Duy Tuấn

Phân Tích Yếu Tố "phong" Theo Định Luật Bernoulli, Phân Dị Trọng Lực Và Tính Phân Tán Các Hợp Chất Hóa Học

5 bài viết trong chủ đề này

Các định luật về khí áp dụng trong nhà

Khi nói đến khí, chúng ta thường liên tưởng đến những ngôi nhà thông thoáng, mát mẻ. Tuy nhiên, để đạt được đúng theo tiêu chí một ngôi nhà và các căn phòng trong ngôi nhà đó thông thoáng thì lại không phải là dễ.

Việc phân tích yếu tố “khí”- theo nghĩa không khí, gió, phong v.v. đều dựa trên các định luật vật lý cơ bản, kinh điển nhất là định luật Bernuolli. Một ngôi nhà hay một căn phòng trước tiên cần phải có hệ thống đường vào (cửa chính) và đường ra của khí (các hệ thống cửa sổ), trong đó để không khí trong phòng  chuyển động đối lưu một cách liên tục thì các hệ thống đường ra của khí phải liên tục được mở. Tôi gọi là phải có “ra” thì mới có “vào”. Liên tưởng đến một căn phòng chỉ có 1 cửa chính: khi có luồng khí đi vào, các phân tử khí tràn vào phòng và làm mật độ khí trong phòng tăng lên không ngừng. Đến một ngưỡng nào đó mật độ lớn của khí cung cấp vào làm tăng áp suất thì khí trong phòng muốn đi ra theo đường cửa chính (do chỉ có 1 cửa) nhưng vấp phải lực áp do khối khí đang đi vào… do đó 2 lực này đối chọi nhau, khối khí ngoài muốn vào thì không vào được mà khối khí muốn ra thì không ra được, trong phòng lúc này không có sự đối lưu lưu chuyển khí sinh ra bế khí, dẫn đến tình trạng thiếu lượng oxy cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Ví dụ điển hình cho việc này là ở các ngôi nhà hình ống, diện tích nhỏ trong đô thị thường có ít cửa sổ và cũng thường có thói quen đóng cửa sổ cả ngày và cả việc thiết kế phòng sử dụng điều hòa quá nhiều như hiện nay cũng là một nguyên nhân khiến cho lượng oxy được cung cấp vào thường không đạt đủ tiêu chuẩn (1 người trường thành trung bình hít 11000 lít không khí- 550 lít khí oxy tinh khiết mỗi ngày).

Ngoài ra, phân tích chi tiết hơn, tuân theo định luật bernoulli  chúng ta có thể phân chia một căn phòng thành 2 đới: đới thoáng khí và đới bí khí trong đó đới thoáng khí là đới nối liền giữa cửa chính với cửa sổ của căn phòng, đới này là nơi mà các dòng khí đối lưu, trao đổi vào ra nhiều nhất dựa trên sự chênh lệch áp suất ở trong và ngoài phòng. Các hoạt động liên quan đến công việc hàng ngày sử dụng nhiều năng lượng, sử dụng nhiều oxy như hoạt động trí não, học hành thì cần bố trí đặt tại những đới trên sẽ tốt hơn đới bí khí trong căn phòng.

Ngoài ra, việc sắp đặt bố trí nội ngoại thất trong nhà cũng ảnh hưởng đến quỹ đạo đường đi của khí trong ngôi nhà. Không khí trong trạng thái chuyển động là một thành phần hỗn hợp các loại khí oxy, ni tơ, hydro, cacbonic, các hợp chất khí có lưu huỳnh và kim loại nặng khác v.v. Chúng lơ lửng trong không khí và do có khối lượng riêng khác nhau, khi gặp vật cản khiến vận tốc của khối không khí giảm sẽ xảy ra hiện tượng “phân dị trọng lực” các loại khí nặng trọc hơn có xu hướng đi xuống dưới trong khi đó các loại nhẹ hơn sẽ có xu hướng lướt lên trên. Vậy tại sao khi gặp vật cản thì khí lại “tán” sang hai bên thì chúng ta giải thích như sau:  áp dụng định luật Bernoulli, khi gặp vật cản, mật độ khí tại chỗ tiếp giáp với vật cản tăng lên khiến áp suất tăng so với các khối khí xung quanh vật cản có áp suất thấp hơn => kéo theo các khối khí này bắt đầu có động lực, gia tốc lực từ vị trí có áp suất cao đổ sang nơi có áp suất thấp , kết hợp với đặc thù về trọng lực như nói ở trên thì khí nặng sẽ đi xuống dưới và khí nhẹ hơn sẽ đi lên trên.

Người xưa đã rất hiểu rõ được quy luật trên mà đề ra các phương pháp bố trí đồ đạc, bình phong, cây cối mà trở thành một phần của bộ môn phong thủy áp dụng đến ngày nay. Trường hợp dễ thấy nhất là cách thiết kế các cửa ra vào không được thông nhau tạo thành đường thẳng hun hút mà phải so le, chếch nhau làm sao để không khí trong căn nhà chuyển động theo hình chữ “S”. Hay cách đục lỗ 1 góc nhỏ tại vị trí mộ khí trong trường phái phong thủy lạc việt. Nói thêm về cách đục lỗ góc này, ta có thể xét thêm yếu tố trọng lực do nhiệt độ, khí nóng thì bốc lên trên mà khí có nhiệt độ lạnh hơn thì đi xuống dưới; nó tạo thành đối lưu theo nhiệt độ chứ không phụ thuộc gì vào mật độ, áp suất hay vận tốc cả. Các khí lạnh với thiết kế ở sát chân tường sẽ bị đẩy ra ngoài còn đâu giữ lại các khí ấm hơn ở trong phòng. Đây cũng là một cách đẩy tà khí đi mà giữ sinh khí lại.

Nói đến khí, chúng ta còn cần phải quan tâm đến khí phóng xạ Radon (đơn vị pCi/L). Radon là căn nguyên chính dẫn đến ung thư phổi ở người không hút thuốc lá. Radon là một loại khí phóng xạ tự nhiên, không màu, không mùi và không vị, do sự phân rã tự nhiên của chất uranium trong đất sinh ra. Khí Radon bay vào các tòa nhà bằng cách xông lên từ mặt đất, thông qua các vết nứt trong nền móng, kẻ hở quanh các ống dẫn và luồng vào khu vực sinh sống. Ở đồng bằng nước ta, khí Radon đa phần đều nằm trong ngưỡng cho phép (<4pCi/L) tuy nhiên có những căn nhà có nồng độ khí cao bất thường thường liên quan đến chính thói quen của người dân cư ngụ là không bao giờ mở cửa sổ thoát khí; có thiết kế phòng ốc kém thông thoáng khiến khí Radon vào và khó bị bay đi; hệ thống điều hòa không có chức năng lấy khí từ ngoài vào và hút khí từ trong phòng đi khiến khí Radon lẩn quẩn và tích đọng ngày càng nhiều trong phòng. Liên hệ đến trường hơp này không thể bỏ qua những tinh hoa của người xưa trong việc thiết kế ra nhà sàn ở vùng núi ngày nay. Xét trên quan điểm địa chất, những khu vực vùng núi là nơi chịu các tác động lớn của các hoạt động kiến tạo, có mật độ đứt gãy và vết nứt lớn là đường dẫn cho khí phóng xạ radon từ dưới lòng đất đi lên và thoát ra khỏi bề mặt đất nhiều hơn so với khu vực đồng bằng. Do đó, ngoài chức năng đã được biết đến của nhà sàn là ngăn chặn thú dữ, bảo vệ gia súc thì cách thiết kế trên tạo ra một khe hút gió mạnh dưới nền nhà sàn và làm khí radon nếu có đi lên từ bề mặt đất cũng sẽ bị phát tán đi nhanh hơn nhiều. Radon cũng được xếp là loại khí tương đối nặng do đó cách đục lỗ sát chân tường của trường phái phong thủy lạc việt cũng là cách làm thoát khí này.

Một yếu tố nữa cần xét đến đó là mật độ ion âm/ dương trong không khí. Trong phòng có mật độ ion âm ít hơn 50/cm3 như phòng hút thuốc, phòng làm việc có nhiều máy tính chúng ta có cảm giác ngột ngạt và đây cũng là môi trường dễ phát sinh vi khuẩn. Khi ở trong khu vực có mật độ ion âm ít hơn 1,000/cm3, cơ thể có cảm giác cần được thông gió. Khu vực với mật độ ion âm 2,000 ~ 20,000/cm3 như ở trong vườn cây, thác nước… cho ta một cảm giác không khí trong lành, tươi sạch. Nghệ thuật sử dụng nước… lợi dụng tính bốc hơi của hơi nước tạo ion âm; tạo các góc cây xanh; sử dụng các loại đá có tính áp điện, hỏa điện cũng tạo ra ion âm áp dụng được trong phong thủy. Cái dễ liên tưởng nhất đến mật độ ion âm tác động đến tâm trạng của con người ra sao thì có thể phân tích qua hiện tượng mưa bão. Khi cơn bão sắp xuất hiện, chúng hoạt động như cỗ máy khổng lồ hút ion âm từ môi trường xung quanh, phản ứng của chúng ta là thấy trời quang, oi bức, khó chịu và rất khó thở. Còn khi cơn bão về, chúng lại là cỗ máy phát ion âm khổng lồ phát ngược lại vào môi trường; mật độ ion âm tăng lên cực cao, và chúng ta lại có cảm nhận vô cùng dễ chịu, thoải mái, mát mẻ. Cơ chế này của tự nhiên tạo ra dòng tuần hoàn của  ion,  của các loại hình năng lượng như vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên vậy.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

những căn nhà ở khu vực phố cổ hà nội thường rơi vào trường hợp này , ẩm thấp và bế khí , việc đục các lỗ thoát khí cũng khá nan giải . và việc đặt thác nước +cây cảnh cũng chưa thể giải quyết triệt để vấn đề này - do mật độ người quá đông , hơn nữa cũng khá chiếm diện tích  ^_^

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì, chung cư cao cấp đục vào mắt. THế mới phải có chiêu thức mà chiêu này thì chỉ có MĐQ nghĩ ra , kakaak

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày xưa khi còn bé, đi học trường làng, phòng nào cũng có 4 lỗ gọi là lỗ "chó chui" ở 4 góc lớp, mỗi lớp có hẳn 5 cửa sổ & 1 cửa chính. thế mà bên trên lớp cửa vẫn có một hàng lỗ cỡ 2 viên gạch trống, cách nửa mét lại có 1 lỗ. 

 

Và đầu mùa đông, phụ huynh lên bít các lỗ này lại, cửa sổ cũng gia cố đống bớt lại cho đỡ rét, nhưng chỉ khi thật rét đậm thì cô giáo chủ nhiệm mới bít 4 cái lỗ chó chui ấy.

 

Sang mùa hè thì các phụ huynh lại lên mở các lỗ thoáng bên trên ra...

 

Nhờ vậy mà lớp học rất thoáng, cả mùa đông & mùa hè đều ổn cả, kết hợp với cây xanh sân trường, hàng tre sau lớp, cứ thế bao lớp học trò học & lớn lên, thi đậu hết trường ĐH nọ đến ĐH kia...

 

Khi lên ĐH, vào cái giảng đường BK dốc, trong lớp chưa đến 4 lớp X 50 người/ lớp (thậm chí là 6 lớp) tương đương 200 ~ 300 sinh viên/ 1 giảng đường. Hai bên thì cửa sổ trong kính, ngoài chớp, không lỗ chó chui, cũng không hàng lỗ thoáng, quạt trần lúc nào cũng bật hết công suất, nhưng vẫn toàn hơi người là hơi người... Thế nên buổi nào cũng vậy, lúc vào học thì vừa ngáp vừa ngủ gật, ra chơi thì vội phóng ngay ra hành lang, lại tỉnh như sáo sậu... lê lết suốt 5 năm rồi cũng ra trường với tấm bằng trung bình khá...

 

Gì thì không giám nói nhưng về mặt kiến trúc thì ở DH, thu đô thua xa trường làng.. :P

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các định luật về khí áp dụng trong nhà (P2)

Góc nhìn về các loại sát khí do "phong"- ví dụ trường hợp Thiên trảm sát.

Xét 2 tòa nhà chung cư nằm cạnh nhau có khoảng cách rất gần tạo ra 1 khe hẹp kéo dài. Các khối khí khi dồn từ bên ngoài vào ở trạng thái vận tốc tuyến tính khi bị ép vào khe trên sẽ tạo ra vận tốc lớn vượt quá lực ma sát k gây ra hiện tượng "dòng chảy rối". Lúc này mật độ khí tăng lên và lúc này "Thiên trảm sát" sẽ tác động đến 2 trường hợp: trực xung đối diện với nó và nằm trên đường đi của nó. Trường hợp mà ai cũng biết đó là những căn nhà đối diện trực xung với khe hẹp trên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên theo nhận định của tôi trường hợp thứ 2 cũng bị ảnh hưởng nhưng nhẹ hơn là các nhà thuộc 2 tòa chung cư có mặt giáp với khe hẹp đó. 

Phân tích trường hợp 2 (nhẹ hơn): Các yếu tố phong thường theo cơn, theo đợt. Và có thể phân ra làm 2 pha, pha 1 khi bắt đầu cơn gió, mật độ khí tăng =>áp suất tăng lên và tràn vào các ngôi nhà (mở cửa ban công nhưng đóng cửa chính- trường hợp phổ biến) khiến mật độ khí trong nhà tăng lên. Pha 2: khi hết đợt gió đó để lại khoảng trống về mật độ phía sau- khí trong các ngôi nhà này bị rút ra rất nhanh và theo quán tính- lượng khí rút ra này còn nhiều hơn khí vào ban đầu khiến mật độ khí trong nhà giảm- tôi gọi là thoát khí. Nó tạo ra tính bất ổn định một cách bất thường về mật độ khí trong nhà- do đó cũng ảnh hưởng đến con người trong ngôi nhà đó. Chưa kể đến việc vận tốc khí cao thường mang theo tạp khí có khối lượng riêng nặng như khí sulfua lưu huỳnh, radon như bài trước đã phân tích.

Phân tích trường hợp 1: Khí xộc thẳng vào nhà với mật độ vật chất khí lớn, nếu không có đường thoát thì liên tục tạo ra áp lực ép rất mạnh vào nhà; tất cả khí nặng dồn vào mà không có chỗ thoát tích đọng lại thì trường hợp này nặng hơn trường hợp 2 kia nhiều.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay