Vo Truoc

Hành Lang Sách "cơ Sở Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành" Tập - 1

24 bài viết trong chủ đề này

Những tham khảo, góp ý của anh chị em trên diễn đàn về topic "Sách Cơ sở học thuyết ADNH" mình trao đổi ở đây nhé!

Vô Trước

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những tham khảo, góp ý của anh chị em trên diễn đàn về topic "Sách Cơ sở học thuyết ADNH" mình trao đổi ở đây nhé!

Vô Trước

 

Chào đón và hoan hô bác Votruoc đã trở lại thiên đường sau 5 năm miệt mài, Hallelujah!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em trên diễn đàn thân mến!

Do sơ suất, post bị lỗi mà không có chức năng sửa, trong topic "Sách Cơ sở học thuyết Âm dương Ngũ hành", Chương II/I/2/b đoạn:

 

Như vậy, khi trong HQC-ζ tại vị trí có độ co dãn không thời gian ζ quan sát thấy một vi phân khoảng cách dl thì trong không gian địa phương, thực chất khoảng cách đó là dlζ = ζdl. Khi trong HQC-ζ quan sát thấy vi phân thời gian dt thì trong không thời gian địa phương vi phân đó mới là dtζ = dt/ζ. Nói cách khác, vi phân khoảng cách và vi phân thời gian trong HQC-ζ tại vị trí có độ co dãn không thời gian ζ là ζdl và dt/ζ. Do đó, vận tốc quan sát được của một hạt vật chất từ HQC-ζ là v = dl/dt thì, trong HQC-ζ địa phương của nó , vận tốc là vζ = dlζ/dtζ = ζ2vqs.

Ta có quan hệ:

 3DGCyb.jpg

ζa là hệ số hiệu chỉnh không thời gian của đại lượng vật lý A, là một hàm phụ thuộc ζ. ζa có thể thu được thông qua thứ nguyên của đại lượng vật lý khi thay M (mét) thành ζM, s (giây) thành s/ζ. ζa(1) = 1.

 

Đề nghị thay bẳng:

 

Như vậy, khi trong HQC-ζ tại vị trí có độ co dãn không thời gian ζ quan sát thấy một vi phân khoảng cách dl thì trong không gian địa phương, thực chất khoảng cách đó là dlζ = ζdl. Khi trong HQC-ζ quan sát thấy vi phân thời gian dt thì trong không thời gian địa phương vi phân đó mới là dtζ = dt/ζ. Nói cách khác, vi phân khoảng cách và vi phân thời gian trong HQC-ζ tại vị trí có độ co dãn không thời gian ζ là ζdl và dt/ζ. Do đó, vận tốc quan sát được của một hạt vật chất từ HQC-ζ là v = dl/dt thì, trong HQC-ζ địa phương của nó , vận tốc là vζ = dlζ/dtζ = ζ2vqs.

Ta có quan hệ:

2DvF8n.jpg

ζa là hệ số hiệu chỉnh không thời gian của đại lượng vật lý A, là một hàm phụ thuộc ζ. ζa có thể thu được thông qua thứ nguyên của đại lượng vật lý khi thay M (mét) thành ζM, s (giây) thành s/ζ. ζa(1) = 1.

 

Thành thật xin lỗi!

Vo Trước

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Votruoc viết (sorry em dăng lộn bên đề mục cũ):

 

I./ CHÂN TƯỚNG CỦA THỰC TẠI

1. Ba trụ cơ bản của Thực tại: Bản thể, Tướng, Lý

Thực tại là tất cả những gì thực sự tồn tại. Thực tại hết sức rộng lớn, phức tạp, biến đổi không ngừng và nhận thức về nó cũng vô cùng đa dạng. Khi quán xét về Thực tại, ta cần nhận thức được cái bản chất, chân tướng của nó thì mới có thể nắm vững những diễn biến, biểu hiện muôn vẻ của thực tại.

Chân tướng của Thực tại bao gồm 3 mặt thống nhất không thể tách rời: Bản thể, Tướng (Cái hiển lộ ra), Lý (cái qui luật hiển lộ) của nó.

     Bản thể của Thực tại, gọi là “Đạo”, vốn vô thuỷ, vô chung, không có phân biệt, hàm chứa và bao trùm tất cả.

          - Đạo Vô thủy, tức là nó vốn có, không khởi nguyên, nên nó có trước tất cả những cái gì có khởi nguyên.

          - Đạo Vô chung nghĩa là mãi mãi, không có kết thúc nên nó dài lâu hơn tất cả cái gì có kết thúc.

          - Đạo không có phân biệt nên không có lý do gì để nó phải biến đổi, do đó, gọi là chí tịnh. Tính “tịnh” ở đây có nghĩa là không biến đổi, giữ nguyên trạng thái hiện tại. Chí tịnh chính là cái tịnh đã đến cùng cực, tuyệt đối, không có một chút dị biệt hay biến đổi nào.

     Do không có phân biệt nên Đạo thuần khiết, đồng nhất và vô cùng thông biến. Những cái gì còn thuộc về Đạo, quan hệ, ảnh hưởng, hành xử như một khối thống nhất không một chút trở ngại nào.

     Do Đạo là bản thể của mọi thực tại nên nó có trong mọi vật và mọi sự, không có cái gì  thực tồn tại mà ngoài Đạo. Vì thế, ta nói, Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả.

     Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả mọi vật và mọi sự, vốn cô cùng đa dạng và phức tạp, mà vẫn luôn chí tịnh, thuần khiết, không phân biệt là bởi vì chúng đều còn dưới dạng những mầm mống, khả năng, chưa bộc lộ. Chỉ khi nào những mầm mống đó trở thành hiện thực thông qua một đột biến lượng tử thì Thực tại mới hiển lộ ra cái thành cái Tướng của nó.

     Như vậy, Tướng (của thực tại) là sự hiển lộ của thực tại, dưới hình thức được gọi là Vạn tượng, khi những mầm mống Vạn tượng trong Đạo trở thành hiện thực.

Để những mầm mống Vạn tượng trong Đạo trở thành hiện thực và hiện thực như thế nào phải có những cách thức, nguyên lý nhất định chi phối, gọi là cái Lý.

     Lý là là những qui luật mà những mầm mống Vạn tượng trong Đạo hiển lộ, vận động, tương tác, phát triển hình thành nên Vũ trụ ngày nay. Nói cách khác, Lý là cái nguyên lý vận động mà cái Tướng của Thực tại tuân theo khi hiển lộ.

 

Sách của các tác giả cổ cũng thường nói về cái Thể - Tính,  Lý - Tính, hàm ý đặc trưng của sự vật hiện tượng ngoài sự hiển bày cái Tướng thì nó còn mang trong mình cái "Tính", điều này là rất quan trọng mà cách sách không nói đó chính là mối quan hệ giữa cái "Tính của Bản thể ở trạng thái chí tịnh" và cái "Tính chung và riêng của Vạn tượng" sau khi Vũ trụ đã vận động này còn có mối quan hệ nào hay không?

 

Nếu thế thì quy luật của Thực tại sẽ đi từ:

 

Bản thể (Đạo): trạng thái chí tịnh, Tướng chưa hiển lộ, Dương, "Tính tiềm năng chung và riêng"? ---> Một siêu cực vi động lượng tử do mang trong nó một tiềm năng tự nhiên ---> Nổ Bigbang? ---> Sum la Vạn tượng: trạng thái động, Âm, (Lý, Thể, Tính: của sự vật hiện tượng riêng biệt và của Bản thể) + quy luật vận động chung (Tổng Tướng hiển lộ) cho toàn thể Vũ trụ?

 

Phải chăng là nội dung là chưa đầy đủ về các khái niệm?

 

Trân trọng!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt viết:

 

Phải chăng là nội dung là chưa đầy đủ về các khái niệm?

Một trong những cái khó của phục hồi học thuyết ADNH là vô số các khái niệm với đủ kiểu hiểu khác nhau. Xét số lượng các khái niệm cho một lý thuyết nào đó có đầy đủ hay không là xem các vấn đề mà lý thuyết đề cập có cần thêm khái niệm nào nữa không, nếu không cần thêm thì có nghĩa là đủ .

Ở đây, tôi thấy những vấn đề mình khảo sát không cần thêm những khái niệm khác nữa, như vậy là đủ.

Hoangnt viết:

 

Sách của các tác giả cổ cũng thường nói về cái Thể - Tính,  Lý - Tính, hàm ý đặc trưng của sự vật hiện tượng ngoài sự hiển bày cái Tướng thì nó còn mang trong mình cái "Tính", điều này là rất quan trọng mà cách sách không nói đó chính là mối quan hệ giữa cái "Tính của Bản thể ở trạng thái chí tịnh" và cái "Tính chung và riêng của Vạn tượng" sau khi Vũ trụ đã vận động này còn có mối quan hệ nào hay không?

 

Nếu thế thì quy luật của Thực tại sẽ đi từ:

 

Bản thể (Đạo): trạng thái chí tịnh, Tướng chưa hiển lộ, Dương, "Tính tiềm năng chung và riêng"? ---> Một siêu cực vi động lượng tử do mang trong nó một tiềm năng tự nhiên ---> Nổ Bigbang? ---> Sum la Vạn tượng: trạng thái động, Âm, (Lý, Thể, Tính: của sự vật hiện tượng riêng biệt và của Bản thể) + quy luật vận động chung (Tổng Tướng hiển lộ) cho toàn thể Vũ trụ?

Hoangnt nên đọc kỹ lại và đọc tiếp những khai triển ở phần dưới. Những điều trên là do Hoangnt suy diễn ra, chứ tôi đâu có nói như vậy. Tôi đâu có nói gì về "Tính tiềm năng chung và riêng"? ---> Một siêu cực vi động lượng tử do mang trong nó một tiềm năng tự nhiên ---> Nổ Bigbang? ---> Sum la Vạn tượng: trạng thái động, Âm, (Lý, Thể, Tính: của sự vật hiện tượng riêng biệt và của Bản thể) + quy luật vận động chung (Tổng Tướng hiển lộ) cho toàn thể Vũ trụ?" Suy diễn như thế vừa chủ quan, gán ghép cho tôi, thiếu cơ sở, vừa sai lầm.

Ví dụ: Hoangnt viết:

 

Bản thể (Đạo): trạng thái chí tịnh,

Như vậy là đã sai cơ bản. Đạo không phải là một trạng thái của thực tại, mà là một trong 3 mặt không thể tách rời của Thực tại. Một mặt của đồng xu không phải là một trạng thái của đồng xu, mà chỉ là một trong 2 mặt không thể tách rời của đồng xu thôi. Nếu không có đồng xu thì cũng chẳng có 2 mặt của đồng xu cũng như thiếu bất cứ một mặt nào thì đồng xu cũng không tồn tại.

Hoangnt hãy đọc kỹ, mỗi một câu chữ, một dòng tôi viết đều đã đắn đo rất nhiều, không thể hời hợt, vội vã được.

Thân ái!

Vo Trước.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt viết:

Một trong những cái khó của phục hồi học thuyết ADNH là vô số các khái niệm với đủ kiểu hiểu khác nhau. Xét số lượng các khái niệm cho một lý thuyết nào đó có đầy đủ hay không là xem các vấn đề mà lý thuyết đề cập có cần thêm khái niệm nào nữa không, nếu không cần thêm thì có nghĩa là đủ .

Ở đây, tôi thấy những vấn đề mình khảo sát không cần thêm những khái niệm khác nữa, như vậy là đủ.

Hoangnt viết:

Hoangnt nên đọc kỹ lại và đọc tiếp những khai triển ở phần dưới. Những điều trên là do Hoangnt suy diễn ra, chứ tôi đâu có nói như vậy. Tôi đâu có nói gì về "Tính tiềm năng chung và riêng"? ---> Một siêu cực vi động lượng tử do mang trong nó một tiềm năng tự nhiên ---> Nổ Bigbang? ---> Sum la Vạn tượng: trạng thái động, Âm, (Lý, Thể, Tính: của sự vật hiện tượng riêng biệt và của Bản thể) + quy luật vận động chung (Tổng Tướng hiển lộ) cho toàn thể Vũ trụ?" Suy diễn như thế vừa chủ quan, gán ghép cho tôi, thiếu cơ sở, vừa sai lầm.

Ví dụ: Hoangnt viết:

Như vậy là đã sai cơ bản. Đạo không phải là một trạng thái của thực tại, mà là một trong 3 mặt không thể tách rời của Thực tại. Một mặt của đồng xu không phải là một trạng thái của đồng xu, mà chỉ là một trong 2 mặt không thể tách rời của đồng xu thôi. Nếu không có đồng xu thì cũng chẳng có 2 mặt của đồng xu cũng như thiếu bất cứ một mặt nào thì đồng xu cũng không tồn tại.

Hoangnt hãy đọc kỹ, mỗi một câu chữ, một dòng tôi viết đều đã đắn đo rất nhiều, không thể hời hợt, vội vã được.

Thân ái!

Vo Trước.

 

Từ nội dung cuốn I mà Hoangnt có góp ý và đặt thêm các vấn đề mà thôi (không suy diễn), nếu bác Votruoc cho là đủ thì chúng ta vẫn cứ tiếp tục một cách bình thường như đã từng là.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích:

Ví dụ: Con người cũng chỉ là một trường khí âm dương nhưng  không đơn thuần là tổng trường khí âm dương sơ cấp của những phần tử vật chất cấu tạo nên thân xác người đó như proton, notron, electron, … mà còn bao gồm thêm trường khí âm dương thứ cấp mà hoạt động của nó tạo nên tư tưởng, tình cảm, … của anh ta (Thần khí). Cái phần trường khí âm dương thứ cấp đó không phải là một phần của trường khí do các hạt vật chất tạo nên, mà nó được sinh ra từ Đạo (có mầm mống sẵn trong Đạo), do các tương tác âm dương trong Vũ trụ, phù hợp với trường khí âm dương sơ cấp của các hạt vật chất cấu tạo nên thể xác người đó. Cái phần trường khí âm dương đó (Thần khí) tuy gắn kết mật thiết với điều kiện sinh ra nó là trường khí âm dương thứ cấp, nhưng do có Khí dương nên vẫn có tính độc lập tương đối, còn gọi là linh hồn. Như vậy, linh hồn là một trường khí âm dương thứ cấp, đặc trưng bởi các hoạt động tinh thần, hình thành từ Đạo trên cơ sở trường khí âm dương sơ cấp là thể xác có đặc trưng là các tương tác lý hóa. Do tính độc lập tương đối này, khi thề xác (trường khí âm dương thứ cấp) tan rã, linh hồn (trường khí âm dương thứ cấp hay Thần khí) chưa mất đi ngay mà còn có thể tồn tại trong một thời gian nhất định tùy thuộc vào những yếu tố hỗ trợ lân cận.

     AjdWeT.jpg

 

Hoangnt đặt vấn đề:

 

Nói đến linh hồn thì có thể quy chiếu đến Kinh Lăng Nghiêm hoặc Duy thức học, chẳng hạn đi tìm nguồn gốc của  "tính Thấy" của mắt, thì nguồn gốc phải chăng chính là từ "Tính phản chiếu gốc của 1 Bản Thể nguyên thủy nằm ngay trong não" có vai trò phản chiếu như một tấm gương, đây là "tính chung" của mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ? Chúng ta chưa nói đến tính Nghe, tính Cảm giác...

 

Sau khi thân xác tan rã, giả sử còn lại linh hồn (tình cảm, tư duy, thấy biết...) thì rõ ràng, linh hồn là "Sơ cấp" còn thân xác là "Thứ cấp" chứ! Điều này có thể hiểu con người đang sống là "trường khí tụ nặng nhất".

 

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt viết:

 

Sau khi thân xác tan rã, giả sử còn lại linh hồn (tình cảm, tư duy, thấy biết...) thì rõ ràng, linh hồn là "Sơ cấp" còn thân xác là "Thứ cấp" chứ! Điều này có thể hiểu con người đang sống là "trường khí tụ nặng nhất".

Thứ cấp, sơ cấp ở đây hiểu theo nghĩa trước, sau. Vận động của cái "sơ cấp" làm nảy sinh cái "thứ cấp". Chứ không phải theo cách Hoangnt quan niệm.

Hoangnt viết:

 

Nói đến linh hồn thì có thể quy chiếu đến Kinh Lăng Nghiêm hoặc Duy thức học, chẳng hạn đi tìm nguồn gốc của  "tính Thấy" của mắt, thì nguồn gốc phải chăng chính là từ "Tính phản chiếu gốc của 1 Bản Thể nguyên thủy nằm ngay trong não" có vai trò phản chiếu như một tấm gương, đây là "tính chung" của mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ? Chúng ta chưa nói đến tính Nghe, tính Cảm giác...

Nếu chỉ hiểu như vậy thì tôi viết quyển sách này làm gì? Cứ trích các tác phẩm kinh điển là được!

Một lý thuyết sẽ càng tốt nếu càng ít khái niệm phải đưa ra. Khái niệm được đưa ra phải giúp cho khai triển thuận lợi lý thuyết. Chỉ nên đưa ra thêm khái niệm mới khi bất khả kháng cho những khai triển tiếp theo. Phải đưa ra khái niệm trường khí âm dương sơ cấp và thứ cấp là để tiếp theo khai triển Vật lý (nghiên cứu trường khí âm dương sơ cấp như các hạt vật chất, thiên thể, ...) và Lý học (nghiên cứu trường khí âm dương thứ cấp như Ngũ hành, Bát quái, ...) ...

Hoangnt nên đọc toàn bộ trước, sau đó hãy tham luận cụ thể. Ở bản này có nhiều điểm khác cơ bản so với bản trước.

Thân ái!

Vo Trước.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt viết:

Thứ cấp, sơ cấp ở đây hiểu theo nghĩa trước, sau. Vận động của cái "sơ cấp" làm nảy sinh cái "thứ cấp". Chứ không phải theo cách Hoangnt quan niệm.

Hoangnt viết:

Nếu chỉ hiểu như vậy thì tôi viết quyển sách này làm gì? Cứ trích các tác phẩm kinh điển là được!

Một lý thuyết sẽ càng tốt nếu càng ít khái niệm phải đưa ra. Khái niệm được đưa ra phải giúp cho khai triển thuận lợi lý thuyết. Chỉ nên đưa ra thêm khái niệm mới khi bất khả kháng cho những khai triển tiếp theo. Phải đưa ra khái niệm trường khí âm dương sơ cấp và thứ cấp là để tiếp theo khai triển Vật lý (nghiên cứu trường khí âm dương sơ cấp như các hạt vật chất, thiên thể, ...) và Lý học (nghiên cứu trường khí âm dương thứ cấp như Ngũ hành, Bát quái, ...) ...

Hoangnt nên đọc toàn bộ trước, sau đó hãy tham luận cụ thể. Ở bản này có nhiều điểm khác cơ bản so với bản trước.

Thân ái!

Vo Trước.

 

Đồng ý với bác Votruoc về những quy ước để triển khai vật lý.

 

Hoangnt sẽ đi từ từ từng phần một, tất nhiên gần cuối sẽ có sự xuyên suốt!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích:

 

Trong quá trình phát triển của Vạn tượng tương quan Âm/Dương ngày càng tăng.

     Chính qui luật tương quan Âm/Dương luôn tăng là cơ sở cho qui luật vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Bởi vì tương quan Âm/Dương luôn tăng làm cho sự vật không thể ổn định mãi ở trạng thái âm dương quân bình do động tính của Âm, và vì thế, nó luôn vận động và phát triển. Cũng do qui luật này, mọi sự cân bằng âm dương trong sự vật chỉ là tạm thời, chúng luôn luôn bị phá vỡ và tái xác lập xoay quanh trạng thái quân bình âm dương hay nói cách khác mọi sự vật luôn trong trạng thái quân bình âm dương động.

     Như vậy, trong quá trình phát triển của Vạn tượng, lực lượng âm, dương không ngừng tương tác làm nảy sinh những giá trị mới, tiêu biến những giá trị không còn phù hợp, đồng thời chúng cũng không ngừng tranh giành chiếm đoạt những giá trị mới đó (Đó chính là nội dung của sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập là các lực lượng âm, dương trong Vạn tượng). Xu hướng chung của phát triển là quân bình động trong tương quan âm/dương luôn  tăng.

     Tổng hợp hai qui luật trên ta được qui luật tương tác âm dương:

     Sự vật vận động, biến đổi không ngừng trong xu thế tăng dần tương quan âm/dương, tiến tới trạng thái quân bình âm dương động.

     Cơ chế phát triển của Vạn tượng, thuộc tính âm động, dương tịnh và qui luật tương tác âm dương là cơ sở mọi qui luật vận động phát triển của sự vật trong Vũ trụ.

 

Nếu nói đến Vạn tượng của Vũ trụ tiến tới trạng thái quân bình Âm Dương động, có thể hiểu là có một hoặc nhiều sự vật hiện tượng nào đó tích tụ khí (Âm) đến cực đại thì không thể tích tụ được nữa và qua chúng nhận biết được đó là điểm tới hạn phân rã của Vũ trụ không (sẽ nhận định về vũ trụ tiêu vong tiếp theo trong sách)?

 

Như vậy, sự hình thành và phát triển một sự vật nào đó phụ thuộc vào ba yếu tố:

- Thứ nhất là tương quan âm dương hay đặc tính của trường khí âm dương của bản thân sự vật.

- Tứ hai là tương tác âm dương từ trường khí của các sự vật khác.

- Thứ ba là sự xuất hiện của các mầm mống sự vật đó vốn hàm chứa sẵn trong Đạo, bản thể của Thực tại.

Trong ba yếu tố này, yếu tố thứ nhất và thứ hai là một thực tại khách quan đang tồn tại và xác định (Vạn tượng) tại thời điểm khảo sát. Vận động, biến đổi của chúng tuân theo những qui luật khách quan của tương tác âm dương (Lý). Yếu tố thứ ba phụ thuộc vào qui luật xuất hiện những mầm mống phù hợp của sự vật khảo sát và các sự vật khác... Sự xuất hiện những mầm mống này là những thăng giáng lượng tử, ngẫu nhiên, trong Đạo, nên mang tính xác xuất, bất định.

 

Bởi Đạo là bản thể của thực tại tức Vạn tượng, do vậy cho dù Vạn tượng biến dịch thế nào đi nữa thì Vũ trụ cũng vẫn là một khối thống nhất, do vậy không có tính bất định về mặt tổng thể. Còn khi xét về mặt chi tiết, cô lập sự vật hiện tượng theo nhóm, hệ thống... bởi không thể xem xét hết mọi tương quan với Vũ trụ, do vậy có thể cho rằng đó là bất định và xuất hiện bài toán xác suất?

 

Đồng thời, yếu tố ngẫu nhiên có thể xem rằng là những yếu tố tương tác chưa thể xác định được, nhưng về mặt bản chất tổng thể khi so với toàn Vũ trụ thì vẫn là tất định (tạm thời chưa để cập tính sáng tạo của con người)?

 

Hoangnt vẫn chưa hiểu rõ "tính quy luật trong ngẫu nhiên", phải chăng nó vẫn là tên gọi "bài toán xác suất"!

 

Ý của bác Votruoc thế nào?

 

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt viết:

 

Nếu nói đến Vạn tượng của Vũ trụ tiến tới trạng thái quân bình Âm Dương động, có thể hiểu là có một hoặc nhiều sự vật hiện tượng nào đó tích tụ khí (Âm) đến cực đại thì không thể tích tụ được nữa và qua chúng nhận biết được đó là điểm tới hạn phân rã của Vũ trụ không (sẽ nhận định về vũ trụ tiêu vong tiếp theo trong sách)?

 Chúng ta chẳng biết được thế nào là tích tụ khí (Âm) đến cực đại thì không thể tích tụ được nữa  mà chỉ biết rằng, mỗi biến động của tương quan âm dương đều ảnh hưởng tới tốc độ giá trị mới được sinh ra và tốc độ giá trị cũ bị mất đi. Khi tương quan âm dương lớn tới mức nào đó thì giá trị mới được sinh ra không bù được giá trị cũ mất đi, sự vật sẽ suy giảm. Khi đó sẽ xuất hiện hiệu ứng làm suy giảm tương quan âm dương để giá trị mới sinh ra nhiều hơn, giá trị cũ mất đi ít hơn làm sự vật tăng trưởng lại. Nếu vì lý do nào đó hay do tương quan âm/dương quá lớn, hiệu ứng trên không thể sảy ra thì sự vật sẽ tiếp tục suy giảm và dần biến mất. Quá trình đó diễn ra ở mọi cấp độ, kể cả ở qui mô toàn Vũ trụ. Vấn đề này được trình bày kỹ hơn ở phần Tam tài.

Chú ý rằng ở đây tôi dùng khái niệm tương quan âm/dương chứ không đơn thuần âm hay dương. Nếu âm quá nhiều (hay ít) nhưng dương cũng thế (quá nhiều hay quá ít) tương quan âm/dương có thể vẫn quân bình.

Hoangnt viết:

 

Bởi Đạo là bản thể của thực tại tức Vạn tượng, do vậy cho dù Vạn tượng biến dịch thế nào đi nữa thì Vũ trụ cũng vẫn là một khối thống nhất, do vậy không có tính bất định về mặt tổng thể. Còn khi xét về mặt chi tiết, cô lập sự vật hiện tượng theo nhóm, hệ thống... bởi không thể xem xét hết mọi tương quan với Vũ trụ, do vậy có thể cho rằng đó là bất định và xuất hiện bài toán xác suất?

 

Đồng thời, yếu tố ngẫu nhiên có thể xem rằng là những yếu tố tương tác chưa thể xác định được, nhưng về mặt bản chất tổng thể khi so với toàn Vũ trụ thì vẫn là tất định (tạm thời chưa để cập tính sáng tạo của con người)?

Về vấn đề này, tôi đã viết:

 

Nếu sự vật phát triển phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố thứ nhất, thứ hai, ít phụ thuộc hơn vào yếu tố thứ ba thì sự phát triển của nó hay tương lai của nó biểu hiện ra ít mang tính xác xuất hơn, hay có qui luật hơn. Đó là trường hợp của các sư vật lớn, vận động chậm hay thế giới vĩ mô. Bởi vì khi đó, tỷ trọng những yếu tố mới, ngẫu nhiên, do thăng giáng lượng tử tạo ra, quyết định tương lai, của nó nhỏ hơn nhiều so với tổng các yếu tố quyết định tương lai vủa nó. Ví dụ: Quỹ đạo Trái đất quay quanh mặt trời có thể được xác định cho hàng trăm năm sau với sai số không đáng kể.

Ngược lại, những sự vật phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố thứ ba thì sự phát triển của nó biểu hiện ra mang tính xác xuất nhiều hơn, đa dạng hơn. Đó là những sự vật nhỏ, vận động nhanh hay thế giới vi mô. Bởi vì khi đó, tỷ trọng những yếu tố mới, do thăng giáng lượng tử tạo ra, quyết định tương lai của nó lớn hơn. Nhưng dù bất định đến như thế nào thì chúng vẫn bị những qui luật của tương tác âm dương chi phối. Sự bất định ở đây chỉ là hình thức đa dạng mà tính qui luật thể hiện ra. Ví dụ: Vị trí của hạt electron trong nguyên tử hầu như không thể xác định chính xác, mà chỉ được coi như là một xác xuất hiện diện nào đó mà thôi.

Như vậy, toàn Vũ trụ là sự vật lớn nhất, đối tượng vĩ mô lớn nhất nên tỷ trọng những yếu tố mới, ngẫu nhiên, do thăng giáng lượng tử tạo ra, quyết định tương lai, của nó nhỏ hơn nhiều so với tổng các yếu tố quyết định tương lai vủa nó, dẫn đến tính xác xuất thấp nhất hay tính tất định lớn nhất, có thể coi gần đúng như Hoangnt viết:

 

không có tính bất định về mặt tổng thể

Nhưng dù sao cũng vẫn có tính bất định (dù là rất nhỏ). Nếu xét Vũ trụ ở những thời điểm đầu, khi nó còn không lớn như ngày nay, tính bất định có thể tăng đáng kể.

Hoangnt viết:

 

Hoangnt vẫn chưa hiểu rõ "tính quy luật trong ngẫu nhiên", phải chăng nó vẫn là tên gọi "bài toán xác suất"!

 Cái này cũng không có gì khó hiểu. Tôi lấy ví dụ trực quan như sau: Xét chuyển động của các phân tử không khí trong một cơn gió mùa đông bắc thường thấy ở miền Bắc nước ta. Rõ ràng Hoangnt không thể biết, tại một thời điểm, chuyển động của một phân tử không khí trong cơn gió như thế nào, nó hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng cơn gió này mang tính qui luật là chuyền động từ tây bắc xuống đông nam. Như vậy, tính qui luật trong chuyền động của cơn gió từ tây bắc xuống đông nam được thể hiện qua các ngẫu nhiên của chuyển động các phân tử không khí. Tính ngẫu nhiên của chuyển động các phân tử không khí thể hiện trong qui luật chuyển động của cơn gió từ tây bắc xuống đông nam.

Thân ái!

Vo Trước.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Votruoc viết:

 

Do Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả nên trong sự vật luôn tồn tại sẵn tất cả những mầm mống cho mọi xu hướng phát triển của sự vật. Sự xuất hiện của những mầm mống đó như là một thăng giáng lượng tử, ngẫu nhiên do nó tiềm ẩn trong Đạo như là một năng lực vốn có. Do Đạo vô cùng đồng nhất, không phân biệt, như một thể duy nhất tồn tại trong mọi sự vật, có vai trò là bản thể của sự vật đó, nên bất lỳ một mầm mống nào của Đạo đột biến thì đột biến đó cũng xuất hiện trong mọi sự vật, ngay lập tức, không có một trì hoãn nào. Tuy nhiên, chỉ những mầm mống nào có đột biến đủ lớn, phù hợp với tương quan Âm, Dương của sự vật mới nhận được sự hỗ trợ tốt từ tương quan này, trở thành hiện thực, tạo ra được nhiều hơn những giá trị mới cho sự vật. Còn những mầm mống khác, hay thậm chí cả những yếu tố đã là hiện thực, sẽ không được tương quan Âm, Dương “ nuôi dưỡng” tốt và làm thui chột đi (tức là lại trở về trạng thái mầm mống trong Đạo).

 

FXqco2.jpg

 

     Sự “hỗ trợ” tương quan âm dương cho đột biến lượng tử đó trong một sự vật không chỉ đến từ trường khí âm dương của sự vật mà còn đến từ trường khí âm dương những sự vật khác, thậm chí, đặc biệt quan trọng, khi đến từ cái đột biến lượng tử đó đã thành hiện thực trong một sự vật khác. Tuy nhiên, những “hỗ trợ” đến từ sự vật khác do phải di chuyển trong không thời gian nên có thể phải mất một thời gian trì hoãn nào đó. Như vậy, do sự hiện diện của Đạo, trong Vũ trụ, không có bất kỳ một sự vật nào có thể tồn tại độc lập với bất kỳ sự vật nào khác, tất thảy chúng đều tương quan, tùy thuộc vào nhau trong vận động và phát triển. Đó chính là bản chất của tính tương thuộc của Vạn tượng trong Vũ trụ, là cơ sở giải thích hiện tượng thần giao cách cảm“rối lượng tử” trong khoa học thực nghiệm.

 

Nếu nói đến Vạn tượng đã vận động, có lẽ hình ảnh chung của chúng sẽ là vận động xoắn ốc rồi thay vì mô phỏng Đạo từ 1 điểm bắn ra các tia mũi tên.

 

1_7.jpg

 

Bác Votruoc viết:

 

 

III./ THỜI KỲ TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN, QUAN HỆ TAM TÀI

1. Tam tài:

Như trên đã biết, quá trình tương tác âm dương là quá trình tạo ra giá trị mới một cách ngày càng hiệu quả nhất. Giá trị mới là kết quả của tương tác âm dương.

Để tạo ra những giá trị mới, các lực lượng âm, dương phải thống nhất với nhau trong tương tác. Nếu chỉ có một mình lực lượng âm hay một mình lực lượng dương, sẽ không có sự tương tác âm dương và giá trị mới không thể nảy sinh (tức là những mầm mống của giá trị mới trong Đạo không thể bộc lộ, phát triển thành hiện thực). Không được bổ xung những giá trị mới, lại bị mất đi những giá trị cũ, Vạn tượng sẽ bị tiêu hủy. Cả lực lượng âm và lực lượng dương đều có xu hướng chiếm đoạt giá trị mới này.

Để có thể chiếm đoạt, trước tiên giá trị mới phải được tạo ra. Để được tạo ra giá trị mới, lực lượng âm, dương phải thống nhất với nhau trong tương tác.

Vì tranh giành những giá trị mới - sản phẩm của quá trình tương tác âm dương – các lực lượng âm, dương đấu tranh với nhau, và vì thế mâu thuẫn với nhau.

Giá trị mới được tạo ra tuỳ thuộc tương quan, vai trò và qui mô của các lực lượng âm, dương trong quá trình tương tác, còn mức độ chiếm đoạt giá trị mới tuỳ thuộc vào sức mạnh và khả năng chiếm đoạt của lực lượng âm và lực lượng dương tương quan như thế nào. Khi có sự tương ứng giữa vai trò tương tác và khả năng chiếm đoạt đó là khi Vạn tượng phát triển tốt nhất, giá trị mới được tạo ra nhiều nhất. Lực lượng âm dương tuy vẫn còn mâu thuẫn nhưng đó là mâu thuẫn tích cực, kích thích Vạn tượng phát triển, ta nói Vạn tượng có trạng thái âm dương hài hoà. Còn nếu sự tương ứng đó không thoả đáng, Vạn tượng phát triển khó khăn hơn, giá trị mới được tạo ra ít đi, mâu thuẫn lực lượng âm, dương tăng lên, cản trở Vạn tượng phát triển, ta nói Vạn tượng có trạng thái mất quân bình âm dương. Đặc biệt, khi sự mất quân bình này thái quá, mâu thuẫn lực lượng âm dương quá gay gắt có thể dẫn đến phá huỷ tương tác âm dương, giá trị mới không được tạo ra, giá trị đã có bị thui chột, trạng thái đó dần bị tiêu huỷ, bị thay thế bằng một trạng thái mới sinh, có sự quân bình âm dương mới. Ta nói, vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản.

Bên cạnh việc tạo ra những giá trị mới, tương tác âm dương còn làm mất đi những giá trị cũ. Khi những giá trị cũ không được tương tác âm dương hỗ trợ, chúng không được bổ sung thêm giá trị mới nên không thể phát triển, vai trò của chúng trong sự vật mờ nhạt dần. Và khi cản trở sự tạo thành các giá trị mới, chúng sẽ bị triệt tiêu. Nhưng sự triệt tiêu này không phải là biến mất mà chỉ là sự trở về dạng mầm mống trong Đạo mà thôi. Khi có điều kiện thuận lợi của tương tác âm dương, chúng sẽ lại xuất hiện và phát triển.

Do thống nhất với nhau trong tương tác, tạo ra những giá trị mới, mà trong các lực lượng âm, dương có hàm chứa những yếu tố, tuy khác nhau về thuộc tính âm dương nhưng không mâu thuẫn, đấu tranh mà thống nhất với nhau. Và tương ứng với những yếu tố đó, trong Vạn tượng có những lực lượng đại diện cho chúng, gọi là Chung. Trong Chung có những thành phần mà cả hai lực lượng âm, dương cùng thống nhất với nhau, tuy khác nhau mà không mâu thuẫn, đấu tranh nhau. Phần còn lại của các lực lượng âm, dương thì mâu thuẫn, đấu tranh với nhau và được gọi là Âm, Dương.

Như vậy, do thống nhất và đấu tranh với nhau giữa các lực lượng âm, dương, trong Vạn tượng hình thành ba lực lượng là Chung, Âm, Dương, được gọi là Tam tài.

Dương là những lực lượng trong sự vật có xu thế bảo tồn trạnh thái cũ. Âm là những lực lượng trong sự vật có xu thế biến đổi sự vật. Chung là lực lượng trong sự vật có xu hướng điều hòa quan hệ âm dương, là nơi thống nhất quan hệ âm dương.

Mô hình Tam tài thể hiện sự tương tác thống nhất và đấu tranh với nhau của các lực lượng âm, dương chung trong vạn tượng. Quan hệ tương tác giữa ba lực lượng này làm cho Vạn tượng cân bằng và phát triển.

 

dqSKz3.jpg

 

Khi nói đến trạng thái Âm Dương sau Thái Cực, phải chăng cổ nhân đã hàm ý "Âm thuận tùng Dương" tức quy luật chỉ có hai mặt chứ chưa có cái "Chung", chỉ khi đến trạng thái của Ngũ Hành thì mới xuất hiện hành Thổ "Chung" này để thiết lập mối quan hệ cân bằng sinh khắc trong vận động xoắn lốc nhưng vẫn phải tuân thủ quy tắc "Âm thuận tùng Dương" ở trên?

 

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt viết:

 

Nếu nói đến Vạn tượng đã vận động, có lẽ hình ảnh chung của chúng sẽ là vận động xoắn ốc rồi thay vì mô phỏng Đạo từ 1 điểm bắn ra các tia mũi tên.

 

Khi nói đến trạng thái Âm Dương sau Thái Cực, phải chăng cổ nhân đã hàm ý "Âm thuận tùng Dương" tức quy luật chỉ có hai mặt chứ chưa có cái "Chung", chỉ khi đến trạng thái của Ngũ Hành thì mới xuất hiện hành Thổ "Chung" này để thiết lập mối quan hệ cân bằng sinh khắc trong vận động xoắn lốc nhưng vẫn phải tuân thủ quy tắc "Âm thuận tùng Dương" ở trên?

     Hình vẽ của tôi chỉ đơn thuần mô tả Vạn tượng vận động, tuy đa dạng và phức tạp (biểu tượng như các mũi tên) nhưng có một điểm chung là Bản thể (Đạo). Bất cứ một đột biến lượng tử nào từ Đạo sẽ ngay lập tức xuất hiện trong Vạn tượng (mọi sự vật). Cái đột biến đó ảnh hưởng tới xu hướng phát triển của Vạn tượng. Tuy nhiên, cái xu hướng đó có thành thực tế hay không thì lại phụ thuộc vào trạng thái của từng sự vật. Giả sử có 2 hoặc nhiều hơn sự vật phù hợp với một đột biến lượng tử nào đó (ví dụ như chúng giống hệt nhau) thì ngay lập tức, đột biến lượng tử đó sẽ cùng thành hiện thực hay cùng không thành hiện thực ở trong các sự vật đó dù chúng cách xa nhau và không có một thông tin nào thông báo giữa chúng.

     Đó là cơ chế hiện tượng vướng lượng tử trong khoa học: Người ta tạo ra 2 photon có vướng lượng tử (giống hệt nhau) và nhận thấy, dù chúng cách xa nhau, không có một thông tin nào trao đổi giữa chúng nhưng photon này hành xử thế nào thì ngay lập tức, photon kia hành xử thế ấy. Đó là do trạng thái của 2 photon đó giống hệt nhau, khi một đột biến lượng tử xuất hiện và thành hiện thực tại photon nào thì ngay lập tức cũng xuất hiện và thành hiện thực ở photon kia. Đó là cơ sở cho ứng dụng "Chuyển thông tin tức thời"  mà khoa học đang nghiên cứu. Giới khoa học tuy ghi nhận nhưng chưa rõ bản chất cơ chế của hiện tượng này, đến nỗi Einstein gọi là "tương tác ma quái".

     Hay như có 2 người cách xa nhau, không biết nhau, không gặp nhau, nhưng anh này bị ốm chỗ nào thì anh kia cũng bị ốm ngay chỗ đó, cùng một lúc. Hiện tượng này được ghi nhận và gọi là thần giao cách cảm. Đó là do 2 người này giống hệt nhau trong sự hỗ trợ cho căn bệnh đó, hay nói như giới khoa học, họ bị "vướng lượng tử".

     Luận điểm này giải thích cơ chế tương hợp, liên quan mật thiết của mọi sự vật trong Vũ trụ. Dù vận tốc hạt vật chất được thuyết tương đối giới hạn là c, nhưng sự liên thông của mọi sự vật thông qua bản thể (Đạo) là phổ biến và ngay lập tức (vận tốc của sự liên quan, tương hợp là vô cùng). Tuy nhiên, sự liên thông này có thể hiện ra được cho các nhà khoa học đo đạc được hay không còn phụ thuộc vào trạng thái âm dương của từng sự việc.

     Sự vận động xoáy lốc của vật chất trong các thiên hà là sự thề hiện nguyên lý tương quan âm/dương luôn tăng, dẫn đến khoảng cách các hạt vật chất ngày càng lớn lên, Vũ trụ nở ra, chứ không liên quan đến cơ chế tôi vừa mô tả.

     Nguyên lý âm thuận từng dương, dương trước âm sau thể hiện rõ từ khi âm dương mới sinh như viết trong phần trước. Vì dương "tịnh" là thuộc tính của Thái cực, ban đầu, do đó có trước. Âm xuất hiện và căn cứ vào thuộc tính "tịnh" của dương để xác lập thuộc tính "động" của mình nên rõ ràng âm có sau và phải "thuận tùng dương". Câu "Âm thuận tùng Dương" có nghĩa là: thuộc tính của Âm là căn cứ vào thuộc tính của Dương để xác định. Do Âm có sau nên ban đầu lực lượng của nó còn nhỏ, chịu để Dương chi phối.

     Cái 'Chung" xuất hiện ngay trong tương tác âm dương chứ không cần phải đợi đến Ngũ hành, vì nó là cơ sở cho âm dương hợp tác (tương tác âm dương bao gồm hợp tác và tranh giành kết quả của sự hợp tác) tạo ra giá trị mới. Khi sự hợp tác đó xuất hiện mâu thuẫn do tranh giành kết quả của sự hợp tác là các giá trị mới thì Ngũ hành xuất hiện để điều hòa các mâu thuẫn. Chính sự điều hòa này làm sự vật giao động quanh tạng thái quân bình âm dương.

     Vài lời chia sẻ.

     Thân ái.

     Vô Trước.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Votruoc viết:

 

Sự phân biệt và biến đổi đã có thì phải được thể hiện ra bằng một phương thức nào đó. Phương thức đó phải bao gồm cái (đối tượng) biến đổi và những yếu tố (thông số) mô tả sự biến đổi đó. Cái biến đổi chính là cái lực lượng âm – Âm vừa mới được sinh ra trong Thái cực, cùng với Dương, tạo thành một đối tượng thể hiện tương tác âm dương gọi là Khí. Yếu tố mô tả sự biến đổi mà con người trực quan nhận thức được là không gian, thời gian (không loại trừ còn có những cách khác mà con người chưa hoặc không thể nhận thức được). Toàn bộ hệ thống gồm cái biến đổi và thông số biến đổi, còn gọi là Vũ trụ, phải thuộc âm vì chúng mang bản chất của biến đổi hay “động” đối đãi với Thái Cực chí tịnh. Mầm mống không – thời gian trong Thái Cực khi ấy có điều kiện liền trở thành hiện thực bằng một đột biến lượng tử, đáp ứng yêu cầu đó.

Âm, Dương tồn tại, tương tác, biến đổi trong không thời gian dưới dạng Khí, bao gồm Khí âm và Khí dương. Toàn bộ chỉnh thể đó (Khí, không thời gian) gọi là Trường khí âm dương. Trường khí âm dương là một môi trường trong không-thời gian chứa Khí, thể hiện tương tác âm dương. Lực lượng âm, dương (Âm, Dương) của trường khí âm dương gọi là Khí âm và Khí dương. Lượng biến đổi được đặc trưng bởi một khái niệm gọi là năng lượng. Vậy năng lượng là khái niệm đặc trưng cho thuộc tính của trường khí âm dương về mức độ tạo nên những biến đổi trong các tương tác của chúng.

Như vậy, không-thời gian là một mặt của thực tại, mô tả, phản ánh, thể hiện sự phân biệt, biến đổi âm, dương của trường khí âm dương trong Vũ trụ. Nó không hề tồn tại độc lập với trường khí âm dương mà chịu sự chi phối của các thuộc tính âm dương. Tính chất của Không-thời gian chính là tính chất âm, dương của đối tượng mà nó thể hiện là Khí. Thời gian 0 bắt đầu khi âm, dương xuất hiện từ Thái Cực.

Bắt đầu từ đây Vũ trụ được sinh ra và phát triển.

Như vậy, Vũ trụ là cái hiển lộ khi nảy sinh âm dương từ Thái cực, bắt đầu từ một thăng giáng lượng tử, trong không thời gian. Khởi nguyên của Vũ trụ là Thái cực vốn vô thủy vô chung và chí tịnh. Vũ trụ là một dạng tồn tại của Thực tại dưới dạng Trường khí âm dương cùng với những tương tác của Khí trong không thời gian. Sự tương tác âm dương làm cho Vũ trụ vận động và biến đổi không ngừng hình thành nên Thế giới ngày nay.

Ban đầu, tính từ thời gian 0 (khi Âm Dương mới xuất hiện, từ Thái Cực, sinh ra không thời gian), Âm còn rất nhỏ, Dương cũng nhỏ, Trường khí âm dương rất nhỏ, là kết quả của một thăng giáng lượng tử ngẫu nhiên vừa đủ lớn. Quan hệ Âm, Dương, Chung đều là tương sinh, mâu thuẫn âm dương chưa bộc lộ (xem phần Tam tài). Do quan hệ đồng tương sinh của tất cả các yếu tố, giá trị mới được sinh ra với tốc độ rất cao ở mọi vị trí, mọi thể tích, làm cho Vũ trụ phát triển thuận lợi và rất nhanh chóng. Thời kỳ đó gọi là Tiên Thiên. Trong thời kỳ này, do các lực lượng Âm Dương Chung thống nhất, không mâu thuẫn, hình thức tồn tại của Vũ trụ ở thời kỳ này là sự phân bố tương đối đồng đều của trường khí âm dương trong không thời gian. Đó là một sự thống nhất, có khác nhau nhưng không mâu thuẫn âm dương, của trường khí âm dương với tốc độ phát triển hết sức mau chóng.

Khi Âm, Dương và cùng với chúng là Vũ trụ phát triển tới một mức nào đó, mâu thuẫn Âm, Dương xuất hiện trong quá trình tương tác âm dương. Quan hệ Tam tài từ chỗ đồng tương sinh trở thành Dương khắc Âm, Âm sinh Chung, Chung khắc Dương. Tuy mâu thuẫn Âm Dương cản trở, nhưng giá trị mới vẫn được sinh ra nhưng với tốc độ thấp hơn làm Vũ trụ phát triển chậm lại. Hình thức tồn tại của Vũ trụ lúc này là vô số vận động, biến đổi, tương tác của trường khí âm dương trong Không thời gian theo qui luật tiến tới trạng thái âm dương quân bình động, đồng thời tỷ lệ tương quan Âm/Dương ngày càng lớn. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Hậu Thiên.

 

Nội dung xác định "Trường khí Âm Dương" nhưng vẫn chưa chỉ rõ bản chất của không gian, theo Hoangnt bản chất của không gian là "rỗng tuyệt đối" và nó "chứa" Vạn tượng hay có thể hiểu là chúng có mối quan hệ thực tại là không tách rời nhau, khi đó có thể hiểu Bản thể của Vạn tượng là có "độ rỗng" - Do vậy bản chất thực tại của Thái Cực là phải có độ rỗng ban đầu ---> Và ta có thể tính được chính xác tỷ lệ Độ rỗng này so với Thái Cực (Bản thể Vạn tượng).

 

Như vậy, không gian không có "tính chất" nhưng vì thực tại không tách rời giữa Bản thể Vạn tượng vận động trong không gian mà ta có bài toán xác định trường khí Âm Dương thông qua nó.

 

Giữa Thái Cực và Không gian có một cái "hơi chung" như sau: Chúng ta nhìn xuyên qua không gian giống như nhìn xuyên qua Thái Cực vậy, giống như nhìn qua một tấm kính trong suốt mà không cảm nhận được có nó. Tức ngay tại một thời điểm thì cái nhìn của ta xuyên qua tấm kính và không gian.

 

Do vậy, không có sách nào nói về thuyết Âm Dương Ngũ hành mà có đề cập đến "Độ rỗng" cả!

 

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt viết:

 

Nội dung xác định "Trường khí Âm Dương" nhưng vẫn chưa chỉ rõ bản chất của không gian, theo Hoangnt bản chất của không gian là "rỗng tuyệt đối" và nó "chứa" Vạn tượng hay có thể hiểu là chúng có mối quan hệ thực tại là không tách rời nhau, khi đó có thể hiểu Bản thể của Vạn tượng là có "độ rỗng" - Do vậy bản chất thực tại của Thái Cực là phải có độ rỗng ban đầu ---> Và ta có thể tính được chính xác tỷ lệ Độ rỗng này so với Thái Cực (Bản thể Vạn tượng).

 

Như vậy, không gian không có "tính chất" nhưng vì thực tại không tách rời giữa Bản thể Vạn tượng vận động trong không gian mà ta có bài toán xác định trường khí Âm Dương thông qua nó.

 

Giữa Thái Cực và Không gian có một cái "hơi chung" như sau: Chúng ta nhìn xuyên qua không gian giống như nhìn xuyên qua Thái Cực vậy, giống như nhìn qua một tấm kính trong suốt mà không cảm nhận được có nó. Tức ngay tại một thời điểm thì cái nhìn của ta xuyên qua tấm kính và không gian.

 

Do vậy, không có sách nào nói về thuyết Âm Dương Ngũ hành mà có đề cập đến "Độ rỗng" cả!

 

Kính!

     Tôi thấy nhận thức về không gian của Hoangnt thật… lộn xộn:

     Theo Hoangnt thì bản chất không gian là "rỗng tuyệt đối". Lại còn khái niệm “độ rỗng” nữa? Mà “rỗng” là cái gì thì chẳng thấy xác định ở đâu hết, có khiên cưỡng mà xác định thì cũng lại theo cảm giác trực quan mà thôi. Không gian mà chứa được Vạn tượng thì nó độc lập Với vạn tượng rồi làm sao lại lại “có mối quan hệ không tách rời nhau” được? Thế nào mà điều đó lại suy ra “bản chất thực tại của Thái Cực là phải có độ rỗng ban đầu” !!! Đã không xác định “độ rỗng” là cái gì mà “ta có thể tính được chính xác tỷ lệ độ rỗng này so với Thái Cực” hay sao? Đã nói “bản chất của không gian là "rỗng tuyệt đối" và nó "chứa" Vạn tượng” mà lại bảo không gian không có tính chất là sao? Rõ ràng Hoangnt vừa liệt kê một số tính chất của không gian đấy thôi! Ít nhất là có “độ rỗng” và có thể “chứa” Vạn tượng! Rồi “bài toán xác định trường khí Âm Dương” là như thế nào thì tôi cũng không hiểu. Thái cực đã bất khả tư nghị thì làm sao nó có cái “hơi chung” với không gian được? Cách hiểu không gian của Hoangnt là cách hiểu rất trực quan, kèm với một chút tưởng tượng cảm tính, không có tính học thuật.

     Bài viết của tôi chỉ rõ bản chất của không thời gian là một mặt không thể thách rời trường khí âm dương, là “phương tiện” để trường khí âm dương thể hiện sự tồn tại và vận động của nó. Vì thế không thời gian không thể tách rời trường khí âm dương: Không có trường khí âm dương thì không có một mặt nào của nó, và do đó không có không thời gian với tư cách là một mặt không thể tách rời của trường khí âm dương. Ngược lại, không có không thời gian thì cũng không có một mặt không thể tách nào của trường khí âm dương vì thế cũng không có trường khí âm dương. Cũng như không có đồng xu (trường khí âm dương) thì không có mặt phải (không thời gian) cũng như mặt trái (Khí) của nó. Ngược lại, không có mặt phải của đồng xu thì cũng không có cả đồng xu (cả mặt phài và mặt trái) chứ không thể nói có mặt trái của nó được.

     Bản chất không thời gian thể hiện trường khí âm dương thì rõ ràng tính chất của trường khí âm dương chính là tính chất của không thời gian. Sở dĩ chúng ta nhìn vào khoảng không Vũ trụ thấy không thời gian dường như giống nhau ở mọi vị trí là bởi vì trường khí âm dương ở những vị trí đó giống nhau. Ở gần các hố đen Vũ trụ, không thời gian khác nhiều so với không thời gian trong Vũ trụ vì trường khí âm dương ở đó có mật độ đậm đặc hơn dẫn đến không thời gian đậm đặc hơn hay bị co lại nhiều hơn.

     Rõ ràng trong bài viết chỉ rõ bản chất (một mặt không thể tách rời của trường khí âm dương), tính chất (tính chất của trường khí âm dương), hoàn cảnh xuất hiện (Khi trường khí âm dương xuất hiện do một đột biến lượng tử từ Thái cực), điều kiện tồn tại (có trường khí âm dương), qui luật biến đổi (theo trường khí âm dương) của không thời gian mà.

     Hoangnt nên đọc kỹ lại.

     Thân ái!

     Vô Trước

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để hiểu độ rỗng trước tiên ta tạm gọi "Vật chất" là "Vạn tượng", thì Vật chất này không ở trạng thái "đặc tuyệt đối" mà chúng có độ rỗng, mặc dù vậy thì Vật chất vẫn "nằm trong" không gian nếu xét một tổ hợp Vật chất nào đó, nhưng nếu chúng ta xét toàn bộ Vũ trụ thì Vật chất và Không gian là một tổng thể hoàn chỉnh. Chúng ta có thể hình dung một mạng phân tử kim cương với độ rỗng giữa các phân tử.

 

h6.jpg

 

Tra cứu lại cổ thư thì Đạo Đức Kinh có nói đến điều này.

 

Lão Tử mô tả công dụng và chức năng của cái trống không đối với hình thể và sự phụ thuộc của tất cả mọi vật vào những cái trống không: Ba mươi tay hoa cùng quy vào một cái bầu, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bầu mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa lớn và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được. Vậy khi chúng ta sử dụng cái “có”, chúng ta cần nhận ra sự hữu dụng của cái “không”.

 

Tất cả các bản dịch cổ kim về vấn đều nêu trên của Đạo Đức Kinh là chưa tới ý nghĩa tối thượng, sâu xa hơn nữa đó chính là "độ rỗng" của Vật chất, còn Không gian khi xét về thuộc tính tự nhiên của nó là không có thuộc tính, tức nó là một trạng thái tự nhiên "rỗng tuyệt đối". Vì rằng, nếu đặc tuyệt đối trong toàn thể Không gian thì là sao mà vận động, tương tác được, thực tại phản ánh đúng như vậy.

 

Cho nên, cổ thư Đông phương không bao giờ dùng khái niệm "Tuyệt đối" cả, chẳng hạn "Thượng Đế là Tuyệt đối" (Thượng Đế thì chưa rõ, Tuyệt đối thì chưa hiểu... thì làm sao).

 

Chính khi hiểu độ rỗng này và một số vấn đền khác nữa thì chúng ta mới mô tả rõ ràng được bản chất của trạng thái "Thái Cực" trong Lý học Đông phương.

 

Mặc dù vậy, vẫn chưa khẳng định là các bài toán cao cấp mô phỏng của bác Votruoc là chưa hợp lý bởi có thể một số khái niệm nhiều lúc bị đảo nghịch 100% nhưng nó vẫn hợp lý.

 

Trên đây là ý kiến cá nhân để bác Votruoc và bạn đọc tham khảo thêm, do vậy chúng ta vẫn cứ đi tiếp về nội dung cuốn sách của bác Votruoc một cách liên tục.

 

 

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Để hiểu độ rỗng trước tiên ta tạm gọi "Vật chất" là "Vạn tượng", thì Vật chất này không ở trạng thái "đặc tuyệt đối" mà chúng có độ rỗng, mặc dù vậy thì Vật chất vẫn "nằm trong" không gian nếu xét một tổ hợp Vật chất nào đó, nhưng nếu chúng ta xét toàn bộ Vũ trụ thì Vật chất và Không gian là một tổng thể hoàn chỉnh. Chúng ta có thể hình dung một mạng phân tử kim cương với độ rỗng giữa các phân tử.

 

h6.jpg

 

Tra cứu lại cổ thư thì Đạo Đức Kinh có nói đến điều này.

 

Lão Tử mô tả công dụng và chức năng của cái trống không đối với hình thể và sự phụ thuộc của tất cả mọi vật vào những cái trống không: Ba mươi tay hoa cùng quy vào một cái bầu, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bầu mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa lớn và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được. Vậy khi chúng ta sử dụng cái “có”, chúng ta cần nhận ra sự hữu dụng của cái “không”.

 

Tất cả các bản dịch cổ kim về vấn đều nêu trên của Đạo Đức Kinh là chưa tới ý nghĩa tối thượng, sâu xa hơn nữa đó chính là "độ rỗng" của Vật chất, còn Không gian khi xét về thuộc tính tự nhiên của nó là không có thuộc tính, tức nó là một trạng thái tự nhiên "rỗng tuyệt đối". Vì rằng, nếu đặc tuyệt đối trong toàn thể Không gian thì là sao mà vận động, tương tác được, thực tại phản ánh đúng như vậy.

 

Cho nên, cổ thư Đông phương không bao giờ dùng khái niệm "Tuyệt đối" cả, chẳng hạn "Thượng Đế là Tuyệt đối" (Thượng Đế thì chưa rõ, Tuyệt đối thì chưa hiểu... thì làm sao).

 

Chính khi hiểu độ rỗng này và một số vấn đền khác nữa thì chúng ta mới mô tả rõ ràng được bản chất của trạng thái "Thái Cực" trong Lý học Đông phương.

 

Mặc dù vậy, vẫn chưa khẳng định là các bài toán cao cấp mô phỏng của bác Votruoc là chưa hợp lý bởi có thể một số khái niệm nhiều lúc bị đảo nghịch 100% nhưng nó vẫn hợp lý.

 

Trên đây là ý kiến cá nhân để bác Votruoc và bạn đọc tham khảo thêm, do vậy chúng ta vẫn cứ đi tiếp về nội dung cuốn sách của bác Votruoc một cách liên tục.

 

 

Kính.

     Hoangnt viết:

 

Cho nên, cổ thư Đông phương không bao giờ dùng khái niệm "Tuyệt đối" cả, chẳng hạn "Thượng Đế là Tuyệt đối" (Thượng Đế thì chưa rõ, Tuyệt đối thì chưa hiểu... thì làm sao).

     Thế mà bạn vẫn viết bản chất không gian là “rỗng tuyệt đối” , không ở trạng thái “đặc tuyệt đối” là nghĩa thế nào?

     Thực ra cái gọi là “độ rỗng” của không gian chẳng qua chỉ là trường khí âm dương ở đó quá loãng, dẫn đến hệ số co dãn không thời gian (ζ) nhỏ nên các hạt vật chất vốn là trường khí âm dương rất “đặc”, có độ co dãn không thời gian lớn (ζ = ζmax) có thể dễ dàng “chui vào” mà thôi. Thực chất không gian bắt buộc phải tràn đầy trường khí âm dương cả ‘loãng” (ζ nhỏ) lẫn “đặc” (ζ lớn), bời vì nó là một mặt không thể tách rời của trường khí âm dương (Khí + Không thời gian)

     Cái gọi là “đặc tuyệt đối” chẳng qua là trường khí âm dương có độ co dãn không thời gian ζmax, không cho phép cái gì loãng hơn (ζ nhỏ) “chui” vào.

     Không thể nói vật chất chiếm chỗ trong không gian bởi vì vật chất (Khí) và không gian, thời gian đều là các mặt không thể tách rời của trường khí âm dương, hay vật chất chính là là không gian, không gian chính là vật chất như cách nói thông thường. Người ta hay phân biệt vật chất với không gian là do độ co dãn không gian khác nhau mà ra, họ không hiểu chúng thực chất là như nhau, chỉ khác nhau ở độ co dãn không thời gian ζ.

     Những vấn đề đó ở phần dưới tôi đều có công thức tính toán rõ ràng.

     Hoangnt viết:

 

Chính khi hiểu độ rỗng này và một số vấn đền khác nữa thì chúng ta mới mô tả rõ ràng được bản chất của trạng thái "Thái Cực" trong Lý học Đông phương.

     Thái cực bất khả tư nghị, nó có trước âm, dương, không thời gian, có trước “độ rỗng” cũng như “độ đặc”, không giống bất cứ thứ gì đang hiện hữu nên không thể mô tả được. Do đó, viết như vậy là không chuẩn xác. Chỉ có “gượng” mà mô tả gần đúng thôi.

Đọc sách cổ phải chú ý một điều là, cái quan tâm không phải cổ nhân nói gì mà chính là cổ nhân gợi ra được cái gì.

     Tôi không phải “đệ tử” của cái ông gì mà anh Thiên sứ nói là ông ấy phát biểu “khoa học hiện đại không cần tính hợp lý”

     Thân ái!

     Vô Trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

   

     Tôi thấy rất lạ.

     Một lý thuyết  vừa chặt chẽ vừa đầy đủ như thế này về vật lý lý thuyết, có tính đột phá rất cao, không những có thể lật đổ và thay thế thuyết tương đối thống trị Vật lý suốt 100 năm nay mà còn buộc vật lý hiện đại xem xét lại (và chỉ ra giải pháp) hầu hết những nền tảng cơ bản của mình, có thể giải quyết hàng loạt bất cập trong khoa học hiện đại, trình bày hoàn toàn theo ngôn ngữ khoa học ngày nay với những công thức hết sức đơn giản và cụ thể, lại lấy học thuyết ADNH của Văn minh Việt làm cơ sở mà không có ai trên diễn đàn quan tâm nhỉ!

     Có lẽ trên diễn đàn của chúng ta, không có những người làm khoa học vật lý đủ tầm chăng ?

     Sáng tạo ra một lý thuyết đột phá đã khó, nhưng đưa nó vào cuộc sống còn khó hơn nhiều.

     Thế mới biết, lý thuyết văn hiến Việt 5000 năm một thời huy hoàng phía nam sông Dương tử của anh Thiên Sứ mà được công nhận thì còn thiên nan, vạn nan dù nó có đúng tới đâu đi chăng nữa!!!

     Vô Trước

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mến chào bác Vô Trước!

 

Để có thể quán xét được những vấn đề mà bác viết theo em là không nhiều người có khả năng đâu. 

Ví dụ như em chẳng hạn, cũng mới tập tọe vào học Lý Học thôi, chắc phải chờ thời gian nữa, xong khóa học của SP Thiên Sứ thì mới có một nền tảng kiến thức, may ra mới có thể đọc và hiểu được, cũng như dành thời gian.

 

Em chỉ có mấy ý kiến thế này:

 

- Bác cứ viết ra những nghiên cứu của mình, chỉnh sửa và hoàn thiện thêm nếu thấy cần sửa lại, đấy coi như một tài liệu trên diễn đàn. Sẽ có ngày, có người đủ khả năng thì sẽ tham gia và trao đổi cùng bác.

- Bác nên để lại một liên lạc nào đó trên bài viết mà nếu muốn trao đổi họ có thể liên hê ngay với bác được để bắt đầu ví như số điện thoại, hòm thư..vv

- Bác nên tìm cách thành lập hoặc tìm một nhóm người có cùng chí hướng, cùng trình độ để trao đổi, vì em thấy là đọc tài liệu trên máy tính như thế này rất khó tập trung. Mô hình hội thảo, hay đọc văn bản sẽ dễ hiểu hơn.

 

Ngày nay các phương tiện truyền thông vốn nhiều, bác có thể PR bài viết của mình trên các phương tiện truyền thông sau khi đã hoàn chỉnh, như thế sẽ dễ gặp được tri kỷ hơn.

 

Trên đây là vài lời tham gia cùng bác, chúc bác vạn sự được sớm như ý muốn, và bỏ qua cho em nên em có nói điều gì không phải.

 

Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Votruoc viết:

 

Như vậy, qui luật Vạn sự có sinh tất có diệt là qui luật phổ biến trong Vũ trụ, nó chi phối vạn vật và vạn sự kể cả toàn Vũ trụ, vì chúng đều là những cấu trúc khác nhau của trường khí âm dương, chịu tác động của qui luật âm dương, đặc biệt qui luật tương quan Âm/Dương luôn tăng. Qui luật tương quan Âm/Dương luôn tăng là nguồn gốc của qui luất Vạn sự có sinh tất có diệt. Chỉ trừ có Đạo, vốn có, không khởi nguyên, có trước âm dương, không phải là một cấu trúc của trường khí âm dương nên không bị qui luật này chi phối. Đạo vô thủy nên nó vô chung, tồn tại mãi mãi.

 

Từ Đạo mà sau xuất hiện Âm Dương, nhưng tại sao nó không phải là một cấu trúc của trường khí Âm Dương và không bị quy luật trên chi phối, vấn đề này phải chăng đã có mẫu thuẫn nội dung.

 

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoanhnt viết:

 

Từ Đạo mà sau xuất hiện Âm Dương, nhưng tại sao nó không phải là một cấu trúc của trường khí Âm Dương và không bị quy luật trên chi phối, vấn đề này phải chăng đã có mẫu thuẫn nội dung.

Hoangnt nên đọc kỹ lại ở phần đầu: Đạo là gì, Âm Dương là gì, sinh ra như thế nào. Tôi đã viết rất rõ mà. Tôi nghĩ rằng, các thành viên cũ của diễn đàn đều hiểu rõ điều này vì anh Thiên Sứ đã rất nhiều lần giải thích mà có lẽ về vấn đề này, anh Thiên Sứ giảng hay nhất.

Thân ái!

Vo Trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Aygia viết:

 

Mến chào bác Vô Trước!

Để có thể quán xét được những vấn đề mà bác viết theo em là không nhiều người có khả năng đâu. 

Ví dụ như em chẳng hạn, cũng mới tập tọe vào học Lý Học thôi, chắc phải chờ thời gian nữa, xong khóa học của SP Thiên Sứ thì mới có một nền tảng kiến thức, may ra mới có thể đọc và hiểu được, cũng như dành thời gian.

Em chỉ có mấy ý kiến thế này:

- Bác cứ viết ra những nghiên cứu của mình, chỉnh sửa và hoàn thiện thêm nếu thấy cần sửa lại, đấy coi như một tài liệu trên diễn đàn. Sẽ có ngày, có người đủ khả năng thì sẽ tham gia và trao đổi cùng bác.

- Bác nên để lại một liên lạc nào đó trên bài viết mà nếu muốn trao đổi họ có thể liên hê ngay với bác được để bắt đầu ví như số điện thoại, hòm thư..vv

- Bác nên tìm cách thành lập hoặc tìm một nhóm người có cùng chí hướng, cùng trình độ để trao đổi, vì em thấy là đọc tài liệu trên máy tính như thế này rất khó tập trung. Mô hình hội thảo, hay đọc văn bản sẽ dễ hiểu hơn.

Ngày nay các phương tiện truyền thông vốn nhiều, bác có thể PR bài viết của mình trên các phương tiện truyền thông sau khi đã hoàn chỉnh, như thế sẽ dễ gặp được tri kỷ hơn.

Trên đây là vài lời tham gia cùng bác, chúc bác vạn sự được sớm như ý muốn, và bỏ qua cho em nên em có nói điều gì không phải.

Trân trọng.

Cám ơn Aygia, có lẽ tôi nghe theo bạn vậy.

Nhưng có một vấn đề tôi muốn đề nghị với Aygia vì hình như Aygia là quản trị viên kỹ thuật thì phải. Trước tôi đã đề nghị với anh Thiên Sứ và anh đã đồng ý, nhưng có lẽ lu xu bu quá nên quên. Tôi thường xuyên sửa chữa và hoàn thiện sách "Cơ sở học thuyết ADNH" nên mong ban quản trị cho tôi quyền sửa chữa trong topic đó.

Cám ơn!

Vo Trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em làm thường dân rồi bác, mà vấn đề kỹ thuật thì chỉ có QTV kỹ thuật mới làm được thôi. SP Thiên Sứ đã có đề nghị với Admin rồi, nhưng có thể là còn vấn đề gì đấy mà yêu cầu của bác chưa được đáp ứng, diễn đàn mới đi vào hoạt động lại, thành viên còn ít, QTV cũng còn mỏng, nếu bác muốn sửa gì thì cứ sửa ở file word của bác. Sau này có điều kiện sửa thì sẽ sửa lại trong forum sau ạ.

Hy vọng là bác thường xuyên sinh hoạt để bọn em sau này muốn hỏi còn có người giải đáp ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Nhân dịp diễn đàn nâng cấp hệ thống, em đề nghị cho em có quyền sửa bài trong topic "Sách cơ sở học thuyết Âm dương Ngũ hành" như anh đã đồng ý, em muốn pot lại toàn bộ sách này cho hoàn chỉnh hơn.

Về vấn đề đăng nhập, Email trước kia em dùng đang ký là yahoo.com đã hủy bỏ từ lâu, em muốn sửa lại trên Gmail.com  cho tiện liên lạc thì làm sao ?

Kính anh!

Vo Truoc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites