Duy Tuấn

Từ Trường Trái Đất - Từ Khoa Học Đến Phong Thủy

3 bài viết trong chủ đề này

Trên Trái đất có rất nhiều nguồn phát từ trường khác nhau, từ trường Bắc- Nam được áp dụng trong la kinh là loại từ trường được tạo ra từ nhân niken của Trái Đất. Một loại từ trường khác được quan tâm ít hơn do mới được tìm ra và bắt đầu phát triển vài chục năm nay và áp dụng trong địa khí nhiều hơn là từ trường do sấm sét tạo ra, hay còn gọi là cộng hưởng từ trường Schumann, tần số của nó có dải tần điển hình là 7,83hz và các bội số harmonic của nó.

Xét hiện nay một số người sử dụng máy đo từ trường Trái Đất để xét địa khí đất tốt hay xấu, hay tìm vong v.v. như trong quảng cáo thì tôi khẳng định là sai lầm bởi lẽ nó đo từ trường tự nhiên do nhân của Trái Đất. Và hệ phương pháp của cách đo từ trường tự nhiên này đã được xây dựng có hệ thống và rất chặt chẽ với độ nhạy gấp từ 1000 đến 10000 lần các máy đo cầm tay mà một số người sử dụng.Các loại máy trên thông thường được xếp vào dòng đo các bước sóng điện từ trường tần số siêu thấp (Extreme low frequency) hay viết tắt là EMF, đơn vị là nT. các loại trên hiện nay được sử dụng trong thị trườngxác định trường sóng điện từ có hại do các thiết bị điện chứ không phải trường sóng EMF tự nhiên do như đã đề cập ở trên cần nhạy hơn 1000 đến 10000 lần và có thuật toán ngừng đọc số liệu khi bị nhiễu do ở gần vật liệu là sắt từ. 

Hệ phương pháp khoa học cơ bản của nó có thể được miêu tả ngắn gọn như sau: 

 

Phương pháp từ

Mục tiêu

Mục tiêu của phương pháp từ là thành lập bản đồ trường từ tổng T và dị thường từ DTa nhằm :

-         Xác định đặc điểm trường từ T và trường dị thường từ DTa.

-         Phát hiện và phân chia các thành tạo địa chất cổ, các đới cấu tạo và magma ở độ sâu lớn hơn độ sâu nghiên cứu của phương pháp địa chấn. 

-         Phát hiện và theo dõi hệ thống đứt gãy kiến tạo.

I. Thiết bị

 1. Thiết bị đã sử dụng trong quá trình đo từ trên các tuyến là từ kế Proton vô hướng. Thiết bị có các đặc trưng kỹ thuật chính :

             - Giải đo từ 33000 nT đến 56000 nT.

             - Độ phân giải : 1 nT.

             - Chu kỳ đo     : 5 giây.

2. Máy đo biến thiên từ tại trạm quan sát cố định(cách mặt đất vài chục cm nơi có từ trường ổn định, không bị ảnh hưởng bởi sắt và các thiết bị điện, các dây dẫn điện 60hz). Máy đo biến thiên từ  được sử dụng là máy từ PM2 HT do công ty điện tử kỹ thuật cao sản xuất, là loại máy từ Proton. Máy thu thập dữ liệu từ trường ngày đêm Trái đất. Máy có các đặc trưng kỹ thuật chính sau:

              - Độ phân giải  :    0,1 nT

               - Giải đo       :   30000 đến 70000 nT. Tự động điều hưởng hoặc đặt cộng hưởng bằng tay.

              - Chu kỳ đo      :  5s đến 180s.

               Các thiết bị đo từ biển và đo biến thiên từ trên đã được kiểm định trước khi sử dụng đo đạc, thu thập số liệu ngoài thực địa.

II. Phương pháp xử lý số liệu từ

         Gồm các dạng công việc:

         - Tính giá trị hiệu chỉnh biến thiên, giá trị hiệu chỉnh Đeviaxia.

         - Tính trường từ tổng T theo công thức:

      T = Tđo – (dTbt + dTđe)

Trong đó :   dTbt: Giá trị hiệu chỉnh biến thiên từ.

                        dTđe: Giá trị hiệu chỉnh Đeviaxia.

 

Giá trị trường từ tổng T được tính cho các điểm dọc theo tuyến đo cách nhau 2 phút.

-Thu thập số liệu trường từ bình thường To theo IGRF do Viện vật lý địa cầu cung cấp.

- Tính giá trị ΔTa theo công thức:

           ΔTa = T – To.

    Trong đó :  T :  giá trị trường từ tổng.

                       To : giá trị trường từ bình thường.

  - Sử dụng mạng lưới liên kết nội gồm các tuyến ngang và 2 tuyến dọc, tiến hành cân bằng mạng lưới theo phương pháp Virg.

- Thành lập bản đồ và luận giải tài liệu từ:

Các bản đồ từ gồm:

+     Bản đồ trường từ tổng T.

+     Bản đồ dị thường từ ΔTa.

Trên cơ sở hai bản đồ trên, luận giải để góp phần xác định các đới cấu tạo, các hệ thống đứt gãy kiến tạo, các thể magma xâm nhập ẩn. Phân tích định lượng một số dị thường đặc trưng nhằm xác định vị trí không gian và bản chất của vật thể gây từ.

Số liệu từ sau khi xử lý được sử dụng để thành lập bản đồ trường từ tổng T và bản đồ dị thường từ  ∆Ta. Từ các bản đồ này tiến hành việc luận giải tài liệu từ dựa vào đặc điểm của trường từ như mức độ phức tạp của trường từ, giá trị trường từ, đặc điểm dị thường từ… nhằm xác định bản chất các dị thường từ, xác định các khối cấu trúc, xác định các hệ thống đứt gãy .

Các dữ liệu từ gốc được hiệu chỉnh Deviaxia, biến thiên từ ngày đêm và được lọc dữ liệu 2 phút 1 lần ghi và lưu dưới dạng Excel.

Các File Excel được đưa vào trong Surfer để Grid và tạo ra bản đồ trường từ tổng. Đường đẳng trị được vẽ với tiết diện 20 nT

Từ dữ liệu trường từ tổng và dữ liệu trường từ bình thường thành lập ra bản độ dị thường từ ∆Ta bằng phương pháp trừ giá trị của 2 tập dữ liệu.

Nhập dữ liệu Grid của 2 bản đồ trường từ tổng và bản đồ dị thường từ ∆Ta vào trong phần mềm Global Mapper để tạo đường đẳng trị có tiết diện 20 nT, làm trơn và xuất ra file Map Info.

III. Đặc điểm trường từ tổng T

     - Trường từ tổng T có giá trị thay đổi từ 43220 đến 44140 nT, giá trị cao ở Bắc và yếu hơn ở Nam (nơi gần xích đạo hơn).

 - Phần diện tích phía Bắc trường từ tương đối bình ổn, mang dáng dấp của trường từ bình thường.

- Phần diện tích còn lại trường từ bị nhiếu loạn hơn, các đường đẳng trị có sự thay đổi về phương so với phương của đường đẳng trị trường từ bình thường, đồng thời cũng xuất hiện nhiều dị thương với qui mô và giá tri nhỏ. Mức độ phức tạp nhất của trường từ nằm ở trung tâm diện tích nghiên cứu). Sự nhiễu loạn của trường từ và sự xuất hiện các dị thường từ có lẽ là do có các hoạt động của các hệ thống đứt gãy kiến tạo và hoạt động magma gây lên

  

IV. Đặc điểm trường dị thường từ ∆Ta

Trường dị thường từ ∆Ta có một số đặc điểm sau :

- Giá trị dị thường từ ∆Ta đều mang giá trị âm, từ - 100 nT đến – 300 nT.

- Phần diện tích trung tâm nghiên cứu trường dị thương từ có giá trị âm lớn nhất từ -160 đến -300 nT. Về phía Bắc và phía Nam trường dị thường từ mang giá trị âm nhỏ hơn, giá trị thay đổi từ -140 nT đến -100 nT.

   Với đặc điểm trường từ như trên có thể nhận thầy diện tích nghiên cứu nằm trọn trong trũng trung tâm bể sông Hồng. Tuy nhiên phần trung tâm diện tích nghiên cứu móng cenozoi nổi cao hơn và hạ thấp dần về hai phía.

    Ngoài ra tại vị trí trên tuyến “A” mặt cắt địa chấn nông phân giải cao phát hiện được khối nhô là thành tạo gắn kết cổ trước Đệ tứ thì trường dị thường từ cũng xuất hiện một dị thường yếu dạng đẳng thước, giá trị dị thường từ -80 đến -140 nT. Kết hợp hai loại tài liệu có thể cho rằng dị thường từ nay phản ánh thành tạo gắn kết thấy được trên mặt cắt địa chấn và thành tạo này có thể là một khối magma xâm nhập bị chôn vùi bởi các thành tạo bở rời Đệ tứ.

    Dựa vào tài liệu từ, theo nguyên tắc xác định đứt gãy đã trình bày ở phần trên, trên diện tích nghiên cứu đã xác định được 6 đứt gãy phương Đông Bắc -Tây Nam, 2 đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam, 2 đứt gãy này có thể là phần kéo dài của đứt gãy trên đất liền. Theo phương á kinh tuyến xác định được 2 đứt gãy, phương á vĩ tuyến xác định được 1 đứt gãy.  

 

Qua tài liệu trên, có thể kết luận như sau:

1.  Từ trường Trái Đất có xu hướng yếu đi khi vào đường xích đạo, và mạnh hơn ở 2 cực của Trái Đất- theo trục Bắc- Nam.

2. Từ trường tạo ra bởi sự xoay theo hiệu ứng Devaxia có giá trị hơn nhiều so với việc di chuyển trong không gian(liên hệ với các môn phái khí công, nó tạo ra những phép tập luyện như xoay liên tục vài chục cái của yoga Tây tạng hay vài trăm- một mức tương đối cực đoan hóa, quá thừa của các môn phái hồi giáo).

3. Từ trường này sử dụng trong xác định dị thường từ trường do đứt gãy sâu, các thể dị thường địa chất bên dưới với điều kiện độ nhạy cao, giá trị thay đổi trong ngưỡng vài chục nT thôi. Các máy hiện nay dùng trong thị trường hoàn toàn không có đủ độ nhạy để làm công việc trên, không có thuật toán chặn tín hiệu nếu có  nhiễu do sắt, không có cách để xử lý các  hiệu ứng từ ngày đêm và devaxia thì không bao giờ đo được dị thường trái đất bên dưới và càng không thể xác định được địa khí đất. Những thiết bị đó chỉ đo được những loại từ trường có cường độ mạnh hơn rất nhiều là từ trường do thiết bị điện gây ra thì sử dụng được.

4. Các pháp phong thủy liên quan đến trục từ trường Bắc- Nam chính là một dạng của mượn lực từ trường tự nhiên này mà làm địa khí, làm tăng địa khí của đất lên. Dù gì tuy khác nguồn so với từ trường do sấm sét nhưng chúng cũng liên quan đến nhau. Việc tăng năng lượng theo từ trường nhân niken của trái đất cũng làm tăng năng lượng theo từ trường do sấm sét schumann resonance.

5. Một vấn đề quan trọng nữa đó là tính "lưỡng cực từ" tạo ra dị thường dương hay âm; trong 1 số tài liệu cổ của phương tây viết về nghệ thuật làm tăng địa khí đất... thì với các trường hợp đặc biệt cần làm những nơi thờ tự tâm linh lớn, tìm đất tốt thì không nói tuy nhiên có những trường hợp ở 1 vùng mà  thường là tìm đất xấu rất nặng thì dễ hơn tìm đất rất tốt ở đẳng cấp tương đương, thì họ tìm những vùng đất càng nặng càng tốt, càng nhiều dạng mạch,đứt gãy, nước ngầm cắt ngang qua càng tốt sau đó họ lợi dụng tính chất lưỡng cực từ trên... đảo ngược cực từ, biến cái chí âm chí tà thành cái chí dương. Kỹ thuật này không rõ có liên quan tới pháp nào trong nền văn minh đông phương không? nhưng tôi coi là một kỹ thuật đỉnh cao trong mảng phong thủy địa khí.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thank brother, i'm trying

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay