Posted 22 Tháng 8, 2016 trích lược sách "Vận Khí Bí Điển" - do Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác viết. Trong sách có nhiều nội dung liên quan tới vận, khí, số mệnh. Và vấn đề về ngũ hành được thảo luận một cách tinh vi thấu đáo - nay post lên đây để các bạn tham khảo.--------------1. PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ, MÂY, KHÍ, SẮC1.1 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN KHÍ MÂY GIÓ ĐẦU NĂM1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN 8 THỨ GIÓ BỐN MÙA1.3 PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ ĐỘC1.4 PHƯƠNG PHÁP XEM 8 THỨ GIÓ TRONG 9 CUNG2. VẬN KHÍ2.1 THUYẾT CHỦ KHÍ2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN CHỦ KHÍ2.3 THUYẾT KHÁCH VẬN2.4 PHÉP ĐOÁN KHÁCH VẬN2.5 THUYẾT KHÁCH KHÍ2.6 PHÉP ĐOÁN KHÁCH KHÍ2.7 TÓM TẮT CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍ2.8 HƯỚNG DẪN CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍ2.9 CƠ CHẾ BỆNH CỦA VẬN KHÍ2.10 CHÍNH HÓA VÀ ĐỐI HÓA2.11 PHƯƠNG PHÁP SUY LƯỜNG VỀ 5 THỨ THIÊN KHÍ2.12 SỰ TƯƠNG QUAN, ĐỒNG HÓA GIỮA VẬN VÀ KHÍ-------------------1. PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ, MÂY, KHÍ, SẮCBậc thánh nhân thời xưa xem "ngũ sắc" của mây, thấy vàng - trắng - đen - đỏ qua năm phương mà lâm vào vị nào trong 10 can, mới lập ra "ngũ vận". Lại xét ngũ khí kể trên đi qua 28 sao, dưới ứng với 28 phương vị mà lập ra "lục khí". Cho nên cổ nhân trông khí mây, nếu có điềm lành/điềm dữ về phương nào là biết ngay, khí của núi bốc lên thường có gió theo, mà mây là khí thăng giáng của âm dương.Ta hãy xem lúc oi bức, âm khí bốc lên, dương khí giáng xuống mà thành mây thành gió, khi có mưa mới thôi. Cho nên mưa rồi ở nơi núi trầm, mây khói bốc lên chả phải là âm khí phát tiết hay sao?Lại xem loài chim bay đè khí mà đi lên, lá rụng đảo đi đảo lại rồi mới rơi xuống, cũng bởi khí vướng lại. Cho nên xem mây phải xem đến gió, xem gió không thể bỏ qua được khí của mây; mỗi khi xem khí của mây lại xem gió ứng về phương nào: Phương tốt: là những phương có Thiên đức, Nguyệt đức, Chi đức, Can đức, Sinh khí. Phương xấu: các hung thần tướng, tử khí, tam hình, lục hại. Xét tam hợp, lục hợp, sinh khắc, suy vượng, Thái tuế, không vong... để hiểu hết được triệu chứng tốt hay xấu.PHÉP XEM GIÓ/MÂYLập Kính Thiên đài: đắp một cái đài ở chỗ tịch mịch, cao 12 trượng (theo về 12 chi), chung quanh rộng 4 thước (theo về 24 khí), quay lưng về hướng Tý, mặt quay về hướng Ngọ. Ở giữa cắm một cụm cờ để xem gió: Cán cờ xem mùa Xuân mùa Hạ cao 15 thước (vì mùa Xuân và mùa Hạ thì khí của gió trở đi trở lại) Cán cờ xem mùa Thu cao 20 thước (vì khí gió mùa Thu đi trên cao) Cán cờ xem mùa Đông cao 10 thước (vì khí gió mùa Đông đi thấp) ở dưới cán cờ đặt một cây kim để định phương hướng. Trên mặt đài, xung quanh cắm biển 12 giờ để chỉ rõ từng khu vựcHàng năm, nên xem vào lúc giờ Dần ngày mùng 1 tháng Giêng. Người xem phải tắm rửa trai tịnh, sạch sẽ, lên đài thắp hương, kính lễ xong lui ra, đứng ở chính xem giữa, xem khí mây khắp cả 5 phương, hoặc thấy mây ở phương nào đó, hoặc là thấy hai lần ở cùng một phương nào, đầu hướng về phương nào, đuôi chỉ về phương nào (to mà đậm đặc là đầu, nhỏ mà loãng nhạt là đuôi), khí sắc thế nào, nhạt hay đậm? Rồi lại xem gió thổi trái chiều lá cờ từ phương nào thì biết gió từ phương ấy tới. Như trên đã nói, phải xem gió từ phương tốt hay phương xấu tới, có gặp hình khắc xung phá gì không, sinh vượng hay hưu tù... để xét tốt xấu; trong tốt có thể ẩn xấu, trong xấu có thể ẩn tốt, hoặc tốt mà gặp sinh vượng thì càng thêm tốt, xấu mà gặp hưu tù, khắc, hình hại xung phá thì càng thêm xấu. Phải xem ứng xa hay ứng gần, ngày nào giờ nào, xem xét xong, lạy tạ mà lui ra.1.1 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN KHÍ MÂY GIÓ ĐẦU NĂMPhương pháp đoán, hễ thấy: khí xanh là phong khí đỏ là nhiệt khí vàng là thấp khí đen là hàn khí trắng là táo lại nói, nếu khí hiện kiêm nhiều màu thì phải xem màu nào chiếm nhiều, màu nào kiêm ít mà làm chủ đạo, đây là nói sơ lược. Điều cốt yếu là người coi phải xem khí mây gì, sắc gì, hiện phương nào để xem biết sinh khắc chế hóa, ví dụ: thấy sắc vàng tức hành thổ hiện ra ở phương Tý, tức là khí thổ khắc khí phương vị thì phương Tý ấy gặp nhiều dịch bệnh. Lại xem phương ấy có gì sinh khắc chế hóa hay không, ví như có Can đức, Chi đức, Sinh khí lâm vào, được vượng tướng khí thì trong xấu có tốt, bệnh dịch sinh ra sẽ phải lui. Còn ngược lại bị hưu tù, gặp Tử khí, Tử thần tức là đã xấu còn xấu thêm tất bệnh dịch nghiêm trọng.Lại xem gió lúc ấy từ phương nào thổi tới, ví như gió từ phương Ngọ thổi tới, tức là Hỏa phong xung khắc phương Tý thì tình hình càng tệ hại; còn nếu gió từ phương Thân thổi tới là Kim phong, tam hợp với phương Tý thì tai dịch đó nhất định sẽ nhẹ đi. Lại tiếp tục xem phương ấy với Thái tuế có xung khắc hình hại gì không, tốt xấu như thế nào mà phán đoán thành bại. Như năm Mão xem phương Tý thủy sinh Mão mộc thì phương Tý ấy có triệu hao tán rồi, tuy Mão mộc có thể khắc Thổ sắc vàng, nhưng Mão Tý tương hình, cái xấu không giải được, tuy có ý đến giải nhưng không thực tâm đến cứu.Nếu năm Dậu xem phương Tý thì Dậu sinh Tý, phương này có tai biến sẽ giải được. Sau lại xem phương nào ứng với thời sở nào, xa hay gần: ví dụ xem phương Tý có khí vàng Thổ thì suy ra phương Tý bị hại, thời gian bị hại vào các năm tháng ngày giờ hành thủy, xa thì ứng ngoài nghìn dặm, gần thì ứng trong nghìn dặm, hoặc ứng vào ngày, giờ. Còn như thấy trời trong gió nhẹ, bốn phương tạnh sáng thì đều là tươi tốt, không cần phải truy tìm nghiên cứu, hoặc thảng trên trời phảng phất có sắc hơi đỏ, hơi vàng, như hơi có ráng (hào quang), đó là mây lành triệu tốt, thì năm ấy chẳng những mọi việc yên ổn, mà còn được mùa.Nếu xem về ngày, mà suốt ngày mây dầm gió lạnh, âm u ảm đạm đều là triệu xấu, tuy có Nguyệt đức, Thiên đức sinh hợp với Thái tuế cũng đều vô dụng, hoặc sắc mây dầm xanh xanh như màu khí sắt, thì năm đó không những dịch lệ tai thương, mà trong nước phải có triệu binh đao. Phép xem trên đây, hễ thấy hoặc tốt hoặc xấu, hãy nên im lặng suy nghĩ. Nếu trong 3 ngày, ngày nào cũng thấy hiện tượng như vậy thì sự tốt xấu mới ứng nghiệm; nếu trong 3 ngày mà có một trận gió to hay mưa to thì việc xem hôm đầu, xấu cũng không thành xấu, tốt cũng không thành tốt, cho nên gọi là "không vong"Ví dụ: năm Giáp Tý (nạp âm kim), tháng giêng Bính Dần (hỏa), ngày mùng 1 Ất Mão (thủy), giờ Mậu Dần (thổ) bỗng xem thấy phương Mão (mộc) hiện ra một đám mây đầu hướng về phương Tý (thủy) mà đuôi hướng về phương Ngọ (hỏa), sắc mây màu trắng phá xanh lơ - là sát khí. Lúc bấy giờ lại thấy gió từ phương Dậu tới, nghe tiếng gió giống như kêu gào thảm thương, phải rợn tóc gáy thì đoán rằng: phương Mão tuy có 3 sao tốt là Niên đức, Niên vượng và Tuế sinh (Tý đức ở Mão, Tý thủy, nên phương Mão mộc vượng, thái tuế là Tý thủy sinh phương Mão mộc), song khí mây là hành kim, tháng Bính thì hành kim của khí mây bị bệnh ở Thân, tử ở Dậu (tức khí mây là tử khí), kiêm có triệu tiếng gió kêu gào thảm thương, lại thêm phương Mão hình thái tuế Tý: kết luận năm Giáp Tý đó về phương Mão phải bị mất mùa và bệnh dịch, người chết nhiều vô kể. Nếu về mùa Hạ hỏa vượng mộc suy thì tai họa xảy ra ở nơi xa (gần thì dưới nghìn dặm, xa thì ứng trên nghìn dặm)... Trên đây là ví dụ của phép suy luận, gặp các trường hợp cứ thế mà suy ra. Lại nói đậm đặc là mây mà loãng nhạt là khí, tuy loãng nhạt mà di động thì là mây bay. Tuy đậm đặc mà trong thì là khí (trích trong quyển Kinh Thiên).1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN 8 THỨ GIÓ BỐN MÙAHễ xem 8 thứ gió thì gọi là "phong giốc", giốc nghĩa là đánh trọi, giốc phong tức là gió trái thời tiết, gió phát đột ngột, kêu gào như sát khí, phải rợn tóc gáy trong cả 4 mùa - loại gió như vậy đều có thể chiêm nghiệm, chỉ lấy 8 phương mà xem, không cần hỏi tới năm, tháng, ngày, giờ. Ngoài ra chỉ chú trọng lúc đó khí trời thế nào, hoặc ban ngày, hoặc ban đêm: nếu khí trời sáng sủa, được gió tốt thì càng tốt, nếu gặp gió xấu cũng có thể cứu được. nếu khí trời âm u ảm đạm, tuy được gió tốt cũng xấu lại như trời mưa thì không kể, chỉ tính khi không mưa tự nhiên bỗng có gió tới như trào tuôn, nghe như ngựa hí, cát chạy thì gọi là "quỷ sầu phong". Hễ phương nào mà có gió này thổi tới là sẽ có đao binh dịch lệ, những người gặp phải gió này thì hay xảy ra chứng đột tử. Lại nghiệm xem tiếng gió hoặc du dương như tiếng ca nhạc, hoặc rầm rập như xe ngựa rong ruổi, hoặc bi thảm giống như tiếng kêu thương khóc lóc, gào thét như tiếng tức giận quát mắng, hoặc là tiếng đánh giết nhau, đều nên xem xét sự tốt xấu của nó. Còn như kỳ hạn ứng việc, thì xem sức gió thổi tới dài hay ngắn, chậm hay nhanh mà đoán nhật kỳ xa hay gần. Lại lấy bên bị khắc là báo ứng của kỳ xấu, bên tương sinh là báo ứng của kỳ tốt. Lại như những nơi đi qua, những phương gió tới đều là những phương bị dính tai họa/hay được cát lợi (tùy theo triệu).Bài phú "Phong giốc" nói "muốn thông tai biến của trời đất, phải đọc thuộc sách phong giốc. Lại nói "người trên có thể đem quân đi đánh giặc, giúp nước yên dân, người dưới có thể biết điềm tốt xấu, tìm phương lánh nạn". Hoặc nói "biết rõ sự trái hướng của bốn mùa, mới định được gió mây trong 8 cõi". MÙA XUÂN gió phương Càn, nhân dân bệnh tật gió phương Khảm, cảm bệnh nhiều hơn Cấn lai, tai biến gây nên, Chấn phong phát động muôn nghìn hoa tươi Gió phương Tốn thuận thời lúa tốt Gió Ly tới mất hết mùa màng Khôn phong mưa gió thuận thường Đoài phong đồng ruộng vắng tràng tiếng ca. MÙA HẠ Gió phương Càn, không an súc vật Gió phương Khảm bệnh tật tai ương, Cấn phong, hạn hán khác thường Chấn phong, dịch đậu rõ ràng nơi nơi, Gió phương Tốn hoa tươi cỏ tốt Gió phương Ly, bệnh tật gây ra Khôn phong, khan hiếm quả hoa Đoài phong, đồng ruộng nhiều nhà thất thu MÙA THU Gió phương Càn, cỏ cây chen chúc Gió phương Khảm, lục súc thảm thương Cấn phong, chim chóc tai ương, Chấn phong lục súc khó đường chăn nuôi Tốn phong tật dịch nhiều nơi, Ly phong phương ấy lại người bất an Khôn phong ác dịch nhiều nơi Đoài phong cây cỏ héo mòn khó tươi MÙA ĐÔNG Càn phong lúa tốt đầy đồng Khảm phong tật dịch bỗng dưng chết người Cấn phong trâu dê bị toi, Chấn phong dịch lệ nơi nơi hoành hành Tốn phong trâu dê chẳng lành Ly phong tật dịch phát sinh rõ ràng Khôn phong lục súc bất thường Đoài phong tuyết xuống đầy đường đầy sân 1.3 PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ ĐỘCNội kinh nói "tà khí, gió độc phải lựa chiều mà tránh"1.4 PHƯƠNG PHÁP XEM 8 THỨ GIÓ TRONG 9 CUNGThiên "bát phong" trong Kim Quỹ nói: sao Thái Nhất thường bắt đầu từ ngày Đông chí là ở cung Hiệp trập, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thiên lưu, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thương môn, qua 46 ngày đêm lại ở cung Âm lạc, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thiên cung, qua 46 ngày đêm lại ở cung Huyền ủy, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thương quá, qua 46 ngày đêm lại ở cung Tân lạc, qua 45 ngày nữa lại trở lại cung Hiệp trập - tức ngày Đông chí, cứ như vậy hết vòng này qua vòng khác. Hễ những ngày sao Thái nhất đổi cung thì trời phải có mưa gió ứng, nên những ngày đó có mưa gió thì tốt, vì mùa màng tốt, dân yên, ít bệnh tật. Còn nếu mưa gió ứng vào trước khi sao Thái nhất đổi cung thì năm đó gió nhiều, ứng vào sau ngày đó thì năm đó đại hạn. Những cái gọi là tai biến, tức là ngày mà sao Thái nhất di chuyển qua 5 cung có gió mạnh gãy cây cối, cát đá tung bay nên căn cứ vào sở chủ của từng cung(sở chủ, nghĩa là ý nghĩa của cung đó nói về cái gì) mà phán đoán tốt xấu, lại xem phương gió thổi tới mà chiêm nghiệm. Lại xem phương gió thổi tới là chiêm nghiệm: Gió thổi tới từng phương có sao Thái nhất tới: gọi là Thực phong, chủ sinh trưởng muôn vật; Gió thổi tới từ phương đối xung (với sao Thái nhất) gọi là Hư phong, nó làm hại người, chủ sát hại; Tôi (Hải Thượng Lãn Ông) căn cứ vào phương pháp xem gió trong 9 cung ở lịch Đại Thống, phối hợp với số Cửu diệu (tử bạch cửu tinh), mà nhà xem số Thái ất lấy ngày lập thành tính toán ra phương pháp Kỳ Môn Độn Giáp từ chỗ bắt đầu qua chỗ nối tiếp, ứng nghiệm của nó rất là quan trọng: như sao Thái nhất tức là nơi chuyển động hàng ngày của mặt trời (trên vòng hoàng đạo), nhà xem số Lục nhâm, chỗ là Nguyệt tướng, từ Đông chí một ngày tính số bắt đầu, rồi di chuyển đi 9 cung - từ cung Hiệp trập tới cung Tân lạc - phân bố thành 24 tiết khí là tròn 1 năm rồi lại bắt đầu Đông chí. Hễ ngày khởi đầu cung, không những (có thể biết được) trong nước có điều hay dở, (dùng cho việc) xuất quân đánh giặc, cực kỳ linh nghiệm. Như sao Thái nhất ở 5 cung, quan trọng là ở các ngày Đông chí, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, những ngày đó các nhà làm lịch gọi là ngày Tứ tuyệt - lúc âm dương giao hội, là nơi khởi phát điềm của các việc tốt xấu. 2. VẬN KHÍ - THUYẾT CHỦ VẬNNgũ vận so với Ngũ hành, thì ngũ vận là bản thể mà ngũ hành là tác dụng: Mộc: nghĩa là xúc, dương khí tiếp xúc với đất mà sinh ra, quẻ thuộc loại Khúc trực (cong thẳng: là hình tượng của cây, gỗ); Hỏa: nghĩa là biến hóa, đốt cháy mạnh để biến hóa mọi vật, quẻ thuộc loại Viêm thượng (bốc lên, hình tượng của lửa); Kim: nghĩa là cấm, ngăn cấm mọi vật thay đổi, quẻ thuộc loại Tòng cách (tòng cách: thay đổi tùy theo lúc); Thủy: có tính thấm nhuận nuôi dưỡng vạn vật, quẻ thuộc loại Nhuận hạ (tính của nước); Thổ: nghĩa là nhả ra, ngậm mọi vật vào. Cái lẽ sinh ra cũng do đất, mà chết đi cũng về đất (quy thổ), quẻ thuộc loại Giá sắc (là cày cấy). Vì trời lấy ngũ hành ngự trị ngũ vị để sinh ra khí: hàn, thử, táo, thấp, phong; người có ngũ tạng, hóa sinh ra 5 khí để sinh ra mừng, giận, lo, nghĩ, sợ; do đó ta thấy vạn vật, muôn lý, âm dương trời đất gì cũng không ra khỏi được lý của ngũ hành.CHỦ VẬN LÀ GÌ?Chủ vận có nghĩa là thời gian vận hành cố định của thời tiết trong tự nhiên của một năm, mỗi năm có 5 giai đoạn. Suy đoán chủ vận bắt đầu từ ngày tiết Đại hàn, mỗi vận quý chiếm khoảng 73 ngày lẻ 5 khắc. Theo ngũ hành tương sinh: Mộc thuộc sơ vận: bắt đầu từ Đại hàn, tới Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, giao nhau 3 ngày trước Thanh minh. Sơ vận: mộc khí chủ phong Hoả thuộc nhị vận: giao nhau khoảng Thanh minh, tới Vũ cốc, Lập hạ, Tiểu mãn, giao nhau 3 ngày trước Mang chủng. Nhị vận hoả khí chủ thử nhiệt Thổ thuộc tam vận: từ Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, giao nhau 3 ngày sau Lập thu. Tam vận hoả khí chủ thấp Kim thuộc tứ vận: từ Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, giao nhau 6 ngày trước Sương giáng. Tứ vận kim khí chủ táo Thuỷ thuộc cuối vận: từ Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, giao nhau sau 9 ngày Đại hàn. cuối vận thuỷ khí chủ hàn Thơ rằng: Ngày Đại hàn bắt đầu giao mộc vận Hỏa vận sang ba hôm trước Thanh minh Sau mang chủng 3 hôm là thổ vận, Lập thu qua sáu tối vận kim tinh Thủy vận sau Lập đông ngày thứ 9 Muôn ngàn năm cứ thế vần quanh. Phương pháp này cứ mỗi năm đều lấy tiết Đại hàn làm mộc vận thứ nhất; trước tiết Thanh minh 3 ngày giao hỏa vận thứ hai; sau tiết Mang chủng 3 ngày giao thổ vận thứ 3; sau tiết Lập thu 6 ngày giao kim vận thứ tư; sau tiết Lập đông 9 ngày giao thủy vận thứ năm, năm nào cũng thế - không thay đổi. Mỗi vận làm chủ 73 ngày 5 khắc, nhân với 5 vận là 365,25 ngày mỗi năm.Đại khái lấy lý mà suy thì ngũ vận không thay đổi, chỉ lấy vị thứ xếp đặt trên dưới nhau, không bao giờ biến đổi mới thành ra mùa xuân ấm, mùa hạ nóng, mùa thu mát, mùa đông lạnh. Cho nên khí Phong để chuyển Đông, Hỏa để ấm nóng, nắng để nung nấu, thấp để tẩm nhuần, táo để khô ráo, hàn để cứng rắn là sự đồng hóa trong bốn mùa mà thành ra chính khí của trời đất.Chỉ có khách khí "gia" lên chủ vận (ví dụ như khách khí hỏa, chủ vận mộc, tức là chủ vận sinh khách khí, chủ vận là mẹ khách khí là con, con ở trên mẹ gọi là gia lên) là lúc thời tiết không bình thường, nhân dân bị bệnh tật nhiều, như thấy khí tự nhiên đến khắc chủ vận thì thuận, khách khí đến khắc chủ vận thì không thuận. Phương pháp chữa tùy theo, nghịch thì ức chế, dùng công phạt khí thiên hòa (thiên lệch), đó là điều cốt yếu. LÀM QUEN VỚI ĐỊNH NGHĨA Chủ khí: là khí chủ thời dùng để chỉ rõ quy luật khí hậu bình thường trong mỗi năm, có ý nghĩa giống như vận chủ tứ thời. Lục khí chủ thời cố định hay biến đổi được gọi là chủ khí.Khách vận: chỉ sự biến đổi khí hậu khác thường trong 5 vận quý của mỗi năm. Suy đoán khách vận dựa theo năm thiên can đại vận là sơ vạn, khách vận kết hợp với 5 tiết quý và 5 bước suy đoán. Đại vận: là suy đoán biến hoá khí tượng của các năm, 10 năm một vòng theo thiên can (5 năm thái quá, 5 năm bất cập).Chủ vận: là chủ biến hoá khí hậu bình thường của 5 giai đoạn trong một năm. Khách vận là suy đoán khí hậu khác thường của năm giai đoạn (tiết quý) của mỗi năm.Chuyển dịch của lục khí: là sáu khí trong vũ bao gồm: phong, nhiệt, hoả, thấp, táo, hàn. Mỗi năm lục khí được chia làm hai loại: chủ khí và khách khí. Chủ khí là chỉ biến đổi khí hậu bình thường Khách khí là chỉ khí hậu biến đổi thất thường Khách chủ gia lãm (khách khí thêm chủ khí) phân tích sâu thêm sự biến hoá phức tạp của khí hậu. Đoạn trên có nghĩa là năm nào thì cũng đều đặn 4 mùa xuân hạ thu đông chia đều cho 12 tháng thành ra mỗi mùa 3 tháng, nhưng tháng âm lịch có khi vận hành không trùng với tiết khí cho nên phân ra làm 5 giai đoạn vận hành (tức 5 vận) lấy mốc theo tiết khí. Đoạn tiếp theo sẽ trình bày về "khí" thời tiết...-----------------2.1 THUYẾT CHỦ KHÍChủ khí tức là lục khí, do tương ứng với lục phủ của cơ thể con người nên gọi là "lục hóa":, bao gồm: Mộc khí, hóa phong, là Quyết âm phong mộc, chủ về mùa xuân. Dương khí cổ vũ mà làm thành hiệu lệnh. Hỏa khí, Thiếu âm Quân hỏa hóa nhiệt, chủ về cuối mùa xuân và đầu mùa hạ, thời lệnh ấm áp mà không nắng nực; Hỏa khí, Thiếu dương Tướng hỏa chủ về mùa hạ, nắng nực dữ dội Thổ khí, Thái âm Thấp thổ, nắng làm cho đất ướt hóa nóng ẩm, thấp hóa lưu hành. Vì ẩm thấp thì thổ mới sinh trưởng được. Còn thổ mà hàn/lạnh thì mọi vật trong đất đều phải chết. Kim khí, Dương minh táo kim: hóa thành táo, thời lệnh mát mẻ, vì kim là phần âm của Bính, có kèm hỏa khí cho nên khô táo. Thủy khí, Thái dương hàn thủy, thời lệnh rét dữ dội. Suối ở trong lòng đất/thổ, đó là thấp hóa phong (mộc), cho nên linh khí của ở trời là Phong, ở đất là mộc, ở người là giận dữ. Linh khí của hành hỏa ở trời là nhiệt, ở đất là hỏa, ở người là mừng rỡ; Linh khí của hành thổ ở trời là thấp, ở đất là đất, ở người là suy nghĩ; linh khí của hành kim ở trời là táo, ở đất là kim loại, ở người là lo lắng; linh khí của hành thủy ở trời là khí hàn, ở đất là nước, ở người là sợ sệt. Các khí đều có chỗ xuất phát của nó, đúng vào vị trí thì gọi là chính khí, không đúng vào vị trí của nó thì là tà khí, chính khí suy thì tà khí vượng. PHƯƠNG PHÁP LẬP CHỦ KHÍ thơ rằng: Đại hàn, mộc khí đầu tiên, Xuân phân, Quân hỏa tiếp liền thứ hai Ba Tiểu mãn Tướng hỏa ngay, Thái âm Đại thử khí này thứ tư Năm, Thu phân dương minh chờ Thứ sáu Tiểu tuyết khí là Thái dương Phương pháp này hàng năm đều lấy từ ngày Đại hàn đến ngày Kinh trập làm mộc khí thứ nhất; từ ngày Xuân phân khởi hỏa khí thứ hai; từ ngày Tiểu mãn khởi hỏa khí thứ ba; từ ngày Đại thử khởi thổ khí thứ tư; từ ngày Thu phân khởi kim khí thứ năm; từ ngày Tiểu tuyết khởi thủy khí thứ sáu. Cứ thế hết vòng này qua vòng khác, không bao giờ thay đổi. 2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN CHỦ KHÍĐại khái chủ khí chỉ tuân theo khách khí ở trên mà thôi, khách thắng (khắc) chủ thì thuận, chủ thắng khách thì nghịch, hai khí ấy chỉ có thắng mà không có phục (con phục thù cho mẹ). Chủ thắng thì tả chủ bổ khách, khách thắng thì tả khách bổ chủ. Lại nói: chủ khí mà "lâm" vào dưới khách khí, thiên thời vì thế không điều hòa, tật bệnh trong nhân dân do đó mà sinh ra.Ví dụ: năm Thìn, năm Tuất (Thìn/Tuất quy định là Thái dương hàn thủy): Khách khí của vận 1 là Thiếu dương tướng hỏa, "gia" lên chủ khí là Quyết âm phong mộc Khách khí thứ hai là Dương minh Táo kim, "gia" lên chủ khí Thiếu âm quân hỏa; Khách khí thứ ba là Thái dương hàn thủy, "gia" lên chủ khí Thiếu dương tướng hỏa; Khách khí thứ tư là Quyết âm phong mộc, gia lên chủ khí Thái âm thấp thổ... Lấy hai nằm Thìn Tuất này làm ví dụ, các năm khác cứ theo đó mà suy ra. Hễ gọi là "lâm", tức là con lại ở trên, mẹ lại ở dưới: như mộc chủ khí sinh ra hỏa khách khí chẳng hạn - đó là nghịch. Nếu mẹ ở trên, mà con ở dưới - đó là thuận. Chú thích rằng: Chủ thắng thì nghịch, nghịch thì dùng phương pháp chính trị (có nghĩa là bản chất của bệnh bên trong phù hợp với triệu chứng bên ngoài, ví dụ thấy chứng hàn thì lấy thuốc nhiệt để trị, thấy chứng nhiệt thì lấy thuốc hàn để trị - như thế gọi là chính trị). Khách thắng thì thuận, thuận thì dùng phương pháp phản trị (nghĩa là triệu chứng bệnh không phù hợp hợp với bản chất của bệnh, ví dụ như chứng chân nhiệt giả hàn... mặc dầu thầy thuốc thấy triệu chứng hàn nhưng vẫn cho thuốc hàn để trị - như thế gọi là phản trị). Như nói: chỉ có thắng mà không có phục - nghĩa là thịnh quá thì sẽ hại chỗ nó thắng, chỗ thắng nó không ức chế lại (theo lý ngũ hành thì chỗ bị khắc sẽ sinh ra một hành để ức chế lại, ví dụ như hỏa cương thịnh quá sẽ khắc hại kim, kim phải sinh thủy để ức chế hỏa - như thế gọi là phục thù... nhưng trong việc trị bệnh không nói như thế, nếu có một hành thái quá khắc chế, hành bị khắc sẽ tổn hại chứ không có chuyện sinh ra hành khác khắc chế lại).</p>---------------------Đoạn này diễn giải giữa Chủ khí: tức là khí hậu tự nhiên bản chất phải có tại một thời điểm nhất định. Lấy ví dụ như vào vận 1 của mỗi năm thì Chủ khí là Quyết âm Phong mộc (tức khí của mùa Xuân), nếu năm đó là năm Thìn/Tuất thì khách khí tới thăm chính là Thiếu dương tướng hỏa - tức Chủ khí sinh Khách khí.---------------------2.3 THUYẾT KHÁCH VẬNÂm dương ngũ hành chu lưu thành 10 can, ngũ hành vận hành quanh khắp trong trời đất thành ra nguồn gốc của vạn vật, cho nên hàng năm xoay vần biến đổi theo thứ tự mà làm khách vận. Tính vận thì theo 10 thiên can, phối hợp lại chia thành 5 vận. Theo tính chất anh em, âm dương, phương vị của 10 can thì: Giáp dương là anh, Ất âm là em, vị trí ở phương Đông thuộc quẻ Chấn, Tốn - hành mộc; Bính dương là anh, Đinh âm là em, vị trí ở phía phương Nam, thuộc quẻ Ly - hành hỏa; Mậu dương là anh, Kỷ âm là em, vị trí thuộc trung ương, thuộc quẻ Cấn, Khôn - hành thổ; Canh dương là anh, Tân âm là em, vị trí ở phía Tây, thuộc quẻ Càn, Đoài - hành kim; Nhâm dương là anh, Quý âm là em, vị trí ở phía Bắc, thuộc quẻ Khảm - hành Thủy. Cho nên nói: Giáp là đầu mùa xuân, cây cỏ bắt đầu từ trong vỏ phát triển ra; Ất là dương khí còn ẩn khuất; Bính là vạn vật xuất hiện ra rõ rệt; Đinh là gặp lúc đương hành động mạnh mà được lớn mạnh lên; Mậu là dương thổ, vạn vật sinh trưởng cũng từ đó mà ra - mà tiêu diệt cũng từ chỗ đó; Kỷ là âm thổ không làm gì được riêng một mình; Canh là dương biến đổi mà bao gồm; Tân là âm cực ở chỗ đó mà thay đổi mới; Nhâm là dương khí mới sinh - cũng "nhâm" là đã có thai - cùng với chữ "tử" là con có chung một ý nghĩa; Quý là vạn vật bế tàng, trong thai nghén, chứ mầm mống một cách kín đáo, đó là sự tinh vi của trời đất. PHƯƠNG PHÁP LẬP KHÁCH VẬN (theo thiên âm dương trong sách "Tam tài bí chỉ") Phương pháp này mô tả sự hình thành khách vận theo nguyên tắc "vợ chồng lấy nhau, rồi sinh con đẻ cháu" - theo lịch pháp lấy vượng số sinh thành, còn lẻ ra thì lấy số trưởng nam để làm nguyệt kiến cho tháng giêng. Theo nghĩa "vợ chồng phối hợp", "con cháu sinh thành" thì: Giáp là chồng, Kỷ là vợ; vượng ở Dần mới sinh con là Bính, Bính sinh cháu là Mậu - vận hành thổ. Canh là chồng, Ất là vợ; vượng ở Kỷ (hay Tị?) mới sinh con là Mậu, Mậu sinh cháu là Canh - vận hành kim. Bính là chồng, Tân là vợ; vượng ở Sửu mới sinh con là Canh, Canh sinh cháu là Nhâm - vận hành thủy. Đinh là chồng, Nhâm là vợ; vượng ở Hợi mới sinh con là Nhâm, Nhâm sinh cháu là Giáp - vận mộc. Mậu là chồng, Quý là vợ, vượng Mùi mới sinh con là Giáp, Giáp sinh cháu là Bính - vận hỏa. (chú thích: bảng này VN cũng không hiểu "vượng" là thế nào, có lẽ người dịch sách bị nhầm) 2.4 PHÉP ĐOÁN KHÁCH VẬNPhương pháp này lấy:những năm Giáp Bính Mậu Canh Nhâm dương can - là những năm thái quá - gọi là thiên thiên, thì tuế vận giao trước tiết Đại hàn là 13 ngày.những năm Ất Đinh Kỷ Tân Quý âm can - là những năm bất cập - gọi là hậu thiên, thì tuế vận giao sau tiết Đại hàn 13 ngày. Căn cứ vào sơ đồ và dự đoán sau: 6 NĂM GIÁP Thổ vận thái quá thì mưa thấp lan tràn, bệnh thấp phát sinh, thận thủy bì tà. Điều trị nên trừ thấp bổ thận. Lại nói: người ta cảm phải bệnh tà trước tiên tổn thận, sau thương tổn Tỳ, mạch thận suy, gây thành bệnh thổ thắng khắc thủy. Người bệnh hay đau bụng, âm quyết (chứng chân tay lạnh), mình nặng nề, buồn phiền vật vã, bí kết, da vàng, chân liệt, tay không cất nhắc lên được: Giáp Tý: hỏa kim hợp thổ Giáp Dần: đầu, giữa thịnh; cuối hư Giáp Thân: đầu, giữa thịnh; cuối hư Giáp Thìn: đầu rất thịnh Giáp Tuất: cuối rất thịnh Thổ thắng thì khắc thủy, khinh nhờn thủy, sắc vàng kiêm sắc trắng; vàng là sắc thổ thắng, trắng là sắc mẹ của thủy. Khí của con và mẹ cần phải tương ứng, cho nên thấy cả hai sắc cùng hiện ra. Thấp khí lưu hành mạnh, cho nên nước suối chảy mạnh, sông tràn đầy, tưới nhuần loài cá sinh nở; thấp nhiều phong lấn vào; mưa to gió lớn đến đất bị lở vỡ, loài cá ngược lên trên đất cạn. 6 NĂM ẤT kim vận bất cập thì hỏa khí thừa thế vượng, lại hóa thành nhiệt mới lan ra. Điều trị nên thanh phế để giáng hỏa. Lại nói: người ta cảm phải thời khí ấy, kim bị hỏa tà, thì mũi hắt hơi, ỉa ra máu. Lại nói: bệnh âm quyết cách dương (tức chứng âm thịnh quá ngăn trở dương, âm dương không giao hợp nhau tạo thành chứng thượng giả nhiệt, hạ chân hàn), dương đó ngược lên làm thành chứng hỏa không có gốc. Đầu, não, miệng, lưỡi đều bị bệnh, nặng thì đau ở tâm. Ất Sửu: thổ thủy hợp kim Ất Mùi: thổ thủy hợp kim Ất Mão: kim khí hợp Ất Dậu: kim khí hợp Ất Tị: kim hư, hỏa khắc, thủy thịnh Kim bất cập, hỏa thừa thế bốc lên mạnh, kim không thắng được mộc nên cây cỏ tươi tốt, chỉ có một hỏa khí vượng nên thiêu đốt mạnh, hỏa quá thịnh, thủy phục thù lại thì mưa rét bỗng chốc đến, tiếp theo đó là có băng giá, mưa đá, sương tuyết làm tai họa muôn vật, mùa màng cũng mất. Nếu mùa hạ có biến cố: nắng nóng thiêu đốt thì đến mùa thu có tổn hại nạn băng giá, mưa đá, sương giá. Không thắng thì không có phục thù lại (nghĩa là mùa hạ không hạn thì mùa thu không nạn băng giá). 6 NĂM BÍNH Thủy vận thái quá, thì hàn khí lan tràn, bệnh hàn sinh ra, tâm hỏa bị tà. Điều trị nên trục hàn để bổ tâm. Lại nói: người cảm phải thời khí ấy thì phát bênh mình nóng tâm phiền, kinh sợ, âm quyết (lạnh) khắp trên dưới, nói nhảm, đau ở tâm, (nếu bệnh) nửa người trên còn chưa nặng lắm, nếu nặng thì thủy tự khắc sinh bệnh bụng to, chân thũng, suyễn ho, ra mồ hôi trộm, sợ gió. Lại nói: âm thịnh dương suy, thủy khắc ngược tỳ thổ sinh chứng bụng sôi, ỉa lỏng, ăn không tiêu. Nếu thủy khinh nhờn thổ, thì tâm mất chức năng, sinh bệnh khát mà hôn mê, thành bệnh tâm phế suy. Bính Tý: thủy hợp khắc hỏa Bính Ngọ: thủy hợp khắc hỏa Bính Dần: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Bính Thân: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Bính Thìn: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Bính Tuất: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Thủy thắng khắc hỏa, thủy thắng thổ phục thù cho nên mưa lụt đến, mưa mù u uất, năm Bính Thìn và Bính Tuất đầu năm gặp khí Thái dương hàn thủy tư thiên gia lâm, nên mưa lụt sương giá xuống đột ngột, thấp khí làm biến đổi mọi vật, âm thịnh dương suy. 6 NĂM ĐINH Mộc vận bất cập thì kim khí thừa thế vượng lên, ngược lại hóa táo. Bệnh táo lan tràn, điều trị nên lấy thanh táo để bổ can. Lại nói: người ta cảm phải thời khí ấy thì kim khác mộc, hàn ở trong và gân đau, bụng dưới đau, mộc mất chức năng không sinh được hỏa nên sinh bệnh sôi bụng, ỉa chảy. Lại nói: người ta mắc bệnh chân tay bại liệt, phong, ung nhọt, tê liệt, phù thũng, mụn lở. Đinh Sửu: mộc quá bất cập Đinh Mùi: mộc quá bất cập Đinh Mão: mộc quá bất cập Đinh Dậu: mộc quá bất cập Đinh Tị: mộc bất cập, có giúp đỡ Đinh Hợi: mộc bất cập, có giúp đỡ Mộc bất cập, kim thừa thế lấn át, cây cỏ ủ rũ, nếu kim khí nặng lắm thì cả loài gỗ cũng bị nứt nẻ, loài gỗ mềm thì héo khô - những năm ấy thường có mưa lạnh. Mộc vận bất cập thì thổ không được ức chế, những quả chính bị sâu ăn. Kim thịnh hỏa phục thù, nên sinh nhiều giống sâu mọt - do hỏa khí hóa ra. Tới bước hỏa vận (tức tới năm Mậu) lại củng cố nhiều. Kim thắng mộc thì héo nát, hỏa phục thù thì nắng nóng dữ, mộc uất thì phát sấm sét. 6 NĂM MẬU Hỏa vận thái quá thì nhiệt khí lan tràn, bệnh nhiệt mới sinh ra, phế kim bị tà. Điều trị nên giáng hỏa để thanh phế. Lại nói, người ta cảm phải khí ấy thì sinh sốt rét, ho. Nhiệt thì bụng đau, sườn đầy tức, vai lưng đau, mình nóng, xương nhức. Lại nói, trước tổn thương tỳ, sau tổn thương tâm. Mậu Tý: hỏa thái quá không được ức chế Mậu Ngọ: hỏa thái quá không được ức chế Mậu Dần/Mậu Thân: hỏa rất mạnh Mậu Thìn: thủy ức chế hỏa không nhiều Mậu Tuất: thủy ức chế hỏa không nhiều Hỏa thịnh kim suy, thủy tất lấn vào, những năm ấy nhiều mưa lụt, sương giá, hòa quá thịnh kim phục thù lại. 6 NĂM KỶ Thổ vận bất cập thì mộc khí thừa thế vượng, lại hóa sinh hỏa, bệnh phong mới sinh ra. Điều trị nên lấy bổ tỳ để bình mộc. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì mình nặng, bụng đầy, da thịt máy dựt, hay giận. Thổ hư nên thủy không còn gì nữa. Kỷ Sửu: thổ hư có giúp đỡ Kỷ Mùi: thổ bất cập Kỷ Mão: thổ bất cập Kỷ Dậu: thổ bất cập Kỷ Tị: thổ bất cập, thủy thắng Kỷ Hợi: thổ bất cập, thủy thắng Thổ bất cập, mộc thừa thế lấn vào, gió to thịnh hành, mộc thịnh thì cây cỏ tốt tương, nhưng thành quả là do ở thổ, do thổ khí không đầy đủ nên tuy cây cối tốt mà không ra trái. Trên khí quyết âm gia lâm, dưới khác tướng hỏa, nước không thành băng - sâu bọ xuất hiện. Lửa ẩn nấp dưới đất cho nên thủy không có tác dụng mà kim khí không phục vụ cho được. Chưa được chuyên chủ về thời bệnh của nó, nên người cũng được khỏe mạnh ít bệnh. Năm Kỷ Mão và Kỷ Dậu mộc thăng thổ rung chuyển trời đất, phục thù kim, phục thù mộc cho nên bệnh ghẻ lở khô và tróc vảy, 4 tháng cuối bốn mùa có gió to là do mộc khắc thổ. Mùa thu heo hắt mưa dầm là do kim phục thù mộc, không có thắng thì không có phục thù. 6 NĂM CANH Kim vận thái quá thì táo khí lan tràn, bệnh táo mới sinh ra, can mộc bị tà. Điều trị nên lấy thanh táo bổ can. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì kim thắng tổn thương tới can, bị bệnh đau gân, mắt đỏ, mình lở, tai điếc. Nặng thì tổn thương phế, bản thân phế bị bệnh thì ho nghịch lên, đau vai. Kim bị bệnh không sinh được thủy, gây ra bộ phận dưới đều bị bệnh. Lại nói, trước tổn thương gan, sau tổn thương tỳ. Canh Tý/Canh Ngọ: kim khí thái quá có giúp đỡ Canh Dần/Canh Thân: kim khắc quá, hóa hình lại Canh Tuất/Canh Thìn: kim thái quá, không có ức chế Kim thịnh thì mộc suy, cây cỏ khô gầy, kim thịnh quá hỏa mới lấn vào. 6 NĂM TÂN Thủy vận bất cập thì thổ khí vượng, lại hóa thành thấp, bệnh thấp mới lan ra. Điều trị nên bổ thận để trừ thấp. Lại nói, người cảm phải thời khí này phần nhiều là bệnh ở bộ phận dưới, sắc mặt thường biến đổi, gân xương co rút, thịt máy dựt, mắt không trông rõ ràng, phong chẩn phát ra ngoài, đau bụng, đau vùng tim. Tân Sửu/Tân Mùi: thủy trên hư, dưới thực thịnh Tân Mão/Tân Dậu: thủy bất cập Tân Tị/Tân Hợi: thủy đại hư Thủy bất cập, thổ thừa thế lấn át, thấp lan tràn. Thủy suy, thổ với hỏa đồng hóa, cho nên gọi là "hỏa khí dụng sự". Hóa nhanh chóng, nắng mưa luôn, giống lúa đen không thu hoạch, giống lúa vàng cũng không tốt.người phần đông bị bệnh ở hạ bộ. Thổ mạnh quá thì mộc phục thù cho nên gió to phát ra bất ngờ, cỏ lướt cây đổ, sự sinh trưởng sai mùa, mọi vật không tươi sáng. 6 NĂM NHÂM Mộc vận thái quá thì phong khí lan tràn, bệnh phong sinh ra, tỳ thổ bị tà. Điều trị nên bình mộc để bổ tỳ. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì tỳ tổn thương nặng nên hay giận, hay đau bụng, về 6 tháng cuối năm mạnh tỳ hơi vi, thì bệnh càng phát triển. Lại nói, trước tổn thương tỳ sau tổn thương can. Nhâm Tý/Nhâm Ngọ: mộc thái qua Nhâm Dần/Nhâm Thân: mộc thịnh quá Nhâm Thìn/Nhâm Tuất: mộc thái quá, không có ức chế Mộc thái quá nên nhiều gió to, mộc thịnh thổ suy, trong không gian mây mù bay chuyển, cây cỏ không yên. Mộc thắng kim lấn vào, đến nỗi cây cỏ tàn rụng. Sao Thái bạch sáng thì kim khí phục thù lại. Các năm Tý Ngọ Dần Thân mộc khí có thừa (thái quá), mà hỏa khí tư thiên (hỏa khí làm chủ nửa năm đầu) thì khí của mẹ (mộc) và khí của con (hỏa) đều ngược lên, nên sinh ra bệnh nôn mửa. 6 NĂM QUÝ Hỏa vận bất cập thì thủy khí thừa thế vượng lại hóa thành hàn, bệnh hàn phát sinh. Điều trị nên bổ tâm để trục hàn. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì sinh bệnh hỏa bất cập mà âm tà thịnh, tâm khí tổn thương nên đau gân vai, lưng đau, mắt mờ, bụng đau nặng, đau khắp sườn eo và lưng. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì sinh bệnh ỉa lỏng, bụng đầy, không ăn được, bổng nhiên co rút, tê liệt, chân không đứng được xuống đất. Quý Sửu/Quý Mùi: hỏa mộc bất cập Quý Mão/Quý Dậu: hỏa hợp với tuế hội Quý Tị/Quý Hợi: hỏa hư có giúp đỡ Hỏa khí bất cập, thủy khí thừa thế lấn át, hàn khí lan tràn, mọi vật chỉ tươi tốt ở phần dưới mà không tươi tốt ở phần trên, rét lắm dương suy, mất hết tươi tốt. Thủy mạnh quá thì thổ phục thù, thành bụi mù ra u uất, mưa lụt to. Thủy thắng thì hỏa ngưng, nên rét dữ run rẩy. Thổ phục thù thì bỗng nhiên mưa dầm, hỏa uất thì sấm sét dữ dội, khiến cho mùa hạ mà có thắng khí; rét mướt, ngưng đọng, nứt nẻ; bất thình lịnh lại có phục khí: bụi mù, tối tăm, mưa to. Nếu không có thắng khí thì không có phục khí. SỰ THUẬN NGHỊCH GIỮA VẬN VÀ KHÍ Khách khí tư thiên tới khắc khách vận, thì năm đó khí và vận thuận với nhau, người và súc vận đều yên ổn ít tật bệnh. Nếu thấy khách vận tới thắng khách khí thì khí và vận nghịch với nhau, người và súc vật không yên, nhiều bệnh tật. Phương pháp điều trị: khí và vận thuận nhau: thì thuận theo khí và vận nghịch nhau: thì ức chế đi chớ nên phục khí thiên hòa (là khí của thời bệnh, ví dụ: năm thiếu âm quân hỏa tư thiên thì mạch hai bộ thốn không ứng, tức là hai mạch bộ thốn trầm tế, hễ thấy như thế là phù hợp với tuế vận. Nếu cho là mạch hai bộ thốn kém rồi dùng thuốc nâng hai bộ mạch đó lên tức là phát khí thiên hòa). Ví dụ: năm Tý thiếu âm quân hỏa tư thiên sẽ khắc vận Canh kim; năm Thìn khách khí là Thái dương hàn thủy tư thiên sẽ khắc vận Mậu hỏa; năm vận Giáp thổ khắc khách khí năm Thìn là Thái dương hàn thủy tư thiên..vv... về phần khách khí sẽ nói rõ ở phần sau. 2.5 THUYẾT KHÁCH KHÍPhương pháp lập khách khí như sau: ví dụ như xem năm Tý thì lấy Thiếu âm quân hỏa ở Tý là khí tư thiên (khí 6 tháng đầu năm), như vậy: Ngọ đối diện với Tý Sửu Thái âm thấp thổ phía bên trái của Tý gọi là "tả gian" Dần Thiếu dương tướng hỏa là khí bên phải "hữu gian" của khí tại tuyền (đó là hai khí bên trái khí tư thiên, chi phối thiên khí và mọi vật) Một khí ở trên là Ngọ, chi phối thiên khí một năm, lại chủ về nửa năm đầu; một khí ở dưới là Tý, chi phối địa khí một năm, lại chủ về nửa năm cuối. Sau Tý 3 vị trí là Dậu Dương minh Táo kim tại tuyền (tư địa), sau Tý 2 vị trí là Tuất Thái dương hàn thủy là khách khí đầu thuận chiều tới Hợi Quyết âm phong mộc là khách khí thứ hai; Tý thiếu âm quân hỏa là khách khí thứ 3; Sửu thái âm thấp thổ là khách khí thứ 4; Dần thiếu dương tướng hỏa là khách khí thứ năm; Mão dương minh táo kim là khách khí thứ 6. Cứ thế mà suy ra. Mỗi khí chủ vượng 60 ngày lẻ 87 khắc rưỡi (mỗi ngày có 100 khắc) NĂM TÝ NGỌ Năm Tý Ngọ Thiếu âm quân hỏa tư thiên, Dương minh táo kim tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính thì mạch hai bộ thốn không ứng; nếu là năm thuộc Bắc chính thì mạch hai bộ xích không ứng (Nam chính là năm Giáp/Kỷ, Bắc chính là năm Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Mạch không ứng là mạch trầm tế).Khí thứ 1:nếu năm trước là năm Kỷ Hợi thì từ tiết Đại Hàn trở về trước, ấm ấp tới lúc này mới bắt đầu rét, loại sâu bọ trước vì ấm mà ra, đến lúc này lại ẩn nấp; nước thành băng, sương lại xuống, gió bắt đầu đến dương khí uấư thiên, nhân dân bị bệnh hàn, cơ da răng và eo lưng bị đau. Đến đầu tháng 3, nắng bức sắp bắt đầu - các nơi có chứng mụn lở, do Thiếu âm quân hỏa tư thiên, lại gặp chủ khí thứ 2 nên có bệnh ấy.Khí thứ 2khách khí phong mộc gia lên chủ khí quân hỏa dương khí phân bố, phong khí mới hành động. Xuân khí phát sinh, muôn vật tươi tốt, lúc khí tư thiên quân hỏa chưa thịnh, hàn khí thường đến, mộc hỏa tương ứng với thời tiết, người bị bệnh mắt mờ, mắt đỏ, khí uất ở trên và nóng, là bệnh thuộc quân hỏa.Khí thứ 3Khách khí quân hỏa tư thiên gia lên chủ khí tướng hỏa, khí tư thiên phân bố, hỏa hành động mạnh, mọi vật phồn thịnh tươi tốt. Hỏa đến cực độ thì thủy phục thù lại, nhiệt cực sinh hàn, hàn khí thường đến, quân hỏa và tướng hỏa kết hợp nhau thiêu đốt. Người bị bệnh khí quyết (bỗng nhiên tay chân giá lạnh, ngã lăn ra) đau vùng tim, nóng rét thay đổi nhau, ho suyễn, mắt đỏ.Khí thứ 4Thấp thổ thịnh, nắng nóng đến thường có mưa to, nóng lạnh thay đổi nhau đến, người bị bệnh nóng rét họng khô, hoàng đản, đổ máu mũi, nhiệt khát.Khí thứ 5Sợ hỏa đến (chủ khí kim sợ khách khí hỏa) nên nắng đến một cách bất thường, thì dương khí mới hóa muôn vật tươi tốt, dân mới khỏe mạnh. Song thời tiết lạnh mà khí lại nóng, dương tà thắng nên nhân dân bị bệnh ôn.Khí cuối cùngKhách khí kim gia lên chủ khí thủy, kim chủ thu liễm, khí thời bệnh lưu hành là táo, dư hỏa (tà hỏa còn sót lại) của ngũ hành làm ngăn cách ở trong, hàn khi1bo61c lên luôn thì sương mù che lấp; nhân dân bị bệnh thũng, ho suyền, ra máu, đau các đốt xương chân tay, thớ thịt và gan.Mười năm kể trên năm nào quân hỏa tư thiên thì kim uất; táo kim tại tuyền thì mộc uất. Dùng vị mặn làm cho mềm đi, để điều hòa quân hỏa ở trên, nặng lắm thì dùng vị đắng để cho hỏa phát tiết ra, dùng vị chua để cho kim thu liễm lại. Quân hỏa bình thì táo kim được yên, song hỏa thuộc nhiệt, kim thuộc táo, nếu không có vị đắng tính hàn làm cho phát tiết ra là không phát được. Hỏa khắc kim, năm ấy nóng nhiệt nhiều, mụn lở và bệnh dịch nhiều. Phương pháp điều trị chung: bộ phận trên thuộc quân hỏa, chữa nên dùng vị mặn, tính lạnh (lấy thủy trị hỏa); bộ phận giữa thuộc Giáp thấp thổ, Canh táo kim, chữa nên dùng vị đắng tính nóng, vị cay khí ôn làm cho phát tiết ra, làm cho ấm lại. Bính là hàn thủy, chữa nên dùng phương pháp tòng chị (tức chính trị) làm cho ấm lại. Bộ phận dưới thuộc táo kim, chữa nên dùng vị chua cho ôn lại. Nửa năm trước nên xa vị nóng, chữa bộ phận giữa và bộ phận dưới nên xa vị lạnh (riêng năm Mậu Ngọ thì không xa vị lạnh).Tóm lại, năm Tý/Ngọ hỏa tư thiên ở trên nên nhiệt hóa. Khiến cho mùa xuân hay mát lạnh, gió to không mưa; đó là do phong vận của năm Tị/Hợi chưa lui hết. Cho nên dùng phương pháp tả quyết âm là phải, nhưng đến thiết Xuân phân đã tới thì vị trí hỏa, mộc tuy có thừa cũng không thể quá mức. Táo tại tuyền ở dưới thì vật ẩm thấp không thành được, loại có lông cánh hòa đồng với thiên khí thì yên ổn, không bị tổn hại; loại thực trùng (sâu) hòa đồng với địa khí, sinh dục nhiều. Kim tới thì mộc suy, loài có lông không thành thai. Kim hỏa không điều hòa, loài có lông cánh cũng không thành. Năm Canh Tý/Ngọ kim thừa kim vận thì loài có lông tổn thương càng nhiều. NĂM SỬU MÙI năm Sửu Mùi: Thái âm thấp thổ tư thiên; Thái dương hàn thủy tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính thì mạch bộ thốn bên trái không ứng; nếu là năm thuộc Bắc chính thì mạch bộ xích không ứng (nam chính là năm Giáp Kỷ, bắc chính là Ất, Bính, Đinh, Mậu, canh, Tân, Nhâm Quý. Mạch không ứng là mạch trầm tế). Khí thứ 1khách khí, chủ khí đều là phong, rét hết, khí mùa xuân đến phong khí lại về; mọi vật tươi tốt, thấp thổ tư thiên, phong thấp kết hợp nhau, phong thắng thấp sau khi mưa; phong thương can, phong lại lan ra. Nhân dân bị các chứng huyết tràn ra các khiếu (huyết giật), gân co cứng, khớp xương không thuận lợi, mình nặng, liệt gân.Khí thứ 2chủ khí, khách khí đều là quân hỏa, giữa mùa khí nóng, Thái âm tư thiên, thấp nhiệt kết hợp nhau, mùa mưa xuống, hỏa thịnh khí nóng; người bị bệnh ôn dịch nặng, xa gần một loạt như nhau.Khí thứ 3Chủ khí hỏa sinh khách khí thổ, thời lệnh của khí tư thiên phân bố ra, thấp khí giáng xuống, sau khi mưa có lạnh tiếp theo, vì Thái dương tại tuyền bắt đầu tác dụng. Cảm về khí hàn thấp, thì nhân dân bị bệnh mình nặng, chân thũng, ngực bụng đầy.Khí thứ 4Khách khí tướng hỏa sinh chủ khí thấp thổ, thổ hỏa khí hợp lại thì thấp khí bốc lên, thiên khí ngăn cách. Song khí Thái dương tại tuyền, gió lạnh theo đó mà phát ra hàng ngày, thấp nhiệt kết hợp nhau, cây có có hơi đọng lại do thấp gặp hỏa. Thấp không hóa được, chỉ có sương buông tỏa trong đêm để thành thời lệnh mùa thu. Thấp nhiệt cũng lan ra, nhân dân bị bệnh nhiệt ở thấu lý, huyết bỗng tràn ra, sốt rét, bụng trên đầy, nóng lắm thì sinh phù thũng.Khí thứ 5Khách khí, chủ khí đều thuộc kim, thời lệnh thê thảm (do tính sát của kim), sương lạnh xuống, sương giá có sớm, cây cỏ úa rụng, khí lạnh làm cho người ta rùng rợn, bệnh gây ra ở da và thớ thịt.Mười năm kể trên Thấp thổ tư thiên, thổ khắc, thủy ứng, tâm hỏa bị bệnh; hàn thủy tại tuyền, thủy khắc hỏa, hay bị bệnh ở bụng dưới. Trong hai năm Ất Sửu Ất Mùi thừa vận kim, kim có thể sinh thủy, lại gặp lục thủy vượng, lúc đó rét càng dữ (đất lạnh, vật nóng không thành được), loại động vật không lông đồng hóa với thiên khí yên tĩnh thì không bị tổn hại, song khí thủy thổ không điều hòa, tuy sinh nở mà không nuôi được. Loài cá cùng đồng hóa với địa khí thì sinh dục nhiều. Thủy thịnh hỏa suy nên loài chim (thuộc hỏa) không sinh nở. Hai năm Tân Sửu Tân Mùi thủy thừa thủy vận, hỏa bị khắc nặng nên loài chim thương tổn càng nặng.PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NÓI CHUNGbộ phận trên là thấp thổ, chữa dùng vị đắng tính ôn, hóa theo hỏa để trị thấp, bộ phận giữa là Ất táo kim, Đinh phong mộc, nên dùng vị đắng, hóa theo hỏa để trị kim; vị cay tính ôn, hóa theo kim để trị mộc; Kỷ thấp thổ, Tân hàn thủy, nên dùng vị đắng tính hòa bình. Chữa chứng hàn dùng vị nhiệt, nếu bất cập thì nên ôn bổ. Bổ bộ phận dưới nên dùng vị ngọt tính nhiệt, hóa theo thổ để chữa hàn. Năm Tân không nên dùng vị đắng tính nhiệt. Hai năm Sửu Mùi thổ tư thiên, nên hóa theo mưa, mà nhiệt khí vẫn còn nhiều là do dư hóa của hai năm Tý Ngọ chưa lui hết, hỏa lại trở thành hỏa, thì tà hỏa là đúng. Thấp sinh về mùa xuân, là hiện tượng Thiếu âm không thoái vị, thổ khí không được di chuyển đúng chỗ, muôn vật đương lúc vượng mà không phát sinh được, người ta hay bị bệnh ở tỳ. Về mùa đó hay nóng không mưa, tức là hỏa lui mà thổ hợp lại, gặp tiết Tiểu thử thì thổ không thể hợp lại mà đến lúc hỏa nung nấu. NĂM DẦN THÂN năm Dần Thân: Thiếu dương tướng hỏa tư thiên; Quyết âm phong mộc tại tuyền. Nếu là năm thuộc nam chính (Giáp) thì bộ mạch xích bên trái không ứng; nếu năm thuộc bắc chính (ngoài năm Giáp ra) thì mạch bộ thốn bên phải không ứng. Khí thứ 1là Quân hỏa kiêm tướng hỏa tư thiên, phong thắng làm lay động lạnh hết; khí hậu lại quá ấm, cây cỏ sớm tươi tốt, lạnh tới mà không buốt; quân hỏa và tướng hỏa hợp lại, bệnh ôn bắt đầu có, bệnh khí nghịch lên trên, huyết tràn ra, mắt đỏ, ho rực lên, đau đầu, băng huyết, gân căng tức, trong làn da thớ thịt bị lở.Khí thứ 2Thấp thổ tác dụng, chủ khí Quân hỏa bị uất lại, bụi trắng bốc lên khắp nơi, mây mưa dồn dập, phong không thắng thấp, mưa vặt, chủ khí và khách khí tương sinh, nhân dân được khỏe mạnh. Thấp nhiệt gây bệnh, nhiệt uất lên trên, nôn nghịch lnê, phát lở bên trong, ngực đầy không thoải mái, đau đầu, mình nóng, hôn mê, lở loét.Khí thứ 3Chủ khí và khách khí đều là tướng hỏa, nắng nực đến, mưa ít, hai hỏa kết hợp nhau bốc lên gây thành bệnh nhiệt: tai điếc, chảy máu, khát, hắt hơi, ngáp, họng tê, mắt đỏ, hay chết đột tử.Khí thứ 4Khách khí kim, chủ khí thổ, khí mát đến, nắng nực lục có lúc không, biến hóa xen kẽ nhau, thổ và kim tương sinh, sức khỏe của dân bình thường. Táo thắng thì phế bị bệnh ngực đầy; thấp thắng thì tỳ bị bệnh mình nặng.Khí thứ 5Khách khí thủy gia lên chủ khí, thủy hàn làm kim han rỉ, dương đi thì hàn tới, mưa xuống khí bế tắc, loài cây cứng tàn rụng sớm, người phải tránh hàn tà, giữ gìn cơ thể cho kín đáo.Khí cuối cùngMộc tác dụng được chủ khí thủy tương sinh, khí tại tuyền được chính đáng, phong khí đến, sương móc xuống, vừa thời lệnh bế tàng, mà có phong khí lưu động, phong tà dương tà, sinh bệnh đau vùng tim, dương khí không bế tàng lại được mà sinh ho.Mười năm kể trên: hỏa ở trên khắc kim, năm đó nắng nhiều tổn thương phế, nhiều bệnh nhiệt, mộc khắc thổ; nửa năm sau nhiều phong, nhiều bệnh ở tỳ vị; dương đúng vị trí của nó thì khí trời chính thường, phong động ở dưới, địa khí rối loạn, phong mới cử động dữ dội, cây lướt cát bay, hỏa bốc nóng khắp, âm vận hành, dương biến hóa; nửa năm trước mưa là thời tiết ứng trong vòng hai khí tư thiên và tại tuyền.PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHUNG Tướng hỏa ở trên chữa dùng vị chua (lấy mộc trị hỏa), Bính thủy, Mậu hỏa ở giữa - chữa dùng vị mặn tính ôn Canh kim, Nhâm mộc, Giáp thổ: chữa dùng vị cay tính ôn, lấy kim trị mộc năm Mậu dùng vị cay khí ôn để đề phòng hỏa thái quá năm Dần Thân tướng hỏa tư thiên, nên hóa theo cách đó. Nếu mưa ẩm thấp còn nhiều đó là dư khí thổ của hai năm Sửu Mùi chưa lui hết, thổ lại làm hại trở lại, nên tả trung châu (vị) là đúng. Khí thái âm không chịu lui, bốn tháng cuối mùa nắng rét bất thường, mùa hạ lại mát, mùa thu lại nóng, mùa màng thu hoạch đều muộn. Nếu tiết Tiểu mãn, Tiểu thư nóng tợn, là hỏa lệnh, nếu không thì tai hại; phong mộc tại tuyền, mát mà không sinh nở, giống thú đống hóa với địa khí nên sinh dục nhiều. Mộc uất ở dưới hỏa mất thời lệnh, giống sinh trùng tuy không sinh nở, song song đồng hóa với thiên khí yên tĩnh nên không bị tổn hại. Mộc khắc thổ, loài động vật không long bị hao tổn. Năm Nhâm Dần, Nhâm Thân, mộc ở vào vị trí mộc nên (động vật không lông) càng thương tổn nặng. (còn tiếp) 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2016 hay quá Tuấn Dương ạ, cám ơn Tuấn Dương vì đã đưa bài về đây. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2016 NĂM MÃO DẬU Năm Mão và năm Dậu: Dương minh táo kim tư thiên, Thiếu âm quân hỏa tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính (Kỷ) thì mạch hai bộ Xích không ứng; nếu năm thuộc Bắc chính thì mạch hai bộ Thốn không ứng.Khí thứ 1Thái âm tác dụng, thời tiết lạnh khí thấp cho nên âm ngưng đọng. Táo kim tư thiên cho nên khí heo hắt, vì khí heo hắt mà nước hồ đóng băng, vì âm ngưng đọng mà hóa thành mưa lạnh. Chủ khí là phong mộc, khách khí là thấp thổ, phong là dương tà, thấp là âm tà gây thành bệnh. Mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, tỳ thận bị tổn thương gây thành chứng nhiệt trướng ở trung tiêu, mặt mắt phù thũng, đổ máu mũi, hắt hơi, ngáp, nôn ọe, tiểu tiện vàng/đỏ và rắt buốt.Khí thứ 2Tướng hỏa tác dụng ở sau tiết Xuân phân, chủ khí là quân hỏa, âm mới thay đổi, dương mới thư thái mọi vật mới tươi tốt. Quân hỏa và tướng hỏa kết hợp bốc lên, tướng hỏa gia lên trên quân hỏa, bệnh dịch gây ra dữ dội, nhân dân hay bị chết đột ngột.Khí thứ 3Kim tác dụng, khí mát lưu hành, song thời lệnh đang lúc hỏa làm chủ khí cho nên táo và nhiệt kết hợp lại, đến cuối khí thứ 3 chủ khí là Thái âm, khách khí là Thái dương thì táo cực độ thành nhuận, thời lệnh thuộc thu kim, nhân dân bị bệnh nóng lạnh.Khí thứ 4Thủy tác dụng trong khi thấp thổ vượng, nên thời tiết lạnh, mưa xuống. Sau khí thứ 4, tại tuyền là Quân hỏa gia lên chủ khí thủy, thủy hỏa mâu thuẫn nhau sinh chứng bỗng chốc bị ngã, run giật, nói nhảm, khí thiếu đầy khan, hay là đau vùng tim, ung thũng mụn nhọt, sốt rét, cốt nuy, ỉa ra máu, đều là bệnh ở thận.Khí thứ 5Phong thuộc mộc tác dụng, khí tại tuyền là hỏa, ôn; mùa thu mà hành lệnh mùa xuân, cây cỏ trở lại tươi tốt, nhân dân bình thường không có tật bệnh.Khí thứ 6Thiếu âm quân hỏa tác dụng, dương khí phân bố, khí hậu trở lại ấm, loài sâu bọ lại thấy (đáng lẽ phải ẩn nấp mới đúng), nước chảy không đóng băng, nhân dân bị bệnh ôn dịch.PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN CHUNGNăm Ất Mão, Ất Dậu: bệnh phổi nhiềunăm Đinh Mão, Đinh Dậu: người hay bị chứng nóng rét, mụn nhọtnăm Kỷ Mão, Kỷ Dậu: bệnh cảm ở tỳ, ăn ít, mất khẩu vịnăm Tân Mão, Tân Dậu: phần nhiều bị chứng hàn dịchnăm Quý Mão, Quý Dậu: bị chứng nóng rét.Mười năm kể trên sương mù xuống sớm, mưa rét làm hại mọi vật. Song kim thịnh hỏa suy, thổ cũng suy nhược, những vị ngọt sắc vàng tất sinh ra sâu, người cảm phải thời khí ấy là tỷ thổ bị tà ngay. Nửa năm sau hỏa khí muộn, mất mùa lúa trắng, được mùa lúa đỏ. Quân hỏa tại tuyền, vật lạnh không sinh được, loài chim đồng hóa với địa khí (hỏa) sinh dục nhiều, loài thực trùng đồng hóa với thiên khí không tổn hại gì. Song địa khí (khí tại tuyền) khác thiên khí (khí tư thiên), loài thực trùng cũng không thành. Năm Quý Mão, Quý Dậu hỏa lại gặp hỏa vận, loài thực trùng tổn thương càng nặng.PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHUNGBộ phận trên dùng vị đắng, tính hơi ôn (hỏa hóa, trị kim), bộ phận giữa là Đinh mộc, dùng vị cay tính hòa bình (bổ thổ), Tân thủy dùng vị đắng tính hòa bình (lấy hỏa để ôn trung). Quý hỏa dùng vị mặn, tính ôn (vị mặn để trị hỏa, để ôn bổ bất túc). Ất kim dùng vị đắng, tính hòa bình (vị đẳng thuộc hỏa để trị kim, để hòa bổ bất túc); Bộ phận dướng dùng vị mặn khí lạnh (lấy thủy trị hỏa), mặn trị quân hỏa, đắng trị táo kim, song đắng tất phải kiêm cay, năm ấy hỏa thịnh kim thịnh, cay theo kim hóa, để mong cho nó thăng bằng. Nửa năm đầu khí táo kim thu liễm, nên phát hãn để làm cho tán đi, nửa năm về sau quân hỏa nóng quá, nên làm cho mát đi. Năm Mão/Dậu kim khí tư thiên, nên thanh hỏa đi, song thứ nhiệt còn nhiều, mùa xuân mà nhiệt nhiều là dư hỏa của năm Dần năm Thân chưa lui hết, hỏa làm hại trở lại, dùng phương pháp tả tướng hỏa là đúng. Khí thiếu dương năm trước không lui hết, tất nhiên sau mùa thu có nhiệt, gió tây đến chậm, kim suy bị bệnh (kim khí tư thiên ở trước, mộc bị nó khắc, loài thú vật chết, ứng vào nửa năm trước; hỏa khí tại tuyền ở sau, kim bị nó khắc, loài thực trùng bị hại, ứng nửa năm về sau. Nửa năm về trước lạnh nhiều, người hay bị bệnh về gân; nửa năm sau nóng nhiều, người hay bị bệnh nóng rét. NĂM THÌN TUẤT năm Thìn/Tuất: Thái dương hàn thủy tư thiên; Thái âm thấp thổ tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính (Giáp) thì mạch bộ Xích bên phải không ứng; nếu năm thuộc Bắc chính thì mạch bộ Thốn bên trái không ứng.Khí thứ 1Tướng hỏa tác dụng, thay thế cho quân hỏa năm trước, hai hỏa giao nhau, khí quá ấm, cây cỏ tươi tốt sớm; khách khí hỏa, chủ khí mộc, phong và hỏa kết hợp nhau nên người bị bệnh ôn, mình nóng, đau đầu, nôn mửa, mụn nhọt, ban chẩn.Khí thứ 2Kim tác dụng, khí mát lạnh đến, hỏa khí bị ức chế, hàn ngưng trệ ở trong, dương khí không lưu thông được; người ta bị bệnh khí uất, ngực bụng đầy.Khí thứ 3Thủy tác dụng, hàn khí lưu hành, mưa xuống, hàn khí đi xuống, tâm khí đi lên; hàn thủy mưa xuống, người ta bị chứng rét bên ngoài nóng bên trong, ung thư, ỉa lỏng, tâm nhiệt, hôn mê, buồn bực: thuộc chứng chết không chữa được.Khí thứ 4Khách khí thuộc mộc gia lên chủ khí thổ, phong thấp giành nhau, phong hỏa thành mưa, mộc tiết Đại thử là lúc mộc sinh hỏa, người ta bị chứng nóng tợn vì khách thắng chủ, tỳ thổ bị tổn thương; người ta bị bệnh khí ít, liệt cơ nhục, liệt chân, ỉa chảy, xích bạch lỵ.Khí thứ 5Dương khí lại hóa sinh, loài cây cỏ được lớn lên/sinh ra, được thành thục, nhân dân được thoải mái.Khí thứ 6Thổ khí tại tuyền, thấp khí lưu hành, âm ngưng đọng, đại hư, bụi bay mù mịt khắp nơi, phong hàn tràn đến, phong có thể thắng được thấp, thì thấp chống lại, sâu bọ theo thổ hóa sinh ra; phong mộc trái thời tiết cũng gia lên, thì những cái do thổ hóa sinh ra không sinh dục được - người ta phần nhiều bị bệnh thai sản.PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN BỆNH CHUNG năm Giáp Thìn/Tuất: bệnh thấp, bộ phận dưới nặng năm Bính Thìn/Tuất: bị nhiễm bệnh do Đại hàn ngưng đọng ở khe nước, hang sâu (ý nói hàn tà đọng lại ở khe khớp, xương) năm Mậu Thìn/Tuất: người hay bị chứng hàn uất năm Canh Thìn/Tuất: bệnh táo, lưng buồn bực, tối tăm, ruột/bụng đau năm Nhâm Thìn/Tuất: bệnh đầu lắc đảo, mắt hoa tối tăm PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NÓI CHUNG Bộ phận trên trị thủy, dùng vị đắng tính ôn Bộ phận giữa là Mậu hỏa, dùng vị ngọt tính bình hòa Canh kim, bộ phận trên dùng vị đắng tính nóng; bộ phận giữa dùng vị cay tính ôn; bộ phận dưới dùng vị ngọt tính nóng Giáp thổ dùng vị đắng tính ôn; Bính thủy dùng vị mặn tính ôn. Bộ phận dưới thuộc thổ, chữa dùng vị ngọt tính ôn. Dùng táo trị thấp để chữa bộ phận dưới, dùng ôn nhiệt trị hàn để chữa bộ phận trên, dùng vị đắng là theo hỏa hóa để chữa hàn. Năm Canh bộ phận trên và dưới chữa có khác nhau, là vì kim thuộc về mát, cho nên dùng ôn nhiệt để đề phòng mát quá. Mùa xuân sinh mát lạnh nhưng chỉ mát mà không rét lắm: đó là khí Dương minh táo kim của năm Mão/Dậu chưa lui hết, táo trở lại thực nên tả kim là đúng. Thấp khí tại tuyền nhưng táo vật không sinh nở, loài động vật không long đồng hóa với địa khí thì sinh dục nhiều, loài cá bị khắc chế không sinh trưởng, song thứ nào đã đồng hóa với thiên khí thành rồi thì yên tĩnh không tổn hại gì. Năm Giáp Thìn, Giáp Tuất thổ thừa thổ vô vận, loài cá hay bị tổn thương, không sinh trưởng được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2016 NĂM TỊ HỢI Năm Tị/Hợi: Quyết âm phong mộc tư thiên, Thiếu dương tướng hỏa tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính (Kỷ), thì mạch bộ thốn bên phải không ứng; nếu là năm thuộc Bắc chính thì mạch bộ Xích bên trái không ứng.Khí thứ 1Kim khí tác dụng, rét bắt đầu; khí heo hắt tới, kim vượng tổn thương can, người hay bị chứng co rút.Khí thứ 2Thủy tác dụng, rét không lui, có tuyết, nước đóng băng. Sát khí lan rộng, có sương xuống, mưa rét luôn, song khách khí thủy gia nên chủ khí hòa, thì khí của nó phải ứng; dương chuyển hóa trở lại, khách khí hàn giá vào ngoài, hỏa ứng lại thì sinh bệnh nhiệt ở trong.Khí thứ 3Mộc khí tư thiên tác dụng, gió thường đến, mưa nhỏ; chứng bệnh thuộc về phong mộc, chảy máu, ù tai, váng đầu hoa mắt. Khí thứ 4Khách khí hỏa gia lên chủ khí thổ, chủ thấp nhiệt lan tràn, người bị bệnh hoàng đản, phù thũng.Khí thứ 5Khách khí thổ gia lên thổ khí kim, táo ôn lại thắng, khí lạnh phân bổ ra, rét đến thân thể; có mưa gió, nhân dân ít bệnh.Khí thứ 6Tướng hỏa tại tuyền, dương chuyển hóa mạnh, loài sâu bọ đang ẩn nấp lại suốt hiện, nước không đóng băng, địa khí phát tiết mạnh, loài cá sinh nở, người được thoải mái, nhân dân bị bệnh ôn dịch.PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN NÓI CHUNG năm Ất Tị/Hợi: người bị chứng hỏa tà, gây ra hắt hơi, chảy máu, bệnh âm quyết cách dương, huyết phần nhiều đi lên, thành chứng hỏa vô căn; đầu, não, miệng, lưỡi đều bị bệnh năm Đinh Tị/Hợi: chủ về bệnh nhiệt năm Kỷ Tị/Hợi: người bị chứng hay khát, mình nặng năm Tân Tị/Hợi: nhiều bệnh phong năm Quý Tị/Hợi: chủ bệnh nhiệt mười năm kể trên mộc khí tư thiên, mộc khắc thổ ứng nhiều chứng mình nặng, cốt nuy, liệt mắt, ù tai. Hỏa khắc kim, năm ấy hay bị bệnh nhiệt.PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NÓI CHUNGBộ phận trên là mộc, chữa dùng vị cay khí mát (hóa theo kim để trị thủy). Bộ phận giữa là Kỷ thổ, chữa dùng vị ngọt, khí hòa (thổ hư thì bổ); Tân thủy, chữa dùng vị đắng khí hòa (hòa theo hỏa để ôn thủy); Quý hỏa, chữa dùng vị mặn khí hòa (trị hỏa để bổ thủy bất túc); Ất kim, chữa dùng vị ngọt khí hòa (thu liễm kim, bổ kim); Đinh mộc, chữa dùng vị cay khí hòa (ức chế mộc để hạ hỏa); Vị chưa khí lạnh (để hóa hỏa trị hỏa), vị cay để điều hòa (lấy kim trị mộc). Khí hòa để trị bộ phận giữa, để bồi bổ bất cập (thiếu). Vị mặn để điều hòa bộ phận dưới, để trị hóa, tướng hỏa hư thực phần nhiều khó phân biệt, phải cẩn thận không nên sử dụng nhiều mà sai phạm. Năm Tị/Hợi mộc khí tư thiên, nên theo phong hóa, nếu hàn khí còn nhiều, đó là dư hàn của năm Thìn/Tuất chưa lui hết, mộc khí muốn hành lệnh mà hàn thủy chưa đi hết thì mùa xuân phải rét, đó là mùa xuân trái thời tiết - mộc khí mất sự bình thường của nó nên người ta hay bị bệnh co rút gân (thuộc kinh can), như chỉ trong 3 tháng xuân rét hết thì phong khí được lưu hành, mộc khí tư thiên; nếu không như thế thì tai hại lớn sẽ đến; hỏa khí tại tuyền, vật lạnh không sinh trưởng, loài thú đồng hóa với thiên khí không tổn hại gì, loài chim đồng hóa với địa khí sinh dục nhiều. Hỏa khắc chế thì kim biến hỏa, loài thú cũng không sinh dục. Lại nói, khí tương đắc với nhau thì hòa, tức khách khí sinh chủ khí; khí không tương đắc với nhau thì sinh bệnh, tức khách khí khắc chủ khí. Vì vị trí chủ khí ở dưới, vị trí khách khí ở trên, nếu chủ sinh khách thì chủ lại ở trên là nghịch, là sinh bệnh. 2.7 TÓM TẮT CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍNội kinh nói: trước hết phải lập thành năm đó để rõ ràng vận khí của nó. Mỗi năm, trước hết lập vận khí để xét khí thái quá/bất cập của nó, rồi sau mới lấy chủ khí ở dưới làm gốc, khách khí gia lên trên chủ khí làm ngọn để tìm ra sự biến đổi của lục hóa. Nếu khí đó thắng (tức khách khí khắc chủ khí) thì giúp đỡ bên yếu; mạnh quá thì ức chế bên mạnh; khí đó phục thù lại (tức là chủ khí bị khắc thì con của khí bị khắc phục thù lại cho mẹ), hòa bình thì giải quyết một cách hòa bình, dữ dội thì giải quyết một cách thô bạo... đều tùy theo tình thế ưu thắng của khí đó mà khuất phục cho nó yên, lấy thăng bằng làm mức độ, chủ khí chỉ thuận theo khách khí ở trên mà thôi: khách khí thắng chủ khí là thuận chủ khí thắng khách khí là nghịch hai khí ấy chỉ có thiên thắng mà không có phục thù (nghĩa là chủ thắng thì tả chủ bổ khách; khách thắng thì tả khách bổ chủ - chứ không lấy hành con để phục thù). Năm dương khí chuyển hóa trước thời tiết thì bản thân chủ khí mạnh, mà có thể lấy khí bên trong thắng được chứng thực bên ngoài (chủ khắc khách), cho nên khí không thắng bị tà; năm âm khí chuyển hóa sau thời tiết, thì bản thân chủ khí suy nhược, mà có thể lấy khí bên ngoài thắng được chứng suy bên trong (khách thắng chủ) cho nên khí thắng nó tới khắc.2.8 HƯỚNG DẪN CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍ(Bí quyết này kết hợp tham khảo với khí trong Thất chính đại hội, và phương pháp tiểu vận trong Tam tài phú)Phương pháp này, chủ vận không bằng khách vận, chủ khí không bằng khách khí, xét cách xem mây trong sơ đồ Kính thiên của họ Cam có nói "Thiên vận, địa vận là số thủ thường, không thể tả hết được sự biến đổi của trời đất, thiên khí, địa khi, vận hành, thắng phục, thăng giáng, âm dương chi phối điều khiển và biến hóa tự nhiên vô cùng tận; cho nên người xem rất là quan trọng".Vì chủ vận, chủ khí chỉ xếp theo thứ tự ở dưới, cũng như mùa xuân ấm, mùa hạ nắng, mùa thu mát, mùa đông lạnh; còn khách vận khách khí đều theo khí của nó chu lưu ở trên, đúng vị trí của nó thì trời đất hanh thông, mọi vật bình thường, sai vị trí của nó thì trời đất bế tắc, mọi vật bệnh tật. Hễ muốn xem vận khí hàng năm, cần phải:Bước 1:lập thành chủ vận của năm ấy, để biết năm ấy từ tiết nào tới tiết nào, thuộc vận nàoBước 2:lập thành khách vận của năm ấy, để biết năm ấy thái quá hay bất cập (5 năm dương là thái quá, 5 năm âm là bất cập). Lại xem giữa 5 bước khách vận với 5 bước chủ vận sinh khắc tỷ hòa ra sao, để biết thuận hay nghịch, suy hay hòa:ĐỐI VỚI KHÁCH VẬN THÁI QUÁ Khách vận khắc chủ vận là nghịch: nghịch thì ức chế nó đi Khách vận sinh chủ vận là thuận: thuận thì theo nó Chủ vận khắc khách vận là suy: suy thì phải dìu dắt Chủ vận sinh khách vận là hòa: hòa thì phân giải ĐỐI VỚI KHÁCH VẬN BẤT CẬP Khách vận sinh chủ vận là thuận: thuận thì ngăn chặn Khách vận khắc chủ vận là nghịch: nghịch thì dẫn nó đi Chủ vận khắc khách vận là suy: suy thì làm ẩn phục nó đi Chủ vận sinh khách vận là hòa: hòa thì phân giải nó đi Đối với vận thái quá, thuận thì theo nó (tuy nó có mạnh, nhưng đã sinh ta thì khí mạnh của nó đã phát tiết rồi, nên theo đó mà chữa); nghịch thì ức chế đi (nó mạnh mà lại nghịch, chữa nên ức chế nó để giúp ta). Suy thì phải dìu dắt (nó tuy mạnh nhưng ta thắng được, khí nó đã suy, chữa nên dìu dắt). Hòa thì phân giải (nó tuy mạnh nhưng cùng một khí với ta, thì cũng chẳng làm hại gì, chữa nên dùng hòa giải).Đối với vận bất cập, thuận thì ta ngăn chặn gấp đi (nó đã yếu mà khí lại suy, chữa nên ngăn chặn kịp thời); nghịch thì dắt dẫn nó đi (nó đã yếu mà lại lấn ta, là thế nó đã sắp tàn, chữa nên công phạt mà kiêm cả dắt dẫn nó). Suy thì làm cho nó ẩn phục đi (nó đã yếu ta lại thắng thế thì nó phải ẩn phục, chữa nên ức chế, làm cho nó tự ẩn phục). Hòa thì phân giải đi (nó tuy mạnh mà cùng khí với ta thì cũng chẳng làm hại gì, chữa nên hòa giải đi). Lại thêm tham khảo thiên vận, địa vận mà đoán; chỉ rất cần là lấy thiên khí địa khí làm căn bản, cho nên lại phải lập thành cục thứ 3 và cục thứ 4 nữa.Bước 3Lập thành chủ khí của năm ấy, để biết rõ năm ấy từ tiết nào tới tiết nào, thuộc khí nàoBước 4Lập thành khách khí của năm ấy, để biết rõ địa chi nào tư thiên, địa chi nào tư địa (tại tuyền); địa chi nào thuộc bước khí đầu, địa chi nào thuộc bước khí 2..vv.. Lại xét làm chủ năm ấy là khí nào, ví dụ: năm Tý/Ngọ: khí Quân hỏa làm chủ, chữa nên dùng vị mặn, khí lạnh..vv.. Lại xét xem 6 bước khách khí với 6 bước chủ khí của năm ấy sinh hay khắc, hay tỷ hòa.Ví dụ xem năm Tý thì: Tý là khí tư thiên, Dậu là khí tư địa (tại tuyền); bước khách khí 1 là Tuất hàn thùy gia lên chủ khí là phong mộc - tức trên sinh dưới; bước khách khí thứ 2 là Hợi phong mộc gia lên chủ khí là Quân hỏa - tức là trên sinh dưới; bước khách khí thứ 3 là Tý quân hỏa gia lên chủ khí là tướng hỏa - tức là trên dưới tỷ hòa; bước khách khí thứ 4 là Sửu thấp thổ gia lên chủ khí cũng là thấp thổ - tức hai khí tỷ hòa. bước khách khí thứ 5 là Dần tướng hỏa gia lên chủ khí táo kim - tức trên khắc dưới bước khách khí thứ 6 là Mão táo kim gia lên chủ khí hàn thủy, tức là trên sinh dưới Trên sinh dưới là tương đắc; dưới sinh trên tuy có tương đắc nhưng không tề chính (tức là loạn trật tự, con ở trên mẹ, chủ khí lâm dưới khách khí), nhân dân vẫn dễ bị bệnh tật; trên khắc dưới hay dưới khắc trên là không tương đắc - không tương đắc thì sinh bệnh. Cho nên, đắc là thuận, không tương đắc là nghịch. Thuận thì bên nào suy ta phải bổ bên ấy; nghịch thì bên nào mạnh ta phải ức chế bên ấy. Lại đem khách vận và lục khí gia lên nhau mà đoán:BẢNG KHÁCH KHÍ HÀNG NĂM12 NĂM THIÊN PHÙ8 NĂM TUẾ HỘI6 NĂM ĐỒNG THIÊN PHÙ4 NĂM THÁI ẤT THIÊN PHÙ6 NĂM ĐỒNG TUẾ HỘI 12 NĂM BÌNH KHÍ 2.9 CƠ CHẾ BỆNH CỦA VẬN KHÍ CƠ CHẾ BỆNH THEO NGŨ VẬN Mộc vận thuộc về can: hễ các chứng phong đầu lắc, mắt hoa đều là triệu chứng của Can Hỏa vận thuộc về Tâm: hễ các chứng đau ngứa, mụn nhọt đều là triệu chứng của Tâm. Thổ vận thuộc Tỳ: hễ các chứng thấp thũng, đầy đều là triệu chứng của Tỳ. Kim vận thuộc về Phế: hễ các chứng thuộc về khí nghịch lên, uất lại đều là triệu chứng của Phế. Thủy vận thuộc Thận: hễ các chứng hàn, run rẩy đều là triệu chứng của Thận. CƠ CHẾ BỆNH THEO LỤC KHÍ Quyết âm phong mộc (Tị/Hợi): chủ khí của Can và Đởm, hễ các chứng bỗng nhiên sinh ra cứng đờ chân tay, đau liệt, bụng căng cứng, chân tay co rút đều là triệu chứng của nó. Thiếu âm quân hỏa (Tí/Ngọ): chủ về khí của Tâm và Tiểu tràng, hễ các chứng suyễn, mửa, nôn chua, ỉa chảy đột ngột, chuột rút, tiểu tiện đỏ, phiền khát, đầy chướng, mụn, nhọt, lở, sởi, bướu, hạch, nôn mửa, ỉa chảy, hắc loạn, tối tăm, uất, phù thũng, tắc mũi, chảy máu mũi, máu tràn qua các khiếu, ỉa ra máu, đái ra máu, huyết bế lại, mình nóng sợ lạnh, rét run, kinh sợ, hoặc khóc cười nói nhảm, mồ hôi tuôn ra... đều là triệu chứng của nó. Thái âm thấp thổ (Sửu/Mùi): chủ về khí của Tỳ và Vị, hễ các chứng kinh cứng đờ, phù thũng, tích đầy (bì mãn), nôn ra giun, hoắc loạn, mình nằng nặng, thịt nhão như bùn, ất xuống không nổi lên đều là triệu chứng của nó. Thiếu dương tướng hỏa (Dần/Thân): chủ về khí Tâm bào lạc và Tam tiêu; hễ các chứng nhiệt, buồn phiền rối loạn, co rút, bỗng nhiên câm, uất ức, hôn mê vật vã, phát cuồng, hay chạy, chửi mắng, kinh sợ, phù thũng, nhức nhối, xông nghịch lên, run sợ như mất hồn, hắt hơi, mụn nhọt, viêm họng, ù tai, điếc tai, nôn mửa, thực quản không nuốt được đồ ăn, mắt mờ, bỗng nhiên ỉa như tháo nước, thịt máy, gân co... thuộc về các chứng bạo bệnh thì đều là triệu chứng của nó. Dương minh táo kim (Mão/Dậu): chủ về khí của Phế và Đại tràng. Hễ các chứng khô sáp, ho khát, đờ đẫn đều là triệu chứng của nó. Thái dương hàn thủy (Thìn/Tuất): chủ khí của Thận với Bàng quang, hễ những chứng thủy dịch chảy ra ở bộ phận trên hoặc dưới - trong suốt mát lạnh, trung hà (tích khối ở bụng dưới), sưng bìu giái, bụng đầy căng đau, đi lỵ ra chất trắng trong, ăn vào lâu thấy tiêu đói, mửa/ỉa ra chất tanh hôi, co duỗi không dễ dàng, quyết nghịch bế tắc đều là triệu chứng của nó. 2.10 CHÍNH HÓA VÀ ĐỐI HÓA (Từ đây trở đi theo trong quyển Vận Khí Tầm Nguyên) Xét bài tổng luận về vận khí trong Đồ Thư có nói: năm chính hóa có 6 là Ngọ, Mùi, Dần, Thìn, Dậu, Hợi năm đối hóa có 6 là Tý, Sửu, Thân, Tuất, Mão, Tị Vì Ngọ là phương chính Nam là chỗ vượng của Hỏa; Mùi là phương Tây Nam chỗ vượng của Thổ; Dần là phương Đông Bắc chỗ sinh của Hỏa; Thìn là phương Đông Nam cái Kho của Thủy; Dậu là phương Chính Tây chỗ vượng của Kim; Hợi là phương Tây Bắc là chỗ sinh của Mộc - đó là những năm chính hóa.Tý đối diện với Ngọ được khí của Hỏa; Sửu đối diện với Mùi được khí của thổ; Thân đối diện với Dần được khí của Hỏa; Tuất đối diện với Thìn được khí của Thủy; Mão đối diện với Dậu được khí của kim; Tị đối diện với Hợi được khí của mộc - đó là những năm đối hóa.Chính hóa nghĩa là: Ngọ nguyên là Hỏa Mùi nguyên là Thổ Thìn nguyên là Thủy Dậu nguyên là Kim những khí mà lâm vào lục dâm ở hai bên trái phải khí Tư thiên và khí Tại tuyền là thời lệnh thực - tham khảo với Hà đồ xem các số 1, 2, 3, 4, 5 ở tầng trong, từ bản chất mà sinh ra, thuộc về sinh số của trời đất - phương pháp chữa nên theo gốc của nó.Đối hóa nghĩa là: Tý không phải là Hỏa, mà do đối diện với Ngọ nên được khí Hỏa Sửu không phải là Thổi, mà do đối diện với Mùi nên được khí Thổ Thân không phải là Hỏa, mà do đối diện với Dần nên được khí Hỏa Mão không phải là Kim, mà do đối diện với Dậu nên được khí Kim Tị không phải là Mộc, mà do đối diện với Hợi nên được khí Dậu những khí ấy mà phối hợp với lục dâm ở trên hoặc ở dưới, tới trước hay tới sau là thời lệnh hư - tham khảo với Hà đồ xem số 6, 7, 8, 9, 10 ở tầng ngoài từ dư khí (khí thừa) mà thành ra, thuộc về số thành của trời đất - phương pháp chữa nên theo ngọn của nó.2.11 PHƯƠNG PHÁP SUY LƯỜNG VỀ 5 THỨ THIÊN KHÍ Có người hỏi: Giáp không phải là Mộc, mà cùng với Kỷ âm Thổ đều hóa làm thổ. Ất không phải là mộc, mà cung Canh dương kim đều hóa thành kim; Bính không phải là hỏa, Tân không phải là kim mà cùng hóa làm thủy; Đinh không phải là hỏa, Nhâm không phải là thủy mà cùng hóa làm mộc; Mậu lại không phải là thổ, Quý không phải là thủy mà cùng hóa làm hỏa là cớ làm sao?Trả lời: 12 chi bắt đầu khởi từ Tý, gia 5 dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) lên trên, đếm xuôi 5 vị tới Thìn, rồi đối chiếu xem trên Thìn là can nào tức hóa thành lần ấy. Xem trong Hà đồ chỉ có 10 số, có năm số sinh và năm số thành, mà số 5 (Thìn/Mậu) làm tác nhân sinh thành, ví dụ:thiên nhất (1) sinh thủy, địa lục (6) thành chi (1 +5 = 6) Do số 5 này là tác nhân hợp hóa, nên ta có thể dựa trên năm khởi tháng theo quy luật cứ 5 bước sẽ gặp can hợp, đồng thời khi khởi (lấy năm khởi tháng, lấy ngày khởi giờ) ta sẽ thấy 1 vòng hoa giáp 60 đơn vị đã hoàn thành. Ví dụ: năm nay là năm Ất Mùi, đếm tới 5 ta sẽ được năm Canh Tý, và năm Ất Mùi khởi tháng Bính Tý thì năm Canh Tý cũng khởi tháng Bính Tý (tức là hoa giáp đã vận hành đủ 60 đơn vị). Theo cách lấy năm khởi tháng, lấy ngày khởi giờ thì bắt đầu khởi từ cung Tý, đủ 5 bước sẽ đến cung Thìn, thấy Can nào độn với Thìn thì tính vận đó. Bởi Thìn tượng là con rồng, có thể biến hóa, cho nên mới hóa thành ngũ hành của vận khí. Ta thấy: năm Giáp/Kỷ: thì gia Giáp lên Tý thành Giáp Tý, tới cung Thìn thì lâm vào dưới Mậu, Mậu thuộc thổ cho nên Giáp/Kỷ mới hóa thành thổ. năm Ất/Canh: gia Bính lên Tý thành Bính Tý, đếm xuối tới cung Thìn thì lâm vào dưới can Canh, Canh thuộc kim cho nên Ất/Canh mới hợp hóa Kim. năm Bính/Tân: gia Mậu lên Tý thành Mậu Tý, đếm xuôi tới Thìn thành Nhâm Thìn, Nhâm thuộc thủy cho nên Bính/Tân mới hợp hóa thủy. năm Mậu/Quý: gia Nhâm lên Tý thành Nhâm Tý, đếm xuôi tới Thìn thì Thìn lâm dưới Bính, cho nên Mậu/Quý mới hợp hóa hỏa. PHƯƠNG PHÁP SUY LƯỜNG VỀ 5 THỨ THIÊN KHÍ Các thánh nhân thời thượng cổ tới ngày Đông Chí xem xét hiện tượng thiên văn của năm mới: Thấy khí trời xanh của phương Đông thẳng từ sao Quỷ, Liễu tới sao Nguy, Thất - lập Đinh/Nhâm làm mộc vận. Thấy khí trời đỏ của phương Nam thẳng từ sao Khuê, Bích tới sao Ngưu, Nữ - lập Mậu/Quý làm hỏa vận. Thấy khí trời vàng của trung ương thẳng từ sao Tâm, Vĩ tới sao Chẩn, Giác - lập Giáp/Kỷ làm thổ vận. Thấy khí trời trắng của phương Tây thẳng từ sao Cang đến sao Tất, Chủy - lập Ất/Canh làm kim vận. Thấy khí trời đen của phương Bắc thẳng từ sao Trương, Dực tới sao Lâu, Vị - lập Bính/Tân làm thủy vận (chú thích rõ ở loại tụ). Thiếu Giốc là 6 năm Đinh mộc bất cập (âm mộc), lại cùng với kim kiêm hóa thì thổ được bình thường. Thượng cung (tức khí ở trên - thấp thổ tư thiên) cùng với Chính cung (Kỷ Sửu/Kỷ Mùi thổ) chung một khí (Đinh Sửu, Đinh Mùi). Thiếu chủy là 6 năm Quý (âm hỏa)trong đó gặp năm Mão, năm Dậu khí táo kim thư thiên, Quý hỏa bất cập, lại kiêm hóa với thủy thì kim khí được lệnh, thượng thương (tức khí ở trên - táo kim tư thiên) với chính thương (Ất Dậu kim) chung một khí (Quý Mão, Quý Dậu). Thiếu cung là 6 năm Kỷ (âm thổ), trong đó gặp năm Sửu, năm Mùi khí thấp thổ tư thiên, là vận được giúp đỡ - Thượng cung (Kỷ Sửu, Kỷ Mùi) chung một khí (Đinh Sửu, Đinh Mùi), gặp năm Tị/Hợi khí phong mộc tư thiên, kiêm hóa với vận, Thượng Giốc (tức khí ở trên - phong mộc tư thiên) với Chính Giốc (Đinh Mão mộc) chung một khí (Kỷ Tị, Kỷ Hợi).Thiếu thương là 6 năm Ất (âm kim),Trong đó gặp năm Mão/Dậu khí táo kim tư thiên, là vận được giúp đỡ, Thượng thương (tức khí ở trên - táo kim tư thiên). Với chính thương (Ất Dậu kim) chung một khí (Ất Mão, Ất Dậu), gặp năm Tị/Hợi khí phong mộc tư thiên - Ất kim bất cập kiêm hóa với hỏa thì mộc được bình thường, Thượng Giốc (tức khí ở trên - phong mộc tư thiên) với Chính Giốc (Đinh Mão mộc) chung một khí (Ất Tị, Ất Hợi).Thiếu vũ là 6 năm Tân (âm thủy),Trong đó gặp năm Sửu năm Mùi khí thấp thổ tư thiên kiêm hóa với vận, Thượng cung (tức khí ở trên - thấp thổ tư thiên) với Chính cung (Kỷ Sửu, Kỷ Mùi) chung một khí (Tân Sửu, Tân Mùi)Giải thích:Khí ở trên (Thượng cung) tức là khí thời lệnh tư thiên. Thái và Thiếu tức chỉ 5 vận khí thái quá, 5 vận khí bất cập, mỗi năm khác nhau bởi gặp các khí tư thiên khác nhau nên phát sinh nhiều trường hợp như:khí tư thiên thắng khách vận (thiên hình) vận thắng khí tư thiên (bất hòa) vận thái quá, không được ức chế (dâm khí) vận bất cập, lánh chỗ thắng nó, không chịu kiêm hóa. 2.12 SỰ TƯƠNG QUAN, ĐỒNG HÓA GIỮA VẬN VÀ KHÍVận nào, khí nào hoặc thái quá, hoặc bất cập đều lần lượt làm chủ thời lệnh hàng năm mà thay đổi thịnh suy - trên thông lên trời thì có ứng với sự tăng giảm của 5 ngôi sao, dưới suy ra ở mặt đất - thì có nghiệm với sự tiêu hao sinh trưởng của lục khí về ngũ cốc/ngũ vị/ngũ sắc theo loại mà biến hóa. Không năm nào không có, chỉ khác có kết quả của ngũ cốc có khi nhiều khi ít, ngũ sắc ngũ vị có khi nồng khi nhạt, vì kim mộc thủy hỏa thổ đều vận hành biến hóa - có hưu tù vượng tướng khác nhau - gặp năm âm thì khí suy mà bất cập, khí thái quá được thắng thì muốn hóa cả khí mình đã thắng, khí bất cập đã yếu thì bị khí thắng mình đến kiêm hóa cả đi. Năm thái quá là: năm Giáp: thổ cùng mộc hóa năm Bính: thủy cùng thổ hóa năm Mậu: hỏa cùng thủy hóa năm Canh: kim cùng hỏa hóa năm Nhâm: mộc cùng kim hóa Năm bất cập là: năm Ất: kim kiêm cả hỏa đồng hóa năm Đinh: mộc kiêm cả kim đồng hóa năm Kỷ: thổ kiêm cả mộc đồng hóa năm Tân: thủy kiêm cả thổ đồng hóa năm Quý: hỏa kiêm cả thủy đồng hóa Về khí tư thiên với khách khí khách vận "gia" "lâm" lên nhau cũng có các trường hợp thuận, nghịch, hại, thù nhau. Vận với khí tư thiên giống nhau (tỉ hòa) là chính khí, khí tư thiên khắc chế vận thì trái với bình thường - như thế là ngụ khí bình thường thì không lấn hại nhau. Tới đây đã hết phần trích lược sách "Vận Khí Bí Điển" - một tập sách trong bộ "Hải thượng lãn ông Y Tông Tâm Lĩnh". Trong đây miêu tả nguyên lý vận hành của thời tiết, ngũ hành, can chi ..vv.. rất là quan trọng. Tuy có hơi thô cứng, nhưng mà: Chấp đại tượng, thiên hạ vãng. Vãng nhi bất hại. An bình thái. Nhạc dữ nhị, quá khách chỉ. Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kỳ vô vị. Thị chi nhi bất túc kiến, thính chi nhi bất túc văn. Dụng chi bất khả ký. Dịch xuôi: 1. Thánh nhân cầm gương lớn, cho thiên hạ theo. Theo mà chẳng hại, lại an ổn, thanh bình. 2. Nhã nhạc, cỗ bàn khi khách về rồi thời hết. Đạo ra khỏi miệng thời nhạt nhẽo như thể là vô vi, không đáng xem, không đáng nghe, nhưng đem dùng thì vô tận. Dịch thơ: 1. Đấng thánh nhân là gương trong trẻo, Soi Đạo trời cho mọi người theo, Ai theo nào hại đâu nào, Lại còn an lạc, ra vào thái khang. 2. Bao nhã nhạc cỗ bàn yến ẩm, Khách đi rồi vắng lặng như không. Đạo Trời ra khỏi tấc lòng, Nói ra ngoài miệng, nhạt không, nhạt phèo. Để mắt nhìn, như chiều chẳng xứng, Lắng tai nghe ngỡ chẳng đáng nghe, Nhưng đem dùng thật thỏa thuê. Muôn nghìn ứng dụng chẳng hề có vơi. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 11, 2016 :)) copy không ghi nguồn sao? Share this post Link to post Share on other sites