MuaHoaCai

Kinh Thật, Kinh Giả

20 bài viết trong chủ đề này

Chào các bô lão, bô lớn, bô bé ... trong diễn đàn :D . Tôi vừa đọc trang web: Một góc nhìn về phật giáo Đại thừa. 

 

 

http://mot-goc-nhin-ve-phat-giao-dai-thua.blogspot.com/

 

 

Trong trang đó có bài viết về kinh thật kinh giả, đặc biệt là các kinh điển xuất phát từ Trung Quốc là rất đáng ngờ, chúng ta có thể đang dùng kinh ngụy tạo mà không biết.

 

Kinh ngy to - Phn 1

(Gs Kyoko Tokuno,  Đi hc Washington,

 

nếu  đúng như bài viết thì vấn đề quả thật là nghiêm trọng. Có vị bô nào biết thêm thông tin về vấn đề kinh thật giả xuất phát từ Trung Quốc không? xin hãy lên tiếng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bô lão, bô lớn, bô bé ... trong diễn đàn :D . Tôi vừa đọc trang web: Một góc nhìn về phật giáo Đại thừa. 

 

 

http://mot-goc-nhin-ve-phat-giao-dai-thua.blogspot.com/

 

 

Trong trang đó có bài viết về kinh thật kinh giả, đặc biệt là các kinh điển xuất phát từ Trung Quốc là rất đáng ngờ, chúng ta có thể đang dùng kinh ngụy tạo mà không biết.

 

Kinh ngy to - Phn 1

(Gs Kyoko Tokuno,  Đi hc Washington,

 

nếu  đúng như bài viết thì vấn đề quả thật là nghiêm trọng. Có vị bô nào biết thêm thông tin về vấn đề kinh thật giả xuất phát từ Trung Quốc không? xin hãy lên tiếng.

Tâm ý là cái bóng dáng của 6 trần. Buông 6 trần là giới.

Xoay vào tìm lại bóng dáng tâm ý kia, tìm không được là tâm đã an, đó là định.

Bặt dứt các duyên lại chẳng rơi vào không mà rõ ràng thường biết là huệ.

Rõ ràng thường biết là bản tính chân tâm, là chân kinh. Chân tâm ngay nơi mình đó nên là kinh của tiểu thừa. Có thể lý giải cho người khác nên chân tâm là kinh đại thừa. Ai ai cũng có chân tâm không phụ thuộc văn tự nên nó là kinh tối thượng thừa. Chân tâm vô sinh bất tử nên nó là kinh kim cang thừa.

Chân tâm vô sinh bất diệt, nghĩa là vô lượng thọ.

Chân tâm rõ ràng thường biết, nghĩa là vô lượng quang.

Chân tâm dứt tuyệt phân biệt đối đãi nên là chân lý tuyệt đối, ai cũng có phần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảnh báo anh Muahoacai về cách dùng từ khiếm nhã với các thành viên diễn đàn. 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Thiên Sứ, tôi không có ý khiếm nhã với các thành viên diễn đàn đâu :mellow:.

 

Tôi nghĩ tôi dùng từ để cho vui vẻ thôi  :D , tuy nhiên nếu ai đó nghĩ là khiếm nhã thì tôi xin được xin lỗi.

 

Cụ nào biết thêm thông tin về kinh ngụy tạo thì chia sẻ nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Thiên Sứ, tôi không có ý khiếm nhã với các thành viên diễn đàn đâu :mellow:.

 

Tôi nghĩ tôi dùng từ để cho vui vẻ thôi  :D , tuy nhiên nếu ai đó nghĩ là khiếm nhã thì tôi xin được xin lỗi.

 

Cụ nào biết thêm thông tin về kinh ngụy tạo thì chia sẻ nhé.

TỰ TÍNH TÂM

Ở cấp độ tuyệt đối, bản chất tâm là sự trải nghiệm nội chứng vô ngôn tuyệt ngữ, không thể được hiểu bằng suy nghĩ và diễn tả được thành lời. Đó là sự sâu sắc vô cùng không thể thăm dò được bằng các quá trình suy nghĩ. Vì lý do này, ngay sau khi đạt được tỉnh thức, Đức Phật Thích Ca đã khai thị như sau:

“Sâu sắc và an bình, vô cùng đơn giản, quang minh không bắt nguồn từ bất cứ điều gì

Ta đã có phát hiện tựa như nước cam lộ của chư thiên.

Tại sao lại phải kể cho những người khác nghe về điều đó?

Sẽ không ai hiểu được.

Ta sẽ sống im lặng trong rừng”.

Chúng ta không thể biết được sự an bình, sâu sắc và đơn giản của tâm thông qua các quá trình suy nghĩ. Mặc dù chúng ta không thể mô tả tâm hay dùng kiến thức để hiểu được nó, các hành giả thực sự biết về tâm trong trải nghiệm về trí tuệ bản lai - biết được chính tâm, mà không có các phóng chiếu của suy nghĩ và tình cảm.

Bồ Đề Đạt Ma: Phật Pháp bao la cực kỳ uyên thâm nếu dùng ngôn ngữ biểu đạt ý nghĩa thì rất có giới hạn. Thế cho nên ở trong Kinh Phật đã có nói: bất luận ngôn ngữ hay văn tự gì đều không biểu đạt được chính nghĩa thiền thị của Phật. Có một sự thật, tức là hồi trước có người đứng ra hỏi Phật về sự huyền bí của duyên khởi, có hỏi về sự phân chia giữa vĩnh hằng và hư vô làm sao để phân biệt được ? Còn hỏi đến tính thiện và tính ác của con người ? Đối với những vấn đề này Phật Đà không bao giờ trực tiếp trả lời. Bởi vì Đức Phật đã biết những vấn đề này nếu dùng ngôn ngữ nói thì vĩnh viễn không làm cho con người hiểu biết được. Trong cuộc hội Linh Sơn, Phật đã rải hoa thị chúng chỉ có Ca Diếp Tôn Giả lãnh ngộ, chỉ mỉm cười chứ không nói một lời, như vậy mới có thể lãnh ngộ được ý chỉ của Phật Đà, chỉ lấy Tâm truyền Tâm ấn Phật tâm. Từ đó thì Tôn giả Ca Diếp rốt cuộc được chân truyền của Như Lai Thiền. Một điểm này có thể chứng minh được tất cả.

Văn tự cũng có thể giúp đỡ người cũng có thể làm lỡ cơ hội. Nếu như văn tự ký lục không đúng có sai lầm thì sẽ làm cho người tu hành sa chân lỡ bước...cho nên Thiền Tông chủ trương lập văn tự và cũng bất lập văn tự. Đối với kinh Phật chính thức chúng ta vẫn tiếp tục cung phụng nhưng tuyệt đối không được lập văn tự bậy bạ bởi vì có một số người tưởng bác học đa văn thì cứ thao thao bất tuyệt thành văn tự, như vậy không phải làm cắt đứt huệ căn của Phật và làm hại hậu thế hay sao..

Năm Thời Kỳ Nói Kinh

Tóm lại, trong một đời của Ðức Phật, tùy theo trình độ của mọi người mà thuyết pháp giáo hóa, mãi đến khi Ngài nhập diệt, cộng là 49 năm. Những Kinh Pháp của Ngài nói ra, về sau các đệ tử kết tập chia ra làm năm thời:

1.Thời thứ nhất nói Kinh Hoa-Nghiêm

Khi Phật mới thành Ðạo, ở tại cội Bồ Ðề, nói KINH HOA NGHIÊM 21 ngày. Vạch rõ chân tánh, chỉ bày chỗ cao sâu mầu nhiệm của Ðạo Phật, chủ đích có hai điều:

a) Dẫn dắt các bậc Bồ tát lên địa vị Ðẳng giác và Diệu giác.

b) Nêu bày giáo pháp rốt ráo của Như Lai, chỉ có Phật với Phật mới hiểu rõ mà thôi; Ngoài ra hàng nhị thừa ngồi nghe nhu đui, như điếc, huống chi ngoại đạo,tà giáo làm sao hiểu nổi! Ðức Phật trình bày giáo pháp siêu việt tuyệt vời ấy, là muốn cho đại chúng phải tu theo Ðại thừa Phật giáo mới được hoàn toàn rốt ráo.

2.Thời thứ hai Phật nói Kinh A-Hàm

Biết rằng: "Muốn đi xa phải do nơi gần, muốn lên cao phải từ nơi thấp", Ðức Thích Ca y theo chư Phật mà nói pháp Tam thừa. Vì vậy thời thứ hai, Ngài nói Kinh A Hàm trọn 12 năm, dùng thí dụ thực tế, chỉ rõ chân lý cho hàng Tiểu thừa dễ nhận, mà lo bề tự tu và tự độ.

3.Thời thứ ba Phật nói Kinh Phương Ðẳng.

Ðạo Phật chẳng những dạy pháp giác ngộ phần mình mà Ngài còn chỉ bày phương pháp giác tha nữa, tức là khuyến khích từ cái giác ngộ tiêu cực nhỏ hẹp của Tiểu thứa (AlaHán), để tiến lên cái giác ngộ tích cực bao la của Ðại thừa Phật giáo. Ấy là thời nói Kinh phương Ðẳng trọn 8 năm, dẫn dắt Tiểu thừa qua Ðại thừa.

4.Thời thứ tư Phật nói Kinh Bát Nhã.

Ðến khi Ðức Phật xem căn cơ của chúng sanh có thể tiến lên một từng cao nữa là hấp thụ được hoàn toàn giáo pháp Ðại thừa, nên Ngài chỉ bày Ðạo lý chân không của Vũ trụ, thuyết minh cái thật tướng, vô tướng của các pháp. Ấy là thời kỳ nói Kinh Bát Nhã trọn 22 năm.

5.Thời thứ năm Phật nói Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn.

Sự hóa độ một đòi của Ðức Phật gần viên mãn, thêm thấy căn cơ của chúng sanh đã thuần thục, có thể gánh vác Ðại thừa Chánh pháp của Như Lai, nên Ngài bèn nói rõ bản hoài của Ngài thị hiện ra đời là vì một nguyên nhân lớn: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến". Ngài phú chúc, thọ ký cho các hàng đệ tử, tương lai sẽ thành Phật. Ấy là thời nói Kinh Pháp Hoa và Kinh Niết Bàn trọn 8 năm. Ðến đây nhiệm vụ thuyết pháp độ sanh của đời Ngài đã viên mãn.

Tóm lại 5 thời thuyết pháp Cổ nhơn có làm bài kệ như sau:

Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt

A-Hàm thập nhị Phương Ðẳng bát

Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm

Pháp Hoa Niết Bàn cộng bát niên.

DỊCH NGHĨA

Trước nói Hoa Nghiêm hăm mốt ngày

A-Hàm mười hai, Phương Ðẳng tám

Hai mươi hai năm nói Bát Nhã

Pháp Hoa Niết Bàn cộng tám năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Rubi đã trả lời. 

 

Đoạn trích dẫn sau của Hòa Thượng Thích Minh Châu có phải cho thấy đã có sự trà trộn, thay đổi, xuyên tạc kinh điển hay không? 

 

 

''...Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự nguyên thủy của đức Phật và khiến cho các Phật tử không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy.

 

Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của các vị Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạc đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được học hỏi tu hành.

 

Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vào con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch...."

 

(http://thuvienhoasen.org/a16403/loi-chi-day-vo-gia-cua-hoa-thuong-thich-minh-chau-ve-chanh-tin)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Rubi đã trả lời. 

 

Đoạn trích dẫn sau của Hòa Thượng Thích Minh Châu có phải cho thấy đã có sự trà trộn, thay đổi, xuyên tạc kinh điển hay không? 

 

 

''...Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự nguyên thủy của đức Phật và khiến cho các Phật tử không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy.

 

Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của các vị Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạc đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được học hỏi tu hành.

 

Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vào con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch...."

 

(http://thuvienhoasen.org/a16403/loi-chi-day-vo-gia-cua-hoa-thuong-thich-minh-chau-ve-chanh-tin)

Thừa nào cũng nghiên cứu hết vì đều do Phật dạy và các Đại Bồ tát tái sinh truyền pháp để hiển bầy tất cả thừa. Ngay cả chỉ các sự kiện trong một đời Đức Phật cũng là một Mandala...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một nhận định về vấn đề  thật kinh giả.

 

Trích dẫn từ trang: http://thiendinh-hhn.blogspot.com/2014/01/truong-phai-phat-giao-thien-uong-ich.html

 

Minh Khánh says:
 
Câu chuyện trong cuộc đàm thoại giữa Sao Mai và HHN làm cho tôi thật sự thấy lúng túng. Như vậy có rất nhiều loại kinh không phải là kinh sách của Đức Phật Thích Ca truyền lại hay sao? Vậy xin chị HHN và Sao Mai cho biết, những kinh nào mới là kinh chính gốc của Phật giáo Ấn Độ? Tôi có thể tìm đọc những cuốn sách nào?
 
 
Sao Mai says:
... 
 
Kính thưa quí độc giả Minh Khánh!
 
Điều quí độc giả đưa ra, mới thoáng nhìn có vẻ đơn giản, thực sự đây là bài toán đau đầu cho chính bản thân trường phái Phật giáo. Thật vậy, nếu khảo cứu các tài liệu mà một số vị có chức sắc, ít nhiều có thẩm quyền trong trường phái Phật giáo viết ra, thì em thấy dường như họ có chung một thái độ, có lẽ để chứng minh là bản thân Phật giáo là một chủ nghĩa từ bi. Cho nên một số quí vị nói trên thường tìm cách dung hòa Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo Trung Quốc. Chúng ta có thể nhận biết tư tưởng này trong rất nhiều tài liệu của rất nhiều tác giả nổi tiếng. Phần đầu của tài liệu thì được trình bày mang màu sắc Phật giáo nguyên thủy, đến phần cuối lại thấy sự xuất hiện của Phật giáo thuần túy Trung Quốc như: Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, chức vụ Bồ Tát thay thế cho A La Hán của hệ phái Tiểu Thừa. Việc này làm cho độc giả vô cùng phân vân và bối rối. Vì tất nhiên ai cũng biết, không phải độc giả nào cũng là chuyên viên, chuyên gia cả. Ngày hôm nay, việc này có vẻ lại càng trầm trọng hơn nếu lấy học thuyết Phật giáo nguyên thủy làm thước đo.
 
Chúng ta chỉ cần vô một chỗ bán kinh sách của một nhà sách lớn nào ở tại Sài Gòn, hay nơi bán sách của những Chùa lớn tại Sài Gòn, thì phải bảo “thiên kinh vạn quyển” quả là không ngoa. Vấn đề đặt ra là hệ quả của hiện tượng này như thế nào? Thật vậy, nếu cứ căn cứ theo huyền sử cho rằng ngài Sakya Muni là người duy nhất đã sử dụng kỹ thuật thiền định một cách xuất sắc, và sau đó bỏ lại thân xác vật lý ra đi. Vậy chính tác giả của những tác phẩm này và người đọc những tác phẩm hiện tại đang được bày bán này có thực hiện được những thao tác mà họ nói trong những tác phẩm đó hay không? Mặt khác, nếu chúng ta công nhận Sakya Muni là kiến trúc sư duy nhất của trường phái Phật giáo, vậy thì tác giả của những tài liệu nói trên nếu không thực hiện được những thao tác như Sakya Muni đã từng làm, thì có thể khẳng định rằng những tài liệu được viết ra bởi các vị nói trên là “ hàng nhái”. Đây là một từ ngữ rất phổ thông trong xã hội ngày hôm nay. Có lẽ chẳng ai lại muốn mình mua phải hàng giả, kinh giả…. vì có thể nói một cách nôm na là “tiền đã mất, tật còn mang”. Ai đó thực sự muốn tu - nói theo tinh thần Phật giáo là  thoát khỏi bể khổ, bến mê; đoạn hết vô minh, khô cạn phiền não, đến bờ giải thoát… như Sakya Muni đã từng làm. Nhưng nay lại gặp phải “ thầy nhái”, “ kinh nhái” nói tóm lại là “hàng dỏm”, tai hại không biết thế nào mà lường!
 
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một nhận định về vấn đề  thật kinh giả và các đề liên quan (tiếp).

 

Tại sao lại có hiện tượng này?

 
Muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta phải lướt qua những giai đọan lịch sử quan trọng nhất của trường phái Phật giáo. Em xin tóm tắt sơ lược một số vấn đề cơ bản nhất, rất có thể quí độc giả đã biết rất rõ, nhưng vì bận rộn với cuộc sống có thể đã quên đi.
 
Kiến trúc sư trưởng của trường phái Phật giáo là ngài Sakya Muni, người ta gọi ngài là Phật, thời gian tìm hiểu, thực hành chỉ có một mình, không hề có một cộng sự, một người nào chia sẻ cùng Ngài. Chúng ta không thể tìm thấy trong bất cứ tài liệu nào, là Sakya Muni có cộng tác viên! Cho đến khi Ngài công bố những hiểu biết của mình về vấn đề này, thì vẫn chỉ có một mình mình. Có một câu nói nổi tiếng mà nhiều người biết, mà mong cả quí độc giả cũng không nên quên: “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn”. Hiểu theo nghĩa tích cực, Sakya Muni chỉ có một mình! Vậy mà sau này, chúng ta cũng lấy làm ngạc nhiên, không biết ở đâu xuất hiện ra đến “vạn Phật”, vậy mà được rất nhiều người chấp nhận một cách khá vô tư không thắc mắc gì cả, thật là một thái độ từ bi đáng kinh ngạc!
 
Theo lịch sử thì dường như có khoảng 4 lần người ta sắp xếp, hệ thống hóa lại những gì được ghi lại từ lời nói của Sakya Muni. Qua những đợt đúc kết này, thì người ta cho là có khoảng 5 bộ kinh chánh, tài liệu quen gọi là Vi Diệu Pháp và các tài liệu gọi là giới luật. Chỉ cần nhìn vào những lần đúc kết kinh tạng nói trên, một người ngây thơ cho lắm cũng thấy chẳng có tài liệu nào là Tiểu Thừa, hay Đại Thừa cả, mà chỉ có kinh sách của Phật giáo. Theo em nghĩ, đây là một bằng cớ lịch sử về tư liệu kinh tạng  cụ thể nhất, không cẩn gì phải tranh luận.
 
Vậy thì những kinh sách Đại Thừa ở đâu mà ra? Số tài liệu kinh sách Đại Thừa nhiều vô số kể đã thực sự khống chế trường phái Phật giáo trên khắp thế giới. Em có thể đan cử một thí dụ, ai cũng biết đến tên các loại kinh: Pháp Hoa, Thủ Lăng Nghiêm, Vu Lan, Bát Nhã…. Vậy mà, có cả những người tự cho mình là tu sĩ Phật giáo, dường như không đọc thì chẳng nói làm gì, mà chưa nghe thấy tài liệu Vi Diệu Pháp bao giờ! Thực tế, ai cũng đọc “ nam mô a di đà Phật”. Một người Việt Nam chẳng cần phải là một tín đồ Phật giáo, họ cũng biết chân ngôn này. Thật vậy những từ ngữ phiên âm từ chân ngôn “ Na mô Amitaba Hari Soaha”…. Người ta không thể ngờ được rằng, vị Phật gọi là Amitaba, nếu gọi là một người, một vị Phật… thì hoàn toàn là một khách lạ đối với ngài Sakya Muni. Em xin đoan chắc một điều, nếu Sakya Muni tái sinh ở thế kỷ 21 này, thì chắc chắn ngài sẽ vô cùng kinh ngạc! Những nơi mà được gọi là cơ sở tôn giáo Phật giáo, tất nhiên là của chính bản thân mình (Sakya Muni), nay lại có những vị tên tuổi vô cùng xa lạ như: Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền, Quán Âm Tự Tại, Địa Tạng Vương Bồ Tát….Ngài Sakya Muni tái sinh, chỉ còn một cách duy nhất là hỏi thăm các tu sĩ trong một cơ sở Phật giáo nào đó là các vị Phật, các vị Bồ Tát nói trên… là ai! 
 
Quí độc giả có thể tham khảo những tài liệu về kinh ngụy tạo Phật giáo và tất nhiên là các hệ phái ngụy tạo Phật giáo trong tài liệu “ Kinh ngụy tạo” ( Apocrypha). Tác giả: Kyoto Tokuno.Ph.D.  Dịch sang tiếng Việt : Phạm Doãn.
 
Kính thưa quí độc giả Minh Khánh!
 
Em cho là cái đáng quan tâm nhất đó là hệ quả của việc tu tập theo những giáo trình “ Háng nhái”. Quí độc giả cũng như em, nếu chúng ta bỏ cả một cuộc đời học tập theo một giáo trình “dỏm” thì hệ quả sẽ ra sao? Nếu chúng ta hiểu được rằng giáo trình Phật giáo chính gốc có thể giúp con người thoát qua bể khổ bến mê, thì việc này chúng ta hoàn toàn có thể tự làm được một mình, “ Tự thắp đuốc mà đi” … Nay Tịnh Độ của trường phái Đại Sư Tuệ Viễn Trung Quốc, thì cách tu tập lại hoàn toàn khác hẳn, ông giới thiệu cho nhân loại một vị Phật mới tên là A Di Đà. Vị Phật này  đưa ra tới mấy chục câu mà nội dung nói chung là có thể giúp đỡ cho bất cứ ai. Điều đáng sợ nhất là giúp đỡ vô điều kiện; nói một cách khác là bất chấp nhân - quả, cứ đọc tên vị Phật này liên tục ở những giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, thì có thể đến vương quốc do ngài quản lý. Em cho là cách nhập cảnh bất chấp quá trình dân sự và hình sự, thì có lẽ ngược lại với quan điểm nhân quả của Phật giáo. Thật vậy, một xã hội mà có quá nhiều thành phần phức tạp thì liệu có thể là một xã hội an ninh, thịnh vượng hay không?
 
Cuối cùng em xin cám ơn quí độc giả Minh Khánh!
 
Em xin trân trọng kính chào và hy vọng sẽ được gặp lại quý vị trong những dịp khác.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Kinh Pháp Cú - Lời Giới Thiệu

 

Tôi dịch tập Dhammapada ra tiếng Việt để cúng dường Phật đản 2513 (1969). Quyển kinh Dhammapada thuộc tập Khud daka Nikaya (Tiểu bộ kinh) được xem như quyển Thánh kinh trong Phật giáo và trở thành một trong những tập sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trong kinh sách Phật giáo. Không những 423 bài kệ trong kinh này tóm thâu tinh hoa giáo lý đức Phật, nhưng nhiều bài kệ đã trở thành những lời dạy chính đức Phật thân thuyết. Và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm thấy như thân nghe chính lời Phật dạy từ hơn 2000 năm vang lại. Giá trị bất hủ của tập Dhammapada là ở chỗ này, và ta cảm thấy không còn sợ trung gian của các vị Tổ sư kết tập kinh điển.

Chúng tôi cho dịch theo thể kệ năm chữ một, để thật trung thành với nguyên văn, và quí vị sẽ thấy rõ sự cố gắng của chúng tôi, đã dịch hết sức sát với nguyên văn, và nhiều bài kệ có thể xem không thêm, không bớt, một chữ Pali chúng tôi cũng cố gắng tôn trọng đến mức tối đa. Vì đây là thể kệ chứ không phải là thể thơ nên không có thi hóa trong bản dịch của tôi.

Dịch tập Dhammapada này ra thể kệ, chúng tôi chỉ có một tâm nguyện mong sao những lời dạy này của đức Phật sẽ soi sáng dẫn đường cho mọi hành động, tâm tư, ngôn ngữ của chúng ta. Và ở trong một thời đại đầy máu lửa đau thương nước mắt, đầy những phân hóa, hỗn tạp, hận thù này, những lời dạy này của đức Phật xoa dịu một phần nào cho tâm tư đã quá căng thẳng hay buồn nản của con người Việt Nam, làm con người Phật tử trở lại con người Phật tử.

 

Vạn Hạnh ngày Phật Đản 2513(1969)

Tỳ Kheo Thích Minh Châu

Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh.

 

(http://linhsonphatgiao.com/21/4/2014/kinh-phap-cu.html)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiền là Tâm Phật, Kinh là miệng Phật.

Nếu không thấm sâu Phật tính thì kể như dùng tình phàm soi thánh trí. Có thể sống chết đã có phần tự tại nhưng chưa chắc đã có con mắt lẻ để soi chiếu kinh điển. Các câu hỏi kia có phần rơi vào sự tình phàm dò thánh trí, thế thì vấn đề đặt ra không có tác dụng học phật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình phàm khó dò thánh trí, nhưng chúng ta là phàm hết thì đành nhắm mắt tin tưởng mọi thứ kinh điển hay sao cụ Rubi :P. Ở đây tôi nghĩ  vấn đề kinh thật kinh giả không đến như vậy đâu. Vấn đề kinh ngụy tạo hoàn toàn có thể được soi sáng, phơi bày sự thật qua sự nghiên cứu khoa học hiện đại (khảo cổ, lịch sử Phật Giáo, vv...), qua sự so sánh hay đối chứng cụ. Hãy để thời gian trả lời.

 

 

Hòa thượng Thích Minh Châu là người dịnh các kinh Trung Bộ Kinh... đã viết:

 

 

Càng dch, chúng tôi càng thy rõ ác ý ca các nhà Bà La Môn đã dùng danh t Tiu Tha đ gán vào nhng li dy thc s nguyên thy ca đc Pht và khiến cho các Pht t không dám đc, không dám hc, không dám tu nhng pháp môn y.

 

Càng dch, càng thy rõ dng tâm him đc ca các v Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tc đo Pht, khiến cho nhng giáo lý căn bn, nhng tinh hoa cao đp nht ca tư tưởng nhân loi, đã b nhng tư tưởng tà giáo xen ln, b rung b, b che du, không được biết đến, không được hc hi tu hành.

 

Thì vấn đề kinh ngụy tạo là có thể lắm lắm.

 

Hãy để thời gian kiểm chứng vấn đề này, sự thật bị che dấu thì cuối cùng cũng được phơi bày, lâu hay là mau thôi  :rolleyes: .

 

 

 

Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vào con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch....

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình phàm khó dò thánh trí, nhưng chúng ta là phàm hết thì đành nhắm mắt tin tưởng mọi thứ kinh điển hay sao cụ Rubi :P. Ở đây tôi nghĩ  vấn đề kinh thật kinh giả không đến như vậy đâu. Vấn đề kinh ngụy tạo hoàn toàn có thể được soi sáng, phơi bày sự thật qua sự nghiên cứu khoa học hiện đại (khảo cổ, lịch sử Phật Giáo, vv...), qua sự so sánh hay đối chứng cụ. Hãy để thời gian trả lời.

 

 

Hòa thượng Thích Minh Châu là người dịnh các kinh Trung Bộ Kinh... đã viết:

 

 

Thì vấn đề kinh ngụy tạo là có thể lắm lắm.

 

Hãy để thời gian kiểm chứng vấn đề này, sự thật bị che dấu thì cuối cùng cũng được phơi bày, lâu hay là mau thôi  :rolleyes: .

Kinh Lăng Nghiêm bị Thiên ma tiêu diệt trước tiên, kinh A Di Đà bị tiêu diệt sau cùng. Nay có qua điểm kinh Lăng Nghiêm là giả thế thì phải thấy rằng ngay tâm niệm là Thiên ma. Kinh Lăng Nghiêm bị tiêu diệt thì kể như không còn Pháp nhãn để thấy cái hay của Tiểu thừa. 

Ai nói kinh nào là giả vậy phải để xem họ có để lại xá lợi không đã. Còn Thiền sư Tuyên hoá để lại vô số xá lợi, Ngải khẳng định: Kinh Lăng Nghiêm không phải là giả.

Phật tu Tối thượng thừa mất công làm gì để cố chấp vào Tiểu thừa. Mấy cả các Hoà thượng tu Tiểu thừa nhưng vẫn thuyết Tối thượng thừa mà thôi-ngày nay. 

Long Thọ Bồ Tát được xem là Thích Ca thứ 2, Ngài nhập định xuống long cung đưa về Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Quốc bảo của Ấn Độ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 Hòa Thượng Tuyên Hóa có xá lợi hay không mình chưa kiểm chứng được và cũng chưa nhìn thấy tận mắt thì cũng nên biết vậy thôi, đừng khẳng định. Nghe nói có trường hợp người chết khi thiêu còn lại vài mẩu xương chưa cháy hết nhưng người ta vẫn bảo là xá lợi. Cụ Rubi cũng dễ tin đó há  :lol:.

 

Nhân cụ Rubi nói về Hòa Thượng Tuyên Hóa, tôi đọc được bài sau Hòa Thượng Tuyên Hóa nói kinh Vu Lan là kinh giả. Tôi trích ra đây để các cụ trong diễn đàn tham khảo (xem thêm trong đường link tôi đưa có các đối thoại đa chiều về vấn đề này).

 

Như bác Rubi nói Hòa Thượng Tuyên Hóa có xá lợi, chắc bác cũng nghe người khác nói lại, tôi đây cũng thế chỉ tìm hiểu thông tin trên mạng nên không dám kết luận thế nào chỉ biết đọc vậy thôi chứ không có ý kiến gì (về tính Ngụy tạo của kinh Vu Lan). 

 

Nói thêm rằng kinh Vu Lan có nhiều điểm tốt, dạy con người hiếu thuận với cha mẹ theo quan niệm đạo Khổng (theo ý hiểu của tôi), nhưng  Phật Giáo có lẽ có cái nhìn siêu vượt quá quan niệm đó, cái nhìn giải thoát.

 

Tốt nhưng có đúng là Đức Phật đã thuyết không hay người Trung Quốc đưa vào rồi tự cho là Phật thuyết và nó có hàm chứa tinh thần giải thoát trong đó không vẫn là một nghi vấn. 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Link: 

 

http://chanhtuduy.com/kinh-vu-lan-bon-thuc-hay-gia/

 

 

http://chanhtuduy.com/ngo-nhan-ve-kinh-vu-lan-bon/

 

 

Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?

 

Vào mùa tháng Bảy (âm lịch) ở chùa nào cũng khai hội Vu Lan báo hiếu. Nhưng tại sao chỉ nhắc đến Mẹ mà không báo hiếu Cha? Mà thôi, ai cũng được vì ai cũng là đấng sinh thành như người ta thường nói vậy! Mà tại sao chỉ có báo hiếu vào mùa này nhỉ? Còn mùa khác thì không báo hiếu sao? Mà tại sao lại phải vào tháng Bảy âm lịch mới có Vu lan thắng hội?

Thực sự ra ngày 14 tháng Bảy âm lịch hằng năm là ngày cúng giỗ tổ tiên người Tàu. Tại sao có sự trùng hợp với lễ Vu lan bồn một cách kỳ lạ như thế? Có ai suy nghĩ về điều này không? Tôi cũng như quý vị chưa từng nghĩ như vậy cho đến khi đọc được khai thị của hoà thượng Tuyên Hoá, vị thánh tăng người Trung Quốc, người sáng lập Vạn Phật Thánh Thành tại nước Mỹ vào thập niên 80 của thế kỷ 20.

Theo pháp ngữ của Ngài thì người Tàu ngụy tạo ra kinh “Vu lan bồn” nhằm củng cố sự chuyên chế của rường cột phong kiến, vốn lấy Trung Hiếu làm đầu, dầu là ngu trung và ngu hiếu! Ngoài ra còn nhằm vào những mục đích khác nữa! Thật choáng váng cho tôi lúc đọc đến chỗ này, nhưng niềm sùng kính của tôi đối với Ngài là tuyệt đối vào thời điểm đó, nên tôi hoàn toàn tin tưởng đây là sự thật.


Giờ đây bình tâm mà xét lại quả nhiên kinh Vu lan bồn lộ ra nhiều sơ hở, trái với chánh tư duy của nhà Phật. Theo kinh điển đạo Phật, một người đắc thánh quả thì 9 đời tổ tiên dòng họ được siêu thăng. Tôn giả Mục Kiền Liên sau khi quy y đầu Phật, chỉ 18 ngày sau là đắc A la hán, thì tại sao mẹ Ngài vẫn còn ở địa ngục?

 

Trong kinh Vu lan bồn, sau khi trở về từ địa ngục thăm mẹ, tôn giả Mục Kiền Liên được Đức Phật chỉ dẫn cách lập Vu lan bồn.  Trong kinh này có ghi là đàn tràng này được thiết lập với sự cúng dường phẩm vật (còn gọi là cúng trai tăng), và nhờ đến 500 vị thánh tăng A la hán cùng chú nguyện vào, thì mẹ Ngài mới siêu thăng. Vậy thì tôn giả chúng ta bấy giờ lấy đâu ra nhiều phẩm vật cúng dường và mời đâu ra dễ dàng 500 vị A la hán cùng một lúc nhỉ? Được biết, sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất chỉ có 499 vị, về sau có ngài A nan bổ sung mới đủ 500 vị. Như thế, thời điểm tôn giả Mục Kiền Liên “cứu mẹ”  làm sao có được nhiều thánh tăng A la hán vậy?

 

Nếu tôn giả Mục Kiền Liên làm như vậy, thì các tôn giả khác cũng có mẹ hoặc cha hoặc tứ thân phụ mẫu bị đoạ địa ngục. Vậy thì tính sao đây? Lẽ nào làm được cho tôn giả Mục Kiền Liên mà vị khác lại không? Đây là sự thiếu công minh, chắc chắn không phải là chỉ dụ của Phật!


Trong kinh “Địa tạng bổn nguyện” một người nữ Bà la môn, vì thương mẹ mình bị mất mà không biết thác sanh vào chốn nào, niệm tôn hiệu của Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai chỉ một ngày một đêm thì người mẹ ấy từ địa ngục thác sanh vào cõi trời. Suy ra, 500 vị thánh tăng A la hán cùng chú nguyện chỉ bằng một người nữ Bà la môn? Phải chăng chỗ này lộ ra sự vô lý về đối tượng “cầu siêu” và “đạo lực” giữa một người phụ nữ với hàng trăm vị thánh tăng?

 

Do những sơ hở này, chúng ta hiểu thêm về xác quyết của hoà thượng Tuyên Hoá. Đây không phải lần đầu người Tàu nguỵ tạo kinh điển. Hoà thượng Hư Vân cho biết, thời Võ Tắc Thiên, kinh “Đại Vân” được “sáng tác” nhằm phục vụ cho việc soán ngôi vua của bà ấy!

 

Đối với người Tàu, cái gì cũng có thể nguỵ tạo, bịa đặt, vẽ rắn thêm chân. Các vị xem “Tây du ký” là truyện chương hồi của Ngô Thừa Ân, khác xa với chính sử về hình ảnh của Pháp sư Trần Huyền Trang còn gọi là Đường Tam Tạng. Xem truyện “Thuỷ Hử”, lại càng thấy tài hư cấu bịa đặt của người Tàu đối với chính sử mà Thi Nại Am đã phóng tác. Mới đây nhất, trong một bài viết đăng trên báo “Hôn nhân và Pháp luật”, tác giả Phong Nguyệt cho biết, hậu bối của dòng họ Võ, đòi kiện con cháu nhà văn Thi Nại Am vì đã bôi xấu tên tuổi của Võ Đại Lang, vốn thời đó là một vị quan thanh liêm, chứ không phải là chàng gù bán bánh tiêu trong truyện “Thuỷ Hử”.


Dẫn chứng nóng hổi nhất, thời sự nhất là người Tàu cho rằng đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc, trong khi những tài liệu lịch sử đều không có. Còn đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra, chỉ mới đây thôi, khẳng định vùng biển Đông là của Trung Quốc. Cả thế giới lên án, Việt Nam đã bác bỏ luận điểm trên bằng những chứng cứ lịch sử đầy thuyết phục. Trung Quốc không dám đưa vấn đề này ra Toà án Quốc tế.

 

Trở lại kinh “Vu lan bồn”, chúng ta nên xét lại để mà minh bạch với đồ chúng, để nguỵ-chân, thực giả đưa ra ánh sáng Phật pháp chiếu soi. Đừng vì những gì gọi là truyền thống hay là những lợi ích gì đó mà không dám lên tiếng!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảnh báo anh Muahoacai về cách dùng từ khiếm nhã với các thành viên diễn đàn. 

Nghiệm thấy ý kiến này của chú Thiên Sứ không thừa tí nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Rubi cho tôi biết tôi khiếm nhã chỗ nào không? tôi chưa biết (nghiêm túc) mình khiếm nhã chỗ nào.

 

Hay là do tôi gọi các bác là cụ   :) , tôi dùng cụ cho vui vẻ chứ chẳng có ý bất kính gì đâu.


Mà bác Thiên Sứ thường xưng là lão thì tôi gọi là cụ cũng được chứ nhỉ  :) .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Rubi cho tôi biết tôi khiếm nhã chỗ nào không? tôi chưa biết (nghiêm túc) mình khiếm nhã chỗ nào.

 

Hay là do tôi gọi các bác là cụ   :) , tôi dùng cụ cho vui vẻ chứ chẳng có ý bất kính gì đâu.

Mà bác Thiên Sứ thường xưng là lão thì tôi gọi là cụ cũng được chứ nhỉ  :) .

 

Cái vấn đề Kinh giả Kinh thật chẳng đi đến đâu, mà có muốn đi đến cùng có khi lại biết được tại sao phải có Kinh giả. Mục đích của kinh là củng cố tâm linh cho số đông là được. Ví dụ thấy một Sư Thầy phạm giới rồi cứ hiếu kỳ theo cái sự đó mà không biết vị đó tu hành rất nhiều kiếp và nhiều kiếp vẫn tu, chỉ là vị đó muốn trải qua một kiếp sống đời thế tục để hiểu cảm giác của chúng sint, nhưng nó được bề trên viết kịch bản để mọi sự diễn ra có hậu sao cho vị Sư kia đạt được sự trải nghiệm mà không ảnh hưởng đến niềm tin của số đông.

Cho nên cần phải phóng khoáng hơn đối với vấn đề Kinh giả Kinh thật. 

Cho nên mới nói cẩn thật rơi vào cái sự dùng tình phàm soi thánh trí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Rubi trả lời nhé.

 

 

 

Cái vấn đề Kinh giả Kinh thật chẳng đi đến đâu, mà có muốn đi đến cùng có khi lại biết được tại sao phải có Kinh giả
Cho nên cần phải phóng khoáng hơn đối với vấn đề Kinh giả Kinh thật

 

Tôi thì khác bác, tôi nghĩ đó là vấn đề rất quan trọng, quan trọng cho cả tiền đồ Phật Giáo của Việt Nam. Có thể bác cho tôi nghĩ xa xôi và viển vông, nhưng thực sự là như vậy đấy, lòng tôi cứ khắc khoải về vấn đề này (cũng vì thế mà tôi mới vào trang của bác Thiên Sứ trao đổi).

 

Mong rằng sự thật trắng đen, dù thế nào, cũng được làm sáng tỏ. Vì tôi nghĩ tu sai đường nguy hiểm lắm, uổng phí bao nhiêu thời gian công sức  mà có khi huân tập thêm một mớ kiến chấp (già rồi mới nhận ra thì chẳng còn nhiều thời gian).

 

Đức Phật hồi xưa đi tu theo ngoại đạo, tu hết sức mà không tìm thấy sự giải thoát, ngài đã từ bỏ pháp tu ngoại đạo, điều đó cho thấy không phải con đường nào cũng đúng đâu.

 

 

Tôi nghe bài này của sư Thích Thông Lạc cũng thấy gợi mở  được nhiều vấn đề về thế giới siêu hình, cảnh giới A di đà, thêm bớt trong kinh điển (chỉ là gợi mở thôi, tôi chưa dám khẳng định điều gì):

 

https://7831980855358b16dd6bd5d569b1f4e8abc9d904.googledrive.com/host/0B9lgZyndgmkqfnNMbXFROTY2aU9EUGEtM0xGbElsM2tjM0NTdFlFVzhnVTcySGNiMkZKb1k/04-QuyLuatNhanQua-ThienDangDiaNguc-ConDuongTuTapCuaThay-(5-4-2002).mp3

 

(http://mot-goc-nhin-ve-phat-giao-dai-thua.blogspot.com/)

 

Cảm ơn bác Rubi đã bỏ thời gian trao đổi với tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Rubi trả lời nhé.

 

 

Tôi thì khác bác, tôi nghĩ đó là vấn đề rất quan trọng, quan trọng cho cả tiền đồ Phật Giáo của Việt Nam. Có thể bác cho tôi nghĩ xa xôi và viển vông, nhưng thực sự là như vậy đấy, lòng tôi cứ khắc khoải về vấn đề này (cũng vì thế mà tôi mới vào trang của bác Thiên Sứ trao đổi).

 

Mong rằng sự thật trắng đen, dù thế nào, cũng được làm sáng tỏ. Vì tôi nghĩ tu sai đường nguy hiểm lắm, uổng phí bao nhiêu thời gian công sức  mà có khi huân tập thêm một mớ kiến chấp (già rồi mới nhận ra thì chẳng còn nhiều thời gian).

 

Đức Phật hồi xưa đi tu theo ngoại đạo, tu hết sức mà không tìm thấy sự giải thoát, ngài đã từ bỏ pháp tu ngoại đạo, điều đó cho thấy không phải con đường nào cũng đúng đâu.

 

 

Tôi nghe bài này của sư Thích Thông Lạc cũng thấy gợi mở  được nhiều vấn đề về thế giới siêu hình, cảnh giới A di đà, thêm bớt trong kinh điển (chỉ là gợi mở thôi, tôi chưa dám khẳng định điều gì):

 

https://7831980855358b16dd6bd5d569b1f4e8abc9d904.googledrive.com/host/0B9lgZyndgmkqfnNMbXFROTY2aU9EUGEtM0xGbElsM2tjM0NTdFlFVzhnVTcySGNiMkZKb1k/04-QuyLuatNhanQua-ThienDangDiaNguc-ConDuongTuTapCuaThay-(5-4-2002).mp3

 

(http://mot-goc-nhin-ve-phat-giao-dai-thua.blogspot.com/)

 

Cảm ơn bác Rubi đã bỏ thời gian trao đổi với tôi.

Ở cấp độ tuyệt đối, bản chất tâm là sự trải nghiệm nội chứng vô ngôn tuyệt ngữ, không thể được hiểu bằng suy nghĩ và diễn tả được thành lời. Đó là sự sâu sắc vô cùng không thể thăm dò được bằng các quá trình suy nghĩ. Vì lý do này, ngay sau khi đạt được tỉnh thức, Đức Phật Thích Ca đã khai thị như sau:

“Sâu sắc và an bình, vô cùng đơn giản, quang minh không bắt nguồn từ bất cứ điều gì

Ta đã có phát hiện tựa như nước cam lộ của chư thiên.

Tại sao lại phải kể cho những người khác nghe về điều đó? 

Sẽ không ai hiểu được.

Ta sẽ sống im lặng trong rừng”.

​Nếu quan trọng thì phải hỏi Phật tu thiền, đó là thiền gì. Phật truyền thiền đó cho đại đệ tử nào. Kinh bên ngoài có thế giả cho nên mới nói tu tại Tâm. Tâm là kinh vô tự, chắc chắn không ai làm giả được. Thiền là Tâm Phật, Kinh là miệng Phật.

Sợ người ta giả miệng Phật thì quay về vấn đề Tâm Phật, vấn đề tối quan trọng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay