Posted 28 Tháng 11, 2016 Thưa quý vị và anh chị em. Chủ nhật ngày 27/ 11 Năm 2016, tại địa điểm Hội trường Soha 35 đường Điện Biên Phủ, Hanoi, TTNC Minh Triết Việt đã kết hợp với TTNC LHDP tổ chức một cuộc tọa đàm khoa học về tác phẩm "Tìm lại lịch sử văn hóa Việt Nam" của nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy. Trong buổi tọa đàm này, Thiên Sứ tôi đã có một bản tham luận phản biện. Toàn bộ nội dung được trình bày dưới đây; THAM LUẬN TỌA ĐÀM KHOA HỌC Nguyễn Vũ Tuấn Anh VỀ ĐỀ TÀI NHẬN THỨC LẠI LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT Của tác giả Hà Văn Thùy Kính thưa Ban tổ chức. Kính thưa các quý vị đại biểu và các vị học giả có mặt ngày hôm nay. Tôi rất hân hạnh được nhận lời mời của Ban tổ chức và của tác giả của cuốn “Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt” đến dự buổi tọa đàm này. Một vinh dự hơn nữa là tôi được phép tham gia bài nhận xét về nội dung cuốn sách của tác giả, là chủ đề chính trong cuộc tọa đàm hôm nay. Kính thưa quý vị Dân tộc Việt từ trong truyền thống xa thẳm của lịch sử, đã có một niềm tự hào về cội nguồn của mình. Đó là sự tự hào về nguồn gốc "Con Rồng, Cháu Tiên" với quốc gia đầu tiên của Việt tộc là nhà nước Văn Lang, được thành lập từ gần 5000 năm trước bên bờ Nam sông Dương tử: Nước Văn Lang, Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông hải, Tây giáp Ba Thục. Nhà nước Văn Lang được trị vì bởi XVIII thời Hùng Vương , kéo dài 2622 năm. Cho đến khi sụp dổ ở bờ Nam sông Dương Tử vào năm 258 TCN. Niềm tự hào ấy, đã ăn sâu vào tinh thần yêu nước của Việt tộc qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn được gìn giữ đến tận ngày hôm nay, trong tâm thức mỗi con người Việt Nam. Nhưng cho đến những thập niên gần đây, nhiều học giả trong và cả ngoài nước đã đặt vấn đề xét lại cội nguồn lịch sử truyền thống của Việt tộc, nhân danh khoa học. Họ cho rằng: "Việt sử chỉ bắt đầu khoảng 700 năm trước CN và thời Hùng Vương "thực chất chỉ là 'một liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai", với "địa bàn hoạt động vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng". Những người này cho rằng: "Quan điểm của họ được "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" công nhận. Nhưng chân lý không phụ thuộc vào số đông để lấy phiếu bầu cho sự đúng sai. Mà nó phụ thuộc vào bản chất của chân lý được mô tả như thế nào. Và số đông chỉ có thể gây áp lực lên chân lý để quyết định sự sáng tỏ vào thời điểm nào mà thôi. Bởi vậy, đã có không ít học giả trong nước và trên thế giới phản ứng với quan điểm phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Những luận điểm của các học giả này tuy chưa đủ sức làm sáng tỏ chân lý, nhưng vẫn đầy đủ những luận cứ, luận điểm không dễ gì bác bỏ. Đồng thời tự thân những luận cứ, luận điểm chặt chẽ đó đã đặt ra những mâu thuẫn không thể giải quyết cho quan điểm phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử. Một trong những học giả khả kính đó, là nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy - tác giả của cuốn "“Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt”, là đề tài của buối tọa đàm khoa học ngày hôm nay. Kính thưa quý vị Trên thực tế, tôi và tác giả là người quen biết nhau đã lâu. Tôi rất có cảm tình với tác giả Hà Văn Thùy. Vì tác giả đồng cảm và chia sẽ với tôi về mục đích học thuật chứng minh cho lịch sử 5000 năm văn hiến một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương Tử. Mặc dù giữa tôi và tác giả đi theo những phương pháp khác nhau để minh chứng cho chân lý. Từ nhiều năm nay, tác giả Hà Văn Thùy có rất nhiều bài viết với những dữ liệu lịch sử thuyết phục, đăng trong các báo trong và ngoài nước với những luận cứ sắc xảo góp phần làm sáng tỏ truyền thống văn hiến sử Việt. Cho đến nay, một trong những thành tựu có tính quyết định chính là cuốn sách mà chúng ta sẽ phân tích dưới đây là cuốn sách “Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt”, do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn phát hành tháng 06/2016. Kính thưa quý vị Để có được bản tham luận này đáp lại thịnh tính của ban tổ chức và tác giả, tôi đã giành thời gian để đọc cuốn sách này của tác giả Hà Văn Thùy rất kỹ. Và tôi tin rằng các quý vị học giả có mặt nơi đây, cũng đã nghiên cứu kỹ tác phẩm này. Tôi tin rằng sự chia sẻ những nhận xét của tôi dưới đây về nội dung cuốn sách, sẽ được sự quan tâm của quý vị. Kính thưa quý vị. Trong nội dung cuốn sách, để chứng minh cội nguồn Việt tộc có nguồn gốc từ lâu đời và hoàn toàn không phụ thuộc về nguồn gốc văn hóa và nhân chủng, từ các dân tộc gần gũi liên quan - tác giả Hà Văn Thùy xác định rằng nguồn gốc của các dân tộc, trong đó có cả dân tộc Hán, Nhật Bản, Cao Ly và xa hơn nữa là Mông Cổ, đều có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Hệ thống phương pháp luận của tác giả - nhằm chứng minh điều này - căn cứ vào học thuyết “nguồn gốc loài người từ Châu Phi”. Không chỉ mình tác giả Hà Văn Thùy, mà khi nghiên cứu về nguồn gốc Việt tộc còn nhiều tác giả khác cũng đồng quan điểm, nhưng xuất phát từ một góc nhìn và phương pháp chứng minh khác, như: học giả Trần Đại Sĩ Việt kiều Pháp. Ông Trần Đại Sĩ - bằng phương pháp di truyền - thì nhận thấy rằng: những cư dân đang sống ở vùng Nam Dương Tử thuộc lãnh thổ Trung Quốc ngày nay, có bộ gen hoàn toàn giống với bộ gen của người Việt đang cư trú trên đất Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở này nhận thức khác quan này, ông cũng có kết luận tương tự như học giả Hà Văn Thùy, cho rằng: Người Việt ở Bắc Việt Nam hiện nay, đã di cư lên Nam Dương Tử . Nhưng ông Trần Đại Sỹ không căn cứ vào thuyết "Nguồn gốc loài người từ châu Phi". Theo sự tìm hiểu của cá nhân tôi thì những học giả nhân chủng học của Nhật Bản cũng xác định rằng: bộ gen của người Việt gần gũi với dân tộc Nhật đến 95%. Tỷ lệ giống của bộ gen người Nhật với người Việt hiện nay, hơn nhiều các chủng tộc khác ở cả Đông Nam Á và ở cả Đông Bắc Á. Thông tin này, tôi được biết lần đầu tiên, do Gs Ts Trần Quang Vũ - chủ nhiệm khoa Vật Lý Thiên Văn đại học quốc gia Áo - thông báo từ trong một hội nghị khoa học quốc tế mà ông tham dự, từ năm 2006. Sau đó thông tin này mới được các nhà khoa học Nhật, phổ biến trong các tạp chí nghiên cứu khoa học quốc tế. Nhưng - thưa quý vị - từ những thực tại khách quan không thể phủ nhận, trong mọi lĩnh vực nghiên cứu, không riêng gì lịch sử - những nhà nghiên cứu vẫn có thể đưa ra những sự giải thích hiện tượng bằng nhiều hệ thống giả thuyết, hoặc lý thuyết khoa học, hoàn toàn đối lập nhau. Và đó cũng chính là nguyên nhân để tạo nên những tranh luận khoa học, phản biện vì tính mâu thuẫn giữa các giả thuyết nhân danh khoa học, cho việc giải thích cho cùng một hiện tượng. Đây là một thực tế hiển nhiên và không cần phải chứng minh. Nếu có vị nào khó tính và yêu cầu chứng minh, thì tôi có thể nói ngay một ví dụ về sự mâu thuẫn trong các tranh luận về bản chất cội nguồn Việt sử. Để chứng minh rõ hơn về vấn đề mà tôi đã đặt ra với quý vị học giả có mặt ở đây, tôi xin dẫn chứng về giả thuyết khoa học của Gs Bs Trần Đại Sĩ, khi ông phát hiện ra rằng: bộ gen của cư dân sống ở Nam Dương Tử, trên đất TQ hiện nay có nhiều cấu trúc gen giống gen của người Việt ở Bắc Việt Nam hơn, so với những người sống ở Bắc TQ hiện nay. Đây là một trong hệ thống luận cứ căn bản và là hiện tượng khách quan được phát hiện và tôi cũng thừa nhận điều này. Tuy nhiên, để từ đó kết luận rằng: dân tộc Việt có nguồn gốc sống từ Bắc Việt Nam hiện nay, di cư lên Nam Dương tử và trở thành những người Hán đang sinh sống ở đây, vẫn có thể giải thích bằng nguyên nhân khác. Tôi đã có sự xác định, ngược lại với Gs Bs Trần Đại Sĩ, rằng: Người Việt có nguồn gốc từ Nam Dương Tử và trong diễn biến lịch sử hơn 2000 năm trước, khi nền văn minh Văn Lang đã sụp đổ trước sự bành trướng của dân tộc Hán. Và một bộ phận dân tộc Việt, cùng với một số dân tộc chung sống trên đất nước Văn Lang xưa ở Nam Dương Tử, đã di cư xuống Bắc Việt Nam hiện nay. Luận điểm này của tôi đã được chứng minh trong các sách đã xuất bản và các tiểu luận liên quan trên trang web của TTNC LHDP. Nhưng điều đó không phải đề tài tranh luận trong lúc này. Tất nhiên, sự xác định về nguồn gốc người Việt của tôi rõ ràng mâu thuẫn với Gs Bs Trần Đại Sỹ. Mặc dù cùng xuất phát từ một hiện tượng khách quan, được thẩm định bằng những phương tiện khoa học, kỹ thuật. Và đây là một ví dụ cho luận điểm của tôi đã trình bày ở trên với quý vị là: Những giả thuyết khoa học, tuy cùng xuất phát từ những thực tại khách quan được thừa nhận, vẫn có thể đưa đến những hệ thống giả thuyết khoa học khác nhau, để giải thích hiện thực khách quan đó. Ở đây, nó đã chứng tỏ rằng: Sự phát hiện tính giống nhau về gen của người Việt ở Việt Nam và cư dân nam Dương tử ở Trung Quốc hiện nay của Gs Bs Trần Đại Sĩ, vẫn có thể giải thích bằng một lý thuyết khác. Tương tự như vậy với hệ thống phương pháp luận của chính tác giả Hà Văn Thùy, về việc người Việt từ Đông Nam Á đã di cư lên Nam Dương Tử và toàn bộ miền Bắc TQ hiện nay, để trở thành cội nguồn của các dân tộc ở đây. Hệ thống phương pháp luận của tác giả Hà Văn Thùy và sự xác định của tác giả, là từ hệ thống giả thuyết khoa học “Loài người bắt nguồn từ Châu Phi”. Bây giờ chúng ta xem xét về nội dung của học thuyết này. Kính thưa quý vị. Thực chất học thuyết “Loài người bắt nguồn từ Châu Phi” đã xuất hiện từ giữa thế kỷ 19, do Charles Darwin đã đặt ra vấn đề “Nguồn gốc loài người từ Châu Phi”. Nhưng vào thời Darwin, nó chưa được các tri thức khoa học liên quan phát triển, như học thuyết Di truyền ủng hộ. Và đương thời, nó cũng bị các nhà khoa học đặt vấn đề hoài nghi. Học thuyết “Loài người bắt nguồn từ Châu Phi” hiện nay, là sự tiếp tục giả thuyết khoa học này của Darwin và cũng đã qua nhiều thằng trầm xuyên thế kỷ. Mới đầu, học thuyết này dựa trên các cơ sở di truyền với những bằng chứng về hóa thạch, đã cho rằng: "Khoảng 120.000 đến 160.000 năm trước CN, những người cổ đại đã rời Châu Phi và đi đến Đông Nam Á". Tuy nhiên, học thuyết này đã bị bác bỏ bởi vì các phát hiện khảo cổ trước đây, với các công cụ đá ở bán đảo Ả Rập, cho thấy: 120.000 năm trước đã có loài người sinh sống ở đây và cách 80.000 trước công nguyên thì người ta cũng đã tìm ra được rằng của người cổ ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, đến gần đây học thuyết này lại được giới khoa học quan tâm, bởi sự tiến bộ của ngành Di truyền học kết hợp với khảo cổ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một giả thuyết khác cho rằng: chỉ có con người hiện đại có nguồn gốc từ Châu Phi. Và - những chủng tộc xuất phát từ Châu Phi này -không phải là chủng người duy nhất tạo nên người hiện đại. Giả thuyết này xác định rằng: Ở các nơi trên trái Đất, đã có những chủng người khác sinh sống. Và chủng người hiện đại từ Châu Phi đã hòa huyết với người bản địa ở các vùng khác nhau trên thế giới; từ đó tạo ra các chủng người hiện đại. Những xét nghiệm di truyền trong thời gian qua đã kết luận rằng: có một số chủng người cổ đã bị tuyệt chủng và họ đã có thể lai giống người hiện đại có nguồn gốc từ Châu Phi. Các nhà khoa học cũng cho thấy: các chủng người này đã để lại dấu ấn di truyền ở các vùng khác nhau trên thế giới. Ví dụ: di truyền của người Neanderthal có tất cả trong mọi loại người ngoài vùng xa Châu Phi hoặc người cổ Hominin có trong gen của thổ dân cổ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác thì cho rằng các gen của các chủng người cổ xưa khác nhau, đều có thể do đặc điểm chung tổ tiên từ 500.000 đến 800.000 năm trước. * nguồn Wikimedia (nguồn gốc Châu Phi của người hiện đại). Kính thưa quý vị. Qua sự giới thiệu tóm tắt trên thì quý vị cũng nhận thấy rằng: giả thuyết "Nguồn gốc loài người từ Châu Phi", mới chỉ dừng lại ở một giả thuyết khoa học đáng tin cậy và đươc nhiều nhà khoa học ủng hộ hiện nay. Tuy nhiên, nó chưa phải là được sự ủng hộ hoàn toàn của các nhà khoa học. Giả thuyết này, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết từ những luận đề căn bản của nó. Theo tôi, đó là những luận đề:: Đó chính là sự hình thành các chủng tộc trên thế giới, như: các chủng tộc da trắng, da đỏ, da đen, da vàng,da nâu...vv....sẽ được giả thuyết này giải thích như thế nào? Chưa hết, giả thuyết "Loài người có nguồn gốc từ Châu Phi" còn có trách nhiệm phải giải thích sự hình thành các dân tộc trong cùng một chủng tộc, mà cụ thể là dân tộc Việt - là vấn đề liên quan đến nội dung cuốn sách của học giả Hà Văn Thùy. Để từ đó, đặt cơ sở cho những luận điểm thẩm định luận cứ của tác giả Hà Văn Thủy trong cuốn sách này – khi tác giả cho rằng dân tộc Việt là nguồn gốc cả tất cả các dân tộc Đông Nam châu Á và Đông Bắc Á. Kính thưa quý vị. Giả thuyết "Nguồn gốc loài người từ Châu Phi" cũng chỉ có thể được coi là một cách giải thích những thực tại khách quan mà con người hiện đại đã nhận thức được. Và mục đích của nó là mô tả sự tiến hóa và phát triển của loài người trên thế giới, với tư cách là một trong những giả thuyết khoa học. Nhưng nó chưa phải là một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh và còn nhiều vấn đề phải bổ sung, như: sự hình thành các chủng tộc. Và chi tiết hơn, là các dân tộc bên trong các chủng tộc đó, mà tôi đã trình bày ở trên. Giả thuyết "Loài người xuất phát từ châu Phi", đơn giản chỉ mới mô tả theo quan điểm của nó, về sự phát triển của nhân loại nói chung trong quá trình tiến hóa. Hay nói rõ hơn là: Thuyết "Nguồn gốc loài người từ Châu Phi" chưa phải là một học thuyết hoàn chỉnh, nhất quán, có tính hệ thống để được xác định trở thành một hệ thống lý thuyết cơ bản, mà từ đó, được coi là một tiền đề của một hệ thống tri thức làm cơ sở để giải thích mọi vấn đề liên quan đến các vấn đề nhân chủng học, dân tộc học và xã hội học...vv... Từ sự nhận xét về bản chất của thuyết "Loài người có nguồn gốc từ châu Phi", dẫn đến vấn đề được đặt ra với hệ thống luận cứ của tác giả Hà Văn Thùy, là: tác giả đã căn cứ vào tiêu chí nào, để xác định dân tộc Việt đã hình thành và được xác định với tư cách là một dân tộc, khi loài người từ châu Phi xuất hiện ở Đông Nam Á? Tất nhiên, vấn đề tiếp theo sau đó là các dân tộc khác ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á đã hình thành thế nào với cội nguồn là dân tộc Việt di cư từ Đông Nam Á lên - theo luận điểm của tác giả? Cá nhân tôi có thể đồng ý với tác giả về một chủng tộc người cổ xuất phát từ Châu Phi di cư đến Đông Nam Á, bao gồm cả nước Việt Nam hiện nay; sau đó di chuyển lên Đông Bắc Á theo thuyết “Loài người bắt nguồn từ Châu Phi”. Nhưng điều đó chưa thuyết phục được tôi, công nhận rằng: Khi đến Đông Nam Á thì chủng người từ Châu Phi, lập tức trở thành dân tộc Việt?! Vấn đề này liên quan đến tiêu chí để xác định sự hình thành một dân tộc. Cụ thể là dân tộc Việt. Không thể vì người từ châu Phi di cư đến đâu từ hàng chục ngàn năm trước và xét theo thực tế vùng đất các dân tộc đang cư trú hiện đại, để xác định trở thành dân tộc hiện đại đang cư trú tại đó. Thí dụ cụ thể mà tác giả cho rằng: Người cổ từ Phi châu, đến Đông Nam Á liền trở thành dân tộc Việt?! Hơn nữa, cứ theo logic của tác giả thì chủng người di cư đến vùng Đông Nam Á thành người Việt cổ - hoặc dân tộc Việt cổ - thì không lẽ cứ di cư đến Trung Đông thì thành người Ả Rập, đến Ấn Độ thành người Ấn Độ, đến Đông Nam Á thì hình thành người Việt..? Vậy thì rút cục người Việt có nguồn gốc từ châu Phi, hay từ những dân tộc được hình thành trên các chặng đường mà người cổ châu Phi đặt chân đến?! Tóm lại, tôi cần phải nói rõ rằng: Không gian sinh sống của các dân tộc trong lịch sử hiện đại, không phải là tiêu chí để xác định sự hình thành các dân tộc cổ đại, trong quá trình phát triển, tiến hóa của cả loài người. Và tác giả đã thiếu một tiêu chí để xác định sự hình thành các dân tộc trên thế giới. Đây cũng là chỗ chưa hoàn chỉnh của thuyết "Loài người có nguồn gốc từ châu Phi". Trên cơ sở những luận cứ mà tôi đã trình bày với quý vị ở trên, tôi xác định rằng: Tác giả cần phải làm rõ hơn về luận điểm người cổ châu Phi đến cư trú ở Đông Nam Á, từ hàng chục ngàn năm trước, được xác định chính là người Việt cổ. Khi mà ở Đông nam Á ngày nay là nơi cư trú của nhiều dân tộc. Nếu tác giả muốn bảo vệ luận điểm của mình từ luận cứ trên - thì - tôi nghĩ rằng: Tác giả cần đưa ra tiêu chí về sự hình thành một dân tộc. Riêng cá nhân tôi, và tôi nghĩ cũng được sự đồng tình của quý vị, rằng: tiêu chí để xác định sự hình thành một dân tộc, là: "Một dân tộc chỉ được coi như hình thành trong lịch sử, khi dân tộc đó lập quốc". Đương nhiên đây là một tiêu chí có tính quy ước từ cuối thế kỷ XIX, và có thể một quốc gia gồm có nhiều dân tộc đa số và thiểu số. Nhưng họ chỉ được xác định là một dân tộc, nếu như những dân tộc đó nằm trong hệ thống của một quốc gia mà họ sinh sống. Có thể các nhà khoa học trên thế giới và kể cả chúng ta ngồi đây, cũng như cá nhân tác giả, vẫn có thể đưa ra một tiêu chí khác về nội hàm khái niệm hình thành một dân tộc. Nhưng dù sao thì chí ít tiêu chí mà tôi đã trình bày ở trên là tiêu chí duy nhất cho đến hiện nay, mà tôi được biết, để xác định lịch sử hình thành và tiến hóa của một dân tộc. Kính thưa quý vị. Bây giờ, trong khi chờ đợi các nhà khoa học, hoặc tác giả bác bỏ tiêu chí này và đưa ra một tiêu chí khác, có những luận cứ chặt chẽ, hợp lý và toàn diện hơn cho sự hình thành một dân tộc - chúng ta có thể tạm thời sử dụng tiêu chí này, để xác định sự hình thành dân tộc Việt. Vậy thì căn cứ vào tiêu chí này, dân tộc Việt chỉ được hình thành khi nó được xác định lập quốc. Thế thì dân tộc Việt, tổ tiên của chúng ta, phải được coi là bắt đầu từ việc lập quốc Văn Lang, mà chính sử đã ghi nhận: thành lập vào năm 2879 trước CN. Nước Văn Lang, phía Bắc giáp động Đình Hồ, phía nam giáp Hồ Tôn và phía đông giáp Đông Hải. Nền văn minh và quốc gia Văn Lang sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử vào thế kỷ thứ III trước CN. Từ vấn đề được đặt ra về tiêu chí hình thành một dân tộc, chúng ta lại quay trở lại với chủ đề chính của bản tham luận này. Trong cuốn sách này tác giả cũng xác nhận khoảng 2700 trước công nguyên người Mông Cổ vượt Hồng Hà tấn công vào Trác Lộc và người Lạc Việt thua trận xuôi theo Hoàng Hà đổ bộ vào Nghệ An. Điều này được tác giả nhắc đến 2 lần. Lần thứ nhất, ở trang 39 và 40; lần thứ 2 vào trang 215. Trong đó, tác giả xác định rằng: ["Khoảng 2700 trước công nguyên, diễn ra cuộc xâm lăng của người MC tại trân Trác Lộc. Quân Việt bại trân. Lạc Long Quân dẫn đoàn quân Việt vùng núi Thái, Sông Nguồn xuôi Hoàng Hà vượt biển đổ bộ vào vùng Nghệ An. Đoàn di dân của Lạc Long Quân mở đầu cho cuộc nam tiến về mái nhà xưa"]. Như vậy, với những luận điểm này tác giả đã phủ nhận sự thành lập nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt, ở Nam Dương Tử là nhà nước Văn Lang mà tôi đã trình bày ở trên, được chính sử nói tới. Tác giả cho rằng Lạc Long Quân di cư xuống Nghệ An và quốc gia Văn Lang đã bắt đầu từ vùng đất này. Như vậy, tuy tác giả vẫn thừa nhận rằng lịch sử 5000 năm văn hiến của Việt tộc. Nhưng nó lại đặt ra một vấn đề sau: 1/ Theo tác giả, nước Văn Lang được thành lập ở vùng Bắc Bộ nước VN hiện nay, xuất phát từ Ngàn Hống, Nghệ An ngày nay, chứ không phải từ Nam Dương Tử. Vậy thì vấn đề dân tộc Việt được hình thành bắt đầu từ khi nào? Nếu tác giả đã thừa nhận dân tộc Việt đã thành lập từ trước khi có trận Trác Lộc (2700 trước công Nguyên) do Lạc Long Quân lãnh đạo và bị thua. tất nhiên trong điều kiện này thì tác giả phải có một tiêu chí thuyết phục về sự xác định lịch sử của một dân tộc. 2/ Giữa hai truyền thuyết về sự tích Lạc Long Quân lập đô ở Ngàn Hống Nghệ An ngày nay - mà tác giả nói tới - và truyền thuyết về lịch sử lập quốc của nước Văn Lang được ghi trong chính sử, thì truyền thuyết nào đúng? Hay cả hai đều sai? Như vậy, tuy luận điểm của tác giả đạt ra một giả thuyết mới, bác bỏ quan điểm phủ nhận truyền thống cội nguồn Việt sử của hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện nay, khi họ cho rằng: dân tộc Việt chỉ "hình thành vào khoảng 700 năm trước công nguyên", với "một liên minh gồm 15 bộ lạc; hoặc cùng lắm là một hình thức nhà nước sơ khai". Nhưng rõ ràng, đây vẫn là một sự phản bác chưa hoàn hảo của tác giả, để chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vì, hệ thống luận cứ của tác giả vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong nội hàm của nó. Và điều này, tôi chứng minh ngay sau đây: Vấn đề cội nguồn truyền thống của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - được ghi nhận trong chính sử - bị coi như là một truyền thuyết không đáng tin cậy, và cần phải có những bằng chứng khoa học chứng minh. Vậy thì việc Lạc Long Quân bắt đầu xuất hiện ở Nghê An cũng chỉ là một truyền thuyết, mang tính địa phương, được ghép với truyền thuyết Hoàng Đế chiến Xuy Vưu ở Trác Lộc rất chủ quan của tác giả. Và rõ ràng truyền thuyết này trong cổ thư chữ Hán, lại không dính dáng gì đến truyền thuyết Lạc Long Quân cả. Hơn nữa, cả hai đều là truyền thuyết. Nếu như, mặc định rằng: giả thuyết của tác giả là đúng, mà trong đó cho rằng nhà nước Văn Lang của dân tộc Việt do Lạc Long Quân thua trận rút về Nghệ An lập nên, thì nó sẽ không giải thích được những điều mà chính tác giả dẫn chứng trong tác phẩm. Đó là những di sản văn hóa vật thể của Việt tộc được tìm thấy ở khắp nơi thuộc vùng ĐNA và cả Nam Dương Tử. Hoặc nó cũng không giải thích được sự giống nhau giữa gen của người Trung Quốc hiện nay ở Nam Dương tử với người Việt hiện nay, mà Gs Bs Trần Đại Sĩ phát hiện; hoặc gen người Nhật Bản hiện nay với người Việt hiện nay, mà các nhà khoa học Nhật xác định. Hay nói rõ hơn: Khi tác giả cho rằng Việt tộc thua trận Trác Lộc ở bắc hạ lưu sông Dương Tử và chạy thẳng xuống Nghệ An thì nó đã bỏ qua miền đất Nam Dương Tử Trong tác phẩm này tác giả còn tỏ ra lúng túng và tự mâu thuẫn, khi cho rằng: nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn vốn là một thành viên của nhà Chu, là một trong những nhà nước quan trọng của Việt tộc. Trong khi sự hình thành nhà nước Việt của Câu Tiễn lại ra đời từ hơn 2000 năm trước công nguyên từ thời nhà Hạ, theo như tác giả viết. Tức là sau ngót 700 năm sau trận Trác Lộc. Vậy thì Việt tộc hình thành từ không gian nào? Ở hạ lưu phía bắc sông Dương tử do tổ tiên của Việt Vương Câu Tiễn thành lập, hay do ở Lạc Long Quân thành lập ở Bắc VN sau khi rút lui về đây vào năm 2700 trước công nguyên? Kính thưa quý vị. Trong cuốn sách của tác giả còn nhiều chi tiết có tính mâu thuẫn khác, mà tác giả chưa giải thích được một cách hợp lý. Nhưng tôi nghĩ chỉ cần nêu hai luận cứ chủ yếu của tác giả, trong đó có hệ thống giả thiết khoa học căn bản, là "Loài người có nguồn gốc từ châu Phi", vốn tự thân đã hàm chưa nội dung của một học thuyết chưa hoàn chỉnh, đủ để có những đề nghị với tác giả cần bổ sung thêm nhằm hoàn thiện tác phẩm. Như vậy, bằng sự phản biện của tôi trong bài viết này, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa để xin được sự quan tâm của quý vị rằng: Tất cả mọi hiện tượng, vấn đề và sự kiện tồn tại khách quan, đều là đối tượng nghiên cứu khoa học. Vấn đề tiếp theo là: từ những thực tại khách quan đó, là nền tảng của những giả thuyết khoa học, những lại rất khác nhau và không tránh khỏi mâu thuẫn nhau. Vậy thì trước những cách giải thích nhân danh khoa học, thông qua những giả thuyết khoa học khác nhau và mâu thuẫn, thì phải có một chuẩn mực để thẩm định tính đúng sai - dù là tương đối của các giả thuyết khoa học. Cho dù giả thuyết đó ở lĩnh vực khoa học nào - khoa học xã hội nhân văn, khoa học lịch sử, cho đến khoa học tự nhiên. Tiêu chí đó là: ["Một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng, nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những sự việc, vấn đề và những hiện tượng liên quan đến nó, có tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán, có tính quy luật, có tính khách quan và có khả năng tiên tri"]. Đồng thời, một tiêu chí khoa học khác cũng xác định rằng: ["Một lý thuyết nhân danh khoa học bị coi là sai, nếu như chỉ một mắt xích trong hệ thống luận cứ của nó được chứng minh là sai, mà tự thân hệ thống lý thuyết đó không biện minh được".] Trong bài nói này, tôi đã chỉ ra những luận điểm chưa chặt chẽ của tác giả, là: 1/ Đề nghị tác giả Hà Văn Thủy xác định tiêu chí hình thành một dân tộc, để từ đó xác định cội nguồn dân tộc Việt. Chứ không thể võ đoán cho chủng người có nguồn gốc châu Phi đã đến Đông Nam Á và trở thành người Việt cổ trước khi đi lên phía Bắc. 2/ Chứng minh không gian lập quốc của người Việt từ Nghệ An, không thể căn cứ duy nhất vào sự liên hệ giữa những truyền thuyết.Mà nó phải có sự liên hệ giải thích tất cả những hiện tương khách quan khác, đã được công nhận, như: di sản văn hóa Việt ở khắp Đông Nam Á và Đông Bắc Á, sự giống nhau về gen di truyền của dân tộc Nhật và các dân tộc ở Nam Dương Tử hiện nay. Trong điều kiện này, tác giả cũng phải chứng minh một truyền thuyết khác về không gian lập quốc ghi nhận trong chính sử là sai. Kính thưa quý vị. Cội nguồn Việt tộc đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Hơn 1000 năm Bắc thuộc không phải con số vô cảm đọc trong một giây. Không thể có một dân tộc còn tiếp tục lịch sử của mình, khi đã mất nước. Đây là sự thật khách quan và không có ngoại lệ của lịch sử. Bởi vậy, việc làm sáng tỏ chân lý cội nguồn Việt sử là một điều cấp bách và không thuộc trách nhiệm của một vài cá nhân có cảm hứng. Mà nó là trách nhiệm của cả một dân tộc. Bởi vậy, thay cho lời kết luận của bài viết này, tôi bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn với tác giả Hà Văn Thùy, vì những cố gắng và sự tận tụy của ông trong việc tìm về cội nguồn Việt tộc. Cho dù, trong cuốn sách đầu tay của ông có thể chưa hoàn chỉnh. Nhưng tôi tin rằng: với một nhiệt huyết vì cội nguồn dân tộc, và sự đóng góp chân tình của mọi người, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy sẽ có những tác phẩm tiếp theo ngày càng hoàn chỉnh cho quan điểm của mình, minh chứng cho chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị. Chân thành chúc quý vị và tác giả đã quan tâm đến những góp ý của tôi. T/p HCM 20/ 11 2016. Nguyễn Vũ Tuấn Anh. NHỮNG HÌNH ẢNH TẠI BUỔI TỌA ĐÀM PS: Quan điểm của tôi - Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - xác định rằng: Nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, bắt đầu từ 2879 TCN, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử, chính là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Quan điểm này không coi dân tộc Việt là cội nguồn các dân tộc ở Đông Nam á và Đông Bắc Á. https://www.facebook.com/thiensu.lacviet/media_set?set=a.1214900118557012.1073742179.100001111066256&type=3&pnref=story 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 11, 2016 Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Quan điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của cá nhân tôi, đã trình bày trong những sách đã xuất bản, những bài viết trên các diễn đàn liên quan đến Lý học Đông phương từ hơn 18 năm qua. Quan điểm này có thể cùng một mục đích với nhiều học giả và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhưng tôi cần xác định rằng: Hệ thống phương pháp chứng minh của tôi hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào hệ thống tư duy của bất cứ cá nhân hay một nhóm nào. Tôi không độc quyền chân lý, nhưng chân lý chỉ có một mà thôi. Tôi xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà những tri thức tinh hoa của nền văn minh hiện đại đang mới chỉ là ước mơ. Và tôi khẳng định rằng: Duy nhất chỉ có nền văn hiến Việt - mà tiếp nối là nền văn hóa truyền thống Việt hiện nay, mới đủ tư cách, đủ khả năng, phục hồi lại một cách hoàn chỉnh những gía trị đích thực của nền văn minh Đông phương, đang sừng sững thách đố trí tuệ của toàn thể văn minh nhân loại hiện đại. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 11, 2016 (đã chỉnh sửa) Quote 2/ Chứng minh không gian lập quốc của người Việt từ Nghệ An, không thể căn cứ duy nhất vào sự liên hệ giữa những truyền thuyết.Mà nó phải có sự liên hệ giải thích tất cả những hiện tương khách quan khác, đã được công nhận, như: di sản văn hóa Việt ở khắp Đông Nam Á và Đông Bắc Á, sự giống nhau về gen di truyền của dân tộc Nhật và các dân tộc ở Nam Dương Tử hiện nay. Trong điều kiện này, tác giả cũng phải chứng minh một truyền thuyết khác về không gian lập quốc ghi nhận trong chính sử là sai. Về vấn đề này, anh Nguyễn Quang Nhật viết rất nhiều trong "Sử thuyết Họ Hùng" và nhiều bài liên quan rằng: Nước Việt lập quốc đầu tiên ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh, cụ thể là vùng Núi Đọ (Đại - Thái Sơn), hang Bua (Vua), sông Cả (Cơ), sông Chu (Cha), sông Mã (Mẹ) với vị vua đầu tiên là Đế Minh (Hùng Hiển Vương - Hiên Viên Hoàng đế). Sau đó phát triển dần lên phía Bắc tới Vùng Phú thọ rồi đóng đô ở đó, truyền ngôi cho Đế Nghi (Nghiêu). Đế Nghi cử ông Hy thúc (Diêu Trọng Hóa) mở mang bờ cõi lên phía Bắc tới vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Lĩnh nam rồi được truyền nghôi thành Đế Thuấn. Đế Thuấn dùng Hạ Vũ (Tản Viên Sơn Thánh) trị thủy thành công rồi truyền ngôi cho. Hạ Vũ mở mang bờ cõi về phái Đông rất nhiều, tới tận biển. Hạ Vũ mất, muốn truyền ngôi cho ông Cao Dao (đứng đầu Giao chỉ) nhưng ông ta mất trước Hạ Vũ, nên Hạ Vũ tính truyền ngôi cho ông Ích là con ông Cao Dao. Nhưng con ông Hạ Vũ là Khải cùng gia tộc mẹ ở phía Đông không chịu và xảy ra xung đột. Kết quả ông Khải thắng và lập ra nhà Hạ, đày ông Ích và dân của ông đi khắp nơi gọi là Tứ Di. Đó là cuộc chiến Hùng-Thục lần thứ nhất. Nhà Hạ suy thì bị ông Thành Thang ờ Quảng Đông đánh đổ, lập ra nhà Thương. Thời nhà Thương, lãnh thổ họ Hùng mở rộng về phía Bắc tới nam sông Dương Tử. Đến thời vua Bàn canh, bắt đầu vượt sông Dương tử gọi là nhà Ân Thương (Nhà Thương thứ 2). Nhà Ân Thương tiếp tục mở rộng bờ cõi lên phía Bắc. Đến thời Trụ Vương thì đã vượt sông Hoàng hà. Trong khi đó, nhánh dân bị lưu đày do ông Ích, con ông Cao Dao, hậu duệ Đế Minh (Hiên Viên - họ Cơ hay Cả) lãnh đạo di chuyển từ Thanh Nghệ Tĩnh, theo phía Tây tới Quí Châu thì định cư và trở nên hùng mạnh vào thời Văn Vương Cơ Xương. Đến thời Trụ vương, nhà Ân Thương suy vong, Cơ Xương mở rộng đất đai lập ra nước Âu Lạc hay Văn Lang (nước của vua Văn) đóng đô ở ... Hà nội (Đông đô), mà chính sử ghi lại. Con ông Cơ Xương là Cơ Phát lật đổ Trụ Vương lập ra nhà Chu, đóng đô ở Cảo Kinh (Vân man). Vì nhận là dòng dõi Đế Minh (Hiên Viên) (được Đạo mẫu tôn là Vua cha Ngọc hoàng Thượng đế) nên các vị vua nhà Chu mới xưng là Thiên tử (trước đó không như thế) và theo tục đó các vua khác tuy không phải họ Cơ cũng xưng là "con Trời". Sau nhà Chu (Tây chu, đóng đô ở phía Tây: Cảo kinh) thiên đô về phía đông gọi là Đông Chu, đống đô ở Đông đô (Hà nội). Và còn dài nữa cho đến tận thời Lý-Trần. Đại khái, theo sử thuyết Họ Hùng thì lịch sử Việt tộc khai phá Trung quốc (ngày nay) là như thế. Sử Việt đã bị Trung Quốc đánh cắp rất tinh vi và trắng trợn. Chưa biết đúng sai thế nào nhưng tư liệu thì nhiều khủng khiếp, cả phi vật thể lẫn vật thể, tới mấy nghìn trang (mới chỉ do tôi chép được đã gồm 7 tập, mổi tập gần 500 trang A4), lập luận thật sắc sảo. Không thể nói ngắn gọn được. Edited 29 Tháng 11, 2016 by Vo Truoc 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 11, 2016 (đã chỉnh sửa) (Tiếp) Khi nhà Chu thống nhất, Chu Vũ Vương chia phong đất cho con cháu ra khắp nơi (Đó là nguồn gốc truyện trăm trứng). Chu công Đán được phong ở nước Lỗ (nay là Lào), Lã Vọng Khương tử Nha được phong ở nước Tề (sau là Chân lạp), Thiệu Công thích được phong ở vùng Quảng Nam, ... Dân Việt từ một tộc tương đối đồng nhất, có chữ viết ký âm gọi là chữ Khoa Đẩu, nay địa bàn sinh hoạt quá lớn và lâu dài nên tiếng nói bị biến dạng, không còn hiểu nhau nữa. Chữ Khoa đẩu là chữ ký âm nên đương nhiên bị biến dạng theo, đến nỗi rất khó giao tiếp, tuy tất cả cùng là Việt tộc và tôn sùng Hùng Vương (lúc này là vua Chu). Điều đó tất yếu dẫn đến như cầu phải có một phương tiện giao tiếp chung, không phụ thuộc ngôn ngữ. Do đó, nhà Chu tổ chức ra một cơ quan gồm rất nhiều học giả uyên bác sáng tạo ra một thứ chữ dùng cho toàn thiên hạ trên cơ sở văn hóa họ Hùng, dựa trên học thuyết ADNH, vốn thịnh hành và trở nên uyên thâm suốt từ thời lập quốc bởi Đế Minh. Vì thế thứ chữ đó mới ẩn chứa nhiều tư tưởng triết học, văn hóa thâm sâu chứ không đơn giản là tượng mỗi cái "hình". Kết quả, thứ chữ đó ra đời và trở thành thứ chữ cho cung đình, nơi có nhiều nhu cầu giao tiếp với nhiều tộc người nhất, gọi là chữ Nho hay chữ vuông (viết trong 1 ô vuông, tiểu triện). Sau cả ngàn năm, Hán tộc xâm chiếm thì họ chẳng có cách nào hơn là dùng luôn thứ chữ đó để cai trị Việt tộc. Lâu dần, với nhiều âm mưu thâm độc họ gọi thứ chữ đó là "chữ Hán". Cùng nguồn gốc là Việt tộc, có pha thêm một số ít máu khác trong quá trình mở mang bờ cõi, nhưng do quá lâu và quá xa nên các nước thời Chu Xuân thu, Chiến quốc đánh lẫn nhau loạn xạ, nhưng vẫn thống nhất tôn thờ vua Chu (Hùng Vương). Đến cuối thời Đông Chu, nước Tần hùng mạnh, ảnh hưởng của nhà Chu rất yếu, Tần Chiêu Vương tìm cách lật đổ nhà Chu nhưng thất bại do nhà Chu tuy không được tôi luyện nhiều trong chiến tranh nhưng có nền văn hóa vượt trội. Tần Chiêu Vương (Triệu Đà 1) dùng cách nghị hòa cho con sang ở rể và lật lọng lật đổ Hùng Vương. Câu chuyện này mới là truyện Mỵ Châu - Trọng Thủy đích thực trong cuộc chiến Hùng - Thục lần thứ 2. Tần Thủy Hoàng sau thống nhất Trung hoa chính là đứa con của mối tình ai oán đó. Đó là lý do, sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng đối xử với quí tộc họ Hùng không quá khắt khe (họ bên mẹ). Thời Tần tàn bạo, Thiên hạ nổi lên. Lưu Bang người Thái Bình giết Nhâm Ngao khới nghĩa (Triệu Đà 2) lật đổ nhà Tần và thống nhất Thiên hạ dưới thời Hiếu Cao Tổ nhà Hiếu (bị người Hán cạo sử chữa thành Hán), sử Việt gọi là Lý Bôn. Lưu Bang (Lý Bôn) kết thân với Hung nô nên tạo điều kiện cho người phương Bắc xâm nhập vào hoàng tộc, tuy còn ít. Lưu Bang mất, Lữ hậu thâu tóm quyền hành. Khi Lữ hậu mất, các đại thần diệt phái Lữ hậu, dựng lại nhà Hiếu và trở nên hưng thịnh dưới triều Hiếu Võ Đế Lưu Triệt. Trong khi đó, tàn quân của họ Lữ chiếm cứ phía Nam, kiếm con cháu Lưu Bang lên làm vua, dựng lên nước Nam Việt không phục triều Hiếu, tôn Lưu Bang là Triệu Vũ đế (Triệu có nghĩa là chúa) hay Nam Việt Vũ vương (Triệu Đà 3). Sau Hiếu Võ đế sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức sang đánh Nam Việt. Một người vợ chưa cưới của Vua Nam Việt, con cháu tể tướng Lữ Gia dòng Lữ hậu, nổi lên khởi nghĩa (khởi nghĩa Trưng Vương 1). Được 3 măm, bà bị bệnh mất. Nhưng các bộ tướng của bà vẫn chiến đấu và quân nhà Hiếu phải dừng lại ở Khâm Châu (cột đồng Mã Viện). Nước Nam Việt bị chia làm 2: Lâm ấp là quốc gia còn Giao Chỉ thì tự trị bởi các Sỹ Nhiếp (kẻ sỹ nhiếp chính) tương đối độc lập. Nhà Hiếu đến thời Vương Mãng thì suy yếu, Vương Mãng cướp ngôi lập ra nhà Tân thi hành nhiều cải cách nóng vội, làm mất lòng giới quí tộc, đặc biệt những quí tộc gốc Hung nô (Hán). Một quí tộc Hung nô là Lưu Huyền lập ra nhà Tây Hán, sau bị những người gốc Hùng Việt giết chết (Phàn Sùng và khời nghĩa Xích Mi). Bộ tướng của Lưu Huyền là Lưu Tú xuất thân từ cướp ở núi Lục lâm (Lục Lâm thảo khấu) lập nhà Đông Hán và dần lật đổ nhà Tân thống nhất Trung Quốc, xưng là Hán Quang Vũ. Kể từ lúc này họ Hùng mới bắt đầu bị ngoại tộc (Hán) cai trị, cùng với nhiều âm mưu xóa sổ và ăn cắp nguồn gốc văn hóa Việt. Cuối thời Đông Hán, nhà Hán suy đồi, dân Hùng Việt vùng lên với cuộc khởi nghĩa Khăn vàng (Khởi nghĩa Trưng Vương 2). Di sản cuộc khở nghĩa đó hình thành 3 nước (Tam Quốc) trong đó Ngô và Thục của Lưu Bị (Lý Bí) thuộc gốc Hùng Việt, Ngụy thuộc gốc du mục (Hán). Việt nam ta, ở đồng bằng Bắc bộ thuộc Ngô, Tây bắc thuộc Thục. Cuối cùng, Ngụy thôn tính Ngô, Thục. Tuy thôn tính được nước Thục nhưng phía Nam nước Thục vẫn không bị thôn tính và trở thành nước Lâm Ấp dòng Hùng Việt. Sau năm trăm năm, dòng Hùng Việt lại giành quyền thống trị Trung Quốc dưới thời nhà Đường. Cuối thời Đường, loạn lạc liên miên, đến thời Ngũ Đại thấp quốc thì lãnh thổ họ Hùng bị chia làm 3: Đại Tống, Đại Lý (Vân nam từ Lâm Ấp cũ, thành Nan Chiếu rồi Đại Lý) và Đại Việt (Quảng Đông, Quảng Tây, Việt Nam, sử Tàu xuyên tạc gọi là nước Nam Hán). Phía Bắc thì có Đại Kim không thuộc họ Hùng. Sau Đại Tống tiến đánh Đại Việt (lúc này đổi tên là Đại Hưng) nhưng chỉ chiếm được Quảng Đông, Quảng Tây, phần còn lại qua nhiều gian nan, khôn khéo, Lý công Uẩn lập nên Đại Việt. Trong tâm thức vua Lý, Quảng Đông Quảng Tây vẫn là đất cũ của Đại Việt nên luôn mưu tính lấy lại. Đó là lý do có các cuộc tiến đánh nhà Tống của Nùng Trí Cao, và sau này của Lý Thường Kiệt. Đó là sơ lược lịch sử họ Hùng của Sử thuyết do anh Nguyễn Quang Nhật khởi xướng tới thời Lý Tư liệu của anh Nhật thật vô cùng phong phú, đồ sộ. Tư duy cũng rất nghiêm túc, sắc bén. Anh chị em tham khảo. Edited 29 Tháng 11, 2016 by Vo Truoc 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 11, 2016 Tất cả hệ thống luận cứ của tác giả Nguyễn Quang Nhật chỉ cần đổi địa danh lịch sử thành luận điểm của tôi. Quý vị và anh chị em lưu ý điều này. Điều này chứng tỏ rằng: Hệ thống lập luận của tác giả Nguyễn Quang Nhật chưa chặt chẽ, nên mới có thể xảy ra hiện tượng nói trên. Với tôi, tác phẩm của tác giả Trần Quang Nhật chỉ có gía trị tư liệu để tham khảo. Cũng như: ngót 1000 trang của Ts Hà Hưng Quốc phản biện tôi, tôi phản biện ông ta chỉ cần chưa qúa nửa trang A4. Xin lỗi: Chân lý chỉ có một mà thôi. Hoặc tôi đúng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử và tất cả đều sai. Hoặc tôi sai. Muốn thẩm định một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phải có chuẩn mực để thâm đinh. Đó là tiêu chí khoa học chio một lý thuyết khoa họcvđược coi là đúng. Tôi thành thật khuyên các quý vị học giả, hãy thận trọng khi quán xét các sự kiện và vấn đề liên quan, nếu quý vị tỏ ra là một học giả nghiêm túc, chứ không phải dạng chém gió trong học thuật và thiếu khả năng tư duy. Anh Vô Trước có thể xin phép tác giả Nguyễn Quang Nhật để gửi toàn bộ công trình của tác giả vào web này của chúng ta. Tôi sẽ chỉ ra sai lầm của tác giả. Tôi không phải là kẻ hợm hĩnh và kiêu ngạo. Nhưng chân lý chỉ có một mà thôi. Vấn đề là khả năng chứng minh cho chân lý đó. Chân lý không phải dành cho những vị "quan năm cũng Ừ; mà quan tư cũng gật". Phải thành thực suy xét trước những quan điểm trái chiều. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 11, 2016 Tôi xin thông tin thế này để tránh hiểu lầm. Anh Nguyễn Quang Nhật viết:" Phương cách tiến hành công việc cụ thể của tôi là dựa vào 1 số dữ kiện đã thu thập ban đầu, có thể là chưa đầy đủ để xây dựng nên một sử thuyết. Công đoạn này đã xong. ‘Sử thuyết họ HÙNG’ đã trình làng. Tiếp đến giai đoạn sau là củng cố lập luận bằng các chứng liệu chắc chắn được chấp nhận theo các tiêu chí của khoa học lịch sử. Giai đoạn này hy vọng rằng sẽ nhận được ý kiến của đông đảo bạn đọc, với sự phản bác, sửa chữa, bổ sung, củng cố ... Cứ như thế, lập đi lập lại.... dần dần, lịch sử chân xác sẽ hiện ra rõ ràng không thể phủ nhận được nữa, tức mục tiêu theo đuổi đã đạt đến ." Anh ấy không nói rằng mình đã chứng minh xong, chủ yếu đưa ra "bộ xương" và các tư lệu liên quan để dần dần cùng mọi người hoàn thành phần còn lại. Anh ấy cũng mới coi đó là "sử thuyết" thôi, chưa hoàn toàn chắc chắn đến từng chi tiết, chưa khẳng định đó là chân lý, vì theo anh ấy, khẳng định ngay là điều rất khó và chủ quan. Những tư liệu anh ấy đưa ra và phân tích theo ý kiến riêng, tùy đọc giả có nhận định của mình. Theo tôi, đó là cách làm việc cẩn trọng và nghiêm túc, đúng với tinh thần khoa học trong cái tình thế quá nhiều thông tin trái chiều, mâu thuẫn. Tư liệu thì cực kỳ đồ sộ, cả chính thống lẫn dân gian, cả vật thể lẫn phi vật thể. Tôi thật sự choáng ngợp không hiểu một con người nghiên cứu tự phát làm sao có thể sưu tập được chừng ấy tư liệu, lăn lộn trong các đình chùa miếu mạo khắp nơi cho mảng tư liệu dân gian, tôn giáo, lại còn phân tích từng cái rạch ròi, tư duy cực kỳ linh hoạt, giả thuyết táo bạo mà có lý. Mỗi mảng tư liệu chỉ nói được một vài ý, đa phần chưa đủ để chứng minh một cái gì, nhưng khi tập hợp lại mới nổi lên rõ rệt và thuyết phục. Có lẽ sau này phải hệ thống lại các tư liệu cho từng luận điểm thì mới gọi là chứng minh. Bây giờ mới là phân tích tư liệu cho "bộ xương" Sử huyết họ Hùng. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 11, 2016 Vấn đề là thế này; 1/ Anh Nguyễn Quang Nhật cho rằng: Tộc Việt từ Bắc Việt Nam lên. 2/ Tôi cho rằng: Việt tộc từ Nam Dương tử xuống. Đấy là luận điểm bao quát của tôi và của NNC Nguyễn Quang Nhật. Còn lại là những lập luận, luận cứ chứng minh, nhằm làm sáng tỏ quan điểm của tác giả. Như vậy chỉ một cái đúng và cả hai đều sai. Một học giả nghiêm túc và có tư duy sâu sắc phải nhận biết được cái nào đúng cái nào sai. Chứ không thể cả hai đều đáng khen ngợi (Ngoại trừ tinh thần nghiên cứu và nhiệt huyết với cội nguồn Việt sử) . Cho dù có cả một hệ thống tư liệu đồ sộ. Nhưng cả đống tư liệu đồ sộ không có nghĩa là nó đúng. Vấn đề là khả năng tổng hợp và phương pháp phân tích của nhà nghiên cứu. Tôi chưa xem, nhưng chỉ cần nghe anh Vô Trước mô tả, tôi đã có thể khẳng định rằng: Anh Nguyễn Quang Nhật sai. Không tin anh hãy lập một topic riêng cho tác giả và đưa tất cả bộ khung đó lên dd, tôi sẽ chỉ ra cái sai, để đỡ tốn thời gian của tác giả. Share this post Link to post Share on other sites