di có nguồn gốc từ Phật giáo.   

Như vậy, chúng ta có thể thấy đồ hình ÂM DƯƠNG ngày nay chỉ mới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu TK 20. Nó không thể hiện được tính minh triết của lý thuyết Âm Dương mà là thể hiện qua tư duy và lý thuyết của Đạo giáo. Thế nhưng rất nhiều tác giả vẫn khăng khăng cho là, hai chấm đen trong lưỡng nghi thể hiện Thiếu Âm và Thiếu Dương là từ thời Chu Đôn Di, khi mà ngay cả Chu Đôn Di cũng không được coi là người tạo ra Thái Cực Đồ.

ti%20xung_zpsjwfiyrey.jpg

Thái Cực Đồ hay ĐỒ HÌNH ÂM DƯƠNG được lưu giữ từ nền văn hóa Việt trải gần 5000 năm Lịch sử , mô tả đầy đủ triết lý của lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã cho ta thấy, người Việt mới là người nắm giữ đầy đủ học thuyết này.

(Còn tiếp tục bổ xung)

Mạnh Đại Quân

Share this post


Link to post
Share on other sites