longphibaccai

Hồ Thủy Sinh Trong Phong Thủy Ngôi Gia Dưới Góc Nhìn Từ Phong Thủy Lạc Việt

1 bài viết trong chủ đề này

HỒ THỦY SINH TRONG PHONG THỦY NGÔI GIA DƯỚI GÓC NHÌN TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT

PHẦN 1: SỰ TÁC ĐỘNG VÀ VỊ TRÍ ĐẶT HỒ THỦY SINH

 

Tác giả: Longphibaccai – Nguyễn Quốc Duy

Thành viên diễn đàn Lý Học Đông Phương

Hướng dẫn: Thầy Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh

 

HOTHUYSINH1.png

 

Ngày nay, phong trào chơi hồ thủy sinh trở nên khá phổ biến và trở thành niềm đam mê của nhiều người, từ một anh doanh nhân giàu có cho đến một cô bé học sinh trung học cơ sở… Thú chơi hồ thủy sinh còn đòi hỏi người chơi thể hiện sự sáng tạo và chinh phục những đỉnh cao mới. Từ việc đưa khung cảnh thiên nhiên, những nét đẹp bình dị của làng quê, sông núi, rừng già, đáy biển vào hồ cho đến việc nuôi những động vật thủy sinh khó nuôi, đòi hỏi cao về chất lượng môi trường nước và nhiệt độ.

 

Thú chơi hồ thủy sinh là vậy, nhưng nhiều người vẫn có thắc mắc hồ thủy sinh có ảnh hưởng hay tác động như thế nào đến ngôi nhà của mình, tốt xấu ra sao, hay người mệnh Hỏa có chơi hồ thủy sinh được không và đặt tại vị trí nào là tốt?

 

1.   Hồ thủy sinh tác động như thế nào đến ngôi gia?

 

Hồ thủy sinh ngoài việc giúp cho những người trong nhà có cảm giác thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc căng thẳng, còn có tác dụng tốt trong Phong Thủy ngôi gia.

Cổ nhân có câu: “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc” - Núi thì quản người, nước thì quản tài lộc và tạo sinh khí. Đối với không gian lớn như quán café, quán ăn, nhà hàng, khách sạn lớn … Nhiều Phong Thủy Gia đã dụng Thủy Pháp là các thác nước, các hồ nước, hồ nuôi cá cảnh lớn ngoài trời, và đối với không gian nhỏ hơn là trong gia đình, quán café, các quán ăn nhỏ là các hồ cá, hồ thủy sinh trong nhà … Ngoài việc làm đẹp cảnh quan, hồ thủy sinh còn có mục đích là chiêu tài tụ khí giúp cơ sở kinh doanh phát triển, tăng sự thịnh vượng của ngôi gia.

 

2.   Người mạng Hỏa có nên chơi hồ thủy sinh?

 

Theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5.000 năm, đã xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là một học thuyết có khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri (1). Nên đối với những người mệnh Hỏa hay bất cứ mệnh gì trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Thổ) đều có thể chơi hồ thủy sinh trong ngôi gia của mình, vì mạng chỉ là sự phân loại trong Ngũ hành.

 

3.   Hồ thủy sinh đặt tại vị trí nào là tốt?

 

Trong Phong Thủy Lạc Việt thì hồ thủy sinh là nơi tụ khí và luân chuyển sinh khí trong nhà, khí do hồ thủy sinh sinh ra là Âm khí, hồ thủy sinh có tác dụng kích hoạt sinh khí có lợi cho sức khỏe, kích hoạt tài lộc (2)… Về nguyên tắc thì đặt hồ ở đâu trong nhà cũng được với điều kiện là ngôi gia phải tụ khí thì hồ thủy sinh mới phát huy hiệu quả của nó. Nhưng ở những vị trí khác nhau, sẽ có những tác động tốt xấu khác nhau. Đặt ở nơi mộ khí thì sẽ có tác dụng xua tan Âm khí. Ở nơi sinh khí và vượng khí có tác dụng kích hoạt sinh khí tốt, có lợi cho sức khỏe, nhưng trong nhà phải thoát khí tốt và hồ thủy sinh đặt trong nhà phải hài hòa, cân đối.

 

a.     Các vị trí tốt đặt hồ thủy sinh:

-       Có thể đặt hồ thủy sinh tại vị trí hướng Bắc (cung Khảm), hướng Đông (cung Chấn) hoặc hướng Đông Nam (cung Khôn (3)) của ngôi gia sao cho phù hợp. Hướng Bắc thuộc cung Sự Nghiệp, tượng trưng cho sự vững bền, thuận lợi và thăng tiến trong công việc. Hướng Đông thuộc cung Sức Khỏe, Gia Đình, tượng trưng cho sinh lực, sự tươi trẻ, tình cảm và hạnh phúc gia đình. Hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho tài lộc, sự sung túc, của ăn của để trong nhà…

Bat%20cung%20hoa%20khi%201_zpsyv83xu3s.p

Đồ hình "Bát cung hóa khí" theo Phong Thủy Lạc Việt.

-       Đối với các căn hộ chung cư có cửa ra vào đối xung với nhau, cửa chính đối xung với cửa thang máy, cầu thang chung cư đâm vào nhà thì ta có thể đặt một hồ thủy sinh để tránh xung sát khí.

 Cua%20doi%20cua%201_zpshozygazo.png Cua%20doi%20thang%20may%201_zpsfrwbar5k.

 

-       Đối với nhà có các cửa thẳng hàng (cửa trước thẳng hàng với các cửa sau) thì ta đặt hồ thủy sinh để hóa giải xuyên tâm sát tác động xấu đến ngôi gia.

Xuyen%20tam%20sat%201_zpsu4bc53oy.png

-       Đối với nhà nằm ngay ngã ba có con đường phía trước đâm thẳng vào nhà, tùy vị trí thích hợp có thể đặt một hồ thủy sinh ở phòng khách để hạn chế xung sát khí đâm vào nhà.

Nha%20nga%20ba%201_zpsygrl8vhd.png

-       Hồ thủy sinh có thể đặt ở phòng bếp nhưng không được đối xung với bếp vì Thủy Hỏa tương khắc.

-       Hồ thủy sinh có thể đặt ở phòng làm việc, phía trước mặt người ngồi để giúp người làm việc giảm stress và tạo sinh khí cho căn phòng.

 

b.     Các vị trí không tốt đặt hồ thủy sinh:

 

-       Không nên đặt ở phòng ngủ vì không gian ngủ nghỉ cần sự yên tĩnh, tránh sự tác động của âm thanh do bộ lọc, máy sủi oxy, quạt trong hồ thủy sinh tạo nên.

-       Không nên đặt hồ thủy sinh ở phòng thờ tự ông bà, tổ tiên đối với nhà có phòng thờ riêng biệt.

-       Không nên đặt hồ thủy sinh gần nhà vệ sinh vì hồ thủy sinh để lâu ngày sẽ tích tụ xú khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong nhà.

 

Tóm lại, tùy vào mục đích muốn hướng đến của gia chủ và hóa giải những yếu tố xấu tác động đến ngôi gia thì ta đặt hồ thủy sinh tại những vị trí thích hợp nêu trên, để nó có thể phát huy hiệu quả nhằm hạn chế những tác động xấu và tăng sự thịnh vượng của ngôi gia.

Tp.HCM, ngày 9 tháng 9 năm Bính Thân.

 

PHẦN 2: BỐ CỤC HỒ THỦY SINH TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

 

Tài liệu tham khảo:

(1),(3): Sách Minh Triết Việt Trong Văn Minh Đông Phương – Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Xuất bản: 2014

(2): Tài liệu Phong Thủy Lạc Việt – Lưu hành nội bộ

Hình ảnh: Nguồn Internet

12 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites