Đa Lang

Những Loại Văn Tự Nào Đã Tồn Tại Ở Việt Nam Trước Thời Bắc Thuộc?

21 bài viết trong chủ đề này

Tình cờ mình có tìm thấy link này, các bài viết trong đây có vẻ khá liên quan đến văn tự cổ ở Việt Nam:

http://asakicorp.com/bachviet18/?tag=chu-viet

Vấn đề mình đang thắc mắc: Chữ cái Khoa đẩu mà nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền phát hiện ra là loại văn tự cổ duy nhất của văn minh Việt hay còn .có những chữ dạng văn tự khác? Bởi lẽ, với cả chữ tượng hình mà người Hoa dùng lẫn chữ cái Khoa đẩu thì đều có thể chứng minh nguồn gốc "phương Nam" của chúng. Hơn nữa, vùng ảnh hưởng văn minh Việt cổ rất rộng, từ xa xôi huyền bí như bè mảng vượt Thái Bình Dương đến những nơi lân cận như Timor Leste, bắc thì chạm sông Hoàng Hà, bờ biển thì tứ hải giai huynh đệ, sâu vào đất liền cũng gần chạm đất người Nhung - Địch. Vậy nên chuyện các cư dân phát triển không đồng đều là rất khó tránh, chưa kể người Việt không ác trị thành thử khả năng "thống nhất trong đa dạng" lại càng cao.

Phủ nhận công tình chữ khoa đẩu rồi phán chữ Thái cổ gốc Ấn. Thế họ chứng minh được điều đó chưa, hay chỉ mới đoán mò và "suy luận"? Chuyện giáo sư Phan Huy Lê thì mình có thể giải thích ít nhiều khía cạnh "chuyên môn sâu" đó tối thiểu bao gồm:

1.Niên đại các bằng chứng vật thể mà bác Xuyền đưa ra. Thông qua nội dung có thể xác định sơ bộ, như trường hợp học giả Phan Anh Dũng bắt giò chuyện tờ giấy viết thời Khải Định. Nếu nội dung thư tịch chưa đủ xác định thì tiến hành phân tích các đồng vị phóng xạ của vật chứng (nhiều nguyên tố, chứ C14 không thì không đủ độ chính xác cần thiết nhé). Tương tự với trống đồng Lũng Cú có mấy con chữ khoa đẩu.

2.Nghiên cứu về văn hóa,phong tục, kỹ thuật sản xuất cổ. Như luyện kim thì cần có mặt dân ngành vật liệu và ngành cơ khí, từ vựng thì cần những người bên ngữ âm học, văn phạm học, từ nguyên học, về văn tự thì cần những người giải mã,...

3.Năng lực kết hợp liên ngành. Vì khoahọc hiện đại rất hay phạm lỗi này: chỉ tôn trọng tri thức khoa học ngành mình mà bất chấp hết.

Nói đi cũng phải nói lại. Ngay chính người Xiêm La bây giờ cũng nghi ngờ và không tin "nguồn gốc Altai" mà các học giả phương Tây gán ghép. Nhìn ngữ pháp của họ rồi đối chiếu với cư dân Altai bản địa đi thì biết.Hơn nữa cũng đâu có bằng chứng nào thuyết phục về chuyện "nguồn gốc Altai"? Và bắt bẻ như thạc sỹ Phạm Văn Ánh thì đâu ra vụ này: bảng chữ cái Latin tiếng Việt đến nay vẫn là bảng chữ cái DUY NHẤT trên thế giới có thể phiên âm Latin hóa hoàn toàn đầy đủ và chính xác tất cả các ngôn ngữ Á Đông và Đông Nam Á đất liền, từ Champa, Khmer, Lào, Thái Lan, Miến Điện,...đến tấtcả các phươngngôn phương ngữ tiếng Trung Quốc?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chưa kể nếu nói tất cả các từ đơn thuần Việt có chữ Hán tương ứng âm lẫn nghĩa đồng thời (xét theo âm Hán Việt và âm Đường) là gố Trung Quốc thì đâu ra Uwâl (Malay)=Vân=Mây, Kalăng (Chăm)=Cá Lăng=Cái lăng (tháp chàm có xu hướng kết cấu chiếm không gian kiểu lăng trụ), krông (tây nguyên)=giang=khoỏng (Lào)=Kông (Mê Kông)=Sông, Ngoèn (Lào, Thái)=Ngân (ngân hàng)=Ngần (trắng ngần),...? Nếu như cho đó là trùng hợp ngẫu nhiên như Ciao=Chào, Leaf (lá cây, 1 phiến mỏng)=lép (dẹp lép), deaf=điếc,... thì giải thích thế nào với chuyện có trên dưới 800 trường hợp như vậy? Nếu giải thích "cày" là mượn từ chữ "canh" (canh nông), vun/bón mượn từ "phân",.... thì hóa ra dân du mục với lưu manh (2 thành phần chính trong xã hội Trung Nguyên cổ) vác cày bón phân à? Người TQ tự xưng gốc gác phương Bắc, vậy mấy từ bộ "chu" như chu (Nam di chu, bắc di mã)=chèo, nghỉ=ghé,bạc=bè, kha=ghe, thuyền=xuồng,... và còn ức vạn ví dụ nữa đâu ra? Hay họ cũng không hơn gì Vinashin/Vinalines, với tàu biển gắn cờ Mông Cổ, Lào,...?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lưu ý rằng ngay cả bây giờ, hàng hải cũng chỉ thua hàng không về tốc độ và tầm giao thông. Cho nê ngày xưa người Việt rất hay tiếp xúc với các khái niệm mới lạ, đồng thời cũng rất có nhu cầu thông tin xa (tính hiệu), nhanh (chỉ cầ ghi được tiếng nói hoặc dấu hiệu). Không phải tự nhiên mnh chọn chữ khoa đẩu, thậm chí thay hầu hết chữ latin trong ghi chép cá nhân. Dân kỹ thuật như mình nếu chỉ dừng lại ở những danh nghĩa duy tinh thần duy ý chí như "tinh thần dân tộc", "văn hóa cha ông",.... thì còn lâu nhé. Chữ khoa đẩu không dừng lại ở vai trò chữ cái. Đây là số vô cùng hiếm các văn tự trên thế giới có thể vẽ trơn tru lên dao động ký (oscilloscope). Người ta có thể biểu diễn hầu hết chữ cái khoa đẩu, nhất là các phụ âm cao thành 1 sóng analog âm tần. Nét chữ đơn giản (hơn chữ latin), đường nét xuôi thuận không vướng mắc,... khiến cho tốc độ viết chữ khoa đẩu có thể tăng lên rất nhanh, thậm chí viết 1 từ ghép rất dài bằng chữ khoa đẩu ghi đủ vẫn nhanh hơn là ghi tắc bằng chữ cái latin.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lưu ý rằng ngay cả bây giờ, hàng hải cũng chỉ thua hàng không về tốc độ và tầm giao thông. Cho nê ngày xưa người Việt rất hay tiếp xúc với các khái niệm mới lạ, đồng thời cũng rất có nhu cầu thông tin xa (tính hiệu), nhanh (chỉ cầ ghi được tiếng nói hoặc dấu hiệu). Không phải tự nhiên mnh chọn chữ khoa đẩu, thậm chí thay hầu hết chữ latin trong ghi chép cá nhân. Dân kỹ thuật như mình nếu chỉ dừng lại ở những danh nghĩa duy tinh thần duy ý chí như "tinh thần dân tộc", "văn hóa cha ông",.... thì còn lâu nhé. Chữ khoa đẩu không dừng lại ở vai trò chữ cái. Đây là số vô cùng hiếm các văn tự trên thế giới có thể vẽ trơn tru lên dao động ký (oscilloscope). Người ta có thể biểu diễn hầu hết chữ cái khoa đẩu, nhất là các phụ âm cao thành 1 sóng analog âm tần. Nét chữ đơn giản (hơn chữ latin), đường nét xuôi thuận không vướng mắc,... khiến cho tốc độ viết chữ khoa đẩu có thể tăng lên rất nhanh, thậm chí viết 1 từ ghép rất dài bằng chữ khoa đẩu ghi đủ vẫn nhanh hơn là ghi tắc bằng chữ cái latin.

 

Đa Lang có thể nói rõ hơn về vấn đề anh đặt ra không? Đây là một đề tài rất đáng chú ý. Nếu Đa Lang chứng minh được điều này, thì nhận thức về nền văn minh cổ xưa nói chung, sẽ được nâng lên một tầm cao rất vượt trội só với nền văn minh hiện nay.

 

Chữ khoa đẩu không dừng lại ở vai trò chữ cái. Đây là số vô cùng hiếm các văn tự trên thế giới có thể vẽ trơn tru lên dao động ký (oscilloscope). Người ta có thể biểu diễn hầu hết chữ cái khoa đẩu, nhất là các phụ âm cao thành 1 sóng analog âm tần.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chữ khoa đẩu và sự thể hiện trên dao động ký (oscilloscope)

Hẳn ai đã từng dùng chữ cái khoa đẩu, nhất là viết quen tay trong đời sống (chứ không phải chỉ để làm thư pháp thôi nhé) ắt hẳn đều sẽ ít nhều cảm nhận chung: nó viết rất xuôi tay và rất ít nét bị hướng ngược qua bên trái (cũng là phía trước). Đây cũng là 1 trong số rất hiếm văn tự xưa nay trên thế giới từng biết có đặc điểm này. Điều này gợi đến 1 ưu thế cơ bản: cho phép thể hiện trên oscilloscope (dao động ký). Như mọi người bên giới tự nhiên - kỹ thuật dã biết, dao động ký là thiết bị ghi nhận giá trị biến thiên của 1 đối tượng năng lượng theo thời gian. Mà chí ít là với thế giới bình thường, thời gian không chảy ngược. Điều này cũng có nghĩa là không thể vẽ 1 đường theo trình tự ngược với hướng quét của tia. Xét trên tiêu chí đó, thì chữ khoa đẩu là văn tự DUY NHẤT mình biết có thể đáp ứng đặc điểm này, mặc dù có 1 vài ký tự sẽ bị đổi nét chút ít, như chữ d (âm cao và thấp), chữ f (âm cao), chữ o phụ âm câm, tuy nhiên vẫn rất dễ dàng nhận dạng được. Về mặt chữ viết tay, có lẽ nét chữ trong cuốn "Thanh Hóa quan phong" là thể hện khá rõ đặc điểm này. Có nhiều cách thể hiện biên dạng sóng, miễn sao khi tái hiện trên dao động ký vẫn đọc được hay dễ đọc (tùy người cũng như độ quen mắt). Tuy nhiên cần lưu ý rằng, mật độ chữ càng cao thì càng khó đọc cũng như nhận dạng ký tự khi chưa quen. Nếu vừa muốn tăng mật độ chữ vừa muốn dễ đọc thì giữa các ký tự phải có 1 dao động có biên độ cả phần âm lẫn phần dương (tính từ trục đối xứng là đường trục biểu diễn thời gian) lớn vượt trội so với các ký tự và chu kỳ rất ngắn đến mức trên dao động ký sẽ thể hiện đường dọc dốc đứng gần như 1 đoạn thẳng phân cách các ký tự. Có 1 cách vẽ biên dạng sóng đơn giản là vẽ biên dạng sóng từng chữ rồi đóng gọn trong 1 ô chữ nhật hoặc 1 ô vuông (tất nhiên trên ô có đường kẻ dòng chữ), sau đó xếp các ký tự sao cho đường kẻ dòng của các ô chữ không bị so le. Bước cuiố là nối nét cuối chữ này với nét đầu chữ kia.Đây là cách để 1 sóng âm tần mang mật độ ký tự cao nhất. Nhược điểm duy nhất là cần người đọc quen mắt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cập nhật riêng: sau khi tra tìm chữ viết của hầu hết các giống dân khác có thể xa gần với người Việt về ít nhất 1 mặt nào đó (địa lý, di truyền, văn hóa,...) thì thấy tổng quát như sau:

1./Chữ khoa đẩu là VĂN TỰ CHỮ CÁI DUY NHẤT viết rõ nét và đúng hầu hết nét trên oscilloscope. Trường hợp cuồng thảo như người nhà Đường hay người Nhật không tính vì đó là viết thảo qua chứ không còn bất kỳ sự tương đồng nào với lối viết chính văn.

2./Về mảng chữ tượng hình, chữ Nho Việt là VĂN TỰ TƯỢNG HÌNH DUY NHẤT đồng thời đảm bảo tối thiểu 4~5 quy tắc hình thành nên chữ tượng hình: tượng hình, chỉ sự, hội ý (tức 3 quy tắc vẽ nên chữ - nhóm  quy tắc chấp dính) với hài thanh, giữa 1 bức tranh chấp dính và khả năng chiết tự. Ở các chữ ít nét, điều này ít khi hiện rõ, nhưng ở chữ nhiều nét thì hiện rất rõ. Nếu vẽ nên 1 con chữ chấp dính sẽ ra bức hình khá đến rất chính xác về đối tượng, nhưng sự ký họa của người Việt còn hay ở chỗ khi cắt nhỏ bức tranh đồng nhất ấy thì sẽ hiện ra hình ảnh những đối tượng nhỏ hơn nhưng vẫn có liên quan về âm, hình hoặc nghĩa, hay thậm chí là 2 hoặc cả 3mảng liên quan (cắt nhỏ đến bộ chữ hay nét chữ mới thôi).

Nguyên lý liên quan phương pháp hình thành văn tự của người Việt cô có lẽ sẽ trình bày ở những bài sau, có lẽ sẽ liên quan đến nguyên lý chế tạo vô hạn văn tự của người Việt cổ

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Vì sao lại là bộ đôi Khoa đẩu - Tượng hình văn?

  Trước đây có nhớ trong 1 đoạn nào đó của kinh Sáng thế, có ghi lời báo của thượng đế về sự phân ly ngôn ngữ của các cư dân. Vì sao?

  Phàm là tiếng nói của người thì không cái nào không có nguồn gốc. Cũng như cây gươm, gọi là "gươm" vì âm "kiếm/gươm" gần giống tiếng kêu "krưưm" rất đanh khi chúng chém hoặc va chạm;"đồng/cồng" vì tiếng kêu của chúng "krồng/thồng", gọi là "dịch/nước" vì tiếng chảy róc rách của sông suối hay tiếng xào xạc của thác ghềnh,...Chung quy là không có từ nào không bắt nguồn từ âm thanh của 1 sự vật có thật, dù sự liên quan rất nhỏ và xa đi nữa. Trong ngôn ngữ học, có 2 nhóm từ "tượng thanh" và "tượng hình". Nhưng vấn đề là mỗi người 1 kiểu nghe, diễn đạt lại càng khác. Như vậy trong lĩnh vực thông tin âm thanh, nếu không tìm được điểm chung thì sẽ không thể nhớ lâu các ngôn ngữ, dù là do chính mình chế ra. Quy tắc sơ khai nhất, không cần học cụ thể là: nghe đủ thứ loại âm thanh đối tượng có thể phát ra, chọn tiếng kêu nào đặc trưng nhất, dễ liên tưởng lại không/khó/ít đụng hàng nhất sao đó nói ra âm nào gần giống nhất, thì ấy chính là từ đơn (có thể là đơn/đa âm) chỉ đối tượng đó. Đây là nguồn gốc trực tiếp của từ tượng thanh. Đỉnh cao là từ đơn âm và từ láy. Nhưng còn những đối tượng không phát ra âm thanh thì sao? Ví dụ như nắng, mù, mây, khói,...? Đây là bước sơ khai nhất của từ ngữ trừu tượng. Ví dụ như từ tiếng ồng ộc và sức nóng của nước sôi, khiến ta cảm giác như có luồng khí xông qua hơi thở, ấy là chữ nồng. Thêm yếu tố nhệt độ của lò khiến ta như gấp gáp, muốn nhảy nhỏm, thì âm tần cao lên thành nóng. Cái "nóng" ấy rọi xuống dai dẳng nửa ngày chính là "nắng". Tất nhiên đấy chỉ là 1 cách giải thích thôi, nhưng qua ngữ âm thì bộ não con người liên tưởng rất nhanh. Như vậy không đến từ âm thanh liên quan đến sư vật thì không thành tiếng nói.

  Như vậy là cơ bản có tiếng nói rồi, biết hình ảnh rồi. Thì sẽ có chữ tượng hình. Nhưng chữ tượng hình không chứa chút thông tin gì về âm thanh cả, thê thì những người chưa nghe qua sẽ không đọc hay liên tưởng được. Ngay ngày xưa cũng không dưới 2000 chữ, kiểu học tượng hình văn này quả không mấy căn cơ. Công, sông, trống,... hình ảnh của chúng có gì liên quan nhỉ. Thang đo đơn giản (chỉ 1 trụ với các thanh ngang, nhìn từng đoạn như chữ I trong chữ cái Latin) có hình như viền nối khuôn trống (cùng với đường ranh trên và dưới thân trống ra chữ I Latin), sông Dương Tử đầu bè (nhánh chính và nhánh phụ Hán thủy, cửa biển cũng bè ra,cuối cùng cũng ra chữ I Latin),...Ồ, chúng trùng hợp nhau thế nhỉ! Cũng cái hình 2 đường ngang chắn đoạn dọc ấy, lúc thì thrông/thôông<->thang, lúc thì krống/trống, lúc thì ksôông<->ksông,...Thế là cả 3 chữ ấy được điển chế lại, thành ra chiết tự đều có chữ "công" hết. Kiến <->ngắm, hình con mắt mở có đuôi mi xếch lên, hiến<->hến thì hình con hến đang mở nắp vỏ đưa lưỡi ra dịch chuyển cũng có gì gần giống hình con mắt,...Ồ, lại trùng hợp nữa! Cứ thế dần dà hệ thống văn tự tượng hình chiết tự được hình thành và ngày càng đa dạng. Từ sự linh hoạt trong lời nói và chữ viết tượng hình, 1 loạt các từ đơn mới lạ liên tiếp được lưu dấu. Cũng chỉ là vật chứa bằng gốm/đất nung mà nào những bình, vò, chum, hũ, lọ,... những khái niệm rất gần, nhiều khi tưởng trùng, nhưng vẫn có khác nhau từ khắp mọi cộng đồng, dân tộc lân cận đều được ghi nhận bằng những từ đơn khác nhau.

 Chữ viết tượng hình dần đạt đến giới hạn về tốc độ phát triển. Ngày trước mỗi năm chỉ có vài trăm chữ mới. Về sau mỗi ngày có cả ức vạn chữ lạ hình thành, không biết đáng lưu hay không, thì chẳng cơ quan hay viện nào làm kịp tay cả. Chưa kể chữ tượng hình không dễ truyền đi xa. Vậy nên phải có hướng giải quyết. mình không nghĩ chữ khoa đẩu có đầu tiên, mà là hình thành trong quá trình nghiên cứu về tiếng nói. Liệu âm thanh có như hình ảnh, cũng có sự tương đồng nào đó vẽ ra được?

Không nhất thiết phải chế 1 cái dao động ký tia điện tử "chất lượng cao" phức tạp mới có thể ghi nhận sóng âm. Sóng âm có thể được tạo hình bằng cách nhúng 1 cây kim có phao vào nước tĩnh lặng. Quá trình ghi biên dạng sóng cũng gần như các thí nghiệm do động sóng trong các trường học. Cũng có cách khác là lấy kim tẩm mực gắn vững chắc vào giữa màng loa, và quá trình ghi dao động cũng gần như các thiết bị ghi địa chấn vậy. Mình ít khi tiếp xúc dao động ký, lại không có đầy đủ thiết bị nên từ đây chắc cũng chỉ đoán thôi. Nếu có bạn nào có điều kiện chứng minh thực nghiệm thì mình xin cảm ơn nhiều. Ngay cả lỗ tai người kém chính xac thế cũng nhận ra sự tương đồng của loạt âm: a, ba, ca, da, đa, á, bá, cá, dá, đá, bi, ki, di, đi, bí, kí, dí, đí... như vậy những âm vừa kể ắt biên dạng phải có ít nhiều tương đồng, chí ít là 1 đoạn nào đó trong chu kỳ. Tất nhiên âm thanh thực tế mà, biên dạng răng cưa lởm chởm là không thể tránh khỏi. Và độ méo biên dạng tương đối cũng vậy. Không thẻ nào bắt mọi người phải nhớ đến từng cạnh răng cưa lởm chởm kia được.Vả lại chúng cũng thay đổi mạnh do sự khác biệt giọng nói, hay chỉ là trong những lần nói cách nhau chỉ vài phút của cùng 1 người (cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc. Cả 4 thứ này không bao giờ đồng thời trùng giữa các lần với nhau khi không thu - phát kỹ thuật số), nói gì kác cá nhân, phương ngôn phương ngữ,...Vậy nếu lấy bút nét lớn vẽ đồ theo biên dạng thì sao? Tất nhiên các đường răng cưa lúc đó không đáng kể, có thẻ xem như bị khử và ta có 1 biên dạng âm tần đã giản hóa. 1 cách khác là vẽ nối các giá trị cực đại liền kề, tương tự với cực tiểu sẽ ra 2 đường biên. Tô mực trong phạm vi 2 đường biên đó là ra 1 dòng chữ nét cực lớn! Đấy, khả năng cao quá trình "thiết kế chữ cái" là vậy. Giờ có bất kỳ âm thanh, hay 1 tín hiệu nào có thể vẽ biên dạng ra dao động ký đều có thể vẽ thành chữ hết, dù là con người phát âm được hay không! Điều này rõ là hay và căn cơ văn tự rất vững nhưng có thể nói là quá thừa thãi, ngay cả trong nền văn minh hiện đai bây giờ. Có khi nào nơi nước ta ở ngày xưa có rất nhiều giống dân không nhỉ, thậm chí là không đến từ trái đất? Chúng ta hay cứ đòi hỏi mở rộng khảo cổ văn minh Việt ra đến toàn bộ Nam Dương Tử, thậm chí từ Hoàng Hà trở về Nam. Nhưng rõ ràng, bán đảo Đông Dương trong tự nhiên 4 bề đều nước (Bắc giáp Tây Giang xứ Quảng Đông, Đông Bắc giáp Nam Hải, Đông, Đông Nam, Tây Nam và Nam giáp Nam Dương, Tây, Tây Bắc giáp Mê-kông) rõ ràng có 1 giá trị rất riêng, không lẫn vào bất kỳ xứ sở nào lân cận, cho dù là Bách Việt hay Nam Đảo. Giá trị ấy từ lâu đã đạt tầm "thiên hạ", là thống nhất trong đa dạng. Chỉ có những giá trị công bằng trước mọi phương lẫn trời đất thì mới có cửa tồn tại lâu dài

Khi luật lệ, quy ước con người đặt ra không đảm bảo đủ độ công bằng cần thiết cho tất cả, hãy tham khảo ở tự nhiên. Quy tụ và kết nối mọi sự tương đồng, dù chỉ là nhỏ nhất. Điều mình không muốn, chớ làm với người. Đó là căn nguyên của tư tưởng "bình thiên hạ", thói quen tôn trọng văn hóa (thậm chí đến từng cá nhân, cá thể), là sức mạnh quân tử mà lúc sinh thời Khổng Tử luôn say đắm học về người phương Nam (Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tử ư chi). Dù ai cũng có thói vị kỷ từ bản năng, nhưng đứng trước bất kỳ vấn đề "không của riêng" nào, người Việt - dù tích cực hay tiêu cực - cũng không bao giờ chỉ nghĩ cho riêng mình. Từ hành xử trong những chuyện nhỏ nhặt như chuyện ASEAN, SEGames, cho đến "hòa bình thế giới" như những người lính mũ nồi Việt qua châu Phi, trời đất thiên hạ đều chứng . Trên bình diện kỹ thuật, đó là tư duy, cũng là động lực chủ yếu nhất để người Việt chế ra "chữ khoa đẩu".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Chữ khoa đẩu và sự thể hiện trên dao động ký (oscilloscope)
Hẳn ai đã từng dùng chữ cái khoa đẩu, nhất là viết quen tay trong đời sống (chứ không phải chỉ để làm thư pháp thôi nhé) ắt hẳn đều sẽ ít nhều cảm nhận chung: nó viết rất xuôi tay và rất ít nét bị hướng ngược qua bên trái (cũng là phía trước). Đây cũng là 1 trong số rất hiếm văn tự xưa nay trên thế giới từng biết có đặc điểm này. Điều này gợi đến 1 ưu thế cơ bản: cho phép thể hiện trên oscilloscope (dao động ký). Như mọi người bên giới tự nhiên - kỹ thuật dã biết, dao động ký là thiết bị ghi nhận giá trị biến thiên của 1 đối tượng năng lượng theo thời gian. Mà chí ít là với thế giới bình thường, thời gian không chảy ngược. Điều này cũng có nghĩa là không thể vẽ 1 đường theo trình tự ngược với hướng quét của tia. Xét trên tiêu chí đó, thì chữ khoa đẩu là văn tự DUY NHẤT mình biết có thể đáp ứng đặc điểm này, mặc dù có 1 vài ký tự sẽ bị đổi nét chút ít, như chữ d (âm cao và thấp), chữ f (âm cao), chữ o phụ âm câm, tuy nhiên vẫn rất dễ dàng nhận dạng được. Về mặt chữ viết tay, có lẽ nét chữ trong cuốn "Thanh Hóa quan phong" là thể hện khá rõ đặc điểm này. Có nhiều cách thể hiện biên dạng sóng, miễn sao khi tái hiện trên dao động ký vẫn đọc được hay dễ đọc (tùy người cũng như độ quen mắt). Tuy nhiên cần lưu ý rằng, mật độ chữ càng cao thì càng khó đọc cũng như nhận dạng ký tự khi chưa quen. Nếu vừa muốn tăng mật độ chữ vừa muốn dễ đọc thì giữa các ký tự phải có 1 dao động có biên độ cả phần âm lẫn phần dương (tính từ trục đối xứng là đường trục biểu diễn thời gian) lớn vượt trội so với các ký tự và chu kỳ rất ngắn đến mức trên dao động ký sẽ thể hiện đường dọc dốc đứng gần như 1 đoạn thẳng phân cách các ký tự. Có 1 cách vẽ biên dạng sóng đơn giản là vẽ biên dạng sóng từng chữ rồi đóng gọn trong 1 ô chữ nhật hoặc 1 ô vuông (tất nhiên trên ô có đường kẻ dòng chữ), sau đó xếp các ký tự sao cho đường kẻ dòng của các ô chữ không bị so le. Bước cuiố là nối nét cuối chữ này với nét đầu chữ kia.Đây là cách để 1 sóng âm tần mang mật độ ký tự cao nhất. Nhược điểm duy nhất là cần người đọc quen mắt.

 

 

Rất cảm ơn Da Lang đã mô tả. Về phía tôi nhận thấy rằng Da Lang viết rất lên tay và ngày càng dễ hiểu. Tuy nhiên, riêng bài viết này, do tôi không hiểu lắm về dao động ký, cho nên vẫn chưa thể hiểu được mối liên hệ này, dù đã đọc vài lần. Nhưng do tính hợp lý của các vấn đề liên quan thì tôi chỉ có thể cảm nhận được mà thôi.

Nếu Da Lang có thể mô tả thêm về dao động ký và có hình minh họa liên hệ giữa chữ Khoa Đẩu với dao đông ký thì cá nhân tôi rất cảm ơn.

Cá nhân tôi ủng hộ Da Lang viết sách về chính đề tài này. Tôi sẽ tài trợ theo khả năng của tôi cho công trình viết sách của Da Lang. Tôi có thể chia sẻ với Da Lang về phương pháp thể hiện ý tưởng trong một cuốn sách.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì mình sử dụng chữ khoa đẩu cận - hiện đại (mà người Thái dùng thời phong kiến, mấy ông Cách mạng lại kế thừa phát triển tiếp mà cứ nghĩ "chữ người" chứ không nghĩ là chữ của cha ông) nên kết cấu mặt chữ, ngữ âm, ngữ pháp, thanh điệu,... có ít nhiều khác người Việt cổ, mong mọi người thông cảm.

Chuyện chữ khoa đẩu - biên dạng sóng chỉ mới phát hiện gần đây do lúc chán viết vẽ đại chủ đề nào đó mà thành, chứ chưa có chủ ý nghiên cứu từ đầu.

https://lh3.googleusercontent.com/Oic6gsBn_Sf3K_wmnyfUDrp3bEfz1MkmJyXVpY_9Q0imwby3CEC2mGalPe82HRg16a9z4YeLXGGH1jv16eo31H-D0VIkdwSkcsQqsSZuAEv6XXuG-h7lR9u6DTH5CYWmNz-nQh_4RKjT3Wx_nWW51j-QopUKacZ27GEuvvXijOjblbTCcI_hbwL_1ZfZHqZT18rPKaZHrmPK0s2QzbxQ31do1erahm_KpFXPbTwAL71dirvGD8fcGqJDWA-ToDUqu2gxW33ZH-gGVe21MH8nbKZ8V8LhVnnxi4t79gn2e2U3xmHzz6Mw1mVKk3jB_pq01vAZQBRP4Gk5ZXnsE0_Gyrj1mxUCwPWRn49fb8sfugyQ1FSiSyQkttvELGqppBi3623MBmm6ui1DESR4v9-AYBV1CzwD6AbL6yvuKbmL40gOLN6gNCvXAkgq3L4RU5apN-NU8PRjI9DflFvNnaumpvcy-2U--JFS3_2nMGxn0sMEV5EixIkR4Yc6WPHjil2NQpOIvd_MdXQpOvmIh-oK5LyxUDi5pepJjjqO_8n2LVDnyH9frX1ITydtrP_wIKQr41DmptMvBXZTmc_ayd2qdh3g0ZIfRWqOBrJh_Iaex6wn1MT_=w1280-h720-no

(Hiện hệ thống chưa cho mình đăng ảnh)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dao động ký là thiết bị vẽ các dao động sóng thành 1 biên dạng lên màn hình. 1 dạng "kém đa năng" hơn của nó chính là địa chấn kế. Dao động ký hiện đại có thể có chức năng như tivi thường, nhưng địa chấn kế thì luôn luôn chỉ vẽ được mấy dao động nhìn như sóng nước mà thôi

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Link cho những ai không xem được google photo:

30997855935_9777611b00_o.jpg

Edited by Đa Lang
7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cảm ơn. Tôi hiểu rồi. Và quả là điều kỳ diệu.

 

Link cho những ai không xem được google photo:

30997855935_9777611b00_o.jpg

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Link cho những ai không xem được google photo:

30997855935_9777611b00_o.jpg

Hay quá bác Đa Lang,

 

Như vậy với chữ Khoa Đẩu bác viết bên trên, khi diễn tả dưới dạng sóng âm thì đã tương đương như mình phát âm ra phải không bác?

 

XT.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay quá bác Đa Lang,

 

Như vậy với chữ Khoa Đẩu bác viết bên trên, khi diễn tả dưới dạng sóng âm thì đã tương đương như mình phát âm ra phải không bác?

 

XT.

Gần như vậy thôi. Thực tế khả năng cao mấy con chữ được chế dựa trên biên dạng chung. Như tha, thi, thu, thanh,.... về điểm chung là th nhóm cao. Như vậy biên dạng sóng âm chắc chắn phải có ít nhiều những nét tương đồng nào đó. Vẽ ra được những nét chung ấy là vẽ ra được chữ th nhóm cao

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt cổ dùng tối thiểu 2 kỹ thuật xử lý âm: khử "răng cưa" (các dao động nhỏ lởm chởm nằm trên 1 dường dao động lớn hơn). Cách làm đơn giản là lấy bút nét lớn hơn đồ lên. Sau đó là làm mảnh nét bút là ra đường sóng giản hóa. Hiện nay kỹ thuật này là kiểu nén âm lossy, tức có hy sinh chất lượng âm nhưng giảm đáng kể dung lượng, điển hình nhất là chuẩn nén MP3. Sau bước này, chỉ còn những "răng cưa" đủ lớn đáng kể đủ để tai người cảm nhận mới không bị dìm nét. Kỹ thuật thứ 2 là vẽ nét chung. Nối "đỉnh liền đỉnh, đáy liền đáy" của các "răng cưa" trong dải sóng âm sẽ ra vùng giá trị của sóng. Tô màu vùng giá trị đó sẽ ra nét chữ sơ khai. Khảo sát nhiều nét chữ sơ khai như vậy của hàng loạt các âm có tương đồng là có thể tổng hợp ra nét của 1 ký tự mới

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dấu ấn khoa đẩu trong chữ tượng hình.
Người TQ thường có nhiều lý giải sâu xa khó nhớ và rất xa vời về con chữ, thực tế những con chữ đều có nguồn gốc rất mật thiết với hình ảnh biểu thị được (viết, vẽ, ghi,...) của đối tượng. Người ta cách điệu 1 con chữ phức tạp bằng đường nét của những con chữ đơn giản gần gũi nhất về cả âm lẫn hình là cho dễ chiết tự. Chứ 1 thứ chữ có nguồn gốc chủ quan trên tiếng nói, truyện kể riêng của 1 tộc Trung Nguyên hay Bách Việt nào đó thì chúng đã sớm bị tiêu vong theo dân tộc ấy rồi.

30413404394_e459fa6e50_o.png

Link:30413404394_e459fa6e50_o.png

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình có 1 số nguyện vọng:

1.Đích thân nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền hoặc những người liên quan nhất chuyển tự (transiterate) dòng chữ trên trống Lũng Cú (dịch càng tốt). Mình đoán nghĩa nó 1 phần rồi, nhưng đoán là đoán. Lúc này kết quả của nhân vật có uy tín là quan trọng nhất.

2.Tất cả các bằng chứng về vấn đề niên đại thì vẫn ưu tiên hàng đầu chữ trên trống. Cần công bố niên đại chính xác của trống Lũng Cú này, hoặc chí ít là khoảng niên đại của nó (sai lệch tối đa vài thế kỷ). Những bằng chứng khác như văn bản Thái cổ chủ yếu chỉ là điều kiện đủ, vì hầu hết niên đại, ngữ âm và nội dung của chúng đều muộn hơn trống đồng. Còn bãi đá Sa Pa thì có thể xưa hơn trống nhưng đường mờ nhạt và rất khó xác định mức độ liên quan. Các bằng chứng khảo cổ khác như chữ trên lưỡi qua lưỡi cày gì đấy, bên Việt Nam hay Hồ Quảng thì chủ yếu cũng chỉ là dấu tích tượng hình.

3.Công bố toàn bộ tài liệu về cuộc hổi thảo chính thức của bác Xuyền, như video, hình ảnh, âm thanh,... (nếu có sẵn cho mình xin link). Lưu ý rằng các giảng viên, giáo sư, tiến sỹ, học giả, đặc biệt là khối xã hội - rất thích chơi trò bắt bẻ từ ngữ, bất chấp giá trị nội dung vấn đề. Họ bắt bẻ không bằng 1 góc luật sư nhưng lại hay bắt bẻ hơn cả luật sư đấy, chưa kể yếu tố "lưỡi không xương" đấy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế bây giờ trong diễn đàn ai chuyển tự được chữ trên trống Lũng Cú cứ công bố xem nào, mình không rõ có phải đề cập đến vấn đề nhạy cảm hay sao mà mọi người bơ thế. Sẵn cho hỏi luôn: chữ đầu tiên tận cùng bên trái trên trống là chữ gì vậy, nhìn hoài chưa định ra được

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cập nhật riêng về vấn đề trống Lũng Cú:

Nguyên nhân chính mà mình nghi ngờ trong quá trình chuyển tự và rất mong các nhân vật uy tín khác trong đề tài "Chữ Việt cổ" chuyển tự vì không dám tin lắm vào nội dung dòng chữ.

Thứ nhất, chữ Thái thống Nhất bây giờ "khập khiễng", gò ép rất nhiều theo tiếng Việt hiện đại nên thiếu rất nhiều chữ.

Thứ hai, có font người ta ghi Tai Heritage, "heritage" là hàng kế thừa/ di sản. Xét qua thành phần mẫu tự và tự hình, font này tương đồng với chữ viết cổ hơn cả.

Nếu mình nhìn không nhầm thì chuyển tự ra như sau (chưa tính dấu thanh):

"Đ_ưa/ươ_ô Ng_aư/ơư C_r_a"

(Lưu ý là chữ r khoa đẩu với la tinh viết tay có khác nhau nhé, chữ bên khoa đẩu có uốn lượn mềm mại hơn. Còn Chữ r  thường viết tay vẫn thẳng băng gần như chữ pi tiếng hy Lạp vậy).

Thêm yếu tố dấu thanh (Khinh âm, tức âm cao, ứng với: ngang, sắc, hỏi; Trọng âm, tức âm thấp, ứng với: ngã, huyền, nặng) thì gần như chỉ có khả năng ra:
Đừờồ Ngờừ Crả 

Đọc chệch ra âm hiện đại: Đồ Người Cả

Nghĩa là: vật dụng (đồ) dành cho người đứng đầu (cả).

Về mảng chữ tượng hình, "Cả" này ứng với âm "KHA/Ca" (trong ca ca, đại ca) hoặc ứng với tự hình chữ "kỳ" (kỳ tích).

Dựa theo nội dung dòng chữ, khả năng rất cao không phải là của người Kinh, do khá ngược tính cách. Người Kinh rất ít khi ghi chữ thẳng thừng như thế lên vật dụng, mà thường để lại các dấu hiệu daặc9 trưng, vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa đảm bảo an ninh cho món đồ. Nhưng rõ ràng "Đồ người cả" là tiếng Kinh chứ không ra được tiếng Mường, Tày Thái, Lô Lô,... nào cả (không tin thì các bạn nào rành ngôn ngữ dân tộc ít người thử tra từng chữ xem, được mấy ngôn ngữ/phương ngôn/phương ngữ ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc, hay thậm chí cả Châu Á - Thái Bình Dương luôn, xem dễ gì gần như trùng âm đến thế).

Và nếu điều này đúng, thì chỉ làm mình càng khó nghĩ hơn về gốc gác người Kinh nói riêng cũng như người Việt nói chung thôi. Đại khái rằng: họ vốn không phải là 1 dân tộc (theo nghĩa hẹp về quan hệ huyết thống / di truyền), mà là 1 cộng đồng (tức dân tộc theo nghĩa quốc gia ấy) hoặc khả năng cao hơn là 1 thế giới khác (gần như LHQ gây giờ). Bởi vì dấu hiệu "không Việt" có rất nhiều ở Việt Nam cổ đại, nhưng những dấu hiệu "rất Việt" cũng ở khắp nơi, không dừng lại ở phạm vi phát tích của người Kinh cũng như Bách Việt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

p/s: trật tự khoa đẩu: chuỗi phụ âm đầu làm chuẩn, như điểm mốc tọa độ. Có 4 chiều bố trí nguyên âm: trên - dưới, trước - sau (trái - phải), riêng chiều "trên - dưới" thì điểm mốc làm chuẩn ở phụ âm cuối cùng của cụm phụ âm đầu, tức phụ âm tận cùng bân phải của cụm phụ âm đầu . Trật tự nguyên âm: trước - trên - dưới - sau, Cái thứ nào ứng với cái thứ ấy (như trước thứ nhất - trên thứ nhất - dưới thứ nhất - sau thứ nhất, rồi tới như trước thứ hai - trên thứ hai - dưới thứ hai - sau thứ hai, cứ vậy). Cụm phụ âm đầu thì không có đặc trưng về trật tự, nên cái cuối cùng (cái tận cùng bên phải của cụm phụ âm đầu) sẽ có quan hệ trực tiếp với nguyên âm. Tương tự với phụ âm cuối, nhưng cái đầu tiên (cái tận cùng bên trái cụm phụ âm cuối) sẽ có quan hệ trực tiếp với nguyên âm. Về vấn đề âm "khoe" hay "kheo" thì khác nhau ở khoảng cách của chữ v thấp (gần như w ở âm đệm và âm cuối). "e_kh_v" là "khoe", còn "e_kh v" là "kheo", còn "khoeo" là "e_kh_v v". Tương tự, "kh_ir(trên chữ kh) v "="khiêu", "kh_v_ir(trên chữ v)"=khuya. Thực tế chỉ chi viết các "văn bản xuyên quốc gia" (tức không biết trước ngữ âm tiếng các bên) thời cổ mới cần tuân thủ nghiêm ngặt, còn văn bản 1 thứ tiếng duy nhất thì lơi chút cũng được. Nhưng đừng lơi quá, để khỏi chệch âm vô ích (hiện tượng chệch âm vô ích rất phổ biến vào giai đoạn văn minh Việt tan rã, mỗi người 1 ngả). Cái này là mình phát hiện từ kinh nghiệm trong quá trình dùng chữ khoa đẩu thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Panduranga (पाण्डुराग đúng ra là Pan-đu (पाण्डु) Ra-ga (राग) hay Păn-đu Răg) theo lối khoa đẩu lần ra là Sắc trắng (nhưng trắng vàng). Đó là tên gọi dựa trên hình ảnh thực tế toàn cát với cát là chính của Phan Rang ngày xưa
Pan-đu (पाण्डु) là bẳn, ứng với chữ Phấn (坋) lối tượng hình, ý chỉ bụi đất
Ranga, mà đúng ra là Ra-ga/rag (राग), ứng với chữ Sắc (色) lối tượng hình, ý chỉ màu sắc sắc thái
Tóm lại Ấn - Hán - Nôm như sau:
Pandu - Phấn (坋) - Bẳn/bẩn (cáu bẩn)
Ranga/raga - Sắc (色) - Rặc/rặt/sặc
Tức Panduranga ghi chuẩn ra tượng hình là Phấn Sắc (坋色), âm thuần Việt đúng là Rặt Bẳn
btw, không liên quan lắm nhưng thật ghê, nghe xém lộn qua "Nhật Bản" 
Cái nơi "Nắng như phang, nóng như rang" ấy mà tên âm Hán nghe dễ thương vãi

Vữa chưa rõ lắm chữ a viết thẳng như gậy batoong với chữ a như dấu ngã dùng khác nhau thế nào

Edited by Đa Lang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay