thanhdc

Đồ Đồng Cổ

8 bài viết trong chủ đề này

Chiếc ấm đầu gà 4.000 năm tuổi được mua với giá đồng nát

Là một trong những chiếc ấm đầu gà đẹp duy nhất còn sót lại trên thế giới, giá trị của chiếc ấm không chỉ ở thời gian mà còn là một tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng.

Cổ vật được bán với giá đồng nát
Chủ nhân của chiếc ấm, ông Vũ Tá Hùng cho biết, có được chiếc ấm trong tay cũng không phải đơn giản. Vào khoảng thời gian đầu những năm 2000, ông lên Sa Kiều (Hòa Bình) để tìm mua đồ cổ, sau khi mua được 1 chiếc đầm xòe có niên đại cách đây cả ngàn năm, ông Hùng gặp một người bạn trong giới đồ cổ là ông Toán ở Kim Bài.
Ngồi uống rượu với nhau, ông Toán mới đem một số cổ vật ra khoe. Trong số đó có một chiếc ấm đầu gà, một chiếc cồng đúc hoa văn rất đẹp, một cái lưỡi mác, một bức tượng phật, đấy là những vật mà ông Toán may mắn mua được của bà con dân tộc ở vùng núi Hòa Bình.
Trước đó khoảng chừng 10 năm, có một tốp người đi rừng tìm thấy một cái hang nằm ở chân núi. Sau khi vạt bỏ đám cỏ dại mọc dày bên ngoài, vào đến trong thì họ phát hiện ra số cổ vật kể trên được cất giữ ngay ngắn bên trong và gần như không bị phong hủy. Vốn không biết gì về đồ cổ, đám người đi rừng này đem về bán với giá đồng nát. Một số người dân mua về làm vật gia dụng, dân chơi đồ cổ nghe thấy tiếng cũng tìm đến mua.
Gia đình anh Cường Tó mua được bức tượng Phật và cái ấm, định đem bán trao tay cho người khác. Nhưng trong lúc ngồi nói chuyện, hút thuốc lào thì bà chị ôm mất bức tượng Phật về, còn cái ấm đầu gà thì cậu con trai nhất quyết đòi lại không cho bán, khiến cho vị khách chưng hửng. Về sau có rất nhiều người muốn mua những cổ vật kể trên nhưng đều thất bại.
Phải đến 10 năm sau thì ông Toán ở Kim Bài mới mua được chiếc ấm, không biết có phải do phút ngẫu hứng của chủ nhân hay vì duyên cớ nào đó. Chỉ biết từ lúc được phát hiện, tiếp sau ông Toán, đến đời ông Hùng làm chủ những cổ vật kể trên thì mới chỉ qua đến đời chủ thứ 4-5.

am.jpg

Chiếc ấm đầu gà đời Thương - Chu được coi là đỉnh cao của kỹ nghệ đúc đồng từ gần 4.000 năm trước.

Từ một chiếc ấm được bán với giá đồng nát, giá trị của chiếc ấm đầu gà hiện nay là... vô giá bởi ông không có ý định bán lại cho ai. Nhưng đã qua thời kì khó khăn về kinh tế, giá trị của chiếc ấm chắc chắn sẽ hơn chục năm trước đây.
"Nhất sứ, nhì đồng", sự quý giá của những cổ vật lưu giữ vết thời gian nằm ở chỗ có một không hai, có những vật, những kĩ thuật một thời mà về sau hậu thế không thể nào tái hiện nổi, trong đó có kĩ nghệ đúc đồng thời Thương - Chu.
Sản phẩm của kỹ nghệ đúc đồng đã thất truyền
Chiếc ấm đầu gà có dáng hình quả doi, được trạm trổ những chi tiết tới độ tinh vi. Một trong những đặc trưng của đồ đồng thời kì này là tất cả các chi tiết đều được đúc liền trong một khuôn duy nhất, từ vòi, quai, chân đế cho tới những hoa văn chìm nổi.
 Phần thân ấm phình ra ở giữa, thắt lại ở 2 đầu và có độ loe nhất định, khi gõ vào thì âm thanh phát ra khá đều ở tất cả các bộ phận. Ở một số góc của chiếc ấm, vẫn còn dấu tích dát vàng, nhưng qua thời gian hàng ngàn năm thì phần vàng ở vỏ ấm bay đi, chỉ còn trơ lại phần đồng đen nhánh.
Nếu chỉ tính riêng về kĩ thuật đúc đồng thì hiện tại muốn làm một chiếc ấm đầu gà giống y vậy là điều không thể. Ngay cả khi  khoa học hiện đại đã có thể chế tạo những đồ đồng cao cấp sử dụng trong động cơ của tàu vũ trụ, có độ chịu nhiệt cao thì cũng không thể đúc liền tất cả các chi tiết với độ gấp và độ uốn lượn của các bộ phận tai ấm, vòi ấm. Nếu đúc được đúng khuôn liền thì cũng phải mài giũa rất lâu mới có được một chiếc ấm hoàn chỉnh.
Tuy vậy những sản phẩm này cũng không thể sánh với kĩ nghệ của thời Thương - Chu. Bởi lẽ, ở thời kì này, mỗi đồ vật ra lò đều không qua bất kì sự mài giũa nào. Người thợ làm một khuôn, đổ đồng vào, đến khi dỡ khuôn ra là có ngay sản phẩm. Tất cả các ấm làm giả thời sau đều phải đúc rời và hàn lại các chi tiết.
Một chiếc ấm đầu gà thời Lý (1009 - 1225) có hoa văn và kiểu dáng rất bắt mắt thì thấy cái tai ấm phải dùng kĩ thuật tán rồi hàn vào, cái chân ấm cũng phải đúc rời rồi gắn vào. Những hoa văn trên thân chiếc ấm đầu gà thời Thương - Chu được làm tỉ mỉ tới từng chi tiết nhỏ và rất mảnh cũng đều là do người thợ kì công trong quá trình làm khuôn, chứ không phải đúc xong mới bắt đầu giũa. Cũng như trống đồng có những chi tiết nhỏ, sách xưa của các cụ còn lưu truyền lại là phải dùng đến tóc để tỉa nét. Không biết có ngoa dụ hay không, nhưng nếu chỉ là đúc thường, những chi tiết nhỏ như hình chữ công (xen lẫn với biểu tượng chó ngao) sẽ bị bết lại, lẫn vào nhau.
Ở thời điểm ra đời, sản phẩm có thể được mài, tỉa đến độ trơn tru, bóng loáng nhưng qua thời gian, càng về sau, dấu vết của sự mài tỉa sẽ bị lộ do sự phong hóa của đồ đồng. Ở những khe, rãnh vốn là nơi dễ bám bụi thì những vết xước nhỏ li ti mà mắt thường không nhìn thấy sẽ bị ăn mòn nhanh hơn, đấy là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của một sản phẩm chất lượng kém. Dùng tay để cảm nhận phần da ấm thì có thể thấy được độ mịn màng nhẵn nhụi như da trẻ em, thế mới thấy được sự kì công của những người thợ xưa.
Dẫn chảy nhiệt độ của đồ đồng thời Thương - Chu lên tới 2.000 độ C, ngang hẳn độ nóng chảy của gốm sứ. Với độ dẫn chảy như vậy, đòi hỏi bộ khuôn có độ chịu nhiệt cao để cùng với nhiệt và đồng khi rót vào đồng đều, dung dịch đồng khi rót vào sẽ không bị lỗi. Khuôn phải có độ sắc nét thậm chí hơn cả sản phẩm vì quá trình đồng chảy dẫn vào nhiệt độ phải được đảm bảo thì những rãnh con nhỏ li ti mới không bị lẫn vào nhau.
Những đồ giả cổ về sau ở Trung Quốc cũng làm rất nhiều, gọi là đồ phọ cổ để bán cho những nhà sưu tầm và người chơi không biết. Có những cái làm rất tinh vi, bản thân ông Hùng cũng phải mua tới cả chục thứ đồ giả để về so sánh mới có thể phân biệt được.
Khi đem chà xát phần đít ấm, lát sau thấy bên trong lớp đồng màu đen nhánh là màu đỏ như màu của táo tầu. Sở dĩ như vậy vì trong thành phần của đồng đã có lẫn tỉ lệ vàng nhất định. Xét về giá trị sử dụng lúc những chiếc ấm này ra đời thì chỉ vua, quan, quý tộc mới có được. 
Thời Thương - Chu, người dân còn sống ở chế độ bộ lạc du mục, có thể thấy điều này qua sự mô phỏng những chiếc cọc dựng lều ở nắp ấm. Ấm dùng để rót rượu, trong những bữa tiệc lớn của bộ lạc. Những biểu tượng khác như quốc huy (những hoa văn hình chiếc khiên lớn ở thân), chó ngao, hoa thị, cũng có ý nghĩa như một sự chúc phúc.
Trước đây, có những người nhờ ông Hùng xem xét hộ để đánh giá một số cổ vật có được, ông đều căn cứ vào hình, họa tiết, chất liệu đồng và trình độ đúc. Việc này đòi hỏi phải có sự am hiểu sâu về đồ đồng qua các thời kì. Trước thời Thương - Chu cũng đã hình thành kĩ nghệ đúc đồng như thời Hậu Nghệ cách đây 5.000 năm đã có những đồ như giáo mác, tước uống rượu, sau thời Thương - Chu thì có thể kể đến đồ đồng thời nhà Hán (206 trước CN - 220) nhưng trước và sau đều không thể sánh bằng.

   ẤM CỦA TÔI : ĐỒNG ĐÚC THƯƠNG CHU, ĐẦU PHƯỢNG, QUAI HAI RỒNG ĐÈ NHAU, NẮP KỲ LÂN, MÌNH HOA VĂN THAO THIẾT ... ĐỒ ĐÀO TOÀN MỸ .

large_gal_54573_5284e92114445.jpg
 
Kiệt tác đồng đúc thời Thương Chu : Ấm rượu đồng đúc , vòi Phượng , quai hai rồng đè nhau , nắp Kỳ Lân , mình hoa văn thao thiết , đồ đào toàn mỹ . Độc nhất vô nhị cho đến nay .
 
gal_54573_5284e707b2ba4.jpg
 
 
gal_54573_5284e748e1e38.jpg
 
 
gal_54573_5284e77e98ab9.jpg
 
 
gal_54573_5284e7ae0f448.jpg
 
 
gal_54573_5284e7ee733b0.jpg
 
 
gal_54573_5284e82a4561f.jpg
 
 
gal_54573_5284e85a35e2c.jpg
 
 
gal_54573_5284e891d7f6b.jpg
 
 
gal_54573_5284e8c08e519.jpg
 
 
gal_54573_5284e8f0adddb.jpg
 
 
gal_54573_5284e92114445.jpg
 
 
gal_54573_5284e956f2271.jpg
 
 
gal_54573_5284e996dae3b.jpg
 
 
gal_54573_5284e9c4e5de0.jpg
 
 
gal_54573_5284e9f732463.jpg
 
 
gal_54573_5284ea24a89a9.jpg
 
 
gal_54573_5284ea5217fd3.jpg
 
 
gal_54573_5284ea8a92200.jpg
 
 
gal_54573_5284eabd4a170.jpg
 
 
gal_54573_5284eaed20f8a.jpg
 
ĐINH VĂN DẦN
Nguồn: Phocovat

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sức hút từ chiếc sanh đồng biết phun nước thời Càn Long

08:54 05/11/2012

 

Một cổ vật của Trung Quốc đã được ông Vũ Tá Hùng lặn lội đưa về Việt Nam. Đến nay, ông tự hào khẳng định nó là món đồ "độc nhất vô nhị" của cả nước.

 

Sức hút từ chiếc sanh đồng biết phun nước thời Càn Long Một cổ vật của Trung Quốc đã được ông Vũ Tá Hùng lặn lội đưa về Việt Nam. Đến nay, ông tự hào khẳng định nó là món đồ "độc nhất vô nhị" của cả nước.

Chiếc sanh đồng khiến nhiều công ty du lịch phải ước ao mong được thuê lại để làm dịch vụ, còn những nhà nghiên cứu mượn soi xét tỉ mỉ hy vọng tìm được nguyên lý đúc đồng độc đáo.

Ai nhìn thấy cũng mê

Trong gia tài cổ vật của ông Vũ Tá Hùng, một trong những món đồ độc đáo phải kể đến chiếc sanh đồng thời Càn Long. Mới nhìn, chiếc sanh ông Hùng mang ra giới thiệu, chúng tôi thấy nó cũng bình thường. Chiếc sanh cất lâu ngày không được trưng bày nên cũng lên mốc xanh, khô tanh mùi đồng.

Nhìn ông Hùng cẩn thận, nâng niu chiếc sanh đồng, chúng tôi mới biết đây là món đồ rất quý. Ông từ từ cho 2/3 nước vào chiếc sanh, lấy khăn đệm vào đáy sanh, lau khô quai sanh và bắt đầu xoa nhẹ hai tay lên đôi quai. Vì chưa được giới thiệu trước nên chúng tôi đều ngạc nhiên trước hành động kỳ lạ của ông.

Tay xoa vào cái quai sanh, ông Hùng nói: "Vì lâu ngày không giới thiệu cho ai nên phải xoa hơi lâu". Gần 10 phút một sự kỳ lạ xuất hiện khiến chúng tôi cứ tròn mắt mà nhìn. Từ trong chiếc sanh, cân bằng bốn phía những vòi nước nhỏ li ti phun lên cao rất đều. Lúc này, ông Hùng mới giới thiệu: "Chiếc sanh đồng này được chạm bốn con rồng cho bốn hướng. Ở giữa chiếc sanh chạm mặt trời. Vòng quanh miệng sanh được khắc chữ công cổ, vòng thứ hai là chữ o ngã. Khi ta xoa tay miết vào cái quai sanh tác động ấy sẽ khiến bốn cái đầu rồng phun nước".

Lý giải tại sao bốn đầu rồng lại có thể phun nước, ông Hùng đã tìm hiểu và qua những nhà chuyên gia đầu ngành về đúc đồng khẳng định: Cơ chế đầu rồng phun nước dựa vào nguyên tắc của vật lý. Chiếc sanh đúc từ đồng vàng có ánh đỏ, nghĩa là nó được pha với một hợp chất gì đó. Khi người ta xoa tay vào hai chiếc quai sanh sẽ tạo ra một lực ma sát làm rung bề mặt thành sanh. Trong khi đó, sanh lại thiết kế có hợp kim dẫn âm nên nước từ chỗ chạm bốn đầu rồng được phun đều lên tạo ra sự vui mắt, thích thú cho người xem.

Chính sự độc đáo này khiến chiếc sanh đồng của ông Hùng liền trở thành cổ vật thu hút rất nhiều công ty và các cá nhân muốn nghiên cứu. Ngay cả Quang "đồng", một chuyên gia đầu ngành về đúc đồng của bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã đến hỏi thuê chiếc sanh của ông Hùng về để nghiên cứu. "Vì là chỗ bạn bè, nên tôi đồng ý cho tay Quang mượn. Nhưng tôi giao hẹn trước, anh nghiên cứu gì thì cứ nghiên cứu chứ tuyệt đối không làm hỏng, không được cắt chiếc sanh ra để phân tích hợp kim. Quang cam kết với tôi rồi mang chiếc sanh về" - ông Hùng kể.

 

sanh.jpg

Ông Hùng và chiếc sanh có "1 không 2" ở Việt Nam.

 

Người mang tên Quang "đồng" này đã đúc thành công nhiều phiên bản trống đồng để làm vật kỷ niệm nhưng đến chiếc sanh thì ông ta đành bó tay. Ông Hùng nói: "Hắn đã sử dụng 4-5 tấn đồng, mầy mò pha đủ loại hợp kim, đúc đi, đúc lại nhiều lần nhưng không thành công. Những chiếc đầu rồng hắn chạm như thật nhưng cũng không thể phun nước. Hắn chịu thất bại, mang trả tôi cái sanh mà không giải mã được bí mật".

Chúng tôi đùa, chắc ông Hùng phải cho cắt chiếc sanh đồng dùng máy hiện đại phân tích hợp kim may ra ông Quang kia mới đúc thành công. Ông Hùng lắc đầu: "Ngày xưa đúc đồng công nghệ khác bây giờ. Khuôn của họ được làm bằng loại đất phun từ núi lửa ra đã chịu nhiệt độ lên tới cả ngàn độ C. Do đó đồng được nấu chảy ở nhiệt độ cao nên khi sản phẩm làm ra mới tạo ra sự độc đáo. Hiện nay, người ta đúc đồng ở nhiệt độ không cao như xưa nên tất cả các đồ đồng bây giờ tiếng không thanh như những cổ vật bằng đồng".

Chiếc sanh quý của ông Hùng cũng đã được các điểm du lịch như Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), khu du lịch Núi Cốc (Thái Nguyên) đến đàm phán để thuê lại. Những nơi này muốn mở dịch vụ đặt chiếc sanh cho du khách đến xoa tay lên quai để bốn đầu rồng phun nước. Họ dự tính sẽ thu vé du khách khoảng 1 USD/người thì cũng tạo ra một nguồn thu lớn. Nhưng ông Hùng cũng rất quý chiếc sanh đồng, ông sợ hỏng, sợ mất nên kiên quyết từ chối. Ông gìn giữ chiếc sanh vì phải mất rất nhiều công sức mới sở hữu được, và khi có khách quý, cùng giới đồ cổ thì mới mang ra để đàm đạo.

Cơ duyên để sở hữu chiếc sanh quý

Ông Hùng có được chiếc sanh đồng này cũng là do sự may mắn, con mắt tinh nghề của người đam mê đồ cổ và trí nhớ tuyệt vời. Năm ấy, ông Hùng cùng người bạn, GS. Lại Cao Nguyện, cùng sang dự một hội thảo về cổ vật tại Trung Quốc. Trong chuyến du lịch ở nước bạn, ông Hùng, ông Nguyện đến thăm quan Hoàng Hạc Lâu. Tại đây, ông Nguyện cũng xếp hàng và xoa tay vào quai của chiếc sanh đồng. Những chiếc đầu rồng lại phun nước trước sự thích thú của du khách nên dòng người xếp hàng rất đông.

Mỗi lần lên xoa tay vào chiếc sanh đồng du khách phải trả số tiền là 5 tệ. Khi nhìn thấy cái sanh đồng, trong trí nhớ của ông Hùng vụt lóe lên suy nghĩ đã nhìn thấy nó ở đâu đấy cách đây khoảng 2 năm. "Tôi định thần lại và nhớ ra đã nhìn thấy một cái sanh đồng y hệt cái này ở Cảnh Đức Trấn (Quảng Đông - Trung Quốc). Tôi vội vàng nói với ông Nguyện: "Anh cứ ở đây chơi, em đi hai ngày về sẽ cho anh thấy một bất ngờ". Tôi nhảy tàu cao tốc đi luôn Cảnh Đức Trấn với sự hăm hở và niềm hy vọng lớn" - ông Hùng kể.

Tuy vốn tiếng Quảng Đông không quá thông thạo nhưng cũng để giúp ông Hùng mặc cả mua vài món đồ. Ông lần tìm đến một gia đình ở Cảnh Đức Trấn, nơi mà hai năm trước ông nhìn thấy cái sanh đồng nhưng cứ ngỡ là đồ đun nấu đơn thuần. Rất may, nhà bà già này vẫn còn giữ chiếc sanh. Bà ta để chiếc sanh trong một cái tủ xập xệ. Nhà họ nghèo, nhưng rõ ràng họ cũng đã biết chiếc sanh là đồ quý nên không dùng để đun nấu, song giá trị của nó quý đến đâu thì chủ nhân cũng không biết.

Khi ông Hùng ngỏ ý mua chiếc sanh cũ, bà già đồng ý bán luôn. Giá bán cũng khiến ông Hùng bất ngờ: Đúng bằng giá món đồ cũ chứ không phải giá của đồ cổ quý. Cách đây hơn 20 năm, ông Hùng mua cái sanh với giá 2.000 tệ (thời điểm ấy tương đương với 5 triệu đồng). Giọng hào hứng, ông kể như thể câu chuyện vừa mới diễn ra ngày hôm qua: "Tôi cầm cái sanh đã trả tiên rồi mà vừa vui vừa hồi hộp. Nhìn họa tiết trang trí thì giống chiếc sanh ở Hoàng Hạc Lâu rồi, nhưng vấn đề quan trọng khi xoa tay vào quai sanh đầu rồng phải phun nước mới là đồ thật. Tôi hồi hộp, nói với chủ nhà mang ra ao để rửa cho sạch. Kỳ thực tôi mang ra đó, khuất xa họ để thử xoa tay vào quai sanh. Nếu thử trước mặt chủ nhà, họ biết đồ quý không bán thì uổng lắm. Khi tôi cho nước vào, đôi tay run run vội vàng xoay lên đôi quai sanh, một lát nước phun lên từ bốn đầu rồng. Tôi vui mừng quá, gói gọn chiếc sanh đồng vào hành lý rồi trở về gặp ông Nguyện".

Nhìn thấy cái sanh đồng, ông Nguyện cũng hết sức ngạc nhiên. Ông cứ hỏi dồn ông Hùng mua được cái sanh ở đâu, bảo tàng họ bán à? Ông Hùng kể lại hành trình mua chiếc sanh đồng khiến ông Nguyện phục lắm. Cho đến bây giờ, cứ mỗi lần kể về lai lịch chiếc sanh đồng, ông Hùng lại kể về chuyến du lịch cùng ông Nguyện tại Hoàng Hạc Lâu. Nguồn gốc của chiếc sanh này tại Trung Quốc xuất hiện ở thời Càn Long. Trong phim của Trung Quốc cũng đã từng xuất hiện cảnh các tiểu thư ngồi chơi bên cạnh sanh đồng, thả hoa hồng và xoa tay vào quai sanh cho rồng phun nước.

Lên phim vì được đạo diễn trả tiền thuê cả ngàn USD

Biết ông Hùng sở hữu được chiếc sanh quý có niên đại 400-500 năm, đạo diễn Trần Anh Hùng (người Pháp gốc Việt) khi làm phim "Mùa hè chiều thẳng đứng" đã tìm đến ông Hùng hỏi thuê chiếc sanh. Bộ phim nói về tính cách của ba cô tiểu thư trong một gia đình giàu có của Hà Nội xưa có cảnh giống cách tiểu thư Trung Quốc chơi cạnh cái sanh đồng cổ. Ông Hùng đồng ý cho vị đạo diễn thuê chiếc sanh và một món đồ cổ nữa với giá 2.000 USD. Đạo diễn Trần Anh Hùng đồng ý trả giá đó, thuê chiếc sanh về quay trong hai ngày. Nhưng khi lên phim, cảnh chiếc sanh đồng chỉ xuất hiện có mấy giây.

Trải qua những thăng trầm trong kinh doanh, ông Hùng cũng đã bán đi nhiều món đồ quý, nhưng chiếc sanh đồng kỷ niệm chuyến đi với GS Nguyện thì ông còn giữ mãi. "Nếu tôi có ý định bán đi, thì ngay từ khi về nước, một tay làm du lịch người Hòa Bình biết tôi mua 2.000 tệ đã trả luôn tôi 5.000 tệ. Thời điểm ấy tôi đã không bán thì thôi" - ông Hùng nói.

Theo Người Đưa Tin

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA?

Thưa quý vị và anh chị em.

Những đồ cổ đào đượcv ở Ân Khư, thủ đô nhà Ân Thương, thì người ta xác định rằng đó là sản phẩm của văn minh Ân Thương. Mặc dù học giả Nguyễn Hiến Lê hoài nghi những hình tượng mặt người trên các di vật này, mang tính đặc thù của người phương Nam. Và cá nhân tôi giải thích sự kiện này là: chiến lợi phẩm thu được của nhà Ân Thương, khi đem quân tấn công Bách Việt. Nưng với những sản phẩm trong bài viết do Thanhdc sưu tầm với tựa "Chiếc ấm đầu gà 4.000 năm tuổi được mua với giá đồng nát", rõ ràng tìm thấy ở trên đất Việt. Cụ thể là vùng núi Hòa Bình, thì người ta cũng lại vẫn gán cho văn hóa Ân Thương bên Tàu?

Cho nên vấn đề được đặt ra trong bài viết này của tôi là: Có thật những di sản khảo cổ trong bài viết trên thật sự là của văn hóa Ân Thương không?.

1. Về niên đại.

Trước hết, chúng ta không hề thắc mắc gì về niên đại đã được thẩm định, là những di vật khảo cổ này có hơn 4000 năm cách ngày nay. Tức là tương đương thời Hùng Vương thứ VI trong Việt sử và thời Ân Thương bên Tàu.

2/ Về nền văn minh cội nguồn của những di vật:

Xin quý vị và anh chị em xem lại các hình dưới đây:

 

gal_54573_5284eabd4a170.jpg

Dấu ấn của hình Âm Dương Lạc Việt nằm ở phía dưới bên phải hình.

 

gal_54573_5284ea8a92200.jpg

Dấu ấn của hình Âm Dương Lạc Việt rất rõ nét trong họa tiết của di vật.

 

 
gal_54573_5284e707b2ba4.jpg
 
 
gal_54573_5284e748e1e38.jpg

Chim phượng, kỳ lân và rồng.

 

 
gal_54573_5284eaed20f8a.jpg

Chiếc rìu bằng đá - biểu tượng của nền văn hiến Việt.

 

Đây chính là hình tượng Tứ linh thuộc về nền văn minh Lạc Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Sự xác quyết này hoàn toàn có luận cứ khoa học, căn cứ vào những sự kiện sau đây:

a/ Tại Hồ Nam, tức Nam Dương tử, người ta đã phát hiện được "Mộ Rồng" có niện đại 6000 năm cách ngày nay. Tất nhiên vào thời điểm đo, nến văn minh Hán nói chung, chưa vượt quá Nam Dương tử. Việc phát hiện này không những dẫn đến sự xác định lịch sử Phong thủy thuộc về Văn Minh Lạc Việt, mà còn xác định rằng: Hình tượng rồng xuất hiện sớm nhất thuộc về văn minh này.

b/ Dấu ấn của hình Âm Dương Lạc Việt trên di vật. Đồ hình Âm Dương Tàu xuất hiện rất muộn - sớm nhất từ thời Hán 2200 năm cách ngày nay - và muộn nhất vào thời Tống - 1000 năm cách ngày nay.

c/ Nghề đúc đồng của người Lạc Việt đã được xác định rất cao cấp với những kỹ thuật tinh xảo.

d/ Những di vật khảo cổ trên tìm thây trên đất Việt.

Từ những bằng chứng trên, cho thấy một sự xác định hoàn toàn đúng đắn rằng: Những di vật khảo cổ trên, hoàn toàn có nguồn gốc từ nền văn hiến Việt.

Căn cứ vào những di vật khảo cổ được xác định nguồn gốc từ nền văn hiến Việt, dẫn đến một bằng chứng hoàn hảo nữa chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ đồng thời Thương Chu ở Hà Nội

03/02/2014 by Văn Nhân

 

Đồ đồng ở Việt Nam thường được nhắc đến là đồ đồng văn hóa Đông Sơn với những chiếc trống đồng “không lẫn đi đâu” được. Ở trung tâm của các vòng tròn trên mặt trống đồng có hình sao nhiều cánh. Nhiều nhà khảo cổ bảo đó là hình ngôi sao. Nhưng ngôi sao gì mà người Việt lại để nó ở ví trí trung tâm như vậy? Chính xác thì đó phải là hình ảnh của mặt trời, nguồn sống của muôn loài. Một chiếc trống đồng mới đây được trưng bày tại triển lãm Mỹ thuật cổ ngoạn 2014 tại Hà Nội cho thấy rõ điều này.

 

18c77-trong20dong.jpg?w=908
Mặt trống đồng bày trong triển lãm Cổ ngoạn 2014 ở Hà Nội

Hình ở giữa mặt trống vẽ rõ ràng là mặt trời tròn với những tia sáng nhỏ thẳng xung quanh. Các trống đồng khác vẽ mặt trời cách điệu hơn, với các tia sáng to rộng hơn nhưng không thể mặt trời biến thành ngôi sao được.

Bên cạnh đồ đồng Đông Sơn, ở Việt Nam còn có những hiện vật của một dòng đồ đồng khác. Các nhà khảo cổ quen gọi đó là đồ đồng “Hán – Việt”, ý nói là đồ văn hóa “Hán” nhưng sản xuất tại “Việt”. Có điều những đồ đồng này có niên đại còn trước cả thời Hán nhiều, tức là trước khi nước “Việt” ta bị đô hộ bởi người phương Bắc. Vậy người Việt lấy đâu ra những thứ đồ “Hán” này?

49cf2-lich.jpg?w=605

Một vài ví dụ về những đồ đồng phong cách “Hán Việt” tìm thấy ở Việt Nam. Một chiếc lịch đồng, dạng vật đựng giống như đỉnh 3 chân nhưng nhỏ hơn, được thấy ở Hà Nội. So sánh với đồ đồng Trung Hoa thì thấy ngay chiếc lịch này không khác chiếc lịch Bá Củ thời Tây Chu tìm thấy ở tận Bắc Kinh là bao. Hoa văn hoàn toàn giống. Chỉ khác biệt ở vài chi tiết như phần nắp.

8b434-lich20ba20cu.jpg?w=605 
Lịch đồng ở Hà Nội

Lịch Bá Củ có chữ được coi là một trong những bằng chứng về thời Tây Chu ở Bắc Kinh (trích sách Đồ đồng Trung Quốc). Làm thế nào mà chiếc lịch như vậy lại có ở Việt Nam? Nhà Tây Chu nằm ở “Bắc Kinh” hay Việt Nam?

49bfa-nghien.jpg?w=908
Một đồ vật khác là loại nghiễn, đồ đựng nấu thức ăn ba chân với 2 phần trên dưới tách biệt. Chiếc nghiễn tìm thấy ở Giang Tây (Tân Can) có niên đại tới tận thời Thương (cách đây trên 3000 năm) đã là lạ vì đồ đồng Thương lại gặp ở Nam Dương Tử. Nhưng những chiếc nghiễn tương tự lại cũng có ở Việt Nam. Bảo tàng cổ vật Hoàng Long ở Thanh Hóa có sưu tầm một chiếc nghiễn ba chân thời kỳ này. Khác biệt là phần chân nghiễn thay vì các mặt thú “thao thiết” thì chiếc nghiễn ở Thanh Hóa lại thay bằng đầu voi, có ngà có tai đầy đủ.

1e5d1-0nghien.jpg?w=908
Chiếc nghiễn ở Bảo tàng Hoàng Long

Niên đại xác định trên hình cho chiếc nghiễn này cần lùi lại thêm 1000 năm nữa, tức là vào thời cuối Thương đầu Chu. Cho dù đây là đồ “Hán Việt”, nhưng không có nghĩa là phải đợi tới thời Hán (sau Công nguyên) thì mới có đồ đồng ở Việt Nam.

1ae5e-giam20tang20at20hau.jpg?w=605

Muộn hơn, đồ đồng thời Chiến Quốc như chiếc giám của Tăng Ất Hầu tìm thấy ở Hồ Bắc lại có một hiện vật giống y hệt gặp ở Việt Nam. Giám là đồ đựng nước hay đựng rượu lạnh kích thước tương đối lớn, đôi khi có thể dùng để soi gương. Giám Tăng Ất Hầu được trang trí vô cùng cầu kỳ, tinh xảo, thể hiện trình độ đúc đồng rất cao của thời kỳ này.

882e6-giam.jpg?w=908
Chiếc giám đồng ở Hà Nội

Trong những đồ vật thời Thương Chu bắt gặp ở Việt Nam thì có thể nói tới bộ sưu tầm của ông Dương Phú Hiến, với chiếc ấm hình con vẹt, ấm vuông hình rồng, bộ chuông đồng … Ông Dương Phú Hiến hơi quá lời khi nói những đồ này có niên đại 5.000 năm tuổi (?!). Nhưng rất có thể chúng cũng trên 2000 năm tuổi rồi. Chiếc ấm vuông hình rồng này trang trí hoa văn khá gần với chiếc giám ở trên, lại còn có kim văn thì niên đại thuộc cỡ thời Chiến Quốc (475 – 221 TCN)

0a6a7-do-co-trieu-usd-giaoduc-net-vn2028 
Ấm vuông của trong bộ sưu tầm của ông Dương Phú Hiến (Ảnh Internet)

Tản mát trong dân gian, trong các hàng đồ cũ đôi khi cũng có thể thấy những đồ đồng của văn hóa “Hán Việt” tương tự. Như đôi bình đồng cổ này niên đại hẳn cũng vào thời Tây Chu được bày bán ở Hà Nội.

d3778-binh.jpg?w=908

Thực ra chẳng có văn hóa “Hán Việt” nào cả. Đúng thì phải gọi là văn hóa Hoa Việt. Nhà Chu tiếp nối nhà Thương, Tây Chu đóng kinh đô ở Vân Nam, Đông Chu ở Hà Nội ngày nay nên những hiện vật thời Thương Chu có thể tìm thấy rải rác khắp nơi tại khu vực Lào – Việt. Đất của thiên tử Chu thì hiển nhiên phải có đồ vật của văn hóa Trung Hoa thời kỳ này ở đây. Chơi đồ đồng Thương Chu không cần phải sang Trung Quốc làm gì, cứ sang Lào và đến Việt Nam, cái gì cũng có…

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ đồng thời Thương Chu ở Hà Nội

03/02/2014 by Văn Nhân

 

Đồ đồng ở Việt Nam thường được nhắc đến là đồ đồng văn hóa Đông Sơn với những chiếc trống đồng “không lẫn đi đâu” được. Ở trung tâm của các vòng tròn trên mặt trống đồng có hình sao nhiều cánh. Nhiều nhà khảo cổ bảo đó là hình ngôi sao. Nhưng ngôi sao gì mà người Việt lại để nó ở ví trí trung tâm như vậy? Chính xác thì đó phải là hình ảnh của mặt trời, nguồn sống của muôn loài. Một chiếc trống đồng mới đây được trưng bày tại triển lãm Mỹ thuật cổ ngoạn 2014 tại Hà Nội cho thấy rõ điều này.

 

18c77-trong20dong.jpg?w=908

Mặt trống đồng bày trong triển lãm Cổ ngoạn 2014 ở Hà Nội

Hình ở giữa mặt trống vẽ rõ ràng là mặt trời tròn với những tia sáng nhỏ thẳng xung quanh. Các trống đồng khác vẽ mặt trời cách điệu hơn, với các tia sáng to rộng hơn nhưng không thể mặt trời biến thành ngôi sao được.

Bên cạnh đồ đồng Đông Sơn, ở Việt Nam còn có những hiện vật của một dòng đồ đồng khác. Các nhà khảo cổ quen gọi đó là đồ đồng “Hán – Việt”, ý nói là đồ văn hóa “Hán” nhưng sản xuất tại “Việt”. Có điều những đồ đồng này có niên đại còn trước cả thời Hán nhiều, tức là trước khi nước “Việt” ta bị đô hộ bởi người phương Bắc. Vậy người Việt lấy đâu ra những thứ đồ “Hán” này?

49cf2-lich.jpg?w=605

Một vài ví dụ về những đồ đồng phong cách “Hán Việt” tìm thấy ở Việt Nam. Một chiếc lịch đồng, dạng vật đựng giống như đỉnh 3 chân nhưng nhỏ hơn, được thấy ở Hà Nội. So sánh với đồ đồng Trung Hoa thì thấy ngay chiếc lịch này không khác chiếc lịch Bá Củ thời Tây Chu tìm thấy ở tận Bắc Kinh là bao. Hoa văn hoàn toàn giống. Chỉ khác biệt ở vài chi tiết như phần nắp.

8b434-lich20ba20cu.jpg?w=605 

Lịch đồng ở Hà Nội

Lịch Bá Củ có chữ được coi là một trong những bằng chứng về thời Tây Chu ở Bắc Kinh (trích sách Đồ đồng Trung Quốc). Làm thế nào mà chiếc lịch như vậy lại có ở Việt Nam? Nhà Tây Chu nằm ở “Bắc Kinh” hay Việt Nam?

49bfa-nghien.jpg?w=908

Một đồ vật khác là loại nghiễn, đồ đựng nấu thức ăn ba chân với 2 phần trên dưới tách biệt. Chiếc nghiễn tìm thấy ở Giang Tây (Tân Can) có niên đại tới tận thời Thương (cách đây trên 3000 năm) đã là lạ vì đồ đồng Thương lại gặp ở Nam Dương Tử. Nhưng những chiếc nghiễn tương tự lại cũng có ở Việt Nam. Bảo tàng cổ vật Hoàng Long ở Thanh Hóa có sưu tầm một chiếc nghiễn ba chân thời kỳ này. Khác biệt là phần chân nghiễn thay vì các mặt thú “thao thiết” thì chiếc nghiễn ở Thanh Hóa lại thay bằng đầu voi, có ngà có tai đầy đủ.

1e5d1-0nghien.jpg?w=908

Chiếc nghiễn ở Bảo tàng Hoàng Long

Niên đại xác định trên hình cho chiếc nghiễn này cần lùi lại thêm 1000 năm nữa, tức là vào thời cuối Thương đầu Chu. Cho dù đây là đồ “Hán Việt”, nhưng không có nghĩa là phải đợi tới thời Hán (sau Công nguyên) thì mới có đồ đồng ở Việt Nam.

1ae5e-giam20tang20at20hau.jpg?w=605

Muộn hơn, đồ đồng thời Chiến Quốc như chiếc giám của Tăng Ất Hầu tìm thấy ở Hồ Bắc lại có một hiện vật giống y hệt gặp ở Việt Nam. Giám là đồ đựng nước hay đựng rượu lạnh kích thước tương đối lớn, đôi khi có thể dùng để soi gương. Giám Tăng Ất Hầu được trang trí vô cùng cầu kỳ, tinh xảo, thể hiện trình độ đúc đồng rất cao của thời kỳ này.

882e6-giam.jpg?w=908

Chiếc giám đồng ở Hà Nội

Trong những đồ vật thời Thương Chu bắt gặp ở Việt Nam thì có thể nói tới bộ sưu tầm của ông Dương Phú Hiến, với chiếc ấm hình con vẹt, ấm vuông hình rồng, bộ chuông đồng … Ông Dương Phú Hiến hơi quá lời khi nói những đồ này có niên đại 5.000 năm tuổi (?!). Nhưng rất có thể chúng cũng trên 2000 năm tuổi rồi. Chiếc ấm vuông hình rồng này trang trí hoa văn khá gần với chiếc giám ở trên, lại còn có kim văn thì niên đại thuộc cỡ thời Chiến Quốc (475 – 221 TCN)

0a6a7-do-co-trieu-usd-giaoduc-net-vn2028 

Ấm vuông của trong bộ sưu tầm của ông Dương Phú Hiến (Ảnh Internet)

Tản mát trong dân gian, trong các hàng đồ cũ đôi khi cũng có thể thấy những đồ đồng của văn hóa “Hán Việt” tương tự. Như đôi bình đồng cổ này niên đại hẳn cũng vào thời Tây Chu được bày bán ở Hà Nội.

d3778-binh.jpg?w=908

Thực ra chẳng có văn hóa “Hán Việt” nào cả. Đúng thì phải gọi là văn hóa Hoa Việt. Nhà Chu tiếp nối nhà Thương, Tây Chu đóng kinh đô ở Vân Nam, Đông Chu ở Hà Nội ngày nay nên những hiện vật thời Thương Chu có thể tìm thấy rải rác khắp nơi tại khu vực Lào – Việt. Đất của thiên tử Chu thì hiển nhiên phải có đồ vật của văn hóa Trung Hoa thời kỳ này ở đây. Chơi đồ đồng Thương Chu không cần phải sang Trung Quốc làm gì, cứ sang Lào và đến Việt Nam, cái gì cũng có…

 

Lộn sộn! Làm điếu gì có đồ đồng Hán Việt và Hoa Việt. Bực mình vì những thằng ngu. Chúng nó đông như quân Nguyên. Lại còn nhà Chu đóng đô ở Vân Nam nữa chứ. Bố chúng nó phải còn thừa nhận trước 221 - Người Hán  mới chỉ mon men đến quá Động Đình Hồ, làm điếu gì có chuyện nhà Chu đóng đô ở Vân Nam.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấm rượu 2.000 năm trong ngôi mộ nhà Tần ở Trung Quốc

Thứ ba, 20/3/2018 | 09:48 GMT+7
 

Các nhà khảo cổ học tìm thấy một ấm đồng đựng rượu từ một ngôi mộ thời Tần có niên đại hơn 2.000 năm ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Chai rượu trăm tuổi nguyên vẹn dưới lòng đất

 

Ấm rượu 2.000 năm tuổi (ở giữa) được dùng để cúng tế. Ảnh: Xinhua.

Ấm rượu 2.000 năm tuổi (ở giữa) được dùng để cúng tế. Ảnh: Xinhua.

Chiếc ấm đựng rượu là một vật cúng tế, nằm lẫn trong 260 đồ tạo tác khai quật từ ngôi mộ của một người dân bình thường dưới thời nhà Tần (năm 221 - 207 trước Công nguyên). Phần lớn các đồ vật này được dùng cho nghi thức thờ cúng, Xinhua hôm qua đưa tin.

Hứa Vệ Hồng, nhà nghiên cứu ở Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây, cho biết 300 ml rượu còn sót lại trong chiếc ấm có vòi được nút kín bằng sợi tự nhiên. Chất lỏng trong ấm có màu trắng sữa ngả vàng. Nhóm nghiên cứu cho rằng rượu được làm bằng phương pháp lên men do chứa thành phần axit glutamic.

Rượu trong ấm có màu trắng sữa ngả vàng. Ảnh: Xinhua.

Rượu trong ấm có màu trắng sữa ngả vàng. Ảnh: Xinhua.

Một phát hiện đáng chú ý khác là thanh kiếm đồng dài 60 cm. Thanh kiếm có thiết kế hình 8 mặt ở giữa, làm tăng độ sát thương của vũ khí. Ở mép kiếm cũng có nhiều vết cắt, chứng tỏ nó từng được dùng để chiến đấu.

Các nhà nghiên cứu đang phân tích mẫu rượu để hiểu rõ hơn về kỹ thuật ủ rượu và văn hóa uống rượu ở Hàm Dương, kinh đô của nước Tần cổ đại. Loại rượu lâu đời nhất thế giới được tìm thấy ở làng Giả Hồ thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đó là một loại rượu nếp mật ong ra đời vào khoảng năm 7.000 trước Công nguyên. Kết quả phân tích hé lộ mẫu rượu được làm từ gạo lên men, nho, mật ong và quả mọng.

Phương Hoa

Nguồn: Báo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Văn tự trong đỉnh đồng xanh 2.000 năm thời Tây Chu Trung Quốc

Chế độ đất đai cùng hệ thống quan chức thời Tây Chu khắc bên trong đỉnh đồng xanh quý hiếm, được ghi bằng 290 chữ.

https://vnexpress.net/khoa-hoc/van-tu-trong-dinh-dong-xanh-2-000-nam-thoi-tay-chu-trung-quoc-3952712.html

 

Edited by thanhdc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét, có lẽ người Ai Cập cổ đại đã sử dụng "vàng" của người ngoài hành tinh

Đức Khương | 31-08-2019 - 19:48 PM 

Theo Tri Thức Trẻ

 
maxresdefault-1567133866059656132273-crop-156713387725292087273.jpg

Con dao găm này được tìm thấy trong lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun có niên đại hơn 3.000 năm và được cho là được làm từ những chất liệu bên ngoài trái đất.

 
 

Vào thời đại của các Pharaoh, sự hiểu biết về sắt, thép cũng như các kĩ thuật rèn, đúc những kim loại này vẫn còn rất hạn chế do chúng yêu cầu có những lò nung đặc biệt với nhiệt độ cao, bởi vậy những dụng cụ kim loại được tìm thấy trong quá trình khai quật chủ yếu là đồ đồng.

Và hiển nhiên, chúng sẽ bị oxy hóa và gỉ sét theo thời gian. Tuy nhiên, khi khai quật lăng mộ của vua Tutankhamun (Tut), các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một con dao găm hoàn toàn khác biệt so với những chiếc còn lại, dù đã trải qua hơn 3.000 năm, nhưng nó lại hoàn toàn không hề bị gỉ sét.

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét, có lẽ người Ai Cập cổ đại đã sử dụng vàng của người ngoài hành tinh - Ảnh 1.

Năm 1922, nhà khảo cổ người Anh Howard Carter và các cộng sự khám phá hầm mộ của Pharaoh Ai Cập Tutankhamun, sống ở triều đại thứ 18 (1332-1323 trước Công nguyên). Xác ướp Pharaoh Tutankhamun được phát hiện còn nguyên vẹn, phủ đầy trang sức, bùa hộ mệnh và còn có cả một con dao găm với phần lưỡi làm từ sắt.

Điều này đã đặt một dấu chấm hỏi lớn về việc con dao găm này bắt nguồn từ đâu bởi chất lượng tuyệt của nó bên cạnh những hoa văn được chế tác hết sức tinh xảo có lẽ không thể đến từ những thợ thủ lông luyện kim thời điểm đó (thời kì đồ đồng).

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét, có lẽ người Ai Cập cổ đại đã sử dụng vàng của người ngoài hành tinh - Ảnh 2.

Con dao này cũng đã đặt ra rất nhiều nghi vấn về sự tồn tài của người ngoài hành tinh và làm thế nào người Ai Cập cổ đại có thể tạo ra khi khi ở thời đồ đồng, công nghệ chế tạo đồ sắt vẫn chưa có. Phân tích mẫu dao găm, các nhà nghiên cứu nhận thấy có nhiều thành phần không tồn tại trên Trái đất, và rất có thể đây là lí do tại sao con dao găm này vẫn không hề bị gỉ sét sau hơn 3.000 năm.

Nhà khảo cổ Mark Altaweel đặt nghi vấn rằng: "Pharaoh Tutankhamun đã lấy sắt như thế nào khi sắt về cơ bản không tồn tại? Chất lượng của con dao găm này rất tuyệt vời".

Nhà khảo cổ Hendrik van Gijseghem cho rằng không ai trên thế giới có khả năng tạo ra sắt vào thời kỳ đồ đồng. Loại sắt dùng để làm chiếc dao găm cũng không được con người khai thác.

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét, có lẽ người Ai Cập cổ đại đã sử dụng vàng của người ngoài hành tinh - Ảnh 3.

Máy phân tích di động có thể phát hiện thành phần hóa học của các vật thể bằng tia X.

Vào năm 2016, một nghiên cứu sử dụng quang phổ huỳnh quang tia X (XRF) và phát hiện ra rằng chất liệu để làm ra con dao găm trong lăng mộ của vua Tut là một chất liệu sắt hoàn toàn không thuộc về trái đất.

Nhóm nghiên cứu này cũng xác định rằng dao găm của Tutankhamun được làm bằng sắt chứa gần 11% niken và coban - kim loại màu trắng bạc có từ tính cực mạnh, coban và niken là hai thành phần đặc trưng trong thép thiên thạch rơi xuống trái đất trong hàng tỷ năm qua.

Các nhà khoa học cho rằng những thợ thủ công Ai Cập cổ đã thu thập chúng sau những cơn mưa sao băng, và có lẽ chúng được nung nóng nhờ vào quá trình rơi từ ngoài không gian chứ không phải qua những lò rèn thời điểm bấy giờ.

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét, có lẽ người Ai Cập cổ đại đã sử dụng vàng của người ngoài hành tinh - Ảnh 4.

Nhà luyện kim Albert Jambon quét một thiên thạch sắt bằng máy phân tích quang phổ huỳnh quang tia X (XRF) di động.

Ngoài ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều loại vũ khí khác được làm từ sắt thiên thạch trong các khu lăng mộ khác trên thế giới như chiếc rìu từ Ugarit trên bờ biển phía bắc Syria, có niên đại 1400 trước Công nguyên; một con dao găm từ Alaça Hoyuk ở Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại 2500 trước Công nguyên...tất cả chúng đều có lịch sử ra đời trong thời đại đồ đồng - khi mà chưa có kĩ thuật luyện kim sắt trên thế giới.

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét, có lẽ người Ai Cập cổ đại đã sử dụng vàng của người ngoài hành tinh - Ảnh 5.

Chiếc rìu sắt từ Ugarit trên bờ biển phía bắc Syria có niên đại từ năm 1500 trước Công nguyên, khoảng 300 năm trước khi phát minh ra sắt luyện kim.

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét, có lẽ người Ai Cập cổ đại đã sử dụng vàng của người ngoài hành tinh - Ảnh 6.

Con dao găm sắt từ dao găm từ Alaça Höyük ở Thổ Nhĩ Kỳ có niên đại từ năm 2500 trước Công nguyên - khoảng 1.000 năm trước khi kĩ thuật luyện gang được phát minh.

Edited by thanhdc

Share this post


Link to post
Share on other sites