Vo Truoc

Sách "cơ Sở Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành" - Tập 1

11 bài viết trong chủ đề này

Anh chị em trên diễn đàn thân mến!

     Đã lâu, vì nhiều lý do, không than gia diễn đàn thường xuyên cùng anh chị em được. Như trước đã từng hứa, tôi sẽ công bố một số kết quả nghiên cứu của mình về học thuyết ADNH trên diễn đàn để anh chị em tham khảo. Nay, tôi xin post một số kết quả đó.

     Đợt này, tôi xin post tập 1, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu vật lý trên cơ sở học thuyết ADNH, những vấn đề khác của học thuyết tôi xin trình bày ở các tập tiếp theo. Tôi cho rằng, học thuyết ADNH là một học thuyết tổng quát, bao trùm Vũ trụ thì nó phải có hiệu lực trong một lĩnh vực rất quan trọng là Vật lý. Nếu ta áp dụng các nghuyên lý của học thuyết ADNH thành công trong Vật lý thì điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phục hồi và phát triển học thuyết đã thất truyền này cũng như công cuộc phục hồi văn hiến Việt.

     Tôi sẽ không trình bày nét tương đồng giữa vật lý và học thuyết ADNH như hầu hết các sách vở về đề tài này mà muốn tìm ra hầu hết các qui luật quan trọng nhất của vật lý bằng cách khai triển những luận điểm của học thuyết ADNH để tìm ra chúng. Kiến thức xử dụng để khai triển không quá cao mà chỉ cần toán vi tích phân là đủ.

 

 

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG I

CHÂN TƯỚNG CỦA THỰC TẠI

I./ CHÂN TƯỚNG CỦA THỰC TẠI

1. Ba trụ cơ bản của Thực tại: Bản thể, Tướng, Lý

2. Thái cực và Âm Dương:

3. Sự vật – thành phần của Vạn tượng

4. Chân tướng của Thực tại:

II. QUI LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA VŨ TRỤ

1. Cơ chế vận động phát triển của Vạn tượng và trạng thái quân bình âm dương:

a. Cơ chế vận động,  phát triển của Vạn tượng:

b. Trạng thái quân bình âm dương:

2. Qui luật tương tác âm dương

a. Qui luật vận động, phát triển hướng tới trạng thái quân bình âm dương

b. Qui luật đấu tranh tương tác âm dương, tương quan âm/dương luôn tăng:

3. Tính bất định trong tất định của tương lai:

III./ THỜI KỲ TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN, QUAN HỆ TAM TÀI

1. Tam tài

2. Quan hệ tương sinh, tương khắc:

3. Thời kỳ Tiên thiên, Hậu thiên và quan hệ Tam tài

4. Trạng thái quân bình âm dương:

5. Vạn sự có sinh thì có tử

IV. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TIÊU VONG CỦA VŨ TRỤ.

1. Sự hình thành và phát triển của Vũ trụ:

2. Sự kết thúc của Vũ trụ

Bình luận

 

CHƯƠNG II

VŨ TRỤ VẬT LÝ

(Thuyết Tuyệt đối)

I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHÍNH

1. Độ co dãn không thời gian

2. Hệ qui chiếu HQC-ζ:

a. HQC-ζ, HQC địa phương.

b. Hệ số hiệu chỉnh và qui tắc xác định những đại lượng vật lý trong HQC-ζ

Bình luận 1

3. Mật độ vật chất phụ thuộc độ co dãn không thời gian. Áp suất và năng lượng tiềm tàng trong một khối lượng trường khí âm dương:

a. Mật độ vật chất phụ thuộc độ co dãn không thời gian

b. Áp suất trong trường khí âm dương

c. Năng lượng tiềm tàng trong một khối lượng trường khí âm dương:

Bình luận 2

II. CHUYỂN ĐỘNG CỦA HẠT VẬT CHẤT

1. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối:

a. Khoảng cách, thời gian, vận tốc trong HQC-ζ tuyệt đối.

b. Động lượng và xu hướng vận động

c. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tuyệt đối:

2. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối:

a. Hệ số co giãn không thời gian, vận tốc trong HQC-ζ tương đối

b. Sơ đồ xác định vận tốc chuyển động trong các HQC:

c. Chuyển động của hạt vật chất trong HQC-ζ tương đối:

d. Khảo sát trường hợp α = 0o và α = 180o

e. Hệ số co dãn thời gian trung bình trong HQC-ζ tương đối:

3. Sơ đồ năng lượng và động lượng:

Bình luận 3

III. ĐỘNG TÍNH CỦA KHÔNG THỜI GIAN.

1. Động tính của không thời gian.

2. Lực tác dụng lên hạt vật chất trong không gian .

3. Lưỡng tính sóng hạt của một hạt vật chất:

a. Lưỡng tính sóng hạt của hạt vật chất:

b. Biến thiên năng lượng, khối lượng hạt vật chất đứng yên:

c. Biến thiên năng lượng, khối lượng hạt vật chất chuyển động:

4. Hạt ánh sáng

5. Độ không tuyệt đối

Bình luận 4

IV. TRƯỜNG KHÍ AD XUNG QUANH 1 HẠT VẬT CHẤT

1. Độ co dãn không thời gian xung quanh một hạt vật chất:

2. Lực tác dụng vào một chất điểm trong không gian quanh một hạt vật chất.

a/ Lực Acsimed hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm:

b/ Lực hấp dẫn hạt vật chất tác dụng vào một chất điểm khối lượng m:

c/ Tổng lực hạt vật chất tác dụng vào một khối lượng m dạng chất điểm:

d/ Động lượng rung lắc của một hạt vật chất khối lượng m:

Bình luận 5

V. SỰ NỞ RA CỦA VŨ TRỤ

1. Sự hình thành và phát triền của Vũ trụ:

2. Phương trình độ co dãn không thời gian trong Vũ trụ:

3. Hệ số suy giảm độ co dãn không thời gian H:

4. Biến thiên của đại lượng vật lý trong HQC-ζ tuyệt đối

5. Sự suy giảm khối lượng theo thời gian

6. Sự thay đổi khối lượng của hạt vật chất trong không gian

7. Chuyển động của hạt vật chất trong không gian dưới tác động của một lực:

a. Chuyển động tự do của hạt vật chất trong không gian dưới tác động của một lực:

b. Chuyển động tự do của hạt vật chất trong trường co dãn không thời gian theo phương lực hấp dẫn:

8. Thế năng trong trường co dãn không thời gian Vũ trụ:

9. Tổng Năng lượng, Tổng Khối lượng của vũ trụ.

a. Tổng Năng lượng Vũ trụ 

b. Tổng Khối lượng Vũ trụ 

10. Về Entropy và định luật bảo toàn năng lượng

a. Về Entropy

b. Về định luật bảo toàn năng lượng

11. Hố đen Vũ trụ

12. Vũ trụ Vật lý – Sự hình thành và phát triển:

a. Thời Tiên Thiên

b. Thời Hậu Thiên

13. Tính toán các đại lượng vật lý Vũ trụ từ các thông số ban đầu:

Bình luận 6

PHỤ LỤC: CHỨNG MINH SAI LẦM TRONG THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

KẾT LUẬN

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHƯƠNG I

CHÂN TƯỚNG CỦA THỰC TẠI

 

I./ CHÂN TƯỚNG CỦA THỰC TẠI

1. Ba trụ cơ bản của Thực tại: Bản thể, Tướng, Lý

Thực tại là tất cả những gì thực sự tồn tại. Thực tại hết sức rộng lớn, phức tạp, biến đổi không ngừng và nhận thức về nó cũng vô cùng đa dạng. Khi quán xét về Thực tại, ta cần nhận thức được cái bản chất, chân tướng của nó thì mới có thể nắm vững những diễn biến, biểu hiện muôn vẻ của thực tại.

Chân tướng của Thực tại bao gồm 3 mặt thống nhất không thể tách rời: Bản thể, Tướng (Cái hiển lộ ra), Lý (cái qui luật hiển lộ) của nó.

     Bản thể của Thực tại, gọi là “Đạo”, vốn vô thuỷ, vô chung, không có phân biệt, hàm chứa và bao trùm tất cả.

          - Đạo Vô thủy, tức là nó vốn có, không khởi nguyên, nên nó có trước tất cả những cái gì có khởi nguyên.

          - Đạo Vô chung nghĩa là mãi mãi, không có kết thúc nên nó dài lâu hơn tất cả cái gì có kết thúc.

          - Đạo không có phân biệt nên không có lý do gì để nó phải biến đổi, do đó, gọi là chí tịnh. Tính “tịnh” ở đây có nghĩa là không biến đổi, giữ nguyên trạng thái hiện tại. Chí tịnh chính là cái tịnh đã đến cùng cực, tuyệt đối, không có một chút dị biệt hay biến đổi nào.

     Do không có phân biệt nên Đạo thuần khiết, đồng nhất và vô cùng thông biến. Những cái gì còn thuộc về Đạo, quan hệ, ảnh hưởng, hành xử như một khối thống nhất không một chút trở ngại nào.

     Do Đạo là bản thể của mọi thực tại nên nó có trong mọi vật và mọi sự, không có cái gì  thực tồn tại mà ngoài Đạo. Vì thế, ta nói, Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả.

     Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả mọi vật và mọi sự, vốn cô cùng đa dạng và phức tạp, mà vẫn luôn chí tịnh, thuần khiết, không phân biệt là bởi vì chúng đều còn dưới dạng những mầm mống, khả năng, chưa bộc lộ. Chỉ khi nào những mầm mống đó trở thành hiện thực thông qua một đột biến lượng tử thì Thực tại mới hiển lộ ra cái thành cái Tướng của nó.

     Như vậy, Tướng (của thực tại) là sự hiển lộ của thực tại, dưới hình thức được gọi là Vạn tượng, khi những mầm mống Vạn tượng trong Đạo trở thành hiện thực.

Để những mầm mống Vạn tượng trong Đạo trở thành hiện thực và hiện thực như thế nào phải có những cách thức, nguyên lý nhất định chi phối, gọi là cái Lý.

     Lý là là những qui luật mà những mầm mống Vạn tượng trong Đạo hiển lộ, vận động, tương tác, phát triển hình thành nên Vũ trụ ngày nay. Nói cách khác, Lý là cái nguyên lý vận động mà cái Tướng của Thực tại tuân theo khi hiển lộ.

2. Thái cực và Âm Dương:

Khi tất cả mọi vật và mọi sự vẫn còn ở dưới dạng mầm mống trong Đạo, thì Thực tại đồng nhất với Bản thể của nó là Đạo: cái Tướng của nó còn chưa xuất hiện, làm cho cái Lý của nó chưa thể hiển lộ. Trạng thái đó của Thực tại gọi là Thái Cực.

     Thái cực là trạng thái của Thực tại đồng nhất với Bản thể, khi Vạn tượng còn ở dạng mầm mống, cái Tướng còn chưa hiển lộ, làm cho cái Lý chưa thể xuất hiện, nó còn chí tịnh, đồng nhất,  không phân biệt, hàm chứa và bao trùm tất cả.

     Do hàm chứa và bao trùm tất cả nên trong cái Thực tại chí tịnh, không phân biệt ấy - Thái cực - vẫn hàm chứa cái có tính đối đãi, khác biệt với nó, gọi là “tính âm” như những mầm mống chưa bộc lộ.

     Khi những mầm mống có “tính âm” khác biệt đó hiển lộ ra bằng một đột biến lượng tử, thì dù còn cực nhỏ (như một lượng tử), nhưng ở trong cái chí tịnh của Thái cực, vẫn có sự phân biệt nó với phần còn lại, gọi là “tính dương”, một cách rõ ràng. Nói cách khác, tính dương chính là thuộc tính của Thái cực trở thành, khi tính âm xuất lộ. Khi cái có tính âm ấy xuất lộ, Thái cực cũng không còn tồn tại nữa do nó đã có phân biệt (tính âm, tính dương), không còn đồng với Bản thể vốn chí tịnh, không phân biệt, Thực tại chuyển sang một trạng thái mới. Tính dương và tính âm đối đãi, tương tác với nhau, thông qua những lực lượng tương ứng mới xuất hiện đó, thể hiện cái Tướng của Thực tại, theo các qui luật nhất định - gọi là cái Lý, làm cho Thực tại, lúc này, gọi là Vũ trụ, hiển lộ trong cái thế chân vạc Bản thể (Đạo), Tướng, Lý của nó. Nói cách khác, Thái cực đã “phân ly” thành Bản thể (Đạo), Tướng, Lý của Thực tại (Vũ trụ).

     Như vậy, tính âm, tính dương là phạm trù thuộc tính có tính đối đãi, so sánh, được hình thành ngay từ khởi nguyên của Vũ trụ. Trong đó, tính dương chỉ những thuộc tính ban đầu của Vũ trụ, ngay tại thời điểm khởi nguyên. Tính âm chỉ những thuộc tính đối đãi, so sánh với dương, được hình thành ngay sau thời điểm khởi nguyên đó bằng một đột biến lượng tử.

     Do Thái cực chí tịnh là khởi nguyên của Vũ trụ,  nên tính dương là “tịnh”, “ không phân biệt”, có nghĩa là không biến đổi, có xu hướng giữ nguyên trạng thái hiện tại. Khi ấy, đối đãi so sánh với tính dương là tính âm, phải là “động”, “phân biệt”, có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại ấy.

     Tính âm, tính dương tuy đồng sinh từ Thái Cực, nhưng tính dương là thuộc tính ban đầu của Thái Cực, làm cơ sở cho xác định tính âm đối đãi, nên cổ nhân nói: dương trước âm sau, âm thuận tùng dương.

     Tính “âm” và tính “dương” chỉ là những thuộc tính, khi xuất hiện, cũng là lúc thể hiện thuộc tính đó, chúng phải thông qua những lực lượng tương ứng, xuất hiện cùng với chúng, mang đặc tính của chúng gọi là lực lượng âm - Âm, lực lượng dương – Dương. Những lực lượng Âm, Dương đó mang những đặc tính âm, dương, thống nhất và tương tác với nhau tạo ra một môi trường gọi là Trường khí âm dương. Chính cái trường khí âm dương này thể hiện ra thành Vạn tượng.

     Như vậy, Âm, Dương là hai lực lượng cơ bản của Vạn tượng, thể hiện tính âm và tính dương, thống nhất và tương tác với nhau theo hai chiều hướng đối nghịch. Âm có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại của Vạn tượng, nên Âm động. Dương có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại của Vạn tượng nên Dương tịnh.

     Trường khí âm dương là chủ thể thể hiện tương tác âm dương, nảy sinh từ Thái cực cùng thời điểm với Âm, Dương xuất hiện và tương tác với nhau. Trường khí âm dương chính là cái hình thức của Thực tại sau Thái cực, hay Vũ trụ chỉ là một trường khí âm dương mà thôi. Trường khí này cho phép diễn ra tương tác của hai lực lượng cơ bản là Âm, Dương, gồm 2 thành phần là Khí âm (chủ thể tương tác âm) và Khí dương (chủ thể tương tác dương). Khí dương và khí âm không thể tách rời nhau mà luôn thống nhất trong trường khí âm dương hay chúng là 2 mặt không thể tách rời cùa trường khí âm dương.

     Như vậy, Khí âm và Khí dương là những  thành phần đối lập và thống nhất của trường khí âm dương - là môi trường có những lực lượng âm, dương tương tác với nhau, bộc lộ những thuộc tính của chúng. Nói cách khác, Khí âm, Khí dương chính là hai lực lượng âm (Âm), lực lượng dương (Dương) của trường khí âm dương.

     Do có sự phân biệt âm dương, nên lực lượng âm, lực lượng dương tương tác với nhau, trong Trường khí âm dương, làm cho Thực tại hiển lộ thành Vạn tượng. Trong quá trình tương tác âm dương (tương tác giữa 2 lực lượng âm, duơng là Âm và Dương) đó, Dương luôn thể hiện bản chất bảo tồn (tịnh), Âm luôn thể hiện bản chất biến đổi (động) trạng thái hiện tại  làm cho Vạn tượng sinh sinh hoá hoá liên miên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp … tạo nên thế giới, vũ trụ … ngày nay. Trong quá trình đó, khi thể hiện tính “tịnh”, “không phân biệt” của mình, Khí dương có xu hướng làm Trường khí âm dương tổ chức lại hình thành những cấu trúc có những thuộc tính tương đối ổn định. Khí âm, với tính “động”, “phân biệt”, biến đổi trạng thái hiện tại, có xu hướng làm giao động, phân tán và phá vỡ những cấu trúc đó. Quá trình đó diễn ra ở mọi qui mô của Vũ trụ, nhanh chậm khác nhau, làm cho Vạn tượng được tổ chức lại thành một cấu trúc nhiều tầng, nhiều lớp luôn luôn biến đổi, đan xen rất phức tạp.

     Nhưng dù có vận động, biến đổi với cấu trúc đa dạng thế nào đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là cái Tướng của Thực tại, còn Bản thể Vũ trụ là Đạo vẫn thường hằng, bất biến, chí tịnh, thuần khiết, hàm chứa và bao trùm tất cả dưới dạng những mầm mống. Những mầm mống đó luôn sẵn sàng hiển lộ thành hiện thực (Vạn tượng) trong điều kiện nào đó do cái “Lý” qui định. Như vậy, Vạn tượng chỉ là những hiển lộ khác nhau của Bản thể Thực tại là Đạo mà thôi.

3. Sự vật – thành phần của Vạn tượng

     Vạn tượng sinh sinh hóa hóa liên miên trong sự tương tác âm dương dưới hình thức những cấu trúc tương đối ổn định của của trường khí âm dương, có những đặc trưng tương tác âm dương nào đó, gọi là một sự vật. Sở dĩ trường khí âm dương có khả năng tồn tại dưới hình thức một cấu trúc tương đối ổn định là do tác động của Khí Dương có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại.

     Như vậy, sự vật là một cấu trúc tương đối ổn định của trường khí âm dương.

Những đặc điểm, thuộc tính ổn định của tương tác âm dương trong một sự vật thể hiện bản chất của sự vật đó. Một sự vật, do là một cấu trúc của trường khí âm dương – cũng là cái cấu tạo nên mọi sự vật khác của Vạn tượng - nên có Khí dương và Khí âm tồn tại trong nó, hình thành những lực lượng âm (Âm) và lực lượng dương (Dương) của sự vật. Những lực lượng này tương tác với nhau theo hai xu hướng đối nghịch làm cho những thành phần của chúng có tính so sánh, đối đãi với nhau. Dương có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại của sư vật. Âm có xu hướng biến đổi, chia tách trạng thái hiện tại đó.

     Như vậy, Âm, Dương trong sự vật là hai lực lượng cơ bản, thống nhất và tương tác với nhau trong sự vật theo hai chiều hướng đối nghịch. Dương có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại của sự vật (Dương tịnh). Âm có xu hướng biến đổi trạng thái hiện tại của sự vật (Âm động).

      Sự tương tác này (tương tác âm dương) làm sự vật vận động và phát triển không ngừng (do Âm động gây nên), nhưng vẫn tuân theo những qui luật nhất định (do Dương tịnh khống chế tính động của Âm mà ra) tùy thuộc vào tương tác âm dương.

     Một sự vật lớn hơn có cấu trúc hình thành từ những sự vật con, nhỏ hơn (có trường khí âm dương riêng của chúng). Một tập hợp các sự vật con tạo thành một trường khí âm dương tổng, đồng thời cũng tạo nên những điều kiện để nảy sinh từ Đạo những yếu tố, lực lượng mới còn đang ở dạng mầm mống, trở thành hiện thực, duy trì và hình thành thêm một trường khí âm dương mới phù hợp với nó, và tất cả chúng tạo thành trường khí âm dương của sự vật. Do đó, chúng ta không nên lẫn lộn trường khí âm dương của sự vật với trường khí âm dương của những sự vật thành phần. Trường khí âm dương của một sự vật không phải đơn thuần là tổng trường khí âm dương của các thành phần, mà còn gồm thêm một cấu trúc trường khí âm dương thứ cấp nữa, được sinh ra từ những mầm mống trường khí âm dương có sẵn trong Đạo, phù hợp với trường khí âm dương của các thành phần ấy, gọi là Thần khí của sự vật. Cái trường khí âm dương thứ cấp đó (Thần khí) và trường khí âm dương sơ cấp của những sự vật con trong thành phần của nó tương tác và thống nhất với nhau tạo nên trường khí âm dương toàn phần của sự vật.

     Ví dụ: Con người cũng chỉ là một trường khí âm dương nhưng  không đơn thuần là tổng trường khí âm dương sơ cấp của những phần tử vật chất cấu tạo nên thân xác người đó như proton, notron, electron, … mà còn bao gồm thêm trường khí âm dương thứ cấp mà hoạt động của nó tạo nên tư tưởng, tình cảm, … của anh ta (Thần khí). Cái phần trường khí âm dương thứ cấp đó không phải là một phần của trường khí do các hạt vật chất tạo nên, mà nó được sinh ra từ Đạo (có mầm mống sẵn trong Đạo), do các tương tác âm dương trong Vũ trụ, phù hợp với trường khí âm dương sơ cấp của các hạt vật chất cấu tạo nên thể xác người đó. Cái phần trường khí âm dương đó (Thần khí) tuy gắn kết mật thiết với điều kiện sinh ra nó là trường khí âm dương thứ cấp, nhưng do có Khí dương nên vẫn có tính độc lập tương đối, còn gọi là linh hồn. Như vậy, linh hồn là một trường khí âm dương thứ cấp, đặc trưng bởi các hoạt động tinh thần, hình thành từ Đạo trên cơ sở trường khí âm dương sơ cấp là thể xác có đặc trưng là các tương tác lý hóa. Do tính độc lập tương đối này, khi thề xác (trường khí âm dương thứ cấp) tan rã, linh hồn (trường khí âm dương thứ cấp hay Thần khí) chưa mất đi ngay mà còn có thể tồn tại trong một thời gian nhất định tùy thuộc vào những yếu tố hỗ trợ lân cận.

     AjdWeT.jpg

     Một sự vật lớn bao gồm nhiều sự vật con nhỏ hơn tạo thành, do đó chúng có cấu trúc nhiều lớp. Mỗi sự vật con cũng là một cấu trúc trường khí âm dương, do đó, chúng cũng hàm chứa trong chúng cả Khí âm và Khí dương. Cả Khí âm và Khí dương của trường khí âm dương luôn thấm đẫm trong từng sự vật con dù là nhỏ nhất.

     Hạt vật chất thực ra cũng là những cấu trúc trường khí âm dương trong không gian. Một hạt vật chất lớn là cấu trúc của những hạt nhỏ hơn nhưng không đơn thuần là tổng trường khí âm dương của những hạt vật chất con, mà còn thêm một  trường khí âm dương thứ cấp. Trường khí âm dương thứ cấp này sinh ra từ Đạo, tương hợp với trường khí âm dương của những hạt con, là Thần khí của hạt.

     Nói rộng ra, cái sự vật lớn nhất là Vạn tượng - cái Tướng của thực tại - vận động, biến đổi không ngừng nên có thuộc tính âm. Đạo là cái bản chất ban đầu của Vạn tượng, vốn chí tịnh, bất biến, nên dương là thuộc tính của Đạo. Cái Lý của thực tại là qui luật tương tác âm dương. Nói cách khác, Vạn tượng là cái tướng của Thực tại có bản chất âm, vận động và biến đổi không ngừng trong tương tác âm dương theo qui luật của cái Lý.

Sự vật từng bước hình thành từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, sinh sinh hóa hóa liên miên; sự vật con này là thành phần của sự vật lớn hơn, sự vật lớn hơn lại là thành phần của sự vật lớn hơn nữa, … cuối cùng là toàn bộ vũ trụ (theo nghĩa rộng nhất của từ này là mọi tồn tại), trong một hệ thống có cấu trúc phức tạp, thống nhất, liên quan chặt chẽ không thể tách rời bởi tương tác âm dương và có bản thể là Đạo.

4. Chân tướng của Thực tại:

     Vạn tượng – cái Tướng của Thực tại tuy vô cùng đa dạng và biến hóa không ngừng nhưng chỉ là cái hiển lộ ra ngoài, cái ảo ảnh âm dương trước tấm gương bản thể của Thực tại là Đạo mà thôi. Còn cái bản thể của Thực tại là Đạo, bị cái Tướng – Vạn tượng che lấp, nên ẩn đi (khó nhận biết hơn), nhưng do vô thủy vô chung, không phân biệt, vẫn luôn tồn tại, bất biến, chí tịnh và thuần khiết phía sau Vạn tượng.

     Vũ trụ, thế giới ngày nay mà chúng ta đang nhận thức chỉ là cái Tướng của Thực tại, xuất hiện sau một đột biến lượng tử từ Thái Cực, và do đó có sau Đạo, dưới hình thức một cấu trúc phức tạp của trường khí âm dương mà thôi.

     Đạo là cái bản thể của Thực tại, có trước âm dương, không phải là âm, hay là dương, hay là nửa âm nửa dương, mà vượt lên trên nhị nguyên âm dương, không thể tìm được những đối tượng nào có thể so sánh, đối chiếu trong trong thực tại hiện hữu để mô tả, nên không thể dùng lời nói mà diễn tả chính xác được (bởi vì ngôn ngữ dùng để diễn đạt những khái niệm nhị nguyên, phân biệt. Người ta không thể mô tả một cái khi nó không có cả không gian lẫn thời gian, không giống hay tương tự với bất cứ cái gì mà con người đã thấy, đã biết). Vì thế, người xưa nói, Đạo có trước Trời đất (thế giới hiện tượng) và bất khả tư nghị.

     Do Đạo bất khả tư nghị nên không thể dùng lời mà có thể định nghĩa hay diễn tả chính xác, chỉ có thể trực giác được, nhận thức được, mô tả một cách tương đối mà thôi. Những mô tả chỉ là tương đối vì mô tả phải thông qua ngôn ngữ vốn có bản chất nhị nguyên dùng để diễn tả Vạn tượng, không phải là Đạo vốn vô sai biệt, có trước Vạn tượng. Do đó, người xưa chỉ có thể “gượng” mà diễn đạt Đạo một cách hình tượng là hình tròn.

     Như vậy, Chân tướng của Thực tại bao gồm Bản thể, Tướng, Lý. Bản thể của Thực tại là Đạo vốn vô thủy vô chung và bất khả tư nghị, hàm chứa và bao trùm tất mà không phân biệt, đồng nhất, chí tịnh và thuần khiết. Bản thể đóng vai trò cơ sở của Thực tại, thể hiện qua cái Tướng của nó là Vạn tượng bao gồm Âm, Dương, vô cùng đa dạng, vận động và biến đổi không ngừng theo cái Lý của nó là tương tác âm dương.

     Quán về Thực tại ta phải quán cái Chân tướng của nó trên cái thế chân vạc Bản thể - Tướng  – Lý của nó như thế. Bản thể (Đạo) - Tướng (Vạn tượng) – Lý (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rời của Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì không thể thấy được chân tướng của nó. Đồng thời, do Thực tại có 3 mặt không thể tách rời như thế, sự nghiên cứu Thực tại để rút ra những kết luận hữu ích phục vụ con người từ xưa tới nay có thể tạm chia một cách tương đối thành 3 lĩnh vực chính: Đạo học, Lý học và Khoa học thực nghiệm.

     - Đạo học là lĩnh vực nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Bàn thể (Đạo) trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết bản chất của Thực tại, giúp con người có thể giải thoát, đồng nhất với Vũ trụ. Đối tượng nghiên cứu của Đạo học là Đạo - Bản thể của Thực tại.

     - Lý học là lĩnh vực nghiên cứu Thực tại thông qua mặt Lý trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết những qui luật vận động, phát triển của Thực tại trong tương tác âm dương, rút ra những kết luận nhằm phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu của Lý học là cái Lý của Thực tại.

     - Khoa học thực nghiệm là lĩnh vực nghiên cứu thực tại thông qua mặt Tướng trong cái thế chân vạc Bản thể - Tướng – Lý của nó, để có thể nhận biết những qui luật vận động, tương tác của vạn vật, rút ra những qui luật tự nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học thực nghiệm là cái Tướng của thực tại.

     Như vậy, Đạo học, Lý học, Khoa học thực nghiệm có những đối tượng và phương pháp khác nhau nhưng đều là những lĩnh vực nghiên cứu Thực tại có chung mục tiêu là phục vụ con người. Sẽ là sai lầm nếu chúng ta không nhận thức được rằng, những lĩnh vực nghiên cứu đó thực chất nằm trong một tổng thể thống nhất và bổ xung, hoàn thiện lẫn nhau là tri thức của con người về Thực tại. Thay vào đó, lại chỉ biết thượng tôn lĩnh vực của mình mà bài xích những lĩnh vực khác, làm cho tri thức của con người trở nên phiến diện, thiếu đầy đủ, thì thật là u mê và nông cạn.

     Vạn tượng là cái Tướng của Thực tại, là cái biểu hiện ra của Đạo, thuộc âm, kết quả của tương tác âm dương, có thể diễn đạt nó một cách hình tượng là hình vuông, phân biệt với hình tròn là Đạo – bản thể của Thực tại, thuộc dương. Âm được ký hiệu là một nét đứt, còn Dương – một nét liền. Sơ đồ như sau:

     dzHYIe.jpg

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

II. QUI LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA VŨ TRỤ

1. Cơ chế vận động phát triển của Vạn tượng và trạng thái quân bình âm dương:

a. Cơ chế vận động, phát triển của Vạn tượng:

     Đạo thì bất biến nhưng Vạn tượng là cái Tướng của Thực tại, là cái biểu hiện ra của Đạo thì sinh sinh hoá hoá liên miên theo cái lý âm dương. Cái lý của Âm là động, tức là luôn biến đổi, có xu hướng phá vỡ trạng thái hiện tại, đổi mới nên uyển chuyển … Cái lý của Dương là tịnh, tức là có xu hướng bảo tồn cái trạng thái hiện tại, bảo thủ nên cứng mạnh … Cái lý của cả Âm lẫn Dương là kết hợp với nhau để sinh ra càng nhiều càng tốt những giá trị mới và chiếm đoạt nó nhiều nhất có thể  theo xu hướng phục vụ bản chất của mình.

     Vì sự khác nhau có tính đối đãi “động”, “tịnh”, Âm,  Dương mới tương tác với nhau. Một mặt, Âm hoạt động làm cho sự vật biến đổi. Mặt khác, Dương hoạt động kiềm chế sự biến đổi, bảo tồn trạng thái ban đầu. Điều kiện duy nhất cho tương tác là có phân biệt âm dương. Kết quả của tương tác âm dương là sự thay đổi. Vì thế, tương tác của Âm, Dương là nguyên nhân, động lực phát triển của Vạn tượng.

     Vạn tượng sinh hoá, phát triển, có nghĩa là nó biến đổi, hay có những giá trị mới được tạo ra và những giá trị cũ bị mất đi trong quá trình tương tác của các lực lượng âm, dương làm thay đổi tính phức tạp, cũng như số lượng của Vạn tượng. Những giá trị mới đó chính là sự bộc lộ và phát triển  của những mầm mống vốn hàm chứa trong Đạo (do tính hàm chứa và bao trùm tất cả của Đạo) khi được hỗ trợ của sự tương tác âm dương, hay nói cách khác chúng là kết quả của sự tương tác âm dương. Đồng thời, những giá trị mới đó cũng bổ xung cho các lực lượng  âm, dương, làm cho lực lượng âm, dương cũng không ngừng phát triển cùng vạn tượng. Hệ quả tiếp theo là tăng cường hơn nũa sự tương tác âm dương và những giá trị mới lại được tạo ra nhiều hơn nữa. Những giá trị cũ bị mất đi có nghĩa là chúng lại trở về trạng thái mầm mống trong Đạo khi chúng không còn phù hợp với quá trình tương tác âm, dương.

     Như trên ta đã biết, Vũ trụ là cái tướng của Thực tại, là sự vật lớn nhất, có thuộc tính âm. Do đó, vận động và phát triển không ngừng, hay luôn luôn biến đổi trạng thái là thuộc tính của Vũ trụ.

     Vậy sự vận động và biến đổi không ngừng này có cơ chế như thế nào?

     Do Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả nên trong sự vật luôn tồn tại sẵn tất cả những mầm mống cho mọi xu hướng phát triển của sự vật. Sự tồn tại và xuất hiện của những mầm mống đó dưới dạng những thăng giáng lượng tử ngẫu nhiên do nó vốn tiềm ẩn trong Đạo như là một năng lực vốn có. Nói chính xác hơn thì nguyên nhân của nó chính là Đạo, hàm chứa và bao trùm tất cả. Chỉ những mầm mống nào xuất hiện đủ lớn, phù hợp với tương quan Âm, Dương của sự vật mới nhận được sự hỗ trợ tốt từ tương quan này, trở thành hiện thực, tạo ra được nhiều hơn những giá trị mới cho sự vật. Sự tạo ra những giá trị mới bằng chính sự hiện diện của nó, tác động kích thích những mầm mống phù hợp khác trở thành hiện thực. Còn những mầm mống khác, hay thậm chí cả những yếu tố đã là hiện thực, sẽ không được tương quan Âm, Dương “ nuôi dưỡng” tốt và làm thui chột đi, mất đi, tức là lại trở về trạng thái mầm mống trong Đạo.

     Những giá trị mới được tạo ra trong quá trình tương tác âm dương, thực ra, cũng chỉ là những thành phần vốn có, hàm chứa trong Đạo vì như ta đã biết, Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả. Những thành phần này vốn tiềm ẩn trong Đạo dưới dạng mầm mống chưa bộc lộ. Khi có điều kiện thuận lợi của tương tác âm dương, chúng mới được bộc lộ ra và tham gia vào các lực lượng đã có của sự vật. Sự tạo ra và chiếm đoạt những giá trị mới của các yếu tố trong sự vật thực chất là sự kích thích những mầm mống chưa bộc lộ của Đạo được bộc lộ ra trong thành phần của yếu tố chiếm đoạt mà thôi. Do đó, có thể nói, ở đây hoàn toàn không có sự “sáng tạo” ra cái gì mới hết mà chỉ là làm bộc lộ những khả năng vốn có tiềm ẩn trong Đạo, được thể hiện ra ở những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, tham gia vào các lực lượng tương ứng, phù hợp của sự vật.

     Ngược lại, có những yếu tố của Đạo đã được bộc lộ trong thành phần của sự vật, nếu không phù hợp với tương tác âm dương sẽ phải vận động, biến đổi sao cho phù hợp nhất. Nếu sự vận động đó bị cản trở, không bổ xung được cho mình những thành phần mới theo cơ chế trên, mà thậm chí còn bị mất đi những thành phần cũ thì yếu tố đó dần dần sẽ bị suy yếu đi thậm chí biến mất, tức là lại trở về dạng tiềm năng, mầm mống chưa bộc lộ của Đạo.

b. Trạng thái quân bình âm dương:

     Như vậy, sự vật sẽ luôn chọn lọc, bổ xung những lực lượng phù hợp với quan hệ âm dương, đào thải những yếu tố không phù hợp (không được quan hệ âm dương hỗ trợ), có khả năng tạo ra nhiều giá trị mới hơn. Mỗi sự thay đổi đó đều làm cho trường khí âm dương của nó biến đổi. Kết quả làm cho các lực lượng âm dương không ngừng phát triển.

     Sự chọn lọc này sảy ra thường xuyên, khách quan ở mọi qui mô yếu tố, mọi phương án khả dĩ phát triển của sự vật nên sự vật luôn hướng tới tăng cường lực lượng Âm, Dương một cách tốt nhất.

     Khi một sự vật đang ở trong một trạng thái có tương quan âm dương nào đó, nếu có một sự thay đổi bất kỳ nào sẽ hình thành một tương quan âm dương mới hay một trạng thái mới. Nếu trạng thái mới này có khả năng tăng cường giá trị mới cho sự vật (hoặc ít nhất là bằng), nó sẽ tồn tại thay thế trạng thái cũ. Nếu trạng thái mới có khả năng tăng cường giá trị mới ít hơn, nó sẽ không tồn tại được và trở lại trạng thái cũ.

     Sự gia tăng giá trị mới trong tương tác âm dương phụ thưộc vào tương quan âm dương của sự vật. Nếu âm lớn quá hoặc dương lớn quá, dẫn đến trạng thái quá âm hay quá dương của sự vật, thì giá trị mới được tạo ra cũng không nhiều.

     Trạng thái sự vật mà khi đó các lực lượng âm dương có thể tạo ra giá trị mới một cách nhiều nhất, hay trường khí âm dương được tăng cường tốt nhất gọi là trạng thái quân bình âm dương.

     Khi một sự vật mới hình thành, trạng thái quân bình âm dương chưa thể thiết lập được ngay, Âm dương còn rất nhỏ, Dương còn quá lớn, chênh lệch âm dương lớn, khả năng tạo ra giá trị mới còn nhỏ. Trong quá trình phát triển của nó, những giá trị mới được tạo ra có xu hướng sao cho cân bằng lại tương quan âm dương, làm Âm tăng nhanh, dần hình thành một tương quan âm dương có khả năng tạo ra nhiều giá trị mới hơn. Đến một lúc nào đó, quan hệ âm dương cân bằng được xác lập, khả năng tạo ra giá trị mới nhiều nhất được hình thành, ta nói, sự vật đã đạt trạng thái quân bình âm dương. Như vậy, sự vật từ lúc mới sinh ra cho đến khi đạt được trạng thái âm dương quân bình cần một khoảng thời gian nhất định.

     Khi một sự vật đang ở trạng thái quân bình âm dương, bất cứ một thay đổi nào cũng có thể làm mất đi sự tương quan đó, hình thành một trạng thái mới, làm cho khả năng tăng cường giá trị mới cho sự vật nhỏ hơn so với trạng thái ban đầu, sẽ có xu hướng trở lại trạng thái quân bình âm dương cũ. Quá trình đó diễn ra bằng phương thức sinh ra một yếu tố mới từ một mầm mống hoặc mất đi (trở về trạng thái mầm mống) một yếu tố hiện thực nào đó tương ứng với trường khí âm dương để nó trở lại trạng thái cân bằng.

     Cơ chế đó giữ sự vật ổn định trong một trạng thái cân bằng.

     Như vậy, trạng thái quân bình âm dương là trạng thái có khả năng tăng cường giá trị mới cho lực lượng âm, dương một cách tốt nhất, và vạn sự có xu hướng tiến tới quân bình ở trạng thái đó. Trạng thái quân bình âm dương còn gọi là trạng thái âm dương hài hòa, vì chỉ khi có sự hài hòa âm dương, khả năng sản sinh ra giá trị mới cho các lực lượng âm dương mới có thể lớn nhất.

2. Qui luật tương tác âm dương

a. Qui luật vận động, phát triển không ngừng hướng tới trạng thái quân bình âm dương

     Sự bộc lộ thành hiện thực của các mầm mống và sự thui chột các yếu tố hiện thực tế về trạng thái mầm mống hình thành quá trình phát triển và tiến hóa của sự vật. Quá trình đó diễn ra trong mọi yếu tố và mọi qui mô dẫn đến sự tăng cường giá trị mới là lớn nhất có thể, tức là có xu hướng tiến tới trạng thái quân bình âm dương hay âm dương hài hòa.

     Như vậy, ta có thể rút ra qui luật vận sau của Vũ trụ: mọi sự vật luôn luôn vận động và phát triển không ngừng trong xu thế tiến tới trạng thái quân bình âm dương.

     Nói cách khác, mục tiêu của tương tác âm dương là ngày càng tạo ra giá trị mới một cách hiệu quả nhất.

     Trong trường hợp một sự vật nào đó có tương quan âm dương quá chênh lệch, hoặc nhiều dương quá hoặc ít dương quá, không thể trở về hay phá vỡ quan hệ âm dương hài hòa làm cho giá trị mới thì không sinh ra được bù với sự mất đi của giá trị cũ, sự vật sẽ bị phá hủy, biến thành một sự vật khác hoặc mất đi tức là trở về dạng mầm mống trong Đạo. Khi đó ta gọi là hiện tượng vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản.

b. Qui luật đấu tranh tương tác âm dương, tương quan âm/dương luôn tăng:

     Trong quá trình tương tác, tạo ra những giá trị mới làm cho Vạn tượng không ngừng biến đổi và phát triển, cả lực lượng âm lẫn lực lượng dương đều có xu hướng giành lấy cho mình giá trị mới đó càng nhiều càng tốt nhằm mục tiêu phục vụ bản chất của mình. Nhưng  mức độ chiếm đoạt giá trị mới đó tuỳ thuộc vào tương quan giữa khả năng chiếm đoạt của lực lượng âm và lực lượng dương trong Vạn tượng.

     Dương có xu hướng tranh giành giá trị mới để bào tồn trạng thái âm dương hiện tại, tức là bảo tồn tương quan âm/ dương. Âm có xu hướng tranh giành giá trị mới để sự vật biến đổi, tức là tăng tương quan âm/dương. Tổng hợp hai xu thế này ta thấy ngay rằng, theo thời gian, trong tương quan âm/dương ngày càng tăng. Điều ấy có nghĩa là:

      Trong quá trình phát triển của Vạn tượng tương quan Âm/Dương ngày càng tăng.

     Chính qui luật tương quan Âm/Dương luôn tăng là cơ sở cho qui luật vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Bởi vì tương quan Âm/Dương luôn tăng làm cho sự vật không thể ổn định mãi ở trạng thái âm dương quân bình do động tính của Âm, và vì thế, nó luôn vận động và phát triển. Cũng do qui luật này, mọi sự cân bằng âm dương trong sự vật chỉ là tạm thời, chúng luôn luôn bị phá vỡ và tái xác lập xoay quanh trạng thái quân bình âm dương hay nói cách khác mọi sự vật luôn trong trạng thái quân bình âm dương động.

     Như vậy, trong quá trình phát triển của Vạn tượng, lực lượng âm, dương không ngừng tương tác làm nảy sinh những giá trị mới, tiêu biến những giá trị không còn phù hợp, đồng thời chúng cũng không ngừng tranh giành chiếm đoạt những giá trị mới đó (Đó chính là nội dung của sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập là các lực lượng âm, dương trong Vạn tượng). Xu hướng chung của phát triển là quân bình động trong tương quan âm/dương luôn  tăng.

     Tổng hợp hai qui luật trên ta được qui luật tương tác âm dương:

     Sự vật vận động, biến đổi không ngừng trong xu thế tăng dần tương quan âm/dương, tiến tới trạng thái quân bình âm dương động.

     Cơ chế phát triển của Vạn tượng, thuộc tính âm động, dương tịnh và qui luật tương tác âm dương là cơ sở mọi qui luật vận động phát triển của sự vật trong Vũ trụ.

3. Tính bất định trong tất định của tương lai:

     Do Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả nên trong sự vật luôn tồn tại sẵn tất cả những mầm mống cho mọi xu hướng phát triển của sự vật. Sự xuất hiện của những mầm mống đó như là một thăng giáng lượng tử, ngẫu nhiên do nó tiềm ẩn trong Đạo như là một năng lực vốn có. Do Đạo vô cùng đồng nhất, không phân biệt, như một thể duy nhất tồn tại trong mọi sự vật, có vai trò là bản thể của sự vật đó, nên bất lỳ một mầm mống nào của Đạo đột biến thì đột biến đó cũng xuất hiện trong mọi sự vật, ngay lập tức, không có một trì hoãn nào. Tuy nhiên, chỉ những mầm mống nào có đột biến đủ lớn, phù hợp với tương quan Âm, Dương của sự vật mới nhận được sự hỗ trợ tốt từ tương quan này, trở thành hiện thực, tạo ra được nhiều hơn những giá trị mới cho sự vật. Còn những mầm mống khác, hay thậm chí cả những yếu tố đã là hiện thực, sẽ không được tương quan Âm, Dương “ nuôi dưỡng” tốt và làm thui chột đi (tức là lại trở về trạng thái mầm mống trong Đạo).

 

FXqco2.jpg

 

     Sự “hỗ trợ” tương quan âm dương cho đột biến lượng tử đó trong một sự vật không chỉ đến từ trường khí âm dương của sự vật mà còn đến từ trường khí âm dương những sự vật khác, thậm chí, đặc biệt quan trọng, khi đến từ cái đột biến lượng tử đó đã thành hiện thực trong một sự vật khác. Tuy nhiên, những “hỗ trợ” đến từ sự vật khác do phải di chuyển trong không thời gian nên có thể phải mất một thời gian trì hoãn nào đó. Như vậy, do sự hiện diện của Đạo, trong Vũ trụ, không có bất kỳ một sự vật nào có thể tồn tại độc lập với bất kỳ sự vật nào khác, tất thảy chúng đều tương quan, tùy thuộc vào nhau trong vận động và phát triển. Đó chính là bản chất của tính tương thuộc của Vạn tượng trong Vũ trụ, là cơ sở giải thích hiện tượng thần giao cách cảm“rối lượng tử” trong khoa học thực nghiệm.

     Như vậy, sự hình thành và phát triển một sự vật nào đó phụ thuộc vào ba yếu tố:

- Thứ nhất là tương quan âm dương hay đặc tính của trường khí âm dương của bản thân sự vật.

- Tứ hai là tương tác âm dương từ trường khí của các sự vật khác.

- Thứ ba là sự xuất hiện của các mầm mống sự vật đó vốn hàm chứa sẵn trong Đạo, bản thể của Thực tại.

     Trong ba yếu tố này, yếu tố thứ nhất và thứ hai là một thực tại khách quan đang tồn tại và xác định (Vạn tượng) tại thời điểm khảo sát. Vận động, biến đổi của chúng tuân theo những qui luật khách quan của tương tác âm dương (Lý). Yếu tố thứ ba phụ thuộc vào qui luật xuất hiện những mầm mống phù hợp của sự vật khảo sát và các sự vật khác... Sự xuất hiện những mầm mống này là những thăng giáng lượng tử, ngẫu nhiên, trong Đạo, nên mang tính xác xuất, bất định.

     Như vậy, sự hình thành và phát triển của một sự vật phải mang theo tính bất định, ngẫu nhiên do sự xuất hiện những mầm mống sự vật tiềm ẩn sẵn trong Đạo. Tuy nhiên, chỉ những ngẫu nhiên nào phù hợp với trường khí ADNH đang tồn tại mới có khả năng trở thành hiện thực và bổ xung vào trường khí ADNH đó làm trường khí này phát triển không ngừng theo các qui luật của tương tác âm dương. Điều đó có nghĩa là, tuy những mầm mống xuất hiện ngẫu nhiên nhưng có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào thực tại và qui luật phát triển. Qui luật phát triển tuy là xác định nhưng bản thân sự phát triển biểu hiện cụ thể như thế nào lại phụ thuộc vào các xuất hiện ngẫu nhiên. Nói cách khác, tính ngẫu nhiên luôn được khống chế trong qui luật. Tính qui luật luôn được thể hiện trong sự phong phú, đa dạng của ngẫu nhiên. Đó là quan hệ tinh tế và biện chứng giữa ngẫu nhiên và tất định trong sự phát triển của Vạn tượng.

     Nếu sự vật phát triển phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố thứ nhất, thứ hai, ít phụ thuộc hơn vào yếu tố thứ ba thì sự phát triển của nó hay tương lai của nó biểu hiện ra ít mang tính xác xuất hơn, hay có qui luật hơn. Đó là trường hợp của các sư vật lớn, vận động chậm hay thế giới vĩ mô. Bởi vì khi đó, tỷ trọng những yếu tố mới, ngẫu nhiên, do thăng giáng lượng tử tạo ra, quyết định tương lai, của nó nhỏ hơn nhiều so với tổng các yếu tố quyết định tương lai vủa nó. Ví dụ: Quỹ đạo Trái đất quay quanh mặt trời có thể được xác định cho hàng trăm năm sau với sai số không đáng kể.

     Ngược lại, những sự vật phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố thứ ba thì sự phát triển của nó biểu hiện ra mang tính xác xuất nhiều hơn, đa dạng hơn. Đó là những sự vật nhỏ, vận động nhanh hay thế giới vi mô. Bởi vì khi đó, tỷ trọng những yếu tố mới, do thăng giáng lượng tử tạo ra, quyết định tương lai của nó lớn hơn. Nhưng dù bất định đến như thế nào thì chúng vẫn bị những qui luật của tương tác âm dương chi phối. Sự bất định ở đây chỉ là hình thức đa dạng mà tính qui luật thể hiện ra. Ví dụ: Vị trí của hạt electron trong nguyên tử hầu như không thể xác định chính xác, mà chỉ được coi như là một xác xuất hiện diện nào đó mà thôi.

     Như vậy, bản chất sự khác nhau của của thế giới vĩ mô và thế giới vi mô chính là ở chỗ tương quan tính tất định và bất định mà ta vừa phân tích cơ chế của nó ở trên. Trong thế giới vĩ mô, tính tất định lấn át tính bất định, các qui luật vật lý chắc chắn hơn. Trong thế giới vi mô, tính bất định lấn át tính tất định, các qui luật vật lý chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên nên khó nắm bắt hơn. Vì thế, cơ  học cổ điển với những qui luật tất định chỉ có thể áp dụng trong thế giới vĩ mô. Đối với thế giới vi mô phải dùng đến cơ học lượng tử.

     Tóm lại, sự hình thành và phát triển của một sự vật vừa mang tính qui luật vừa mang tính ngẫu nhiên, hay, mang tính ngẫu nhiên trong qui luật, mang tính qui luật trong ngẫu nhiên. Tương lai là sự phát triển mang tính qui luật của hiện tại trong những biểu hiện mang tính ngẫu nhiên.

     Đó chính là tính bất định trong tất định của sự hình thành và phát triển sự vật.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

III./ THỜI KỲ TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN, QUAN HỆ TAM TÀI

1. Tam tài:

Như trên đã biết, quá trình tương tác âm dương là quá trình tạo ra giá trị mới một cách ngày càng hiệu quả nhất. Giá trị mới là kết quả của tương tác âm dương.

Để tạo ra những giá trị mới, các lực lượng âm, dương phải thống nhất với nhau trong tương tác. Nếu chỉ có một mình lực lượng âm hay một mình lực lượng dương, sẽ không có sự tương tác âm dương và giá trị mới không thể nảy sinh (tức là những mầm mống của giá trị mới trong Đạo không thể bộc lộ, phát triển thành hiện thực). Không được bổ xung những giá trị mới, lại bị mất đi những giá trị cũ, Vạn tượng sẽ bị tiêu hủy. Cả lực lượng âm và lực lượng dương đều có xu hướng chiếm đoạt giá trị mới này.

Để có thể chiếm đoạt, trước tiên giá trị mới phải được tạo ra. Để được tạo ra giá trị mới, lực lượng âm, dương phải thống nhất với nhau trong tương tác.

Vì tranh giành những giá trị mới - sản phẩm của quá trình tương tác âm dương – các lực lượng âm, dương đấu tranh với nhau, và vì thế mâu thuẫn với nhau.

Giá trị mới được tạo ra tuỳ thuộc tương quan, vai trò và qui mô của các lực lượng âm, dương trong quá trình tương tác, còn mức độ chiếm đoạt giá trị mới tuỳ thuộc vào sức mạnh và khả năng chiếm đoạt của lực lượng âm và lực lượng dương tương quan như thế nào. Khi có sự tương ứng giữa vai trò tương tác và khả năng chiếm đoạt đó là khi Vạn tượng phát triển tốt nhất, giá trị mới được tạo ra nhiều nhất. Lực lượng âm dương tuy vẫn còn mâu thuẫn nhưng đó là mâu thuẫn tích cực, kích thích Vạn tượng phát triển, ta nói Vạn tượng có trạng thái âm dương hài hoà. Còn nếu sự tương ứng đó không thoả đáng, Vạn tượng phát triển khó khăn hơn, giá trị mới được tạo ra ít đi, mâu thuẫn lực lượng âm, dương tăng lên, cản trở Vạn tượng phát triển, ta nói Vạn tượng có trạng thái mất quân bình âm dương. Đặc biệt, khi sự mất quân bình này thái quá, mâu thuẫn lực lượng âm dương quá gay gắt có thể dẫn đến phá huỷ tương tác âm dương, giá trị mới không được tạo ra, giá trị đã có bị thui chột, trạng thái đó dần bị tiêu huỷ, bị thay thế bằng một trạng thái mới sinh, có sự quân bình âm dương mới. Ta nói, vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản.

Bên cạnh việc tạo ra những giá trị mới, tương tác âm dương còn làm mất đi những giá trị cũ. Khi những giá trị cũ không được tương tác âm dương hỗ trợ, chúng không được bổ sung thêm giá trị mới nên không thể phát triển, vai trò của chúng trong sự vật mờ nhạt dần. Và khi cản trở sự tạo thành các giá trị mới, chúng sẽ bị triệt tiêu. Nhưng sự triệt tiêu này không phải là biến mất mà chỉ là sự trở về dạng mầm mống trong Đạo mà thôi. Khi có điều kiện thuận lợi của tương tác âm dương, chúng sẽ lại xuất hiện và phát triển.

Do thống nhất với nhau trong tương tác, tạo ra những giá trị mới, mà trong các lực lượng âm, dương có hàm chứa những yếu tố, tuy khác nhau về thuộc tính âm dương nhưng không mâu thuẫn, đấu tranh mà thống nhất với nhau. Và tương ứng với những yếu tố đó, trong Vạn tượng có những lực lượng đại diện cho chúng, gọi là Chung. Trong Chung có những thành phần mà cả hai lực lượng âm, dương cùng thống nhất với nhau, tuy khác nhau mà không mâu thuẫn, đấu tranh nhau. Phần còn lại của các lực lượng âm, dương thì mâu thuẫn, đấu tranh với nhau và được gọi là Âm, Dương.

Như vậy, do thống nhất và đấu tranh với nhau giữa các lực lượng âm, dương, trong Vạn tượng hình thành ba lực lượng là Chung, Âm, Dương, được gọi là Tam tài.

Dương là những lực lượng trong sự vật có xu thế bảo tồn trạnh thái cũ. Âm là những lực lượng trong sự vật có xu thế biến đổi sự vật. Chung là lực lượng trong sự vật có xu hướng điều hòa quan hệ âm dương, là nơi thống nhất quan hệ âm dương.

Mô hình Tam tài thể hiện sự tương tác thống nhất và đấu tranh với nhau của các lực lượng âm, dương chung trong vạn tượng. Quan hệ tương tác giữa ba lực lượng này làm cho Vạn tượng cân bằng và phát triển.

 

dqSKz3.jpg

 

PihMzX.jpg

CLPOgE.jpg

3. Thời kỳ Tiên thiên, Hậu thiên và quan hệ Tam tài

Như trên đã thấy, sự tương tác của Âm và Dương sinh ra giá trị mới là nguồn gốc phát triển của Vạn tượng. Vạn tượng được mô hình hoá bằng Tam tài, bao gồm ba thành phần là Âm, Dương và Chung.

Thực ra những đại lượng này đều là những khái niệm hết sức định tính, thống nhất, hòa quện vào nhau, xác định chính xác là điều không thể. Nhưng để dễ hình dung, ta cứ thử mô hình hoá nó một cách tương đối bằng những số liệu như phần trình bày dưới đây nhằm tìm ra những quan hệ cơ bản nhất của chúng.

Giả sử rằng, trong Vạn tượng, lực lượng âm tương tác với lực lượng dương hình thành khả năng tạo ra giá trị mới là M. Khả năng tạo ra giá trị mới M này bị các lực lượng Tam tài chiếm đoạt để phát triển.

Giả sử Âm chiếm M.a, khi ấy Dương chiếm M.(1- a) ( a là hệ số dương ≤ 1).

Một phần Âm và Dương thống nhất trong Chung là cho Chung chiếm đoạt lượng giá trị mới của cả Âm và Dương với cùng tỷ lệ. Điều đó dẫn đến lượng chiếm đoạt của Chung tỷ lệ với M là Mc (c < 1)

zAQgvJ.jpg

- Trong giai đoạn a = 0 --- > a1: Khi âm mới sinh và phát triển (a nhỏ) khả năng tạo ra giá trị mới mà các lực lượng Chung, Âm, Dương chiếm đoạt được và cả trong Vạn tượng đều đồng biến theo a, hay lợi ích của mọi lực lượng trong Vạn tượng là thống nhất, không mâu thuẫn với nhau. Do đó, mọi lực lượng trong Vạn tượng đều hỗ trợ thuận lợi cho Âm tăng trưởng và chúng cũng nhanh chóng phát triển theo do được thụ hưởng những khả năng tạo ra giá trị mới được tạo ra trong sự tương tác âm dương. Tương tác âm dương thuận lợi, khả năng tạo ra giá trị mới được sinh ra với tốc độ cao, thể hiện qua độ nghiêng đi lên lớn của đoạn 0V1, làm cho sự vật phát triển rất mạnh mẽ. Âm mới sinh ra có tốc độ phát triển còn chậm nhưng tăng lên rất nhanh thể hiện qua độ lõm của đồ thị a ở giai đoạn này. Vai trò của các lực lượng Dương trong Vạn tượng lớn hơn so với các lực lượng Chung và Âm, thể hiện ở độ cao đồ thị 0D1 so với 0A1, 0C1. Quan hệ của các lực lượng trong vạn tượng đều là tương sinh thể hiện ở sự đồng biến của các đồ thị. Giai đoạn này gọi là TIÊN THIÊN.

tzdXj1.jpg

Đồ thị C và D có chiều biến thiên ngược nhau nên quan hệ Chung, Dương phải là quan hệ tương khắc. Do quan hệ của Chung với Âm là tương sinh: Âm sinh Chung, mà quan hệ của Dương là khắc Âm. Sự khắc Âm của Dương là trái với lợi ích của Chung, nên để bảo vệ lợi ích của mình, đảm bảo sự cân bằng trong Vạn tượng mà quan hệ tương khắc giữa Chung và Dương phải là: Chung khắc Dương (sơ đồ quan hệ cơ bản 2).

Như vậy, quan hệ giữa các lực lượng trong Vạn tượng ở giai đoạn này là: Dương khắc Âm, Âm sinh Chung, Chung khắc Dương gọi là quan hệ Tam tài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn PHÁT TRIỂN. Trong giai đoạn Phát triển, Vạn tượng vẫn phát triển tốt thể hiện ở chiều tăng của đồ thị V1V.

- Trong giai đoạn a = a* --- > a2: Giai đoạn này đặc trưng bằng sự đi xuống cũa đồ thị VV2, thể hiện sự suy thoái của Vạn tượng, chỉ có Âm tăng còn Chung và Dương đều đi xuống hay Âm quá thịnh còn Dương quá suy. Mâu thuẫn giữa các lực lượng trong Vạn tượng ngày càng rất gay gắt, thể hiện ở sự hỗn loạn, thiếu kiểm soát. Cả Dương lẫn Chung đều tương khắc với Âm. Theo sơ đồ quan hệ cơ bản 2 thì Dương khắc Âm, Âm khắc Chung và Chung sinh Dương.

Giai đoạn này gọi là giai đoạn Suy đồi.

- Trong giai đoạn a = a2 --- > 1: Đây là giai đoạn huỷ diệt của Vạn tượng diễn ra rất mhanh chóng. Tất cả các yếu tố Âm, Dương, Chung đều đi xuống thể hiện quan hệ Âm, Dương, Chung đồng tương khắc. Đến một lúc nào đó, khi a quá lớn, ≈ 1, Âm, Dương, Chung cùng về zero, trường khí âm dương hay Vạn tượng dần tiêu biến, trở về trạng thái Thái cực, hoàn tất một chu kỳ tồn tại của Vạn tượng

Giai đoạn này gọi là giai đoạn Tiêu vong.

Như vậy, Tiên thiên và Hậu thiên là khái niệm chỉ những giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của Vạn tượng:

 - Thời kỳ Tiên thiên là thời kỳ ban đầu sau Thái cực, Vạn tượng mới hình thành và phát triển. Trong thời kỳ này, các lực lượng của Vạn tượng thống nhất với nhau, tuy khác nhau mà không mâu thuẫn, tương tác với nhau tạo ra và thụ hưởng nhiều giá trị mới. Sự vật phát triển rất thuận lợi, nhanh chóng. Quan hệ các lực lượng trong vạn tượng là đồng tương sinh. Vạn tượng thể hiện như một khối thống nhất, không phân biệt, phát triển mau chóng. Tuy nhiên, do đã xuất hiện Âm, Dương nên sự khác nhau vẫn tồn tại, tiềm ẩn mầm mống của mâu thuẫn để có thể bộc lộ rõ trong thời kỳ sau.

Khi thời Tiên thiên phát triển tới một mức độ nào đó,những mâu thuẫn âm dương vốn tiềm ẩn lớn dần và bùng phát, kết thúc thời kỳ Tiên thiên và Vũ trụ bước sang thời kỳ Hậu thiên.

n7cpAV.jpg

Trong cuộc đấu tranh giành giật về phần mình giá trị mới, do Dương là cái có trước, mang bản chất của cái ban đầu nên lực lượng của nó mạnh hơn Âm – là cái có sau, đang phát triển - chi phối Vạn tượng nhiều hơn nên Vạn tượng có xu hướng bị kéo về ổn định tại điểm a1 để lợi ích cho Dương là lớn nhất. Tuy nhiên, bản chất của Âm là vận động và phát triển không ngừng, có xu hướng kéo sự vật ổn định ở a2. Lợi ích của Vạn tượng là tiến đến điểm V - điểm có tổng lợi ích là lớn nhất - do đó mâu thuẫn ngày càng gay gắt nhất là khi điểm a* ngày càng lớn hơn a1. Như vậy, quan hệ mâu thuẫn, đấu tranh giữa 3 lực lượng Dương, Âm, Chung trong sự vật là mâu thuẫn nảy sinh khi một bên (Dương) có xu hướng kéo sự vật ổn định ở a1, một bên có xu hướng kéo sự vật ổn định ở a2 (Âm), còn bên thứ ba (Chung) lại có xu hướng tới a*. Kết quả, sự vật sẽ tồn tại và vận động  tại một giá trị a nào đó tùy thuộc vào tương quan Âm, Dương, Chung của sự vật. Trong 3 lực lượng của Tam tài, Âm và Chung luôn có xu hướng tăng a lên, Dương luôn có xu hướng cố định a lại. Mâu thuẫn giũa 2 xu hướng này của Âm, Dương, Chung chính là mâu thuẫn của sự vật.

Nếu mâu thuẫn không được giải quyết sẽ ngày càng gay gắt, đến một lúc nào đó khi qui mô sự vật đủ lớn, âm dương không thể thống nhất được, giá trị mới không thể được sinh ra hoặc sinh ra quá ít làm cho sự vật không thể phát triển, Vạn tượng sẽ tiến đến giai đoạn suy đồi và hủy diệt, một Vạn tượng khác sẽ được hình thành và tiếp tục như quá trình đó …

4. Trạng thái quân bình âm dương:

Trạng thái âm dương của sự vật tương ứng với điểm V trên đồ thị có khả năng sinh ra giá trị mới M lớn nhất chính là trạng thái âm dương hài hòa hay quân bình âm dương. Qui luật tương tác âm dương là luôn có xu hướng tiến tới trạng thái này. Ở trạng thái quân bình âm dương, Âm vẫn có xu hướng kéo sự vật tới a2, Dương có xu hướng kéo sự vật tới a1, kết quả sự vật ổn định tại a* là trạnh thái Chung có giá trị thụ hưởng lớn nhất. Khi có sự lệch lạc khỏi trạng thái quân bình âm dương này, xuất hiện những hiệu ứng trong cả Âm, Dương, Chung tác động lên sự vật, mà kết quả tổng hợp kéo nó trở lại trang thái quân bình để đảm bảo rằng, giá trị mới M tạo ra đưôc là lớn nhất.

Giả sử rằng, M là đại lượng của đặc trưng cho giá trị mới phát triển của sự vật của một hệ kín, không xét sự bổ xung hay hao tổn do tác động của các sự vật khác. Trạng thái quân bình âm dương tương ứng với điểm V trên đồ thị có giá trị M lớn nhất. Khi ấy ta có:

dM/da = 0 => (dM/dt)/(dt/da) = 0

Theo qui luật tương quan Âm/Dương luôn tăng, nên (da/dt) > 0

=> dM/dt = 0

Như vậy, trạng thái âm dương hài hòa của một hệ kín bảo toàn giá trị M.

Giả sử một sự vật có hệ số a quá nhỏ, tức là Âm quá ít mà Dương quá nhiều hay Dương quá thịnh còn Âm quá suy, mâu thuẫn Âm Dương cản trở sự phát triển của sự vật làm cho khả năng tạo ra giá trị mới M tạo ra được ít đi. Theo qui luật âm dương hài hòa phải xuất hiện hiệu ứng sao cho hệ số a tăng lên, giá trị mới được tạo ra nhiều hơn. Nếu vì một lý do nào đó mà không tăng được a thì mâu thuẫn âm dương sẽ phá hủy sư vật đó và tạo ra một sự vật mới có tương quan âm dương khác với hệ số a lớn hơn. Lúc đó ta nói, vật cùng tắc biến.

Tương tự như vậy, giả sử rằng một sự vật có hệ số a quá lớn, tức là Âm quá nhiều mà Dương quá ít hay Âm quá thịnh còn Dương quá suy, mâu thuẫn Âm Dương cản trở sự phát triển của sự vật làm cho khả năng tạo ra giá trị mới M ít đi. Theo qui luật âm dương hài hòa phải xuất hiện hiệu ứng sao cho hệ số a giảm đi, giá trị mới được tạo ra nhiều hơn. Nếu vì một lý do nào đó mà không giảm được a thì mâu thuẫn âm dương sẽ phá hủy sư vật đó và tạo ra một sự vật mới có tương quan âm dương khác với hệ số a nhỏ hơn. Lúc đó ta nói, vật cực tắc phản.

Như vậy, sự không thỏa mãn được qui luật âm dương hài hòa là nguồn gốc của nguyên lý vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản.

Lúc đó, một trạng thái mới của sự vật có khả năng sinh ra nhiều hơn giá trị mới xuất hiện và thay thế trạng thái cũ và sự vận động của nó tiếp tục giao động quanh trạng thái quân bình âm dương mới có mức cao hơn.

Đồ thị trên mô tả một cách tương đối quan hệ tương tác âm dương trong một thời điểm nhất định. Theo qui luật tương tác âm dương, sự vật vận động và phát triển không ngừng, hướng tới ngày càng tạo ra nhiều giá trị mới nhất và qui luật tỷ lệ âm/dương luôn tăng thì điểm V ngày càng có xu hướng tiến lên trên và lệch về bên phải.

Khi tỷ lệ âm/dương đạt một mức nào đó, xuất hiện trạng thái mất quân bình âm dương nghiêm trọng, không thể sinh ra được trạng thái mới có mức sinh ra giá trị mới nhiều hơn sự vật bị phá hủy và dần bị tiêu biến. Điệm V đi xuống lệch về bên phải tới điểm (0,1)

Đồ thị mô tả qui luật vận động của điểm V như sau:

POJcKg.jpg

Trên đây là những mô tả quan hệ âm dương một cách tương đối thông qua một mô tả gần đúng bằng toán học để bạn đọc dễ hình dung mà thôi, bởi vì âm dương là những đại lượng không thể biểu diễn chính xác bằng toán học như vậy. Chúng ta chỉ mượn tay toán học để hướng tới nắm được qui luật tương tác âm dương cũng như nương theo ngón tay Phật Tổ chỉ dẫn để thấy mặt trăng chứ ngón tay của Ngài không phải là mặt trăng vậy.

5. Vạn sự có sinh thì có tử

Sự vật là một cấu trúc tương đối ổn định của trường khí âm dương. Trong sự vật, các lực lượng âm dương luôn tương tác với nhau theo hai chiều hướng ngược nhau: dương có xu thế bảo tồn trạng thái hiện tại của sự vật, âm có xu thế biến đổi trạng thái đó. Sự tương tác âm dương tuy vô cùng đa dạng và phức tạp nhưng vẫn phải tuân theo hai qui luật căn bản của Vũ trụ:

- Qui luật âm dương hài hòa làm cho sư vật tồn tại, vận động trong thế quân bình âm dương một cách tương đối ổn định, làm cho chúng ta nhận thức được đó là một sự vật với những đặc trưng, thuộc tính của nó, phân biệt với những sư vật khác.

- Qui luật tương quan Âm/Dương luôn tăng làm cho sự vật tuy phát triển ổn định nhưng luôn trong xu thế ngày càng động hơn. Các trạng thái quân bình âm dương luôn bị phá vỡ và tái lập. Tương quan Âm/Dương không ngừng tăng lên, đến một mức nào đó, Âm sẽ quá lớn còn Dương sẽ quá nhỏ so với nhau. Kết quả làm cho giá trị mới được sinh ra ngày càng ít đi, sư vật phát triển chậm lại. Dần dần, giá trị mới được sinh ra không bù lại được những giá trị mất đi làm cho sư vật ngày càng suy yếu (thời kỳ suy đồi). Cuối cùng, Âm lớn áp đảo Dương và sự vật bước sang trạng thái mà Âm Dương Chung đồng tương khắc, các giá trị mới khơng những không còn được sinh ra mà các giá trị cũ mất đi mau chóng (thời kỳ tiêu biến). Sư vật tiêu biến đi, tức là trở về trạng thái mầm mống trong Đạo và sự thay đổi trường khí âm dương đó lại trở thành môi trường, điều kiện cho một mầm mống sự vật khác sinh ra và trở thành hiện thực. Người xưa gọi quá trình biến đổi sư vật do tương qua Âm/Dương quá lớn là “vật cực tắc phản”.

Trong quá trình sự vật tiến tới trạng thái cực đoan “vật cực”, thì cũng có nhiều lần tương quan tương quan Âm/Dương trở nên quá lớn nhưng vẫn còn chưa tới giới hạn phá hủy sự vật, qui luật âm dương hài hòa còn đủ sức điều chỉnh sự vật trở lại trạng thái quân bình âm dương mới. Nếu sư điều chỉnh này bị cản trở, sự vật cũng có thể bị phá hủy. Nhưng sau rốt, mọi sự vật cũng phải tiến tới khi tương quan Âm/Dương quá lớn, không thể điều chỉnh lại trạng thái quân bình âm dương và sự vật tất yếu phải tiêu vong. Sự tiêu vong ở đây thực chất là trở lại trạng thái mầm mống trong Đạo – bản thể của Thực tại.

Như vậy, qui luật Vạn sự có sinh tất có diệt là qui luật phổ biến trong Vũ trụ, nó chi phối vạn vật và vạn sự kể cả toàn Vũ trụ, vì chúng đều là những cấu trúc khác nhau của trường khí âm dương, chịu tác động của qui luật âm dương, đặc biệt qui luật tương quan Âm/Dương luôn tăng. Qui luật tương quan Âm/Dương luôn tăng là nguồn gốc của qui luất Vạn sự có sinh tất có diệt. Chỉ trừ có Đạo, vốn có, không khởi nguyên, có trước âm dương, không phải là một cấu trúc của trường khí âm dương nên không bị qui luật này chi phối. Đạo vô thủy nên nó vô chung, tồn tại mãi mãi.

IV. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TIÊU VONG CỦA VŨ TRỤ.

1. Sự hình thành và phát triển của Vũ trụ:

Bản thể của Thực tại là Đạo vốn vô thủy vô chung, không có phân biệt, bất khả tư nghị, hàm chứa và bao trùm tất cả. Mọi khả dĩ của tồn tại được hàm chứa trong Đạo như những mầm mống chưa bộc lộ. Vũ trụ hay Vạn tượng là cái Tướng của Thực tại khi những mầm mống đó bộc lộ ra. Khi mọi mầm mống trong Đạo chưa bộc lộ, cái Tướng ấy đồng nhất với Bản thể và gọi là Thái cực. Vì đồng nhất với Bản thể nên Thái cực chí tịnh mà hàm chứa cái đối đãi với nó là “tính động” – âm dưới dạng những mầm mống.

Khi những mầm mống âm đó thể hiện cái “tính” của nó là động, thì dù còn vô cùng nhỏ, nhưng ở trong cái chí tịnh của Thái cực, vẫn xuất hiện sự phân biệt với phần còn lại, lúc đó được gọi là có tính dương. Sự xuất hiện của “tính âm” đầu tiên như là một đột biến lượng tử (thăng giáng lượng tử) có một độ lớn nhất định nào đó khác 0 ( > 0).

Tính âm và tính dương là những thuộc tính, khi thể hiện, chúng phải thông qua những lực lượng tương ứng, xuất hiện cùng với chúng, mang đặc tính của chúng gọi là lực lượng âm – Âm, lực lượng dương – Dương. Âm có xu hướng làm thực tại biến đổi trạng thái hiện tại, Dương có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại. Do có sự phân biệt âm dương thành hai chiều hướng tác động nghịch chiều nhau, nên Âm, Dương tương tác với nhau. Sự tương tác đó có đặc tính của Âm là “động” nên thực tại phải vận động và biến đổi.

Sự phân biệt và biến đổi đã có thì phải được thể hiện ra bằng một phương thức nào đó. Phương thức đó phải bao gồm cái (đối tượng) biến đổi và những yếu tố (thông số) mô tả sự biến đổi đó. Cái biến đổi chính là cái lực lượng âm – Âm vừa mới được sinh ra trong Thái cực, cùng với Dương, tạo thành một đối tượng thể hiện tương tác âm dương gọi là Khí. Yếu tố mô tả sự biến đổi mà con người trực quan nhận thức được là không gian, thời gian (không loại trừ còn có những cách khác mà con người chưa hoặc không thể nhận thức được). Toàn bộ hệ thống gồm cái biến đổi và thông số biến đổi, còn gọi là Vũ trụ, phải thuộc âm vì chúng mang bản chất của biến đổi hay “động” đối đãi với Thái Cực chí tịnh. Mầm mống không – thời gian trong Thái Cực khi ấy có điều kiện liền trở thành hiện thực bằng một đột biến lượng tử, đáp ứng yêu cầu đó.

Âm, Dương tồn tại, tương tác, biến đổi trong không thời gian dưới dạng Khí, bao gồm Khí âm và Khí dương. Toàn bộ chỉnh thể đó (Khí, không thời gian) gọi là Trường khí âm dương. Trường khí âm dương là một môi trường trong không-thời gian chứa Khí, thể hiện tương tác âm dương. Lực lượng âm, dương (Âm, Dương) của trường khí âm dương gọi là Khí âm và Khí dương. Lượng biến đổi được đặc trưng bởi một khái niệm gọi là năng lượng. Vậy năng lượng là khái niệm đặc trưng cho thuộc tính của trường khí âm dương về mức độ tạo nên những biến đổi trong các tương tác của chúng.

Như vậy, không-thời gian là một mặt của thực tại, mô tả, phản ánh, thể hiện sự phân biệt, biến đổi âm, dương của trường khí âm dương trong Vũ trụ. Nó không hề tồn tại độc lập với trường khí âm dương mà chịu sự chi phối của các thuộc tính âm dương. Tính chất của Không-thời gian chính là tính chất âm, dương của đối tượng mà nó thể hiện là Khí. Thời gian 0 bắt đầu khi âm, dương xuất hiện từ Thái Cực.

Bắt đầu từ đây Vũ trụ được sinh ra và phát triển.

Như vậy, Vũ trụ là cái hiển lộ khi nảy sinh âm dương từ Thái cực, bắt đầu từ một thăng giáng lượng tử, trong không thời gian. Khởi nguyên của Vũ trụ là Thái cực vốn vô thủy vô chung và chí tịnh. Vũ trụ là một dạng tồn tại của Thực tại dưới dạng Trường khí âm dương cùng với những tương tác của Khí trong không thời gian. Sự tương tác âm dương làm cho Vũ trụ vận động và biến đổi không ngừng hình thành nên Thế giới ngày nay.

Ban đầu, tính từ thời gian 0 (khi Âm Dương mới xuất hiện, từ Thái Cực, sinh ra không thời gian), Âm còn rất nhỏ, Dương cũng nhỏ, Trường khí âm dương rất nhỏ, là kết quả của một thăng giáng lượng tử ngẫu nhiên vừa đủ lớn. Quan hệ Âm, Dương, Chung đều là tương sinh, mâu thuẫn âm dương chưa bộc lộ (xem phần Tam tài). Do quan hệ đồng tương sinh của tất cả các yếu tố, giá trị mới được sinh ra với tốc độ rất cao ở mọi vị trí, mọi thể tích, làm cho Vũ trụ phát triển thuận lợi và rất nhanh chóng. Thời kỳ đó gọi là Tiên Thiên. Trong thời kỳ này, do các lực lượng Âm Dương Chung thống nhất, không mâu thuẫn, hình thức tồn tại của Vũ trụ ở thời kỳ này là sự phân bố tương đối đồng đều của trường khí âm dương trong không thời gian. Đó là một sự thống nhất, có khác nhau nhưng không mâu thuẫn âm dương, của trường khí âm dương với tốc độ phát triển hết sức mau chóng.

Khi Âm, Dương và cùng với chúng là Vũ trụ phát triển tới một mức nào đó, mâu thuẫn Âm, Dương xuất hiện trong quá trình tương tác âm dương. Quan hệ Tam tài từ chỗ đồng tương sinh trở thành Dương khắc Âm, Âm sinh Chung, Chung khắc Dương. Tuy mâu thuẫn Âm Dương cản trở, nhưng giá trị mới vẫn được sinh ra nhưng với tốc độ thấp hơn làm Vũ trụ phát triển chậm lại. Hình thức tồn tại của Vũ trụ lúc này là vô số vận động, biến đổi, tương tác của trường khí âm dương trong Không thời gian theo qui luật tiến tới trạng thái âm dương quân bình động, đồng thời tỷ lệ tương quan Âm/Dương ngày càng lớn. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Hậu Thiên.

Ở thời kỳ Hậu thiên, trong tương tác âm dương, Khí dương vốn tịnh, bảo thủ, cứng mạnh, cản trở vận động, nên có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện tại của Không thời gian có từ thời Tiên thiên, không cho phân tán ra, hình thành các trung tâm đậm đặc trường khí âm dương, bảo tồn kích thước Không thời gian lân cận những trung tâm ấy. Còn ở những khoảng cách xa các trung tâm đó, ảnh hưởng của khí dương yếu hơn, Khí âm vốn bản chất động, có xu hướng ngược lại, làm cho các trung tâm đó vận động tản ra. Không thời gian giữa những nơi ấy, do tác động của Khí âm ngày càng tăng, trong khi ảnh hưởng của Khí dương từ trung tâm ngày càng yếu, cũng giãn ra nhiều hơn, hay chúng dịch chuyển ngày càng xa nhau hơn làm cho Vũ trụ ngày càng “nở ra”. Sự bảo tồn kích thước không thời gian có từ thời Thiên thiên do Khí dương tác động, trong xu hướng phân rã ngày càng tăng của Khí âm, hình thành các hạt vật chất cơ bản, và vật chất vật lý nói chung, vận động không ngừng có xu hướng phân ly và quay xung quanh khối Tiên thiên chưa phân rã hết có mật độ Khí Dương lớn nhất gọi là Tâm Vũ trụ. Như vậy, Tâm Vũ trụ là vị trí của khối Tiên thiên chưa phân rã hết, có độ co dãn không thời gian cực lớn của thời kỳ Tiên thiên. Càng xa Tâm Vũ trụ, độ co dãn không thời gian càng giảm, vật chất trong Vũ trụ được coi như chuyển động ly tâm và quay quanh Tâm Vũ trụ. Do đó, có thể xem Tâm Vũ trụ như một vị trí đứng yên tuyệt đối trong Vũ trụ, làm cơ sở xác định chuyển động của các hạt vật chất. Sự phát triển của Vũ trụ thởi Hậu thiên chính là quá trình phân rã (vỡ ra) của khối vật chất Tiên thiên lấy Tâm Vũ trụ làm trung tâm khởi phát.

 Vũ trụ vẫn ngày càng lớn lên do tương tác âm dương, vẫn tạo thành ngày càng nhiều hơn giá trị mới (sự mở rộng của không gian cũng là một hình thức sinh ra giá trị mới). Sự giãn nở của Vũ trụ với các trung tâm đậm đặc trường khí âm dương cùng tương tác âm dương giữa chúng làm cho không thời gian cũng bị giãn nở tương ứng. Độ giãn nở không thời gian thể hiện mật độ trường khí âm dương có trong không thời gian đó. Những nơi có không thời gian bị giãn nở nhiều hơn có mật độ trường khí âm dương nhỏ hơn và ngược lại. Ở những vị trí không thời gian được bảo tồn từ thời Tiên thiên (Tâm Vũ Trụ, tâm hạt vật chất cơ bản nhất, các lỗ đen Vũ trụ) mật độ trường khí âm dương cực lớn, nhưng không phải tới vô cùng, chính bằng mật độ cuối thời Tiên thiên.

Sự tác động của Trường khí âm dương đồng thời và mọi nơi, mọi cấp, mọi qui mô với sự ngẫu nhiên trong qui luật  dẫn đến: Những trung tâm của không gian chứa Trường khí âm dương dày đặc cũng chứa bên trong nó những trung tâm khác nhỏ hơn và tương tác với nhau, tạo thành những cấu trúc không gian vô cùng phong phú và phức tạp, có nhiều tầng, nhiều lớp. Đồng thời, do tính động của khí âm tương tác, Vũ trụ ngày càng lớn lên, những trung tâm ấy cũng chuyển động không ngừng, có xu hướng ngày càng tách xa nhau ra, lấy vị trí khởi phát quá trình đó (vị trí khối Tiên thiên trước kia hay Tâm Vũ trụ) làm tâm điểm. Tại vị trí này, mật độ khí dương là cực cao, và do đó, tính tịnh cũng cực lớn, có thể coi Tâm Vũ trụ là điểm đứng yên trong Vũ trụ.

Như vậy, Vũ trụ lúc này như một cấu trúc không - thời gian của trường khí âm dương phân bố không đồng đều, với những trung tâm dày đặc trường khí âm dương hơn chuyển động và phân ly không ngừng từ Tâm Vũ trụ, tạo thành một phức hợp cấu trúc nhiều tầng nhiều lớp trong một thể tích ngày càng lớn lên và chứa đầy trường khí âm dương và những tương tác của chúng. Vũ trụ không có gì hơn ngoài trường khí âm dương với mật độ khác nhau vận động, tương tác và biến đổi không ngừng trong không-thời gian theo qui luật hướng tới trạng thái âm dương hài hòa động và tương quan Âm/Dương luôn tăng.

Như vậy, sự vận động và biến đổi của Vũ trụ cũng chính là sự vận động và biến đổi của trường khí âm dương có khởi nguyên từ Thái cực qua những giai đoạn khác nhau.

2. Sự kết thúc của Vũ trụ

Theo qui luật tương quan Âm/Dương ngày càng tăng, đến một lúc nào đó, Âm vẫn tăng, Dương suy giảm nhưng Chung cũng suy giảm theo (xem phần Tam tài), Vũ trụ bước vào thời kỳ Suy đồi. Trong thời kỳ này cả Chung lẫn Dương đều xung khắc với Âm. Giá trị mới được tạo ra thêm không những không không bù được những giá trị bị mất đi, mà ngày càng ít đi. Vũ trụ nhạt dần, kèm theo mất mát nhiều giá trị.

Tương quan Âm Dương vẫn không ngừng tăng lên. Đến một lúc nào đó Dương, Chung suy giảm mạnh kéo theo Âm cũng suy giảm theo (nhưng tương quan Âm/Dương vẫn tăng). Quan hệ Âm, Dương, Chung lúc này đồng tương khắc làm cho tốc độ suy giảm của chúng rất nhanh về zero. Vũ trụ tự tiêu biến đi. Vì thế, thời kỳ này gọi là thời kỳ Tiêu biến.

Khi Âm, Dương giảm về 0, Vũ trụ tiêu biến hết, Thực tại lại trở về trạng thái Thái cực không phân biệt. Đến đây kết thúc một chu kỳ sống của Vũ trụ và lại bắt đầu một chu kỳ mới, mở đầu bằng một thăng giáng lượng tử nào đó.

Thăng giáng lượng tử này là một xác suất ngẫu nhiên bất kỳ nên Vũ trụ chu kỳ mới có thể hầu như không giống Vũ trụ chu kỳ cũ, mà nếu giống thì trong một khả năng có sác xuất vô cùng nhỏ.

Như vậy, 1 chu kỳ vận động và biến đổi của Thực tại tuần hoàn như sau:

vxWxmp.jpg

Bình luận:

1. Một trong những khó khăn lớn của người muốn nghiên cứu học thuyết ADNH là những khái niệm cơ bản của nó được người xưa mô tả rất mù mờ, khó hiểu, đặc biệt đối với con người trong  xã hội ngày nay. Tuy người xưa có lý do của mình khi trình bày như thế, nhưng đó cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho học thuyết ADNH khó phát triển và ngày càng thất truyền, mặc dù không ít người có thiện chí phục hồi và phát triển nó.

Dựa trên sự tổng hợp, phân tích nhiều cách hiểu của cổ nhân, đặc biệt là di sản văn hóa Việt, về bản chất Vũ trụ ta đang sống, đồng thời, phải diễn đạt những khái niệm cổ xưa đó cho phù hợp với thế giới ngày nay, mà vẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học và chặt chẽ, chúng ta đã xây dựng nên hệ thống những khái niệm cơ bản nhất để hiểu rõ chân tướng của Thực tại - đối tượng nghiên cứu của học thuyết Âm dương Ngũ hành - như “đạo”, “tướng”, “lý”, âm, dương, Thái cực, Tam tài, tương sinh, tương khắc, …Về những khái niệm này, tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, ở đây, chúng ta chọn và diễn đạt chúng sao cho bảo đảm tính khoa học, hệ thống, liên tục, rõ ràng và dễ hiểu, đặc biệt phải có khả năng khai triển lý luận tiếp theo.

Trên cơ sở những khái niệm đó, chúng ta đã xây dựng cơ chế vận động, phát triển của sự vật, và từ đó chỉ ra qui luật: Sự vật vận động, biến đổi không ngừng trong xu thế  tăng dần tương quan âm/dương, tiến tới trạng thái quân bình âm dương động. Dương “động”, âm “tịnh” chính là nguồn gốc của qui luật trên. Những qui luật trên hết sức tổng quát, là những qui luật cơ bản cho mọi lĩnh vực học thuật.

Ngoài ra, căn cứ vào cơ chế vận động, phát triển của vạn tượng, chúng ta chỉ rõ quan hệ biện chứng giữa tính Tất định và Bất định của tương lai và hiểu rõ Vạn sự có sinh thì có tử. Đồng thời, từ cơ chế vận động đó cùng với khái niệm “Đạo”, chúng ta thấy tính tương hợp rất chặt chẽ của vạn tượng trong Vũ trụ. Đó chính là cơ sở của hiện tượng “rối lượng tử” vẫn bí ẩn trong khoa học hiện đại hoặc thần giao cách cảm trong hế giới tâm linh.

2. Trên cơ sở những khái niệm, qui luật trên, chúng ta mô tả sự hình thành, phát triển và kết thúc của Vũ trụ một cách hợp lý và độc đáo so với các mô hình về vấn đề đó từ trước tới nay. Đặc biệt, mô hình này khẳng định về sự tồn tại của một “Tâm Vũ trụ”  đứng yên trong một Vũ trụ đầy vận động và biến đổi. Chính sự tồn tại này là cơ sở cho “Thuyết tuyệt đối” mà chúng ta xây dựng ở chương sau.

3. Như đã thấy, những khái niệm cơ bản, những qui luật trên nhằm mô tả vận động vả phát triển của Thực tại, không loại trừ bất cứ yếu tố nào. Do đó, miền xác định hay lĩnh vực của học thuyết ADNH là không giới hạn: từ thế giới vi mô tới vĩ mô, từ khoa học tự nhiên tới khoa học xã hội, từ vật chất tới tinh thần, nghệ thuật, tôn giáo hay tâm linh, từ bói toán tới dự báo thời tiết...  Nói cách khác, học thuyết ADNH chính là học thuyết tổng quát, bao trùm toàn Vũ trụ (Theory of Everything - TOE) mà nhân loại ngày nay đang tìm kiếm. Vấn đề còn lại là ở chỗ: mức độ phục hồi học thuyết ADNH và hiệu lực của nó đến đâu mà thôi. Công việc này đòi hỏi đóng góp của cả cộng trong một thời gian không ngắn, nhưng những lợi ích nó mang lại là xứng đáng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHƯƠNG II

VŨ TRỤ VẬT LÝ

(THUYẾT TUYỆT ĐỐI)

I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHÍNH

1. Độ co dãn không thời gian

Như đã phân tích ở phần trên, khởi thủy của Vũ trụ là Thái Cực chí tịnh. Một đột biến cực kỳ nhỏ bé, ngẫu nhiên khởi phát từ Thái Cực làm nảy sinh một lượng tử trường khí âm dương (gọi tắt là Khí) bao gồm Khí Âm, Khí Dương và không-thời gian gắn liền với nó, thể hiện thuộc tính của nó, như những mặt không thể tách rời. Do tương tác âm dương, lượng tử trường khí âm dương đó không ngừng biến đổi và phát triển thành Vũ trụ như ta thấy ngày nay. Như vậy, Vũ trụ là một trường khí âm dương gồm Khí trong không thời gian. Khí bao gồm Khí Âm và Khí Dương luôn tương tác với nhau và thể hiện đặc tính của chúng thông qua không thời gian, chính là vật chất. Song song quá trình phát triển của trường khí âm dương đó, dần dần hình thành một trường khí âm dương thứ cấp, nảy sinh từ “Đạo”, được gọi là Thần khí.

Vũ trụ vật lý là phần Vũ trụ khi không xét đến trường khí âm dương thứ cấp, tức chỉ là phần trường khí âm dương sơ cấp mà thôi. Phần trường khí âm dương thứ cấp sẽ được đề cập ở mục khác trong các nghiên cứu về phong thủy, tâm linh…

Trong thờ kỳ Hậu thiên, như ta đã biết, Vũ trụ vật lý là một cấu trúc không thời gian với những trung tâm dày đặc trường khí âm dương sơ cấp với mật độ lớn và những khu vực loãng hơn có mật độ Khí nhỏ hơn. Hơn nữa không-thời gian chính là một mặt không thể tách rời của trường khí âm dương thể hiện thuộc tính âm dương của nó, do đó, tại những vị trí có mật độ trường khí âm dương khác nhau thì không thời gian cũng phải có độ co dãn và động tính khác nhau phản ánh mật độ Khí Âm và Khí Dương tại vị trí đó. Chính vì lý do này chúng ta không thể quan niệm không gian đồng tính và đẳng hướng bởi vì, trong thời kỳ Hậu thiên, cấu trúc trường khí âm dương rất đa dạng và phức tạp, kéo theo không gian, với tư cách là yếu tố thể hiện thuộc tính của trường khí âm dương cũng phải đa dạng và phức tạp tương ứng.

Do tính âm động, khí âm làm cho mọi phần tử trường khí âm dương giao động, tạo nên sự biến thiên các thành phần không thời gian. Sự giao động này tất yếu sẽ hình thành một động lượng nội tại trong trường khí âm dương, như là thông số xác định cường độ “động tính” đó. Tính động của khí âm làm cho mọi đại lượng vật lý mà nó cấu tạo nên đều biến thiên về giá trị cũng như vị trí trong không thời gian tương ứng với độ lớn của “động tính”. Tính động cũa Khí âm là nguồn gốc mọi vận động trong thế giới vật chất.

Do tính dương tịnh, khí dương có xu thế ổn định,  bảo toàn trạng thái trường khí âm dương, giữ cho vật chất chống lại sự phân tán do khí âm tác động. Xu thế này tương tác với xu thế động của Khí âm, kết quả  được biểu hiện thông qua độ co dãn không thời gian tại mỗi vị trí, có thể được biểu diễn bằng hệ số ký hiệu ζ. Như vậy, độ co dãn không thời gian là kết quả tương tác âm dương, vì thế, phải thể hiện tương quan âm/dương. Ý nghĩa của hệ số này chính là độ co của một độ dài dL khi ta dời nó từ vị trí được chọn với ζ =1 làm mốc tới vị trí có độ co dãn không thời gian ζ tương ứng thành dLζ:

xztvPu.jpg

Vận tốc truyền sóng cũng là vận tốc tới hạn mà khi vượt qua nó, tính liên tục của môi trường đàn hồi bị phá vỡ. Do không thời gian là liên tục, nên vận tốc c cũng chính là vận tốc tới hạn của chuyển động vật chất trong trường khí âm dương hay trong không thời gian. Nếu suất đàn hồi và mật độ phụ thuộc độ co dãn không thời gian ζ, thì c cũng phụ thuộc vào ζ. Khi đó suy ra, vận tốc tới hạn trong không gian không phải là giá trị duy nhất, nó phụ thuộc vào độ co dãn không thời gian ζ.

2. Hệ qui chiếu HQC-ζ:

a. HQC-ζ, HQC địa phương.

Mỗi vị trí trong không thời gian không chỉ được xác định bằng tọa độ của nó mà còn bởi độ co dãn không thời gian ζ tại vị trí đó, vì thế, để khảo sát các đối tượng Vật lý một cách chính xác, ngoài các tọa độ như trong vật lý cổ điển chúng ta phải xét thêm thông số độ co dãn không thời gian ζ tại vị trí của nó khi lấy giá trị ζ tại vị trí nào đó làm mốc là ζbase = ζ =  1. Hệ qui chiếu như thế gọi là HQC-ζ. Mỗi điểm trong không gian của HQC-ζ được xác định, ngoài các tọa độ mà còn độ co dãn không thời gian của nó.

Ví dụ: Điểm M trong không gian: M(x,y,z,ζ) . ζ là tỷ số

7CZPSm.jpg

độ co dãn không thời gian tại M với độ co dãn không thời gian cơ sở của hệ qui chiếu ζbase = 1.

Một HQC-ζ có các trục tọa độ đứng yên so với Tâm Vũ trụ gọi là HQC-ζ tuyệt đối. Do Tâm Vũ trụ đứng yên trong Vũ trụ (xem chương I) nên mọi HQC-ζ tuyệt đối đều đứng yên và nó có thể làm cơ sở cho khảo sát mọi chuyển động trong Vũ trụ.

Một HQC-ζ chuyển động so với HQC-ζ tuyệt đối gọi là HQC-ζ tương đối.

Một HQC-ζ có hệ số co dãn không thời gian của tất cả các vị trí được khảo sát đều bằng nhau và bằng ζ gọi là HQC-ζ địa phương tại nơi có ζbase = ζ. Do độ co dãn không thời gian mỗi điểm đều như nhau, nên người ta không cần quan tâm tới ζ trong HQC địa phương.

b. Hệ số hiệu chỉnh và qui tắc xác định những đại lượng vật lý trong HQC-ζ:

Độ co dãn không gian và thời gian đều là kết quả của một nguyên nhân, là ảnh hưởng của tương tác âm dương tới không thời gian lân cận, do đó, chúng phải như nhau. Một cái đồng hồ sẽ nhỏ hơn n lần và chạy chậm hơn n lần nếu ta mang nó tới nơi có độ co dãn không thời gian lớn hơn n lần so với vị trí hiện tại và quan sát ở vị trí không thời gian cũ.

Giả sử, ở cùng một nơi, ta có hai cái đồng hồ giống hệt nhau, khoảng cách giữa 2 số chỉ 1 giờ là 10 cm. Nếu 1 cái đồng hồ (thứ hai) được mang tới nơi có hệ số co dãn không thời gian lớn hơn 10 lần. Quan sát từ vị trí đồng hồ thứ nhất, ta sẽ thấy, cái đồng hồ thứ hai trở nên nhỏ hơn, khoảng cách 1 giờ chỉ còn là 1 cm. Đồng thời, khi cái đồng hồ thứ 1, chạy được 1 giờ, cái đồng hồ thứ 2 mới chạy được 0.1 giờ. Hiện tượng đó xảy ra vì cả không gian và thời gian, nơi cái đồng hồ thứ hai được mang đến, đều co lại 10 lần so với không thời gian tại vị trí quan sát.

Nếu ta quan sát thấy kim đồng hồ thứ nhất chuyển động 10 cm trong 1 giờ (vận tốc 10 cm/h) thì khi ấy, thời gian trôi tại vị trí đồng hồ thứ 2 mới là 0.1 giờ và kim đồng hồ thứ 2 mới chuyển động được 1/10 khoảng cách 1 giờ của nó, tức là 1 (cm)/10 = 0.1 cm. Do đó, quan sát từ vị trí đồng hồ thứ nhất, vận tốc kim đồng hồ thứ 2 là 0.1 cm/h.

Kết quả, vận tốc của đầu kim đồng hồ thứ hai  khi được quan sát từ vị trí của đồng hồ thứ nhất, nhỏ hơn 100 lần (ζ2 = 102 = 100), so với vận tốc đầu kim của đồng hồ thứ nhất.

Tuy nhiên, do không gian và thời gian cùng co lại ζ = 10 lần nên nếu quan sát từ  không thời gian của đồng hồ thứ 2 thì vận tốc của đầu kim đồng hồ thứ 2 vẫn là 10 (cm/h), không thay đổi như trước khi nó chưa được di chuyển.

Như vậy, khi trong HQC-ζ tại vị trí có độ co dãn không thời gian ζ quan sát thấy một vi phân khoảng cách dl thì trong không gian địa phương, thực chất khoảng cách đó là dlζ = ζdl. Khi trong HQC-ζ quan sát thấy vi phân thời gian dt thì trong không thời gian địa phương vi phân đó mới là dtζ = dt/ζ. Nói cách khác, vi phân khoảng cách và vi phân thời gian trong HQC-ζ tại vị trí có độ co dãn không thời gian ζ là ζdl và dt/ζ. Do đó, vận tốc quan sát được của một hạt vật chất từ HQC-ζ là v = dl/dt thì, trong HQC-ζ địa phương của nó , vận tốc là vζ = dlζ/dtζ = ζ2vqs.

Ta có quan hệ:

7CZPSm.jpg

ζa là hệ số hiệu chỉnh không thời gian của đại lượng vật lý A, là một hàm phụ thuộc ζ. ζa có thể thu được thông qua thứ nguyên của đại lượng vật lý khi thay M (mét) thành ζM, s (giây) thành s/ζ. ζa(1) = 1.

Ví dụ: Tại vị trí có độ co dãn không thời gian ζ trong HQC-ζ có một vận tốc v = dl/dt. Đại lượng vật lý vận tốc v có thứ nguyên M/s => thay thế M thành ζM và s thành s/ζ ta được thứ nguyên ζ2M/s => ζV = ζ2. Do đó, giá trị cùa vận tốc đó (trong HQC địa phương có ζ) là: V = vζ2.=> ζv = ζ2

Rõ ràng A xác định trong không thời gian địa phương của nó, không phụ thuộc vào cách chọn HQC-ζ. Do đó có thể coi A chính là giá trị thực của đại lượng vật lý đó, không phụ thuộc vào cách chọn HQC-ζ. Như vậy:

Trong HQC-ζ, giá trị một đại lượng vật lý là giá trị đại lượng vật lý đó trong HQC địa phương mà nó xác định.

Nếu giá trị của một vận tốc tại vị trí có độ co dãn không thời gian ζ là V (trong HQC địa phương có ζ) thì trong HQC-ζ, nó có gía trị: v = V/ζ2 =>

Như vậy, một đại lượng vật lý tại không thời gian có độ co dãn ζ có giá trị thực là A thì trong HQC-ζ nó có giá trị:

a = A/ζa(ζ)

Dưới đây là hệ số hiệu chỉnh của một số đại lượng vật lý:

jqnAjx.jpg

Giả sử trong HQC địa phương với hệ số co dãn không thời gian ζ ta có một phương trình vật lý. Khi chuyển chúng sang HQC-ζ bằng cách thêm các hệ số hiệu chỉnh cho các đại lượng vật lý tham gia phương trình, ta sẽ thấy các hệ số tính tới độ co dãn không thời gian ζ của 2 vế phương trình triệt tiêu nhau.

Như vậy, phương trình vật lý trong HQC địa phương không thay đổi khi biểu diễn trong HQC-ζ. Từ đây cũng suy ra, các đại lượng vật lý không thay đổi giá trị trong các HQC địa phương.

Một trường hợp riêng, đại lượng vật lý là vận tốc truyền sóng không gian, ta được nguyên lý quan trọng:

 Vận tốc truyền sóng không gian trong mọi HQC địa phương là như nhau và bằng c. Vận tốc truyền sóng không gian trong HQC-ζ tuyệt đối là c/ζ2

Đây là những nguyên lý rất quan trọng, giảm nhiều công sức, tránh nhầm lẫn trong các khảo sát vật lý trong HQC-ζ khi xử dụng các kết quả đã được khảo sát trong HQC địa phương. Dưới đây ta xem xét những khảo sát trong HQC-ζ tuyệt đối.

Bình luận 1:

1. Việc đưa ra khái niệm “Khí”, thoạt nhìn, có cảm giác gần giống khái niệm “ete” của giới khoa học thế kỷ 19. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: Ete là một môi trường “nền”giả định cho hoạt động của vật chất, không khối lượng, chứ không là vật chất, thậm chí độc lập và không tương tác với vật chất. Ngược lại, “Khí” lại chính là vật chất, mọi vật chất đều cấu tạo từ “Khí”. Ete đồng đều và cực kỳ cứng, trong khi đó, Khí có Khí âm và Khí dương và là một môi trường đàn hồi, mật độ của nó rất khác nhau trong Vũ trụ. Ete và không thời gian là vĩnh cửu, vô cùng vô tận độc lập với vật chất còn “Khí” và không thời gian chỉ là những mặt không thể tách rời của trường khí âm dương thể hiện thuộc tính vận động của trường khí âm dương và do đó chỉ tồn tại khi có trường khí âm dương mà thôi.

Do đó, chúng ta không thể nhầm lẫn giữa ete và Khí.

Khí chính là vật chất, không tách rời không gian và thời gian. Hễ ở đâu có không gian hay thời gian thì phải có Khí. Khí như thế nào thì không thời gian như thế đấy. Khí, không gian, thời gian là 3 mặt không thể tách rời của trường khí âm dương.

Thực ra, khoa học, từ sau khi thuyết tương đối của Einstein được công bố, đã biết, không thời gian gắn liền với vật chất, nhưng chỉ mới ở trên bình diện nhận thức sơ bộ, chưa đi vào thực chất, vì thế mới có khái niệm chân không có không thời gian mà lại vắng mặt vật chất. Cũng chính vì thế người ta thấy nguyên lý không gian đồng tính và đẳng hướng là hiển nhiên mà không thấy rằng, vật chất vô cùng đa dạng thì không thời gian với tư cách là những mặt tách rời của vật chất cũng không thể đồng nhất và đẳng hướng, mà tất yếu phải đa dạng tương ứng.

2. Như vậy, không thời gian ở các vị trí khác nhau thì khác nhau ở điểm nào?

Đó chính là sự khác nhau về tính dương “động”, âm “tịnh”, thể hiện qua độ co dãn không thời gian ζ khác nhau.

Khái niệm độ co dãn không thời gian đưa thêm vào một thông số mới quan trọng trong khảo sát vận động của vật chất làm cho kết quả nghiên cứu phản ánh đầy đủ hơn thực tế khách quan. Khái niệm này cũng dẫn đến sự thay đổi trong việc xác định các hệ qui chiếu, tất nhiên ảnh hưởng lớn tới các kết quả nghiên cứu vật lý. Sự bất cập của Vật lý học hiện đại chính là bỏ qua độ co dãn không thời gian trong các khảo sát của mình về thế giới tự nhiên. Trong các trường hợp, độ co dãn không thời gian sấp sỉ bằng 1, các kết quả khảo sát vật lý của khoa học hiện tại không sai lệch nhiều so với thực tế khách quan, nhưng tại những vị trí không gian có độ co dãn lớn, sai lệch sẽ đáng kể, thậm chí làm thay đổi bản chất của hiện tượng vật lý cần khảo sát, đặc biệt khi người ta muốn nghiên cứu thời kỳ ban đầu của Vũ trụ khi độ co dãn không thời gian còn rất lớn.

Thực ra khoa học hiện đại đã có nhận thức về độ co dãn không thời gian thể hiện qua những luận điểm về sự co lại của không gian, thời gian trong chuyển động với vận tốc cao hay sự cong của không gian tại những nơi có lực hấp dẫn lớn. Tuy nhiên, do không có khái niệm khí, nơi thống nhất không thời gian, nên không thấy được nguyên nhân và bản chất những ghi nhận đó, vì thế, không thể phát triển nghiên cứu tương xứng với tầm quan trọng của nó, thậm chí còn làm xuất hiện những kết luận, giả thuyết phi thực tế gây rất nhiều trì trệ, tốn kém tài nguyên trí tuệ và vật lực.

Khi đưa khái niệm độ co dãn không thời gian vào nhiên cứu, chúng ta buộc phải từ bỏ những Hệ qui chiếu truyền thống mà phải dùng Hệ qui chiếu, như đã gọi là HQC-ζ. Việc này làm chúng ta rất khó nhọc vì thay đổi thói quen đã quá nhiều năm, nhưng không còn cách nào khác nếu chúng ta muốn có những kết quả gần hơn với chân lý. Để giảm thiểu những khó nhọc đó, chúng ta đã xây dựng một số nguyên tắc liên hệ HQC truyền thống và HQC-ζ.

kYGKdH.jpg

4. Việc xác định vật chất là trường khí âm dương tạo nên cơ sở cho ta vận dụng những qui luật vận động và phát triển của Vũ trụ như đã nghiên cứu ở Chương I vào khảo sát vật lý của chúng ta trong Chương này. Đó là các qui luật vận động và phát triển không ngừng giao động quanh trạng thái quân bình âm dương với xu thế tương quan âm/dương luôn tăng, tính bất định và tất định trong thuộc tính sóng hạt và rối lượng tử, sự kết thúc của Vũ trụ trong qui luật Vạn sự có sinh thì có tử, tính dương động, tính âm tịnh, cảm ứng âm dương, … Đó là những qui luật rất cơ bản và phổ quát không chỉ trong vật lý mà còn trong toàn Vũ trụ.

5. Việc đưa ra khái niệm Tâm Vũ trụ, dẫn đến xác định hệ qui chiếu tuyệt đối đứng yên trong Vũ trụ làm cơ sở cho mọi chuyển động, có tính cách mạng trong nghiên cứu cơ học đồng thời lý giải được hiện tượng mà khoa học ngày nay còn đang lúng túng không giải quyết được, mặc dù rất đơn giản về mặt hiện tượng ví dụ như con lắc Foucaul.

Từ đó, chúng ta có các HQC-ζ tuyệt đối, HQC-ζ tương đối và HQC địa phương làm cơ sở để khảo sát các quá trình vật lý.

Chính vì thế, lý thuyết vật lý mà chúng ta đang khảo sát này có thể gọi là “Thuyết tuyệt đối”, ngụ ý chuyển động trong Vũ trụ còn có tính tuyệt đối.

Tóm lại, những khái niệm mới trong nghiên cứu Vật lý được rút ra từ học thuyết ADNH cho ta cách tiếp cận mới gần với chân lý hơn, toàn diện hơn và đặc biệt, vai trò của triết học trở nên rất quan trọng, có tính dẫn đường trong nghiên cứu Vật lý. Vật lý học ngày nay phát triển có xu hướng không “đếm sỉa” gì đến triết học (cũng có thể do triết học hiện vẫn còn bất cập) dẫn đến những lý thuyết, giả định phi thực tế làm chậm bước tiến của khoa học đồng thời lãng phí tài nguyên trí tuệ cũng như vật chất của con người.

3. Mật độ vật chất phụ thuộc độ co dãn không thời gian. Áp suất và năng lượng tiềm tàng trong một khối lượng trường khí âm dương:

a. Mật độ vật chất phụ thuộc độ co dãn không thời gian

Do tính dương tịnh, có xu hướng bảo toàn trạng thái hiện hữu, nên mọi biến thiên trạng thái của một trường khí âm dương luôn làm xuất hiện những phản ứng chống lại sự biến thiên đó. Một trường khí âm dương khi bị nén (hay kéo dãn) lại sẽ xuất hiện lực chống lại tỷ lệ với độ nén (hay kéo dãn) đó.

Vì thế, trường khí âm dương phải là một môi trường đàn hồi có suất đàn hồi E*  tùy thuộc vào hệ số co dãn không-thời gian ζ. Theo lý thuyết môi trường đàn hồi, vận tốc sóng trong môi trường đàn hồi đó chính là vận tốc tới hạn của chuyển động trong môi trường đó sao cho tính liên tục của môi trường không bị phá vỡ.

Trường khí dương thể hiện tính dương tịnh (co cụm) bằng cách hình thành xung quanh hạt vật chất một áp lực có phương chống phân tán, hướng vào hạt vật chất. Khi độ co dãn không thời gian ζ càng lớn, chứng tỏ tính dương càng lớn, làm cho mật độ trường khí âm dương bị “co cụm” càng lớn.

Như vậy, áp lực này phải tỷ lệ với hệ số co dãn không thời gian ζ và mật độ trường khí âm dương trong bản thân hạt vật chất ρm:

xhGrkk.jpg

QGoXLg.jpg

dxkoet.jpg

rSkYMq.jpg

HaM8s7.jpg

HS35NS.jpg

Qua đồ thị trên chúng ta thấy, khi Vũ trụ mới nảy sinh do một đột  biến lượng tử cực kỳ nhỏ bé từ Thái cực, thành một vi phân trường khí âm dương gồm “Khí” trong vi phân không gian cực nhỏ, thời gian trôi vô cùng chậm chạp. Sự trôi chậm chạp của thời gian chứng tỏ hệ số ζ cực lớn (dtζ = dt/ζ) hay τ = Q/ζ cực nhỏ. Theo công thức mật độ trường khí âm dương ở trên ta thấy, lúc này, mật độ vật chất ρ của Vũ trụ cũng rất nhỏ, và kết quả là Vũ trụ khởi nguyên cực kỳ nhỏ cả về kích thước cũng như mật độ vật chất và khối lượng.

Theo qui luật tương quan âm/dương luôn tăng nên ζ giảm dần (hay τ tăng dần) làm cho mật độ vật chất ρ tăng theo. Đó là thời kỳ Tiên thiên Vũ trụ. Thời kỳ này quan hệ Tam tài đồng tương sinh, âm dương thống nhất nên mật độ ρ của trường khí âm dương trong Vũ trụ Tiên thiên rất đồng nhất và tốc độ trăng trưởng rất cao.

Khi ρ tăng tới giá trị ρ = ρmax, tương quan âm dương tiếp tục tăng, ζ tiếp tục giảm (τ tăng), thời gian tiếp tục trôi về phía trước, nhưng mật độ ρ bắt đầu giảm. Nhưng do tác động của khí dương bảo toàn trạng thái hiện tại nên sự giảm của mật độ ρ được diễn ra như một sự tan vỡ khối Tiên thiên Vũ trụ, bắt đầu từ những “vết nứt” xuất hiện ngẫu nhiên do ζ giảm, thành những mảnh to nhỏ khác nhau, có mật độ như trong khối Tiên thiên ρ = ρmax và không gian giữa chúng có mật độ thấp hơn. Những mảnh vỡ đó tiếp tụcva chạm và tương tác hình thành Vũ trụ Hậu thiên ngày nay như ta thấy. Những mảnh nhỏ tạo thành những hạt vật chất vi mô, những mảnh lớn tạo thành những hố đen Vũ trụ. Đặc điểm chung của những mảnh vỡ đó là mật độ trường khí âm dương cực đại ρ = ρmax  và độ co dãn không thời gian ζ = ζmax = Q.

Tương quan âm/dương tiếp tục tăng làm cho ζ giảm (τ tăng) dẫn đến sự giảm dần của mật độ ρ, và tăng dần kích thước Vũ trụ, nói cách khác, Vũ trụ tiếp tục nở ra. Nhưng, trong quá trình đó, mật độ trường khí âm dương bên trong những “mảnh vỡ” không giảm đi do tác động bảo toàn của Khí dương, mà chỉ giảm ở vùng ngoại biên do tương quan âm/dương lớn hơn, làm cho những “mảnh vỡ” đó giảm dần kích thước cho tới khi biến mất.

Mật độ ρ tiếp tục giảm, đến một lúc nào đó sẽ vô cùng nhỏ bé trong toàn Vũ trụ, hay trường khí âm dương mờ nhạt dần rồi mất hẳn và đương nhiên, không thời gian với tư cách là một yếu tố không thể tách rời của trường khí âm dương cũng dần dần tiêu biến theo. Vũ trụ trở về trạng thái Thái cực và một quá trình mới lại bắt đầu với một đột biến lượng tử nào đó từ Thái cực, sinh ra một đốm trường khí âm dương mới dần phát triển thành một Vũ trụ mới. Do đột biến lượng tử là một hiện tượng ngẫu nhiên, nên Vũ trụ mới đó không nhất thiết giống như Vũ trụ chu kỳ trước, nhưng nguyên lý hình thành và phát triển của chúng như mô tả ở trên, vẫn như nhau.

2. Qua công thức xác định áp suất p trong trường khí âm dương mới tìm được, chúng ta cũng thấy tính động của khí âm thể hiện ra như một giao động của trường khí âm dương làm xuất hiện một áp lực lên những đối tượng nằm trong trường khí âm dương đó. Áp lực đó cũng chính là mật độ năng lượng của trường khí âm dương trong không thời gian mà nó hiện hữu.

OFylrh.jpg

Đối với hạt vật chất, τ = 1 nên công thức trở thành E = mc2 là công thức nổi tiếng của Einstein.

Nếu để ý rằng, công thức này của Einstein được đưa ra như một đề xuất, mà cho tới nay cũng chưa có chứng minh rốt ráo, thì mới thấy ý nghĩa của việc ta không chỉ chứng minh được một công thức tổng quát hơn của Einstein mà còn chỉ ra bản chất của năng lượng này là động năng. Không thể có chuyện khối lượng và năng lượng có thể chuyển hóa cho nhau như một số nhà khoa học đề xuất, mà chỉ có thể nói, năng lượng có thể làm “gom” một khối lượng Khí đủ lớn vốn có trong không gian để ζ = ζmax = Q, tạo thành một hạt vật chất, chứ không phải năng lượng đó biến thành khối lượng hạt vật chất đó.

Mặt khác, “Khí” tràn ngập khắp nơi trong Vũ trụ. Cái gọi là “chân không tuyệt đối” của chúng ta cũng là tràn đầy Khí với độ co dãm không thời gian ζ = 1 (do ta lấy vị trí của ta làm cơ sở HQC-ζ tuyệt đối). Do đó, mật độ vật chất của nó là ρ = ρ0 = Qρmax/eQ-1 , áp suất và mật độ năng lượng là p = p0 = c2ρmax/eQ-1 = pmax/eQ-1. Do Q khá lớn nên ρ0, p0 rất nhỏ làm chúng ta không cảm giác được sự hiện diện của nó. Tuy ta không cảm nhận được nhưng “nó” vẫn có và thể hiện những hiệu ứng cho thấy sự tồn tại của mình.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites