Đa Lang

Những Câu Hỏi Về Vật Chất Quan, Vấn Đề Văn Minh Việt Cổ Và Tư Duy Việt Xưa Nay

5 bài viết trong chủ đề này

Câu hỏi ngố

Có thể nói 1 cách đơn giản rằng trong diễn đàn hiện tại, mình là thuộc nhóm người kém hiểu dịch lý học nhất, mà kỹ thuật cũng dở tệ. Nên có vài câu hỏi rất ngu ngơ song chưa rõ lắm mong mọi người chỉ dẫn.

1./Dương là gì, âm là gì, dựa trê hệ quy chiếu tương đối hay tuyệt đối trong vật chất quan? Chân mình tìm hiểu từ ngữ thấy, "DƯƠNG" là âm Đường, còn "DỰNG" (bộ nhật, KHÁC với chữ "VỰNG" nhật trên quân dưới là VẦNG trong vầng dương, vầng trăng nhé), NẮNG (bộ phụ), GIƯƠNG/DANG (bộ thủ),...là âm Kinh Việt. Còn "ÂM" thì âm Kinh Việt có  (mưa) DẦM (bộ phụ), RÂM (chữ bộ phụ có thêm chữ thảo trên đầu,nên là bộ thảo), ÊM (bộ tâm đứng),...Như vậy, sắc thái chung quy là lồi-lõm, mức ngưỡng năng lượng cao - thấp, có - không có năng lượng,... như giới quần chúng hay gọi qua tiếng Anh: positive và negative.  Theo cảm nhận chủ qua hạn hẹp của mình, kiểu dịch tiếng Anh trên là chính xác hơn cả, cũng như yes - no vậy. Như vậy, theo mình nghĩ âm dương thực tế cũng như 2 mức giá trị nhị phân hay giá trị 0 và khác 0 trong số tự nhiên vậy, hay môi trường có vật chất với chân không lý tưởng / cận lý tưởng. Tóm lại, 1 đằng là có tồn tại 1 giá trị nào đó thực sự, không dễ thì khó cũng xác định được, 1 cái là hư vô không có cái khác làm chuẩn thì không xác định được. Vậy có gần đúng bản chất vấn đề không nhỉ?

2./"Dương trước, âm sau" là ý về vấn đề gì, hệ quy chiếu / định vị hay là ý chỉ cái nào tồn tại trước, hay là thế nào khác? Mình xưa giờ chỉ biết, xét trên hệ ánh sáng khả kiến, người ta vốn không thấy màu đen, chẳng qua nơi đó không tồn tại giá trị ánh sáng thì là đen, tức nếu không có nguồn sáng hoặc đối tượng nào khác thì không thể xác định được màu đen. Trong khi nếu đó là nguồn sáng màu bất kỳ, dù đơn sắc hay đa sắc thì đều cảm nhận được, bất kể có đối tượng nào đồi chiếu lân cận hay không. Cũng như vật chất ổn định (tức nguyên tử trở lên) thì không cách này cũng cách khác xác định được giá trị. Ngay cả chất lỏng khi không có vật chứa cũngcó xu hướng bo lại hình cầu, chứ không phải vô định. Nhưng chân không mà không có tường thành giới hạn nó như bóng đèn, bình chứa,... thì không sao xác định được.

3./"Dương trên âm dưới" có phải ý chỉ giá trị tuyệt đối của âm dương với nhau? Nếu cách hiểu "âm dương là gì" của mình như trên không sai thì mình thấy thế này: sóng vô tuyến điện, ánh sáng, UV, X, Gamma đều chung bản chất là sóng điện từ, có thể xem như 1 dòng điện AC chỉ khác tần số và mức ngưỡng năng lượng, nhưng mức năng lượng (tần số) càng tăng thì thể hiện tính chất hạt càng rõ. Như vậy, cứ tăng dần giá trị năng lượng đến mức nào đó thì sẽ hình thành 1 giá trị vật chất? Như vậy, năng lượng thấp (theo giá trị tuyệt đối) có đặc tính "hướng âm" và gần giống hư vô hơn. Còn năng lượng cao (theo giá trị tuyệt đối) có đặc tính "hướng dương" và gần giống 1 hạt vật chát hơn. Có phải thế không nhỉ?

4./"Âm thuận tùng dương". Liên hoàn với các ý trên, mình thấy "tính dương" có xu hướng ổn định giá trị hơn, và giá trị của chúng có xu hướng tuyệt đối, ít hoặc không bị biến thên bởi các tác nhân khác. Còn "tính âm", như chân không thì hoàn toàn lệ thuộc giá trị vào đặc tính đối tượng chứa nó hoặc sự thể / thật thể làm mốc. Cần lưu ý rằng khi không có tác nhân gây sôi hoặc tác động cơ học, chất sẽ tự cân bằng thành hình cầu trong không gian vũ trụ, còn chân không thì...mình thua, không biết nó hình gì.

5./"Âm dương chuyển hóa". 1 vấn đề phát sinh khi mình học mô hình nguyên tử Bohr như sau: nếu 1 electron chuyển lớp (K,L,M,N,...) hoặc phân lớp (s,p,d,f) sẽ sinh ra 1 photon tùy thuộc vào viêc nó từ lớp nào chuyển vào lớp nào. Vấn đề là: photon đó đâu ra? Nều nói là truyền năng lượng cho photon xung quanh thì chúng có rất nhiều, đáng lẽ năng lượng phải bi phân tán hết,chứ làm sao truyền được vào số lượng photon xác định để cho ra các photon có giá trị mức ngưỡng năng lượng xác định trên từng hạt? Mà nếu giải thích theo định nghĩa về dòng điện và sóng điện từ như trên thì hóa ra có khác nào photon phát sinh lúc đầu chưa có, sau đó mới có? Theo kiến thức hạn hẹp mình biết, thì năng lượng, nhất là năng lượng tự do thường có xu hướng "âm" do khả năng tồn tại độc lập của nó kém, thường có xu hướng tồn tại trong 1 "vật chất chủ" nào đó dưới dạng tốc độ, tần số dao động, trạng thái thế năng,...Như vậy, trong đặc điểm âm dương chuyển hóa này, âm dương là tương đối?

6./"Trong dương có âm, trong âm có dương". Không hiểu mình nghĩ theo hướng này có đúng bản chất vấn đề không. Chân không thì phải có vật chất làm "tường thành" giới hạn phạm vi của nó hoặc 1 vật chất cụ thể làm mốc. Còn vật chất thì không tồn tại trạng thái đặc tuyệt đối, vì như vậy sẽ vi phạm các nguyên lý, nguyên tắc cơ bản về bộ tứ liên hoàn "vận động - năng lượng - vật chất - thông tin".

7./"Dương tịnh, âm động". Như đã nói ở trên, thì sẽ luôn thấy tính chất "vận động trong giá trị ổn định" của dương và tính chất "biến động bất định" của âm. Hơn nữa, trong quan sát thực tiễn của mình, bất kể năng lượng liên kết (như khối lượng nghỉ của vật chất) hay năng lượng tự do (như động năng, thế năng) khi đạt giá trị càng cao thì càng ít bị các tác nhân ngoại năng, ngoại lực ảnh hưởng đáng kể. Liệu đây có phải là tính chất "hướng tịnh/hướng tĩnh" của giá trị dương? 

Và mình tìm thấy vài tình tiết này trong bài viết về chân không ở Wikipedia, không biết đúng không:

"Một số lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất định. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động khối lượng (và do đó năng lượng) nhỏ. Điều này nghĩa là, ở một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Các hạt ngẫu nhiên xuất hiện trong chân không tạo ra một áp suất gọi là áp suất lượng tử chân không. Các thí nghiệm đo đạc áp suất này sẽ giúp khẳng định độ chính xác của các lý thuyết lượng tử về chân không."

"Ngày nay, lý thuyết lượng tử đã khẳng định rằng: Do sự đúng đắn của nguyên lý bất định mà luôn có sự dao động khối lượng và năng lượng (dù rất nhỏ) trong lòng chân không. Nghĩa là, những hạt mang năng lượng vẫn tồn tại trong chân không. Chúng tạo ra áp suất trong lòng chân không, gọi là áp suất lượng tử chân không."

Tạm thời là hỏi về vật chất quan như vậy, vì tư duy vật chất quan là 1 trong các khía cạnh vĩ đại và quan trọng nhất trong hơn 20000 năm tồn tại của cộng đồng Việt - phương Nam, mà đế sau này vẫn còn thể hiện chí ít là trong tư duy kỹ thuật, nhất là kết cấu, vật liệu - năng lượng. Bài viết sau, nếu có dịp, thì mình sẽ hỏi vài thứ về văn hóa Việt cổ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đa Lang thân mến.

Hình như bạn cũng là dân kỹ thuật như tôi.

Tất cả những vấn đề bạn quan tâm như trên tôi đã viết rất rõ trong topic "Sách cơ sở học thuyết Âm dương Ngũ hành - Tập 1" trên diễn đàn này mà. Có lẽ bạn chưa đọc. Hãy đọc thử xem, hoàn toàn không tù mù khó hiểu, thậm chí rất môm na, vì tôi viết cũng đặc phong cách dân kỹ thuật mà. Nhân tiện, ở chương II tôi viết thuần về Vật lý, tất nhiên trên cơ sở học thuyết Âm dương Ngũ hành, bạn thử tham khảo xem và mình mong ý kiến nhận xét của bạn

Thân ái.

Vô Trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đa Lang viết:

 

Và mình tìm thấy vài tình tiết này trong bài viết về chân không ở Wikipedia, không biết đúng không:
"Một số lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất định. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động khối lượng (và do đó năng lượng) nhỏ. Điều này nghĩa là, ở một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Các hạt ngẫu nhiên xuất hiện trong chân không tạo ra một áp suất gọi là áp suất lượng tử chân không. Các thí nghiệm đo đạc áp suất này sẽ giúp khẳng định độ chính xác của các lý thuyết lượng tử về chân không."
"Ngày nay, lý thuyết lượng tử đã khẳng định rằng: Do sự đúng đắn của nguyên lý bất định mà luôn có sự dao động khối lượng và năng lượng (dù rất nhỏ) trong lòng chân không. Nghĩa là, những hạt mang năng lượng vẫn tồn tại trong chân không. Chúng tạo ra áp suất trong lòng chân không, gọi là áp suất lượng tử chân không."

 

     Những thứ đó theo học thuyết Âm dương Ngũ hành thì không sai, nhưng giới khoa học không hiểu rõ bản chất của vấn đề. Chỉ có học thuyết Âm dương Ngũ hành mới lý giải rốt ráo nguyên nhân, qui luật, hình thức, định tính cũng như định lượng của những hiện tượng trên. Giới khoa học chỉ mới ghi nhận hiện tượng trong mấy chục năm gần đây mà thôi.

     Thật thú vị khi bản chất, nguyên lý những hiện tượng đó đã được cổ nhân Việt chỉ ra cách đây hành chục ngàn năm!

     Thân ái!

     Vô Trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vấn đề nữa là sự kết thúc của cái cũ có là nguyên nhân/tác nhân sinh ra cái mới hay không. Dùng cái cũ tạo cái mới với chuyển vị trí/trạng thái đơn thuần rất khác nhau. Hơn nữa, vũ trụ là khối lớn, nên khả năng cao là sinh diệt bất đồng. Không biết có khả năng nào vũ trụ mới hinh thành trước khi vũ trụ cũ kịp kết thúc hòn toàn, hay có mối quan hệ "bán bảo toàn" như sinh học không. Vấn đề nữa là khi các vũ trụ với các chặng đường chu trình khác nhau mà gặp nhau thì liệu nó có kết thúc như dự tính? Theo mình đoán thì nếu có sự hội ngộ này xảy ra, vũ trụ nào trẻ nhất có cơ may chứa được các giá trị chưa kịp phân rã của vũ trụ cũ sẽ biến đổi dần thành 1 vũ trụ bền hơn tất cả các vũ trụ trước đó (mặc dù cũng có tuổi thọ). Về bản chất thì không biết các đặc tính của hệ sinh thái vi sinh vật có phải gần giống 1 mô hình "tiểu vũ trụ" hay không

p/s: nhầm lẫn giữa "chuyển vị - biến trạng" với "sự diệt vong của cái này sinh ra cái kia" có lẽ sẽ là 1 nhầm lẫn tai hại (mà mình đã từng bị)

Edited by Đa Lang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đa lang viết:

Hơn nữa, vũ trụ là khối lớn, nên khả năng cao là sinh diệt bất đồng. Không biết có khả năng nào vũ trụ mới hinh thành trước khi vũ trụ cũ kịp kết thúc hòn toàn, hay có mối quan hệ "bán bảo toàn" như sinh học không. Vấn đề nữa là khi các vũ trụ với các chặng đường chu trình khác nhau mà gặp nhau thì liệu nó có kết thúc như dự tính? Theo mình đoán thì nếu có sự hội ngộ này xảy ra, vũ trụ nào trẻ nhất có cơ may chứa được các giá trị chưa kịp phân rã của vũ trụ cũ sẽ biến đổi dần thành 1 vũ trụ bền hơn tất cả các vũ trụ trước đó (mặc dù cũng có tuổi thọ).

 

Học thuyết ADNH chỉ thừa nhận duy nhất một Vũ trụ, không thừa nhận có nhiều Vũ trụ nên tôi không xét vấn đề này.

Khả năng sinh diệt bất đồng của các sự vật trong Vũ trụ là đương nhiên và liên tục sảy ra. Nguyên nhân của nó chính là phân bố Âm Dương không đều và qui luật tương quan âm/dương luôn tăng. Vũ trụ đã sinh ra rồi, do qui luật trên, tất yếu cuối cùng Vũ trụ cũng sẽ bị diệt vong, nhường chỗ cho trạng thái Thái cực. Nếu khi đó, ta là một công dân của Thái cực, thì ta cũng nói, “Vũ trụ bất khả tư nghị”, cũng giống như lúc này ta nói,” Thái cực bất khả tư nghị” vậy.

Đa lang viết:

Vấn đề nữa là sự kết thúc của cái cũ có là nguyên nhân/tác nhân sinh ra cái mới hay không. Dùng cái cũ tạo cái mới với chuyển vị trí/trạng thái đơn thuần rất khác nhau.

Cái này thuộc kỹ năng khảo sát một sự vật.

Theo học thuyết ADNH, sự vật là một cấu trúc tương đối ổn định (do dương “tịnh”) của trường khí âm dương với một tương quan âm/dương nào đó, luôn vận động, biến đổi (do âm “động”) quanh trạng thái quân bình âm dương động. Tương quan âm/dương và cấu trúc đó tạo ra một số tính chất đặc trưng để ta nhận biết sự vật.  Một sự vật cấu tạo từ nhiều lớp sự vật con khác.

Một biến cố bất kỳ có thể phá vỡ trạng thái quân bình âm dương, lập tức xuất hiện những hiệu ứng điều chỉnh sự vật trở lại trạng thái quân bình âm dương mới. Do qui luật tương quan âm dương luôn tăng nên trạng thái quân bình âm dương không cố định mà luôn bị phá vỡ rồi ổn định ở trạng thái mới có tương quan âm dương mới lớn hơn. Ta nói, sự vật luôn giao động quanh trạng thái quân bình âm dương động là vì thế. Trong quá trình tương quan âm/dương tăng đó, tính chất của sự vật biến đổi phù hợp với tương quan âm dương mới, thì đó là sự vật phát triển tự nhiên với những thời kỳ phát triển khác nhau, hay như bạn nói là “chuyển vị” (chuyền trạnh thái).

Nhưng khi tương quan âm dương tăng đến một mức độ nào đó, sự vật không thể tự điều chỉnh về trạnh thái quân bình âm dương mới, sự vật sẽ suy yếu và dần tiêu biến, (chết).

Nếu sự vật đang phát triển một cách tự nhiên, một biến cố làm nó rời khỏi trạng thái quân bình âm dương, nhưng vì một lý do nào đó sự vật không thể điều chỉnh về trạng thái quân bình âm dương được, nó sẽ bị phá hủy. Cái “chết” này là cái chết không tự nhiên, mà do tác động từ bên ngoài.

Một sự vật bị phá hủy là nói về cái cấu trúc trường khí và tương quan âm dương của nó bị phá vỡ, do đó, những tính chất đặc trưng để ta nhận biết sự vật bị mất đi, nhưng những cấu trúc sự vật con, và hơn nữa, cấu trúc trường khí âm dương thứ cấp và ảnh hưởng của nó tới những sự vật lân cận vẫn còn tồn tại. Hơn nữa, sự phá hủy sự vật cũng làm không thời gian địa phương bị biến động mạnh. Tất cả những lý do đó cộng với trường khí âm dương của các sự vật lân cận tạo thành một khu vực trường khí âm dương mới. Trạng thái của trường khí âm dương mới đó sẽ quyết định sự vận động và phát triển tương lai, có sinh ra cái mới hay không. Do đó, sự phá hủy của một sự vật chỉ lả một số trong nhiều nguyên nhân sinh ra cái mới mà thôi. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà cái nguyên nhân đó là quyết định hay là thứ yếu, cũng có thể không bao giờ sảy ra.

Nói chung, mọi sự vật trong Vũ trụ đều vận động và phát triển theo một số qui luật của trường khí âm dương. Những qui luật này không phân biệt độ lớn hay nhỏ, miễn là trường khí âm dương. Vì thế, tất cả mọi sự hình thành và phát triển cả “Đại Vũ trụ” hay “Tiểu Vũ trụ” đều có cùng nguyên tắc. Chỉ có điều, chúng biểu hiện ra rất đa dạng, phức tạp, nếu không nắm được bản chất của thực tại thì thật quá khó để nhận ra. Ví dụ như trong topic “Sách cơ sở học thuyết ADNH – Tập 1” trên diễn đàn, tôi lấy mô hình trường khí âm dương của toàn Vũ trụ giống như mô hình trường khí âm dương của một hạt vật chất bất kỳ, chỉ khác nhau về độ lớn. Do đó, Đa Lang viết:

Về bản chất thì không biết các đặc tính của hệ sinh thái vi sinh vật có phải gần giống 1 mô hình "tiểu vũ trụ" hay không

Tôi xin trả lời là gần giống. Nhưng chỉ ra được điều ấy không dễ dàng, phải nắm được cái chân tướng của sự vật.

Đa Lang viết:

p/s: nhầm lẫn giữa "chuyển vị - biến trạng" với "sự diệt vong của cái này sinh ra cái kia" có lẽ sẽ là 1 nhầm lẫn tai hại (mà mình đã từng bị)

Cái này thì tất nhiên rồi! Nhưng để tránh những sai lầm như vậy, cần nắm vững những lý luận hình thành, phát triển cũng như cấu trúc của sự vật. Ngoài ra cũng cần một kỹ năng tốt.

Thân ái!

Vô trước

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay